Mở đầu bằng một bài đã lên báo Nam Định hồi năm 2016, tức 5 năm trước.Bổ sung dần ở dưới như mọi khi.
Tháng 6 năm 2021,
Giao Blog
---
Cập nhật lúc09:23, Thứ Sáu, 30/12/2016 (GMT+7)
Ngày 9-9-2013, lễ hội Phủ Dầy, xã Kim Thái (Vụ Bản) được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 3084/QĐ-BVHTTDL; đến ngày 1-12- 2016 “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” chính thức được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là niềm vinh dự không chỉ đối với tỉnh Nam Định nói riêng và nhân dân cả nước nói chung. Một trong những người có công đưa di tích, lễ hội Phủ Dầy và tín ngưỡng thờ Mẫu được đánh giá đúng giá trị đích thực của nó là ông Bùi Văn Tam - người đã có 40 công trình nghiên cứu khoa học về lịch sử văn hóa quê hương được đánh giá cao cùng hàng trăm bài nghiên cứu được đăng trên các báo, tạp chí và khoảng 60 bản báo cáo về khảo cổ học được các ngành chức năng chứng nhận về Thánh mẫu Liễu Hạnh, về tín ngưỡng thờ Mẫu và những di tích trên mảnh đất Thiên Bản lục kỳ xưa.
86 tuổi đời, 40 công trình nghiên cứu khoa học
Sau nhiều lần đặt lịch, tôi và các cán bộ Sở KH và CN mới sắp xếp được buổi làm việc với ông - người được coi là “nhà sử học” của đất Thiên Bản lục kỳ. Đã sang tháng Một âm lịch nhưng tiết trời nắng gắt, cái nắng nóng dồn ép để chuẩn bị đón một đợt gió mùa mới càng gay gắt ngột ngạt chả khác giữa mùa hè khiến chúng tôi không khỏi băn khoăn lo cho sức khỏe của ông khi chương trình phải làm việc dự tính sẽ mất cả ngày ngoài trời. Trái lại với băn khoăn của chúng tôi, ông hăng hái động viên chúng tôi đi cùng ông đến một số di tích trên địa bàn huyện Vụ Bản. Đến Chùa Thông Khê, xã Cộng Hòa (Vụ Bản), ông sôi nổi cho biết: Trong 40 công trình đã thực hiện, thì nghiên cứu về bia đá phủ Thông Khê là tôi tâm đắc nhất bởi qua việc nghiên cứu, dịch nội dung tấm bia đá cổ có niên hiệu Dương Hòa - đời nhà Lê năm thứ 6 (1640) đã thấy rõ công đức của bà chúa Thông Khê. Bà có tên thật là Trần Thị Ngọc Đài, sinh vào cuối thế kỷ XVI (tương truyền vào năm công chúa Liễu Hạnh mất, khoảng năm 1577). Được Chúa Trịnh Tráng (Văn tổ Nghị Vương) đưa về dinh lập thành Vương Phi rồi sinh ra Chúa Trịnh Tạc. Vì thế khi con trai làm chúa, bà được phong là Thái phi và mất năm Kỷ Dậu 1669, thọ 93 tuổi. Bà không chỉ là người tài, sắc vẹn toàn mà còn có nhiều công lao trong việc mở mang kinh tế, văn hóa cho quê hương Vụ Bản, được dân gian tôn vinh là một trong “lục kỳ” (sáu sự kỳ lạ) của đất Thiên Bản. Khi bà mất, người dân nơi đây đã đúc tượng đồng thờ bà cùng với Mẫu Liễu Hạnh và lập bia ghi lại công đức ấy. Đồng thời nội dung tấm bia đã khẳng định được nhiều điều còn băn khoăn trong lịch sử. Trong đó có việc chứng minh xác đáng tên thật của Thái phi Trần Thị Ngọc Đài, người làng Thông Khê, xã Cộng Hòa mang họ Trần chứ không phải họ Phùng như lời đồn đại trong dân gian bấy lâu. Hơn nữa cũng theo tấm bia này, khu đất này có tên “quần thể Phủ Thông” trước đây nằm trong hệ thống quần thể Di tích Phủ Dầy (thờ mẫu Liễu Hạnh). Đáng tiếc đến nay quần thể di tích Phủ Thông không còn. Từ những chứng tích này, huyện Vụ Bản, UBND xã Cộng Hòa và người dân trong vùng đã đầu tư tôn tạo lại nơi phát hiện ra tấm bia quý. Ngoài công trình nghiên cứu ý nghĩa này, trong suốt hành trình hàng chục năm nghiên cứu lịch sử, ông còn có nhiều tác phẩm giá trị như: Thiên Bản lục kỳ; Trạng Lường Lương Thế Vinh; Trạng Lường Lương Thế Vinh và hậu duệ; Phủ Dầy - Tín ngưỡng Mẫu Liễu Hạnh; Thánh Mẫu Liễu Hạnh… Đây là những công trình được ông dày công nghiên cứu, thu thập tài liệu, chứng cứ lịch sử từ hàng chục năm trước và có giá trị lịch sử, văn hóa cao. Hầu hết các công trình nghiên cứu này đều được in thành sách và tái bản nhiều lần để phục vụ việc học tập, nghiên cứu lịch sử của công chúng. Trong đó, công trình Địa chí văn hóa Vụ Bản được coi là công trình nghiên cứu tổng thể về mảnh đất, con người vùng đất Vụ Bản từ xưa đến nay. Với hai phần rõ rệt gồm 9 chương, dày trên 1.000 trang, Địa chí văn hóa Vụ Bản nêu bật đặc điểm địa lý, lịch sử, kinh tế và văn hóa của vùng đất Vụ Bản qua suốt chiều dài lịch sử; đồng thời phân tích chi tiết những thuận lợi, khó khăn cũng như thế mạnh đặc trưng căn bản, phổ quát, riêng biệt của đất và người Vụ Bản. Đọc Địa chí văn hóa Vụ Bản, người đọc sẽ thấy ở mỗi trang viết sự dày công, tâm huyết của tác giả trong những tìm tòi, khám phá về mảnh đất, con người, tín ngưỡng và tôn giáo, truyền thống học hành khoa cử, văn học, nghệ thuật và các sự tích, thần tích ở huyện Vụ Bản. Ông cũng đã dành nhiều thời gian và dày công nghiên cứu về lịch sử, truyền thống mở đất, mở làng của người xưa cùng với những thần tích gắn với địa danh lịch sử cụ thể: Quần thể di tích Lịch sử - Văn hoá Phủ Dầy (xã Kim Thái) thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh; Đền Giáp Nhất (xã Quang Trung), Đền Đông (xã Thành Lợi), Đền - Chùa Vĩnh Lại (xã Vĩnh Hào), Đền Vụ Nữ (xã Hợp Hưng); Đền thờ Trạng nguyên Lương Thế Vinh (xã Liên Bảo), các nhà lưu niệm của nhạc sĩ Văn Cao (xã Liên Minh), nhà thơ Nguyễn Bính (xã Cộng Hoà), nhà sử học Trần Huy Liệu (xã Kim Thái)… Bên cạnh đó, ông còn nghiên cứu, tập hợp các tư liệu sưu tầm về hệ thống thần phả, tộc phả, truyền thuyết dân gian, ca dao, tục ngữ, các tác phẩm Hán Nôm, các di tích kiến trúc, tín ngưỡng tôn giáo trên địa bàn huyện. Công trình nghiên cứu này là cẩm nang quý giúp cho không chỉ mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân địa phương mà cả ở nơi khác hiểu rõ điều kiện tự nhiên; quá trình lao động, chiến đấu kiên cường của mảnh đất và con người Vụ Bản; là luận cứ khoa học quan trọng cho Đảng bộ, chính quyền địa phương tham khảo để hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cũng như phục vụ công tác chuyên môn, nghiên cứu khoa học, giảng dạy các vấn đề liên quan đến huyện Vụ Bản. Cùng với công trình Địa chí văn hóa Vụ Bản giá trị, trên kệ sách của ông Bùi Văn Tam còn hàng chục tập sách ghi chi tiết những địa danh văn hóa, lễ hội và trò chơi dân gian trong lễ hội xưa của các làng, xã trong huyện Vụ Bản xưa. Với cách viết kết hợp giữa truyền thuyết, huyền tích với cứ liệu sử học và kết quả khảo cổ, tư liệu trong sử sách và tư liệu còn bảo tồn trong lòng dân đầy khoa học, nhà nghiên cứu Bùi Văn Tam đã viết nên những câu chuyện sinh động, có sức thuyết phục về truyền thống dựng nước, giữ nước và những nét sinh hoạt của người dân Thiên Bản lục kỳ xưa trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc từ thời Vua Hùng Vương dựng nước (huyện Vụ Bản là đơn vị duy nhất trong tỉnh được hình thành từ thời Hùng Vương). Từ việc nghiên cứu, sưu tầm nhân chứng, vật chứng và ghi chép lại tỉ mỉ, ông đã hỗ trợ các địa phương trong huyện phục dựng lại lễ hội làng truyền thống theo đúng nếp cổ của cha ông ta ngày trước. Đồng thời tham gia vào cùng các đoàn làm phim của Đài Truyền hình Việt Nam xây dựng khoảng 10 bộ phim về các danh nhân văn hóa và lễ hội truyền thống trên địa bàn. Những cống hiến đó của ông ngoài sự ghi nhận của chính quyền và nhân dân địa phương, nhất là sự trân trọng của người Vụ Bản xa xứ, còn có 18 giải thưởng của Hội Văn Nghệ Dân gian Việt Nam, Hội Khoa học lịch sử và 3 giải thưởng Văn học nghệ thuật cấp tỉnh.
