Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

15/11/2021

Những bài học vỡ lòng về chứng khoán Việt

Đầu tiên là một chùm bài tổng hợp.

Các cập nhật sẽ dán dần lên ở bên dưới chùm bài, như mọi khi.

Tháng 11 năm 2021,

Giao Blog


---



Tác giả Lê Quang Vinh*12/05/2021 10:20


(ĐTCK) Phiên giao dịch chiều 11/5, nhiều nhà đầu tư bị tác động tâm lý từ thông tin Ngân hàng Nhà nước có công văn số 3029/NHNN-TTGSNH gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu kiểm soát chặt tín dụng liên quan đến các khoản vay kinh doanh bất động sản, chứng khoán, tín dụng vào BOT, đầu tư vào trái phiếu.


Cho vay chứng khoán, bất động sản đã nóng chưa?

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, tổng tín dụng trong quý I/2021 tăng 2,9% so với cuối năm 2020, cao hơn mức tăng 1,3% trong quý I/2020 và xấp xỉ mức tăng 3,1% trong quý I/2019. Trong đó, tín dụng vào lĩnh vực bất động sản chiếm 19,6% tổng dư nợ của nền kinh tế.

Dù vậy bóc tách hàng tháng sẽ thấy con số tín dụng chảy vào bất động sản và chứng khoán không cao. Đơn cử, dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế tháng 2/2021 cho thấy, công nghiệp tăng trưởng 2,02% so với cuối năm 2020; xây dựng thậm chí còn âm 0,67%, các hoạt động dịch vụ khác tăng trưởng 0,86%, thương mại âm 0,1%, vận tải và viễn thông tăng 0,9%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng 0,16%.

Trong tháng 1, xây dựng cũng là lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng tín dụng âm.

Như vậy có thể thấy, tăng trưởng tín dụng vào bất động sản và chứng khoán (xếp vào nhóm các hoạt động dịch vụ khác) không thuộc nhóm cao nhất.

Cũng theo Ngân hàng Nhà nước tính đến hết quý I/2021, dư nợ lĩnh vực chứng khoán 45.326 tỷ đồng, giảm 1% so với cuối năm 2020.

Dư nợ margin của các công ty chứng khoán là 101,4 nghìn tỷ đồng vào cuối quý I/2021, tăng 53,6 nghìn tỷ đồng so cùng kỳ năm 2020, tương đương tăng 53%...

Nhìn xa hơn, trước khi xuất hiện dịch Covid-19, giá trị giao dịch bình quân mỗi phiên trên HOSE đạt 5.000 - 6.000 tỷ đồng, tổng dư nợ margin đạt 63.000 tỷ đồng. Hiện nay, giao dịch bình quân mỗi phiên là 22.000 tỷ đồng, như vậy giá trị giao dịch đã tăng 400%, nhưng dư nợ margin mới tăng 80%. Điều này cho thấy người đầu tư chứng khoán hiện nay sử dụng tiền tiết kiệm, tích góp là chính. Huy động tiền nhàn rỗi của người dân vào các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh là một định hướng lâu nay của Đảng và Chính phủ.

Trong khi đó, giá trị giao dịch bình quân mỗi phiên trên TTCK Việt Nam hiện cao gấp gần 4 lần so với cùng kỳ.

Cũng cần lưu ý, đây chủ yếu là nguồn vốn chủ của các CTCK, không phải tiền bơm trực tiếp từ ngân hàng, con số này thậm chí còn thấp hơn con số tuyệt đối mà các CTCK được phép sử dụng cho nghiệp vụ cho vay ký quỹ (CTCK được vay nợ gấp 5 lần vốn chủ theo thông tư 121/2020 của Bộ Tài chính).

Những con số trên cho thấy, tín dụng vào chứng khoán và bất động sản không tăng quá nóng, không có sự đột biến như nhiều ý kiến đang lo ngại.

Siết tín dụng là đi ngược thế giới

Tổng quy mô tín dụng của Trung Quốc hiện nay là 44.000 tỷ USD, gấp 4,4 lần GDP. Trong khi tổng tín dụng của Việt Nam hiện nay vào khoảng 9,5 triệu tỷ đồng, tương đương 401 tỷ USD, GDP của Việt Nam hiện nay là 340 tỷ USD. Như vậy, tín dụng đối với nền kinh tế chỉ tương đương 1,2 lần GDP.

So sánh là khập khiễng nhưng có thể hình dung mối quan hệ giữa quy mô tín dụng và GDP hiện tại.

Chia sẻ của lãnh đạo nhiều doanh nghiệp gần đây cho thấy, năng lực sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam đang quá khiêm tốn nên không đáp ứng được các đơn hàng khổng lồ của các tập đoàn lớn trên thế giới.

Lĩnh vực dệt may là một ví dụ. Lãnh đạo các công ty Gilimex, TNG, MSH đều chia sẻ họ đã vượt quá năng lực sản xuất nên không thể nhận thêm các đơn hàng. Trong khi đó, doanh nghiệp không thể mở rộng quy mô sản xuất do thiếu vốn, và chi phí lãi vay vẫn rất cao.

Chúng ta cần đặt ra câu hỏi, có nên tăng cung tiền vào chứng khoán để các công ty có thêm vốn mở rộng sản xuất đáp ứng nhu cầu đặt hàng đang rất lớn của thế giới. Việc huy động tiền vào chứng khoán giúp các công ty có ngay tài chính để thực hiện dự án mà không mất thời gian thủ tục vay ngân hàng và chưa phải trả lãi ngay.

Thế giới khắp nơi bị dịch bệnh, rất nhiều nhà máy phải đóng cửa, trong khi nhu cầu hàng hoá vẫn rất cần. Việt Nam chống dịch thành công nên nền sản xuất không bị đình trệ. Bên cạnh đó, hiện Mỹ đánh thuế vào hàng hoá Trung Quốc 25% nên rất nhiều nhà nhập khẩu đã sang đặt hàng tại Việt Nam nhưng các nhà sản xuất Việt Nam không đủ tiềm lực để cung cấp dẫn đến mất khách hàng, mất cơ hội.

Còn tín dụng vào bất động sản, xây dựng tức là tín dụng làm cho các ngành có công ăn việc làm và gia tăng tài sản cho xã hội, công nhân xây dựng có việc làm, ngành vật liệu xây dựng (đá, cát, xi măng, sắt thép, gạch nung và không nung, gạch làm từ xỉ than, gạch sỉ than giúp giảm ô nhiễm môi trường). Ngoài ra còn có các ngành khác như: nội thất, thiết bị điện, nhôm, kính...

Do đó, việc hạn chế tín dụng vào bất động sản sẽ tác động vào rất nhiều ngành, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp và cũng gây thiệt hại cho chính nền kinh tế.

Hãy cùng phân tích nhu cầu bất động sản là ảo hay thật?

Nhu cầu bất động sản là nhu cầu thật. Cụ thể, Việt Nam mỗi năm gia tăng dân số 700.000 người nên nhu cầu nhà là 200.000 căn mỗi năm. Bên cạnh đó, người nước ngoài đến Việt Nam sinh sống ngày một tăng do nhu cầu làm việc và Việt Nam là nước nhiệt đới không có mùa đông giá lạnh như các nước bắc Âu, bắc Á, bắc Mỹ.

Bên cạnh đó, chi phí sinh hoạt ở các nước trên rất đắt đỏ, thường gấp 5 - 8 lần so với Việt Nam. Một người nghỉ hưu ở các nước trên có mức lương 2.000 - 3.000 USD, nếu sống ở chính quốc gia họ sẽ khó khăn, nhưng nếu bán nhà và chuyển sang Việt Nam có thể mua được nhà và sinh sống khá thoải mái.

Mặt khác, tại Việt Nam, nhà ở trước đây thường rất nhỏ và chật chội nhưng hiện nay mức sống đã cao hơn nên sẽ có nhu cầu thay đổi chỗ ở. Như vậy, nhu cầu mua nhà của người dân là thật chứ không phải ảo. Tín dụng chảy vào bất động sản là cũng phục vụ nhu cầu thật.

Câu hỏi đặt ra là ngay lúc này có nên bơm tín dụng mạnh mẽ để doanh nghiệp nào có khả năng sẽ chớp cơ hội mở mang sản xuất, góp phần tăng trưởng GDP.

Hàn Quốc là một kinh nghiệm quý để chúng ta tham khảo. Khi khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Thái Lan lan rộng ra thế giới năm 2008, Hàn Quốc đã bơm tín dụng ồ ạt lên tới 40% khác hẳn với các nước khác thắt lưng buộc bụng, co cụm. Các doanh nghiệp Hàn Quốc có nguồn vốn lớn đã mua được công nghệ, máy móc với giá rẻ trong khủng hoảng, gia tăng quy mô sản xuất, xuất khẩu. Nền kinh tế Hàn Quốc đã làm nên kỳ tích khi liên tục tăng trưởng 17 - 18%/năm trong 4 năm liên tiếp, mà thế giới ngày này vẫn gọi là Kỳ tích sông Hàn.

*Lê Quang Vinh, Thành viên HĐQT độc lập Công ty cổ phần Thương mại và Đầu tư TNG

https://tinnhanhchungkhoan.vn/siet-tin-dung-vao-bat-dong-san-chung-khoan-viet-nam-tu-danh-mat-co-hoi-tang-truong-post269061.html

Đầu tư Chứng khoán (chuyên trang của báo Đầu tư)

Tổng Biên tập: Lê Trọng Minh

Thư ký Tòa soạn: Đặng Tuấn Khánh

© Bản quyền thuộc Báo Đầu tư – Cơ quan của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Giấy phép số 541/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 23 tháng 8 năm 2021

Giấy phép chuyên trang số 68/GP-CBC do Cục Báo chí cấp ngày 1 tháng 9 năm 2021

https://tinnhanhchungkhoan.vn/

..

Một góc nhìn về sự trở lại của "cổ phiếu vua"

Tác giả Luật sư Lê Quang Vinh

24/05/2021 12:44

(ĐTCK) Sóng tăng của nhóm cổ phiếu ngân hàng bắt đầu từ hơn một năm nay và vẫn chưa có hồi kết. Nguyên nhân vì đâu các cổ phiếu đã tăng bằng lần, vẫn chưa có điểm dừng?

