Ngày mai, 22/5/2020, công an Long An sẽ tổ chức họp báo. Nên tạm đưa lại một ít tư liệu cũ, do chính công an Long An đã cung cấp cho báo chí, rồi đưa một số phân tích bước đầu.
Nếu cần thiết truy cứu ngọn nguồn, cơ quan có trách nhiệm hiện nay (năm 2020) cần xác nhận lại việc cung cấp thông tin và tiếp nhận - đăng tải thông tin (ở thời điểm từ 14/1 đến 17/1/2008). Ai là người cung cấp thông tin, có văn bản cung cấp hay không. Ai nhận tin, ai duyệt tin. Các tư liệu liên quan đến việc cung cấp và đăng tải thông tin lúc đó hiện còn hay không.
Đại khái chỉ đọc văn bản cũ, cụ thể là mẩu tin ngày 16/1/2008 và mẩu tin ngày 17/1/2008, thì đã thấy như sau về nhân vật Nguyễn Văn Nghị.
1. Tên ghi rõ Nguyễn Văn Nghị thì xuất hiện ngay sau khi xảy ra vụ án (đêm 13/1/2008), trên chính báo của ngành công an. Cụ thể là báo Công an Nhân dân ngày 16/1/2008, cho biết như sau (đã lưu về mục 1 ở entry này), thông tin rất rõ ràng:
(người viết tin cho báo CAND là Nhã Phong)
- Ngày 15/1, cơ quan điều tra Công an tỉnh Long An tiến hành lấy lời khai ba thanh niên quê ở tỉnh Vĩnh Long, tạm trú tại ấp 5, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa (Long An) do có mối quan hệ với hai nạn nhân bị giết tại Bưu điện thị tứ Cầu Voi hôm 13/1. Sau đó, cơ quan điều tra tiếp tục câu lưu một thanh niên được xác định là nghi can chính trong vụ án.
- Ba thanh niên không bị câu lưu là Nguyễn Văn S.; Nguyễn Tuấn A., Trần Văn Ch., thợ bạc tiệm vàng K.L. khu vực thị tứ Cầu Voi, thuộc ấp 5, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa (Long An). Cả ba người này từng có mối quan hệ với hai nạn nhân bị giết chết đêm 13/1 là Nguyễn Thị Ánh Hồng và Nguyễn Thị Thu Vân. Bước đầu, cả ba thanh niên này đưa ra được chứng cứ ngoại phạm.
- Đối tượng đang bị câu lưu là Nguyễn Văn Nghị, ngụ tại huyện Cai Lậy (Tiền Giang), là bạn của ba thợ bạc tiệm vàng K.L., có dấu hiệu nghiện ma túy. Nghị là một trong hai bạn trai của nạn nhân Nguyễn Thị Ánh Hồng.
- Vào đêm xảy ra vụ án, người dân địa phương thấy Nghị đi xe máy đến Bưu điện Cầu Voi gặp Hồng và Vân. Người dân địa phương còn miêu tả Nghị mặc quần Jean, khoác bên ngoài chiếc áo gió rộng.
- Ngay trong ngày 14/1, cơ quan điều tra đã cử trinh sát đến tất cả những địa chỉ mà Nghị thường xuyên lui tới nhưng không gặp anh ta. Sau đó, cơ quan điều tra cử trinh sát mai phục tại nhà cha mẹ của Nghị ở Cai Lậy (Tiền Giang) đến nửa đêm thì nghi can xuất hiện, các trinh sát thực hiện biện pháp áp giải về cơ quan điều tra lấy lời khai.
- Theo tin ban đầu, Nghị cố tình đưa ra chứng cứ ngoại phạm nhưng không có cơ sở thuyết phục nên cơ quan điều tra quyết định câu lưu để làm rõ.
2. Tin đã công bố ngày 16/1 ở trên, nói rõ là nhà cha mẹ của Nghị ở Cai Lậy (Tiền Giang). Nghị có dấu hiệu nghiện ma túy. Nghị là bạn trai của Hồng. Trong đêm xảy ra vụ án, tức 13/1 thì Nghị đã xuất hiện ở bưu điện Cầu Voi. Đêm 13/1 thì chưa rõ Nghị làm gì, nhưng ngày 14/1 thì công an Long An vẫn chưa bắt được Nghị, phải mai phục ở nhà cha mẹ mới tôm được.
Ngày 16/1, Nghị bị câu lưu tại công an Long An.
3. Sang ngày 17/1, thì công an Long An lại cung cấp cho báo Tuổi Trẻ các thông tin như sau (tin này đã lưu vào mục 0.a của entry này):
17/01/2008 07:52 GMT+7
(người viết tin cho báo TT là Diệu Hi)
- Theo nguồn tin từ Cơ quan điều tra Công an tỉnh Long An ngày 16-1 về vụ hai nữ nhân viên Bưu điện Cầu Voi (ấp 5, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, Long An) bị sát hại, cơ quan điều tra đã thu thập được khá nhiều dấu vân tay ở cửa nhà vệ sinh, trên bậc thềm cầu thang và ở hai cánh cổng trụ sở bưu điện. Tổng hợp tài liệu với lời khai một số nhân chứng, cơ quan điều tra nhận định khả năng chỉ có một hung thủ sát hại hai nạn nhân. Không loại trừ đây là người quen của một trong hai nạn nhân. Sau khi thủ ác, hung thủ vào nhà vệ sinh của bưu điện, lấy xà bông rửa sạch máu trên người rồi tẩu thoát qua cổng trước.
- Động cơ gây tội ác có khả năng liên quan đến tình cảm. Việc cướp tài sản có thể là trong lúc tẩu thoát hung thủ phát hiện có nhiều tiền, hàng trăm sim card và thẻ cào điện thoại di động nên mới nảy sinh chiếm đoạt. Tuy nhiên, theo nguồn tin từ gia đình nạn nhân, hai nạn nhân Nguyễn Thị Thu Vân và Nguyễn Thị Ánh Hồng bị mất ba trong bốn chiếc bông tai đang đeo, trong người cũng không còn tiền bạc.
- Trước đó, các trinh sát hình sự Công an tỉnh Long An tiến hành lấy lời khai một số người. Đó là N.T.A. (29 tuổi, ngụ phường 6, thị xã Tân An, Long An), N.V.C. (ngụ ở Vĩnh Long), T.V.S. (26 tuổi, bạn trai cũ của Hồng, có dạm hỏi cưới nhưng không được gia đình đồng ý) và một người nữa cũng là thợ bạc ở tiệm vàng KL tại khu vực Cầu Voi. Riêng N.V.N. (29 tuổi, ngụ huyện Cai Lậy, Tiền Giang, bạn trai hiện nay của Hồng) được triệu tập đêm 14-1 khi đang phụ gia đình Hồng lo đám tang. N. có những dấu hiệu đi lại bất thường trong đêm xảy ra án mạng.
- Theo tổng hợp lời khai tại cơ quan điều tra, lúc 20g10 ngày 13-1, N. thấy một người nam dáng cao, trắng trẻo, tóc mái trước quăn đang ở bưu điện, biết là tình địch của mình nên bỏ đi ra. Một nhân chứng đến mua thẻ cào điện thoại tại bưu điện này vào khoảng 18g20 cũng nói có thấy người trong Bưu điện Cầu Voi giống như người mà N. mô tả.
4. Như vậy, chúng ta có các thông tin như sau về nhân vật Nguyễn Văn Nghị và nhân vật N.V. N.
- Nguyễn Văn Nghị trong mẩu tin ngày 16/1 thì là người ở Cai Lậy (Tiền Giang), là bạn trai của nạn nhân Hồng. Anh này bị bắt tại nhà của cha mẹ mình ở Cai Lậy (trinh sát đã mai phục tại nhà cha mẹ).
- N.V.N (29 tuổi ở thời điểm 2008) trong mẩu tin ngày 17/1 thì cũng là người Cai Lậy (Tiền Giang), là bạn trai của nạn nhân Hồng. Anh này bị triệu tập về công an Long An vào đêm 14/1 khi đang hộ tang ở gia đình nạn nhân.
- Nguyễn Văn Nghị ở mẫu tin ngày 16/1 thì có bị nghi là nghiện ma túy. N.V.N ở mẩu tin ngày 17/1 thì có dấu hiệu đi lại bất thường trong đêm xảy ra án mạng (đêm 13/1).