|
Nhà nghiên cứu sử học Bùi Văn Tam, giới thiệu ý nghĩa của các câu đối tại Đền thờ Trạng nguyên Lương Thế Vinh, xã Liên Bảo (Vụ Bản). |
Tâm huyết với lịch sử văn hóa quê hương
Nhà nghiên cứu lịch sử Bùi Văn Tam sinh năm 1932, ở thôn Cao Phương, xã Liên Bảo (Vụ Bản) - nơi có bề dày trầm tích văn hóa. Tốt nghiệp khóa đầu tiên của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội chuyên ngành Lịch sử, trong những năm 1960 của thế kỷ trước, ông Bùi Văn Tam chủ yếu làm công tác giảng dạy môn Lịch sử tại các trường học ở trong và ngoài tỉnh tới năm 1992. Sinh ra, lớn lên và được học tập, làm việc trong môi trường phù hợp nên niềm đam mê nghiên cứu khoa học lịch sử của ông ngày càng được nuôi dưỡng và phát triển. Những năm còn đứng trên bục giảng, niềm đam mê khoa học lịch sử khiến ông cứ rảnh rỗi lúc nào lại sách chiếc cặp da với lỉnh kỉnh bút sách, giấy dó, mực tàu cùng chiếc xe đạp cũ rong ruổi đến khắp các đình, chùa, miếu mạo ở khắp các thôn, làng để ghi chép tài liệu phát hiện được từ người dân địa phương, từ trong bia đá, câu đối, truyền thuyết, văn bản… Đến nay, không có di tích lịch sử, không có thôn, làng nào ở huyện Vụ Bản mà không có dấu chân ông. Đêm về, trong căn phòng nhỏ, ông lại thao thức, cặm cụi so sánh, đối chiếu, tìm hiểu, sắp xếp các tư liệu tìm được. Cứ thế, những cuốn sách có giá trị về lịch sử, về văn hóa của địa phương ra đời. Ông được kết nạp trở thành hội viên của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Hội Văn học Dân gian Việt Nam và Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh. Ông tâm sự: “Tôi đã đi qua 160 thôn, làng của huyện Vụ Bản để thu thập dữ liệu phục vụ công tác nghiên cứu lịch sử. Thuận lợi cũng nhiều nhưng không ít gian truân. Nhà báo biết đấy, thời kỳ “cao trào” chống mê tín dị đoan việc tôi đi lại hết đình, chùa, miếu, rồi gặp gỡ ông, bà đồng, ghi chép, dịch nghĩa những văn bia, câu đối của tôi rất dễ bị “ghép” tội mê tín dị đoan, liệt vào “đối tượng có vấn đề về tư tưởng”. Vài ba lần tôi bị công an, xã đội trưởng đưa về trụ sở xã để điều tra vì nghi ngờ có liên quan đến việc truyền bá mê tín, dị đoan… Thậm chí tại nơi công tác tôi cũng gặp không ít khó khăn trả giá cho niềm đam mê của mình”. Không nề hà khó khăn, ông vẫn chuyên tâm với niềm đam mê nghiên cứu tìm lại dấu tích xưa của mình, bởi theo ông vẫn còn rất nhiều nơi mà ông chưa đặt chân đến và còn nhiều văn tự cổ quý hiếm ông vẫn chưa có duyên được tiếp cận. Trong khi “mỗi năm, mỗi tuổi”, thời gian cứ đuổi sau lưng, nếu không sớm được dịch và lưu giữ cẩn thận rất dễ bị thất lạc hoặc mai một theo thời gian. Ông bộc bạch, quãng đời còn lại của mình, tôi vẫn muốn tranh thủ sưu tầm và dịch tài liệu mong có đủ thời gian để viết tiếp những công trình khoa học còn dang dở, những bộ phim tài liệu về văn hóa chưa hoàn thành.
Ngót nghét “cửu thập”, quá tuổi “xưa nay hiếm” đã lâu, chân đã mỏi, sức đã yếu, đi lại khó khăn nhưng ông Bùi Văn Tam vẫn chưa muốn nghỉ. Ông vẫn miệt mài và đam mê với công việc sưu tầm, nghiên cứu địa chí, lịch sử quê nhà. Hơn 50 năm rong ruổi khắp các thôn, làng, đình, chùa, đền, miếu… không quản công sức, thời gian lân la, “đeo bám” các ông, bà đồng để tìm hiểu thông tin, tư liệu về lịch sử, văn hóa. Đặc biệt, sau mỗi công trình nghiên cứu, ông thường dành một phần ấn phẩm gửi tặng những người con quê hương Vụ Bản đang làm ăn công tác xa xứ với mong muốn phổ biến, truyền bá những giá trị cội nguồn dân tộc, lịch sử quê hương luôn đến trong mỗi con người, mỗi nếp nhà. Nhiều khi tư liệu đã hoàn thành, ông sợ thất lạc đành bỏ tiền túi ra in sách, rồi tự mình sửa bản bông, soát lỗi mo-rát chứ chẳng giám mượn ai, bởi một phần do kinh phí ít, phần khác sợ người chỉnh sửa làm sai hỏng ngữ nghĩa mà ông đã cân nhắc từng câu, từng chữ. Lặng lẽ với công việc nghiên cứu lịch sử, ông được người dân trong vùng phong danh pho từ điển sống về đất Thiên Bản lục kỳ xưa./.
Bài và ảnh: Nguyễn Hương
http://baonamdinh.com.vn/channel/5093/201612/ve-mot-nguoi-dam-me-lich-su-que-huong-2516133/
..
Văn Nhân 133
Công việc sưu tầm, nghiên cứu (khảo cứu) văn hóa nghệ thuật chính là kế thừa, bảo vệ di sản văn hóa, tôn vinh những di sản văn hóa quý báu của dân tộc của quê hương là quan điểm nhận định của tôi. Giờ đã 89 tuổi, cái tuổi được coi là “xưa nay hiếm”, nên tôi đang cố gắng hoàn thiện những tâm nguyện của đời mình. Về sau mong sao con cháu chúng ta còn biết nguồn gốc đình làng, di tích lịch sử, làng nghề truyền thống, ca dao tục ngữ... thấy được cái hay, cái quý của các giá trị văn hóa dân tộc”. Đó là những lời chia sẻ của nhà nghiên cứu Bùi Văn Tam.
Chúng tôi tìm đến nhà ông Bùi Văn Tam tại thôn Cao Phương huyện Vụ Bản trong một ngày hè đỉnh điểm của nắng nóng. Tôi được biết nhiều về ông từ trước
- người luôn được nhân dân trong vùng gọi là “Nhà Vụ Bản học” với sự kính trọng và nể phục, nhưng tôi vẫn không khỏi ngỡ ngàng vì đã ở tuổi 89 ông vẫn minh mẫn miệt mài trên những trang giấy đang hoàn thành nốt cuốn “Phủ Dầy và các nữ thần Vụ Bản trong tín ngưỡng Thánh Mẫu Liễu Hạnh” dày hơn 200 trang chuẩn bị xuất bản. Trong căn nhà rộng tầm 50m2, nhưng diện tích phần lớn ông dành để trưng bày sách, chúng tôi như lạc vào thế giới sách, mỗi cuốn sách được xếp ngay ngắn thành hàng trên kệ, đủ thể loại giống như một thư viện thu nhỏ. Ông bảo: “Từ nhỏ, tôi đã có thói quen nghiện đọc sách báo, thu thập nghiên cứu. Chính vì vậy, mỗi lần đi đâu có quyển sách hay đều mua về giành cho việc nghiên cứu dần dần mấy chục năm qua mới có được tủ sách như vậy”.
Sinh ra và lớn lên giữa làng quê Vụ Bản - nơi có bề dày trầm tích văn hóa đã nuôi dưỡng niềm đam mê và đưa ông trở thành nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa về sau này. Nhà nghiên cứu lịch sử Bùi Văn Tam sinh năm 1932, ở thôn Cao Phương, xã Liên Bảo (Vụ Bản) - Tốt nghiệp khóa đầu tiên của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, chuyên ngành Lịch sử, trong những năm 1960 của thế kỷ trước, ông chủ yếu làm công tác giảng dạy, môn Lịch sử tại các trường học ở trong và ngoài tỉnh tới năm 1992. Trong căn nhà nhỏ của mình, ông trầm ngâm hồi tưởng về quá khứ, ông chia sẻ bắt đầu công tác sưu tầm, nghiên cứu văn hóa từ khoảng 50 năm trước, khi đó ông còn đang là giáo viên dạy môn lịch sử, niềm đam mê khoa học lịch sử khiến ông hàng ngày dù mưa hay nắng, cứ rảnh rỗi lúc nào lại xách chiếc cặp da với lỉnh kỉnh bút sách, cùng chiếc xe đạp cũ rong ruổi đến khắp các đình, chùa, đền, miếu mạo ở khắp các thôn, làng để ghi chép tài liệu phát hiện được từ các ông, bà đồng, từ trong bia đá, câu đối, truyền thuyết, văn bản... Đêm về, ông lại thao thức, cặm cụi so sánh, đối chiếu, tìm hiểu, sắp xếp các tư liệu tìm được. Cứ thế, những cuốn sách có giá trị về lịch sử, về văn hóa của địa phương lần lượt ra đời.
Ông tâm sự: “Tôi đã đi qua 18 xã, 160 thôn, làng của huyện Vụ Bản để thu thập dữ liệu phục vụ công tác nghiên cứu lịch sử. Thuận lợi cũng nhiều nhưng không ít khó khăn, nhưng ông vẫn chuyên tâm với niềm đam mê nghiên cứu tìm lại dấu tích xưa của mình. Cho đến nay, không có di tích lịch sử, thôn, làng nào ở huyện Vụ Bản mà không có dấu chân ông. Trong
40 công trình đã thực hiện một trong những công trình đáng nhớ nhất trong sự nghiệp nghiên cứu đó là về bia đá phủ Thông Khê là tôi tâm đắc nhất, qua việc nghiên cứu, dịch nội dung tấm bia đá cổ có niên hiệu Dương Hòa - đời nhà Lê năm thứ 6 (1640) đã thấy rõ công đức của bà chúa Thông Khê. Bà có tên thật là Trần Thị Ngọc Đài, sinh vào cuối thế kỷ XVI (tương truyền vào năm công chúa Liễu Hạnh mất, khoảng năm 1577). Được Chúa Trịnh Tráng (Văn tổ Nghị Vương) đưa về dinh lập thành Vương Phi rồi sinh ra Chúa Trịnh Tạc. Vì thế khi con trai làm chúa, bà được phong là Thái phi và mất năm Kỷ Dậu 1669, thọ 93 tuổi. Bà không chỉ là người tài, sắc vẹn toàn mà còn có nhiều công lao trong việc mở mang kinh tế, văn hóa cho quê hương Vụ Bản, được dân gian tôn vinh là một trong “lục kỳ” (sáu sự kỳ lạ) của đất Thiên Bản. Khi bà mất, người dân nơi đây đã đúc tượng đồng thờ bà cùng với Mẫu Liễu Hạnh và lập bia ghi lại công đức ấy. Ngoài công trình nghiên cứu ý nghĩa này, trong suốt hành trình hàng chục năm nghiên cứu lịch sử, ông còn có nhiều tác phẩm giá trị như: Thiên Bản lục kỳ - huyền thoại đất Sơn Nam; Phủ Dầy và tín ngưỡng Mẫu Liễu Hạnh; Trạng nguyên Lương Thế Vinh; Trạng Lường- Trạng Nguyên Lương Thế Vinh... là những công trình được ông dày công nghiên cứu, thu thập tài liệu, chứng cứ lịch sử, từ hàng chục năm trước và có giá trị lịch sử, văn hóa lâu đời. Hầu hết các công trình nghiên cứu này đều được in thành sách và tái bản nhiều lần để phục vụ việc học tập, nghiên cứu lịch sử của công chúng. Trong đó, công trình Địa chí văn hóa Vụ Bản được coi là công trình nghiên cứu tổng thể về mảnh đất, con người vùng đất Vụ Bản từ xưa đến nay. Địa chí văn hóa Vụ Bản nêu bật đặc điểm địa lý, lịch sử, kinh tế và văn hóa của vùng đất Vụ Bản qua suốt chiều dài lịch sử; đồng thời phân tích chi tiết những thuận lợi, khó khăn cũng như thế mạnh của đất và người Vụ Bản... Ngoài ra ông dành nhiều thời gian và dày công nghiên cứu về lịch sử, truyền thống mở đất, mở làng của người xưa cùng với những thần tích gắn với địa danh lịch sử cụ thể: Quần thể di tích Lịch sử - Văn hoá Phủ Dầy (xã Kim Thái) thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh; Đền Giáp Nhất (xã Quang Trung), Đền Đông (xã Thành Lợi), Đền
- Chùa Vĩnh Lại (xã Vĩnh Hào), Đền Vụ Nữ (xã Hợp Hưng), các nhà lưu niệm của nhạc sĩ Văn Cao (xã Liên Minh), nhà sử học Trần Huy Liệu (xã Kim Thái)... Bên cạnh đó, ông còn nghiên cứu, tập hợp các tư liệu sưu tầm về hệ thống thần phả, tộc phả, truyền thuyết dân gian, ca dao, tục ngữ, các tác phẩm Hán Nôm, các di tích kiến trúc, tín ngưỡng tôn giáo trên địa bàn huyện. Công trình nghiên cứu này là cẩm nang quý giúp cho không chỉ mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân địa phương mà các bạn đọc trên cả nước hiểu rõ điều kiện tự nhiên; quá trình lao động, chiến đấu kiên cường của mảnh đất và con người Vụ Bản; là luận cứ khoa học quan trọng cho Đảng bộ, chính quyền địa phương tham khảo để hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cũng như phục vụ công tác chuyên môn, nghiên cứu khoa học, giảng dạy các vấn đề liên quan đến huyện Vụ Bản. Đồng thời ông còn tham gia cùng các đoàn làm phim của Đài Truyền hình Việt Nam xây dựng khoảng 10 bộ phim về các danh nhân văn hóa và lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Vụ Bản.
