Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

26/09/2022

Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (VASS) năm 2022 : cập nhật tình hình hạ tuần tháng 9

Tháng 11 năm 2019, tức khoảng 3 năm trước, Giao Blog đã đi bài "Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam : bổ nhiệm Tân Chủ tịch, những kì vọng và những bàn luận" (xem ở đây).

Đại khái, thời điểm đó, có một câu nói được dư luận quan tâm là: "Nếu tôi không cháy lên, nếu anh không cháy lên, nếu chúng ta không cháy lên thì làm sao bóng tối trở thành ánh sáng".

Bây giờ là cập nhật tình hình ở hạ tuần tháng 9 năm 2022.

Mở đầu là mấy tin phát đi trong ngày 26/9/2022 của các cơ quan báo chí chính thống. Các cập nhật và bổ sung thì dán dần lên ở bên dưới như mọi khi.

Tháng 9 năm 2022,

Giao Blog


---


Thứ 2, 26/09/2022 | 17:42

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 20 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 23 và 26/9/2022, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 20. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.

Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:

I- Xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam các nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2020 - 2025, UBKT Trung ương nhận thấy:

Ban Thường vụ Đảng ủy Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã vi phạm các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng và Quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo; thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm trong công tác cán bộ; quản lý, sử dụng tài chính, tài sản, đầu tư công; quản lý nghiên cứu khoa học; đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ; giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện không nghiêm chỉ đạo, kết luận của các tổ chức đảng cấp trên.

Trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm nêu trên thuộc về Ban Thường vụ Đảng ủy Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và các đồng chí: Bùi Nhật Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch; Đặng Xuân Thanh, Phó Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Đảng ủy, Phó Chủ tịch; Nguyễn Đức Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Đảng ủy, Phó Chủ tịch; Nguyễn Văn Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy, Viện trưởng Viện Dân tộc học; Nguyễn Tài Đông, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Đảng ủy, Viện trưởng Viện Triết học; Phùng Ngọc Tấn, Bí thư Chi bộ, Quyền Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ và một số đồng chí nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và các đơn vị trực thuộc.  

Những vi phạm nêu trên đã được các tổ chức đảng cấp trên chỉ ra nhưng không kịp thời khắc phục, sửa chữa, để kéo dài nhiều năm, gây hậu quả nghiêm trọng, mất đoàn kết nội bộ, bức xúc trong cán bộ, đảng viên, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.

Căn cứ quy định của Đảng, UBKT Trung ương quyết định thi hành kỷ luật: Cảnh cáo Ban Thường vụ Đảng ủy Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam các nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2020 - 2025 và đồng chí Đặng Xuân ThanhKhiển trách các đồng chí: Nguyễn Đức MinhNguyễn Văn Minh, Nguyễn Tài Đông và tiếp tục xem xét, xử lý kỷ luật các đảng viên khác có liên quan.

UBKT Trung ương đề nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đồng chí Bùi Nhật Quang. Yêu cầu Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát; chỉ đạo khắc phục các vi phạm, khuyết điểm tại Đảng bộ Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

II- Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, UBKT Trung ương đã kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh An Giang; qua kiểm tra nhận thấy:

Các Ban cán sự đảng: Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh; các Ban Thường vụ Đảng ủy: Công an, Bộ đội biên phòng, Cục Hải quan và Đảng ủy Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, Quy chế làm việc; không thực hiện nghiêm chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để nhiều tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ được giao, nhất là các vụ án, vụ việc nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.

Những vi phạm này đã kéo dài nhiều năm nhưng chậm phát hiện, xử lý, gây hậu quả nghiêm trọng; nhiều cán bộ, đảng viên trong các cơ quan trên bị xử lý kỷ luật, xử lý hình sự; gây dư luận xấu trong xã hội, ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, tham nhũng, tiêu cực, đến uy tín của các tổ chức đảng và các ngành chức năng.

Trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm nêu trên thuộc về các tổ chức đảng và một số đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Công an, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Bộ đội biên phòng, Cục Hải quan và Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.   

UBKT Trung ương yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh nghiệm sâu sắc; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; chỉ đạo, xem xét trách nhiệm, phối hợp xử lý kỷ luật một số tổ chức, cá nhân vi phạm có liên quan.

III- Xem xét Báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật một số đảng viên liên quan đến Vụ án “Đưa hối lộ, nhận hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Bộ Ngoại giao, Hà Nội và các tỉnh, thành phố, UBKT Trung ương nhận thấy:

Đồng chí Tô Anh Dũng, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và đồng chí Nguyễn Quang Linh, Trợ lý đồng chí Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đã thiếu tu dưỡng, rèn luyện, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương; làm sai lệch chủ trương đúng đắn, nhân đạo của Đảng, Nhà nước trong việc tổ chức các chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước khi dịch Covid-19 bùng phát; gây hậu quả rất nghiêm trọng, dư luận xấu, bức xúc trong xã hội, làm giảm uy tín của tổ chức đảng.

UBKT Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật các đồng chí Tô Anh Dũng và Nguyễn Quang Linh.

IV- Xem xét kết quả kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBKT Tỉnh ủy; kiểm tra tài chính đảng đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế, UBKT Trung ương nhận thấy bên cạnh những ưu điểm, các tổ chức đảng trên còn có một số vi phạm, khuyết điểm, hạn chế trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật trong Đảng và việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Đảng; yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế phát huy ưu điểm, kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh nghiệm sâu sắc, kịp thời khắc phục, sửa chữa những vi phạm, khuyết điểm, hạn chế đã chỉ ra.

V- Cũng tại kỳ họp này, UBKT Trung ương đã xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng khác.

ỦY BAN KIỂM TRA TRUNG ƯƠNG

https://ubkttw.vn/danh-muc/tin-tuc-thoi-su/thong-cao-bao-chi-ky-hop-thu-20-cua-uy-ban-kiem-tra-trung-uong.html?fbclid=IwAR0iiT3jQDeyWwpBeFoBjym7W0qKvAK8Of1d2JSS7pGYD4xzsQRMeggE2FE




Toàn văn thông cáo báo chí kỳ họp thứ 20 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thu Hằng

Nhà báo

VietNamNet trân trọng giới thiệu toàn văn thông cáo kỳ họp thứ 20 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương diễn ra trong các ngày 23 và 26/9, dưới sự chủ trì của ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Trong các ngày 23 và 26/9/2022, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 20. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.

Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:

I- Xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam các nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2020 - 2025, UBKT Trung ương nhận thấy:

Ban Thường vụ Đảng ủy Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã vi phạm các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng và Quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo; thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm trong công tác cán bộ; quản lý, sử dụng tài chính, tài sản, đầu tư công; quản lý nghiên cứu khoa học; đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ; giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện không nghiêm chỉ đạo, kết luận của các tổ chức đảng cấp trên.

Trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm nêu trên thuộc về Ban Thường vụ Đảng ủy Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và các đồng chí: Bùi Nhật Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch; Đặng Xuân Thanh, Phó Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Đảng ủy, Phó Chủ tịch; Nguyễn Đức Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Đảng ủy, Phó Chủ tịch; Nguyễn Văn Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy, Viện trưởng Viện Dân tộc học; Nguyễn Tài Đông, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Đảng ủy, Viện trưởng Viện Triết học; Phùng Ngọc Tấn, Bí thư Chi bộ, Quyền Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ và một số đồng chí nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và các đơn vị trực thuộc.  

Những vi phạm nêu trên đã được các tổ chức đảng cấp trên chỉ ra nhưng không kịp thời khắc phục, sửa chữa, để kéo dài nhiều năm, gây hậu quả nghiêm trọng, mất đoàn kết nội bộ, bức xúc trong cán bộ, đảng viên, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.

Căn cứ quy định của Đảng, UBKT Trung ương quyết định thi hành kỷ luật: Cảnh cáo Ban Thường vụ Đảng ủy Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam các nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2020 - 2025 và đồng chí Đặng Xuân Thanh; Khiển trách các đồng chí: Nguyễn Đức Minh, Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Tài Đông và tiếp tục xem xét, xử lý kỷ luật các đảng viên khác có liên quan.

UBKT Trung ương đề nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đồng chí Bùi Nhật Quang. Yêu cầu Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát; chỉ đạo khắc phục các vi phạm, khuyết điểm tại Đảng bộ Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

II- Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, UBKT Trung ương đã kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh An Giang; qua kiểm tra nhận thấy:

Các Ban cán sự đảng: Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh; các Ban Thường vụ Đảng ủy: Công an, Bộ đội biên phòng, Cục Hải quan và Đảng ủy Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, Quy chế làm việc; không thực hiện nghiêm chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để nhiều tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ được giao, nhất là các vụ án, vụ việc nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.

Những vi phạm này đã kéo dài nhiều năm nhưng chậm phát hiện, xử lý, gây hậu quả nghiêm trọng; nhiều cán bộ, đảng viên trong các cơ quan trên bị xử lý kỷ luật, xử lý hình sự; gây dư luận xấu trong xã hội, ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, tham nhũng, tiêu cực, đến uy tín của các tổ chức đảng và các ngành chức năng.

Trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm nêu trên thuộc về các tổ chức đảng và một số đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Công an, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Bộ đội biên phòng, Cục Hải quan và Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.   

UBKT Trung ương yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh nghiệm sâu sắc; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; chỉ đạo, xem xét trách nhiệm, phối hợp xử lý kỷ luật một số tổ chức, cá nhân vi phạm có liên quan.

III- Xem xét Báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật một số đảng viên liên quan đến Vụ án “Đưa hối lộ, nhận hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Bộ Ngoại giao, Hà Nội và các tỉnh, thành phố, UBKT Trung ương nhận thấy:

Đồng chí Tô Anh Dũng, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và đồng chí Nguyễn Quang Linh, Trợ lý đồng chí Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đã thiếu tu dưỡng, rèn luyện, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương; làm sai lệch chủ trương đúng đắn, nhân đạo của Đảng, Nhà nước trong việc tổ chức các chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước khi dịch Covid-19 bùng phát; gây hậu quả rất nghiêm trọng, dư luận xấu, bức xúc trong xã hội, làm giảm uy tín của tổ chức đảng.

UBKT Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật các đồng chí Tô Anh Dũng và Nguyễn Quang Linh.

IV- Xem xét kết quả kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBKT Tỉnh ủy; kiểm tra tài chính đảng đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế, UBKT Trung ương nhận thấy bên cạnh những ưu điểm, các tổ chức đảng trên còn có một số vi phạm, khuyết điểm, hạn chế trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật trong Đảng và việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Đảng; yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế phát huy ưu điểm, kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh nghiệm sâu sắc, kịp thời khắc phục, sửa chữa những vi phạm, khuyết điểm, hạn chế đã chỉ ra.

V- Cũng tại kỳ họp này, UBKT Trung ương đã xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng khác.

https://vietnamnet.vn/toan-van-thong-cao-bao-chi-ky-hop-thu-20-cua-uy-ban-kiem-tra-trung-uong-2063877.html


..


Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật ông Bùi Nhật Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

Trong các ngày 23 và 26/9/2022, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 20 dưới sự chủ trì của ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.

Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam các nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2020 - 2025, UBKT Trung ương nhận thấy:

Ban Thường vụ Đảng ủy Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã vi phạm các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng và Quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo; thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm trong công tác cán bộ; quản lý, sử dụng tài chính, tài sản, đầu tư công; quản lý nghiên cứu khoa học; đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ; giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện không nghiêm chỉ đạo, kết luận của các tổ chức đảng cấp trên.

Ông Bùi Nhật Quang

Trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm nêu trên thuộc về Ban Thường vụ Đảng ủy Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và các ông: Bùi Nhật Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch; Đặng Xuân Thanh, Phó Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Đảng ủy, Phó Chủ tịch; Nguyễn Đức Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Đảng ủy, Phó Chủ tịch.

Đồng thời cũng có trách nhiệm của các ông: Nguyễn Văn Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy, Viện trưởng Viện Dân tộc học; Nguyễn Tài Đông, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Đảng ủy, Viện trưởng Viện Triết học; Phùng Ngọc Tấn, Bí thư Chi bộ, Quyền Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ và một số nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và các đơn vị trực thuộc.  

Những vi phạm nêu trên đã được các tổ chức đảng cấp trên chỉ ra nhưng không kịp thời khắc phục, sửa chữa, để kéo dài nhiều năm, gây hậu quả nghiêm trọng, mất đoàn kết nội bộ, bức xúc trong cán bộ, đảng viên, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.

Căn cứ quy định của Đảng, UBKT Trung ương quyết định thi hành kỷ luật: Cảnh cáo Ban Thường vụ Đảng ủy Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam các nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2020 - 2025 và ông Đặng Xuân Thanh; Khiển trách các ông: Nguyễn Đức Minh, Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Tài Đông và tiếp tục xem xét, xử lý kỷ luật các đảng viên khác có liên quan.

UBKT Trung ương đề nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật ông Bùi Nhật Quang và yêu cầu Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát; chỉ đạo khắc phục các vi phạm, khuyết điểm tại Đảng bộ Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

https://vietnamnet.vn/de-nghi-bo-chinh-tri-ky-luat-uy-vien-trung-uong-bui-nhat-quang-2063860.html

..


..



----

CẬP NHẬT


8.

Ngày 29/11, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký quyết định của Thủ tướng về việc thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với ông Bùi Nhật Quang, trong thời gian giữ chức Chủ tịch Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

Thời gian thi hành kỷ luật tính từ thời điểm công bố quyết định ngày 30/9 của Bộ Chính trị về thi hành kỷ luật đảng.

Trước đó, ngày 30/9, sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Bùi Nhật Quang.

Ông Quang phải chịu trách nhiệm chính, trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam nhiệm kỳ 2015-2020 (giai đoạn từ tháng 11/2019 đến tháng 8/2020) và nhiệm kỳ 2020-2025.