- Cả Nguyễn Văn Nghị và N.V.N đều xuất hiện ở bưu điện Cầu Voi vào khung giờ khoảng 20h đêm xảy ra án mạng.
5. Vậy Nguyễn Văn Nghị và N.V.N có là một người hay không ?
Các bút lục về Nguyễn Văn Nghị và N.V.N còn được lưu giữ hay không ?
Việc tới nhà cha mẹ Nguyễn Văn Nghị ở Cai Lậy để mai phục có đúng không ? Việc N.V.N hộ tang ở nhà nạn nhân vào đêm 14/1, rồi sau đó bị triệu tập, thì có đúng không ?
Đại khái vậy đã, đó mới là khoanh vùng vào hai mẩu tin lên mạng ngay sau khi vụ án xảy ra. Mà mời chỉ khoảnh riêng vào Nguyễn Văn Nghị và N.V.N đã.
Tháng 5 năm 2020,
Giao Blog
---
Những entry liên quan đã đi trên blog này:
---
BỔ SUNG
24.
Ngày 08/7/2020, trang Báo Sạch đưa tư liệu cũ (ngày 14/1/20208)
"
Vụ án bưu điện Cầu Voi, ngay trong ngày 14/1/2008, Viện trưởng Viện KSND tỉnh Long An Nguyễn Thị Thủy Khiêm đã có báo cáo nhanh gửi Viện KSND Tối cao (Báo cáo số 16/VKS.P1A).
Hiện trường vụ án được xác định xảy ra khoảng 21h. Giờ chết của cả hai nạn nhân được xác định là sau ăn. Cụ thể: "Cả hai tử thi đều chết sau ăn khoảng 24h, thời gian chết khoảng 10h".
Trong khi đó, theo kết luận điều tra sau này lại xác định thời gian tử vong của hai nạn nhân là 20:30.
"Khám nghiệm hiện trường có nhiều dấu tay mới để lại tại hiện trường bên trong nơi xảy ra. Không tìm thấy hung khí gây án. Khám nghiệm có tiến hành thu nhiều dấu vết vân, vết máu, vết giày dép để giám định truy nguyên".
Như vậy, thời gian chết của hai nạn nhân khác với bản án nêu. Và dấu vết hiện trường thu được hoàn toàn mới, lại không liên quan Hồ Duy Hải.
Kết luận này phù hợp với lời khai của các nhân chứng Đinh Văn Còi và Lê Thanh Trí đã thấy một thanh niên có mặt ở Bưu cục Cầu Voi lúc 19:45. Đồng thời, hoàn toàn phù hợp với xác minh anh Nguyễn Văn Long - chồng người bán trái cây cho thấy đến sau 21:00 nạn nhân Vân vẫn còn sống.
23.
06/07/2020 18:51
Khi các cơ quan tố tụng Long An khẳng định nạn nhân bị sát khoảng 20h30, thì nhân chứng khẳng định thấy nạn nhân mua trái cây khoảng 21h.
Cây xăng Cầu Voi lúc đó đã có gắn camera
Trong đơn kêu oan và tố giác làm sai lệch hồ sơ vụ án Hồ Duy Hải gửi lên Chủ tịch nước, Uỷ Ban Tư pháp, Viện KSNDTC và Chánh án TAND Tối cao… ngày 3/7, luật sư Trần Hồng Phong, Đoàn luật sư TP.HCM người hỗ trợ pháp lý cho bị án Hồ Duy Hải đặt nghi vấn có người thấy nạn nhân Vân còn sống và đi mua trái cây lúc 20h45 - 21h ngày 13/1/2008. Với mốc thời gian này chênh lệch rất lớn với thời gian các cơ quan tố tụng tỉnh Long An kết luận vụ án xảy ra khoảng 20h30…
Trong đơn luật sư Phong nêu: Chị Nguyễn Thị Bích Ngân, là người bán trái cây cho Vân khai (BB ghi lời khai ngày 14/1/2008): “vào lúc khoảng 20h45 - 21h ngày 13/1/2008 tôi đang bán trái cây thì có 1 cô gái ốm, cao mặc áo sơ mi màu trắng, tóc ngang vai đi bộ lại chỗ tôi mua trái cây. Tôi biết cô gái này làm ở bưu điện cầu voi”. Cô gái này chính là nạn nhân Vân.
Đặc biệt, tại biên bản về việc xác định thời gian chị Nguyễn Thị Thu Vân đi mua trái cây trước khi bị sát hại do CQĐT thực hiện ngày 16/1/2008 (BL 262) nội dung ghi rõ như sau: “Anh Long (chồng chị Ngân, người bán trái cây cho Vân) cho biết: vào khoảng 20h50’ ngày 13/1/2008 anh ở tại nhà, lúc này có Vân nhân viên Bưu điện Cầu Voi đến mua trái cây tại nhà anh.
Vợ anh là chị Ngân ra bán trái cây cho chị Vân, cùng thời điểm này anh đi đến cây xăng Cầu Voi để bán hàng thì Vân còn ở tại nhà anh. Khi anh Long đi đến cây xăng Cầu Voi có hình ảnh camera ghi lại do chủ doanh nghiệp xăng dầu Cầu Voi lắp đặt camera. CQĐT đã mở máy quay phim ghi hình tại cây xăng cầu voi xác định thời gian anh Nguyễn Thanh Long đến cây xăng đồng thời để xác định lại thời gian Vân đến mua trái cây tại nhà anh Long.
Qua kiểm tra, máy quay phim tại cây xăng Cầu Voi cho thấy, anh Long đi đến cây xăng Cầu Voi để bán xăng là lúc 21h1'40'' ngày 13/1/2008. Khoảng cách từ nhà anh Long đến cây xăng Cầu Voi là khoảng 50m.
Qua những tài liệu trên, cho thấy về mặt logic, thời điểm Vân mua trái cây phải được xem là quan trọng hơn vì nạn nhân Vân không thể bị giết rồi sau đó 30 phút lại đi mua trái cây.
"Theo quy định tại Bộ LTTHS khi có những tình tiết, lời khai mâu thuẫn, thì CQĐT phải xác minh, đối chất làm rõ. Thế nhưng trong hồ sơ có tài liệu kết quả xác minh camera và lời khai của chị Ngân - về thời gian, nhưng CQĐT không tiến hành đối chất và không sử dụng kết quả xác minh camera, mốc thời gian theo biên bản ghi lời khai của chị Ngân. Việc xác định thời gian gây án sai hoàn toàn có thể dẫn đến khả năng bỏ lọt hung thủ thật sự…", luật sư Phong nhấn mạnh.
Chiều 6/7, PV Báo Giao thông tìm đến nhà chị Nguyễn Thị Bích Ngân (người bán trái cây cho Vân tối 13/1/2008) khẳng định: Lúc đó khoảng 21h tối 13/1/2008, chị có bán cho chị Nguyễn Thị Thu Vân một bịch trái cây 40.000 đồng, gồm có 3 loai: bưởi, bom (táo), quýt.
“Trong lúc Vân lựa trái cây, tôi có hỏi: Hôm nay sao em mua nhiều vậy? Vân trả lời: Có người cho tiền nên em mua nhiều.
“Thường ngày Vân mua chỉ có khoảng 10.000-12.000 đồng, đột nhiên hôm nay mua với số tiền hơn nhiều nên tôi thấy lạ mới hỏi vậy”, chị Ngân cho biết.
Cũng theo chị Ngân, đến thời điểm vụ án Bưu điện Cầu Voi xảy, chị bán trái cây ở đây đã trên 10 năm. “Hai nhân viên Bưu điện Cầu Voi hay qua mua trái cây của tôi trong đó Vân là người thường xuyên hơn nên tôi nhớ mặt. Tối 13/1/2008, Vân qua mua trái cây còn mặc đồ của bưu điện, tóc còn chưa được chải...”, chị Ngân nói.
Chiều 6/7, PV cũng tiếp xúc với anh Nguyễn Văn Sơn (hiện vẫn là nhân viên cây xăng Cầu Voi) và anh cũng cho biết, hôm đó anh vào ca cùng với anh Nguyễn Thanh Long (tên thường gọi Tèo, chồng chị Ngân, đã chết gần 2 năm qua) từ 6h sáng (một ca 2 người, từ 6h sáng hôm trước đến 6 sáng hôm sau). Khoảng hơn 20h tối 13/1/2008, anh về nhà để tắm, sau đó quay lại cây xăng để thay cho anh Long về nhà tắm và đến khoảng 21h anh Long quay lại cây xăng, tiếp tục bán xăng đến sáng.