Với tâm huyết và đóng góp của mình, ông đã giành được 18 giải thưởng của Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, Hội Khoa học lịch sử, 3 Huy chương vì sự nghiệp văn học nghệ thuật của Liên Hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam và nhiều giải thưởng khác...Ở cái tuổi ngót nghét “cửu thập” lại mang trong mình nhiều bệnh, sức khỏe ngày một kém, đi lại khó khăn, nhưng ông Bùi Văn Tam vẫn chưa muốn nghỉ, miệt mài đam mê với công việc sưu tầm, nghiên cứu địa chí, lịch sử nặng lòng với những nét văn hóa của quê hương. Ông luôn tâm niệm theo lời của Giáo sư Trần Văn Giàu: Làm việc gì cũng được nhưng “phải tìm chỗ đứng dưới ánh sáng mặt trời”, sống có ích cho đời. Cả cuộc đời ông luôn lao động tranh thủ từng giây từng phút để nghiên cứu tìm tòi, sưu tầm và dịch tài liệu viết tiếp những công trình khoa học còn dang dở, những bộ phim tài liệu về văn hóa địa phương chưa hoàn thành. Chúc ông luôn mạnh khỏe để được đóng góp nhiều cho quê hương. Xứng đáng với tên gọi “Pho từ điển sống về đất Thiên Bản lục kỳ xưa”.
http://hoivhnt.namdinh.gov.vn/vanhocntnd/2502/38551/45267/159055/sang-tac/nha-nghien-cuu-phe-binh-bui-van-tam-pho-tu-dien-song-ve-dat-thien-ban-luc-ky-xua-_tran-thuong.aspx
---
BỔ SUNG
4.
.
Ngày xưa khi mới đến và thấy chuyện lạ, người ta còn đoán mò rằng có thể khu vực có độc chất gì đó, hoặc vì điều kiện địa lý nào đó ảnh hưởng đến người sống. Thế nhưng thời gian gần đây, khi “trục vớt” được tấm bia đá cổ gần 400 năm tuổi và nghi ngờ đây là “vùng đất thiêng”, người ta lại đổ lỗi những tai ương là đến từ… ma quỷ.
Câu chuyện xảy ra ở khu dân cư làng Thông Khê, xã Cộng Hòa, huyện Vụ Bản (tỉnh Nam Định) không chỉ xôn xao dư luận mà còn giáng những “đòn tâm lý” tai ương đến 10 hộ gia đình này: Đi không được, ở lại cũng không xong.
|
Khung cảnh Phủ Thông hoang tàn |
Bia đá “báo mộng”?
Chuyện nhà nào trong khu dân cư này cũng gặp tai ương thì người dân địa phương đã biết từ lâu, nhưng chuyện bia đá biết “báo mộng” thì bây giờ người ta mới biết. Chị Nguyễn Thị Hoài (42 tuổi, chủ cửa hiệu mỹ viện ảnh đối diện ngay lối đi duy nhất vào khu quẩn thể Phủ Thông trước đây) dẫn chúng tôi vào khu đất hoang và chỉ nơi đặt tấm bia tạm thời. Như một người “hướng dẫn chuyên nghiệp”, chị nhớ rành rọt từng chi tiết về việc trục vớt được bia, về lịch sử của tấm bia và những câu chuyện liên quan đến tấm bia vì theo người phụ nữ này, chị chính là “chìa khóa” của sự việc – là người được tấm bia “báo mộng”.
Nguyên căn của việc chị trở thành người trông bia “bất đắc dĩ” là sau nhiều năm gia đình liên tục gặp hoạn nạn, mẹ chị ốm liệt giường tưởng không qua khỏi, khi “đi xem” thì “thầy bói” bảo phải lập miếu thờ may ra mới qua khỏi. Kể từ ngày gia đình chị lập miếu, ngày ngày hương khói, cùng với việc thường xuyên tới cửa Phật, chị cho rằng không chỉ bệnh tình của người mẹ thuyên giảm mà còn dần khỏe lại, gia đình ngày càng “ăn nên làm ra”.
Rồi một đêm chị Hoài nằm mơ thấy có một “vị thần” dẫn chị ra tận bờ ao phía Bắc, trước đây là ao của khu Phủ Thông chỉ vị trí tấm bia mà nói: “Tấm bia này chứa đựng rất nhiều điều mà đến nay nhiều người vẫn chưa biết”. “Sáng hôm sau tỉnh dậy tôi ra bờ ao, nhớ lại chuyện trong mơ nên đưa tay xuống vị trí đó và giật bắn người khi tay chạm ngay đúng một vật giống như bia đá”, chị Hoài thuật lại.
Nhân dịp người dân tát ao, chị xin ý kiến các cụ trong làng cho trục vớt tấm bia và mọi việc diễn ra thuận lợi. Mời cả những người giỏi chữ nho trong vùng về đọc nội dung ghi trên tấm bia, dù có những đoạn do thời gian quá lâu nên chữ bị mờ, tróc nhưng mọi người vẫn không khỏi giật mình kinh hãi khi biết nội dung của tấm bia đó ghi lại công đức của bà chúa Thông Khê. Về tên thật của bà mà trong lịch sử còn nhiều tranh cãi, có người cho rằng bà mang họ Phùng nhưng theo bia đá thì chắc chắn bà mang họ Trần. Cũng theo tấm bia này, khu đất mình đang ở có tên “quần thể Phủ Thông” trước đây nằm trong hệ thống quần thể di tích Phủ Giầy (thờ mẫu Liễu Hạnh) mà khách thập phương ai cũng biết tới.
Từ sự việc này, những người trong khu dân cư mới lần về nguồn gốc khu đất mình đang ở và được biết nơi này trước đây là chùa Quang Minh gồm nhiều đền phủ, nhiều dãy nhà ngang, nhà dọc to lớn.... Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, những dinh cơ miếu mạo này phần bị phá hủy bởi chiến tranh, phần được chuyển sang làm trường học, trụ sở của các cơ quan...
Hiện dấu tích còn lại của khu phủ xưa chỉ còn lại một gian nhà hoang tàn, cột kèo được chạm khác tinh tế và mái lợp ngói mũi hài. Diện tích đất hiện nay còn khoảng 2000 mét vuông, do Công ty giống cây trồng Nam Định quản lý và dù là “khu đất vàng” ngay cạnh trung tâm nhưng nhiều năm nay đã bị “bỏ quên”, tiêu điều xơ xác như một khu đất hoang.
Những ngôi nhà cấp bốn trước đây là nhà kho đã xuống cấp sập mái, chỉ còn trơ lại những bức tường gạch nham nhở. Khu ao hai bên cũng đã bị “thu hẹp” và thuộc quản lý của các hộ gia đình nhận đấu thầu. “Tâm điểm dư luận” chính là 10 gia đình đã được chính quyền xã tổ chức đấu thầu, chia ô, cắt khoảnh một diện tích nhỏ trong khu vực này làm làm đất thổ cư.
|
Tấm bia đá biết “báo mộng” |
“Trả giá” vì chiếm đất “người cõi âm”?
Biết chuyện nhiều năm nay mình đang sống trên “đất thiêng”, người ta mới giật mình nhận ra “thủ phạm” của việc vì sao nhiều năm nay các gia đình trong khu vực này lại liên tục gặp phải tai ương, điên loạn và những tai nạn bất thường như vậy. Tất cả các gia đình sau khi được nhận đất đến làm nhà tại đây không gặp chuyện này thì cũng xảy ra chuyện nọ: Nhà thì có người lâm trọng bệnh mà y học “bó tay”, nhà thì có người điên loạn.
Người ta cho rằng một trong những gia đình đã bị làm “vật tế thần” đầu tiên là gia đình xây nhà trên đường vào khu Phủ Thông trước đây. Đó là gia đình ông Trương Văn H (60 tuổi) có hai con trai là 37 và 35 tuổi đều phát điên, dù gia đình đã đưa đi chữa trị nhiều nơi nhưng bệnh tình vẫn không hề thuyên giảm. Mới đây trong một lần lên cơn điên dại, gia đình ông đã phải nhờ đến sự can thiệp của chính quyền địa phương nhưng khi công an xã đến, một người con trai đã vác dao chém cả công an. Không còn cách nào khác, chính quyền địa phương đã phải “hộ tống” thanh niên này vào trại điên chữa bệnh bắt buộc vì sợ anh chàng có những hành động gây nguy hiểm cho gia đình và làng xóm.
Bên cạnh đó cũng là một bi kịch khác. Gia đình ông hàng xóm Trần Văn B (50 tuổi) có một cậu con trai duy nhất là niềm hy vọng, là “hạt giống đỏ” của cả gia đình. Từ bé cậu trai đã học rất giỏi, không phụ lòng cha mẹ, xong cấp phổ thông thì thi đỗ 3 trường đại học danh tiếng ở Hà Nội. Cậu chọn học Trường Đại học Xây dựng, mong muốn khi tốt nghiệp sẽ trở thành kỹ sư giỏi góp ích cho xã hội.