Vi phạm, khuyết điểm của ông Bùi Nhật Quang gây hậu quả nghiêm trọng, mất đoàn kết nội bộ, bức xúc trong cán bộ, đảng viên, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và bản thân.

Đầu tháng 10, Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII thống nhất để ông Bùi Nhật Quang thôi tham gia BCH Trung ương khóa XIII.

Tiến sĩ Đặng Xuân Thanh, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam được giao tạm thời phụ trách điều hành Viện.

https://vietnamnet.vn/thu-tuong-ky-luat-canh-cao-ong-bui-nhat-quang-2086359.html



7.





181 lượt xem 
Đã công chiếu vào 27 thg 10, 2022

Sáng ngày 26-10-2022 , tại Hà Nội “Tổ chiến đấu” chống tham nhũng - tiêu cực - lãng phí tại VIỆN HÀN LÂM KHXH VN, gặp mặt sơ kết giai đoạn 1.
Những người thực hiện:
Thiếu tướng Hoàng Kiền – AHLLVTND, nguyên Tư lệnh Binh chùng Công Binh.
Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Đức Tồn – nguyên viện trưởng Viện ngôn ngữ học Việt Nam.
Đồng chí Cưu chiến binh Phạm Hạ Long - nguyên chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam.
Đồng chí Cựu chiến binh Hoàng Hiền – nguyên cán bộ Trung đoàn 24 Sư đoàn 304.
Đồng chí Cựu chiến binh Nguyễn Quốc Huy – nguyên chiến sĩ Sư đoàn 968, Ban truyền thông TT truyền hình TVC Việt Nam.


https://www.youtube.com/watch?app=desktop&v=g7V8b0hVjmg

6.


Thứ 5, 20/10/2022 | 17:17

Trong các ngày 18 và 19/10/2022, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 21. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.

Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:

I- Xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng Uỷ ban nhân dân (UBND) thành phố Đà Nẵng trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19:

UBKT Trung ương ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực, quyết tâm, quyết liệt của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố Đà Nẵng trong công tác phòng, chống dịch, góp phần kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh, phục hồi, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trong lãnh đạo, chỉ đạo, Ban cán sự đảng UBND thành phố Đà Nẵng đã vi phạm quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để UBND Thành phố và một số tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong mua sắm, quản lý, sử dụng sinh phẩm, hóa chất, vật tư, trang thiết bị y tế; trong quản lý, sử dụng các nguồn hỗ trợ; để xảy ra vụ án tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) của Thành phố. Những vi phạm, khuyết điểm nêu trên có nguy cơ thất thoát lớn ngân sách nhà nước, gây dư luận bức xúc, làm giảm uy tín của cấp ủy và chính quyền Thành phố.

Trách nhiệm đối với những vi phạm, khuyết điểm nêu trên thuộc về Ban cán sự đảng UBND thành phố Đà Nẵng và các đồng chí: Lê Trung Chinh, Phó Bí thư Thành ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND Thành phố; Huỳnh Đức Thơ, nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch UBND Thành phố; Hồ Kỳ Minh, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Bí thư Ban cán sự đảng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố; Ngô Thị Kim Yến, Thành ủy viên, Ủy viên Ban cán sự đảng, Phó Chủ tịch UBND Thành phố, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Giám đốc Sở Y tế; Trần Văn Miên, nguyên Thành ủy viên, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch UBND Thành phố; Nguyễn Văn Phụng, Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Tài chính, Tôn Thất Thạnh, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc CDC Thành phố. Liên quan đến vấn đề này còn có trách nhiệm của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng và một số tổ chức đảng, đảng viên.

Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm; căn cứ quy định của Đảng, UBKT Trung ương quyết định: Khiển trách Ban cán sự đảng UBND thành phố Đà Nẵng các nhiệm kỳ 2016 - 2021, 2021 - 2026 và các đồng chí: Lê Trung ChinhHuỳnh Đức ThơHồ Kỳ MinhTrần Văn MiênNguyễn Văn PhụngCảnh cáo đồng chí Ngô Thị Kim YếnKhai trừ ra khỏi Đảng đồng chí Tôn Thất Thạnh.

UBKT Trung ương yêu cầu Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh nghiệm sâu sắc; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục kịp thời các vi phạm, khuyết điểm đã được chỉ ra; kiểm điểm, xử lý kỷ luật, xem xét trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan, báo cáo kết quả về UBKT Trung ương.

II- Tiếp tục xem xét một số đảng viên liên quan đến vi phạm của Ban Thường vụ Đảng ủy Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật:

Khai trừ ra khỏi Đảng đồng chí Phùng Ngọc Tấn, nguyên Bí thư Chi bộ, nguyên Quyền Trưởng Ban Tổ chức cán bộ, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

Cảnh cáo đồng chí Nguyễn Quang Thuấn, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

Khiển trách các đồng chí: Phạm Văn Đức, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm, nguyên Giám đốc Học viện Khoa học xã hội; Võ Quang Trọng, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Viện Hàn lâm, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam; Trần Minh Tuấn, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Viện Hàn lâm, nguyên Trưởng Ban Tổ chức cán bộ, nguyên Phó Giám đốc Thường trực Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

III- Thực hiện kết luận của UBKT Trung ương tại Kỳ họp thứ 19 đối với Ban cán sự đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhiệm kỳ 2016 - 2021; căn cứ quy định của Đảng, UBKT Trung ương quyết định thi hành kỷ luật:

Cảnh cáo các đồng chí: Mai Văn Trinh, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ, Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Ủy viên Thường trực Ban Chỉ đạo kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia năm 2018 và năm 2021; Nguyễn Huy Bằng, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, nguyên Chủ nhiệm UBKT Đảng ủy Bộ, nguyên Chánh Thanh tra Bộ; Trần Thanh Khiết, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ, Giám đốc Ban Quản lý các dự án; Trần Tú Khánh, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ, nguyên Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Khiển trách đồng chí Nguyễn Hữu Độ, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

UBKT Trung ương đề nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật Ban cán sự đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhiệm kỳ 2016 - 2021 và đồng chí Phùng Xuân Nhạ, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

IV- Xem xét báo cáo của Tỉnh ủy Hòa Bình và Tỉnh ủy Khánh Hòa, UBKT Trung ương nhận thấy:  

- Đồng chí Hà Quang Dĩnh, nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình đã vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, vi phạm pháp luật trong hoạt động tố tụng, gây hậu quả rất nghiêm trọng, thiệt hại tiền, tài sản của Nhà nước, gây dư luận xấu trong xã hội, làm giảm uy tín của tổ chức đảng và Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình.

