Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

03/05/2024

Ông Nguyễn Xuân Diện vẫn quen bài chơi bẩn bịa đặt, bóp méo

Đây là bài đã đưa lên Fb Văn hóa Tín ngưỡng "Hệ thần Liễu Hạnh công chúa" (nhóm Fb). Bây giờ chép về Giao Blog.
Tháng 5 năm 2024,
Giao Blog

---


ÔNG NGUYỄN XUÂN DIỆN VẪN QUEN BÀI CHƠI BẨN BỊA ĐẶT, CỐ TÌNH BÓP MÉO

1/5/2024

 (về bài tôi viết năm 2013 về sự kiện phát hiện ngọc phả bằng đồng tại Đền Sòng năm 1939, và thủ thuật bóp méo "đáng thương" của Nguyễn Xuân Diện)

1. Mấy hôm nay (những ngày cuối tháng 4 năm 2024), giới thực hành tín ngưỡng Tam Tứ Phủ ở Việt Nam đang đồng loạt lên tiếng về việc ông Nguyễn Xuân Diện (NXD) đang xúc phạm mạnh mẽ đến niềm tin của cộng đồng tín ngưỡng.
Về cụ thể, xem các bài phân tích của Nguyễn Phúc, của Davit Nguyen, của Hồng Thất Công, và của nhiều người khác trong trang "Tín ngưỡng thờ Mẫu". Ngoài ra, còn nhiều trang nữa lên tiếng đồng loạt.
Tiêu biểu nhất có thể kể đến là bài "NGUYỄN XUÂN DIỆN - Kẻ mang danh trí thức nhưng bất lương vô độ và hèn kém cùng cực về tri thức" (đã đăng lên mạng từ ngày 7/3/2024) của Nguyễn Phúc. Trong đó, có đoạn: "Nguyễn Xuân Diện cơ bản mù tịt về lịch sử Phủ Dầy (không hiểu gì, không có bất cứ tri thức chắc chắn nào), nhưng quen thói lu loa xưa nay như bản tính vốn có. Nguyễn Xuân Diện cũng coi thường về pháp luật khi thóa mạ cả chính quyền Nam Định."
"Bất lương vô độ và hèn hém cùng cực về tri thức", như cách nói của Nguyễn Phúc ở bài trên, là lột tả chân thực.
2. Cũng gần thời điểm bạn Nguyễn Phúc đưa bài trên, thì bạn Toàn Chân cũng có bài "Lưu manh Nguyễn Xuân Diện - sẵn sàng bóp méo sự thực để vu vạ --- Bài 1: Nguyễn Xuân Diện đã bóp méo nội dung “Kết luận” tháng 1/2024 của Viện Nghiên cứu Hán Nôm một cách lưu manh như thế nào" (lên mạng ngày 16/3/2024, trang "Tín ngưỡng thờ Mẫu").
Ngay đến văn bản của chính cơ quan mình, là Viện Nghiên cứu Hán Nôm, mà NXD cũng vẫn cố tình bóp méo.
Cụ thể, bạn Toàn Chân phân tích như sau:
"NXD đã thêm một câu “Đó có thể là ý kiến chủ quan của người phục chế đạo sắc cho đúng với quy cách thông thường của sắc phong đời Lê, Tây Sơn”.
Chỉ là một câu thôi, nhưng NXD đã bóp méo toàn bộ nội dung văn bản của Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Ở câu do NXD thêm vào đó, Viện Nghiên cứu Hán Nôm đang tỏ quan điểm tán đồng với người phục chế sắc phong. Viện Nghiên cứu Hán Nôm tỏ ra đồng cảm với “ý kiến chủ quan của người phục chế” , tức là theo Viện thì người phục chế có thể tùy tiện sửa chữa văn bản theo ý thích (thích chữa thành A cũng được, thích chữa thành B cũng không sao).
Thủ thuật bóp méo của NXD, chỉ là một câu thôi, nhưng thật trắng trợn và bỉ ổi. Lưu manh Nguyễn Xuân Diện."
(hết trích)
3. Đến ngày 30/4/2024, ông Nguyễn Xuân Diện đăng trên Fb của ông bài "TIN HOT: VỢ CHỒNG ÔNG CHU XUÂN GIAO NĂM 2011-2012 ĐÃ KHẲNG ĐỊNH RÕ" (xem bản chụp đính kèm).
Vẫn trò bóp méo quen dùng của ông Diện được thể hiện trong bài ngắn này.
Đến văn bản của chính cơ quan còn bóp méo. Đến công trình khoa học của đồng nghiệp cũng bóp méo. Các bạn Nguyễn Phúc và Toàn Chân, thì là người bên ngoài ngành, sẽ lấy làm tức lắm đấy. Nhưng tôi, với tư cách một đồng nghiệp, thì tôi thấy đáng thương cho Nguyễn Xuân Diện.
Nếu trao đổi học thuật một cách nghiêm túc, thì tôi xin mời. Tôi không ngại gì. Nhưng thật đáng thương, mà cũng là đáng khinh, là lại đi bóp méo nội dung bài viết của tôi (hết lần này đến lần khác), cũng như của nhiều đồng nghiệp khác nữa, để tung lên mạng, hòng cho những người không có hiểu biết sâu sắc nhảy vào chửi rủa.