Lên Thủ đô, cậu chuyên tâm học tập, có thời điểm được một tập đoàn kinh tế nhận tài trợ du học nước ngoài. Khi cậu sinh viên đang phân vân suy nghĩ thì đột nhiên có những biểu hiện bất thường như tự bỏ học đi lang thang ngoài đường vài ba ngày. Tháy lạ, bạn bè gọi điện về nhà cho bố mẹ cậu. Hớt hải bắt xe lên, chứng kiến cảnh con trai đầu bù tóc rối, quần áo lem luốc mà ông bà không tin đó là con mình, đành bấm bụng xin nhà trường bảo lưu kết quả học tập để gia đình đưa con về nhà chữa chạy, hi vọng sẽ khỏi bệnh rồi tiếp tục theo học.
Lúc đầu ông bà cũng chỉ nghĩ con trai học nhiều quá mà bị “ngộ chữ” chứ chẳng chịu tin con mình bị điên. Tuy nhiên đến nay đã 3 năm trôi qua nhưng bệnh tình của cậu trai vẫn không hề thuyên giảm, ông bà phải cắt cử người theo dõi con hàng ngày. “Ấy thế mà em nó giải toán, lý, hóa vẫn còn rất chuẩn khi mấy cháu đi học về nhờ giải giúp. Còn sinh hoạt hàng ngày khác thì em nó vẫn có những biểu hiện tâm thần”, ông B buồn rầu.
Cũng trên con đường dẫn vào khu Phủ Thông, gia đình ông Nguyễn Văn N cũng mang bi kịch “tai ương trên trời rơi xuống” khác. Cả hai ông bà có thời gian từng làm ngân hàng huyện, nay đã nghỉ hưu. Khi đấu thầu được mảnh đất ở trung tâm mặt đường, những tưởng xây xong nhà là gia đình “ăn nên làm ra”, lấy đó làm nơi phát triển kinh doanh.
Thế nhưng nhà mới xây chưa kịp ở thì ông bị tai biến mạch máu não nằm liệt giường, kinh tế gia đình sa sút, bà vợ phải bỏ hết mọi công việc để ngày ngày chăm lo cơm nước, thuốc thang cho chồng. Khi ông chồng vẫn đang điều trị bệnh thì đúng một năm sau bà cũng bị tai biến. Không còn gì khổ hơn khi hai góc nhà là hai chiếc giường cho đôi vợ chồng nằm bất động, con cháu phải thay nhau chăm sóc.
10 gia đình nằm trên đất phủ xưa là 10 bi kịch, không có người gặp hoạn nạn ốm đau thì cũng có người điên loạn: Gia đình Phạm Văn S có con trai nhiều năm nay bị điên loạn; gia đình bà Nguyễn Thị T, bà Nguyễn T.T, ông Bùi Văn V, ông Lê Văn T, ông Nguyễn Văn T… đều có người mắc bệnh nan y như bệnh ung thư gan, xuất huyết dạ dầy; có người mất khi tuổi còn khá trẻ, có người vẫn còn đang mang bệnh trong người, không biết khi nào tử thần gọi đến tên?
Những ngày phát hiện ra bia đá là những ngày người dân trong khu vực “thất điên bát đảo” vì lo sợ, kinh hãi. Đem chuyện hỏi những vị cao niên trong làng thì sau một hồi lục lại suy nghĩ, nhiều người cũng nhớ ra những sự lạ như cụ Nguyễn Văn Côi (năm nay đã ngoài 90 tuổi): “Ngày tôi còn nhỏ, thấy hội phủ to lắm, người khắp nơi về dự lễ hội có khi tới 10 ngày, sau này chiến tranh tàn phá nhưng khu vực đất này vẫn còn “linh thiêng”. Khi cô con gái tôi lên 9 – 10 tuổi đi chăn trâu, nhiều hôm chạy về kinh hãi gọi bố ra xem, đến nơi thấy một đôi rắn mào đang uốn lượn trên những ngọn nhãn, cây mít trong đất phủ”.
“Chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên”
Để tìm hiểu về sự việc có thật hay không chuyện vì lấn “đất thiêng” mà người sống tại đây gặp nhiều tai ương, nhóm phóng viên chúng tôi đã tìm gặp nhiều người có chức năng tại địa phương. Ông Bùi Văn Tam, Nhà nghiên cứu lịch sử Nam Định, từng có nhiều năm nghiên cứu về vùng đất Thiên Bản (nay là huyện Vụ Bản) cho biết: “Sau khi phát hiện bia đá, chúng tôi đã tập trung nghiên cứu, tra cứu nội dung bia. Thật đáng tiếc là do lịch sử và thời gian mà quần thể di tích Phủ Thông không còn.
|
Nhà sử học Bùi Văn Tam: “Khu đất nằm ở thế đắc địa “rồng chầu, phượng múa”” |
Theo như tư liệu trước đây, khi lập đình, chùa, miếu, phủ… người xưa thường chọn vị trí đắc địa nhất, nơi đất cao ráo, có thế đất “rồng chầu, phượng múa”. Nếu nhìn tổng thể thì Phủ Thông nằm ở vị trí đầu rồng theo hướng Nam, hai ao phía hai bên tượng trưng cho đôi mắt rồng và người xưa cho rằng đây là một nơi đất thiêng”.
Cũng theo ông Tam, với những chứng cứ lịch sử, có thể khẳng định chắc chắn Phủ Thông thuộc quần thể di tích Phủ Giầy thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh, nơi mà du khách thập phương vào dịp lễ tết và nhất là vào mùa chính hội tháng ba vẫn thường trở về cầu cho quốc thái, dân an, gia đình bình yên, xã hội phát triển. “Chúng tôi sẽ cố gắng dịch xong sớm và công bố rộng rãi nội dung tấm bia về Phủ Thông tới mọi người”, ông cho biết thêm.
Thực hư thì chưa rõ, nhưng sau ngày phát hiện ra sự việc thì khu vực trở nên hoang vắng hẳn bởi chẳng có nhiều người muốn bước chân vào vùng đất “gieo rắc tai ương” này. Người địa phương cho biết trước đây nhiều gia đình gần đất phủ có ý định lấn chiếm thêm một chút ra phía sau, nhưng từ khi tìm thấy bia đá cổ thì “có cho thêm tiền cũng chẳng dám động vào đất của người âm nữa” như lời một phụ nữ nói. Có một ưu điểm nữa là sau sự việc khu vực bỗng… sạch sẽ hẳn lên, ví dụ như việc ao nước trong phủ trước đây là nơi người ta cứ tiện tay là vứt rác, nay thì mọi người chẳng bị ai cấm mà không dám bén mảng đến, sợ “làm ô uế đất thiêng”.
Ông Trần Văn Quân, Trưởng ban văn hóa xã Cộng Hòa cũng xác nhận sự việc địa phương phát hiện, tìm được bia đá cổ và đã nhờ cán bộ Phòng Văn hóa huyện cùng nhà nghiên cứu lịch sử Bùi Văn Tam tổ chức nghiên cứu, dịch lại nội dung của tấm bia bởi đây là một chứng tích quan trọng về khu quần thể di tích Phủ Thông đã bị chiến tranh phá hủy. Theo ông Quân, việc những gia đình ở gần khu vực Phủ Thông gặp những bất hạnh trong cuộc sống là có thực, tuy nhiên “đây chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên và do người dân thêu dệt thêm để nói về sự linh thiêng của khu quần thể di tích Phủ Thông”.
Bí mật trên tấm bia cổ: Theo nhà sử học Bùi Văn Tam, tấm bia đá về bà chúa Thông Khê cho biết bà có tên thật là Trần Thị Ngọc Đài, sinh ra vào cuối thế kỷ XVI (tương truyền vào năm chúa Liễu Hạnh mất khoảng năm 1577). Được chúa Trịnh Tráng (Văn tổ Nghị Vương) đưa về dinh lập thành Dương Phi rồi sinh ra chúa Trịnh Tạc. Vì thế khi con trai làm chúa, bà được phong là Thái phi và mất năm Kỷ Dậu 1669, thọ 93 tuổi. Bà không chỉ là người có tài sắc vẹn toàn mà còn có nhiều công lao trong việc mở mang kinh tế, văn hóa cho quê hương Vụ Bản, được dân gian tôn vinh thành “một trong sáu sự kỳ lạ của đất Thiên Bản”. Sau ngày bà mất người dân nơi đây đã đúc tượng đồng thờ bà cùng với Mẫu Liễu Hạnh. Để tưởng nhớ công ơn của bà người dân nơi đây đã lập bia nói lên công đức ấy. Bia đá có niên hiệu Dương Hòa – Thời kỳ nhà Lê năm thứ 6 (1640), chiều cao 1,55 mét, rộng 0,9 mét và dày 0,16 mét; được chạm khắc rồng nổi, hoa điêu. Trên bia đá được lập thành 3 phần: Phần thứ nhất nêu lên lịch sử và những lần tôn tạo của chùa Pháp Quang nằm trong quần thể chùa Thông; Phần hai về số ruộng mà bà chúa Ngọc Đài công đức vào chùa; Phần thứ ba là thơ ca, ca ngợi công đức của bà, cảnh đẹp, phồn thịnh của quê hương đất Thiên Bản. Trong bia đá còn ghi rất rõ diện tích của Phủ Thông là hai mẫu (tương đương với 5 ngàn mét vuông, gồm cả hai ao bên cạnh chùa). Bia đá khẳng định năm 1629 (năm Kỷ Tỵ) chùa Pháp Quang đã được xây toàn bộ bằng gạch, lập ngói. |
Nhóm phóng viên/Pháp luật và Thời đại
https://giaoduc.net.vn/tieu-diem/khu-dan-cu-quai-di-nha-nao-cung-co-nguoi-dien-hoac-hap-hoi-cho-chet-post36697.gd
3.
NHN
(NHN) Khu dân cư chỉ có 10 nóc nhà , thì 10 gia đình đó là 10 bi kịch khi tất cả các nhà đửu không có người điên loạn, thì cũng có người mắc trọng bệnh, nằm chử thần chết viếng thăm.Ngà y xưa khi mới đến và thấy chuyện lạ, người ta còn đoán mò rằng có thể khu vực có độc chất gì đó, hoặc vì điửu kiện địa lý nà o đó ảnh hưởng đến người sống. Thế nhưng thời gian gần đây, khi trục vớt được tấm bia đá cổ gần 400 năm tuổi và nghi ngử đây là vùng đất thiêng, người ta lại đổ lỗi những tai ương là đến từ... ma quỷ.Câu chuyện xảy ra ở khu dân cư là ng Thông Khê, xã Cộng Hòa, huyện Vụ Bản (tỉnh Nam Định) không chỉ xôn xao dư luận mà còn giáng những đòn tâm lý tai ương đến 10 hộ gia đình nà y: Đi không được, ở lại cũng không xong.Bia đá báo mộng?
