Chiến tranh đã bùng lên ở khu vực Nga - Ucraina.
1. Gần đây, mình có phát biểu về dân tộc tự quyết. Bài học thuật đã in năm 2020, ở đây. Bài vốn viết nháp lần đầu vào năm 2015, bản thảo hoàn chỉnh có từ năm 2017.
Dân tộc tự quyết là một trong những vấn đề cơ bản về văn hóa xã hội trong học thuyết Mác - Lênin. Lênin đã khởi xướng "dân tộc tự quyết" ở đầu thế kỉ XX tại nước Nga Xô-viết. Tranh luận về "dân tộc tự quyết" đã bắt đầu từ đó. Lênin cho phép các ý kiến được phát biểu tự do, không bắt buộc theo một đường hướng cứng rắn.
Stalin đã kế thừa và phát triển tư tưởng "dân tộc tự quyết" của Lênin, nhưng ấn đính đường hướng cứng rắn cho nó. Định nghĩa về "dân tộc" đã được Stalin đề ra trong quá trình đó.
Đại khái vậy.
2. Một bài phát biểu gần đây của tổng thống Putin, với cái nhìn của tôi, là nên đặt trong hệ thống vấn đề dân tộc tự quyết được khởi xướng từ đầu thế kỉ XX bởi Lênin.
3. Tư tưởng của Lênin về dân tộc tự quyết đã có khúc xạ khi chuyển đến tay của Stalin. Và bây giờ, ở đầu thế kỉ XXI, bằng bài phát biểu trước khi chiến tranh bùng phát, Putin đang vô tình hay hữu ý kế thừa và phát triển tư tưởng đó theo cách của Putin.
Từ đầy trở xuống là điểm nhanh tin chiến tranh tháng 2 năm 2022 tại Ucraina từ nhiều phía.
Tháng 2 năm 2022,
Giao Blog
---
Ngày 26/2/2022
ウクライナ侵攻3日目 首都キエフへ 民間人の被害も2022年2月26日
175 lượt xem
27 thg 2, 2022
..
---
BÌNH LUẬN CÁ NHÂN
(từ nhiều góc nhìn)
12. Ngày 17/3/2022
https://www.facebook.com/tinh.vuongxuan/posts/4886361834814331
11.
https://www.facebook.com/vuhiep.huevien/posts/7607488782594498
10. Ngày 13/3/2022
Bác Thợ Cạo nhận xét:
"
"
https://www.facebook.com/Thocao09/posts/5326906370675830
9. Ngày 8/3/2022
"
"
https://www.facebook.com/viethong.mac/posts/4727498550692651
8. Ngày 6/3/2022
"
"
https://www.facebook.com/kien.sut/posts/10159454246482278
7. Ngày 6/3/2022
"
"
https://www.facebook.com/nataliya.zhynkina/posts/5107578009293895
https://www.facebook.com/UkraineMFA
6. Ngày 5/3/2022
"
"
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=5125010270887938&id=100001370467846
5. Ngày 5/3/2022
"
"
https://www.facebook.com/vanph.vanpham/posts/2127479160745306
3.
https://www.facebook.com/thuonggiang.vh.kiev/posts/5136858836335680
2.
Hoàng Hữu Phước, MIB, Chính Trị Gia
28-02-2022
Là chính trị gia duy nhất của Việt Nam – kể từ khi lập quốc cho đến sau ngày 28-02-2022 tức khi bài này được đăng – có chính kiến chính trị (a) kiên định nhất quán và (b) độc lập tự chủ tự do ngôn luận mang dấu ấn cá tính cá nhân signature trong các nhận định đánh giá của cá nhân đối với những vấn đề quốc tế trọng đại tức không bao giờ lập lại những sẵn có đồng dạng đồng nhất y hệt nhau trên báo chí vốn chỉ tải đăng như thánh thư các thánh chỉ từ các văn bản chủ trương chính sách của Đảng và Nhà Nước;
Trên blog Antichina.blog.com của tôi ngày 30-5-2011 tôi đã ngợi ca chiến sách Tiên Phát Chế Nhân của Lý Thường Kiệt qua bài viết 900 Năm Hùng Khí Thần Uy 30/12/1075-30/4/1975 (bài này sau đó được đăng lại trên trang mạng doanh chủ Emotino.com năm 2012 và trên WordPress.com này ngày 16-10-2015);
Và nay trước việc Nga động binh tấn công Ukraine 02-2022, tôi khẳng định sự ủng hộ tuyệt đối dành cho Tổng Thống Nga Putin từ sự kiên định nhất quán trước sau như môt luôn đánh giá cao chiến sách Tiên Phát Chế Nhân.
Ngay từ cuối năm 2021 khi manh nha xung đột qua các động thái của Nga điều quân và bố trí trận địa khí tài quân dụng dọc biên giới Nga-Ukraine với quy mô vượt xa những cuộc tập trận kinh điển, truyền thông Âu Mỹ ra rả nói về những dự báo Nga sẽ tấn công Ukraine. Tôi đã một mặt chia sẻ quan điểm với một số “đồng chí” (của tôi không phải của Đảng) rằng nếu Putin có cái đầu lạnh và có sự khôn ngoan chiến lược, ông ấy nên động binh tấn công Ukraine, tấn công toàn diện, tấn công chớp nhoáng, tấn công tổng lực, và tấn công ngay lập tức, để NATO và Mỹ không kịp trở tay; vì mọi sự chậm trễ sẽ dẫn đến nguy cơ Ukraine gia nhập NATO khiến hoặc di họa cho hậu thế Nga hoặc đẩy Nga vào tình thế phải gây ra Đệ Tam Thế Chiến. Thấy mấy tờ báo mạng chính thống của Việt Nam (tất cả là của Đảng) thi nhau nhơi lại các tin của Âu Mỹ, song phần “ý kiến bạn đọc” chẳng có ai thèm ghi nhận xét gì, tôi táy máy ban phước gõ vài chữ lập lại ý trên, vậy mà hai ba tuần sau vẫn không thấy báo mạng đăng sau khi kiểm duyệt. Hóa ra tôi là nhân vật quan trọng có ý kiến quan trọng đến quyết định quan trọng của Putin và có tác động quan trọng đến hòa bình thế giới ư? Truyền thông thế giới rất chuyên nghiệp khi luôn ghi dòng chữ đối với các bài viết hay ý kiến của “người ngoài” rằng “nội dung không nhất thiết cùng quan điểm của bổn báo” còn vài báo chính thống Việt Nam cũng bắt chước ghi như vậy mỗi khi đăng bài của “người ngoài” nào chỏi lại Đảng, để phân bua che chắn rằng báo không chỏi chủ nhân. Nhưng tôi nói Putin nên đánh Ukraine ngay chứ có chỏi lại Đảng Cộng Sản Việt Nam chủ nhân của báo chí đâu?