- Đồng chí Nguyễn Hữu Hảo, Tỉnh ủy viên, Ủy viên Đảng đoàn, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách, Hội đồng nhân dân tỉnh, nguyên Bí thư Huyện ủy, nguyên Chủ tịch UBND huyện Cam Lâm và đồng chí Lương Dự, nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Bí thư Huyện ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa đã vi phạm nguyên tắc, quy chế làm việc, quy định về những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương; vi phạm pháp luật về đất đai, xây dựng, gây hậu quả rất nghiêm trọng, khó khắc phục, nguy cơ thất thu ngân sách nhà nước, ảnh hưởng đến quy hoạch, hạ tầng, quản lý đất đai, trật tự xây dựng và sự phát triển của địa phương, gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và chính quyền địa phương.

Căn cứ quy định của Đảng, UBKT Trung ương đề nghị Ban Bí thư thi hành kỷ luật các đồng chí: Hà Quang Dĩnh, Nguyễn Hữu Hảo và Lương Dự về những vi phạm nêu trên.

V- Xem xét kết quả giám sát, UBKT Trung ương nhận thấy: Bên cạnh những ưu điểm, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy Bắc Ninh đã có một số vi phạm, khuyết điểm trong ban hành và tổ chức thực hiện Quy chế làm việc; buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để một số tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác cán bộ; quản lý, sử dụng đất đai; thực hiện các dự án đầu tư công và mua sắm trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao.  

UBKT Trung ương yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy Bắc Ninh kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh nghiệm sâu sắc; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục kịp thời các vi phạm, khuyết điểm đã được chỉ ra; kiểm điểm, xem xét trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan; chỉ đạo kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với các Đảng ủy: Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, báo cáo kết quả về UBKT Trung ương.

 VI- Cũng tại kỳ họp này, UBKT Trung ương đã xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng khác.

ỦY BAN KIỂM TRA TRUNG ƯƠNG

https://ubkttw.vn/danh-muc/tin-tuc-thoi-su/thong-cao-bao-chi-ky-hop-thu-21-cua-uy-ban-kiem-tra-trung-uong.html?zarsrc=30&utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo





5. Ngày 11/10/2022, từ Fb Phan Tân

"

😡⁉️
✍️
Tôi đã định dừng viết về chuyện của Viện Hàn lâm sau khi có Thông báo Kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương (ngày 26/9/2022), nhưng nghĩ lại có người phụ nữ từng nói "em chết không nhắm được mắt nếu ông ta vẫn nhỡn nhơ mà không bị quả báo" nên...
✍️
🙏
Thôi thì...
🙏
trước khi chuẩn bị đóng lại một chương lịch sử đen tối của Viện Hàn lâm để mở ra một CHƯƠNG MỚI, NHÂN VĂN, BẢN THIỆN thì đối tượng không thể không được bạch hoá đôi điều đó là đặng nguyên anh (đừng hỏi tại sao tôi viết không đúng ngữ pháp).
😈
đặng nguyên anh, nguyên phó chủ tịch Viện Hàn lâm, nguyên viện trưởng Viện Xã hội học, nguyên viện trưởng Viện Kinh tế Chính trị thế giới, nguyên chánh Văn phòng Viện Hàn lâm, nguyên ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Viện Hàn lâm nhiệm kỳ 2015-2020 (đã bị UBKTTW ra án cảnh cáo)... cho dù đã hết tuổi quản lý về kéo dài tại Viện Xã hội học nhưng vẫn đương kim tổng biên tập Tạp chí Xã hội học.
👺
Dư luận về đặng nguyên anh thì bà con tự tìm hiểu (ít nhất là tại các cơ quan mà ông ta đã trải qua công tác quản lý, nghe cả tháng chả hết được ấy), chỉ tôi nói ra mọi người lại đánh giá là không khách quan, và mang tiếng là hay đi "xăm soi việc người khác". Nhưng qua đọc cả chồng tài liệu được mọi người gửi đến tố về ông ta thì tôi cho là cũng ngang với "những tiếng la ai oán dậy trời đất"! (xin được hầu bà con sau, nếu có dịp).
🤪
Tôi vốn là người đặng nguyên anh có "tư thù" chuyển sang "công thù" nhiều nhất, và ngồi bất kể đâu khi có việc liên quan đến tôi đều được đặng nguyên anh tố xấu.
🫀
Đặc biệt, có những hội đồng chấm luận án cho NCS, nếu có tôi là thành viên trong hội đồng cùng đặng nguyên anh thì việc quan trọng nhất là với tâm thế chủ tịch hội đồng, đặng nguyên anh sẽ gặp, hoặc cho người gặp "khổ NCS" bắn tin là phải làm sao để Phan Tân không được đến ngồi hội đồng. Thôi thì thương NCS mà tôi gửi nhận xét và cáo ốm hoặc đi công tác để khỏi đến!
Tôi đã vốn có ý định sẽ bóc phốt đặng nguyên anh khi đang tại chức lãnh đạo VASS, nhưng thật may mắn cho đặng nguyên anh là trong thời gian đó tôi còn phải tập trung sức người sức của cho việc dọn dẹp khác lớn hơn nên đã không kịp làm thì anh ta đã nghỉ quản lý.
👍
Tuy nhiên, muộn còn hơn không, dù ít dù nhiều cũng cần bạch hoá một chút - chia sẻ cho bà con một câu chuyện giữa tôi và đặng nguyên anh để bà con có thể suy rộng ra thêm những chuyện khác.
✍️✍️✍️
Chuyện CƯỚP/PHÁ MIẾNG CƠM của anh em đồng nghiệp
😍
Từ tháng 5 đến tháng 10/2017, tôi được đưa về "an trí" tại Viện Xã hội học, trong thời gian này (cả trước đó), tôi đã làm thủ tục đấu thầu đề tài cấp Nhà nước thuộc Chương trình của UBDT, Hồ sơ do tôi làm Chủ nhiệm, Viện Xã hội học (khi đó đặng nguyên anh là viện trưởng) làm cơ quan chủ trì. Khi đề tài trúng thầu và triển khai thì tôi được điều động về Nhà xuất bản. đặng nguyên anh bắt đầu trở mặt, không đồng ý cho Viện Xã hội học làm cơ quan chủ trì và gợi ý tôi phải để lại cho người Viện Xã hội học làm chủ nhiệm (đương nhiên ai sẽ làm chủ nhiệm thì mọi người tự hiểu). Ai đã đấu thầu đề tài cấp Nhà nước thì biết, để đấu thầu xong đề tài, công tác chuẩn bị và người chủ nhiệm vất vả đến nhường nào, vậy mà đặng nguyên anh đòi cướp mất cái đề tài này. Trong khi đó, Bộ KH&CN cho phép Chủ nhiệm có thể nhờ bất cứ cơ quan nào làm chủ trì miễn là phù hợp chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu.
🤜🤜🤜
Khi tôi không đồng ý để lại cho Viện Xã hội học, đặng nguyên anh đã sai người đi gặp gỡ khuyên nhủ, răn đe các viên chức nghiên cứu trong Viện xã hội học là thành viên của đề tài phải rút khỏi đề tài nhằm cô lập, vô hiệu hoá tôi, đồng thời sai Phó Viện trưởng gửi văn bản lên Ban Chủ nhiệm Chương trình từ chối làm chủ trì đề tài.
Tôi đã làm các văn bản để bảo vệ mình, các lãnh đạo Viện Hàn lâm biết việc này, anh Nguyễn Quang Thuấn (Chủ tịch thời điểm đó) cũng đã gọi đặng nguyên anh lên chửi cho một chặp xung quanh chữ "THAM". Văn bản tố cáo đặng nguyên anh của tôi sau đó cũng được ỉm đi - trôi về miền xa vắng!
👅👅
Có nhiều nội dung có thể kể ra xung quanh chuyện này, tuy nhiên tôi chỉ xin trình làng với bà con lá thư tôi gửi cho đặng nguyên anh, nguyên văn như sau:
🙏🙏🙏
Mời bà con thưởng lãm lúc giải lao nhé!
🙏





"

https://www.facebook.com/phantanxomchua/posts/pfbid02phRuVjoWCLjFydG58Hd6M57pjcWCKhLPTZ5a9yWMW7eo8Fi8VACAdkQZhUQs4rCbl




4.


