Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

30/07/2021

Hà Nội giữa năm 2021 những ngày giãn cách chống dịch (ghi chép)

Trên không gian mạng vừa rồi xuất hiện những ghi chép dạng nhật kí về cuộc sống giãn cách chống dịch ở Tp. Hồ Chí Minh, một số người đặt tiêu đề là "nhật kí phong thành".

Hà Nội thì từ ngày 24/7/2021 bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16.

Dưới đây là những ghi chép, cũng tạm xem là "nhật kí phong thành" ở Hà Nội của nhiều người, từ nhiều hoàn cảnh và nhiều góc nhìn khác nhau, tức là từ nhiều nguồn khác nhau. Cũng cập nhật một ít ghi chép của chính chủ nhân Giao Blog với tư cách là một người trong cuộc.

Mở đầu là một ít ảnh của hai người bạn gửi cho chủ nhân Giao Blog - hiện nay, một bạn đang ở yên trong căn nhà ở Hà Tây (cũ) và một bạn nữa thì ở Mai Châu. Cả hai đều ở dạng như vui thú điền viên, có nhà sàn, có ao thả cả và nuôi vịt, có vườn tược trồng rau. Ngôn ngữ bây giờ gọi là trạng thái "yên an" hay "an yên" (có nhiều người tỏ ra không thích từ này, nhưng tôi ghi nhận là một từ mới phản ánh hiện thực mới và tâm thế mới).

Cập nhật dần dần như mọi khi.

Tháng 7 năm 2021,

Giao Blog


---

Ở một ngôi làng thuộc Hà Tây cũ, nay là "Hà Nội 2", cũng gọi "Hà Nhì" (hạ tuần tháng 7 năm 2021):


Ở một ngôi làng thuộc Mai Châu tỉnh Hòa Bình (hạ tuần tháng 7 năm 2021):



(các ảnh nhận qua zalo)



..

..

CẬP NHẬT


14.

Tình hình Covid-19 đến hôm nay

Thứ Tư 25, Tháng Tám 2021bởi Cong_Chi_Nguyen





Thông báo hôm nay của Bộ Y tế VN

Thống kê các nước trong 7 ngày qua

Ghi chú:

  • Do bận quá nhiều việc mà thời gian ít, sức U80 chỉ cho phép viết và biên dịch 2—3 bài/ngày, tôi xin chụp lại tin chính thức quốc tế để nhanh chóng cho bạn đọc sớm tham khảo.
  • Trước hết phải thấy là tin chính thức trong nước khá chi tiết (xuống từng tỉnh) và kịp thời (mỗi buổi), có thể tham khảo các trang mạng nước ngoài để so sánh. Trong khi đó trang worldometers.info tổng hợp từ CDC · WHO · ECDC và dữ liệu được báo cáo tuy hơi muộn nhưng cho bức tranh toàn cầu từ 208 quốc gia và vùng lãnh thổ.
  • Khi tình hình dịch phức tạp thì tin tức không thống nhất là lẽ bình thường. Lúc này cần bình tĩnh so sánh dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, so với hàng xóm và so với chính dữ liệu quá khứ của mình để tự rút ra dự báo.
  • Mỗi ngày tôi sẽ cố gắng cập nhật bằng cách thay các ảnh trên. Các bạn chỉ cần quay lại mở đúng link của bài này.
  • Chúc các bạn và gia đình bình an.

https://dongtac.hncity.org/spip.php?article7306&fbclid=IwAR0Fbr-64o_2wxN3-XLGfeYIbBY0iNFgl2gP9kWEv8LuqWcgJcsT655n_KM









13.

22/08/2021


22/08/2021

Thực hiện Qui định về công tác cán bộ, căn cứ ý kiến của Ban Thường vụ Đảng ủy Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (Viện Hàn lâm) về việc tiếp tục kiện toàn các đồng chí Lãnh đạo các cơ quan thuộc và trực thuộc Viện Hàn lâm, sáng ngày 20/8/2021, tại Hội trường 3D, trụ sở số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, Viện Hàn lâm đã tổ chức Hội nghị Công bố và trao các Quyết định về công tác cán bộ Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Trung tâm Phân tích và Dự báo, Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng.


Chủ tịch Viện Hàn lâm - PGS.TS. Bùi Nhật Quang phát biểu giao nhiệm vụ tại Hội nghị

Tham dự Hội nghị có PGS.TS. Bùi Nhật Quang, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Viện Hàn lâm; các Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm: GS.TS. Đặng Nguyên Anh; PGS.TS. Nguyễn Đức Minh; TS. Phùng Ngọc Tấn, Quyền Trưởng Ban Tổ chức – Cán bộ; ThS. Võ Thị Vương Ngọc, Phó Chánh Văn  phòng Đảng - Đoàn thể Viện Hàn lâm cùng đại diện cán bộ, công chức, viên chức của 3 đơn vị.


Chủ tịch Viện Hàn lâm PGS.TS. Bùi Nhật Quang tặng hoa tri ân GS.TS. Đặng Nguyên Anh nguyên Chánh Văn phòng Viện Hàn lâm tại Hội nghị

Thay mặt Thường vụ Đảng ủy và Lãnh đạo Viện Hàn lâm, PGS.TS. Bùi Nhật Quang đã lần lượt trao:

(1). Quyết định số 1146/QĐ-KHXH ngày 18 tháng 08 năm 2021 của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, điều động và bổ nhiệm có thời hạn ông Nguyễn Đình Chúc, Tiến sĩ, Nghiên cứu viên chính, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng, giữ chức Chánh Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

(2). Quyết định số 1108/QĐ-KHXH ngày 11 tháng 08 năm 2021 của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, bổ nhiệm có thời hạn ông Hoàng Xuân Sáng, Thạc sĩ, Chuyên viên chính, Trưởng phòng Phòng Hành chính - Tổng hợp Văn phòng Viện Hàn lâm, giữ chức Phó Chánh Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.


Chủ tịch Viện Hàn lâm PGS.TS. Bùi Nhật Quang trao Quyết định và tặng hoa chúc mừng TS. Nguyễn Đình Chúc tân Chánh Văn phòng Viện Hàn lâm tại Hội nghị

(3). Quyết định số 1147/QĐ-KHXH ngày 18 tháng 08 năm 2021 của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, điều động và bổ nhiệm ông Bạch Hồng Việt, Tiến sĩ, Nghiên cứu viên cao cấp, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng, giữ chức Quyền Giám đốc Trung tâm Phân tích và Dự báo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

(4). Quyết định số 1148/QĐ-KHXH ngày 18 tháng 08 năm 2021 của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, điều động và bổ nhiệm ông Lê Văn Hùng, Tiến sĩ, Nghiên cứu viên chính, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, giữ chức Phó Viện trưởng, giao phụ trách Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng.

(5). Quyết định số 1150/QĐ-KHXH ngày 18 tháng 08 năm 2021 của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, điều động và bổ nhiệm có thời hạn ông Đỗ Tá Khánh, Tiến sĩ, Nghiên cứu viên chính, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu EU, Viện Nghiên cứu Châu Âu, giữ chức Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng.


Ban lãnh đạo Viện Hàn lâm chụp ảnh lưu niệm cùng ông Hoàng Xuân Sáng, tân Phó Chánh Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tại Hội nghị

Cũng tại Hội nghị, Chủ tịch Viện Hàn lâm đã long trọng trao các quyết định số 158/QĐ-ĐU ngày 19/8/2021 của Đảng ủy Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, chỉ định đồng chí Nguyễn Đình Chúc, Chánh Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, tham gia cấp ủy, giữ chức Bí thư Đảng bộ Văn phòng Viện Hàn lâm, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Trao quyết định số 159/QĐ-ĐU ngày 19/8/2021 của Đảng ủy Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, chỉ định đồng chí Lê Văn Hùng, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Nghiên cứu phát triển bền vững Vùng tham gia cấp ủy và giữ chức Phó Bí thư chi bộ Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Trao quyết định số 150/QĐ-ĐU ngày 19/8/2021 của Đảng ủy Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, chỉ định đồng chí Đỗ Tá Khánh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng tham gia cấp ủy Chi bộ Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng, nhiệm kỳ 2020 – 2025.


Ban lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam chụp ảnh lưu niệm cùng ông Bạch Hồng Việt, tân Quyền Giám đốc Trung tâm Phân tích và Dự báo tại Hội nghị

Phát biểu giao nhiệm vụ tại Hội nghị, PGS.TS. Bùi Nhật Quang nhiệt liệt chúc mừng cả 5 lãnh đạo mới của các đơn vị liên quan đã nhận được sự tín nhiệm cao của Thường vụ Đảng ủy, Lãnh đạo Viện Hàn lâm cùng tập thể cán bộ, công chức, viên chức. Chủ tịch Viện Hàn lâm đánh giá cao năng lực, kinh nghiệm làm việc cũng như triển vọng phát triển của 5 đồng chí và tin tưởng các đồng chí sẽ tiếp tục có thêm nhiều đóng góp trong môi trường làm việc mới. góp phần vào mục tiêu phát triển chung của các đơn vị nói riêng và của cả Viện Hàn lâm nói chung trong tương lai.

Nhân dịp này Chủ tịch Viện Hàn lâm cũng dành nhiều lời tri ân và  bó hoa tươi thắm gửi tới GS.TS. Đặng Nguyên Anh nguyên Chánh Văn Phòng Viện Hàn lâm vì những đóng góp to lớn của ông đối với sự phát triển bền vững của Viện Hàn lâm nói chung và của Văn phòng Viện Hàn lâm nói riêng và tin tưởng, với việc tập trung hoàn toàn vào công tác lãnh đạo ở vị trí Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm, giáo sư Đặng Nguyên Anh sẽ tiếp tục gắn bó và đóng góp vào công tác lãnh đạo điều hành để Viện Hàn lâm sẽ ngày càng có thêm nhiều thành tựu hơn nữa trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn.


Ban lãnh đạo Viện Hàn lâm chụp ảnh lưu niệm cùng ông Lê Văn Hùng, tân Phó Viện trưởng phụ trách Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng và ông Đỗ Tá Khánh Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng tại Hội nghị

Phát biểu nhận nhiệm vụ, cả 5 đồng chí tân lãnh đạo đều trân trọng cảm ơn sự tín nhiệm của Thường vụ Đảng ủy và Lãnh đạo Viện Hàn lâm và các ban chức năng cùng sự giúp đỡ, tạo điều kiện của tập thể, lãnh đạo và các đồng nghiệp tại cơ quan. Đồng thời cho rằng đây là vinh dự song cũng là trọng trách nặng nề đối với cá nhân các đồng chí và mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của các đơn vị chức năng và đồng nghiệp, để các đồng chí tiếp tục có những cơ hội được thể hiện năng lực, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đóng góp có hiệu quả vào sự phát triển của từng đơn vị và vào sự nghiệp chung của Viện Hàn lâm trong các giai đoạn tới.

