Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

20/08/2024

Vẫn là gia đình họ Khâu người gốc Hoa ở Mai Châu - con gái ông Thaksin đắc cử Thủ tướng Thái Lan

Về dòng họ Khâu, một dòng họ người Hoa gốc Mai Huyện (Mai Châu, Quảng Đông) đã di cư vào Thái Lan nhiều đời trước, mà đương đại thì với người anh trai là Khâu Đạt Tân (tức cựu Thủ tưởng Thaksin) và người em gái là Khâu Anh Lạc (tức cựu Thủ tướng Yingluk), trên Giao Blog, từ rất lâu đã giới thiệu ở đây.

Nhắc lại dòng họ Khâu, bởi tin mới nhất là một phụ nữ của dòng họ này lại vừa đắc cử Thủ tưởng Thái Lan - Thủ tướng đời thứ 31.

Như vậy, dòng họ Khâu đã liên tiếp có 3 người ra làm thủ tướng Thái Lan: ông Khâu Đạt Tân, rồi em gái ông, bây giờ là con gái của ông. Tên "Khâu Đạt Tân" theo thông tin cũ của tôi là tên trong gia phả. Nhưng khi về thăm quê ở Quảng Đông, có lúc ông được họ hàng của mình gọi là "Tha Tín" (Khâu Tha Tín).



Anh em nhà họ Khâu về thăm quê hương Mai Châu (Quảng Đông).

Thú vị là người con gái của ông Khâu Đạt Tân, cô Paetongtarn, sinh năm 1986 tại Mĩ, từng theo học ngành xã hội học và nhân chủng học (báo chí Việt Nam đang sử dụng từ này). Có thể thấy cô có chuyên môn về dân tộc học - nhân (loại) học văn hóa.

Tôi chưa kịp tra xem tên chữ Hán của cô Paetongtarn (tên thân mật là Ung-ing) là gì. Nhưng cái tên Ung-ing thì có cảm giác có chữ Anh (anh hoa) - bà cô ruột của cô là Yingluck thì tên chữ Hán là "Anh Lạc", toàn tên theo gia phả là "Khâu Anh Lạc".

Đăng một ít tin đầu tiên của báo chí Việt Nam.

Chân dung con gái út cựu Thủ tướng Thaksin - ngôi sao mới nổi trên chính trường Thái Lan ảnh 11


Các bổ sung hay cập nhật từ các nguồn sẽ dán dần lên ở bên dưới như mọi khi.

Tháng 8 năm 2024,

Giao Blog


---

Con gái ông Thaksin đắc cử Thủ tướng thứ 31 của Thái Lan

Đàm Linh (Theo Bangkok Post)-Thứ sáu, ngày 16/08/2024 15:50 GMT+7


Bà Paetongtarn Shinawatra (Ảnh: AFP)

VTV.vn - Sáng 16/8, Hạ viện Thái Lan đã bầu bà Paetongtarn Shinawatra - lãnh đạo đảng Pheu Thai làm Thủ tướng thứ 31 với với 319 phiếu thuận, 145 phiếu chống và 27 phiếu trắng.

Tổng thư ký đảng Pheu Thai Sorawong Thiengthong đã đề cử bà Paetongtarn làm ứng cử viên Thủ tướng duy nhất khi Chủ tịch Quốc hội Wan Muhamad Noor Matha bắt đầu cuộc họp của Hạ viện lúc 10h sáng nay (16/8). Đề xuất này được 291 đại biểu ủng hộ. Bà Paetongtarn, 37 tuổi, không có mặt tại cuộc họp.

Các đại biểu quốc hội của chính phủ Thái Lan và phe đối lập đã đứng lên tranh luận về đề cử trước khi cuộc bỏ phiếu bắt đầu lúc 11h11 và kết quả bầu cử được công bố chính thức lúc 12h34.

Trong 493 đại biểu Hạ viện, ứng cử viên cần ít nhất 248 phiếu bầu để giành được vị trí Thủ tướng. Tổng cộng có 489 đại biểu có mặt tại phòng họp.

Con gái ông Thaksin đắc cử Thủ tướng thứ 31 của Thái Lan - Ảnh 1.

Bà Paetongtarn nhận được 319 phiếu ủng hộ, 145 phiếu chống và 27 phiếu trắng

Với 319 phiếu thuận, con gái 37 tuổi của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra và là lãnh đạo của đảng Vì nước Thái (Pheu Thai) đứng đầu liên minh cầm quyền hiện nắm 314/493 ghế Hạ viện đã trở thành Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử đất nước Chùa Vàng. Với kết quả bỏ phiếu ngày hôm nay, bà Paetongtarn sẽ kế nhiệm cựu Thủ tướng Srettha Thavisin, người đã bị Tòa án Hiến pháp phế truất hôm 14/8 vì vi phạm hiến pháp. Ông Srettha cũng là Thủ tướng Thái Lan thứ 4 trong vòng 16 năm bị tòa án phế truất.

Bà Paetongtarn sẽ trở thành thành viên thứ ba của gia tộc Shinawatra nắm giữ chức vụ Thủ tướng Thái Lan sau cha bà - ông Thaksin và cô là bà Yingluck. Ngoài ra, anh rể của ông Thaksin là Somchai Wongsawat cũng từng đảm nhiệm chức vụ này trong một thời gian ngắn vào năm 2008.

Ông Thaksin và em gái Yingluck đều đã chạy trốn lưu vong sau cuộc đảo chính quân sự chống lại chính phủ của họ. Ông Thaksin trở về Thái Lan vào tháng 8/2023 và bị kết án 8 năm tù vì tội lạm dụng quyền lực và xung đột lợi ích khi còn tại nhiệm từ năm 2001 đến 2006. Sau đó, ông được giảm án còn 1 năm theo lệnh ân xá của Hoàng gia. Ông không phải ngồi tù một ngày nào và được ân xá sau 6 tháng điều trị ở Bệnh viện Đa khoa Cảnh sát.

Con gái ông Thaksin đắc cử Thủ tướng thứ 31 của Thái Lan - Ảnh 2.

Bà Paetongtarn Shinawatra và cha mình, cựu Thủ tướng Thaksin (Ảnh: AFP)

Suốt 2 thập kỷ qua, chính trường Thái Lan trải qua đầy sóng gió với các cuộc đảo chính và phán quyết của tòa án đã hạ bệ nhiều chính phủ và đảng phái chính trị.

Tuần trước, Tòa án Hiến pháp nước này cũng đã tuyên giải tán đảng Tiến bước (MFP) đối lập, cho rằng kế hoạch cải cách luật chống khi quân của đảng này là một nỗ lực ngầm nhằm làm suy yếu quyền lực của Hoàng gia Thái Lan.

Mặc dù đảng Pheu Thai có nhiều lợi thế thu hút sự ủng hộ từ giới trẻ nhưng việc vượt qua sức ép từ quân đội và các đảng thân quân đội đối lập vẫn là một thách thức lớn mà đảng cuối cùng đã vượt qua được.

Với kết quả kiểm phiếu sáng nay, nhiều nhân vật ảnh hưởng đã có những đánh giá tích cực về việc bà Paetongtarn được bầu làm Thủ tướng mới của đất nước. Chủ tịch Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan (FTI) Kriengkrai Thiennukul cho rằng bà Paetongtarn có thể giúp hình thành mối liên kết giữa thế hệ mới và thế hệ cũ ở Thái Lan, do đó tuổi đời còn trẻ của bà lại là một thế mạnh chứ không phải trở ngại.

Bà Paetongtarn, còn có tên thân mật là "Ung-ing", sinh ngày 21/8/1986 tại Mỹ. Bà là con thứ ba và cũng là con út của cựu Thủ tướng Thaksin với vợ cũ Potjaman Na Pombejra. Bà Paetongtarn tốt nghiệp Cử nhân Khoa học chính trị, xã hội học và nhân chủng học tại Khoa Khoa học chính trị của Đại học Chulalongkorn năm 2008; lấy bằng Thạc sĩ Quản lý khách sạn quốc tế tại Đại học Surrey ở Anh. Trong những năm qua, bà Paetongtarn nổi bật trên chính trường Thái Lan với hình ảnh nhiệt huyết, trẻ trung và tràn đầy sức sống.

https://vtv.vn/the-gioi/con-gai-ong-thaksin-dac-cu-thu-tuong-thu-31-cua-thai-lan-2024081615000355.htm

..