Sở dĩ cổ phiếu ngân hàng trong nhiều năm qua không khởi sắc là vì lý do nợ xấu. Nguyên nhân của nợ xấu ngân hàng trong thời gian qua chủ yếu bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân.

Thứ nhất, năm 2008 có một đợt lãi suất huy động tăng lên 19,2%/năm, lãi suất cho vay trên 20%/năm, sau đó có hạ nhiệt với lãi suất huy động trên 10%/năm, lãi suất cho vay 14%/năm.

Tiếp đó, tới năm 2011, lại có thêm một đợt tăng lãi suất nữa, thậm chí mạnh hơn 2008. Cụ thể, lãi suất huy động lên tới 20 - 22%/năm, lãi suất cho vay 25 - 30%/năm. Lãi suất cao lại kéo trong một thời gian dài, dẫn tới các doanh nghiệp và người vay không thể chịu đựng nổi, nên không còn khả năng trả nợ. Rất nhiều doanh nghiệp đã bị khai tử trong thời gian sau đó.

Thứ hai, thời gian đó, các quy chế cho vay chưa được chặt chẽ, nên đã xảy ra việc định giá tài sản không chính xác. Rất nhiều tài sản bị định giá cao hơn thực tế, chẳng hạn như một ngôi nhà trị giá 20 tỷ đồng, được định giá là 30 tỷ đồng, sau đó được cho vay 20 tỷ đồng. Chính vì vậy, người vay sau khi vay được tiền chỉ trả lãi vài tháng, sau đó không trả nữa theo kiểu coi như bán nhà cho ngân hàng. Các nhân viên ngân hàng khi làm thủ tục cho vay không đi thẩm định lại tài sản một cách cẩn thận, dẫn tới bị tranh chấp pháp lý kéo dài sau này, tốn tiền, tốn công, tốn của.

Thứ ba, việc thu hồi phát mãi tài sản là nhà ở phải qua quy trình tố tụng kéo dài và phức tạp tại tòa án: Gửi đơn kiện, tòa thụ lý đơn kiện, thông báo đến bị đơn, lấy lời khai, hòa giải, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm (thường có kháng cáo). Đại đa số các vụ án kéo dài hàng năm trời. Kể cả khi xong phần xử án, thì công tác thi hành án cũng thường mất thời gian và phức tạp.

Chính nợ xấu nên tình hình tài chính của các ngân hàng không còn khỏe mạnh, đa số sụt giảm lợi nhuận, thậm chí có nhiều ngân hàng lỗ và phải trải qua quá trình tái cơ cấu, sáp nhập, hay được mua lại 0, dẫn tới cổ phiếu bị giảm giá trong thời gian dài.

Tuy nhiên, thời điểm hiện tại mọi thứ đã thay đổi.

Sau gần 10 năm xử lý nợ xấu rốt ráo, hiện nay, tình hình kinh doanh của các ngân hàng đã thay đổi tích cực hơn rất nhiều. Một phần nhờ các thủ tục tố tụng đã thay đổi kịp thời (trước đây nếu bị đơn bỏ trốn sẽ rất khó xử lý, bây giờ là xử vắng mặt), vấn đề định giá tài sản cũng đã bài bản, sát với thực tế thị trường.

Một phần, cũng nhờ thị trường bất động sản phát triển trở lại, giúp giá nhà, đất tăng và thanh khoản cũng tốt hơn, nên sau khi phát mại tài sản, ngân hàng thu được cả gốc lẫn lãi.

Bên cạnh đó, các chế tài đối với các lãnh đạo, nhân viên làm sai đã cụ thể rõ ràng (có nhiều lãnh đạo, nhân viên ngân hàng đi tù vì làm sai), khiến các lãnh đạo và nhân viên không dám làm bậy, nên nợ xấu cũng khó phát sinh hơn.

Ngoài ra, nguồn vốn dồi dào và rẻ hơn nhiều so với trước đây, nên lãi suất cho vay đã giảm đi nhiều, từ đó hỗ trợ được các doanh nghiệp. Được hưởng lợi từ lãi suất thấp, các doanh nghiệp sử dụng hiệu quả đồng vốn vay, cùng với đó là được hưởng lợi trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, nên làm ăn có lợi nhuận tốt hơn so với trước đây, từ đó dễ dàng trả được nợ ngân hàng.

Vì vậy, trong năm 2020 và quý đầu năm 2021, dù trong bối cảnh Covid-19, nhưng các ngân hàng có kết quả kinh doanh rất ấn tượng, lợi nhuận tăng mạnh mẽ, nợ xấu được kiểm soát.

Về triển vọng, với viêc cung tiền hàng năm tăng thêm khoảng 15 - 20%, nên dư địa phát triển của ngân hàng sẽ tăng liên tục cả về quy mô và lợi nhuận trong 4 - 5 năm tới, với lợi nhuận có thể tăng gấp đôi so với hiện tại trong vài năm tới đây.

Chính điều này đã hậu thuẫn cho con sóng cổ phiếu ngân hàng kéo dài từ năm 2020 cho tới hiện nay vẫn chưa có điểm dừng.

https://tinnhanhchungkhoan.vn/mot-goc-nhin-ve-su-tro-lai-cua-co-phieu-vua-post270057.html



..


Tác giả Luật sư Lê Quang Vinh

01/06/2021 10:28

(ĐTCK) Sắt thép là thức ăn của các ngành công nghiệp cũng như gạo, bột mỳ là thức ăn của con người. Hầu hết tất cả các mặt trong đời sống xã hội đều thấy sự hiện diện của thép.

Đối với dân dụng: nhà ở, ô tô, xe máy, xe đạp, điều hoà, tủ lạnh, máy giặt, nồi cơm điện, quạt...; Đối với doanh nghiệp: nhà xưởng, máy móc, phương tiện vận chuyển...; Đối với công cộng: đường xá, cầu, cống, cảng, đường sắt, toa xe, cột điện, cột phát angtel...; Đối với quốc phòng: các công trình quốc phòng, tàu chiến, pháo súng các loại...

Với sự hiện diện rộng khắp trên toàn bộ đời sống xã hội cũng như quốc phòng vì vậy để phát triển đất nước cũng như đảm bảo an ninh quốc phòng thì Việt Nam không thể không phát triển nghành thép.

Vậy khi phát triển nghành thép, trong khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới bằng các hiệp định thì hàng hoá thép của chúng ta có cạnh tranh được với thép của thế giới không?

Sản lượng thép thế giới năm 2020 là 1,86 tỷ tấn, riêng Trung Quốc có sản lượng là 1.065 tỷ tấn, chiếm 57% sản lượng thép thế giới. Nếu thép Việt Nam cạnh tranh được với thép Trung Quốc thì coi như có chỗ đứng vững vàng trong bản đồ xuất khẩu thép thế giới.

Thực tế đã chứng minh công ty thép Hoà Phát đã xuất khẩu thép thô sang Trung Quốc hàng năm mà vẫn có lãi. Vậy, nguyên nhân gì mà thép Hoà Phát lại có thể có giá cạnh tranh với thép Trung Quốc mà vẫn có lãi? Có 3 nguyên nhân chính sau đây:

Thứ nhất: Các nhà máy thép cho sản lượng lớn nhất Trung Quốc được nằm tập trung ở các tỉnh, thành phố sau: Thành phố Đường Sơn, TP Bắc Kinh, TP Thiên Tân, tỉnh Hà Bắc, tỉnh An Huy, tỉnh Sơn Đông, tỉnh Sơn Tây, tỉnh Thiểm Tây, tỉnh Quảng Đông. Trung tâm sản xuất nhiều thép nhất Trung Quốc nằm tại phía bắc thành phố Đường Sơn, nơi đây đã cho ra sản lượng 144 triệu tấn vào năm 2020 .

Dựa trên thống kê trên cho ta thấy, chỉ có một số tỉnh và thành phố sau đây là có cảng biển, bao gồm: thành phố Đường Sơn, Thiên Tân, Quảng Châu, tỉnh Hà Bắc, Sơn Đông; còn lại các tỉnh thành phố sau không có cảng biển là: Bắc Kinh, Thiểm Tây, An Huy, Sơn Tây.

Ngay cả thủ phủ thép của Trung Quốc là Đường Sơn thì nơi tập trung nhiều nhà máy nhất lại nằm ở phía Bắc Đường Sơn là nơi cách xa cảng biển .

Thứ hai: Vị trí của nhà máy Hoà Phát nằm tại Dung Quất Quảng Ngãi - nơi đây có cảng biển nước sâu tiếp cận được tàu có tải trọng 200.000 tấn nên giảm được giá thành vận chuyển so với các tàu nhỏ khoảng 3% .

Các khu vực bán quặng sắt lớn nhất thế giới hiện nay là: Úc, Nam Phi, Brazil. Như vậy, hải trình chở quặng của Hoà Phát đối với các nước như Úc, Nam Phi gần hơn các công ty thép Trung Quốc khoảng 3.000 - 4.000 km nên tiết kiệm được 5% chi phí vận chuyển. Ngược lại, khi chở thép thành phẩm đi bán cho các nước Asean, thép Hoà Phát cũng gần hơn 3.000 - 4.000 km và cũng tiết kiệm được 5% chi phí vận chuyển .

Thứ ba là do các nhà máy thép Trung Quốc được xây dựng từ lâu, lại dùng công nghệ của Trung Quốc nên không hiện đại, trong khi đó Nhà máy Thép Hoà Phát dùng công nghệ hiện đại nhất của Tây Âu nên tiết kiệm được 3% chi phí.

Như vậy tổng hợp lại Hoà phát tiết kiệm được: giảm 3% chi phí do có cảng biển nước sâu; giảm 5% chi phí vận chuyển quặng do gần nguồn quặng; giảm 5% chi phí vận chuyển do gần nơi bán hàng là các nước Asean; giảm 3% chi phí do công nghệ hiện đại. Tổng cộng, Hòa Phát đã chi phí tiết kiệm được 16% so với các công ty thép Trung Quốc.

