Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

08/10/2021

Cuộc tháo chạy khỏi Sài Thành từ sau 1 tháng 10 năm 2021 : tin tức và bình luận từ nhiều góc nhìn

Nhiều chục năm nay là dòng di cư từ các tỉnh (cả ba miền) đổ về Sài Gòn. 

Một nghiên cứu gần đây cho thấy chỉ có khoảng 40% người nhập cư về Sài Gòn hiện nay là có được nhà ở cố định. Có thể tạm hiểu là tới khoảng 60% dân nhập cư Sài Gòn đang ở trọ.

Trong năm 2021, đã có nhiều đợt dân nhập cư Sài Gòn đã bỏ lại thành phố để lũ lượt về lại quê hương bản quán. Họ ồ ạt tháo chạy với nhiều đợt, bằng tất cả các phương tiện có thể (xe máy, xe đạp, đi bộ,...), với muôn vạn cảnh ngộ khác nhau. 

Ở entry này là quan sát đợt tháo chạy từ sau ngày 1 tháng 10.

Mở đầu là một ít tin từ báo chí chính thống.

Sau đó là các bình luận từ nhiều góc nhìn. Tư liệu được đưa lên dần dần và theo thứ tự ngược như mọi khi.

Tháng 10 năm 2021,

Giao Blog

---


TIN TỨC CỦA BÁO CHÍ CHÍNH THỐNG



..

Vì sao hàng người lao động tại TPHCM lại bắt đầu một cuộc hồi hương bất đắc dĩ? | VTC Now
46.871 lượt xem
https://www.youtube.com/watch?v=KOXQAZzHTSo

..

Hàng nghìn người hồi hương rầm rập chạy xe máy qua hầm đèo Hải Vân trong đêm | VTC Now

98.243 lượt xem

VTC Now | Tối 7/10, hàng nghìn người dân đã được cơ quan chức năng cho di chuyển bằng xe máy qua hầm đèo Hải Vân. Đây là lần đầu tiên xe máy được qua hầm đường bộ dài 6 km xuyên lòng núi Hải Vân, nằm giữa thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên - Huế.

https://www.youtube.com/watch?v=4HN--fkad9o&t=40s

..


Hàng ngàn người vẫn ùn ùn ở hai bên đèo Hải Vân trong đêm mưa
24.403 lượt xem
7 thg 10, 2021
https://www.youtube.com/watch?v=7TDlYIBhNfs


Hàng Vạn Người Về Quê: F0 Ở Nhiều Tỉnh, Lãnh Đạo Ngỡ Ngàng, Không Ngờ Người Về Đông Thế | SKĐS
1.127.563 lượt xem

https://www.youtube.com/watch?v=Bf2AKXoxsBM


Hơn 3.000 công nhân ở Đồng Nai hò reo, vui mừng khi được CSGT dẫn đường về quê
507.687 lượt xem
2 thg 10, 2021

https://www.youtube.com/watch?v=svg8JjWM5-A

..

Làn sóng người dân rời TPHCM về quê vẫn chưa dừng lại | Tin Tức 24h | ANTV
904.812 lượt xem
1/10/2021
https://www.youtube.com/watch?v=NeQIljrpbzA


Hàng ngàn người ở TP.HCM tự phát muốn về miền Tây gây ùn ứ - PLO
1.033.043 lượt xem
1 thg 10, 2021

https://www.youtube.com/watch?v=SlBPGXy9Aao



..

Chủ nhật, 10/10/2021 - 11:05

Vụ tiêu hủy đàn chó từ vùng dịch về: Có cần thiết và đúng luật?

Trong hành trang hồi hương từ vùng dịch trở về quê hương, nhiều người đã mang theo cả vật nuôi vì ngoài ý nghĩa là một tài sản có giá trị, chúng còn là sự gắn kết tình cảm với chủ nhân.

Dịch bệnh Covid-19 tại các tỉnh phía Nam đang dần được kiểm soát. Tuy nhiên, sau nhiều tháng giãn cách, nhiều người dân không còn đủ khả năng bám trụ lại thành phố nên đã quyết định quay về quê. Nhiều địa phương đã có phương án cách ly phù hợp để đón bà con hồi hương.

Trong hành trang trở về, nhiều người đã mang theo các loại động vật nuôi. Từ đó nảy sinh ra một vấn đề: Động vật từ vùng dịch về có làm lây lan dịch không? Có cần thiết phải tiêu hủy?

Những ngày qua, báo chí và nhiều trang mạng xã hội thông tin về việc 16 chú chó, mèo của một đôi vợ chồng từ Long An về Cà Mau tránh dịch đã 
bị tiêu hủy hết sau khi chủ nhân được xác định dương tính với SARS-CoV-2. Được biết, quyết định tiêu hủy những con vật này được một bác sĩ đưa ra với lý do chó là vật trung gian có thể làm lây lan dịch bệnh Covid-19.

Vụ việc đang nhận được sự quan tâm rất lớn của dư luận và đang gây nên nhiều tranh cãi trái chiều. Theo nhiều người, đàn chó mèo này đã có một hành trình dài cùng chủ nhân trên chặng đường về quê, như vậy ngoài giá trị vật chất, chúng còn có sự gắn kết lớn với chủ nhân về mặt tình cảm.

Vụ tiêu hủy đàn chó từ vùng dịch về: Có cần thiết và đúng luật? - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Hình ảnh đàn chó được chủ nhân đưa về quê tránh dịch nhưng đã bị tiêu hủy hết khiến nhiều người xót thương (Ảnh: Mạng xã hội).

Theo Luật gia Nguyễn Văn Nghĩa, Công ty Luật TNHH LSX, tính đến thời điểm hiện tại, động vật từ vùng dịch về có thể được hiểu theo 2 nghĩa:

Thứ nhất, động vật là nguyên nhân chính gây ra dịch bệnh và tình trạng lây lan. Ví dụ: lợn trong dịch tả lợn Châu Phi; gà trong dịch cúm H1N1, H5N1…

Thứ hai, động vật là thú cưng, là con vật từ những vùng đang có dịch bệnh nguy hiểm ở người về. Ví dụ như: chó về từ vùng có dịch Covid-19…

Theo quy định tại Luật Thú y năm 2015, "động vật từ vùng dịch về" được hiểu là vùng có ổ dịch bệnh động vật; hoặc có tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới đã được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y xác định.

Theo quy định tại Nghị định 90/2017/NĐ-CP, việc tiêu hủy động vật từ vùng dịch về được quy định như sau:

Tại Điều 6 Nghị định 90/2017/NĐ-CP; việc tiêu hủy được đặt ra với động vật mắc bệnh, chết; sản phẩm từ động vật mang mầm bệnh.

Tại Điều 7 Nghị định 90/2017/NĐ-CP; việc buộc tiêu hủy được đặt ra đối với động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh; động vật chết; sản phẩm động vật mang mầm bệnh thuộc danh mục bệnh động vật phải công bố dịch.

Từ những quy định như trên, có thể thấy việc tiêu hủy động vật từ vùng dịch về cần phải có 2 điều kiện:

- Động vật đó phải là động vật mắc bệnh; động vật chết do bệnh dịch; động vật có dấu hiệu mắc bệnh; động vật mẫn cảm với dịch bệnh.

