Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

31/05/2021

Góc khuất của sử học và sự thực lịch sử : sự kiện Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975 vẫn còn nhiều điểm mờ

Sự kiện Dinh Độc Lập ngày 30 tháng 4 năm 1975, đã được Giao Blog quan sát ở đâyở đây.

Dư luận hiện nay, tính đến tháng 5 năm 2021, thì có vẻ như đang mạnh mẽ phê phán một người trực tiếp tham gia việc bắt giữ và áp giải tướng Dương Văn Minh từ Dinh sang đài phát thanh, đồng thời là có vẻ ca ngợi một người cũng tham gia vào sự kiện đó.

Có sự việc, mà dư luận cho là tranh công, xem ai mới là người soạn bản tuyên bố đầu hàng vô điều kiện mà tướng Dương Văn Minh đã phát thanh vào ngày 30 tháng 4.

Tưởng chừng đã sáng rõ !

Nhưng không phải như vậy. Xem kĩ lưỡng các nguồn tư liệu (nghe người trong cuộc nói chuyện qua video đã phát, sách vở và báo chí các nguồn, ảnh chụp và video của nhiều phía), thì hóa ra, sự kiện đó còn quá nhiều điểm mờ, hiện chưa có cách nào làm sáng tỏ được.

1. Đầu tiên, những ghi chép và công bố sớm của nhà báo Tây Đức Borries Gallasch là không hoàn toàn chính xác. Có rất nhiều chi tiết trong lời kể của ông ấy là không đúng, mà nay, qua tư liệu hình ảnh, chúng ta đã biết rõ. 

Vì vậy, không thể lấy toàn bộ ghi chép của nhà báo Tây Đức vào mục đích làm rõ những điểm mờ được. Chỉ nên tham khảo ở mức cảnh tỉnh.

2. Xem kĩ tư liệu video từ các bên, thì thấy có mặt cả hai ông Bùi Văn Tùng và Phạm Xuân Thệ ở thời khắc áp giải ông Dương Văn Minh ra xe, để rồi từ xe mà đi tới đài phát thành. Thế nhưng, quả thực, vai trò chủ soái trong việc áp giải đó, chính là ông Phạm Xuân Thệ.

Ở thời khắc áp giải Dương Văn Minh, xem chậm băng video, thì thấy rõ Bùi Văn Tùng có mặt nhưng vẻ như lúc đầu không quan tâm ! Tựa như nhóm ông Thệ dẫn Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu xuống đó, rồi đi qua mặt nhóm Bùi Văn Tùng, và Bùi Văn Tùng nhìn vào nhóm áp giải.

Có lẽ Bùi Văn Tùng đã không chỉ huy việc áp giải.

Có lẽ Bùi Văn Tùng ở thời điểm đó mới nhìn thấy việc áp giải, rồi mới như bừng tỉnh, sau đó mới rượt theo xe áp giải, để cùng về đài phát thanh.

Có lẽ Bùi Văn Tùng đã tưởng nhóm áp giải là người của quân đoàn 2, nên lúc đầu tiên không tham gia, chỉ đến khi bừng tỉnh vì biết không phải, thì mới rượt theo bằng một xe khác.

Những cái có lẽ ở trên là điểm mờ. Điểm mở này hiện nay chưa sáng tỏ được bằng tư liệu xác thực.

Đại khái thấy bằng hình ảnh như sau (Giao Blog chụp từ video):

Hãy chú ý đến dáng điệu đối lập sau đây: Phạm Xuân Thệ và một đồng chí của mình thì lăm lăm súng ngắn, thấy rõ hai tay cầm hai khẩu súng; còn một nhóm các chiến sĩ giải phóng quân ở sát đó thì đang hút thuốc, thấy rõ hai tay cầm hai điếu thuốc. Các chiến sĩ hút thuốc đó có thể ở một nhóm khác, không thuộc nhóm áp giải do Phạm Xuân Thệ chỉ huy.



Có thấy cả ông Bùi Văn Tùng và Phạm Xuân Thệ ở ảnh này. Nhưng hai biểu cảm khác nhau: Phạm Xuân Thệ thì khẩn trương và lo lắng; còn Bùi Văn Tùng thì có vẻ chưa để ý lắm, có thể đang ở trong nhóm các chiến sĩ hút thuốc (ảnh trên).



Hãy chú ý đến những người đi sau ông Dương Văn Minh, sẽ thấy vẫn hai dáng điệu của hai nhóm khác nhau: một nhóm cầm súng dài, một nhóm thì hút thuốc.

Một bên súng dài và một bên hút thuốc (những người đi sau ông Dương Văn Minh)




3. Ở một video khác, thì thấy rõ việc ông Phạm Xuân Thệ trực tiếp đưa ông Dương Văn Minh ra xe, chỉ rõ ghế ngồi cho Dương Văn Minh. Rồi sau đó xe lao đi. Không đủ chỗ thì một người (áo cộc tay màu vàng) còn nhảy cả lên mui trước của xe. Có nhiều nhà báo nước ngoài quay cảnh xe lao đí đó:




Lúc này, Bùi Văn Tùng đang ở vị trí nào ? Anh vẫn đi cùng nhóm các chiến sĩ hút thuốc chăng ? Hay là anh đã bừng tỉnh, biết là phải đi về đài phát thanh ? Điểm này hiện đang mờ, chưa có cách nào làm sáng tỏ.

Còn có một số video và ảnh chụp nữa cần phân tích thêm. Sẽ làm tiếp sau.

Tháng 5 năm 2021,
Giao Blog




---

Những entry liên quan đã đi trên Giao Blog:

Góc khuất của sử học và sự thực lịch sử : sự kiện Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975 vẫn còn nhiều điểm mờ

Trùng lặp lịch sử : tranh công ngày 30/4/1975 (làm nhớ chuyện Đàng Trên - 2)

Trùng lặp lịch sử : tranh công ngày 30/4/1975 (làm nhớ chuyện Đàng Trên)

..



---

BỔ SUNG



8.