TPO - Paetongtarn Shinawatra hiện có vị trí không mấy nổi bật trong đảng Pheu Thai, nhưng được nhiều người cho là sẽ trở thành ứng viên sáng giá cho vị trí Thủ tướng trong cuộc bầu cử tháng 3/2023.
Chân dung con gái út cựu Thủ tướng Thaksin - ngôi sao mới nổi trên chính trường Thái Lan ảnh 1

Paetongtarn Shinawatra (35 tuổi) là con út trong số 3 người con của cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra. Ảnh: Instagram

Chân dung con gái út cựu Thủ tướng Thaksin - ngôi sao mới nổi trên chính trường Thái Lan ảnh 2

Cô tốt nghiệp khoa Nghiên cứu chính trị của Đại học Chulalongkorn và theo học ngành Quản lý khách sạn quốc tế tại Đại học Surrey ở Anh. Ảnh: Bangkok Post

Chân dung con gái út cựu Thủ tướng Thaksin - ngôi sao mới nổi trên chính trường Thái Lan ảnh 3

Là con út trong số 3 người con của ông Thaksin, Paetongtarn giữ chức vụ Phó Giám đốc điều hành tại công ty bất động sản Rende Development. Cô sở hữu trang Instgram với gần nửa triệu người theo dõi. Ảnh: Bangkok Post

Chân dung con gái út cựu Thủ tướng Thaksin - ngôi sao mới nổi trên chính trường Thái Lan ảnh 4

Paetongtarn kết hôn hồi tháng 3/2019. Chồng của cô - Pidok “Por” Sooksawas là một phi công của hãng hàng không thương mại và cặp đôi đã có 1 cô con gái. Trong ảnh là hôn lễ của Paetongtarn ở Hồng Kông (Trung Quốc). Ảnh: Instagram

Chân dung con gái út cựu Thủ tướng Thaksin - ngôi sao mới nổi trên chính trường Thái Lan ảnh 5

Paetongtarn hiện có vị trí không mấy nổi bật trong đảng Pheu Thai, nhưng được nhiều người cho là sẽ trở thành ứng viên sáng giá cho vị trí Thủ tướng trong cuộc bầu cử tháng 3/2023. Ảnh: Daily Mail

Chân dung con gái út cựu Thủ tướng Thaksin - ngôi sao mới nổi trên chính trường Thái Lan ảnh 6

Paetongtarn nói: “Đảng Pheu Thai không chỉ cần thắng cử mà còn phải trở thành đảng nòng cốt trong chính phủ mới để chính sách của đảng được thực thi". Ảnh: Instagram

Chân dung con gái út cựu Thủ tướng Thaksin - ngôi sao mới nổi trên chính trường Thái Lan ảnh 7

Khi được hỏi về khả năng trở thành ứng viên thủ tướng Thái Lan, Paetongtarn nói rằng còn quá sớm để đề cập đến vấn đề này. Đảng có nhiều thành viên đủ tiêu chuẩn để được đề cử làm ứng cử viên cho chức thủ tướng, Paetongtarn nói thêm. Ảnh: The Nation

Chân dung con gái út cựu Thủ tướng Thaksin - ngôi sao mới nổi trên chính trường Thái Lan ảnh 8
Ông Thaksin, 72 tuổi, bị lật đổ trong một cuộc đảo chính của quân đội vào năm 2006. Ông hiện đang chủ yếu sống ở Dubai (Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất) để tránh phải ngồi tù ở Thái Lan vì tội danh tham nhũng mà theo ông là bị gán cho mình với động cơ chính trị. Ảnh: Instagram
Chân dung con gái út cựu Thủ tướng Thaksin - ngôi sao mới nổi trên chính trường Thái Lan ảnh 9

Do đó, nhiều chuyên gia cho rằng sự xuất hiện của Paetongtarn có thể là bước đệm để ông Thaksin trở lại Thái Lan. Ảnh: Instagram

Chân dung con gái út cựu Thủ tướng Thaksin - ngôi sao mới nổi trên chính trường Thái Lan ảnh 10

Nhận xét về cha mình, Paetongtarn khẳng định Thái Lan đã được cải thiện dưới sự cầm quyền của ông Thaksin. Nữ chính trị gia nói rằng giống như cha mình, cô đã vượt qua nghịch cảnh. Ảnh: Instagram

Chân dung con gái út cựu Thủ tướng Thaksin - ngôi sao mới nổi trên chính trường Thái Lan ảnh 11

"Làm sao mà tôi có thể không tự hào về cha tôi sau tất cả những gì ông ấy đã làm cho đất nước này?", Paetongtarn nói. "Nhờ có ông ấy, tôi không những không sợ bị chỉ trích mà còn xem đó là cơ hội để tiến bộ." Ảnh: Instagram

..




---

BỔ SUNG


1.

Sự đồng hóa cuả người Trung Quốc và chính trị Thái

Nguyễn Quốc Vương  20/11/2023

Sáng tác - Dịch thuật


 

 

Hội nghiên cứu châu Á

Sự đồng hóa Trung Hoa và chính trị Thái.

Tác giả: G. William Skinner

Nguồn: The Journal of Asian Studies, Vol.16, No. 2 (Thán 3 năm 1957), trang 237-150.

Xuất bản bởi: Hội nghiên cứu châu Á. URL: http://www.jstor.org/stable/2941381

 

Nguyễn Quốc Vương dịch

 

Những người Trung Quốc đã di cư tới Xiêm ít nhất là 6 thế kỉ. Những gì chúng ta quan tâm ở đây là quá trình mà nhờ đó hậu duệ của những người Trung Quốc di cư trở thành thành viên thực sự của xã hội Thái. Tất nhiên đồng hóa, là một quá trình xã hội. Đối với hậu duệ của những người nhập cư thì quá trình này được xác định bằng sự tăng lên của giao thiệp xã hội với những thành viên của xã hội Thái trước tiên là công cộng sau đó là riêng tư thân mật; bằng bản sắc cá nhân trong những tình huống xã hội mà ở đó phần Thái lớn hơn phần Trung Hoa. Bởi vì giao tiếp xã hội được dựa trên giao tiếp ngôn ngữ, đồng hóa tất yếu liên quan tới yêu cầu về ngôn ngữ Thái. Làm chủ ngôn ngữ của xã hội mà những người nhập cư sử dụng để giao tiếp là một phần của  tiếp biến văn hóa, đó là sáp nhập dần dần vào lối sống của xã hội khác. Trong khi sự tiếp biến ở phạm vi rộng có thể xảy ra mà không có sự đồng hóa hoàn toàn, sự đồng hóa hoàn toàn chắc chắn sẽ được đi kèm hoặc theo sát bởi sự tiếp biến hoàn toàn. Trong mục đích của chúng tôi ở đây, sự đồng hóa được coi như là hoàn toàn khi hậu duệ của những người nhập cư định dạng chính bản thân họ trong phần lớn tất cả các tình huống xã hội như là người Thái, nói tiếng Thái thường xuyên, thành thạo như người bản xứ và có cơ hội giao tiếp với người Thái nhiều hơn người Trung Quốc.

Bất chấp huyền thoại phổ biến về “người Trung Quốc không thay đổi”, hậu duệ của những người Trung Quốc nhập cư đã và đang đồng hóa vào xã hội Thái kể từ khi những người Trung Quốc bắt đầu định cư tại Xiêm. Có những bằng chứng gián tiếp về sự đồng hóa trước giữa thế kỉ 16 và dữ liệu có sẵn sau đó chỉ ra một tỉ lệ tăng tiến ấn tượng vào khoảng năm 1910. Trong thế kỉ 19, một vài người con và hầu như cháu của những người Trung Quốc nhập cư đã đạt được sự đồng hóa hoàn toàn vào xã hội Thái[1]. Thế hệ người Trung Quốc thứ tư không được biết đến, không phải bởi vì người Trung Quốc chưa định cư và xây dựng gia đình trong ít nhất 4 thế hệ mà bởi vì tất cả cháu của người Trung Quốc nhập cư đã hòa vào xã hội Thái. Tỉ lệ tăng tiến đặc điểm đồng hóa của người Trung Quốc ở Xiêm qua thế kỉ 19 bắt đầu giảm trong thập kỉ đầu tiên của thế kỉ này (tức thế kỉ 20 – chú thích của người dịch), sự đồng hóa hoàn toàn trở nên ngày càng ít hơn như một quá trình tự động từ năm 1910 tới 1947. Tuy nhiên, trong vòng 8 năm cuối, có nhiều dấu hiệu cho thấy tỉ lệ đồng hóa người Trung Quốc đã ngừng giảm và giờ đây đang tăng lên.

Những nhân tố ảnh hưởng tới tỉ lệ đồng hóa rất lớn và phức tạp. Nói chung,  một điều có thể dẫn ra là chính sự tương đồng giữa văn hóa Thái và văn hóa Trung Hoa đã là những nhân tố quan trọng hỗ trợ đồng hóa. Bản kiểm kê văn hóa Thái luôn luôn có nhiều điểm chung với văn hóa của người Trung Quốc ở miền đông nam. Ví dụ như, những thực phẩm yêu thích của cả hai đều là gạo, cá, thịt lợn. Sự tận tụy của người Thái đối với đạo Phật Theravada đã không tạo ra rào cản nào đối với giao thiệp xã hội hoặc  mối quan hệ hữu nghị văn hóa trong cách nhìn thân mật của người Trung Quốc với một dạng đạo Phật khác và sự khoan dung truyền thống cũng như thuyết chiết trung trong các vấn đề tôn giáo của họ. Thêm nữa, sự khác biệt trong hình dáng bề ngoài giữa người Trung Quốc và người Thái là tương đối nhẹ.

Có lẽ ba yếu tố đặc biệt có thể được lựa ra bởi chúng đã có ảnh hưởng chủ yếu đến tỉ lệ đồng hóa của người Trung Quốc ở Xiêm: hôn nhân khác chủng tộc, giáo dục, và chủ nghĩa dân tộc. Trước thập kỉ đầu tiên của thế kỉ 20, những người phụ nữ Trung Quốc hầu như không bao giờ nhập cư vào Xiêm vì thế những người đàn ông nhập cư sống tại đó đã phải kết hôn với những người phụ nữ Thái hoặc tốt nhất là những cô gái luckjin (những người có cha là người Trung Quốc và mẹ là người Thái). Bởi vậy phần lớn hậu duệ của những người nhập cư Trung Quốc có mẹ Thái và tất cả ít nhất có một người bà là người Thái. Tình trạng này đã tạo điều kiện thuận lợi lớn cho giao tiếp xã hội đối với người Thái, tạo ra bản sắc cá nhân Thái và đảm bảo làm chủ ngôn ngữ Thái. Tuy nhiên, từ năm 1900 đến 1947,  tỉ lệ những người phụ nữ Trung Quốc tăng dần cho tới khi họ chiếm hơn 1/3 trong tổng số những người nhập cư thêm[2]. Sự thay đổi này có thể làm chậm lại tỉ lệ đồng hóa.