- Động vật này phải nhiễm bệnh được quy định trong danh mục bệnh động vật phải công bố dịch.

Vụ tiêu hủy đàn chó từ vùng dịch về: Có cần thiết và đúng luật? - 2

Nhấn để phóng to ảnh

Hình ảnh đôi vợ chồng chở những chú chó trên xe máy chất lỉnh kỉnh đồ đạc để về quê tránh dịch được chia sẻ nhiều trên mạng.

Từ đó suy ra, hành vi tiêu hủy động vật từ vùng có dịch bệnh Covid-19 là không đúng bởi các lý do sau:

Thứ nhất, việc quy định tiêu hủy hiện đặt ra với động vật về từ vùng dịch nhưng là dịch liên quan đến động vật. Nhưng dịch bệnh Covid-19 được ghi nhận là dịch bệnh lây truyền giữa người với người. Chó, mèo… cùng nhiều con vật khác hiện không được coi là vật trung gian truyền bệnh Covid-19. 

Thứ hai, việc tiêu hủy được đặt ra đối với động vật mắc bệnh; động vật chết do dịch bệnh; động vật có dấu hiệu mắc bệnh; động vật mẫn cảm với dịch bệnh. Đàn chó mèo 16 con nói trên hiện chưa được xác định là có dương tính với SARS-CoV-2 hay không.

Thứ ba, hiện tại chưa ghi nhận trường hợp nào dịch bệnh Covid-19 lây từ vật nuôi sang người. Chưa thể khẳng định vật nuôi là vật trung gian truyền bệnh.

Thứ tư, chưa có công văn nào quy định về việc tiêu hủy động vật từ vùng có dịch Covid-19 về.

 Hải Hà

https://dantri.com.vn/ban-doc/vu-tieu-huy-dan-cho-tu-vung-dich-ve-co-can-thiet-va-dung-luat-20211010103950950.htm

..

14:54 - 09/10/2021


Khánh Hoan
khanhhoantn@gmail.com


Chỉ còn 100.000 đồng trong túi, hai vợ chồng quê Nghệ An quyết định sinh con ở phòng trọ tại TP.HCM, người chồng đã đỡ đẻ rồi chở vợ con bằng xe máy vượt hơn 1.500 km về quê.

Ngày 8.10, vợ chồng anh Lương Văn Bách (28 tuổi) và Kha Thị Ngọc Ánh (27 tuổi, ở bản Văng Môn, xã Tam Hợp, H.Tương Dương, Nghệ An) đã về đến quê nhà sau khi vượt hơn 1.500 km.

“Bây giờ nghĩ lại cảnh đỡ đẻ cho vợ và chạy xe máy về nhà, em vẫn còn rùng mình”, anh Bách nói.

Chồng đỡ đẻ cho vợ

Anh Bách kể, vợ chồng anh gửi đứa con đầu lòng 6 tuổi cho bố mẹ rồi rời núi rừng vào TP.HCM làm thuê kiếm sống gần 2 năm nay. Chị Ánh, vợ anh, làm công nhân may mặc, còn anh Bách làm nghề tự do.

Dịch Covid-19 ập đến, hơn một năm nay, thu nhập của anh Bách bữa có bữa không. Từ tháng 6 vừa qua, hai vợ chồng phải nghỉ việc, “sống mòn” trong phòng trọ chật chội ở Q.Bình Tân, TP.HCM.

Chồng đỡ đẻ cho vợ, chạy xe máy chở vợ con vượt hơn 1.500 km về quê - ảnh 1

Vợ chồng chị Ánh cho đứa con mới sinh đã vượt hơn 1.500 km để về quê

PHAN HỒNG

Những đồng tiền tích cóp ít ỏi còn lại rồi cũng hết. Vợ có thai, sắp sinh con. Anh Bách dự tính đưa vợ về quê để sinh nở. Nhưng dịch Covid-19 kéo dài, thành phố bị phong tỏa và cũng không có phương tiện để về nên hai vợ chồng đành phải ở lại.

Không có tiền và không thể ra ngoài mua quần áo, bỉm sữa cho con, anh Bách lên mạng xã hội đăng thông tin xin hỗ trợ và được một số người hảo tâm mua tặng bỉm, quần áo gửi đến.

3 giờ sáng 13.9, chị Ánh đau bụng. Đã sinh nở một lần nên người phụ nữ này biết mình đã chuyển dạ. Hai vợ chồng chỉ còn lại 100.000 đồng nên anh Bách không thể đưa vợ đến bệnh viện để sinh con.

Anh Bách ngồi bên vợ, động viên để vợ tự vượt cạn. Khu nhà trọ có gần 30 phòng trọ nhưng rất nhiều phòng đang có F0 nên anh Bách không dám gõ cửa nhờ ai. “Lúc đó, em cũng rất lo nhưng không còn cách nào khác, phải động viên vợ cố gắng”, anh Bách kể.

Anh Bách gọi điện về cho mẹ ở quê, hỏi cách đỡ đẻ. Bà mẹ lo lắng, chỉ cho anh cách đỡ đẻ, cắt dây rốn, tắm cho bé…

Hơn 6 giờ sáng cùng ngày, chị Ánh vỡ ối, sinh con. Anh Bách đỡ đẻ cho vợ theo cách của người mẹ ở quê bày cho. May mắn, đứa con trai đã chào đời khỏe mạnh trong căn phòng trọ. “Khi vợ đẻ xong, mọi việc ổn rồi, em mới thở phào vì lo lắm, cứ sợ có chuyện gì thì không biết xử lý ra sao”, anh Bách nói.

Chồng đỡ đẻ cho vợ, chạy xe máy chở vợ con vượt hơn 1.500 km về quê - ảnh 2

Anh Bách đang kể chuyện đỡ đẻ cho vợ

PHAN HỒNG

Những người ở cùng khu trọ đã hỗ trợ mỗi người một vài trăm ngàn. Anh Bách có tiền mua sữa cho con và thức ăn để bồi dưỡng cho vợ những ngày sau sinh.

Và vợ chồng anh lập tức lên đường về quê ngay sau khi TP.HCM có quyết định “hé cửa”.


Hành trình nhọc nhằn

3 giờ chiều 4.10, vợ chồng anh Bách cùng đứa con mới sinh 21 ngày tuổi được bọc trong chiếc khăn và lỉnh kỉnh đồ đạc rời thành phố về quê. Hành trình về quê hơn 1.500 km, họ đi bằng chiếc xe máy cũ.

Không biết đường đi, anh Bách chạy đến điểm chốt kiểm soát dịch Covid-19 thì gặp mấy xe máy đang chạy ra các tỉnh phía bắc nên đi theo. Nhưng anh không dám chạy nhanh vì sợ bất trắc khi đứa con còn quá nhỏ nên bị tụt lại sau. Đến ngã ba, ngã tư, anh Bách phải dừng lại hỏi đường, rồi gặp những người hồi hương khác và cứ thế, chạy theo họ.