Những cái tên tưởng chẳng liên quan gì nhưng với tôi lại có liên quan.
Đầu tiên ông Đại tá Nhà báo Đào Văn Sử rủ tôi đi xem “chiếu chui” phim của Phạm Việt Tùng, nhưng tôi thực sự không muốn “dây” vào nên không đi. Nhưng rồi thấy trang Google.tienlang đăng bài ông PVT nói anh Thệ “nói dối”, chưa hết nó còn đăng tiếp bài “DƯ LUẬN MONG ÔNG PHẠM XUÂN THỆ SÁM HỐI, TRẢ LẠI QUÂN HÀM TRUNG TƯỚNG VÀ DANH HIỆU ANH HÙNG!”, vậy nên tôi đã xem và đã viết như thời gian qua.
Tôi đã từng gọi cái bọn Google.tienlang là “bò đỏ”, vì chúng luôn nhân danh yêu Đảng, yêu Bác, yêu chế độ để tấn công tất cả những gì chúng cho là xấu. Như với nước Mỹ, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương khép lại quá khứ, vượt qua khác biệt, bình thường và mở rộng quan hệ để hướng tới tương lai. Nước Mỹ hiện là nước nhập siêu lớn nhất mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho VN. TBT của VN đã được đón tiếp long trọng tại Nhà Trắng Mỹ, TT Mỹ đã được đón tiếp long trọng tại Phủ Chủ tịch VN, nhưng lần ông TT Obama đang được nguyên thủ VN đón tiếp, bọn Google.tienlang lại chửi bới Mỹ với thái độ căm thù y như ngày nào các chiến sĩ đánh Mỹ vậy. Nói chung, với sự khác biệt còn tồn tại, nếu Mỹ có làm việc gì đó xấu đối với VN, ta cần phải lên tiếng, nhưng làm như trên, bọn Google.tienlang đúng là bò đỏ. Có lần “em” Lê Bình VTV nói thời chiến tranh Mỹ đã thả “chất diệt cỏ” da cam xuống rừng VN, bọn Google.tienlang cũng đã ném đá Lê Bình, ý chúng cho “em” là đã “chạy tội” cho Mỹ, vì chúng nghĩ chất diệt cỏ có lợi cho nông dân. Nhưng vì đầu bò chúng nó không biết rằng chất diệt cỏ cũng là chất độc, có người đã tự tử bằng thuốc diệt cỏ. Cụ thể Tác nhân da cam (Agent Orange) mà quân đội Mỹ từng dùng chứa 2,4 D, 2,4,5-T và Dioxin đều thuộc nhóm chất độc clo hữu cơ (organochlorine). Theo nhãn sản phẩm mà nhà sản xuất đặt: “Agent Orange - or Herbicide Orange” được dịch là tác nhân da cam - hay thuốc diệt cỏ da cam, là một trong những loại thuốc diệt cỏ và làm rụng lá.
Kỳ này để theo đuôi Phạm Việt Tùng và TĐK chống lại anh hùng Phạm Xuân Thệ và Viện LSQS, bọn Google.tienlang đã kiếm được một đồng minh, được chúng giới thiệu là “Nhà báo Kiều Mai Sơn… sinh năm 1984… là một cây viết khỏe và chắc. Những bài báo của anh về đề tài lịch sử… khiến những chuyên gia lịch sử phải nể phục”. Như vậy, tuổi của Sơn thuộc hàng con cháu tôi, nếu tuổi trẻ tài cao như Google.tienlang viết thì thật đáng quý, các cụ nói “con hơn cha là nhà có phúc” mà. Tiếc là nhà Kiều Mai Sơn lại vô phúc vì con họ không phải tuổi trẻ tài cao mà chỉ là một thằng chọi con hỗn lão khi viết thế này: “Cựu chiến binh Trung đoàn 66 và một số người có ý kiến vặn vẹo nếu Chính ủy Bùi Văn Tùng chỉ đạo việc bắt Tổng thống Dương Văn Minh thì sao ông không tự áp giải ông Minh, ông Mẫu sang đài phát thanh, nhỡ ông Minh “sổng” mất dọc đường thì sao? Đây là lí luận của anh Chí sinh ra chỗ cái lò gạch cũ”. Chưa hết, nếu pháp luật nghiêm thì thằng này còn phạm tội xuyên tạc lịch sử, xúc phạm cơ quan nhà nước khi viết:
“Tóm lại, với các tài liệu được công bố hiện nay, Bộ Quốc phòng nói riêng, các cơ quan của Đảng và Nhà nước cần vào cuộc để làm sáng tỏ, rõ ràng vấn đề. Nếu cứ im lặng và làm ngơ, hoặc lặng lẽ chỉ đạo miệng bằng cách bịt miệng các cơ quan thông tấn báo chí không cho bàn hay thông tin gì về sự việc này thì sẽ càng làm mất uy tín trong lòng người dân. Không sợ sai. Sai thì sửa, chửa thì đẻ, dân gian đã nói vậy rồi”.
Thực tế có nhiều chuyện cơ quan nhà nước làm sai, ai cũng có quyền phê phán, thậm chí tố cáo, nhưng ngu mà nói láo, viết láo thì sẽ phạm tội. Kiều Mai Sơn còn viết bài “SỰ LẮT LÉO CỦA ĐẠI TÁ - NHÀ BÁO ĐÀO VĂN SỬ hay ĐẠI TÁ ĐÀO VĂN SỬ VIẾT SAI SỰ THẬT”, nếu còn hứng tôi sẽ viết thêm về “thằng chọi con” này. VTV đang mở chiến dịch phê phán dùng ngôn ngữ thô tục trên mạng, nhưng trước những chuyện sai trái, hỗn láo, người hiểu biết không tỏ thái độ cứ “mũ ni che tai”, “ngậm miệng ăn tiền” thì còn tệ hại hơn ngàn lần. Tỏ thái độ với cái dốt, cái xấu, cái ác là việc thiện, cũng như người ta xử án, hoặc các chiến sĩ tiêu diệt quân xâm lược vậy.
Tìm hiểu thêm về Kiều Mai Sơn thấy anh chàng này cũng phê phán nhiều người, cũng có chuyện đúng, chuyện sai chứ không phải sai tất. Vì vậy Kiều Mai Sơn cũng bị phê phán, bị chửi nhiều.
Trên trang blog của Nguyễn Xuân Diện (một thằng công chức nhưng lại luôn kiếm cớ chống phá nhà nước, là tiến sĩ Hán Nôm mà tôi hay gọi là tiến sĩ háng lợn) có đăng bài NHÀ VĂN ĐẶNG VĂN SINH LÊN TIẾNG VỀ ĐIẾM BÚT KIỀU MAI SƠN. Tôi thật bất ngờ và buồn cười là ĐẶNG VĂN SINH viết thế này:
“Về ngành nghề, bạn Kiều Mai Sơn tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội, nghĩa là được đào tạo ra để làm thầy giáo chứ không phải thầy kiện hay thầy chửi.
Tuy nhiên, hình như cái chuyên môn ấy, trong quá trình thụ giáo có một "gene" đột biến khiến tế bào lạ gây ung thư não xuất hiện, phá hủy toàn bộ cơ chế điều hành. Vì thế, trong đầu anh ta chỉ còn lại toàn những phản xạ ngược. Có nhà thần kinh học cho rằng, hôi chứng quái dị này được lan truyền từ những "chuyên gia" phê bình chỉ điểm nặng mùi phấn son Maoism như Phong Lê, hay Chu Giang Nguyễn Văn Lưu vốn đã "thành danh" sau vụ đánh đòn hội chợ vào bản luận văn thạc sĩ của nhà thơ trẻ Nhã Thuyên. Phải thừa nhận, Kiều Mai Sơn có tài, nhất là tài chửi bất cứ ai nếu được ...thuê, cho dù lĩnh vực anh ta chửi không thuộc phạm vi chuyên môn của mình.
Trước Kiều Mai Sơn cũng đã có trường hợp Đông La, nhưng dù sao Đông La vẫn còn chừng mực và vẫn còn biết ... sợ!”
ĐẶNG VĂN SINH cùng quê Hải Dương với tôi, gần hơn là cùng huyện Nam Sách với “thần đồng” Trần Đăng Khoa, điều tra thấy hơn tôi gần chục tuổi thì chắc phải lịch sự, phải gọi nó là một “thằng già”. Có lẽ quê thằng già này không dọn cứt trâu nên đầu nó không có não mà chỉ có cứt trâu, vì vậy nó mới không phân biệt được giữa tôi và Kiều Mai Sơn. Tôi phê phán người ta nhiều hơn Kiều Mai Sơn rất nhiều trong tất cả các lĩnh vực, nhưng phê phán ai tôi thường chỉ rõ họ sai cái gì, sai như thế nào, trong đó có rất nhiều tri thức mà với cái “đầu cứt trâu” như Đặng Văn Sinh, có học một ngàn năm cũng không hiểu. Nếu Đặng Văn Sinh tự tin hãy viết một bài cụ thể, chửi tôi cũng được, gởi tôi tôi sẽ đăng ngay, và tôi sẽ chỉ ra đầu Đặng Văn Sinh “cứt trâu” như thế nào. Còn cứ chửi đổng thì thằng đầu đường xó chợ nó giỏi hơn Đặng Văn Sinh.
***
Đăng Văn Sinh ở trên có nhắc tới và có ý bênh vực “luận văn thạc sĩ của nhà thơ trẻ Nhã Thuyên” thì cũng thuộc loại nhà văn mất nhân tính.
Vậy “Luận văn Nhã Thuyên” là cái gì? Hôm nay lại cuối tuần, nhiều thì giờ, tôi đăng lại bài dưới đây, ai tò mò thì vào đọc để thấy cái nhố nhăng của bọn nhà giáo, nhà văn đương thời ở đất nước chúng ta ra sao.
26-6-2021
ĐÔNG LA
VỤ LUẬN VĂN NHÃ THUYÊN
Luận văn Nhã Thuyên (Đỗ Thị Thoan) là luận văn thạc sĩ văn chương ca ngợi thơ của nhóm Mở Miệng, một loại thơ nổi loạn và tục tĩu, được làm ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội, được hỗ trợ bởi Phạm Xuân Nguyên khi đương chức Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, và được một ban giám khảo là người ở Viện Văn học, Trường Đại học Văn hóa (Bộ Văn hóa) cho điểm 10.
Chuyện trên đã làm dư luận nổi giận, và tôi là người đã lên tiếng, góp phần dẫn đến quyết định thu hồi cái luận văn. Tôi đã viết: “Luận văn Nhã Thuyên giống như "một củ đậu" ném vào nền giáo dục và vào nền văn chương VN”.
Vậy mà đã có một danh sách “nhân sĩ trí thức” ký tên vào BẢN PHẢN ĐỐI chuyện thu hồi cái luận văn. Trong đó có những người luôn ở trên tuyến đấu chống đối như Nguyên Ngọc, Nguyễn Huệ Chi, Chu Hảo, Nguyễn Quang A, Phạm Xuân Nguyên, Tương Lai, Nguyễn Quang Lập.
***
Còn trên BBC tiếng Việt, Phạm Xuân Nguyên gọi vụ Nhã Thuyên là "chính trị hóa", "phi khoa học" của "những thế lực" nào đó. Mặc Lâm (RFA, Bangkok) cũng cho “Nhã Thuyên, nạn nhân của nền chính trị hướng dẫn văn học”.
Nhưng thực tế, trong luận văn của mình, chính Nhã Thuyên đã “Chính trị hóa” văn chương. Không ai cấm bàn chuyện chính trị, người ta chỉ cấm hoặc có thể xử tù những bàn luận sai trái, xuyên tạc, thổi phồng để chống đối. Tiếc là chính Nhã Thuyên có những sai trái như vậy. Cô viết:
“nghiên cứu từ góc độ chính trị học văn hóa… có ý nghĩa gợi ý quan trọng với tôi trong quá trình thực hiện đề tài này… Soi chiếu vào Việt Nam hiện nay, có thể hiểu rõ hơn khái niệm “tự do” mà chúng ta có. Một hệ thống tư tưởng được cấu trúc trên cơ sở chủ nghĩa Marx không chấp nhận sự ngoại biệt đơn lẻ, không chấp nhận những hoài nghi, bởi khi chấp nhận những hoài nghi mang tính ngoại biệt, ý thức hệ này sẽ mất đi … quyền lực tuyệt đối, và tất yếu toàn bộ hệ thống chính trị và kinh tế sẽ bị sụp đổ”.
Như vậy, Nhã Thuyên đã viết với một giọng điệu y như của một kẻ chống cộng thứ thiệt. Cô hoàn toàn không hiểu nên đã xuyên tạc bản chất của Chủ nghĩa Mác. Bởi quy luật quan trọng nhất của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác là “Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập” là nguồn gốc của sự vận động và phát triển. Có điều để vận dụng sao cho đúng các quy luật vào thực tiễn cuộc sống là điều không dễ, nó phụ thuộc vào trình độ lý luận cũng như trình độ mọi mặt của xã hội.
