Vào dịp cuối năm, người ta đã dựng nêu, ví dụ ở Hoàng thành Thăng Long cuối năm Canh Tý 2020-2021 (nhằm ngày 4/2/2021), thì xem ở đây.
Cây nêu, trong nghiên cứu chi tiết của tôi, thì được ghi khá rõ nét trong văn bản phương Tây và văn bản quốc ngữ từ thế kỉ XVII - thế kỉ XVIII, đọc lại ở đây.
Nêu sẽ được treo từ cuối năm cũ đến hết ngày mùng 6 Tết (tức mùng 6 của tháng Giêng năm mới). Vào mùng 7 Tết thì người ta sẽ hạ nêu. Gọi là lễ hạ nêu, hay lễ khai hạ.
Bản cập nhật, thực hiện vào đúng ngày 7 Tết Tân Sửu, nhằm ngày 18/2/2021, ghi chép tình hình các nơi.
Mở đầu là ghi chép của bác Nguyễn Thanh Lợi ở Sài Gòn.
Các ghi chép khác thì cập nhật dán ở dưới phần bổ sung như mọi khi.
Tháng 2 năm 2021,
Giao Blog
---
Mùng 7 Tết Tân Sửu (18/2/2021)
Ghi chép của Nguyễn Thanh Lợi ở Nam Bộ
"
"
https://www.facebook.com/nguyenthanh.loi.1/posts/3991138704336747
..
----
BỔ SUNG
3.
Ý nghĩa và bài cúng lễ khai hạ mồng 7 tháng Giêng | |||||
| |||||
Lễ khai hạ đầu năm hay còn gọi là lễ hạ cây nêu, là nghi thức báo hiệu đã kết thúc Tết Nguyên đán, thường được tổ chức từ mùng 7 tháng Giêng. Dân gian quan niệm, mùng 7 tháng Giêng kết thúc Tết Nguyên đán (3 ngày Tết 7 ngày xuân) và là lúc bắt đầu Tết Khai hạ, được hiểu là Tết mở đầu ngày vui để chào mùa xuân mới, cầu mong may mắn cho cả năm. Lễ khai hạ đầu năm là gì? Lễ khai hạ hay có nơi gọi là lễ hạ cây nêu, tức là lễ kết thúc mọi hoạt động vui chơi ngày Tết, mọi người quay trở lại công việc làm ăn buôn bán hàng ngày, thể hiện rõ ràng nhất thông qua việc hạ cây nêu ngày Tết. Cụ thể hơn: Theo phong tục truyền thống ngày xưa, cây nêu ngày Tết sẽ được dựng từ 23 tháng Chạp, hay muộn nhất là dựng vào ngày 30 Tết, có treo kèm những vật trang trí như vòng tròn nhỏ hay thứ gì đó tùy theo phong tục từng địa phương với ý nghĩa là tiễn đi những thứ xấu xa, không may mắn của năm cũ, nghênh đón những điều may mắn đến với gia đình, cộng đồng trong những ngày đầu năm mới. Ngoài ra cây nêu còn có ý nghĩa trừ ma quỷ, không cho ma quỷ tới quấy phá gia đình, ăn Tết thật bình an. Qua ngày Tết, đón thần linh về với gia đình thì đồng thời sẽ hạ cây nêu ngày Tết này đi. Khi làm lễ khai hạ, các gia đình chuẩn bị: Mâm cơm cúng, có thể là cơm chay hoặc mặn đều được. Ngoài ra còn có giọt dầu, rượu, nhang, hoa, hoa quả, đĩa gạo, đĩa muối, tiền vàng, sớ... Bày biện đầy đủ và hoàn chỉnh ở ngoài trời, gia chủ tiến hành thắp hương, khấn vái xin phép các cụ trong nhà trước, sau đó mới tiến hành làm lễ ở ngoài trời. Khi khấn lễ khai hạ, thì các gia chủ có thể tham khảo bài khấn sau: Văn khấn lễ khai hạ Nam mô A Di Đà Phật (3 lần) Kính lạy: - Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần - Ngài ............ đương niên hành khiển năm ........., ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch Tôn thần. - Các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh. Hôm nay là ngày mồng ... tháng giêng năm .........., chúng con là … hiện cư ngụ tại số nhà …, khu phố …, phường …, thành phố... Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, trà tửu lễ nghi, cung bày trước án. Kính cẩn thưa trình: Tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin lễ tạ Tôn thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh. Kính xin lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành, con cháu được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng. Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám. Nam mô A Di Đà Phật (3 lần) Đọc xong bài văn khấn lễ khai hạ đầu năm thì đợi hương tàn hoặc hết 1 tuần hương thì đem hóa sớ, hóa vàng, rồi cho người ra nhấc cây nêu lên, cây nêu sau khi được nhấc lên thì không được để trong nhà mà phải để bên ngoài, để ở nơi khô ráo, thoáng sạch là được. Ngày nay, lễ hạ nêu hay lễ khai hạ đầu năm không còn nhiều nơi trồng cây nêu trước Tết và hạ cây nêu nhiều nữa, nhưng với ý nghĩa cầu phúc, cầu bình an, đón thần linh và tài lộc về với gia đình thì việc chuẩn bị mâm cúng ngoài trời vẫn được sửa soạn và chuẩn bị chu đáo. Với bài viết này, hy vọng rằng đã cung cấp được nhiều thông tin hữu ích về một nét đẹp văn hóa ngày Tết của ông cha ta đến với các bạn. Tổng hợp |
http://vinhcity.gov.vn/?detail=64144/van-hoa-xa-hoi/y-nghia-va-bai-cung-le-khai-ha-mong-7-thang-gieng
2. Ngày 18/2/2021 tại đình Bình Trước
Lễ Khai Sơn (Hạ Nêu) - Mùng 7 Tết Tân Sửu 2021| Đình Thần Bình Trước
1. Hoàng thành Thăng Long hạ nêu vào mùng 7 Tết
18/02/2021 13:21
Lễ hạ nêu Xuân Tân Sửu tại Hoàng thành Thăng Long
QĐND Online – Sáng 18-2 (tức mồng 7 tháng Giêng năm Tân Sửu), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long đã tổ chức Lễ hạ nêu. Đây là hoạt động thường niên được tổ chức hằng năm tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long, tuy nhiên năm nay, để phòng, chống dịch (PCD) Covid-19, Trung tâm chỉ tổ chức trong phạm vi nội bộ và không đón khách tham quan.
Trước đó, trong chương trình “Tân Sửu nghênh xuân” diễn ra vào sáng 4-2 (tức 23 tháng Chạp năm Canh Tý), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long đã thực hành một số nghi lễ tống cựu nghinh tân như: Nghi lễ tiễn Táo quân về trời; lễ ban sóc, tiến lịch; lễ dựng nêu và tiến xuân ngưu.
Các nghi lễ mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp, cầu mong một mùa xuân mới an vui, no ấm, một năm cày cấy mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi.
Cây nêu tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long. |
Các hình tượng cá chép, chuông, khánh, đồng tiền bằng đất nung treo lên cây nêu được hạ xuống. |
Không gian trưng bày Tết Tân Sửu. |
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên các hoạt động được thực hiện trang trọng, gọn nhẹ, đảm bảo các nghi thức và tăng cường các biện pháp PCD như: Vệ sinh khử khuẩn, bố trí máy đo thân nhiệt tự động, bình dung dịch sát khuẩn tay tự động; thường xuyên cập nhật thông điệp 5K tới du khách…
Để đảm bảo an toàn và PCD Covid-19, Trung tâm đã thông báo tạm dừng đón khách tham quan tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long từ ngày 16-2. Thời gian mở cửa trở lại Trung tâm sẽ thông báo sau theo chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội.
Những ngày Tết Nguyên đán vừa qua, vì điều kiện hạn chế khách tham quan nên lượng du khách đến thăm khu di sản Hoàng thành Thăng Long giảm hơn năm ngoái, trong 3 ngày mồng 2, 3, 4 Tết, có khoảng hơn 15.000 lượt khách đến tham quan.
KHÁNH HUYỀN
..
2. Ngày 18/2/2021 tại đình Bình Trước
Trả lờiXóa