Bộ sách do Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Minh Thuyết làm Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên. Hiện đang được đưa vào các trường học, từ năm học 2020-2021.
Đại khái, quyển Tiếng Việt lớp 1 trong bộ sách ấy, như sau:
Tôi còn đang đi tìm trọn bộ, nhưng chưa được.
Tạm thời đưa tư liệu dần lên đã.
Tháng 10 năm 2020,
Giao Blog
Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên vừa lên tiếng (10/10/2020)
Tác giả lên tiếng về SGK Tiếng Việt 1 bị chê
Trước nhận xét gay gắt về một số bài tập đọc trong SGK Tiếng Việt lớp 1, bộ sách Cánh diều như: 'bịa đặt', 'dạy trẻ con thói lười nhác và thủ đoạn'... GS Nguyễn Minh Thuyết - chủ biên sách cho hay: 'Chúng tôi đã làm rất kỹ'.
Bộ sách này của nhóm tác giả Nguyễn Minh Thuyết (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên) – Hoàng Hòa Bình – Nguyễn Thị Ly Kha – Lê Hữu Tỉnh biên soạn và được NXB ĐH Sư phạm TP.HCM ấn hành (2020).
Một số bài tập đọc trong cuốn Tiếng Việt 1 của bộ Cánh diều đã được đưa ra "mổ xẻ" . Bài tập đọc về lừa và ngựa bị một số ý kiến cho là dạy trẻ con thói lười nhác, thủ đoạn.
Một bài tập đọc bị chê |
Bài đọc Ve và gà thì bị chỉ trích rằng bịa, La Phông-ten không có câu truyện này.
Hay như bài tập đọc Cua, cò và đàn cá được cho là... dạy trẻ con nói dối.
Còn bài đọc "Họp lớp" cũng bị nhận xét rằng trẻ con sẽ chẳng hiểu gì, vì lớp 1 chưa có khái niệm về chuyện này.
Đã có những bình luận khá nặng lời về các bài đọc này. Thậm chí, một phụ huynh đã viết thư gửi tới chủ biên của bộ SGK Cánh diều - GS Nguyễn Minh Thuyết, cho rằng", những nội dung như thế này xuất hiện trong sách khoa lớp 1 là rất đáng buồn".
"Thánh nhân có câu "Nhân chi sơ, tính bản thiện". Những đứa bé được dạy những điều như câu chuyện hai con ngựa (trong sách lớp 1, cải cách có nhiều bài như thế) thì mục đích của nền giáo dục là gì?
Chúng ta dạy trẻ con để phòng cái ác, cái xấu hay là dạy chúng làm cái xấu, cái ác từ khi còn bé. Hay là chúng ta dạy trẻ con những kỹ năng để tồn tại trong cái xã hội đương đại ở Việt Nam từ khi còn bé?..." - vị phụ huynh này viết trong thư.
"Chúng tôi đã làm rất kỹ"
GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết đã tiếp nhận những nhận xét đó, nhưng nhóm biên soạn có quan điểm của mình. Ông Thuyết cũng khẳng định: "Chúng tôi đã làm rất kỹ".
Với bài tập đọc “Hai con ngựa” bị cho rằng là câu chuyện bịa, ông Thuyết cho biết bài tập đọc này được viết lại (phỏng theo) truyện "Ngựa đực và ngựa cái" của Lev Tolstoy, nhà văn Nga, do Thúy Toàn dịch, in trong cuốn "Kiến và bồ câu". Cốt truyện được giữ nguyên. Nhưng truyện dài nên phải chia làm 2 phần, có đánh số 1, 2, phần 2 được học ngay sau phần 1.
Về nhân vật, tác giả phải sửa "ngựa đực, ngựa cái" thành "ngựa tía, ngựa ô" vì học sinh đến tuần đó chưa học các vần "ưc", "ai" và cũng vì không muốn nói chuyện "đực, cái". Trong truyện của Lev Tolstoy, ngựa cái lười biếng xui ngựa đực không đi cày, nếu chủ quật roi thì tung vó đá lại. Ngựa đực làm theo lời ngựa cái. Bác nông dân thấy ngựa đực ương bướng, bèn đóng ngựa cái vào vai cày. Những chi tiết này đã được tác giả sửa lại cho nhẹ nhàng nhưng căn bản diễn biến câu chuyện vẫn như truyện của L. Tolstoy.
“Về ý nghĩa, một nhà văn lớn như Lev Tolstoy không bao giờ viết một truyện tầm phào hoặc phản giáo dục. Ý nghĩa của câu chuyện này là: xui người khác làm bậy thì chính mình sẽ chịu hậu quả” – ông Thuyết giải thích.
Bài tập đọc "Ve và gà" cũng được viết lại (phỏng theo) truyện "Ve và kiến" của La Fontaine, nhà văn Pháp. Truyện dài nên cũng phải chia làm 2 phần, có đánh số 1, 2, dạy liền nhau. Tác giả SGK phải đổi nhân vật "kiến" thành "gà" vì đến lúc này học sinh chưa học vần ''iên", nhưng cốt truyện giữ nguyên.
“Các bài đọc trên chỉ sửa tên nhân vật cho phù hợp với các chữ, các vần học sinh đã được học và chưa được học nhưng đã được tác giả thận trọng ghi là "phỏng theo" và đưa tên người kể lại để chịu trách nhiệm.
Những người viết bài trên mạng để chỉ trích sách của chúng tôi cố ý chỉ chụp ảnh phần 1, cắt nó ra khỏi phần 2 để người đọc cả tin tin vào những lời mà họ nói” – ông Thuyết thông tin.
Một số ý kiến thắc mắc khi nhóm tác giả sách sử dụng từ “nhá” – nhá cỏ, nhá dưa chứ không sử dụng từ “nhai” trong bài tập đọc “Thỏ thua rùa”. Các ý kiến này cho rằng nhóm tác giả đã sử dụng phương ngữ, học sinh không hiểu.
“Theo chương trình thì đến phần có bài tập đọc này học sinh chưa học đến vần “ai”, nên tác giả sách sử dụng từ “nhá”. Từ này hoàn toàn không phải là phương ngữ mà là từ phổ thông, có trong Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê.
Tương tự với những thắc mắc về việc sao không sử dụng từ “hiên” mà lại là từ “hè”… Hè hay hiên thì cũng là từ phổ thông, đều có mặt trong Từ điển Hoàng Phê” – ông Thuyết lý giải.
“Trong sách cũng có một số từ địa phương như ba – má. Sách dạy cho học sinh cả nước nên tác giả xây dựng 2 tuyến nhân vật: Học sinh sống ở các tỉnh phía Bắc thì gọi bố gọi mẹ, học sinh sống ở các tỉnh phía Nam thì gọi ba gọi má...”.
Ông Thuyết cũng đưa quan điểm về ý nghĩa của các bài đọc. “Có thắc mắc rằng lấy đâu ra chuyện chó xù ra ngõ gặp sư tử. Nếu cứ theo tư duy kiểu này, thì các câu chuyện cổ tích, thần thoại phải bỏ đi hết hay sao?
Hay bài đọc Cua, cò và đàn cá bị cho là dạy học sinh khôn lỏi. Đây là bài đọc theo truyện dân gian Việt Nam. Mà truyện dân gian vốn dĩ sâu sắc lắm, khai thác như thế nào là do tâm địa mỗi người. Người này cho rằng bài này dạy học sinh khôn lỏi, nhưng người kia lại rút ra được bài học cảnh giác. Bây giờ người xấu nhiều, dạy trẻ con phải cảnh giác không thừa” – ông Thuyết nói.
“Hay như “nhà nghỉ” cũng là một từ Tiếng Việt, trẻ con có quyền biết nghĩa của từ này, sao lại cứ cho rằng nó xấu?”.
Về bài học "Chữ số 4" với ví dụ về "Bốn cái làn" được lan truyền trên mạng xã hội những ngày qua, ông Thuyết khẳng định không có trang nào trong sách có nội dung như vậy.
Giảng cho học sinh hiểu là nhiệm vụ của giáo viên
Ông Thuyết cũng cho biết các bài đọc là để học sinh ôn chữ, ôn vần. “Chúng ta không nên lo học sinh không hiểu, bởi dạy cho học sinh hiểu là nhiệm vụ của giáo viên chứ các em không phải tự mình làm việc với quyển SGK. Giáo viên sẽ giảng cụ thể cho học sinh ý nghĩa của từ ngữ trong các bài đọc”.
Khẳng định rằng các bài đọc đều đã được nhóm biên soạn cân nhắc, viết đi viết lại, ông Thuyết lý giải thêm về các ngữ liệu được đưa vào SGK, có mấy cách dẫn văn bản đọc, viết: “trích” - bớt chữ của văn bản để phù hợp với thời lượng học. Ở lớp 1 không sử dụng nhiều dạng này vì có quy định về số lượng chữ cho mỗi bài đọc; “theo” – dẫn lại tác phẩm và có sửa chữa: “phỏng theo” – dựa theo ý tứ của tác phẩm gốc để viết lại.
“Những chữ, từ đã học được lặp đi lặp lại qua các bài đọc để học sinh không quên chữ. Khi tập huấn cho giáo viên, chúng tôi cũng đã nhấn mạnh vào yêu cầu phân hóa đối với học sinh. Ví dụ với những học sinh tiếp thu nhanh thì từ a, từ b có thể học trong 2 tiết, với các em chậm hơn thì học trong 3 tiết. Trong phân bổ chương trình có tới 88 tiết dự trữ (mềm), là những tiết ôn tập, góc sáng tạo, đọc sách báo… Nếu học sinh đọc viết chưa thông thì cứ lấy số tiết dự trữ này ra để dạy cho các em.
Ngay trong một lớp, khả năng của học sinh cũng khác nhau. Nếu bài đọc quá ngắn, học sinh khá giỏi sẽ không phát triển được hết khả năng. Như vậy, với học sinh yếu hoặc gặp khó khăn, các em chỉ cần đọc được 1, 2 câu có các chữ hoặc vần mới học. Sau một thời gian, những học sinh này hoà được vào tiến độ chung, các em sẽ đọc được cả bài như các bạn khác.
Chương trình Tiếng Việt trước đây có 10 tiết/ tuần, nay là 12 tiết/tuần. Trong khi yêu cầu về mức độ đạt được vẫn như trước thì tăng tiết chính là để giảm tải chứ không phải quá tải, phụ huynh không nên lo lắng mà tạo áp lực cho con em mình” – ông Thuyết khẳng định.
Chi Mai
Chủ tịch Hội đồng thẩm định môn Tiếng Việt: Chuyện 'Bốn cái làn' là bịa đặt
Chủ tịch Hội đồng thẩm định SGK Tiếng Việt cho hay, hình ảnh bài học 'Chữ số 4' với ví dụ 'Bốn cái làn' ...
Nhiều giáo viên kêu 'đuối' khi dạy lớp 1
“Đuối” là tâm trạng của nhiều giáo viên dạy lớp 1 năm nay. Nhiều giáo viên dạy lớp 1 kể họ “vật lộn” ...
Tổng chủ biên nói về tranh cãi quanh sách Tiếng Việt 1
GS Nguyễn Minh Thuyết khẳng định khi viết các câu chuyện trong sách Tiếng Việt lớp 1, bộ Cánh diều, tác giả đã suy xét đến tính giáo dục.
Sau hơn một tháng giáo viên triển khai dạy học sách Tiếng Việt lớp 1, tập 1, bộ Cánh diều, nhiều phụ huynh than phiền rằng sách có từ ít thông dụng và có những câu chuyện chưa rõ tính giáo dục. Thậm chí, một số truyện phỏng theo trong sách còn bị đánh giá là “dạy học sinh lừa lọc, khôn lỏi”.
Sách Tiếng Việt lớp 1 trong bộ Cánh diều bị chỉ trích dùng từ không thông dụng và các câu chuyện dạy học sinh gian lận, khôn lỏi. Ảnh: Sách Cánh Diều. |
Vận dụng chữ học sinh đã biết
Ởphần dùng từ, các từ như “nhá”, “thở hí hóp”, “gà nhí”, “gà nhép” bị đánh giá khó hiểu, thậm chí người lớn còn phải tra mạng để biết nghĩa đúng của từ.
Ngoài ra, việc sách dùng từ “chả” hay sử dụng cả “ba má” lẫn “bố mẹ” cũng gây khó chịu.
Khi dạy, thầy cô sẽ giải thích những từ học sinh không hiểu hoặc họ cho là khó hiểu đối với học sinh địa phương GS Nguyễn Minh Thuyết
Trước những ý kiến trên, GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên kiêm chủ biên sách giáo khoa Tiếng Việt 1 bộ Cánh diều, cho biết khi dạy chữ, vần, người viết sách phải tạo ra bài đọc để các chữ, vần mới học được lặp lại nhiều lần, giúp học sinh không quên chữ, đọc, viết tốt. Các sách giáo khoa mới, không chỉ riêng Cánh diều, đều sớm đưa việc đọc câu, bài vào để học sinh đọc tốt hơn.
Về lý do sách dùng một số từ ít thông dụng, ông giải thích thời gian đầu, học sinh chưa biết nhiều chữ, tác giả phải vận dụng số chữ ít ỏi mà các em biết để tạo thành câu văn, bài tập đọc nên phải dùng một số từ như vậy.
Ví dụ, từ “chả” là khẩu ngữ miền Bắc. Trong các trường hợp từ này được sử dụng trong sách Tiếng Việt lớp 1, tập 1, tác giả không thể dùng từ “không” hoặc “chẳng” để diễn đạt ý phủ định vì đến giai đoạn này, học sinh chưa học các vần “ông”, “ăng”.
Tương tự, “nhá cỏ, nhá dưa” có nghĩa giống “nhai cỏ, nhai dưa” nhưng học sinh chưa học vần “ai” nên phải dùng “nhá”. Ông Thuyết nói thêm “nhá” không phải từ địa phương. Nó là từ phổ thông, được giải thích trong Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (GS Hoàng Phê chủ biên).
“Về việc học sinh có hiểu được không thì khi dạy, thầy cô sẽ giải thích những từ học sinh không hiểu hoặc họ cho là khó hiểu đối với học sinh địa phương. Đây là việc mà giáo viên lớp 1 từ trước tới nay đều làm”, ông khẳng định.
Đối với việc dùng cả cụm “ba má” và “bố mẹ”, tổng chủ biên sách Tiếng Việt lớp 1 bộ Cánh diều cho biết sách dùng để dạy học sinh cả nước. Do đó, các tác giả tạo ra hai tuyến nhân vật. Nhân vật sống ở miền Nam gọi “ba má”. Nhân vật ở miền Bắc gọi “bố mẹ”.
Theo ông, đất nước đã thống nhất 45 năm, hai cách gọi này không còn xa lạ. Ngoài ra, nó cũng giúp trẻ mở rộng vốn từ.
Bài đọc Hai con ngựa được chia làm hai phần. |
"Đương nhiên phải tính đến tính giáo dục"
Trong cuộc trao đổi với Zing quanh các đánh giá về sách Tiếng Việt lớp 1, tập 1 bộ Cánh diều, GS Nguyễn Minh Thuyết cũng lý giải việc đưa các câu chuyện ngắn vào sách và cách hiểu sao cho đúng.
Ông cho biết sách giáo khoa thường phải sử dụng các văn bản theo 4 cách khác nhau, gồm dẫn nguyên văn, trích đoạn để phù hợp với thời lượng học, theo và phỏng theo.
Khi viết là “theo”, ban biên soạn chỉ sửa một vài chữ, từ hoặc cho ngắn gọn lại để học sinh dễ hiểu. Với các bài tập đọc “phỏng theo”, tác giả dựa vào ý tứ bài văn, truyện, chỉnh sửa một số chi tiết cho phù hợp. Ông nói thêm cần ghi “phỏng theo” để tránh bị chỉ trích đạo văn.
Tuy nhiên, thực tế, một số phụ huynh cũng như người dùng mạng xã hội phản ánh câu chuyện như Hai con ngựa, Cua, cò và đàn cá thiếu tính giáo dục, thậm chí là “dạy trẻ thói khôn lỏi”. Trong khi đó, hai truyện Ve và gà, Hai con ngựa bị cho rằng không đúng với bản gốc.
Phản hồi về việc có sai lệch bản gốc hay không, ông Thuyết cho biết truyện về ngựa ô, ngựa tía phỏng theo câu chuyện Ngựa đực và ngựa cái của nhà văn Lev Tolstoy trong quyển Kiến và bồ câu của NXB Kim Đồng, bản dịch của nhà văn Thúy Toàn.
Ngoài ra, Tolstoy còn có truyện khác cũng nói về hai con ngựa. Ông Thuyết đoán có thể một số người căn cứ vào truyện này.
Làm sao sách giáo khoa dạy học sinh lừa lọc được! Kể cả không có sách hướng dẫn, thầy cô cũng sẽ giải thích cho học sinh hiểu.
GS Nguyễn Minh Thuyết
“Họ chỉ biết một truyện rồi chỉ trích tác giả bịa. Tôi thấy phê bình như vậy rất vội vàng”, ông Thuyết nêu quan điểm.
Về truyện Ve và gà, ông cho biết ở bản gốc, hai nhân vật là ve và kiến. Do học sinh chưa học vần “iên”, tác giả đổi thành gà, song cốt truyện không thay đổi.
Ngoài ra, ông Thuyết cho biết trong quá trình sửa, các tác giả đã tính đến tính giáo dục của câu chuyện và chỉnh sửa để đỡ nặng nề. Ví dụ, ở truyện Ve và gà, trong bản gốc, khi ve đến xin thức ăn cho mùa đông, kiến hỏi sao ve không ca hát nữa đi. Chi tiết này được sửa thành gà cho ve thức ăn và dặn ve "chăm múa và chăm làm nữa thì sẽ chả lo gì.”
Ở truyện Hai con ngựa, bản gốc ghi ngựa đực, ngựa cái, do học sinh chưa học các vần “ưc”, “ai” và để tránh bị cho là ám chỉ phụ nữ lười, đàn ông chăm, tác giả sửa thành ngựa tía, ngựa ô. Chi tiết ngựa cái khuyên ngựa đực nếu chủ đánh thì “tung vó đá cho ông một cái” cũng được đổi thành ngựa tía nói ngựa ô “trốn đi”.
Trong truyện Cua, cò và đàn cá, cái kết trong bản gốc (cua kẹp đứt cổ cò) ghê rợn. Do đó, tác giả sửa câu chuyện dân gian này thành cua bắt cò đưa về hồ cũ.