(Dân trí) - Ông Nguyễn Thanh Phong, Bùi Nhật Quang và Huỳnh Tấn Việt bị đưa ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

Chiều 3/10, Văn phòng Trung ương Đảng phát đi thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

3 Ủy viên bị đưa ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII - 1

Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII khai mạc sáng 3/10 (Ảnh: Nhật Bắc/VPG).

Sau phiên khai mạc, Trung ương thảo luận và quyết định một số nội dung về công tác cán bộ.

Căn cứ quyết định hiện hành, ý kiến của các cơ quan liên quan và chủ trương của Bộ Chính trị về bố trí công tác đối với cán bộ sau khi bị kỷ luật; trên cơ sở đề nghị của cấp ủy, tổ chức đảng, ý kiến của các cơ quan chức năng và xem xét nguyện vọng của cán bộ; Ban Chấp hành Trung ương Đảng biểu quyết, thống nhất để 3 Ủy viên Trung ương Đảng thôi tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

Cụ thể, một là ông Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; hai là ông Bùi Nhật Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; ba là ông Huỳnh Tấn Việt, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương.

Trước đó, hồi tháng 7 vừa qua, căn cứ nội dung, tính chất, mức độ hậu quả, nguyên nhân vi phạm và quy định của Đảng về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm, Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với ông Huỳnh Tấn Việt, ông Nguyễn Thành Phong.

Ngày 30/9, Bộ Chính trị vừa quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với ông Bùi Nhật Quang, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

https://dantri.com.vn/xa-hoi/3-uy-vien-bi-dua-ra-khoi-ban-chap-hanh-trung-uong-dang-khoa-xiii-20221003182559405.htm




3.

Thứ 6, 30/09/2022 | 18:51

Ngày 30/9, tạiTrụ sở Trung ương Đảng, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Bộ Chính trị để xem xét, thi hành kỷ luật đồng chí Bùi Nhật Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị nhận thấy:

Đồng chí Bùi Nhật Quang chịu trách nhiệm chính, trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam nhiệm kỳ 2015-2020 (giai đoạn từ tháng 11/2019 đến tháng 8/2020) và nhiệm kỳ 2020-2025. Vi phạm nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng, Quy chế làm việc của Đảng ủy dẫn đến nội bộ Ban Thường vụ Đảng ủy, tập thể lãnh đạo Viện Hàn lâm mất đoàn kết; vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm, về trách nhiệm nêu gương, về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, chống chạy chức, chạy quyền; thiếu trách nhiệm, buông lỏng chỉ đạo, quản lý; thiếu kiểm tra, giám sát để Viện Hàn lâm và một số đơn vị trực thuộc có nhiều vi phạm kéo dài trong công tác cán bộ, quản lý sử dụng tài chính, tài sản, đầu tư công; quản lý nghiên cứu khoa học, đào tạo; giải quyết khiếu nại, tố cáo; không thực hiện nghiêm chỉ đạo, kết luận của các tổ chức đảng cấp trên.

Vi phạm, khuyết điểm của đồng chí Bùi Nhật Quang gây hậu quả nghiêm trọng, mất đoàn kết nội bộ, bức xúc trong cán bộ, đảng viên, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và bản thân.

Căn cứ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm; theo quy định của Đảng về kỷ luật đảng viên vi phạm, Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo đồng chí Bùi Nhật Quang.

Đề nghị các cơ quan chức năng kỷ luật về hành chính đối với đồng chí Bùi Nhật Quang đồng bộ, kịp thời với kỷ luật đảng./.

PV

https://ubkttw.vn/hoat-dong-cua-ubkt-cac-cap/bo-chinh-tri-thi-hanh-ky-luat-canh-cao-chu-tich-vien-han-lam-khoa-hoc-xa-hoi-viet-nam..html


Thu Hằng


Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Bùi Nhật Quang, Ủy viên Trung ương, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam do vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm, về trách nhiệm nêu gương.

Ngày 30/9/, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Bộ Chính trị để xem xét, thi hành kỷ luật ông Bùi Nhật Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị nhận thấy:

Ông Bùi Nhật Quang chịu trách nhiệm chính, trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam nhiệm kỳ 2015 - 2020 (giai đoạn từ tháng 11/2019 đến tháng 8/2020) và nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Vi phạm nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng, Quy chế làm việc của Đảng ủy dẫn đến nội bộ Ban Thường vụ Đảng ủy, tập thể lãnh đạo Viện Hàn lâm mất đoàn kết; vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm, về trách nhiệm nêu gương, về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, chống chạy chức, chạy quyền.

Ngoài ra, ông Quang còn thiếu trách nhiệm, buông lỏng chỉ đạo, quản lý; thiếu kiểm tra, giám sát để Viện Hàn lâm và một số đơn vị trực thuộc có nhiều vi phạm kéo dài trong công tác cán bộ, quản lý sử dụng tài chính, tài sản, đầu tư công; quản lý nghiên cứu khoa học, đào tạo; giải quyết khiếu nại, tố cáo; không thực hiện nghiêm chỉ đạo, kết luận của các tổ chức đảng cấp trên.

Vi phạm, khuyết điểm của ông Bùi Nhật Quang gây hậu quả nghiêm trọng, mất đoàn kết nội bộ, bức xúc trong cán bộ, đảng viên, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và bản thân.

Căn cứ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm; theo quy định của Đảng về kỷ luật đảng viên vi phạm, Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo ông Bùi Nhật Quang.

Đề nghị các cơ quan chức năng kỷ luật về hành chính đối với ông Bùi Nhật Quang đồng bộ, kịp thời với kỷ luật đảng.

https://vietnamnet.vn/bo-chinh-tri-ky-luat-canh-cao-uy-vien-trung-uong-bui-nhat-quang-2065454.html


2.

