Tôi đang quan tâm đến BTS.
Tôi cũng đang quan tâm đến K-Pop, mà là trong đối sánh với J-Pop và V-Pop.
Tư liệu được dán dần lên.
Tháng 4 năm 2022,
Giao Blog
---
K-POPの人気はタイやベトナムにも影響を与えている!?
2021.05.23
BTS、TWICE、BLACKPINK、ITZYなど世界中で大人気のK-POP
僕も大好きです!
BTS好きな方はこちらもチェック
このK-POPがどんな影響をもたらしているのか気になったので見ていきたいと思います!
本記事では、以下の方向けにご紹介していきます。
- 音楽が好きな人
- K-POPが好きな人
K-POP市場
K-POP市場について軽く見ていきたいと思います。
2017年実績は、韓国は音盤18億1400万ドル、デジタル29億1600万ドル、演奏権2億40万ドル、シンクロ権1200万ドル、合計49億4000万ドルで世界第6位の市場です。
因みに、1位「アメリカ」2位「日本」3位「ドイツ」4位「イギリス」5位「フランス」になっています。
BTSが2017年にBillboardのトップ・ソーシャル・アーティスト賞を受賞し、2018年にはBillboardチャートで1位を獲得しました。
さらに、2020年に世界で最もヒットしたアルバムトップ10にThe WeekendやBillie Eilishを抑えて、BTSが1位を獲得しています。
これらのことからわかるように、K-POPは世界中から注目されています。
それを決定づけるように、2007年では、韓国は14億400万ドルでした。この10年で約3.4倍K-POP市場は成長しています。
K-POPとJ-POPの違い
K-POPとJ-POPは、いくつか違いがあります。
曲を押し出すモノの違い
J-POPは歌を乗せるためにビードが存在しますが、K-POPビートと歌が同時に補完し合いながら音が鳴っています。
J-POPははっきりと歌を押し出している一方で、K-POPはリズムと歌で曲を押し出しています。
曲の特徴
K-POPは、HIPHOPやEDM、R&Bが多く、基本的にAメロ・Bメロ・サビのような展開はありません。その代わりに、リズムとメロディの反復でコードもあまり変わらないことが多いです。なので、どこを聴いても曲の良さが分かり、リズムが立っていてノリやすいです。
J-POPは、明確にAメロ・Bメロ・サビが分かれていて、Aメロ・Bメロで盛り上がりを作り、サビを1番の聴かせどころにするパターンがほとんどです。なので、サビを聴かないと曲が分からないし、サビを頭にしてもメロからの盛り上がりがないと曲の良さが分からないので、長めに曲を聴かないといけません。
また、J-POPは日本らしさを重視していて、日本の大衆向けのコンテンツにする傾向があります。しかし、K-POPは多くの市場で好まれるリズムやメロディを持っているので、言葉を変えるだけでK-POPとは分からないほど外国人に受け入れやすいように作曲されています。
後、TWICEやBLACK PINKなど曲の中に自身のアーティスト名を入れたり、少女時代の「I GOT A BOY」のように、一曲の中にHIP HOPやEDM、ロック調といった様々なジャンルが入っているのもJ-POPにはない特徴だと思います。
K-POPが与える影響は日本にとどまらない
K-POPに魅了され、TWICEやNiziUのようなK-POPアーティストになりたいと夢見る日本人の方も多いと思います。
さらに、2021年5月19日にリリースされたKing & Princeの新曲「Magic Touch」は、ダークなHIP HOPのノリ、全編英語詞、世界で活躍する振付師の起用、ダンス動画の配信といった要素があり、K-POPの影響を感じさせます。
しかし、K-POPアーティストに魅了され影響を受けているのは日本だけではありません。
タイ
タイのポップミュージックは欧米の流行を取り入れている傾向がある一方で、「ルークトゥン」と呼ばれる日本でいう演歌のような地域独特の曲調を持った音楽ジャンルの影響を受けた音楽でした。
しかし、最近では何も知らない人が見るとK-POPグループと間違えてしまうようなグループやバンドが出てきています。
その例として、2018年2月から2019年3月までの1年間の限定ユニット9×9(ナイン・バイ・ナイン)」を挙げます。
下記のYouTubeのサムネイルを見て、9×9のことを知らなかったら、K-POPアーティストと言われても分からないと思います。
タイは元々多種多様な音楽があるためダンスミュージックも得意でした。しかし、タイのポップソングが一般的になったのが80年・90年代とも言われ、ビジュアル的に時代遅れ感が否めませんでした。ですが、YouTubeやストリーミングサービスなどで若者が外国の音楽やダンスに触れる機会が増え、タイの音楽性も変化しています。
ベトナム
韓国大財閥「サムスン」の巨大工場があるなど韓国と結び付きが強く、音楽面でも影響を受けていて、近年ではアイドルグループが増え「V-POP」が人気になっています。
V-POPはK-POPの音楽に、日本の演歌に似たベトナムの伝統的な曲調を合わせたものが多いです。歌詞をしっとり聴かせるバラードが中心で、「ニャック・チェー(若者の音楽)」とも呼ばれています。
その中で最も成功しているアーティストが「ソン・トゥンM-TP」です。音楽スタイルはK-POPの影響を受けていて、MVも結構K-POPに寄せていると思います。
まとめ
今回は、K-POP市場からK-POPが影響を与えた2つの国について見ていきました。
J-POPは内需市場が大きいため、K-POPのように海外市場に進出するような音楽性ではありませんでした。このように海外市場に視野を向けていなかったため、2007年では日本の音楽市場は351億500万ドルでしたが、2017年には272億7500万ドルと22%市場が縮小しています。
一方、海外市場に視野を向けている韓国の音楽市場は、10年間で3.4倍も市場拡大し、以前は「韓国の音楽市場は日本の35分の1」と言われていましたが、今は5、6分の1まで差が縮んでいます。
このような統計結果を見ると、日本の音楽市場も国内だけではなく海外にも視野を向ける必要があると感じました。
多くのアジアの国がJ-POPに影響を受けていた時代を取り戻しましょう!
最後までお読みいただきましてありがとうございます。次回もお楽しみにしていてください!
エンディでは、皆様の日常が楽しくあるために様々な情報をお伝えしていきます。少しでも役に立ったと思っていただいた方は、下記のSNSなどに「いいね👍」「フォロー」「シェア」をしていただけたら嬉しいです!
https://endihouse.com/2021/05/23/k-pop/
---
CẬP NHẬT
5.
13/05/2022 | 10:56
Ngày 10/6 tới, nhóm nhạc nam Hàn Quốc đình đám thế giới BTS dự kiến phát hành “Proof “– album tuyển tập đầu tiên của nhóm đánh dấu mốc kỷ niệm 9 năm ra mắt công chúng.
BTS sắp phát hành album tuyển tập đầu tiên. |
Theo trang mạng xã hội Weverse, “Proof” sẽ thể hiện lịch sử của BTS, tái hiện những nỗ lực trong quá khứ của họ với tư cách nghệ sĩ hoạt động trong làng giải trí gần 10 năm qua. “Album tuyển tập “Proof” bao gồm 3 CD với nhiều bài hát khác nhau, trong đó có 3 bài hát hoàn toàn mới – phản ứng những suy nghĩ và ý tưởng của các thành viên về quá khứ, hiện tại và tương lai của BTS”, Weverse thông tin.
Với tầm ảnh hưởng hiện tại của BTS, có thể nói “Proof” là một trong những sản phẩm âm nhạc được mong chờ nhất Hàn Quốc và toàn cầu năm 2022.
Tuy nhiên, còn chưa đầy một tháng nữa sẽ “lên kệ”, “Proof” bất ngờ gây tranh cãi, thậm chí bị tẩy chay do có bài hát của nhạc sĩ vướng bê bối đời tư.
Theo đó, trong danh sách bài hát mới tiết lộ gần đây, dân mạng xứ củ sâm phát hiện có bài “Filter”. Đây là ca khúc solo của thành viên Jimin, phát hành năm 2020. Điều đáng nói ở đây, “Filter” do Bobby Chung – nhạc sĩ đang bị điều tra về cáo buộc tấn công tình dục và quay lén – sản xuất.
Album sắp ra mắt của BTS gây tranh cãi vì dùng ca khúc của nhạc sĩ Bobby Chung. |
Trên mạng xã hội, đông đảo cư dân mạng chỉ trích công ty quản lý của BTS, HYBE, vì đã đưa bài hát trên vào album mới của nhóm. Họ cho biết, cảm thấy tồi tệ cho các chàng trai BTS vì tên của Bobby Chung được liệt kê trong album đang mang lại hiệu ứng tiêu cực đến nhóm.
Vô số bình luận bày tỏ thái độ gay gắt về vấn đề này: “Điều này không đúng. Tôi thấy thất vọng”, “Bobby Chung đang gây ra quá nhiều rắc rối cho các thành viên, tôi cảm thấy thật tệ", “Đã có thời điểm fan BTS tẩy chay những bài hát mà Bobby Chung viết như ngay sau khi bê bối bị phanh phui”, “Trời ơi, có rất nhiều bài hát mà Bobby Chung tham gia sản xuất cho BTS”, “Công ty thật điên rồ khi vẫn cho bài hát do một kẻ tấn công tình dục như anh ta sản xuất vào album”, “Công ty quản lý mất trí rồi”, “Điều này có vẻ tồi tệ đối với BTS. Chúa ơi!”...
Bên cạnh đó, không ít fan đứng ra bênh vực cho quyết định đưa “Filter” vào album. Đa phần đều cho rằng, mỗi sản phẩm âm nhạc tạo ra đều là công sức của cả tập thể, không thể vì một cá nhân mà gây ảnh hưởng đến toàn cục và những người khác phải bị trừng phạt theo. Một số ý kiến bày tỏ nghi ngờ anti-fan cố ý khơi mào tranh cãi để phá BTS.
BTS bị liên lụy vì scandal của người khác. |
Năm 2020, bản tin của đài MBC đưa tin, gia đình của một cô gái trẻ tên “A” cho rằng bạn trai cũ của cô này, gọi là “B”, phải chịu trách nhiệm về cái chết của cô. Gia đình tố “B” đã đánh thuốc mê rồi quay phim bất hợp pháp và thực hiện hành vi tấn công tình dục “A”, dẫn đến người phụ nữ trẻ tự kết liễu mạng sống của mình.
Cuối năm đó, rộ lên đồn đoán “B” chính là nhạc sĩ kiêm nghệ sĩ guitar của nhóm Autumn Vacation, Bobby Chung. Vài tháng sau, có thông tin xác nhận Bobby Chung đã bị giao cho cơ quan công tố vào ngày 17/5/2021 để điều tra các tội danh tấn công tình dục phụ nữ và quay video “nóng” bất hợp pháp.
Bobby Chung (SN 1979) tên thật là Chung Dae Wook. Ngoài “Filter” của Jimin, nhạc sĩ này còn sáng tác nhiều bài hát khác cho BTS như “34340”, “Love Maze”, “Home”, “I’m Fine”, “Answer: Love Myself”...
https://tienphong.vn/album-cua-bts-bi-tay-chay-vi-lien-quan-den-scandal-tinh-duc-post1438043.tpo
4.
Ngày 5/5, Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã mời ca sĩ Sơn Tùng M-TP lên làm việc sau khi MV There’s no one at all bị dư luận phản ứng. Tuy nhiên, chỉ có 2 đại diện của nam ca sĩ có mặt tại buổi làm việc này.
Ông Phạm Cao Thái, Chánh Thanh tra Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chia sẻ với VietNamNet, căn cứ khoản 3 Điều 13 Nghị định 38/2021/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo, quyết định xử phạt ca sĩ Sơn Tùng M-TP với mức phạt 70 triệu đồng.
"Công ty của Sơn Tùng M-TP đã nhận quyết định xử phạt và chấp hành với quyết định xử lý của cơ quan thanh tra", ông Phạm Cao Thái nói.
Kèm theo đó, Thanh tra Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cũng yêu cầu Công ty TNHH M-TP Entertainment của Sơn Tùng có trách nhiệm tiêu hủy bản ghi hình There's no one at all; nộp lại số lợi thu được từ MV; tháo gỡ bản ghi hình There's no one at all dưới hình thức điện tử trên môi trường mạng và kỹ thuật số.
MV There’s no one at all của Sơn Tùng ra mắt hôm 28/4 và ngay lập tức bị dư luận phản ứng gay gắt. Ông Hướng Dương, Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn, đã gửi công văn tới Thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử về MV này.
Trong công văn gửi đi, Cục Nghệ thuật Biểu diễn cho rằng, bản ghi âm, ghi hình There's no one at all mang thông điệp tiêu cực, không có tính giáo dục với nhiều cảnh đuổi bắt, đập phá, bạo lực và kết thúc là hình ảnh nhân vật tự tử đã tác động mạnh đến tâm lý người xem, dễ gây ảnh hưởng, định hướng hành vi tiêu cực của xã hội, đặc biệt là trẻ em.
Cục Nghệ thuật Biểu diễn đánh giá nội dung MV có dấu hiệu vi phạm quy định cấm “sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc, tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội” tại khoản 4 Điều 3 Nghị định số 144/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn.
