Ở đây, giới thiệu những bức tranh của nhóm Henri Oger còn rất ít người biết đến (do có sự khác nhau giữa bản lưu ở Việt Nam và bản lưu ở Nhật Bản).
Theo Hà Vũ Trọng, thì bản lưu ở Nhật Bản của bộ tranh này có điểm đặc biệt như sau:
"Điều rất lạ là ấn bản Technique du peuple Annamite lưu trữ tại thư viện Đại học Keio tại Nhật Bản lại có tới 3 cuốn (so với bản gốc 2 cuốn do Nxb Geuthner, Paris, 1909 như đề cập ở trên). Cuốn thứ III này có 392 trang mộc bản cũng với khổ giấy dó 65x45cm (trên mỗi trang được dán thủ công từ 2 tới 4 bức tranh khắc và cũng như bản gốc, việc sắp xếp từng bức tuy có đánh số nhưng không theo thứ tự, hệ thống hay chủ đề), nếu tính số lượng, ta có thêm khoảng 1400 bức tranh khắc nữa! Những trang mộc bản quý giá này chưa từng được công bố mà trước đây ta vốn chỉ được nghe nói tới. Do thư viện trường đại học Keio đã mua từ bộ sưu tập cá nhân của henri Oger vào năm 1950 vì vậy có thêm rất nhiều các bản khắc chưa từng được xuất bản. Điều đặc biệt là trên 392 trang này, mỗi hình ảnh trong nguyên bản chú chữ Nôm hay Hán, ta đều thấy những nét chữ ghi bằng bút chì phiên âm và dịch ra chữ quốc ngữ cũng như thêm nhiều chú thích chi tiết về hình ảnh.
Đây có thể xem là tin vui cho những người nghiên cứu văn hoá và nghệ thuật Việt Nam: mới đây trang văn khố được số hoá của Thư viện Đại học Keio (Digital Collections of Keio Libraries) đã đưa lên mạng toàn bộ công trình tập tranh mộc bản Technique du peuple Annamite của Henri Oger đầy đủ cả ba cuốn nói trên. Có thể tham khảo hay tải xuống tại địa chỉ: 『安南人の技術』"
Bộ "Lên Đồng" ở entry này cũng là được Hà Trọng Vũ lấy ra từ tập III hiện lưu tại Nhật Bản.
Đưa các bức tranh lên trước. Còn toàn văn bài của Hà Vũ Trọng thì đọc ở bên dưới.
Tháng 2 năm 2024,
Giao Blog
---
Mẹ đồng quan lễ
Khoán đồng tà - Xiên lình - Lên đồng xiên lình
Nhà trò phụ đồng thiếp
---
Thứ Hai, 10 tháng 7, 2023
Bộ tranh khắc gỗ Henri Oger - bản lưu trữ tại Thư viện Đại học Keio, Nhật Bản
Kĩ thuật của người An Nam | Technique du peuple Annamite là một công trình nghiên cứu về xã hội ở An Nam do Henri Oger chủ xướng với bốn nghệ nhân người Việt minh hoạ và khắc gỗ (gồm Nguyễn Văn Đãng, Phạm Trọng Hải, Nguyễn Văn Giai, và Phạm Văn Tiêu -phần lớn là người Hải Dương, làng Hồng Lục - Liễu Tràng với truyền thống lâu đời về tranh khắc gỗ), thực hiện vào năm 1908–1909. Thời đó bộ sách được phát hành chỉ với số lượng hạn chế khoảng 60 bản. Nội dung phản ánh đời sống của người dân Bắc Kì cuối thế kỉ IX - đầu XX. Các bức tranh khắc gỗ trong Kĩ thuật của người An Nam trải dài nhiều đề tài từ việc sản xuất, nghề nghiệp, dụng cụ, tín ngưỡng, phong tục, trò chơi dân gian đến các nhân vật lịch sử đương thời và đời sống muôn mặt của người dân Bắc Kì xưa.
Bộ sách này gồm 2 cuốn, xuất bản lần đầu năm 1909 (do Nhà xuất bản Geuthner, Paris). Cuốn 1 gồm những giới thiệu tổng quát và nghiên cứu; cuốn 2 (chia thành 15 tập) là một album gồm 700 trang in mộc bản trên trang giấy dó khổ 65x45cm, tổng cộng gồm 4577 bức tranh khắc mà Henri Oger gọi là một “Bách khoa toàn thư về mọi dụng cụ, đồ nghề, mọi cử chỉ sinh hoạt và nghề nghiệp của người An Nam-Bắc Kì”.
Một trăm năm sau, 2009, bộ sách này đã được Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp (École française d'Extrême-Orient, viết tắt EFEO) hợp tác với Nbx Thế giới 2009 để tái bản, bằng ba thứ tiếng Pháp-Anh-Việt, vẫn giữ nguyên cấu trúc của ấn bản gốc, nhưng chia thành 3 cuốn (Cuốn 1: những bài nghiên cứu; Cuốn 2 & 3: bộ tranh gồm 700 tấm/trang; trên khổ giấy trắng 31.5x24cm) .
Điều rất lạ là ấn bản Technique du peuple Annamite lưu trữ tại thư viện Đại học Keio tại Nhật Bản lại có tới 3 cuốn (so với bản gốc 2 cuốn do Nxb Geuthner, Paris, 1909 như đề cập ở trên). Cuốn thứ III này có 392 trang mộc bản cũng với khổ giấy dó 65x45cm (trên mỗi trang được dán thủ công từ 2 tới 4 bức tranh khắc và cũng như bản gốc, việc sắp xếp từng bức tuy có đánh số nhưng không theo thứ tự, hệ thống hay chủ đề), nếu tính số lượng, ta có thêm khoảng 1400 bức tranh khắc nữa! Những trang mộc bản quý giá này chưa từng được công bố mà trước đây ta vốn chỉ được nghe nói tới. Do thư viện trường đại học Keio đã mua từ bộ sưu tập cá nhân của henri Oger vào năm 1950 vì vậy có thêm rất nhiều các bản khắc chưa từng được xuất bản. Điều đặc biệt là trên 392 trang này, mỗi hình ảnh trong nguyên bản chú chữ Nôm hay Hán, ta đều thấy những nét chữ ghi bằng bút chì phiên âm và dịch ra chữ quốc ngữ cũng như thêm nhiều chú thích chi tiết về hình ảnh.
Đây có thể xem là tin vui cho những người nghiên cứu văn hoá và nghệ thuật Việt Nam: mới đây trang văn khố được số hoá của Thư viện Đại học Keio (Digital Collections of Keio Libraries) đã đưa lên mạng toàn bộ công trình tập tranh mộc bản Technique du peuple Annamite của Henri Oger đầy đủ cả ba cuốn nói trên. Có thể tham khảo hay tải xuống tại địa chỉ: 『安南人の技術』
Dưới đây sẽ lần lượt giới thiệu một số tranh khắc từ cuốn thứ III, và để cho dễ xem, những minh hoạ sẽ được người soạn tự ý sắp xếp theo từng chủ đề.
*
https://havutrongarchives.blogspot.com/2023/07/bo-tranh-khac-go-henri-oger-ban-luu-tru.html
..
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.