Đứa bé còn quá nhỏ nên thi thoảng quấy khóc vì đói. Anh Bách phải dừng xe để vợ cho con bú. Sữa mẹ không đủ thì cho con uống sữa tươi được người dân cho khi đi qua các điểm chốt. Đêm, gặp chỗ nào phù hợp thì dừng xe, trải áo mưa xuống, ngủ. Đồ ăn được các điểm chốt trên đường hỗ trợ nên có gì ăn nấy, cũng qua ngày.

Chồng đỡ đẻ cho vợ, chạy xe máy chở vợ con vượt hơn 1.500 km về quê - ảnh 3

Bản Văng Môn, quê nhà của vợ chồng anh Bách

CTV

Đến Gia Lai thì trời bắt đầu mưa to. Đứa bé bị ướt lạnh, khóc. Anh Bách phải chạy rất chậm. Hai vợ chồng phải nhiều lần dừng xe vì thương con.

Khi chạy đến Kon Tum, đang đi trên QL14B, anh Bách quá mệt và mất ngủ nên vừa chạy xe vừa ngủ gật. Xe máy bị ngã. “Rất may, em kịp che chắn được nên vợ không bị ngã, em bị xây xát nhẹ và suýt nữa thì gãy chân”, anh Bách kể.

Về đến thị trấn Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế), anh Bách kiệt sức, không chạy được nữa. May mắn, vợ chồng anh gặp được nhóm người thiện nguyện tại đây hỗ trợ bằng xe ô tô, anh Bách gửi xe máy lại rồi cùng vợ con lên xe ô tô về Nghệ An, khi quãng đường về nhà còn hơn 500 km.

Chồng đỡ đẻ cho vợ, chạy xe máy chở vợ con vượt hơn 1.500 km về quê - ảnh 4

Vợ chồng anh Bách về đến TP.Vinh, Nghệ An

PHAN HỒNG

Tại điểm đón ở cầu Bến Thủy (TP.Vinh, Nghệ An), khi biết hoàn cảnh vợ chồng anh, một người hảo tâm đã hỗ trợ vợ chồng anh 3 triệu đồng. Vợ chồng anh được xe ô tô của tỉnh Nghệ An chở về điểm cách ly tại H.Tương Dương.

“Vợ chồng em đã được test nhanh và âm tính với dịch Covid-19. Em rất mừng vì đã về quê an toàn. Em rất biết ơn tấm lòng tốt của những ngườ đã giúp vợ chồng em, nếu không, sẽ còn lâu vợ chồng em mới về đến nhà”, anh Bách chia sẻ.


https://thanhnien.vn/chong-do-de-cho-vo-chay-xe-may-cho-vo-con-vuot-hon-1-500-km-ve-que-post1389171.html?fbclid=IwAR2QPtYwRadJFALpGjKdz6HT0XznOgn57raGw_cMKwIjvOfPtsVnT1SiLCA


..

Đưa thi thể 2 người đàn ông ở Nghệ An đi xe máy gặp nạn về quê

Trời mưa khuất tầm nhìn, những người đi xe máy về quê Nghệ An không may va chạm với ô tô dừng bên đường dẫn đến tử vong.

Sáng nay 9/10, ông Nguyễn Đức Quang - Chủ tịch UBND xã Đồng Văn (huyện Tân Kỳ, Nghệ An) cho biết, nhiều nhà hảo tâm đã góp tiền thuê xe tang chở thi thể anh Trần Văn Hạnh (41 tuổi) tử vong ở Quảng Nam về đến quê nhà. 

Chiều 8/10, anh Trần Văn Hạnh (41 tuổi) chở theo anh Nguyễn Sỹ Thành (44 tuổi), trú tại xã Đồng Văn, huyện Tân Kỳ đi xe máy từ Vũng Tàu về quê. Đến thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình (Quảng Nam) thì va chạm với xe tải.

Tai nạn khiến anh Hạnh tử vong tại chỗ, anh Thành bị thương nặng được đưa đi cấp cứu.  

Đưa thi thể 2 người đàn ông ở Nghệ An đi xe máy gặp nạn về quê
Hiện trường vụ TNGT khiến anh Hạnh tử vong

Ông Quang cho biết thêm: "Gia đình anh Hạnh có hoàn cảnh khó khăn, vợ ở nhà nuôi 3 con còn nhỏ. Chính quyền đã đến thăm hỏi, động viên và hỗ trợ 5 triệu đồng cho gia đình. Đồng thời, nhân viên y tế tiến hành phun khử khuẩn xe tang". 

Cũng theo ông Quang, chính quyền địa phương cùng gia đình đang làm thủ tục cần thiết để tổ chức lễ an táng cho anh Hạnh theo phong tục địa phương vào chiều nay.

Trong một diễn biến khác, đêm qua 8/10, anh Lương Văn Sơn (SN 1980) cùng em trai là Lương Văn Hải (SN 1986), trú tại xã Yên Na, huyện Tương Dương (Nghệ An) điều khiển xe máy mang BKS: 37D1-087.74 từ TP.HCM về quê.

Đưa thi thể 2 người đàn ông ở Nghệ An đi xe máy gặp nạn về quê
Hiện trường vụ TNGT ở Quảng Bình khiến một người tử vong

Đến địa phận xã Cam Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình), do trời mưa, hai người gặp tai nạn khiến anh Hải tử vong, anh Sơn bị thương nặng.

Hiện chính quyền xã Yên Na, huyện Tương Dương đang liên hệ, phối hợp để hỗ trợ đưa nạn nhân về quê.

Hình ảnh chính quyền địa phương xã Đồng Văn và gia đình đang chuẩn bị thủ tục làm lễ an táng cho anh anh Trần Văn Hạnh ở quê nhà.

Đưa thi thể 2 người đàn ông ở Nghệ An đi xe máy gặp nạn về quê
Thông báo tin buồn của Ban lễ tang
Đưa thi thể 2 người đàn ông ở Nghệ An đi xe máy gặp nạn về quê
Gia đình, người thân ngóng trông
Đưa thi thể 2 người đàn ông ở Nghệ An đi xe máy gặp nạn về quê
Ai cũng thương xót sau khi nghe tin người thân bị nạn 
Đưa thi thể 2 người đàn ông ở Nghệ An đi xe máy gặp nạn về quê
Chính quyền địa phương đến động viên, thăm hỏi và hỗ trợ gia đình

Quốc Huy

https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/an-toan-giao-thong/dua-thi-the-2-nguoi-dan-ong-o-nghe-an-di-xe-may-gap-nan-ve-que-781510.html


..

Thứ năm, 07/10/2021 - 08:25


Dân trí

 Được chạy xe máy qua hầm Hải Vân, người dân vui mừng vì hành trình hồi hương của mình đỡ vất vả hơn so với việc phải vượt đường đèo trong đêm tối và thời tiết mưa gió.

Đêm 6/10, Công ty CP Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả đã mở cửa cho phép người dân về quê tránh dịch được đi xe máy qua hầm Hải Vân.

Việc đi xe máy qua hầm Hải Vân giúp hành trình hồi hương của người dân được rút ngắn và tránh được nguy hiểm so với việc phải vượt đường đèo trong đêm tối và thời tiết mưa gió.

