Tiêu đề chính của entry này, cần thiết dài một chút, như sau: Chuỗi sự kiện "làm mới sắc phong" lần 2, vào năm 2024, của Phủ Vân Cát - có sự phối hợp tham gia của nhiều đơn vị thuộc ngành văn hóa ở địa phương và trung ương.
Ở trên là tiêu đề rút gọn.
Mở đầu sẽ là công văn chính thức của Cục Di sản văn hóa. Sau đó là dán dần tư liệu cập nhật và bổ sung như mọi khi.
Tháng 9 năm 2024,
Giao Blog
---
..
CẬP NHẬT
13. Ngày 9/10/2024
"
https://www.facebook.com/groups/1100094171128790/posts/1237914054013467/
"
12. Ngày 8/10/2024
https://www.facebook.com/groups/1100094171128790/posts/1236296260841913
- Công văn của Sở Văn hóa Nam Định cũng rất mau lẹ: công văn của xã Kim Thái và công văn của huyện Vụ Bảnn cùng một ngày 20/5/2024, còn công văn của Sở Văn hóa tỉnh Nam Định là ngày 23/5/2024.
- Phòng Quản lý Di sản Văn hóa của Sở Văn hóa Nam Định ở thời điểm cuối tháng 5 năm 2024.
- Giám đốc Sở Văn hóa Nam Định. ở thời điểm cuối tháng 5 năm 2024.
- Bảo tàng tỉnh Nam Định ở thời điểm cuối tháng 5 năm 2024 (là một địa chỉ được nhận công văn).
https://www.facebook.com/groups/1100094171128790/posts/1234802484324624/
Nguồn: https://www.facebook.com/groups/1100094171128790/posts/1234802484324624/
11. Ngày 2/10/2024
"
Người tham gia ẩn danh
"
Nguồn:https://www.facebook.com/groups/1100094171128790/posts/1231952177942988
10.
Tiếp nhận lại sắc phong đình làng Tri Chỉ, xã Tri Trung, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Ảnh: HOÀNG HOA
https://www.facebook.com/giao.blog/posts/pfbid0dX26WXieDgdQD5HkARXyJv4FmySUX89JiaXvM6uvwnQwiMX2Ug9gfKsUgSA5FxJJl
9. Ngày 24/9/2024
"
8. Báo Văn Hóa, 23/9/2024
Tiêu đề đúng của báo giấy là "CẦN LÀM RÕ QUẢN LÍ DI SẢN VĂN HÓA Ở NAM ĐỊNH" :https://baovanhoa.vn/bao-van-hoa-2392024-paper77.html
Cần cẩn trọng trong việc quản lý di sản văn hóa
VHO - Tuần qua, Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTTDL) có văn bản số 1003/ DSVH-DT gửi Sở VHTTDL tỉnh Nam Định về việc tiếp nhận bản phục hồi sắc phong tại Phủ Vân Cát thuộc khu di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia Phủ Dầy.
Vì sao Cục Di sản văn hóa lại yêu cầu dừng việc tiếp nhận bản phục hồi sắc phong thì báo chí và dư luận đã phản ánh, chỉ rõ nên ở đây không cần thiết phải nhắc lại, tuy nhiên xung quanh vụ việc này vẫn còn đó vấn đề cần được làm sáng tỏ trong công tác quản lý nhà nước về di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Bỏ qua cấp xã, từ huyện Vụ Bản đến Sở VHTTDL Nam Định đều tỏ tường rằng, tại Phủ Vân Cát hiện không có các sắc phong. Điều này đã thể hiện trong hồ sơ khoa học xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia Phủ Dầy, cụ thể là bản thống kê hiện vật tại di tích Phủ Vân Cát.
Theo lý thuyết, không còn hiện vật gốc nghĩa là sắc phong cổ đã bị mất hoặc đã hư hỏng rất nặng do nhiều nguyên nhân khác nhau thì căn cứ vào đâu và cái gì để làm bản sao, chứ chưa nói đến phục hồi. Vậy mà UBND huyện Vụ Bản, Sở VHTTDL tỉnh Nam Định vẫn “nhiệt tình” đề nghị cơ quan nghiên cứu quan tâm phục hồi sắc phong trên cơ sở nội dung đơn của thủ nhang Phủ Vân Cát, bỏ qua hay làm ngơ quy định của Luật Di sản văn hóa.
Tại Điều 46 Luật Di sản văn hóa đã quy định rõ như ban ngày, “Việc làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phải bảo đảm các điều kiện sau”, trong đó nhất thiết phải “có bản gốc để đối chiếu”. Người viết không tin UBND huyện Vụ Bản và Sở VHTTDL tỉnh Nam Định lại không biết có quy định này trong Luật Di sản văn hóa.
Nhưng người viết lại không thể tin nổi vì sao, đường đường là cấp huyện quản lý di sản văn hóa ở địa phương, là một Sở quản lý nhà nước về di sản văn hóa trên toàn tỉnh, thế nhưng UBND huyện Vụ Bản và Sở VHTTDL tỉnh Nam Định vẫn “vô tư” đề nghị cơ quan nghiên cứu quan tâm, tạo điều kiện phục hồi sắc phong Phủ Vân Cát, trong khi đó họ cũng thừa biết Luật Di sản văn hóa không có quy định nào về việc phục hồi di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Chưa hết, huyện Vụ Bản cũng rất “nôn nóng” đề nghị Sở VHTTDL xem xét, tạo điều kiện và hướng dẫn địa phương đón nhận sắc phong thác bản (bản phục hồi sắc phong), và Sở này cũng chưa cần suy xét kỹ nên lập tức có văn bản gửi Cục Di sản văn hóa xin ý kiến về việc tiếp nhận bản phục hồi sắc phong tại Phủ Vân Cát.