Bên cạnh đó, liên quan các câu chuyện trong sách, ông Thuyết cho rằng một số bài tách ra làm hai bài do dài, song hai bài được dạy liền nhau.
“Ý nghĩa giáo dục toát lên từ toàn bộ câu chuyện, sao có thể cắt một nửa? Như truyện Hai con ngựa, một số người đọc phần 1 rồi đưa ảnh chụp phần 1 lên mạng, bảo truyện xui trẻ em lười lao động. Làm sao nhà văn vĩ đại như Tolstoy viết như thế được?”, ông Thuyết bày tỏ.
Ông cho rằng việc hiểu truyện như thế nào tùy vào tâm địa mỗi người. Ví dụ, đọc truyện Cua, cò và đàn cá, có thể một số người bảo dạy học sinh tính lừa lọc của cò. Nhưng bài học rút ra từ truyện dân gian này là không nên nhẹ dạ nghe lời lừa dối của người xấu. Dạy trẻ cảnh giác với người xấu là cần thiết. Sách giáo viên đã hướng dẫn để thầy cô giúp học sinh hiểu ý nghĩa của câu chuyện.
“Làm sao sách giáo khoa dạy học sinh lừa lọc được. Kể cả không có sách hướng dẫn, thầy cô cũng sẽ giải thích cho học sinh hiểu. Đó là nghiệp vụ sư phạm”, ông nhấn mạnh.
Ông Thuyết khẳng định trong quá trình sửa, các tác giả đã tính đến tính giáo dục của câu chuyện và chỉnh sửa để đỡ nặng nề. Ảnh: Tiền Phong. |
Cần bình tâm khi đánh giá Tiếng Việt lớp 1
Ông Thuyết nói thêm trước các phản ứng của một số người dùng mạng, ông hy vọng mọi người bình tâm, đọc kỹ, hiểu công việc dạy học sinh lớp 1 trước khi đánh giá. Trong quá trình các trường triển khai dạy học, ban biên soạn tiếp tục lắng nghe để xử lý những vấn đề do giáo viên đặt ra.
“Tôi tin nếu phụ huynh chờ đợi, không lâu đâu, mọi người sẽ thấy hiệu quả của sách. Việc xem xét điều chỉnh là cần thiết nhưng không thể đẽo cày giữa đường, ai nói gì cũng nghe được”, ông nói.
GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết cần qua một vài lớp mới đưa ra đánh giá về sách giáo khoa mới được. Đặc biệt, lứa học sinh lớp 1 năm nay từng nghỉ học 4 tháng liền do dịch nên chưa được dạy kỹ về nhận mặt chữ cái, chữ số ở mẫu giáo.
Ngoài ra, năm học này, học sinh đến trường và học ngay sau khai giảng, không có một tuần tựu trường trước để thầy cô rèn nề nếp, hướng dẫn học sinh cầm bút, viết những nét cơ bản nên gặp khó khăn khi dạy.
Tổng chủ biên sách Tiếng Việt 1 nói thêm cách đây 18 năm, khi bắt đầu thực hiện Chương trình tiểu học năm 2002, sách Tiếng Việt lớp 1 cũng bị chỉ trích rất ồn ào. Thậm chí, không ít ý kiến đòi đình chỉ dạy sách đó. Nhưng sau gần 20 năm, nhiều giáo viên lại nhận xét sách đó dễ dạy, nhẹ nhàng.
"Lần này, sách mới cũng bị chỉ trích, có thể vẫn do những người cũ gây chuyện mới. Thành thực mà nói, tôi rất mong có những chuyên gia xuất sắc hơn cho ra đời những bộ sách tốt hơn", ông Thuyết nói.
Một số phụ huynh cùng người dùng mạng than phiền sách Tiếng Việt lớp 1, tập 1 bộ Cánh diều dùng những từ khó hiểu như “lồ ô”, “gà nhí”, “gà nhép”, “thở hí hóp”. Họ cho rằng việc đưa các từ mà đến người lớn còn không hiểu vào sách cho học sinh lớp 1 là không phụ hợp. Viết dùng từ “chả” hay dùng cả “ba má”, “bố mẹ” cũng khiến không ít người khó chịu.
Điều khiến cuốn sách này bị chỉ trích gay gắt nằm ở những câu chuyện ở phần tập đọc. Nhiều người cho rằng các truyện Cua, cò và đàn cá; Lừa, thỏ và cọp; Quạ và chó dạy trẻ tính lừa lọc, khôn lỏi, trong khi Hai con ngựa dạy trẻ lười biếng.
Phụ huynh than nhiều truyện trong Tiếng Việt 1 không rõ tính giáo dục
Nhiều phụ huynh than phiền sách Tiếng Việt lớp 1, tập 1 (thuộc bộ sách giáo khoa Cánh diều) sử dụng từ khó hiểu, ít thông dụng cùng các mẩu truyện không phù hợp với trẻ.
-
https://zingnews.vn/tong-chu-bien-noi-ve-tranh-cai-quanh-sach-tieng-viet-1-post1140349.html
Chủ biên sách Tiếng Việt 1: Chuẩn đầu ra của sách mới cao hơn sách cũ
Theo ông Bùi Mạnh Hùng, điều kiện dạy học và môi trường phát triển ngôn ngữ của trẻ hiện nay tốt hơn cách đây 20 năm (2000), do đó, việc đạt được chuẩn đầu ra mới là hoàn toàn khả thi.
Trước phản hồi của nhiều phụ huynh và giáo viên cho rằng nội dung chương trình Sách giáo khoa Tiếng Việt 1 khó và nặng, ông Bùi Mạnh Hùng, Tổng chủ biên kiêm chủ biên sách Tiếng Việt 1 - bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống; Tổng chủ biên sách Tiếng Việt 1 – bộ sách Chân trời sáng tạo, cho hay tổng số tiết học môn Tiếng Việt cho cả cấp tiểu học trong chương trình mới và chương trình cũ (chương trình 2000) không thay đổi.
Tuy nhiên, số tiết cho lớp 1 và 2 trong chương trình mới có tăng (tăng 2 tiết/tuần cho lớp 1 và 1 tiết/tuần cho lớp 2) so với chương trình cũ. Ngược lại, số tiết cho lớp 3, 4, 5 lại giảm.
Chuẩn đầu ra cao hơn so với sách năm 2000
Theo ông Hùng, việc tăng số tiết cho lớp 1 và 2 là để giúp học sinh phát triển kĩ năng đọc, viết, nói và nghe Tiếng Việt. Do mục tiêu của chương trình đặt ra các kĩ năng Tiếng Việt cao hơn (cùng với việc tăng số tiết), nên tất cả sách Tiếng Việt 1 mới đều thiết kế chuẩn đầu ra về đọc, viết, nói và nghe cao hơn so với sách Tiếng Việt 1 năm 2000.
Học sinh lớp 1 trong ngày đầu học sách giáo khoa mới ở Hà Nội (Ảnh minh họa: Thanh Hùng) |
Ông Hùng cho rằng, ngoài việc được tăng số tiết (70 tiết/năm), điều kiện dạy học và môi trường phát triển ngôn ngữ của trẻ hiện nay tốt hơn cách đây 20 năm, giúp cho việc đạt được chuẩn đầu ra mới là hoàn toàn khả thi.
“Nếu được tăng số tiết mà sách Tiếng Việt 1 mới không nâng cao kĩ năng đọc, viết, nói và nghe thì lên các lớp 3, 4, 5 khi số tiết bị giảm, học sinh không thể đạt chuẩn đầu ra môn Tiếng Việt cấp tiểu học ít nhất là bằng với chuẩn đầu ra của tiểu học lâu nay. Do vậy việc sách Tiếng Việt 1 mới có yêu cầu cao hơn so với Tiếng Việt 2000 là rất cần thiết và hoàn toàn phù hợp”- ông Hùng khẳng định.
Không tăng nhiều như phụ huynh phản ánh
Cũng theo ông Bùi Mạnh Hùng trong giai đoạn đầu, giai đoạn học âm chữ, không phải sách Tiếng Việt 1 mới nào cũng tăng nhiều kiến thức, kĩ năng như phụ huynh phản ánh.
“Tiếng Việt 1 năm 2000 phần âm chữ (kể cả 3 nguyên âm đôi) học trong 31 bài, trong đó có 5 bài ôn tập và kể chuyện. Mỗi tuần 5 bài, mỗi bài 2 tiết, tổng: 62 tiết (khoảng 6 tuần, 10 tiết/tuần).
Tiếng Việt 1- Kết nối trí thức với cuộc sống, Phần âm chữ (kể cả 3 nguyên âm đôi) học trong 30 bài, trong đó có 6 bài ôn tập và kể chuyện. Mỗi tuần 5 bài, mỗi bài 2 tiết. Ngoài ra, theo quy định của chương trình Tiếng Việt mới, mỗi tuần có 12 tiết, tăng thêm 2 tiết/tuần so với chương trình Tiếng Việt 2000, nên sách thiết kế riêng 2 tiết/tuần để học sinh thực hành đọc, viết vào buổi chiều (nằm trong chương trình chính khóa).
Như vậy, tổng thời gian cho phần âm chữ là 60 tiết (buổi sáng) + 12 tiết (buổi chiều) = 72 tiết. Đó là chưa kể sách Tiếng Việt 1- Kết nối tri thức với cuộc sống dành hẳn một tuần ngay sau khai giảng để học sinh làm quen với môi trường học tập mới, làm quen với đồ dùng học tập và luyện viết các nét cơ bản mà chưa phải học đọc và viết chữ. Nếu tính thêm tuần 0 (tuần làm quen) thì tổng thời gian cho phần học âm chữ là 84 tiết. Cùng số lượng âm chữ như nhau, nhưng sách Tiếng Việt 1 mới dành thời gian nhiều hơn hẳn so với Tiếng Việt năm 2000”- ông Hùng nêu.
Theo ông Hùng, mỗi bài học trong Tiếng Việt 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống có yêu cầu đọc số lượng tiếng và từ ngữ nhiều hơn (để giúp học sinh được luyện đọc nhiều lần âm chữ được học trong bài, chứ không tăng số âm chữ được học), yêu cầu đọc câu và đoạn dài hơn, nhưng theo một trình tự được cân nhắc kĩ và không vượt nhiều so với Tiếng Việt 1 năm 2000.
Cụ thể, ở sách Tiếng Việt 1 năm 2000, từ bài 7 (tuần thứ 2), học sinh đọc 8 tiếng/từ rời, một câu 3 từ; bài 8, học sinh đọc 8 tiếng/từ rời, một câu 5 từ; bài 9, học sinh đọc 8 tiếng/từ rời, một câu 5 từ. Nhưng Tiếng Việt 1 sách mới, từ bài 7 (tuần thứ 2, nếu tính cả tuần mở đầu là tuần thứ ba), học sinh đọc 11 tiếng/từ rời, một câu 4 từ, bài 8, học sinh đọc 12 tiếng/từ rời, một câu 4 từ; bài 9, học sinh đọc 12 tiếng/từ, một câu 3 từ. Như vậy, độ lệch về khối lượng đọc không đáng kể. Số chữ học sinh cần viết trong mỗi bài cũng tương đương.
Ngoài ra, so với cấu trúc bài học trong sách Tiếng Việt 2000, sách mới có hoạt động nói và nghe tương tự, có thêm hoạt động nhận biết (quan sát tranh, đọc hoặc nói theo giáo viên...). Đây là hoạt động nhận biết, học sinh không cần phải luyện tập gì nhiều.
"Phụ huynh cứ yên tâm, hết lớp 1 các em sẽ đọc thông, viết thạo"
Ông Hùng khẳng định, với thời gian tăng thêm 2 tiết/tuần so với chương trình Tiếng Việt 2000 thì việc tăng cường rèn luyện kĩ năng thông qua thực hành trong sách Tiếng Việt 1 mới là cần thiết và phù hợp. Học sinh chỉ cần học ở lớp dưới sự hướng dẫn của các thầy cô.
"Chương trình và SGK đã có tính toán thời gian và điều kiện để một học sinh trung bình có thể hoàn thành được nội dung học tập trong thời gian học tại lớp theo quy định của chương trình. Ngoài ra, sang học vần ở phần sau của tập 1 và “luyện tập tổng hợp” ở tập 2, sách thiết kế với nội dung có tăng thêm, nhưng hoàn toàn căn cứ chuẩn đầu ra của chương trình và phù hợp với thời gian mà chương trình quy định cũng như điều kiện dạy học và khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ hiện nay so với cách đây 20 năm”- ông Hùng nói.
Ông Hùng khuyên, thời gian đầu học sinh còn khó khăn khi phải làm quen với những kiến thức và kĩ năng mới, nhưng phụ huynh không nên lo lắng và thúc ép học sinh.
“Về nhà phụ huynh hãy để học sinh vui chơi thoải mái, nếu quan tâm thì dành cho con 10-15 phút xem bài, không nên quá nôn nóng nghĩ rằng học chữ nào sẽ viết đẹp, đọc thành thạo chữ đó. Phụ huynh cứ yên tâm hết lớp 1 các em sẽ đọc thông, viết thạo”- ông Hùng khẳng định.
Ông Hùng cũng cho rằng, dù SGK mới, bài học mới và yêu cầu với phương pháp giảng dạy mới nhưng thời gian giáo viên sẽ quen dần nên không có gì phải lo lắng.
Lê Huyền
Bộ GD-ĐT: Nói chương trình SGK lớp 1 nặng là chưa đủ căn cứ
Ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT) cho hay, hiện có một số phụ huynh chia sẻ ...
Nhiều giáo viên kêu 'đuối' khi dạy lớp 1
“Đuối” là tâm trạng của nhiều giáo viên dạy lớp 1 năm nay. Nhiều giáo viên dạy lớp 1 kể họ “vật lộn” ...
Phụ huynh 'hết hồn' với chương trình SGK lớp 1, các giáo viên nói gì?
Sau một tuần “làm quen” với SGK mới, giáo viên, học sinh và đặc biệt là phụ huynh đã có những cảm nhận ...
---
TƯ LIỆU CẬP NHẬT
6.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Phải cầu thị, trân trọng tiếp thu góp ý về SGK
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, các ý kiến về SGK gần đây dù gay gắt nhưng đều thể hiện sự tâm huyết và mong muốn có được những cuốn SGK tốt nhất. Do vậy, Bộ GD-ĐT phải trân trọng tiếp thu một cách cầu thị.
Chiều 12/10, Bộ GD-ĐT đã báo cáo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về việc xử lý các ý kiến góp ý cho nội dung sách giáo khoa (SGK) tiếng Việt lớp 1 theo chương trình mới.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, các ý kiến về SGK gần đây dù gay gắt nhưng đều thể hiện sự tâm huyết và mong muốn có được những cuốn SGK tốt nhất
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, quá trình lựa chọn, phê duyệt từng bộ sách rất công phu, nhưng không thể tránh khỏi những sai sót, bởi thực tế đã có nhiều cuốn SGK dù được tái bản nhiều lần vẫn còn “sạn”.
TS. Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đánh giá quá trình biên soạn, phê duyệt các bộ SGK mới đã được thực hiện theo đúng quy định trong Luật Giáo dục và Nghị quyết 88.
Nhưng các vấn đề liên quan đến giáo dục bao giờ cũng nhận được sự quan tâm, góp ý rất tâm huyết của cử tri, nhân dân, xã hội. Vì vậy, Bộ GD-ĐT cần tiếp thu trên tinh thần cầu thị. Những ý kiến xác đáng cần điều chỉnh kịp thời.
Đồng tình với ý kiến trên, TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng đã là đổi mới thì phải có cái mới, và Bộ phải có giải thích cặn kẽ, thuyết phục, còn những “hạt sạn” thì chúng ta phải “nhặt”, tiếp tục hoàn thiện.
“Tôi được nghe ý kiến trực tiếp từ một số giáo viên lớp 1 được tập huấn kỹ thì đều thấy chương trình rất tốt nhưng đối với những người chưa được tập huấn kỹ thì còn lúng túng. Chúng ta cần lưu ý, nhiều phụ huynh chưa được tiếp cận, nắm rõ chương trình, phương pháp giảng dạy mới, vì vậy, Bộ phải tập huấn rất kỹ cho giáo viên để hướng dẫn, trao đổi lại cho các bậc phụ huynh”, TS. Nguyễn Tùng Lâm chia sẻ.
Sẽ mở thêm các kênh góp ý, phản biện
Trên cơ sở ý kiến của nhân dân cũng như kết quả khảo sát những tuần đầu triển khai chương trình mới, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định sẽ yêu cầu các tác giả, Hội đồng Thẩm định SGK quốc gia rà soát, giải trình, tiếp thu, hoàn thiện để chất lượng SGK ngày càng tốt hơn. Tới đây, Bộ GD-ĐT sẽ mở rộng thêm các kênh góp ý, phản biện nội dung các bộ SGK mới ngay từ khi nhóm tác giả, nhà xuất bản đề xuất bản thảo thẩm định.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định sẽ yêu cầu các tác giả, Hội đồng Thẩm định SGK quốc gia rà soát, giải trình, tiếp thu, hoàn thiện để chất lượng SGK ngày càng tốt hơn.
“Nhưng chúng ta không chỉ dừng lại ở mức độ có sách tốt mà cần chú trọng hơn nữa đến công tác tập huấn giáo viên, và có những giải pháp phù hợp để phụ huynh cùng đồng hành với giáo viên triển khai tốt việc dạy và học theo chương trình mới”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho hay.
Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đánh giá cao nỗ lực của Bộ GD-ĐT trong công tác chỉ đạo biên soạn SGK mới cũng như sự cầu thị của lãnh đạo Bộ khi xem xét tiếp thu các ý kiến góp ý, nhưng cần thông tin đầy đủ, kịp thời hơn đến nhân dân.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, nhiều ý kiến góp ý về một cuốn SGK mới, được biên soạn theo chương trình mới, theo phương thức xã hội hóa là điều bình thường, hoàn toàn dễ hiểu.
Các ý kiến, dù gay gắt, đều thể hiện sự tâm huyết, lo lắng và mong muốn có được những cuốn SGK tốt nhất. Bộ GD-ĐT phải trân trọng, nghiên cứu, tiếp thu một cách rất cầu thị, khoa học. Có vấn đề thuộc chuyên môn sâu, ý kiến góp ý chưa chắc đã đúng, thì Bộ phải có sự giải thích, trình bày lại một cách thuyết phục.