Lần đầu tiên hầm Hải Vân đón xe máy, gần nghìn người thoát đèo nguy hiểm - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Đêm 6/10, khoảng 700 người dân về quê tránh dịch tập trung tại Trạm trung chuyển hầm Hải Vân nghỉ chân, chuẩn bị qua hầm khi Công ty CP Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả quyết định mở cửa cho phép họ được đi xe máy qua (Ảnh: Khánh Hồng). 

Hầm Hải Vân vốn chỉ cho phép ô tô chạy qua, người đi xe máy phải trung chuyển bằng xe tải, tuy nhiên vì dịch bệnh nên dịch vụ trung chuyển xe máy đã dừng hoạt động. Đây là lần đầu tiên, người dân được đi xe máy qua hầm Hải Vân.

Trước khi qua hầm, đoàn khoảng 700 người được hướng dẫn tập trung trước Trạm trung chuyển. Tại đây, người dân được các hội, nhóm tình nguyện của Đà Nẵng hỗ trợ thức ăn, nước uống, sửa xe và đổ xăng đầy bình.

Lần đầu tiên hầm Hải Vân đón xe máy, gần nghìn người thoát đèo nguy hiểm - 2

Nhấn để phóng to ảnh

Đây là những người dân từ các tỉnh phía Nam về miền Bắc và miền Trung (Ảnh: Khánh Hồng). 

Đoàn người về quê vui mừng khi được chạy xe máy qua hầm Hải Vân trong đêm.

Người dân cũng được hướng dẫn đổ hết xăng dư vào bình xe, không treo các chai xăng trên xe đề phòng cháy nổ khi vào hầm.

Khi xuất phát vào hầm, đoàn được lực lượng cảnh sát giao thông Công an TP Đà Nẵng dẫn đường và các hội, nhóm tình nguyện của Đà Nẵng đi sau hộ tống, hỗ trợ những trường hợp gặp bất trắc.

Qua đến địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế, người dân được lực lượng công an tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục hỗ trợ để tiếp tục hành trình.

Lần đầu tiên hầm Hải Vân đón xe máy, gần nghìn người thoát đèo nguy hiểm - 3

Nhấn để phóng to ảnh

Người dân được lực lượng cảnh sát giao thông Công an TP Đà Nẵng dẫn đường và các hội, nhóm tình nguyện của Đà Nẵng đi sau hộ tống, hỗ trợ những trường hợp gặp bất trắc (Ảnh: Hồng Vân).

Lần đầu tiên hầm Hải Vân đón xe máy, gần nghìn người thoát đèo nguy hiểm - 4

Nhấn để phóng to ảnh

Người dân bắt đầu xuất phát từ Trạm trung chuyển để vào hầm Hải Vân (Ảnh: Khánh Hồng). 

Lần đầu tiên hầm Hải Vân đón xe máy, gần nghìn người thoát đèo nguy hiểm - 5

Nhấn để phóng to ảnh

Quá trình di chuyển, người dân được yêu cầu đi chậm, giữ khoảng cách an toàn (Ảnh: Khánh Hồng). 

Anh Trương Văn Hùng (sinh năm 1990, quê Nghệ An) cho biết, anh chạy xe máy từ TPHCM về quê bắt đầu từ sáng 5/10. Dọc đường đi, do trời mưa nên anh cũng như mọi người trong đoàn không được ngủ. Chỉ đến trưa 6/10, do mệt quá nên mọi người mới dừng chân ngủ được 30 phút tại địa bàn tỉnh Bình Định. Được đi xe máy qua hầm Hải Vân, anh Hùng cũng như mọi người trong đoàn đều vui mừng.

"Đường xa, trời mưa và phải chạy xe máy liên tục nên chúng tôi rất mệt. Giờ được đi xe máy qua hầm Hải Vân thay vì phải đi đèo, chúng tôi mừng lắm. Đường về quê cũng ngắn bớt được một đoạn và đỡ nguy hiểm hơn", anh Hùng chia sẻ.

Lần đầu tiên hầm Hải Vân đón xe máy, gần nghìn người thoát đèo nguy hiểm - 6

Nhấn để phóng to ảnh

Đây là lần đầu tiên, xe máy được lưu thông trong hầm Hải Vân (Ảnh: Khánh Hồng). 

Trước đó, tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố chiều 6/10, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh đề nghị Công an thành phố chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan lên kế hoạch cụ thể để hỗ trợ người dân về quê khi qua địa bàn Đà Nẵng.

Theo đó, thành phố sẽ tổ chức 3 điểm tiếp đón, hỗ trợ gồm một điểm tại đầu tuyến quốc lộ 1A đoạn vào thành phố, một điểm tại khu vực giáp ranh với Quảng Nam trên quốc lộ 14B và điểm Trạm trung chuyển hầm Hải Vân

Tại khu vực Trạm trung chuyển hầm Hải Vân, tất cả các người dân trên đường về quê sẽ được nhận hỗ trợ khoảng 100.000 đồng/người, gồm thực phẩm, áo mưa, nước uống, sữa… và hỗ trợ miễn phí đổ xăng, sửa chữa xe máy, thay nhớt…

Lần đầu tiên hầm Hải Vân đón xe máy, gần nghìn người thoát đèo nguy hiểm - 7

Nhấn để phóng to ảnh

Người dân thể hiện niềm vui khi được đi xe máy qua hầm Hải Vân thay vì phải vượt đường đèo (Ảnh: Khánh Hồng).

Để đảm bảo công tác y tế, sẵn sàng chăm sóc, hỗ trợ sức khỏe công dân trong quá trình trở về quê khi đi ngang qua TP Đà Nẵng, Sở Y tế TP Đà Nẵng bố trí 2 tổ y tế thường trực tại 2 địa điểm cửa ngõ vào, ra thành phố Đà Nẵng là Trạm trung chuyển hầm Hải Vân và điểm giáp ranh với tỉnh Quảng Nam trên quốc lộ 14B.

Bên cạnh đó, Sở Y tế TP Đà Nẵng còn bố trí 2 tổ cấp cứu lưu động sẵn sàng cấp cứu, vận chuyển cấp cứu, xử lý các vấn đề khẩn cấp liên quan đến sức khỏe công dân.

Lần đầu tiên hầm Hải Vân đón xe máy, gần nghìn người thoát đèo nguy hiểm - 8

Nhấn để phóng to ảnh

Đoàn người qua khỏi hầm Hải Vân đến địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế và được lực lượng công an tỉnh này tiếp tục hỗ trợ (Ảnh: Khánh Hồng). 

Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, Hội Chữ thập đỏ, Thành Đoàn và các tổ chức, cá nhân thiện nguyện phối hợp với các lực lượng chức năng để triển khai việc hỗ trợ người dân đạt hiệu quả cao nhất.

TP Đà Nẵng cũng đã có văn bản đề nghị Công ty Công ty CP Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả phối hợp, hỗ trợ trung chuyển người dân qua hầm để bảo đảm an toàn, nhất là trong thời tiết bất lợi hiện nay.

