Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

06/09/2021

Chúng ta đã bại trận, nhưng cần nhìn lại : bằng chứng tổ VAR "chơi xấu", khiến Việt Nam thua oan

Chúng ta vừa rồi bị thua ngược: mở bàn trước, nhưng mất 1 hậu vệ quan trọng đồng thời nhận 1 quả phạt 11m ngay đầu hiệp 2. Đội bạn đã ghi bàn bằng phạt 11m để hòa 1-1, rồi với lợi thế hơn người mà trên sân nhà nên thắng Việt Nam với tỉ số cuối cùng 3-1.

Không kì kèo việc hơn thua ở đây nữa.

Nhưng nhìn lại bằng chứng thì thấy quả là VAR đã chơi xấu thật. Người muốn chơi xấu thì biến máy móc xấu theo. Nhìn toàn cục, chúng ta cần cảnh giác, không nên tin VAR một cách mù quáng.

Lượt về, gặp lại đội bạn, tại Mĩ Đình, thì chắc chắn không ngại gì. 

Hiện chưa biết LĐBĐVN có động thái như là kiện lên LĐBĐCA với bằng chứng khá rõ ràng như thế này không ? Dù kết quả đã định rồi, nhưng cũng cần phải có động thái chứ nhỉ.

Cụ thể xem ở dưới.

Tháng 9 năm 2021,

Giao Blog


Xem lại băng video, thấy rõ là đội bạn đã rơi vào thế việt vị trước khi mọi chuyện diễn ra:



---

 Lê Hưng Thứ bảy, ngày 04/09/2021 09:10 AM (GMT+7)

Trong trận thua 1-3 mà ĐT Việt Nam phải nhận trước Ả Rập Xê Út, tình huống trọng tài cho đội chủ nhà được hưởng phạt đền ở phút 53 gây tranh cãi.

ĐT Việt Nam đã phải nhận thất bại 1-3 trước Ả Rập Xê Út trong trận ra quân ở bảng B vòng loại thứ 3 World Cup 2022 khu vực châu Á. Mọi thứ có thể sẽ rất khác nếu như không có tình huống bước ngoặt vào phút 53.

Theo đó, sau khi tham khảo công nghệ VAR, trọng tài chính Ilgiz Tantashev xác định bóng chạm tay Duy Mạnh và cho Ả Rập Xê Út được hưởng quả phạt đền. Ngoài ra, ông còn rút thẻ vàng thứ 2 với trung vệ ĐT Việt Nam để truất quyền thi đấu của anh.

Current Time3:50
/
Duration3:50
Auto

VAR-02

Trong thế 10 đấu 11, đoàn quân được dẫn dắt bởi HLV Park Hang-seo đã không thể đứng vững và liên tiếp thủng lưới 3 bàn để chấp nhận bị ngược dòng. Tuy nhiên, pha bóng mà trọng tài thổi phạt đền cũng như phạt thẻ Duy Mạnh vẫn tạo ra tranh cãi lớn.

Mới nhất, đã xuất hiện bằng chứng cho thấy có thể trọng tài đã sai khi thổi phạt với chúng ta cũng như truất quyền thi đấu của trung vệ ĐT Việt Nam. Cụ thể, trong tình huống quay chậm mới được “cắt lại”, đã có những dấu hiệu về việc hậu vệ phải bên phía đội chủ nhà là Fahad Al-Muwallad xem ra đã rơi vào thế việt vị trước khi thực hiện tình huống căng ngang, dẫn tới quả phạt đền với ĐT Việt Nam.

Ở pha bóng ấy, nếu Al Ghanam chạm bóng trước khi bóng tới chân Al-Muwallad thì cầu thủ Saudi Arabia chắc chắn sẽ ở tình thế việt vị. Tuy nhiên, trong trường hợp Al Ghanam chỉ nhảy qua bóng và không tác động gì vào đường chuyền trước đó được thực hiện bởi tiền vệ trung tâm Salman Al-Faraj thì Al-Muwallad không việt vị vì anh xuất phát ở trên hàng thủ ĐT Việt Nam xuống.

