Một chủ đề được quan tâm nhiều trong các thập niên đầu thế kỉ XXI.
Chủ nhân Giao Blog có tham gia viết bài và có trình bày tham luận tại hội thảo.
Tin tức từ các nơi.
Tháng 3 năm 2023,
Giao Blog
---
Một trong những hệ giá trị riêng mang bản sắc giai cấp công nhân được thể hiện rõ qua tinh thần Đoàn kết - Đồng tâm - Nghĩa tình trong lao động sản xuất.
TTXVN - Ngày 23/3, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thảo khoa học “Xây dựng và lan tỏa văn hóa doanh nghiệp, góp phần xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh”. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang dự hội thảo.
Tại Hội thảo, Tiến sỹ Chu Xuân Giao, Viện Nghiên cứu Văn hóa (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) cho rằng, mọi chiến lược kinh doanh đều dễ dàng bị sao chép, chỉ có văn hóa là thứ gene để doanh nghiệp làm nên sự khác biệt là nhận định rất chính xác bởi mỗi doanh nghiệp có một văn hóa riêng, phù hợp với lịch sử, truyền thống và lý tưởng của doanh nghiệp. Chính vì vậy, nhà nghiên cứu văn hóa Chu Xuân Giao khẳng định: Văn hóa doanh nghiệp có vai trò, ảnh hưởng rất lớn đến kinh doanh và hoạt động của doanh nghiệp.
Tiến sỹ Chu Xuân Giao cho biết, văn hóa công nhân, tức một thành viên của doanh nghiệp, được hiểu là "văn hóa doanh nghiệp" thẩm thấu trong mỗi người công nhân. Nói ở chiều ngược lại, mỗi người công nhân cùng một lúc sở hữu, thực hành, hưởng thụ văn hóa doanh nghiệp (gồm giá trị quan hệ giá trị và hệ thống quy phạm hoạt động). Đó là hai chiều biện chứng của văn hóa công nhân và văn hóa doanh nghiệp.
Cũng bởi vậy, văn hóa công nhân cần coi trọng cả hai nội dung (hệ giá trị và hệ thống quy phạm) và tính hai chiều trong quan hệ văn hóa công nhân - văn hóa doanh nghiệp. Chính văn hóa công nhân quyết định sự thành bại của quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Ngược lại, văn hóa doanh nghiệp được xây dựng từ văn hóa công nhân và cung cấp lại môi trường văn hóa doanh nghiệp cho công nhân được hưởng thụ.
Đồng tình với quan điểm trên, Tiến sỹ Nhạc Phan Linh, Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn cho rằng, con người tồn tại không chỉ cần những sản phẩm vật chất mà còn có nhu cầu hưởng thụ sản phẩm văn hóa tinh thần. Con người và xã hội càng phát triển, nhu cầu văn hóa tinh thần đòi hỏi ngày càng cao. Đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần đó chính là đảm bảo sự phát triển ngày càng nhiều của cải vật chất cho con người và xã hội.
Theo Tiến sỹ Nhạc Phan Linh, xây dựng văn hóa doanh nghiệp là hết sức cần thiết, vì bản thân doanh nghiệp không chỉ là một không gian kinh tế, vật chất xã hội. Bên trong nó, mối quan hệ giao tiếp giữa người lao động với nhau, người lao động với giới chủ còn xác lập những hình thức quy ước mang tính biểu tượng, thúc đẩy sự tin cậy, hiểu biết, góp phần xây dựng con người, là nguồn lực gián tiếp tạo ra giá trị vật chất, lợi ích kinh tế. Đó chính là văn hóa doanh nghiệp.
Phân tích những giá trị văn hóa tiêu biểu của giai cấp công nhân Việt Nam, Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn cho rằng, một trong những hệ giá trị riêng mang bản sắc giai cấp công nhân được thể hiện rõ qua tinh thần Đoàn kết - Đồng tâm - Nghĩa tình trong lao động sản xuất. Đoàn kết để lao động sản xuất, khắc phục khó khăn, nâng cao năng suất. Đồng tâm để đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng, theo đuổi sự nghiệp cách mạng. Nghĩa tình để chăm lo, giúp đỡ nhau vượt qua gian khó.