“Sau khi vụ án xảy ra, anh Long có kể lại cho tôi nghe, tối 13/1/2008 lúc về nhà tắm khi quay lại cây xăng có thấy Vân đứng mua trái cây chỗ chị Ngân…”, anh Sơn cho biết.
https://www.baogiaothong.vn/vu-ho-duy-hai-nhan-chung-khang-dinh-thay-nan-nhan-khoang-21h-toi-d471134.html
Monday, July 6, 2020
Đơn kêu oan cho bị án Hồ Duy Hải và tố giác làm sai lệch hồ sơ vụ án
Ls. Trần Hồng Phong: Lá đơn này đã được gửi ngày 3/7/2020. Ngoài những nơi ghi trong đơn, chúng tôi cũng gửi tới Cục điều tra của VKSNDTC và Ban Nội chính Trung ương. Những vấn đề nêu trong đơn là "mới" - tính từ sau phiên tòa giám đốc thẩm ngày 6-8/5/2020. Khái niệm "mới" ở đây là những tài liệu mới phát hiện, không/chưa được biết và xem xét trong quá trình xét xử trước đây. Qua những tình tiết mới phát hiện này, càng cho thấy khả năng Hồ Duy Hải đã bị kết tội oan là rất cao. Mong rằng lời kêu oan sẽ đến được nơi cần đến và được xem xét.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày3 tháng 07năm 2020
ĐƠN KÊU OAN CHO BỊ ÁN HỒ DUY HẢI
& TỐ GIÁC LÀM SAI LỆCH HỒ SƠ VỤ ÁN
(V/v: Phát hiện tài liệu, chứng cứ mới - thể hiện Hồ Duy Hải
có nhiều tình tiết ngoại phạm (đặc biệt là ngoại phạm về thời gian),
nhưng bị rút khỏi hồ sơ vụ án hoặc xuyên tạc kết quả)
K/g: CHỦ TỊCH NƯỚC NGUYỄN PHÚ TRỌNG
ỦY BAN TƯ PHÁP QUỐC HỘI
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
CHÁNH ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Tôi là luật sư TRẦN HỒNG PHONG, Đoàn luật sư TP. HCM.
Địa chỉ: XXX, TP. Hồ Chí Minh.
Là người hỗ trợ pháp lý cho bị án Hồ Duy Hải trong vụ án hai nữ nhân viên bị sát hại tại bưu cục Cầu Voi tối 13/1/2008. Tôi cũng là người được TANDTC mời tham dự phiên tòa giám đốc thẩm vụ án này vào ngày 6-8/5/2020 vừa qua.
https://dandensg.blogspot.com/2020/07/on-keu-oan-cho-bi-ho-duy-hai-va-to-giac.html
22. Ngày 4/7/2020, nhà thơ Trần Đăng Khoa viết trên Fb
"
TRẦN ĐĂNG KHOA
CHUYỆN NỰC CƯỜI
Đấy là chuyện của tôi. Chả là cách đây ít ngày, tôi có một bài báo về Hồ Duy Hải. Bài này tôi không viết gì, ngoài mấy câu giao đãi khép mở. Tôi đưa nguyên văn bản hỏi cung đầu tiên chiều 20-1-2008. Bản này những người kết tội Hải đã giấu đi, không đưa vào hồ sơ vụ án. Nhưng tôi rất quan tâm đến bản khai này. Vì nó là bản khai sạch. Khi đó Hải chưa bị bắt, mà chỉ là người nghi có liên can. Bản khai ngày 21 là bản khai khi Hải đã bị bắt và Hải đã nhận tội. Nhưng tôi lại nghi ngờ bản khai này, vì khi đó Hải đã thành ông Chấn, ông Nén, ông Long rồi. Ông Chấn có 40 lần nhận tội, ông Nén 50 lần nhận tôi. Hải chỉ có 25 lần nhận tội, xem ra vẫn còn ít lắm so với tiền nhân. Tôi chú ý bản khai đầu tiên chỉ một tình tiết thôi: Hải không có mặt ở bưu điện Cầu Voi hôm xảy ra vụ án. Hải là tay cá cược bóng đá. 9h, Hải điện cho Hồng hỏi báo bóng đá. Hồng bảo đã hết thì Hải không đến đó nữa. Vậy Hải ở đâu? Hải liệt kê rất cụ thể, chi tiết. Hải làm nhiều việc, có mặt ở nhiều nơi, nhưng Hải không đến bưu điện Cầu Voi. Điều này trùng khớp với biên bản khám nghiệm hiện trường: Có rất nhiều dấu vân tay hung thủ, nhưng không có dấu vân tay nào trùng với 10 dấu vân tay của Hải. Tôi không cảm tính, không nói vu vơ. Tôi căn cứ vào bằng chứng. Tôi trọng chứng chứ không trọng cung. Và những văn bản này đều của công an. Tôi chưa bao giờ mất niềm tin vào quân đội và công an, kể cả công an Long An trong những ngày đầu. Họ phá án rất giỏi. Ngay sau ba ngày họ đã tìm ra nghi can rồi. Báo Công an, Tuổi trẻ, Thanh niên, Pháp luật và nhiều tờ báo khác thời ấy đều đưa tin lấy từ công an Long An. Bây giờ, chúng ta bàn về vụ án này cũng vẫn căn cứ vào văn bản điều tra ban đầu của họ. Phải nói rằng, công an ta rất tài. Họ chỉ có lỗi khi đồng tiền bẩn hay thế lực hắc ám nào đó làm cho họ méo mó và xấu xí đi.
Khi tôi đưa lên trang cá nhân của mình biên bản này, lập tức trên mạng xã hội, ào ạt một chiến dịch tấn công “lão già rân chủ, ba que, ăn tiền của bọn phản động, chống phá đất nước” Trận đánh của họ có mấy hướng chính. Một là nhục mạ với lời chửi bới rất thô tục. Họ tự vẽ chân dung mình đấy. Qua đó người đọc biết họ là ai. Cách thứ hai là mang cái chết ra dọa: “Thằng già câm mồm đi. Mày không biết bao người đã chết à?”. Thực tình, nói có giời, tôi chỉ thấy thương họ thôi. Họ chẳng hiểu gì lão già Trần Đăng Khoa cả. Lão đã chết năm lên 1 tuổi vì dịch tả, đã bó chiếu, đem chôn. Nhưng đến lúc xách lão đi chôn thì lão lại tỉnh lại. Rồi cứ sống nhăn răng cho đến tận bây giờ. Lão sống dai quá đến chính lão cũng đã chán lão. Đã ba lần lão sa vào ổ phục kích của cả ta và địch ở chiến trường Campuchia mà vẫn không chết. Nhà văn Xuân Đức cũng đã kể chuyện này. Còn bây giờ, lão luôn chờ Thần Chết, vì tò mò chẳng biết ông bạn vàng ấy mặt mũi ra sao. Lão đã có cả kịch bản về ngày vui hộ ngộ ấy và có cả thơ: “Bao năm ròng mệt mỏi - Xuống xứ này dong chơi - Giờ ta làm ngọn khói - Õng ẹo bay về giời!” Một bà lão xinh đẹp bảo: “Ông làm sao mà õng ẹo được. Ông phải ùng ục bay về giời”. Ùng ục hay õng ẹo thì cũng đều là mây khói cả. Lão cũng đã mua sẵn đất rồi. Rộng lắm. Những 10 mét cơ đấy. 10 mét cho 4 ngôi mộ. Hai vợ chồng ông anh lão là nhà thơ Trần Nhuận Minh, cô giáo Phạm Thị Diễm và hai vợ chồng lão. Mỗi người hai mét rưỡi. Thừa xây một ngôi mộ và còn có cả chỗ cho ai hảo tâm đến thắp hương. Cách thứ ba là họ bịa đặt, vu cáo lão ăn tiền Việt Tân. Rồi họ bảo lão dốt, thi đại học chỉ được hai điểm văn. Họ làm sang lão đấy. Thực tình, lão còn không có bằng tốt nghiệp lớp 10. Lão đã thi phổ thông thông đâu. Đang học dở thì lão vào lính. 10 năm sau lão mới thi vào trường viết văn Nguyễn Du. Lúc ấy lão mới về sở Giáo dục Hải Dương xin giấy chứng nhận đặc cách tốt nghiệp Phổ thông. Những học sinh đi lính khi đang học kỳ II lớp 10, (tương đương lớp 12 bây giờ) đều có bằng Đặc cách. Rồi lúc ấy lão mới thi ba môn: Văn, Sử, Năng khiếu. Văn thày Vũ Lập chấm. Năng khiếu thày Chính Hữu chấm và Sử người chấm là thày Trần Quốc Vượng. Năm ấy 24 điểm đã đủ tiêu chuẩn đi học nước ngoài, mà lão lại đạt điểm tuyệt đối 30 điểm 3 môn, nên hết năm thứ nhất lão chuyển sang học tại Liên xô. Và lão học thế nào thì các vị đã biết trong chương trình “Thày trò Xô Việt” rồi. Thật nực cười khi họ còn bảo lão bất mãn với chế độ. Rồi họ còn làm công tác địch vận: “Chú Khoa ơi, chú là thần tượng của cháu. Sao bây giờ chú lại trở cờ. Hãy quay lại với góc sân và khoảng trời đi, vẫn còn kịp đấy”. Rồi “Việc của mày là làm thơ con cóc. Còn việc của Đảng thì cứ để Đảng lo. Rõ chưa thằng già”. Ô hay, lão đang làm công việc của Đảng đấy chứ. Lão là Đảng viên. Chỉ còn một năm nữa là lão tròn 40 tuổi Đảng. Lão còn là Bí thư Đảng bộ cơ sở. Một trong những việc của Đảng là an dân, chống cái xấu, cái ác. Lão tình nguyện cùng nhân dân đứng bên cạnh người đốt lò vĩ đại, là TBT, CTN Nguyễn Phú Trọng và các cộng sự của ông: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Lão căm ghét và không đội trời chung với giặc ngoại xâm cướp biển cướp đảo và giặc nội xâm đang tàn phá đất nước này.