Nhân dịp này, 5 cán bộ được điều động và bổ nhiệm đều nhận được những lời chúc mừng và bó hoa tươi thắm từ Lãnh đạo Viện Hàn lâm, Ban Tổ chức – Cán bộ, và đại biểu tham dự Hội nghị.

Phạm Vĩnh Hà

https://vass.gov.vn/tin-hanh-chinh-to-chuc/Hoi-nghi-cong-bo-Quyet-dinh-ve-cong-tac-can-bo-1188




Hội nghị công bố Quyết định về công tác cán bộ Ban Hợp tác quốc tế, Ban Kế hoạch - Tài chính và Trung tâm Phân tích và Dự báo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

04/08/2021

 

Chiều ngày 03/8/2021, tại trụ sở Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam (Viện Hàn lâm), số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, PGS.TS. Bùi Nhật Quang, Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã trao các Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo các đơn vị: Ban Hợp tác quốc tế, Ban Kế hoạch - Tài chính và Trung tâm Phân tích và Dự báo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

Tham dự Hội nghị có PGS.TS. Bùi Nhật Quang, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Viện Hàn lâm;  TS. Phùng Ngọc Tấn, Quyền Trưởng Ban Tổ chức – Cán bộ; TS. Lê Thị Hải Nam, Chánh Văn  phòng Đảng - Đoàn thể Viện Hàn lâm cùng đại diện cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của 3 đơn vị.


Chủ tịch Viện Hàn lâm phát biểu giao nhiệm vụ cho tân lãnh đạo 3 đơn vị

Tại Hội nghị, Chủ tịch Viện Hàn lâm đã trao Quyết định số 1066/QĐ-KHXH ngày 02/8/2021 điều động và bổ nhiệm bà Văn Thị Thanh Bình, chuyên viên chính, Phó Trưởng ban Ban Kế hoạch - Tài chính giữ chức Phó Trưởng ban Ban Hợp tác quốc tế, Quyết định có hiệu lực từ ngày ký; Trao Quyết định số 1067/QĐ-KHXH ngày 02/8/2021 điều động và bổ nhiệm ông Phạm Sỹ An. Tiến sĩ, Nghiên cứu viên chính, Phó Giám đốc Trung tâm Phân tích và Dự báo, giữ chức Phó Trưởng ban, giao Phụ trách Ban Kế hoạch - Tài chính, Quyết định có hiệu lực từ ngày ký; Trao Quyết định số 1068/QĐ-KHXH ngày 02/8/2021 điều động và bổ nhiệm có thời hạn bà Hà Thị Hồng Vân, Tiến sĩ, Nghiên cứu viên chính, Trưởng phòng Nghiên cứu Kinh tế - Xã hội Trung Quốc, Viện Nghiên cứu Trung Quốc, giữ chức Phó Giám đốc Trung tâm Phân tích và Dự báo, Quyết định có hiệu lực từ ngày ký.


TS. Lê Thị Hải Nam công bố quyết định chỉ định các tân lãnh đạo tham gia cấp ủy chi bộ các đơn vị tại Hội nghị

Cũng tại Hội nghị, TS. Lê Thị Hải Nam, Chánh Văn phòng Đảng - Đoàn thể Viện Hàn lâm, thừa ủy quyền của BTV Đảng uỷ công bố quyết định số 146/QĐ-ĐU ngày 03/8/2021 của Đảng ủy Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, chỉ định đồng chí Văn Thị Thanh Bình,  tham gia cấp ủy, giữ chức Phó Bí thư Chi bộ Ban Hợp tác quốc tế, nhiệm kỳ 2020 – 2022. Quyết định có hiệu lực từ ngày ký; Công bố quyết định số 147/QĐ-ĐU ngày 03/8/2021 của Đảng ủy Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, chỉ định đồng chí Phạm Sỹ An, tham gia cấp ủy Chi bộ Ban Kế hoạch - Tài chính, nhiệm kỳ 2020 – 2022. Quyết định có hiệu lực từ ngày ký; Công bố quyết định số 148/QĐ-ĐU ngày 03/8/2021 của Đảng ủy Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, chỉ định đồng chí Hà Thị Hồng Vân, tham gia cấp ủy Chi bộ Trung tâm Phân tích và Dự báo, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Quyết định có hiệu lực từ ngày ký.

Phát biểu trong sự kiện công bố quyết định điều động, bổ nhiệm lãnh đạo các đơn vị, PGS.TS. Bùi Nhật Quang đã nhiệt liệt chúc mừng các đồng chí tân lãnh đạo vì đã nhận được sự tín nhiệm của Ban Thường vụ Đảng ủy, Lãnh đạo Viện Hàn lâm và cán bộ trong các đơn vị liên quan. Chủ tịch Viện Hàn lâm mong muốn các đồng chí tân lãnh đạo với phát huy sức trẻ và kinh nghiệm sẵn có để tiếp tục có nhiều sáng kiến, phát huy năng lực cá nhân, góp phần đắc lực vào sự phát triển bền vững của các đơn vị cũng như góp phần đắc lực vào sự phát triển chung của Viện Hàn lâm, Chủ tịch Viện Hàn lâm cũng không quên nhấn mạnh đến những khó khăn mà các tân lãnh đạo phải đối mặt trong công tác lãnh đạo, điều hành trong bối cảnh toàn xã hội đang phải đối mặt với tình hình giãn cách xã hội do dịch bệnh covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp hiện nay và mong rằng các đồng chí sẽ thích ứng nhanh với mọi hoạt động để công tác tại mỗi đơn vị luôn giữ vững được sự ổn định và phát triển theo đúng kế hoạch đặt ra.


Chủ tịch Viện Hàn lâm trao Quyết định và tặng hoa chúc mừng ThS. Văn Thị Thanh Bình

Chủ tịch Viện Hàn lâm trao Quyết định và tặng hoa chúc mừng TS. Phạm Sỹ An

Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam trao Quyết định và tặng hoa chúc mừng TS. Hà Thị Hồng Vân

Phát biểu nhận nhiệm vụ, ThS. Văn Thị Thanh Bình, TS. Phạm Sỹ an và TS. Hà Thị Hồng Vân đã trân trọng cảm ơn sự tín nhiệm của Thường vụ Đảng ủy và Lãnh đạo Viện Hàn lâm, các ban chức năng, cùng sự giúp đỡ, ủng hộ của Lãnh đạo, cán bộ công chức viên chức và người lao động các đơn vị, các đồng chí đều nhận thức rằng cương vị mới đồng thời là vinh dự song cũng là trọng trách lớn đối với bản thân và nguyện sẽ cống hiến hết sức mình nhằm kế thừa và phát huy tốt truyền thống của các đơn vị góp phần vào sự phát triển của các đơn vị nói riêng và của cả Viện Hàn lâm Khoa học xã hội nói chung trong thời gian tới.

Nhân dịp này, ThS. Văn Thị Thanh Bình, TS. Phạm Sỹ An và TS. Hà Thị Hồng Vân đã nhận được nhiều lời chúc mừng và những bó hoa tươi thắm từ Lãnh đạo Viện Hàn lâm, Ban Tổ chức – Cán bộ, tập thể cán bộ công chức, viên chức, người lao động của các đơn vị tham gia Hội nghị.

Phạm Vĩnh  Hà

 

https://vass.gov.vn/tin-hanh-chinh-to-chuc/Hoi-nghi-cong-bo-Quyet-dinh-ve-cong-tac-can-bo-1186




Hội nghị Công bố Quyết định kiện toàn Lãnh đạo cấp Khoa, Phòng thuộc Học viện Khoa học xã hội

16/07/2021

 

Triển khai Quyết định của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Quyết định của Giám đốc Học viện Khoa học xã hội về kiện toàn lãnh đạo cấp khoa, phòng và tương đương thuộc Học viện Khoa học xã hội, sáng ngày 14/7/2021, tại Hội trường tầng 2, trụ sở số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (Viện Hàn lâm) tổ chức Hội nghị Công bố Quyết định công tác cán bộ Học viện Khoa học xã hội (Học viện).

PGS.TS. Bùi Nhật Quang, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Viện Hàn lâm phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị
PGS.TS. Bùi Nhật Quang, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Viện Hàn lâm phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Tham dự Hội nghị có: PGS.TS. Bùi Nhật Quang, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Viện Hàn lâm; GS.TS. Đỗ Hoài Nam, nguyên Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Viện KHXH Việt Nam; Thượng tướng, PGS.TS. Nguyễn Văn Thành, nguyên Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, thành viên Hội đồng Học viện và các Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm là GS.TS. Đặng Nguyên Anh; TS. Đặng Xuân Thanh, Phó Bí thư Đảng ủy; PGS.TS. Nguyễn Đức Minh, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Trưởng ban Dân vận; TS. Phùng Ngọc Tấn, Quyền Trưởng ban Ban Tổ chức- Cán bộ; cùng các đồng chí Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ Viện Hàn lâm; đồng chí Ủy viên Hội đồng Học viện; Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Viện Hàn lâm; các đồng chí Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Viện Hàn lâm và đại diện các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Học viện.

PGS.TS. Bùi Nhật Quang trao Quyết định cho các tân Trưởng Khoa của Học viện KHXH
PGS.TS. Bùi Nhật Quang trao Quyết định cho các tân Trưởng Khoa của Học viện KHXH
TS. Đặng Xuân Thanh trao Quyết định cho các tân Phó Trưởng khoa của Học viện KHXH
TS. Đặng Xuân Thanh trao Quyết định cho các tân Phó Trưởng khoa của Học viện KHXH

Thay mặt Thường vụ Đảng ủy và Lãnh đạo Viện Hàn lâm, PGS.TS. Bùi Nhật Quang và TS. Đặng Xuân Thanh đã trao các Quyết định của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam về nhân sự lãnh đạo 09 Khoa của Học viện: Khoa Luật, Khoa Kinh tế học; Khoa Chính sách công; Khoa Triết học chính trị và tôn giáo; Khoa Dân tộc học, Nhân học, Sử học và Khảo cổ học; Khoa Xã hội học, Tâm lý và Công tác xã hội; Khoa Văn hóa và Ngôn ngữ học; Khoa Văn học, Hán Nôm; Khoa Khoa học quản lý.