Tiến sỹ Nhạc Phan Linh nhấn mạnh: Khẩu hiệu “Kỷ luật và Đồng tâm - chúng ta nhất định thắng” từ cuộc tổng bãi công của 3 vạn thợ mỏ Cẩm Phả - Quảng Ninh tháng 11/1936, đã đem lại thành quả cho những công nhân hầm lò đầu thế kỷ XX và tinh thần đó sẽ tiếp tục được phát huy trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa để thực hiện khát vọng dân tộc.
Phó Chủ tịch Công đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam Nguyễn Thị Minh cho biết: Ngành khai thác than và người thợ mỏ đã tạo ra những dấu ấn riêng ở một vùng tài nguyên rộng lớn, làm nên một vùng văn hoá mới - văn hoá vùng mỏ. Tinh thần “Kỷ luật và Đồng tâm” đã trở thành “phông”văn hóa rất riêng của các doanh nghiệp ngành Than, giúp cho ngành Than - Khoáng sản vượt qua mọi khó khăn, thách thức để khẳng định là một trong 3 trụ cột an ninh năng lượng quốc gia.
Bà Nguyễn Thị Minh cho biết, nhờ tinh thần "Kỷ luật và Đồng tâm" được vận dụng và tỏa sáng đúng thời điểm, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam có vị thế như hôm nay. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, văn hóa như hiện nay, những doanh nghiệp giữ được nét riêng về văn hóa doanh nghiệp như Than - Khoáng sản Việt Nam là rất đáng trân trọng.
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Trần Thanh Lâm cho rằng: Hội thảo là diễn đàn rất có ý nghĩa, làm sâu sắc hơn nữa ý nghĩa, tầm quan trọng, nội dung của việc xây dựng và lan tỏa văn hóa doanh nghiệp; làm rõ thực trạng, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng văn hóa trong công nhân, hướng đến xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh; qua đó góp phần tiếp tục cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và triển khai hiệu quả ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc vào ngày 2411/2021.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận các nội dung: Sự cần thiết xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa công nhân; thực trạng văn hóa doanh nghiệp hiện nay và giải pháp xây dựng, phát triển văn hóa doanh nghiệp; cách thức xây dựng văn hóa doanh nghiệp, sự tham gia của người lao động trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp; quan hệ giữa văn hóa doanh nghiệp với việc làm, thu nhập và thực hiện chế độ, chính sách và xây dựng quan hệ lao động; các giải pháp nâng cao đời sống văn hóa tinh thần và sức khỏe cho công nhân; văn hóa doanh nghiệp và sự thúc đẩy nâng cao hiệu quả hoạt động của Công đoàn tại doanh nghiệp; văn hóa doanh nghiệp góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…/.
https://chinhsachcuocsong.vn/xay-dung-lan-toa-van-hoa-doanh-nghiep-xay-dung-giai-cap-cong-nhan-hien-dai/15046.html#
..
KIỀU VŨ - HẢI NGUYỄN - Thứ năm, 23/03/2023 13:54 (GMT+7)
Tới dự có Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Trần Thanh Lâm, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Đỗ Ngọc An.
Hội thảo diễn ra dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu và Thứ trưởng Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy.
Văn hóa công nhân là "văn hóa doanh nghiệp" trong mỗi người công nhân
Các nội dung được tập trung thảo luận gồm sự cần thiết xây dựng văn hoá doanh nghiệp, văn hoá công nhân; thực trạng văn hoá doanh nghiệp hiện nay và giải pháp xây dựng, phát triển văn hoá doanh nghiệp; cách thức xây dựng văn hoá doanh nghiệp, sự tham gia của người lao động trong xây dựng văn hoá doanh nghiệp; quan hệ giữa văn hóa doanh nghiệp với việc làm, thu nhập và thực hiện chế độ, chính sách và xây dựng quan hệ lao động; các giải pháp nâng cao đời sống văn hoá tinh thần và sức khoẻ cho công nhân; văn hoá doanh nghiệp và sự thúc đẩy nâng cao hiệu quả hoạt động của Công đoàn tại doanh nghiệp; văn hoá doanh nghiệp góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…
Ông Trần Thanh Lâm - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương: Hội thảo là diễn đàn rất có ý nghĩa nhằm làm sâu sắc hơn nữa ý nghĩa, tầm quan trọng, nội dung của việc xây dựng và lan toả văn hoá doanh nghiệp; làm rõ thực trạng, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng văn hoá trong công nhân, hướng đến xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh; qua đó góp phần tiếp tục cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và triển khai hiệu quả ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hoá toàn quốc, ngày 24.11.2021.