Mấy ngày nay, mạng xã hội có quá nhiều tin bài, ý kiến bình luận về Viện Hàn lâm Khoa hội xã hội Việt Nam (VHLKHXHVN), mà số đông là các ý kiến nhìn nhận một cách tiêu cực, thậm chí nhiều ý kiến cực đoan, rằng phải giải tán cơ quan này, xóa nhòa các công việc, kết quả đã làm được của nó, đồng nhất sai phạm của lãnh đạo với những điểm còn chưa được của đội ngũ các nhà khoa học, đặc biệt là đồng nhất các sai phạm ở Học viện KHXH (một thành viên của VHL) với sự yếu kém của các nhà khoa học, của cả VHL …
Là người trong cuộc, chứng kiến những “sôi động” của VHL trong một thời gian dài trước khi nghỉ hưu, tôi có mấy ý kiến, hoàn toàn không có nghĩa là “lên mặt" với ai. Đây như là ý kiến trao đổi, cần có sự phản biện rộng rãi.
1. Đánh giá một con người, một cơ quan hay một tổ chức … cần có cái nhìn biện chứng, tổng thể, cần đặt trong các điều kiện chủ quan và khách quan khác nhau, không thể lấy một vài hiện tượng mà quy thành bản chất, lấy cái bộ phận mà quy ra toàn thể. Mỗi người trong cuộc đời có lúc thăng, lúc trầm, lúc năng lực được phát huy, khi suy giảm… Mỗi gia đình, dòng họ có lúc lên, lúc xuống. Một cơ quan cũng vậy, có lúc thịnh, lúc “suy” …, phụ thuộc vào cái tâm và cái tầm của đội ngũ lãnh đạo, nhất là người đứng đầu; vào sự “chuyển tiếp” của các thế hệ lãnh đạo, vào năng lực của đội ngũ cán bộ và không tách rời điều kiện của thời thế.
2. Viện HLKHXHVN được thành lập từ năm 1953, đến nay đã trải qua gần 70 năm. Đã có một thời, cơ quan này (khi đó mang tên Ủy ban KHXH VN, đến năm 1990) phát triển huy hoàng với nhiều công trình khoa học có giá trị, với đội ngũ các nhà khoa học có tâm, có tầm, làm gương cho thế hệ chúng tôi noi theo, xin không nhắc lại.
Nhưng từ đầu thập niên 1990 đến nay, cơ quan này có những biểu hiện đi xuống. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng theo tôi có hai nguyên chính. Một là, do cơ chế lúc đó, việc “tuyển” thêm đội ngũ cán bộ khoa học bổ sung cho lớp cán bộ già gặp rất nhiều khó khăn (nên hầu hết các viện đã “khuyết” hay thưa lớp cán bộ sinh vào thập niên 1960, đầu thập niên 1970). Trong khi đó, người đứng đầu cơ quan (khi đó mang tên Trung tâm KHXH và NVQG) lại không có giải pháp khắc phục, thậm chí còn duy trì quá lâu việc kéo dài thời gian làm việc cho một số đông cán bộ- hàng trăm người đã quá tuổi nghỉ hưu, cả những người không học hàm, học vị, những nhân viên bình thường, làm cho sự hẫng hụt ngày càng lớn, khiến cho dư luận cơ quan rất bức xúc. Tôi là người đã thẳng thắn chỉ ra tình trạng này trong một bài báo trên báo Tiền phong (ngày 20/8/2000), đã bị vị lãnh đạo Trung tâm chỉ đạo cấp dưới “kiểm điểm” tôi (sự vụ này cùng với các sự vụ khác, làm cho tôi phải “lên bờ xuống ruộng” mấy năm trời, mấy tờ báo lớn đã vào cuộc để bảo vệ tôi). Sự hẫng hụt cán bộ cùng cách quản lý yếu kém từ thời đó theo tôi là nguyên nhân chính của sự yếu kém, “đi xuống” của VHL. Các đời lãnh đạo sau không rõ đã tuyển dụng cán bộ theo cơ chế nào (nghe nói có nhiều tiêu cực), cũng không khắc phục được sự hẫng hụt đội ngũ, đương nhiên ảnh hưởng lớn đến chất lượng nghiên cứu khoa học. Cá nhân tôi, trước khi về hưu hàng chục năm luôn đau đáu về sự hẫng hụt (ở cơ quan nhỏ của mình thôi), cả về số lượng, chất lượng, nhất là cái tâm khoa học của của đội ngũ cán bộ khoa học kế cận.
Các ý kiến trên CĐM mấy ngày nay “nhắm” vào Học viện KHXH VN, (không hiểu vì sao và từ đâu lại được gán biệt danh “Lò ấp tiến sĩ”), cho rằng đây là “ngọn nguồn” yếu kém của VHLKHXH hiện nay. Xin được nhắc lại lịch sử cơ quan này để những ai là người ngoài cuộc được rõ. Từ năm 2009 trở về trước, việc đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ do các viện “con” phụ trách, có cán bộ khoa học kiêm nhiệm công tác đào tạo. Không rõ ở các viện khác ra sao, nhưng ở Viện Dân tộc học, tôi thấy cách tổ chức đào tạo này là phù hợp, các luận án nhìn chung có chất lượng, NCS được tạo điều kiện để thực hiện luận án. Nhưng từ đầu 2010, gom tất cả các cơ sở đào tạo về một mối là Học viện KHXH mà ngày tuyên bố thành lập, người lãnh đạo đã coi đó là “món quà của cấp trên", khiến nhiều người bất ngờ. Đã là “quà” thì người ta có quyền phân phát. Lượng NCS, HVCH quá đông, đội ngũ cán bộ hướng dẫn còn nhiều hạn chế, kết hợp với sự thiếu gương mẫu của một số lãnh đạo (điển hình là ông Võ Khánh Vinh), việc lập Hội đồng đánh giá và việc đánh giá luận án của nhiều hội đồng có “nhiều vấn đề” … là ngọn nguồn của nhiều (không phải tất cả) luận án kém chất lượng, xin không nhắc lại. Như vậy, Học viện KHXH chỉ là một cơ quan thuộc Viện HLKHXH VN, các tiến sĩ, thạc sĩ được đào tạo tại đây chỉ có một số ít làm việc tại VHL, còn số đông “đi” cơ quan khác, các yếu kém của nó không thể là nguyên nhân yếu kém của VHLKHXH VN. Xin đừng đồng nhất, hiểu nhầm.
3. Mấy ngày nay, có nhiều ý kiến cho rằng, án kỷ luật mà dàn lãnh đạo VHLKHXHVN phải chịu vừa qua là “nặng”, rằng họ phải gánh hậu quả từ sai phạm của các dàn lãnh đạo các khóa trước. Tôi thấy ý kiến này có phần đúng. Yếu kém của một cơ quan không hoàn toàn bỗng dưng xuất hiện, mà phải có một quá trình (nhắc lại câu của người xưa: “Họa phúc hữu môi phi nhất nhật”). Tôi đồng ý với nhiều ý kiến trên mạng rằng, Trung ương nên và cần xem xét trách nhiệm của các ông Chủ tịch VHLKHXHVN: Nguyễn Xuân Thắng (từ năm 2012 đến tháng 4/ 2016), Nguyễn Quang Thuấn (2016 - 2019) và các phụ tá, nhất là ông Võ Khánh Vinh, Phó Chủ tịch VHLKHXHVN kiêm Giám đốc Học viện KHXH, có thời gian là Bí thư Đảng ủy?), cung cách lãnh đạo và sự gương mẫu của họ, nhất là về lối sống.
4. Mặc dư luận đánh giá như thế nào về VHLKHXH VN, tôi và rất đông những người thuộc thế hệ các nhà khoa học sinh vào thập niên 1950, luôn tự hào là cán bộ khoa học được làm việc, trưởng thành từ cơ quan khoa học này . Chính từ nơi đây, tôi và nhiều đồng nghiệp cùng thế hệ noi gương các nhà khoa học tiền bối, vượt mọi khó khăn, thậm chí cả những phức tạp, để học tập, nghiên cứu và trưởng thành. Ở cái tuổi 70, tôi (và rất nhiều đồng nghiệp) hiện vẫn miệt mài làm việc, không mấy ngày nghỉ, vẫn cho ra đời những tác phẩm “đứng” được với bạn đọc, vẫn tham gia giảng dạy cho nhiều trường đại học (riêng Học viện KHXHVN thì tôi “Ly khai” từ năm 2015), vẫn được nhiều địa phương mời về cộng tác … Chúng tôi tự hào là những nhà khoa học chân chính của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam. Xin đừng đánh đồng chúng tôi với những cán bộ có sai phạm, dù đã bị hoặc chưa bị xử lý kỷ luật. Ai đó cho rằng phải giải tán cơ quan này, cần bình tĩnh và khách quan hơn một chút.