Tiếp đến, Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử cũng đã gửi văn bản, yêu cầu YouTube chặn MV này. Về phía Sơn Tùng, anh đã nói lời xin lỗi, đồng thời khẳng định ngừng phát hành sản phẩm trên trang cá nhân. MV There’s no one at all biến mất khỏi nền tảng YouTube ở Việt Nam. Trước khi bị xóa, sản phẩm này đạt khoảng 8 triệu lượt xem cùng 600.000 lượt thích sau khoảng một ngày đăng tải.
Tình Lê
https://vietnamnet.vn/son-tung-m-tp-bi-phat-70-trieu-2015935.html
3.
Chắc hẳn đây là sự việc 'dở khóc dở cười' nhất khi bài hát "See tình" của Hoàng Thùy Linh đang trở thành một trong những ca khúc Việt được các idol Kpop bắt trend hiện tại.
- Sơn Tùng M-TP liên tiếp đón tin vui sau khi MV gây tranh cãi bị buộc gỡ
- MV mới của Sơn Tùng M-TP là bước thụt lùi, "đế chế" đã bị lung lay?
- MV “There’s no one at all” của Sơn Tùng M-TP: Nhạc hay đó nhưng ước gì có bản... tiếng Việt!
Những ngày qua, từ khóa "See tình" đang gây bão khắp các diễn đàn mạng xã hội, đặc biệt nhất phải kể đến những trang tin về làng nhạc Hàn Quốc. Tại sao một ca khúc Việt Nam lại nhận được sự quan tâm đông đảo từ các fan hâm mộ Kpop? Nguyên nhân là do chỉ trong vòng chưa đầy 1 tuần mà khán giả Việt đã "há hốc mồm" khi liên tiếp chứng kiến những tên tuổi nổi tiếng xứ Hàn nhảy cover trên nền nhạc "See tình".
Vào ngày 29/4, nam thần tượng Seung Hoon nổi tiếng đến từ nhóm nhạc WINNER thuộc YG Entertainment đã đăng tải video TikTok thu hút rất đông sự chú ý của dân mạng xứ Việt. Anh chàng dancer tài năng đã cover lại điệu nhảy huyền thoại "Sorry Sorry" của đàn anh Super Junior trên nền nhạc "See tình".
Điều này ngay lập tức khiến fan hâm mộ nước nhà tự hào phổng mũi, không ngừng khen ngợi Seung Hoon đích thị là "con rể Việt Nam". Ngay cả chính chủ Hoàng Thùy Linh cũng chia sẻ lại video của Seung Hoon khiến dân tình thích thú. Chỉ sau 6 ngày đăng tải mà video của Seung Hoon đã thu về hơn 7,6 triệu lượt xem với 1,4 triệu tim và 14,1 ngàn bình luận.
Chưa dừng lại ở đó, "See tình" của Hoàng Thùy Linh tiếp tục chinh phục được nam thần tượng Shin Dong (Super Junior). Anh chàng đã kết hợp cùng nhóm Hello House để biểu diễn điệu nhảy gây nghiện một thời - "Sorry Sorry" với nhạc nền là ca khúc của Hoàng Thùy Linh. Đoạn video trên đã cán mốc 8,6 triệu lượt xem - một con số khổng lồ so với những video trước đó trên nền tảng của nhóm nhảy này.
Được biết, trend nhảy điệu "Sorry Sorry" trên nền bài hát "See tình" được bắt nguồn từ một tài khoản TikToker hâm mộ Kpop ở Việt Nam. Bạn trẻ đã ghép clip nhóm nhạc BTS và TWICE thực hiện động tác "Sorry Sorry" vào ca khúc của Hoàng Thùy Linh. Tưởng không hợp ai ngờ hợp không tưởng khiến bạn ấy còn hào hứng đùa rằng: "Không chừng vài bữa nữa thành trend". Và quả thật là vậy!
Những clip ghép của tài khoản TikTok trên thu hút rất nhiều sự chú ý, có clip đạt hơn 22 triệu lượt xem với khoảng 3 triệu lượt tim. Không chỉ có khán giả Việt Nam mà bạn bè quốc tế cũng vô cùng thích thú với trào lưu mới này. Dưới MV "See tình" của Hoàng Thùy Linh cũng có rất đông bình luận đến từ khán giả Thái Lan, Hàn Quốc và các quốc gia khác trên thế giới.
Nhờ thế mà ca khúc "See tình" đã vươn lên một tầm cao mới sau hơn 2 tháng phát hành khi trở thành hot trend gây bão không chỉ ở Việt Nam mà còn ở quốc tế. Dự là trong những ngày tới sẽ có thêm nhiều nghệ sĩ lớn ở Kpop cover theo xu hướng này.
Ảnh: Tổng hợp
https://yeah1.com/viet-nam/see-tinh-cua-hoang-thuy-linh-loi-nguoc-dong-tro-thanh-hot-trend-moi-o-kpop-bao-sao-nghe-nhac-quen-quen-vAEOzz4vVw.html?fbclid=IwAR0vsxleyeNB9nQTx0XtWXyscIhTbVN-Q6LleEeWRrZEoyggzEIudE4Rjh4
2. Fb Bạch Hoàn, ngày 29/4/2022
"
"
https://www.facebook.com/bachhoanvtv24/posts/3259368927643673
1.
Nhóm nhạc K-pop có thành viên người Việt Nam chính thức ra mắt
Chiều ngày 2/3/2022, TEMPEST chính thức ra mắt khán giả với album đầu tay It's Me, It's We cùng ca khúc chủ đề Bad News. Xuất hiện trong MV, các thành viên TEMPEST khoe trọn nhan sắc điển trai cùng những động tác vũ đạo năng động.
MV ca khúc Bad News cũng được đánh giá cao về độ đầu tư cũng như màu sắc, bối cảnh, góc quay. Tuy nhiên, giai điệu bài hát lại bị nhận xét là khó ngấm, chưa tận dụng hết lợi thế giọng hát của các thành viên. Điểm sáng của Bad News là có vũ đạo cực dễ thương, mang đến cảm giác năng lượng, thoải mái.
TEMPEST chính thức ra mắt trong sự mong đợi của khán giả. (Ảnh: YouTube TEMPEST) |
Âm nhạc của TEMPEST mang đến một màu sắc vui tươi, năng động nhưng cũng không kém phần nổi loạn, cá tính. Có thế nói, TEMPEST là một cái tên đầy tiềm năng trong đường đua K-pop thế hệ thứ 4.
Trong số các thành viên của nhóm, Hanbin là người gây ấn tượng hơn cả. Hanbin tên thật là Ngô Ngọc Hưng, anh chính là thần tượng K-pop gốc Việt được ra mắt dưới trướng một công ty giải trí lớn như Yuehua Korea. Nam thần tượng từng có kinh nghiệm tham gia chương trình sống còn I-LAND cho HYBE Labels tổ chức, chính vì thế, thần thái cũng như chất giọng của Hanbin được đánh giá cao. Là thành viên ngoại quốc duy nhất của TEMPEST, Hanbin nổi bật trong mái tóc hồng, tôn lên làn da trắng cùng nụ cười dễ thương.
Hanbin gây ấn tượng mạnh, được chia nhiều thời lượng trong bài hát debut. (Ảnh: YouTube TEMPEST) |
Xem qua MV Bad News, nhiều khán giả cũng không khỏi trầm trồ bởi nhan sắc điển trai của các thành viên. Đồng thời cũng có chút bịn rịn khi Hanbin cuối cùng cũng đã được ra mắt, từ nay K-pop đã có một thần tượng tên là Ngọc Hưng.
Trong showcase debut vào chiều ngày hôm nay, TEMPEST đã xuất hiện vô cùng điển trai. Tại đây, các thành viên cũng có những chia sẻ đầu tiên sau màn ra mắt của mình. Hanbin chia sẻ: "Những người bạn của tôi, những người đã cùng tham gia chương trình I-LAND đã ủng hộ tôi, tôi biết ơn họ rất nhiều. Tôi nghĩ sẽ rất thú vị và hạnh phúc khi được gặp lại họ trên sân khấu hoặc các chương trình âm nhạc trong tương lai".
"Tôi đến Hàn Quốc với ước mơ trở thành một thần tượng K-pop. Tôi vẫn luôn suy nghĩ tích cực và rất vui mừng khi được trở thành một thành viên của TEMPEST. Tôi sẽ cố gắng làm việc chăm chỉ, để trở thành một sự tồn tại đáng tự hào cho gia đình và tất cả những người ủng hộ tôi", Hanbin chia sẻ.
TEMPEST xuất hiện cực điển trai tại showcase debut. (Ảnh: Naver) |
Hanbin chính thức debut sau nhiều ngày tháng nỗ lực. (Ảnh: dongA) |
Hiện tại, màn debut của TEMPEST vẫn đang thu hút nhiều sự chú ý của khán giả. Đặc biệt là những người hâm mộ Việt Nam, sự xuất hiện của Hanbin càng làm họ thêm tự hào và xúc động.
https://baophapluat.vn/nhom-nhac-k-pop-co-thanh-vien-nguoi-viet-nam-chinh-thuc-ra-mat-post436148.html
..
..
---
BỔ SUNG
8.
Kpop với âm nhạc Việt Nam: Đôi bên cùng hưởng lợi?
Kpop đã và đang ảnh hưởng đến nền âm nhạc Việt Nam một cách mạnh mẽ. Sự ảnh hưởng gồm cả mặt tích cực và chưa tích cực đó mang lại cho âm nhạc Việt những gì?
Năm 2017 khép lại với nhiều niềm vui của cộng đồng fan Kpop. Chưa khi nào các thần tượng đến từ xứ kimchi lại "chăm" ghé Việt Nam như năm qua. Trong một năm đã có tới hơn 10 sự kiện lớn với sự góp mặt của các ngôi sao Hàn.
Không ít người hâm mộ cho rằng đã tới thời điểm để nền công nghiệp âm nhạc lớn nhất nhì châu Á tăng cường tập trung vào Việt Nam. Tuy nhiên liệu các ông lớn của Kpop đã thật sự để mắt đến thị trường Việt hay chưa và Vpop có thật sự "mở cửa" với nhạc ngoại vẫn là một câu hỏi khó trả lời.
Kpop chiếm lĩnh thị phần âm nhạc Việt?
Nhiều ý kiến từ dư luận cho rằng Kpop đang dần nuốt trọn nhạc Việt. Tuy nhiên, nhìn từ một góc độ khác có thể thấy "ông lớn" của âm nhạc châu Á chưa thực sự có ý định chen chân vào thị trường nước ta.
Trên thực tế, nghệ sĩ Hàn tấn công các nên âm nhạc khác như Nhật, Trung, Đài... đều có sự chuẩn bị kỹ càng. Khâu chuẩn bị bắt đầu từ việc học ngôn ngữ bản địa, tiếp đó học về văn hóa và quy các ứng xử... Việc chuẩn bị có thể kéo dài từ vài tháng tới vài năm, đặc biệt là với các kế hoạch có sự tham gia của thực tập sinh ngoại quốc.
Khi thành thạo về ngôn ngữ bản địa, các nhóm nhạc này sẽ dễ dàng được chấp nhận tại một vùng đất xa lạ hơn. Đó là nguyên nhân ngôn ngữ bản địa là một bước chuẩn bị quan trọng để các nhóm nhạc Kpop "mang chuông đi đánh xứ người".
Bên cạnh đó, vẫn có một cách dễ dàng hơn để gia nhập thị trường bên ngoài Hàn Quốc. Những nhóm nhạc có kế hoạch vươn khỏi lãnh thổ đều có thành viên ngoại quốc.
Có thể kể đến Super Junior với cựu thành viên Han Geng cùng nhóm nhỏ Super Junior - M làm tiền đề cho việc tiến vào Trung Quốc về sau. EXO cũng chia thành 2 nhóm nhỏ với 4 thành viên người Hoa, TWICE có tới 3 cô gái Nhật Bản. Vì vậy nhóm đang được yêu mến vô cùng tại thị trường lớn số một châu Á này...
Ngành công nghiệp âm nhạc Hàn đã lan rộng ra toàn châu Á. Và Việt Nam cũng nằm trong phạm vi tiếp nhận làn sóng văn hóa này. Giới trẻ nghe nhạc Hàn, hâm mộ thần tượng Hàn, tiêu thụ album... như một cách giải trí lành mạnh giống thế hệ trước nghe nhạc Âu - Mỹ hay nhạc Hoa.
Các thần tượng Hàn Quốc biểu diễn tại Việt Nam phần lớn đều nằm trong khuôn khổ các chương trình tổng hợp lớn với mục đích ngoại giao. Họ chỉ tập luyện vài tiết mục tiếng Việt với mục đích làm cho fan vui lòng chứ chưa khi nào có kế hoạch nghiêm túc tập luyện ngôn ngữ của ta.
Cho đến nay, chỉ có nhóm 4Men từng có ý định nghiêm túc tấn công thị trường nhạc Việt với động thái đổi tên thành V4Men. Nhóm đã phát hành ca khúc Nước mắt kết hợp cùng MTV từ năm 2006 và nhận được nhiều phản hồi tích cực của công chúng.
Gần đây, 2 nhóm nhạc trẻ M-Tiful và I.C.E cũng tuyên bố tấn công thị trường Việt nhưng vẫn chưa có bước đi rõ ràng.
Trên thực tế, thay vì "xâm lấn", Kpop có lẽ đơn giản chỉ muốn thu được lợi nhuận từ Việt Nam giống những gì đã làm ở Thái Lan, Singapore, châu Âu hay Mỹ Latin.