Theo TS.Chu Xuân Giao, Viện Nghiên cứu Văn hoá - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, văn hoá công nhân, tức một thành viên của doanh nghiệp, thì được hiểu là "văn hóa doanh nghiệp" thẩm thấu trong mỗi người công nhân. Nói ở chiều ngược lại, mỗi người công nhân cùng một lúc sở hữu, thực hành, hưởng thụ văn hóa doanh nghiệp (gồm giá trị quan hệ giá trị và hệ thống qui phạm hoạt động). Đó là hai chiều biện chứng của văn hóa công nhân và văn hóa doanh nghiệp.
Cũng bởi vậy, văn hoá công nhân cần coi trọng cả hai nội dung (hệ giá trị và hệ thống qui phạm) và tính hai chiều trong quan hệ văn hoá công nhân - văn hóa doanh nghiệp. Chính văn hoá công nhân quyết định sự thành bại của quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp, ngược lại văn hóa doanh nghiệp được xây dựng từ văn hoá công nhân và cung cấp lại một môi trường văn hóa doanh nghiệp cho công nhân được hưởng thụ.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Theo ông Đinh Sỹ Phúc - Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty Cổ phần TKG Tae Kwang Vina, để xây dựng và lan tỏa văn hóa doanh nghiệp, Ban Giám đốc Công ty và Ban Chấp hành Công đoàn Tae Kwang Vina đã thống nhất xác định văn hoá doanh nghiệp sẽ được thể hiện thông qua hành vi, niềm tin, thái độ, cách thức xử lý công việc của toàn thể các thành viên từ công nhân lao động tới lãnh đạo doanh nghiệp.
Vì vậy muốn xây dựng văn hóa doanh nghiệp, mọi người cần hiểu rõ các nội dung phải thực hiện và lan tỏa. Cụ thể, xác định các trụ cột chính cần phải lan tỏa trong công nhân lao động gồm: Xây dựng văn hóa an toàn nhằm tạo dựng môi trường làm việc tốt nhất cho người lao động, an toàn trong sản xuất, di chuyển và sinh hoạt; xây dựng nguyên tắc ứng xử của tất cả các thành viên; tối đa hóa giá trị cho khách hàng thông qua hệ thống kiểm soát chất lượng hoàn hảo và giảm chi phí giá thành; nâng cao phúc lợi cho người lao động bằng các chương trình, chính sách tối ưu cho người lao động; phát triển bền vững doanh nghiệp gắn với trách nhiệm cộng đồng.
Trao đổi tại Hội thảo, bà Bùi Ngọc Điệp - Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) cho biết Viettel có ý thức xây dựng văn hóa doanh nghiệp từ rất sớm. Bởi Viettel nhận thức nếu không có văn hóa thì doanh nghiệp sẽ khó tồn tại lâu dài và đặc biệt là gặp nhiều thách thức khi phát triển nhanh. Các giá trị văn hóa của Viettel được đưa vào quy trình và hệ thống để cán bộ nhân viên thực hành hàng ngày. Để cài đặt văn hóa số vào tổ chức bên cạnh các hệ thống và công cụ vận hành, Viettel còn xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá để đưa việc thực hành các giá trị văn hóa số vào trong tổ chức và lượng hóa thành các chỉ tiêu cụ thể. Từ đó chỉ dẫn cho cán bộ nhân viên hành động.