Từ lầm lạc trên, Đỗ Thị Thoan không ngần ngại cho cựu Tổng Bí thư Đỗ Mười là “bảo thủ”:
“sau chấn thương Thiên An Môn tại Trung Hoa… Tại Việt Nam, Đỗ Mười được bầu làm làm Tổng bí thư, đánh dấu sự khôi phục quyền lực của Đảng với tư tưởng bảo thủ về văn nghệ, bằng cách… tái chế ‟định nghĩa của Nguyễn Văn Linh về Đổi Mới: - Văn học ta chỉ có thể Đổi Mới đúng hướng trong sự nghiệp đổi mới của nhân dân ta theo hướng xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của đảng”…Tinh thần của Đổi Mới đã bị bóp méo, hay là vo tròn lại” (Luận văn, tr.27).
Từ quan điểm như vậy, Đỗ Thị Thoan có những nhận thức ngược trước những hiện tượng văn chương “phản đạo lý” bị quan điểm chính thống phê phán:
“Sau Đổi Mới, tác phẩm của những nhà văn tỏ thái độ không theo chỉ thị và đường lối, như Dương Thu Hương, bị dán một cái nhãn khác: văn nghệ chống Đảng, chống chế độ cộng sản… Đó rõ ràng là một cách nói bị áp chế bởi quan niệm chính trị… tính chất văn học đều không được đặt lên hàng đầu. Chúng là một thứ công cụ của tuyên truyền, về bản chất không có gì khác biệt”.
Những tác phẩm: Những thiên đường mù, Bên kia bờ ảo vọng, Đỉnh cao chói lọi không phải như Đỗ Thị Thoan viết “bị dán một cái nhãn khác: văn nghệ chống Đảng” mà là chúng đã bị “dán một cái nhãn đúng”. Dương Thu Hương đúng là đã chống đối chính trị một cách điên cuồng bằng văn chương nên đã bị chính trị trừng trị bằng pháp luật, nghĩa là bắt bỏ tù! Thế thôi!
Đỗ Thị Thoan tiếp:
“Cao trào thời Đổi Mới bộc lộ tương đối rõ hai hướng đi: giai đoạn nỗ lực „nói sự thật‟ với Dương Thu Hương, Nguyễn Huy Thiệp, và nỗ lực cách tân lối viết, chẳng hạn Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Bình Phương, Phan Huyền Thư trong thơ… Nhưng không khó thấy rằng việc chính quyền tạo ảo giác cho văn nghệ sĩ về việc “làm nghệ thuật một cách bình thường” “làm gì thì làm miễn không động đến chính trị” là một chiếc bánh vẽ của quyền lực (Luận văn, tr.30).
Rồi so sánh:
“Việc Nguyễn Huy Thiệp nhét cứt vào miệng kẻ sĩ Bắc Hà để hạ bệ thần tượng hoàn toàn khác việc Mở Miệng đưa chuyện cứt đái ra nói công khai… Mở Miệng… thể hiện sự phản kháng bằng nhận thức rộng rãi hơn... Họ văng tục và nói về cứt đái nhưng muốn lật đổ hơn là xây dựng… vì niềm tin vào sự thật cũng không còn”; “Mở Miệng, sinh ra trong bối cảnh “thống nhất đất nước” đã tiếp thu cả hai nguồn nổi loạn ấy, để bị/được gánh vác thêm vai trò của “những kẻ phản đảng” bên cạnh ý hướng văn chương”.
Đỗ Thị Thoan đã cho nhóm Mở Miệng ra đời với sứ mệnh nổi loạn và lật đổ cái “xã hội không chấp nhận đa nguyên về ý thức hệ và tư tưởng”; “Cuộc chiến đấu để phá vỡ tính chất đơn nhất của ý thức hệ mà nhà nước muốn duy trì ít nhiều trở nên xa lạ với nhiều người trẻ, bởi ý thức hệ theo mô hình Marx Lenin này đã tự tan rã và phần nhiều chỉ là những tuyên truyền trống rỗng”.
Đỗ Thị Thoan cho biết thơ của nhóm Mở Miệng muốn lôi tuột những lý tưởng cao vời, những suy tư sâu xa xuống các vấn đề thực hữu, vui nhộn như một câu chuyện tiếu lâm dân gian”; “thực hành thơ của Mở Miệng … trở thành một huyền thoại… nơi tụ hội các anh em giang hồ, huyền thoại về sự thăm dò của an ninh, huyền thoại của những kẻ sẵn sàng “đái vào Chúa”… hình ảnh Mở Miệng: Phá phách, phá hỏng tiếng Việt, phản kháng về chính trị, chống đối chính quyền.
Họ là kết hợp của “Cách Tân và Phản Kháng”; “bức tường Berlin có thể chỉ mất một ngày để xây và mất mấy chục năm để phá. Vậy có nên ca ngợi sự phá của Mở Miệng?”
Đỗ Thị Thoan có những quan điểm phản thẩm mỹ, phi nhân tính, cũng với mục đích chống đối chính trị, cô viết:
“Xin đọc lại một số bài thơ đầu tiên của các nhà thơ Mở Miệng … hé lộ phẩm chất của những kẻ có tài. Bùi Chát đem đến phong vị đầy thi tính của đời thường với những câu: “Tôi yêu những người đàn bà đang là chuột dưới cống/ Tôi thấy em mặc quần lót mười nghìn ba cái mua ở vỉa hè”; “Tôi kêu đòi chữ nghĩa/ Tôi tổ chức chiến tranh/ Tôi nam mô vị chúa trời”; “Tôi cải tạo âm hộ”.
Dường như giới thiệu như trên chưa đủ, cô bình thêm:
“Những thi phẩm này (đúng là phải gọi bằng từ „thi phẩm‟) đều sạch, đẹp và giàu năng lượng lẫn cảm xúc” (Luận văn, tr.64-65).
Theo Nhã Thuyên có hai thứ rào chắn vào loại lớn nhất, nguy hiểm nhất trong các xã hội Việt Nam là Nói Tục và Chính Trị thì đều được các nhà thơ Mở Miệng xuyên thủng.
Theo tôi, thơ nói riêng và văn chương nói chung là sản phẩm văn hóa, tức từ cuộc sống bề bộn và bụi bặm, phải tinh lọc, phải chưng cất công phu qua tài và tâm của thi sĩ thì mới có thể có được. Con người khác con vật vì biết xấu hổ. Bị lột truồng giữa đám đông ai cũng phải thấy xấu hổ. Nên làm thơ bằng cách lột truồng chữ nghĩa một cách vô cảm cũng là mất nhân tính. Vậy mà Đỗ Thị Thoan khen loại thơ tục tĩu và dơ dáy đó là: “tài tình và hấp dẫn đến thế”. Cô cho là “mĩ học của cái tục”: “khi dùng một cách công khai các từ chỉ bộ phận sinh dục, hành vi tính giao như… là nỗ lực, theo họ, trả lại sự bình đẳng của từ ngữ”.
Đòi trả lại “sự bình đẳng của từ ngữ” là lý sự mất nhân tính, vì không thể lột truồng chữ nghĩa trong văn chương cũng như người ta không thể lột truồng trước đám đông. Kể cả cô Nhã Thuyên này tôi tin là cũng không dám cởi truồng để tiếp chuyện các nhà thơ nhóm Mở Miệng, những nhà thơ “tài tình viết loại thơ cởi truồng”, khi họ cởi truồng ngay giữa chốn đông người. Chỉ có súc vật và những người bị điên không còn biết xấu hổ thì mới có thể như thế mà thôi!
Đỗ Thị Thoan còn liều mạng bình tán một hành động liều mạng không kém đó là việc làm thơ diễu nhại cả tác phẩm của Bác Hồ, người được cả một đất nước tôn thờ:
“Bùi Chát lật đổ các ảo tưởng được đóng đinh trong ngôn ngữ ý thức hệ. Chẳng hạn: “Đường Kách Mệnh Đi một ngày đàng, học [& hành] một giường khôn. Con đường nối những con đường. Dẫn tới các nhà thương. Ngồi một mình. Em nói như mưa. Thì tại sao chúng ta không lên giường. Để đào những cái mương. Giữ mãi lời thề xưa…”.
Nhà phê bình Nguyễn Văn Lưu viết:
“Giễu nhại một con người như thế là một việc làm vô đạo, thất đức, bất nhân, bất nghĩa. Chúng tôi muốn góp ý với các bạn đồng nghiệp là nhà văn Nguyễn Đăng Điệp - Viện trưởng Viện Văn học và nhà văn Văn Giá - Trưởng khoa Lý luận - phê bình văn học Trường Đại học Văn hóa (Bộ Văn hóa), hai thành viên Hội đồng chấm luận án và Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội Phạm Xuân Nguyên - người đã đọc bản thảo “Những tiếng nói ngầm” cho Nhã Thuyên - rằng các bạn nên giữ sự trung thực cho ngòi bút của mình, nên tự trọng về nhân cách. Các bạn có thể xin ra khỏi Đảng, tự nguyện trả lại các chức danh và học vị mà thể chế này - do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập – đã phong tặng cho các bạn rồi làm một nhà văn tự do thì hay hơn”.
***
Luận văn của Đỗ Thị Thoan, những người đã cho cô điểm 10, và tất cả những cái kỳ quái của nhóm thơ Mở Miệng, tất cả đã dựa trên lý thuyết Hậu hiện đại.
Tôi đã viết: “đã có những nhóm cực đoan đúng là đã làm ra được văn chương hậu hiện đại thứ thiệt nhưng tiếc là chỉ mới ở dạng thấp nhất của nó. Ví dụ như tính phản kháng, phản kháng cao cấp tức là phải có khả năng phân tích sự yếu kém của cái cũ và đưa ra được cái mới tốt hơn thay thế, còn chỉ chống đối suông thì quá đơn giản, nó chỉ đơn giản là “quậy”, cái thái độ không cần đến nghệ sĩ mà những kẻ bất hảo vô học còn làm tốt hơn. Có quá nhiều sự thô bỉ, bẩn thỉu, nhầy nhụa và hằn học, lưu manh, trong văn chương “hậu hiện đại” này. Trong văn chương có hỗn loạn, thô tục, bẩn thỉu, bởi cuộc sống có phần như thế, nhưng coi chúng là “đặc trưng”, là “thi pháp” thì đã phi lý, phi mỹ, phi luân và cuối cùng là phi nhân hóa những đặc tính của văn chương”.
Họ làm ra một loại thơ đi ngược lại luân thường đạo lý, phản thẩm mỹ, nhạo báng cả lịch sử, cả lãnh tụ, cả Chúa, cả Phật! Muốn dùng “bên lề” để chống lại “trung tâm”, tức là dùng tư tưởng vô chính phủ chống lại nhà nước. Chính vì thế họ đã được lực lượng chống phá nhà nước tung hô.
Tôi đã viết:
“Ngoài hành động kích động có tính chất phạm pháp của những kẻ nổi loạn, việc sử dụng tùy tiện hình ảnh các bậc thần thánh là hành động báng bổ của kẻ lưu manh, vô văn hóa, xúc phạm nghiêm trọng tín ngưỡng giáo dân. Giáo hội Thiên Chúa giáo và Giáo hội Phật giáo cần phải kiện những kẻ phạm pháp ra tòa!”
***
Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch HNV Hà Nội, cho phải đọc Luận văn của Nhã Thuyên “có lý thuyết và phương pháp”, không thể hồ đồ suy diễn “ngoài văn học, ngoài khoa học”. Tôi đã viết: “trong vụ Nhã Thuyên, nếu không thấy được cái bẩn thỉu, cái thô tục, sự báng bổ lãnh tụ, sự quấy rối, sự chống đối, sự làm loạn trong thơ Mở miệng; và không thấy Nhã Thuyên tung hô sai thì Nguyên đã đọc một cách “mù chữ”, mất nhân tính.
***
Với Đỗ Thị Thoan, một cô gái Tỉnh Đông (Hải Dương), cho biết mình viết vậy vì “Tôi apply grant (có mối quan tâm lớn) của ANA, một quỹ tài trợ nghệ thuật độc lập ở châu Á… và tôi muốn thử tìm các cơ hội tài trợ cho văn chương”.
Vậy là ý đồ làm tiền của Nhã Thuyên đã rõ ràng, và vì làm tiền mà Đỗ Thị Thoan sẵn sàng đi ngược lại những nguyên lý về thẩm mỹ và đạo lý của văn chương.
26-4-2014
ĐÔNG LA