CHUYỆN Ở NHÀ HỒ DUY HẢI
Cuối tháng 6 vừa rồi, tôi vào thành phố HCM chấm cuộc thi Bạn đọc thuộc Kiều. Tôi đã dành một buổi tối tìm về Long An, thăm gia đình Hồ Duy Hải. Người dẫn tôi đi là nhà báo Kiên Giang, phóng viên thường trú của Hội Nhà báo Việt Nam. Hóa ra họ hàng tử tù Hồ Duy Hải rất khá giả. Họ có cả ngàn mét đất. Mấy chị em đi làm ở Đài Loan nên có của ăn của để. Nhưng rồi họ đã bán hết để kêu oan cho Hải. Kêu ròng rã suốt hơn chục năm nay. Bây giờ thì mấy anh chị em đều kiệt quệ. Bà Loan đã bán hết nhà cửa ruộng vườn, giờ cùng con gái ở nhờ ông cậu trong căn nhà cấp 4 tồi tàn. Con gái bà, cô Thu Thủy đã ở tuổi 30 mươi, là một kế toán rất thông minh và xinh đẹp, nhưng đã bỏ việc để cùng mẹ kêu oan cho anh trai. Tôi bảo: “Cháu phải lấy chồng đi kẻo rồi lỡ đấy. Bây giờ cháu 30 tuổi thì phải lấy anh nào 35- 40. Đàn ông 35 -40 họ đều có vợ hết rồi. Nếu còn thì chỉ là những lão hâm hâm. Thế cháu định lấy chồng hâm à?”. “Có nhiều người thương cháu, muốn đến với cháu lắm. Nhưng cháu không nỡ. Vì lấy chồng, cháu phải chăm lo cho bố mẹ chồng, gánh vác công việc nhà chồng. Cháu lại đang cùng mẹ phải lo cho anh Hải nên không thể chu toàn, trọn vẹn được với nhà chồng nên cháu không lấy ai cả”. Thật tội nghiệp.
Khác với cô con gái phây phây nõn nà, bà Loan gày như một cái que. Người khô sắt lại. Hôm cơ quan chức năng báo ngày thi hành án, để gia đình đến nhận xác Hải, bà tá hỏa nhao về Hà Nội, kêu oan cho con. Nhưng đến nửa đường thì bà quay lại vì Chủ tịch Trương Tấn Sang đã hoãn việc giết Hải. Bà chỉ còn biết hướng lên trời, lậy ông Trương Tấn Sang. Đối với bà, ông là vị Phật sống, đã giơ tay tế độ cứu con bà. Bà coi ông như người đã sinh ra Hải lần thứ hai. Nếu Hải bị hành quyết, chắc bà làm ông Phước, lấy cái chết của mình minh oan cho con.
Tôi bảo: “Thím kém cô Giang, em gái anh một tuổi, Giang sinh năm 1962, nên anh cũng coi thím như em gái anh thôi. Em hãy tin vào Lãnh đạo Đảng nhà nước, tin vào Quốc hội, Viện Kiểm Sát và các cơ quan chức năng. Anh tin mọi việc rồi sẽ rõ ràng, chỉ có sớm hay muộn thôi. Nhưng nếu Hải có tội thì chẳng ai cứu được nó”. “Thằng Hải là con em, em biết. Nó không biết làm điều ác. Chính vì thế cả họ hàng mới thương nó, mới bán hết mọi tài sản để có tiền cho em đi kêu oan cho cháu. Em rất tin Đảng, tin Chính phủ nên mới kêu oan, kêu suốt hơn mười năm nay. Nếu không tin thì em chẳng kêu làm gì, thôi đành xuôi tay rồi mẹ con em đi theo cháu. Coi đấy là sự oan nghiệt của số phận. Nhưng em tin. Em vẫn muốn tin…
Bà khóc. Tôi trao bà ba triệu đồng, là toàn bộ số tiền thù lao của tôi trong mấy hôm chấm thi, để bà mua quà thăm Hải, nhưng bà kiên quyết không nhận. Bà không nhận tiền của bất cứ ai. Bà cũng không liên lạc với ai cả. Điện thoại của bà, bà đưa con gái giữ. Bà dặn con không trả lời bất cứ cuộc phỏng vấn nào của nước ngoài, dù người Tây hay người Việt.
Tôi thật sự kính trọng bà. Một người hết lòng vì con và hy sinh tất cả cho con.
Khi rời nhà Hồ Duy Hải, tôi ra bưu điện Cầu Voi. Hóa ra cây xăng ở ngay bưu điện, chỉ mấy chục bước chân. Chỗ cô Vân mua hoa quả cũng liền ngay đó. Ở cây xăng Cầu Voi, anh Long còn gặp cô Vân, lúc ấy đã hơn 9 giờ tối. Như vậy đã có thể xác định được thời gian gây án, dẫn đến cái chết của hai cô là tầm 9 đến 10 giờ. Điều ấy cũng trùng với kết luận khoa học của cơ quan pháp y: Thức ăn trong dạ dày đã nhuyễn. Không phải như kết luận của điều tra Long An.
Bưu điện Cầu Voi đã bỏ hoang hơn chục năm nay, sau cổng sắt, cỏ và cây dại mọc um tùm. Vì tối, chỉ có ánh đèn đường nên tôi không xác định được loại cây gì. Theo một người dân cho biết thì sau cái chết oan nghiệt của hai cô, bưu điện đã chuyển đi nơi khác. Một cửa hàng xe máy đến thuê. Nhưng họ không bán được một chiếc xe nào, nên lại bỏ đi. Từ đấy, Bưu cục Cầu Voi thành hoang phế.
Khi tôi đến đây, một nhóm dân phòng, có thể là người của công an, hoặc công an mặc thường phục có quay chụp ảnh tôi. Tôi bảo, thôi để chú ra cho các cháu quay chụp cho rõ. Kẻo ở xa, lại không đủ sáng, các cháu quay chụp mờ mờ tỏ tỏ, rồi lại báo các chú công an bắt nhầm ai đó thì khổ cho họ. Tôi báo cho các cháu biết tên tuổi địa chỉ của tôi. Tất cả đều minh bạch rõ ràng. Tôi chỉ mong vụ án này sớm được sáng tỏ.
Tôi dừng loạt bài viết ở đây, và sẽ trở lại khi thật cần thiết. Tôi chịu trách nhiệm về những gì mình nói. Chỉ xin các vị không đọc bài này trên mạng xã hội. Lý do: Không phải người đọc mà máy đọc, nên nhiều khi không chính xác, đặc biệt là dấu ngắt câu, nên nghe rất buồn cười. Xin cảm ơn các quý vị và các bạn đã đồng hành cùng tôi trong loạt bài này.