Nền âm nhạc Việt cũng thu được lợi ích riêng
Việc các nghệ sĩ quốc tế nói chung, Hàn Quốc nói riêng ghé thăm Việt Nam liên tục có những tác động tích cực đối với âm nhạc nước nhà. Nếu như Kpop "hạ cánh" ở Việt Nam để thu lợi nhuận, thì ngành giải trí nước nhà lâu nay đều có xu hướng mượn Kpop để làm mô hình học tập.
Không ít ý kiến từ người trong giới cho rằng chính những lần xuất hiện của nghệ sĩ Hàn Quốc khiến các ca sĩ Việt nhìn lại và rút ra bài học cho chính mình.
Không chỉ học hỏi trong phong cách biểu diễn... mà nền giải trí Việt còn đang nhanh chóng học theo cả cách thức hoạt động của mô hình âm nhạc thần tượng nổi danh của Hàn Quốc.
Thái Lan cũng là một đất nước có nền giải trí phát triển. Showbiz Thái đã học được nhiều "chiêu" từ Hàn và Nhật để đẩy mạnh thế giới giải trí của riêng mình mà vẫn giữ được bản sắc riêng.
Cũng giống như Thái Lan, Việt Nam đang "tranh thủ" học hỏi từ những nền giải trí lớn mạnh và phát triển hơn để tìm ra lối đi riêng.
Thị trường âm nhạc Việt Nam thời gian gần đây bắt đầu xuất hiện các công ty giải trí chuyên nghiệp nhằm đào tạo và quản lý các nghệ sĩ như St.319, WePro, 6th Sense (công ty do Ông Cao Thắng - Đông Nhi quản lý) hay M-TP Entertainment...
Đây là bước đi đầu tiên để chuyên nghiệp hóa nền công nghiệp giải trí trong nước. Trước đây hầu hết các nghệ sĩ của thế hệ cũ đều hoạt động dưới hình thức độc lập và chỉ có sự hỗ trợ của một vài trợ lý. Nay các công ty giải trí chuyên nghiệp xuất hiện và giúp nghệ sĩ trẻ hoạt động bài bản hơn.
Bên cạnh đó, mô hình đào tạo của các công ty Việt cũng đang hướng đến quy trình giống như Hàn Quốc. Kết quả đầu ra của quy trình này là những nhóm nhạc, những ca sĩ mang hơi hướng Hàn như Monstar, Uni5, Suni Hạ Linh, Cara...
Không thể phủ nhận những ca sĩ, nhóm nhạc này có nhiều ưu thế như ngoại hình đẹp, sản phảm trau chuốt, ê-kíp hỗ trợ hùng hậu và chuyên nghiệp. Tuy nhiên để cho Vpop không bị quá "Hàn Quốc", những nhân tố trẻ này cần tìm ra điểm mạnh của riêng mình nhằm duy trì bản sắc riêng.
Nhạc Việt đang ở trong giai đoạn chuyển mình để hoàn thiện và bắt kịp với các nền giải trí khác trên thế giới, đặc biệt là nơi có nhiều điểm tương đồng với âm nhạc trong nước như Hàn Quốc.
Tương lai Vpop đang đặt trên vai những người trẻ với khát vọng vươn lên mạnh mẽ và thị trường âm nhạc hiện nay đang tạo điều kiện để học hỏi được nhiều hơn từ các ngôi sao trên thế giới.
Điều quan trọng là nền âm nhạc Việt hiện nay nói chung có thể chắt lọc đồng thời tìm ra "chất" riêng không, hay chỉ chạy theo và sao chép một cách hời hợt từ những người bạn Kpop, J-Pop...
https://zingnews.vn/kpop-voi-am-nhac-viet-nam-doi-ben-cung-huong-loi-post809929.html
7.
K-pop và J-pop gắn kết nhịp cầu văn hóa
21/01/2019 | 10:27Năm 2018, đánh dấu sự hợp tác chặt chẽ giữa 2 nền âm nhạc hàng đầu châu Á là K-pop của Hàn Quốc và J-pop của Nhật Bản. Điều đó cũng chứng tỏ đây là 1 năm đặc biệt "ấm áp" cho mối quan hệ giữa hai quốc gia về văn hóa, trong đó có âm nhạc là nổi bật, sau nhiều thập niên vết thương chiến tranh chưa lành hẳn.
Lễ hội âm nhạc FNS cuối năm 2018 trên truyền hình Fuji TV (Nhật Bản) đã nhắc nhở rằng, nhạc pop có thể giúp tạo cầu nối giữa 2 nước.
Chương trình dành nhiều thời gian giới thiệu ban nhạc nữ Izone, gồm 12 thành viên với 9 ca sĩ Hàn Quốc thuộc nhóm Produce 101 và 3 ca sĩ Nhật Bản thuộc nhóm AKB 48.
Sự pha trộn này đã tạo ra một số tranh cãi ở cả hai quốc gia, nhưng thu về doanh số kỷ lục bán vé và album ở Hàn Quốc, cũng như sự quan tâm mạnh mẽ khi vừa ra mắt tại Nhật Bản.
Izone xuất hiện trong một cuộc thi tài năng được phát sóng ở Hàn Quốc vào mùa hè năm 2018. Khởi đầu của Izone gặp nhiều khó khăn, nhất là ở Hàn Quốc, vì một số người dân nơi đây vẫn chưa quên hậu quả cuộc chiến Nhật Bản gây ra tại Hàn Quốc thời kỳ Thế chiến II.
Nhưng đến ngày 29-10-2018, Izone đã phát hành album đầu tay tại Hàn Quốc, lập kỷ lục về số lượng mua nhiều nhất trong 24 giờ. Video bài hát La Vie en Rose của Izone với hơn 54 triệu lượt xem trên YouTube (tính đến ngày 17-1-2019). Và bây giờ, ánh đèn sân khấu chuyển sang Nhật Bản, với hiệu suất từ truyền hình Fuji.
Dấu hiệu cho thấy, Izone đang giành được sự yêu thích không thua gì tại Hàn Quốc với vị trí đứng đầu bảng xếp hạng Oricon của Nhật Bản trong tuần ra mắt. Ngoài các thần tượng J-pop xuất phát từ nhóm AKB48, giới trẻ Nhật Bản cũng bị lôi cuốn từ các danh ca của K-pop.
K-pop và J-pop nhìn chung có sự ảnh hưởng lẫn nhau từ lâu. Ngành công nghiệp âm nhạc nổi tiếng Nhật Bản đã phát triển mạnh vào những năm 1990 và ảnh hưởng đến các quốc gia trên khắp châu Á, bao gồm cả Hàn Quốc.
Lee Soo-man, người sáng lập SM Entertainment, là một trong những nhạc sĩ châu Á được truyền cảm hứng từ việc đào tạo các ngôi sao vừa chớm nở ở Nhật Bản vào thời điểm đó và anh ấy đã áp dụng hệ thống này vào ngành giải trí ở Hàn Quốc.
Ở giai đoạn đó, không có hệ thống nào được áp dụng trong ngành công nghiệp giải trí Hàn Quốc về mặt tìm kiếm và đào tạo các nghệ sĩ trẻ tiềm năng. Lee được truyền cảm hứng từ công ty tìm kiếm tài năng Nhật Bản là Johnny & Associates, (thành lập vào năm 1962), bằng cách thành lập phiên bản tiếng Hàn của riêng mình mang tên SM Entertainment vào năm 1995.
Sau khi gia nhập công ty, các ca sĩ trải qua nhiều năm đào tạo - bao gồm hướng dẫn kỹ lưỡng về giọng hát và kỹ năng thể hiện - trước khi ra mắt chuyên nghiệp. Nhóm nhạc K-pop đầu tiên được SM Entertainment ra mắt là nhóm nhạc nam H.O.T vào năm 1996.
SM Entertainment sau đó đã tạo ra các ban nhạc S.E.S., BoA, TVXQ, Super Junior và Girls… Ngành công nghiệp âm nhạc Hàn Quốc đã nhanh chóng phát hiện ra tiềm năng của mình, vì vậy nhiều ban nhạc được hình thành và trở nên nổi tiếng tạo nên làn sóng K-pop ngày nay.
Giờ đây, sau hơn 20 năm Lee phát động cuộc cách mạng K-pop, nền âm nhạc Hàn Quốc này bắt đầu ảnh hưởng đến ngành công nghiệp giải trí Nhật Bản.
Một số chuyên gia phụ trách vũ đạo của các nhóm nhạc K-pop đang được các cơ quan Nhật Bản thuê để dạy và cải thiện kỹ năng nhảy của các ca sĩ của họ.
Vào thời điểm các ngôi sao K-pop đang được công nhận rộng rãi khắp châu Á, một số ngôi sao J-pop đang gặp khó khăn muốn tìm những cách mới để có danh tiếng hơn ở trong và ngoài nước. Và AKB48 đã chọn cách kết hợp với ban nhạc Produce 101.
https://bvhttdl.gov.vn/k-pop-va-j-pop-gan-ket-nhip-cau-van-hoa-20190121102501681.htm
6.
Những nhóm nhạc JPOP nổi tiếng nhất Nhật Bản
Nhật Bản, trong mắt du khách quốc tế, là một quốc gia nổi tiếng với những nét văn hóa vô cùng đa dạng và độc đáo. Ngoài các nét văn hóa truyền thống đặc trưng như trà đạo, kimono, võ sĩ đạo,… thì nền văn hóa nhạc pop Nhật Bản cũng đang nhận được ngày một nhiều sự chú ý bởi sự phong phú trong thể loại và chất lượng của các nhóm nhạc. Dù bạn là fan của dòng nhạc điện tử sôi động hay những khúc ballad nhẹ nhàng, bạn luôn có thể tìm thấy một band nhạc phù hợp với mình. Hôm nay hãy cùng JAPANKURU điểm qua những nhóm nhạc JPOP đình đám nhất Nhật Bản hiện tại nhé!
AKB48
AKB48 là nhóm nhạc thần tượng của Nhật Bản, ra mắt vào ngày 08/12/2005. Nhóm có một nhà hát riêng được đặt tại Akihabara, Tokyo, Nhật Bản. Rất nhiều người lầm tưởng số 48 trong tên nhóm là chỉ số thành viên của nhóm, nhưng sự thực nhóm có số thành viên lớn hơn rất nhiều với hơn 200 người! Cái tên AKB48 được ghép từ “AKB” – viết tắt của Akihabara và “48” – nơi đặt văn phòng chính của quản lý (Văn phòng này được đặt tại Chiba, trong tiếng Nhật, “Chiba” và “48” phát âm tương tự nhau)
Một thứ “đặc sản” gắn liền với AKB48 chính là những “sự kiện bắt tay thần tượng” mà sau này được nhiều nhóm nhạc cũng như idol khác áp dụng. Với các phiếu bắt tay được tặng kèm ngẫu nhiên khi mua CD của nhóm, fan có thể đến sự kiện bắt tay và trò chuyện với những thành viên mà mình yêu thích.
AKB48 hiện đang nắm giữ kỷ lục Guinness thế giới cho hạng mục “Nhóm nhạc pop có số lượng thành viên đông nhất”. Họ cũng là một trong những nhóm nhạc có doanh thu cao nhất trên thế giới, với doanh thu kỷ lục bán đĩa năm 2011 là trên 211 triệu USD và năm 2012 là 226 triệu USD chỉ riêng ở Nhật Bản. Năm 2017, AKB48 đã trở thành nữ ca sĩ số một với tổng doanh thu hơn 51 triệu đĩa CD.
Sự thành công của AKB48 một phần đến từ cách xây dựng hình tượng idol thân thiện, đáng yêu. Từ trước tới nay, giữa thần tượng và fan luôn có một khoảng cách rất lớn. Các fan chủ yếu chỉ được ngắm idol của mình trên truyền hình, hoặc muốn gặp thì cũng phải xếp hàng dài trong những buổi concert đông nghịt. Thế nhưng, để gặp AKB48, tất cả những gì fan cần làm là mua vé tham dự buổi biểu diễn của nhóm, được tổ chức hằng ngày tại tầng 8, Don Quijote, Akihabara.
AKB48 được chia thành năm nhóm nhỏ, bao gồm team A, team K, team B, team 4 và team 8. Ba nhóm A, B và K sẽ thay phiên nhau biểu diễn trên một sân khấu nhỏ với sức chứa chưa tới 250 người. Vì vậy, người hâm mộ luôn có cảm giác thật dễ dàng để nhìn thấy thần tượng của mình. Ngoài ra, dù là một nhóm nhạc hàng đầu Nhật Bản nhưng AKB48 vẫn thường tổ chức những buổi “fan meeting” thân mật, bắt tay và chụp ảnh cùng với các người hâm mộ. Thậm chí trong một số event, nhóm cũng không ngại xách ba lô lên đường đi du lịch cùng người hâm mộ như bạn bè thân thiết. Chính điều này đã khiến AKB48 ghi điểm cực nhiều trong lòng người hâm mộ và tạo dựng riêng cho mình hình ảnh về những idol thân thiện, đáng yêu.