Chuyện nhà nà o trong khu dân cư nà y cũng gặp tai ương thì người dân địa phương đã biết từ lâu, nhưng chuyện bia đá biết báo mộng thì bây giử người ta mới biết. Chị Nguyễn Thị Hoà i (42 tuổi, chủ cửa hiệu mử¹ viện ảnh đối diện ngay lối đi duy nhất và o khu quẩn thể Phủ Thông trước đây) dẫn chúng tôi và o khu đất hoang và chỉ nơi đặt tấm bia tạm thời.
Khung cảnh Phủ Thông hoang tà nNhư một người hướng dẫn chuyên nghiệp, chị nhớ rà nh rọt từng chi tiết vử việc trục vớt được bia, vử lịch sử của tấm bia và những câu chuyện liên quan đến tấm bia vì theo người phụ nữ nà y, chị chính là chìa khóa của sự việc “ là người được tấm bia báo mộng.
Nguyên căn của việc chị trở thà nh người trông bia bất đắc dĩ là sau nhiửu năm gia đình liên tục gặp hoạn nạn, mẹ chị ốm liệt giường tưởng không qua khửi, khi đi xem thì thầy bói bảo phải lập miếu thử may ra mới qua khửi. Kể từ ngà y gia đình chị lập miếu, ngà y ngà y hương khói, cùng với việc thường xuyên tới cửa Phật, chị cho rằng không chỉ bệnh tình của người mẹ thuyên giảm mà còn dần khửe lại, gia đình ngà y cà ng ăn nên là m ra.
Rồi một đêm chị Hoà i nằm mơ thấy có một vị thần dẫn chị ra tận bử ao phía Bắc, trước đây là ao của khu Phủ Thông chỉ vị trí tấm bia mà nói: Tấm bia nà y chứa đựng rất nhiửu điửu mà đến nay nhiửu người vẫn chưa biết. Sáng hôm sau tỉnh dậy tôi ra bử ao, nhớ lại chuyện trong mơ nên đưa tay xuống vị trí đó và giật bắn người khi tay chạm ngay đúng một vật giống như bia đá, chị Hoà i thuật lại.
Nhân dịp người dân tát ao, chị xin ý kiến các cụ trong là ng cho trục vớt tấm bia và mọi việc diễn ra thuận lợi. Mời cả những người giửi chữ nho trong vùng vử đọc nội dung ghi trên tấm bia, dù có những đoạn do thời gian quá lâu nên chữ bị mử, tróc nhưng mọi người vẫn không khửi giật mình kinh hãi khi biết nội dung của tấm bia đó ghi lại công đức của bà chúa Thông Khê.
Tấm bia đá biết báo mộng.
Vử tên thật của bà mà trong lịch sử còn nhiửu tranh cãi, có người cho rằng bà mang họ Phùng nhưng theo bia đá thì chắc chắn bà mang họ Trần. Cũng theo tấm bia nà y, khu đất mình đang ở có tên quần thể Phủ Thông trước đây nằm trong hệ thống quần thể di tích Phủ Giầy (thử mẫu Liễu Hạnh) mà khách thập phương ai cũng biết tới.
Từ sự việc nà y, những người trong khu dân cư mới lần vử nguồn gốc khu đất mình đang ở và được biết nơi nà y trước đây là chùa Quang Minh gồm nhiửu đửn phủ, nhiửu dãy nhà ngang, nhà dọc to lớn.... Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, những dinh cơ miếu mạo nà y phần bị phá hủy bởi chiến tranh, phần được chuyển sang là m trường học, trụ sở của các cơ quan...
Hiện dấu tích còn lại của khu phủ xưa chỉ còn lại một gian nhà hoang tà n, cột kèo được chạm khác tinh tế và mái lợp ngói mũi hà i. Diện tích đất hiện nay còn khoảng 2000 mét vuông, do Công ty giống cây trồng Nam Định quản lý và dù là khu đất và ng ngay cạnh trung tâm nhưng nhiửu năm nay đã bị bử quên, tiêu điửu xơ xác như một khu đất hoang.
Những ngôi nhà cấp bốn trước đây là nhà kho đã xuống cấp sập mái, chỉ còn trơ lại những bức tường gạch nham nhở. Khu ao hai bên cũng đã bị thu hẹp và thuộc quản lý của các hộ gia đình nhận đấu thầu. Tâm điểm dư luận chính là 10 gia đình đã được chính quyửn xã tổ chức đấu thầu, chia ô, cắt khoảnh một diện tích nhử trong khu vực nà y là m là m đất thổ cư.
Trả giá vì chiếm đất người cõi âm?
Biết chuyện nhiửu năm nay mình đang sống trên đất thiêng, người ta mới giật mình nhận ra thủ phạm của việc vì sao nhiửu năm nay các gia đình trong khu vực nà y lại liên tục gặp phải tai ương, điên loạn và những tai nạn bất thường như vậy. Tất cả các gia đình sau khi được nhận đất đến là m nhà tại đây không gặp chuyện nà y thì cũng xảy ra chuyện nọ: Nhà thì có người lâm trọng bệnh mà y học bó tay, nhà thì có người điên loạn.
Người ta cho rằng một trong những gia đình đã bị là m vật tế thần đầu tiên là gia đình xây nhà trên đường và o khu Phủ Thông trước đây. Đó là gia đình ông Trương Văn H (60 tuổi) có hai con trai là 37 và 35 tuổi đửu phát điên, dù gia đình đã đưa đi chữa trị nhiửu nơi nhưng bệnh tình vẫn không hử thuyên giảm.
Mới đây trong một lần lên cơn điên dại, gia đình ông đã phải nhử đến sự can thiệp của chính quyửn địa phương nhưng khi công an xã đến, một người con trai đã vác dao chém cả công an. Không còn cách nà o khác, chính quyửn địa phương đã phải hộ tống thanh niên nà y và o trại điên chữa bệnh bắt buộc vì sợ anh chà ng có những hà nh động gây nguy hiểm cho gia đình và là ng xóm.
Bên cạnh đó cũng là một bi kịch khác. Gia đình ông hà ng xóm Trần Văn B (50 tuổi) có một cậu con trai duy nhất là niửm hy vọng, là hạt giống đử của cả gia đình. Từ bé cậu trai đã học rất giửi, không phụ lòng cha mẹ, xong cấp phổ thông thì thi đỗ 3 trường đại học danh tiếng ở Hà Nội. Cậu chọn học Trường Đại học Xây dựng, mong muốn khi tốt nghiệp sẽ trở thà nh kử¹ sư giửi góp ích cho xã hội.
Lên Thủ đô, cậu chuyên tâm học tập, có thời điểm được một tập đoà n kinh tế nhận tà i trợ du học nước ngoà i. Khi cậu sinh viên đang phân vân suy nghĩ thì đột nhiên có những biểu hiện bất thường như tự bử học đi lang thang ngoà i đường và i ba ngà y. Tháy lạ, bạn bè gọi điện vử nhà cho bố mẹ cậu. Hớt hải bắt xe lên, chứng kiến cảnh con trai đầu bù tóc rối, quần áo lem luốc mà ông bà không tin đó là con mình, đà nh bấm bụng xin nhà trường bảo lưu kết quả học tập để gia đình đưa con vử nhà chữa chạy, hi vọng sẽ khửi bệnh rồi tiếp tục theo học.
Lúc đầu ông bà cũng chỉ nghĩ con trai học nhiửu quá mà bị ngộ chữ chứ chẳng chịu tin con mình bị điên. Tuy nhiên đến nay đã 3 năm trôi qua nhưng bệnh tình của cậu trai vẫn không hử thuyên giảm, ông bà phải cắt cử người theo dõi con hà ng ngà y. Ấy thế mà em nó giải toán, lý, hóa vẫn còn rất chuẩn khi mấy cháu đi học vử nhử giải giúp. Còn sinh hoạt hà ng ngà y khác thì em nó vẫn có những biểu hiện tâm thần, ông B buồn rầu.
Cũng trên con đường dẫn và o khu Phủ Thông, gia đình ông Nguyễn Văn N cũng mang bi kịch tai ương trên trời rơi xuống khác. Cả hai ông bà có thời gian từng là m ngân hà ng huyện, nay đã nghỉ hưu. Khi đấu thầu được mảnh đất ở trung tâm mặt đường, những tưởng xây xong nhà là gia đình ăn nên là m ra, lấy đó là m nơi phát triển kinh doanh.
Thế nhưng nhà mới xây chưa kịp ở thì ông bị tai biến mạch máu não nằm liệt giường, kinh tế gia đình sa sút, bà vợ phải bử hết mọi công việc để ngà y ngà y chăm lo cơm nước, thuốc thang cho chồng. Khi ông chồng vẫn đang điửu trị bệnh thì đúng một năm sau bà cũng bị tai biến. Không còn gì khổ hơn khi hai góc nhà là hai chiếc giường cho đôi vợ chồng nằm bất động, con cháu phải thay nhau chăm sóc.
10 gia đình nằm trên đất phủ xưa là 10 bi kịch, không có người gặp hoạn nạn ốm đau thì cũng có người điên loạn: Gia đình Phạm Văn S có con trai nhiửu năm nay bị điên loạn; gia đình bà Nguyễn Thị T, bà Nguyễn T.T, ông Bùi Văn V, ông Lê Văn T, ông Nguyễn Văn T... đửu có người mắc bệnh nan y như bệnh ung thư gan, xuất huyết dạ dầy; có người mất khi tuổi còn khá trẻ, có người vẫn còn đang mang bệnh trong người, không biết khi nà o tử thần gọi đến tên?
Những ngà y phát hiện ra bia đá là những ngà y người dân trong khu vực thất điên bát đảo vì lo sợ, kinh hãi. Đem chuyện hửi những vị cao niên trong là ng thì sau một hồi lục lại suy nghĩ, nhiửu người cũng nhớ ra những sự lạ như cụ Nguyễn Văn Côi (năm nay đã ngoà i 90 tuổi): Ngà y tôi còn nhử, thấy hội phủ to lắm, người khắp nơi vử dự lễ hội có khi tới 10 ngà y, sau nà y chiến tranh tà n phá nhưng khu vực đất nà y vẫn còn linh thiêng. Khi cô con gái tôi lên 9 “ 10 tuổi đi chăn trâu, nhiửu hôm chạy vử kinh hãi gọi bố ra xem, đến nơi thấy một đôi rắn mà o đang uốn lượn trên những ngọn nhãn, cây mít trong đất phủ.
Chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên
Để tìm hiểu vử sự việc có thật hay không chuyện vì lấn đất thiêng mà người sống tại đây gặp nhiửu tai ương, nhóm phóng viên chúng tôi đã tìm gặp nhiửu người có chức năng tại địa phương. à”ng Bùi Văn Tam, Nhà nghiên cứu lịch sử Nam Định, từng có nhiửu năm nghiên cứu vử vùng đất Thiên Bản (nay là huyện Vụ Bản) cho biết: Sau khi phát hiện bia đá, chúng tôi đã tập trung nghiên cứu, tra cứu nội dung bia. Thật đáng tiếc là do lịch sử và thời gian mà quần thể di tích Phủ Thông không còn.