Trở lại nội dung “kiên định nhất quán”, tôi đã
1) Luôn miệt thị NATO
Ngày 11-7-2018 tôi đã đăng trên Twitter một nội dung và “pinned” tức chọn làm thông điệp chủ đạo cho tài khoản @realHoangHPhuoc như sau:
rằng:
“NATO là một ông kẹ hèn nhát sống bám ký sinh chuyên hù dọa những dân tộc trẻ con bằng cách nêu những mối nguy hiểm hoang đường từ Nga, thường nhỏ lệ vờ vịt như thể bản thân là những nạn nhân của Nga, rồi láu cá sống phủ phê bằng tiền và máu của người dân Mỹ trong khi trong thâm tâm vẫn xem Hoa Kỳ là bọn chiếu dưới ngu đần”.
Hiện nay, trên Twitter tôi vẫn đang kiên định nhất quán tích cực khinh miệt NATO trong biến cố Nga tấn công Ukraine, và tích cực công kích bất kỳ ai – dù đó là chính khách Mỹ hay thường dân Mỹ – chống lại Putin.
2) Luôn tán thành và cổ súy chiến sách Tiên Phát Chế Nhân
Trước khi nói về nội dung tôi tán dương chiến sách Tiên Phát Chế Nhân của Vladimir Putin, tôi cần làm rõ vài điều sau:
a- Ý nghĩa của Tiên Phát Chế Nhân: Kính mời đọc bài 900 Năm Hùng Khí Thần Uy 30/12/1075-30/4/1975 của Hoàng Hữu Phước.
b- Ý nghĩa của Invade/Invasion: Trong rất nhiều bài viết về Tiếng Anh trên WordPress này, tôi hay nói về thực tế trỗi vượt dồi dào phong phú nhưng cực-kỳ-hạn-hẹp của từ ngữ Tiếng Việt chỉ với phạm trù đại từ danh xưng (thí dụ Tiếng Anh ngôi thứ nhất chỉ có mỗi chữ I trong khi Tiếng Việt có nhiều tá chữ như tôi, tao, tớ, ta, tui, mình, bố, ba, má, mẹ, ông, bà, cậu, chú, cô, dì, dượng, thím, anh, em, chị, cháu, trẫm, thần thiếp, thiếp, bản chức, bổn quan, hạ thần, bần tăng, tại hạ, hạ quan, ty chức, tiện nữ, tiện dân, hài nhi, kẻ bày tôi, thầy, học trò, v.v. và v.v.) trong khi Tiếng Anh có thực tế trỗi vượt dồi dào phong phú cực-kỳ-chi-li-chính-xác của từ ngữ thuộc tất cả các phạm trù không-phải-đại-từ-danh-xưng. Đã vậy, người Việt còn làm chính mình bị trói buộc khi cố tìm từ Tiếng Việt tương đương với một từ Tiếng Anh, chẳng hạn đã chế ra chữ “dân chủ” để dùng cho “democracy” trong khi ý nghĩa Tiếng Việt của “dân chủ” không dính dàng gì đến ý nghĩa của “democracy” trong Tiếng Anh, còn chữ “cộng sản” của Tiếng Việt chẳng dính dáng gì đến “communism” của Tiếng Anh, v,v,
Đối với Invade/Invasion trong Tiếng Anh, nó dùng để chỉ hành động đưa quân vào nước khác bất kể vì mục đích gì. Nhưng khi người Việt chế ra từ “xâm lược” thì trong tư duy người Việt đã gắn khắn vào nó ý nghĩa bất di bất dịch hoàn toàn xấu xa. Vì vậy, khi nước ngoài luôn dùng từ invade/invasion khi nói về việc Việt Nam đem quân vào Kampuchea thì Việt Nam giãy nãy giận dữ ra sức phân bua này nọ rằng Việt Nam không hề “xâm lược” Kampuchea. Vì vậy, người Việt cần lưu ý đến những tế nhị trong giao thoa ngôn ngữ Việt-Anh (xin xem bài Giao Thoa Ngôn Ngữ Việt-Anh Và Thực Chất Vấn Đề Giữ Gìn Sự Trong Sáng Của Tiếng Việt của Hoàng Hữu Phước đăng ngày 05-02-2016) để đừng dịch “Russia invaded Ukraine” thành “Nga xâm lược Ukraine” mà thay vào đó hãy dùng cách diễn đạt an toàn và chính xác của “Nga đưa quân vào lãnh thổ Ukraine”.
c- Đạo lý Tiên Phát Chế Nhân theo Hoàng Hữu Phước:
Tiên Phát Chế Nhân là chiến sách tuyệt diệu có thể áp dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống, kể cả trong kinh doanh và y dược hay giáo dục, thể thao, tranh biện, v.v.
Trong lĩnh vực quân sự chiến tranh, Lý Thường Kiệt là người đầu tiên và duy nhất – tinh đến ngày 24-02-2022 – ban cho Tiên Phát Chế Nhân một đạo lý cao cả khi biến việc thực thi chiến sách ấy thành hành động cực chẳng đã và mang tính thấu thị vì hậu thế của một nước đang thực sự phải đương đầu với sự đe dọa xâm lược tiềm tàng nhưng rõ nét trong ngắn hạn. Trung Quốc đã luôn áp dụng Tiên Phát Chế Nhân một cách vô đạo đức, vô duyên, vô lý, chỉ nhằm xâm lược chiếm đóng Việt Nam hoặc nước khác chứ không trên cơ sở một Trung Quốc nhỏ bé đáng thương đang phải đương đầu với sự đe dọa xâm lược tiềm tàng nhưng rõ nét trong ngắn hạn từ một Việt Nam siêu cường nguyên tử.