Hội thảo là hoạt động thiết thực, cụ thể của các cấp công đoàn chào mừng kỷ niệm 80 năm ra đời “Đề cương về Văn hóa Việt Nam”. Tham dự Hội thảo có hơn 100 đại biểu là lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương; Ban Kinh tế Trung ương, Ban Dân vận Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Uỷ ban Văn hoá của Quốc hội; Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; các bộ, ngành, cơ quan nghiên cứu, các trường Đại học; lãnh đạo các Tổng Cục, đơn vị của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; lãnh đạo các Ban, đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn và một số Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương; lãnh đạo một số doanh nghiệp.
https://laodong.vn/cong-doan/van-hoa-doanh-nghiep-gop-phan-xay-dung-giai-cap-cong-nhan-hien-dai-1170851.ldo
..
CÔNG ĐOÀN - 23/03/2023 18:47 YẾN NHI
Lan tỏa văn hóa doanh nghiệp trong các hoạt động công đoàn
Chia sẻ tại Hội thảo “Xây dựng và lan tỏa văn hóa doanh nghiệp, góp phần xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp cùng Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch tổ chức sáng 23/3, bà Nghiêm Thùy Lan – Chủ tịch Công đoàn Dầu khí Việt Nam cho rằng, công đoàn đã trở thành một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng, bồi đắp, tái tạo và lan tỏa văn hóa dầu khí cho toàn thể người lao động.
Hội thảo khoa học “Xây dựng và lan tỏa văn hóa doanh nghiệp, góp phần xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh”. Ảnh: Hải Nguyễn |
“Trong các chương trình hoạt động lớn, công đoàn đều có lồng ghép và chuyển tải các giá trị văn hóa, phương châm hành động, sứ mệnh, tầm nhìn của ngành Dầu khí đến với người lao động. Đồng thời, công đoàn cũng có những kênh truyền thông về văn hóa như website, fanpage, bản tin…”, bà Lan chia sẻ.
Chủ tịch Công đoàn Dầu khí Việt Nam cũng cho biết, đơn vị chủ trì, tổ chức nhiều hoạt động lan tỏa văn hóa dầu khí trong gần 6.000 đoàn viên, công nhân lao động, đóng góp quan trọng vào kết quả giữ gìn, xây dựng và tái tạo văn hóa dầu khí cũng như việc chăm lo đời sống tinh thần cho người lao động.
Bà Nghiêm Thùy Lan – Chủ tịch Công đoàn Dầu khí Việt Nam trình bày tham luận "Vai trò của Công đoàn trong xây dựng và lan tỏa văn hóa doanh nghiệp". Ảnh: Hải Nguyễn |
Chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn trong việc lan tỏa văn hóa trong công nhân lao động, ông Đinh Sỹ Phúc – Chủ tịch CĐCS Công ty Cổ phần TKG Tae Kwang Vina cho rằng, xây dựng và lan tỏa văn hóa doanh nghiệp sẽ góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ tại doanh nghiệp.
“Với 34.000 công nhân lao động đến từ mọi miền Tổ quốc, họ chưa thực sự biết văn hóa doanh nghiệp nơi họ làm việc là gì nên đầu tiên công đoàn chúng tôi phải tuyên truyền cho họ thấu hiểu một trong những giá trị của doanh nghiệp đó là sự công bằng. Dù cho họ xuất phát từ đâu, hoàn cảnh nào, đã đến đây làm việc đều được đối xử công bằng như nhau. Để làm được điều đó, cán bộ công đoàn luân phiên nhau thường xuyên tổ chức đối thoại với người lao động tại nơi ở, nơi trọ, nơi làm việc. Điều này giúp công đoàn có những cuộc thương lượng tập thể rất thành công và hiệu quả”, ông Phúc cho biết.
Cũng theo ông Phúc, văn hóa là do chủ doanh nghiệp xây dựng nhưng công đoàn lại bổ sung những thành tố cần thiết. Đồng thời công đoàn cũng lắng nghe ý kiến của người lao động để điều chỉnh các chương trình hành động ngày một thiết thực hơn.
“Doanh nghiệp chúng tôi thành lập ở Hàn Quốc 28 năm và khi sang Việt Nam có nhiều yếu tố không còn phù hợp. Thông qua quá trình chăm lo, lắng nghe, thấu hiểu công nhân, công đoàn xây dựng những chương trình, kế hoạch cụ thể, chi tiết để yêu cầu doanh nghiệp điều chỉnh phù hợp với chiến lược kinh doanh và với văn hóa công nhân lao động tại Việt Nam”, ông Phúc nói rõ thêm.