https://www.facebook.com/donglasg/posts/3052211045001595



7. Ngày 27/6/2021

Trong lãnh đạo, xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn kiên định phương châm “người trước, súng sau”, “chính trị trọng hơn quân sự”, luôn xác định xây dựng người quân nhân cách mạng là nền tảng, cốt lõi của sự nghiệp xây dựng quân đội; Công tác đảng, công tác chính trị là “linh hồn, mạch sống” của quân đội, bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với quân đội, bảo đảm xây dựng các tổ chức và con người trong quân đội vững mạnh.
Thật vậy, là người cán bộ chỉ huy đại đội trong chiến đấu, lãnh đạo và chỉ huy cấp trung đoàn huấn luyện SSCĐ trong điều kiện thời bình, ngoài những cố gắng và khả năng tổ chức, chỉ huy đơn vị hoàn thành nhiệm vụ chính trị ở từng giai đoạn, từng thời ký, trên từng vị trí công tác. Tôi luôn thấu hiểu và đánh giá cao vai trò, vị trí của các đồng chí cán bộ chính trị. Chính họ luôn đồng hành và làm sâu sắc thêm nhiệm vụ chính trị mà đơn vị đảm nhiệm, giữ vai trò định hướng trước, trong và sau quá trình thực hiện nhiệm vụ; giải quyết mâu thuẫn nảy sinh, xây dựng mối đoàn kết, hiệp đồng cùng hoàn thành nhiệm vụ.
Vai trò và vị trí của Chính ủy, Chính trị viên và cơ quan chính trị được xác định là hạt nhân, là trung tâm đoàn kết của đơn vị trên tất cả các mặt công tác Chính vì vậy, có một trong những nguyên tắc cơ bản, đó là “ ở đâu có hoạt động bộ đội, ở đó phải phải có lãnh đạo, chỉ huy”.
Trong chiến tranh, vai trò của Chính ủy, Chính trị viên và cơ quan chính trị giữ một vị trí vô cùng quan trọng, đôi khi mang tính quyết định đến kết quả một trận chiến đấu hay một chiến dịch. Rất nhiều cán bộ Chính trị, nhiều đồng chí đảng viên vượt qua bom đạn địch, trước làn đạn quân thù.....tiến vào cửa mở dùng thân mình làm thang vượt hàng rào giúp bộ đội xông vào đồn diệt địch. Người ta có thể giao nhiệm vụ làm đại đội trưởng cho một người mà 19 ngày trước đó còn là tiểu đội trưởng, với một ngày tuổi Đảng, hoặc chưa phải Đảng viên. Nhưng không thể trao chức Chính trị viên cho một người chưa phải đảng viên.
Từ những vấn đề trên, có thể thấy sự lãnh đạo của Đảng thông qua vai trò, vị trí của người Chính ủy, Chính trị viên và cơ quan chính trị trong chiến đấu là mạch nguồn xuyên suốt, không đứt quãng, gián đoạn.
Trong Hồi ký Đất Nhỏ của cố TBT, CTĐCT XVTC Liên Xô, Thượng tá Chính ủy lữ đoàn số 7 Hồng Quân, L.L. Beregilonep viết “.. công lao của người cán bộ chính trị đã vũ trang tư tưởng cho các chiến sỹ, củng cố ở họ tình cảm yêu nước vĩ đại, làm cho họ tin ở sức mình, cổ vũ họ lập chiến công..”
Như vậy tôi đã dẫn chứng, tuy chưa đầy đủ, nó mang tính phổ quát là chủ yếu về Vai trò và Vị trí của người làm Công Tác Đảng, Công Tác Chính Trị. Từ đó, chúng ta trở lại sự kiện ngày 30/4/1975 với Vai trò, Vị trí của Trung tá Bùi Văn Tùng phải được hiểu như thế nào mà người nói đúng, kẻ bảo sai!
Trước hết, bao trùm sự kiện ngày 30/4 là chiến thắng vĩ đại của dân tộc Việt Nam đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai bán nước, giành lại Giang sơn gấm vóc nước nhà sau hơn hai mươi năm chia cắt. Một thắng lợi trọn vẹn đã bao trùm tất cả các dữ kiện và số liệu, ít được nghiên cứu một cách chi tiết và đầy đủ. Chiến dịch Hồ Chí Minh chỉ được dùng tuyên truyền là chủ yếu, nó không được phổ cập sâu trong giảng dạy tại các HV, NT QĐ để rút ra bài học sâu sắc cho tương lại. Bởi vì, TP Hồ Chí Minh cũng như nhiều tỉn,h thành luôn được xác định là Khu Vực Phòng Thủ....nó phải được xác định là Khu vực Phòng Thủ then chốt trong tác chiến chiến lược; nên nó cần phải được nghiên cứu kỹ hơn về mặt Quốc phòng và Quân sự.
Cũng chính sự kiện bao trùm trên, chi tiết sự kiện 30/4 bị lợi dụng một cách triệt để nhằm nhiều mục tiêu gây ảnh hưởng xấu đến tình hình chính trị xã hội trong thời gian gần đây.
Xung quanh sự kiện 30/4, là hai nhân vật được khắc hoạ trên Phim chui do NSUT Phạm Việt Tùng, Trần Đăng Khoa...dàn dựng, đó là ông Bùi Văn Tùng và ông Phạm Xuân Thệ.
Chất lượng phim như thế nào, bằng những phân tích trên trang cá nhân, Nhà văn Đông La, Nhà báo Đào Văn Sử, Đạo Sỹ chăn gà và rất nhiều người, trong đó có cá nhân tôi đã chứng minh từng phần, từng chi tiết ngụy tạo, giả dối và âm mưu đằng sau bộ phim nguy hiểm này.
Để làm rõ sự kiện 30/4, xin đi sâu vào trung tá Bùi Văn Tùng.
Tôi đọc Bản tường trình gửi BTL QĐ2, Thư gửi đại tá Đào Văn Xuân...của ông Bùi Văn Tùng, đọc các báo viết của đại tá Bùi Quang Thận, Biên bản Hội thảo của VLSQSVN... tất nhiên không thể “ rất kỹ, rất chi tiết, rất chính xác và rất hay...” như ông Phạm Việt Tùng và Trần Đăng Khoa...từng tuyên bố, vì họ kỹ quá nên phim toàn ổ con voi, ổ con lừa. Họ chém gió không có cơ sở, vì họ cũng như mấy ông vỉa hè ngồi uống cốc bia chém gió thiên hạ. Hay nói như dân miền Trung nói “ ăn nói cà trớn” người Miền Nam gọi là “ ba xạo” quen rồi. Những người như ông Việt Tùng, Trần Đăng Khoa...cần gì đào tạo, cần gì Bình xét cứ ra phố chọn khối người như vậy để làm phim điều tra...!
Trong tất cả các bài ( bút tích, đánh máy) của trung tá Bùi Văn Tùng đều viết...” trong khi anh Tài, anh Công, anh Tụ bận triển khai xe tăng phòng thủ quanh dinh chống địch phản kích; anh Lê Văn Minh CNCT lo việc trong dinh...”.
Như vậy có thể khẳng định, thời điểm ông trung tá Bùi Văn Tùng vào dinh là thời điểm lữ đoàn 203 đang triển khai chiến đấu, mọi hoạt động của cán bộ, chiến sỹ thuộc lữ đoàn phải ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu, họ chuyển từ hình thức tiến công Thọc sâu sang hình thức phòng ngự chủ động, vì vậy không cho phép bất cứ ai rời khỏi vị trí của mình, trừ khi được chỉ huy cho phép.
Trường hợp người được cho phép là cán bộ thì phải tiến hành các bước bàn giao cho người kế nhiệm và báo cáo lại người chỉ huy; nếu là kíp xe thì bàn giao vị trí chiến đấu của mình cho người khác, nhưng phải bảo đảm khả năng chiến đấu của xe.
Nguyên tắc cũng chỉ ra, người chỉ huy và cơ quan phải nắm chắc tình hình đơn vị sau chiến đấu Thọc sâu và sẵn sàng đánh địch phản kích, gồm:
Bước 1. Nắm tình hình đơn vị sau chiến đấu.
- Nắm kết quả chiến đấu, tổn thất về người và phương tiện vũ khí, lượng tiêu hao trong chiến đấu và những đề nghị của đơn vị thuộc quyền và phối thuộc.
- Hội ý chỉ huy, kịp thời điều chuyển, bổ sung cán bộ, bổ sung vũ khí, phương tiện cho các đơn vị; phân công giải quyết hậu quả sau chiến đấu, giải quyết tù hàng binh, chiến lợi phẩm.
- Tổng hợp tình hình các mặt báo cáo cấp trên và những kiến nghị nếu có.
Bước 2. Triển khai kế hoạch chiến đấu đánh địch phản kích.
Chuyển hình thức chiến đấu thọc sâu sang hình thức đánh địch Phản kích. Người chỉ huy và cơ quan thực hiện một số nội dung sau:
- Dự kiến tình hình địch, phiên hiệu, lực lượng, phương tiện, âm mưu và thủ đoạn; rút ra kết luận mạnh yếu.
- Nhiệm vụ,
- Ý định chiến đấu,
- Nhiệm vụ các đơn vị thuộc quyền,
- Những hiệp đồng bảo đảm chính
- Phân công công tác.
Tiếp theo, người chỉ huy và cơ quan giao nhiệm vụ, tổ chức hiệp đồng và chỉ thị bảo đảm.
Những nội dung trên có thể Hội ý chỉ huy sau đó phân công cán bộ xuống các đơn vị phổ biến nhiệm vụ , hiệp đồng, chỉ thị bảo đảm....!
Như đã trình bày, dù thực hiện phương pháp nào trong chiến đấu, người Chính ủy cũng không thể vắng mặt
Trường hợp của Chính ủy Tùng được hiểu thế nào.?
Nhiều người thường nghĩ Chế độ Song Quyền, tức là hai người, Tư lệnh và Chính ủy không ai chi phối ai, họ tương đương nhau là không đầy đủ.
Khi chiến đấu, trường hợp trong SCH cố định , mối quan hệ của hai người là “ trao đổi” việc thực hiện Quyết tâm hay xử trí tình huống, nếu chưa thống nhất thì Họp thường vụ để biểu quyết...! Trường hợp trên xe, không ai ra lệnh cho ai, mối quan hệ của họ là “Đề nghị “để thống nhất qua VTĐ.
Trường hợp Chính ủy rời khỏi vị trí, rời khỏi xe thì phải “báo cáo” Tư lệnh:
Mục đich, nội dung, thời gian, địa điểm, đề đạt người thay thế...! Đề đạt ý định sử dụng phương tiện loại xe gì, thông tin loại nào, số lượng sỹ quan từy tùng - TM, CT, HC nếu có; chiến sỹ bảo vệ....
Một nguyên tắc bất đi, bất dịch, đó là quá trình rời khỏi vị trí lãnh đạo, chỉ huy vẫn phải duy trì chế độ liên lạc thường xuyên, liên tục giữa Tư lệnh và Chính ủy bằng nhiều phương pháp truyền tin: qua VTĐ, HTĐ và chạy bộ thông qua sỹ quan liên lạc hay chiến sỹ bảo vệ; trong trường hợp cần thiết có thể nhờ mạng liên lạc đơn vị bạn để bảo đảm tính vững chắc trong lãnh đạo và chỉ huy đơn vị chiến đấu.
Từ những vấn đề có tính nguyên tắc trên, có thể thấy việc rời khỏi vị trí lãnh đạo, vị trí chỉ huy, một mình đi nhờ xe nhà báo Hà Huy Đỉnh ra đài phát thanh mà không báo cáo Tư Lệnh, không giao lại quyền cho người kế nhiệm cùng xe CH số 3- xe TG K63, (Lê Văn Minh, CNCT); thời gian hơn một giờ không có liên lạc của trung tá, chính ủy Bùi Văn Tùng trưa ngày 30/4/1975 là vi phạm kỷ luật chiến trường.
Một số ý kiến cho rằng, vì nhiệm vụ chung, để giảm tổn thất cho cả hai bên vv. Theo tôi, là chưa chính đáng. Bởi:
