Một cuốn sách dịch, từ tiếng Anh sang tiếng Việt.
Một cuốn sách danh tiếng trong khoa học xã hội và nhân văn.
Thời chúng tôi học theo các zemi, cách nay tới gần 1/4 thế kỉ rồi, thì giáo viên thường chỉ định việc mua sách gốc qua Amazon. Một bạn sẽ đứng ra đại diện nhận tiền của cả zemi, rồi đăng kí qua mạng, sách sẽ được gửi đến. Có khi sách đến khá trễ, thì chúng tôi phải đọc bản photo từ sách trong thư viện trường. Thư viện trường cơ bản có đủ sách, nhưng chúng tôi vẫn mua sách gốc. Có zemi thì khá đông, nhưng có zemi chỉ vài ba học sinh, thậm chí có khi chỉ một thầy/cô và một học trò, nên tình hình mua sách gốc không giống nhau.
Bản dịch tiếng Nhật của cuốn sách này đã có từ lâu. Sau này, tôi sưu tầm thêm được bản dịch tiếng Trung.
(https://www.versobooks.com/en-gb/products/1126-imagined-communities)
Bây giờ, nói đến bản dịch sang tiếng Việt. Đó là cuốn sách sau:
Đầu tiên là cảnh báo của bác Nguyễn Bá Dũng và lên tiếng của phía các dịch giả - một người trong nhóm dịch là cô Nguyễn Thu Giang vừa lên tiếng trên Fb. Đại khái, Giang có viết:
"Tất nhiên, Giang, với tư cách là thành viên của nhóm dịch và hiệu đính, ngay lập tức nhờ Tuấn ở Hà Nội đặt mua 2 cuốn. Lúc đặt hàng, Giang đã nghĩ 99% là sách giả, nhưng không nghĩ chất lượng lại tệ tới mức này. Giang thấy vừa kỳ dị vừa nực cười vì tình huống ngớ ngẩn mà mình rơi vào: Công sức lao động của nhóm dịch chưa từng được ai ghi nhận thì đã bị lợi dụng để lừa đảo (mà than ôi, còn lừa đảo với chất lượng quá tồi!). Trong khi sách thật không ai mua nổi thì sách giả đã lan tràn khắp nơi. Nói nôm na là, chưa kịp ra mắt nhưng đã kịp bị bôi nhọ.
Bản thân Giang, trong vai trò người dịch giả và hiệu đính, chưa bao giờ được thông báo vì lý do gì mà bản dịch đã in xong tươm tất và gửi tặng nhóm dịch, lại không được phát hành. Giang không nghĩ cuốn sách này bị đình chỉ. Sinh viên của Giang vẫn đọc được bản lưu chiểu trong Thư viện Quốc gia như bình thường. Tức là, không có ai cấm cản. Vậy tại sao sách thật thì đắp chiếu, còn sách giả thì tràn lan? Trong khi đó, nhóm học giả đã bỏ bao nhiêu công sức để dịch, hiệu đính, và biên tập cuốn sách giờ đây phải gánh rủi ro là những kẻ cẩu thả và lừa đảo?"
Mở một entry này để quan sát. Các thông tin bổ sung và cập nhật được dán dần lên như mọi khi.
Tháng 8 năm 2023,
Giao Blog
Thực thể tự xưng là TIỆM SÁCH LỊCH SỬ đang chào bán cuốn sách "Những cộng đồng tưởng tượng" bản in của NXB ĐH Sư phạm HN (h.1), thu hút 1 lượng lượt người quan tâm khá lớn (h.2)
Đây là một cuốn SÁCH GIẢ, LỪA DỐI KHÁCH HÀNG.
SÁCH LẬU thì đương nhiên rồi, nhưng bản SÁCH GIẢ này, so với SÁCH THẬT, là một THẢM HỌA.
Kèm theo đây là 1 trang SÁCH GIẢ (h.3) so sánh với phần SÁCH THẬT tương đương (h.4) - quý vị xem và tự kết luận.
Nhân dịp này đề nghị NXB ĐH Sư phạm HN nhanh chóng phát hành cuốn sách kể trên./.
https://www.facebook.com/nguyen.ba.988/posts/pfbid02LasY21i16TxdRAUckaqzGHXMELiodriJqKqeQPRx4AKWUxZG3JvSu8LqDqn1xsaTl
Hơn chục ngày nay, bạn bè khắp nơi nhắn Giang về việc NCĐTT bắt đầu mở bán ở trang Facebook Tiệm sách lịch sử. "Chúc mừng bản dịch rốt cuộc đã được phát hành nhé"; "Ơ, đây là sách thật hay giả hả chị?"; "Hình như NXB Sư Phạm mở bán rồi hả em?".
Tất nhiên, Giang, với tư cách là thành viên của nhóm dịch và hiệu đính, ngay lập tức nhờ Tuấn ở Hà Nội đặt mua 2 cuốn. Lúc đặt hàng, Giang đã nghĩ 99% là sách giả, nhưng không nghĩ chất lượng lại tệ tới mức này. Giang thấy vừa kỳ dị vừa nực cười vì tình huống ngớ ngẩn mà mình rơi vào: Công sức lao động của nhóm dịch chưa từng được ai ghi nhận thì đã bị lợi dụng để lừa đảo (mà than ôi, còn lừa đảo với chất lượng quá tồi!). Trong khi sách thật không ai mua nổi thì sách giả đã lan tràn khắp nơi. Nói nôm na là, chưa kịp ra mắt nhưng đã kịp bị bôi nhọ.