Vladimir Putin trở thành người thứ hai của nhân loại áp dụng chiến sách Tiên Phát Chế Nhân hợp đạo lý cao thượng của Lý Thường Kiệt khi tấn binh vào lãnh thổ Ukraine nhằm triệt tiêu mối họa tiềm tàng sẽ gây nguy hại cho hậu thế Nga và sự toàn vẹn lãnh thổ của Nga sau năm 2022 lúc Ukraine đã trở thành thành viên NATO rồi gây hấn nhằm khích động Nga đánh trả khiến NATO chính thức dấy binh toàn Châu Âu và Hoa Kỳ tấn công xóa sổ nước Nga. Tấn công Ukraine, Nga không là một siêu cường tấn công một nước nhỏ (như Trung Quốc xâm lược Việt Nam) mà là diệt trừ một hậu họa hiển nhiên cho hậu thế Nga trước gã khổng lồ nguyên tử NATO+EU+Mỹ,
3) Lời khuyên của Tư Vấn Gia Hoàng Hữu Phước dành cho Tổng Thống Nga Vladimir Putin:
a- Hãy tổng tấn công Ukraine toàn diện, chớp nhoáng, dứt khoát, không nương tay, kể cả sử dụng vũ khí nguyên tử răn đe giới hạn.
b- Nếu có The Fall of Kiev tức Kiev Thất Thủ thì hãy áp dụng nội dung của mục số 5 trong Bài phát biểu của Nghị sĩ Hoàng Hữu Phước tại Quốc Hội về Dự thảo Sửa đổi Hiến Pháp 1992 của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 2013 tại Quốc Hội Việt Nam, theo đó sẽ không bao giờ trao trả lại bất kỳ phần lãnh thổ nào đã chiếm đóng triệt-tiêu-hậu-họa thành công.
c- Hãy làm theo lời tư vấn của Hoàng Hữu Phước, người duy nhất trên thế giới đã từng gởi điện tín tư vấn cho Tổng Thống Iraq Saddam Hussein.
Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế (Curtin University); Cử-nhân Anh-Văn (HCMC Faculty of Letters & HCMC University); Giảng-sư Anh-văn (các phân môn English Lexicology, British Civilization, British & American Literature, Composition, Academic Writing, Grammar, Speaking, Debating, Translation, Business Interpretation, và Business Contracts) tại các trường Cao Đẳng Sư Phạm TP HCM, Đại Học Ngoại Ngữ Hà Nội, Đại Học Văn Lang, Trung Tâm Điều Phối Đại Học Michigan, American Business College of California, Trường Sinh Ngữ Số 1 Sở Giáo Dục TP HCM, Trung Tâm Nghiên Cứu & Dịch Thuật TP HCM, Trung Tâm Ngoại Ngữ -Tin Học FOSCO KM, Trung Tâm Ngoại Ngữ Lý Phong, v.v.; Ciceronian Orator; Supremo Logographer; Nhà Biện-thuyết; Aesopian Satirist; Legislator (Nhà Lập-pháp và Lập-Hiến Khóa XIII)
Twitter: @HoangHuuPhuoc (tham gia từ năm 2008 bằng tiếng Anh), và @RealHoangHPhuoc (tham gia từ năm 2017 bằng tiếng Anh)
LinkedIn: Phuoc Huu Hoang (tham gia từ năm 2008 bằng tiếng Anh và Việt)
WordPress: https://hoanghuuphuocvietnam.wordpress.com (tham gia từ năm 2013 bằng tiếng Anh và Việt)
https://hoanghuuphuocvietnam.wordpress.com/2022/02/28/hoang-huu-phuoc-ung-ho-tong-thong-nga-vladimir-putin-tan-cong-ukraine/
1. Ngày 1/3/2022, học giả họa sĩ Nguyễn Đình Đăng
https://www.facebook.com/ng.dinhdang/posts/3112219672370245
---
CẬP NHẬT
8.
1 lượt xem
10 thg 3, 2022
7.
TTO - Trả lời phỏng vấn với tờ Bild của Đức, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định ông sẵn sàng nhượng bộ hợp lý để kết thúc chiến tranh, nhưng phía Nga cũng phải sẵn sàng thỏa hiệp.
"Trong bất kỳ cuộc đàm phán nào, mục tiêu của tôi là chấm dứt chiến tranh với Nga. Và tôi đã sẵn sàng cho những bước đi nhất định", tổng thống Ukraine nói với tờ Bild của Đức vào ngày 10-3.
Theo tường thuật của Hãng thông tấn quốc gia Ukrinform của Ukraine, Tổng thống Zelensky nhấn mạnh các thỏa hiệp (với phía Nga) có thể được thực hiện nhưng không được phản bội đất nước. Đồng thời, ông Zelensky cũng yêu cầu phía Nga phải sẵn sàng thỏa hiệp vì đây là cách duy nhất để thoát khỏi tình trạng xung đột quân sự hiện tại.
Tổng thống Ukraine cũng cho rằng cuộc chiến chỉ có thể kết thúc sau cuộc hội đàm trực tiếp giữa ông và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Trong những ngày gần đây, Tổng thống Volodymyr Zelensky đã có những phát ngôn cho thấy điều chỉnh quan điểm và có thể đưa ra một số nhượng bộ trong việc giải quyết xung đột với Nga.
Trong một cuộc phỏng vấn với Đài ABC của Mỹ, ông Zelensky cho biết ông sẵn sàng điều chỉnh nguyện vọng gia nhập NATO đã được bảo đảm trong hiến pháp của đất nước ông, và thậm chí thỏa hiệp về tình trạng của khu vực Donbass.
"Chúng ta có thể tìm ra sự thỏa hiệp về số phận tương lai của các vùng lãnh thổ này", ông Zelensky nói. Ông cũng kêu gọi Tổng thống Putin bắt đầu đàm phán và thiết lập đối thoại.
Cả Nga và Ukraine dường như đã "điều chỉnh nhẹ" lập trường của họ trong những ngày gần đây, làm dấy lên hy vọng có thể có một lệnh ngừng bắn.
Ngày 9-3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga khẳng định nước này không có mục đích lật đổ chính quyền Ukraine và bày tỏ hy vọng các vòng đàm phán tiếp theo sẽ đạt được nhiều tiến bộ đáng kể, theo Hãng tin Reuters.
Trong ngày 10-3, ngoại trưởng Nga và Ukraine cũng có cuộc thảo luận trực tiếp với sự trung gian của Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là cuộc họp cấp cao nhất giữa hai bên kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào ngày 24-2.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan cho biết ông hy vọng "cuộc gặp sẽ mở đường cho một lệnh ngừng bắn vĩnh viễn".
https://tuoitre.vn/tong-thong-ukraine-co-the-nhuong-bo-hop-ly-de-ket-thuc-chien-tranh-20220310155058269.htm?fbclid=IwAR32CL5oYcDl6uRMDKVY5woThm_eZmkF50ljZL3pVMRd3J9-fj_H7AUApwY
6.