Xuất hiện bằng chứng tổ VAR "chơi xấu", khiến ĐT Việt Nam thua oan - Ảnh 2.

Song có vẻ như cầu thủ của Saudi Arabia đã việt vị trước đó.

Dù thế, có vẻ Al Ghanam đã chạm bóng trong tình huống này trước khi hậu vệ phải bên phía Ả Rập Xê Út đón đường chuyền và thực hiện pha chuyền ngược dẫn tới quả penalty. Nếu điều ấy là thật thì ĐT Việt Nam đã chịu bàn thua có phần oan uổng.

Cũng cần nói thêm rằng, ở trận đấu giữa ĐT Ả Rập Xê Út và ĐT Việt Nam, đạo diễn hình của nước chủ nhà dường như đã quá thiên vị đội nhà mà bỏ quên đi những khoảnh khắc quan trọng của trận đấu. Theo đó, các máy quay chỉ tập trung quay các tình huống có lợi cho các cầu thủ Ả Rập Xê Út, mà "lờ" đi các pha bóng bất lợi. Như ở tình huống Fahad Al-Muwallad thoát xuống nhận bóng ở phút 53, họ đã không quay chậm lại xem hậu vệ này đã rơi vào thế việt vị hay chưa, mà chỉ tập trung vào khoảnh khắc bóng chạm tay Duy Mạnh...

Chưa kể, tổ VAR đến từ Jordan cũng tỏ ra thiếu fair-play và làm sai luật. Cụ thể, sau khi bóng bay ra ngoài sân, trọng tài người Uzbekistan Ilgiz Tantashev nhận tín hiệu từ tổ VAR đến từ Jordan, gồm Adham Makhadmeh và Ahmed Al-Ali. Ban đầu, Tantashev có vẻ như không có ý định thổi phạt đền, nên đã trao đổi rất lâu. Sau đó ông mới chạy ra màn hình ngoài sân để xem lại tình huống. VAR phát lại nhiều lần tình huống, ở tốc độ chậm hơn thực tế.

Sau hơn một phút, ông Tantashev trở lại sân và ra dấu hiệu cho Ả Rập Xê Út hưởng phạt đền, đồng thời rút thẻ vàng thứ hai với Duy Mạnh.

Theo luật của mùa giải 2021-2022 do Hội đồng Bóng đá Quốc tế (IFAB) công bố, quy định về VAR, mục số 4 về quy tắc kiểm tra tình huống ghi: "VAR có thể kiểm tra băng hình ở tốc độ thường hoặc chậm. Nhưng thông thường, tốc độ chậm chỉ nên dùng cho những sự thật, như vị trí việt vị, điểm phạm lỗi, bóng ra ngoài hay ở trong sân. Còn tốc độ thường dùng cho những tình huống cường độ cao hoặc quyết định lỗi dùng tay chơi bóng hay không".

Tình huống này tổ VAR đến từ Jordan đã làm không đúng với quy tắc nói trên. Đáng ra, họ chỉ được phát lại ở tốc độ thường.

Chưa hết, tổ VAR người Jordan cũng lờ đi tình huống Fahad Al-Muwallad đã rơi vào thế việt vị khi nhận bóng hay chưa, mà chỉ tập trung quay lại pha bóng Duy Mạnh để bóng chạm tay. Nó dường như là một sự cố ý để "ép" trọng tài Ilgiz Tantashev thổi penalty và truất quyền thi đấu của Duy Mạnh...

Dẫu sao thì trận đấu cũng đã khép lại và mọi tranh cãi đều không thể được giải quyết vào thời điểm này.

https://danviet.vn/xuat-hien-bang-chung-to-var-choi-xau-khien-dt-viet-nam-thua-oan-20210904002123708.htm?fbclid=IwAR0X2pp05n8Bm0QLdEo8Kq-KybfQNxjo6LqDs48E2CQXFTkSFTmd7xRAWjw

..