Về giáo dục, chỉ có một tỉ lệ không đáng kể con cái của những người Trung Quốc nhập cư được tiếp nhận giáo dục Trung Hoa chính thức ở bất cứ dạng thức nào trước năm 1910. Những ngôi trường cộng đồng người Trung Quốc đầu tiên được thành lập cũng vào khoảng thời gian này và sau đó các cơ sở giáo dục Trung Quốc đã mở rộng nhanh chóng dù không liên tục cho tới năm 1938. Sự đồng hóa trước thế kỉ 20 cũng được thúc đẩy bởi sự vắng mặt của tình cảm quốc gia giữa những người Trung Quốc định cư tại Xiêm. Ở phạm vi rộng, luật Trung Quốc đã biến họ thành những kẻ vi phạm đạo đức khi từ bỏ vùng đất quê hương. Tách xa khỏi sự hậu thuẫn của chính phủ Trung Quốc, những người Trung Quốc ở Xiêm đã nhanh chóng chia thành các nhóm với rất ít tính quốc gia trong tương quan với tính khu vực và lòng trung thành. Những sự kiện dẫn tới cách mạng Trung Quốc, sự sụp đổ của chính quyền Mãn Châu và sự tiến triển rồi chiến thắng cuối cùng của phong trào cách mạng Tôn Dật Tiên  đã thay đổi bức tranh những thập kỉ đầu thế kỉ này. Người Trung Quốc ở tất cả các nhóm đòi hỏi một chính nghĩa chung trong chủ nghĩa quốc gia hướng về Trung Quốc và cảm thức về bản sắc quốc gia mới này có xu hướng làm giảm đi tỉ lệ đồng hóa.

Nếu những nhân tố này là cốt yếu thì các yếu tố khác cũng là thích đáng. Trong bài báo này, tôi chỉ muốn quan tâm tới những yếu tố này, những yếu tố có liên quan tới bối cảnh chính trị Thái[3]. Mục đích của tôi là chỉ ra chính sách của chính phủ Thái và đặc điểm của chính trị Thái – những nhân tố thường bị xem thường là không có ảnh hưởng quan trọng tới tỉ lệ đồng hóa của người Trung Quốc.

Một lí do như vậy là lớn và đáng chú ý. Ngoại trừ thời gian giải lao ngắn ngủi, người Thái đã gặp phải các vấn đề chính trị trong chính quốc gia của họ kể từ thế kỉ 13. Do hệ thống giá trị mang tính cách đặc trưng Thái, thứ phù hợp với phần thưởng quý giá, uy tín nhất đối với họ  là sự phục vụ trong chính phủ – tầng lớp “ưu tú” (elite) của quốc gia -không chỉ là về mặt quyền lực mà còn  là uy tín, sự khai sáng, sự khỏe mạnh và thậm chí là sự giàu có – đã trở thành giai cấp cai trị Thái. Hậu quả là, sự di động hướng lên của hậu duệ những người Trung Quốc nhập cư – và tất cả mong ước đó – đã có liên quan tới các phong trào xã hội hướng tới xã hội Thái. Trái lại, tất cả các quốc gia khác ở Đông Nam Á đã bị đặt dưới sự kiểm soát của  chính trị phương Tây vào cuối thế kỉ 19. Ở Đông Ấn Độ, giới “ưu tú”  bao gồm những người Hà Lan và những người Hà Lan lai Á, trong khi rất nhiều người Indonesia nói chung có vị trí xã hội thấp hơn người Trung Quốc. Tại những vùng trực trị, người Anh chiếm độc quyền địa vị xã hội “ưu tú” bao gồm các giá trị chủ yếu của xã hội quốc tế. Đó có thể là chút ít lợi thế cho người Trung Quốc trong quá trình đồng hóa vào người Java hoặc người Sudanese hoặc xã hội Malay, trong khi sự đồng hóa hoàn toàn vào xã hội “ưu tú” của người Hà Lan và người lai Âu-Á hoặc của người Anh là không thể. Ở Xiêm, mặt khác có mọi thuận lợi cho sự đồng hóa vào xã hội Thái bản xứ, bởi vì sự sở hữu cao nhất tất cả các giá trị Trung Hoa cơ bản bao gồm cả sự giàu có được tìm thấy ngay trong giai tầng của nó.

Với sự chú ý cơ bản như trên, hãy cho phép chúng tôi điểm lại chính sách của chính phủ Thái bởi vì nó đã ảnh hưởng tới sự đồng hóa người Trung Quốc. Trong nước Xiêm tiền cận đại và xuyên suốt sự thống trị của vương triều Mongkut và Julalongkon (Chulalongkorn), người ta có thể truy tìm nguồn mạch của chính sách hoàng gia nhất quán ủng hộ sự đồng hóa người Trung Quốc. Đầu tiên trong số đó là sự xác định  về mặt quản lý và chính trị sắc bén đối với người Trung Quốc như là sự khác biệt so với dân Thái. Trong khi chính sách này có vẻ như ủng hộ sự duy trì xã hội của người Trung Quốc, trên thực tế nó đã  thúc đẩy sự đồng hóa hoàn toàn bằng việc ngăn chặn sự phát triển của xã hội Trung Quốc-Thái trung gian tách biệt khỏi xã hội Thái chiếm đa số. Tại tất cả các thời điểm trước thế kỉ 20, phận sự của con cháu những người Trung Quốc nhập cư là định dạng chính bản thân họ trong việc tiến tới sự trưởng thành như là người Trung Quốc hay người Thái. Cơ quan quản lý chính phủ yêu cầu họ phải có sự lựa chọn rõ ràng và tỉnh táo. Trong thời kì Ayutthayan (1350-1767), theo như hệ thống được áp dụng cho tất cả các nhóm người nước ngoài, người Trung Quốc được lập danh sách dưới tay một vị thủ lĩnh hoặc ông chủ người Trung Quốc, người giao thiệp với các cấp quản lý của chính phủ. Tương tự, dân chúng Thái cũng được chia nhóm thành các đội quân dưới sự chỉ huy của một ông chủ người Thái và những ông chủ thuộc tầng lớp “ưu tú”. Tất cả mọi người đều hợp với hệ thống, vì vậy những người Trung Quốc sinh ra ở địa phương đã có lựa chọn một là duy trì vị trí của mình dưới sự chỉ huy của ông chủ người Trung Quốc của bố hoặc ra ngoài tìm kiếm ông chủ người Thái. Chính sách này được tăng cường trong suốt thời kì cai trị của 5 Jakkri. Những người Thái trở thành đối tượng lao dịch và bị xăm bởi các ông chủ của họ, trong khi những người Trung Quốc, thay vì lao dịch đã phải nộp thuế ba năm một lần và khi đã đóng thứ thuế đó họ được đánh dấu bằng một cái thẻ đeo nơi cổ tay. Bề ngoài của hai nhóm sắc tộc được củng cố bằng sự khác nhau trong kiểu tóc và trang phục; tất cả những người đàn ông, những người vẫn tự nhận mình là người Trung Quốc  đều để tóc đuôi sam, trong khi tóc cắt ngắn hay cạo trọc lại là sự bắt buộc đối với người Thái. Đối với mỗi khu định cư của người Trung Quốc, một người Trung Quốc đứng đầu được chỉ định bởi nhà vua và chịu trách nhiệm quản lý cũng như xét xử đối với nhóm sắc tộc của ông ta. Do đó,  hậu duệ người Trung Quốc hoặc đeo tóc đuôi sam, thừa nhận quyền thực thi pháp lý của đầu lĩnh người Trung Quốc,  đóng thuế ba năm một lần và bị đánh dấu nơi cổ tay hoặc là cắt tóc, tạo ra mối quan hệ thân chủ với thủ lĩnh người Thái, bị xăm mình và gia nhập một trong các đội quân lao dịch. Việc không gia nhập nhóm nào hoặc là thành viên của cả hai nhóm là điều không thể.

Giờ đây, sự pha trộn huyết thống ở thế hệ cha mẹ của hậu duệ những người Trung Quốc sinh ra ở địa phương, sự thiếu vắng nền giáo dục Trung Quốc và lòng trung thành quốc gia, sự tiếp biến văn hóa từng phần, lối sống của họ đã được cấu tạo bởi cả các yếu tố Thái và Trung Quốc. Tuy nhiên chính sách chính phủ chỉ phác thảo, ngăn chặn sự tìm kiếm  một sự thăng bằng của họ giữa hai xã hội bằng việc buộc mỗi cá nhân phải chọn hoặc là xã hội Thái hoặc là xã hội người Trung Quốc. Bởi vì các nhân tố tán thành sự tiếp biến được  làm sâu sắc bởi mỗi thế hệ tiếp theo và sự lựa chọn của thế hệ nào cuối cùng cũng là Thái, và theo sau là sự đồng hóa hoàn toàn. Bởi vậy, một xã hội có thế so sánh được với xã hội người Trung Quốc Peranaka ở Java không bao giờ trở thành hiện thực ở Xiêm, đó là xã hội mà nền văn hóa của nó là sự trung gian giữa Trung Hoa và bản xứ nhưng nó tránh giao thiệp xã hội đầy đủ hay tự định dạng trong xã hội bản xứ. Một xã hội như vậy có chức năng giống như một cái bẫy: hậu duệ của những người nhập cư Trung Quốc dễ dàng trở thành các thành viên nhưng hiếm khi thành công trong xã hội bản xứ.