Có thể bạn sẽ thích: 8 kiểu thời trang nổi loạn và kỳ lạ của giới trẻ Nhật Bản
BiSH
BiSH hiện đang là nhóm nhạc tiềm năng nhất trong các nhóm nhạc nữ thành lập những năm gần đây. Tuy sinh sau đẻ muộn hơn các tiền bối AKB48, Nogizaka46 khi mới ra mắt album debut “Brand-new idol shit” của mình vào tháng 5 năm 2015 nhưng BiSH đã và đang ghi được những dấu ấn rõ nét trong lòng người hâm mộ JPOP tại Nhật Bản và quốc tế. Sau một năm kể từ khi chính thức debut, nhóm đã chính thức hợp tác với hãng thu âm nổi tiếng Avex Trax và tổ chức một buổi công diễn quy mô lớn tại Makuhari Messe và “cháy vé” rất nhanh dù lượng vé bán ra lên tới 7000! Sau sự thành công của album đầu tiên “Brand-new idol is SHiT” , album thứ hai “Fake Metal Jacket” ra mắt cùng năm cũng đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ người hâm mộ khi ngay lập tức chiếm vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng album hay nhất của Oricon. Nhiều đĩa đơn khác của nhóm cũng dễ dàng lọt vào top đầu các bảng xếp hạng Oricon như “Deadman” , “Promise the star” ,… Vào tháng 12 năm 2018, BiSH đã giành được giải “Best Newcomer” tại Japan Record Awards.
Thành công của BiSH phần lớn là nhờ chiến lược phát triển táo bạo của quản lý Junnosuke Watanabe. Ông đã xây dựng hình tượng một nhóm nhạc khác hẳn với hình tượng ngây thơ thường thấy của các nhóm nhạc nữ Nhật Bản. Theo đuổi dòng nhạc metal/punk với concept đen tối, lời bài hát và MV động chạm đến các vấn đề nhạy cảm như sex, trầm cảm, bạo lực, BiSH đã khẳng định cá tính của mình trên thị trường JPOP.
Sự đón nhận nhiệt tình của người hâm mộ đối với BiSH một phần còn đến từ cá tính và chất riêng của sáu thành viên. Mỗi người đều mang một tính cách rất độc đáo, rất riêng. Momoko Gumi Company – một trong những thành viên sáng lập BiSH đã từng nhận xét về nhóm thế này: “BiSH là nơi quy tụ của sáu cô gái tới từ sáu thế giới khác nhau, nhưng chúng tôi luôn tìm được cách dung hòa như một thể thống nhất.” .
Nogizaka46
Nogizaka46 là một nhóm nhạc nữ Nhật Bản do Akimoto Yasushi quản lý, và được coi như “đối thủ chính thức” của AKB48. Nogizaka46 được đặt tên theo tên tòa nhà SME Nogizaka, nơi có văn phòng của Sony Music Nhật Bản. Chủ nhiệm Akimoto Yasushi cũng cho biết, số “46” được chọn như một lời thách trực tiếp đến AKB48. Nogizaka46 chính thức thành lập vào ngày 29 tháng 6, 2011. Nhóm được coi là nhóm đối thủ chính thức đầu tiên của AKB48. Ngay cả cái tên “Nogizaka46” cũng có nghĩa rằng “kể cả có ít thành viên hơn AKB48, chúng tôi cũng sẽ không thua đâu”.
Với màn debut cùng đĩa đơn Guruguru Curtain ra mắt vào ngày 22 tháng 2 năm 2012, nhóm đã bán được 136.309 bản trong tuần đầu và xếp hạng 2 trên bảng xếp hạng Oricon. Năm 2017, Nogizaka46 lọt vào top các nhóm nhạc nữ Nhật Bản có doanh thu cao nhất.
Mặc dù có concept nhạc tương tự nhau, nhưng AKB48 và Nogizaka vẫn có những điểm khác biệt rõ nét. Nếu AKB48 muốn hướng tới hình tượng “idol thân thiện đáng yêu” trong mắt người hâm mộ với những event mang tính kết nối thì ngược lại, Nogizaka46 chọn xây dựng một hình ảnh với những idol thanh lịch, tao nhã và kín đáo cả về ngoại hình và tính cách, “khó tiếp cận hơn” – theo cách nói của người hâm mộ. Tuy nhiên chính điều này đã mang lại cho Nogizaka46 sự ưa chuộng từ phía người hâm mộ. Vì người ta luôn có xu hướng thích những thứ khó chinh phục, hơn là những gì quá dễ đạt được, nên chính vẻ kín đáo pha chút bí ẩn của Nogizaka46 đã làm fan càng tò mò và yêu thích họ hơn.
Không chỉ vậy, trong những năm gần đây, nhiều người cho rằng Nogizaka46 sẽ sớm soán ngôi AKB48 và trở thành nhóm nhạc thần tượng nữ hàng đầu Nhật Bản khi mà thời hoàng kim của AKB48 đã qua, và với số lượng thành viên quá lớn, người hâm mộ cho rằng thật khó để tìm ra ai đó thực sự nổi bật tại AKB48. Trong khi đó ở Nogizaka46, mọi thành viên của nhóm đều thực sự tài năng và nổi bật, nhóm cũng ghi nhiều điểm hơn AKB48 ở khâu vũ đạo và sự đa dạng trong thể loại nhạc.
Có thể bạn sẽ thích: 6 nhóm nhạc thần tượng hiếm có khó tìm, chỉ có tại Nhật Bản
EXILE
EXILE là nhóm nhạc nam Nhật Bản gồm 19 thành viên. Trưởng nhóm, Igarashi Hiroyuki (Hiro) từng là một thành viên của ban nhạc Zoo từ năm 1989 đến 1995. Sau đó anh tách ra và thành lập nhóm nhạc J Soul Brothers vào năm 1999. Nhóm đã đổi tên thành EXILE vào năm 2001. Vào năm 2005, trưởng nhóm Hiro đã mang cái tên J Soul Brothers để đặt cho một nhóm nhạc nam 7 người – band nhạc anh em của EXILE. Tới năm 2009, hai nhóm này hợp nhất thành EXILE với 14 thành viên mà ta vẫn biết ngày nay. Nhóm đã bán được hơn 20 triệu bản đĩa chỉ tính riêng tại Nhật Bản.
Ban đầu, phong cách của EXILE chịu nhiều ảnh hưởng của thể loại R&B, nhưng sau đó lại chuyển sang thiên hướng pop. Nhắc tới EXILE, thứ đầu tiên người hâm mộ nhớ tới là vũ đạo đỉnh cao và vô cùng độc đáo, chỉ nhìn riêng vào sự đồng đều trong vũ đạo của nhóm nhạc 14 người này, fan đã thấy được sự điêu luyện vằn ăn ý của họ . Đĩa đơn “Real World” phát hành năm 2004 đã trở thành đĩa đơn đầu tiên của EXILE đứng đầu bảng xếp hạng tuần của Oricon. Tháng 7 năm 2005, EXILE đã bắt tay với nhóm nhạc rock Nhật Glay để cùng phát hành đĩa đơn “Scream”, đĩa đơn này sau đó đã độc chiếm vị trí số một trong các bảng xếp hạng của Oricon và bán được hơn 500,000 bản, khiến danh tiếng của nhóm tăng vọt.
Trong ba năm liên tiếp (2010-2012), EXILE luôn nằm trong danh sách top 5 những ban nhạc Nhật có thu nhập cao nhất của Oricon. Trong năm 2010, họ đã đạt vị trí thứ tư và thu gần 50 triệu $. Năm 2011, nhóm vươn lên đến vị trí thứ ba. Năm 2012 được đánh dấu là năm thành công nhất của EXILE khi đạt vị trí thứ hai khi thu về tới 12.18 tỷ yên (100.8 triệu $).
Với chặng đường hoạt động trên 10 năm và từng giành được các giải thưởng lớn như Billboard Japan, Japan Gold Disc Awards hay MTV Video Music Awards Japan, EXILE hiện được coi là một trong những nhóm nhạc được yêu mến và thành công nhất tại thị trường Nhật. Thậm chí, vào năm 2012 nhóm còn không được đề cử tại Japan Record Award vì đã vượt quá số lần chiến thắng.
Momoiro Clover Z
Momoiro Clover Z, thường gọi tắt là Momoclo hay MCZ. Vào tháng 5/2008, nhóm ra mắt công chúng với đội hình gồm 6 thành viên, tuy nhiên hiện nay nhóm chỉ còn 4 thành viên hoạt động.
Trong năm 2013, Momoclo đã thắng giải “Biên đạo hay nhất” trong lễ trao giải MTV VIDEO MUSIC AWARD JAPAN, họ hiện đang là nhóm nhạc xếp thứ tư về tổng doanh thu tại Nhật Bản với hơn 5,2 tỷ yên mỗi năm. Momoiro Clover Z đã được xếp hạng là nhóm nhạc nữ nổi tiếng nhất tại Nhật Bản từ 2013 đến 2015.
Momoiro Clover Z nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình đến từ phía người hâm mộ là nhờ vào sự phá cách, độc đáo trong những màn trình diễn của họ. Mỗi buổi biểu diễn của Momoclo đều giống như một hộp socola, khi mà trước khi tham gia, không ai biết nhóm sẽ lại mang đến cho khán giả những bất ngờ gì. Có khi là những bộ trang phục từ các câu chuyện cổ tích, lúc lại là những bộ đồ cosplay “Thủy thủ mặt trăng” , “Super Sentai” rực rỡ sắc màu. Chính nét “kỳ quặc” đầy đáng yêu này là một trong những nhân tố đưa Momoiro Clover Z vào top các nhóm nhạc nữ hàng đầu Nhật Bản hiện nay.
Không chỉ phụ thuộc vào sự độc đáo trong biểu diễn, các thành viên của Momoclo đều sở hữu cho mình khả năng ca hát tuyệt vời. Mặc dù mỗi màn biểu diễn đều yêu cầu những vũ đạo nhanh, mạnh với nhịp độ và sự chính xác cao, những cô gái Momoclo vẫn nói không với hát nhép và mang tới cho khán giả những màn hát live hay hơn cả thu âm. Điều này khiến khán giả càng yêu mến thêm năm cô nàng xinh đẹp và tài năng này.
Có thể bạn sẽ thích: 6 địa điểm “cứ đến là thoát ế” nức tiếng tại Nhật Bản
back number
back number – Ban nhạc khởi sinh từ trái tim tan vỡ của một cậu học sinh cấp ba
back number (không viết hoa, phiên âm sang tiếng Nhật là bakku nanbaa, hay được gọi tắt là bakunan) , là một nhóm nhạc rock nam Nhật Bản, debut chính thức vào năm 2011 với ba thành viên: Kojima Kazuya, Shimizu Iyori, Kurihara Hisashi. Nhóm hiện đang hoạt động cùng hãng thu âm Universal Sigma.
back number là 1 rock band 3 người đến từ Gunma, Nhật Bản, được trưởng nhóm là Iyori lập ra từ năm 2004, sau khi bị người bạn gái thời trung học bỏ rơi để hẹn hò với ca sĩ vocal của 1 band nhạc khác. Lúc đó Iyori đã quyết tâm lập ra 1 band nhạc “ngầu” hơn band của tên kia với hy vọng rằng cô gái ấy sẽ quay lại với anh. Cái tên back number là 1 cụm từ khá phổ biến ở Nhật, chỉ những vật lỗi thời, đã bị thay thế, ý muốn nói Iyori đã bị thay thế bởi người khác.
Trong những năm đầu, back number gần như không hoạt động vì nhiều lý do. back number chỉ thực sự bắt đầu vào năm 2007, khi mà các thành viên hiện tại: Hisashi và Kazuya gia nhập nhóm. Kể từ đó, back number bắt đầu hoạt động mạnh hơn, được biểu diễn ở các lễ hội nhỏ ở địa phương, giành giải nhì cuộc thi ROCKERS,… Đến năm 2011, nhóm chính thức debut với single đầu tay Hanabira.
Trong 7 năm qua, danh tiếng của back number đã từ từ đi lên sau hàng loạt các bản hit. Tên tuổi của họ được biết đến rộng rãi trên toàn Nhật Bản, nhóm có ảnh hưởng rất lớn đặc biệt là với giới trẻ. Họ đã tổ chức những tour diễn quy mô lớn, biểu diễn tại những sân khấu của các music festival hoành tráng nhất Nhật Bản. Nhóm còn sáng tác nhạc cho các bộ phim, nhãn hàng hàng đầu. Không ngoa khi nói, cho tới thời điểm hiện tại, back number là một trong những band nhạc thành công nhất thập kỉ. Ở Nhật, bạn có thể dễ dàng nghe được nhạc của back number được vang lên từ bất kì nơi nào. Tất cả mọi thứ về back number, từ âm nhạc, lyrics cho tới hình ảnh đều rất Nhật Bản, đậm chất hoài cổ, chịu nhiều ảnh hưởng từ âm nhạc pop-rock thập niên 90, có thể chạm tới trái tim người Nhật Bản nhiều thế hệ. Không chỉ xuất sắc về âm nhạc, back number còn được các fan yêu mến vì tính cách tốt, sự chăm chỉ, khiêm tốn và không ngừng cố gắng của 3 thành viên và tình bạn khăng khít của họ.
