Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

01/09/2024

Gìn giữ sắc phong trân quí cho hệ thần Liễu Hạnh công chúa - họ Trần Lê ở Phủ Giầy Nam Định

Dòng họ Trần Lê ở Phủ Giầy Nam Định ngày nay là dòng họ xuất thân của hệ thần Liễu Hạnh công chúa (hệ thống thần linh mà trung tâm là Tam vị Thánh Mẫu Phủ Giầy).

Có một nhóm sắc phong trân quí đã được dòng họ lưu giữ từ năm 1683 đến nay (năm 1683 là năm đầu tiên dòng họ được nhận sắc phong của triều đình Lê mạt cho hệ thần Liễu Hạnh).

1. Đạo sắc phong cổ nhất có niên đại 1683 (Chính Hòa 4) vẫn được bảo quản trong dòng họ suốt mấy trăm năm, qua bao nhiều dâu bể đổi thay, nhất là binh hỏa của chiến tranh và những cuộc cách mạng kinh thiên động địa. 

Nghiên cứu trực tiếp của tôi từ năm 2014 đến nay, tức trong 10 năm nghiên cứu trực tiếp về đạo sắc phong này đã và đang được công bố dần trong các ấn phẩm học thuật.

2. Sau đạo 1683, còn có rất nhiều đạo sắc phong của các vua đời kế tiếp nữa. Về tổng quan, cũng xem các nghiên cứu đã công bố của tôi.

3. Việc bảo quản qua mấy trăm năm của dòng họ Trần Lê, với số sắc phong trân quí này, không hề đơn giản.

Lấy ví dụ một đạo sắc phong thời Khải Định, tức sắc phong gần nhất so với chúng ta (cách chúng ta chỉ khoảng 100 năm).

Với đạo sắc Khải Định rất mới này, thì riêng phong hóa tự nhiên trong 100 năm qua đã làm nó đã bị hư hại đi rất nhiều. Cụ thể qua hình ảnh trực tiếp như sau.

Đây là hình ảnh đạo sắc phong Khải Định được chụp khoảng cuối thập niên 1990 (ảnh được chụp bởi Phủ Giầy Sài Gòn, sau này đã được gửi đến cho tôi vào năm 2014):

Trích đoạn ảnh chụp đạo sắc phong Khải Định cho Liễu Hạnh công chúa
(ảnh được nhà đền Phủ Giầy Sài Gòn in ra giấy ảnh và gửi cho chủ nhân Giao Blog vào năm 2014)

Còn đây là hình ảnh của đạo sắc phong Khải Định đó (chính nó) được chụp vào năm 2009 (ảnh được chụp bởi Bảo tàng Nam Định):

Trích đoạn ảnh chụp sắc phong Khải Định cho Liễu Hạnh công chúa
(ảnh được Bảo tàng Nam Định chụp tại chỗ vào năm 2009)

4. Chỉ cần xem qua ảnh thôi, chưa cần phân tích gì nhiều, chúng ta đã thấy: 

- cùng một đạo sắc (chỉ có niên đại Khải Định), nhưng thập niên 1990 thì còn khá lành lặn (phần chữ viết rõ ràng, không thiếu chữ nào; còn giấy sắc thì chưa có dấu hiệu rách hay hư hại khác).

- đến năm 2009, tức chỉ khoảng 20 năm sau, thì phần chữ viết đã bị thiếu, còn giấy sắc thì đã hư hại (rách, mủn, làm mất chữ).

Mới chỉ 20 năm đã thấy rõ sự phong hóa tự nhiên là như vậy.

50 năm.

100 năm.

200 năm thì như thế nào ?

300 năm thì ra sao ?

Chúng ta có thể tự suy nghĩ.

Tháng 9 năm 2024,

Giao Blog


.. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.