Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

10/01/2021

Trong hậu cung ngôi đình, có tượng Bác Hồ và dàn vũ khí nhà Trần

Cuối tuần, chúng tôi đi khảo sát một số điểm ở gần bờ sông Tô Lịch.

Bây giờ, thật tiện, tôi không phải mang la bàn và bản đồ nữa, vì tất cả được tích hợp vào chiếc smart-phone rồi (tôi dùng B-phone - đã nói nhanh ở đây). Bản đồ hiện dùng thì có định vị toàn cầu, nên có điểm tiện lợi hơn bản đồ vẫn dùng xưa nay.

Trong các điểm, có một ngôi đình. Dĩ nhiên là đình ở rất gần với bờ sông Tô.

Cảnh sắc dòng sông Tô Lịch đoạn chúng tôi đã tới vào thượng tuần tháng 1 năm 2021 là như sau:



Còn hậu cung của ngôi đình thì có 3 ngai thờ. Ngai thờ ở bên phải (từ trong nhìn ra) thì có một tượng phối thờ như sau:



Dàn vũ khí ở phía trước mặt, làm chúng ta liên tưởng đến tượng của Đức Thánh Trần.

Tháng 1 năm 2021,

Giao Blog






--- 

BỔ SUNG


3.

Đình làng Yên Phú

Làng Yên Phú xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì, Hà Nội có ngôi chùa khá đặc biệt, là nơi vị sư bà Phương Dung đi tu vào thời Hai Bà Trưng. Theo thần tích của làng thì bà Phương Dung khi đang tu hành ở chùa Yên Phú đã nhặt được 2 quả trứng bên sông Kim Ngưu, đem về đã nở ra 2 vị thủy thần mặt người thân cá, tên là Trung Vũ và Đài Liệu. Sau đó cả 3 mẹ con tham gia vào cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Thắng giặc, hai vị thần về nơi sinh dựng lại miếu đền và khi đó cảm hứng đọc một bài thơ:
Tự cổ đế vương ức triệu dân
Quy thần tất tự điến tinh thần
Thử truyền vị biện Chân tương Ảo
Hồi tưởng Sơn danh Phật tức Chân.

Tượng thần Đài Liệu ở Yên Phú

Trong lời của thần này đặc biệt có câu cuối: “Hồi tưởng Sơn danh Phật tức Chân” khá là khó hiểu. “Sơn danh” là gì mà khi nhớ đến lại biết “Phật là thật”?

Nhờ sự kết hợp thần tích ở Yên Phú với Hùng Vương Thánh Tổ Ngọc phả thì câu thơ thần này đã được giải. Bản Nam Việt Hùng Thị sử ký ghi:

Xưa Tiền Hoàng đế Thánh tổ Cõi lớn trời Nam, Hùng Vương Sơn nguyên, đã gây dựng cơ đồ, thủy tổ Việt Nam, mở nước Cổ Việt Hùng Thị, mười tám đời thánh vương ngự trị Cõi lớn trời Nam, mở mang hùng đồ nước Việt, nước biếc một dòng, bắt đầu vận vua sáng đế thánh. Núi xanh vạn dặm, lập nền đô thành điện báu, mở vật giúp người, thống trị mười lăm bộ, giữ thế mạnh trước phiên thần, nối tiếp phát huy cõi đất lớn thành Viêm Hồng…”Nguyên văn chữ Nho là: Hùng Vương Sơn Nguyên Thánh tổ Nam Thiên Đại bảo Tiền Hoàng đế.

Tên gọi “Hùng Vương Sơn Nguyên Thánh Tổ” cũng được ghi trong bức tranh gỗ sơn son thiếp vàng lưu ở đình Bình Đà mà đã được công nhận là bảo vật quốc gia. Tên gọi này còn gặp trong nhiều các văn bản thần phả thần tích khác.

Cụm từ “Sơn Nguyên” trước nay chưa ai hiểu. Nay, khi nhận ra từ “Sơn” chính là chỉ các vị thánh tổ Hùng Vương thì cái tên này đúng phải đọc là:

Hùng Vương Sơn – Nguyên Thánh tổ

Cách gọi “Hùng Vương Sơn” cũng tương tự như “Tản Viên Sơn”, chỉ vị tổ Hùng Vương hay thánh Tản Viên. “Sơn” ở đây hoàn toàn không phải là quả núi như vẫn nghĩ.
Sơn triều chính là tên gọi của thời khởi đầu, giai đoạn thánh tổ Hùng Vương, bắt đầu từ “Nguyên thánh tổ” Đế Minh, qua 2 vị Viễn Sơn, Ất Sơn và kết thúc ở Tản Viên Sơn, để chuyển qua giai đoạn Kinh triều của Lạc Long Quân.

Hai vị thủy thần giáng sinh thời Hai Bà Trưng mà hồi tưởng lại thì chỉ có thể là về thời Hùng Vương. Ý của câu thơ cuối này cho biết: vào thời Hùng Vương thì đã có sự việc Phật giáng thế ở trời Nam.

Phật thời Hùng Vương. Tranh sứ Bảo tàng đền Hùng.