Mặt khác, Bộ GD&ĐT cần xem xét tăng cường, điều chỉnh, bổ sung, nếu cần thiết, tất cả các quy trình về biên soạn, thẩm định, phê duyệt, tập huấn SGK mới cho giáo viên trong những năm tới.
“Bằng công nghệ thông tin nên chăng chúng ta thay đổi cách làm đối với bản thảo một cuốn SGK khi mới nộp cho Hội đồng Thẩm định SGK quốc gia thì đưa lên mạng và kêu gọi giáo viên, các nhà khoa học, chuyên gia giáo dục, cộng đồng, trong đó có các phụ huynh, cùng góp ý, “nhặt sạn” ngay từ đầu sẽ tạo thuận lợi hơn cho nhà xuất bản, Hội đồng Thẩm định SGK quốc gia. Đông người “nhặt" thì chắc chắn "sạn” sẽ bớt đi”, Phó Thủ tướng gợi mở.
Theo chinhphu.vn
Chủ tịch Hội đồng thẩm định sách Tiếng Việt: Chuyện 'Bốn cái làn' là bịa đặt
Chủ tịch Hội đồng thẩm định SGK Tiếng Việt cho hay, hình ảnh bài học 'Chữ số 4' với ví dụ 'Bốn cái làn' ...
Chủ biên sách Tiếng Việt 1: Chuẩn đầu ra của sách mới cao hơn sách cũ
Theo ông Bùi Mạnh Hùng, điều kiện dạy học và môi trường phát triển ngôn ngữ của trẻ hiện nay tốt hơn .
5.
VOV1 Trong suốt 1 tháng qua, những nội dung trong sách giáo khoa (SGK) lớp 1 của chương trình giáo dục phổ thông mới đang là đề tài gây tranh cãi nhiều nhất trên mạng xã hội. Không chỉ gây tranh luận về chương trình giảng dạy vượt quá sức học sinh, SGK Tiếng Việt lớp 1 ở một vài bộ sách mới, nhất là bộ sách Cánh Diều mắc rất nhiều sai sót khó có thể chấp nhận. Còn không ít phụ huynh có con học lớp 1 vẫn đang trong tình trạng “chật vật” dạy con đọc chữ ghép vần, đặc biệt là giúp con hiểu chính xác nghĩa tất cả từ trong SGK mới môn Tiếng Việt. Không khó để thấy không chỉ phụ huynh lên tiếng mà cả giáo viên, nhiều nhà chuyên môn đã đặt câu hỏi về những “hạt sạn” trong bộ sách này. BTV Lê Thu trao đổi với GSTS Mai Ngọc Chừ, Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định sách giáo khoa Tiếng Việt và chuyên gia giáo dục Lê Thống Nhất.
Tác giả : vovnews
https://www.facebook.com/nvNguyenQuangVinh/posts/1681279062033791
4.
14h30 ngày 12/10, GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới, chủ biên bộ sách Cánh Diều, trả lời về sách Tiếng Việt lớp 1.
Khách mời
GS Nguyễn Minh Thuyết
Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới, Tổng chủ biên kiêm chủ biên sách Tiếng Việt 1 Cánh Diều.
TS Phan Phương Dung
Hiệu trưởng trường Tiểu học Hà Nội - Thăng Long, thành viên Hội đồng thẩm định sách giáo khoa Tiếng Việt 1.
Bích Hạnh, 42 tuổi
Cảm ơn giáo sư Nguyễn Minh Thuyết đã tham gia trả lời. Gần đây, chương trình và sách giáo khoa lớp 1, đặc biệt là môn tiếng Việt, khiến phụ huynh và dư luận bức xúc. Là Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới, cảm xúc của ông khi nhận những phản hồi đó?
GS Nguyễn Minh Thuyết:
Trong cuộc sống, không ai không nhận được những ý kiến phê bình. Tôi đã nhiều tuổi rồi nên cảm xúc của tôi là bình tĩnh. Có bình tĩnh thì mới nhận ra được cái đúng cái sai, giải quyết được vấn đề.
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết. Ảnh: Phạm Dự.
Bích Hạnh, 42 tuổi
Đã ai gặp ông, hay gọi điện chia sẻ bức xúc về chương trình và ông đã giải thích thế nào?
GS Nguyễn Minh Thuyết:
Nhiều nhà báo đã gọi điện hoặc trực tiếp gặp để đề nghị tôi giải thích cho bạn đọc của báo. Tôi đã giải trình đầy đủ để bạn đọc hiểu đầy đủ hơn.
Nhiều bạn bè, thầy cô cũng gọi điện, gửi email, tin nhắn hoặc gặp trực tiếp để chia sẻ. Có người phản ánh thực tế triển khai bộ sách rất thuận lợi. Có người nêu băn khoăn, thắc mắc, đề nghị giải đáp. Có người bày tỏ ý kiến tán đồng với tôi. Nhưng cũng có người đưa ra những lời khuyên. Tôi cũng đã trao đổi cặn kẽ với từng người.
Nguyễn văn khoa, 34 tuổi
Chương trình học cho trẻ lớp 1-2 chủ yếu rèn luyện cho học sinh kỹ năng nghe, đọc, viết và các phép tính cơ bản! Cách đây gần 30 năm thế hệ của tôi đi học một buổi, một buổi đi chăn trâu nhưng vẫn học đầy đủ các kỹ năng trên. Vậy tại sao phải đổi mới chương trình?
GS Nguyễn Minh Thuyết:
Sau hơn 30 năm đổi mới, nước ta đã đạt nhiều thành tựu có ý nghĩa lịch sử. Đất nước đã thoát ra khỏi danh sách các nước nghèo, chậm phát triển và trở thành một nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Nhưng sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao, chất lượng cuộc sống còn thấp. Cũng trong khoảng thời gian trước và sau khi nước ta tiến hành đổi mới, thế giới đã có nhiều thay đổi. Chúng ta phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu phát triển, cạnh tranh, hội nhập trong tình hình mới. Các nước liên tục đổi mới giáo dục.
Trong bối cảnh đó, Hội nghị lần thứ 8 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã quyết định tiến hành đổi mới giáo dục. Quốc hội đã ban hành các Nghị quyết số 88 và 51, Thủ tướng cũng đã ban hành các Quyết định về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông. Ngành giáo dục đổi mới chương trình, sách giáo khoa là thực hiện các Nghị quyết của Đảng, của Quốc hội và các Quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
nguyễn gia Bảo, 58 tuổi
Nhiều năm qua tôi thấy về chương trình giáo dục của Việt Nam có vấn đề, rối rắm, phức tạp, tốn kém. Xin hỏi lần này có cải tiến gì và có tham khảo của các nước tiên tiến không?
GS Nguyễn Minh Thuyết:
Xã hội đang có định kiến rất nặng nề đối với giáo dục, mặc dù mọi người ít hoặc nhiều đều được nhận những lợi ích từ cái mà người ta chê ỏng chê eo này. Lấy ví dụ, đại dịch Covid-19 đang hoành hành khắp thế giới, làm khốn đốn cả các cường quốc. Nhưng Việt Nam chống dịch thành công. Thành công đó chủ yếu là nhờ ai, nếu không phải nhờ sự chỉ đạo của Chính phủ, sự tận tâm và tài năng của đội ngũ thầy thuốc mà phần lớn đều được đào tạo từ mái trường Việt Nam? Có phải mỗi người dân đều đã được hưởng lợi từ việc chống dịch thành công không?
Từ năm 2006, Việt Nam đã thoát khỏi danh sách các nước nghèo, chậm phát triển, trở thành một nước đang phát triển có thu nhập trung bình, kinh tế càng ngày càng khởi sắc. Nhưng về sức cạnh tranh của nền kinh tế, Việt Nam thường chỉ đứng ở thứ hạng trên dưới 130/190 quốc gia và vùng lãnh thổ; trong khi đó giáo dục thường được xếp ở thứ hạng trên dưới 60. Lẽ ra, kinh tế phải có thứ hạng cao hơn nữa, nhưng lỗi đó có phải chủ yếu do giáo dục không?
Tuy nhiên, giáo dục Việt Nam cũng còn nhiều vấn đề. Cái lỗi lớn nhất của ta là duy trì quá lâu một nền giáo dục kinh viện vừa xa thực tế vừa thiếu cởi mở. Nghị quyết 29 của Trung ương đã xác định mục tiêu tổng quát của lần đổi mới giáo dục này là "Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả. Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực".
Văn Huy, 40 tuổi
Chương trình được xây dựng với mục tiêu hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Khái niệm này rất trừu tượng, xin giải thích nó là gì và tại sao chọn mục tiêu như vậy?
GS Nguyễn Minh Thuyết:
Chương trình giáo dục phổ thông đã xác định rõ các khái niệm phẩm chất, năng lực.
Phẩm chất là những tính tốt thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử của con người; cùng với năng lực tạo nên nhân cách con người. Căn cứ các Nghị quyết của Trung ương về xây dựng con người và nền văn hóa Việt Nam, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 xác định 5 phẩm chất cần đạt là: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm. Nội dung, yêu cầu cần đạt về 5 phẩm chất này đối với từng cấp học đã được quy định cụ thể trong văn bản chương trình.
Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể.
Năng lực bao gồm năng lực cốt lõi và năng khiếu.
Năng lực cốt lõi là năng lực cơ bản, thiết yếu mà bất kỳ ai cũng cần phải có để sống, học tập và làm việc hiệu quả.
Năng khiếu là những năng lực đặc biệt về trí tuệ, văn nghệ, thể thao, kỹ năng sống,... nhờ tố chất sẵn có ở mỗi người.
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã xác định năng lực cốt lõi bao gồm 3 năng lực chung (tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo), 7 năng lực đặc thù (năng lực ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất). Nội dung và yêu cầu của các năng lực này đối với từng cấp học đã được quy định cụ thể trong văn bản chương trình.
Giáo sư Thuyết. Ảnh: Phạm Dự.
Dương Nguyễn, 40 tuổi
Chương trình giáo dục phổ thông mới được thiết kế theo hướng phát triển năng lực, chứ không phải tập trung vào kiến thức như cũ nữa. Xin hỏi là định hướng phát triển năng lực này đưa cụ thể hóa vào trong sách giáo khoa thế nào, khác gì so với sách giáo khoa thời kỳ trước?
GS Nguyễn Minh Thuyết:
Nếu như Chương trình giáo dục phổ thông trước đây nặng về cung cấp kiến thức, chủ yếu trả lời cho câu hỏi: "Học xong chương trình, học sinh biết được những gì?" thì Chương trình giáo dục phổ thông 2018 chú trọng tính thực hành, tập trung trả lời cho câu hỏi: "Học xong chương trình, học sinh làm được những gì?". Theo tinh thần này, sách giáo khoa cần chú trọng tính thiết thực, thực hành.
Phan thị Hòa, 35 tuổi
Theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo là không cho trẻ học chữ trước khi vào lớp 1. Tuy nhiên, khi vào học lớp 1, trẻ em chưa được học chữ trước gặp khó khăn bởi chương trình học rất nhanh, lượng kiến thức nhiều so với độ tuổi của trẻ. Con học cả ngày trên lớp lại phải ôn bài ở nhà mới theo kịp chương trình, rất áp lực. Giáo sư Thuyết giải thích thế nào về điều này?
GS Nguyễn Minh Thuyết:
Theo chương trình giáo dục mầm non hiện hành, học sinh mầm non được làm quen với chữ cái, chữ số, với nền nếp học tập, sinh hoạt. Sách giáo khoa lớp 1 được xây dựng trên nền móng này.
Tuy nhiên năm nay, học sinh mầm non phải nghỉ học 4 tháng liền do đại dịch Covid-19, lại không có một tuần luyện tập trước khai giảng nên thầy cô khá vất vả vào đầu năm học mới.
Việc dạy đọc dạy viết cho trẻ trước lớp 1 có mặt tốt nhưng cũng có mặt không tốt là có thể khiến trẻ chủ quan, sao nhãng học tập.
Gần đây, ở nước ngoài người ta dạy chữ cho trẻ từ mầm non. Nếu Việt Nam thấy xu hướng này là có lợi hơn cho trẻ, các chuyên gia về giáo dục mầm non có thể đề xuất thay đổi chương trình, nếu cần. Nhưng bất kỳ thay đổi nào về chương trình đều phải tuân thủ quy định của pháp luật là nghiên cứu, thực nghiệm và trải qua ít nhất 90 ngày xin ý kiến nhân dân.
Khánh, 29 tuổi
Bé mới 6 tuổi tại sao lại bố trí chương trình phải học 2 buổi?
GS Nguyễn Minh Thuyết:
Theo số liệu của OECD (Education at a Glance 2014: OECD Indicators), tính trung bình, mỗi học sinh tuổi từ 7 đến 15 ở các nước OECD học 7.475 giờ. Như vậy, thời lượng học tập của học sinh tiểu học và THCS nước ta chỉ đạt 5.888 giờ, thấp hơn thời lượng học trung bình của các nước OECD 1.587 giờ. Lý do là ở nhiều nước, học sinh từ mầm non trở lên đến hết THPT đều học 2 buổi/ngày.
Nội dung chương trình của các nước nói chung không chênh lệch nhau bao nhiêu. Nếu học sinh Việt Nam chỉ học 1 buổi/ngày thì khó giảm tải.
Nhưng do đặc thù của nước ta, trước mắt, ngoài cấp học mầm non, chỉ có tiểu học học 2 buổi/ngày.
Cu li trưởng
Xin chào các chuyên gia cho hỏi chúng ta đã có những nghiên cứu hay thử nghiệm cận kẽ cho những đổi mới này chưa, đã được áp dụng trước đó cho bao nhiêu học sinh hay giáo viên, hay chỉ đơn thuần chỉ thông qua từ các ban ngành chuyên môn mà không có sự đánh giá cụ thể?
GS Nguyễn Minh Thuyết:
Chương trình giáo dục phổ thông mới đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn bị từ lâu. Khi xây dựng chương trình, Bộ đã tuân thủ các quy định của pháp luật về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, có thực nghiệm để đánh giá tác động của chương trình bằng nhiều hình thức: biên soạn, dạy thực nghiệm, lấy ý kiến giáo viên và chuyên gia, lấy ý kiến các cơ quan quản lý nhà nước và nhân dân.
Còn về sách giáo khoa thì cả 5 bộ sách mới đều đã qua dạy thực nghiệm, trình hồ sơ thực nghiệm ra Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa.
Nguyễn Công Sáu, 46 tuổi
Tôi từng làm "gia sư" rất nhiều trẻ từ các cháu con của anh chị, cô dì... và nay là con tôi vào lớp 1, nhưng chưa bao giờ thấy bất lực như lúc này. Tôi nói thật là nếu trẻ chưa học chữ trước khi vào lớp 1 thì 100% trẻ sẽ không theo nổi. Vậy nói sách mới giảm tải là giảm ở chỗ nào?
GS Nguyễn Minh Thuyết:
Sách giáo khoa bây giờ chỉ là tài liệu chính thức để dạy học, giáo viên không phải dạy theo từng chữ từng câu mà theo tinh thần dạy học phân hóa. Vì vậy, các thầy cô nên vận dụng sách cho phù hợp với đối tượng dạy học của mình. Ví dụ, sách Tiếng Việt 1 Cánh Diều có phần cứng là 332 tiết dạy chữ (hoặc dạy vần) và "phần mềm" là 88 tiết là các bài ôn tập (64 tiết, tự đọc sách báo 16 tiết, góc sáng tạo 8 tiết). Nơi nào học sinh học nhanh thì hoàn thành cả "phần cứng" là các bài học chính và "phần mềm". Nơi nào học sinh học chậm thì chỉ cần hoàn thành các bài học chính. Giáo viên hoàn toàn không cần phải vội "chạy" cho hết bài.
Ngay trong một lớp, khả năng của học sinh cũng khác nhau. Để thực hiện dạy học phân hóa, đối với những học sinh tiếp thu nhanh, giáo viên hướng dẫn các em đọc trọn vẹn bài tập đọc, tập viết; đối với những học sinh còn chậm, giáo viên chỉ cần hướng dẫn các em đọc, viết được những nội dung cơ bản, cho đến lúc các em hòa vào được tiến độ chung của lớp.
Nguyễn Hồng Phong, 35 tuổi
Xin chia sẻ quy trình xây dựng sách giáo khoa lớp 1 như thế nào không? Có hay không sự phản biện của phụ huynh trong quá trình xây dựng? Sự phản biện ấy đã đủ mẫu số có trọng lượng hay chưa? Đã dạy thử đến các em hay chưa? Nếu có, tại sao đến khi thực hiện rất nhiều trường thậm chí cô giáo than nặng nề, và người dân cũng như vậy?
GS Nguyễn Minh Thuyết:
Tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của hội đồng thẩm định sách giáo khoa đã được quy định tại Thông tư số 33 (ngày 22/12/2017) và được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 23 (ngày 6/8/2020). Nội dung Thông tư rất chi tiết. Các vị có thể đọc trên mạng.
TVDINH, 35 tuổi
Trước khi vào lớp 1 tôi đã theo khuyến cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo không dạy trước cho con biết đọc biết viết. Nhưng khi nghe ý kiến có thể giáo viên bây giờ mặc định hiểu đa số em vào lớp 1 là đã biết đọc biết viết nên sẽ dạy theo hướng các em đã biết. Tôi bắt đầu thấy lo và cho đến khi đọc qua sách Tiếng Việt 1 để dạy con học tôi càng thấy lo hơn. Tôi cần biết chủ trương hiện nay trẻ trước khi vào lớp 1 cần trang bị cái gì?
GS Nguyễn Minh Thuyết:
Theo chương trình mầm non hiện nay, trẻ em được hướng dẫn để nhận mặt chữ, chữ số, chứ chưa học đọc học viết. Trẻ học qua mầm non là đã đủ điều kiện vào học lớp 1 rồi.
Tuy nhiên trên thực tế, vẫn có những gia đình cho con học trước. Vào những ngày đầu học lớp 1, có thể những em chưa học trước đọc chậm, viết chậm hơn các em đã học trước. Nhưng chỉ sau một, hai tháng, chậm nhất là cuối học kì I, những em này sẽ đuổi kịp và vượt các bạn cùng lớp đã học trước.
Nguyễn Thị Lệ Hằng, 35 tuổi
Xin hỏi tại sao cần tới 5 bộ sách mà không tập trung làm một bộ?