https://www.facebook.com/buixuandinhdth/posts/pfbid0iHEfQWL8JyB66RGS3v7t8kWZQKPrPCRe991a1M2X6orQPHzvARGrrn17wG73qTDol


1. Sáng ngày 27/9/2022, Fb của bác Phan Văn Tân và bác Bùi Xuân Đính

"

9 phút 
Khi một loạt đối thoại được bóc gỡ từ băng ghi âm giữa GS Nguyễn Đức Tồn và Phùng Ngọc Tấn được bạch hoá qua trang facebook Hang Minh cho cộng đồng mạng thưởng lãm, và từ email ductontbt@gmail.com cho nhóm cán bộ chủ chốt (diện đại biểu dự Đại hội Đảng bộ Viện Hàn lâm), nhiều nhiều người mừng vui mà không dám ra mặt, nhưng cũng có một số người tỏ vẻ không hài lòng cho rằng GS Nguyễn Đức Tồn khi thực hiện ghi âm là: "đã tỏ ý khác với bạn bè, đồng nghiệp", "vi phạm quyền riêng tư của anh em, bạn bè, đồng nghiệp", "làm sao tạo dựng được lòng tin cho người khác", là "không thể chấp nhận được"...
Hôm nay, sự việc, con người liên quan đã được giải quyết tôi xin có vài lời như sau:
Khi tôi bắt đầu khởi sự công việc dọn rác ở Viện, GS Tồn có gặp tôi chia sẻ "Anh đã gửi đơn tố cáo đến lần thứ 11 để yêu cầu thi hành Kết luận của cơ quan cấp trên về các sai phạm ở Viện nhưng đều không có kết quả. Với tình trạng hiện nay ở Viện thì hết thuốc chữa rồi, anh có mấy file ghi âm giữa anh và Phùng Ngọc Tấn giao cho em. Anh cũng chỉ muốn "sống để dạ chết mang đi", nhưng nay thấy Phùng Ngọc Tấn lộng hành quá nên giao cho em làm được gì thì làm". Thấy tôi có vẻ nghi ngờ về chuyện ghi âm, GS Tồn bạch thêm "Trước đây, anh với Phùng Ngọc Tấn gặp gỡ nhau thường xuyên và Tấn là người cung cấp nhiều thông tin để anh đứng ra yêu cầu làm rõ, tuy nhiên, qua trao đổi anh không khỏi nghi ngờ về con người này, vì vậy để bảo đảm an toàn cho cá nhân, anh phải âm thầm ghi âm các cuộc trao đổi, cung cấp thông tin để làm căn cứ về nguồn thông tin, nếu có bất trắc còn có đường lùi, và cũng chỉ hy vọng ghi âm rồi thì 'sống để dạ chết mang đi' không bao giờ sử dụng, nhưng tình thế này thì không thể im lặng được nữa"...
Câu chuyện là vậy, tôi chỉ muốn nói rằng: thảm trạng của Viện Hàn lâm bây giờ ai cũng đã rõ; các file ghi âm và những bài viết được đăng tải trên face Hang Minh (đã bị đánh sập) chính là những phát đại bác đầu tiên công phá những cái được gọi là "quan liêu, nhũng lạm, lộn sòng, tê liệt, bất lực..." đã diễn ra ở Viện Hàn lâm; là những phát đại bác khai mở những gì còn gọi là u u minh minh trong nhiều người có chức trách ở Viện Hàn lâm về những con "hổ giấy".
Thành thật cảm ơn GS Nguyễn Đức Tồn về những file ghi âm này; cảm ơn trang face Hang Minh - cho dù bạn đã bị đánh sập nhưng ít ra có thời điểm mà các kỳ tiếp theo trong loạt bài viết của bạn đã được săn đón, trông chờ như "cơm ăn nước uống" của không ít người.

Việc là thế, bà con tự đánh giá!

"

https://www.facebook.com/100007935999253/posts/3271779546429880/


"