Thêm vào đó, đại đa số các nhà máy thép của Trung Quốc đều nằm cách xa cảng biển nên ngoài chi phí vận tải đường biển, các nhà máy này sẽ phải cộng thêm chi phí vận chuyển quặng sắt từ cảng biển về nhà máy .

Một điểm lưu ý khác là Việt Nam đã hội nhập với hầu hết với các nền kinh tế lớn trên thế giới nên doanh nghiệp Việt Nam có sân chơi rộng lớn và bình đẳng. Chính vì vậy, chỉ khi nào các doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thế giới thì mới có khả năng có lợi nhuận và phát triển.

Với những phân tích trên đã cho thấy các doanh nghiệp thép Việt Nam hoàn toàn có khả năng cạnh tranh tốt với các doanh nghiệp thép khác trên thế giới và có chỗ đứng vững chắc trên bản đồ thép thế giới.

https://tinnhanhchungkhoan.vn/ban-do-thep-the-gioi-ve-cau-chuyen-thanh-cong-cua-hoa-phat-post270709.html

..

Còn cơ hội đầu tư vào cổ phiếu thép

Tác giả Luật sư Lê Quang Vinh

31/08/2021 13:02

(ĐTCK) Thời thế ngành thép đã thay đổi từ chỗ bấp bênh sang thuận lợi, vững chắc, rộng mở.

1. Cả thế giới đang bị dịch bệnh Covid-19, ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội. Chương trình phục hồi kinh tế của các nước sẽ làm tăng đầu tư công, kéo theo nhu cầu sử dụng thép. Việt Nam đã có chương trình đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025 trị giá 2,87 triệu tỷ đồng. Mỹ có chương trình đầu tư công trị giá 1.000 tỷ USD, tập trung vào các dự án xây dựng cầu, đường.

Dự báo, nhu cầu sử dụng thép sẽ tăng cao trong vài năm tới. Ngoài ra, nhiều các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng đang dịch chuyển cơ sở từ Trung Quốc sang Việt Nam, hoặc mở cơ sở mới, để tránh thuế cao, đều có nhu cầu dùng đến thép.

2. Giá quặng sắt giao ngay tại thị trường Trung Quốc gần đây giảm mạnh, từ trên 220 USD/tấn xuống 160 USD/tấn, trong khi giá thép thế giới chỉ giảm 5%. Trong tháng 4/2021, khi giá quặng là 160 USD/tấn, giá bán thép cuộn cán nóng (HRC) của Công ty cổ phần Tập đoàn Hoà Phát là 660 USD/tấn. Công ty này nhập khẩu khoảng 5,5 triệu tấn quặng sắt và than mỡ trong tháng 4, đủ dùng cho đến tháng 10/2021 mà không bị ảnh hưởng bởi giá quặng lên cao trong các tháng 5, 6, 7/2021. Giá bán HRC hiện tại là 960 USD/tấn.

3. Ngành thép sử dụng ít công nhân, nhiều máy móc, doanh nghiệp dễ quản lý, dễ quản trị nên không bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch Covid-19.

4. Vị trí của Việt Nam thuận tiện, các doanh nghiệp mua nguyên liệu hay bán hàng tới hầu hết các nước trên thế giới đều có quãng đường vận chuyển gần hơn so với Trung Quốc - quốc gia sản xuất và xuất khẩu thép lớn nhất thế giới.

Cảng Đại Liên của Trung Quốc là nơi nhập khẩu nhiều quặng sắt, nằm cách cảng Dung Quất của Việt Nam khoảng 4.000 km, nên cước vận chuyển cao hơn Hoà Phát khoảng 5%.

5. Phương tiện chở hàng không dùng đến container nên không bị ảnh hưởng bởi cước phí tăng phi mã. Hiện nay, giá vận chuyển container gấp 8 - 10 lần so với tháng 10/2020 trở về trước, tác động mạnh đến lợi nhuận các ngành xuất khẩu, nhưng việc vận chuyển quặng, thép không dùng đến container và chủng loại tàu dễ tìm hơn. Một số doanh nghiệp còn tự chủ được việc vận tải, như Hoà Phát có 2 tàu, trọng tải 90.000 tấn/tàu. SMC cũng có đội tàu chạy biển và sông riêng.

6. Việt Nam đã ký kết các hiệp định thương mại đa phương cũng như song phương, nên sản phẩm thép có thể bán khắp thế giới.

7. Dư địa tăng trưởng của ngành thép vẫn còn nhiều do thép Việt Nam cạnh tranh giá bán với thép Trung Quốc. Mỹ và châu Âu đều đánh thuế cao vào thép Trung Quốc, trong khi nước này đang có xu hướng giảm sản lượng do ô nhiễm, đồng thời tăng nhập khẩu phôi thép.

8. Hệ số định giá P/E doanh nghiệp thép đang ở mức thấp, phổ biến từ 4 - 7 lần, trong khi P/E nhiều ngành khác trên 10 lần, thậm chí trên 20 lần.

Các phân tích trên cho thấy, ngành thép có thể trở thành ngành mũi nhọn của Việt Nam, hứa hẹn đem lại nhiều ngoại tệ cho đất nước và mang lại cơ hội đầu tư vào cổ phiếu ngành này.

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, 7 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm sắt thép của Việt Nam đạt trên 2,25 tỷ USD, tăng 32,1% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, thị trường Mỹ chiếm 23,5%, đạt 530,1 triệu USD, tăng 62%; thị trường EU chiếm 18,6%, đạt 418,98 triệu USD, tăng 46,5%; thị trường Nhật Bản chiếm 13,4%, đạt 302,2 triệu USD, tăng 7,7% so với cùng kỳ.

Xét riêng sản phẩm thép, Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, 7 tháng đầu năm 2021, cả nước tiêu thụ hơn 16,161 triệu tấn thép các loại, tăng 30,7%; trong đó, xuất khẩu hơn 4,078 triệu tấn, tăng 78,9% so với cùng kỳ. Các thị trường xuất khẩu chính là ASEAN, Trung Quốc, EU, Mỹ.

https://tinnhanhchungkhoan.vn/con-co-hoi-dau-tu-vao-co-phieu-thep-post278431.html

..

Vì sao cổ phiếu than tăng mạnh?

Tác giả Luật sư Lê Quang Vinh

15/09/2021 10:16

(ĐTCK) Giá than thế giới đã tăng lên rất nhiều từ giữa năm 2021. Giá than thế giới đã tăng so với năm 2020 khoảng 130%, còn giá than trong nước đã tăng khoảng 30% .

Giá Than thế giới trong năm 2020 có mức bình quân khoảng 73 USD/tấn, giá than 5 tháng đầu năm 2021 có mức khoảng 85 USD/tấn. Ở trong nước, giá than năm 2020 có mức bình quân khoảng 1.580.000 đồng/tấn và 6 tháng đầu năm 2021 là khoảng 1.650.000 đồng/tấn.

Bắt đầu từ tháng 6/2021, than thế giới bắt đầu tăng phi mã từ mức 90 USD lên đến nay là hơn 170 USD và giá than trong nước cũng đã tăng lên mức bình quân hơn 2.000.000 đồng/tấn. Như vậy, giá than thế giới đã tăng so với năm 2020 khoảng 130%, còn giá than trong nước đã tăng khoảng 30%.

Có 5 nguyên nhân khiến giá than tăng phi mã.

Thứ nhất, Trung Quốc gia tăng nhà máy nhiệt điện than.

Vào những năm 2014 - 2017, Trung Quốc là nước sản xuất nhiệt điện than lớn nhất thế giới có xu hướng cắt giảm nhiệt điện than để chuyển sang điện sạch hơn, thân thiện với môi trường nên nhu cầu tiêu thụ than bắt đầu giảm xuống, đỉnh điểm có lúc đã xuống tới 48,5 USD/tấn vào ngày 7/9/2020.

Nhưng hiện nay đã thay đổi, Trung Quốc đã và đang thực hiện kế hoạch xây 147.000 MW nhiệt điện than. Việc xây thêm các nhà máy nhiệt điện than này bắt đầu từ năm 2017 đến nay đã có nhiều nhà máy đi vào hoạt động nên nhu cầu than của Trung Quốc bắt đầu tăng cao.

Cứ 1.000 MW thì cần bình quân khoảng 2,6 triệu tấn than và với 147.000 MW sẽ cần 147×2,6 =382,2 triệu tấn. Như vậy nhu cầu than của Trung Quốc sẽ tăng thêm 382,2 triệu tấn .

Năng lực sản xuất than của Trung Quốc theo thống kê các năm: 2014 sản xuất được 3,91 tỷ tấn; 2015 sản xuất được 3,68 tỷ tấn; 2016 sản xuất được 3.41 tỷ tấn; 2017 sản xuất được 3,52 tỷ tấn; 2018 sản xuất được 3,55 tỷ tấn; 2019 sản xuất được 3,75 tỷ tấn; 2020 sản xuất được 3,84 tỷ tấn

Nhìn thống kê sản lượng than của Trung Quốc ở trên cho ta thấy sản lượng than cao nhất là vào năm 2014 sau đó các năm sau lại giảm dần và phục hồi lại từ năm 2019

Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ Than của Trung Quốc: năm 2018 là 3,796 tỷ tấn; năm 2019 là 3, 83 tỷ tấn; năm 2020 là 4, 04 tỷ tấn; dự kiến năm 2021 là 4,1 tỷ tấn .

Như vậy, thống kê cho thấy sản lượng than của Trung Quốc đã không còn đáp ứng được nhu cầu mà phải nhập thêm khoảng 300 nghìn tấn mỗi năm và năm 2021, 2022 sẽ phải nhập thêm từ 360 - 400 triệu tấn .

Thứ hai, Trung Quốc đầu tư nhiệt điện than ra nước ngoài.

Các nước tại châu Á, châu Phi , Trung Mỹ , Trung Đông đều gia tăng xây dựng nhà máy nhiệt điện than .