Sekai no Owari
Sekai no Owari là nhóm nhạc với bốn thành viên. Nakajin là trưởng nhóm, anh phụ trách chơi ghi-ta và sản xuất nhạc. Fukase là giọng hát chính và là người dựng concept cho các sản phẩm của nhóm. Cô gái duy nhất Saori chơi piano và thiết kế sân khấu. Anh chàng luôn đeo mặt nạ chú hề DJ LOVE dĩ nhiên là… DJ. Bốn thành viên của Sekai no Owari là bạn thân với nhau từ rất lâu, đặc biệt Fukase và Saori quen biết nhau từ hồi Saori mới 5 tuổi. Có chung đam mê với âm nhạc nên bốn người đã cùng nhau thành lập nhóm. Nhờ lợi thế này mà Sekai no Owari giống như một nhóm nhạc gia đình, các mâu thuẫn nảy sinh cũng dễ dàng hòa giải, và sau đó họ càng hiểu nhau hơn.
Sekai no Owari thành lập từ năm 2007. Khởi đầu là một nhóm nhạc Indie (độc lập), nhóm đã gặp không ít khó khăn. Đến năm 2010, nhóm bắt đầu có tiếng trong giới Indie Nhật và càng ngày càng lan rộng sức ảnh hưởng. Buổi biểu diễn đầu tiên của nhóm ở Nippon Budokan (nơi The Beatles diễn năm 1966) vào 8/2011 bán sạch vé. Album Entertaiment của nhóm được trao giải “Album xuất sắc nhất” trong lễ trao giải Japan Record Award 2011.
“Sekai no Owari” có nghĩa là “Hồi kết của thế giới”, Fukase đã chọn cái tên này dựa trên trải nghiệm của chính mình. Năm 19 tuổi, Fukase phải trải qua một thời gian trong bệnh viện, điều trị tâm lý và cảm thấy như thế giới của mình đã chấm dứt. Chính lúc đó, bỗng dưng Fukase nghĩ đến việc chơi nhạc, đó là điều duy nhất mà anh muốn làm khi còn học trung học. Việc đó giống như Fukase tìm thấy một lối ra khi thế giới của mình tưởng đã đến hồi kết. “Một khi đã trải qua sự tuyệt vọng đến cùng cực, bạn buộc phải tìm kiếm một lối ra. Và tôi đặt tên nhóm như vậy để tạo ra nguồn sức mạnh cần có trong âm nhạc”.
Âm nhạc, ca từ và MV của Sekai no Owari phần lớn đều mang không khí huyền ảo, có chút ma quái nhưng lại hấp dẫn kì lạ, huyền ảo diệu kỳ. Như ca khúc Snow Magic Fantasy miêu tả về một thế giới tuyết chưa bao giờ ngừng rơi, Nemuri Hime lại kể một chuyện tình của một nữ thần chết vì quá yêu chàng ca sĩ nên thay vì cướp linh hồn anh ta lại chấp nhận mình tan biến mất, Honoo to Mori no Carnival hé mở một lễ hội của rừng sâu và lửa cháy ẩn sau một cửa thoát hiểm của công viên giải trí, Anti Hero nói về chủ nghĩa phản anh hùng… Nhờ sự độc đáo này mà âm nhạc của Sekai no Owari giống như một khu rừng ma thuật, nếu đã lạc vào sẽ khó mà thoát ra được.
Năm 2013, Sekai no Owari bắt tay dàn dựng buổi biểu diễn ngoài trời đầu tiên Fire and Forest Carnival, với mong muốn tạo ra một sân khấu tuyệt vời như Tomorrowland (lễ hội nhạc điện tử quy mô hàng đầu thế giới). Buổi biểu diễn này đã thu hút đến 20,000 khán giả chỉ trong một ngày, và trong 3 ngày đã có hơn 60,000 fan đến. Năm 2015, buổi diễn hai đêm Twilight City diễn ra tại Nissan (sân vận động lớn nhất Nhật Bản) với 70,000 chỗ ngồi cũng đầy kín khán giả… Không chỉ hát những ca khúc tiếng Nhật, Sekai no Owari cũng hát cả tiếng Anh. Tháng 10 năm 2014, nhóm có thu âm ca khúc Tokyo cùng Owl City (nhóm nhạc US&UK). Sekai no Owari cũng đã được chọn để biểu diễn tại MTV World Stage tại Malaysia, một buổi hòa nhạc đặc biệt với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng thế giới.Thế giới JPOP quả thật quá rộng lớn và đa dạng với vô vàn điều hay ho để khám phái phải không nào?
Có thể bạn sẽ thích: NGƯỜI NHẬT LÀM GÌ ĐỂ VƯỢT QUA NỖI CÔ ĐƠN?
Nếu bạn đã nghe đến nhàm tai những dòng nhạc US/UK hay các bài KPOP thông thường thì sao không thử bật ngay một bài hát của các nhóm nhạc mà JAPANKURU đã kể bên trên để thưởng thức nhỉ? Biết đâu bạn sẽ trở thành một “fan ruột” của họ thì sao?
Japankuru Team
https://japankuru.vn/2020/04/21/nhung-nhom-nhac-jpop-noi-tieng-nhat-nhat-ban/
5.
Netizen "phát sốt" với nam idol người Việt debut tại Jpop: Visual đậm chất Nhật Bản, có nét giống thành viên SEVENTEEN
Ít ai biết rằng, anh chàng người Việt này là một trong những thành viên của nhóm nhạc BUZZ-ER. tại Nhật Bản
- Hôm trước vừa khoe body, hôm sau mỹ nam Kpop ngã dập mông đến là "xí hổ", may mà có pha xử lý kéo lại sự "cool ngầu"
- Đẳng cấp fangirl gốc Việt: Thích BTS từ năm 11 tuổi, đã tiêu 1,1 tỷ đồng trong 7 năm vì idol, được MTV làm hẳn phóng sự
- Idol nhóm nữ Kpop đình đám đăng hẳn 1 bài dài như sớ bằng tiếng Việt, kiểu này là sắp debut sang Việt Nam rồi?
Việc các thực tập sinh Việt Nam lấn sân sang những thị trường âm nhạc lớn như Kpop hay Jpop đã không còn là điều xa lạ đối với người hâm mộ. Trong đó phải kể đến những cái tên nổi bật như Hanbin - trainee tiềm năng cho suất debut, hay cô bạn Trâm Anh vừa mới ra mắt cùng nhóm nhạc BEAUTY BOX vào ngày 23/9 vừa qua khiến khán giả Việt không khỏi tự hào.
Mới đây, người hâm mộ bất ngờ phát hiện ra danh tính của một nam idol người Việt đã debut tại thị trường Nhật Bản cùng nhóm nhạc BUZZ-ER. vào năm 2017. BUZZ-ER. gồm có 7 thành viên, sau 4 năm ra mắt, nhóm đã phát hành được một số sản phẩm âm nhạc chất lượng, đồng thời tạo được tiếng vang tại thị trường này.
B Like U - BUZZ-ER.
Đáng chú ý, nam idol người Việt với nghệ danh HAU đang là thành viên đảm nhận vị trí vocal của nhóm nhạc Jpop này. Anh chàng sinh năm 1997, sở hữu nhan sắc đậm chất Nhật Bản khiến người hâm mộ không khỏi trầm trồ. Thậm chí, HAU còn được nhận xét là có nét đẹp hao hao thành viên Jun của SEVENTEEN.
HAU sở hữu nhan sắc đậm chất Nhật Bản khiến người hâm mộ không khỏi trầm trồ
Anh chàng thường xuyên đăng tải những hình ảnh "đậm chất" Nhật Bản trên trang cá nhân của mình. Nhiều người lầm tưởng rằng anh là con lai, tuy nhiên HAU là người Việt 100%. Dòng bio nổi bật trên những nền tảng mạng xã hội của anh chàng "Tôi là người Việt Nam" cũng phần nào khẳng định được điều này.
Người hâm mộ không khỏi bất ngờ trước visual nam idol này:
- Nhìn visual không ai nghĩ là người Việt luôn ấy, xuất sắc anh ơi.
- Trai Việt Nam xịn xò quá, cứ tưởng người Nhật.
- Nhìn HAU hao hao Jun của SEVENTEEN nhỉ.
- Đọc profile là thấy thích rồi, visual này chuẩn Nhật luôn nhé.
- Đẹp đúng kiểu cosplayer luôn ấy, cưng quá trời.
- Xuất sắc quá, tôi xin phép đu idol Nhật từ bây giờ.
Nguồn: Facebook, Video: YouTube
https://kenh14.vn/netizen-phat-sot-voi-nam-idol-nguoi-viet-debut-tai-jpop-visual-dam-chat-nhat-ban-co-net-giong-thanh-vien-seventeen-20211013163151691.chn
4. Năm 2021
03/06/2021Những năm gần đây ngành Ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc đã trở thành một trong những ngành Hot được nhiều học sinh lựa chọn. Tốc độ và quy mô đào tạo ngành Ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc được đánh giá là lớn nhất trong khu vực. Vậy tại sao ngành học này những năm gần đây lại có sức hút lớn như vậy? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.
Ngành Ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc là gì?
Ngành Ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc là ngành học nghiên cứu về phương pháp, kỹ năng giao tiếp, làm việc bằng tiếng Hàn, cũng như cung cấp kiến thức về đất nước và con người Hàn Quốc.
Trường Đại học Đại Nam là 1 trong 4 cơ sở đào tạo đại học đào tạo chuyên sâu về ngành Ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc tại miền Bắc.
Sinh viên theo học ngành Ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc được tìm hiểu về ngôn ngữ Hàn Quốc như cách phát âm, từ vựng, cấu trúc ngữ pháp… để có thể nghe – nói – đọc – viết bằng tiếng Hàn Quốc phục vụ cho nhu cầu giao tiếp và công việc. Bên cạnh đó, sinh viên còn được học nhiều kỹ năng quan trọng như: biên phiên dịch, giao tiếp, thuyết trình, đàm phán, thương lượng, làm việc nhóm…
Vì sao ngành Ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc hút thí sinh?
Hiện nay, có rất nhiều sinh viên đang theo học ngành ngôn ngữ Hàn Quốc và các ngành liên quan. Số lượng cơ sở đào tạo ngành học này ở mọi cấp học, bậc học không ngừng tăng trong các năm gần đây. Độ Hot của ngành được tạo nên từ những điểm sau:
Ngay từ năm đầu tiên tuyển sinh, khoa Ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc Đại học Đại Nam đã thu hút đông đảo sinh viên theo học.
Một, sự phổ biến của ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc: Những năm gần đây, làn sóng văn hóa Hàn Quốc – Hallyun xuất hiện và lan rộng ở các nước Châu Á thu hút sự chú ý của nhiều bạn trẻ trong đó có Việt Nam. Mê Oppa, yêu gymbap - kim chi, thích du lịch Hàn… cũng là động cơ lớn khiến giới trẻ gia tăng nhu cầu tìm hiểu về văn hóa, xã hội cũng như nhu cầu học tiếng Hàn Quốc càng tăng nhanh.
Hai, triển vọng nghề nghiệp lớn, mức thu nhập cao: Trong những năm gần đây, việc thắt chặt mối quan hệ hợp tác về kinh tế, xã hội giữa Việt Nam và Hàn Quốc đã mở ra nhu cầu tìm kiếm nguồn nhân lực thành thạo tiếng Hàn cho các công ty và doanh nghiệp. Hàn Quốc là quốc gia có vốn đầu tư lớn nhất ở nước ta. Có nhiều doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc như: Sam Sung, LG, Hyundai, Lotte, … đẩy mạnh đầu tư vào thị trường Việt Nam. Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu Trung ương Hàn Quốc, công bố tại tọa đàm “Hàn Quốc học – kết nối giảng đường và danh nghiệp”, các doanh nghiệp Hàn Quốc đang tạo khoảng 400.000 việc làm tại Việt Nam.
Theo Tiến sĩ Đặng Thiếu Ngân - Phó chủ tịch hội nghiên cứu khoa học về Hàn Quốc tại Việt Nam), so với các ngành ngoại ngữ khác, sinh viên ngành ngôn ngữ Hàn có mức thu nhập cao hơn, sinh viên từ năm nhất đã có nhiều cơ hội thực tập, đi làm thêm, mới năm 3 đã có nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc trải sẵn thảm đỏ để mời tham gia tuyển dụng.
Đội ngũ cán bộ, giảng viên hùng hậu, giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm của khoa Ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc Đại học Đại Nam.
Ba, nhiều cơ hội học tập tại Hàn Quốc: Nhờ việc đẩy mạnh liên kết giáo dục giữa các cơ sở đào tạo trong nước và các trường đại học ở nước ngoài nên sinh viên ngành ngôn ngữ Hàn Quốc có cơ hội nhận được nhiều học bổng du học nước ngoài hoặc tham gia vào các chương trình trao đổi sinh viên. Ngoài ra, so với du học ở một số nước: Anh, Pháp, Mỹ, ... du học Hàn Quốc có mức chi phí thấp hơn, cùng với đó sinh viên có nhiều cơ hội việc làm tại Hàn hơn.
Bốn, đào tạo tiếng Hàn ngày càng được coi trọng: Vị thế ngày càng được nâng cao. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trong các năm gần đây, ngành giáo dục nói riêng và nhà nước nói chung có nhiều biện pháp để thúc đẩy sự phát triển của ngành. Đặc biệt, đầu năm 2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành quyết định đưa tiếng Hàn trở thành môn ngoại ngữ 2 ở các trường phổ thông.
Nên học ngành Ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc ở đâu?