Cơ quan quản lý nhà nước về di sản văn hóa trên địa bàn toàn tỉnh; chính quyền cấp huyện được tỉnh phân cấp quản lý di tích, danh thắng ở địa phương mà “không thực hiện đúng quy định của Luật Di sản văn hóa vì việc làm bản sao chỉ được thực hiện khi có bản gốc và có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về VHTTDL”, thì thử hỏi họ sẽ quản lý, bảo vệ và phát huy di sản như thế nào?
Bởi vậy, qua vụ việc cụ thể này cấp có thẩm quyền cần làm rõ về công tác quản lý di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Nam Định. Quản lý mà không “thuộc” luật, bỏ qua luật thì rất nguy hiểm.
https://baovanhoa.vn/van-hoa/can-can-trong-trong-viec-quan-ly-di-san-van-hoa-106055.html
7. Báo Nhân Dân, 22/9/2024
Chủ nhật, ngày 22/09/2024 - 09:05
Một trong những đạo sắc phong chưa đủ căn cứ xác thực ở phủ Vân Cát. (Ảnh: Cục Di sản văn hóa) |
Ngày 16/9, Cục Di sản văn hóa có công văn trả lời cụ thể Sở VHTTDL tỉnh Nam Định về việc phục hồi và làm bản sao sắc phong tại di tích này. Theo đó, phủ Vân Cát thuộc di tích kiến trúc nghệ thuật Phủ Dầy, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định; được xếp hạng di tích quốc gia vào năm 1975, nhưng trong hồ sơ khoa học xếp hạng di tích, bản thống kê hiện vật di tích phủ Vân Cát khi đó không có các sắc phong. Vì vậy, việc phục hồi, thực hiện bản sao các sắc phong liên quan phủ Vân Cát không bảo đảm các điều kiện cần thiết.
Luật Di sản văn hóa năm 2001 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) đã có những quy định rất chi tiết, cụ thể về việc làm bản sao đối với các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, trong đó có các bản sắc phong.
Việc phục hồi, làm bản sao và làm mới các sắc phong liên quan phủ Vân Cát trong bối cảnh các bản sắc phong cổ (bản gốc) không còn là không đúng quy định Luật Di sản văn hóa.
Việc phục hồi hoặc làm những bản sao này phải căn cứ từ bản gốc và phải có bản gốc để đối chiếu, cũng như phải có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền về văn hóa. Những quy định này có thể tìm hiểu cụ thể tại Khoản 8, Điều 4, Điều 46 trong Luật Di sản văn hóa.
Thêm nữa, pháp luật về di sản văn hóa chỉ có quy định về việc phục hồi di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh, không quy định về phục hồi di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia mà cụ thể là tại Khoản 13, Điều 4; các Điều 34; Điều 35…
Với các căn cứ pháp lý nêu trên, việc phục hồi, làm bản sao và làm mới các sắc phong liên quan phủ Vân Cát trong bối cảnh các bản sắc phong cổ (bản gốc) không còn là không đúng quy định Luật Di sản văn hóa.
Cũng vì vậy, việc làm mới các sắc phong dưới danh nghĩa để phục vụ việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích khi không tuân thủ các quy định của Luật Di sản văn hóa là vi phạm hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của Luật và nghị định về di sản văn hóa.
Cụ thể, tại Điểm a, Khoản 1, Điều 4, Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 quy định những hành vi làm sai lệch di tích, bao gồm “Làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích như đưa thêm, di dời, thay đổi hiện vật trong di tích hoặc tu bổ, phục hồi không đúng với yếu tố gốc cấu thành di tích và các hành vi khác khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch, tuyên truyền, giới thiệu sai lệch về nội dung và giá trị của di tích”.
Việc Cục Di sản văn hóa nhanh chóng có công văn phúc đáp Công văn của Sở VHTTDL tỉnh Nam Định dừng việc phục hồi, làm các bản sao và làm mới các sắc phong, chỉ đạo cơ quan chức năng hướng dẫn chính quyền địa phương không tổ chức tiếp nhận các hiện vật làm mới này vào di tích, hoặc sử dụng vì mục đích bảo vệ và phát huy giá trị di tích là rất kịp thời và tuân thủ đúng quy định pháp luật. Cục cũng đồng thời đề nghị Sở VHTTDL tỉnh Nam Định chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tiến hành kiểm tra, hủy bỏ các sắc phong mới đã được làm xong để không làm sai lệch di sản văn hóa.
Nhớ lại cách đây hơn một năm, vào tháng 6/2023, Ủy ban nhân dân xã Kim Thái từng phối hợp cơ quan chức năng huyện Vụ Bản thu hồi và tiêu hủy 18 đạo sắc phong tự tạo tại phủ Vân Cát sau quá trình gọi là nghiên cứu, khảo sát không dựa trên các tư liệu bản gốc.
Là di sản văn hóa độc đáo, vô giá của dân tộc, các bản sắc phong cũng là nguồn tư liệu quý mang dấu ấn lịch sử. Vì vậy, việc làm mới, tự tạo sắc phong sẽ khiến các giá trị lịch sử lẫn lộn, sai lệch và làm biến dạng giá trị văn hóa của di tích.
Sự việc lần này cho thấy các cấp chính quyền và cơ quan chức năng ở các địa phương trong cả nước cần nâng cao hơn nữa nhận thức của những người được giao quản lý, bảo vệ, trông coi di tích cũng như của cộng đồng trong việc hiểu đúng và đầy đủ, cũng như tuân thủ các quy định của Luật Di sản văn hóa.
Việc thay đổi hiện vật trong di tích hoặc tu bổ, phục hồi các yếu tố cấu thành di tích cần có sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và các nhà chuyên môn để không làm sai lệch, gây hiểu nhầm về giá trị di tích hoặc dựa vào đó để có những tính toán hướng tới những lợi ích riêng, mang tính thương mại hóa hoạt động tại di tích.