PGS.TS. Nguyễn Tài Đông, Trưởng khoa Triết học, Chính trị học và Tôn giáo học phát biểu nhận nhiệm vụ tại Hội nghị
PGS.TS. Nguyễn Tài Đông, Trưởng khoa Triết học, Chính trị học và Tôn giáo học phát biểu nhận nhiệm vụ tại Hội nghị

Phát biểu nhận nhiệm vụ tại buổi lễ, đại diện các Trưởng, Phó Khoa tại Học viện, PGS.TS. Nguyễn Tài Đông và PGS.TS. Nguyễn Xuân Trung trân trọng cảm ơn sự tin tưởng của Thường vụ Đảng ủy và Lãnh đạo Viện Hàn lâm đã giao nhiệm vụ quan trọng về lãnh đạo công tác đào tạo cho các đồng chí. Đây là vinh dự song cũng là trọng trách đầy thách thức đối với mỗi cá nhân các đồng chí. Những thách thức ấy xuất phát từ bối cảnh hiện nay, về sự chuyển biến về cấu trúc của Học viện với nhiều mục tiêu, chiến lược phát triển mới song song với đó là nhu cầu cao về công tác đào tạo của xã hội và cộng đồng; cũng như là sự cạnh tranh về đào tạo. Qua đó, các đồng chí nguyện cống hiến hết sức mình và thể hiện bằng những hành động thiết thực; đồng thời hiểu sâu sắc vị trí và vai trò của mình (Trưởng, Phó Khoa), phát huy mạnh mẽ tính kết nối giữa các bộ phận và đặc biệt là nỗ lực huy động lực lượng các nhà khoa học tại Viện Hàn lâm cùng tham gia vào quá trình đào tạo. Các đồng chí mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, ủng hộ của Lãnh đạo Viện Hàn lâm, Lãnh đạo Học viện; sự hỗ trợ, phối hợp giữa các phòng, ban và sự chia sẻ của các nhà khoa học để các đồng chí hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

PGS.TS. Bùi Nguyên Khánh trao Quyết định cho các viên chức quản lý Văn phòng, Phòng và Trung tâm, Học viện KHXH
PGS.TS. Bùi Nguyên Khánh trao Quyết định cho các viên chức quản lý Văn phòng, Phòng và Trung tâm, Học viện KHXH

Cũng tại Hội nghị, thay mặt Lãnh đạo Học viện, PGS.TS. Bùi Nguyên Khánh đã trao các Quyết định bổ nhiệm viên chức quản lý cho 08 đơn vị giúp việc của Học viện, bao gồm: Văn phòng; Phòng Quản lý đào tạo, Phòng Kế hoạch – Tài chính; Trung tâm Khảo thí đảm bảo chất lượng và thanh tra, đào tạo; Trung tâm Công nghệ thông tin – tư liệu- thư viện; Trung tâm đào tạo khoa học cơ bản; Tạp chí nhân lực Khoa học xã hội (Thư ký tòa soạn) và cơ sở Học viện Khoa học xã hội tại Tp Hồ Chí Minh.

PGS.TS. Bùi Nguyên Khánh, Phó Giám đốc phụ trách Học viện phát biểu tại Hội nghị
PGS.TS. Bùi Nguyên Khánh, Phó Giám đốc phụ trách Học viện phát biểu tại Hội nghị

Phát biểu tại Hội nghị, PGS.TS. Bùi Nguyên Khánh nhấn mạnh, việc kiện toàn cán bộ lãnh đạo các Khoa, Phòng có ý nghĩa quan trọng, mở đầu cho thời kỳ phát triển mới của Học viện. Đồng thời, Phó giáo sư cũng trân trọng cảm ơn Đảng ủy, Lãnh đạo Viện Hàn lâm các ban chức năng, lãnh đạo đơn vị trực thuộc đã quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ Học viện triển khai công tác kiện toàn cán bộ. Qua đó, Phó Giám đốc phụ trách Học viện nhận thức sâu sắc được sứ mệnh của một cơ sở nghiên cứu kết hợp với đào tạo trong Viện Hàn lâm và những thách thức phải đối mặt, đó là:

Thứ nhất, tiếp tục đổi mới mô hình gắn kết giữa nghiên cứu và đào tạo theo hướng thiết thực, hiệu quả; cần huy động đầy đủ các nhà khoa học của Viện Hàn lâm tham gia đầy đủ vào tiến trình đào tạo ở trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ nhằm nâng cao trình độ, đào tạo lại cán bộ của Viện Hàn lâm.

Thứ hai, Học viện cùng với các Viện chuyên ngành, xây dựng chiến lược hợp tác với các Bộ/ Ngành, địa phương trên cả ba chức năng: nghiên cứu khoa học, tư vấn chính sách và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong đó, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố có tính chất thúc đẩy để triển khai kết quả nghiên cứu khoa học, tư vấn chính sách của Viện Hàn lâm thành các chính sách, quyết định tại Bộ/ Ngành, địa phương.

Thứ ba, xây dựng chiến lược về phát triển nguồn nhân lực trình độ cao về khoa học xã hội để kịp thời bổ sung nguồn nhân lực này trước hết của Viện Hàn lâm, ở các Bộ/ Ngành, địa phương, đặc biệt là các “vùng trũng” về Khoa học xã hội như các tỉnh Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ.

Thứ tư, tiếp tục hoàn thiện xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện, chuyên nghiệp, hiệu quả, chất lượng và minh bạch tại Học viện; Kiên quyết xử lý nghiêm, dứt điểm những tiêu cực trong đào tạo.

PGS.TS. Bùi Nguyên Khánh nguyện cống hiến hết sức mình hoàn thành tốt nhiệm vụ trong nhiệm kỳ mới cũng như là phát huy truyền thống đào tạo của Viện Hàn lâm trong hơn nửa thế kỷ qua.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, PGS.TS. Bùi Nhật Quang nhấn mạnh đến vai trò, chức năng đào tạo của Học viện đối với Viện Hàn lâm và việc bổ nhiệm các đồng chí lãnh đạo viện kiêm nhiệm công tác đào tạo có ý nghĩa quan trọng, góp phần đẩy mạnh tính kết nối công tác nghiên cứu với chức năng đào tạo và sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học trực tiếp vào nhiệm vụ đào tạo của Học viện. Điều này khẳng định sâu sắc rằng, trách nhiệm đào tạo là nhiệm vụ chung không chỉ của Học viện mà cả các Viện nghiên cứu chuyên ngành cần tham gia trực tiếp vào công tác đào tạo, đóng góp vào sự phát triển chung của Học viện và Viện Hàn lâm.

Các tân Trưởng khoa chụp ảnh lưu niệm với Lãnh đạo Viện Hàn lâm và đại diện các thành viên của Hội đồng Học viện KHXH
Các tân Trưởng khoa chụp ảnh lưu niệm với Lãnh đạo Viện Hàn lâm và đại diện các thành viên của Hội đồng Học viện KHXH

Chủ tịch Bùi Nhật Quang mong rằng, các đồng chí tân Trưởng, Phó Khoa sẽ có trách nhiệm cao trong công tác tuyển sinh, đào tạo, đưa những kiến thức, kết quả nghiên cứu phục vụ cho công tác đào tạo. Đây là điểm nhấn tạo ra sự khác biệt trong công tác đào tạo tại Viện Hàn lâm, góp phần gắn kết chặt chẽ mối quan hệ giữa nghiên cứu khoa học và đào tạo hơn nữa trong thời gian tới. Phó Giáo sư Chủ tịch cũng mong muốn, các đồng chí tân Trưởng, Phó Khoa và các đồng chí quản lý các Phòng/ Trung tâm của Học viện sẽ chung tay đoàn kết, phối hợp chặt chẽ đạt kết quả cao, cung cấp cho xã hội dịch vụ đào tạo có chất lượng; phát huy truyền thống lịch sử tốt đẹp, góp sức xây dựng và phát triển Học viện và Viện Hàn lâm xứng tầm là cơ quan nghiên cứu hàng đầu về lĩnh vực Khoa học xã hội và Nhân văn, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Theo đó, (1) tại Quyết định số 939/QĐ-KHXH, bổ nhiệm GS.TS. Đặng Nguyên Anh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm kiêm giữ chức Trưởng khoa Xã hội học, tâm lý và công tác xã hội; (2) Quyết định số 937, bổ nhiệm PGS.TS. Bùi Nguyên Khánh, Phó Giám đốc phụ trách Học viện kiêm giữ chức Trưởng Khoa Luật; (3) Quyết định số 941, bổ nhiệm PGS.TS. Hồ Việt Hạnh, Tổng biên tập Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội kiêm giữ chức Trưởng Khoa Chính sách công; (4) Quyết định số 942, bổ nhiệm PGS.TS. Nguyễn Tài Đông, Viện trưởng Viện Triết học kiêm giữ chức Trưởng Khoa Triết học, Chính trị học và Tôn giáo học; (5) Quyết định số 944, bổ nhiệm PGS.TS. Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam kiêm giữ chức Trưởng Khoa Kinh tế học; (6) Quyết định số 946, bổ nhiệm PGS.TS. Nguyễn Văn Minh, Viện trưởng Viện Dân tộc học kiêm giữ chức Trưởng Khoa Dân tộc học, Nhân học, Sử học và Khảo cổ học; (7) Quyết định số 948, bổ nhiệm PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Châm, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa kiêm giữ chức Trưởng Khoa Văn hóa và Ngôn ngữ học; (8) Quyết định số 949, bổ nhiệm PGS.TS. Nguyễn Đăng Điệp, Viện trưởng Viện Văn học kiêm giữ chức Trưởng Khoa Văn học, Hán Nôm; (9) Quyết định số 951, bổ nhiệm PGS.TS. Nguyễn Xuân Trung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á kiêm giữ chức Trưởng Khoa Khoa học quản lý; (10) Quyết định số 953, bổ nhiệm PGS.TS. Vũ Tuấn Hưng, Phó Viện trưởng Viện KHXH vùng Nam Bộ, Phó Giám đốc Học viện kiêm Trưởng đại diện cơ sở Học viện KHXH tại Tp. Hồ Chí Minh;

(11) Quyết định số 943, bổ nhiệm PGS.TS. Chu Văn Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo kiêm giữ chức Phó Trưởng Khoa Triết học, Chính trị học và Tôn giáo học; (12) Quyết định số 947, bổ nhiệm PGS.TS. Bùi Minh Trí, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh thành kiêm giữ chức Phó Trưởng Khoa Dân tộc học, Nhân học, Sử học và Khảo cổ học; (13) Quyết định số 950, bổ nhiệm PGS.TS. Nguyễn Tuấn Cường, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm kiêm giữ chức Phó Trưởng Khoa Văn học, Hán Nôm; (14) Quyết định số 592, bổ nhiệm PGS.TS. Nguyễn Chiến Thắng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Châu Âu kiêm giữ chức Phó Trưởng Khoa Khoa học quản lý; (15) Quyết định số 938, bổ nhiệm TS. Phạm Thị Thúy Nga, Phó Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật kiêm Phó Trưởng Khoa Luật; (16) Quyết định số 940, bổ nhiệm PGS.TS. Nguyễn Thị Mai Lan, Phó Viện trưởng Viện Tâm lý học kiêm giữ chức Phó Trưởng Khoa Xã hội học, tâm lý và công tác xã hội; (17) Quyết định số 945, bổ nhiệm PGS.TS. Nguyễn Huy Hoàng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Nam Á kiêm giữ chức Phó Trưởng Khoa Kinh tế học.