---


CẬP NHẬT


4.


Hôm nay (8/9), được sự ủy quyền của Chủ tịch LĐBĐVN Lê Khánh Hải, Phó chủ tịch thường trực LĐBĐVN Trần Quốc Tuấn đã có thư chính thức gửi Chủ tịch FIFA Gianni Infantino và Chủ tịch AFC Salman Bin Ibrahim Al-Khalifa đề nghị kiểm tra chất lượng công tác trọng tài nhằm đảm bảo công bằng và giữ gìn hình ảnh, uy tín cho Vòng loại World Cup.

08/09/2021 18:06:37

Phó chủ tịch thường trực LĐBĐVN Trần Quốc Tuấn.

Trong thư, Phó chủ tịch thường trực LĐBĐVN Trần Quốc Tuấn gửi lời cảm ơn Chủ tịch FIFA và Chủ tịch AFC đã hỗ trợ, hướng dẫn và chỉ đạo bộ phận điều hành phối hợp chặt chẽ với LĐBĐVN để tổ chức thành công trận đấu giữa ĐT Việt Nam và ĐT Australia ngày 7/9/2021 trên SVĐQG Mỹ Đình, trong bối cảnh đối diện với nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

LĐBĐVN ủng hộ và đánh giá cao quyết định của FIFA và AFC đối với việc áp dụng công nghệ hỗ trợ trọng tài video (VAR) vào các trận đấu tại Vòng loại thứ 3 World Cup 2022, trong đó trận đấu giữa ĐT Việt Nam và ĐT Australia là trận đấu đầu tiên công nghệ VAR được thực hiện tại một sự kiện bóng đá quốc tế chính thức do LĐBĐVN đăng cai tổ chức. Điều này đã được đông đảo khán giả hâm mộ cũng như truyền thông Việt Nam và quốc tế quan tâm theo dõi và đặt niềm tin rất lớn vào tính công bằng đến từ các quyết định của trọng tài.

Mục đích của việc áp dụng VAR là giúp các trọng tài có thể đưa ra những quyết định chính xác đối với các tình huống theo quy định của Luật. Tuy nhiên, ở trận đấu giữa ĐT Việt Nam và ĐT Australia, LĐBĐVN nhận thấy trọng tài đã không đưa ra quyết định chính xác, gây ảnh hưởng đến kết quả trận đấu.

Với tư cách là một thành viên có trách nhiệm, LĐBĐVN mong muốn góp phần xây dựng và bảo vệ sự công bằng, uy tín của các giải đấu chính thức của FIFA, AFC. LĐBĐVN đề nghị FIFA và AFC tăng cường kiểm tra, đánh giá chất lượng công tác trọng tài để có giải pháp điều hành hiệu quả tại những vòng đấu tới nhằm đảm bảo hình ảnh và uy tín của Giải đấu.

https://vff.org.vn/ldbdvn-de-nghi-fifa-va-afc-tang-cuong-kiem-tra-danh-gia-chat-luong-cong-tac-trong-tai/?fbclid=IwAR2qgaeyt0blVjMxaR3k9MbHBqUjcLOZeXNw-6xgb7r9ChDZjyIWiBhpjfg


3.

 Thứ năm, ngày 09/09/2021 19:40 PM (GMT+7)
Aa Aa+
ĐT Việt Nam ít có lợi thế từ khi VAR - Công nghệ video hỗ trợ trọng tài - được sử dụng ở các giải đấu cấp châu lục.


Thầy trò HLV Park Hang-seo đã có 4 lần chịu ảnh hưởng từ VAR kể từ Asian Cup 2019 đến vòng loại thứ ba World Cup 2022. Tuy nhiên, 3 trong 4 lần chịu sự can thiệp của công nghệ VAR tính đến hiện tại, ĐT Việt Nam đều đối mặt với tình huống bất lợi.