1. Đó không phải nhiệm vụ của Lữ đoàn 203, Tư lệnh Nguyễn Hữu An trao cờ cắm trên nóc Dinh rất rõ ràng; càng không phải nhiệm vụ của ông Tùng khi đó.
Nhiệm vụ ông Tùng khi đó là phải bảo đảm cho cán bộ, chiến sỹ thuộc quyền sẵn sàng đánh địch phản kích và chiến đấu thắng lợi mới là cấp thiết và quan trọng bậc nhất tại thời điểm đó, bởi đã có đơn vị bạn dẫn giải ông Minh đi.
2. Ông Tùng vào dinh biết có xe Zép trung đoàn 66 chở ông Minh đi ra đài rồi thì ông Tùng phải biết người sử dụng xe Zép phải là cán bộ cấp trung đoàn trở lên. Nghĩa là người ta có đủ khả năng, quyền hạn, trách nhiệm giải quyết mọi tình huống, mọi công việc một cách tốt nhất có thể. Và tôi tin nhóm ông Thệ cùng trao đổi bàn bạc sẽ đạt được mục đích của sự kiện.
Đặc biệt, nhóm ông Thệ giao lại nhiệm vụ bảo vệ dinh độc lập cho đc Nguyễn Văn Hiểu tiểu đoàn trưởng và BCH d7, đồng thời qua VTĐ nắm tình hình đài phát thanh đã được đánh chiếm bởi d8/e66; khi đi có 2 xe ô tô chở bộ đội theo bảo vệ. Mọi hoạt động tác chiến ăn khớp, nhịp nhàng và nghiêm túc.
Chính vì vậy, có thể hiểu rằng, hành động của trung tá Bùi Văn Tùng không những vi phạm kỷ luật chiến trường, vi phạm nguyên tắc lãnh đạo, chỉ huy mà nó còn cho thấy nhận thức rất kém về vai trò của người Chính ủy trong thời điểm đó.
Cũng chính thời điểm đó, cá nhân tôi và đồng đội đại đội 3, tiểu đoàn 7, trung đoàn 66 là tiểu đoàn có nhiệm vụ đánh chiếm dinh độc lập. Từ cán bộ đến chiến sỹ ai cũng muốn vào dinh theo kế hoạch, nhưng có lệnh qua VTĐ dừng lai Chốt trước cổng dinh, sẵn sàng đánh địch phản kích như Mậu Thân 1968. Không lẽ chúng tôi vì ham thích mà cố tình vào ? Không thể, nếu vào là vi phạm Quân lệnh.
3. Việc ông Tùng tuỳ tiện bỏ vị trí lãnh đạo, vị trí chỉ huy, bỏ bộ đội lại trong khu vực Mục tiêu đặc biệt quan trọng, trong tình trạng chiến đấu, một mình lẻn theo xe nhà báo Hà Huy Đỉnh, kèm theo nhà báo Tây Đức B. Gallaste đuổi theo xe nhóm anh Thệ để ra đài phát thanh là có chủ đích cá nhân nhiều hơn việc chung.
Đây mới là mấu chốt chủ yếu, quyết định mọi dữ kiện được chế tác sau này để cho ra đời Phim “sự thật ngày 30/4”.
Ông trung tá Bùi Văn Tùng có biết sai không? Tôi dám chắc, ông Tùng thừa hiểu sự tuỳ tiện của mình là sai, sai nghiêm trọng và có thể bị kỷ luật thích đáng. Bởi ông Tùng từng du học tại HV TTG bên Trung Quốc, ngoài các nội dung chuyên môn, người ta cũng dạy về chính trị và khẳng định “ chính trị là thống soái..”. Chỉ cần một câu nói, một hành động bột phát nhất thời vi phạm nào đó của người Chính ủy thì mức kỷ luật nhẹ nhất cũng tương đương từ 2-3 cấp quân hàm bị tước bỏ, đôi khi là khai trừ khỏi đảng hoặc lưu đầy...!
Trong dư âm e66 vẫn lưu truyền, khi nhóm ông Thệ giải ông Minh về lại dinh, phó Chính ủy QĐ, Nguyễn Công Trang hét ông Thệ “ ai cho phép các anh dẫn ông Minh đi mà không xin phép cấp trên, tôi bỏ tù anh rõ chưa ? “ ông Thệ tức thời phản ứng “ thì tôi dẫn đi đấy, làm gì mà nhắng cả lên”. Rất may sau đó Tư lệnh Nguyễn Hữu An vào sau nắm lại tình hình và cho gọi ông Thệ đến, ông ôm ông Thệ và nói lời cảm ơn.
4. Các tài liệu, kể cả phỏng vấn, cho thấy trung tá Bùi Văn Tùng không hề liên lạc với đơn vị của mình, mà trực tiếp Tư lệnh lữ đoàn không thể biết chuyện gì đang xảy ra với người Chính ủy.
Việc vi phạm nguyên tắc gián đoạn lãnh đạo, chỉ huy trong chiến đấu là một điều cấm kị nữa cho thấy tính bất minh của trung tá Bùi Văn Tùng cần bị xử lý rất rõ ràng......
Chính sự khỏa lấp, xuê xoa về việc này ( tình ngay, lý gian) của ông Bùi Văn Tùng, chúng ta, mà trực tiếp là các cơ quan hữu quan nên tình trạng lùm xùm ngày 30/4 bị kẻ xấu lợi dụng xuyên tạc, kích động cho ra đời phim chui và phát trên VTC1 một cách tuỳ tiện, có chủ ý thâm độc và vùi dập lịch sử, hạ thấp ý nghĩa chiến thắng ngày 30/4 của dân tộc
Chính sự bất minh của ông Tùng bỏ vị trí lãnh đạo, vị trí chỉ huy trong chiến đấu đã được chính ông Tùng viết trong Thư gửi phó chính ủy BTL TTG Đào Văn Xuân, ngày 30/5/1990, đó là câu nói trong Tổng kết Phong trào thi đua Quyết thắng năm 1975 (tháng 12/1975) của Tư lệnh Nguyễn Hữu An “ hôm nay tôi chính thức giải oan cho đồng chí Tùng”. !?
Người ta buộc phải đặt câu hỏi về “nỗi oan” này một cách thấu đáo. Vì sao bị oan và oan vì cái gì mà Tư lệnh phải “ giải oan” !?
- Oan vì báo cáo sai vị trí xe nào dinh trước, xe nào vào sau ( xe 843 và 390) ? ...! Không phải, nó tồn tại từ 1975 đến những năm 90 TK 20, chúng ta có thể loại bỏ. Mà sự thật nó là tính vô tổ chức, vô kỷ luật trong chiến đấu của một chính ủy lữ đoàn.
- Đã “ giải oan” thật chưa? Điều này chỉ có Tư lệnh Nguyễn Hữu An và ông Tùng biết, còn lại không ai biết.
Như vậy, chúng ta có thể khẳng định, không có “ nỗi oan” nào ngoài ngoài sự kiện tuỳ tiện một mình ra đài phát thanh. Và nó vẫn chưa được “ giải oan” bằng chính việc Đảng ủy, BTL QĐ xem xét, đánh giá trong Bình xét khen thưởng mà chính ông Tùng viết “.. sau đó ba tháng tôi được trao tặng Huân chương Giải phóng hạng Nhất..”. Xét về thứ bậc, thấp hơn Huân chương Chiến công các Hạng mà bác Bùi Quang Thận, Phạm Xuân Thệ và nhiều người khác ngay trong chính lữ đoàn 203 được khen thưởng một bậc.
Việc được khen thường thấp hơn nhiều người khác đã chứng tỏ, trung tá Bùi Văn Từng vi phạm kỷ luật chiến trường. Tuy nhiên, ông đã được ưu ái trao trọng trách viết và đọc lời chấp nhận đầu hàng của ông Dương Văn Minh nên ông không bị kỷ luật theo các mức đã nêu trên.
Tóm lại, xung quanh vụ việc của trung tá Bùi Văn Tùng về sự kiện 30/4, nổi lên hai vấn đề:
- Trong chiến đấu: tính Đảng, tính Chiến đấu, tính Kỷ luật không cao.
- Mập mờ dữ kiện LS, thiếu tính Trung thực; nhẹ dạ cả tin dễ bị lợi dụng.
P/c. Nhiều phim tư liệu nói về trung tá Bùi Văn Tùng, đỉnh cao là phim chui “ sự thật ngày 30/4” , nó vừa được dẫn chứng bằng hình ảnh và lời bình của BLV Biên, Tùng, Khoa... trên VTC1 mắc đầy dẫy sai sót “ chết người” và phơi bầy ngụy tạo và xuyên tạc lố lăng. Buộc các cơ quan chức năng dừng chiếu và phê bình BLĐ VTC1 và tôi tin VTC1 phải chịu trách nhiệm về hàng động của mình trước công luận và pháp luật.
Người ta cũng cố tìm hai người lính XT” vừa lái xe chở ông Tùng vừa bảo vệ ông Tùng” cho hợp lý. Và người ta đã cố tình gán ghép ông Nhà báo thời báo kinh tế Sài Gòn Hà Huy Đỉnh dùng xe cá nhân cho ông Tùng và ông B. Gallaste đi nhờ ra đài, nay ông Hà Huy Đỉnh trở thành “ người năn nỉ xin đi, mới được cho đi”. ( tôi có câu trả lời của ông Nguyễn Khăc Nguyệt với bạn Le Huy)
Lưu ý trong Phim chui, ông Kỳ Nhân ( người dùng xe chở 2 cán bộ Trinh sát e66 đi tìm nhân viên nhà đài ) nói “ tôi thấy anh Tùng ngồi viết lời đầu hàng cho ông Minh..”. Chúng tôi cũng chỉ điện nhắc “... khi anh đi tìm anh Tăng Tự Lập, Hứa Trọng Liêm khoảng 40 phút không lẽ chúng tôi ngồi uống Cape.? Anh là người có công với chúng tôi.....” . Rất rõ ràng nhưng không hề xoá bỏ vai trò hay bịa đặt về ông Kỳ Nhân. Dù sao ông Lỳ Nhân đã giúp trung đoàn, không thể lấy Oán trả Ân được.
Các anh nên nhớ, sự bịa đặt, xuyên tạc LS ngày 30/4 đã là một tội ác, đừng gây thêm tội ác với người giúp đỡ mình, đừng bắt người giúp đỡ mình như ông Hà Huy Đỉnh trở thành kẻ ăn mày LS .
Vấn đề nhiều bạn hỏi: Sao mãi năm 1985 anh Thệ mới được nhắc đến.
Việc này nhà báo Đào Văn Sử đã trực tiếp viết về ông Tùng trước năm 1985, sau đó gặp ông Thệ xin lỗi và có bài làm rõ....!
Cũng chính nhờ có sự xác minh của Ban Bí thư, Ban TG, QUTW , BQP mà trực tiếp là TCCT cùng BTL QĐ2 ( khi đó ông Thệ mới là Trung tá, TMP f304) đã tìm ra người bắt, chắp bút viết lời đầu hàng của ông Dương Văn Minh là ông Phạm Xuân Thệ và nhóm cán bộ, chiến sỹ e66.
Vì vậy, Đại hội Fetisvan TN, HS, SV thế giới lần thứ XII (1985) tổ chức tại Matxicova Liên Xô. Ban Bí thư, Ban TG...và BQP đã chỉ định đích danh ông Phạm Xuân Thệ và 3 người đại diện tiêu biểu cho LLVT cùng 200 bạn TN, HS, SV Việt Nam tham dự đại hội. Đó là:
1. Bà Võ Thị Thắng ( nguyên UVTW đảng, AHLLVT ...)
2. Ông Phạm Tuân ( AHLLVT, AHLĐ, AHLX, trung tướng )
3. Ông Phạm Xuân Thệ ( AHLLVT, trung tướng)
4. Ông Lê Quang Vịnh ( thay mặt cho TN, HS, SV TP Hồ Chí Minh)
Lòng vòng, lòng vèo chỉ để bọn xấu lợi dụng. Cứ phanh phui trần trụi đúng sự thật, đúng diễn biến lịch sử thì chẳng kẻ nào dám lợi dụng làm liều như nhóm làm phim chui.
Tôi vẫn viết tiếp về chủ đề LS này “ tham dự 2 chiến dịch..” để phản bác âm mưu “ người ta hàng rồi, đợi mình vào “ của bọn Cuội phản động.
Chủ nhật cuối tuần, xung quanh có 4 nơi Phong tỏa theo Chỉ thị 15 vì Covid19. Hãy chú ý thực hiện tốt 5K và hạn chế ra ngoài, hạn chế tiếp xúc.
Trời sắp chuyển mùa, đã có chút gió heo may. Nắng chói chang cũng điểm những sợi nắng vàng của mùa thu.
Kính.
Ảnh, bìa sách Hồi Ký của TBT CTĐCT Liên bang Xô Viết
Một hình ảnh Đại Hội TN, HS, SV thế giới lần thứ XII
Hình ảnh hai xe Zép chiếc ngụy trang là của SCH phía trước e66 dùng chở ông Minh, Mẫu và nhóm ông Thệ; chiếc còn lại có thể là của ông Hà Huy Đỉnh cho ông Tùng đi nhờ.!
Ảnh Nguyễn Văn Bịnh đồng hương, đồng ngũ và đồng môn trường HSQ d28/f304. Nó vác B40 ngay trước dinh độc lập ngày 30/4.