Ngọc Liên
https://nhandan.vn/tranh-lam-sai-lech-cac-gia-tri-di-tich-post832454.html
5.
- 21/09/2024 05:45
Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) vừa ra công văn đề nghị dừng việc phối hợp giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định với Viện Nghiên cứu Hán Nôm trong làm mới các sắc phong liên quan đến phủ Vân Cát thuộc Khu di tích Phủ Dầy (xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định). Theo các cơ quan chức năng, phủ Vân Cát không có sắc phong và đến nay chưa chứng minh có sắc phong nào liên quan đến xác định nguồn gốc và có đủ độ tin cậy về giá trị khoa học.
Tái hiện lịch sử thông qua các hiện vật, tư liệu là việc làm cần thiết trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế hiện nay, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Sắc phong là văn bản truyền mệnh lệnh của vua phong chức tước cho quý tộc, quan chức, khen thưởng những người có công hoặc phong thần và xếp hạng cho các vị thần được thờ trong đình, đền. Vượt lên trên thể loại văn bản hành chính của chế độ quân chủ, sắc phong còn chứa đựng giá trị văn hóa, lịch sử, nghệ thuật to lớn; là cứ liệu thực chứng để tái hiện lại lịch sử, ký ức cộng đồng.
Đáng tiếc, việc làm mới sắc phong ở phủ Vân Cát được tiến hành âm thầm từ nhiều năm, nếu không ngăn chặn có thể tạo tiền lệ xấu cho vấn nạn ngụy tạo tài liệu lịch sử.
Trải qua bao biến động, sắc phong ở nhiều di tích đã bị hư hỏng, mất cắp, gây khó khăn cho công tác nghiên cứu, để lại “khoảng trống”, “khoảng mờ” lịch sử. Đây là kẽ hở để cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi ngụy tạo sắc phong, làm biến chất, sai lạc giá trị. Có thể động cơ của hành vi ngụy tạo chỉ vì mục đích bảo vệ và phát huy giá trị di tích, song cũng không loại trừ động cơ tạo dựng “hào quang” vốn dĩ không có trong quá khứ để trục lợi ở hiện tại. Trên thế giới, không hiếm ví dụ ngụy tạo ký ức lịch sử thông qua câu chuyện truyền khẩu, văn bản, công trình kiến trúc, đã để lại nhiều hệ lụy. Việc tái hiện ký ức lịch sử chỉ có giá trị khi chủ thể thực hiện dựa trên phương pháp khoa học, căn cứ thực chứng chứ không thể tùy tiện dựa trên phỏng đoán, mô tả phi khoa học, tài liệu hiện vật giả... Dù mục đích hướng đến bảo tồn có thể không sai, nhưng nếu phương pháp lệch lạc và nhất là vi phạm luật di sản thì việc làm mới sắc phong là không thể chấp nhận được.
Việc làm mới sắc phong ở phủ Vân Cát mới đây, hay nhiều vụ việc "hiện đại hóa" di tích lịch sử-văn hóa xảy ra ở khá nhiều địa phương thời gian qua cho thấy vẫn có một số cấp ủy, chính quyền, cơ quan chức năng và cán bộ quản lý văn hóa ở cơ sở không nắm vững Luật Di sản văn hóa, nhận thức giản đơn về bảo tồn, phát huy giá trị di sản, thậm chí có thái độ mơ hồ về nguồn gốc, giá trị bản sắc văn hóa của ông cha ta.
Càng yêu mến di sản văn hóa của ông cha càng phải tìm hiểu gốc gác, nắm rõ ngọn nguồn để từ đó có thái độ ứng xử đúng mực, tinh tế với những giá trị đã làm nên hồn cốt dân tộc, dòng họ, quê hương. Đó cũng là cơ sở khoa học để chúng ta không phạm sai lầm trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.
MỘC LAN
https://www.qdnd.vn/cung-ban-luan/lang-kinh-van-hoa-lam-moi-sac-phong-loi-bat-cap-hai-795375
4.
Dùng tư liệu sắc phong trên cơ sở pháp luật
Thứ sáu, ngày 20/09/2024 - 20:59
Ngày 16/9, Cục Di sản văn hóa (DSVH) vừa có công văn gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tỉnh Nam Định, cho ý kiến về việc tiếp nhận bản phục hồi sắc phong tại phủ Vân Cát. Trước đó, Sở đã có văn bản đề nghị Cục cho ý kiến về việc này, kèm theo một số văn bản liên quan của UBND huyện Vụ Bản và xã Kim Thái.
Công văn do Cục trưởng Lê Thị Thu Hiền ký thể hiện thái độ hoan nghênh người dân và chính quyền địa phương trong việc tìm tư liệu, hiện vật nhằm củng cố giá trị khoa học liên quan đến di tích, tuy nhiên cần tuân thủ quy định pháp luật về DSVH. Với trường hợp di tích quốc gia phủ Vân Cát, bản thống kê hiện vật của phủ không có các sắc phong. Qua phân tích trên cơ sở Luật DSVH, Cục khẳng định: Việc làm bản sao chỉ được thực hiện khi có bản gốc và có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về VHTT&DL. Việc làm mới các sắc phong để phục vụ, bảo vệ, phát huy giá trị di tích khi không tuân thủ quy định của Luật DSVH, có thể vi phạm vào hành vi bị nghiêm cấm. Qua đó, Cục đề nghị Sở VHTT&DL tỉnh Nam Định dừng phối hợp trong việc làm mới các sắc phong nêu trên; chỉ đạo cơ quan chức năng hướng dẫn chính quyền địa phương không tổ chức tiếp nhận các hiện vật làm mới này vào di tích, hoặc sử dụng vì mục đích bảo vệ và phát huy giá trị di tích. Cùng với đó, Sở có thể đề nghị cơ quan nghiên cứu cung cấp bản sao tài liệu có đóng dấu sao y bản chính để lưu giữ, tham khảo. Việc sử dụng các tư liệu này nhằm bảo vệ, phát huy giá trị di tích phải được thẩm định tính xác thực bằng văn bản của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học có liên quan và phải có ý kiến của cơ quan có thẩm quyền.