GS Nguyễn Minh Thuyết:
Ở miền Bắc nước ta trước năm 1955 và ở miền Nam trước năm 1975 đều thực hiện chủ trương "một chương trình, nhiều sách giáo khoa", có nhiều sách giáo khoa cho một môn học. Ở nhiều nước, thậm chí, không chỉ có nhiều sách giáo khoa mà còn có nhiều cấp chương trình: chương trình quốc gia, chương trình địa phương (tỉnh hoặc bang) và chương trình nhà trường.
Nghị quyết 29 của Trung ương và Nghị quyết 88 của Quốc hội đều xác định xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa, có thể có một số sách giáo khoa cho mỗi môn học. Đây là chủ trương đúng đắn, để xóa bỏ cơ chế độc quyền, phát huy các nguồn lực xã hội, tạo điều kiện cho nhiều tổ chức, cá nhân có đủ năng lực cống hiến trong lĩnh vực làm sách giáo khoa.
Nguyễn Phương, 35 tuổi
Giáo dục Phần Lan được xếp hạng số 1 thế giới. Tôi sang Phần Lan thấy các cháu cấp 1 học rất nhẹ nhàng. Sách toán lớp 4 bên đó có độ khó chỉ bằng lớp 2 bên ta. Với các môn học mang tính phổ quát chung như toán, ngoại ngữ, sinh học... tại sao chúng ta không lấy sách của họ về mà sử dụng?
GS Nguyễn Minh Thuyết:
Theo tôi hiểu thì chương trình môn Toán của Việt Nam bây giờ cũng nhẹ nhàng. Còn về việc nhập khẩu sách giáo khoa của nước khác để dạy học thì khó thực hiện vì điều kiện và hệ thống giáo dục mỗi nước một khác. Ví dụ, chương trình THCS của Đại học Cambridge (Vương quốc Anh) đang áp dụng ở nhiều nước có đến 80 môn học, chương trình THPT có trên 50 môn. Số lượng môn học nhiều như vậy là vì họ chia thành nhiều ban. Trong chương trình này, không chỉ có một môn Toán mà có nhiều môn Toán cho các ban khác nhau. Nếu mang nguyên sách giáo khoa của Cambridge về Việt Nam dạy thì cồng kềnh, mà chọn thì không biết chọn sách nào.
Phong Trần, 33 tuổi
Tại sao phải biên soạn lại sách giáo khoa lớp 1 mà không phải là các lớp khác?
GS Nguyễn Minh Thuyết:
Theo Nghị quyết số 51 của Quốc hội, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ được triển khai tuần tự từ lớp 1 đến lớp 12, cụ thể là:
- Năm học 2020 – 2021: triển khai ở lớp 1.
- Năm học 2021 – 2022: triển khai ở lớp 2, lớp 6.
- Năm học 2022 – 2023: triển khai ở lớp 3, lớp 5, lớp 7.
- Năm học 2023 – 2024: triển khai ở lớp 4, lớp 8, lớp 11.
- Năm học 2024 – 2025: triển khai ở lớp 5, lớp 9, lớp 12.
Do Tung, 60 tuổi
Khi biên soạn sách giáo khoa lớp 1, các nhà khoa học dựa vào đâu để đánh giá mức độ tiếp thu của học sinh? Có nghiên cứu cụ thể tại các vùng miền khác nhau chưa?
GS Nguyễn Minh Thuyết:
Những căn cứ để người biên soạn sách dựa vào là:
- Chương trình giáo dục phổ thông.
- Kinh nghiệm từ sách giáo khoa của chương trình cũ và của sách giáo khoa nước ngoài.
- Kết quả dạy thực nghiệm.
- Kinh nghiệm cá nhân của người biên soạn sách.
Minh Sơn, 58 tuổi
Trong kho tàng văn học Việt Nam có rất nhiều câu ca dao, chuyện ngụ ngôn rất hay, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, vậy sao sách giáo khoa lớp 1 lại không lựa chọn dùng mà lại dùng của nước ngoài?
GS Nguyễn Minh Thuyết:
Sách có khoảng 100 văn bản của các tác giả Việt Nam. Các văn bản này gồm đồng dao, câu đố, truyện dân gian Việt Nam và sáng tác của các tác giả có tên tuổi như Vũ Tú Nam, Phạm Hổ, Võ Quảng, Nguyễn Kiên, Quang Huy, Phong Thu, Phan Thị Thanh Nhàn, Trần Đăng Khoa, Mai Văn Hai,…
Sở dĩ sách không dạy ca dao tục ngữ vì học sinh độ tuổi lớp 1 khó tiếp thu nội dung của ca dao, tục ngữ. Do vậy, chúng tôi sẽ dạy ca dao tục ngữ ở lớp khác, khi học sinh có nhận thức phù hợp hơn.Hồng Hạnh, 40 tuổi
Nếu cho rằng sách còn dạy cả những bài học phân biệt tốt, xấu thì phải chăng đã sa vào môn Đạo đức, chứ không phải tập đọc, tập viết?
GS Nguyễn Minh Thuyết:
Môn học nào cũng có trách nhiệm hình thành, phát triển những phẩm chất tốt đẹp cho trẻ.
Nguyễn Nhật An, 29 tuổi
Triết lý giáo dục phổ thông của các thầy là gì? Giáo dục phục vụ học sinh hay là bắt học sinh phải chạy theo chương trình giáo dục?
GS Nguyễn Minh Thuyết:
Nhiều người cho rằng Việt Nam chưa có triết lý giáo dục. Người ta nghĩ như vậy có thể là vì chưa có văn bản nào của nhà nước, kể từ nhà nước phong kiến đến nay, sử dụng cụm từ “triết lý giáo dục” và xác nhận triết lý đó là gì. Nhưng vận hành một nền giáo dục làm sao không có triết lý được? Ngay những tư tưởng về mục tiêu học tập, dù được công khai tuyên bố hay ngấm ngầm thực hiện như “Học để làm người”, “Học để làm quan”, cũng là triết lý, chi phối hoạt động học tập của mỗi người và hệ thống, nội dung, phương pháp giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục của quốc gia chứ?
Giáo dục Việt Nam là một nền giáo dục vị xã hội. Từ xưa tới nay, giáo dục hầu như không quan tâm đến mục tiêu phát triển cá nhân mà chỉ tập trung đào tạo nhân lực (quan chức, cán bộ,…) phục vụ nhu cầu xã hội.
Nhưng gần đây đã có những thay đổi trong quan niệm về quyền con người trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước. Quyền con người đã được khẳng định vị thế tương đương với quyền công dân trong Hiến pháp năm 2013. Nhận thức mới về quyền con người cũng được phản ánh vào mục tiêu phát triển cá nhân trong Luật Giáo dục (sửa đổi) năm 2019. Nhận thức mới này tạo điều kiện để xây dựng một nền giáo dục hài hòa giữa phát triển cá nhân với đào tạo nhân lực cho xã hội. Đó là một nền giáo dục được xây dựng theo triết lý thực học và dân chủ. Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nói đến mục tiêu xây dựng một nền giáo dục thực học, thực nghiệp và dân chủ, tuy chúng chưa được nói rõ là triết lý giáo dục.
Như vậy, rõ ràng là giáo dục phục vụ học sinh, giúp các em phát triển nhân cách, năng lực. Dĩ nhiên nội dung giáo dục này được thể hiện thành chương trình, trong chương trình đó, học sinh là trung tâm, là người tự thực hiện nhiệm vụ học tập để trưởng thành.
Thái Nữ Huyền Trang, 32 tuổi
Cả gia đình tôi xáo trộn, bất hòa và áp lực từ khi con vào lớp 1. Chương trình mới quá nặng với trẻ, đặc biệt là các trẻ không học tiền lớp 1 như con tôi. Trường đã tổ chức dạy thêm nhưng vẫn không đủ, cháu còn phải học thêm bên ngoài và ở nhà. Hiện cháu đã sợ học, nhưng giáo viên vẫn luôn đề nghị phụ huynh kèm thêm cháu để theo kịp chương trình. Vậy tôi phải làm sao?
GS Nguyễn Minh Thuyết:
Mục đích chính của môn Tiếng Việt ở lớp 1 là dạy trẻ biết đọc biết viết. Muốn biết đọc biết viết thì phải học đủ 29 chữ cái, hơn 10 chữ ghép (ch, ng, ngh, tr, kh,…) Chương trình lớp 1 trước đây, hiện nay và mai sau vẫn như vậy. Cho nên nói chương trình mới nặng là không đúng.
Từ chương trình, mỗi bộ sách giáo khoa có cách tiếp cận khác nhau để dạy trẻ. Tôi không biết cháu học sách nào nên khó có thể tư vấn sát với trường hợp của ông. Nhưng tôi không cho rằng dạy thêm học thêm là không đúng. Điều đó càng gây áp lực cho trẻ. Tốt nhất là các thày cô thực hiện dạy học phan hóa, chú ý kèm cặp, hướng dẫn các cháu còn chậm. Các bậc cha mệ cũng không nên vì sốt ruột mà gây áp lực cho con. Các cháu còn học cả năm. Mới hơn 1 tháng đầu chưa nói lên điều gì.
Vừa qua, tôi có về huyện Đông Anh (Hà Nội) và huyện Xuân Trường (Nam Định). Giáo viên Đông Anh cho biết học sinh, giáo viên và cả phụ huynh học sinh rất hứng thú với sách giáo khoa mới. Ở huyện Xuân Trường, một số giáo viên phản ánh mỗi lớp hiện có khoảng 20 học sinh đã đọc trơn được, các học sinh khác đang còn phải đánh vần và 1-2 em còn gặp khó khăn ở cả đọc và viết.
Theo tôi, đó là chuyên bình thường. Năng lực trời cho mỗi người một khác. Có em đọc viết chậm, nhưng có khi lại thông minh ở môn khác, hoạt động khác, nên đừng coi việc đọc viết chậm là bi kịch mà cần kiên nhẫn hướng dẫn, có giải pháp riêng cho những học sinh đó.
Tôi cũng mới về Hải Phòng dự hội nghị chuyên đề và dự 2 tiết dạy. Tôi thấy các cô giáo dạy rất nhẹ nhàng, học sinh tiếp thu tốt, đọc và viết tốt. Một số tác giả trong nhóm chúng tôi cũng dự giờ ở Hà Nội, tôi cũng được giáo viên ở nhiều nơi gửi các clip ghi lại các tiết học. Chúng tôi thấy kết quả thực hiện tốt, đúng như dự tính.
Tôi hy vọng với sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan giáo dục địa phương, những khó khăn ban đầu (nếu có) sẽ được sớm khắc phục.
Nguyen Phuong, 26 tuổi
Chương trình mới yêu cầu giáo viên đổi mới, dạy học sinh theo hướng phát triển năng lực. Nhưng vấn đề về sĩ số lớp vẫn không được khắc phục vậy phát huy năng lực bằng cách nào? Học sinh lớp 1 làm việc theo nhóm vô cùng ồn và hạn chế. Vậy đâu là giải pháp thiết thực?
GS Nguyễn Minh Thuyết:
Quả thực, đây là một khó khăn mà Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như Ban soạn thảo chương trình đã nhìn thấy trước. Chương trình mới đòi hỏi học sinh phải hoạt động tích cực thì sĩ số lớp phải ít. Khi đó, giáo viên mới đủ điều kiện để quan tâm hướng dẫn học sinh hoạt động. Không nói ở nước ngoài mà ngay ở các trường tư ở Hà Nội và TP HCM, sĩ số lớp chỉ ở khoảng 20-25 học sinh, rất phù hợp với chương trình mới.
Để khắc phục tình trạng học sinh quá đông trong một lớp, chúng ta phải trông chờ vào sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền địa phương. Tuy nhiên, ở một số thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, số người nhập cư đông. Đó là khó khăn của chính quyền thành phố. Chúng tôi cũng mong Chính phủ có giải pháp hỗ trợ để các thành phố lớn khắc phục khó khăn của mình.
Đối với lớp 1, việc học tập theo nhóm, nhất là trong điều kiện lớp đông, chủ yếu diễn ra dưới hình thức nhóm đôi (hai học sinh ngồi cạnh nhau thành một nhóm). Chúng ta không nên sợ lớp ồn mà chỉ cần quan tâm là học sinh có thực sự làm việc không.
Trần Minh Hùng, 52 tuổi
Khi thiết kế chương trình, sách giáo khoa, quý thầy cô có đặt tuổi thơ các cháu lên ưu tiên hàng đầu, kế đến có đặt mình là một đứa trẻ và nghĩ cách làm sao để trẻ tiêu hóa hết kiến thức đồng thời có thời gian nghỉ ngơi, vui chơi?
GS Nguyễn Minh Thuyết:
Khi làm chương trình, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo luôn luôn nhắc nhở chúng tôi phải giảm tải. Chương trình mới thực hiện giảm tải cho học sinh bằng nhiều cách: tăng cường thực hành, hoạt động, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá...
Nói riêng về lớp 1, học sinh học 2 buổi/ngày, mỗi ngày 7 tiết, tính ra là 35 tiết/tuần nhưng số giờ học thực sự chỉ có 25 tiết/tuần. 10 tiết còn lại các trường tổ chức cho học sinh vui chơi giải trí, tự học có hướng dẫn và học môn tự chọn (Ngoại ngữ hoặc Tiếng dân tộc thiểu số). Chúng tôi cũng mong các trường sẽ thực hiện đúng hướng dẫn của Bộ, không tăng cường thêm các môn tự chọn khác.
Riêng với môn Tiếng Việt lớp 1, chương trình mới quy định học 12 tiết/tuần, nhiều hơn chương trình cũ 2 tiết/tuần. Tăng tiết là để giảm tải chứ không phải là quá tải bởi vì các cháu vẫn phải học bằng đó chữ, vần thì mới biết đọc, biết viết. Có 12 tiết, nội dung học tập sẽ được kéo dãn ra.
Quang
Tôi chưa hiểu chương trình lớp 1 cũ có vấn đề gì mà phải thay đổi. Chương trình mới hơn cũ những điểm gì? Những điểm chưa phù hợp của chương trình mới sẽ giải quyết như thế nào?
GS Nguyễn Minh Thuyết:
So với chương trình cũ, chương trình mới tăng cường hoạt động của học sinh, tăng cường thực hành. Điều này được thể hiện ở chương trình của tất cả các môn, nhưng dễ nhận thấy nhất là ở hoạt động trải nghiệm và môn Giáo dục thể chất.
Trong hoạt động trải nghiệm, học sinh được tổ chức hoạt động để rèn luyện bản thân, tìm hiểu cuộc sống xung quanh dưới nhiều hình thức khác nhau. Còn về môn Giáo dục thể chất, học sinh được lựa chọn hoạt động thích hợp (điền kinh, thể dục). Số giờ Giáo dục thể chất cũng được tăng thêm 1 tiết/ tuần.
Chương trình giáo dục phổ thông mới đã có quy định về phát triển chương trình (điều chỉnh chương trình). Căn cứ vào thực tế triển khai và kết quả nghiên cứu về phát triển chương trình của thế giới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chỉ đạo, điều chỉnh những điểm chưa phù hợp. Tuy nhiên, việc điều chỉnh chương trình đòi hỏi nhiều thời gian hơn so với điều chỉnh sách giáo khoa.
Nguyen Phuong, 26 tuổi
Vấn đề vở sạch chữ đẹp ở các trường đang gây áp lực cho giáo viên, học sinh và phụ huynh. Chương trình mới có nặng về vấn đề rèn viết đúng viết đẹp hay không?
GS Nguyễn Minh Thuyết:
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 quy định dành 60% thời lượng môn Tiếng Việt lớp 1 cho việc rèn luyện kỹ năng đọc; 25% là rèn luyện kỹ năng viết; 10% cho việc rèn luyện kỹ năng nói và nghe; 5% cho hoạt động kiểm tra, đánh giá. Như vậy, yêu cầu về viết có giảm nhẹ hơn so với chương trình cũ. Các cơ quan quản lý giáo dục địa phương, các cơ sở giáo dục và các thầy cô cần quán triệt quy định này của chương trình để dạy viết và yêu cầu về kỹ năng viết đúng mức. Nếu chúng ta đòi hỏi học sinh lớp 1 về kỹ năng viết quá cao (ví dụ đòi hỏi học sinh phải nối nét giữa các chữ, phải viết chữ thật đẹp...) thì có thể gây áp lực không chỉ cho học sinh mà còn cho cả thầy cô.
Tôi mong rằng cơ quan chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có hướng dẫn, chỉ đạo để các địa phương, cơ sở giáo dục thực hiện đúng yêu cầu của chương trình.
Huỳnh Thiện Tâm, 38 tuổi
Cho tôi hỏi, chương trình giáo dục phổ thông mới đã có kế hoạch xuyên suốt và tổng thể cho 12 năm chưa, hay mỗi năm mỗi lần xáo trộn? Trong trường hợp các vị không thể tiếp tục công việc, có phương án dự phòng nào để chương trình diễn ra đúng như kế hoạch ban đầu?
GS Nguyễn Minh Thuyết:
Chương trình giáo dục phổ thông mới đã được ban hành cuối năm 2018 và được công bố công khai. Nội dung chương trình đầy đủ các môn học và hoạt động giáo dục từ lớp 1 đến lớp 12. Phụ huynh có thể đọc chương trình trên mạng để hiểu rõ hơn.
Vì chương trình đã hoàn thiện nên việc thực hiện chương trình không phụ thuộc vào đội ngũ biên soạn chương trình nữa.
Thương, 36 tuổi
Sách đã được toàn GS, PGS thẩm định mà dân thường như cá nhân tôi vừa nhìn đã thấy rất nhiều sai sót ngớ ngẩn. Ví dụ bài tập đọc Quà quê, trang 47 sách Tiếng việt bộ Cánh diều viết: Quế có bà ở quê. Khi bà ra phố, cả nhà có quà. Quà là rổ khế, rổ mơ, cá rô, cá quả. Có khi là cô gà ri.
Như tôi được học, thì câu "Có khi là cô gà ri" tôi không biết xác định đâu là chủ ngữ, đâu là vị ngữ, câu như vậy là không hề đúng ngữ pháp mà tôi từng được học về câu hoàn chỉnh. Kể cả các con lớp 1 chưa học về câu, thì người viết sách vẫn cần phải viết đúng để các con được làm quen với cái đúng từ khi khởi đầu.
Tôi tự hỏi thực sự việc viết sách và thẩm định sách đã được làm đến nơi đến chốn, được nghiên cứu đánh giá đúng tầm quan trọng của nó chưa?