Nguyễn Thu Trang

https://vass.gov.vn/tin-hanh-chinh-to-chuc/Cong-bo-Quyet-dinh-kien-toan-Lanh-dao-cap-Khoa-Phong-thuoc-Hoc-vien-Khoa-hoc-xa-hoi-1182






Hội nghị công bố Quyết định về công tác cán bộ Viện Ngôn ngữ học và Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam

31/03/2021

 

Thực hiện Qui định về công tác cán bộ, căn cứ ý kiến của Ban Thường vụ Đảng ủy Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (Viện Hàn lâm) về việc tiếp tục kiện toàn các đồng chí Lãnh đạo các cơ quan trực thuộc Viện Hàn lâm, sáng ngày 30/3/2021, tại Hội trường 3D, trụ sở số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, Viện Hàn lâm đã tổ chức Hội nghị Công bố và trao các Quyết định về công tác cán bộ đối với Viện Ngôn ngữ học và Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam.

Chủ tịch Viện Hàn lâm - PGS.TS. Bùi Nhật Quang trao Quyết định và tặng hoa cho TS. Đặng Thị Phượng, PGS.TS. Vũ Ngọc Hà và TS. Bùi Thị Ngọc Anh
Chủ tịch Viện Hàn lâm - PGS.TS. Bùi Nhật Quang trao Quyết định và tặng hoa cho TS. Đặng Thị Phượng, PGS.TS. Vũ Ngọc Hà và TS. Bùi Thị Ngọc Anh

Tham dự Hội nghị có PGS.TS. Bùi Nhật Quang, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Viện Hàn lâm; TS. Đặng Xuân Thanh, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm; GS.TS. Đặng Nguyên Anh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm; PGS.TS. Nguyễn Văn Minh, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy; TS. Phùng Ngọc Tấn, Quyền Trưởng ban phụ trách Ban Tổ chức – Cán bộ; TS. Lê Thị Hải Nam, Chánh Văn phòng Đảng – Đoàn thể; PGS.TS. Vũ Ngọc Hà, Viện trưởng Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam; cùng đại diện lãnh đạo Viện Ngôn ngữ học và Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam và toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của hai viện.

PGS.TS. Bùi Nhật Quang phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị
PGS.TS. Bùi Nhật Quang phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Thay mặt Thường vụ Đảng ủy và Lãnh đạo Viện Hàn lâm, PGS.TS. Bùi Nhật Quang đã trao Quyết định số 323/QĐ-KHXH ngày 25 tháng 03 năm 2021 của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, điều động và bổ nhiệm TS. Đặng Thị Phượng, Nghiên cứu viên chính, Tổng biên tập Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam giữ chức Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học kiêm Quyền Tổng biên tập Tạp chí Ngôn ngữ, thời gian giữ chức vụ là  05 năm. Quyết định số 80/QĐ-ĐU của Đảng ủy Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam về việc chỉ định đồng chí Đặng Thị Phượng giữ chức Bí thư Chi bộ Viện Ngôn ngữ học, nhiệm kỳ 2020-2025. Quyết định số 324/QĐ- KHXH ngày 25 tháng 03 năm 2021 của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, bổ nhiệm PGS.TS. Vũ Ngọc Hà, Nghiên cứu viên cao cấp, Viện trưởng Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam, kiêm giữ chức Quyền Tổng biên tập Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư, quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký. Đồng thời,Quyết định số 325- QĐ/KHXH ngày 25 tháng 02 năm 2021 của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, điều động và bổ nhiệm TS. Bùi Thị Ngọc Anh, Nghiên cứu viên chính,Trưởng phòng Ngôn ngữ học xã hội, Viện Ngôn ngữ học, giữ chức Phó Viện trưởng Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam, thời gian giữ chức vụ là 05 năm.

Ban Lãnh đạo Viện Hàn lâm chụp ảnh lưu niệm với TS. Đặng Thị Phượng; PGS.TS. Vũ Ngọc Hà và TS. Bùi Thị Ngọc Anh
Ban Lãnh đạo Viện Hàn lâm chụp ảnh lưu niệm với TS. Đặng Thị Phượng; PGS.TS. Vũ Ngọc Hà và TS. Bùi Thị Ngọc Anh

Phát biểu chúc mừng và giao nhiệm vụ tại Hội nghị, PGS.TS. Bùi Nhật Quang đã nhiệt liệt chúc mừng 03 đồng chí là TS. Đặng Thị Phượng, PGS.TS. Vũ Ngọc Hà và TS. Bùi Thị Ngọc Anh  đã nhận được sự tín nhiệm cao của Ban Thường vụ Đảng ủy, Lãnh đạo Viện Hàn lâm cùng tập thể cán bộ, công chức, viên chức của Viện Ngôn ngữ học, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam. Chủ tịch nhấn mạnh, việc bổ sung nhân sự lãnh đạo có ý nghĩa quan trọng đối với hai viện, đặc biệt là kiện toàn lãnh đạo, cấp ủy của Viện Ngôn ngữ học; đánh giá cao năng lực và kinh nghiệm công tác của ba đồng chí trong các lĩnh vực đã đảm nhiệm trong thời gian qua. Chủ tịch mong muốn, các đồng chí sẽ cùng nỗ lực cao nhất, tập hợp và phát huy sức mạnh đoàn kết tập thể, phối hợp chặt chẽ với Ban Lãnh đạo Viện, Cấp ủy để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, khôi phục lại hoạt động của Tạp chí Ngôn ngữ học, có nhiều đóng góp chung cho cả hai viện, góp sức vào sự phát triển vững mạnh của Viện Hàn lâm trong thời gian tới.

Toàn cảnh Hội nghị
Toàn cảnh Hội nghị

Phát biểu nhận nhiệm vụ, TS. Đặng Thị Phượng, PGS.TS. Vũ Ngọc Hà và TS. Bùi Thị Ngọc Anh trân trọng cảm ơn sự tín nhiệm của Thường vụ Đảng ủy và Lãnh đạo Viện Hàn lâm và các ban chức năng cùng sự giúp đỡ, tạo điều kiện của tập thể, lãnh đạo và các đồng nghiệp tại cơ quan. Các đồng chí nhận thức sâu sắc rằng, đây không chỉ là vinh dự mà còn là trọng trách nặng nề và mong rằng sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Thường vụ Đảng ủy, Lãnh đạo Viện Hàn lâm cũng như sự ủng hộ tại đơn vị để từng cá nhân đồng chí hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và xây dựng Tạp chí ngày càng phát triển, đáp ứng tốt yêu cầu khoa học, xứng đáng là một trong những tạp chí có hàm lượng chuyên môn cao trong hệ thống các tạp chí chuyên ngành của Viện Hàn lâm. Bên cạnh đó, đồng chí Đặng Thị Phượng, Vũ Ngọc Hà và Bùi Thị Ngọc Anh cũng nhận thức sâu sắc vai trò của sức mạnh tập thể và nguyện cống hiến hết sức mình nâng cao đoàn kết nội bộ, xây dựng cơ quan vững mạnh, phát huy năng lực của toàn thể viên chức và người lao động, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đóng góp vào sự phát triển chung của Viện Hàn lâm.

TS. Đặng Thị Phượng, PGS.TS. Vũ Ngọc Hà và TS. Bùi Thị Ngọc Anh chụp ảnh lưu niệm với Ban Lãnh đạo Viện Hàn lâm, Ban Tổ chức - Cán bộ, Văn phòng Đảng đoàn thể
TS. Đặng Thị Phượng, PGS.TS. Vũ Ngọc Hà và TS. Bùi Thị Ngọc Anh chụp ảnh lưu niệm với Ban Lãnh đạo Viện Hàn lâm, Ban Tổ chức - Cán bộ, Văn phòng Đảng đoàn thể

 Nhân dịp này, TS. Đặng Thị Phượng, PGS.TS. Vũ Ngọc Hà và TS. Bùi Thị Ngọc Anh đã nhận được những lời chúc mừng và bó hoa tươi thắm từ Lãnh đạo Viện Hàn lâm, Ban Tổ chức – Cán bộ, Lãnh đạo các viện nghiên cứu chuyên ngành, tập thể cán bộ, công chức, viên chức của Viện Ngôn ngữ học và Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam.

Nguyễn Thu Trang

https://vass.gov.vn/tin-hanh-chinh-to-chuc/Hoi-nghi-cong-bo-Quyet-dinh-ve-cong-tac-can-bo-Vien-Ngon-ngu-hoc-va-Vien-Tu-dien-hoc-va-Bach-khoa-thu-Viet-Nam-1161