VAR một lần nữa khiến HLV Park Hang-seo không thể hiểu được quyết định của trọng tài trong trận thua 0-1 trước Australia tối 7/9. Sau khi ông Abdulrahman Ibrahim Al-Jassim xem lại đoạn quay chậm, trọng tài người Qatar không cho ĐT Việt Nam phạt đền.

Đây không phải lần đầu tiên VAR không giúp ĐT Việt Nam có lợi thế. Tuy nhiên, trọng tài làm theo luật và nhận định dựa trên luật IFBA - Luật bóng đá 11 người cho các trọng tài trên toàn thế giới. Điều quan trọng nhất vẫn là nhận định của trọng tài như thế nào.

Vì sao VAR liên tục "ám" ĐT Việt Nam? - Ảnh 1.

Trọng tài Al-Jassim ra hiệu trận đấu tiếp tục sau khi xem lại băng quay chậm. Ảnh: Thanh Hà.

Trong tình huống hậu vệ của Australia Rhyan Bert Grant để bóng chạm tay. Trọng tài Ibrahim Al-Jassim không phát hiện và cần hỗ trợ từ VAR. Sau khi xem kỹ lại chỉ có 3 góc máy và hình ảnh khá mờ, trọng tài người Qatar không cho rằng đó là lỗi dùng tay chơi bóng.

Hậu vệ Grant trả lời sau trận đấu rằng bóng chạm ngực trước khi chạm tay anh ấy. Theo cựu trọng tài Hoàng Ngọc Tuấn: "Đây là tình huống không cố ý dùng tay chơi bóng của hậu vệ Australia. Tay cầu thủ phòng ngự tự nhiên, bình thường khi xoay người".

Nhiều người sẽ nhớ lại pha bóng của hậu vệ Đỗ Duy Mạnh xảy ra ở trận thua 1-3 trước Saudi Arabia ngày 3/9. Cầu thủ này trong lúc cản cú sút của đối thủ và để bóng chạm vào cánh tay đang giơ lên cao. Trọng tài Ilgiz Tantashev phải nhờ VAR hỗ trợ mới đưa ra quyết định.

Trưởng ban Trọng tài VFF, ông Dương Văn Hiền, nói: "Cánh tay của Duy Mạnh đưa ra to bất thường và đập trúng bóng. Vì vậy, trọng tài thổi phạt đền cho Saudi Arabia. Duy Mạnh để tay làm to cơ thể và cản pha bóng triển vọng nên bị phạt thêm thẻ vàng".

Khác biệt trong động tác của Rhyan Grant và Duy Mạnh là sự chủ động của cánh tay. Hậu vệ Australia xoay người và rút tay về khiến bóng trúng khuỷu tay, còn Duy Mạnh giơ tay ra nên phải chịu rủi ro. Trọng tài thường dựa vào nhiều yếu tố để đưa ra nhận định.

Vì sao VAR liên tục "ám" ĐT Việt Nam? - Ảnh 2.

Động tác tay của Duy Mạnh được xem là không tự nhiên khi tranh chấp.

Với nhận định của mình, trọng tài người Uzbekistan cho Saudi Arabia hưởng quả phạt đền và rút thẻ vàng thứ 2 cho Duy Mạnh. ĐT Việt Nam bị thủng lưới, chơi thiếu người, đành chấp nhận trận thua 1-3 khi ra quân vòng loại thứ ba World Cup 2022.

Xa hơn ở VCK Asian Cup 2019, trọng tài Mohammed Abdulla Hassan bắt lỗi trung vệ Bùi Tiến Dũng. Số 4 của ĐT Việt Nam phạm lỗi với Ritsu Doan của tuyển Nhật Bản. Đó là pha bóng không có gì gây tranh cãi vì chân của Dũng đã giậm vào chân cầu thủ đội bạn.

Những quyết định gây tranh cãi dù có VAR hỗ trợ chủ yếu vẫn là những tình huống để bóng chạm tay trong vòng cấm địa. Từ mùa giải 2019/20, FIFA đã thay đổi về các tình huống dùng tay chơi bóng, không phải khi nào bóng chạm tay là lỗi dùng tay chơi bóng.