Theo như tư liệu trước đây, khi lập đình, chùa, miếu, phủ... người xưa thường chọn vị trí đắc địa nhất, nơi đất cao ráo, có thế đất rồng chầu, phượng múa. Nếu nhìn tổng thể thì Phủ Thông nằm ở vị trí đầu rồng theo hướng Nam, hai ao phía hai bên tượng trưng cho đôi mắt rồng và người xưa cho rằng đây là một nơi đất thiêng.
Nhà sử học Bùi Văn Tam: Khu đất nằm ở thế đắc địa rồng chầu, phượng múa.
Cũng theo ông Tam, với những chứng cứ lịch sử, có thể khẳng định chắc chắn Phủ Thông thuộc quần thể di tích Phủ Giầy thử Thánh mẫu Liễu Hạnh, nơi mà du khách thập phương và o dịp lễ tết và nhất là và o mùa chính hội tháng ba vẫn thường trở vử cầu cho quốc thái, dân an, gia đình bình yên, xã hội phát triển. Chúng tôi sẽ cố gắng dịch xong sớm và công bố rộng rãi nội dung tấm bia vử Phủ Thông tới mọi người, ông cho biết thêm.
Thực hư thì chưa rõ, nhưng sau ngà y phát hiện ra sự việc thì khu vực trở nên hoang vắng hẳn bởi chẳng có nhiửu người muốn bước chân và o vùng đất gieo rắc tai ương nà y. Người địa phương cho biết trước đây nhiửu gia đình gần đất phủ có ý định lấn chiếm thêm một chút ra phía sau, nhưng từ khi tìm thấy bia đá cổ thì có cho thêm tiửn cũng chẳng dám động và o đất của người âm nữa như lời một phụ nữ nói. Có một ưu điểm nữa là sau sự việc khu vực bỗng... sạch sẽ hẳn lên, ví dụ như việc ao nước trong phủ trước đây là nơi người ta cứ tiện tay là vứt rác, nay thì mọi người chẳng bị ai cấm mà không dám bén mảng đến, sợ là m ô uế đất thiêng.
à”ng Trần Văn Quân, Trưởng ban văn hóa xã Cộng Hòa cũng xác nhận sự việc địa phương phát hiện, tìm được bia đá cổ và đã nhử cán bộ Phòng Văn hóa huyện cùng nhà nghiên cứu lịch sử Bùi Văn Tam tổ chức nghiên cứu, dịch lại nội dung của tấm bia bởi đây là một chứng tích quan trọng vử khu quần thể di tích Phủ Thông đã bị chiến tranh phá hủy. Theo ông Quân, việc những gia đình ở gần khu vực Phủ Thông gặp những bất hạnh trong cuộc sống là có thực, tuy nhiên đây chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên và do người dân thêu dệt thêm để nói vử sự linh thiêng của khu quần thể di tích Phủ Thông.
http://nguoihanoi.com.vn/bi-an-khu-dan-cu-nha-c2-a0-na-c2-a0o-cung-bi-thanh-vat_221285.html
2.
Cập nhật lúc 11:31, Thứ năm, 23/04/2015 (GMT+7)
Lễ hội Phủ Dầy (xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) có lịch sử lâu đời gắn liền với tín ngưỡng thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh, do cộng đồng sáng tạo và lưu truyền qua các thế hệ.
Đây là lễ hội tích hợp nhiều giá trị lịch sử, văn hóa tín ngưỡng thờ Nữ thần (Mẫu) và văn hóa dân gian của cư dân nông nghiệp lúa nước vùng Đồng bằng Bắc bộ, mang đặc trưng tín ngưỡng bản địa của người Việt.
|
Rước kiệu trong lễ hội Phủ Dầy. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN |
Điểm đặc trưng của lễ hội là các hình thức sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh phong phú, độc đáo như nghi lễ chầu văn hầu đồng, rước đuốc, rước thỉnh kinh, hội hoa trượng…phản ánh phong tục tập quán, nghệ thuật trình diễn dân gian và thẩm mỹ của cộng đồng. Chầu văn hầu đồng là một nghi lễ đặc trưng và quan trọng nhất của đạo Mẫu, diễn ra trong không gian thiêng của hệ thống điện thờ thánh Mẫu và các đức Thánh Trần. Đây là di sản văn hóa phi vật thể tổng hợp nhiều giá trị của các loại hình văn hóa dân gian như tín ngưỡng truyền khẩu, nghề thủ công truyền thống, trình diễn (diễn xướng) dân gian…
Phủ Dầy là trung tâm của tín ngưỡng thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh, nghi lễ chầu văn và lễ hội Phủ Dầy là hai di sản văn hóa phi vật thể gắn liền với không gian quần thể này. Trong quá trình tồn tại và phát triển, nghi lễ chầu văn đã trở thành một loại hình nghệ thuật sân khấu. Tỉnh Nam Định là địa phương đầu tiên đưa nghệ thuật dân gian truyền thống này lên sân khấu phục vụ trong kháng chiến chống Mỹ tại các chiến trường miền Nam và lên sóng đài tiếng nói Việt Nam từ những năm 60, với những lời hát, làn điệu ca ngợi đất nước, Đảng, Bác Hồ…
Nghi lễ chầu văn do cộng đồng người Việt sáng tạo trước hết là để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tinh thần, là sản phẩm của tư duy, nhận thức về tự nhiên xã hội của các cư dân nông nghiệp lúa nước, phản ánh quan điểm, tâm tư tình cảm, ứng xử với điều kiện sống và môi trường tự nhiên xung quanh. Đó còn là sự tích hợp, tổng hợp các hình thức văn hóa dân gian bản địa khác như âm nhạc, ngôn ngữ, tri thức dân gian, ca hát, nhảy múa, nghề thủ công truyền thống, trang phục truyền thống cùng với nghệ thuật trang trí, kiến trúc, ẩm thực… tạo nên một hình thức sân khấu tâm linh, thiêng liêng.
Tín ngưỡng thờ Mẫu và nghi lễ chầu văn hầu đồng phản ánh sự đa dạng hóa và thể hiện khả năng tích hợp văn hóa với các hình thức trình diễn nghệ thuật dân gian truyền thống khác. Có lẽ ít thấy một hình thức tín ngưỡng tôn giáo nào của người Việt thể hiện sự đa dạng tín ngưỡng địa phương, đa dạng các dân tộc như trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ của người Việt. Trong điện thần Tứ phủ, từ Thánh Mẫu đến các hàng quan, làng chầu, ông Hoàng và các Cô, các Cậu đều là các vị thần linh có nguồn gốc từ các dân tộc khác nhau như: Kinh, Mường, Tày, Nùng, Dao…thể hiện mối quan hệ bình đẳng, gắn bó mật thiết giữa các dân tộc anh em.
Hiện nay, nghi lễ chầu văn không chỉ diễn ra ở các di tích gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ, thờ Đức Thánh Trần và một số di tích khác mà còn được sáng tạo, cải biên với các hình thức biểu diễn trên sân khấu trong các cuộc thi, các hoạt động văn hóa quần chúng. Trong quá trình tồn tại và phát triển, nghi lễ chầu văn một mặt vừa được bảo tồn nguyên gốc các giá trị truyền thống, vừa được cộng đồng tái tạo các giá trị văn hóa mới để thích ứng với điều kiện cuộc sống. Nghi lễ chầu văn - hầu đồng diễn ra quanh năm tại nhiều nơi, song tại Phủ Dầy phải kể đến hai hoạt động nổi bật đó là nghi thức “Rước thỉnh Kinh” và “Hoa trượng hội”. Đây là hai trong số nhiều đặc trưng đem lại sự khác biệt của Phủ Dầy so với các điểm thờ Mẫu khác.
Theo Giám đốc Bảo tàng tỉnh Nam Định Nguyễn Văn Thư, nguồn gốc của lễ rước thỉnh Kinh (rước kiệu Mẫu) bắt nguồn từ hành trạng của Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Lễ rước dẫn đầu là hàng trăm cụ già rước kiệu và cờ phướn, vừa đi vừa tụng kinh niệm phật; tiếp đến hàng trăm người cầm cờ hội, rồi đến đội kèn trống, bát âm, các nữ thanh đồng và chấp kích bát bảo; kế sau là xe tay chở vị hòa thượng chùa Tiên Hương hoặc chùa Vân Cát mặc trang phục nhà Phật, tay cầm cành phan, tay lần tràng hạt, tiếp đến là kiệu bát cống đặt bát hương, kiệu long đình để lấy kinh và ba kiệu võng, mỗi kiệu có tám người khiêng và xe tay chở các vị cao niên, chức sắc trong hàng huyện, tổng cùng đông đảo nhân dân và du khách thập phương.
Hội Hoa trượng (hay còn gọi là hội kéo chữ) cũng là một hoạt động văn hóa đặc trưng khác tại lễ hội Phủ Dày. Tương truyền hội kéo chữ do thái phi Trần Thị Ngọc Đài, người làng Thông Khê (xã Cộng Hòa) khởi xướng. Bà vốn chịu ơn cầu tự ở Phủ Dầy, lại có công giúp dân nghèo huyện Thiên Bản (nay là huyện Vụ Bản, Nam Định) hoãn đi phu đắp đê sông Nhị bị vỡ vào khoảng năm 1630 - 1632 tại kinh thành.
Theo thông lệ, mỗi làng sẽ chọn từ 20 - 30 thanh niên, trang phục đầu cuốn khăn đỏ, áo vàng, bụng cũng thắt khăn đỏ, áo vàng, quần trắng, chân cuốn xà cạp đỏ. Gậy xếp chữ được chuẩn bị dài khoảng bốn mét, cuốn giấy nhiều màu, đầu gậy có “ngù” bằng lông gà. Chữ được xếp thay đổi theo từng năm, tùy thuộc vào kết quả của việc xin lễ âm dương tại Phủ Thông (xã Trung Thành, huyện Vụ Bản), một nơi thờ Mẫu Liễu Hạnh và thái phi Trần Thị Ngọc Đài. Các chữ thường xếp là “Mẫu nghi thiên hạ”, “Thiên hạ thái bình”, “Quốc thái dân an”, “Hòa cốc phong dương” hay “Quang phục thánh thiện”…, đều mang những ý nghĩa tinh thần tốt đẹp của cư dân nông nghiệp, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa hoặc ngợi ca công đức của Thánh Mẫu.