Khẳng định mang đến cho sinh viên ngành Ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc môi trường học tập hiện đại, văn minh; mang đến chất lượng đào tạo bằng chuẩn đầu ra tiên tiến; đảm bảo 100% sinh viên có việc làm tại các Tập đoàn, công ty FDI Hàn Quốc ngay sau khi ra trường, Trường ĐH Đại Nam đã tiến hành liên kết đào tạo với nhiều doanh nghiệp lớn, như: Tập đoàn Sam sung, Tập đoàn LG Electronics, Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc; Công ty Delta E&C Việt Nam; Công ty Heesung Việt Nam, Hiệp hội doanh nhân và Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc (VKBIA)…
Lãnh đạo trường và lãnh đạo khoa Ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc thăm, làm việc chính thức tại Đại sứ quán Hàn Quốc.
Chương trình đào tạo Cử nhân Ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc của Đại Nam thiên về thực hành với 60% thời lượng nhằm đào tạo ra những Cử nhân tiếng Hàn thông thạo các kỹ năng nghe – nói – đọc – viết; có kiến thức nền về văn hóa Hàn Quốc; có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực chuyên môn vững vàng và có thái độ tốt.
Đặc biệt, khoa Ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc DNU quy tụ được đội ngũ giảng viên giỏi là các giảng viên bản ngữ Hàn Quốc và các thầy cô có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm trong lĩnh vực ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc.
Khoa Ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc của Trường ĐH Đại Nam có rất nhiều sự khác biệt, được Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam thừa nhận, được các tập toàn, công ty FDI của Hàn Quốc công nhận và sẵn sàng tạo điều kiện cho sinh viên phát triển. Theo đó, từ quá trình học cho đến khi ra trường, sinh viên sẽ được các Tập đoàn, doanh nghiệp của Hàn Quốc, FDI đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam sắp xếp và nhận vào làm việc cũng như tạo các cơ hội để sinh viên được cọ xát, làm quen với văn hóa Hàn Quốc, quy trình của doanh nghiệp, để sinh viên ra trường có thể làm đươc việc ngay…
Trường Đại học Đại Nam là trường đại học duy nhất được đích thân Đại sứ Park Noh Wan trực tiếp đón tiếp và làm việc cùng.
Sinh viên khoa Ngôn ngữ & Văn hóa Hàn Quốc có thể chọn các công việc như: biên dịch viên, phiên dịch viên tại các công ty, cơ quan ngoại giao, tổ chức của Hàn Quốc đặt tại Việt Nam; chuyên viên hướng dẫn giao dịch với các đối tác Hàn Quốc; chuyên viên Marketing, tổ chức sự kiện, giao dịch thương mại tại các công ty Hàn Quốc, giảng dạy tiếng Hàn hoặc làm việc tại các công ty du lịch, nhà hàng, khách sạn… với mức lương tối thiểu “từ 8 con số”.
Bằng cách nào để trở thành sinh viên ngành Ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc Đại Nam?
Tại Đại học Đại Nam, để xét tuyển vào ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc, thí sinh có thể sử dụng các phương thức xét tuyển: xét điểm thi THPT quốc gia, xét điểm học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn.
Chi tiết truy cập www.tuyensinh.dainam.edu.vn Hotlines: 0961595599 – 0931595599.
https://dainam.edu.vn/vi/khoa-ngon-ngu-va-van-hoa-han-quoc/tin-tuc/giai-ma-hien-tuong-thi-sinh-o-at-chon-nganh-ngon-ngu-va-van-hoa-han-quoc
3. Năm 2012
"
HỘI
THẢO
1. Hội thảo:
“Hiện tại và tương lai của Hallyu ở Việt Nam”
2. Thời gian:
16/11/2012
3. Tổ chức:
Quỹ Giao lưu công nghiệp văn hóa Hàn Quốc, Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc
4. Chủ quản:
Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam
5. Hỗ trợ:
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Việt Nam, Viện Quảng bá Văn hóa hải ngoại Hàn Quốc,
Tổng Cục Du lịch Hàn Quốc, ĐHNN-ĐHQG Hà Nội.
6. Địa điểm:
Tầng 1, Khách sạn Daewoo, 360 Kim Mã, Hà Nội
7.
Chương
trình dự kiến:
Thời gian |
Nội dung |
14:00
~ 14:30 |
Phát biểu chúc mừng của
lãnh đạo hai nước |
14:30~15:40 |
Phát biểu chính thức: Chủ đề: “20 năm thiết lập
quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hàn Quốc, vai trò của Hallyu với mối quan hệ đối
tác” Mr. Kang Cheol Keun –
Chủ tịch Hiệp hội Giao lưu Văn hóa Quốc tế Hallyu Hàn Quốc. Chủ đề: “Hiểu biết và
nhận thức về Hallyu ở Việt Nam” Mr. Lương Hồng Quang,
PGS – TS, Viện Phó, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam. |
15:40~16:00 |
Nghỉ giải lao – Tiệc
trà |
16:00~16:10 |
Thảo luận Chủ đề: Tương lai phát
triển Hallyu tại Việt Nam |
16:10~17:30 |
Kim Kwon Yong – Báo
Yonhap News Đặng Thiếu Ngân – Phóng
viên Nguyễn Ngọc Trâm Oanh –
Giảng viên ĐHKHXHNV HCM Sinh viên – ĐHNN – ĐHQG
Hà Nội |
17:30~18:00 |
Nghỉ giải lao và chuẩn
bị tiệc |
18:00~20:00 |
Tiệc chiêu đãi và giới
thiệu sản phẩm Hallyu -
Giới thiệu về Làn sóng
HQ -
Phát biểu của GĐTTVHHQ -
Giới thiệu và trải nghiệm
K-food -
Tiệc đứng |
"
2.
Chương I
TÊN GỌI TÔN CHỈ, MỤC ĐÍCH
Điều 1. Tên gọi của Hội
1. Tên tiếng Việt: Hội Nghiên cứu khoa học về Hàn Quốc của Việt Nam.
2. Tên giao dịch tiếng Anh: Korean Research Association of Vietnam.
3. Tên viết tắt tiếng Anh: KRAV.
Điều 2. Tôn chỉ, mục đích của Hội
1. Hội Nghiên cứu khoa học về Hàn Quốc của Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hội) là tổ chức xã hội - nghề nghiệp tự nguyện, không vụ lợi của các tổ chức và công dân Việt Nam đã và đang hoạt động trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, quản lý giáo dục, phổ biến và giảng dạy về Hàn Quốc và các chuyên ngành khác có liên quan trên phạm vi cả nước.
2. Mục đích của Hội là tập hợp, đoàn kết những người làm công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo và những người quan tâm đến Hàn Quốc để cùng nhau nghiên cứu, tiến hành các hoạt động nghề nghiệp về ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc trong phạm vi pháp luật cho phép với tinh thần tự nguyện nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, góp phần củng cố và tăng cường tình hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau giữa Việt Nam và Hàn Quốc cũng như giữa các nước, các dân tộc vì nền hòa bình lâu dài trên trái đất.
Điều 3. Nguyên tắc, phạm vi hoạt động và địa vị pháp lý của Hội
1. Hội Nghiên cứu khoa học về Hàn Quốc của Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản; dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch; tự chủ về tài chính; tuân thủ, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Điều lệ Hội.
2. Hội Nghiên cứu khoa học về Hàn Quốc của Việt Nam hoạt động trên phạm vi cả nước, chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và các bộ, ngành khác có liên quan về lĩnh vực Hội hoạt động.
3. Hội Nghiên cứu khoa học về Hàn Quốc của Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu, biểu tượng và tài khoản riêng. Trong thời gian đầu, trụ sở của Trung ương Hội đặt tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (số 336, Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội).
Chương II
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
Điều 4. Nhiệm vụ của Hội
1. Tập hợp, đoàn kết các nhà khoa học, các giảng viên, các chuyên gia và những người quan tâm đến Hàn Quốc tự nguyện cùng nhau nghiên cứu, trao đổi thông tin, kinh nghiệm, học thuật, mở rộng đối ngoại và hợp tác phát triển chủ yếu ở các lĩnh vực ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc.
2. Động viên, giúp đỡ hội viên nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, giữ gìn đạo đức nghề nghiệp, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng và hợp pháp của các hội viên theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.
3. Thực hiện chức năng tư vấn, phản biện khoa học về các vấn đề có liên quan đến ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc khi được các tổ chức, cá nhân yêu cầu theo quy định của pháp luật.
4. Nghiên cứu, thông tin và tuyên truyền kiến thức về ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam cho hội viên và đông đảo nhân dân khi được yêu cầu theo quy định của pháp luật.
5. Tham gia, phối hợp với các tổ chức, cá nhân, các cơ quan có thẩm quyền trong việc đào tạo kiến thức, nghiên cứu khoa học, trao đổi kinh nghiệm về ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc để góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Thực hiện các chương trình, dự án, đề tài, hợp tác quốc tế để nâng cao năng lực hoạt động của các hội viên theo quy định của pháp luật.
6. Tham gia nghiên cứu, xây dựng các chương trình, dự án về ngôn ngữ, văn hóa Hàn Quốc và kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước những giải pháp cần thiết để góp phần đẩy mạnh phát triển hợp tác hữu nghị với Hàn Quốc.
7. Phát triển mối quan hệ hợp tác với các tổ chức hội, các cơ quan nghiên cứu và giảng dạy khác ở trong và ngoài nước để cập nhật kiến thức và nắm bắt thông tin, góp phần tăng cường tình hữu nghị, đoàn kết, bình đẳng và phát triển bền vững giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới.
8. Tạo điều kiện cho hội viên phát huy khả năng sáng tạo, được học hỏi, bồi dưỡng kiến thức, tiếp cận và ứng dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học mới trong hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
9. Liên kết giữa các hội viên để thực hiện mục đích chung của Hội.
10. Xây dựng, ban hành và hướng dẫn hội viên thực hiện quy tắc đạo đức trong hoạt động nghề nghiệp.
Điều 5. Quyền hạn của Hội
1. Đại diện cho các tổ chức, cá nhân hội viên trong các mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến tôn chỉ, mục đích và nhiệm vụ của Hội.
2. Tổ chức hoặc tham gia tổ chức các đợt tập huấn phổ biến kiến thức, hội nghị, hội thảo, diễn đàn khoa học trong nước và quốc tế về ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc cho hội viên theo quy định của pháp luật.
3. Tham gia hoặc chủ trì thực hiện, nghiệm thu, đánh giá các đề tài, công trình khoa học, các dự án và cung cấp các dịch vụ chuyên môn thuộc lĩnh vực ngôn ngữ, văn hóa Hàn Quốc cho các tổ chức, cá nhân khi được yêu cầu; khuyến khích, bảo trợ và giúp đỡ hội viên nâng cao trình độ nghề nghiệp, triển khai thực hiện và giới thiệu kết quả nghiên cứu khoa học trong các hội nghị, hội thảo, sinh hoạt khoa học nhằm góp phần cải thiện chất lượng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao về Hàn Quốc học tại Việt Nam.
4. Được gia nhập làm hội viên của các tổ chức nghiên cứu khoa học trong nước, khu vực và quốc tế có cùng lĩnh vực hoạt động theo quy định của pháp luật.
5. Được thành lập các tổ chức pháp nhân thuộc Hội trên cơ sở có sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; được tham gia đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc HaHkhi được các tổ chức, cá nhân yêu cầu, phù hợp với quy định của pháp luật và năng lực, lĩnh vực hoạt động của Hội.
6. Được nhận các nguồn hỗ trợ, tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; được gây quỹ Hội trên cơ sở hội phí và các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải kinh phí hoạt động.
7. Được xuất bản sách, báo, tạp chí, bản tin, tài liệu chuyên môn của Hội theo quy định của pháp luật.
8. Khen thưởng hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền khen thưởng đối với các tổ chức, hội viên có thành tích trong hoạt động chuyên môn cũng như trong việc thực hiện tôn chỉ, mục đích và nhiệm vụ của Hội.
9.Quyết định xử lý kỷ luật đối với các tổ chức, cá nhân hội viên vi phạm Điều lệ Hội.
Chương III
HỘI VIÊN
Điều 6. Hội viên của Hội
Hội viên Hội Nghiên cứu khoa học về Hàn Quốc của Việt Nam gồm hội viên chính thức, hội viên liên kết và hội viên danh dự:
1. Hội viên chính thức: Công dân, tổ chức của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo, phổ biến và giảng dạy về Hàn Quốc học và các chuyên ngành khác có liên quan, tán thành Điều lệ của Hội Nghiên cứu khoa học về Hàn Quốc của Việt Nam, tự nguyện đăng ký xin gia nhập Hội, đều có thể được Ban Thường vụ Trung ương Hội xem xét, kết nạp làm hội viên chính thức của Hội;
2. Hội viên liên kết: Các tổ chức, cá nhân Việt Nam có đóng góp cho sự phát triển của Hội, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện làm đơn xin gia nhập Hội và đóng hội phí được Ban Thường vụ Trung ương Hội xem xét, kết nạp làm hội viên liên kết;
3. Hội viên danh dự: Công dân Việt Nam không có điều kiện trở thành hội viên chính thức của Hội nhưng có tâm huyết, đóng góp cho sự phát triển của Hội thì được Ban Thường vụ Trung ương Hội xem xét, công nhận là hội viên danh dự của Hội.