GS Nguyễn Minh Thuyết:
Như tôi được học, thì câu "Có khi là cô gà ri" tôi không biết xác định đâu là chủ ngữ, đâu là vị ngữ, câu như vậy là không hề đúng ngữ pháp mà tôi từng được học về câu hoàn chỉnh. Kể cả các con lớp 1 chưa học về câu, thì người viết sách vẫn cần phải viết đúng để các con được làm quen với cái đúng từ khi khởi đầu.
Tôi tự hỏi thực sự việc viết sách và thẩm định sách đã được làm đến nơi đến chốn, được nghiên cứu đánh giá đúng tầm quan trọng của nó chưa?
Việc lặp lại chủ ngữ "quà" ở câu sau có thể đáp ứng yêu cầu hàn lâm, nhưng người Việt thường không nói như vậy. Đây là một cách nói phổ biến. Trẻ em học để giao tiếp thì cũng nên biết cách nói trong giao tiếp thông thường.
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết trả lời trực tuyến chiều 12/10 tại tòa soạn VnExpress. Ảnh: Phạm Dự.
nguyễn hồng phong, 45 tuổi
Xin hỏi các bác khi biên soạn sách có tham vấn giáo viên dạy lớp 1 không và tham vấn thế nào?
GS Nguyễn Minh Thuyết:
Trong nhóm tác giả sách Tiếng Việt lớp 1 Cánh Diều có giáo viên tiểu học. Khi đưa sách đi dạy thực nghiệm hai năm liền, từ bài 1 đến bài cuối cùng, chúng tôi cũng đã nhận được nhiều góp ý của các giáo viên đứng lớp. Hội đồng thẩm định sách cũng có ít nhất 30% thành viên là giáo viên tiểu học.
3.
Thứ hai, 12/10/2020, 00:01 (GMT+7
14h30 hôm nay, Tổng chủ biên chương trình, sách giáo khoa mới cùng thành viên hội đồng thẩm định sách sẽ giải đáp thắc mắc quanh môn Tiếng Việt lớp 1.
2020-2021 là năm học đầu tiên triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới và sách giáo khoa mới, áp dụng với lớp 1. Chương trình được xây dựng với mục tiêu hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Từ chương trình chung, các nhà xuất bản tổ chức biên soạn sách giáo khoa. Sách đã qua thẩm định được giới thiệu để các trường lựa chọn phù hợp với thực tiễn ở địa phương.
Hiện, năm bộ sách giáo khoa được sử dụng trong nhà trường, trong đó bốn bộ do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn, gồm: Chân trời sáng tạo, Cùng học để phát triển năng lực, Kết nối tri thức với cuộc sống, Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục. Bộ Cánh Diều do Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội và Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP HCM biên soạn.
Sau một tháng tổ chức dạy và học theo chương trình và sách giáo khoa lớp 1 mới, nhiều phụ huynh, giáo viên đánh giá việc dạy, học môn Tiếng Việt "nặng và khó hơn" so với chương trình cũ. Trẻ bị dồn ép phải học thuộc chữ và vần trong thời gian ngắn dẫn đến việc học không hiệu quả, gây mệt mỏi, áp lực cho cả giáo viên, học sinh và phụ huynh.
Ngoài ra, nhiều chi tiết trong sách giáo khoa khiến giáo viên, phụ huynh khó hiểu, chẳng hạn sách quá nhiều chữ, dùng từ địa phương, các yêu cầu không phù hợp với trẻ mới vào lớp 1.
Để giải đáp thắc mắc xoay quanh chương trình và sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 mới, VnExpress tổ chức buổi phỏng vấn trực tuyến từ 14h30 đến 16h30 ngày 12/10 tại tòa soạn. Ba khách mời gồm:
- GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới, Tổng chủ biên kiêm chủ biên sách Tiếng Việt 1 Cánh Diều.
- PGS Bùi Mạnh Hùng, Tổng chủ biên sách Tiếng Việt lớp 1 của hai bộ Kết nối tri thức với cuộc sống và Chân trời sáng tạo.
- TS Phan Phương Dung, Hiệu trưởng trường Tiểu học Hà Nội - Thăng Long, thành viên Hội đồng thẩm định sách giáo khoa Tiếng Việt 1.
Độc giả gửi câu hỏi tại đây.
Phụ huynh 'đau đầu' với sách giáo khoa lớp 1 531
Giáo viên lớp 1 'đuối' vì sách giáo khoa mới 58
Chủ biên sách giáo khoa khuyên giáo viên, phụ huynh 'không áp lực' 46
'Chương trình mới không ép học tiếng Việt nhanh' 303
https://vnexpress.net/phong-van-truc-tuyen-ve-chuong-trinh-va-sach-giao-khoa-lop-1-4174110.html
2.
"Chúng tôi không làm ẩu"
Bộ SGK tiếng Việt lớp 1 Cánh diều vừa đưa vào giảng dạy được hơn một tháng nhưng có nhiều ý kiến tranh cãi.
Cụ thể một số độc giả cho rằng, thay vì dùng từ phổ thông chuẩn, nhóm biên soạn sử dụng ngôn ngữ địa phương.
Trao đổi với PV Dân trí ngày 11/10, GS Nguyễn Minh Thuyết, Chủ biên SGK tiếng Việt lớp 1 Cánh diều cho biết, sở dĩ sách dùng một số từ có thể ít thông dụng do thời gian đầu, học sinh chưa biết nhiều chữ, tác giả phải vận dụng số chữ ít ỏi mà các em biết để tạo thành câu văn, bài tập đọc nên phải dùng một số từ như vậy.
Chẳng hạn tác giả sử dụng từ “nhá” – nhá cỏ, nhá dưa chứ không sử dụng từ “nhai” trong bài tập đọc “Thỏ thua rùa”. GS Thuyết lý giải, đến thời điểm có bài tập đọc này, học sinh chưa học đến vần “ai”, nên tác giả sách sử dụng từ “nhá”.
Từ này hoàn toàn không phải là phương ngữ mà là từ phổ thông, có trong Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê.
“Tương tự với những thắc mắc về việc sao không sử dụng từ “hiên” mà lại là từ “hè”… Hè hay hiên, đều là từ phổ thông, đều có mặt trong Từ điển Hoàng Phê.
Hoặc ở những bài đầu, ý nghĩa phủ định được thể hiện bằng từ “chả” thay cho các từ “không” hoặc “chẳng” vì đến giai đoạn này, học sinh chưa được học các vần “ông”, “ăng” – ông Thuyết lý giải.
Trong sách cũng có một số từ địa phương như “ba, má”. GS Nguyễn Minh Thuyết lý giải, sách dạy cho học sinh cả nước nên tác giả xây dựng 2 tuyến nhân vật: Học sinh sống ở các tỉnh phía Bắc thì gọi bố gọi mẹ, học sinh sống ở các tỉnh phía Nam thì gọi ba gọi má.
Giải thích về từ “thở hí hóp” được đưa vào sử dụng trong SGK mà nhiều người phản ánh rằng khó hiểu, GS Thuyết cho hay, từ này từng có trong thơ Trần Đăng Khoa từ lúc nhà thơ còn là một nhi đồng. Nguyên văn câu thơ: “Thóc mặc áo vàng óng. Thở hí hóp trên sân”.
Sửa chi tiết cốt truyện để đảm bảo tính giáo dục cao hơn
Về một số câu chuyện gây tranh cãi và cho rằng thiếu tính giáo dục như bài tập đọc “Hai con ngựa”, Bài tập đọc "Ve và gà"…, GS Thuyết chia sẻ, hầu hết các câu chuyện dựa vào, phỏng theo đều của các tác gia lớn như Lev Tolstoy, La Fontaine…
Không có bài học nào thiếu tính giáo dục, vấn đề là hiểu các bài học đó như nên hiểu hay cố tình hiểu theo cách khác.
Chẳng hạn ở bài “Hai con ngựa”, bài học đưa ra là: xui người khác làm bậy thì sẽ chịu hậu quả.
Để bảo đảm bài đọc có tính giáo dục cao, phù hợp với học sinh mới vào lớp 1, các tác giả còn phải chỉnh sửa một số chi tiết trong truyện.
Cụ thể, trong truyện của Lev Tolstoy, ngựa cái lười biếng xui ngựa đực không đi cày, nếu chủ quật roi thì tung vó đá lại.
“Vì không thể khuyên trẻ em như nguyên tác câu chuyện nên ở đây có hai chi tiết chúng tôi phải sửa.
Thứ nhất, để ngựa tía khuyên ngựa ô trốn đi. Thứ hai, không đề cập đến giới tính (nói ngựa đực chăm và ngựa cái lười) vì dễ gây phản ứng và cũng vì đến bài này học sinh chưa học các vần "ưc", "ai".
Tương tự, bài tập đọc "Ve và gà" cũng được phỏng theo truyện "Ve và kiến" của La Fontaine, nhà văn Pháp.
Truyện dài nên cũng phải chia làm 2 phần, có đánh số 1, 2, dạy liền nhau. Tác giả SGK phải đổi nhân vật "kiến" thành "gà" vì đến lúc này học sinh chưa học vần ''iên", nhưng cốt truyện cơ bản giữ nguyên.
Tác giả sách giáo khoa chỉ sửa chi tiết cuối truyện để bảo đảm tính giáo dục cao hơn: Gà cho ve thức ăn và bảo: “Ve chăm múa và chăm làm nữa thì chả lo gì”.
Đối với những câu chuyện dài, tác giả sách phải cắt làm 2 phần, đặt liền nhau.
Tuy nhiên, những người viết bài trên mạng để chỉ trích sách của chúng tôi cố ý chỉ chụp ảnh phần 1, cắt nó ra khỏi phần 2 để người đọc tin vào những lời mà họ nói” – ông Thuyết cho hay.
Hay bài đọc Cua, cò và đàn cá bị cho là dạy học sinh khôn lỏi. Đây là bài đọc theo truyện dân gian Việt Nam. Mà truyện dân gian vốn dĩ sâu sắc lắm, khai thác như thế nào là do tâm địa mỗi người.
Có người cho rằng bài này dạy học sinh khôn lỏi, nhưng ý nghĩa của câu chuỵện dân gian này rất đơn giản: Nó dạy người ta cảnh giác, chớ vội tin lời kẻ xấu. Bố mẹ nào cũng thường dặn trẻ con điều này” – ông Thuyết nói.
Sẽ lắng nghe và điều chỉnh
Về ý kiến tại sao SGK tiếng Việt lớp 1 Cánh diều thiếu vắng các bài đọc là ca dao, tục ngữ Việt Nam, GS Thuyết cho hay, sách của mình có khoảng 100 văn bản của các tác giả Việt Nam.
Các văn bản này gồm đồng dao, câu đố, truyện dân gian VIệt Nam và sáng tác của các tác giả có tên tuổi như Vũ Tú Nam, Phạm Hổ, Võ Quảng, Nguyễn Kiên, Quang Huy, Phong Thu, Phan Thị Thanh Nhàn, Trần Đăng Khoa, Mai Văn Hai,…
Sở dĩ sách không dạy ca dao tục ngữ vì học sinh độ tuổi lớp 1 khó tiếp thu nội dung của ca dao, tục ngữ. Do vậy, chúng tôi sẽ dạy ca dao tục ngữ ở lớp khác, khi học sinh có nhận thức phù hợp hơn.”, GS Thuyết khẳng định.
Trả lời câu hỏi trước những phản ứng của dư luận, liệu nhóm tác giả SGK Tiếng Việt lớp 1 Cánh diều có tiếp thu, chỉnh sửa hay không, GS Nguyễn Minh Thuyết cho hay: “Không riêng gì SGK, kể cả chương trình trong quá trình thực hiện, nếu có điều gì chưa phù hợp vẫn phải điều chỉnh.
Việc điều chỉnh sản phẩm sau một thời gian sử dụng là bình thường. Các tác giả sẽ lắng nghe góp ý của giáo viên, phụ huynh học sinh và người dân, đánh giá hiệu quả thực tế để điều chỉnh những gì chưa phù hợp.
Tuy nhiên, tôi mong dư luận bình tâm, để không gây áp lực cho các thầy cô đang hào hứng bước vào năm học mới”.
Mỹ Hà
Tin liên quan
1.
Một trong nội dung trong sách Cánh Diều bị chê
Trước phản ánh của báo chí, xã hội về việc sách giáo khoa (SGK) môn Tiếng Việt lớp 1 có một số nội dung chưa phù hợp, tối 11-10, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã chỉ đạo kiểm tra, làm rõ và có phương án xử lý phù hợp.
..
----
DƯ LUẬN BỐN PHƯƠNG
18.
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=2429752213985219&id=100008513914016
17.
VHSG- Câu chuyện về sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 đang “nóng” trên các diễn đàn, chủ yếu thiên về phê phán những hạt “sạn” trong sách. Để có cái nhìn đa chiều và cũng vì tương lai của con em chúng ta, VHSG xin trân trọng giới thiệu bài viết của Tiến sĩ Trịnh Thu Tuyết, một giáo viên ngữ văn giàu kinh nghiệm ở Hà Nội. Bài viết chỉ thể hiện suy nghĩ và quan điểm cá nhân, không nhằm phản bác hay tranh luận với bất kỳ quan điểm khen chê nào, tựa đề do VHSG đặt.
Với một bộ sách đang gây bão trên mạng xã hội như hai cuốn sách Tiếng Việt lớp 1 bộ Cánh diều, những người quan tâm tới giáo dục đất nước không thể thờ ơ, hoặc tỏ ra ngạo mạn thờ ơ. Chỉ là chúng ta quan tâm theo cách nào – chia sẻ vài bức ảnh chụp những trang sách theo “nguyên tắc” cắt cup của “Phúc thống phục nhân sâm… tắc tử” rồi mạt sát, bênh vực, khen chê, cả khen lẫn chê đều có thể sử dụng những ngôn từ khiến các cháu lớp 1 nếu không may mà lại biết đọc, chắc sẽ stress vì không hiểu lý do nào khiến các bé phải đi học, có học, có chữ để như thế sao?
Cách đây mấy ngày tôi cũng có chia sẻ một trang chụp bài “Ve và gà” trong sách Tiếng Việt tập 1, bộ Cánh diều, kèm truyện ngụ ngôn La Fontaine “Ve và kiến” theo bản dịch lần 2 của cụ Nguyễn Văn Vĩnh năm 1914 trên Đông Dương tạp chí. Quả thật tôi cũng cảm thấy việc thay “kiến” thành “gà” có chút gượng ép, nhất là rất khó hình dung ve sẽ an lành trở về sau khi tới nhà gà xin ăn; thêm chi tiết về lời giáo huấn của gà với ve: “Ve chăm múa và chăm làm nữa thì sẽ chẳng lo gì” – chi tiết “ve múa” hơi khó thuyết phục với logic hồn nhiên nhưng rất rành mạch của trẻ thơ: cô Tấm có thể chui vào trong quả thị, con công có thể múa, nhưng ve thì không, ve chỉ có thể hát – trẻ có thể chấp nhận thế giới kì ảo của truyện cổ tích nhưng không chấp nhận sự vi phạm logic đời sống với những chi tiết hiển nhiên trẻ vẫn quan sát, chứng kiến hàng ngày! Đặc biệt lời ngỏ ý của ve:“Chị…cho ve tí gì nhé” và lời đáp của gà: “Ve chăm múa và chăm làm nữa thì sẽ chẳng lo gì” khiến dư luận, tất nhiên chỉ là người lớn, khó tránh những liên tưởng nhạy cảm, phản cảm!
Tới chiều qua, sau khi được cô bạn gửi tặng trọn bộ Cánh diều nổi tiếng, đọc rất nhanh hai cuốn Tiếng Việt lớp 1, cả tập 1, tập 2 với tâm thế sẽ lý giải được thấu đáo căn nguyên cơn giận dữ chính đáng của dư luận, tôi thấy hơi bất ngờ vì về cơ bản, hai cuốn sách ấy lại thuyết phục được tôi. Tôi “đọc” được triết lý giáo dục từ hai cuốn sách, thấy quan niệm “Mang cuộc sống vào bài học, đưa bài học vào cuộc sống” đã không chỉ dừng lại là “quan niệm” mà hiện hữu trong từng thao tác, từng công đoạn, từng phần mục của mỗi bài, nhận ra, nếu thầy trò tương tác tốt, hai cuốn sách này sẽ thực sự giúp phát triển những phẩm chất và năng lực phù hợp với lứa tuổi các em.
Hai vấn đề nóng nhất xung quanh cuốn sách Tiếng Việt là cách thức tuyển chọn ngữ liệu và việc sử dụng ngôn từ trong các bài đọc. Sau mỗi bài học về một âm, một vần, một thanh mới, sách lại cung cấp những mẩu chuyện nho nhỏ từ Kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam, truyện ngụ ngôn, truyện cổ tích của các tác giả nước ngoài, hoặc những đoạn văn/ thơ ngắn đề cập tới người, vật, đồ vật, con vật, sự việc… quen thuộc với cuộc sống hàng ngày của các em.
Tôi nhận thấy với những ngữ liệu này, các tác giả sách giáo khoa đã khá công phu khi lựa chọn trích nguyên văn hay phỏng theo nguyên tác, luôn tuân thủ mấy nguyên tắc chính: thứ nhất là bài đọc phải đáp ứng yêu cầu cho trẻ được tiếp xúc, nhận biết và luyện nghe, nói, đọc, viết… các âm, các vần, các tiếng trong bài học; thứ hai, dung lượng và các đơn vị ngôn ngữ trong bài đọc phù hợp với tiết học và nhất là tầm đón nhận của học trò, phải soạn đúng với những yếu tố ngôn ngữ các em đã biết; thứ ba, bài đọc phải góp phần giúp hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực cần thiết cho học trò.
Nguyên tắc thứ nhất và thứ hai chính là lý do khiến nhiều truyện ngụ ngôn đặc sắc của văn học dân gian Việt Nam hoặc của các tác giả nước ngoài như Lev Tolstoy, La Fontaine, Aesop… phải được soạn/ kể lại, giản lược và phù hợp hơn, là lý do khiến câu chuyện nổi tiếng “Ve và kiến” trở thành “Ve và gà”; bài Tập đọc “Thỏ thua rùa” (trang 61, tập 1), câu chuyện quen thuộc đã phải thay từ “nhai” bằng “nhá”; hoặc rất nhiều bài Tập đọc khác chưa thể dùng các từ phủ định “không/ chẳng…” mà phải dùng từ “chả” – và sự lặp lại với tần suất khá cao của từ “chả” ít nhiều gây cảm giác khó chịu, bức xúc.
Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ thì 35 bài học đầu của tập 1, các em mới chỉ được nhận diện và ghi nhớ các tiếng có bộ phận vần là một âm chính như a,o, ô, ơ, e, ê, u, ư và các nguyên âm đôi như ia, ua, ưa…, từ bài số 36 mới được học các tiếng có bộ phận vần gồm hai âm như am, ap, ăm, ăp, âm, âp…, và vì thế, lời ngỏ ý của Ve với Gà: “Chị… cho ve tí gì nhé” mà chính tôi đã từng thấy khá phản cảm, nhưng khi đọc lại trong hệ thống bài học thì thấy câu nói phải sử dụng một lượng hạn hẹp từ vựng cho phù hợp với tầm đón nhận của các em, và nếu nhìn ở góc độ cốt truyện, cũng thấy: nếu gạt bỏ sự liên tưởng tới thái độ ỡm ờ chỉ có ở thế giới người lớn, các em sẽ thấy lời ngỏ ý này thể hiện rất đúng tâm lý ngập ngừng xấu hổ của chú ve lười biếng khi đói quá, buộc phải mở lời xin ăn…!
Nương theo hai nguyên tắc này, có bài đọc đã thể hiện rất đúng tình huống và năng lực giao tiếp của nhân vật khi một em bé đang bập bẹ học nói, chỉ có thể diễn đạt ý: “Dì Kế giã giò” bằng hai tiếng “Dì…giò…” (Bé kể, tr.35, tập 1), chi tiết “bi bô” này chắc chắn sẽ được các bé lớp 1 chia sẻ.
Như đã nói ở trên, từ “chả” phải mang đồng thời cả chức năng biểu đạt cho ý nghĩa phủ định cùng chức năng thay thế cho hàng loạt các từ phủ định mà các bé có thể nghe rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày nhưng lại chưa được nhận diện trong bài học, tuy nhiên, từ này dù mang khá đậm sắc thái biểu cảm nhưng không phải là phương ngữ khi xuất hiện trong Từ điển phổ thông và được sử dụng khá phổ biến trong cộng đồng, thậm chí có trường hợp như trong bài “Nụ hôn của mẹ” (trang 127, tập 1), từ “chả” đã thể hiện sắc thái biểu cảm rất phù hợp khi một em bé sung sướng và nũng nịu đón nhận tình yêu thương trìu mến của mẹ, đang thiêm thiếp sốt, được mẹ hôn lên trán, bé thì thầm: “Mẹ à, con chả ốm nữa”!
Cũng ở lĩnh vực từ vựng, một số từ có thể gây hiệu ứng tiêu cực như “tợp, chén, cuỗm…”, hoặc những từ ít gặp như “khổ mỡ”…, theo tôi cũng nên cung cấp có mức độ cho học sinh, thế giới phẳng khiến các cháu được/ phải tiếp xúc với khá nhiều hiện tượng ngôn ngữ khác nhau, nếu không giúp học trò hiểu ngữ cảnh sử dụng phù hợp với mỗi hiện tượng ngôn ngữ, các em sẽ lúng túng trong giao tiếp thực tế. Ví dụ trong bài đọc “Quạ và chó” (trang 99, tập 1), từ “cuỗm” và “tợp” là hai từ mang sắc thái biểu cảm tiêu cực sẽ rất phù hợp với chó, một kẻ tham lam lừa đảo.
Việc tuyển chọn, sử dụng ngữ liệu cho các bài đọc cũng phải đảm bảo nguyên tắc thứ ba, đó là góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất, năng lực cần thiết cho học trò. Đây cũng là vấn đề gây nhiều hiệu ứng trái chiều trong dư luận. Có lẽ không cần nhắc lại hiện tượng những bài đọc phải ngắt làm hai tiết cho phù hợp với yêu cầu tiết học và tâm sinh lý lứa tuổi học trò lớp 1, chỉ nên đặt lại vấn đề: các bài học phổ thông có nên đề cập tới những hiện tượng tiêu cực hay không? Chúng ta vẫn còn nhớ câu chuyện về hai con dê qua cầu với bài học: nếu không chịu nhường nhịn nhau, cả hai sẽ phải chịu hậu quả đáng tiếc; hay câu chuyện về bộ lông của quạ và công với lời nhắc: nếu tham lam, nóng vội sẽ khó có được kết quả tốt đẹp; hay bài thơ Mèo con đi học khiến qua tuổi đi học mà bao người lớn cũng vẫn phải mỉm cười vì sự ngộ nghĩnh trong bài học nhẹ nhàng về đức tính chăm chỉ, không được nói dối…! Rất gần đây, đề xuất đưa truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao ra khỏi sách giáo khoa phổ thông cũng dựa trên nỗi lo lắng: học trò sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực như thế nào khi tiếp xúc với những biểu hiện tha hóa lưu manh của nhân vật chính? Nguyễn Minh Châu đã đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn học minh họa, đã đưa các nhân vật của ông ra khỏi “bầu không khí vô trùng” để độc giả nhận chân thế giới thực xung quanh mình, và thậm chí trong chính con người mình với biết bao nhiêu sự khuất lấp của cái xấu, cái ác…, nhận ra để ghê sợ, căm ghét, để đủ trí tuệ và bản lĩnh chiến đấu chống lại nó, hướng tới một thế giới thanh sạch hơn.
Trở lại với những bài đọc trong sách Tiếng Việt lớp 1, tất cả các bài đọc (vốn là những truyện ngụ ngôn có giá trị giáo dục sâu sắc về ứng xử, về cách sống, cách nghĩ…) nếu đề cập tới cái xấu như sự lười biếng, thói tráo trở, sự lừa lọc, khôn lỏi… thì đều đưa tới bài học giản dị và tích cực: những người có thói hư, tật xấu sẽ gặp hậu quả thích đáng, những người cả tin cũng nhận được bài học về sự cảnh giác để tỉnh táo hơn trong cuộc sống… Đó là trường hợp những bài đọc như “Ve và gà” (trang 69, tập 1) dạy các em bài học chăm chỉ; “Sẻ và cò” (trang 79, tập 1) giúp các em hiểu một nguyên tắc ứng xử rất quan trọng: không nên chê bai người khác chỉ vì sự khác biệt của họ so với mình; “Lừa và ngựa” (trang 85, tập1), “Hai con ngựa” (trang 157, tập 1) chỉ ra hậu quả của thói ích kỉ; “Quạ và chó” (trang 99, tập 1), “Cua, cò và đàn cá” (trang 115, tập 1) nhắc các em phải biết phân biệt những lời yêu thương chân thành với những lời nịnh nọt hoặc dối trá; “Chuột út” (trang 135, tập 1) dạy các em kỹ năng phân biệt người tốt xấu xung quanh mình…
Và đặc biệt, với hàng loạt các đoạn thơ/ văn ngắn được soạn hoặc tuyển chọn, học trò được tiếp xúc với cả một thế giới gần gũi, quen thuộc, thân thiết của gia đình với ông bà, cha mẹ, anh chị em (Nụ hôn của mẹ, trang 127, tập 1; Về quê ăn Tết, tr 113, tập1; Chủ nhật, tr.109, tập1; Cả nhà thương nhau, tr138, tập 2; Em nhà mình là nhất, tr.139, tập 2…) ; của nhà trường với thầy cô, bạn bè (Tiết tập viết, tr. 119, tập 1; Quyển vở của em, tr.122, tập 2; Thầy giáo, tr 92, tập 2…); của xã hội với bác lao công quét rác (Xe rác, tr. 147, tập 1), với những phố nghề (Phố Lò Rèn, tr 111, tập 1); của thiên nhiên, môi trường (Bỏ nghề, tr.145, tập 1; Chuyện trong vườn, tr.103, tập 2; )…, bồi dưỡng thêm cho tâm hồn trẻ thơ những tình cảm tốt đẹp, nhân ái, yêu thương…, học được cách ứng xử văn minh, tử tế trong cộng đồng. Những bài đọc gắn với một thời xưa cũ của ông bà, cha mẹ đã được soạn lại với một hệ thống các câu hỏi, bài tập, bài luyện… theo hướng rèn các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và bồi dưỡng các phẩm chất, năng lực… khá hiện đại như Quạ và công, tr.153, tập1, Ong và bướm, tr. 17, tập 2; Mời vào, tr.78, tập 2; Cô bé quàng khăn đỏ, tr.89, tập 2; Đi học, tr.95, tập 2; Mèo con đi học, Gửi lời chào lớp một, tr.161, tập 2…
Khó có thể phủ nhận những hiện tượng ngôn ngữ gây phản cảm, cần điều chỉnh, ví dụ bài Ngỗng, trang 136, tập 2, là bài đọc sử dụng phương thức biểu đạt thuyết minh, giới thiệu những đặc điểm của loài ngỗng, nhưng lại đưa vào cách diễn đạt của văn nói, trong câu kết: “Bị mổ liên tiếp, kẻ trộm cũng phải “choáng váng” và “chạy mất dép”, các bạn nhỉ?” – trong đó, “chạy mất dép” là khẩu ngữ khá suồng sã, không phù hợp với văn bản học đường.
Đánh giá một cuốn sách cũng như nhìn nhận một con người, không nên chỉ xem vài bức ảnh!
Hà Nội, ngày 12.10.2020
TRỊNH THU TUYẾT
https://vanhocsaigon.com/mot-goc-nhin-khac-ve-sach-giao-khoa-tieng-viet-lop-1/
16.
https://www.facebook.com/viethong.mac/posts/3223982424377612
15.
Sau một tháng tổ chức dạy và học theo chương trình và sách giáo khoa (SGK) mới, hiện có nhiều tranh cãi quanh một số bài tập đọc trong sách tiếng Việt lớp 1. Không ít ý kiến cho rằng chương trình, SGK môn Tiếng Việt "nặng và khó hơn" so với chương trình cũ, nhiều bài học khó hiểu, không có tính giáo dục.
14.
https://www.facebook.com/hoangggalia/posts/205240827683736
13.
https://www.facebook.com/NguyenNhuPhong55/posts/1066126500490309
12.
11.
(NLĐO) - Điều mà dư luận chờ đợi là thái độ nghiêm túc, cầu thị của nhóm tác giả sách giáo khoa lớp 1 mà đứng đầu là Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết với tư cách tổng chủ biên.
Sách giáo khoa (SGK) lớp 1 mới đưa vào trường học đã gây hàng loạt phản ứng tiêu cực đáng lo ngại.
Mặc dù thừa nhận cái mới gặp phải ý kiến trái chiều là điều tất nhiên, nhất là khi nó liên quan đến mọi người, mọi nhà và giáo dục con trẻ - lĩnh vực cực kỳ nhạy cảm và hệ trọng.
Nhưng trước quá nhiều "sạn" được đông đảo người dân chỉ ra, thay vì bình tĩnh tiếp nhận, lắng nghe với thái độ cầu thị, thậm chí làm rõ những khác biệt để thấu tình đạt lý, thì Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên bộ sách "Cánh diều" đang cố chống chế chẳng mấy thuyết phục, như "thêm dầu vào lửa" làm nhiều người cảm thấy bức bối thêm.
Những kiệt tác của các đại văn hào thế giới La Fontaine hay Lev Tolstoy, những bậc thầy ngụ ngôn truyền đời từng để lại dấu ấn nhân văn cho bao thế hệ bỗng chốc trở thành chuyện khôi hài, vô cảm và nhảm nhí qua những mẩu truyện ê a kệch cỡm đầu Ngô, mình Sở, chân Bắc, tay Nam, râu ông nọ, sọ cằm bà kia.
Nhiều phụ huynh phải giật mình than vãn và lo sợ sách tác hại đến con trẻ khi đọc những mẩu ngụ ngôn "Hai con ngựa", "Quạ và chó", "Ve và gà", "Cua, cò và đàn cá"… Đã vậy, còn hàng loạt từ ngữ nhạy cảm, những tiếng lóng "tợp, chộp, nhá, cuỗm" vô tư mang ra dùng. Sách còn dạy trẻ con đánh ghen kiểu như "Núi cao, sông hãy còn dài/Năm năm báo oán, đời đời đánh ghen" mà mục đích là chỉ nhằm để "đưa bốn thanh ngang vào mô hình".
Học trò lớp 1 ngay năm đầu tiên tiếp xúc với con chữ, được học vần, học tiếng, nhưng cũng là học văn, học làm người chứ đâu chỉ ê a, i tờ, ú ớ. Vì vậy, trách chi phụ huynh không thể không lo với những cải biên của nhóm biên soạn sách.
Có lẽ, không cần phải nhắc lại về những thắc mắc trước những mẩu truyện ngụ ngôn, câu chữ, vần, từ lộn tùng phèo, láy qua đá lại dễ suy diễn lung tung, dễ gieo rắc mớ bòng bong vào đầu con trẻ. Cái mà dư luận chờ đợi là thái độ nghiêm túc, cầu thị của nhóm tác giả mà đứng đầu là Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết với tư cách tổng chủ biên.
Có quá nhiều người bức xúc, muốn đối thoại với ông Tổng chủ biên sách, nhưng sẽ không thể có cuộc đối thoại thẳng thắng nào nếu tác giả sách vẫn mượn Tolstoy ra để làm lá chắn "Một nhà văn vĩ đại như ông thì chắc chắn không có sáng tác nào là câu chuyện phản giáo dục".
Vâng, đại văn hào Nga và các văn nhân không phản giáo dục, có chỉ ở người hiểu và dùng không đúng. "Mọi người bình tâm, đọc kỹ, hiểu công việc dạy học sinh lớp 1 trước khi đánh giá" là điều cần thiết, nhưng không thể cho rằng "Có bao giờ xã hội bằng lòng với ngành giáo dục đâu" hay lập luận vì cạnh tranh giữa các bộ sách giáo khoa nên dẫn đến nhiều ý kiến chỉ trích để rồi phớt lờ dư luận.
Thưa ông, không ai muốn những người soạn sách "đẽo cày giữa đường", nhưng cũng không thể thấy sai mà không sửa. Hãy lắng nghe ý kiến của đa số quốc dân đồng bào, nhiều người còn đề nghị bỏ luôn, chứ không chỉ là sửa sách!
Cũng theo Giáo sư Thuyết "Lần đầu tiên sau năm 1975 ở Việt Nam có SGK xã hội hóa, không làm bằng tiền của Nhà nước mà hoàn toàn bằng tiền tư nhân. Đây là điều rất mới". Nhưng đó chỉ là một mặt của vấn đề, vế còn lại rất quan trọng, là việc mỗi người dân, cha mẹ học sinh phải bỏ tiền ra mua sách cho con em học kèm theo gánh nặng "lợi nhuận làm sách giáo khoa" của các nhà đầu tư. Với tư cách những "khách hàng đặc biệt", phụ huynh có quyền được chọn lựa sản phẩm tốt nhất cho con em mình. Nếu như những người "sản xuất sách" không lắng nghe ý kiến, nắm bắt nhu cầu chính đáng của "người tiêu dùng", thì họ phải có quyền từ chối.
Nói thẳng, bộ sách "Cánh diều" được cho là chọn lựa tốt nhất của nhà quản lý giáo dục trong 5 bộ sách giáo khoa ứng thí. Sự thẩm định, chọn lựa của các nhà chuyên môn là rất quan trọng, nhưng đừng quên sự chọn lựa của nhân dân. Chính người dân bỏ tiền ra mua sách!
Việc những hạt sạn trong SGK lớp 1 mới có được nhặt ra hay không, sửa để dùng tiếp hay phải thay sách mới không, việc phụ huynh phải bỏ tiền ra mua sách đắt hay rẻ cần được quan tâm, nhưng quan trọng hơn vẫn là tương lai con em chúng ta.
Cá nhân tôi kính trọng Giáo sư Thuyết, một nhà giáo từng là đại biểu Quốc hội có những phản biện sắc sảo liên quan quốc kế nhân sinh, nhưng không thể dựa vào lập luận kiểu "một nhà văn vĩ đại thì chắc chắn không có sáng tác nào là câu chuyện phản giáo dục". Điều tôi quan tâm là những gì Giáo sư và nhóm tác giả đối thoại với người dân – người dùng sách cho con cháu họ như thế nào?
Và quan trọng hơn, là sự quyết liệt làm rõ trắng đen của Bộ Giáo dục và Đào tạo – cơ quan có thẩm quyền cao nhất chịu trách nhiệm trước quốc dân đồng bào về việc dùng SGK lớp 1 mới như thế nào?
Bài: Trần Hiệp Thủy; ảnh: Nguyên Lâm10.
https://www.facebook.com/huynh.luongngoc/posts/1693411967501632
9.
https://www.facebook.com/vtpanh/posts/10214797844853506
Chọn sách giáo khoa lớp 1 ở TP.HCM: Sách của Sở GD-ĐT 'thắng' lớn
TTO - Theo tin từ Sở GD-ĐT TP.HCM, đa số các trường tiểu học trên địa bàn chọn bộ 'Chân trời sáng tạo' (bộ sách do Sở GD-ĐT phối hợp Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam thực hiện). Trong khi đó, một số trường chọn 4 bộ sách còn lại.
Đó là kết quả của việc chọn lựa sách giáo khoa lớp 1 cho năm học 2020-2021 của các trường tiểu học trên địa bàn TP.HCM. Cụ thể như sau:
Bộ sách "Chân trời sáng tạo" bao gồm 10 cuốn với 8 môn học (tiếng Việt, toán, đạo đức, âm nhạc, mỹ thuật, tự nhiên xã hội, giáo dục thể chất, hoạt động trải nghiệm, tiếng Anh): hiện các trường tiểu học đã đặt mua từ 86.942-121.195 cuốn tùy từng môn - theo số liệu của Sở GD-ĐT TP.HCM.
Cũng theo sở, các trường tiểu học thảo luận và chọn lựa sách cho từng môn học riêng lẻ chứ không chọn cả bộ của một nhóm tác giả hay một nhà xuất bản nhất định. Vì vậy, mỗi cuốn sách có số lượng đặt mua khác nhau.
Bộ sách đứng thứ hai trong danh sách được nhiều trường lựa chọn là bộ "Cánh diều" của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP.HCM và Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội. Hiện các trường tiểu học đã đặt mua từ 3.135-40.308 cuốn tuỳ theo môn học.
Còn lại các bộ sách: "Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục", "Kết nối tri thức với cuộc sống", "Cùng học để phát triển năng lực" (đều của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) cũng được một số trường lựa chọn với số lượng đặt mua từ vài cuốn đến hơn 6.000 cuốn tùy theo môn học.