Sự việc trên sẽ còn tiếp tục nhận được mối quan tâm, ý kiến của các cơ quan quản lý và nghiên cứu liên quan, cùng chính quyền địa phương. Qua đây cũng cho thấy, cần đòi hỏi cao về sự cẩn trọng trong hợp tác; sự cần thiết trong phối hợp, tham khảo ý kiến giữa các bên liên quan trên cơ sở pháp luật. Cùng với đó, cần phát huy tốt hơn vai trò của ngành văn hóa và chính quyền cơ sở trong việc tuyên truyền, hướng dẫn các ban quản lý di tích và người dân, tránh để xảy ra sai sót, vội vã khi bảo tồn, phát huy giá trị di sản.
Hoàng Hoa
https://nhandan.vn/dung-tu-lieu-sac-phong-tren-co-so-phap-luat-post831934.html
3.
Ồn ào chuyện phục dựng sắc phong ở phủ Vân Cát (Nam Định)
Không thể làm bản sao khi không có bản gốc trước mặt
Ngày 10/9, UBND huyện Vụ Bản có công văn số 1040/UBND-VHTT gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tỉnh Nam Định liên quan đến nội dung đón nhận sắc phong thác bản, bản dịch các văn bia của phủ Vân Cát.
Trong công văn nêu: "Ngày 6/9/2024, UBND xã Kim Thái đã nhận được đơn đề nghị của ông Trần Văn Cường-thủ nhang phủ Vân Cát, xã Kim Thái trình bày vấn đề như sau: Sau khi nhận được công văn số 98/HN ngày 66/09/2024 của Viện nghiên cứu Hán Nôm thông báo về thời gian bàn giao sắc phong cho địa phương xã Kim Thái và phủ Vân Cát, thủ nhang phủ Vân Cát đã tổ chức hội nghị quân-dân-chính để họp bàn và thống nhất việc tổ chức kỷ niệm ngày Đản Sinh Đức Thánh Mẫu (15/8 Âm lịch) và đón nhận sắc phong thác bản, bản dịch các văn bia của phủ Vân Cát".
Phủ Vân Cát nằm phía bắc thôn Vân Cát, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Ảnh: TL |
Công văn cũng cho biết tại hội nghị, 100% các đại biểu nhất trí đón nhận sắc phong thác bản, bản dịch các văn bia của phủ Vân Cát vào ngày 15/8 Âm lịch (tức ngày 17/9/2024). Vì vậy, UBND huyện Vụ Bản đề nghị Sở VHTTDL tỉnh Nam Định xem xét, tạo điều kiện và hướng dẫn địa phương đón nhận sắc phong thác bản, bản dịch các văn bia nói trên.
Ngày 16/9, Cục Di sản văn hóa đã có văn bản trả lời, khẳng định với những căn cứ pháp lý hiện hành, việc phục hồi, làm mới các sắc phong liên quan đến phủ Vân Cát là không thực hiện đúng quy định của Luật Di sản văn hóa vì việc làm bản sao chỉ được thực hiện khi có bản gốc và có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về VHTTDL.
Theo hồ sơ khoa học xếp hạng di tích, bản thống kê hiện vật, di tích Phủ Vân Cát không có các sắc phong.
"Luật Di sản văn hóa quy định việc làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phải căn cứ từ bản gốc, phải có bản gốc để đối chiếu và phải có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch. Luật chỉ quy định về việc phục hồi đối với di tích lịch sử-văn hóa, không quy định phục hồi di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia", công văn của Cục Di sản văn hóa nêu.
Tiến sĩ Chu Xuân Giao (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) - từng là thành viên Tổ công tác khảo sát, nghiên cứu hiện vật và đồ thờ tại di tích phủ Vân Cát (năm 2022) - khẳng định với Tiền Phong nguyên tắc đầu tiên khi làm bản sao là phải có bản gốc để đối chiếu, xác minh.
Vì vậy, kết luận của Cục Di sản văn hóa về việc dừng làm mới sắc phong ở phủ Vân Cát là hoàn toàn đúng đắn.
Từng có tình trạng treo biển di tích không đúng tên gọi lịch sử, không đúng quy định tại phủ Vân Cát. Ảnh: TL |
"Việc sao chép phải được chủ sở hữu bản gốc đồng ý tiến hành, đồng thời phải có quy trình, xin phép các cơ quan từ trên xuống dưới. Ở cấp tỉnh người ra quyết định là chủ tịch tỉnh, ở cấp quốc gia là Bộ trưởng Bộ VHTTDL. Công tác sao chép yêu cầu có bản gốc trước mặt, phải làm đúng, y hệt bản gốc", TS. Chu Xuân Giao nói.
Về những sắc phong thác bản, bản dịch các văn bia của phủ Vân Cát được đề cập trong công văn của UBND huyện Vụ Bản, Sở VHTTDL tỉnh Nam Định, chuyên gia khẳng định không hề có bản gốc mà chỉ có bản chép tay trên giấy dó.
Gây sai lệch di sản
Cục Di sản văn hóa cũng nhấn mạnh việc cơ quan chức năng hướng dẫn chính quyền địa phương không tổ chức tiếp nhận các hiện vật làm mới vào di tích, hoặc sử dụng vì mục đích bảo vệ và phát huy giá trị di tích.