Tổng thống Zelensky: Ukraine không còn quá mặn mà với việc gia nhập NATO
Ông Zelensky cho biết còn quá mặn mà với việc gia nhập NATO và nhấn mạnh bản thân không muốn trở thành tổng thống của một nước "phải quỳ gối cầu xin điều gì đó".
"Tôi đã không còn quá mặn mà với vấn đề này sau khi chúng tôi hiểu rằng NATO không sẵn sàng chấp nhận Ukraine. Liên minh sợ các vấn đề gây tranh cãi và đối đầu với Nga", Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói trong cuộc phỏng vấn với ABC News.
Thông qua một phiên dịch, nhà lãnh đạo Ukraine khẳng định ông không muốn trở thành tổng thống của một quốc gia "phải quỳ gối cầu xin điều gì đó".
Trước khi phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine, Nga nhiều nhấn mạnh nước này không muốn Kiev gia nhập NATO - liên minh xuyên Đại Tây Dương được thiết lập vào đầu Chiến tranh Lạnh để bảo vệ châu Âu khỏi Liên Xô.
Trong những năm gần đây, NATO tiếp tục mở rộng về phía đông kết nạp thêm các nước thuộc khối Liên Xô cũ. Điều này khiến Điện Kremlin lo ngại.
Hồi giữa tháng 2, Tổng thống Nga Vladimir Putin công nhận độc lập đối với 2 vùng ly khai ở miền Đông Ukraine. Nhà lãnh đạo Nga muốn Ukraine cũng công nhận chủ quyền và tính độc lập của 2 khu vực này.
Trong cuộc phỏng vấn với ABC News, Tổng thống Zelensky nói ông sẵn sàng đối thoại liên quan tới đề xuất từ Nga.
“Tôi đang nói về việc đảm bảo an ninh cùng những vấn đề liên quan đến vùng lãnh thổ bị chiếm đóng tạm thời và hai nước cộng hòa tự xưng tại miền đông Ukraine chưa được bất cứ bên nào công nhận, ngoại trừ Nga. Nhưng chúng ta có thể thảo luận và tìm kiếm những thỏa thuận về cách thức mà các vùng lãnh thổ này tồn tại”, ông Zelensky cho hay.
Ukraine theo đuổi tư cách thành viên của Liên minh châu Âu và NATO, cả hai đều bị phía Nga phản đối. Moskva coi việc NATO kết nạp Ukraine là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia.
Năm 2021, Nga đề nghị Mỹ đảm bảo an ninh bằng văn bản rằng NATO sẽ không kết nạp Ukraine và Georgia. Moskva cũng kêu gọi NATO giảm quy mô hoạt động quân sự gần biên giới Nga. Tuy nhiên, NATO đã từ chối đề nghị của Nga.
https://vtc.vn/tong-thong-zelensky-ukraine-khong-con-qua-man-ma-voi-viec-gia-nhap-nato-ar665025.html?fbclid=IwAR2ZLarSM86lUcGMQfW8o8AxSlNZbqKZtWnNeGx0Sxax493_IWaAqwiJBOs
5. Ngày 3/3/2022
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1447503165710279&id=100013518285955
4.
Ukraine ký đơn xin gia nhập EU
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 28/2 đã ký đơn xin gia nhập Liên minh châu Âu (EU), cùng với Chủ tịch Quốc hội Ruslan Stefanchuk và Thủ tướng Denys Shmyhal.
Cùng ngày, Tổng thống Zelensky cũng lên tiếng kêu gọi EU “nhanh chóng kết nạp Ukraine vào khối bằng quy trình mới”. “Chúng tôi rất biết ơn các đối tác vì cùng đứng về phía chúng tôi. Nhưng mục tiêu của chúng tôi là được đứng cạnh mọi nước châu Âu, và được sánh vai với họ”, ông Zelensky tuyên bố trong một video được phát trên mạng xã hội.
Theo báo Independent, một bản đề nghị được công bố vào tối 28/2 của Nghị viện châu Âu cho biết tất cả các đảng phái là thành viên cơ quan này đều nhất trí thúc giục EU đẩy nhanh việc "trao tư cách thành viên cho Ukraine". Trong khi đó, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Ursula von der Leyen nói rằng EU muốn Ukraine gia nhập khối này một cách từ từ.
Đàm phán Nga-Ukraine tìm được điểm chung
Các hãng thông tấn hôm 28/2 đưa tin, cuộc đàm phán của phái đoàn Nga và Ukraine tại khu vực Gomel, nằm gần biên giới Belarus-Ukraine, đã khép lại sau 5 giờ đồng hồ.
Bên trong phòng họp nơi diễn ra cuộc đàm phán Nga - Ukraine tại Gomel. Ảnh: TASS |
Sau khi rời phòng họp, đại diện hai nước đã có cuộc gặp ngắn với báo giới. Phái đoàn của Nga và Ukraine đều cho biết các bên đã tìm thấy một số điểm chung có thể đạt được đồng thuận.
Mykhailo Podolyak, cố vấn của Tổng thống Volodymyr Zelensky và trưởng phái đoàn của Ukraine, cho biết mục đích chính của cuộc đàm phán tại Gomel là thảo luận về một lệnh ngừng bắn ở Ukraine. Theo ông Podolyak, hai bên đã xác định được một số chủ đề ưu tiên và “các giải pháp cụ thể đã được nêu ra”.
Về phần mình, Vladimir Medinsky - cố vấn của Tổng thống Vladimir Putin và là trưởng phái đoàn Nga, cũng nói rằng các bên đã tìm thấy một số điểm tương đồng để từ đó có thể hình thành lập trường chung: “Cuộc đàm phán kéo dài 5 giờ và chúng tôi đã thảo luận chi tiết về tất cả các vấn đề trong chương trình nghị sự, qua đó tìm ra một số điểm chung”.
Ông Medinsky cho biết thêm, trước tiên và quan trọng nhất, kết quả đạt được là thỏa thuận tiếp tục thương lượng. “Cuộc gặp tiếp theo sẽ diễn ra trong vài ngày tới ở khu vực biên giới Ba Lan-Belarus, chúng tôi đã có thỏa thuận về điều này”, ông nêu rõ. “Từ giờ tới lúc đó, hai phái đoàn sẽ tiến hành tham vấn lãnh đạo hai nước về quan điểm đàm phán”.
Đây là cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên nhằm hạ nhiệt căng thẳng giữa Nga và Ukraine, 4 ngày sau khi xung đột quân sự nổ ra giữa các bên.