Ông Diện hả hê lắm chăng ?
4. Về cụ thể, tôi cần trao đổi lại với ông Diện thế này:
- Bài viết của tôi có chủ đề là bàn về sự kiện phát hiện ra ngọc phả bằng đồng tại Đền Sòng năm 1939. Đó là ngọc phả có nội dung về gia đình của Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Dư luận đương thời (năm 1939-1940s) và sau này cho rằng: đây là quyển ngọc phả hoàn toàn giả mạo. Tức là, nó được các nhân sự địa phương câu kết với nhau, cùng làm ra, rồi tự chôn vào Đền Sòng, rồi lại tự đào lên ! Coi như phát hiện lớn. Ở phần kết luận, trước luồng dư luận như vậy, tôi đã nêu rõ rằng, vẫn có thể suy nghĩ theo hai hướng khác nhau (có thể là ngọc phả thật, mà cũng có thể là ngọc phả giả), để rồi sau đây (tức là sau năm 2013) tôi sẽ tiếp tục truy cứu.
- Đoạn ông trích dẫn từ bài (với chủ đề chính như trình bày trên) để đưa lên mạng, thì chỉ là một đoạn phụ trợ mà thôi. Gọi là râu ria cũng được.
- Tuy nhiên, không phải đoạn phụ trợ hay râu ria mà tôi viết sai hay lỗi gì cả. Tôi sẽ chụp lại đoạn dài, đưa lên đây, để bạn đọc bốn phương cũng thấy rõ rằng: tôi chỉ nhắc lại nội dung chính của một cuốn sách đã in khắc gỗ năm 1913 là "Cát thiên tam thế thực lục".
Cuốn "Cát thiên tam thế thực lục" này là cuốn sách chính thức khai sinh ra thuyết "tam thế giáng sinh" hay "tam thế luân hồi". Trước cuốn này, không có tài liệu nào xác thực cả.
Sách nói đến ba lần giáng sinh, thì tôi cũng nói đúng như vậy. Vì đó là đoạn tôi dừng lại giới thiệu về cuốn sách đó (bản chữ Hán Nôm), để đề cập thêm đến bản dịch quốc ngữ của nó (tạm xem là các bản dich sớm).
Ông A nói nội dung "A", thì tôi sẽ truyền đạt lại nội dung "A".
Sách B nói nội dung "B", thì tôi cũng sẽ truyền đạt lại nội dung "B".
Ông Diện đánh tráo, mà cũng là cố tình bóp méo, nói vu lên thành tin hót hòn họt rằng, ông Chu Xuân Giao khẳng định nội dung "A" và nội dung "B" !
- Cụ thể thêm nữa, lần giáng trần thứ hai, theo "Cát thiên tam thế thực lục" (in 1913), thì là xuống Vân Cát. "Vân Cát" là Vân Cát thời xa xưa (trong truyền thuyết, mà đúng hơn là trong tiểu thuyết "Vân Cát thần nữ truyện" của Hồng Hà nữ sĩ).
Sách "Cát thiên tam thế thực lục" (in 1913) cũng là lấy lại địa danh "Vân Cát" trong tiểu thuyết (in 1811) của Hồng Hà nữ sĩ.
Tôi cũng theo sách in năm 1913 mà ghi "Vân Cát", rồi có ghi mở ngoặc là "Phủ Giầy ở Nam Định ngày nay". Rõ thế rồi.
- Cũng phải nói rõ với ông Diện rằng, tôi luôn viết: "Vân Cát (Phủ Giầy ở Nam Định ngày nay)".
- Tôi chưa bao giờ viết "Vân Cát" là "xã Vân Cát thời Nguyễn" (A) hay "Phủ Vân Cát ở thôn Vân Cát xã Kim Thái ngày nay" (B). Tôi đố ông Diện tìm được trong hàng ngàn trang (đã in) tôi đã viết về Thánh Mẫu Liễu Hạnh và Phủ Giầy có một câu hay nửa câu tôi viết với nội dung A và B.
5. Tôi không muốn mất thì giờ vào việc trả lời ông Diện, vì rất vô bổ ! Ông đưa ra được ý gì đó để tham khảo vê mặt học thuật thì tốt quá. Hay ông hãy bỏ công nghiên cứu cho thật kĩ xem ngọc phả 1939 là bản thật hay bản giả mạo thì còn tôt hơn nữa (tôi đã nêu vấn đề từ năm 2013 rồi).
Còn đây, ông chỉ là xảo thuật bóp méo để vu vạ. Mà khốn nạn thay, vu vạ ở chi tiết râu ria theo kiểu bóp méo. Việc ông làm, ông tự hiểu, ông Diện ạ.
Ngày 30/4/2024
Giao Blog

Tên bài viết năm 2013


Đoạn cuối cùng trong kết luận trong bài viết năm 2013


Trích dẫn (a)


Trích dẫn (b)

Trích dẫn (c)


Bài của Nguyễn Xuân Diện (30/4/2024, trên Fb Nguyễn Xuân Diện)


Bình luận dưới bài của Nguyễn Xuân Diện (chụp ví dụ)










https://www.facebook.com/groups/1100094171128790/posts/1138398817298325
---

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.