Được biết, Bộ GD-ĐT đã thẩm định và phê duyệt 5 bộ sách giáo khoa lớp 1 chương trình giáo dục phổ thông mới để sử dụng trong trường tiểu học từ năm học 2020-2021. Tuy nhiên, việc lựa chọn bộ sách nào dùng trong trường của mình là do các trường tiểu học chọn lựa.
8.
https://www.facebook.com/nvNguyenQuangVinh/posts/1680492942112403
7.
https://www.facebook.com/anhthianna/posts/3554699631276195
6. Công dân Hoàng Ngọc (ngày 10/10/2020)
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1004723896617555&id=100012398619433
5. Huy Đức (sáng 11/10/2020)
https://www.facebook.com/Osinhuyduc/posts/3262970127071479
4. Bác Ngô Nguyệt Hữu (sáng 11/10/2020)
https://www.facebook.com/100001917047475/posts/4527751220632068/?sfnsn=mo
3.
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=842362936572896&id=100023975920044
2. Bác nhà văn Nguyễn Quang Vinh (sáng 11/10/2020)
"
"
https://www.facebook.com/nvNguyenQuangVinh/posts/1679861315508899
1. Nữ sĩ Bạch Hoàn (viết sáng 11/10/2020)
"
"
https://www.facebook.com/bachhoanvtv24/posts/2817446281835942
---
---
TƯ LIỆU HỒI CỐ
6. Hồi năm 2018
Không có chuyện “80 triệu USD rơi vào túi các ông làm chương trình”
Lấy bổi cảnh thế giới bước sang giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0, GS. Nguyễn Minh Thuyết cho biết các nước trên thế giới cũng đang có xu hướng rút ngắn các lần đổi mới sách giáo khoa (SGK) từ 10 – 15 năm xuống chỉ còn vài năm. Mục tiêu của các lần đổi mới nhằm đào tạo thế hệ trẻ có đầy đủ phẩm chất, năng lực và bản lĩnh.
GS. Thuyết lấy ví dụ về Hàn Quốc, trong giai đoạn 1956 – 2014, nước này đã có 9 lần đổi mới SGK phổ thông. Trong khi đó, Việt Nam mới thực hiện đổi mới 3 lần trong cùng khoảng thời gian trên (bao gồm: 2 lần cải cách giáo dục vào năm 1956 và 1979; 1 lần đổi mới SGK năm 2000).
Chương trình mới sắp được triển khai được GS. Thuyết đánh giá là được xây dựng “một cách bài bản nhất” căn cứ trên “kinh nghiệm quốc tế và tình hình thực tiễn” và các quy định pháp lý có liên quan tại Việt Nam.
Phương pháp chính được áp dụng trong xây dựng chương trình GDPT mới bao gồm: Vận dụng phương pháp “sơ đồ ngược” và Vận dụng phương pháp đánh giá tác động của chính sách.
Về phương pháp “sơ đồ ngược”, thay vì thực hiện các xây dựng môn học cụ thể ngay từ ban đầu như các chương trình trước, chương trình mới sẽ xác định các mục tiêu cần đạt về phẩm chất và năng lực trong bối cảnh thế giới và Việt Nam trước và thực hiện từng bước để cụ thể hóa trong từng môn học.
Bên cạnh đó, phương pháp đánh giá tác động chính sách dựa trên quan điểm “coi chương trình GDPT là một văn bản quy phạm pháp luật”, vì vậy, chương trình mới đã được xây dựng theo đúng quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Khi đề cập tới kinh phí đổi mới chương trình SGK, GS. Nguyễn Minh Thuyết cho biết dự án được tài trợ bởi Ngân hàng thế giới (WB), bị quản lý rất chặt về tài chính và không có chuyện “80 triệu USD rơi vào túi các ông làm chương trình”.
“Ngay từ khi khởi động dự án, họ đã nêu rõ cụ thể các khoản chi ...Họ đề nghị trả lương cho những người làm chương trình, ông muốn làm như thế nào thì làm để ra chương trình tốt thì làm” – GS. Nguyễn Minh Thuyết chia sẻ.
“Số tiền 144 tỷ đồng nghe có vẻ rất to, nhưng chỉ bằng 180 mét đường Kim Liên – Ô Chợ Dừa ngay gần nhà tôi, hoặc 600 mét đường cao tốc Bắc – Nam” – tổng chủ biên của chương trình GDPT mới bình luận.
Nội dung chương trình giáo dục phổ thông mới có gì mới?
Trước tiên, GS. Nguyễn Minh Thuyết cho biết định hướng chung của chương trình đổi mới lần này nhằm chuyển nền giáo dục nặng về tri thức sang nền giám dục phát triển phẩm chất và năng lực của người học.
Trong đó, chương trình đã xác định được “chân dung” của người học sinh mới bao gồm 5 phẩm chất chủ yếu và 10 năng lực cốt lõi cần hình thành và phát triển. Các phẩm chất và năng lực cốt lõi này sẽ được phát triển thông qua nội dung dạy học và phương pháp dạy học mới (phương pháp tổ chức hoạt động).
Dựa trên các tài liệu về giáo dục của các tổ chức quốc tế, căn cứ trên Nghị quyết TW 5 khóa 8, Nghị quyết TW 33 khóa 11 (năm 2014) và Năm điều Bác Hồ dạy học sinh, ban soạn thảo chương trình đã tìm và chọn lọc 5 phẩm chất cốt lõi, bao gồm: Yêu nước - Nhân ái - Chăm chỉ - Trung thực - Trách nhiệm.
Năng lực cốt lõi dựa trên sự kết hợp giữa tố chất sẵn có với quá trình học tập, rèn luyện; kết quả huy động tổng hợp giữa các nguồn lực (kiến thức, kỹ năng) được hình thành và phát triển thông qua hoạt động (thể hiện ở hiệu quả hoạt động).
Ban soạn thảo cũng phân loại năng lực thành 2 nhóm chính là năng lực chung (bao gồm: năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo) và năng lực đặc thù của từng em học sinh.
Ngoài ra chương trình GDPT cũng sẽ phát triển năng lực dựa trên các phương pháp: Dạy học phân hóa; Dạy học tích hợp và Dạy học thông qua hoạt động.
GS. Nguyễn Minh Thuyết lý giải về tầm quan trọng của phương pháp dạy học phân hóa.
Ông cho rằng: “Năng lực là sự kết hợp giữa tố chất sẵn có và quá trình rèn luyện. Mỗi người có tố chất khác nhau, nếu người ta được học một cách thuận lợi để phát triển các tố chất ấy thì họ sẽ phát triển thành năng lực. Còn nếu chúng ta áp dụng khung cho tất cả mọi người thì sẽ làm thui chột năng lực của học sinh.”
“Nếu Trần Đăng Khoa mà từ bé đã bị buộc phải học toán để trở thành Ngô Bảo Châu ... và ngược lại thì chúng ta cũng không có Trần Đăng Khoa và Ngô Bảo Châu như hôm nay” – ông Nguyễn Minh Thuyết lấy ví dụ.
Về dạy học tích hợp, dựa trên khái niệm về năng lực cốt lõi, GS. Thuyết cho rằng phương pháp này sẽ giúp học sinh “đẩy nhanh được quá trình tổng hợp các nguồn lực” để phát triển được năng lực của bản thân.
Dạy học thông qua hoạt động thông qua các hình thức vận động để hình thành các kỹ năng cần thiết.
Chương trình GDPT được xây dựng lần này “không có sự cào bằng” và phân biệt rõ giữa giai đoạn giáo dục cơ bản và giáo dục định hướng nghề nghiệp. Cụ thể, chương trình mới chủ trương thực hiện giáo dục toàn diện, tích hợp ở các cấp tiểu học và THCS, thực hiện giáo dục phân hóa và tự chọn ở cấp THPT.
Quang cảnh buổi sinh hoạt chuyên đề do CLB Cafe Số tổ chức |
Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá
Bên cạnh việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học và đánh giá phù hợp với chương trình GDPT mới cũng được GS. Nguyễn Minh Thuyết chia sẻ trong buổi thuyết trình.
Đổi mới phương pháp dạy học là “tổ chức hoạt động”, trong đó, thầy cô sẽ đóng vai trò là người hướng dẫn, tổ chức hoạt động cho học sinh nhưng không tuyệt đối hóa phương pháp nào hay cấm thầy cô thực hiện giảng dạy.
Đặt trong bối cảnh công nghệ số, GS. Nguyễn Minh Thuyết cho biết “nếu thầy cô chỉ bằng lòng là người cung cấp thông tin đơn thuần thì họ không thể so sánh được với “ông thầy” Google. Nhưng học sinh vẫn cần các giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn tìm kiếm, chọn lọc và bổ sung thông, xử lý thông tin và vận dụng thông tin đó... Nghề giáo cũng vậy, không cữ mãi giảng dạy theo phương pháp cũ”.
GS. Thuyết cũng đề cập tới các khó khăn của giáo viên khi áp dụng chương trình mới ông nhận định cách quản lý như hiện nay đã khiến giáo viên “co lại và thụ động”. Chương trình GDPT mới sẽ giao quyền tự chủ cho giáo viên.
Nhận định đổi mới phương pháp với đổi mới đánh giá mới đạt được hiệu quả, GS. Thuyết chia sẻ các dẫn chứng thực tế trong quá trình ông công tác tại các trường.
Phương pháp đánh giá đang được áp dụng mới chỉ đòi hỏi kỹ năng giải bài tập, chưa đòi hỏi học sinh phải vận dụng và thực hành kiến thức. Bên cạnh đó, áp lực thi cử sẽ khiến cho các giáo viên dạy học sinh theo cách nhồi nhét và chỉ tập trung vào các phần thi mà thôi.
Các phương pháp đánh giá cần cung cấp thông tin chính xác, khách quan, có giá trị, kịp thời về mức độ đạt chuẩn chương trình của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục.
Trong phần hỏi đáp cuối buổi thuyết trình, GS. Nguyễn Minh Thuyết chia sẻ thêm về công tác chuẩn bị của Bộ Giáo dục và Đào tạo và cho biết Bộ đã có công tác rà soát, lên kế hoạch đào tạo đội ngũ giáo viên ở cả 3 cấp. Chương trình GDPT mới cũng sẽ được triển khai từng cấp nên cũng sẽ giảm thiểu áp lực về cơ sở vật chất cho các địa phương./.
Ngày 28/11/2014, Quốc hội (QH) đã ban hành Nghị quyết Số 88/2014/QH13 về Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Mục tiêu đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông nhằm “tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh”. Về chủ trương “một chương trình, nhiều sách giáo khoa”, nội dung đổi mới trong nghị quyết cũng đã nêu rõ: “Thực hiện xã hội hóa biên soạn SGK; có một số SGK cho mỗi môn học”; và “Các cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn SGK để sử dụng dựa trên ý kiến của giáo viên, học sinh (HS) và cha mẹ HS theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT”. Về lộ trình thực hiện, Nghị quyết đặt ra kế hoạch “Từ năm học 2018 - 2019, bắt đầu triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và SGK mới theo hình thức cuốn chiếu đối với mỗi cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông”. Tuy nhiên, ngày 21/11/2017, QH đã thông qua nghị quyết điều chỉnh lộ trình triển khai áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới được quy định tại Khoản 4, Điều 2 Nghị quyết Số 88/2014/QH13, theo đó, thời hạn áp dụng chương trình sách giáo khoa mới được lùi thời điểm triển khai thành “chậm nhất từ năm học 2020 – 2021 đối với lớp đầu cấp của tiểu học”. Đầu năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định sẽ áp dụng chương trình, SGK mới trong năm học 2019 – 2020 đối với lớp đầu cấp của tiểu học, từ năm học 2020-2021 đối với lớp đầu cấp của THCS và từ năm học 2021-2022 đối với lớp đầu cấp của THPT./. |
https://www.facebook.com/493178311042667/posts/722050451488784/
5. Bộ Cánh Diều được hội đồng đánh giá cao
"Cánh Diều" là bộ sách giáo khoa lớp 1 mới duy nhất có đầy đủ sách dành cho tất cả các môn học, được biên soạn theo chủ trương "thực học, thực nghiệp".
Những thông tin về bộ sách trên được Vov.vn cho biết, "Cánh Diều" là bộ sách giáo khoa xã hội hóa đầu tiên, là kết quả hợp tác giữa Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh và Công ty Đầu tư Xuất bản – Thiết bị giáo dục Việt Nam. Sự ra đời của bộ sách đã bước đầu tạo ra một cuộc cạnh tranh về chất lượng sách giáo khoa cả về nội dung và hình thức.
Đây là bộ sách giáo khoa duy nhất có bản thảo của đầy đủ các môn được Hội đồng thẩm định quốc gia thông qua với tỉ lệ phiếu "Đạt" tuyệt đối.
"Cánh Diều" là bộ sách duy nhất hiện nay có đầy đủ sách giáo khoa dành cho tất cả các môn học gồm Toán 1, Tiếng Việt 1, Tự nhiên và Xã hội 1, Đạo đức 1, Âm nhạc 1, Mỹ thuật 1, Giáo dục thể chất 1 và Hoạt động trải nghiệm 1 soạn theo quy định của Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Cơ sở biên soạn bộ sách được dựa theo chủ trương "thực học, thực nghiệp" với mục tiêu xuyên suốt, thống nhất "Mang cuộc sống vào bài học – Đưa bài học vào cuộc sống". Điều đặc biệt nữa là bộ sách được giới thiệu quy tụ đại đa số thành viên Ban phát triển chương trình giáo dục phổ thông 2018 và Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Trao đổi với Phapluatplus.vn, GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới cho biết: "Nếu nhìn vào sách Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách "Cánh Diều" thì sẽ thấy sự kế thừa sách giáo khoa hiện hành nhiều, do đó tin chắc rằng các thầy cô đang dạy lớp 1 hiện nay khi sử dụng bộ sách có thể dạy được ngay. Thậm chí rất ít cần tập huấn bởi tính kế thừa".
Theo ông Thuyết, điểm phát triển của sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 "Cánh Diều" là chủ trương dạy theo nhóm nét chữ cho học sinh dễ học. "Khác với chương trình hiện hành ngay từ đầu đã dạy những chữ quá khó, ví dụ, chữ e, chữ b,... Chương trình mới sẽ dạy theo nét chữ. Bắt đầu chữ a, c từ những nét cong hở, rồi đến o, ô, ơ, d, đ,... có nét cong kín, GS Thuyết nói.
Điểm mới thứ hai là ngay từ đầu, chúng tôi đã tận dụng những chữ mà học sinh đã học được để tạo nên những bài đọc từ 6-7 tiếng đến 20 tiếng và cuối học kỳ 1 là 30 tiếng. Đặc biệt, ở phần luyện tập tổng hợp vào 9 tuần cuối cùng, mỗi tuần sẽ thiết kế có 2 tiết tự đọc để giúp học sinh phát triển kỹ năng đọc, hình thành nếp đọc sách và năng lực tự học của học sinh.
Ở phần luyện tập tổng hợp, mỗi tuần cũng được dành 1 tiết gọi là góc sáng tạo để học sinh có thể vận dụng những điều đã học được vào làm những sản phẩm như bưu thiếp, sưu tầm những hình ảnh về thiên nhiên"... Về việc tạo hứng thú cho học sinh, ông Thuyết dẫn chứng, ngay từ những giờ đầu tiên học sinh đã phải tập đọc nhưng sách được thiết kế kết hợp chữ với hình để các em dễ tiếp thu, tránh tâm lý "sợ".
4. Cùng năm 2012 đó, cụ Phạm Toàn (1934-2019) có viết lại (cụ Phạm Toàn thì là bộ Cánh Buồm)
"
"
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1005545643202047&id=100012398619433
"
Nhà giáo Phạm Toàn – vị 'thuyền thưởng của Cánh Buồm' qua đời ở tuổi 87
Dịch giả nổi tiếng, nhà văn, nhà giáo Phạm Toàn vừa qua đời tại nhà riêng.
Nhà văn, nhà giáo Phạm Toàn (bút danh Châu Diên) vừa qua đời lúc 6h42 tại nhà riêng vào sáng nay (26/6).
Sinh năm 1932 tại Đông Anh (Hà Nội), nhà giáo Phạm Toàn có nhiều đóng góp to lớn trong lĩnh vực sáng tác văn học và là một nhà cải cách giáo dục tâm huyết.
Năm 1951, nhà giáo Phạm Toàn bắt đầu viết văn với bút danh Châu Diên và đạt được một số giải thưởng về văn xuôi và truyện ngắn. Ông là dịch giả của các cuốn tiểu thuyết, các tác phẩm của Victor Hugo, Jean-Paul, Sartre Carlo Goldoni, A.de Saint-Exupéry, Đới Tư Kiệt…
Từ năm 1967, ông tham gia nghiên cứu, giảng dạy, biên soạn sách cho học sinh dân tộc thiểu số, sách tâm lý giáo dục và bộ sách công nghệ giáo dục cho học sinh trường Thực nghiệm.
Những năm trở lại đây, ông được biết đến là vị thuyền trưởng, người sáng lập nhóm Cánh Buồm. Với mục tiêu biên soạn một bộ sách giáo khoa có khả năng phát triển năng lực tự học và tự giáo dục của người học, nhóm Cánh Buồm thu hút và tập hợp những người làm việc hoàn toàn trên tinh thần tình nguyện.
Cố nhà giáo cho biết, việc làm của ông và nhóm Cánh Buồm không phải vì lợi nhuận, không phải vì danh tiếng mà chỉ vì trách nhiệm công dân bình thường, và vì “mình không làm thì ai làm?”. Câu nói này trở thành triết lý hành động của nhóm Cánh Buồm.
Cho đến nay, nhóm đã in khoảng 100.000 cuốn sách giáo khoa dạy tiếng Anh, tiếng Việt mới dành cho học sinh phổ thông, được nhiều trường sử dụng.
Nhà giáo Phạm Toàn là một người truyền cảm hứng cho rất nhiều độc giả và các bạn trẻ. Sự ra đi của ông là một sự tiếc nuối trong lòng độc giả, các cộng sự, giới trí thức, và đặc biệt là giới nghiên cứu giáo dục.
Thời gian tổ chức lễ viếng và truy điệu từ 8:00 - 10:00, ngày 28/6/2019 (thứ Sáu) tại Nhà tang lễ Cầu Giấy (phố Trần Vĩ, Mai Dịch, Hà Nội).