Trung Quốc đang có 106 dự án BOT nhiệt điện than tại nước ngoài, trong đó có 52 dự án đã và đang thực hiện và 54 dự án chuẩn bị thực hiện. Tổng mức đầu tư cho các dự án này khoảng 150 tỷ USD tương đương khoảng 100 nghìn MW.

Nhật Bản đã và đang xây dựng 22 dự án nhiệt điện Than từ nay đến 2025.

Bangladesh đang xây dựng khoảng 10.000 MW nhiệt điện than. Đây là nước không có mỏ than nên hoàn toàn đi nhập.

Ngoài ra còn có hơn 20 nước, trong đó tại châu Á có 4 nước, châu Phi có 9 nước, Trung Đông có 2 nước, Trung Mỹ có 3 nước, châu Âu có 2 nước vẫn tiếp tục xây nhà máy nhiệt điện than và tổng số 70 nhà máy sẽ được hoàn thành từ nay đến năm 2025.

Như vậy, tổng nhà máy nhiệt điện than trên khắp thế giới với tổng công suất khoảng 300 nghìn MW đã và sẽ đưa vào vận hành từ nay đến năm 2025. Với công suất này khoảng 300.000 MW × 2,6 triệu tấn = 780 triệu tấn than, như vậy thời gian tới thế giới cần thêm khoảng 780 triệu tấn than thì mới đáp ứng được nhu cầu than của thế giới .

Thứ ba, dự trữ than của Trung Quốc sụt giảm mạnh.

Trước năm 2021, Trung Quốc thường xuyên có một lượng dự trữ đủ dùng trong nước khoảng 20 - 25 ngày thì hiện nay lượng dự trữ này chỉ đủ dùng trong vòng 7 ngày .

Có 3 lý do làm lượng dự trữ này sụt giảm, đó là Nhu cầu tiêu thụ than tăng nhanh; Rất nhiều mỏ khai thác than bị đóng cửa do bị tai nạn sập hầm tại tỉnh Hồ Bắc, Thiểm Tây (tỉnh sản xuất than nhiều nhất Trung Quốc chiếm 1/4 sản lượng cả nước) trong năm 2021; Trận lụt vừa qua đã làm gián đoạn việc khai thác than ở các tỉnh Hồ Bắc, Thiểm Tây.

Thứ 4, nguồn cung than đang bị hạn chế dần.

Các nước xuất khẩu than lớn nhất thế giới gồm: Indonesia, Úc, Nam Phi, Mỹ, Nga, Ba Lan, Canada...

Trong đó, 2 nước xuất khẩu than lớn nhất là Indonesia xuất khẩu 300 - 400 triệu tấn/ năm và Úc xuất khẩu khoảng 250 - 300 triệu tấn/năm. Hiện nay, cả 2 nước này đều có xu hướng bám sát nhu cầu thị trường để sản lượng xuất khẩu vừa đủ để giữ giá .

Các nước Bắc Mỹ và châu Âu đều không có kế hoạch tăng sản lượng Than vì lý do bảo vệ môi trường.

Trung Quốc có kế hoạch mở thêm các mỏ mới khai thác tăng lên 200 triệu tấn than thì cũng phải mất vài năm nữa mới đạt được, do khai thác mỏ mới công tác chuẩn bị mất rất nhiều thời gian, thường mất từ 3 - 10 năm, khi đó nhu cầu của Trung Quốc đã tăng lên 4,3 tỷ tấn và vẫn phải nhập khẩu hơn 300 triệu tấn than.

Thứ năm, nguyên liệu than có mặt trên khắp thế giới dồi dào và rẻ hơn dầu hoả và khí đốt nên các quốc gia vẫn lựa chọn cho nhiều ngành công nghiệp (xi măng, nung gạch, nung gốm sứ, phân bón hay lò hơi cho các ngành: dệt, may, nước ngọt, hoá học...) vì vậy nhu cầu than vẫn sẽ tăng lên.

Những nguyên nhân trên đã làm cho giá than trên thế giới tăng mạnh trong thời gian qua và dự kiến vẫn ở mức cao trong nhiều năm tới. "Thời thế ngành than đã thay đổi, từ anh học trò nghèo nay đã trở thành trạng nguyên".

https://tinnhanhchungkhoan.vn/vi-sao-co-phieu-than-tang-manh-post279785.html

..



Chọn cổ phiếu xuất sắc, góc nhìn của một Fn

Tác giả Luật sư Lê Quang Vinh (*)

02/08/2021 06:58

(ĐTCK) Khi thị trường không còn thuận lợi, dòng tiền thông minh sẽ tìm đến các mã cổ phiếu có triển vọng tăng trưởng tốt.

Thời gian qua, thị trường chứng khoán đã có những bước phát triển ngoạn mục cả về điểm số lẫn khối lượng giao dịch. Nguyên nhân chính là thời thế của thị trường đã thay đổi. Có 6 nguyên nhân chính làm nên điều đó.

Thứ nhất, mặt bằng lãi suất trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã giảm mạnh để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra, lãi suất huy động của ngân hàng trong nước trung bình từ 7 - 9%/năm thì nay chủ yếu ở mức 5 - 7%/năm.

Trên thị trường chứng khoán, rất nhiều doanh nghiệp có mức chia cổ tức bằng tiền mặt đạt 10% trên thị giá cổ phiếu hiện tại như NTL, BCG, C32, NDN. Vì vậy, rõ ràng, đầu tư cổ phiếu hiệu quả hơn là gửi tiết kiệm, vừa được “ăn” cổ tức, lại vừa gia tăng được giá trị khoản đầu tư.

Thứ hai, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung (Mỹ đánh thuế 25% lên hàng hoá của Trung Quốc khi nhập khẩu vào Mỹ) khiến nhiều nhà sản xuất dịch chuyển nhà máy của mình ra khỏi Trung Quốc hoặc mở mới tại Việt Nam. Các công ty cho thuê đất khu công nghiệp có nhiều khách hàng và đơn giá cho thuê cao hơn.

Nhiều nhà nhập khẩu cũng chuyển đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam, nhờ vậy, các công ty xuất khẩu có nhiều đơn hàng hơn.

Thứ ba, giá bất động sản trên cả nước thời gian qua tăng mạnh, giúp cho lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành này gia tăng mạnh mẽ. Các ngân hàng nhờ giá bất động sản tăng đã có thể phát mại dễ dàng các bất động sản, thu hồi được cả gốc lẫn lãi từ các tài sản đảm bảo, giảm được các khoản nợ xấu cũng như hoàn nhập được các khoản trích lập trước đây.

Thứ tư, các doanh nghiệp sau nhiều năm hoạt động đã có kinh nghiệm quản trị, kinh doanh bài bản hơn và tích lũy được nhiều tài sản, từ đó giảm được chi phí tài chính, có thể thực hiện dễ dàng các dự án và gia tăng lợi nhuận.

Thứ năm, Việt Nam tham gia vào nhiều các hiệp định thương mại song phương cũng như đa phương, hàng hoá của Việt Nam dễ tiếp cận được với các quốc gia này, giúp các doanh nghiệp tăng được doanh thu và lợi nhuận.

Thứ sáu, thế hệ trẻ ngày nay dễ dàng tiếp cận được các thông tin, từ đó thấy rằng đỉnh cao của kinh doanh chính là đầu tư, đỉnh cao của đầu tư chính là chứng khoán. Chứng khoán có ưu điểm thanh khoản nhanh, lợi nhuận gia tăng nhanh khi có trí tuệ, vì vậy, lượng tài khoản chứng khoán được mở mới gia tăng mạnh mẽ.

Từ đầu năm 2020 đến nay, tháng nào cũng có 130.000 - 150.000 tài khoản chứng khoán được mở mới. Nhờ lượng tham gia ngày càng nhiều nhà đầu tư nên giá trị giao dịch đã tăng kỷ lục, có lúc đạt khoảng 35.000 tỷ đồng.

Sau khi lập đỉnh hơn 1.420 điểm, chỉ số VN-Index đã điều chỉnh mạnh về 1.211 điểm và nay đã hồi phục về vùng 1.320 điểm. Việc điều chỉnh này là hoàn toàn phù hợp, bởi lẽ thị trường bắt đầu sóng tăng dài từ ngày 1/4/2020 với mốc 630 điểm. Đến cuối tháng 6/2021, nhiều mã đã tăng giá từ 3 - 4 lần, vì vậy, nhiều nhà đầu tư chốt lời để hưởng thành quả.

Do thị trường có một con sóng lớn nhà đầu tư hầu như ai cũng có lợi nhuận nên sau này việc mua cổ phiếu bắt đầu ẩu đi, mua cả cổ phiếu của những doanh nghiệp thua lỗ, bết bát hoặc các cổ phiếu không có tăng trưởng và đẩy giá các cổ phiếu này lên mức cao nên khi thị trường xuống, không ai muốn nắm giữ cổ phiếu đó. Việc điều chỉnh sớm giúp cho nhà đầu tư bớt thiệt hại và cũng là bài học khi đầu tư không có kỷ luật, thiếu trí tuệ.

Đầu tháng 6 vừa qua, dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh ở TP.HCM và các tỉnh phía Nam. Đợt bùng phát dịch bệnh này rơi vào lúc thị trường có điểm số cao, các nhà đầu tư lại đang có lợi nhuận nhiều nên bán giá nào thì cũng có lãi, kể cả vài phiên sàn nên gây hiệu ứng bán tháo, kể cả mã tốt.

Sau một đợt điều chỉnh mạnh của thị trường, không ít nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư mới tham gia thị trường hoang mang lo sợ không biết thị trường sắp tới sẽ thế nào, nên gia tăng tiền mặt và quan sát.

Vậy thời gian tới, thị trường sẽ vận hành ra sao?

Thị trường chứng khoán là một thực thể sống động. Khi thị trường diễn biến thuận lợi, dòng tiền dồi dào thì nhiều mã, nhiều ngành cùng lên, còn khi không thuận lợi, dòng tiền sẽ có xu hướng tìm đến các mã cổ phiếu xuất sắc.