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1413405269026936&id=100010724299033



6. Nhân chứng Hà Huy Đỉnh kể chuyện năm 2005 (đưa về đây ngày 12/6/2021):

TOẠ ĐÀM VỀ SỰ KIỆN LỊCH SỬ TRƯA 30-4-1975 TẠI DINH THỐNG NHẤT NGÀY 19-10-2005 - CỰU NHÀ BÁO TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ HUY ĐỈNH NHÂN CHỨNG LỊCH SỬ PHÁT BIỂU.

https://www.facebook.com/huyhoang.nguyen.7355/videos/2205444719597598



30 4 75 CỰU NHÀ BÁO TS KINH TẾ HÀ HUY ĐỈNH NHÂN CHỨNG LS PHÁT BIỂU NGAY 19 10 2005 VỀ SỰ KIỆN 30-4

155 lượt xem
4 thg 3, 2021
1,53 N người đăng ký
ĐĂNG KÝ

30 4 75 CỰU NHÀ BÁO TS KINH TẾ HÀ HUY ĐỈNH NHÂN CHỨNG LS PHÁT BIỂU TẠI DINH THỐNG NHẤT TRONG BUỔI TỌA ĐÀM NGAY 19 10 2005 VỀ SỰ KIỆN TRƯA 30-4

https://www.youtube.com/watch?v=vQLMs0n4MJ8




5. Ngày 3/6/2021

Thưa các CỤ .
Anh ku nhà văn Đông La Nguyễn Văn Hùng "tâm tư" cả gan con cờ hó THÁCH cả xã hội thế này.... " Viết về tri thức khó hiểu nhưng lại thành dễ nên gần như tôi chưa viết sai bao giờ , tôi có thách nếu ai chỉ ra được tôi viết sai về tri thức tôi sẽ bỏ biết ngay" ....
Anh ku LA nên bỏ viết đi anh .Tông môn nhà anh , em xin lỗi các Cụ đã phải nói nặng nề như thế này vào mặt anh nhà văn LA LIẾM , mặc dù em rất không ưa chửi bậy nói láo nhưng mà anh nhà văn này là loại bậy và láo nhất VN .
Anh khoe anh là kỹ sư hoá , anh học chính quy , anh luôn tự hào rất giỏi nhưng anh lại tuyên truyền cho vàng tâm linh . anh viết rằng vàng hoá đất , đất hoá vàng . Anh và đại tá nhà báo Đào văn Sử tuyên bố cô Hoà là báu vật quốc gia . Nay báu vật "cô Hoà" của các anh lộ rõ mặt lừa đảo , cô ngoại cảm Vũ Thị Hòa phựt cá của anh dám cả gan đúc 27 tấn vàng giả để đi lừa nhiểu tỉ tỉ tiền bạc bách gia đang bị xử tù rồi mà anh Đông La chưa biết ngậm cái miệng nói láo hại đời vào còn dám viết bài thách ai CHỈ RA CÁI SAI của anh được nữa thì đúng bản chất anh là loại súc sinh rồi đó anh Đông La .
Cả đời Đông La giòi bọ chưa bao giờ biết viết ĐÚNG được cái gì đâu anh LA ơi . Loại thối tha cả đời sống chỉ biết bồi bút , lưu manh , xảo trá, thất đức như anh ĐLA sao biết làm người tử tế được .
Già rồi sắp xuống lỗ rồi tham lam ham hố gì nữa mà không biết quay đầu làm người sống tử tế đi vậy anh.
Anh ku la viết bài mà dám để chế độ comment thì mọi người chửi cho banh xác
Anh ku sợ em táng vào mặt cho vì viết láo nên chặn em. Biết mình láo, biết sợ thì đừng viết láo nữa nha anh

ĐÔNG LA ĐỌC ĐI NHÓM LÍNH XE TĂNG VIẾT NÀY .
Nguyễn Văn Hùng là tên cúng cơm bố mẹ đặt
Đông La là cái tên Kiếm cơm hàng ngày của Nguyễn Văn Hùng
Cuộc sống cơ hàn, Đông La kiếm cơm bằng mọi giá, hắn đã từng theo gót “Nhà ngoại cảm Thủy & Hòa” tạo dựng xương trâu, xương bò thành Hài cốt Liệt sỹ. Nay bọn ngoại cảm dỡm này ngồi bóc lịch. Đông La sang bê bô cho những kẻ bất lương bóp méo sự kiện lịch sử trưa 30/4/1975
Đông La
Khoe khoang là một Nhà văn mạt hạng.
Hắn ta không dám để "Bình luận" vì nếu để ăn đủ gạch đá xây lâu đài lên tận sao hỏa.
Bọn ngu xuẩn bảo hình ảnh này không phải là Chính ủy Bùi Văn Tùng mà ảnh ghép đầu của Cụ.
Chúng đâu có biết đây là ảnh được cắt ra từ 1 video của các phóng viên trưa ngày 30/4/19






https://www.facebook.com/nguyenngoc.hoai.77/posts/3022705601334502



4.