Hơn 6 giờ tối qua mới từ giảng đường ĐHGT về nhà, con gái tôi “khoe” rối rít “Viện Hàn lâm của bố được xướng tên”. Tôi bảo "Bố nghỉ hiu rồi, có liên quan gì mà con khoe với bố thế". Mở điện thoại ra thì thấy một lô tin từ các báo mạng và mạng xã hội loan về việc kỷ luật dàn lãnh đạo Viện HLKHXH VN. Tôi bảo con gái: “Lẽ ra phải làm từ lâu rồi con ạ, tội của họ to lắm, mà không phải chỉ mấy người này, bọn tiền nhiệm mới to cơ”. Rồi đọc trên một số Fb thấy nói “cháy cháy” gì đó, lúc đầu tôi không hiểu, mãi sau mới hiểu ra và nhớ lại câu chuyện từ ngày ấy.
Năm 1984, ông Phạm Như Cương được đề bạt giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban KHXH VN (như Chủ tịch Viện HL bây giờ). Ông triệu tập “Hội nghị Bãi Cháy” gồm lãnh đạo chủ chốt các đơn vị trực thuộc, đưa ra “Tuyên ngôn về chương trình phát triển của Ủy ban”. Chẳng rõ nội dung cụ thể của tuyên ngôn đó là gì, nhưng lập tức có kẻ đưa ra câu đối xỏ xiên ông “Như Thiết, Như Cương, như củ cật/Bãi chợ, Bãi Cháy, cháy thành tro” [Như Thiết là bậc minh tuệ, nghe nói được ông Cương tin cẩn, như cố vấn]. Có lẽ câu đối đó là điềm báo trước, ông bị “cháy” 6 năm sau đó: năm 1990, ông bị kỷ luật vì liên quan đến nhiều việc của Ủy ban KHXH VN.
Hôm qua trên nhiều trang Fb đăng tin, ngày nhậm chức Chủ tịch VHL KHXH VN, ông Bùi Nhật Quang đã đưa ra câu của nhà thơ nào đó để nói về “chương trình hành động” như là “tuyên ngôn” của mình “Nếu tôi không cháy lên, nếu anh không cháy lên, nếu chúng ta không cháy lên thì làm sao bóng tối trở thành ánh sáng”. Và, chỉ mấy năm sau, ông “cháy” thật, nhưng cháy chẳng theo đúng kiểu, đúng nghĩa của nó! Án kỷ luật của Trung ương đang chờ ông!
Vậy là, chưa đầy 40 năm, cái cơ quan đứng đầu đất nước về KHXH có hai “đám cháy lớn”. Đám đầu chỉ “đốt” một vị lãnh đạo, còn đám đang cháy, đốt cả một dàn, và tôi (cũng như nhiều đồng nghiệp khác) đều nghĩ rằng, đám cháy này có ngọn nguồn từ lâu, đáng lẽ phải diễn ra sớm hơn và còn phải đốt sang một số người khác nữa.
Người đầu tiên (ông này đã về cõi vĩnh hằng rồi, nhưng nhắc lại chỉ có ý nói về ngọn nguồn của "đám cháy" thôi), lớn lên từ “Nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn” (xin lỗi, tôi không có ý nói mảnh đất ấy, người dân ấy nghèo khổ, mà chỉ là khâm phục con người vùng đó có ý chí vượt khó đi lên). Hồi đầu thập niên 1990, ông nổi lên như một một “gương mặt sáng của trí tuệ KHXH VN”, đến mức đi đâu cũng được tung hô, rất nhiều tạp chí và cả một số tờ báo đều ghi tên ông là “chủ tịch hội đồng biên tập” (không biết ông có biên thật sự chữ nào không?). Nhưng rồi, như dư luận đã nói, chính sự học hành “triết chẳng ra triết, sinh chẳng ra sinh” của ông đã làm ông “hở sườn”. Rất nhiều đơn thư về ông. Rồi có đến 4 bài thơ, 2 đôi câu đối (vì ông đi đâu cũng khoe câu đối, ra câu đối để mọi người đối) phác họa trọn vẹn về ông và nghe đồn, ông đã tâm sự với những người thân cận, đó là “sự đau nhất của cuộc đời”. Một loạt các bài thơ vè vui về nhiều vị lãnh đạo các viện dưới quyền ông cũng như về những người không làm lãnh đạo nhưng có liên quan đến cách quản lý của ông đã nói lên tất cả. Bản thân tôi trong 3 năm (2000 - 2002) là nạn nhân của ông, đến mức ba tờ báo lớn đã vào cuộc bảo vệ tôi, làm ông phải "chùn", nếu không thì tôi đã phải “về quê cầm cày” rồi.
Người thứ hai, cũng từ mảnh đất “tương, nhút” mà đi. Ông này như anh em trong Viện HL nói, thể hiện rất rõ ý đồ “Nghệ An hóa VHL”. Và kết quả thì đã rõ. Giờ ông không còn ở nơi đấy nữa. Chính ông này, vào năm 2003 thì phải (tôi không nhớ rõ, phải giở biên bản ra) khi lấy ý kiến cán bộ trong Viện KHXH để đề bạt lên làm Phó Chủ tịch Viện, đã bị tôi- người duy nhất trong hơn 200 cán bộ được mời đến, đứng lên nói về sự khuất tất, nếu như không muốn nói là gian lận của ông trong khai báo việc được phân nhà! Tôi nói thẳng khi ấy “Một việc nhỏ như thế mà không minh bạch thì sao có thể thật thà trong những việc to được”, làm cả hội trường ngỡ ngàng.
Người thứ ba, là Chủ tịch VHL, lớn lên ở đất "chưa thuận đã thành", được anh em tặng cho biệt danh “gôn thủ” (à quên, “gốp thủ”), đã gieo rắc nỗi lo sợ kinh hoàng cho cộng đồng, làm giảm sút ghê gớm uy tín của VHL vào đầu năm 2020, khi dịch Covid 19 mới được “du nhập” về VN, chính từ sự “sang chảnh đẳng cấp” của mình: đi công tác luôn ở khách sạn, ăn ở nhà hàng sang nhất, rồi có “gôn phí” hàng tỷ … Giữa lúc dịch tràn vào thì ông lại có những hành vi "tiếp truyền" cho dịch. Nhưng ông chẳng sao cả. Giờ vẫn đàng hoàng ở ngôi vị cao.
Người thứ tư phải bị thiêu cháy chính là cái ông Phó Chủ tịch VHL, kiêm trưởng một cơ sở đào tạo, không hiểu vì sao và từ đâu là được gán cho biệt danh “Chủ lò ấp”, được anh em và rất rất nhiều NCS, HVCH gọi là “ăn không từ thứ gì”. Chính vì sự “không từ” của ông mà rất nhiều kẻ dưới quyền, lộng hành, ăn theo, làm cho nhiều NCS, HVCH kêu ca “khốn khổ vì các khoản phải nộp”. Kết luận thanh tra của Bộ GD và ĐT cách đây vài năm về cái “lò ấp” ấy, tôi nghĩ còn bị thiếu nhiều vấn đề, vì họ có gặp những cán bộ chính trực, “biết nhiều chuyện” đâu.
Như vậy, “sự cháy” của Viện HL hôm nay có ngọn nguồn từ lâu mà cốt yếu nhất chính là từ việc đề bạt, cất nhắc cán bộ, cứ quen nếp “tưởng đỏ đã là chín”; từ việc xử lý cán bộ có sai phạm… Họ lẽ ra, cần phải “cho vào lò” sớm hơn.

(Ảnh không liên quan đến bài viết).



"

https://www.facebook.com/buixuandinhdth/posts/pfbid02AxR1Hzjy1HuLKrwh7UDg1M4JNsgyqD94vbhTeTmdECnSEm7zUsGUHRqnrCiVxPhel

..



3 nhận xét:

  1. 4.



    3 Ủy viên bị đưa ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

    Nguyễn Trường
    Thứ hai, 03/10/2022 - 18:28

    Trả lờiXóa
  2. Thứ 5, 20/10/2022 | 17:17

    Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 21 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương



    Trong các ngày 18 và 19/10/2022, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 21. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.

    Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:

    Trả lờiXóa
  3. 8.

    30/11/2022 20:09 (GMT+07:00)


    Thủ tướng kỷ luật cảnh cáo ông Bùi Nhật Quang

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.