Vậy làm sao để lựa chọn được những cổ phiếu xuất sắc? Thông thường, những mã cổ phiếu xuất sắc hội tụ được đa số các yếu tố sau:

1. Quản trị doanh nghiệp phải là những người có trí tuệ, đạo đức;

2. Doanh nghiệp thuộc ngành nghề mà nhu cầu của thị trường trong nước cũng như thế giới luôn cần đến;

3. Doanh nghiệp có quy mô, ngành nghề khó cạnh tranh hoặc ít bị cạnh tranh;

4. Doanh nghiệp thuộc ngành nghề sử dụng nhân lực ít, tỷ trọng máy móc, công nghệ cao và dễ quản trị;

5. Doanh nghiệp có vị trí cơ sở sản xuất, kinh doanh thuận lợi;

6. Doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh dài hạn, rõ ràng, minh bạch, đảm bảo luôn tăng trưởng phát triển;

7. Doanh nghiệp có nguồn lực tài chính dồi dào, tiếp cận được với nguồn vốn giá rẻ;

8. Doanh nghiệp biết chia sẻ lợi ích với các cổ đông;

9. Thông tin về hoạt động của công ty minh bạch và thường xuyên cập nhật theo tháng;

10. Mã cổ phiếu đó tuy được cho là tốt nhưng giá hiện tại bị định giá chưa phù hợp (rẻ hơn so với giá trị và tiềm năng của nó).

Tổng giá trị tiền mặt nằm trong tài khoản của các nhà đầu tư chứng khoán hiện vào khoảng 90.000 tỷ đồng.

Dòng tiền trên thị trường chứng khoán được biết vẫn khá dồi dào. Theo một số liệu thống kê, tổng giá trị tiền mặt nằm trong tài khoản của các nhà đầu tư chứng khoán hiện vào khoảng 90.000 tỷ đồng.

Với dự báo mặt bằng lãi suất tiếp tục duy trì ở mức thấp để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn của đại dịch Covid-19, dòng tiền này được nhận định sẽ chực chờ cơ hội tốt để giải ngân. Dòng tiền thông minh sẽ làm công việc của mình là đi tưới tắm cho các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh đột biến trong quý II/2021 và những cổ phiếu có tiềm năng phát triển trong thời gian tới .

Như vậy, các mã tốt lại tiếp tục hành trình đi lên của mình sau một thời gian nghỉ ngơi và đón thêm hành khách mới.

*) Luật sư Lê Quang Vinh đã có gần 20 năm đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

https://tinnhanhchungkhoan.vn/chon-co-phieu-xuat-sac-goc-nhin-cua-mot-fn-post276061.html

..



21/09/2021 10:15

(ĐTCK) Tập đoàn Hoà Phát đang xây dựng nhà máy sản xuất container tại Vũng Tàu với công suất 500.000 TEU/năm nhằm đáp ứng nhu cầu container của thế giới cũng như của Việt Nam.

Hoà Phát đang rốt ráo xây dựng nhà máy và làm việc với các đơn vị cung cấp nguyên liệu sản xuất container, dự kiến đi vào sản xuất nửa cuối năm 2022.

Nguyên liệu để làm container gồm có: thép HRC cường lực, tấm lót sàn container, sơn, phụ kiện thép. Được biết, thép HRC, sơn, phụ kiện thép đều đã nằm trong tầm tay của Hoà Phát chỉ còn tấm lót sàn container là còn phải chuẩn bị kỹ càng;

Tấm lót container có kích thước 28 ×1m22× 2m44, được làm bằng gỗ cứng hoặc bằng tre ép có tính năng chịu lực nén, chịu được nước và không bị giãn nở nhiều khi gặp nước, nhiệt độ cao; Keo là loại chịu nước thông thường( phenol, melamine) hoặc keo đặc chủng tùy theo yêu cầu chất lượng của người đặt hàng.

Công suất của nhà máy container Hoà Phát là 500.000 TEU tương đương 500.000 container loại 20 feet. Kích thước chiều dài và rộng của container 20 feet là 6.058 × 2.428.

Như vậy, mỗi năm Hoà Phát cần số lượng ván lót cho container là 28 × 6.058 × 2.428 × 500.000 =205.900 m3 gỗ ván lót. Để cấp đủ số ván lót này, nhà cung cấp mỗi ngày cần phải sản xuất bình quân cho 340 ngày là: 205.900m3 : 340 ngày = 600 m3/ngày.

Nguyên liệu để làm tấm lót hiện nay có 3 cách làm

Cách làm thứ nhất: Gỗ dầu được lạng mỏng làm nguyên liệu cho ván ép đã sấy khô được bôi kéo chịu nước (phenol hoặc melamine) nhiều lớp rồi ép nhiệt trên máy thủy lực. Đặc tính của gỗ dầu là cứng, do có dầu nên chịu được nước.

Ưu điểm cách làm này là sản phẩm nhìn đẹp, bắt mắt, đáp ứng được các yêu cầu về độ chịu nén, không cong vênh, mối mọt. Tuy nhiên, nhược điểm là nguồn cung cấp gỗ dầu không phải dễ vì loại gỗ này sau nhiều năm khai thác hiện đang cạn kiệt nên sẽ không đảm bảo cho việc cung cấp nguyên liệu.

Cách làm thứ hai: Cốt làm bằng gỗ dán gỗ tạp sau đó phủ lên một lớp trên mặt bằng ván lạng gỗ dầu, sau đó dùng máy ép lực nén trên 500 tấn để cho kết cấu gỗ nén lại tăng sức chịu nén của gỗ.

Với cách làm này, tấm lót chịu được lực nén. Ưu điểm cách làm này là nguyên liệu sẵn có nhiều và rẻ, nhưng nhược điểm là độ bền không lâu dài và sau một thời gian hay mối mọt.

Cách thứ ba: Nguyên liệu ván lót làm bằng tre luồng có tuổi từ 3 năm trở lên, được bào 2 mặt cho sạch, sấy khô, ngâm keo chịu nước, sau đó được ép lại trên máy ép thủy lực.

Ưu điểm cách làm này là nguồn nguyên liệu dồi dào đủ đáp ứng được nhu cầu. Tre có độ bền cao, chịu lực nén cao, không cong vênh, mối mọt, giãn nở thấp, lại thân thiện với môi trường (do luồng hàng năm đều sinh trưởng thêm nhiều cây luồng khác và sau 3 năm đã cho khai thác không như các loại cây gỗ phải trồng nhiều năm, thường 7 năm trở lên và khi khai thác là chặt hạ trắng). Nhược điểm là giá thành cao hơn so với 2 cách trên.

Vậy với 3 cách trên thì Hoà Phát sẽ chọn loại nào? Với 3 cách làm trên thì cách thứ 3 là khả thi nhất vì hiện nay các hãng sản xuất container của Trung Quốc, các hãng sản xuất ô tô tải trên thế giới đã chọn tấm lót thùng xe tải bằng tre ép. Nước sản xuất tre ép lớn nhất thế giới hiện nay là Trung Quốc.

Hơn nữa, việc sản xuất tre ép tại Việt Nam có tính cạnh tranh so với Trung Quốc bởi các yếu tố: độ bền và cứng của luồng Việt Nam hơn gấp 3 lần so với luồng Trung Quốc, giá luồng Việt Nam thấp hơn Trung Quốc.

Hoà Phát là doanh nghiệp có tinh thần tự cường dân tộc cao nên khả năng cao sẽ chọn mua ván lót làm bằng tre ép được sản xuất trong nước thay cho việc đi nhập khẩu ván lót tre ép của Trung Quốc để làm ván lót container của mình. Vậy doanh nghiệp nào có khả năng đáp ứng được 200.000 m3 tre ép cho Hoà Phát? Do nguồn nguyên liệu luồng chủ yếu nằm ở phía bắc nên các doanh nghiệp phía bắc sẽ là lựa chọn đầu tiên của Hoà Phát.

Hiện nay, ở phía Bắc có 3 doanh nghiệp có khả năng cung cấp ván lót tre ép.

Thứ nhất là Công ty cổ phần Đầu tư Sao Thái Dương (mã cổ phiếu SJF - sàn HOSE).

Công ty có nhà máy sản xuất tre ép và tre ép khối với công nghệ keo độc quyền chất lượng cao mà không một cơ sở nào tại phía Bắc cùng ngành có được.

Hiện tại, nhà máy sản xuất tre ép của SJF được đặt tại Mai Châu Hoà Bình, nơi gần nguồn nguyên liệu tre và bương lớn nhất Việt Nam. Liền kề Mai Châu là Thanh Hoá. Thanh Hoá là vựa luồng lớn nhất Việt Nam với diện tích luồng khoảng 78.000 ha được trồng tập trung tại các huyện: Quan Hoá, Bá Thước, Lang Chánh, Ngọc Lặc...;

Tỉnh Hoà Bình có diện tích trồng luồng, bương khoảng hơn 20.000 ha. Xa hơn có thêm nguồn tre luồng tại Sơn La hoặc bên kia biên giới nước Lào qua cửa khẩu Sốp Khộp có rừng tre dài vài chục km của Lào hầu như chưa từng khai thác. Như vậy, vị trí đặt nhà máy tại Mai Châu Hoà Bình chính là ngã 3 nơi nguồn tre luồng có thể đổ về.

Với diện tích luồng, bương như trên đủ để cung cấp cho SJF sản xuất 200.000 m2 tre ép mỗi năm. Hiện nhà máy chỉ có thiết kế công suất là 100.000 m2/năm nên nếu được cung cấp ván lót container cho Hoà Phát thì SJF sẽ phải xây thêm nhà máy.

Sản phẩm của SJF hiện nay gồm: tre ép khối, tấm lót trải đường, tre ép để làm sàn xe tải cho các hãng xe nước ngoài. Những sản phẩm này đã được một số nước bắc Mỹ và bắc Á chấp thuận chất lượng .

Thứ hai là Nhà máy tre ép tại Lào Cai: Công ty cổ phần MDF Bảo Yên.

Nhà máy của công ty tại Huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai. Nhà máy có công suất thiết kế 30.000 m3/năm và hiện đang làm với công suất khoảng 200 - 300 m3/tháng. Diện tích trồng luồng của Lào Cai mới triển khai những năm gần đây nên chưa nhiều. Như vậy, nếu Hoà Phát chọn Công ty này sẽ không khả thi vì các yếu tố: nguồn nguyên liệu ít, lại xa.