"
https://www.facebook.com/trandangkhoa1958/posts/1549348925223527
"
Thế hệ chúng tôi, từ tấm bé đã thuộc những bài thơ rất dễ thương của "cậu bé" Trần Đăng Khoa. Với tôi, có 2 "cậu bé" mãi mãi trong trẻo là anh Khoa và "Hiển ngọng" con chị Út Tịch Thanh Hien Lam.
Anh Hiển ngọng, giờ là ông bạn già của tui. Còn anh Khoa, giờ đã già nhưng vẫn mang trong người trái tim đau đáu với đất nước.
P/S: Trên mạng, đám bò đỏ thấp cấp cứ ra rả anh Khoa là... phản động và thi đại học chỉ 2 điểm. Chúng không hề biết anh lớp 10 đã chiến đấu bảo vệ tổ quốc, mãi 10 năm sau mới thi đại học và 30 điểm. Chúng cũng không biết anh gần 40 năm tuổi Đảng và chính anh kết nạp Đảng cho hàng trăm người - có người là thứ trưởng.
"
https://www.facebook.com/huudanh.truong.5/posts/2743216995778690
THỨ SÁU, 3 THÁNG 7, 2020
CHUYỆN TRẦN ĐĂNG KHOA VÀ HOÀNG QUỐC HẢI XỬ ÁN
ĐÔNG LA
Tôi đã viết và xoá, tính không viết về vụ Hồ Duy Hải nữa, nhưng vì dư luận chửi ông Đỗ Văn Đương dốt, sai và láo quá nên lại viết bài vừa rồi, trong đó có ý các nhà thơ, nhà văn ở ta vì lòng “nhân ái bao la” cứ tưởng mình có trí tuệ đã thi nhau nhảy vào xử án. Đó chính là Nhà Văn lão thành Hoàng Quốc Hải và Trần Đăng Khoa. Hoàng Quốc Hải viết tiểu thuyết lịch sử có tài nhưng ngoài giới văn chương ít người biết, không như Trần Đăng Khoa “ai cũng biết”. Đời có chuyện phi lý như vậy. Ngày đầu tôi đến nhà Nhà thơ Chế Lan Viên, Nhà Văn Vũ Thị Thường, vợ ông, sau khi đọc xong truyện ngắn đầu tay “Chuyện về hai người” của tôi, khen “viết được đấy” và nói “Nhưng có tài chưa chắc nổi tiếng, nổi tiếng chưa chắc có tài”. Mà dù có tài văn chương đi nữa cũng chưa chắc có trí tuệ xử án. Hoàng Quốc Hải và Trần Đăng Khoa qua các bài viết chửi việc xử án Hồ Duy Hải đúng là không có trí tuệ thật. Đầu tiên tôi chỉ đọc bài của Hoàng Quốc Hải, không đọc bài của Khoa vì biết sẽ “có chuyện”. “Có chuyện” thì lại phải viết mà thực tâm, vì chút quen biết, tôi không muốn “đánh” Trần Đăng Khoa. Nhưng rồi thấy thiên hạ chửi Trần Đăng Khoa dữ dội quá (bài KHÔN NHƯ TRẦN ĐĂNG KHOA! trên https://www.facebook.com/tiengkeng/?epa=SEARCH_BOX), tôi lại vào đọc thì thấy, sai trái của Trần Đăng Khoa, nếu pháp luật nghiêm, còn bị nặng hơn cả bị chửi.
Trần Đăng Khoa viết trên facebook:
“Vụ án Hồ Duy Hải đến nay đã rõ quá rồi. Chúng ta chỉ còn chờ phán quyết chính thức của một phiên tòa sạch do Ủy ban Tư pháp Quốc hội thành lập, sẽ tiến hành trong thời gian không còn lâu nữa. Tuy nhiên, dư luận xã hội vẫn không hạ nhiệt mà càng ngày càng nóng. Những người muốn cứu Hải và cứu cả nền tư pháp của chúng ta thì đưa ra những bằng chứng không thể bác bỏ về việc Hải vô tội. Những người tàn phá nền tư pháp và tàn phá cả thể chế của chúng ta thì truy bức Hải đến cùng để giết cho bằng được một người dân không có bằng chứng phạm tội”.
Khoa hoàn toàn sai và không hiểu gì khi viết: “Những người tàn phá nền tư pháp và tàn phá cả thể chế của chúng ta thì truy bức Hải đến cùng để giết cho bằng được một người dân không có bằng chứng phạm tội”. Viết vậy là xuyên tạc và phạm pháp, bởi sự xét xử Hồ Duy Hải không chỉ là việc riêng của một nhóm thẩm phán. Họ xét xử dựa vào trình tự tố tụng của cả hệ thống pháp luật chứ không phải tuỳ tiện “truy bức Hải đến cùng” để giết oan Hải.
Sau khi đưa ra phán quyết tại Phiên xét xử giám đốc thẩm, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao đã cho biết:
“Đầu năm 2015, thực hiện ý kiến của Chủ tịch nước và Đoàn Giám sát của UBTVQH về việc giải quyết vụ án Hồ Duy Hải, lãnh đạo liên ngành gồm Bộ Công an, VKSNDTC, TANDTC đã thành lập Tổ công tác để xác minh theo yêu cầu. Tại phiên giám đốc thẩm, Hội đồng đã nghe một số bản hỏi cung của Tổ công tác với Hồ Duy Hải và công bố báo cáo đề ngày 27/3/2015 của Tổ công tác. Sau khi nêu toàn bộ diễn biến vụ án và quá trình giải quyết, báo cáo nêu quan điểm của lãnh đạo liên ngành về vụ án này.
Trên cơ sở xem xét, đánh giá một cách khách quan, thận trọng và toàn diện các chứng cứ buộc tội, chứng cứ gỡ tội, những vi phạm thiếu sót trong quá trình giải quyết vụ án, lãnh đạo liên ngành Bộ Công an, VKSNDTC, TANDTC thấy rằng: Vụ án Hồ Duy Hải phạm tội giết người, cướp tài sản xảy ra năm 2008 ở tỉnh Long An là một vụ án đặc biệt nghiêm trọng và phức tạp, được dư luận quan tâm. Quá trình điều tra ban đầu có một số vi phạm thiếu sót, tuy nhiên Cơ quan điều tra đã cố gắng khắc phục, thu thập các chứng cứ để chứng minh các tình tiết xác định sự thật của vụ án. Vì vậy, những vi phạm thiếu sót đó không làm thay đổi bản chất của vụ án. Căn cứ vào các lời khai nhận tội của bị cáo trong quá trình điều tra, xét xử phù hợp với các chứng cứ, tài liệu khác có trong hồ sơ vụ án như đặc điểm hiện trường vụ án; kết quả thực nghiệm điều tra; kết quả khám nghiệm, giám định pháp y tử thi; phù hợp với các vật chứng, đồ vật được thu giữ; các biên bản nhận dạng; phù hợp với lời khai các nhân chứng, người liên quan và các tài liệu, chứng cứ khác; phù hợp về thời gian, không gian xảy ra vụ án, có đủ cơ sở xác định Hồ Duy Hải có hành vi giết chị Nguyễn Thị Ánh Hồng và Nguyễn Thị Thu Vân, sau đó lấy một số tài sản của họ và của bưu điện Cầu Voi. Do đó Tòa án các cấp kết án đối với Hồ Duy Hải mức án tử hình về các tội giết người cướp tài sản là có căn cứ pháp luật” (hết trích).
Tôi biết Trần Đăng Khoa đã gặp trực tiếp bà Loan, mẹ Hải, mang lại hy vọng vô bờ bến cho bà. Nên tôi viết những dòng chỉ ra sự sai trái của TĐK tất sẽ làm bà Loan đau lòng và thất vọng. Nhưng theo tôi, chỉ ra sự thật cho người trong cuộc biết để chấp nhận kết quả dù là đau đớn còn hơn là vẽ ra ảo tưởng một cách sai trái để rồi kết quả đau đớn vẫn xảy ra thì họ sẽ không chỉ đau đớn, tuyệt vọng hơn cả ngàn lần mà còn cả đời sống trong thù hận tăm tối vì cứ nghĩ con mình bị oan. Tôi mong bà Loan gặp được một thiên tài tìm được chứng cớ và lý lẽ làm vô hiệu hoá được lời thú tội tự nguyện của Hải mà cơ quan điều tra đã kiểm tra là có lý. Chỉ có thế mới có thể làm thay đổi được việc kết án của các quan toà mà thôi. Còn những lời bênh vực Hồ Duy Hải thiểu năng trí tuệ không chỉ sai trái mà còn phạm pháp thì chỉ làm hại thêm Hải.