Thực tế là  các vua Thái từ đầu thế kỉ 17 tới giữa thế kỉ 19 đã tham dự vào việc buôn bán sinh lợi ở Đông Á, thúc đẩy sự hợp tác thương mại và giao thiệp xã hội giữa những thương nhân người Trung Quốc và giới “ưu tú” người Thái. Các vua Thái phụ thuộc vào  kĩ năng thương mại, tài chính và đi biển của người Trung Quốc và người Trung Quốc đã phải tiếp cận nhiều cảng biển của người Trung Quốc và người Nhật đã đóng cửa với những thương nhân khác. Sau năm 1630, các viên tổng quản của vua,  thủ kho, người giữ sổ sách kế toán ở tại nhà và ở cả nước ngoài,  người áp tải hàng và các thủy thủ trên các thuyền buôn của hoàng gia đã hầu như gồm toàn người Trung Quốc[4]. Việc buôn bán của nhà nước Thái được mở rộng giữa năm 1767 và 1850 vượt ra ngoài tất cả các ví dụ cũ và sự hợp tác thương mại Trung Quốc-Thái đã phát triển nhanh chóng.  Mối quan hệ với các thương nhân quý tộc Thái đã mang nhà  cửa tới cho  người Trung Quốc và tạo ra sự thuận lợi cho tầng lớp “ưu tú” Thái trong việc kiếm tiền cũng như quyền lực và thanh thế.  Giới “ưu tú” Thái chiếm lấy lợi nhuận thương mại trước nhất trong khi những thương nhân người Trung Quốc, người gánh lấy nguy cơ, chỉ có được những thứ còn lại. Điều này chắc chắn đã mài sắc lòng mong ước đồng hóa vào tầng lớp “ưu tú” Thái của các thương nhân Trung Quốc.

Quá trình này đồng thời cũng được khuyến khích trực tiếp bởi chính sách hoàng gia. Xuyên suốt lịch sử Thái Lan và bằng sự kiên định đến giật mình trong một vài thời kì, những ông vua chuyên chế người Thái đã theo đuổi một chính sách được thiết kế để thu hút người Trung Quốc vào giới quý tộc Thái và đảm bảo lòng trung thành của họ đối với vương triều. Ngay vào năm 1480 chúng ta  nhận ra rằng người Trung Quốc nhập cư đã trở thành quý tộc  và được trao cho các chức vụ[5]. Trong thế kỉ 17, hàng chục người Trung Quốc được vua Thái và các vương công mà họ thuộc về chỉ định vào những vị trí và chức vụ cao cấp. Dưới triều vua Narai (1657-1688), Phra Siwipot, quan chức đứng đầu về hàng hải của nhà vua và Phraya Yommarat, người đứng đầu cơ quan tư pháp là người Trung Quốc. Một nửa tá các viên chức người Trung Quốc cấp bậc nhỏ hơn trong hệ thống của nhà vua đã được đề cập một cách đặc biệt trong các nguồn tư liệu phương Tây dưới triều vua Narai[6]. Muộn hơn vào thời Ayutthayan, người Trung Quốc, những người đã thành công trong việc giành được quyền kinh doanh cờ bạc đã nghiễm nhiên trở thành quý tộc. Vua Taksin (1767-1782), bản thân ông cũng là một lukjin, đã thiên vị người Trung Quốc trong việc bổ nhiệm và tạo ra sự hậu thuẫn lớn lao đối với mối quan hệ giữa người Trung Quốc và giai cấp cai trị người Thái. Ông đã biến Wu Wang, một người Trung Quốc nhập cư thành quý tộc và chỉ định ông ta làm thống đốc của Songkhla, một trong những quốc gia phụ thuộc quan trọng nhất của Xiêm ở miền nam.

Ví dụ này cũng được theo sau bởi 5 vị vua Jakkri đầu tiên. Vào khoảng đầu vương triều thứ 3 (1824-1851), các thống đốc hay vương công của Ranong, Song-khla, Nakhonsithammarat và Janthaburi là người Trung Quốc cũng như vương công của kinh đô Phuket. Một lần nữa vào vương triều thứ 5 (1868-1910) cũng có các viên thống đốc hoặc khâm sai người Trung Quốc tại Pattani, Tomo, Trang, Ranong, Kra, Langsuan và Paknam. Một khi đã gia nhập, như đã nói ở trên, vào bộ máy cai trị Thái, những tài năng người Trung Quốc này trở nên trung thành với chính phủ Thái và cuối cùng đồng hóa hoàn toàn vào giới “ưu tú” Thái. Những hậu duệ của Wu Yang đã đưa ra một sự minh họa điển hình[7]. Các con trai của ông vẫn nói tiếng Trung Quốc và được chôn cất theo kiểu Trung Hoa nhưng các cháu trai ông, những người đã làm việc như là các thống đốc của Songkhla, là tín đồ trung thành của Phật giáo Theravada, học tiếng Trung Quốc như là ngôn ngữ thứ hai thậm chí không có cả tên theo kiểu Trung Quốc và kết hôn với nhau trong họ tộc, đưa các thế hệ vào kiểu cách thứ có thể làm cho ông của họ kinh hoàng. Khoảng năm 1865, gia đình này đã hoàn toàn đồng hóa vào tầng lớp “ưu tú” người Thái. Một ví dụ khác là hậu duệ của Hsu Ssu-changf, một người nhập cư nói thổ ngữ vùng Phúc Kiến người đã trở thành quý tộc và được chỉ định làm thống đốc Ranong vào triều vua Jakkri thứ hai. Bốn đứa con trai của ông ta cũng được quý tộc hóa bởi Julalongkon và được chỉ định làm thống đốc ở miền nam Xiêm. Người vĩ đại nhất trong đó là Hsu Sen-meig, được quý tộc hóa như là Phraya Ratsada. Năm 1901 tại buổi tụ tập lớn của các hoàng tử Thái và các viên chức tại dinh thự của Bộ trưởng bộ nội vụ (Minister of the Interior), ông ta đã chính thức đổi quốc tịch bằng việc cắt tóc đuôi sam[8]. Điều này có ý nghĩa rằng trong khi những người cháu của Hsu Ssu-cheng – những người đã chuyển tới Penang vẫn duy trì việc mình là người Trung Quốc, tất cả những người ở lại đã đồng hóa vào giới “ưu tú” Thái. Xuyên suốt 5 triều Jakkri đầu tiên, những người Trung Quốc nổi trội ở nhiều lĩnh vực đã được vương triều biến thành quý tộc và đưa vào giới “ưu tú” Thái. Có những viên chức hải quan, tài chính, thu thuế, học giả cung đình được nhà vua ban cho tước hiệu quý tộc. Những thương nhân  người Trung Quốc giàu có và quyền lực nhất được quý tộc hóa điều đó cũng đồng nghĩa rằng phần lớn người Trung Quốc chiếm độc quyền về thuế. Những thủ lĩnh người Trung Quốc cũng được vua hoặc các vương công địa phương ban  cho các tước hiệu quan liêu. Ý nghĩa của chính sách này đã không lọt qua con mắt của những nhà quan sát sắc sảo nhất trong thế kỉ 19. Trong vương triều thứ ba, Gutzlaff chỉ ra rằng  kể từ khoảnh khắc người Trung Quốc được ban tước hiệu, “họ đã trở thành nô lệ của nhà vua”[9]. Trong vương triều thứ 4 (1851-1868), Bastian gọi nó là “chính sách quý tộc hóa tất cả những người Trung Quốc quan trọng bởi sự giàu có hay ảnh hưởng vì thế đã đưa họ trở thành mối quan tâm của quốc gia”[10]. Trong vương triều thứ 5, Raquez thêm vào sự “đá xoáy” cuối cùng: “Chính trị người Xiêm nằm trong câu cách ngôn cũ, chia để trị: người Xiêm đã mở rộng tất cả vận may cho người Trung Quốc đối với những thứ bậc trong giới quý tộc của họ”[11].

Sự thành công trong chính sách của người Thái đang được chú ý. Hậu duệ của những người Trung Quốc được quý tộc hóa trong thời kì vương triều Julalongkon chính là những gia đình lãnh đạo người Thái ngày ngay. Chính phủ đã thành công trong việc hớt váng tinh hoa của giới “ưu tú” người Trung Quốc để đối đãi và không để họ rơi vào xã hội người Trung Quốc. Bằng sự đào ngũ đông đảo của những người lãnh đạo của nó, sự cố kết của xã hội người Trung Quốc và sự kháng cự đồng hóa của một bộ phận người Trung Quốc đã trở nên suy yếu mạnh mẽ. Thậm chí do triều đình quý tộc hóa những người Trung Quốc nổi trội, những người con gái lukjin của họ đã được những người Thái thuộc giới “ưu tú” săn đón làm vợ. Các nguồn tư liệu vào đầu thế kỉ 19 ghi nhận rằng những thủ lĩnh người Xiêm “kết hôn với con gái của những người Trung Quốc hoặc những người phụ nữ xinh đẹp có nguồn gốc Trung Quốc do vẻ đẹp nữ tính của họ”[12]. Bản thân các ông vua đầu triều Jakkri cũng có hoàng hậu là lukjin.

Chính sách công khai của 5 ông vua Jakkri đầu tiên đã đối xử với người Trung Quốc ít nhất như đối với người Thái. Trước năm 1855, người Trung Quốc, đối lập với những người nước ngoài khác,  đã có quyền đi tới và định cư tự do bên ngoài kinh đô. Điều này đã khuyến khích sự định cư ở trong nội địa, nơi do sự  phân tán mỏng của người Trung Quốc trong dân số Thái, sự đồng hóa đã diễn ra nhanh nhất. Như vua Julalongkon chỉ ra vào năm 1907, triều đình coi người Trung Quốc ở Xiêm “không phải là người nước ngoài mà là một bộ phận của vương quốc”[13]. Thái độ này đã khuyến khích người Trung Quốc hình dung trong đầu rằng giới “ưu tú” Thái là nhóm người nhân từ và hấp dẫn khiến cho họ thêm mong muốn giành được địa vị trong đó. Hiếm khi thấy tư tưởng sắc tộc ở cả hai phía.