Trong lễ hội Phủ Dầy còn diễn ra một nghi thức đặc biệt khác là nghi lễ rước đuốc vào tối 5/3 âm lịch. Lửa trong quan niệm dân gian là yếu tố cầu may, mang lại sự ấm no hạnh phúc. Theo người dân nơi đây, ngọn lửa thiêng được rước từ nơi thờ Thánh Mẫu trong những ngày lễ hội sẽ xua tan đi những gì đen tối, đem lại sự may mắn sinh sôi. Nghi thức rước đuốc được tổ chức vào buổi tối giữa không gian làng quê Bắc bộ tạo thành một hình ảnh đẹp biểu tượng cho niềm tin, hy vọng vào những điều tốt lành sẽ đến trong cuộc sống của cư dân. Trải qua nhiều thế hệ, các nghi thức và phong tục dân gian mang đậm giá trị truyền thống trong lễ hội Phủ Dầy đã được bồi đắp, lưu giữ, kết tinh, hội tụ và lan tỏa rộng khắp ra các vùng miền trên toàn quốc./.https://dangcongsan.vn/tu-tuong-van-hoa/luu-giu-nhung-net-van-hoa-doc-dao-cua-le-hoi-phu-daynam-dinh-300280.html
1.
1. Trần thị Ngọc Đài- một kì nữ đất Thiên Bản
Làng Thông Khê xã Đồng Đội xưa ( nay thuộc xã Cộng hoà huyện Vụ Bản ) nằm trên đê Ất Hợi dọc sông Ba Sát phía Tây huyện Vụ Bản. Mùa nước Thông Khê trông như ốc đảo giữa biển nước mênh mông. Làng vốn nghèo, nhưng óc nghề truyền thống ca múa , tấu nhạc trong các lễ hội, đình đám có phường bát âm, có hát múa chầu văn trong dịp lễ hội nhất là Phủ Dầy, Phủ Thông sau này. Người họ Phùng chiếm quá nửa làng, nhiều người là kép hát, cung văn kỹ nữ giỏi.
Trần Thị Ngoc Đài sinh vào màu thu năm đinh Sửu ( 1577 ) trong một gia đình nghèo. Bố là Trần Công Khải Tường, mẹ người họ Phùng. Bố mẹ chủ yếu làm nghề nông, yêu nhau trong buổi hát giao duyên hội làng, từ nhỏ sống trong làng quê, một gia đình luôn có tiếng đàn tiếng hát, Ngọc Đài sớm có một tâm hồn nghệ sĩ. Càng lớn Ngọc Đài càng xinh đẹp, hát hay múa dẻo, được các nghệ nhân trong làng quí mến, chăm sóc dậy hát, dậy múa trong các phường hát đi biểu diễn trong các hội, đình đám, tấu nhạc hát văn trong các buổi hầu đồng các phủ.
Đến tuổi cập kê, Bà kết duyên với một kép hát ngươig giáp tư, làng Bảo Ngũ cùng huyện, tên là Lê Văn Hiển. Trai tài gái sắc, vợ chồng thương yêu nhau, ngoài những buổi làm đồng, cầy cấy làm ăn, hai vợ chồng còn theo phường hát đi biểu diễn nhiều nơi, nàng hát hay múa giỏi lại thạo đàn không bao lâu nổi tiến thành một kỳ nữ.
2. Gặp gia biến, Ngọc Đài lấy Chồng lần thứ hai
Cuộc sống vợ chồng nàng đang êm đềm hạnh phúc thì tai hoạ dồn đổ ập xuống. Một hôm hai vợ chồng đang biểu diễn tại một lễ hội làng thì chồng nàng đột nhiên bị bạo bệnh phải ngừng biển diễn. Phường hát vội đưa Văn Hiển về tới nhà, chưa kịp bốc thuốc thang gì thì chàng tắc thở. Ngọc Đài vô cùng thương xót, đựoc dân làng giúp đỡ làm lễ tang chồng nàng. Đang lúc đau buồn thì đột ngột mẹ nàng lại mất. một buổi trưa hè năm đó, mẹ nàng mang giỏ đi mò cua ngoài đồng vắng, bà say nắng, gắng gượng bò lên gò Con Phượng ở cánh đồng Tròn gần làng Vân Cát thì gất sỉu bên bụi ruối mà chết. Mấy ngày sau người nhà đi tìm đã thấy mối đùn thành mộ, dân làng cho rằng bà đã đựoc thiên táng. Ít lâu sau ông Khải Tường đi làm công ở một làng xa không may cũng bị bệnh nặng qua đời, mộ chôn luôn ở đó.
Chỉ trong một thời gian ngắn bố mẹ và chồng đêu qua đời, Ngọc đài chịu cảnh sống cô đơn, không chỗ bấu víu. Nàng gắng gượng cho qua ngày tháng, không còn hy vọng đưa tiếng hát của mình đi biểu diễn. Nàng nuôi một đứa trẻ mồ côi ở làng Vân Cát, đặt tên là Chiêu, mẹ con cùng chung sống cho đỡ quạnh hiu.
Giữa lúc này Tráng Quận công Ngô Đình Nga vốn người Nghệ An, gia đình dời về làng Bảo Ngũ sinh sống mới được vài đời. Ngô Đình Nga giỏi võ nghệ, gặp thời loạn ly, đã theo Tiết chế Trinh Tùng đánh nhà Mạc, lập nhiều công trạng, lấy lại đát Hải Dương, đựoc phong là Tráng Quận công.
Ngô đình Nga đem quân về làng Bảo Ngũ, tổ chức ca hát ăn mừng thắng trận cho quân sĩ nghỉ ngơi. Ngọc đài được phường hát an ủi động viên, đi biểu diễn phục vụ quân lính chúc mừng quan Quận công về làng. Quan Quận thấy nàng hát hay múa dẻo, nét mặt thanh tú nhưng lại có vẻ u sầu. Tan buổi Quan Quận vời lại, hỏi rõ sự tình đem lòng thương mến, bèn lấy nàng làm vợ đưa theo quân doanh, Ngọc Đưa cậu Chiêu nhờ dân làng Vân nuôi hộ, rồi đi theo Tráng Quận Công.
3. Long đong trận mạc, Ngọc Đài lấy chồng lần thứ ba
Ngọc đài lấy Tráng Quận Công, theo chồng rong ruổi trận mạc, quân doanh dời đến đâu, nàng đi theo chồng đến đó.
Tháng 5 năm Canh Tí ( 1600 ), trời mưa to gió lớn, vùng đồng bằng lũ lụt triền miên, vừa lúc đó Vua Lê Thế Tông qua đời, Trịnh Tùng lập con thứ phế con trưởng lên làm vua Kinh Tông, tình hình đất nước rối ren.
Tráng Quận công đang coi giữ vùng Hải Dương, do bất bình với tiết chế Trịnh Tùng. Tráng Quận Công liên kết với Kế Quận Công Phan Ngạn và Mỹ Quận Công Bùi Văn Khuê mưu phản, chống lại Trịnh Tùng thừa cơ chiếm toàn bộ vùng cửa Đại An khống chế toàn bộ cùng Trường Yên – Nghĩa Hưng, chờ dịp ra hàng nhà Mạc
Triều đình Lê Trinh lục đục, tôn thất nhà Mạc nổi lên, đnáh mạnh vùng Hải Dương, uy hiếp kinh đô Thăng Long. Trinh Tùng phải rước Vua chạy về Tây Đô ( Thanh Hoá ) Ngô đình Nga đem quân giúp nhà Mạc, nhưng đến đây nội bộ lại mâu thuẫn, nghi ngờ lẫn nhau. Đang đóng quân vùng Hoàng Giang ( Hà Nam ), Phan Ngạn nghi ngờ nên đã giết Bùi Văn Khuê, vợ Bùi Văn Khuê là Nguyễn Thị Niên treo thưởng người giết Phan Ngạn để trả thù cho chồng. Chỉ còn mình Ngô đình Nga đóng quân ở Hoàng Giang, nhân cơ hội đó Trịnh Tùng đem quân chiếm lại. Lúc này Ngọc Đài có mang sắp sinh, Ngô Đình Nga để nàng trở về quê nhà, còn mình chỉ huy chiến thuyền tiến về Thị Cầu đầu hàng Mạc, rước Mạc Kinh Cung trở lại kinh thành Thăng Long. Quân Trịnh Tùng trỏ lại bao vây phản công, sau đó Ngô Đình Nga bị quân Trịnh Tùng bắt giết ở sông Thiên đức( sông Đuống ). Quân sĩ họ Ngô tan rã, quân Trịnh Tùng đại thắng, thu được thuyền ghe cùng đàn bà con gái, của cải đem về kinh sư.
Ngọc đài nghe tin chồng chết, ẩn thân ở quê nhà, sinh con trai đặt tên là Nguyên. Ngô đình Nguyên có dị tướng, tay dài bàn tay to nhưng miệng rất rộng, có thể lắm bàn tay bỏ lọt vào miệng, thân thể Nguyên lại đầy nốt hoa hồng tím, ai trông thấy cũng cho là lạ. Cậu lớn lên như thổi, to khẻo hơn các trẻ khác.
Ba năm trôi qua, Ngọc Đài một mình cấy hái, tần tảo nuôi con, thấy nàng còn trẻ tài hoa, nhiều người khuyên nàng đi bước nữa. Nhưng nàng tự nhủ mình ở vậy nuôi con khôn lớn.
Thế nhưng một hôm, Bình quận công Trịnh Tùng đem quân đi đánh dẹp các địa phương ở Sơn Nam thắng trận trở về, cho quân nghỉ chân tại làng Bảo Ngũ. Trưa đó, trời nắng chang chang, Trịnh Tráng cưỡi ngựa qua cánh đồng đầu làng, thấy một cô gái đang lúi húi cấy cho xong dúm mạ cuối cùng, tay đang thoăn thoắt cắm mạ xuống đám ruộng bên đường, miệng hát vui vẻ. Lạ một điều là chỗ cô gái cấy lúa lại có bóng râm của một đám mây che, Trịnh Tráng vui vui buông lời trêu ghẹo:
- Bà kia cấy mạ mà nhí nhách như người nhặt đoi.
Cô gái đó chính là Ngọc Đài, nàng thôi hát, ngừng tay cấy ngẩng lên nhìn thấy một chàng trai tướng mạo đường hoàng, cưỡ ngựa có yên rườm hoa sặc sỡ, đang cười vẻ giễu cợt. Nàng vừa giận vừa thẹn, ứng khẩu lại đáp:
- Ông kia cưỡi ngựa loi choi như đoi bà cấy.
Trịnh Tráng nhìn lại, thấy đó là một cô gái xinh đẹp, khuôn mặt thnah tú, má đỏ hây hây, mắt đen lay láy, môi thấm tựa son thì cảm thấy sự giễu cợt của mình thật bất nhã, vội cười chữa thẹn:
- Bà kia cấy mạ nhí nhách như người nhặt hoa.
Thấy chàng là khách mã thượng phong lưu, lại biết lỗi nên Ngọc Đài liếc mắt cười độ lượng:
- Ông kia cưỡi ngựa rườm rà như hoa mới nở.
Trịnh Tráng nhẹ nhàng xuống ngựa, trầm trồ khen nàng đối đáp lanh lẹn. Nàng xuống cấy nốt hom mạ trên tay rồi bước lên đường, chuyện trò cùng quan quận, một đám mây lớn che nắng cho cả hai người.