12. Ngày 20/8/2021

50 phút 

Tiêm vắc-xin về, tôi bị con dặn: Bố về đừng có kể chuyện đi tiêm lên phây-búc nữa đấy !
Nghe nó dặn, hơi bị choáng. Nó nói thì phải nghe thôi. Bé cậy cha già cậy con, bây giờ già rồi, không nghe nó thì dễ thiệt lắm. Chủ tịch, thủ tướng nói, tôi chưa chắc đã nghe, nhưng con nói là phải chấp hành. Nhưng thế cũng ức thật. Vấn đề dân chủ và tự do ngôn luận đã đánh vào tận gia đình rồi. Nhưng thói đời cấm thứ gì là người ta càng thèm thứ nấy. Tôi thèm kể chuyện. Tôi lâm vào hoàn cảnh của anh thợ cạo trong cổ tích: cắt tóc, phát hiện ra nhà vua có đôi tài lừa, nhưng bị nhà vua dọa, mày nói với ai mày chít. Trước mày tao đã giết hết những thằng thợ cạo bép xép rồi đấy. Sợ chết giống đồng nghiệp trước mình, anh thợ về kiên quyết giữ mồm giữ miệng. Nhưng không thể nhịn được lâu, mấy năm sau anh phải đào cái hố sâu, nhảy xuống nói rõ to vào lòng đất: nhà vua có đôi tai lừa, vua là con lừa… Đất chẳng có tai nhưng anh đã được nói thoải mái ra sự thật.
Không cần nói vào hố, tôi nói vào phây búc, đặt chế độ riêng tư, chỉ mình mình biết, có sao? Đảng, nhà nước ta cứ coi phây búc như cái hố của anh thợ cạo. Cái hố ấy là nơi giải tỏa, rất nhiều lời chửi rủa nhưng có thể lấy lên ở đấy biết bao sự thật. Hơn nữa đây là chuyện đi tiêm, cũng như một thành tích chống dịch chung của nhà nước, chuyện sung sướng, đáng tự hào, mấy nước quốc tế có được như Việt Nam ngày nay đâu. Có gì mà phải giữ kín.
Nhớ hôm nọ, viết kể chuyện đi tiêm lần đầu (bị huyết áp cao, đo đi đo lại mấy lần không xong) viết hơi dài, có mấy bà bạn thấy dài chỉ đọc qua loa câu đầu, câu cuối rồi cũng nháy chuột like, giả vờ khen hay, rồi coment bằng một câu hỏi lộ rõ sự sốt ruột: “Vậy tóm lại là ông đã tiêm được chưa?”, “Tiêm xong, kể cho chị em tiêm sau biết kinh nghiệm nhé”. Để các bà ấy khỏi sốt ruột, nay tôi giả nhời đây: Chích được rồi. Có kinh nghiệm ngay đây.
Kinh nghiệm là BÌNH TĨNH. Đêm trước hôm tiêm, tôi cứ nằm thỉnh thoảng nhắc mình “Bình tĩnh ngủ đi”, nhưng nhắc nhiều lần quá, gần sáng vẫn không ngủ được. Lần này đi mà đo vẫn huyết áp cao, không tiêm được thì nhục quá, có khi toi, không sống qua đại dịch năm nay mất thôi. Sáng ra bừng tỉnh, biết mình có ngủ, tôi đem máy ra đo, huyết áp hơi cao, nhưng khá đẹp, 86/135. Có ông bạn vốn rất khỏe, người gầy, mỗi ngày chạy việt dã 10 km, huyết áp như thanh niên, nhưng vào đo 4 lần vẫn 200, không xong, phải van nài, viết giấy cam đoan mới được tiêm. Nghe ông kể, tôi cũng lo, nhớ GS Đinh Văn Đức nói: có hiện tượng “Hội chứng áo trắng”, tức là cứ vào viện, thấy áo trắng bác sỹ là huyết áp lên, ra khỏi cổng viện là xuống. Loại người ấy cứ cho vào viện, ăn ngủ một tuần là quen, cẩn thận thì mua lấy một bộ blu, bắt mặc vài ngày, hoặc lúc đo cứ lấy băng đen bịt mắt kín vào cũng được.
Tôi đâu cần làm thế, vì lần này đã có bao kinh nghiệm bạn bè kể lại, hơn nữa lại có vợ chuẩn bị sẵn cho mấy thứ từ tối hôm trước. Một là chai nước lá tía tô đun sôi, để lạnh; Hai là nửa lít nước chanh, không đường, “uống hết thì tốt”; Ba là vỉ thuốc hạ huyết loại 0,5 gì đó, đo đỏ; Bốn là cần nhớ đi đái trước khi đo.
Nhưng ngoài bốn thứ vợ con trang bị nêu trên, tôi còn thủ sẵn một thứ vũ khí thứ đặc dụng nữa, rất kín đáo. Đó là các thứ thẻ: Thương binh, Nhà báo, Nhà văn. Thương binh thì dễ được thương, Nhà báo thì dễ được ngại, mặc dù thẻ hết hạn lâu rồi, nhưng mấy người mất công kiểm tra hạn sử dung. Thẻ Nhà văn thì in xấu, thôi, bỏ qua, dễ bị nó cười. Tôi còn mượn thêm của ông anh vợ mấy cái huân huy chương, thủ sẵn trong túi. Mấy thứ ấy là vũ khí cuối cùng tôi sẽ tung ra xin chiếu cố để được tiêm.
Cũng giống như lần trước, tôi cho tất cả trang thiết bị nêu trên vào túi, một xách nặng, lên đường.
Vào đến phòng đo huyết áp, mọi việc không diễn ra như tôi tưởng. Bắt chước quan chức, báo chí, tivi lâu nay hay sính chữ “Kịch bản”, cứ như cả nước là một sân khấu lớn, toàn đảng toàn quân, toàn quan ngày ngày đóng kịch, tôi cũng có các “kịch bản” trong đầu. Tức là tôi đã lên kế hoạch mấy giờ làm gì, sau đó làm gì,và soạn trước trong đầu lời thoại với bác sỹ trong mọi tình huống bất trắc. Nhưng các “kịch bản” đều hỏng và thừa. Sát giờ đo huyết áp tôi băn khoăn mãi rồi thôi, không uống thuốc nữa. Biết đâu uống vào, huyết áp tụt quá thấp, bác sỹ lại bảo hoãn tiêm hoặc ra nghỉ ngơi 15 phút thì còn biết uống thuốc gì. Huân huy chương tôi không găm lên ngực vì sợ mấy ông cựu chiến binh cùng vào lúc ấy chửi “thằng hâm”, chả dại. Uống nước tía tô thì uống rồi. Nhưng vì đắn đo, dùng dằng với nắm huân chương, thẻ đỏ, thẻ xanh quá lâu, tôi không tìm được chỗ đi giải. Người ta bảo nếu để bí tiểu là huyết áp lên cao. Lúc bác sỹ quấn bao đo vào bắp tay là tôi cảm thấy không chịu nổi sức nặng ở dưới bụng. Bà ấy bóp bóp xịt xịt quả bóng bầu dục của bà ấy nghe như tiếng xi trẻ con đi đái thế cơ chứ. Bụng tôi như có một thùng bia sắp bục đến nơi rồi. Tôi quằn quại. Thế là nước chảy, nhưng may, đấy là mồ hôi trán. Tôi lắp bắp: “bác thương binh đấy”, nhưng cô bác sỹ chẳng thèm nghe. Trong lúc chờ bao áp xuất xì hơi, bác sỹ đang tranh thủ xem phây búc. Tôi đã định nói cho hết câu, câu thế này: “Bác cảm thấy huyết áp đang lên rầm rầm dưới da đây này, vì bí tiểu quá, nếu có cao, cháu cứ cho tiêm đi, bác là thương binh cũng như liệt sỹ bán phần, suýt chết thì cũng như chết dở rồi, cứ cho bác tiêm đi”. Nhưng không nói được. Cháu nó đã cầm bút ghi kết quả vào giấy rồi. Mắt mờ không nhìn được con số, tôi nín thở nhìn mặt cháu để phân tích kết quả. Đúng lúc ấy có một ông mở cửa đi ngược trở lại bàn đo, kêu: “Cám ơn bác sỹ nhiều nhiều ạ”. Cô bác sỹ gắt lên: “Nãy bác cám ơn rồi còn quay lại làm gì, đông người, bác cám ơn nhiều lần thế ?” Tôi nhìn mặt cái ông hâm hâm này thấy quen quen. Nhìn kỹ, hóa ra ông bị hoãn tiêm giống tôi hôm trước.
Bác sỹ lại quay ra gắt với tôi: “Cả bác này nữa, còn ngồi làm gì, đông người, không cần cám ơn, vào đi.”. Tôi lắp bắp “áp tốt à cháu”. “Phiếu đây, qua cửa rẽ phải”. Tôi cầm giấy chạy vội, rất sợ bị gọi lại. Cầm giấy báo cho đi tiếp, tôi sung sướng, thấy rất giống tâm trạng khi xưa nhận giấy báo trúng tuyển đại học. Đi lâng lâng một đoạn tôi mới giật mình, phải quay lại chỗ cũ vì quên túi. Người nhẹ nhõm, chả thấy buồn giải tí nào.
Vượt qua cửa ải huyết áp, tôi thấy tiêm vắc xin là chuyện dễ nhất trên đời. Đau đớn gì đâu, như bị muỗi to nó cắn thôi nhé. Tôi muốn gào lên cho bạn bè chưa tiêm biết trước. Hôm nọ tiêm hụt về vợ tôi cứ cười chế nhạo, xúc phạm cả danh dự cưu chiến binh: “Úi, tưởng thế lào, Mang tiếng lính đánh quảng Trị gì mà nhát thối. Run thì huyết áp mới lên chứ.”. Lát nữa về tôi sẽ cho mụ biết ! Quan trọng là phản ứng sau tiêm. Nói thế thôi chứ cũng phải thận trọng, tự kiểm soát bản thân. Tôi ôm bắp tay chậm rãi rời sân khấu, chọn hàng ghế cuối hội trường nghỉ ngơi.
Ngồi nghỉ ở hàng ghế trước mặt tôi có một bà cứ nhấp nhổm tìm ai đó. Nhìn sau gáy có vẻ thuộc hạng ngon mắt, về hưu chưa lâu, chỉ tội rất mất trật tự. Chỗ đông người, đang cần yên tĩnh theo dõi sức khỏe mà bà này cứ đi lên đi xuống, trò chuyện với ba bốn người dọc hàng ghế, cung cách như mụ đang ở nhà mình vậy. Lúc sau, mụ lại đích thân đi đến bắt chuyện với tôi. Khẩu trang che gần hết mặt nhưng da trắng, mắt đen, hàng mi còn dày, báo hiệu em đã có thời xuân sắc, thướt tha. Em hỏi gì đó tôi nghe không rõ, cái khẩu trang khi em nói cứ phập phồng như mang cá mè trên cạn. Thấy tôi không hiểu, em mở khẩu trang nói. Môi đánh son hẳn hoi rất xinh, nhưng lại quát tôi: “Cụ ngồi nghỉ đã lâu chưa ?”. Mẹ kiếp, tôi chửi thầm, cứ nghĩ mình trẻ lắm. Tôi trả lời ậm ờ rồi đứng lên lùi xa mụ ba bốn hàng ghế nữa.
Chờ mãi xem có bị xốc thuốc không, chóng mặt không, không thấy, thì tôi nhận ra Phạm Hải Triều - bạn mình trước mặt. Mà lão lại đến ngồi với mụ trẻ nọ kìa. Hóa ra nãy giờ mụ ấy nhớn nhác tìm lão. Vì hạnh phúc bạn bè, tôi không chạy lên đập vai lão, cứ mặc cho lão tự nhiên với mụ. Đúng là Hải Triều dê Ninh Bình, lão cứ ngồi xán bên mụ, bất chấp quy định giãn cách 2 ghế.
Ngay từ hồi nhập ngũ lão Hải Triều đã có tiếng sát gái mà. Nhớ xưa lão tuyên bố: “đẹp giai không bằng chai mặt. Cứ ôm hôn bừa đi sợ gì, bị tát cái là cùng. Vào trận chắc gì còn sống mà yêu”. Với quyết tâm chính trị ấy lão vào cuộc và thu hoạch hết thắng lợi này đến thắng lợi khác dọc đường vào Quảng Trị. Các làng đơn vị lão đi qua có cô nào xinh xinh lão đều biết ít nhiều. Hỏi có bị tát nhiều không, lão chỉ cười không cho biết con số. Dạo ở Nhã Nam, lão có ông bạn thân rất tài tử, đẹp giai, tên là Nguyễn Thế Tường, cùng ở một nhà nhưng yêu con gái bà chủ. Lão Hải Triều chẳng can thiệp, cứ để cho bạn Tường mình yêu, thỉnh thoảng có vun vào, chỉ nhắc nhở qua loa “cẩn thận kẻo chửa”. Vậy mà 40 năm sau, bạn Tường của lão lặn lội từ Quảng Bình “về nguồn” Nhã Nam, tìm gặp lại người yêu, nàng lại không nhận ra Tường, cũng chả đả động gì đến chuyện tình xưa, chỉ khóc, hỏi: “cái anh Triều be bé đâu rồi”. May mà già rồi, hai lão không choảng nhau. Anh em cùng đại đội đã phải chấp nhận một thực tế là: có dùng sái hai của lão cũng cầm lòng vậy.
Năm mươi năm rồi nhìn cái động tác tán gái của lão vẫn y nguyên kìa ! Tôi thân trong thu mình quan sát lão phía trước. Y tá đến nhắc nhở ông bà ngồi cách ghế ra, lão chấp hành, nhưng y tá vừa đi khỏi lão lại lẻn sang. Đấy, lại còn ghé mặt bên nhau chụp ảnh kiểu tự sướng nữa kìa! Khốn nỗi, đeo khẩu trang chụp đôi thì ảnh có ra gì. Đột nhiên tôi nhớ tới vợ lão. Vợ lão mà nhìn thấy cảnh này thì… chít.
Vì hạnh phúc gia đình lão, tôi kiên quyết đứng dậy, tiến đến sau lưng lão hắng giọng. Lão chả nghe, cứ rúc rích với cái mụ đã gọi tôi là cụ. Hắng giọng thêm hai tiếng nữa thì lão mới nhìn lên, đối mặt với tôi. Tôi quát: “Ông Triều !”. Lão giả vờ không nghe nói gì, lại còn lắc đầu. Bốn mắt nhìn nhau. Vài giây qua đi, lão mới mở khẩu trang, hỏi: “Ông tìm ai”. Tôi buộc phải xin lỗi.
Hóa ra không phải Hải Triều.
Ông này bảo: “Không phải mình ông nhầm, đâu, ông biết Hải Triều à, mà trông ông quen thế, tôi Đào Quang Kính đây. Kìa, có phải Hưng không”. Xuýt nữa thì chúng tôi ôm nhau. Sao hai lão này giống nhau thế, càng về già càng giống. Kính khoa Toán đây mà, cùng huấn luyện một tiểu đoàn ở Nhã Nam đây mà. Đến lúc này mụ ngồi bên Kính mới chào lại tôi, gọi anh xưng em. Có thế chứ. Tôi xin lỗi tò mò hỏi: “bà xã đấy à”. Kính bảo: “Bà hai”. Em hưu nguýt dài một cái: “một với chả hai”, mắt đen long lanh. Lằng nhằng quá, tôi không hỏi nữa, quay sang chủ đề Vắc-xin.
Hóa ra lão Quang Kính này cũng giống tôi, tiêm lần hai mới xong. Lão tự nhận là có “Hội chứng áo trắng”, thần kinh nhạy cảm quá. Lão bảo chỉ ngồi xem truyền hình, thấy người ta xét nghiệm sàng lọc, chọc que bông sâu vào lỗ mũi là lão hắt hơi. Huyết áp lần trước đo lên đến 200, nên lần này lão đã có mẹo. Hỏi mẹo gì, lão thống kê ra một loạt thì thấy quá bình thường, như tôi thôi. Cũng 2 lọ nước, cũng vỉ thuốc hạ huyết 0,5. Cũng nhớ đi giải, cũng thủ một nắm huân huy chương trong túi dự phòng. Tư duy lính sinh viên 6971 gặp gỡ nhau cả. Lão cung cấp cho tôi thêm thông tin hơi mơi mới, là: huyết áp buổi sáng thấp, nên ưu tiên cho người già đi tiêm buổi sáng. Điều này có lý. Hèn nào hôm nọ tôi đi tiêm, đo buổi chiều bị cao. Nhưng điều thứ hai thì lão nói tôi nghi lắm: Covid biến thể Denta và Lampa bay thấp, không chịu được áp xuất không khí. Chúng chỉ nô đùa với nhau trong khoảng không 1 mét 6 tính từ mặt đất lên thôi. Dễ lão nói phét ?
Lấy được giấy hẹn tiêm Mũi hai, chúng tôi rời hội trường ra về. Vui hơn đi bầu cử. Lão Kính dặn em nguýt dài chờ một lúc, rủ tôi tìm chỗ đi giải. Tìm mãi mới thấy. Kinh nghiệm hiện đại là không nên tìm toa-let nơi vắng, nơi tối. Cứ chỗ sang trọng thế nào cũng có toa-let xây kèm. Hai chúng tôi xông thẳng vào nhà hiệu bộ, có phòng khách. Chả ai đuổi chúng tôi được. Lúc ra ngoài tôi hỏi lão sao lâu thế, có bị viêm tiết niệu không. Lão bảo: “vứt cái bỉm”. Tôi hỏi “nãy đón cháu à”. Lão bảo: quân tử phòng thân, tiểu nhân phòng bỉm. Ban nãy trước lúc đo, lão cũng không kịp tìm toa-let nên lão xì luôn ra bỉm đeo sẵn từ nhà.
Lạy chúa tôi ! Tôi phục lão. Hèn nào đánh nhau tôi bị thương be bét, chỉ lên đến Hạ sỹ, còn lão lành lặn lên đến Thượng sỹ.
Đến lúc này tôi mới thoải mái hỏi lão người, đang đợi kia là ai. Lão hất hàm: “con em, hàng xóm, chết chồng năm ngoái”. Chia tay nhau, tôi thấy lão và em hàng xóm dắt tay nhau, không hề giãn cách. Cả hai đều thấp nhưng đều đi giày cao gót cho cao trên mét sáu. Lão đi cứ ngửa mặt lên đớp đớp, có vẻ như đang khai thác khoảng không phi covid đen-ta.
Tôi chạy theo đề nghị em hàng xóm chụp cho hai thằng đàn ông cựu chiến binh chúng tôi kiểu ảnh kỷ niệm mũi vắc xin Moderna thứ nhất. Máy chuẩn bị bấm, theo em yêu cầu, lão mới mở khẩu trang ra chụp. Lúc này mới nhìn rõ hết mặt lão. Lão chúm chím cười, có vẻ ngượng nghịu, em dè. Tôi bảo: “sao ông cười khiêm tốn thế ? Chụp cười thoải mái đi cho đẹp ảnh”. Nghe tôi nói thế lão mới cười. Thực ra không phải là cười mà là động tác há mồm. Vì lão chả còn cái răng nào dùng để cười cả.
Nhìn lão móm này dắt tay em hàng xóm ra cổng, tôi thương lão, nhưng cũng thấy phục lão hơn. Hình như bác sỹ đã tiêm nhầm thuốc cho lão.
Không phải Moderna mà là Viagra.
Thôi cũng chả sao, miễn là Tiêm Được Rồi.
(MẠC YÊN)