Duy nhất có một lần VAR giúp trọng tài đưa ra quyết định có lợi cho ĐT Việt Nam. Đó cũng là trận đấu với Nhật Bản ở Asian Cup 2019. Khi đó trung vệ Maya Yoshida đánh đầu đưa bóng chạm vào tay trước khi bay vào lưới. Trọng tài không công nhận bàn thắng đó.

Ở cấp độ U23 Việt Nam, thầy trò ông Park "né" được quả phạt đền trong trận hòa 0-0 với U23 UAE ở VCK U23 châu Á. Trọng tài người Singapore, ông Muhammad Taqi, thổi penalty nhưng sau đó rút lại quyết định vì vị trí phạm lỗi nằm ngoài vòng cấm địa.

Vì sao VAR liên tục "ám" ĐT Việt Nam? - Ảnh 3.

HLV Park Hang-seo chấp nhận các quyết định của trọng tài. Ảnh: Việt Linh.

Cũng trong trận đấu này, ông Taqi không cho U23 Việt Nam hưởng quả phạt đền ở phút 62 nhờ tư vấn của VAR. Đó là tình huống hậu vệ UAE khép tay sát người nên không thể thổi phạt. Ổng vấp phải phản ứng mạnh từ tiền vệ Nguyễn Hoàng Đức.

HLV Park Hang-seo từng thừa nhận công dụng của VAR khi công nghệ này được ứng dụng chính thức từ World Cup 2018. Ông cũng chưa lần nào phàn nàn về các quyết định của trọng tài khi đề cập đến các vấn đề này trong phòng họp báo.

Trước đây, khi trọng tài đưa ra quyết định hoặc bỏ qua tình huống ảnh hưởng đến kết quả trận đấu, thì xem như không thể thay đổi được nữa. Nhưng với VAR, các trọng tài có thể sửa sai bằng cách "bẻ còi" nhờ các pha chiếu chậm. Vì vậy, độ chính xác sẽ cao hơn.

https://danviet.vn/vi-sao-var-lien-tuc-am-dt-viet-nam-20210909075354571.htm


2.

Các đội bóng khiếu nại với FIFA về VAR: Như "ném đá ao bèo"

 Anh Nguyễn Thứ năm, ngày 09/09/2021 17:40 PM (GMT+7)
Aa Aa+

Dù hỗ trợ đắc lực để tạo ra sự chính xác và công bằng cho các trận đấu bóng đá, nhưng VAR vẫn có lúc gây ra tranh cãi. Đáng chú ý, những khiếu nại về VAR sau khi "sự đã rồi" thường rơi vào quên lãng rất nhanh chóng.


Ngày 7/9, trận đấu giữa ĐT Việt Nam và Australia thuộc vòng loại thứ 3 World Cup 2022 khu vực châu Á xuất hiện một tình huống gây tranh cãi. Ở phút 28, tiền vệ Hồng Duy của ĐT Việt Nam có pha dứt điểm đưa bóng trúng tay hậu vệ của Australia trong vòng cấm.

Trọng tài Abdulrahman người Qatar sau đó đã tham khảo công nghệ VAR và thậm chí xem rất kỹ màn hình quay chậm về pha bóng này. Sau đó, ông Abdulrahman quyết định không cho ĐT Việt Nam được hưởng quả phạt đền. Đây là một trong những lý do khiến ĐT Việt Nam thất bại 0-1 trước Australia.

Các đội bóng kiến nghị về VAR: Đa phần là... bị lờ đi - Ảnh 1.