Khánh Hồng

https://dantri.com.vn/xa-hoi/lan-dau-tien-ham-hai-van-don-xe-may-gan-nghin-nguoi-thoat-deo-nguy-hiem-20211007020542853.htm


..


Thứ Năm, 05:37, 07/10/2021




VOV.VN - Lần đầu tiên xe máy được chạy trong hầm đường bộ Hải Vân dài 6km, khi dòng người chạy xe máy đi trong đêm mưa để về các tỉnh phía Bắc.

https://vov.vn/xa-hoi/lan-dau-tien-mo-cua-ham-duong-bo-hai-van-cho-nguoi-di-xe-may-ve-que-896123.vov


..

Thêm một đoàn người về quê được xuyên hầm Hải Vân ra Bắc

07/10/2021 18:44 GMT+7

TTO - Chiều 7-10, thêm một đoàn người về quê khoảng 200 xe máy được lực lượng cảnh sát giao thông Công an TP Đà Nẵng tổ chức thành đoàn dẫn xuyên hầm Hải Vân ra phía Bắc.

Thêm một đoàn người về quê được xuyên hầm Hải Vân ra Bắc - Ảnh 1.

Xe cảnh sát giao thông TP Đà Nẵng dẫn đoàn người đi xe máy về quê xuyên hầm Hải Vân chiều 7-10 để sang Thừa Thiên Huế - Ảnh: TẤN LỰC

Sau khi dẫn một đoàn khá đông người qua hầm sáng 7-10, đến trưa lại có thêm nhiều nhóm người về quê chạy ra. Lực lượng chức năng TP Đà Nẵng đã hướng dẫn bà con chạy xe máy về tập kết tại nhà chờ trung chuyển của Ban quản lý hầm đường bộ Hải Vân để nghỉ ngơi, ăn uống lấy sức. 

Đầu giờ chiều cùng ngày, khi số lượng người dân tập trung về đông, các lực lượng chức năng đã dẫn đoàn qua hầm Hải Vân. 

Bên cạnh cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông dẫn đoàn, TP Đà Nẵng cũng bố trí xe cấp cứu theo đoàn để kịp thời xử lý những người có vấn đề về sức khỏe. Cảnh sát giao thông cũng bố trí xe tải chở những xe máy bị hư hỏng cùng chủ xe theo đoàn về Thừa Thiên Huế.

00:01:35

Đoàn người từ các tỉnh thành phía Nam về quê xuyên hầm Hải Vân chiều 7-10 - Video: TẤN LỰC

Sau nhiều ngày chạy xe máy trong điều kiện trời mưa, nhiều người có dấu hiệu xuống sức và mỏi mệt. Trong lúc chờ dẫn qua hầm, một số người trải áo mưa nằm ngủ mê man ngay dưới sàn nhà chờ trung chuyển. 

Một nhóm tình nguyện viên tại Đà Nẵng chờ sẵn với rất nhiều thức ăn, nước uống, sữa và dầu gió, xăng dầu để tiếp sức cho bà con.

Nằm chợp mắt dưới sàn nhà chờ, anh Lê Văn Lương (34 tuổi, quê Thanh Hóa) cho biết về quê cùng vợ. Anh kể từ lúc vào địa phận Bình Phước trời bắt đầu đổ mưa và mưa suốt 3 ngày 2 đêm dọc đường qua Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Nam, Đà Nẵng. 

Mưa liên tục nên hành trình đi ban đêm và sáng sớm rất lạnh và mệt.

Ghi nhận từ đêm qua đến hôm nay, khi biết thông tin hầm Hải Vân mở cửa cho bà con chạy xe xuyên qua Thừa Thiên Huế, người dân không còn đi đường đèo Hải Vân, giúp rút ngắn đáng kể đoạn đường về quê và giảm nguy hiểm khi phải chạy xe máy qua đèo trong thời tiết mưa gió.

Thêm một đoàn người về quê được xuyên hầm Hải Vân ra Bắc - Ảnh 3.

Sau khi nghỉ ngơi và tập hợp được khoảng 200 xe, đoàn xe bắt đầu tiến qua hầm Hải Vân - Ảnh: TẤN LỰC

Thêm một đoàn người về quê được xuyên hầm Hải Vân ra Bắc - Ảnh 4.

Việc xuyên qua hầm chỉ hơn 6,3km giúp rút ngắn đáng kể hành trình và an toàn hơn khi qua đường đèo Hải Vân trong thời tiết mưa gió - Ảnh: TẤN LỰC

Thêm một đoàn người về quê được xuyên hầm Hải Vân ra Bắc - Ảnh 5.

Nhiều người xuất phát từ TP.HCM, Bình Dương đã trải qua hành trình 3 ngày 2 đêm trong mưa lạnh trước khi đến Đà Nẵng - Ảnh: TẤN LỰC

Thêm một đoàn người về quê được xuyên hầm Hải Vân ra Bắc - Ảnh 6.

Xe cấp cứu được TP Đà Nẵng điều động theo sau đoàn xe máy để kịp xử lý những bà con có vấn đề về sức khỏe - Ảnh: TẤN LỰC

https://tuoitre.vn/them-mot-doan-nguoi-ve-que-duoc-xuyen-ham-hai-van-ra-bac-20211007161918217.htm


..


Hành trình về nhà của những đứa trẻ giữa mưa gió miền Trung

06/10/2021 14:53 GMT+7

TTO - Đèo Hải Vân trưa 6-10 mây mù dày đặc, từng cơn mưa theo gió quất vào dòng người hồi hương. Đoàn người lầm lũi đi giữa màn mưa, rét run vì ướt và lạnh.

Hành trình về nhà của những đứa trẻ giữa mưa gió miền Trung - Ảnh 1.

Xe dừng nghỉ giữa đèo Hải Vân, các em nhỏ được cha mẹ đưa xuống nghỉ ngơi, ăn uống


Trong đoàn người trở về từ TP.HCM, Bình Dương và các tỉnh phía Nam hôm nay có nhiều gia đình trẻ. Các cháu bé được cha mẹ quấn áo mưa kín mít, ngồi lọt thỏm sau tà áo mưa che trước đầu xe hay được kẹp giữa cha và mẹ. 

Dù đã được cha mẹ che chắn thật kỹ nhưng các em không tránh khỏi ướt lạnh vì những cơn mưa rát mặt suốt hành trình dài trong mưa bão.

Xe dừng nghỉ giữa đỉnh đèo Hải Vân, bé Mỹ Tiên (3 tuổi) được bà và mẹ dìu vào mái tôn nghỉ lấy sức. Suốt hành trình hơn hai ngày từ TP.HCM trở về em đã thấm mệt vì thiếu ngủ và mưa gió. Mẹ con Tiên được nhóm thiện nguyện trên đỉnh đèo tiếp sức một túi thức ăn và sữa cùng 200.000 đồng hỗ trợ lộ phí. Tiên uống từng ngụm sữa ngon lành trong bộ áo mưa rộng quá cỡ. 