https://www.facebook.com/phamngason/posts/595274835178839


11. Chùa Tây Hồ làm từ thiện trong thời gian giãn cách

Với mong muốn hỗ trợ người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn do nạn dịch Covid 19, chùa Phổ Linh - Phường Quảng An- Đường Đặng Thái Mai-Tây Hồ- Hà Nội .
Chúng tôi xin được chia sẻ gánh nặng cùng bà con qua hành động thiết thực là phát 5 kg gạo miễn phí cho mỗi đối tượng, chương trình được phát kể từ 09h sáng đến 03 giờ chiều ngày 10/8" tức ngày 3/7 al/2021 -cho đến hết giãn cách.
Quý vị có thể liên hệ qua số điện thoại:0989883035 để chúng tôi sẽ mang đến tận nơi tặng 5 kg gạo.
Trân trọng thông báo quý vị chia sẻ giúp đỡ cho người nghèo được biết.
" lưu ý : Nhà chùa sẽ phát gạo tận nơi, nên quý vị có hoàn cảnh khó khăn vui lòng nhắn đầy đủ thông tin bao gồm (số chứng minh thư người nhận gạo, địa chỉ, số điện thoại) và KHÔNG ĐẾN CHÙA.
Chỉ cần gửi tin nhắn có đủ thông tin qua số điện , không gọi điện thoại vì quá tải cuộc gọi nhà chùa không kịp trả lời. "
Nam mô hoan hỷ tạng Bồ Tát Ma Ha Tát !

https://www.facebook.com/ChuaPhoLinhTayHo/posts/1982475038596189























10. Ngày 11/8/2021

"

sài gòn quyết định mua 5 triệu liều moderna, rồi thêm 10 triệu liều tăng cường. dân sài gòn sướng thật. hà nội chẳng thấy ho he gì. mềnh đăng ký tiêm chủng trên cổng thông tin tiêm chủng quốc gia từ 2 tuần trước, chẳng thấy phản hồi gì cả, mất hút con mẹ hàng lươn. chắc bật vtv lên để tiêm chủng hay đi kiếm ông ngoại mất thôi.

"

https://www.facebook.com/donga01/posts/10224281775664060


9.


[サイゴン生活]

ロックダウン2回目のセルフカット


前回散髪に行ったのが3月上旬だったので、もう5ヶ月近く散髪に行けていません。
さすがに髪が伸びすぎて1ヶ月ほど前にバリカンと散髪セットを購入しましたが、また伸びてきてしまったので、今日新たにセルフカットをしました。初めてではないのでかなり手際は良くなったように思います。
ベトナム人の話によると知り合いの理髪師に自宅に来てもらってカットしているケースもあるようですが、それだとロックダウンの意味がないので、ここは我慢して自分でカット。
ホーチミン市は感染者数のピークを越したように見えますが、現在の首相16号ロックダウンが解除されるのは8月後半ではないかと予想しています。
それまではあと最低1ヶ月は我慢の生活が続くと考えています。

https://etsunan.com/%e3%83%ad%e3%83%83%e3%82%af%e3%82%bf%e3%82%99%e3%82%a6%e3%83%b32%e5%9b%9e%e7%9b%ae%e3%81%ae%e3%82%bb%e3%83%ab%e3%83%95%e3%82%ab%e3%83%83%e3%83%88/


8. Ngày 7/8/2021

Với mong muốn hỗ trợ người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn do nạn dịch Covid 19, chùa Phổ Linh - Phường Quảng An- Đường Đặng Thái Mai-Tây Hồ- Hà Nội .
Chúng tôi xin được chia sẻ gánh nặng cùng bà con qua hành động thiết thực là phát 5 kg gạo miễn phí cho mỗi đối tượng, chương trình được phát kể từ 09h sáng đến 03 giờ chiều ngày 10/8" tức ngày 3/7 al/2021 -cho đến hết giãn cách.
Quý vị có thể liên hệ qua số điện thoại:0989883035 để chúng tôi sẽ mang đến tận nơi tặng 10 kg gạo!
Trân trọng thông báo quý vị chia sẻ giúp đỡ cho người nghèo được biết.
" lưu ý : Chỉ nhắn tin, không điện thoại vì không kịp trả lời ! "

https://www.facebook.com/ChuaPhoLinhTayHo/posts/1982475038596189



7.