Thứ ba là Công ty TNHH Tiến Động, nhà máy sản xuất tre ép tại Biên Giang Hà Đông Hà Nội.

Công ty chủ yếu sản xuất cốp pha tre có công suất khoảng 300 m3/tháng. Công ty không nằm ở vùng nguyên liệu mà mua lại những hộ cá nhân sơ chế tre rồi về làm các công đoạn khác nhau. Tài chính của Công ty không tốt nên khó gia tăng được công suất lớn.

Hoà Phát có tiềm lực tài chính mạnh, hiện nay đang có hơn 40.000 tỷ đồng tiền mặt, cách làm của Hoà Phát táo bạo, chặt chẽ, cẩn thận nên để đảm bảo cho việc cung cấp hàng được thông suốt không bị đứt gãy, Hoà Phát có 2 khả năng là Tự mở nhà máy để sản xuất tấm lót hoặc Hợp tác hoặc mua lại một nhà máy đã có kinh nghiệm.

Nếu tự mở nhà máy, Hoà Phát sẽ mất nhiều thời gian và kinh nghiệm để làm, dễ phải cạnh tranh để thu mua nguyên liệu, dẫn tới giá nguyên liệu tăng lên.

Với cách làm hợp tác cùng quản trị hoặc Hoà Phát mua luôn doanh nghiệp đang sản xuất mặt hàng tấm lót container vừa tận dụng được kinh nghiệm, công nghệ của người đi trước vừa không phải cạnh tranh thu mua nguyên liệu.

Gần đây, cổ phiếu là SJF của Sao Thái Dương luôn được giao dịch với khối lượng lớn và giá liên tục tăng. Nếu đúng như Hoà Phát tham gia vào quản trị công ty này thì việc làm này là "lợi mình, lợi người", vừa làm cho mình chủ động được nguyên liệu, vừa giúp đối tác nâng năng lực sản xuất cũng như tăng lợi nhuận.

https://tinnhanhchungkhoan.vn/hoa-phat-tim-loi-giai-cho-bai-toan-khep-kin-chuoi-san-xuat-container-post280286.html

..


..


---

CẬP NHẬT


3.

Giải mã đà tăng bằng lần của cổ phiếu IDI

(VNF) - Bắt đầu tăng tốc từ mức giá 7.500 đồng/cổ phiếu vào phiên 22/10, đến nay chỉ trong vòng 1 tháng, cổ phiếu IDI đã tăng trần trong phiên 24/11 và cán mốc 21.250 đồng/cổ phiếu, tức tăng gấp 2,8 lần. Ngoài việc hưởng lợi từ sự thăng hoa của thị trường chứng khoán, sức mạnh nội tại của doanh nghiệp được cho là động lực chính bổ trợ cho đợt tăng phi mã này.

Giải mã đà tăng bằng lần của cổ phiếu IDI
Giải mã đà tăng bằng lần của cổ phiếu IDI

Theo tìm hiểu của VietnamFinance, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia - IDI (HoSE: IDI) là một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về chế biến và xuất khẩu cá tra. IDI hiện có hơn 400ha ao nuôi chủ động và hợp tác với nông dân nuôi gia công cho doanh nghiệp, qua đó chủ động sản xuất con giống và tự chủ về nguồn thức ăn chăn nuôi.

Bên cạnh đó, lãnh đạo IDI từng chia sẻ, doanh nghiệp xuất khẩu cá tra này sử dụng hệ thống điện năng lượng mặt trời tự lắp đặt 2 MW, kết hợp với chuỗi sản xuất khép kín cho nên giá thành đã được tiết giảm tối đa, nâng cao khả năng cạnh tranh về giá đối với các doanh nghiệp cùng ngành.

Đơn cử như trong 3 quý đầu năm 2021, giá cá tra xuất khẩu của IDI chỉ dao động ở mức 2,1 - 2,2, USD/kg. Mặc dù có thời điểm giá cá xuống thấp, đồng thời dịch bệnh khiến các chi phí vận hành, sản xuất "3 tại chỗ", chi phí cước vận tải biển leo cao... song kết quả kinh doanh của IDI vẫn không giảm sút quá mạnh, doanh nghiệp vẫn mang về 58 tỷ đồng lãi sau thuế trong 9 tháng đầu năm, chỉ thấp hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

Điều này phản ánh rằng IDI đã xây dựng được một hệ sinh thái từ sản xuất con giống, cho tới chế biến, xuất khẩu khá hoàn chỉnh.

Đà tăng tốc của cổ phiếu IDI bắt đầu từ phiên 22/10 với giá đóng cửa ở mức 7.500 đồng/cổ phiếu. Đến nay, chỉ sau 1 tháng, cổ phiếu IDI đã tăng một mạch lên 21.250 đồng/cổ phiếu với phiên tăng trần ấn tượng ngày 24/11. Như vậy, giá cổ phiếu đã tăng gấp 2,8 lần, trong khi đó chỉ số VNINDEX chỉ tăng khoảng 7% ở cùng giai đoạn.

Yếu tố hỗ trợ cho đà tăng này có thể tới từ việc giá cá xuất khẩu đang được cải thiện mạnh mẽ. Theo đó, hiện giá cá xuất khẩu trên thị trường đã lên mức 2,8 - 3 USD/kg, cao hơn khoảng 30% so với mức giá bình quân giai đoạn 9 tháng vừa qua.

Trong nước, giá cá cũng tăng mạnh từ 17.000 đồng/kg lên 23.500 đồng/kg và được dự báo sẽ tiếp tục tăng lên mức 28.000 đồng/kg trong thời gian tới. Đó là chưa kể, nếu giá cá xuất khẩu tiếp tục tăng thì lợi nhuận của IDI nhiều khả năng cũng sẽ tăng theo, ước tính lợi nhuận quý IV có thể tăng tới 30% so với cùng kỳ năm ngoái, trong trường hợp hoạt động sản xuất duy trì bình thường.

Là doanh nghiệp chuyên về xuất khẩu, tình hình giá cước vận tải biển hạ nhiệt cũng là động lực tăng trưởng đối với IDI. Cụ thể, ban lãnh đạo IDI cho biết, cước vận tải biển đã giảm 50 - 60% so với giai đoạn trước đó, dự kiến có thể tiết giảm chi phí khoảng 30 tỷ đồng/quý cho doanh nghiệp.

IDI cũng hưởng lợi khi có số lượng hàng tồn kho lớn. Doanh nghiệp chi biết, trong đợt dịch, do nhiều đơn vị trong ngành cá tra không xuất khẩu được, với lợi thế có nhiều kho lạnh, IDI đã thu mua lại của các đơn vị này với lượng cá khoảng 1.400 tỷ đồng, tương ứng giá cá khoảng 17.000 đồng/kg, thì đến nay, giá cá đã tăng hơn 30%, riêng khoản tồn kho này đã đem lại cho IDI khoảng 400 tỷ đồng.

Đợt dịch kéo dài trong suốt 2 năm ròng cũng khiến nhiều doanh nghiệp chế biến cá tra lao đao, cắt giảm quy mô hoạt động và thậm chí buộc phải rời khỏi thị trường. Môi trường cạnh tranh không còn quá gay gắt sẽ là điểm sáng của IDI trong thời gian tới, giúp cải thiện mức giá xuất khẩu và tạo điều kiện phát triển, mở rộng quy mô.

Lãnh đạo IDI kỳ vọng, trong thời gian tới, các động lực này sẽ đem về cho doanh nghiệp khoản lợi nhuận lên tới 1.000 tỷ đồng, qua đó đưa mức lợi nhuận dự kiến ngang hàng với các "ông trùm" về xuất khẩu cá tra trên thị trường.

https://vietnamfinance.vn/giai-ma-da-tang-bang-lan-cua-co-phieu-idi-20180504224261687.htm



2.


21-11-2021 - 18:16 PM | Thị trường chứng khoán

BÁO NÓI - 7:54
Góc nhìn chuyên gia: Thanh khoản kỷ lục 54.000 tỷ, thị trường khó giảm sâu vì "tiền khôn" chốt lời cũng không biết đi đâu
Kỷ lục thanh khoản 54.000 tỷ đồng đã được thiết lập ngày 19/11

"Thị trường sẽ chưa có thoái trào ngay bởi dòng tiền mua bán chốt lời nhưng không có rút ra, dòng tiền khôn không biết để đi đâu cả, không biết để vào tài sản nào".


Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có một tuần giao dịch đầy biến động với việc chỉ số VN-Index đã quay đầu điều chỉnh mạnh sau khi đạt mốc cao lịch sử vào đầu tuần. Tuy nhiên, VN-Index đã quay lại giảm điểm sâu cuối tuần và lùi về mức 1.452, thanh khoản vọt lên mức kỷ lục 54.000 tỷ đồng. Thanh khoản này trong phiên giảm sâu cho thấy nhà đầu tư cầm tiền sẵn sàng tung tiền "bắt đáy" cổ phiếu trong phiên khi có điều chỉnh.

Chúng tôi tiếp tục đưa góc nhìn của một số chuyên gia về xu hướng dòng tiền tuần tới sẽ luân chuyển, tập trung vào nhóm cổ phiếu nào.

Khó giảm sâu vì "tiền khôn" chốt lời cũng không biết đi đâu

Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích Công ty Chứng khoán Yuanta

Tôi cho rằng tuần tới, xu hướng giảm điểm vẫn có thể tiếp tục. Dòng tiền phân hoá, áp lực bán sẽ tập trung ở nhóm vốn hoá vừa và nhỏ, vì nhóm này đã bắt đầu cho những cảnh báo dấu hiệu rủi ro xác định đà giảm rồi. Cho nên, áp lực điều chỉnh ở nhóm cổ phiếu này sẽ tương đối lớn từ đó tác động đến thị trường chung.