Bản thân Giang, trong vai trò người dịch giả và hiệu đính, chưa bao giờ được thông báo vì lý do gì mà bản dịch đã in xong tươm tất và gửi tặng nhóm dịch, lại không được phát hành. Giang không nghĩ cuốn sách này bị đình chỉ. Sinh viên của Giang vẫn đọc được bản lưu chiểu trong Thư viện Quốc gia như bình thường. Tức là, không có ai cấm cản. Vậy tại sao sách thật thì đắp chiếu, còn sách giả thì tràn lan? Trong khi đó, nhóm học giả đã bỏ bao nhiêu công sức để dịch, hiệu đính, và biên tập cuốn sách giờ đây phải gánh rủi ro là những kẻ cẩu thả và lừa đảo?
Bản sách giả này là một thảm hoạ. Ngay mục lục đã lố bịch đến mức hài hước. Người ta cũng tiện tay xoá bỏ hoàn toàn hơn 500 chú thích trong bản dịch gốc (!). Còn những lỗi sai vô tri thì tràn ngập khắp nơi.
Trong NCĐTT, Benedict Anderson bàn rất nhiều về mối quan hệ giữa việc in sách với sự thay đổi trong cách thức con người cảm thụ không-thời gian – điều rốt cuộc đã tạo nên cội rễ văn hoá của chủ nghĩa dân tộc. Sách "lậu" và hành trình lưu chuyển mang tính "lậu" của chủ nghĩa dân tộc là một trong những lập luận nổi bật mà Anderson nhiều lần nhấn mạnh. Thật thú vị là điều này vận ngay vào bản dịch Việt ngữ!
Nói về các bản dịch, ở chương sách cuối cùng, bổ sung năm 2005, Anderson đã dành thời gian truy lại một cách chi tiết cái ông gọi là “địa-tiểu sử” của mấy chục bản dịch của NCĐTT trên toàn cầu. Điểm thú vị là bản lậu ở Indonesia tệ tới mức Benedict Anderson phải tự tay dịch lại. Và bản dịch chính thức tại Indonesia đã phát hành từ năm 2001!
Hơn 20 năm sau, bản dịch Việt ngữ vẫn không dám phát hành mặc dù chẳng ai cấm, dù nó đã xuất hiện ở khắp mọi nơi trên cõi Á châu, bao gồm Trung Quốc. Trong mấy chục bản dịch tới thời điểm này, chắc chắn ấn bản Việt ngữ mới là nổi bật nhất về thân phận "lậu". Nếu Anderson còn sống, hẳn ông sẽ dành nhiều trang để mô tả về hành trình chìm nổi của ấn bản Việt ngữ – cũng là ấn bản mà ông mong chờ nhưng rốt cuộc không bao giờ được nhìn thấy.
Sách in ra nhưng không được phát hành. Chưa phát hành lại đã có bản giả tràn lan. Một cuốn sách chưa kịp sống mà cũng không được chết. Giang không biết VERSO sẽ nói gì nếu biết tường tận việc này, khi mà sách do họ bán bản quyền giờ ở trong trạng thái nửa sống nửa chết, vừa đa bội vừa vô danh. Đây không phải bản sách lậu/giả đầu tiên của NCĐTT ở Việt Nam và chắc chắn không phải bản cuối cùng. Chừng nào cuốn sách chưa có được một đời sống đàng hoàng hợp thức thì nó sẽ còn là bóng ma ám ảnh NXB Sư phạm.
https://www.facebook.com/giang.nguyenthu1982/posts/pfbid037iy1RocEjppvVj5qeTCh34v9UVoA7KzDELAUi3svET3D2ja5Zaebkq4iNKgDDPAQl
---
CẬP NHẬT
1. Sáng 6/8/2023, vẫn thấy việc rao bán sách trên mạng như bình thường
"
Cộng đồng tưởng tượng là một khái niệm do Benedict Anderson phát triển nên trong cuốn sách Cộng đồng tưởng tượng năm 1983 của ông nhằm để phân tích chủ nghĩa dân tộc. Anderson mô tả dân tộc như một cộng đồng do xã hội kiến tạo mà nên, bởi những người nhìn nhận bản thân là một phần của nhóm nào đó hình dung mà nên
Giá bán: 199k/1 cuốn - Miễn phí vận chuyển
"
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid0dRDFCKaRzFw1ti3XQ24xW7WWYzeZA4tR5vA8zubHo3Zr1cxBr6u5PT2tZFxKqo1Dl&id=100085868532274
..
BỔ SUNG
1.
Benedict Anderson (1936–2015) was Aaron L. Binenkorp Professor of International Studies Emeritus at Cornell University. He was Editor of the journal Indonesia and author of Java in a Time of Revolution; The Spectre of Comparisons: Nationalism, Southeast Asia, and the World; The Age of Globalization: Anarchists and the Anticolonial Imagination; and Imagined Communities.
https://www.versobooks.com/en-gb/blogs/authors/anderson-benedict
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.