Bình Quận công Trịnh Tráng là con trai thứ hai của Tiết chế Trịnh Tùng sinh năm đinh Sửu (1577) cùng tuổi với nàng. Thấy nàng xinh đẹp lại tài hoa, Trịnh Tráng ngỏ ý muốn đưa nàng về cung. Sau đó Ngọc Đài gửi lại họ Ngô đứa con trai của mình, trước khi theo Trịnh Tráng về cung. Nàng đến Phủ Dầy làng An Thái khẩn xin Thánh Mẫu Liễu Hạnh cho bà được Chúa Trinh yêu thương, có cuộc sống hạnh phúc.
4. Một đứa con ra đời - một con bị chết
Ngọc Đài về làm thiếp của Bình Quận Công Trịnh Tráng. Ba năm sau, vào năm Bính Ngọ ( 1606 ) thì sinh được một con trai đặt tên là Trịnh Tạc, Trịnh Tạc mặt mũi khôi ngô, thông minh nhanh nhẹn nên được quận công quan tâm hơn. Ngọc Đài là người phụ nữ đảm đang, quán xuyến mọi công việc trong phủ chu đáo, dậy con có phép tắc, lại tổ chức mua shát vui chơi cho các thị nữ trong phủ nên gia đình cũng hoà thuận hạnh phúc, quận Công và mọi người đếu yêu quý.
Năm Giáp Dần ( 1644 ), Trinh Tạc lên 9 tuổi nhà vua đã phong là Vinh quận Công, cậu học võ nghệ tài giỏi, văn chương làu thông, ngày càng được ông nội và cha mẹ thương yêu. Bình Quận công được phong là Thái Phó Thanh Quận Công, giúp cha là Tiết chế Bình An Vương Trinh Tùng đánh dẹp gần hết các thế lực nhà Mạc. Năm 1623 Trinh Tùng bị bệnh qua đời, Trịnh Tráng được tấn phong là tiết chế Thái Uý Thanh Quốc Công, thay cha cầm quân tiêu diệt các thế lực cuối cùng của nhà Mạc rồi rước Vua về kinh thành Thăng Long. Nhà Vua phong Trịnh Tráng là Nguyên Soái thống quốc chính Đô Thanh Vương. Trần thị Ngọc Đài đựoc phong làm vương phi. Trịnh Tạc đuợc cha yêu thương phong làm thế tử cso nhiều tài giúp cha trị quốc.
Lại nói Ngô Đình Nguyên là con của Ngọc Đài và Ngô Đình Nga ở lại làng Bảo Ngũ. Họ Ngô thấy Nguyên có dị tướng, lại khỏe mạnh nên tìm thầy dậy võ cho Nguyên. Đình Nguyên còn tổ chức cho trai làng cùng học, luyện thành những đô vật, tham gia đội dân binh đánh giặc, giữ làng trong buổi loạn ly có nhiều giặc dã. Chàng trở thành một đô vật có tài và có tiếng ở trong vùng.
Ngoài hai mươi mốt tuổi nghe tin mẹ làm vương phi. Đình Nguyên lên kinh sư tìm mẹ, đến đêm chàng vỗ đùi nhẩy phóc qua tường vương phủ, tìm được vào phòng của mẹ mình. Vương phi Ngọc đài thấy con to lớn khoẻ mạnh, vừa mừng vừa lo. Nàng bày cho con hãy cứ ra ngoài, xin đầu quân vào lính thị vệ vương phủ, rồi sau này sẽ liệu. Đình Nguyên nghe lời mẹ
Vào một đêm, bà nói thật chuyện cũ cho Thanh đô Vương nghe về người con trai xấu số của mình. Chúa thấy thế ngủi lòng, cho người gọi Ngô Đình Nguyên. Chúa hỏi chuyện thử tài thấy Ngô đình Nguyên giỏi võ nghệ, ăn nói lưu loát lại có dị tướng nên dữ lại trong quân, phong làm Đề Đốc Hoà quận công cho theo Trịnh Tạc ( lúc nàu đựoc phong làm Đô đốc Tây Quận Công ) đánh giặc lập công. Đề đốc Hoà Quận công mưu trí dũng cảm giúp việc đắc lực chjo Trịnh Tạc, được Trịnh Tạc yêu quí nhận làm anh em ruột thịt thường cùng vào vương phủ thăm cha mẹ. Một hôm hai anh em vào chơi trong vương phủ cùng rủ nhau đi tắm. Hoà quận công cởi áo tắm cùng Trịnh Tạc, Trịnh Tạc ngạc nhiên khi thấy trên mình Hoà Quận công có nhiều nốt hồng tím như hoa, vôi hỏi tại sao? Hoà Quận Công nói vui:
- Những nốt này có từ nhỏ, đếm được 99 nốt trên người. Thầy tướng bảo nếu anh có đủ 100 nốt thì sẽ được làm vua chúa.
Bọn thị vệ nghe lỏm câu chuyện, vội ton hót với chúa Trịnh. Thanh Đô Vương tỏ ý nghi ngại, sợ sau này Hoà Quận Công làm phản, gây tai hoạ, nên tìm cách giết để trừ hậu hoạ. Một hôm chúa Trịnh ban yến tim gan lợn cho riêng Hoà Quận công. Đình Nguyên chột dạ biết chuyện chẳng lành, chợt rùng mình nhớ đến câu chuyện ói vui với Trinh Tạc hôm cùng bơi. Nhưng Chúa đã ban yến, buộc phải ăn, ăn song thấy người nôn nao khó chịu. Đình Nguyên vội cho người tìm Trịnh Tạc, cầm tay ứa nước mắt mà nói đổ đi rằng:
- Anh vốn là thần linh nhà trời, có lỗi bị đày xuống trần gian, nay hạn kỳ đã hết, phải trở về trời. Sau này khi em đi đánh giặc, nếu cần đến anh phù trợ, thì cứ đốt hương anh sẽ phù hộ cho em đánh giặc.
Nói chưa dứt lời thì tắc thở. Vương phi thương tiếc không nói lên lời, xin chúa thi hài của con đem về chôn ở quê nhà. Trịnh Tạc nhớ lời anh dặn, khi đánh giặc thường cho người khiêng kiệu theo, trên thắp hương và nước thờ Hoà Quận Công quả nhiên đánh trận naò cũng thắng, dân thường gọi là Đề Sát.
Từ năm Canh Ngọ đến năm Nhâm Thân ( 1630 – 1632 ) trời mưa to làm lũ lụt liên miên, đê sông nhị bị vỡ, nước tràn vàop kinh thành Thăng Long. Chúa Trịnh điều phu các trấn về đắp đê ngăn lũ. Dân phu Thiên Bản cũng phải gồng gánh quốc thuổng lũ lượt lên kinh. Làm đựoc mấy ngày lương thực tiền bạc đều hết mà phần đất đào vẫn còn lớn. Biết Vương phi Trần Thị Ngọc Đài trong phủ chúa Trịnh là người nhân đức, dân phu Thiên Bản rủ nhau vào xin bà giúp cấp thêm tiền, gạo để cứu đói, tiếp tục làm việc. Bà chúa thương hại, bèn nghĩ cách giúp dân phu. Bà cung cấp cho ít tiền gạo, dặn họ ngày mai chúa sẽ đi khám thành, thì theo kế hoạch của bà mà làm. Giờ Thìn hôm sau, chúa Trịnh đi khám thành, xem xét việc đắp đê. Bà dặn dân phu kiệu đi qua dân phu Thiên Bản đội nón mo, đóng khố đào đất. Khi kiệu của chúa Trịnh và vương phi sắp đi đến thì đổ nước cháo trong lọ ra chia nhau húp. Bà chúa liền gọi đến trước mặt chúa hỏi han tình hình quê quán, ở đâu, tại sao đi phu lại ăn mặc khổ sở như vậy. Dân phu kêu với chúa đây là dân Thiên Bản xa xôi tận Sơn Nam ở quê nhà cũng đang bị vỡ đê, nước ngập trắng băng, nhà cửa trôi nổi, trâu bò lúa gạo bị trôi hết nhưng theo lệnh Vua vẫn phải lên đây đi phu, nên không đủ lương ăn nên phải ăn cháo cầm hơi mà làm việc.
Bà chúa thương cảm nghe nói ở quê nhà mình bị lũ lụt, dân đói khổ như thế thì ôm mặt khóc nức nở. Chúa Trịnh ngủi lòng vội an ủi bà vad dân phu, truyền lệnh cấp lương ăn cho phu, sau đó cho về để chống lũ lụt ở nhà, đặc biệt từ nay miễn tạp dịch hoàn toàn cho dân xã Đồng Đội, và Bảo Ngũ là quê hương của bà, dân phu Thiên Bản reo hò lậy tạ.
Bà chúa dặn khi về tới Phủ Dầy cảm tạ Mẫu Liễu Hạnh, vì nhờ Mẫu mà bà có thể giúp đỡ cho dân huyện nhà. Dân phu Thiên Bản cảm tạj ra về, qua Phủ Dầy nhớ lời bà dặn, đã chỉnh tề vào phủ, tập hợp trước sân, mang theo quốc thuổng sắp thành chữ “ Thánh cung vạn tuế ” để lễ tạ. Từ đó cứ lệ hàng năm vào ngày hôi phủ Dầy tháng 3, dân phu các làng mang theo quốc thuổng tập hợp nhau tại Phủ Dầy, làm lễ kéo chữ để ghi nhớ công ơn Mẫu Liễu và bà chúa Thông Khê.
Mấy năm sau về dự lễ hội Phủ Dầy, bà chúa Thông Khê thấy dân các làng kéo chữ bằng quốc thuổng, bà nghĩ cách khuyên nên thay quốc thuổng bằng gậy hoa mà sắp thành chữ thì đẹp hơn. Dân phu hứa làm theo, mỗi làng cứ năm phu kéo chữ, thiên Bản có 10 tổng, mỗi tổng khoảng 10 làng thế là vào hội đã có 500 phu kéo chữ, thường gọi là phu hội và hội kéo chữ bằng gậy gọi là hội hoa trượng
Gậy hội hoa trượng bằng nứa hoặc tre thẳng dài 1 trượng ( 4m ). Gậy hội phải quấn giấy xanh đỏ, lại buộc nhiều vòng gù ngũ sắc, buộc túm lông gà trên đầu. Phu hội mặc áo trắng chít khăn đỏ, thắt lưng xanh, chân cuốn xà cạp vàng. Hội kéo chữ hàng năm do hai làng Bảo Ngũ và Đồng Đội làm tổng cờ gồm mười người thay nhau điều khiển. Khi kéo chữ phu hội theo hiệu cờ, theo nhịp trống chạy vònh quanh rồi vào sân xếp thành chữ, màu sắc sặc sỡ trông đẹp mắt, chữ kéo hàng năm phải vào phủ xin trước, thường được Chúa ban cho các chữ : “ Quốc thái dân an ”, “ Thiên hạ thái bình ”, hay “ Mẫu nghi thiên hạ ”…
https://www.facebook.com/658070857644733/posts/678616595590159/
..
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.