Tuy nhiên, có một điểm sáng đó là dòng tiền phân hoá, xảy ra ngược lại trong giai đoạn vừa rồi. Tức là trong lúc các cổ phiếu vốn hoá vừa và nhỏ tăng mạnh thì cổ phiếu vốn hoá lớn điều chỉnh và tích luỹ thì từ tuần tới có thể nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn sẽ tăng trở lại trong khi cổ phiếu vốn hoá nhỏ, vừa sẽ điều chỉnh. Việc dòng tiền luân phiên sẽ giữ cho thị trường điều chỉnh nhưng không bị giảm sâu.

Điểm tích cực nữa đó là thanh khoản rất lớn, đặc biệt phiên thứ 6 19/11 thanh khoản 3 sàn lên tới 54.000 tỷ đồng. Điều này cho thấy lực cầu vẫn rất tốt. Các phiên rung lắc mạnh cũng có thể xảy ra khi thị trường tuần qua đã phát đi một số dấu hiệu giảm nhiệt ở những cổ phiếu vốn hoá vừa và nhỏ. Một cơ số tiền đã rút ra khỏi nhóm vốn hoá vừa và nhỏ rồi. Một số nhà đầu đã kiếm được một số tiền sinh lời rất lớn có thể họ sẽ hiện thực hoá số tiền lời này. Thêm vào đó tình trạng căng margin ở nhiều công ty chứng khoán và nhiều cổ phiếu có thể đẩy rủi ro điều chỉnh ngắn hạn.

Nhóm vốn hoá vừa và nhỏ có mức độ ảnh hưởng bởi thị trường rất lớn. VN30 đã có điều chỉnh nhiều phiên rồi, nhưng hai nhóm vừa và nhỏ thì chưa có sự điều chỉnh nhiều. Nhóm cổ phiếu ngân hàng đã điều chỉnh nhiều, nhiều ngân hàng đã có P/B chiết khấu về 2. Do đó, dòng tiền tuần tới dòng tiền có thể xoay sang nhóm này.

Góc nhìn chuyên gia: Thanh khoản kỷ lục 54.000 tỷ, thị trường khó giảm sâu vì tiền khôn chốt lời cũng không biết đi đâu - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Thế Minh, Công ty Chứng khoán Yuanta

Cổ phiếu dầu khí cũng có đà tăng khá đã nâng đỡ rất tốt cho thị trường trong giai đoạn vừa rồi nhưng ra giá dầu đang có rủi ro điều chỉnh cao. Do đó, ngoài áp lực điều chỉnh từ nhóm vốn hoá vừa và nhỏ thì nhóm dầu khí cũng có nguy cơ cao. Nhóm thép có thể sắp tìm được điểm cân bằng sau đà giảm mạnh vừa qua.

Thanh khoản tăng mạnh, mỗi khi thị trường giảm là có cầu rất mạnh khi mà đa phần nhà đầu tư vẫn đang "hăng máu", có nhiều cổ phiếu kéo trần đầu phiên sau đó đạp đỏ thậm chí sàn, đây là một dạng phân phối dạng vòng cung, phân phối từ từ sau đó rớt thẳng đứng. Nhà đầu tư nên để ý dấu hiệu này ở một số cổ phiếu tăng nóng thời gian vừa qua. Thanh khoản 54.000 tỷ này cũng không biết là tiền lớn rút ra hay tiền bơm vào nên chưa thể nhận định rõ ràng.

Xét về VN-INdex có thể điều chỉnh trước, mức 1.480 điểm khó có thể vượt qua đỉnh này nay nhưng giảm sâu thì không có. Thị trường đang phân hoá rất lớn giữa các nhóm cổ phiếu, dòng tiền luân phiên nhau. Nhiều người trước đây cứ cho rằng VN-Index sẽ lùi về mức 1.200 thậm chí là 1.100, nhưng bản thân tôi nghĩ rằng thị trường sẽ chưa có thoái trào ngay bởi dòng tiền mua bán chốt lời nhưng không có rút ra, dòng tiền "khôn" không biết để đi đâu cả, không biết để vào tài sản nào nên dòng tiền trước mắt sẽ luân chuyển giữa các nhóm cổ phiếu. Phiên hôm thứ 6 cổ phiếu lớn đặc biệt là nhóm bank vẫn xanh mạnh bất chấp thị trường đỏ lửa, nâng đỡ giúp thị trường không đi vào giảm sâu. Về cơ bản, nhóm vốn hoá lớn đã điều chỉnh và tích luỹ rất lâu.

Trừ khi bây giờ Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất lên 14-15% hút tiền về kênh tiết kiệm thì chứng khoán mới gặp khó. Viễn cảnh này khó có thể xảy ra bởi hiện nay Ngân hàng Nhà nước đang kiểm soát rất tốt dòng tiền tín dụng từ ngân hàng, ngăn tiền từ ngân hàng chảy vào bất động sản, chứng khoán.

Thời gian tới lãi suất có thể tăng dần nhưng dòng tiền từ thị trường chứng khoán sẽ được rút từ từ chứ không phải rút hết ngay lập tức bởi tỷ suất sinh lời hiện nay của thị trường, doanh nghiệp, vẫn cao hơn nhiều so với kênh gửi tiết kiệm.

Điều chỉnh nhẹ 1-2 phiên, trường hợp tệ nhất là 3%

Ông Đỗ Trung Thành, Trưởng phòng Phân tích Doanh nghiệp, Công ty Chứng khoán Dầu khí (PSI)

Trong tuần vừa qua, thị trường đã có 2 phiên biến động khá lớn với mức độ biến động càng rõ nét hơn trong phiên thứ 6 vừa qua phản ánh tín hiệu rủi ro về một khả năng điều chỉnh chung đang gia tăng sau khi nhiều cổ phiếu đã tăng nóng trong thời gian qua. Việc tăng nóng của một số nhóm cổ phiếu đã đẩy mặt bằng định giá tương đối P/B của hai chỉ số VN-Index và HNX-Index lên 2,76 và 2,78 – đều là mức cao nhất trong 5 năm qua, do đó việc điều chỉnh có thể sẽ tiếp diễn đến khi trở về vùng giá hấp dẫn hoặc các yếu tố cơ bản của doanh nghiệp bắt kịp.

Ngoài ra nhà đầu tư cũng nên lưu ý một số rủi ro trong giai đoạn cuối năm vẫn còn hiệu hữu như áp lực lạm phát khiến dư địa nới lỏng chính sách tiền tệ không còn nhiều tăng, dịch bệnh tái bùng phát … vẫn đang hiện hữu.

Góc nhìn chuyên gia: Thanh khoản kỷ lục 54.000 tỷ, thị trường khó giảm sâu vì tiền khôn chốt lời cũng không biết đi đâu - Ảnh 2.

Ông Đỗ Trung Thành, Công ty Chứng khoán Dầu khí (PSI)

Mặc dù vậy, điểm tích cực thị trường chứng khoán vẫn đang là kênh đầu tư được quan tâm hàng đầu hiện nay, điều này được phản ánh qua số lượng tài khoản mới mới vẫn gia tăng rõ rệt trong 2 tháng vừa qua giúp thanh khoản trên thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục lập nên những ngưỡng kỷ lục mới.

Với việc dòng tiền vẫn đang duy trì tốt và còn ở lại thị trường nên trong tuần tới tôi thiên về kịch bản thị trường chứng khoán sẽ dao động với những nhịp tăng/giảm đan xen trong đó sẽ có sự luân chuyển dòng tiền lớn giữa các nhóm cổ phiếu. Theo đó dòng tiền sẽ tiếp tục xoay vòng ở các nhóm cổ phiếu Bluechips, tiếp theo có thể là nhóm cổ phiếu chứng khoán, bất động sản, logistics, cổ phiếu phòng thủ.

Về điểm số, thị trường có rủi ro nhưng rất khó để giảm sâu, điều chỉnh sẽ diễn ra nhanh hơn so với trước đây vì thị trường đã được mở thanh khoản nên sẽ diễn ra trong 1-2 phiên, biên độ không quá 3% đó là trường hợp tệ nhất. Tuy nhiên, vì đại dịch ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trên sàn do đó đà tăng trưởng có thể chậm lại nên thị trường sẽ chiết khấu PE về mức hợp lý.

Về cổ phiếu, tôi nghĩ thị trường sẽ phân hoá, nhóm bluechips giờ giá không hẳn đắt so với thị trường chung.

Sẵn sàng "xuống tiền"

Ông Đinh Quang Hinh, Trưởng Bộ phận Kinh tế vĩ mô & Chiến lược thị trường, Khối Phân tích, Công ty Chứng khoán VNDIRECT

Chỉ số VN-Index đã có phiên tăng 3,2 điểm đầu tuần và đạt mốc cao lịch sử tại 1.476,6 điểm. Sau đó, chỉ số này đã có những phiên rung lắc xen kẽ và kết thúc tuần bằng một phiên điều chỉnh mạnh, chốt tuần tại mức 1.452,4 điểm, giảm 1,43% tương đương 21 điểm so với cuối tuần trước. Trái ngược với diễn biến tiêu cực của VN-Index, chỉ số HNX-Index và UPCOM-Index có tuần giao dịch tích cực với mức tăng lần lượt là 2,8% và 2,3% so với cuối tuần trước và đóng cửa tại 453,97 và 113,24 điểm.

Tuần qua, thanh khoản thị trường đã tăng mạnh trong bối cảnh áp lực chốt lời gia tăng. Cụ thể, thanh khoản bình quân phiên trên 3 sàn tăng mạnh 12% từ 38,752 tỷ đồng/phiên lên 43,414 tỷ đồng/phiên. Khối ngoại tiếp tục bán ròng trên sàn Hose với giá trị đạt 1.188 tỷ đồng (-4,8% so với tuần trước). Trong khi đó, trong bối cảnh sàn HNX-Index đã tăng điểm liên tiếp những tuần qua, khối ngoại có dấu hiệu gia tăng hoạt động chốt lời khi tăng gấp 4 lần giá trị bán ròng so với tuần trước, lên mức 102 tỷ đồng.

Góc nhìn chuyên gia: Thanh khoản kỷ lục 54.000 tỷ, thị trường khó giảm sâu vì tiền khôn chốt lời cũng không biết đi đâu - Ảnh 3.