Lễ hỏa táng cùng ngày tại Đài hoá thân Hoàn Vũ (Văn Điển). An táng tại quê nhà, thôn Hội Phụ, xã Đông Hội, Đông Anh, Hà Nội.
gia đình nhà giáo Phạm Toàn xin không chấp điếu (không nhận vòng hoa và tiền phúng viếng).
"
https://vtc.vn/nha-giao-pham-toan-vi-thuyen-thuong-cua-canh-buom-qua-doi-o-tuoi-87-ar483093.html
3. Hồi năm 2012, cụ Thuyết nói về bộ sách của cụ Đại
"
Trường Thực nghiệm: Từng bị phản đối ở cấp nhà nước
(VTC News)- Cuối năm 1995, Hội đồng cấp nhà nước (gồm 9 hội đồng chuyên môn) do GS.TS Phạm Tất Dong làm Chủ tịch, đã không ủng hộ chương trình thực nghiệm.
Tin nóng về trường Thực nghiệm
Theo quan điểm của GS Nguyễn Minh Thuyết, giải pháp lâu dài là đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên đồng đều cho các trường và xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, ở đó học sinh không bị áp lực về chuyện học hành, không bị ép phải đi học thêm, không bị thầy cô rầy la, đánh mắng.
GS Nguyễn Minh Thuyết chia sẻ mô hình Thực nghiệm đã từng có lần bị hội đồng khoa học nhà nước không tán thành (Ảnh: Phạm Thịnh) |
PV VTC News đã có cuộc trao đổi với GS Nguyễn Minh Thuyết xung quanh câu chuyện tuyển sinh vào Trường Thực nghiệm Hà Nội.
- Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về việc phụ huynh đạp đổ cả cổng trường Thực nghiệm để mua đơn xin học cho con?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Tôi cảm thấy rất buồn. Có lẽ trên thế giới không một nước nào diễn ra cảnh đi xin học cho con như thế. Nó vừa chứng tỏ sự lúng túng trong điều hành vừa chứng tỏ một nếp sống chưa văn minh.
Việc phụ huynh học sinh phải xếp hàng từ 2, 3 giờ sáng chạy xô vào khi trường mở cổng để mua cho con hồ sơ không phải chỉ diễn ra năm nay mà diễn ra nhiều năm gần đây khi phụ huynh học sinh đi xin học cho con vào trường mẫu giáo công lập.
Điều đó nói lên một thực tế là chúng ta đang thiếu những trường có điều kiện tốt, và thành phố chưa quan tâm đảm bảo điều kiện vật chất, điều kiện giáo viên cho các trường đồng đều như nhau, vì thế phụ huynh đổ xô vào một số trường điểm là tất yếu.
Nếu các trường điểm khác của Hà Nội không tuyển sinh theo tuyến mà cũng tuyển sinh trên phạm vi toàn thành phố như Trường Thực nghiệm thì chắc còn nhiều cánh cổng nữa bị đạp đổ chứ không riêng gì cổng Trường Thực nghiệm.
- Phụ huynh cũng tự nhận rằng, họ biết là sai nhưng vẫn làm vì lo lắng cho tương lai của con. Liệu lý do này có bào chữa được cho hành động chen lấn, xô đổ cả cổng trường?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Tôi rất chia sẻ với các vị phụ huynh về mong muốn cho con vào trường tốt. Nhưng để đạt mong muốn đó mà không ai chịu nhường ai thì thật đáng buồn.
Chắc nhiều người còn nhớ những hình ảnh đáng nể phục về sự tương thân tương ái, trật tự nề nếp của người dân thành phố Fucushima, Nhật Bản trong cơn hoạn nạn động đất, sóng thần năm 2011 như thế nào. Điều gì làm cho chúng ta khác với người Nhật như vậy?
- Liệu trường Thực nghiệm có tốt hơn các trường dạy theo chương trình bình thường của Bộ GD-ĐT?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Trường Thực nghiệm cũng dạy theo chương trình của Bộ, chỉ ở một vài lớp là dạy một số môn theo chương trình thực nghiệm.
Có thể thấy những điểm nổi trội của trường mà phụ huynh đánh giá cao là học sinh được học bán trú, không buộc phải học thêm, không phải chịu sức ép học hành nặng nề, được thầy cô tôn trọng.
Đây là những yêu cầu chung về phương pháp giáo dục đối với tất cả các trường trên toàn quốc, nhưng vì sao chỉ có Trường Thực nghiệm và một số ít trường khác thực hiện được – đó là điều các cơ quan quản lý giáo dục cần nghiên cứu.
- Nếu mô hình Trường Thực nghiệm thành công sao không nhân rộng ra hơn nữa thưa ông?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Năng lực, phẩm chất của các thầy cô Trường Thực nghiệm nói chung xứng đáng được đánh giá cao. Nhưng nội dung một số môn học theo chương trình thực nghiệm chưa được đánh giá như vậy.
- Có ý kiến cho rằng Bộ GD-ĐT chưa mạnh dạn cho nhân rộng mô hình thực nghiệm là vì chưa có tổng kết thực sự khoa học?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Chương trình thực nghiệm là đề tài khoa học nên chắc chắn nó đã được đánh giá nhiều lần. Có đánh giá bên trong (tự đánh giá) và đánh giá bên ngoài (đánh giá của các hội đồng chuyên môn do Bộ GD-ĐT hoặc Bộ Khoa học- Công nghệ thành lập).
Tôi có được dự khán một đợt đánh giá tổng thể vào cuối năm 1995. Đó là đánh giá của Hội đồng cấp nhà nước (gồm 9 hội đồng chuyên môn) do GS.TS Phạm Tất Dong, lúc đó là Phó trưởng Ban Khoa giáo Trung ương, làm Chủ tịch.
Kết quả là Hội đồng không ủng hộ chương trình này. Từ sau năm đó, tôi không có điều kiện theo dõi nên không biết còn lần đánh giá, nghiệm thu nào nữa không.
- Ở Trường Thực nghiệm, một bài chính tả viết chưa đẹp vẫn được 10 điểm, trong khi đó bài viết chính tả như vậy ở các trường công khác thì không thể đạt được điểm đó. Tình trạng đánh giá không đúng năng lực thực sự của học sinh như vậy sẽ dẫn đến hậu quả như thế nào?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Tôi không được xem bài chính tả đó nên không thể nói là giáo viên đánh giá đã đúng chưa. Về nguyên tắc, cần đánh giá làm sao để động viên được học sinh, nhất là trong những ngày các em mới tới trường, đừng có chi li quá, cũng đừng chê các em, nhưng cũng không nên dễ dãi vì nếu ta đánh giá không đúng, học trò sẽ không biết mình sai để sửa.
Nếu làm mãi như thế, học trò có thể chỉ quen nghe những lời khen – điều này không có lợi cho sự phát triển năng lực cũng như phẩm chất của học sinh.
- Nhiều phụ huynh cũng nghi ngờ việc nhà trường hạn chế số hồ sơ bán ra phần nào là để đẩy “thương hiệu” của nhà trường lên cao hơn?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Tôi không có thực tế nên không thể bình luận điều này. Tôi chỉ nghĩ giải pháp trước mắt để hạn chế tình trạng phụ huynh phải thức đêm thức hôm, chen chúc mua hồ sơ tuyển sinh là trường nên tuyển sinh theo tuyến như tất cả các trường khác.
Còn giải pháp lâu dài là đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên đồng đều cho các trường và xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, ở đó học sinh không bị áp lực về chuyện học hành, không bị ép phải đi học thêm, không bị thầy cô rầy la, đánh mắng.
Xin cảm ơn ông!
Phạm Thịnh (thực hiện)
"
https://vtc.vn/truong-thuc-nghiem-tung-bi-phan-doi-o-cap-nha-nuoc-ar78854.html
2. Bộ sách in năm 1996
Sách Tiếng Việt lớp 1 của năm 1996
Sách Tiếng Việt lớp 1, tập 2 được NXB Giáo dục ấn hành năm 1996. Cuốn sách được đánh giá thiết kế đẹp và hiện đại.
Ở sách Tiếng Việt lớp 1, tập 1, học sinh được học các chữ cái và vần cơ bản. Khi chuyển qua sách Tiếng Việt lớp 1, tập 2, các em tiếp tục học vần và bổ sung kỹ năng đọc qua các bài đọc ngắn, dễ hiểu. |
Các ký hiệu được chú giải ở những trang đầu tiên giúp học sinh sử dụng sách dễ dàng hơn. Nhờ các ký hiệu này, các em có thể tự hiểu yêu cầu ở mỗi bài, không cần cô giáo, bố mẹ hướng dẫn nhiều lần, tránh lãng phí thời gian. |
Trong bài 81, học sinh được học vần "anh" và cách ghép phụ âm để tạo thành từ hoàn chỉnh như "quả chanh", "hộp bánh", "con cánh cam". Câu đố vui ở cuối bài học giúp cô và trò tương tác, tạo không khí sôi nổi trong giờ học. |
Bên cạnh các bài học về âm, vần, sách Tiếng Việt lớp 1, tập 2 năm 1996 giúp trẻ tiếp cận, làm quen với các bài thơ ngắn, nội dung đa dạng. Qua bài học về vần "êch", "ich", trẻ được hướng dẫn đọc trôi chảy bài thơ về con chim chích. |
Những kiến thức về quê hương, đất nước được lồng ghép vào mỗi bài học. "Mình thấy sách ngày xưa gần gũi, giản dị, ý nghĩa. Nhiều khi lớn rồi đọc lại vẫn thấy hay", bạn Nguyễn Hà bình luận. |
Ở bài 122, học sinh được giới thiệu những vần ít dùng có u ở đầu như "uya", "uyu", "uyt". Qua mỗi vần, học sinh được dạy thêm một câu ứng dụng để làm quen và ghi nhớ lâu hơn. So với những bài học trước, bài 122 có phần khó nhớ, khó đọc hơn. |
Từ bài 123, học sinh được luyện lại những vần, từ đã học qua các bài thơ, câu chuyện ngắn. Ví dụ, qua bài Tổ quốc Việt Nam và Năm điều Bác Hồ dạy, trẻ sẽ ghi nhớ kỹ từ "tổ quốc", "tươi đẹp", "học tập", "lao động". |
Bên cạnh đó, chương trình Tiếng Việt lớp 1, tập 2 của năm 1996 còn lồng ghép các câu ca dao về tình cảm gia đình, giúp học sinh làm quen với các kiến thức về văn học dân gian. Tài khoản Nguyễn Khánh Linh nhận xét nội dung sách Tiếng Việt cũ rất nhân văn, giúp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ: "Chỉ tiếc là bây giờ không được cầm trên tay những cuốn sách thế này nữa". |
Bài thơ Gửi lời chào lớp một trong bài học cuối cùng để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng học sinh thế hệ trước. Bài thơ thay các em gửi lời chào, lời chia tay đến thầy cô và những vật dụng gắn bó trong suốt 1 năm học tập. "Nhớ lắm, cứ mỗi lần đọc bài thơ đấy mình lại thấy xúc động", tài khoản Lâm Khả Ngân bình luận. |
Cuối sách, toàn bộ nội dung chương trình học kỳ 2 được hệ thống lại, giúp học sinh dễ dàng ôn luyện, xây dựng nền tảng vững chắc trước khi lên lớp 2. |
Hình ảnh sách Tiếng Việt lớp 1 của 30 năm trước
Khi hình ảnh những trang sách cũ được đăng lên mạng xã hội, nhiều người nhận xét sách Tiếng Việt ngày xưa giúp thầy cô dễ dạy, trẻ dễ học, phụ huynh dễ kèm.
1.
https://zingnews.vn/sach-tieng-viet-lop-1-cua-nam-1996-post1139506.html
1. Bộ sách in năm 1990
Khi hình ảnh những trang sách cũ được đăng lên mạng xã hội, nhiều người nhận xét sách Tiếng Việt ngày xưa giúp thầy cô dễ dạy, trẻ dễ học, phụ huynh dễ kèm.
Sách Tiếng Việt lớp 1, tập 1, NXB Giáo dục ấn hành năm 1990, là cuốn sách gắn liền với thế hệ 8X và nửa đầu 9X. Nó nằm trong bộ sách Tiếng Việt được đánh giá là phiên bản hoàn chỉnh nhất tính từ cuộc cải cách giáo dục năm 1979. Trước khi thay sách mới vào năm 2002, học sinh học đánh vần, tập viết tập đọc qua cuốn này. |
Nhiều người ở độ tuổi U40 vẫn nhớ mãi hình ảnh chú gà gáy một tràng chữ "o" cùng chùm nho, con bò. Với họ, "o" là chữ cái được học đầu tiên trong đời. Trong khi đó, với sách hiện tại, bài 1, học sinh thường học chữ "a". |
Nội dung bài học đơn giản, với hai chữ cái "a" và "c", học sinh được học từ "cái ca" - vật dụng quen thuộc với trẻ em thời đó. Sang bài 4, học học thêm dấu huyền, dấu sắc, kết hợp với từ "ca" đã học ở bài cũ để học từ "cà", "cá". Hình ảnh, từ ngữ đều quen thuộc. Người dùng mạng Linh Đoàn đánh giá với sách Tiếng Việt lớp 1 cũ, "thầy cô dễ dạy, trẻ dễ học, phụ huynh dễ kèm". |
Không chỉ nhận đánh giá tốt về nội dung nhẹ nhàng, sách Tiếng Việt lớp 1 ngày xưa còn được khen ở phần hình ảnh đơn giản, sắp xếp hợp lý. |
Ở sách cũ, mỗi bài, học sinh học 1-2 chữ cái. Sách có bài ôn tập xen kẽ để học sinh nhớ lại chữ cái trước khi bước sang học chữ mới. "Quyển sách rất vừa sức của trẻ. Ngày xưa, tôi vừa học vừa chơi thật sự và ít mắc lỗi sai chính tả. Trẻ bây giờ lớn lên viết sai chính tả khá nhiều", tài khoản Thanh Nguyen bình luận. |
Nhiều người chia sẻ nhìn lại sách cũ, họ cảm thấy may mắn vì từng được học cuốn sách nhẹ nhàng, dễ nhớ. Có người thừa nhận nhìn sách hiện tại, không biết dạy con kiểu gì vì người lớn còn thấy khó học. |
Những ví dụ về tập đọc trong sách Tiếng Việt lớp 1 ngày xưa cũng được đánh giá đơn giản, dễ nhớ. "Câu 'bà bế bé' này hay hơn câu chuyện bé trai bệnh, bà bế bé tri bên sách mới", tài khoản Nhựt Quyên nhận xét. |
Ở sách Tiếng Việt cũ, học sinh ít khi phải học đến 3 âm, vần trong một bài. So sánh sách cũ, nhiều người nhận thấy trẻ em ngày nay phải học quá nhiều, chưa kể đến, trẻ còn phải học thêm các môn Tiếng Anh, Âm nhạc, Mỹ thuật, Tự nhiên và Xã hội... |
Nhịp độ học trong sách cũ cũng chậm hơn. Người dùng mạng Ngoc Lam Tuyen Nguyen cho biết ở sách mới, học sinh trực tiếp học chữ "qu". Nội dung này xuất hiện ở bài 24 thay vì bài 35 như sách cũ. Nhìn sách Tiếng Việt ngày xưa, nhiều người mong con họ cũng được học sách như vậy. |
Phần vần bắt đầu từ bài 42, tức nếu mỗi ngày, học sinh học một bài, đến tuần thứ 9, họ mới học sang phần vần. Trong khi đó, Nguyen Kimchi chia sẻ với sách mới, con cô đã học đến vần "ua", "ưa", "ia" dù mới chỉ ở tuần thứ 5. Người này bức xúc khi con chưa nhớ hết chữ cái đã phải học vần lại còn học đến 3 vần. |
Nội dung bài đọc được khen dễ nhớ, ghép vần cần học vào các tiếng quen thuộc với trẻ. Câu đọc lên cũng không ngang. "Tôi ước các con tôi được học lại quyển sách này. Sau hàng chục năm, tôi vẫn không quên những bài học bởi nội dung đơn giản, trong sáng", Tran Ha Thu bày tỏ. |
Sang phần vần, sách Tiếng Việt cũ có nhiều bài thơ ngắn dọn, dễ nhớ, nội dung dễ thương. Không ít người cho biết đến giờ, họ vẫn nhớ bài thơ lợn con khi học vần "un" và "in". |
Hình ảnh quả cau, bồ câu hay con trâu đều gần gũi với trẻ em thời đó. Nhiều người cho rằng khi xã hội phát triển, việc thay sách là cần thiết song người viết sách nên chỉnh sửa các từ ví dụ, hình ảnh để phù hợp với học sinh mỗi thời, không nên đẩy nhanh tiến độ học âm, vần, tập đọc, viết với trẻ mới 6 tuổi. |
Phần cuối sách Tiếng Việt lớp 1, tập 1 là ghi chú về cách dạy, giúp trẻ học. Nhờ đó, giáo viên, phụ huynh không gặp khó khăn khi dạy Tiếng Việt cho trẻ. "Ngày xưa, học sinh học ít nhưng nhớ nhiều, hầu như thuộc hết từng câu từng chữ. Còn bây giờ, trẻ học nhiều mà chả nhớ gì cả, đúng là nghịch lý", tài khoản Trang Tran cảm thán. |
..
https://zingnews.vn/hinh-anh-sach-tieng-viet-lop-1-cua-30-nam-truoc-post1139283.html
..
Ý KIẾN BẠN ĐỌC (11)
Bjnh Mjnh 15:42 08/10
Thời của tôi nhà có 4 anh chị em là không phải mua sách mấy vì từ chị cả học xong rồi đên anh và đến sau cùng là tôi. Vậy mà đến bây giờ các con tôi đi học là phải mua sách, không dùng được sách cũ vì nội dung hơi khác. Mang sách cũ đi là không học được vi không giống bài cô giáo giảng ...... buồn.
Trả lời•42•5
Nhi 15:55 08/10
Thế hệ của mình đây nè. Hãy nhìn cách thời trc học chữ mà k cần học thêm học bớt như giờ. K có ý so sánh vì mỗi thời mỗi khác nhưng nếu những bạn nhỏ ngày nay cũng đc học như thế này thì cũng tốt biết bao.
Trả lời•25•1
Vinola Bvn 23:45 hôm qua
Tiếng việt thì nên dạy những bộ sách hay như vậy, các môn khác thì theo hiện tại mà soạn cho phù hợp với thời điểm. Mất cái hồn nhiên của trẻ thơ.