Đại hội đồng Liên Hợp Quốc họp khẩn sau 40 năm
Ngày 28/2, Hội đồng Bảo an đã lần đầu tiên triệu tập phiên họp đặc biệt khẩn cấp của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc kể từ năm 1982.
Cuộc họp chủ yếu thảo luận về tình hình căng thẳng tại Ukraine. Chủ tịch Đại hội đồng Abdulla Shahid (Maldives) tiếp tục kêu gọi các bên tham gia xung đột ngừng bắn ngay lập tức, đồng thời nên sử dụng cơ hội đối thoại "hiếm có" để "giảm leo thang một cách có ý nghĩa và nhanh chóng".
Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Ukraine tại Liên Hợp Quốc Sergiy Kyslytsya đã lên án các chiến dịch quân sự của Nga, kêu gọi Moscow "thể hiện sự tôn trọng" và khẳng định người dân Ukraine xứng đáng được hưởng hòa bình, dân chủ và tự do.
Đáp lại, Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vassily Nebenzia cho rằng Ukraine là bên chịu trách nhiệm về gốc rễ của cuộc khủng hoảng hiện tại, do đã tìm cách phá hoại và phớt lờ các nghĩa vụ của thỏa thuận ngừng bắn Minsk suốt nhiều năm qua. Ông khẳng định Nga không có ý định thù địch, và đang nỗ lực kết thúc cuộc xung đột.
Thụy Sĩ 'phá lệ', tuyên bố đóng băng tài sản các quan chức Nga
CNN, trích lời Tổng thống Thụy Sĩ Ignazio Cassis hôm 28/2, cho biết Hội đồng Liên bang của nước này đã quyết định chấp nhận hoàn toàn các lệnh trừng phạt Nga từ phía EU. Đây được xem là hành động chưa có tiền lệ của Thụy Sĩ, quốc gia từ trước đên nay vẫn luôn giữ thái độ trung lập.
Cụ thể, Thụy Sĩ sẽ lập tức đóng băng tài sản của Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Mikhail Mishustin, Ngoại trưởng Sergei Lavrov, cũng như 367 cá nhân trong danh sách chịu lệnh trừng phạt của EU. Bên cạnh đó, Thụy Sĩ cũng sẽ cùng các nước láng giềng châu Âu đóng không phận đối với các hãng bay của Nga, trừ các chuyến bay có mục đích ngoại giao hoặc nhân đạo.
Đối với các lệnh trừng phạt tiếp theo của EU, Thụy Sĩ sẽ cân nhắc tham gia theo từng trường hợp cụ thể. Theo Thời báo New York, giới chức Thụy Sĩ đã rời xa chính sách trung lập thường thấy.
https://vietnamnet.vn/vn/the-gioi/ukraine-ky-don-xin-gia-nhap-eu-819417.html
3.
露ウクライナ停戦交渉、対話継続で一致 プーチン氏は厳しい条件
ロシアとウクライナは2月28日、ウクライナ・ベラルーシ国境で、ロシアの侵攻後初めて停戦交渉し、対話継続で一致した。交渉は約5時間続いた。ウクライナのポドリャク大統領府長官顧問は終了後、双方がいったん帰国すると説明。ロシア側代表のメジンスキー大統領補佐官は、近日中にポーランド国境のベラルーシ領内で交渉を再開することで一致したと述べた。それまで双方が停戦するかは不明。
またロシアのプーチン大統領は同日、フランスのマクロン大統領との電話会談で、ウクライナ問題の解決には2014年にロシアが強制編入したクリミア半島におけるロシアの主権承認やウクライナの非武装化、中立化が条件だと述べた。これらを「ロシアの絶対的国益だ」と強調した。ロシア大統領府が発表した。今後の交渉は難航が必至とみられる。米欧はクリミアはウクライナの一部で、編入は「不当かつ違法」だとして認めていない。
プーチン氏が言及したウクライナの中立化は、北大西洋条約機構(NATO)加盟断念を意味する。(共同)
https://www.sankei.com/article/20220301-NGBB4NWHNVJJZB7UVAC4LADFII/
2.
ウクライナ侵攻はなぜ起きたのか・山口敬之解説
YouTubeチャンネル「松田政策研究所チャンネル」での山口敬之氏の解説が非常にわかりやすかったので、発言をテキストにまとめました。詳細は番組をご覧ください。
- プーチンは領土を取りに来ているわけではない。ロシアの失うものが大きすぎる。
- ロシアの誇りと恐怖に基づく自衛の側面がある。
- プーチンは協調主義のバイデンが大統領でいる間に楔を打とうとした。
- ロシアにとってウクライナは地政学的、文化的、心理的に失ってはいけない場所。
- 日本で言えば関西に中国が入ってきて支配を始めたほどの恐怖感がある。
- プーチンは2014年から今回のことを準備してきた。経済制裁や金融制裁は既に対応準備済み。
- アメリカは今回のようなことを起こさせないような戦略を作る必要があったが、オバマ時代から反ロシア政策で終始一貫してきた。
- 2月15日WSJが大スクープを出している。2016年大統領選でヒラリークリントンはトランプとロシアの関係を宣伝したが民主党側の虚偽であった。
- プーチンはバイデン大統領の急所を握っている。アメリカはプーチンに対して強く出れない。
- ロシアが現在打っているミサイルはイスカンデル。北朝鮮が最近になって発射したミサイルはイスカンデルでありロシアが北朝鮮にテストとしてやらせたもの。
- イスカンデルはピンポイント爆撃が可能だが実際のテストをやらせて準備をした。
- ロシアが今売れるものは石油とガスくらいのもの。既に中国と手打ちをして国際制裁があっても大丈夫なように準備してきた。
- プーチンはウクライナが無抵抗であることを読みきっていた。
- ゼレンスキーはロシアの侵攻に対して何も準備してこなかった。この状況は日本も同じ。
- これまでロシアはウクライナの政治にも関与してきた。
- ロシアと中国は決済にドルを使わないと決めている。Swiftの制限は織り込み済み。
- ウクライナは一帯一路のメイン。プーチンは習近平に事前に伝えて情報を共有していた。
- 中国とロシアは利害が一致しており、敵の敵は味方でくっつくしかない。消極的選択による同盟状態になっている。
- ウクライナは自国は自分で守るという強い意志を持たなければ今回の事態は避けられなかった。今回はウクライナは見捨てられた。
- 尖閣、台湾も同じ状況。
- 極超音速核兵器はロシア先行しており、中国、北朝鮮とも軍事技術を供与しているとしか考えれらない。
- 今のところ中国が台湾に出てくる動きはないが、習近平は3期目を前にして経済がボロボロ状態の中で実績が必要。台湾をとりに行く可能性はあるので、日本はそういうことが起こる前提で準備をしておく必要がある。
- プーチンは非武装化と言っているが既に完了。バイデンの限界を知り尽くしている。習近平が台湾、尖閣をとりにきてもアメリカは武力行使をしないと見切っている可能性がある。
- 数千発の核が配備された中国、北朝鮮に囲まれた日本の脆弱性が顕在化してきた。剥き出しの国益が激突する時代に既に入った。
https://etsunan.com/why-ukraine/
1.