Sự đảo lộn sắc nhọn của không khí dung hòa này ở trong giới “ưu tú” Thái  đã diễn ra sau cái chết của Julalongkon năm 1910 và sự lên ngôi của vua Wachirawut. Vị vua mới đã làm thí dụ minh họa cho sự nổi lên của chủ nghĩa dân tộc trong thời gian này. Một trong những khía cạnh nổi bật nhất là chủ nghĩa vị chủng (thuyết cho rằng dân tộc mình là hơn cả – chú thích của người dịch), thứ nhấn mạnh sự khác biệt giữa người Trung Quốc và người Thái. Nó diễn ra mà không hề nói rằng sự liên lạc giữa hai nhóm sắc tộc với sự khác biệt trong  tính cách như hai dân tộc đã dẫn đến sự rập khuôn – thứ đã được mài nhọn ở Xiêm bằng sự chuyên môn hóa nghề nghiệp. Tuy nhiên, sự rập khuôn và những thành kiến  chỉ đảm nhận tầm quan trọng chính trị một khi giới người Thái hấp thụ chủ nghĩa quốc gia từ phương Tây. Các học giả phương Tây cho rằng giới “ưu tú” người Thái nhận ra sự di cư của tổ tiên họ là từ Trung Quốc và biết được các cuộc chiến đấu từ sớm cho sự độc lập của Thái khỏi sự cai trị của người Trung Quốc. Ở châu Âu, chúng đi tới đánh giá cao chiều kích chính trị của chủ nghĩa vị chủng và lần đầu tiên  đặt ra đòi hỏi đối với chủ nghĩa chống người Trung Quốc. Trên hết chúng được biểu hiện ở Xiêm bằng thái độ không thiện chí của người châu Âu đối với người Trung Quốc, thứ có lẽ nổi lên từ sự liên lạc mà người phương Tây đã có với người Trung Quốc – hoặc là như những đối thủ thương mại hoặc là những người làm thuê có địa vị thấp kém. Hai người Anh phục vụ ở Xiêm ở vào thời điểm chuyển giao thế kỉ là ví dụ tiêu biểu. Warington Smyth, Giám đốc cục khai mỏ hoàng gia đã coi những người Trung Quốc là những người “được chia sẻ bình đẳng bởi những con trâu” và chê bai người Trung Quốc là “những con buôn lọc lõi của Xiêm”, và phàn nàn rằng: “họ đã nắm người Xiêm trong lòng bàn tay” và “có thể cướp phá nửa Bangkok trong một ngày”[14]. J.D.G Campell, cố vấn giáo dục,  đã đưa ra ý kiến rằng những người Thái bản xứ “yêu thầm” đã hầu như bán quyền thừa kế cho người Trung Quốc để lấy một đống hịt hầm”[15]. Những cố vấn và nhà quan sát người Anh, Pháp đều đồng ý rằng Xiêm cuối cùng rồi cũng “hoàn toàn bị hấp thụ bởi các nhân tố Trung Hoa”[16]. Giới “ưu tú” Tây học người Thái khó có thể tránh khỏi những nỗi lo ngại và thành kiến này của người phương Tây. Họ đã tham dự các trường học phương Tây, họ đàn đúm với các quan chức ngoại giao và thương nhân phương Tây ở Bangkok, đọc các tờ báo tiếng Anh xuất bản ở đó và là đối tượng tư vấn của các cố vấn người châu Âu. Sự nổi lên của chủ nghĩa quốc gia Trung Hoa và những bằng chứng của nó ở Xiêm cũng góp phần tạo nên khía cạnh chủng tộc trong chủ nghĩa dân tộc của người Thái.

Những điều này đã được kết tinh và xác định bởi vua Wachirawut trong một tiểu luận có tiêu đề The Jews of the East, xuất bản năm 1914[17]. Trong đó ông đã tiến hành sự so sánh công phu về người Trung Quốc với biếm họa về chống người Xê-mít (người Xê-mít là thành viên của nhóm các chủng tộc gồm người Do thái và A rập trước kia có người Phênixi và người Atxyri – chú thích của người dịch) của người Do thái và cung cấp cung cụ  trí tuệ tiêu chuẩn của giới “ưu tú” Thái,  thứ đã biến những người Trung Quốc thành kẻ giơ đầu chịu báng cho sự ốm yếu của quốc gia. Wachirawut cũng ít quý tộc hóa người Trung Quốc hơn vua trước đó và người kế vị ông ta là Prachathipok đã hạn chế sự tiếp cận của người nước ngoài đối với các vị trí dịch vụ dân sự.

Vào đầu triều vua Wachirawut, hệ thống chính phủ, thứ đã giữ người Trung Quốc và người Thái khác biệt và bằng cách đó ép buộc đồng hóa hoàn toàn đối với những người Trung Quốc sinh ra ở địa phương  đã đi tới hồi kết,  cả lao dịch, sự bảo trợ lẫn  thuế ba năm một lần và thẻ đánh dấu nơi cổ tay  đã tồn tại tới vương triều thứ năm. Người Trung Quốc cũng loại bỏ tóc đuôi sam sau cuộc cách mạng 1910  và trong hai thập kỉ tiếp theo kiểu tóc và trang phục vốn khác nhau giữa hai dân tộc đã được điều chỉnh sang hướng phong cách phương Tây. Khả năng về một xã hội Trung Quốc-Thái với nền văn hóa trung gian khác biệt đã nổi lên lần thứ nhất. Tình trạng trung gian của những người Trung Quốc sinh ra ở địa phương được pha trộn nhiều hơn bởi sự công bố luật quốc tịch Trung Quốc lần thứ nhất năm 1909, trong đó tuyên bố con của những cha mẹ người Trung Quốc ở bất cứ đâu cũng mang quốc tịch Trung Quốc và theo sau là Luật quốc tịch Thái năm 1913 quy định rằng “tất cả mọi người sinh ra trên lãnh thổ Thái” đều là người Thái.

Sự thay đổi ngoạn mục trong các mối quan hệ xã hội gần như được quy định bởi các vua Thái và sự nổi lên của thái độ phân biệt chủng tộc giữa những người Thái thuộc giới “ưu tú” có thể được định vị xung quanh năm 1910. Tuy nhiên thật là khó để nhận ra ảnh hưởng tới sự đồng hóa của các nhân tố chính trị riêng rẽ bởi vì chúng diễn ra cùng với cách mạng Trung Quốc, sự khởi đầu của giáo dục công Trung Hoa và sự tăng tiến của tỉ lệ phụ nữ trong những người Trung Quốc nhập cư. Tuy nhiên, bất chấp những thay đổi này, chính phủ Thái đã trung thành với việc giữ vững chính sách thúc đẩy đồng hóa tới tận năm 1938. Một chương trình có hiệu lực được thiết kế nhằm khuyến khích sự đồng hóa của người Trung Quốc trở nên đặc biệt rõ ràng sau cái chết của Wachirawut năm 1925. Để bắt đầu, các bộ luật về quốc tịch và nhập quốc tịch được để nguyên vì vậy những người Trung Quốc sinh ra ở đây được tự động trở thành công dân Thái và những người Trung Quốc “có tư cách tốt và sở hữu đủ các phương tiện hỗ trợ cần thiết”,  người đã sống trong nước 5 năm  có thể làm đơn xin nhập tịch[18]. Thứ hai,  các ngôi trường của người Trung Quốc, cùng với các trường tư khác, được đặt dưới các quy định thận trọng ngày càng tăng lên của chính phủ bắt đầu từ năm 1910. Số giờ dành cho tiếng Trung Quốc bị cắt giảm dần và việc học tiếng Thái cũng như tuyển dụng giáo viên Thái trở thành bắt buộc. Chiến dịch Thái hóa trường học người Trung Quốc được tiến hành mạnh mẽ nhất trong năm 1933-1934, khi số học sinh trong các trường học của người Trung Quốc giảm từ trên 8000 xuống còn dưới 5000. Trong những năm này, tốc độ tiến triển của quy định nói chung là quá nhanh và sự liên tục của nó cũng đánh dấu quan điểm ủng hộ tối đa sự đồng hóa và chính phủ không bao giờ đưa ra một nỗ lực nghiêm túc nào để cung cấp các cơ sở giáo dục hấp dẫn như là một sự lựa chọn đối với người Trung Quốc. Nhưng chính sách của nó dù sao cũng có ảnh hưởng lâu dài. Ở thời điểm cao nhất số học sinh đăng kí học trong trường của người Trung Quốc trước chiến tranh thế giới thứ hai là dưới 17.000 – một con số nghèo nàn khi so sánh với các quốc gia Đông Nam Á khác – và giáo  dục được cung cấp trong những ngôi trường này cũng được định hướng mạnh mẽ  hơn giáo dục của người Trung Quốc ở bất cứ nơi nào trong khu vực[19].

Thứ ba, sự hạn chế của chính phủ trong nhập cư đã có hiệu lực tăng lên từ bộ luật nhập cư đầu tiên năm 1927. Phí nhập cư và cư trú được tăng lên đạt tới mức giống như là tạo ra sự ngăn cản và nó được củng cố thêm lần nữa vào năm 1937. Kiểm tra đọc viết cũng được áp đặt với hy vọng làm giảm tỉ lệ phụ nữ trong số những người nhập cư và do đó  đảo ngược dòng chảy đối với tất cả những người Trung Quốc. Các quy định của chính phủ đóng một phần đáng kể trong việc duy trì sự nhập cư của của người Trung Quốc ở mức độ thấp suốt những năm 30. Bốn là, những giới hạn của chính phủ về việc làm được áp dụng nhằm tạo ra sự phân biệt đối xử  ôn hòa đối với người nước ngoài nhưng không phân biệt đối với công dân Thái có dòng giống nước ngoài. Thứ năm, suốt thời gian này, chính phủ Thái đã chống lại có hiệu quả những cố gắng của chính phủ Trung Quốc để thiết lập các mối quan hệ ngoại giao với mối quan ngại rằng đại sứ quán Trung Quốc ở đây sẽ đóng vai trò khuấy động tình cảm chủ nghĩa quốc gia của người Trung Quốc và dứt bỏ lòng trung thành của người Trung Quốc đối với Thái Lan.