Trường hợp thác bản sắc phong mới đã được làm xong, lãnh đạo Cục Di sản văn hóa đề nghị sở VHTTDL chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tiến hành kiểm tra, hủy bỏ để không làm sai lệch di sản văn hóa.
TS. Chu Xuân Giao nhận định: "Những việc làm không đúng theo pháp luật đưa mọi thứ đi theo hướng tiêu cực. Hiện tượng làm mới sắc phong nổi lên nhiều, khắp nơi đều làm. Tuy nhiên, hành vi cố tình làm trái Luật Di sản văn hóa sẽ gây nguy hại đối với di sản quốc gia, ảnh hưởng đến thế hệ sau này. Quanh vấn đề sắc phong ở phủ Vân Cát, Cục Di sản Văn hóa đã lên tiếng đúng lúc, hoàn toàn thuyết phục về mặt pháp lý lẫn học thuật. Việc làm mới sắc phong ở phủ Vân Cát đã sai ngay từ xuất phát điểm".
Thực tế đây không phải lần đầu tiên chuyện phục dựng sắc phong tại phủ Vân Cát gây xôn xao dư luận. Đầu năm 2022 dư luận phản ánh 18 đạo sắc phong tại di tích phủ Vân Cát là tư liệu ngụy tạo sắc phong của triều Hậu Lê và triều Nguyễn vào những năm đầu thế kỷ 21.
Một trong những "sắc phong" được làm mới không có đủ căn cứ ở phủ Vân Cát. Ảnh: TL |
Tổ công tác khảo sát nhóm tư liệu được bảo quản trong hộp đựng sắc phong đã tiến hành khảo sát tỉ mỉ, đo đạc kích thước từng tờ tư liệu. Tổ công tác đã đưa ra kết luận 18 tờ tư liệu trong hòm đựng sắc phong ở Phủ Vân Cát đều là sản phẩm nhái. Việc tiến hành tiêu hủy 18 tờ tư liệu được UBND xã Kim Thái phối hợp với phòng, ban huyện Vụ Bản thực hiện.
Thu An
https://tienphong.vn/on-ao-chuyen-phuc-dung-sac-phong-o-phu-van-cat-nam-dinh-post1674492.tpo
2.
Về việc phục hồi các sắc phong tại di tích Phủ Vân Cát (Vụ Bản, Nam Định), Cục Di sản Văn hóa:
Kiểm tra, hủy bỏ để không làm sai lệch di sản văn hóa
LÂM SƠN Thứ Tư, 18/9/2024 11:00VHO - Theo kế hoạch được dự định từ trước, hôm qua 17.9 địa phương sẽ tiến hành tổ chức đón nhận sắc phong thác bản (phục hồi sắc phong), bản dịch các văn bia của Phủ Vân Cát (xã Kim Thái, Vụ Bản, Nam Định) từ Viện Nghiên cứu Hán Nôm, nhưng được biết bị hoãn lại. Và Cục Di sản văn hóa cũng đã chính thức nói “không” với việc tiếp nhận bản phục hồi sắc phong tại di tích Phủ Vân Cát.
Tuy nhiên, dư luận vẫn đang đặt câu hỏi, vì sao cơ quan chức năng, chính quyền địa phương lại “cổ suý” cho việc thực hiện phục hồi sắc phong tại di tích Phủ Vân Cát trong khi những người có trách nhiệm từ cơ sở cho đến cấp tỉnh đều biết rõ nơi đây không hề có bản gốc để đối chiếu?
Biết quy định nhưng vẫn đề nghị phục hồi
Sau khi nhận được đơn đề nghị phục hồi sắc phong Phủ Vân Cát do thủ nhang Trần Văn Cường đứng đơn, bốn ngày sau (tức ngày 20.5.2024) UBND xã Kim Thái đã có văn bản gửi UBND huyện Vụ Bản (Nam Định), trong đó đề nghị các cấp tạo điều kiện về thủ tục trình cơ quan chức năng giúp phục hồi các đạo sắc phong của Phủ Vân Cát để phục vụ việc thờ phụng và phát huy giá trị di tích. Văn bản của UBND xã Kim Thái cũng cho biết, những sắc phong liên quan đến di tích Phủ Vân Cát (bản gốc) đã không còn.
Ngay trong ngày 20.5.2024, UBND huyện Vụ Bản đã rất “sốt sắng” lập tức có Tờ trình về việc phục hồi sắc phong tại Phủ Vân Cát thuộc di tích kiến trúc nghệ thuật Phủ Dầy, gửi Sở VHTTDL, Bảo tàng tỉnh Nam Định. Theo đó, UBND huyện Vụ Bản đề nghị Sở VHTTDL, Bảo tàng tỉnh Nam Định xem xét và sớm có văn bản đề nghị Viện Nghiên cứu Hán Nôm giúp phục hồi các đạo sắc phong của Phủ Vân Cát có liên quan đến Thánh mẫu Liễu Hạnh nhằm phục vụ việc thờ phụng và bảo tồn phát huy giá trị di tích, mặc dù huyện Vụ Bản cũng thừa biết những sắc phong có liên quan đến di tích Phủ Vân Cát (tức bản gốc) đã không còn. Đồng thời còn chua thêm rằng: “Hiện nay, được biết nhiều địa phương trên cả nước do các nguyên nhân khác nhau bị mất hoặc hư hoại sắc phong đã tìm đến Viện Nghiên cứu Hán Nôm và Viện Thông tin KHXH sao chụp lại nội dung tư liệu Thần sắc để sử dụng trong công việc phục chế sắc phong. Đây là việc làm bình thường và chính đáng của các chủ sở hữu di tích cũng như chính quyền địa phương từ trước đến nay”.