Để làm rõ hơn vai trò của công đoàn trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, ông Uông Quang Huy – Phó Chủ tịch Công đoàn Điện lực thì cho rằng, có 3 giá trị của văn hóa doanh nghiệp liên quan gần gũi nhất đến hoạt động công đoàn gồm: xây dựng một môi trường làm việc tốt, tạo động lực cho NLĐ; tạo nên những sản phẩm dịch vụ tốt từ đó tạo ra việc làm và thu nhập cho NLĐ; cải thiện phúc lợi của NLĐ.
“Chính vì vậy, công đoàn nên tích cực chủ động tham gia phối hợp với chủ doanh nghiệp để xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở 5 khía cạnh gồm: nâng cao nhận thức của NLĐ về VHDN; tuyên truyền vận động NLĐ thực hiện tốt nhiệm vụ; xây dựng văn hóa trong đạo đức và nâng cao chất lượng cuộc sống; xây dựng văn hóa và giao tiếp ứng xử giao tiếp của NLĐ và cuối cùng là xây dựng cảnh quan môi trường làm việc. Giá trị của văn hóa doanh nghiệp trở thành một phần mục tiêu của hoạt động công đoàn cũng như thúc đẩy và nâng cao hoạt động của tổ chức Công đoàn trong doanh nghiệp”, Phó Chủ tịch Công đoàn Điện lực cho biết.
Văn hóa doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động công đoàn
Theo Tiến sĩ Chu Xuân Giao – Viện nghiên cứu Văn hóa, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, văn hóa công nhân (VHCN) được hiểu là “văn hóa doanh nghiệp” thẩm thấu trong mỗi người công nhân.
Tiến sĩ Chu Xuân Giao - Viện nghiên cứu Văn hóa, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Hải Nguyễn |
“Mỗi người công nhân cùng một lúc sở hữu, thực hành, hưởng thụ văn hóa doanh nghiệp. Lâu nay, các nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam thường quá nhấn mạnh vào nội dung hệ giá trị, còn phía các cơ quan quản lý thường chú trọng tới nội dung hệ thống quy phạm hoạt động. Bây giờ, ở cách hiểu mới nhất, văn hóa doanh nghiệp là phải gồm cả hai nội dung, quan hệ giữa chúng là không tách rồi”, tiến sĩ Chu Xuân Giao cho biết.
Cũng chính vì thế, nhiều tham luận tại hội thảo đều cho rằng, công nhân là lực lượng nòng cốt trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã chủ động có kế hoạch phối hợp với các bên liên quan thực hiện xây dựng, phát triển văn hóa công nhân. Hiện nay, hệ thống Công đoàn có 30 cung văn hóa lao động, nhà văn hóa lao động cấp tỉnh, 6 trung tâm văn hóa lao động, nhà văn hóa công nhân khu công nghiệp, 16 nhà văn hóa lao động quận, huyện. Tuy nhiên, theo đánh giá công cuộc xây dựng văn hóa công nhân vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần được quan tâm khắc phục trong thời gian tới.
Phát biểu tại hội thảo, đồng chí Ngọ Duy Hiểu – Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng, văn hóa doanh nghiệp tốt thì công tác chăm lo, bảo vệ quyền lợi của công đoàn cho NLĐ sẽ bớt “nhọc nhằn” hơn.
Đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Đồng chí Trịnh Thị Thủy - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng chủ trì hội thảo. Ảnh: Hải Nguyễn |
“Văn hóa doanh nghiệp là hết sức cần thiết và quan trọng trong mối quan hệ với công nhân và người lao động. Đây chính là tiền đề tạo nên môi trường làm việc tốt cho NLĐ, giúp tạo ra năng suất lao động cao, chất lượng hiệu quả công việc tốt. Đồng thời văn hóa doanh nghiệp cũng tạo môi trường cho người lao động thụ hưởng, thậm chí tạo ra những giá trị cho chính NLĐ. Và chắc chắn khi văn hóa doanh nghiệp được xây dựng dựa trên những giá trị chuẩn mực, tích cực sẽ giúp cho NLĐ có việc làm bền vững, có thu nhập ngày càng cao. Và văn hóa doanh nghiệp thúc đẩy và nâng cao hoạt động của công đoàn, giúp NLĐ sống trong một môi trường ngày càng nhân văn hơn”, đồng chí Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh.
https://laodongcongdoan.vn/van-hoa-doanh-nghiep-giup-viec-cham-lo-bao-ve-nguoi-lao-dong-bot-nhoc-nhan-93894.html
..