Ở khía cạnh khác ít quan trọng hơn, chính phủ Thái đã ngăn cản sự đồng hóa bằng những chính sách của mình. Trong lĩnh vực lao động, người Thái kích động người Trung Quốc trong những cuộc đình công. Và một bộ luật bầu cử được thông qua trong những năm 30 đã đặt ra nhiều đòi hỏi nghiêm khắc hơn đối với những kiều dân Thái có cha là người nước ngoài hay các công dân được nhập tịch so với các kiều dân Thái có cha là người Thái. Ngoài mối quan tâm tới nguồn thu thuế, không có bước đi nào được thực thi để kiểm soát việc hút thuốc phiện, một thói quen bị coi là ghê tởm trong con mắt của người Thái đối với người Trung Quốc. Tuy nhiên để cân bằng, các chính sách của chính phủ Thái đã ủng hộ sự đồng hóa tới năm 1938 và các chính sách này được tin rằng chúng sẽ giúp ngăn chặn tốc độ đồng hóa đang sụt giảm mạnh mẽ  đặc biệt trong giai đoạn 1927-1938.

Tuy nhiên sau khi thay đổi nội các vào tháng 12 năm 1938, chính sách của Thái đối với người Trung Quốc đã thay đổi nhanh chóng sang thành sự kiểm soát không ngừng. Trong suốt nhiệm kì thủ tướng Phibun Songkharam (pibulsonggram), sự oán giận của người Trung Quốc đối với tầng lớp cai trị người Thái đã tuôn trào và sự cố kết, lòng trung thành nhóm đã được tăng cường. Vị trí người Trung Quốc trong  10 ngành kinh doanh, thương mại quan trọng đã  bị tấn công bởi một loạt các luật và sắc lệnh được ban bố nhanh chóng giữa tháng 12 năm 1938 và tháng 5 năm 1939. Những cố gắng sôi nổi ngày một tăng tiến nhằm đưa Thái tới cuộc sống thương mại và công nghiệp đã được đặt trên nền tảng lòng yêu nước vào tháng 11 năm 1939 bằng Sắc lệnh văn hóa thứ 5 của nhà nước kêu gọi những người Thái yêu nước chỉ ăn thực phẩm do các nhà máy Thái sản xuất,  chỉ mặc quần áo làm từ vải Thái và giúp đỡ người khác gia nhập thương mại và công nghiệp. Chiến dịch kêu gọi nhằm Thái hóa nền kinh tế này được kết hợp với sự đàn áp chính trị: các tổ chức dân tộc của người Trung Quốc và tất cả các hành động được thiết kế để giúp Trung Quốc trong cuộc chiến với Nhật Bản đã bị cảnh sát Thái trấn áp từ tháng 1 đến tháng 8 năm 1939. Vào tháng 4 năm 1939, Bộ giáo dục đã cắt giảm số thời gian mà các trường tư dành cho tiếng Trung Quốc xuống còn 2 giờ/tuần. Tiếp theo sự đóng cửa nhanh chóng của các trường học đã đưa sự trấn áp đến cao trào vào tháng 8. Cũng trong tháng này, tất cả các tờ báo của người Trung Quốc bị đóng cửa và không loại trừ một ngoại lệ nào[20].

Những người Trung Quốc sinh ra ở Thái đã choáng váng vì những biện pháp  quyết liệt này và trong sự căm phẫn, họ đã tập hợp lại với sự ủng hộ của cha mẹ, ông bà họ những người sinh ra ở Trung Quốc. Chính sách ủng hộ sự đồng hóa đã bị chôn vùi bởi Phibun tại một cuộc họp báo vào tháng 1 năm 1940 khi ông nói sẽ tốt hơn cho quốc gia nếu các công bộc không kết hôn với người nước ngoài và khuyên các công dân Thái kết hôn với nhau vì hạnh phúc của chính mình thay vì kết hôn với người nước ngoài[21]. Trong lĩnh vực chính trị, giáo dục và kinh tế, chính sách kiểm soát được thực thi nghiêm ngặt thông qua nội các lần thứ nhất của Phibun. Vào khoảng cuối năm 1940,  chỉ có 2 ngôi trường của người Trung Quốc mở cửa trên phạm vi toàn quốc. Việc bắt giữ và trục xuất những người Trung Quốc ủng hộ chủ nghĩa quốc gia tiếp tục diễn ra suốt năm 1940 và đạt đến đỉnh cao sau khi quân Nhật đổ bộ vào tháng 12 năm 1941. Tháng 6 năm 1942, chính phủ Thái đã dành cho kiều dân Thái 27 nghề nghiệp khác nhau,  phần lớn trong số đó trước kia nằm trong tay người Trung Quốc. Từ năm 1941 tới 1943, 10 tỉnh và 4 khu đô thị nhỏ hơn được tuyên bố nằm ngoài phạm vi dành cho người nước ngoài và tất cả những kiều dân Trung Quốc phải lên đường bởi một thông báo ngắn. Năm 1943, một đạo luật được thông qua nghiêm cấm kiều dân Trung Quốc mua đất ở Thái Lan.

Việc Phibun rút lui khỏi giới chính trị năm 1944 và sự chấm dứt chiến tranh vào năm 1945 đã đem đến hầu như là sự đảo lộn chính sách đối với những người Trung Quốc ở đây. Sự kiểm soát và trấn áp thái quá, thứ đã giết chết một cách hiệu quả khao khát đồng hóa của phần lớn người Trung Quốc đã được theo sau bằng sự tự do gần như là hoàn toàn dành cho người Trung Quốc để thỏa mãn mong ước chống đồng hóa của họ. Trong sự thay đổi chính sách chủ yếu bị thúc ép bởi tình tình quốc tế mới với chiến thắng của Trung Quốc, quan hệ ngoại giao được thiết lập với Nam Kinh và 4 tòa  lãnh sự Trung Quốc được mở ở các tỉnh quan trọng cùng với tòa đại sứ ở Bangkok. Vai trò của các viên chức ngoại giao Trung Quốc ở Thái Lan là chống đồng hóa trong hầu hết mọi lĩnh vực. Giáo dục Trung Quốc được cho phép mở rộng mà không có sự giới hạn đáng kể nào và số lượng các ngôi trường của người Trung Quốc  đã tăng lên quá 400 vào thời điểm cuối năm 1947. Sự nhập cư cũng không bị giới hạn nữa ngoại trừ thứ  lệ phí đã được đưa ra trước đó nhưng giờ đây trở nên không đáng kể do lạm phát và có khoảng 170.000 người Trung Quốc nhập cư kéo vào quốc gia trong hai năm 1946-1947.  Do kết quả của chính sách tự do không can thiệp của chính phủ và vai trò mới của Trung Quốc, một trong 5 trung tâm quyền lực lớn với các cơ quan ngoại giao và lãnh sự ở Thái Lan,  tỉ lệ đồng hóa rơi xuống mức thấp nhất từ trước tới đó vào năm 1947. Thậm chí có cả những ví dụ về cháu chắt của những người Trung Quốc nhập cư lấy lại tên Trung Quốc, học tiếng Trung Quốc và  đôi khi tự nhận mình là người Trung Quốc.

Thậm chí trước cuộc đảo chính tháng 11 năm 1947,  chính phủ đã kiểm tra lại sự lập lờ của mình. Các trường của người Trung Quốc được đặt dưới sự kiểm soát ôn hòa vào năm 1947 và chỉ tiêu đối với sự nhập cư của người Trung Quốc được xác định là 10.000/năm. Sau khi trở lại quyền lực vào năm 1948, Phibun theo đuổi chính sách đối với người Trung Quốc – thứ ủng hộ sự đồng hóa và mang tính tiêu cực. Trong năm 1948, các trường trung học của người Trung Quốc ở khắp nơi bị đóng cửa và các trường tiểu học bị đặt dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt. Sự nhập cư ồ ạt của người Trung Quốc đã chấm dứt  bởi sự áp đặt năm 1949 với chỉ tiêu chỉ còn 200/năm. Chức năng của Đại sứ quán Trung Quốc đã bị cắt tỉa bởi cả sự cố chấp của Thái và sự sụt giảm trong nhu cầu của người Trung Quốc và bốn tòa lãnh sự ở bốn tỉnh quan trọng đã đóng cửa. Sự ưu tiên nghề nghiệp cho người Thái lại được tái lập vào năm 1949.