Là cơ quan quản lý nhà nước về di sản văn hóa trên địa bàn, Sở VHTTDL tỉnh Nam Định chắc hẳn phải nắm rất rõ quy định pháp luật về di sản văn hóa, trong đó việc làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thì phải bảo đảm những điều kiện gì, thế nhưng không hiểu sao Sở này lại có văn bản đồng ý phục hồi sắc phong tại di tích Phủ Vân Cát. Ngày 23.5.2024, Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Nam Định Nguyễn Tiến Dũng ký văn số 741/SVHTTDL-QLDSVH gửi Viện Nghiên cứu Hán Nôm về viêc đề nghị phục hồi sắc phong tại Phủ Vân Cát thuộc di tích kiến trúc nghệ thuật Phủ Dầy. Văn bản viết: “Sở VHTTDL trân trọng đề nghị Viện Nghiên cứu Hán Nôm thuộc Viên Hàn lâm KHXH Việt Nam quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ phục hồi các đạo sắc phong liên quan đến Phủ Vân Cát, thuộc di tích kiến trúc nghệ thuật Phủ Dầy”. Sở VHTTDL tỉnh Nam Định cũng thừa biết các bản sắc phong cổ (bản gốc) tại di tích Phủ Vân Cát hiện không còn.
Căn cứ văn bản của Sở VHTTDL tỉnh Nam Định, ngày 6.9.2024, Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã có văn bản hồi đáp: “Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã ra quyết định thành lập Hội đồng tư vấn phục hồi sắc phong theo yêu cầu của đơn vị và cá nhân có công văn đề nghị. Hiện nay, các công việc đang tiến hành và dự kiến sẽ bàn giao cho địa phương vào khoảng thời gian từ 16 - 20.9.2024”.
Luật Di sản văn hóa không quy định phục hồi di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
Như bị “hối thúc” theo kế hoạch đã định của địa phương, ngày 12.9 vừa qua, Sở VHTTDL tỉnh Nam Định có văn bản gửi Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTTDL) về việc tham gia ý kiến tiếp nhận bản phục hồi sắc phong tại Phủ Vân Cát. “Để có cơ sở hướng dẫn địa phương, Sở VHTTDL tỉnh Nam Định trân trọng đề nghị Cục Di sản văn hóa có ý kiến về việc tiếp nhận bản phục hồi sắc phong tại Phủ Vân Cát do Viện nghiên cứu Hán Nôm thực hiện”, văn bản cho biết.
Với những căn cứ pháp lý hiện hành, việc phục hồi, làm mới các sắc phong liên quan đến Phủ Vân Cát theo nội dung văn bản của Viện Nghiên cứu Hán Nôm; văn bản số 1566/SVHTTDL-QLDSVH ngày 12.9.2024 của Sở VHTTDL... là không thực hiện đúng quy định của Luật Di sản văn hóa vì việc làm bản sao chỉ được thực hiện khi có bản gốc và có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về VHTTDL...
(Cục Di sản văn hóa)
Ngày 16.9, Cục Di sản văn hóa đã có văn bản trả lời, theo đó hoan nghênh trách nhiệm và ý thức của nhân dân, thủ nhang Phủ Vân Cát, chính quyền địa phương xã Kim Thái, huyện Vụ Bản và Sở VHTTDL tỉnh Nam Định trong việc nỗ lực tìm kiếm các hiện vật, tư liệu nhằm củng cố giá trị khoa học liên quan đến di tích, góp phần vào công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích Phủ Dầy. Tuy nhiên, việc triển khai phải bảo đảm tuân thủ theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa. Đối với việc phục hồi các sắc phong liên quan đến Phủ Vân Cát, Cục Di sản văn hóa cho hay, Phủ Vân Cát thuộc di tích kiến trúc nghệ thuật Phủ Dầy. Theo hồ sơ khoa học xếp hạng di tích, Bản thống kê hiện vật, di tích Phủ Vân Cát không có các sắc phong. Do đó, việc phục hồi các sắc phong liên quan đến Phủ Vân Cát cần phải căn cứ các quy định của Luật Di sản văn hóa. Với các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, pháp luật về di sản văn hóa quy định về việc làm bản sao, cụ thể tại khoản 8 Điều 4 Luật Di sản văn hóa năm 2001 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định: “Bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia là sản phẩm được làm giống như bản gốc về hình dáng, kích thước, chất liệu, màu sắc, trang trí và những đặc điểm khác”. Điều 46 Luật Di sản văn hóa năm 2001 quy định: “Việc làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phải bảo đảm các điều kiện sau: Có mục đích rõ ràng; Có bản gốc để đối chiếu; Có dấu hiệu riêng để phân biệt với bản gốc; Có sự đồng ý của chủ sở hữu di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; Có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch”.
“Như vậy, Luật Di sản văn hóa quy định việc làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phải căn cứ từ bản gốc, phải có bản gốc để đối chiếu và phải có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền về VHTTDL”, Cục Di sản văn hóa nhấn mạnh. Về quy định “phục hồi” sắc phong, Cục Di sản văn hóa chỉ rõ, Luật Di sản văn hóa chỉ quy định về việc phục hồi đối với di tích lịch sử, văn hóa, không quy định phục hồi di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. “Với những căn cứ pháp lý hiện hành, việc phục hồi, làm mới các sắc phong liên quan đến Phủ Vân Cát theo nội dung văn bản của Viện Nghiên cứu Hán Nôm; văn bản số 1566/ SVHTTDL-QLDSVH ngày 12.9.2024 của Sở VHTTDL... là không thực hiện đúng quy định của Luật Di sản văn hóa vì việc làm bản sao chỉ được thực hiện khi có bản gốc và có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về VHTTDL. Việc thực hiện làm mới các sắc phong để phục vụ, bảo vệ, phát huy giá trị di tích khi không tuân thủ quy định của Luật Di sản văn hóa, có thể vi phạm vào hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của Luật”, Cục Di sản văn hóa khẳng định.