Dù chỉ còn chừng 30km xuôi đèo Hải Vân là đã về đến quê nhà Phú Lộc, Thừa Thiên Huế, nhưng chiếc xe máy cũ đã "đình công" sau hành trình quá dài. Sau phút nghỉ chân, nhóm thiện nguyện đưa mẹ con Tiên cùng mấy người khác và chiếc xe máy lên thùng xe bán tải xuôi đèo Hải Vân về quê. 

"Bây giờ trở về chưa biết sẽ làm gì nhưng phải về quê trước đã. Mấy tháng nay tiền trọ em còn không đóng nổi, ở lại biết bao giờ mới có công ăn việc làm!" - chị Hoàng Thị Thiên Thanh, mẹ Mỹ Tiên, tâm sự.

Chị Thanh kể trên hành trình về quê qua các tỉnh, họ được các chốt tạo điều kiện rất nhiều. Chỉ cần người dân đã chích vắc xin và có xét nghiệm COVID-19 âm tính đều được hỗ trợ cho qua. Cái ăn, thức uống dọc đường không phải lo lắng vì đã có các đội nhóm tình nguyện giúp đỡ. Chỉ vất vả cho các cháu nhỏ theo cha mẹ đội mưa dọc đường, mong không bị ốm.

Vào dừng nghỉ giữa đèo sau mẹ con Mỹ Tiên ít phút là gia đình của hai em Thu Trinh (4 tuổi) và Như Ý (18 tháng tuổi), quê Quảng Trị. Vừa xuống xe, Như Ý khóc ngằn ngặt vì đói sữa và thiếu ngủ. Mẹ Như Ý ngồi vội xuống ghế, đưa tay vạch áo mưa cho bé bú ngay bên đường. Trong khi đó, bé Thu Trinh được cha cho ngồi luôn trên xe, bé hồn nhiên bóc bánh bao ăn ngon lành. 

Chặng đường về quê của Mỹ Tiên, Như Ý, Thu Trinh đã rất gần nhưng với các em nhỏ quê tận Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh hay các vùng Đông Bắc, Tây Bắc hãy còn rất dài. Nhìn các em rời đi theo những chuyến xe giữa màn mưa mà người ở lại trong nhóm tình nguyện không khỏi lo lắng, ái ngại...

Hành trình về nhà của những đứa trẻ giữa mưa gió miền Trung - Ảnh 2.

Đoàn xe của người hồi hương lầm lũi qua đèo Hải Vân trưa 6-10 giữa cơn mưa nặng hạt

Hành trình về nhà của những đứa trẻ giữa mưa gió miền Trung - Ảnh 3.

Bé Mỹ Tiên được mẹ tiếp sức một hộp sữa sau hành trình dài đi trong mưa

Hành trình về nhà của những đứa trẻ giữa mưa gió miền Trung - Ảnh 4.

Bé Như Ý (18 tháng tuổi) chỉ nín khóc khi được mẹ cho bú bên đường

Hành trình về nhà của những đứa trẻ giữa mưa gió miền Trung - Ảnh 5.

Một gia đình trẻ tiếp tục hành trình về Thừa Thiên Huế trên chuyến xe bán tải của nhóm thiện nguyện

Hành trình về nhà của những đứa trẻ giữa mưa gió miền Trung - Ảnh 6.

Em Thu Trinh (4 tuổi) nghỉ ngơi luôn trên xe khi dừng giữa đèo Hải Vân

Hành trình về nhà của những đứa trẻ giữa mưa gió miền Trung - Ảnh 7.

Tình nguyện viên tại đèo Hải Vân đưa xe máy hư hỏng của bà con lên xe bán tải để chuyển về Thừa Thiên Huế

Hành trình về nhà của những đứa trẻ giữa mưa gió miền Trung - Ảnh 8.

Hai bạn trẻ được một tình nguyện viên tiếp đồ ăn khi dừng chân giữa đèo Hải Vân

https://tuoitre.vn/hanh-trinh-ve-nha-cua-nhung-dua-tre-giua-mua-gio-mien-trung-20211006143216972.htm






















































..


..





---

BÌNH LUẬN TỪ NHIỀU GÓC NHÌN


..

Ngày 10/10/2021


Hàng mấy trăm nghìn đồng bào tả tơi khốn cùng trên những cung đường tìm về chốn nương thân cuối cùng. Không thể kể xiết những cảnh ngộ éo le, những thảm cảnh, những bi kịch , những đau thương , rất nhiếu nước mắt, mồ hôi và cả máu xương đã đổ xuống nữa.
Ta cũng được biết được tri ân bao tấm lòng vàng, những cách hành xử tử tế của đồng bào , nhất là đồng bào miền Trung đã chăm sóc lo lắng, hỗ trợ , giúp đỡ cho những người đồng bào lâm vào cảnh ngộ trăm năm mới phải chịu đựng này! Các chính quyền địa phương , rất nhiều tập thể và tổ chức, nhóm tình nguyện và tự nguyện, đã thể hiện rất xúc động những nghĩa cử của họ.
Xin chia sẻ với những nỗi vất vả, đau thương mất mát với tất cả các nạn nhân của kiếp nạn khủng khiếp mà đất nước đang lâm vào !
Dẫu van bất đắc dĩ, tôi muốn hỏi to lên câu hỏi : tại sao trong sự kiện biến cố này, trên con đường thiên lý nhọc nhằn này, lại thấy rất, rất thiếu vắng hay mờ nhạt , vai trò của hai ngành chức năng hết sức cần cho đoàn người khốn khổ ấy, là bộ Giao thông vận tải và bộ Y tế?
Hai bộ ấy đã dừng hoạt động rồi chăng?

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1368346583580769&id=100012163200431

..



---

CẬP NHẬT


3.