- Đây xong rồi, dọn cơm đi. Mấy phút nữa về đến nhà.
Chưa bao giờ, mình trả lời vk tự tin và quyết đoán như vậy. Mất đúng 7 phút 36 giây rời cơ quan đã có mặt bên mâm cơm gia đình, chính xác hơn cả các vận động viên điền kinh dự Olympic Tokyo 2020.
Đấy là mình chấp hành nghiêm chỉnh đèn tín hiệu giao thông, chứ vượt đèn đỏ, đèn vàng thì còn tiết kiệm thêm vài phút nữa.
Covid khiến mọi đường phố Thủ đô trở nên hoang vắng, nhất là về đêm. Cảm giác đi một mình, còn lo bị cướp mất cái xe máy cần câu cơm giống em gì công ty môi trường ở Từ Liêm.
Có lẽ ai tham gia giao thông những ngày này ở Hà Nội, Sài Gòn đều cảm giác như đi giữa "chốn không người".
Và giờ mới thấy nhớ da diết một Hà Nội tắc đường, nhích từng milimet, người xe nhảy chồm lên vỉa hè. Thèm những tiếng cự cãi do va chạm, lấn nhau từng nửa bánh xe để vượt lên trước.
Cuộc sống là thế, lại mơ một ngày thủ đô tắc đường, tắc dài, tắc mãi, tắc không nhúc nhích được mới đích thị đấy là Hà Nội.
Đúng với bản sắc "Hà Nội không vội được đâu"!




https://www.facebook.com/le.trongdam/posts/4557213554289768



6.

TRẦN THỤ

03-08-2021 17:19



Kinhtedothi - Theo báo cáo của UBND huyện Hoài Đức, hiện tại trên địa bàn đã lập 15 chốt phong tỏa cách ly của huyện, 138 chốt của các xã, thị trấn và 159 chốt của các thôn xóm, tổ dân phố, để kiểm soát hoạt động đi lại của người dân trên địa bàn. Với sự tham gia của 2.739 người, gồm các lực lượng Công an, Quân sự, Y tế, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh…

Các lực lượng trực chốt được trang bị đầy đủ phương tiện đảm bảo phòng chống dịch (khẩu trang, nước sát khuẩn, nhiệt độ), luân phiên nhau theo dõi người và phương tiện đi lại (có phiếu kiểm soát đi lại và giấy đi đường) được cấp có thẩm quyền cấp.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngoài chế độ chung theo quy định, người dân, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội trên địa bàn đã ủng hộ lực lượng chốt trực rất nhiều nhu yếu phẩm, trang thiết bị; vì vậy chế độ ăn uống, nghỉ ngơi của lực lượng tham gia chốt trực trên địa bàn Hoài Đức được đảm bảo tốt. 
Trò chuyện với phóng viên báo Kinh tế&Đô thị vào trưa 3/8, Tổ trưởng tổ gác số 5 (xã Song Phương) Nguyễn Viết Viễn cho biết: "Tuy thời tiết mấy hôm nay nắng nóng, nhưng chúng tôi được bà con trong xã tiếp tế đầy đủ nước uống, quạt mát, hoa quả; về đồ ăn – ngày 2 bữa lực lượng chốt tại gác được phục vụ 2 bữa cơm do UBND xã nấu phục vụ tận nơi, để đảm bảo sức khỏe chiến đấu với “giặc” Covid -19". 
Tại chốt trực xã An Khánh, dù thời tiết trưa nay khá nắng nóng; nhưng trò chuyện với chúng tôi, trung úy Nguyễn Danh Thông, Công an xã An Khánh chia sẻ: "Từ hôm thực hiện Chỉ thị 17 của Chủ tịch UBND TP về cách ly xã hội, lực lượng Công an xã An Khánh chúng tôi luôn túc trực 24/24, để đảm bảo tuyệt đối trật tự an ninh. “Về đời sống thì khỏi lo, vì bếp ăn do Hội phụ nữ xã phục vụ ngày 2 bữa rất chu đáo và ngon miệng”, trung úy Nguyễn Danh Thông vui vẻ cho biết. 
“Đột nhập” vào khu bếp dã chiến của xã An Khánh (lúc 11h25 phút trưa 3/8), qua quan sát của chúng tôi, hơn 100 suất cơm ngon lành đã được các chị trong thành viên trong Hội phụ nữ xã chuẩn bị tươm tất. Mỗi suất ăn bao gồm cơm trắng, rau xào, trứng rán, thịt quay, hoa quả tráng miệng…được đặt trong hộp xốp, bốc khói thơm lừng. 
Trò chuyện với phóng viên, Hội trưởng Hội Phụ nữ xã An Khánh Chu Thị Dung vui vẻ: "Lâu nay chúng tôi chỉ nấu nướng phục vụ gia đình, nay do dịch bệnh xảy ra, phụ nữ chúng tôi cũng góp một phần nhỏ bé, cùng với toàn xã hội chung tay chống dịch. Đây cũng là dịp hiếm có để chị em trổ tài khéo tay”…
Trao đổi với phóng viên báo Kinh tế&Đô thị, Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức Nguyễn Hoàng Trường cho biết: Ngoài chế độ chung theo quy định; các tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm và người dân trên địa bàn huyện đã ủng hộ nhiệt tình về vật chất và tinh thần cho lực lượng tham gia phòng chống Covid -19. Ngoài nước uống, sữa, hoa quả, nhiều tổ chức, cá nhân còn “góp gạo, thổi cơm chung”, phục vụ cho các lực lượng tham gia chống dịch. Bên cạnh lương thực, thực phẩm, các chốt trực còn được tặng ô, dù, lều bạt, quạt hơi nước… để chống chọi với thời tiết thay đổi thất thường. 
Theo ông Nguyễn Hoàng Trường, địa bàn huyện có 4 xã đang phải phong tỏa một phần (là Sơn Đồng, Yên Sở, An Thượng, An Khánh); để đảm bảo đời sống cho người dân và an toàn phòng chống dịch; lương thực, thực phẩm (được các tổ chức, cá nhân cung cấp miễn phí). Về nhu yếu phẩm, gia đình nào có nhu cầu, Tổ Covid cộng đồng hỗ trợ việc mua bán và chuyển đến tận nơi.
Về sản xuất nông nghiệp, trên địa bàn huyện có 3 xã chuyên canh rau là Tiền Yên, Song Phương và Vân Côn; với sản lượng khoảng 30 tấn/ngày. Chính quyền các địa phương thực hiện phát phiếu (mỗi hộ 1 người/ngày). Khi thu hoạch, số lượng người được tăng thêm, đáp ứng nhu cầu thực tế. Toàn bộ sản phẩm được điều tiết (khoảng 20 tấn tiêu thụ nội huyện), số còn lại đã được Sở Công Thương bao tiêu; ông Trường cho biết tiếp. 
Từ khi dịch bùng phát, ngoài số bệnh nhân đã được cách ly điều trị, đến 3/8, trên địa bàn Hoài Đức chỉ ghi nhận 1 ca dương tính (là trường hợp nữ bệnh nhân PTB, sinh năm 1986, ở thôn An Hạ, xã An Thượng - là F1 của BN CTT), đã lấy mẫu xét nghiệm (kết quả âm tính) và chuyển cách ly tập trung ngày 20/7. Đến 3/8, người bệnh có kết quả xét nghiệm dương tính, ngoài ra không phát sinh ca mắc mới trong cộng đồng.

“Không chủ quan với những gì đã đạt được, với công tác phòng chống Covid -19, chúng tôi luôn tích cực, không một giây lơ là. Đối với các lực lượng thường trực, chúng tôi thực hiện chính sách “Dưỡng quân” để “trường sức” – vì cuộc chiến chống Covid còn dài…”- Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức Nguyễn Hoàng Trường khẳng định.

https://kinhtedothi.vn/phong-chong-covid-19-o-hoai-duc-duong-quan-de-truong-suc-429745.html



5. Cuối tháng 7 và đầu tháng 8, các trường cấp 1 và cấp 2 ở Hà Nội mới triển khai ôn tập qua mạng và thi học kì 2 qua mạng. Ý kiến của các phụ huynh thì sưu tập một ít ở đây.

Ngày 3/8/2021

"

Rất nhiều trường cấp 1 và cấp 2 trên địa bàn thủ đô, thời điểm này mới bắt đầu cho Hs thi học kỳ 2 để lấy điểm tổng kết, xếp loại Hs và xét lên lớp. Đương nhiên, thi vào thời điểm này thì chỉ có thi onlne, mà theo quy định, thi online, 1 học sinh cần phải có 2 điện thoại thông minh hoặc 1 điện thoại, 1 laptop, hoặc máy tính...Thế là các bậc phụ huynh vắt chân lên cổ... chạy “cắng cuổng” để rồi...chỉ biết bó chân toàn tập . Đằng thẳng mà nói, rất ít nhà có đủ điều kiện này. Con em lao động tự do, con em công nhân thì lấy đâu ra điện thoại thông minh mấy cả laptop...Đấy là chưa kể, thi online, phụ thuộc rất nhiều vào ông nhà mạng. Ông í thích thì mạng chạy ào ào, ông í không thích thì mạng có khác gì con rùa. Ấy là chưa kể, lắm lúc nhà mạng “mải chơi” lặn đâu mất tiêu chán chê rồi mới lại “thò mặt” lên làm đứt đoạn bài thi của các cháu. Mà cô giáo cảnh báo rồi nhé: Nếu đang thi online mà bị out ra thì coi như không có bài thi, không được vào thi nữa.

Dịch giã thế này, chỗ nào cũng giãn cách, thậm chí phong tỏa. Vậy làm sao mà các phụ huynh chạy được đến nhà ông Bộ trưởng bộ Dục để mượn điện thoại thông minh và laptop đây?

Tôi nghĩ: Tất cả các trường cấp 1 và 2 đều đã học hết chương trình, chỉ chưa thi học kỳ 2 mà thôi. Vậy thì tại sao bộ Dục không chọn cách: Căn cứ vào điểm số trong năm và điểm thi học kỳ 1 để xét xếp loại Hs và xét lên lớp? Cách này hoàn toàn có thể đánh giá chính xác học lực của học sinh. Vậy thì tại sao cứ phải thi trong khi người dân trong đó có phụ huynh và học sinh đang phải căng mình ra chống đỡ cái con vi rút Vũ Hán?

Không biết ông bộ trưởng bộ Dục có biết, hay đây là chủ trương của ông?
Ảnh: ST


https://www.facebook.com/kim.nhu.1238/posts/1990113334491344

"




4. Ngày 3/8/2021

Thấy các nơi lưu truyền những dòng ca dao mới như sau:

"

[03/08/2021 12:04:51] 

CA DAO NGÀY GIÃN CÁCH 


Ai đưa con sáo sang sông

Gặp chốt kiểm dịch, mất công bay về


Cò về thăm quán cùng quê

Giãn cách xã hội chẳng về được đâu


Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Nghĩ về cô vít, ruột đau chín chiều


Thân em như thể cánh bèo

Ngược xuôi xuôi ngược theo chiều cách ly


Khắp nơi con cháu ba kỳ

Đứa thì F1, đứa thì F2


Con ơi nhớ lấy câu này:

Khai giảng chưa biết là ngày nào đâu


Cái ngủ mày ngủ cho sâu

Mẹ mày dương tính, còn lâu mới về


Dù ai buôn bán trăm nghề

Hàng không thiết yếu đừng bê ra đường


Chồng em áo rách em thương

Khẩu trang không có em tương vỡ mồm


Thân em như cánh chuồn chuồn

Sáng vui bay lượn, chiều buồn cách ly


Người đâu gặp gỡ làm chi

Người về dương tính, cách ly cả phường


Hỡi cô tát nước bên đàng

Làm ơn lấy cái khẩu trang đeo vào


Đèo cao thì mặc đèo cao

Em nhờ ông ngoại được vào tiêm ngay


Trông trời trông đất trông mây

Trông sao cho hết những ngày cô vi…..