"Từ ngày còn ở QĐ 2 bản thân tôi rất ngưỡng mộ anh Tùng cũng như anh Thệ. Năm 1986 cán bộ chiến sĩ đại đội 2 trung đoàn 24 đã trực tiếp được nghe anh Thệ kể chuyện bắt sống nội các chính quyền Sài Gòn tại phòng Hồ Chí Minh đại đội. Rồi những lần xuống quân đoàn tập huấn tôi hay đến chỗ anh Nguyễn Đức Tích học cùng trường SQCT-QS Bắc Ninh là cán bộ phòng trưng bày bảo tàng QĐ 2 tôi cũng phần nào hiểu về lịch sử của quân đoàn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giải phóng Miền Nam.
Năm 2011 khi anh Thệ được phong danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang tôi cũng mang thắc mắc này hỏi một số anh trước là chỉ huy của tôi. Tại sao anh Tùng không được phong anh hùng ?
Câu chuyện dài nhưng vắn tắt mấy vấn đề sau.
Tại dinh Độc Lập Sau khi từ đài phát thanh về khi tư lệnh quân đoàn hỏi xe nào vào trước xe nào vào sau là cán bộ chính trị nhưng
anh Tùng không nắm được.
Hai là khi đơn vị thọc sâu của 203 cùng trung đoàn bộ binh 66 vào dinh Độc Lập anh Tùng đã không phối hợp với anh Thệ cùng giải quyết bắt sống chính quyền Sài Gòn. Mọi người nói anh Tùng cùng lữ 203 là người và đơn vị bắt sống Dương Văn Minh còn anh Thệ chỉ là người áp giải Dương Văn Minh ra đài phát thanh là sai. Đúng là anh Vũ Đăng Toàn các anh tiếp cận nội các chính quyền Sài Gòn trước. Nhưng các anh chỉ làm nhiệm vụ canh giữ chứ các anh chưa bắt Dương Văn Minh phải ra đài phát thanh tuyên bố đầu hàng ( nó cũng giống như trong trận đánh anh bắt được viên chỉ huy, anh bắt họ phải phát loa tuyên bố đầu hàng để tránh đổ máu) lúc đó trận đánh mới gọi là kết thúc.Phải nhớ rằng lúc này chính quyền Sài Gòn vẫn còn quân nguyên đoàn 4. Tuy anh Thệ và trung đoàn 66 có vào sau các anh ít phút nhưng họ làm được điều mà các anh không làm được đó là dẫn Dương Văn Minh ra đài phát thanh tuyên bố đầu hàng không điều kiện.
Thứ 3 nói anh Tùng là người bắt sống nội Dương Văn Minh lại hoàn toàn không chính xác. Xem lại tất cả các bức ảnh, băng tư liệu từ trong phòng khánh tiết, trong hành lang dinh Độc Lập ngoài sân trong các bức ảnh tư liệu không thấy bất cứ một hình ảnh nào của anh? À có một hình ảnh anh đang đứng với nhà báo Tây Đức với khuôn mặt không có gì là căng thẳng, và một bức ảnh mà những nhà làm phim cắt ghép thấy anh cun cút đi như là anh đi xem người ta làm gì, chứ không có tư thế của người dẫn giải tù binh.
Trong khi đó anh là chỉ huy, đơn vị anh vào trước thế mà anh không tổ chức phân công cảnh giới cho đơn vị đánh chiếm dinh Độc Lập?
Với Cương vị lúc đó anh có thể trưng dụng bất cứ một xe nào trong dinh Độc Lập kể cả xe của anh Thệ để đưa Dương Văn Minh ra đài phát thanh. Khi biết người dẫn giải Dương Văn Minh ra đài phát thanh không phải là người quân đoàn, anh vội vã đi nhờ xe của nhà báo Hà Huy Đỉnh. Anh phải biết rằng thời điểm đó người dân đổ ra đường rất đông, nếu không phải xe quân giải phóng, khó lòng mà anh đến đài phát thanh cùng đoàn của anh Thệ được. Trong 15 -20 phút đó với trình độ một trung đoàn phó, lại có đội ngũ sĩ quan bên cạnh chả lẽ mọi người ngồi chờ anh đến để viết bản tuyên bố đầu hàng cho Dương Văn Minh? Mà mục đích của anh Thệ là đưa ra đài phát thanh để đọc lời tuyên bố đầu hàng. Do vậy trong 15 phút anh đến đâu vì xe của Hà Huy Đỉnh không thể đi nhanh được, trong khoảng thời gian đó anh Thệ có thể viết xong bản tuyên bố rồi. anh đến chỉ có thể chỉnh sửa thêm thắt một vài câu chữ cho nó hoàn chỉnh.
Anh có biết trong thời gian anh ở đài phát thanh, khi anh tư lệnh quân đoàn và anh Nguyễn Tất Tài lữ trưởng 203 thậm chí cần vụ, trợ lý của anh không biết anh đi đâu, mọi người rất lo cho anh. Đã có nghi vấn anh bị lực lượng thứ 3 bắt cóc để làm con bài mặc cả đổi lấy Dương Văn Minh. Là cán bộ chính trị trong lúc tranh tối tranh sáng, hỗn quân hỗn quan anh một mình lên xe của nhà báo chính quyền Sài Gòn không gọi bất cứ một cán bộ chiến sĩ nào của anh đi thì thấy lúc đó anh liều thật đấy. Khi thấy giọng nói của anh trên đài phát thanh mọi người mới thở phào nhẹ nhõm đấy anh có biết không? Do vậy mà anh chỉ được tặng thưởng Huân chương giải phóng hạng nhất mà thôi.
Nói thật bao giờ cũng dễ nói nhất, nhưng nó đòi hỏi phải có sự dũng cảm. Nói dối mới khó vì nói dối cái này phải nói dối cái khác để làm sao nó khớp với nhau về nội dung, không gian thời gian, địa điểm, người làm chứng.
Lịch sử nó cần phải có sự thống nhất, không thể có lịch sử quân đoàn viết một kiểu, sư đoàn 304 và lữ đoàn 203 nói một kiểu. Lịch sử quân sự VN nói một khác lịch sử Nam Bộ nói một khác..."