Chính vì thế, Cục Di sản văn hóa đề nghị Sở VHTTDL tỉnh Nam Định dừng việc phối hợp với Viện Nghiên cứu Hán Nôm trong việc làm mới các sắc phong nêu trên và chỉ đạo cơ quan chức năng hướng dẫn chính quyền địa phương không tổ chức tiếp nhận các hiện vật làm mới này vào di tích, hoặc sử dụng vì mục đích bảo vệ và phát huy giá trị di tích. Trường hợp các sắc phong mới đã được làm xong, đề nghị Sở chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tiến hành kiểm tra, hủy bỏ để không làm sai lệch di sản văn hóa. Để bổ sung các tư liệu nhằm củng cố lịch sử, giá trị của di tích theo nguyện vọng, đề xuất của thủ nhang, chính quyền và nhân dân địa phương, Sở VHTTDL tỉnh Nam Định có thể đề nghị, phối hợp với cơ quan nghiên cứu (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) cung cấp bản sao tài liệu có đóng dấu sao y bản chính để lưu giữ, tham khảo. Tuy nhiên, việc sử dụng các tư liệu này vào công tác bảo vệ, phát huy giá trị di tích phải được thẩm định tính xác thực bằng văn bản của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học có liên quan và phải có ý kiến của cơ quan có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
https://baovanhoa.vn/van-hoa/kiem-tra-huy-bo-de-khong-lam-sai-lech-di-san-van-hoa-105214.html?fbclid=IwY2xjawFao1lleHRuA2FlbQIxMAABHei5Y_5zl0l6FQaWSPjdi_-x88b152n1wSOWRhuicWAEveC_sfedEF7XKw_aem_zK0PuW4YxQxP4Hb64eWbcg
1.
https://www.facebook.com/giao.blog/posts/pfbid02KJQSKCoZ4CqGQ6ZWvLXxWdwNYoiZgdC8DgDCNdKSeDNLHk7kjRdCDXEWv4uQE4Vpl
Cục Di sản Văn hóa:
Dừng việc làm mới sắc phong, hủy bỏ các sắc phong mới tại Phủ Vân Cát
MINH NGỌC, ảnh: HOÀNG ANH ĐỨC Thứ Ba, 17/9/2024 11:19VHO - Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTTDL) cho biết, theo hồ sơ khoa học xếp hạng di tích, bản thống kê hiện vật di tích Phủ Vân Cát không có các sắc phong. Việc thực hiện làm mới các sắc phong để phục vụ, bảo vệ, phát huy giá trị di tích khi không tuân thủ quy định của Luật Di sản văn hóa có thể vi phạm vào hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của Luật.
Cục Di sản văn hóa đề nghị Sở VHTTDL tỉnh Nam Định dừng việc phối hợp với Viện Nghiên cứu Hán Nôm trong việc làm mới các sắc phong; đồng thời chỉ đạo cơ quan chức năng hướng dẫn chính quyền địa phương không tổ chức tiếp nhận các hiện vật làm mới này vào di tích, hoặc sử dụng vì mục đích bảo vệ và phát huy giá trị di tích.
Không thực hiện đúng quy định của Luật Di sản Văn hóa
Ngày 16.9, Cục Di sản Văn hóa (Bộ VHTTDL) có công văn số 1003/DSVH-DT gửi Sở VHTTDL tỉnh Nam Định, cho ý kiến về việc tiếp nhận bản phục hồi sắc phong tại phủ Vân Cát (xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định).
Cục Di sản văn hóa cho biết, Cục nhận được Công văn số 1566/SVHTTDL-QLDSVH ngày 12.9.2024 của Sở VHTTDL tỉnh Nam Định đề nghị có ý kiến về việc tiếp nhận bản phục hồi các sắc phong tại phủ Vân Cát do Viện Nghiên cứu Hán Nôm thực hiện.
Hồ sơ kèm theo gồm: Công văn số 1040/UBND-VHTT ngày 10.9.2024 của UBND huyện Vụ Bản; Công văn số 33/UBND-VHTT ngày 9.9 của UBND xã Kim Thái và Đơn đề nghị ngày 6.9.2024 của ông Trần Văn Cường – thủ nhang Phủ Vân Cát.
Cục Di sản văn hóa cho biết, hoan nghênh trách nhiệm và ý thức của nhân dân, thủ nhang Phủ Vân Cát, chính quyền địa phương xã Kim Thái, huyện Vụ Bản và Sở VHTTDL tỉnh Nam Định trong việc nỗ lực tìm kiếm các hiện vật, tư liệu nhằm củng cố giá trị khoa học liên quan đến di tích, góp phần vào công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích Phủ Dầy. Tuy nhiên, việc triển khai phải bảo đảm tuân thủ theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
Phủ Vân Cát thuộc di tích kiến trúc nghệ thuật Phủ Dầy, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, được Bộ trưởng Bộ Văn hóa (nay là Bộ VHTTDL) xếp hạng di tích quốc gia tại Quyết định số 09-VH/QĐ ngày 21.2.1975, được sửa đổi tên gọi tại Quyết định số 488/QĐ-BVHTTDL ngày 28.1.2021.
Theo hồ sơ khoa học xếp hạng di tích, bản thống kê hiện vật di tích Phủ Vân Cát không có các sắc phong.
Cũng theo Cục Di sản Văn hóa, Luật Di sản văn hóa quy định việc làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phải căn cứ từ bản gốc, phải có bản gốc để đối chiếu và phải có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch.