NGU DỐT, VÔ CẢM, TRÍ TRÁ VÀ HÈN HẠ
Đó là tên bài viết của nhà báo Nguyễn Đại Dương, cây viết uy tín của báo Tiền Phong trên facebook của mình về câu nói:
"Chưa có ai thiếu đói, khốn khổ vì dịch" của Lê Minh Tấn - Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TPHCM tại cuộc họp HĐND TPHCM, ngày 18.10".
Nguyễn Đại Dương viết:
"Câu nói đã làm dậy sóng mạng xã hội hai ngày qua, bởi thực tế có hàng triệu người dân khốn đốn vì dịch và phải lũ lượt rời bỏ thành phố để kéo nhau về quê hương, bất chấp mọi hiểm nguy.
Trước sự phản ứng dữ dội của dư luận, ngày 19.10, ông Tấn phủ nhận điều mình đã nói. Ông còn đỗ lỗi do anh em báo chí nghe không rõ nên mới đăng như vậy.
Ngay lập tức, các nhà báo đã trưng ra băng ghi âm, ghi hình để xác thực điều ông đã nói. Nguyên văn lời ông Tấn nói: "Đánh giá trong gần 5 tháng qua, dich ở TPHCM rất là ác liệt, kinh hoàng, nhưng đến giờ này chưa ai thiếu ăn, thiếu mặc, chưa ai khốn khổ".
Không những thế, ông Tấn còn nhắc đi nhắc lại cụm từ "...bảo đảm bà con thành phố không ai thiếu ăn, thiếu mặc, không ai khốn khổ", "...không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc, khốn khổ".
Điều đó cho thấy, ở ông Tấn đã hội đủ các "phẩm chất" của một kẻ ngu dốt, vô cảm, trí trá và hèn hạ.
1.NGU DỐT: Chỉ có kẻ tột cùng ngu dốt mới không nhận ra được sự thật thiếu đói, khốn đốn của hàng triệu người dân trong suốt nhiều tháng qua.
2.VÔ CẢM: Trước những đau thương, mất mát của hàng triệu phận người nhưng ông Tấn không hề cảm thấy xót xa, thương cảm mà vẫn thản nhiên cho rằng "Chưa có ai thiếu đói, khốn khổ vì dịch". Chỉ có kẻ máu lạnh mới thốt ra những lời như thế. Nếu không khốn khổ, thiếu đói thì tại sao người dân phải lũ lượt tháo chạy khỏi thành phố như thời gian qua?
3.TRÍ TRÁ: Không những không thừa nhận điều mình nói, ông còn chối quanh, thậm chí đổ lỗi cho người khác, thì đó đích thị là kẻ trí trá.
4.HÈN HẠ: Vì không dám thừa nhận điều mình nói nên ông là kẻ hèn”.
Cuối bài viết vạch mặt ông Tấn nhà báo Nguyễn Đại Dương viết:
"Tôi đang đắn đo xem có nên post đoạn băng ghi hình ông Tấn phát biểu với âm thanh và hình ảnh "nét căng" hay không”.
Gã nghĩ, rất nên công bố băng ghi hình này để bí thư Nên và chủ tịch Mãi, hai người đang cố gắng tạo niềm tin của Dân đối với lãnh đạo cao nhất của TP, phải có ngay kỷ luật con sâu Lê Minh Tấn đang phá huỷ hình ảnh lãnh đạo TP, để an Dân.
Báo Lao Động, nơi công bố phát biểu của ông Tấn, có thể đề nghị cơ quan chức năng điều tra tội vu khống báo chí của ông Tấn, truy tố để thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật.
Ông Tấn còn chút thể diện nào đó thì xin lỗi Dân SG và xin từ chức ngay.
May ra với hành động này ông mới có được sự tha thứ của bà con SG.










https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=3076290609362822&id=100009457401127



2. Ngày 20/10/2021


Giám đốc Sở LĐTB-XH TPHCM Lê Minh Tấn xin lỗi về diễn đạt "… chưa có ai thiếu ăn, thiếu mặc, khốn khổ"

SGGPO Thứ Tư, 20/10/2021 17:02

Chiều 20-10, Giám đốc Sở LĐTB-XH TPHCM Lê Minh Tấn đã xin lỗi người dân TPHCM về diễn đạt “… chưa có ai thiếu ăn, thiếu mặc, khốn khổ”

Ông Lê Minh Tấn bày tỏ:

"Thưa bà con, dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 và diễn ra phức tạp trong thời gian dài đã tác động rất lớn đến kinh tế - xã hội và mọi mặt đời sống của người dân trên địa bàn TPHCM. Tôi xin được gửi lời chia sẻ với những đau thương, mất mát quá lớn của người dân, xin chia sẻ với những nỗi khó khăn vất vả mà bà con đã phải gánh chịu.

Giám đốc Sở LĐTB-XH TPHCM Lê Minh Tấn xin lỗi về diễn đạt ''… chưa có ai thiếu ăn, thiếu mặc, khốn khổ'' ảnh 1

Giám đốc Sở LĐTB-XH TPHCM Lê Minh Tấn trả lời báo chí.  Ảnh: VIỆT DŨNG

Trước những khó khăn vất vả của người dân, tôi là thành viên Tiểu ban An sinh xã hội Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TPHCM, đã phối hợp cùng các ngành tham mưu các chính sách chăm lo, hỗ trợ người dân. Tôi hiểu rằng mặc dù các cấp chính quyền đã nỗ lực triển khai các chính sách hỗ trợ, mặc dù cộng đồng đã chung tay tương trợ, nhưng trên thực tế vẫn còn một bộ phận người dân có hoàn cảnh khó khăn, rơi vào cảnh khốn khổ. Bởi vì với một đô thị đông dân như TPHCM và thời gian dịch bệnh phức tạp kéo dài, khó khăn của người dân gia tăng sau nhiều tháng giãn cách làm sao mà tránh được những thiếu sót.

Thưa bà con, trong buổi thảo luận tổ tại Kỳ họp thứ 3 HĐND TPHCM khóa X vào chiều 18-10, tôi có diễn đạt là “… chưa có ai thiếu ăn, thiếu mặc, khốn khổ”. Tôi đã soát xét lại bản thân mình và hiểu rằng mình phát biểu như thế là chưa gãy gọn, chưa thể hiện rõ những khó khăn vất vả, những lo toan về cuộc sống, những lo lắng về mối nguy hiểm trước nguy cơ của dịch bệnh đang ảnh hưởng trực tiếp đến mọi gia đình, mọi người dân trên địa bàn TPHCM.

Đây là sơ xuất của cá nhân tôi. Tôi xin gửi lời xin lỗi chân thành tới người dân TPHCM về sơ xuất này! Tôi rất mong nhận được sự thông cảm, lượng thứ của người dân. Với tinh thần cầu thị lắng nghe, tôi mong tiếp tục nhận được sự góp ý của người dân trong thời gian tới.

Với trách nhiệm của mình, tôi sẽ cố gắng tham mưu, làm tốt công tác chăm lo cho người dân, giúp người dân vơi bớt phần nào khó khăn. Cùng với việc triển khai hỗ trợ giúp bà con vượt qua khó khăn trước mắt thì về giải pháp lâu dài, tôi sẽ nỗ lực thúc đẩy các hoạt động giới thiệu việc làm, kết nối cung - cầu lao động. Đây chính là an sinh bền vững và giúp người dân có cuộc sống ổn định lâu dài.

Một lần nữa, tôi xin gửi lời xin lỗi chân thành tới người dân thành phố!"

MẠNH HÒA

https://www.sggp.org.vn/giam-doc-so-ldtbxh-tphcm-le-minh-tan-xin-loi-ve-dien-dat-chua-co-ai-thieu-an-thieu-mac-khon-kho-769709.html




"