NGHĨA NHÂN thực hiện
Chia sẻ với PLO về tình hình khủng hoảng Nga-Ukraine, Đại biện lâm thời Ukraine tại Việt Nam Nataliya Zhynkina cho rằng: Phía Nga đã gây ra cuộc chiến lần này và người dân Ukraine sẽ chiến đấu đến cùng để bảo vệ hòa bình, độc lập cho đất nước mình.
. Phóng viên: Tôi rất tiếc khi nghe Ukraine bị rơi vào hoàn cảnh chiến tranh như hiện nay. Xin bà chia sẻ về tình hình gia đình, người thân của bà ở trong nước đến lúc này?
+ Bà Nataliya Zhynkina: Cảm ơn anh đã quan tâm đến Nhân dân Ukraine. Người thân, bạn bè tôi ở một số thành phố lớn, nhất là Thủ đô Kiev đều là những nơi đang bị quân đội Nga tấn công. Họ tấn công bằng tên lửa, bằng máy bay. Giống như nhiều người dân Ukraine khác, người thân và bạn bè của tôi đã tìm được nơi trú ẩn. Mặt khác, gia đình tôi thì ở vùng phía Đông, Lugansk, nhưng khá xa khu vực bị tấn công, nên vẫn an toàn.
. Còn tình hình thương vong, nhất là những người dân thường, diễn ra cho đến lúc này là như thế nào, thưa bà?
+ Phía Nga nói rằng họ chỉ tấn công vào các mục tiêu quân sự. Tuy nhiên, thực tế đã có những quả tên lửa trúng vào các tòa nhà dân sự, đã có thương vong dân thường. Tôi chưa có con số cụ thể, nhưng thông tin trên mạng xã hội khu dân sự ở phố Kasiora, trung tâm Kiev đã bị bắn phá.
Hiện tại, ngay ở Ukraine, liên lạc đang bị gián đoạn. Tuy nhiên, chính xác là phía Nga đang tấn công chúng tôi trên toàn tuyến biên giới từ Đông sang Tây, và cả phía Nam, từ biển Đen, biển Azov vào nữa. Ở khu vực nhà máy điện nguyên tử Chornobyl, họ đã đưa đặc nhiệm và cả xe tăng vào chiếm đóng. Lực lượng phòng vệ ở đó đã hi sinh. Đây là vấn đề nguy hiểm. Hải quân Nga đã tấn công đảo Rắn, một hòn đảo rất nhỏ phía Nam Ukraine, trên biển Đen.
Bà Nataliya Zhynkina thông tin đến PLO: "Phía Nga nói rằng họ chỉ tấn công vào các mục tiêu quân sự. Tuy nhiên, thực tế đã có những quả tên lửa trúng vào các tòa nhà dân sự." Ảnh: TUYẾN PHAN
. Thông tin mà phía Nga đưa ra là họ công nhận khu vực ly khai phía Đông và đưa quân đội vào theo yêu cầu hỗ trợ của khu vực này. Vậy tình hình khu vực phía Đông này hiện thế nào?
+ Chúng tôi không tin vào những lý do mà phía Nga đưa ra. Các bạn đã thấy rõ là họ không chỉ gây sức ép phía Đông mà còn tấn công trên toàn tuyến biên giới, bắn tên lửa, tấn công bằng máy bay vào các thành phố, địa điểm ở khắp bên trong Ukraine. Nga cũng đưa đặc nhiệm, lính dù vào tận thủ đô Kiev và nhiều thành phố khác. Mấy hôm trước, phía Nga đưa lực lượng rất mạnh vào với mục đích khống chế, bắt giữ các quan chức Chính phủ của chúng tôi, theo kiểu tấn công vào cơ quan đầu não. Nhưng chúng tôi đã nắm bắt được mưu đồ này nên họ đã thất bại.
Tôi thông báo cho bạn biết là so với Kiev và các thành phố chiến lược khác thì khu vực phía Đông hiện khá ổn định. Nga lấy lý do ủng hộ phong trào độc lập ở tỉnh Donetsk, Lugansk để đưa quân can thiệp, nhưng mục đích chính của họ là khống chế toàn Ukraine. Họ tấn công phía Đông, phía Nam để chiếm các khu vực quan trọng giáp biển Đen, tấn công từ phía Bắc xuống để chiếm thủ đô.
Họ vu khống chúng tôi gây hấn ở phía Đông, nhưng thực tế không đúng. Chúng tôi vẫn luôn kiên trì giải pháp ngoại giao để ổn định khu vực này. Phía Đông được 150.000 quân của nước Nga bao vây, thì dại gì chúng tôi lại gây chiến để tạo cớ cho họ đánh mình. Thực tế phía Nga khiêu khích, nhưng chúng tôi không mắc bẫy. Tôi cho rằng đây là sai lầm chính trị của Nga.
Chiến tranh diễn ra tại Kiev. Ảnh: Sergei Supinsky/Agence France-Presse — Getty Images
Mảnh máy bay bị bắn rơi ở Kiev. Ảnh: Lynsey Addario for The New York Times
. Căng thẳng Nga-Ukraine đã kéo dài nhiều năm qua, liệu phía Ukraine đã có biện pháp phòng vệ cho người dân?
+ Chúng tôi đã có sự chuẩn bị. Ở Kiev và các thành phố đều đã chuẩn bị khu vực trú ẩn cho người dân. Có những công trình từ hồi chiến tranh vệ quốc, chống phát xít Đức đã được khôi phục lại. Rồi dưới tàu điện ngầm, tầng hầm các tòa nhà, tất cả đều sẵn sàng. Có báo động là người dân trú ẩn ngay. Các bạn coi các video thì thấy đấy, cộng đồng người Việt Nam ở các nơi đó cũng vậy, họ xuống các tầng hầm để trú ẩn.
. Còn các hình thức đáp trả bằng quân sự của Ukraine hiện ra sao?