Trần Đăng Khoa nếu có đọc và hiểu hồ sơ sẽ không viết lộn ngược như thế này: “Tôi xin thưa, cái bản Hải nhận tội ấy là đã bị bức cung mà nói theo lời Hải là “bị đánh đến không chịu nổi”.
Trần Đăng Khoa dựa vào văn bản lời khai đầu tiên của Hồ Duy Hải vào ngày 20-3-2008 cho rằng lời khai thực của Hải ngược lại hoàn toàn với luận điểm lâu nay cho rằng Hải không chứng minh được mình ngoại phạm đêm xảy ra vụ án: “Nhưng người xét xử lại cố tình không biết”, “Hải đâu có đến bưu điện Cầu voi trong ngày Hồng -Vân bị giết. Lý do không đến vì hôm ấy hết báo Bóng đá. Thẩm tra điều này không khó. Chỉ gặp các nhân chứng Hải đã liệt kê rất cụ thể là biết có chính xác hay không. Hải không liên quan gì đến vụ án ở Bưu điện Cầu Voi”.
Cộng đồng mạng nói Khoa “bi bô như trẻ con” là đúng thật. Bởi sau bản khai đầu tiên, hôm sau ngày 21-3, người ta đã đi xác minh và chất vấn thì Hải đã thú nhận mình khai sai và đã viết bản thú tội. Bản thú tội đó chi tiết như một kịch bản, hoặc Hải đúng là thủ phạm, hoặc Hải bị tra tấn ép buộc phải viết theo một kịch bản có sẵn, thì mới rõ ràng đến như thế. Thật buồn cho TĐK và các nhà “nhân ái bao la” là Hải đã nhiều lần khai là tự nguyện chứ không do bị tra tấn mà khai!
Còn Hải khai bị Nguyễn Công Đỉnh đánh là sau khi viết thú tội vào tháng 5, tức sau 2 tháng!
Còn ông Nhà văn già Hoàng Quốc Hải viết “phiên giám đốc thẩm về vụ án Hồ Duy Hải”, “Tất cả đều bức xúc về phiên tòa xử không đúng luật. Việc kết án không thuyết phục”, “Tòa tối cao xử giám đốc thẩm tuyên tử hình, lại không có bất cứ một vật chứng nào làm bằng cớ, chứng minh cho hành vi gây án của bị án Hồ Duy Hải; thay vào đó dầy đặc những lời cung”.
Ông nhà văn cần phải phân biệt “lời cung” ở đây không phải là chuyện vu khống, tố điêu cho một người vô tội, như ông và Trần Đăng Khoa, vì không hiểu, đã “tố điêu” các quan toà. “Lời cung” mà ông Hoàng Quốc Hải viết là lời tự nguyện thú tội của Hồ Duy Hải, không phải “không có bất cứ một vật chứng nào làm bằng cớ” như ông viết mà Hải khai gì thì có vật chứng nấy, như “trái cây, con gấu bông, cái thớt, cái ghế, con dao, v.v…”
Nếu có chút thông thái, Hoàng Quốc Hải phải khen chứ không chê Chánh án Nguyễn Hoà Bình như thế này:
“Bất giác, đọc trên mạng xã hội, thấy mấy dòng chữ đậm đóng khung:
“CƠ QUAN ĐIỀU TRA KHI KHÁM NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG ĐÃ PHÁT HIỆN CÁI THỚT DÍNH MÁU NẰM CẠNH ĐẦU CÔ HỒNG, MÀ CƠ QUAN ĐIỀU TRA KHÔNG BIẾT ĐÓ LÀ HUNG KHÍ GÂY ÁN NÊN ĐÃ KHÔNG THU GIỮ.
VỀ CÂY DAO GÂY ÁN, DO SƠ SUẤT NÊN NGƯỜI TA ĐÃ VỨT ĐI”. (Nguyễn Hòa Bình, Chánh án TANDTC)”.
Bởi chuyện không thu giữ hung khí do công an không biết nên mới mắc sai lầm, vứt đi, rồi chính Hồ Duy Hải đã “lạy ông tôi ở bụi này” chỉ cho họ thì họ mới biết. Điều này càng chứng tỏ chuyện Hải đã tự nguyện khai việc mình đã làm, bởi công an không thể mớm cung điều mà họ không biết. Đó chính là thêm một cơ sở để cho ông Nguyễn Hoà Bình kết án.
Là một nhà văn nhưng Hoàng Quốc Hải dùng từ không chính xác nên thành ra vu khống khi ông viết: “Cơ quan điều tra thì thủ tiêu tang chứng”. Thủ tiêu là một hành động cố ý với mục đích xấu, còn vụ Hồ Duy Hải, do trình độ kém, cán bộ điều tra không biết nên đã để mất hung khí. Họ phải đi mua, không phải để thay thế mà để phục dựng hình ảnh cho hung thủ và nhân chứng nhận dạng, hoàn chỉnh hồ sơ. Mất vật chứng nhưng còn ảnh chứng, không thể nói là thủ tiêu được. Đã là thủ tiêu thì không có chuyện phục dựng như vậy. Việc Hoàng Quốc Hải viết: “Cơ quan xét xử các cấp từ sơ thẩm, trung thẩm, thượng thẩm và giám đốc thẩm đều nhất trí trọng cung chứ không trọng chứng, và đều thống nhất y án tử hình” cũng sai như đã phân tích ở trên.
***
Viết bài này tôi chỉ chỉ ra cái sai của Trần Đăng Khoa và Hoàng Quốc Hải, còn vụ Hồ Duy Hải tôi thấy quan toà xử có lý nhưng cũng còn những chỗ khiến tôi băn khoăn, đành đợi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội vậy.
2-7-2020
ĐÔNG LA
http://donglasg.blogspot.com/2020/07/chuyen-tran-ang-khoa-va-hoang-quoc-hai.html21. Ngày 28/6/2020
"
Anh Lê Ngọc Bình Minh, 29 tuổi, con trai ông Lê Minh Trí Viện trưởng VKS ND Tối cao, đã mất hôm qua vì tai nạn giao thông tại Củ Chi, TP. HCM.
Ông Lê Minh Trí là người yêu cầu kháng nghị bản án phúc thẩm và sơ thẩm của vụ án Hồ Duy Hải, dẫn tới phiên toà Giám đốc thẩm ngày 8/5/2020 mà ở đó Hội đồng thẩm phán Toà án Nhân dân Tối cao đã kết luận "sai sót tố tụng không làm thay đổi bản chất vụ án".
Mới đây nhất, trong buổi tiếp xúc với cử tri TP. HCM ngày 22/6, ông Lê Minh Trí hứa sẽ xem xét ý kiến đề nghị khởi tố hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án.
Báo Sạch xin gửi lời chia buồn tới ông và gia đình.
https://www.facebook.com/baochisach/posts/296903841674793
"
NGƯỜI DÂN GỬI VÒNG HOA PHÚNG ĐIẾU CON TRAI ÔNG LÊ MINH TRÍ
"
https://www.facebook.com/baochisach/posts/297650061600171?__xts__[0]=68.ARC2xGPFWYIM5jQ_nxnBRpiWYvz8JJG8w_gCULMolS7r1tijNJxp95LYA8TJrseH9uuuz_IXOrcAzeaJU762L5SsCInB9_1z_iHtzi3g3ywHHj_P8ysVzMhgdPoZzA4z6iptDJWkxMD9mA0xNTf9aymajORKs2lPNnO0nyDVZv7wGU-8NPbJCTKxBscZLjMc6qwsz7l-PpcHTPaDyKHCrrDd3R78wa6DfGJedmNJLQbt9U8G6qJvB4IIK8ZuDvGRPQ3pxHAPtB9sQo9eL8VrZWM2V0rugKzlCwyxDuemvYXY2x2e7J4XdaZaCe4mQLolGJooO1vNbU8l6hSgCX4AXuU&__tn__=-R
20. Ngày 16/6/2020
16/06/2020 13:32 GMT+7
TTO - Đa số thành viên Ủy ban Tư pháp Quốc hội phát biểu tại cuộc họp sáng nay 16-6 đã đánh giá những vi phạm trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án Hồ Duy Hải là nghiêm trọng, có thể làm thay đổi bản chất vụ án.
