Ngày thứ Năm (14/3/2024), chúng tôi thăm quê hương của vua Ngô Quyền và thám hóa Giang Văn Minh - đó là quần thể làng cổ Đường Lâm (mà không phải "làng cổ Đường Lâm" như cách nói quen dùng hiện nay; học giả Nguyễn Tùng - một chuyên gia về làng xã Việt Nam trong đó có làng Mông Phụ - đã đề xuất cách gọi đúng là "quần thể làng cổ Đường Lâm").
Ngày thứ Sáu (15/3), chúng tôi đi dự hội thảo về Ngô Quyền tại Tam Nông (Phú Thọ).
Nguyễn Tùng đã viết rõ: xã Đường Lâm hiện nay có 9 làng xã cũ hợp nhất lại, trong đó, không phải tất cả đều là làng cổ, mà chỉ có một số mà thôi (tiêu biểu nhất là Mông Phụ). Nguyễn Tùng đưa ra các giả thiết về quê hương của vua Ngô Quyền, như đã biết trong học giới, nhưng ông không theo thuyết nào. Quan tâm của ông là "làng cổ" mà không phải quê hương của các vị vua.
Truyền thuyết dân gian thì cho biết: vua Ngô Quyền đã từng hành quân qua huyện Tam Nông (có thị trấn Hưng Hóa, tỉnh Phú Thọ ngày nay).
1. Chúng tôi đã tới thăm làng Mông Phụ. Trời mưa bay bay nhè nhẹ. Đường gạch trong làng hơi ướt, nhưng cảm giác làm chúng tôi vui chân hơn.
Buổi sáng, đi thăm được đình làng Mông Phụ, từ đường họ Giang cũng là từ đường thám hoa Giang Văn Minh, đặc biệt là ngắm lâu cửa hàng và xưởng sơn mài của nghệ sĩ Nguyễn Tấn Phát (người làng Mông Phụ).
Tầm trưa, lúc xong việc trở ra thì chuông nhà thờ Mông Phụ rung lên. Tiếng chuông thật bất ngờ nhưng đĩnh đạc, khoan thai, thật ấn tượng.
Đưa minh họa bằng một cái ảnh lúc tôi đang đọc văn bia trong từ đường thám hoa Giang Văn Minh. Ảnh chụp trước lúc người cháu đời thứ 16 của cụ Giang Văn Minh sang sảng đọc lại một câu đối (mà cụ đã đối đáp với vua Minh trong lần đi sứ nổi tiếng của cụ):
Đồng trụ chí kim đài dĩ lục
Đằng giang tự cổ huyết do hồng
2. Về quê hương Đường Lâm của vua Ngô Quyền thì hiện nay giới sử học vẫn kiên trì thuyết như ở bên dưới (đọc trích đoạn kỉ yếu hội thảo).
3. Quan tâm của tôi không phải là quê hương của Ngô Quyền, mà là về kỉ nhà Ngô trong đối diện với nhà Hậu Lương (ở tít xa) và nhà Nam Hán (ở ngay bên cạnh) trong bối cảnh sinh hoạt Đạo giáo ở cấp làng xã thời đó - có di vật quan trọng là chuông Nhật Tảo (đọc chuông Nhật Tảo lại ở đây).
Ghi nhanh trước khi đi Tam Nông.
Các thông tin cập nhật và bổ sung sẽ được dán dần lên sau như mọi khi.
Tháng 3 năm 2024,
Giao Blog
..
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.