Điều 7. Nhiệm vụ của hội viên
1. Tôn trọng tôn chỉ, mục đích, chấp hành Điều lệ Hội, các nghị quyết của Hội, của Ban Chấp hành Trung ương Hội.
2. Tham gia tích cực vào các công việc của Hội.
3. Tuyên truyền phát triển hội viên, bảo vệ danh dự, uy tín của Hội, giữ gìn đạo đức nghề nghiệp chuyên môn.
4. Đoàn kết, tương trợ với đồng nghiệp trong và ngoài Hội.
5. Tham gia sinh hoạt trong một tổ chức cơ sở của Hội, chấp hành việc đóng hội phí cho các hoạt động của Hội.
Điều 8. Quyền hạn của hội viên
1. Được tham gia thảo luận, biểu quyết tất cả các công việc của Hội, được ứng cử, đề cử vào Ban Chấp hành Trung ương Hội.
2. Được bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, được tham gia hội thảo, tập huấn trong nước và quốc tế, được khuyến khích và tạo điều kiện để phát huy khả năng về mọi mặt liên quan đến nghề nghiệp theo lĩnh vực hoạt động của Hội.
3. Được giúp đỡ, tạo điều kiện nghiên cứu và công bố kết quả nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực nghiên cứu của Hội về Hàn Quốc học.
4. Được Hội bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng trong nghề nghiệp theo đúng chuyên ngành.
5. Được cấp thẻ Hội viên "Hội Nghiên cứu khoa học về Hàn Quốc của Việt Nam" và hưởng các quyền lợi khác do Hội quy định.
6. Được phép xin ra khỏi Hội.
7. Hội viên liên kết và hội viên danh dự có quyền và nghĩa vụ như hội viên chính thức trừ quyền tham gia bầu cử, ứng cử vào Ban lãnh đạo Hội, không được biểu quyết các vấn đề của Hội.
Điều 9. Thể thức vào Hội, ra Hội
1. Hội viên tổ chức và cá nhân muốn gia nhập hoặc xin ra khỏi Hội phải làm đơn xin gia nhập hoặc đơn xin ra khỏi Hội gửi Ban Thường vụ Trung ương Hội xem xét, quyết định.
2. Hội viên sẽ bị xóa tên khỏi danh sách hội viên của Hội trong các trường hợp sau:
a) Tự nguyện xin rút khỏi Hội;
b) Hội giải thể hoặc bị giải thể;
c) Khi hội viên hoạt động trái với quy định của pháp luật Việt Nam;
d) Hoạt động trái với mục đích của Hội gây tổn hại đến danh dự, uy tín của Hội và các hội viên khác;
đ) Không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của hội viên, vi phạm nghiêm trọng Điều lệ, quy chế hoạt động và các nghị quyết của Hội.
3. Ban Thường vụ Trung ương Hội quy định cụ thể trình tự, thủ tục, thể thức vào Hội, ra Hội và xóa tên hội viên.
Chương IV
CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA HỘI
Điều 10. Tổ chức của Hội
1. Đại hội đại biểu toàn quốc.
2. Ban Chấp hành Trung ương Hội.
3. Ban Thường vụ Trung ương Hội.
4. Ban Kiểm tra Trung ương Hội.
5. Văn phòng Trung ương Hội.
6. Các ban chuyên môn của Hội.
7. Các chi hội cơ sở. Tùy theo tình hình thực tế ở cơ sở (cơ quan, viện, trường) nếu có từ 05 hội viên trở lên được thành lập chi hội nghiên cứu khoa học về Hàn Quốc.
8. Các tổ chức có tư cách pháp nhân trực thuộc Hội.
Điều 11. Đại hội nhiệm kỳ và Đại hội bất thường của Hội
1. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Đại hội đại biểu toàn quốc (sau đây gọi chung là Đại hội), nhiệm kỳ là 05 năm một lần do Ban Chấp hành Trung ương Hội triệu tập.
2. Đại hội bất thường được triệu tập khi ít nhất có 2/3 (hai phần ba) tổng số ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội, hoặc có ít nhất 1/2 (một phần hai) tổng số hội viên chính thức đề nghị.
3. Thành phần, số lượng đại biểu dự Đại hội do Ban Chấp hành Trung ương Hội đương nhiệm quy định.
4. Nhiệm vụ của Đại hội:
a) Thảo luận, thông qua báo cáo tổng kết công tác, đánh giá hoạt động của Hội trong nhiệm kỳ đã qua, thảo luận và thông qua phương hướng công tác, kế hoạch hành động của nhiệm kỳ mới;
b) Thảo luận và thông qua sửa đổi, bổ sung Điều lệ (nếu có);
c) Quyết định số lượng thành viên Ban Chấp hành, bầu Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra Trung ương Hội;
d) Quyết định những vấn đề quan trọng về tôn chỉ mục đích, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội;
đ) Thông qua báo cáo thu, chi tài chính của Hội nhiệm kỳ đã qua và kế hoạch thu, chi tài chính nhiệm kỳ mới;
e) Thông qua nghị quyết của Đại hội.
5. Nguyên tắc biểu quyết tại Đại hội:
a) Đại hội có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Việc quy định hình thức biểu quyết do Đại hội quyết định;
b) Việc biểu quyết thông qua các quyết định của Đại hội phải được trên 1/2 (một phần hai) tổng số đại biểu chính thức có mặt tại Đại hội tán thành.
Điều 12. Ban Chấp hành Trung ương Hội
1. Ban Chấp hành Trung ương Hội là cơ quan lãnh đạo giữa hai kỳ Đại hội. Số lượng ủy viên Ban Chấp hành Trung ương do Đại hội quyết định và trực tiếp bầu. Các thành viên của Ban Chấp hành Trung ương Hội phải là những người có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín, tâm huyết với nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, có năng lực và kinh nghiệm quản lý, điều hành.
2. Ủy viên Ban Chấp hành có thể được Ban Chấp hành Trung ương Hội bầu bổ sung trong nhiệm kỳ, nhưng không được quá 1/3 (một phần ba) tổng số ủy viên trong Ban Chấp hành Trung ương Hội đã được Đại hội đại biểu toàn quốc quyết định. Ban Chấp hành Trung ương Hội họp định kỳ 06 tháng 01 lần.
3. Ban Chấp hành Trung ương Hội có nhiệm vụ:
a) Bầu Ban Thường vụ gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký, các Phó Tổng thư ký và ban hành quy chế hoạt động của Ban Chấp hành Trung ương Hội;
b) Tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết của Đại hội, nghị quyết của Ban Chấp hành và Điều lệ của Hội; xây dựng và tổ chức chương trình hành động hàng năm và cả nhiệm kỳ theo nghị quyết Đại hội;
c) Chuẩn bị văn kiện Đại hội, quyết định triệu tập Đại hội nhiệm kỳ và Đại hội bất thường; chỉ đạo tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc; chuẩn bị, giới thiệu nhân sự cho nhiệm kỳ tiếp theo;
d) Quyết định việc thu, chi tài chính của Hội; quản lý hoạt động của Văn phòng và các ban chuyên môn của Hội;
đ) Phát triển mối quan hệ, hợp tác với các tổ chức, các hội trong và ngoài nước, giới thiệu hội viên tham dự hội thảo, tập huấn, đào tạo trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Ban Thường vụ Trung ương Hội
1. Ban Thường vụ Trung ương Hội là cơ quan thường trực của Ban Chấp hành do Ban Chấp hành Hội bầu ra, gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký, các Phó Tổng thư ký và một số ủy viên. Số lượng Ban Thường vụ không quá 1/3 (một phần ba) tổng số ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thường vụ Trung ương Hội:
a) Thay mặt Ban Chấp hành lãnh đạo thực hiện các quyết định của Ban Chấp hành Trung ương Hội giữa hai kỳ họp của Ban Chấp hành;
b) Lập kế hoạch, báo cáo hoạt động của Hội theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương Hội;
c) Quản lý và chỉ đạo hoạt động của các tổ chức trực thuộc Hội và các tiểu ban chuyên môn;
d) Quy định thể thức vào Hội, ra Hội; xét, quyết định công nhận hội viên hoặc đơn xin thôi không là hội viên của Hội;
đ) Quyết định khen thưởng và kỷ luật;
e) Quyết định thành lập các ban chuyên môn, các tổ chức trực thuộc Hội theo quy định của pháp luật. Ban hành các quy định riêng về việc tổ chức, hoạt động và quản lý các tổ chức trực thuộc trên cơ sở quy định của pháp luật và Điều lệ Hội;
g) Ban Thường vụ Trung ương Hội họp định kỳ 04 (bốn) tháng một lần. Khi cần thiết có thể triệu tập họp bất thường theo đề nghị của Chủ tịch và Tổng Thư ký Hội.
Điều 14. Chủ tịch Hội
1. Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành Trung ương Hội bầu ra trong số các ủy viên Ban Chấp hành của Hội.
2. Chủ tịch Hội là đại diện pháp nhân của Hội trước pháp luật. Chủ tịch Hội có nhiệm vụ:
a) Triệu tập, chủ trì các cuộc họp Ban Chấp hành và Ban Thường vụ Trung ương Hội, điều hành việc triển khai các nghị quyết của Ban Chấp hành và Ban Thường vụ Trung ương Hội theo Điều lệ Hội;
b) Bổ nhiệm nhân sự văn phòng và các tổ chức khác do Hội thành lập;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật, Ban Chấp hành Trung ương Hội và toàn thể hội viên về mọi hoạt động của Hội.
3. Khi Chủ tịch vắng mặt, nếu cần có thể ủy quyền cho một Phó Chủ tịch thực hiện nhiệm vụ của Chủ tịch.
Điều 15. Phó Chủ tịch Hội
1. Phó Chủ tịch là người giúp việc cho Chủ tịch Hội, do Ban Chấp hành Trung ươngHội bầu ra, được Chủ tịch Hội phân công phụ trách một số mặt hoạt động của Hội và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội. Số lượng Phó Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành Hội quyết định.
2. Phó Chủ tịch thường trực Hội giúp Chủ tịch Hội điều hành các hoạt động của Hội theo sự phân công của Chủ tịch Hội và được ủy quyền điều hành các công việc khi Chủ tịch Hội vắng mặt.
Điều 16. Tổng Thư ký và Phó Tổng thư ký
1. Tổng Thư ký Hội do Ban Chấp hành Trung ương Hội bầu ra, thường trực giải quyết các công việc của Hội do Chủ tịch phân công và điều hành mọi hoạt động của Văn phòng Trung ương Hội.
2. Tổng Thư ký Hội có thể đề nghị Ban Thường vụ Trung ương Hội xem xét và quyết định thành lập các tiểu ban chuyên môn, các tổ chức phục vụ cho công tác phát triển Hội, góp phần đẩy mạnh hoạt động của Hội theo quy định của Ban Thường vụ, phù hợp với pháp luật của Nhà nước và Điều lệ của Hội.
3. Tổng Thư ký chuẩn bị nội dung các kỳ họp của Ban Chấp hành Trung ương Hội; định kỳ báo cáo Chủ tịch, Ban Chấp hành Hội về các hoạt động của Hội; lập báo cáo hàng năm, báo cáo nhiệm kỳ của Ban Chấp hành; quản lý tài sản, tài chính của Hội; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch và Ban Chấp hành Trung ương Hội về các hoạt động của Văn phòng Hội.
4. Phó Tổng thư ký Hội giúp việc cho Tổng Thư ký, chịu trách nhiệm trước Tổng Thư ký và Phó Chủ tịch Hội được phân công phụ trách một số mặt công tác của Hội.
Điều 17. Ban Kiểm tra Trung ương Hội
1. Ban Kiểm tra Trung ương Hội do Đại hội đại biểu toàn quốc bầu ra, gồm: Trưởng ban, Phó Trưởng ban và một số ủy viên. Trưởng Ban Kiểm tra phải là ủy viên của Ban Chấp hành Hội.
2. Ban Kiểm tra Trung ương Hội có nhiệm vụ:
a) Kiểm tra việc chấp hành nghị quyết Đại hội, nghị quyết của Ban Chấp hành và Điều lệ Hội, các quy chế, các chương trình công tác hàng năm của Hội; các hoạt động về kinh tế, tài chính của Hội và các tổ chức trực thuộc Hội;
b) Xem xét và kiến nghị Ban Thường vụ Hội giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến Hội, hội viên và các tổ chức trực thuộc Hội;
c) Ban Kiểm tra Trung ương Hội có trách nhiệm báo cáo kết quả kiểm tra với Ban Thường vụ, Chủ tịch Hội và Ban Chấp hành Hội theo quy chế hoạt động của Hội.
Điều 18. Văn phòng, các ban chuyên môn, các tổ chức có tư cách pháp nhân trực thuộc Hội
1. Văn phòng và các ban chuyên môn của Hội là bộ phận giúp việc cho Ban Thường vụ Trung ương Hội, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch, hoặc một Phó Chủ tịch Hội theo phân công của Chủ tịch Hội.
2. Văn phòng Trung ương Hội, các ban chuyên môn do Ban Thường vụ Hội đề nghị Chủ tịch Hội ra quyết định thành lập. Các chức danh Chánh Văn phòng, Trưởng các ban chuyên môn của Hội do Ban Thường vụ Hội đề nghị và Chủ tịch Hội ra quyết định bổ nhiệm.