Tuy nhiên sau cuộc đảo chính tháng 11 năm 1951, đã có sự chuyển đổi sắc bén sang chính sách kiểm soát, trấn áp quyết liệt hơn.  Do cú sốc tác động đến những người Trung Quốc định cư, năm 1952-1953  có thể sánh với những năm đen tối 1939-1940. Đầu năm 1952, phí đăng kí hàng năm đối với người nước ngoài tăng từ 20 baht lên 400 baht[22]. Vào tháng 11 một loạt các cuộc tấn công chống cộng bắt đầu  và việc này đã dẫn tới việc bắt giữ hàng trăm người Trung Quốc,  thông qua đạo luật chống cộng Un-thai Activities Act chủ yếu nhắm trực tiếp vào người Trung Quốc, đóng cửa nhiều trường học của người Trung Quốc và hai tờ báo cánh tả của người Trung Quốc. Suốt những năm 1952-1953,  các sắc lệnh cấp bộ trưởng  đã tăng cường ngăn cấm những công dân Thái có bố là người Trung Quốc sở hữu đất. Vào tháng 1 năm 1953, Luật nghĩa vụ quân sự (Military Service Law) được sửa đổi nhằm miễn trừ những công dân Thái có bố là người nước ngoài giống như là một sự sỉ nhục đối với lòng trung thành của những công dân có nguồn gốc Trung Quốc. Vào tháng 2, Luật quốc tịch được sửa đổi  khiến cho những người sinh ra ở Thái Lan và có mẹ là người Trung Quốc không còn nghiễm nhiên được coi là công dân Thái nữa.

Tất cả các biện pháp trên đã có ảnh hưởng mạnh mẽ trong chống đồng hóa nhưng nó cũng chỉ tồn tại rất ngắn ngủi. Tháng 7 năm 1955, chính phủ đã tuyên bố một chính sách tự do đối với người Trung Quốc. Vào tháng 8, Luật nghĩa vụ quân sự được sửa đổi lại lần nữa, lần này đã bỏ đi sự phân biệt đối xử với những công dân có gốc gác nước ngoài và các sắc lệnh phân biệt đối xử với các công dân đó trong quyền sở hữu đất cũng được hủy bỏ. Tháng 10 năm 1955, các quy định được công bố nhờ đó 6 loại người nước ngoài được định nghĩa rộng rãi có thể đăng kí xin miễn phí đăng kí người nước ngoài và vào tháng 1 năm 1956 phí này được giảm xuống còn 200 baht. Tháng 3 năm 1956, Luật bầu cử mới được ban hành cho phép những người Thái có cha là người nước ngoài và những người được nhập tịch Thái có quyền tham gia bầu ra quốc hội. Luật quốc tịch hiện nay đang trong quá trình sửa đổi  nhằm hồi phục quyền công dân cho những người sinh ra ở Thái Lan có mẹ là người nước ngoài và việc nhập tịch cho những người Trung Quốc đã chính thức được khuyến khích. Đồng thời, không có sự thay đổi cơ bản nào trong chính sách giáo dục được suy tính thứ có thể làm biến đổi sự suy giảm của giáo dục Trung Quốc và do đó số học sinh trong các trường của người Trung Quốc đã giảm từ trên 175.000 xuống còn dưới 50.000 trong vòng 8 năm. Thêm vào đó, một Liên đoàn lao động đa chủng tộc được lập ra với sự bảo trợ của cảnh sát và chính phủ đã thông báo kế hoạch chấm dứt việc hút thuốc phiện và chăm sóc những người nghiện. Trong phần lớn các lĩnh vực, chính phủ Thái hiện đang theo đuổi một chính sách hợp lý và kiên định nhằm ủng hộ sự đồng hóa. Nhìn lại thì thấy, chính sách đàn áp kiểm soát của những năm 1952-1953 đã giúp cho những người Trung Quốc sinh ra ở đây có sự chuẩn bị về tâm lý để cảm thấy thoải mái với chính sách những năm 1955-1956. Người Trung Quốc đã được chuẩn bị tốt về tâm lý để chấp nhận sự đồng hóa lúc này hơn bất cứ thời điểm nào trước đó kể từ những năm 1920.

Ở một khía cạnh khác, chính sách chính phủ từ năm 1948 đã có ảnh hưởng mạnh khuyến khích sự đồng hóa của người Trung Quốc. Chính sách kinh tế dao động của nội các Phibun lần hai và tập đoàn của ông ta, thứ đã tiến đến quyền lực gần đây, đã kích thích sự liên minh giữa các thương nhân người Trung Quốc và giới “ưu tú” Thái. Cứ theo bề ngoài mà xét thì sức ép không liên tục của chính phủ lên công việc kinh doanh của người Trung Quốc khiến cho không ai biết được rằng  khi nào thì thương mại đặc biệt được dành cho người Thái hoặc sẽ trở thành đối tượng bị cấm,  khi nào thì hợp đồng của  cửa hàng hoặc tư cách pháp nhân đối với tài sản sẽ bị  thử thách hoặc khi nào thì công việc kinh doanh của mình sẽ bị nhân viên thuế vụ điều tra hay cảnh sát tấn công. Một số ít các doanh  nhân có thể  điều hành toàn bộ  để thu lợi nhuận với lá thư  làm thay đổi hay  tạo ra tranh chấp luật vì thế hối lội, ăn chặn và thưởng phạt là những đặc điểm chung của chức năng thương mại ở Thái Lan. Sự cần thiết đối với những  biện pháp hiệu quả nhằm đảm bảo an ninh thương mại trở nên ngày một rõ ràng trong đầu những năm 50. Đối với những thương nhân lớn hơn, việc  mua dần dần sự bảo vệ và sự đối xử đặc biệt đã trở nên nặng nề quá mức, chứa đầy nguy cơ và không chắc chắn.

Giải pháp ưa chuộng nhất cho vấn đề này, thứ được tìm ra bởi những người thương nhân Trung Quốc hàng đầu,  để đạt được sự bảo vệ vĩnh viễn của các viên chức Thái có uy thế là liên minh trong làm ăn với họ. Ở  điểm này có thể thấy rất nhiều nếu không muốn nói là phần lớn các công ty chủ yếu của  người Trung Quốc đã có hợp tác với các quan chức Thái từ năm 1951, các thương nhân Trung Quốc đã lập ra các công ty Trung Quốc-Thái Lan bằng việc liên kết với các viên chức Thái và vài thương nhân Trung Quốc đã gia nhập các công ty bán chính thức của Thái với vai trò quản lý. Những sự phát triển này đã trở nên có khả năng bởi vì tập đoàn quân sự giờ đây đang cai trị quốc gia có mong muốn có được nền tảng kinh tế cho quyền lực chính trị và sức mạnh quân sự của họ. Vai trò của các viên chức trong kinh doanh hiếm khi đạt được ở các quốc gia khác nhưng kì lạ thay nó lại được xác lập ở Thái, nó được bỏ qua trong nền tảng của nền kinh tế được Thái hóa: các viên chức chính phủ sẽ tự mình dẫn đường cho sự “phục hồi” của nền kinh tế quốc gia. Bằng chứng về sự hợp tác trong kinh tế giữa người Trung Quốc và giới “ưu tú” Thái được diễn tả  trong  một nghiên cứu về vai trò lãnh đạo của người Trung Quốc tiến hành ở Bangkok cuối năm1955[23]. Tất cả 10 nhà lãnh đạo người Trung Quốc có quyền lực nhất đã có mối quan hệ thương mại chính thức với các viên chức chính phủ Thái Lan. 72% trong số 50 nhà lãnh đạo có ảnh hưởng nhất và 60% trong số 100 nhà lãnh đạo hàng đầu  đã có mối quan hệ như vậy với giới “ưu tú” Thái. Hầu như tất cả các nhân vật chính trị chủ yếu của Thái đều có liên quan ngoại trừ bản thân Phibun. Các thương nhân chủ chốt người Trung Quốc đã  đi rất xa trong mối quan hệ với các viên chức Thái khi có mối quan tâm tới sự tiếp tục duy trì quyền lực của nhóm cầm quyền hiện tại.

Việc thiết lập tình hữu nghị ở mức độ kinh doanh, dựa trên lợi ích của chính bản thân hai giới “ưu tú”, đã được củng cố bởi nhu cầu của cộng đồng người Trung Quốc đối với các nhà lãnh đạo bằng những mối quan hệ thân tình với giới cầm quyền Thái đến độ sự bảo vệ hay ngăn cản đến từ chính phủ đã trở thành chức năng chính trong vai trò lãnh đạo của người Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo người Trung Quốc một lần nữa trong mối liên hệ mật thiết với tầng lớp cầm quyền ở Thái  đã biểu lộ lòng thèm muốn đối với đặc quyền và thanh thế thứ theo sau sự chấp nhận của giới “ưu tú”Thái. Nếu một thương nhân người Trung Quốc dùng một cái tên Thái đẹp và nói tiếng Thái tốt, sự giao tiếp xã hội với giới “ưu tú” Thái đã nằm trong tầm tay anh ta. Bằng sự giàu có và sức mạnh của mình, anh ta có thể đảm bảo được sự gia nhập vào giới “ưu tú” Thái cho con cháu ông ta trong bất cứ trường hợp nào bằng việc cung cấp cho họ nền giáo dục Thái và giáo dục quốc tế. Các nhà lãnh đạo người Trung Quốc ở Thái Lan đã gửi con cái họ tới các trường Thái hơn là trường Trung Quốc và thậm chí khi con cái họ kết hôn với người Trung Quốc sinh ra ở đây lễ cưới thường diễn ra như là sự kiện xã hội Trung Quốc-Thái với các chính trị gia Thái thi hành nhiệm vụ tại buổi lễ kiểu Thái. Các câu lạc bộ Trung Quốc-Thái, đem giới “ưu tú” của hai nhóm tới với nhau, đang trở nên phổ biến.

Đấy là nghịch lý nhưng dù sao thực  thế là sự không khoan nhượng chính thức dưới thời Phibun đã đóng chức năng thúc đẩy những người Trung Quốc có quyền thế vào giới “ưu tú” Thái, chỉ là vì sự rộng lượng chính thức đã có trong nửa thế kỉ trước đó dưới thời vua Julalongkon. Nghiên cứu sự lãnh đạo của Bangkok tiết lộ rằng các nhà lãnh đạo người Trung Quốc được kính trọng nhất bởi cộng đồng người Trung Quốc có xu hướng bị đồng hóa hơn những nhà lãnh đạo kém uy tín hơn. Điều này gợi ý rằng các nhà lãnh đạo người Trung Quốc có thể lãnh đạo toàn bộ cộng đồng người Trung Quốc trong xu hướng giao thiệp nhiều hơn với cộng đồng Thái rộng lớn.