Thực vậy, Hùng Vương Thánh Tổ Ngọc phả cho biết vua Hùng Vương thứ 7 khâm sùng thiên đạo, kính sự quỷ thần. Vua mới ngự ở điện Kính Thiên. Bên cạnh điện từ xưa có một ngôi chùa, nguyên là nơi khi xưa Thánh thượng của đất nước đời trước tu luyện thân tâm, thuốc thiêng diệu dụng, được phép thành tiên, hoá sinh bất diệt, giữa ban ngày bay lên trời. Dấu tích bắt đầu tại chùa này, nơi được các bộ chúng thần tiên giáng thế giúp đỡ. Núi sông chung đúc linh thiêng lạ đẹp. Nhật nguyệt tinh thần, Tứ đại Thiên vương, Bát bộ Kim cương, Nhị thập bát tú cùng trăm thần tụ hội, truyền trông nom tinh núi, tinh nước, sông ngòi biển núi, trăm thú đến chầu, tất cả đều quy về một mối. Xưa gọi là chùa Từ Sơn Cảnh Thừa Long (nay là Thiên Quang Hòa Thượng thiền tự).

Sau đó Hùng Huy Vương “nhất thành khả cách”, tại ngôi chùa thiêng này đã gặp một Lão ông nói:

– Ta là thần miền Tây Vực, cư trú lâu ngày ở biển Giác, chu du trên thuyền Bát Nhã, không nhiễm lòng trần, tẩy niềm tục Niết Bàn. Nay thấy nơi đây có lòng thành cảm cách, râm ran tiếng cầu kinh xướng kệ, cho nên ta cảm ứng mà đến đây.

Trong chốc lát, cụ già lấy trong ống tay áo ra một chiếc móng rồng, một khối ngọc trời, đem trao cho Vua. Liền đó một đám mây ngũ sắc hiện ra sáng loá cả núi rừng. Lão ông bay lên trời mà đi. Vua mới biết đó là đức Phật trên trời giáng ngự.

Hùng Vương đã dùng 2 bảo bối mà Phật ban chế thành 2 bảo vật trấn quốc là Thiên Linh kiếm và Vương Linh ấn. Dấu vết của việc này chính là ngôi chùa trên núi Hùng Nghĩa Lĩnh mang tên chùa Từ Sơn Thiên Quang Hòa Thượng, là ngôi chùa còn tới nay cạnh đền Hạ trên núi Hùng.

Chùa Thiên Quang trên núi Nghĩa Lĩnh

Dịch nghĩa bài thơ thần ở chùa Yên Phú:

Từ cổ đế vương muôn triệu dân
Theo thần tất phải giữ tinh thần.
Sự truyền không dễ phân Chân, Ảo
Nhớ lại Sơn triều Phật chính Chân.

https://bahviet18.com/2021/01/18/su-ket-hop-ky-dieu-giua-su-than-va-phat-trong-truong-hop-chua-yen-phu/?fbclid=IwAR1IK8_lgY0GBr31iTJSlyvzcRCtJfkavmtvRdwx0JdsrwG1G9qu1UVnhsI


2. Sáng nay, 12/1/2021, Fb chùa Yên Phú đã đăng tin cùng nhiều ảnh

"

Sáng ngày 9/1/2021 ( ngày 27/11 năm Canh Tý ), VP1 Ban Văn Hóa TWGHPG VN, Chùa Yên Phú, đại diện các Cơ quan, Ban nghành, các Nhà khoa học chuyên môn, chính quyền HN, và địa phương, tổ chức chuyến khảo sát thực tế, khu quần thể di tích, liên quan tới Sư Bà Phương Dung, tại xã Liên Ninh, Thành Trì, Hà Nội. Hoạt động nằm trong trương trình của Hội thảo Khoa học " Sư Bà Phương Dung với Đạo Pháp và Dân Tộc ". Một Ni sư, một nữ tướng của thời Hai Bà Trưng đã gắn liền với truyền thống Đạo Phật và Dân tộc Việt đã có từ hàng ngàn năm.







































































"

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=3102957179937073&id=1669924269907045



1. Một số ảnh của chuyến đi do bạn Khánh đưa lên mạng xã hội (có thấy hình ảnh của thiền sư Lê Mạnh Thát, thiền sư Thích Thọ Lạc, thiền sư Thích Tâm Hiệp, các giáo sư học giả Nguyễn Tá Nhí - Nguyễn Hồng Dương - Chu Văn Tuấn, nhóm bạn Nguyễn Đức Tố Lưu của trang Đền Miếu Việt,... và nhiều người nữa)





2 nhận xét:

  1. 1. Một số ảnh của chuyến đi do bạn Khánh đưa lên mạng xã hội (có thấy hình ảnh của thiền sư Lê Mạnh Thát, thiền sư Thích Thọ Lạc, thiền sư Thích Tâm Hiệp và nhiều người nữa)

    Trả lờiXóa
  2. 2. Sáng nay, 12/1/2021, Fb chùa Yên Phú đã đăng tin cùng nhiều ảnh

    "

    Chùa Yên Phú
    2 giờ ·
    Sáng ngày 9/1/2021 ( ngày 27/11 năm Canh Tý ), VP1 Ban Văn Hóa TWGHPG VN, Chùa Yên Phú, đại diện các Cơ quan, Ban nghành, các Nhà khoa học chuyên môn, chính quyền HN, và địa phương, tổ chức chuyến khảo sát thực tế, khu quần thể di tích, liên quan tới Sư Bà Phương Dung, tại xã Liên Ninh, Thành Trì, Hà Nội. Hoạt động nằm trong trương trình của Hội thảo Khoa học " Sư Bà Phương Dung với Đạo Pháp và Dân Tộc ". Một Ni sư, một nữ tướng của thời Hai Bà Trưng đã gắn liền với truyền thống Đạo Phật và Dân tộc Việt đã có từ hàng ngàn năm.

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.