Gần 12h trưa ngày 16-6, phiên họp toàn thể của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội thảo luận về quyết định giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao diễn ra với sự tham gia của hầu hết thành viên ủy ban, theo nguồn tin của Tuổi Trẻ Online.
Không có đại diện cơ quan tố tụng tham gia phiên họp này.
Tại phiên họp, các thành viên Ủy ban Tư pháp Quốc hội đã xem xét, thảo luận và cho ý kiến về toàn bộ quá trình tố tụng, từ điều tra, truy tố đến xét xử.
Đặc biệt, các thành viên đã bàn, thảo luận về tính đúng đắn, sự phù hợp pháp luật của quyết định giám đốc thẩm.
Theo thông tin của Tuổi Trẻ Online, đa số thành viên Ủy ban Tư pháp tại phiên họp này đã đánh giá những vi phạm trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án là nghiêm trọng, có thể làm thay đổi bản chất vụ án.
Do đó các thành viên này kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị xem xét lại quyết định giám đốc thẩm theo đúng thẩm quyền tại điều 404 Bộ luật tố tụng hình sự.
Cũng theo nguồn tin, sau cuộc họp, Ủy ban Tư pháp sẽ có báo cáo quan điểm của ủy ban về toàn bộ vụ án, bởi ủy ban là cơ quan chuyên môn, không thể không có quan điểm.
Trước đó, tại nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, Quốc hội đã thành lập đoàn giám sát do Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu làm trưởng đoàn, thực hiện giám sát về tình hình oan, sai, trong đó có nghiên cứu một số vụ án cụ thể để phục vụ giám sát tối cao của Quốc hội, bao gồm vụ Hồ Duy Hải.
Đoàn giám sát này đã có báo cáo số 870 ngày 20-5-2015 về kết quả giám sát về "Tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật".
Trong báo cáo này, đoàn giám sát đánh giá về vụ Hồ Duy Hải là có những thiếu sót, vi phạm dẫn đến nghi ngờ về tính khách quan của kết luận điều tra, truy tố, xét xử.
https://tuoitre.vn/da-so-uy-vien-uy-ban-tu-phap-de-nghi-xem-lai-quyet-dinh-giam-doc-tham-vu-ho-duy-hai-20200616130900361.htm?fbclid=IwAR2N5OkgVDPtR1N3jDXU38g_ony1TwUymD3XOLw7r9rGQX5583PnwH1E86g
19. Ngày 15/6/2020, tại Quốc hội
15/06/2020 11:08 GMT+7
TTO - Trước sự quan tâm của nhiều đại biểu Quốc hội liên quan vụ án Hồ Duy Hải, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình đã cung cấp một số thông tin, chứng cứ liên quan đến vụ việc này tại phiên thảo luận sáng 15-6.
Vụ án Hồ Duy Hải gây xôn xao dư luận thời gian vừa rồi đã tiếp tục làm nóng nghị trường với nhiều tranh luận của các đại biểu Quốc hội trong phiên thảo luận kinh tế - xã hội ngày 13-6 và hôm nay 15-6. Cùng với đó là nhiều phản biện đối với hoạt động của ngành tư pháp.
Nói sâu về vụ án này, ông Nguyễn Hòa Bình cho biết vụ án xảy ra từ năm 2008, trải qua quá trình tố tụng nhiều cấp và đã được nhiều bộ, liên ngành thẩm định. Qua sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm, đến Chủ tịch nước quyết định, thì câu chuyện đặt ra hiện nay vẫn là có oan sai hay không.
Tóm tắt vụ án, ông Bình cho biết Hồ Duy Hải quen 2 cô gái ở Bưu điện Cầu Voi và đến chơi. Khi đó cô Vân đang làm việc, cô Hồng đang nghỉ và Hải nói chuyện với cô Hồng, quá trình đó có tán tỉnh, sờ soạng và có ý định quan hệ tình dục.
Vì vậy, Hải đã đưa tiền cho cô Vân mua trái cây và dẫn cô Hồng vào buồng ngủ, có ý định xâm hại. Cô này phản ứng lại, xô Hải ngã và bỏ chạy, cô Hồng ngã vào thớt và sau đó Hải lấy thớt đập vào đầu rồi cứa cổ và khi cô Vân về thì giết cô Vân với phương thức tương tự.
"Quá trình điều tra đã cho Hải mô tả hiện trường, chính xác với những đồ vật trong hiện trường. Bởi nếu không có ở hiện trường thì không thể biết được. Cụ thể như các đồ vật trong buồng ngủ, vị trí đồ vật rời như con gấu, tờ báo, trái cây... đều được mô tả đúng vị trí ở thời điểm xảy ra vụ án", Chánh án Toà án Nhân dân tối cao khẳng định.
Chánh án Nguyễn Hòa Bình thông tin cụ thể, chi tiết về vụ án Hồ Duy Hải - Nguồn: THQH
Thông tin khá chi tiết về diễn biến hành vi của Hồ Duy Hải, ông Bình dẫn ra nhiều lời khai của chính bị cáo Hải, kết luận giám định pháp y cũng như nhận định của các cơ quan tố tụng. Theo đó, có những yếu tố liên quan đến tài sản cướp được mà thực tế tại thời điểm khám nghiệm hiện trường, cơ quan điều tra không thể biết, chỉ khi Hải khai nhận thì đúng với mô tả về đồ vật mà hai nạn nhân có.
Hải cũng thông tin chính xác về nơi tiêu thụ tài sản lấy được, trong đó có những chi tiết cơ quan tố tụng xét thấy phù hợp.
Về các chứng cứ liên quan đến hung khí, điều gây nhiều tranh cãi trong quá trình tố tụng, ông Bình thông tin: Khi khám nghiệm hiện trường cơ quan điều tra không thể biết cái thớt là hung khí. Đến khi bị bắt, Hải khai lấy thớt đập đầu nạn nhân, nhưng quá trình khám nghiệm đồ vật này đã bị dọn đi.
Với con dao, Hải khai là dắt ở tường và chỉ có Hải mới biết con dao này. Khi khám nghiệm hiện tượng, ông Bình cho biết có 3 dân phòng tham gia khám nghiệm đã vứt con dao đi, cơ quan điều tra tìm không được nên cho 3 dân phòng mô tả dao này.
"Việc mua dao, thớt, vật tương tự là để nhận diện xem có đúng có dao ở hiện trường và sử dụng làm hung khí hay không, để hàng loạt dao thì Hải chỉ nhận diện một con dao làm hung khí. Quá trình Hải khai lúc ngắn lúc dài, nhưng khi nhận diện thì đúng cái dao mà 3 anh dân phòng đã vứt đi và dọn ở phòng đó", ông Bình thông tin.
"Còn nhiều chứng cứ khác trong thời gian ngắn không thể thông tin được", ông Bình nói thêm là "Hải có 25 lời khai nhận tội trong đó lời khai đầu tiên do Hải tự viết ra và trong quá trình ở những thời điểm quan trọng Hải đều thừa nhận kết luận điều tra là đúng, cáo trạng Viện Kiểm sát cũng nhận là đúng và kết thúc phiên tòa gửi đơn cho Chủ tịch nước thì cũng không kêu oan và người kêu oan là mẹ của Hải".
Đại biểu Trương Văn Nọ (Long An) bấm nút tranh luận và cho biết một số thông tin về vụ án Hồ Duy Hải. Ông Nọ cho biết sau khi Hội đồng thẩm phán TAND tối cao có bản án giám đốc thẩm, đến nay Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Long An chưa nhận được phản ánh, ý kiến nào thắc mắc về bản án.
Trước kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Long An tổ chức tiếp xúc cử tri tại 15 huyện, thị trên địa bàn, cũng không nhận được ý kiến nào của cử tri liên quan đến vụ án này.
https://tuoitre.vn/chanh-an-nguyen-hoa-binh-noi-gi-ve-vu-ho-duy-hai-truoc-quoc-hoi-20200615104056068.htm?fbclid=IwAR0bFx6gn_BC8zatt5ZtoITwtmgyRvYfoPd6LqwwcS7y2kfCVepPeS6fcAc
Thứ hai, 15/6/2020, 12:38 (GMT+7)
HÀ NỘIChánh án TAND Nguyễn Hoà Bình cho biết Hồ Duy Hải từ bản lời khai đầu tiên đã tự viết ra "khá chi tiết nội dung vụ án" chứ không phải qua hỏi cung.