3. Tùy theo nhu cầu công tác, Ban Thường vụ Trung ương Hội có thể thành lập các tổ chức có tư cách pháp nhân trực thuộc Hội. Việc thành lập và bổ nhiệm chức danh lãnh đạo các tổ chức có tư cách pháp nhân trực thuộc Hội thực hiện theo quy định của pháp luật.
4. Ban Thường vụ Trung ương Hội quy định cụ thể tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của Văn phòng, các ban chuyên môn của Hội.
Chương V
TÀI SẢN VÀ TÀI CHÍNH CỦA HỘI
Điều 19. Tài sản, tài chính của Hội
1. Tài sản của Hội gồm:
a) Văn phòng, phương tiện làm việc phục vụ cho hoạt động Hội và các tài sản khác (nếu có);
b) Văn phòng Hội có trách nhiệm quản lý, bảo quản và sử dụng tài sản của Hội đúng mục đích và có hiệu quả.
2. Nguồn thu của Hội:
a) Hội phí của hội viên và các trung tâm trực thuộc, thu mỗi năm một lần (mức hội phí do Ban Chấp hành Trung ương Hội quy định);
b) Thu nhập do các hoạt động của Hội như: dịch vụ, tư vấn, hội thảo, đào tạo, tập huấn, lớp bồi dưỡng, xuất bản…;
c) Tiền ủng hộ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
d) Các khoản thu hợp pháp khác;
đ) Nguồn thu từ các hoạt động của Hội không được chia cho hội viên.
3. Các khoản chi của Hội:
a) Các hoạt động giáo dục truyền thông, khoa học, công nghệ, tư vấn;
b) Hội nghị, hội thảo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho hội viên;
c) Các khoản chi cho các hoạt động văn phòng của Hội;
d) Các khoản chi khác (nếu có).
Điều 20. Quản lý tài sản, tài chính của Hội
1. Tài sản, tài chính của Hội được quản lý, sử dụng theo quy chế sử dụng tài sản, tài chính của Hội, phù hợp với các quy định của pháp luật và hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền.
2. Ban Thường vụ Hội quy định cụ thể quy chế quản lý và sử dụng tài sản, tài chính của Hội. Báo cáo tài chính của Hội phải được thực hiện hàng năm trong Hội nghị Ban Chấp hành và trong Đại hội nhiệm kỳ.
Điều 21. Phương thức giải quyết tài sản, tài chính khi Hội giải thể
1. Việc giải thể Hội được thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Khi Hội giải thể hoặc bị giải thể thì toàn bộ tài sản, tài chính của Hội được xử lý theo quy định của pháp luật.
Chương VI
KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT
Điều 22. Khen thưởng
1. Các tổ chức, cá nhân hội viên của Hội có nhiều thành tích trong công tác chuyên môn, công tác xây dựng và phát triển Hội được Hội khen thưởng hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng.
2. Ban Thường vụ Hội quy định cụ thể tiêu chuẩn, nội dung, trình tự, thủ tục và hình thức khen thưởng hội viên của Hội.
Điều 23. Kỷ luật
1. Tổ chức, cá nhân hội viên vi phạm những quy định sau đây của Hội thì tùy theo mức độ vi phạm mà bị xử lý với các hình thức: khiển trách, cảnh cáo, khai trừ, xóa tên khỏi danh sách hội viên:
a) Vi phạm Điều lệ Hội;
b) Làm tổn hại đến uy tín, thanh danh và lợi ích của Hội, hoạt động trái với Điều lệ, nghị quyết của Hội. Nếu gây thiệt hại về vật chất thì ngoài hình thức kỷ luật còn phải bồi thường theo quy định của pháp luật;
c) Hội viên của Hội nếu trong 01 năm không nộp hội phí hoặc không tham gia sinh hoạt trong 03 kỳ liên tiếp, không có lý do chính đáng thì sẽ bị khai trừ, xóa tên khỏi Hội.
2. Ban Thường vụ Hội quy định cụ thể tiêu chuẩn, nội dung, trình tự, thủ tục và hình thức kỷ luật hội viên của Hội.
Chương VII
CHIA, TÁCH; SÁP NHẬP; HỢP NHẤT;
GIẢI THỂ; BỔ SUNG ĐIỀU LỆ HỘI
Điều 24. Chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể Hội
Việc chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể Hội Nghiên cứu khoa học về Hàn Quốc của Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 25. Sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội
1. Chỉ có Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nghiên cứu khoa học về Hàn Quốc của Việt Nam mới có quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội Nghiên cứu khoa học về Hàn Quốc của Việt Nam.
2. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội Nghiên cứu khoa học về Hàn Quốc của Việt Nam phải được ít nhất 2/3 (hai phần ba) số đại biểu có mặt tại Đại hội tán thành và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mới có hiệu lực thi hành.
Chương VIII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 26. Hiệu lực thi hành
1. Điều lệ của Hội Nghiên cứu khoa học về Hàn Quốc của Việt Nam gồm 08 Chương, 26 điều đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I (nhiệm kỳ 2011-2016) thông qua ngày 24 tháng 4 năm 2011 tại Hà Nội và chính thức có hiệu lực thi hành theo Quyết định phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
2. Căn cứ các quy định của pháp luật về hội và Điều lệ Hội, Ban Chấp hành Trung ương Hội Nghiên cứu khoa học về Hàn Quốc của Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Điều lệ này./
Danh sách Ban chấp hành
1. TS Lưu Tuấn Anh Đại học Khoa học Xã hội - Nhân văn, ĐHQG Hà Nội
2. PGS.TS Nguyễn Thị Hoàng Ánh Trường Đại học Ngoại thương
3. Ông Đặng Hoàng Cần Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt - Hàn
4. TS Lý Xuân Chung Viện nghiên cứu Đông Bắc Á
5. GS.TS Mai Ngọc Chừ Đại học Khoa học Xã hội - Nhân văn, ĐHQG Hà Nội
6. Th.S Lê Thị Thu Giang Đại học Khoa học Xã hội - Nhân văn, ĐHQG Hà Nội
7. Th.S Trịnh Thị Xuân Giang Đại học Khoa học, Đại học Huế
8. PGS.TS Phan Thu Hiền Đại học Khoa học Xã hội - Nhân văn, ĐHQG TP Hồ Chí Minh
9. TS Lê Đăng Hoan Bộ Công nghiệp
10. Th.S Nghiêm Thị Thu Hương Đại học Hà Nội
11. Th.S Trần Thị Hường Đại học Ngoại ngữ ĐHQG Hà Nội
12. Th.S Đặng Thiếu Ngân Tạp chí Điện ảnh Việt Nam
13. Th.S Nguyễn Ngọc Quế Đại học Đà Lạt
14. TS Nguyễn Thị Thắm Viện nghiên cứu Đông Bắc Á
15. TS Trần Văn Tiếng Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP Hồ Chí Minh
DANH SÁCH BAN THƯỜNG VỤ
1. GS.TS Mai Ngọc Chừ Trường Đại học Khoa học Xã hội - Nhân văn, ĐHQG Hà Nội - Chủ tịch Hội
2. PGS.TS Phan Thu Hiền Trường Đại học Khoa học Xã hội - Nhân văn, ĐHQG TP Hồ Chí Minh - Phó Chủ tịch Hội
3. Th.S Lê Thị Thu Giang Trường Đại học Khoa học Xã hội - Nhân văn, ĐHQG Hà Nội -Tổng Thư kí Hội
4. TS Lý Xuân Chung Viện nghiên cứu Đông Bắc Á - Ủy viên
5. Ông Đặng Hoàng Cần Hội Hữu nghị Việt - Hàn - Ủy viên
DANH SÁCH BAN KIỂM TRA
1. TS Lê Đăng Hoan Trưởng ban
2. Th.S Nguyễn Minh Chung Phó Trưởng ban
3. Th.S Nguyễn Thùy Dương Ủy viên
4. Cử nhân Nguyễn Nam Chi Ủy viên
CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA
HỘI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỀ HÀN QUỐC CỦA VIỆT NAM
(Giai đoạn 2011 - 2016)
Trên cơ sở những nhiệm vụ chung đã nêu trong Điều lệ, trong 5 năm đầu, Hội Hàn Quốc học Việt Nam tập trung vào 6 mảng công việc như sau.
1. Hoàn thiện và phát triển Hội về mặt tố chức
Hội sẽ thành lập những đơn vị cơ sở trực thuộc Hội theo quy định của pháp luật, như:
- Văn phòng Trung ương Hội;
- Chi hội Hàn Quốc học Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh;
- Tạp chí Hàn Quốc;
- Các ban chuyên môn của Hội;
- Các tổ chức có tư cách pháp nhân trực thuộc (Trung tâm, v.v.).
2. Xin phép Bộ Thông tin và Truyền thông cho xuất bản tạp chí Hàn Quốc
Tạp chí là nơi công bố những kết quả nghiên cứu và phổ biến những kiến thức về Hàn Quốc học của các Hội viên và các nhà Hàn Quốc học.
Trước mắt Tạp chí có thể xuất bản 3 tháng / 1 kỳ, sau đó tùy tình hình có thể 2 tháng/kỳ.
3. Tổ chức một số Hội thảo và xêmina về Hàn Quốc học
Hội sẽ là đơn vị tổ chức các hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế về Hàn Quốc học.
Dự kiến, trong 5 năm, Hội sẽ tổ chức từ 3 đến 4 hội thảo lớn, quy tụ các nhà Hàn Quốc học trong phạm vi toàn quốc.
Các bài viết trình bày trong hội thảo sẽ được in thành Kỷ yếu hội thảo tại các nhà xuất bản ở Việt Nam.
Năm 2012 kỷ niệm 20 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc, Hội sẽ tổ chức một hội thảo khoa học quốc gia trong phạm vi chuyên môn mà Điều lệ Hội cho phép.
Ngoài ra, theo chuyên môn hẹp thuộc từng lĩnh vực, các Chi hội có thể tổ chức các xêmina tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
4. Công bố các xuất bản phẩm về Hàn Quốc học
Xuất bản các tác phẩm về Hàn Quốc học là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Hội.
Hội sẽ xuất bản một seri (loạt) sách về Hàn Quốc học, thuộc 2 nguồn:
- Các sách do các nhà Hàn Quốc học của Việt Nam viết;
- Sách dịch từ tiếng Hàn và các ngôn ngữ khác (của các nhà khoa học nước ngoài).
Trước mắt, Hội ưu tiên xúat bản những công trình liên quan trực tiếp đến việc dạy tiếng Hàn và Hàn Quốc học.
5. Tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ liên quan đến Hàn Quốc học
Hội sẽ phối hợp với các trường đại học trong nước tổ chức các hoạt động văn hóa - văn nghệ nhân dịp các ngày lễ lớn liên quan đến quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc.
Hình thức: Biểu diễn văn nghệ, Tổ chức các phòng trưng bày tranh ảnh, Tổ chức giới thiệu sách, tuần phim Hàn Quốc, v.v.
6. Trao đổi, hợp tác với các tổ chức hội khác ở trong và ngoài nước
- Hội sẽ phối hợp với Hội Ngôn ngữ học để có những hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả việc dạy và học tiếng Hàn ở Việt Nam.
- Hội sẽ liên hệ và phối hợp chặt chẽ với Hội nghiên cứu khoa học về Hàn Quốc của Đông Nam Á trong các hoạt động phát triển ngành Hàn Quốc học ở khu vực.
- Hội hợp tác chặt chẽ với các tổ chức ở Hàn Quốc như Korean Foundation (Quỹ Hàn Quốc), The Academy of Korean Studies (Viện Nghiên cứu Hàn Quốc), KOICA, v.v. để tìm kiếm các nguồn tài trợ nhằm giúp đỡ Hội thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra.
http://krav.vn/gioi-thieu
1. Năm 2006
VỀ “TRÀO LƯU VĂN HÓA HÀN QUỐC”
#Chuyện từ Seoul l 2006-02-17
..
2. Fb Bạch Hoàn, ngày 29/4/2022
Trả lờiXóa"
Bạch Hoàn
17 phút ·
Ca sĩ Sơn Tùng M-TP tối qua tung lên internet MV ca nhạc "There's no one at all". Trong đó kể câu chuyện về một cậu bé lớn lên trong cô nhi viện, là nạn nhân của bạo lực học đường, thiếu vắng tình thương, cuộc sống lạc lõng và cô đơn. Dần dần trở nên mất lòng tin, ngỗ ngược, ngông cuồng, và kết thúc, cậu bé này tự tử.
Sơn Tùng là ca sĩ có hàng triệu fan hâm mộ trẻ. Trong số đó, rất rất nhiều fan đang ở lứa tuổi học sinh - những đứa trẻ đang ở tuổi "nổi loạn", muốn chứng tỏ bản thân, nhưng lại đang phải chịu nhiều áp lực trong việc học hành, điểm số, thành tích và rất nhiều vấn nạn khác, có thể là bạo lực học đường, bạo lực gia đình, thậm chí là bi kịch cảm xúc tuổi mới lớn...
3.
Trả lờiXóa“See tình” của Hoàng Thuỳ Linh lội ngược dòng trở thành hot trend mới ở Kpop, bảo sao nghe nhạc quen quen
Thiên Trúc
13:58 05/05/2022
5.
Trả lờiXóaAlbum của BTS bị tẩy chay vì liên quan đến scandal tình dục
13/05/2022 | 10:56