Tình trạng đói và thiếu đói trong số các đối tượng “mắc kẹt” tại các địa bàn phong tỏa, giãn cách hôm nay đã được Uỷ ban Các vấn đề xã hội công khai trước Quốc hội.
Dẫu trần trụi, nhưng đó là một sự thật cần phải được nói ra, thay vì lấp liếm như ông Giám đốc Sở Lao động TP.
Đại dịch, hay chính xác hơn là biện pháp phòng toả ngặt nghèo đã tác động rất mạnh đến túi tiền và dạ dày. Nhất là đối với “khu vực vỉa hè” mà chúng ta vẫn gọi là “phi chính thức”.
Và một thực tế nữa cũng đã được đề cập là dù đói, thiếu đói, nhưng “không ít lao động tự do, những người không đăng ký tạm trú bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh phản ánh là chưa tiếp cận được chính sách hỗ trợ của Nhà nước”.
Chúng mình cần sự thật, để từ đó có những hỗ trợ kịp thời, chứ không cần những báo cáo màu hồng.
Mà cũng lạ, một TP được dẫn dắt bởi một người nói thẳng nói thật như Bí thư Nên sao lại vẫn đề tồn tại những quan chức nói dối mặt không đổi sắc như ông Tấn.
Up: chiều nay, ô Tấn đã gửi lời xin lỗi tới bà con
“Thưa bà con, trong buổi thảo luận tổ tại Kỳ họp thứ 3 HĐND TPHCM khóa X vào chiều 18-10, tôi có diễn đạt là “… chưa có ai thiếu ăn, thiếu mặc, khốn khổ”. Tôi đã soát xét lại bản thân mình và hiểu rằng mình phát biểu như thế là chưa gãy gọn, chưa thể hiện rõ những khó khăn vất vả, những lo toan về cuộc sống, những lo lắng về mối nguy hiểm trước nguy cơ của dịch bệnh đang ảnh hưởng trực tiếp đến mọi gia đình, mọi người dân trên địa bàn TPHCM.
Đây là sơ xuất của cá nhân tôi. Tôi xin gửi lời xin lỗi chân thành tới người dân TPHCM về sơ xuất này! Tôi rất mong nhận được sự thông cảm, lượng thứ của người dân…”
Thôi thì cũng là một lời xin lỗi, sau khi ko còn có thể lươn lẹo được nữa

"

https://www.facebook.com/tuan.dao.9828/posts/4552581651431048



1.

Ông Lê Minh Tấn đã khẳng định: Chưa có ai thiếu ăn, thiếu mặc, khốn khổ

Ông Lê Minh Tấn - Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TPHCM trả lời báo chí trưa ngày 19.10    Ảnh: Minh Quân

Ông Lê Minh Tấn - Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TPHCM trả lời báo chí trưa ngày 19.10 Ảnh: Minh Quân

Tại buổi thảo luận tổ kỳ họp thứ 3 HĐND TPHCM Khóa X chiều 18.10, ông Lê Minh Tấn - Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) TPHCM đã đánh giá, trong gần 5 tháng qua, dịch bệnh trên địa bàn TPHCM rất ác liệt, kinh hoàng nhưng đến giờ này chưa có ai thiếu ăn, thiếu mặc, chưa ai khốn khổ.

Ngày 18.10, Báo Lao Động có đăng bài "Giám đốc Sở LĐTBXH TPHCM: "Chưa có ai thiếu ăn, khốn khổ vì dịch".

Theo đó, bài báo đề cập nội dung phát biểu tại buổi thảo luận tổ kỳ họp thứ 3 HĐND TPHCM Khóa X cùng ngày, ông Lê Minh Tấn - Giám đốc Sở LĐTBXH TPHCM đã đánh giá gần 5 tháng qua, dịch bệnh trên địa bàn TPHCM rất ác liệt, kinh hoàng nhưng đến giờ này chưa có ai thiếu ăn, thiếu mặc, chưa ai khốn khổ.

Tuy nhiên, trưa ngày 19.10, sau khi kết thúc kỳ họp thứ 3 HĐND TPHCM Khoá X, trả lời báo chí, ông Lê Minh Tấn lại cho rằng trong cuộc thảo luận tại tổ của HĐND TPHCM chiều 18.10, báo chí dẫn không chính xác lời ông. Cụ thể, ông Tấn cho biết mình đã phát biểu là “không để ai bị thiếu đói, thiếu mặc và khốn khổ” chứ không phải là “chưa có ai bị thiếu ăn, thiếu mặc, khốn khổ”.

Trong khi đó trên thực tế, phóng viên Lao Động dự họp tại cuộc họp thảo luận tổ chiều 18.10 của HĐND TPHCM (có ghi âm), thể hiện ông Lê Minh Tấn đã khẳng định: “Chưa có ai thiếu ăn, thiếu mặc, chưa ai khốn khổ”.

Để giải đáp thắc mắc của bạn đọc và để bạn đọc hiểu rõ hơn nội dung, Báo  Lao Động xin đăng lại ghi âm phát biểu của ông Lê Minh Tấn tại buổi thảo luận tổ kỳ họp HĐND TPHCM chiều ngày 18.10.

Loaded17.76%
Remaining Time -8:06
Ông Lê Minh Tấn phát biểu tại buổi thảo luận tổ kỳ họp thứ 3 HĐND TPHCM Khóa X chiều ngày 18.10.

Cụ thể, ông Lê Minh Tấn cho biết, về thực hiện chính sách an sinh xã hội trên địa bàn TPHCM, từ ngày 25.6.2021, HĐND TPHCM đã có Nghị quyết 09. Nghĩa là HĐND TPHCM đã ban hành một Nghị quyết sớm nhất so với của Chính phủ để chứng tỏ rằng HĐND TPHCM rất quan tâm đến vấn đề an sinh xã hội trên địa bàn thành phố.

Bên cạnh đó, cũng có Nghị quyết 86 của Chính phủ nói là trong dịch COVID-19 này không để ai thiếu ăn, thiếu mặc, khốn khổ. Nghị quyết của HĐND TPHCM cũng khẳng định không để ai thiếu ăn, thiếu mặc, khốn khổ chứ không phải yêu cầu tất cả mọi người đều phải nhận được các chế độ đầy đủ từ nguồn ngân sách. Nghĩa bên cạnh hỗ trợ từ ngân sách thì tất cả mặt trận, đoàn thể, quận, huyện, phường xã, các tổ chức chính trị - xã hội đều thực hiện an sinh.

Đặc biệt (tại đoạn ghi âm 2 phút 31 giây), ông Lê Minh Tấn khẳng định: "...Đánh giá trong gần 5 tháng qua dịch bệnh trên địa bàn TPHCM rất là ác liệt, kinh hoàng nhưng đến giờ này chưa có ai thiếu ăn, thiếu mặc, chưa ai khốn khổ...".

Ngoài ra (ở đoạn 3 phút 5 giây),  ông Lê Minh Tấn còn cho biết: "...TPHCM hiện chi ra gần 8.000 tỉ đồng. Nhưng các đơn vị, tổ chức, cá nhân, mạnh thường quân cũng ủng hộ gần cỡ đó, 8.000 tỉ đồng. Thành ra bảo đảm bà con thành phố chúng ta không ai thiếu ăn, thiếu mặc, không ai phải khốn khổ...”.

MINH QUÂN

https://laodong.vn/xa-hoi/ong-le-minh-tan-da-khang-dinh-chua-co-ai-thieu-an-thieu-mac-khon-kho-965239.ldo?fbclid=IwAR0jqWnMWmvcP4rQ7yZwDB1djY4PqMztwAFCiKxfQJaEgB0yZLbe8emFz0w



..

1 nhận xét:

  1. CẬP NHẬT



    1.

    Ông Lê Minh Tấn đã khẳng định: Chưa có ai thiếu ăn, thiếu mặc, khốn khổ

    LĐO | 19/10/2021 | 16:38

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.