Xây dựng và lan tỏa văn hóa doanh nghiệp
HÀ PHONG
17:29 thứ năm ngày 23/03/2023
(HNMO) - Ngày 23-3, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức hội thảo khoa học “Xây dựng và lan tỏa văn hóa doanh nghiệp, góp phần xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh”.
Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu và Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy chủ trì hội thảo.
Tham dự hội thảo có hơn 100 đại biểu là lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Kinh tế Trung ương, Ban Dân vận Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ủy ban Văn hoá của Quốc hội, Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam; các bộ, ngành, cơ quan nghiên cứu, các trường đại học, liên đoàn lao động các tỉnh, thành phố, lãnh đạo một số doanh nghiệp...
15 tham luận của các nhà khoa học, nhà quản lý, cán bộ công đoàn đã tập trung thảo luận về thực trạng văn hoá doanh nghiệp hiện nay và giải pháp xây dựng, phát triển văn hoá doanh nghiệp; sự tham gia của người lao động trong xây dựng văn hoá doanh nghiệp; quan hệ giữa văn hóa doanh nghiệp với việc làm, thu nhập và thực hiện chế độ, chính sách, xây dựng quan hệ lao động.
Theo TS. Chu Xuân Giao, Viện Nghiên cứu văn hóa, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, văn hoá công nhân, tức một thành viên của doanh nghiệp, được hiểu là "văn hóa doanh nghiệp" thẩm thấu trong mỗi người công nhân. Nói ở chiều ngược lại, mỗi người công nhân cùng một lúc sở hữu, thực hành, hưởng thụ văn hóa doanh nghiệp (gồm quan hệ giá trị và hệ thống quy phạm hoạt động). Đó là hai chiều biện chứng của văn hóa công nhân và văn hóa doanh nghiệp. Cũng bởi vậy, văn hoá công nhân cần coi trọng cả hai nội dung (hệ giá trị và hệ thống quy phạm) và tính hai chiều trong quan hệ văn hoá công nhân - văn hóa doanh nghiệp. Chính văn hoá công nhân quyết định sự thành bại của quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp, ngược lại văn hóa doanh nghiệp được xây dựng từ văn hoá công nhân và cung cấp lại một môi trường văn hóa doanh nghiệp cho công nhân được hưởng thụ.
Để xây dựng và lan tỏa văn hóa doanh nghiệp, theo ông Đinh Sỹ Phúc - Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty cổ phần TKG Tae Kwang Vina, Ban Giám đốc Công ty và Ban Chấp hành Công đoàn Tae Kwang Vina đã thống nhất xác định văn hoá doanh nghiệp sẽ được thể hiện thông qua hành vi, niềm tin, thái độ, cách thức xử lý công việc của toàn thể các thành viên từ công nhân, lao động tới lãnh đạo doanh nghiệp.
Vì vậy, muốn xây dựng văn hóa doanh nghiệp, mọi người cần hiểu rõ các nội dung phải thực hiện và lan tỏa. Cụ thể, xác định các trụ cột chính, cần phải lan tỏa trong công nhân lao động gồm: Xây dựng văn hóa an toàn nhằm tạo dựng môi trường làm việc tốt nhất cho người lao động, an toàn trong sản xuất, di chuyển và sinh hoạt; xây dựng nguyên tắc ứng xử của tất cả các thành viên; tối đa hóa giá trị cho khách hàng thông qua hệ thống kiểm soát chất lượng hoàn hảo và giảm chi phí giá thành; nâng cao phúc lợi cho người lao động bằng các chương trình, chính sách tối ưu cho người lao động; phát triển bền vững doanh nghiệp gắn với trách nhiệm cộng đồng.
http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Van-hoa/1059118/xay-dung-va-lan-toa-van-hoa-doanh-nghiep
..
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.