Trọng tài tham khảo VAR và không cho ĐT Việt Nam được hưởng phạt đền ở trận đấu với Australia. Ảnh chụp màn hình

Xung quanh tình huống nói trên, ông Trần Quốc Tuấn, Phó Chủ tịch LĐBĐ Việt Nam (VFF) cho biết, VFF đã gửi thư đến 2 quan chức cao cấp nhất của LĐBĐ thế giới (FIFA) và LĐBĐ châu Á (AFC) để nói về vấn đề trọng tài. Thư do ông Trần Quốc Tuấn ký, gửi Chủ tịch FIFA Gianni Infantino và Chủ tịch AFC Salman Bin Ibrahim Al-Khalifa, với nội dung đề nghị kiểm tra chất lượng công tác trọng tài nhằm đảm bảo công bằng và giữ gìn hình ảnh, uy tín cho vòng loại World Cup.

Thực tế, Việt Nam không có quyền khiếu nại quyết định của trọng tài Abdulrahman về việc không thổi phạt đền. Theo quy định vòng loại World Cup 2022, điều 14 về khiếu nại, mục 6 ghi: "Không được khiếu nại các quyết định của trọng tài liên quan tới tình huống bóng. Trọng tài ra quyết định cuối cùng và các đội tuyển không thể khiếu nại lên FIFA. Quy định này cũng áp dụng với quyết định về công nghệ goal-line và VAR".

Trước ĐT Việt Nam, có nhiều đội bóng cũng đã kiến nghị về VAR. Tuy nhiên, việc họ nhận được hồi âm đã là hiếm. Phần còn lại không được FIFA xác nhận là sẽ trả lời hay có giải quyết cụ thể.

Điển hình cho việc các đội tuyển "thi nhau" kiến nghị là VCK World Cup 2018. Đây là Cúp thế giới đầu tiên VAR được áp dụng trong các trận đấu và ngay lập tức khiến nhiều đội... không hài lòng.

Tại vòng bảng, trong trận đấu giữa ĐT Brazil và ĐT Thụy Sĩ, Stephen Zuber của Thụy Sĩ ghi bàn thắng và vấp phải sự phản đối quyết liệt của các cầu thủ Brazil với trọng tài. Mặc dù vậy, bàn thắng này vẫn được công nhận.

Các đội bóng kiến nghị về VAR: Đa phần là... bị lờ đi - Ảnh 2.

Pha bóng khiến ĐT Brazil bất bình khi bị Thụy Sĩ ghi bàn. Ảnh: FIFA

Sau trận đấu, LĐBĐ Brazil cho rằng tình huống ghi bàn gỡ hòa của Zuber đáng lẽ không nên được công nhận vì cầu thủ này đã phạm lỗi với Miranda. Ngoài ra, ĐT Brazil cũng không được hưởng quả 11m trong tình huống Gabriel Jesus bị phạm lỗi trong vòng cấm.

Ở cả 2 tình huống trên, các cầu thủ Brazil dù đã có ý kiến ngay lập tức nhưng trọng tài đã quyết định không sử dụng công nghệ VAR (công nghệ video hỗ trợ trọng tài). Chính vì vậy mà Selecao đã gặp bất lợi và phải chấp nhận chia điểm.

Trong một bản khiếu nại dài ba trang gửi cho FIFA, LĐBĐ Brazil đã đặt ra 3 câu hỏi. Câu hỏi đầu tiên là liệu trợ lý trọng tài Paolo Valeri (trong đội ngũ VAR) có trao đổi với trọng tài chính là ông Cesar Ramos về 2 tình huống trên hay không? Câu hỏi thứ 2 là ông Cesar Ramos có yêu cầu đội ngũ VAR phân tích 2 tình huống đó không? Câu hỏi thứ 3 là đội ngũ VAR và trọng tài chính liên lạc với nhau như thế nào?

Chưa đến hai ngày sau, CBF nhận được câu trả lời từ FIFA như sau: "Trước mỗi tình huống, VAR sẽ không nghĩ rằng "Trọng tài đã quyết định đúng chưa?". VAR sẽ nghĩ rằng "Quyết định của trọng tài có sai trầm trọng và dễ thấy không?". Và quyết định của trọng tài là duy nhất và cuối cùng".