+ Chúng tôi có chuẩn bị chứ, và đã hi vọng là sự ủng hộ, kêu gọi của các nước, cộng đồng quốc tế yêu chuộng hòa bình thì phía Nga sẽ chùn bước. Nhưng như bạn thấy, ông Putin vẫn ra lệnh tấn công. Quân đội, lực lượng phòng vệ của chúng tôi đang kiên cường chiến đấu. Nhưng phía Nga rất mạnh. Hiện tôi biết là chiến sự ở thành phố Kherson ở phía Nam đang rất căng thẳng, có sự giằng co.
Tất cả các địa phương đều tổ chức lực lượng phòng vệ, tổ chức cho người dân tham gia bảo vệ Tổ quốc bên cạnh lực lượng vũ trang chuyên nghiệp. Trên Tiktok và các mạng xã hội khác, bạn có thể thấy khi được hỏi chiến tranh thế này thì đi đâu, những cô gái Ukraine đã trả lời lời không đi đâu cả, và khoe giấy đăng ký vào lực lượng phòng vệ, kèm theo là giấy phép sử dụng súng.
Đại diện phía Ukraine ở Việt Nam cho biết "phía Nga đang tấn công chúng tôi trên toàn tuyến biên giới từ Đông sang Tây, và cả phía Nam, từ biển Đen, biển Azov vào nữa". Ảnh: TUYẾN PHAN.
Lính Ukraine tại Kiev. Ảnh: Sergei Supinsky/Agence France-Presse — Getty Images
. Tạm gác chuyện chiến sự, tôi mong bà chia sẻ một chút về quá trình hình thành nhà nước Ukraine sau khi Liên Xô tan rã đứng ở góc độ luật pháp quốc tế? Liệu về mặt công pháp quốc tế, giữa Ukraine và CHLB Nga còn gì chưa rõ ràng, vướng mắc, tranh chấp để rồi dẫn tới mâu thuẫn gay gắ như hiện nay?
+ Tôi muốn được nói rõ: Nguyên nhân của những gì đang diễn ra không nằm ở Ukraine mà là nước Nga. Khoảng 10 năm trước ở Diễn đàn An ninh toàn cầu Munich (Đức), ông Putin đã không giấu tham vọng lập lại trật tự thời Liên Xô, và điều đó không thể thiếu Ukraine. Lý do của Tổng thống Nga đó là NATO bao vây khắp nơi, nhưng tôi cho đó là một sự ngụy biện. Nước Nga rộng lớn kéo từ Á sang Âu như thế, lại có lực lượng quân sự với vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí khác khổng lồ như vậy thì ai dại mà gây sự. Nhưng các quốc gia châu Âu cần có phòng thủ tập thể. NATO là một hiệp ước phòng thủ như vậy.
. Bà vẫn chưa trả lời tôi về khía cạnh pháp lý đối với quan hệ hai nước?
+ Về công pháp quốc tế, không có sai sót nhỏ nào trong quá trình Ukraine độc lập từ năm 1991. Năm ấy, Nga và Ukraine là các chủ thể độc lập cùng đứng ra công bố độc lập và cả hai công nhận lẫn nhau. Độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine được nước Nga ghi nhận ít nhất hai lần trong hiệp ước song phương, kể cả vùng Crimea phía Nam và hai tỉnh phía Đông.
Ukraine là thành viên Liên hợp quốc, được công nhận đầy đủ sự độc lập và toàn vẹn lãnh thổ. Các hiệp định mà Ukraine ký kết song phương, đa phương với tất cả các quốc gia, các tổ chức quốc tế đều không có vấn đề gì để tranh cãi.
Lưu ý là trong Hiệp định Budapest mà Ukraine, vì hòa bình và an ninh thế giới, đã tự nguyện tham gia để tự giải giáp vũ khí hạt nhân mà mình sở hữu sau khi Liên Xô tan rã, tất cả các quốc gia bao gồm Nga – nước tiếp quản số vũ khí khủng khiếp ấy – đã cam kết rõ ràng sẽ đảm bảo vệ an ninh, toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia của đất nước tôi. Nhưng những gì mà họ đã tiến hành từ năm 2014 đến nay cho thấy họ đã phá vỡ cam kết của mình.
Xin nhấn mạnh, chưa có quốc gia nào tự từ bỏ vũ khí hạt nhân cả, nhưng Ukraine thời điểm 1994 ấy, đã làm vậy. Cho nên, những gì nước Nga làm sau đó, và nhất là bây giờ đang tạo tiền lệ nguy hiểm cho cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân, đe dọa hòa bình trên toàn thế giới.
Theo bà Nataliya Zhynkina, về công pháp quốc tế, không có sai sót nhỏ nào trong quá trình Ukraine độc lập từ năm 1991. Ảnh: TUYẾN PHAN
Hội đồng bảo an Liên hợp quốc họp về việc Nga tấn công Ukraine. Ảnh: John Minchillo/Associated Press
. Rõ ràng Ukraine có lịch sử phức tạp với Nga. Một bộ phận người Ukraine nói tiếng Nga, và một bộ phận dân chúng cũng có quan điểm gần gũi với Nga, trong khi một bộ phận khác chọn phía EU. Nhìn nhận thế nào về yếu tố này trong nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng nghiêm trọng hiện nay?
+ Đó là lý lẽ đơn phương của ông Putin mà thôi. Chúng tôi là một quốc gia đa sắc tộc, có người Ukraine, người Nga, rồi Thổ Nhĩ Kỳ, Acmenia, Do Thái… Tất cả đều sinh sống yên bình, đoàn kết. Về cơ bản, chúng tôi tất thảy không để ý đến chuyện nguồn gốc hay sắc tộc gì. Ngay về ngôn ngữ, trước 2014, chúng tôi vẫn nói tiếng Nga bình thường như bao ngôn ngữ khác. Nhưng sau khi Nga cưỡng đoạt bán đảo Crimea thì nguyện vọng của người dân là phải coi tiếng Ukraine là quốc ngữ, nên chúng tôi xây dựng một luật về vấn đề này.
Tuy nhiên, cho dù thế nào thì hiện tại cũng như tương lai, tiếng Nga vẫn được sử dụng bình thường, vẫn có trường dạy bằng tiếng Nga. Như tôi đây, ngoài tiếng Ukraina thì vẫn sử dụng cả tiếng Nga, và tiếng Anh.
. Bà có nghĩ rằng Ukraine suốt thời gian qua đã “mắc kẹt” giữa một bên là EU và một bên là Nga, điều đó dẫn tới những khó khăn như hiện nay? Liệu “bài toán chọn lựa” này tới đây sẽ như thế nào?