"

(nhận lần đầu từ zalo, anh ĐNV chia sẻ)



3. Ngày 3/8/2021

"

Theo đúng lịch ghi trong thẻ là thứ ba được đi chợ, mình lò dò qua chợ Linh lang, nửa đường gặp cô hàng xóm, bảo mấy hôm trước đòi thẻ, hôm nay lại mạnh ai nấy vào rồi chị ạ, cứ nháo nhào còn kinh hơn là đi chợ cóc nhà mình. Đến chợ thấy đúng vậy, quên không cầm đt đi chụp, chen chúc xúc múc còn hơn ngày thường, mua vội mấy cân hoa quả ở vòng ngoài xong chạy về luôn. Thành quả đây ạ.



"

https://www.facebook.com/kimanh.tran.9210/posts/4146044652130558



---
Mỗi hộ dân được nhận phiếu đi chợ trong 15 ngày giãn cách xã hội, trên phiếu ghi rõ họ tên đại diện hộ gia đình, địa chỉ. Mỗi tuần, mỗi hộ có thể đi chợ 4 lần, luân phiên vào một khung giờ nhất định theo ngày chẵn hoặc lẻ và Chủ nhật. Buổi sáng từ 5h30 đến 6h30 và buổi chiều từ 15h30.
Do việc phát thẻ mới được triển khai nên trên địa bàn phường Nhật Tân vẫn còn nhiều hộ gia đình chưa được cấp phát thẻ vào chợ. Dự kiến, bắt đầu từ ngày mai (28/7), 100% người dân trên địa bàn sẽ có thẻ đi chợ được phân chia theo ngày.
Người dân trên địa bàn phường Nhật Tân được cấp phát thẻ đi chợ có định danh của từng cá nhân; sử dụng phiếu ra vào chợ theo số thứ tự để giới hạn số lượng người đi chợ vào cùng một thời điểm, hạn chế số lượng người tập trung đi chợ, thực hiện giãn cách theo quy định, tránh sự tiếp xúc giữa nhiều người và hạn chế nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19.
Được biết, việc phát thẻ đi chợ theo giờ đã được một số tỉnh tại miền Nam triển khai trước đó để phòng chống dịch bệnh. Tại quận Tây Hồ, ngoài phường Nhật Tân, phường Bưởi cũng đang thực hiện và việc phát thẻ đi chợ này sẽ được triển khai tại tất cả các phường trên địa bàn quận.











https://www.facebook.com/thongtinchinhphu/posts/4187858001291355


2.

Nhớ những “Ngày tháng cũ” ở ngoại ô!

TRẦN THỤ
30-07-2021 16:26

Nếu như không có dịch Covid-19, 4 giờ sáng các ngả đường đã ồn ã tiếng xe của những người chạy chợ, tiếng lục đục của mấy người lớn tuổi hàng xóm dậy sớm để dọn dẹp chuồng trại, lo bữa sáng cho lũ bò lợn, ngan gà. Nhịp sống ngoại thành có cái ồn ã riêng của nông dân với ruộng vườn đồng áng…
Không khí tĩnh lặng, ngoài đường chỉ ì xèo vài tiếng xe máy của mấy chị, mấy cô đi mua thực phẩm theo phiếu đã được chính quyền phát theo ngày chẵn lẻ. Ngoài ra, chỉ còn tiếng chim hót véo von quanh rặng trứng cá sau nhà, tiếng vài chú gà “lười” ngủ dậy muộn, gáy vội để “trả bài” theo bản năng. Tiếng chó sủa cũng thưa vắng, bởi chẳng còn mấy ai ra đường để cho giống giữ nhà kia… phát huy nhiệm vụ!
Bật điện thoại vào Facebook “dạo một vòng”, bỗng bắt gặp clip của người em (vốn là sinh viên thanh nhạc) thể hiện ca khúc “Hà Nội ngày tháng cũ” của nhạc sỹ Song Ngọc với giai điệu da diết vang lên:
“Hà Nội ngày tháng cũ
Có bóng trăng thơ in trên mặt hồ
Hà Nội ngày tháng cũ
Có tiếng oanh ca bên bờ tường vi
Hà Nội ngày tháng cũ
Có dáng em tôi áo trắng nghiêng nghiêng đường chiều
Tiếng guốc lưa thưa lao xao khua trên vỉa hè
Mùa thu nghe gió heo may…”.
Hôm nay đã là 30/7, Hạ đã tàn, bản tin thời tiết trên truyền hình cho hay, hôm nay không khí cũng có phần dịu lại. Với mức nhiệt ngoài 30 độ C, nắng không còn gay gắt, cơn gió sớm đã se lạnh, có lẽ Thu sắp về!
Nhớ lại những “ngày tháng cũ”, khi dịch chưa bùng phát, cũng giờ này, đường làng, ngõ xóm ầm ào tiếng xe, rộn rã tiếng người. Không khí vùng ngoại thành náo nhiệt theo một cách riêng với chim hót, gà gáy, tiếng gia súc đòi ăn, tiếng cánh thợ thuyền í ới gọi nhau đi làm…Nay, vẫn những rặng tre, bờ ao, ruộng lúa… nhưng im ắng lạ thường, điều này hình như cũng khiến người ta có cảm tưởng nông thôn ngoại thành đang… lười nhác?
Tuy nhiên, đấy chỉ là cảm giác vậy thôi, thực tế cũng như cư dân thành phố muốn ra đường tập thể dục, tụ tập cùng nhau thưởng thức ly trà, tách cà phê, người nông dân cũng rất sốt ruột với đồng áng, với cây lúa, cây ngô, con trâu đàn gà… Nhưng cũng chỉ vì dịch giã, vì tuân thủ chỉ đạo chung về cách ly xã hội, để đương đầu với "giặc Covid-19" mà không khí vui tươi ngày nào phải tạm nhường chỗ cho cái im ắng nhất thời hiện nay.
Giở lịch Vạn niên, ngày Lập Thu năm 2021 rơi vào thứ 7 ngày 7/8 (dương - nhằm ngày 29/06/2021 âm lịch). Mong sao khi Thu về, Covid -19 sẽ bị đẩy lùi, để cuộc sống của toàn dân “qua đi ngày tháng cũ” hiện nay.

Viết đến đây, câu hát của cố nhạc sỹ Trần Lập lại vang lên trong đầu tôi: “Ngày ấy, ngày ấy sẽ không xa, chúng ta là người chiến thắng…”. Tính từ 24/7, hôm nay đã là ngày thứ 7, toàn TP thực hiện cách ly xã hội; và ngẫu nhiên – hôm nay cũng là thứ Sáu của tuần đầu thực hiện Chỉ thị 17 của UBND TP; hy vọng rằng chỉ vài cái thứ Sáu nữa thôi; Hà Nội cùng cả nước sẽ đẩy lùi đại dịch Covid -19, để cuộc sống sẽ quay lại quỹ đạo bình thường; để người dân ngoại thành được vui vẻ với ruộng vườn, cây cỏ…

https://kinhtedothi.vn/nho-nhung-ngay-thang-cu-o-ngoai-o-429221.html


1. Ngày 30/7/2021

trước đây hà nội chia thành 2 vùng: nội thành và ngoại thành. nội thành chỉ có 4 quận: ba đình, hoàn kiếm, hai bà trưng, đống đa. đường vành đai 2 bây giờ và sông hồng là giới hạn nội thành ngày xưa. ngày xưa, lúc học ngoại ngữ ở thanh xuân, hàng ngày đi qua ngã tư sở cảm thấy như ra khỏi hà nội. không rõ hà nội bây giờ còn chia nội thành, ngoại thành nữa không. nhưng tôi nghe dân gian nói về hà nội 1 và hà nội 2. hà nội 2 là hà tây ngày xưa.
hôm nay đi làm lại cảm giác thấy ranh giới nội thành, ngoại thành ngày xưa. tôi không đi hết dọc vành đai 2, chỉ đi một đoạn trên đường bưởi, ngăn cách quận cầu giấy và ba đình. tất cả các con đường từ cầu giấy vào nội thành đều có trạm gác kiểm tra giấy thông hành, chỉ kiểm tra một chiều, từ cầu giấy vào ba đình, chiều ngược lại đi thoải mái. tôi ngó mấy đường nhánh nhỏ nhỏ từ ba đình ra đường bưởi, xem có thể đi tắt qua trạm gác được không thì đều thấy có trạm gác. cầu giấy giờ là khu vực sầm uất, nhưng vẫn không thoát khỏi dáng vẻ ngoại thành ngày xưa. ai đọc truyện của tô hoài, có thể thấy một miền quê ở đây.
hà nội vắng vẻ, ít người ra đường. tôi không nhìn thấy những cảnh đời lang bạt. có lẽ hà nội ít dân ngụ cư hơn sài gòn, hay ít nhất không thấy có dòng người chạy ra khỏi hà nội như ở sài gòn. cũng có thể ở hà nội nhiều người là công chức, viên chức, nên dịch dã ở nhà càng thích, lương vẫn lĩnh đều, không mất xu nào mà không phải đi làm. không biết có con số thống kê về nghề nghiệp của dân cư ở hà nội và sài gòn không. có con số này dễ hình dung hơn lý do tại sao người dân phải đổ ra đường. đói thì đầu gối phải bò, rất thiên kinh địa nghĩa. thành ra chưa chắc hà nội chống dịch đã tốt hơn sài gòn. chẳng qua hà nội có nhiều cơ quan nhà nước hơn thôi.

https://www.facebook.com/donga01/posts/10224214567863907

..

..

2 nhận xét:

  1. 4. Ngày 3/8/2021

    Thấy các nơi lưu truyền những dòng ca dao mới như sau:

    "

    [03/08/2021 12:04:51]

    CA DAO NGÀY GIÃN CÁCH



    Ai đưa con sáo sang sông

    Gặp chốt kiểm dịch, mất công bay về



    Cò về thăm quán cùng quê

    Giãn cách xã hội chẳng về được đâu



    Chiều chiều ra đứng ngõ sau

    Nghĩ về cô vít, ruột đau chín chiều

    Trả lờiXóa
  2. 14.

    Tình hình Covid-19 đến hôm nay
    Thứ Tư 25, Tháng Tám 2021, bởi Cong_Chi_Nguyen

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.