Ông Đinh Quang Hinh, Công ty Chứng khoán VNDIRECT

Thị trường trải qua một tuần giao dịch tiêu cực với việc áp lực chốt lời gia tăng mạnh. Tôi cho rằng đà giảm của thị trường có thể tiếp diễn trong một vài phiên đầu tuần trước khi bình ổn trở lại vào cuối tuần. Chỉ số VN-Index có thể hướng đến vùng hỗ trợ 1.420-1.435 điểm trước khi phục hồi trở lại.

Đối với những nhà đầu tư đang nắm giữ tỷ lệ tiền mặt lớn có thể đợi các phiên điều chỉnh để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu, ưu tiên nhóm cổ phiếu hưởng lợi từ xu hướng phục hồi của nền kinh tế như tiêu dùng, bán lẻ, điện.

Bạch Huệ

Theo Nhịp sống kinh tế




https://cafef.vn/goc-nhin-chuyen-gia-thanh-khoan-ky-luc-54000-ty-thi-truong-kho-giam-sau-vi-tien-khon-chot-loi-cung-khong-biet-di-dau-20211121162520981.chn?fbclid=IwAR2j7XTvPT7A9J8ynY-gfPU2yRIpHBCvXWRUOLyMVsHfdQWyt_eR_QZHEgI



1.

Cổ phiếu giảm giá bị vét sạch trong chớp nhoáng

15/11/2021 16:24 GMT+7

TTO - Gần cuối phiên giao dịch 15-11, hàng loạt cổ phiếu niêm yết trên sàn HoSE bỗng lao dốc mạnh. Ngay khi các cổ phiếu này chạm giá sàn, lập tức xuất hiện dòng tiền đổ vào mua, đẩy giá tăng. Nhiều nhà đầu tư không kịp vợt hàng "flash sale".


Khởi động phiên giao dịch chiều 15-11, diễn biến giá cổ phiếu trên sàn chứng khoán TP.HCM (HoSE) gây nhiều chú ý, khi có tới 70 mã chứng khoán tăng trần.

Dù số mã chứng khoán "mặc áo" tím chiếm áp đảo, nhưng chỉ số VN-Index chỉ nhích nhẹ gần 6 điểm, cho thấy phần lớn các mã tăng trần đều thuộc hàng penny - cổ phiếu có vốn hóa nhỏ, thường mang nhiều yếu tố đầu cơ.

Đáng chú ý, chỉ số chứng khoán VN-Index nhanh chóng đổi màu từ xanh sang đỏ khi sắp bước vào phiên ATC giao dịch trước giờ đóng cửa. Điều này khiến nhiều nhà đầu tư lo sợ thị trường sẽ điều chỉnh giảm mạnh, một số người còn phao tin thị trường "sập", "rớt mạnh".

Tuy nhiên, chỉ khoảng 10 phút sau, chỉ số VN-Index đã hồi phục. Nhà đầu tư không khỏi ngỡ ngàng khi chứng kiến nhiều cổ phiếu giảm giá chớp nhoáng (flash sale) chỉ trong vài phút rồi tăng mạnh.

Chẳng hạn cổ phiếu KBC (Đầu tư đô thị Kinh Bắc) rơi xuống giá sàn 49.850 đồng, trong vòng vài phút đã tăng lên giá 53.800 đồng. Hay cổ phiếu CKG (Tập đoàn Tư vấn đầu tư xây dựng Kiên Giang) vừa rớt xuống mốc 29.850 đồng, lập tức đã có dòng tiền đổ vào mua, nâng giá cổ phiếu tăng trần lên 31.200 đồng.

"Chưa kịp vào hàng thì đã kéo tăng, tiếc quá tiếc. Ai vừa mua được cổ phiếu 'flash sale' chắc mừng như mở hội", anh Hoàng (nhà đầu tư) chia sẻ.

Cần lưu ý, với biến động khó lường trên thị trường chứng khoán, nhà đầu tư mua được cổ phiếu "flash sale" có thể lời "trên bảng điện" hôm nay, nhưng chưa chắc lời "tiền tươi thóc thật" khi bán ra ở các phiên sau.

Trong phiên giao dịch đầu tuần, thị trường được dẫn dắt tăng điểm bởi cổ phiếu của Vinhomes (VHM), Masan (MSN), Thế giới di động (MWG), Vingroup (VIC), HDBank (HDB), PetroVietnam Gas (GAS)...

Chiều ngược lại, áp lực bán diễn ra trên cổ phiếu của Tập đoàn Hòa Phát (HPG), Công nghiệp cao su Việt Nam (GVR), Novaland (NVL), VPBank (VPB), Vietcombank (VCB), Techcombank (TCB)...

Xét theo lĩnh vực, chỉ số cổ phiếu ngành công nghệ thông tin và nguyên vật liệu bị giảm đáng kể. Đối lập với mức tăng trưởng của nhóm hàng tiêu dùng, dịch vụ tiện ích, công nghiệp, chăm sóc sức khỏe, bất động sản, năng lượng...

Đóng cửa, VN-Index chính thức tăng 3,2 điểm (+0,22%) lên 1.476,57 điểm. Dù VN-Index chỉ tăng nhẹ, nhưng trên sàn HoSE lại có 261 mã chứng khoán tăng giá, trong đó có tới 59 mã tăng trần. Sàn này đạt thanh khoản hơn 34.045 tỉ đồng.

Sau những biến động, rổ VN30 vẫn duy trì được sắc xanh đến cuối phiên, khi tăng 0,74 điểm (+0,05%) lên 1.528,68 điểm.

Hôm nay sàn HNX và rổ HNX cũng giữ được nhịp tăng trưởng, lần lượt cộng thêm 3,27 điểm (+0,45%) lên 731,21 điểm và 2,65 điểm (+0,6%) lên 44,28 điểm.

Về phần sàn UPCoM cũng mang về 1,08 điểm (+0,98%) lên 111,74 điểm.

Tổng giá trị giao dịch trên ba sàn chính gồm HoSE, HNX và UPCoM đạt hơn 42.660 tỉ đồng (xấp xỉ 1,9 tỉ USD).

Điểm sáng trong ngày là khối ngoại mua ròng gần 47 tỉ đồng, trở thành phiên thứ ba mua ròng liên tiếp với tổng giá trị gần 240 tỉ đồng.

Xuất hiện lỗi giao dịch tại nhiều công ty chứng khoán

Trong phiên hôm nay 15-11, nhiều nhà đầu tư phản ánh gặp trục trặc khi đăng nhập vào tài khoản tại VNDirect, khó đặt lệnh mua bán cổ phiếu.

VNDirect cho biết: "Bộ phận kỹ thuật đang khẩn trương tập trung nguồn lực khắc phục sự cố".

Nhà đầu tư có tài khoản tại VNDirect, BSC cũng cho biết gặp khó khăn trong việc nạp, ứng tiền.

Giữa lúc đó, nhiều khách hàng của Chứng khoán SSI cũng phản ánh gặp lỗi đăng nhập để thực hiện giao dịch trên website. Môi giới của công ty này khuyến nghị khách hàng chuyển sang giao dịch trên app (ứng dụng) cài trên điện thoại.

Việc hệ thống giao dịch của công ty chứng khoán gặp sự cố giữa bối cảnh thị trường chứng khoán tăng mạnh trong thời gian gần đây đã khiến không ít nhà đầu tư lo lắng.

Trước đó, vào phiên 7-7, nhiều nhà đầu tư cũng từng gặp khó khăn, không thể truy cập vào ứng dụng và website của nhiều công ty chứng khoán như SSI, VNDirect, VPS... để đặt lệnh giao dịch. Bảng điện của nhiều công ty chứng khoán cũng trả kết quả không thống nhất.

Sự cố này diễn ra ngay sau khi chỉ số VN-Index bị giảm hơn 56 điểm và rớt khỏi mốc 1.400 điểm vào phiên 6-7.

https://tuoitre.vn/co-phieu-giam-gia-bi-vet-sach-trong-chop-nhoang-20211115152002361.htm


---



BỔ SUNG



1.

15/11/1867: Mã chứng khoán đầu tiên ra đời

15/11/2021



Nguồn: First stock ticker debuts, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1867, mã chứng khoán đầu tiên đã chính thức lên sàn tại Thành phố New York. Sự ra đời của mã chứng khoán đã tạo ra một cuộc cách mạng trên thị trường nhờ khả năng cập nhật giá liên tục từng phút cho các nhà đầu tư trên khắp đất nước. Trước đây, thông tin từ Sàn Giao dịch Chứng khoán New York, được thành lập từ năm 1792, vẫn được truyền qua thư từ hoặc người đưa tin.

Mã chứng khoán là ‘đứa con tinh thần’ của Edward Calahan, người đã tạo ra một máy điện tín để in báo giá cổ phiếu trên các tệp băng giấy (cũng chính là loại băng giấy sau này được sử dụng trong nhiều cuộc “diễu hành băng giấy” để chúc mừng các sự kiện quan trọng). Nhanh chóng thu hút đông đảo các nhà đầu tư, mã chứng khoán (ticker) đã được đặt tên theo âm thanh mà bánh xe trong cỗ máy phát ra (tick).

Mã chứng khoán cơ cuối cùng chào sàn vào năm 1960, sau đó được thay thế bằng mã chứng khoán vi tính hiển thị trên màn hình điện tử. Một mã bao gồm biểu tượng của một cổ phiếu, số lượng cổ phiếu đã giao dịch vào ngày hôm đó, và giá mỗi cổ phiếu. Nó cũng cho biết giá đã thay đổi bao nhiêu so với giá đóng cửa của ngày hôm trước, và liệu đó là thay đổi tăng hay thay đổi giảm. Người ta thường có quan niệm sai lầm là chỉ có một mã chứng khoán được mọi người dùng chung. Trên thực tế, các công ty dữ liệu tư nhân vận hành nhiều loại mã chứng khoán khác nhau; mỗi loại cung cấp thông tin về một nhóm cổ phiếu nhất định.

http://nghiencuuquocte.org/2021/11/15/ma-chung-khoan-dau-tien-ra-doi/

..

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.