Brazil cũng là đội "may mắn" duy nhất khi nhận được hồi âm của FIFA ở giải đấu này. Cũng ở VCK World Cup 2018, nhiều đội khác như Morocco, Hàn Quốc, Senegal đã có kiến nghị khi họ cho rằng trọng tài không sử dụng hoặc sử dụng VAR không hợp lý khiến họ chịu thiệt. Đáp án sau đó là giống hệt nhau: LĐBĐ các nước này không đưa thêm thông tin nào sau kiến nghị lần đầu và FIFA cũng... lờ đi luôn những kiến nghị trên.

Chỉ có một trường hợp duy nhất, trọng tài không có những quyết định chính xác liên quan đến VAR bị trừng phạt là ông Felix Brych. Trong trận đấu tại vòng bảng VCK World Cup 2018 giữa Thụy Sĩ và Serbia, ông Brych LĐBĐ Serbia phản ánh là mắc sai sót có dính dáng đến VAR và khiến Serbia gặp bất lợi.

Các đội bóng kiến nghị về VAR: Đa phần là... bị lờ đi - Ảnh 3.

Trọng tài Brych bị "treo còi" chỉ sau 1 trận tại VCK World Cup 2018. Ảnh: FIFA

FIFA đã "ra tay" với ông Brych khi loại luôn trọng tài rất uy tín này khỏi giải đấu chỉ sau 1 trận cầm còi. Nhưng chính FIFA cũng không đưa ra giải thích nào mang ý nghĩa là họ thừa nhận trọng tài sai khi không sử dụng VAR chính xác.

Tại Premier League, trong trận đấu giữa Liverpool và Everton ở mùa giải 2019/2020, trọng tài và VAR đã bị HLV Jurgen Klopp và các cầu thủ Liverpool phản đối dữ dội. Trọng tài đã công nhận bàn thắng chưa thực sự hợp lệ cho Everton vào giây cuối cùng dù đã tham khảo VAR. Bên cạnh đó, thủ môn Pickford vào bóng nguy hiểm khiến Van Dijk của Liverpool chấn thương nặng nhưng không bị truất quyền thi đấu.

Các đội bóng kiến nghị về VAR: Đa phần là... bị lờ đi - Ảnh 4.

Liverpool kiến nghị về tình huống ghi bàn của Liverpool, nhưng sau đó không nhận được phản hồi. Ảnh: LFC

Những kiến nghị của Liverpool đã được gửi tới LĐBĐ Anh (FA) khi The Kop cho rằng, Pickford phải bị trừng phạt, còn bàn thắng của Everton khiến họ chịu oan ức. Tuy vậy, tất cả những gì Liverpool nhận được sau đó chỉ là... sự im lặng. Cuối cùng, sự việc trên khép lại khi FA "quên" luôn việc có cần giải quyết kiến nghị của Liverpool hay không.

https://danviet.vn/cac-doi-bong-kien-nghi-ve-var-da-phan-la-bi-lo-di-20210909165242836.htm



1.


BÓNG ĐÁ VIỆT NAM 

Thứ Năm, 09/09/2021 13:05:00 +07:00

(VTC News) -

Lần đầu tiên trong lịch sử VFF gửi thư tới FIFA yêu cầu xem xét lại trọng tài sau khi ông Al-Jassim quyết định sai làm ảnh hưởng kết quả trận Việt Nam vs Australia.


Hiếm khi một liên đoàn thành viên gửi thư đến FIFA về vấn đề trọng tài, mà khi chuyện đó xảy ra thì hẳn phải có một nỗi ấm ức rất lớn. Hiệp hội bóng đá Anh (FA) khiếu nại lên FIFA sau khi bị từ chối một bàn thắng mười mươi trong trận thua Đức ở World Cup 2010. Morocco cũng làm như vậy khi họ đánh rơi điểm số một cách tức tưởi trong 2 trận liên tiếp trước Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.