+ Có lẽ, những người Ukraine đã, đang yêu mến nước Nga hoặc có thái độ trung dung thì nay sẽ không còn tình cảm ấy nữa. Những gì đã và đang diễn ra cho thấy nước Nga không chỉ thất tín, gây hấn mà còn đang dùng vũ lực để tấn công chúng tôi. Chắc chắn, đa số dân chúng đã hoàn toàn đổ vỡ và thất vọng, không còn muốn quay lại với nước Nga nữa. Thậm chí, đã có tâm lý tiêu cực, thù địch với nước Nga.
Năm 2014, người Ukraine không sẵn sàng nổ súng vào binh lính Nga, chính vì vậy mà Crimea bị họ chiếm đóng. Nhưng bây giờ khác rồi, sự thù nghịch với nước Nga càng ngày càng rõ, nên kể cả dân thân Nga cũng thay đổi thái độ rồi. Đấy là hậu quả mà chính nước Nga gây ra.
. Ukraine công khai mong muốn gia nhập NATO và điều ấy rõ ràng Nga không muốn, bởi chính Nga có vẻ cũng lo lắng nếu Kraine tham gia liên minh quân sự rất hung mạnh vốn đối đầu với Nga. Liệu rằng việc Ukraine xin gia nhập NATO có góp phần kích ngòi khủng hoảng lần này?
+ Sau 2014, bị Nga chiếm đóng Crimea thì nhân dân chúng tôi mới thực sự có nguyện vọng tìm tới những hợp tác phòng thủ như NATO. Chứ trước đó thì người dân không nghĩ tới, và Chính phủ cũng không có định hướng đối ngoại nào như vậy. NATO cũng là lựa chọn của nhiều nước Đông Âu và kể cả một số nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ. Họ đều trải qua những giai đoạn lịch sử không vui với nước Nga nên ngay sau 1991 đã tìm đến NATO và thành công. Còn Ukraine đâu có tưởng tượng tới một ngày sẽ có chiến tranh với nước Nga!
"Sau 2014, bị Nga chiếm đóng Crimea thì nhân dân chúng tôi mới thực sự có nguyện vọng tìm tới những hợp tác phòng thủ như NATO"- Bà Nataliya Zhynkina. Ảnh: TUYẾN PHAN
. EU và khối NATO đã và đang lên tiếng ủng hộ Ukraine. Nhưng họ có hành động thực chất nào không?
+ Nhiều nước đang trực tiếp giúp đỡ chúng tôi vũ khí, khí tài. Rồi họ công bố áp dụng các biện pháp trừng phạt với Nga và các nước liên quan. Sẽ còn nhiều biện pháp mới, hỗ trợ mới nữa. Liên hợp quốc sẽ lên tiếng bảo vệ Ukraine. Không chỉ các quốc gia mà cả các tổ chức quốc tế, các quỹ, ngân hàng lớn, các tập đoàn đa quốc gia cũng đang và sẽ ủng hộ chúng tôi, hoặc trừng phạt phía bên kia. Ông Putin sẽ thấy các biện pháp cấm vận triệt để hơn nữa.
Chúng tôi hiểu, chỉ có Nhân dân Ukraine phải đổ máu trên chiến trường. Nhưng thế giới văn minh, loài người tiến bộ sẽ ủng hộ chúng tôi chống lại xâm lược.
. Nước Nga có tiềm lực quân sự mạnh. Bà dự báo tương lai cuộc chiến thế nào?
+ Chúng tôi không nghĩ nước Nga đủ sức chiếm đóng Ukraine. Bởi vì mình chiến đấu trên mảnh đất của mình, còn Nga là bên xâm lược. Ukraine có 40 triệu dân, còn lực lượng quân đội Nga chỉ có 150.000 thôi. Kể cả Chính phủ Ukraine có sụp đổ thì người dân cũng không bao giờ để cho Nga ở lại.
. Xin cám ơn bà.
(*) Bài phỏng vấn trên được thực hiện vào chiều ngày 25-2-2021. Ngay sau đó, PLO cũng đã liên hệ cơ quan đại diện ngoại giao của Nga tại Hà Nội để có thể tiếp nhận thông tin từ phía Nga. PLO sẽ thông tin đến bạn đọc khi nhận được phản hồi sớm nhất.
https://plo.vn/thoi-su/dai-dien-ukraine-tai-viet-nam-trai-long-ve-chien-su-ngaukraine-1045597.html
..
Tuy đã có luật pháp quốc tế nhưng kẻ mạnh bao giờ cũng tự quyết định vận mệnh của kẻ yếu, đã yếu thì không thể tự quyết, nếu quyết chỉ có tự tử thôi;
Trả lờiXóaNgười dân khắp thế giới cũng được nghe quan hệ Nga-Ukraina như chj này trình bày. Nhưng theo một số người phương tây am tường (chuyên gia đã nghỉ hưu, sử gia, nhà nghiên cứu độc lập) thì câu chuyện như trên rất một chiều. Một cái nhìn từ VN rất gần quan điểm của họ là https://vn.sputniknews.com/20220228/moi-su-so-sanh-ukraina-voi-viet-nam-deu-sai-13961674.html
Trả lờiXóaCâu kết của bài viết, xem Ukraina gần như Khmer Đỏ, trông như quá đà, nhưng chỉ cần vô Wikipedia (tiếng Anh) tìm hiểu về bọn cực hữu, dân tộc chủ nghĩa cực đoan ở Ukraina, thì người ta có thể đồng ý.
8.
Trả lờiXóaLính Nga bắn bỏ lính Nga, khi không tuân lệnh cấp trên tấn công vào dân thường (tin của đài ANN)
10. Ngày 13/3/2022
Trả lờiXóaBác Thợ Cạo nhận xét:
"
Trần Hùng
19 phút ·
Vấn đề không phải Thắng hay Thua, mà là cái giá phải trả như thế nào?
Bài học như VN tấn công sang CPC, Thế đành phải Thế. Dù thắng có tính chiến lược từ khi mở chiến dịch đến kết thúc cuộc chiến nhưng cái giá phải trả quá đắc. Hao binh tổn tướng, nền kinh tế suy kiệt và mất đi hình ảnh một quốc gia thân thiện. Cá nhân tôi là người trong cuộc, từng với lòng yêu nước thiết tha ra sức hoàn thành nhiệm vụ công dân nhưng rồi ra khỏi cuộc chiến ngẫm lại như vậy.
"