https://www.facebook.com/nam.trinhlehoai.507/posts/806569460224447




3. Ngày 2/6/2021


Còn phần phê phán bộ phim của Phạm Việt Tùng và TĐK nói về chuyện ở Đài PT SG nữa nhưng tôi vẫn chưa viết được vì cứ thấy trong lòng có một chút “tâm tư”!
Tận từ năm 1997, tôi đã viết bài lý luận phê bình ra tấm ra món đầu tiên để “cãi nhau” với Đỗ Minh Tuấn. Đây có thể coi là một dấu mốc của đời viết lách của tôi. Bài viết là bài lần đầu tôi được in trên VNQĐ nhưng lại được tặng thưởng luôn năm đó. Ai trong nghề mới biết đó là một kỳ tích, vì thời đó người viết không quen được đăng báo thôi đã là rất khó. Nhưng đúng là “thời thế tạo anh hùng”, ĐMT rất ghê gớm vì là nhà thơ, đạo diễn, cán bộ nghiên cứu triết học, còn khoe từng là “liên lạc của Lê Đức Thọ”, đã mang những tri thức mà hầu hết các nhà văn chiến sĩ đều không biết là gì, như nguyên lý bất định, quyết định luận, vô định luận… ra để chê văn học kháng chiến chỉ là thứ dây dẫn. Tôi đã ra tay và có được cái kỳ tích trên.
Từ đó đến nay đã 24 năm, có điều làm tôi rất chán là trong các cuộc tranh luận không bao giờ người ta nhận ra cái sai của mình. Người ta luôn tìm kiếm sự đồng tình chứ không muốn thừa nhận lẽ phải, không muốn tìm ra sự thật như thế nào, thậm chí có những kẻ còn cố tình làm ra sự thật như ý chúng muốn. Còn tôi ngược lại, nếu thấy sai là tôi sửa ngay, thấy được cái sai của mình cũng là một người thông thái.
Viết về tri thức khó nhưng hiểu lại thành dễ, nên gần như tôi chưa viết sai bao giờ, tôi còn thách nếu ai chỉ ra được tôi viết sai về tri thức tôi sẽ bỏ viết ngay. Còn lần này viết về lịch sử tưởng dễ lại thành khó, khó vì người trong cuộc nói sai, người chứng kiến nói điêu, báo chí được viết bởi nhiều người đã dốt lại thiên vị. Có những cái sai do trí nhớ, thành thật mà vẫn sai, ngược lại có những cái sai cố tình. Vì vậy đã khiến ta lầm.
Viết về ngày 30-4-1975 cũng như mọi chuyện tôi đã viết, tôi luôn viết vì sự thật, bảo vệ lẽ phải, ca ngợi người tốt, phê phán kẻ xấu, nên tôi không thuộc phe “ông Thệ” hay phe “ông Tùng”. Nếu tôi có nghiêng về phe “ông Thệ” thì vì họ đúng, còn phe “ông Tùng” nếu đúng thì tôi cũng sẽ “nghiêng về”, tiếc là có lần tôi “nghiêng về” thì lại sai!
Như chuyện những người trên xe tăng 390 vào Dinh ĐL, họ đều kể giống nhau, lại có thêm “nhân chứng lịch sử” Nguyễn Hữu Thái chứng nhận lời ông trưởng xe Vũ Đăng Toàn nói. Vì vậy mà tôi đã giật mình thấy mình thật có lỗi, khi viết về ngày lịch sử 30-4-1975 mà lại thiếu chuyện hai người lính xe tăng đầu tiên vào Dinh ĐL bắt giữ Nội các DVM là Vũ Đăng Toàn và Ngô Sĩ Nguyên, nên tôi đã sửa ngay. Viện LSQS đã không công nhận điều đó, bởi không tin lời ông Toàn kể khi có chi tiết nói anh Thệ “bắt tay DVM” trong khi tay anh Thệ luôn có “súng lăm lăm”. Lý lẽ này chưa chắc lắm vì súng lăm lăm thì vẫn có thể bắt tay theo thói quen, nên ta thấy nhóm ông Toàn vẫn làm đơn cãi lại. Nhưng rồi anh Hoàng đã gởi cho tôi tấm ảnh ông Nguyễn Hữu Hạnh dẫn nhóm anh Thệ vào bắt DVM thì tôi thấy ông Toàn đúng là hết cãi, bởi lúc đó ông NHH không thể phân thân để mà dẫn ông Toàn đi trước anh Thệ vào phòng có DVM được. Và thế là, đúng là mẹ kiếp, tôi lại thấy mình viết sai, và lại phải sửa!
Ngược lại về phía nhóm anh Thệ và CCB E66, họ cũng luôn khẳng định chuyện ông Bùi Tùng không có mặt khi họ bắt Nội các DVM, đến nỗi trong video quay hôm cán bộ lưu trữ gập nhóm anh Thệ, khi được hỏi, anh Thệ phải đính chính, đại ý “Chúng tôi chỉ biết mình là những người đầu tiên vào bắt Nội các DVM, còn ai khác vào thế nào chúng tôi không biết, nói thế cho nó công bằng”. Đúng như vậy, vì dù là người trong cuộc người ta cũng không thể chứng kiến hết tất cả, hơn nữa sau phút ban đầu, mọi người vào đã khá đông.
Khi tranh luận, người ta thường chỉ coi trọng chứng cớ của mình mà không coi trọng chứng cớ phía bên kia, nên lý lẽ không thuyết phục được người ta. Nhiều người đã chứng kiến ông Bùi Tùng có mặt lúc đó như Nguyễn Hữu Hạnh, Tô Văn Cang, Sáu Trí, Borries Gallasch, Phạm Duy Đô, v.v... nên ta không thể phủ nhận theo lý lẽ chủ quan được.
Sắp viết về phần bộ phim nói về chuyện ở đài phát thanh sáng 30-4-1975, về tổng thể thì tôi thấy bộ phim cũng “nói láo”, nhưng đi vào chi tiết có một điều làm tôi băn khoăn mãi, đó là chuyện tất cả những người trong nhóm anh Thệ và CCB E66 đều khẳng định anh Thệ chắp bút bản Tuyên bố đầu hàng cho DVM, rồi vì chữ xấu, anh đọc cho ông DVM chép. Nhưng Bùi Thanh trên tuoitre.vn viết:
“Vào tháng 3-2005, phóng viên Tuổi Trẻ đã đến Bộ tư lệnh Quân đoàn II đóng ở Bắc Giang (cách Hà Nội 80km). Trong khi xem xét kỹ từng hiện vật ở bảo tàng quân đoàn (lúc đó còn rất ngổn ngang vì đang sắp xếp trưng bày lại), phóng viên Tuổi Trẻ đã sửng sốt khi nhìn thấy bản thảo lời tuyên bố đầu hàng của tổng thống Dương Văn Minh. Đó là hai trang giấy pơluya màu xanh, nhăn nhúm và lấm lem bụi đường. Nhìn nét chữ thì biết ngay của đại tá Bùi Văn Tùng và cán bộ bảo tàng cũng xác nhận điều đó”.
Bùi Thanh cho biết thêm “Sĩ quan tuyên huấn quân đoàn đã không đồng ý cho phóng viên sao chụp, ghi hình tư liệu này”, nhưng rồi có ai đó đã chụp trộm và tung lên mạng, nên chúng ta đã biết.
Theo tôi, dù có những nhân chứng và nhiều lý lẽ, chính tôi cũng đã tin không còn hai văn bản gốc, nhưng ta buộc phải trọng chứng hơn trọng cung, ta phải thừa nhận rằng những người bênh anh Thệ khó mà phủ nhận được bằng chứng khách quan đó. Hai tờ giấy “nhăn nhúm” thì đúng là khớp với lời ông Bùi Tùng nói là ông đã vò chúng lại nhét vào túi quần, rồi khi được yêu cầu, đã lục tìm ra được và đưa cho cán bộ QĐ2. Điều thứ hai là “màu sắc” thời gian của hai văn bản thì không ai có thể làm giả được. Như có thời cô Thu Uyên vu khống các nhà ngoại cảm làm giả các tấm tăng ni lông bó thi thể các liệt sĩ. Cô bảo hơ lửa và dùng a xít. Lửa thì làm xoăn ni lông, còn axit thì người ta còn đựng luôn bằng can nhựa. Không ai làm giả được các tấm ni lông cũ, giòn, gãy như chúng được chôn trong lòng đất mấy chục năm.
Trong tranh luận, ta hoàn toàn khách quan, thừa nhận hết chứng cớ của đối phương mà vẫn cãi thắng được thì mới hay! Còn tôi, dù có hai văn bản đúng là do ông Bùi Tùng viết, tôi vẫn có đủ cơ sở để khẳng định TĐK cho anh Phạm Xuân Thệ là “Lý Thông”, Phạm Việt Tùng cho anh Thệ là “nói dối” vẫn sai hoàn toàn!
2-6-2021
ĐÔNG LA

https://www.facebook.com/donglasg/posts/3034522106770489




2. Một bác tên Quyện ở Quân đoàn 2 diễn giải như sau (có nhầm lẫn một chút ở đoạn ở sân Dinh Độc Lập):




1.


Sau khi bộ phim “ Sự thật trưa 30-4 “ trên VTC1 đã gây sốc cho nhiều người. Bản thân toi nguyên là Bình nhất chiến sỹ thông tin truyền đạt đại đội 18 trung đoàn 66 sư đoàn 304 QĐ2. Máy mắn hơn tôi là chiến sỹ cầm AK báng gấp đã cùng đồng đội e66 áp giải tổng thống Nguỵ quyền Sài Gòn Dương Văn Mình & thủ tướng Vũ Văn Mẫu đi từ dinh độc lập và lên xe Jeep để đến đài phát thanh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện quân giải phóng miền nam Việt Nam.

Đất nước Việt Nam đã thống nhất và đã phát triển không ngừng như ngày hôm nay. Để có ngày hôm nay đã có biết bao nhiều đồng đội, đồng chí và biết bao nhiều đông bào chiến sỹ đã hy sinh cho độc lập tự do cho dân tôc Việt Nam.” “Đời đời ghi nhớ công ơn các anh hùng liệt sỹ ...“.
Xem xong bộ phim tôi thật buồn vì những sự kiện lịch sử 30-4 đã bị sai lạc không đáng có và không chấp nhận được nội dung của bộ phim này.
Là người lính Cụ Hồ đã chứng kiến sự kiện trên tôi gửi đến các đông đôi và các bạn hữu 13 bức ảnh ( kể chuyện bằng hình ảnh ) tư liệu quý của các phóng viên nước ngoài ( Pháp ) , hãng AP & tạp chí PARIS MATH đã đăng tại Pháp ngày 7-5-1975 ( từ trang 50 đến trang 62 nói về ngày 30-4-75 ) và ảnh tư liệu của báo trong nước TTXVN ( do phóng viên Đản chụp được ). Dưới đây là những hình ảnh về sự kiện 30-4-75.Đây cũng là những “ VẬT CHỨNG “ quan trọng để thuyết phục sự kiện đã diễn ra ngày hôm đó. Người ta thường nói câu “ NHÂN CHỨNG và. VẬT CHỨNG “ Nếu không hội đủ 2 điều này thì mọi việc đều không thể kết luận đúng và chính xác được... Xin chân thành cam ơn các đồng đội cùng các bạn hữu đã quan tâm...
12 Bức ảnh tư liệu nói về diễn biến đã xảy ra trưa ngày 30-4-1975:

Ảnh 1 : Cảnh e66 vào gặp ngay chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh trong Dinh.

Ảnh 2 :Chuản tướng Nguyễn Hữu Hạnh phụ tá của Dương Văn Mình đang đưa e66 từ hành lang đến phòng nội các. (Bức ảnh này sao từ đoạn phim đèn chiếu TW ( 5 Thì Sách Hà Nôi ) đoạn phim này đã được chiếu tuyên truyền vào ngày chiến thắng 30-4-75 tại Hồ Gươm Hà Nội. Hiện nay đoạn phim này đã được lưu trữ tại trung tâm lưu trữ quốc gia 2 HCM. Đây là những phút giây đầu tiên trong đình Độc Lập trưa 30-4-1975. Cảnh đông chí Phạm Xuân Thệ cùng các chiến sĩ e66 đang tiến vào phòng họp của nội các Dương Văn Mình với sự hợp tác của ông Nguyễn Hữu Hạnh phụ tá của DVM. Trong ảnh: từ trái qua phải : bên phải ngoài cùng là ông Nguyễn Hữu Hạnh,o giữa người đang chỉ tay hành tiến là ĐC Phạm Xuân Thệ tay cầm súng ngắn, bên trái ngoài cùng người đội mũ cối là ĐC Nguyễn Huy Hoàng chiến sĩ thông tin truyền đạt C18 E66 tay cầm AK báng gấp.... vì là ảnh sao từ phim đèn chiếu nên hơi mờ nhưng cũng thấy được sự khẩn trương trong nhiệm vụ chiến đấu đúng với tinh thần “ thần tốc, táo bạo và quyết thắng”....

Ảnh 3 & 4 : Trong phòng nội các chính quyền Nguỵ Sài Gòn


Ảnh : 5 & 6 & 7: Cảnh áp giải Dương Văn Mình và Vũ Văn Mẫu đi trong Dinh Độc Lập


Ảnh : 5 & 6 & 7 : Cảnh áp giải Dương Văn Mình và Vũ Văn Mẫu đi trong Dinh Độc Lập

Ảnh 8 : Cảnh áp giải Dương Văn Mình & Vũ Văn Mẫu ngoài sân Dinh

Ảnh 9 & 10 : Cảnh e66 đưa DVM & VVM lên xe Jeep để sang đài phát thanh Sài Gòn.


Anh 11 : Cảnh tại đài phát thanh Sài Gòn lúc chuẩn bị phát lời tuyên bố đầu hàng vô điều kiện quân giải phóng miền Nam Việt Nam

Ảnh 12 : Cảnh e66 áp giải Dương Văn Mình & Vu Van Mau về Dinh Độc lập bằng xe Jeep A2 lùn biển số : ZEEJ.LD15770


https://www.facebook.com/huyhoang.nguyen.7355/posts/2232632276878842

..

..

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.