Đối với đội tuyển Việt Nam, sự ấm ức không chỉ là một quả phạt đền bị đánh cắp. Thầy trò HLV Park Hang Seo nếm trải sự nghiệt ngã trong 2 trận đấu liên tiếp, ở một sân chơi mà lẽ ra điều đó không được xảy ra khi các trọng tài đã có sự hỗ trợ của đầy đủ mọi phương tiện tốt nhất, rõ ràng nhất. 
VFF kiến nghị FIFA xem xét trọng tài: Đòi công bằng cho đội tuyển Việt Nam - 1

Trọng tài người Qatar gây tranh cãi ở trận đấu giữa ĐT Việt Nam và Australia.

Không thể ngăn cản luồng suy nghĩ về việc đội bóng lính mới bị chèn ép khi chân ướt chân ráo xuất hiện ở một sân chơi vốn được coi là chỉ dành cho những ông lớn.

Australia, hay Nhật Bản, Ả Rập Xê Út có thể sẽ không phản ứng và tiếc nuối nhiều đến vậy nếu gặp bất lợi vì một quyết định gây tranh cãi của trọng tài. Họ có rất nhiều cơ hội để sửa sai và bù lại phần thiệt thòi đó, bằng trình độ của mình. 

Tuy nhiên, các đội bóng ở thế yếu thì lại là câu chuyện khác. Để đấu được với những ông lớn đẳng cấp World Cup, mội đội bóng ở tầm Đông Nam Á như Việt Nam vốn đã phải nỗ lực tới hơn 100% khả năng. Vì thế, một quyết định đáng tranh cãi của trọng tài có thể là một đòn chí tử đánh vào thứ duy nhất mà họ có thể dựa vào để đối đầu với các đối thủ mạnh - đó là hi vọng.

Video: Trọng tài từ chối cho tuyển Việt Nam hưởng phạt đền

Volume 90%
 

Việc VFF phàn nàn lên FIFA tất nhiên không thể sửa được kết quả thất bại của đội nhà. Đội tuyển Việt Nam chưa chắc thắng, cũng chẳng tiến gần đến World Cup hơn được bao nhiêu nếu chọc thủng lưới Australia từ quả phạt đền.

Thứ mà đội bóng của chúng ta cần không phải là bù lại phần thiệt thòi đó. Bóng đá Việt Nam muốn được đối xử công bằng. Đội tuyển Việt Nam có quyền được tranh đấu ở một môi trường mà công tác cầm cân nảy mực phải tương xứng với đẳng cấp chuyên môn.

Thầy trò HLV Park Hang Seo thua kém các đối thủ trong bảng đấu về trình độ và danh tiếng. Đó là sự yếu thế mà chúng ta chấp nhận về mặt chuyên môn. Tuy nhiên, ở một sân chơi tầm cỡ thế giới với cánh cửa dẫn thẳng đến World Cup, đội tuyển Việt Nam có quyền đòi hỏi được đối xử ngang hàng như các ông lớn.

Lời nhắn của VFF gửi đến FIFA có ý nghĩa như vậy. Đó là tiếng nói của một nền bóng đá thuộc diện "vô danh tiểu tốt" đã từng bước tiến bộ để chạm tới sân chơi này. 

Xa hơn, với tư cách là một thành viên có trách nhiệm, tiếng nói của VFF sẽ góp phần xây dựng và bảo vệ sự công bằng, uy tín của các giải đấu chính thức của FIFA, AFC. 

Theo lịch, trận đấu tiếp theo của đội tuyển Việt Nam ở vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á là gặp đội tuyển Trung Quốc tại UAE vào ngày 7/10, trước khi cả đội di chuyển tới Oman để chuẩn bị cho trận đấu kế tiếp vào ngày 12/10 trên SVĐ Sultan Qaboos (Muscat, Oman).

https://vtc.vn/vff-kien-nghi-fifa-xem-xet-trong-tai-doi-cong-bang-cho-doi-tuyen-viet-nam-ar635488.html


..

..


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.