Đồng thời, Luật Di sản văn hóa chỉ quy định về việc phục hồi đối với di tích lịch sử - văn hóa, không quy định phục hồi di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Trong khi đó, tại Công văn số 98/HN ngày 6.9.2024, Viện Nghiên cứu Hán Nôm cho biết: “Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã ra quyết định thành lập Hội đồng tư vấn phục hồi sắc phong theo yêu cầu của đơn vị và cá nhân có công văn đề nghị. Hiện nay, các công việc đang tiến hành và dự kiến sẽ bàn giao cho địa phương vào khoảng thời gian từ 16-20.9.2024”.
Tại Công văn số 1566/SVHTTDL-QLDSVH ngày 12.9.2024, Sở VHTTDL tỉnh Nam Định đề nghị: “Sở VHTDL tỉnh Nam Định trân trọng đề nghị Cục Di sản văn hoá có ý kiến về việc tiếp nhận bản phục hồi sắc phong tại phủ Vân Cát do Viện nghiên cứu Hán Nôm thực hiện”.
Công văn số 1040/UBND-VHTT ngày 10.9.2024 của UBND huyện Vụ Bản nêu: Ngày 6.9.2024, UBND xã Kim Thái đã nhận được đơn đề nghị của ông Trần Văn Cường, Thủ nhang phủ Vân Cát, xã Kim Thái trình bày: Sau khi nhận được công văn số 98/HN ngày 6.9.2024 của Viện nghiên cứu Hán Nôm thông báo về thời gian bàn giao sắc phong cho địa phương xã Kim Thái và phủ Vân Cát, Thủ nhang phủ Vân Cát đã tổ chức hội nghị Quân - Dân - Chính để họp bàn và thống nhất việc tổ chức Kỷ niệm ngày Đản Sinh Đức Thánh Mẫu (15.8 âm lịch) và đón nhận sắc phong thác bản, bản dịch các văn bia của phủ Vân Cát.
Tại Hội nghị, 100% các đại biểu nhất trí đề nghị tổ chức lễ kỷ niệm ngày Đản Sinh Đức Thánh Mẫu và đón nhận sắc phong thác bản, bản dịch các văn bia của Phủ Vân Cát vào ngày 15.8 âm lịch (tức ngày 17.9.2024).
UBND huyện Vụ Bản đề nghị Sở VHTTDL tỉnh xem xét, tạo điều kiện và hướng dẫn địa phương đón nhận sắc phong thác bản, bản dịch các văn bia của Phủ Vân Cát vào ngày 17.9.2024 (tức ngày 15.8 âm lịch) nhân kỷ niệm ngày Đản sinh Đức Thánh Mẫu.
Về những nội dung trên, Cục Di sản Văn hóa khẳng định, với các căn cứ pháp lý được quy định rõ tại Luật Di sản văn hóa, việc phục hồi, làm mới các sắc phong liên quan đến Phủ Vân Cát là không thực hiện đúng quy định của Luật Di sản văn hóa.
Dừng việc làm mới sắc phong, hủy bỏ các sắc phong mới
“Việc làm bản sao chỉ được thực hiện khi có bản gốc và có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch. Việc thực hiện làm mới các sắc phong để phục vụ, bảo vệ, phát huy giá trị di tích khi không tuân thủ quy định của Luật Di sản văn hóa, có thể vi phạm vào hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của Luật”, Cục Di sản Văn hóa nhấn mạnh.
Cụ thể, các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của Luật gồm: Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hóa; Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để trục lợi, hoạt động mê tín di đoan và thực hiện những hành vi khác trái pháp luật.” (Khoản 1, khoản 5 Điều 13 Luật Di sản văn hóa năm 2001; được sửa đổi, bổ sung năm 2009).
Nghiêm cấm những hành vi làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích như đưa thêm, di dời, thay đổi hiện vật trong di tích hoặc tu bổ, phục hồi không đúng với yếu tố gốc cấu thành di tích và các hành vi khác khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch, tuyên truyền, giới thiệu sai lệch về nội dung và giá trị của di tích (điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21.9.2010).
Do đó, tại Công văn 1003/DSVH-DT, Cục Di sản Văn hóa đề nghị Sở VHTTDL tỉnh Nam Định dừng việc phối hợp với Viện Nghiên cứu Hán Nôm trong việc làm mới các sắc phong nêu trên.
Đồng thời, Cục đề nghị Sở VHTTDL tỉnh Nam Định chỉ đạo cơ quan chức năng hướng dẫn chính quyền địa phương không tổ chức tiếp nhận các hiện vật làm mới này vào di tích, hoặc sử dụng vì mục đích bảo vệ và phát huy giá trị di tích.
Trường hợp các sắc phong mới đã được làm xong, đề nghị Sở chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tiến hành kiểm tra, hủy bỏ để không làm sai lệch di sản văn hóa.
Cục Di sản văn hóa cũng lưu ý, để bổ sung các tư liệu nhằm củng cố lịch sử, giá trị của di tích theo nguyện vọng, đề xuất của thủ nhang, chính quyền và nhân dân địa phương, Sở VHTTDL tỉnh Nam Định có thể đề nghị, phối hợp với cơ quan nghiên cứu (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) cung cấp bản sao tài liệu có đóng dấu sao y bản chính để lưu giữ, tham khảo.
Tuy nhiên, việc sử dụng các tư liệu này vào công tác bảo vệ, phát huy giá trị di tích phải được thẩm định tính xác thực bằng văn bản của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học có liên quan và phải có ý kiến của cơ quan có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
https://baovanhoa.vn/van-hoa/dung-viec-lam-moi-sac-phong-huy-bo-cac-sac-phong-moi-tai-phu-van-cat-105114.html?fbclid=IwY2xjawFamE5leHRuA2FlbQIxMAABHQ1eyuL4m0ei7yd8H1EhRXqeCk8J_TGMgrhJ0sFD4jgN6E1ukQOD--94Ug_aem_QJJvlIOBbutFdgKfA277dw
..
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.