*********

Cuộc điều tra này diễn tả rằng các nhân tố chính trị địa phương đã có ảnh hưởng đáng kể đến quá trình đồng hóa của những người nhập cư thiểu số như cộng đồng người Trung Quốc ở Xiêm. Bản chất của giới “ưu tú” chính trị là rất quan trọng ở Thái. Chính nó đã kích thích người Trung Quốc đồng hóa vào xã hội Thái xuyên suốt lịch sử quốc gia. Chính điều này đã đòi hỏi một thành kiến về chủng tộc trong thế kỉ 20 – thứ đã làm chậm lại quá trình đồng hóa. Và giới “ưu tú” quyền lực mới của nội các Phibun thứ hai thiếu nền tảng kinh tế ổn định nên đã thiết lập mối quan hệ hữu nghị ủng hộ sự đồng hóa với giới thương nhân người Trung Quốc.

Chính sách của chính phủ Thái cũng có ảnh hưởng tới tỉ lệ đồng hóa bằng việc điều khiển hay kiểm soát các nhân tố  xã hội, văn hóa. Đặc biệt điều này đúng với các biện pháp liên quan tới giáo dục và nhập cư nhưng thương mại, lao động và chính sách ngoại giao cũng quan trọng. Đối với kỉ nguyên hiện đại, chúng ta có thể kết luận rằng quy định có tuyển chọn đối với người Trung Quốc, sự ngăn chặn ngắn ngủi thứ đã tăng cường sự đoàn kết, có thể kích thích hiệu quả sự đồng hóa. Chính sách thắt chặt lợi ích của giới “ưu tú”  người Trung Quốc với lợi ích của giới “ưu tú” Thái cũng đặc biệt quan trọng bởi vì giới “ưu tú” người Trung Quốc bao gồm cả những người tiêu biểu và những nhà lãnh đạo chính thức của xã hội người Trung Quốc.

Nói chung, chính sách của Thái đã ủng hộ sự đồng hóa trong thời tiền cận đại và trong suốt triều vua Julalongkon. Sự thay đổi chính sách của chính phủ Thái trong đầu thế kỉ  này đã thúc đẩy sự suy giảm của tốc độ đồng hóa thứ được mang đến bởi những nhân tố như sự nổi lên của chủ nghĩa dân tộc và giáo dục của người Trung Quốc và sự tăng lên của những người phụ nữ Trung Quốc nhập cư. Tuy nhiên vào những năm 30 của thế kỉ 20 nó lại tăng lên và chính sách của chính phủ Thái đã cố gắng làm giảm sự đồng hóa của những người Trung Quốc với thành công đạt được rất hạn chế. Từ năm 1938 tới năm 1947, những kết quả của chính sách ngăn cản,  trấn áp diễn ra thường xuyên đã tạo ra các yếu tố chống đồng hóa ở các mặt xã hội, văn hóa khiến cho tỉ lệ đồng hóa đạt mức thấp nhất vào năm 1947. Sau đó chính sách vốn thay đổi bất thường cuối cùng cũng ổn định và khẳng định hỗ trợ đồng hóa, trong khi cùng lúc đó  nó đòi hỏi người Trung Quốc phải tìm kiếm mối quan hệ đảm bảo với giới “ưu tú” Thái. Trong sự thiếu vắng  của việc tăng lên đáng kể ảnh hưởng của sức mạnh cộng sản Trung Quốc ở Thái Lan và chính sách đối nghịch khác của Thái, tỉ lệ đồng hóa người Trung Quốc có thể sẽ duy trì ở mức tương đối cao trong tương lai gần.


[1] Có ba tài liệu thao khảo tiêu biểu sau: Theo Siam Repository (1873,331) những người cháu của những người Trung Quốc nhập cư đã “được coi như là đối tượng của những người Xiêm về nguyên tắc và từ chối trang phục và thói quen của ông cha”. Trong cách diễn đạt của Holt S.Hallet (A thousand Miles on an Elephant in Shan States (London, 1890), trang 461) “cháu của những người Trung Quốc nhập cư được phân chia làm các tầng lớp và được đăng kí như là người Xiêm và có bổn phận lao dịch khi họ đo được …50 inch tính đến vai và được đánh dấu bởi chính phủ”. Peter A. Thompson (Lotus Land (London, 1906), trang 76) viết rằng lukjin “nói tiếng Xiêm, không có bất cứ sự tôn kính đặc biệt nào đối với tóc đuôi sam, điều mà thông thường họ không thể tha thứ và trong lòng cảm thông cũng như tính cách họ hoàn toàn giống người Xiêm”.

Người viết mong được bày tỏ lòng biết ơn tới Cornell Southeast Asia Program cho những nghiên cứu đã đặt nền tảng cho bài báo này.

[2] Trong năm 1921/1922, năm đầu tiên sự nhập cư phân theo giới tính được ghi nhận, chỉ có 15% người nhập cư Trung Quốc là phụ nữ (Statistical Year Book of Siam, số 18, trang 981), trong khi vào năm 1945-1949 có đến 34% số người Trung Quốc nhập cư thêm là nữ. (Số liệu phân tích do Cục nhập cư Bangkok cung cấp).

[3] Những nhân tố này được thảo luận chi tiết trong tác phẩm tới đây của tác giả  Chinese Society in Thailand: An Analytical History (Ithaca: Cornell University Press, 1957).

[4] Jerimias van Vliet “Description of the Kingdom of Siam”, dịch bởi L.F. von Raven-swaay, Journal of the Siam Society, VII, Part 1 (1910), trang 51; J.A.de Mandelslo, The Voyages and Travels of the Ambassadors sent by Frederick, Duke of Holstein… (Lon Don, 1662), trang 122, 130 (Geogre White?), Report on the Trade of Siam, 1678, India Office Records O.C.4694.

[5] Hsieh Yu-junga, Hsien-lo kuo chihb [Siam Gazetteer] (Bangkok, 1949), trang 49.

[6] Engelbert Kaempfer, The History of Japan, together with a Description of the Kingdom of Siam, 1690-92, J.G.Scheuchzer dịch (Glasgow, 1906), trang 38; John Anderson, English Intercourse with Siam in the 17th Century (London, 1890), trang 426; Francois T., abbé de Choisy, Journal du voyage de Siam fait en 1685 et 1686 (Paris, 1687).

[7] Hsia ting-hsunc, “Min-ch’iao Wu Yang chi chi’ tzu-sund” (“ The Hokkien Overseas Chinese Wu Yang and His Descendants”), Hua-ch’iao hsin-yue (Bangkok), Nos.11-12 (1953).

[8] J.G.D. Campbell, Siam in the Twentieth Century (London, 1902), trang 276

[9] Charles Gutzlaff, Journal of Three Voyages along the Coast of China in 1831, 1832 and 1833, with Notices of Siam, Corea and the Loo-Choo Islands (London, [1840]).

[10] Adolf Bastian, Die Voxlker dé õstlichen Asien (Leipzig, 1867), III, 68.

[11] A.Raquez, “Comment s’est people le Siam?” L’Asie francaise, No.31 (tháng 10 năm 1903), trang 428-438.

[12] Thuyền trưởng H.Burney, “Report of the Mission to the Phraya of Salang and the Chiefs on the Isthmus of Kraw,” 2/3/1825, trong The Burney Papers (Bangkok, 1910), II, 217.

[13] Trích từ Bankok Times, 21/3/1936

[14] H.Warington Smyth, Five Years in Siam (London, 1898), I, 285-286, 320.

[15]  Campell, trang 270-274.

[16] “Les Chinois au Siam” Revue indo-chinoise, N.S V (15/1/1907), 63-64; Charles M.Garnier, “Bangkok, colnie chinoise, ou le secret du colosse jaune”, Revue dumois, XII (10/8/1911), 231-236, Campbell, tang 12-13; Siam Free Press, 27/9/1906.

[17] Một bản dịch của tài liệu này được cung cấp bởi Kenneth P.Landon, The Chinese in Thaland (New York, 1941), trang 34-43.

[18] Naturalization Act of Rathanakosin 130 (1911/12), Sec.6. Nationality Act of B.E.2456 (1913/14), Sec.3.Both Acts remained in effect until 1952.

[19]  Để biết thêm về sự phân tích giáo dục của người Trung Quốc trong những năm 30, xem Satistical Year Book of Siam, số 18, trang 418; Hsieh Yu-jung, trang 299.

[20] Landon, trang 146-153, 181-185, 219-255, 277-288.

[21] Nikon, 20/1/1940. Xem Landon, trang 64-65.

[22] Phí đăng kí đối với người nước ngoài được quy định là 4 baht/năm vào năm 1939, tăng lên 8 baht năm 1946 và 20 baht năm 1949. Sự tăng phí gấp 5 lần giữa năm 1939 với năm 1949 đã không tương ứng với  sự lạm phát. 93% người nước ngoài ở Thái năm 1952 là người Trung Quốc.

[23] Kết quả của nghiên cứu này và một nghiên cứu trước đó về sự lãnh đạo của người Trung Quốc năm 1952 đã được miêu tả và phân tích trong tác phẩm tới đây của tác giả  Leadership and Power in the Chinese Community of Thailand (Monograph of the Association for Asian Studies).


https://nguoibansachrong.com/bai-viet/su-dong-hoa-cua-nguoi-trung-quoc-va-chinh-trithai

..

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.