Giải trình trước Quốc hội sáng 15/6, Chánh án Nguyễn Hoà Bình khẳng định ở những thời điểm quan trọng của vụ án, Hồ Duy Hải đều nhận tội, đặc biệt lúc nhận kết luận điều tra và cáo trạng. Trong đơn gửi Chủ tịch nước sau phiên toà sơ thẩm, Hải không kêu oan, chỉ xin giảm nhẹ hình phạt. Người kêu oan nhiều nhất là mẹ Hải.
Ông Bình cho biết vụ án xảy ra từ năm 2008, trải qua quá trình tố tụng nhiều cấp. Đoàn giám sát oan sai của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội năm 2015 đã xem xét. Đặt vấn đề "Hồ Duy Hải có oan sai hay không, có phạm tội hay không?", ông Bình bắt đầu phân tích về căn cứ kết tội của tòa án.
Theo ông, hồ sơ vụ án thể hiện Hồ Duy Hải quen hai cô gái ở Bưu điện Cầu Voi. Tối 13/1/2008, Hải đến đó chơi. Vân đang trực, Hồng đang nghỉ nên anh ta nói chuyện với Hồng, có hành vi thân mật. Với ý định quan hệ tình dục với Hồng, anh ta đưa tiền cho Vân ra ngoài mua trái cây. Ở nhà, Hải dẫn Hồng vào buồng ngủ và bị phản ứng đạp vào bụng. Hồng vùng chạy, Hải đuổi theo. Cô ngã gần cái thớt nên Hải dùng vật này gây án. Lát sau, Vân đi mua hoa quả về cũng bị sát hại.
Khi cơ quan điều tra cho mô tả hiện trường, Hải mô tả chính xác những đồ vật có mặt ở đó. Điều này được cơ quan điều tra đánh giá rằng "nếu không có mặt thì không mô tả được". Bưu điện là nơi công cộng, đồ vật trong phòng ngủ của Hồng, nếu không có mặt ở hiện trường thì không biết. "Vị trí con gấu, tờ báo, cốc nước... nay có thể để chỗ này, mai chỗ khác, nhưng các vật đó đã được Hải mô tả chính xác vị trí", ông Bình nói.
Hải được xác định gây án bằng thớt, bản ảnh hiện trường là chiếc thớt dính máu nằm bên cạnh đầu Hồng. Đỉnh đầu Hồng có một vết thương. Điều này được cho là phù hợp với kết luận pháp y xác định có tác động của vật cứng mặt phẳng.
Ở thời điểm khám nghiệm hiện trường, cơ quan điều tra không biết Hải lấy được những gì. Nhưng Hải khai sau khi giết hai cô gái đã lấy tiền và một số sim card và nữ trang. Nội dung này phù hợp với thông tin từ gia đình, bưu điện, người thân nạn nhân về những đồ vật, tài sản bị mất, ông Bình cho hay.
Cơ quan điều tra yêu cầu khai địa chỉ tiêu thụ, Hải vẽ chính xác địa chỉ nơi tiêu thụ ở cửa hàng vàng và cửa hàng tiêu thụ đồ cũ; tả đúng về người giao dịch. Cơ quan điều tra xác minh chiếc điện thoại cũ ở thời điểm đó có giá 200.000 đồng. Hải khai bán được đúng số tiền này.
"Cách thanh toán và giá cả những đồ trang sức đã bán phù hợp với phương thức Hải đã khai. Quá trình bán vàng, do sợ bị theo dõi, Hải không nhìn vào người mua vàng ở cửa hàng mà nhìn ra bên ngoài xem có bị ai theo dõi không", Chánh án Nguyễn Hoà Bình cho biết.
Ở thời điểm khám nghiệm hiện trường, cơ quan điều tra không biết cái thớt là hung khí. Khi bắt được Hải khai dùng cái thớt đập vào đầu nạn nhân. "Nhưng lúc mới biết thớt là hung khí, vật này đã bị dọn đi", người đứng đầu ngành tòa án giải thích.
"Dư luận nói cơ quan điều tra mua dao về thay hung khí nhưng hồ sơ vụ án không có chỗ nào mua dao về thay hung khí cả. Công an mua dao, thớt, vật tương tự để cho Hải và những người có liên quan nhận diện có phải hung khí hay không? Kết quả, trước một loạt các con dao, Hải chỉ đúng loại dao gây án", ông Bình trình bày.
Sau giải thích của ông Bình, đại biểu Trương Văn Nọ (Long An) cho biết đoàn đại biểu Quốc hội địa phương chưa nhận được ý kiến nào của nhân dân, cử tri về vụ án Hồ Duy Hải. Mặt trận Tổ quốc tỉnh Long An đã tập hợp ý kiến cử tri nhưng cũng không có ý kiến về vụ việc.
Trước đó, cuối tháng 5, báo cáo Tổng bí thư, Chủ tịch nước và Ủy ban Thường vụ Quốc Hội, VKSND Tối cao cho rằng vụ án Hồ Duy Hải còn nhiều vấn đề mâu thuẫn chưa được làm rõ; đề nghị chỉ đạo, xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao hôm 8/5.
Theo VKS, việc sử dụng thời gian của Hải thể hiện anh ta không thể có mặt ở Bưu cục Cầu Voi (tỉnh Long An) trước thời điểm nhân chứng Đinh Vũ Thường đến gọi điện thoại lúc 19h39 - như cáo buộc của hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm. Bởi lúc 19h13 Hải đang có mặt tại hiệu cầm đồ cách đó khoảng 7,5 km.
Ngoài ra, quá trình khám nghiệm hiện trường cơ quan điều tra thu giữ 5 dấu vân tay - giám định không phải của Hải nhưng chưa làm rõ dấu vân tay của ai; chưa làm rõ thời điểm 2 nạn nhân chết để xác định Hải có hay không phải hung thủ; con dao bị cáo mô tả dùng gây án có khả năng gây ra vết thương trên cơ thể nạn nhân không.
Bản án sơ thẩm và phúc thẩm kết luận động cơ gây án chưa phù hợp với tình tiết khách quan; vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng khi bỏ ngoài hồ sơ nhiều tài liệu quan trọng như lời khai ban đầu của bị cáo, lời khai nhân chứng, thu giữ dấu vân tay.
Theo bản án đã có hiệu lực, tối 13/1/2008, hai nữ nhân viên bưu điện Cầu Voi, huyện Thủ Thừa, Long An bị sát hại. Hồ Duy Hải bị cáo buộc là hung thủ. Qua hai cấp xét xử tại TAND tỉnh Long An và Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM, Hải bị tuyên phạt mức án tử hình.
Chiều 8/5 Phó Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Trí Tuệ công bố Quyết định giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải với nhận định hai cấp xét xử tuyên Hải phạm tội Giết người và Cướp tài sản "là có căn cứ, không oan".
Theo ông Tuệ, có 18 căn cứ để chứng minh kháng nghị giám đốc thẩm của Viện trưởng VKSND Tối cao đề nghị hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm là "không có căn cứ để chấp nhận".
18. Chiều tối 2/6/2020
Tính tới chiều nay, anh em tôi đã có cơ bản hồ sơ vụ án Hồ Duy Hải (vẫn đang phải kiểm tra chéo). Ngoài ảnh hiện trường, thực nghiệm, có nhiều văn bản là các bản khai, có đánh số BL (bút lục)...
Đó cho thấy cơ quan điều tra đã làm khá kỹ lưỡng. Riêng nhân chứng quan trọng nhất là Đinh Vũ Thường, theo LS Trần Hồng Phong, anh Thường ban đầu bị nghi là thủ phạm, phải "làm việc" với cơ quan điều tra gần cả tuần, vì cuộc gọi lúc 19h39 tại bưu điện Cầu Voi.
Và tôi không hiểu sao điều tra viên lại "chốt cứng" thời gian có mặt của bị án Hồ Duy Hải tại hiện trường vụ án khoảng 19h30. Để "khớp" với cuộc gọi của nhân chứng Đinh Vũ Thường thôi sao?
Tôi cũng không hiểu vì sao các lời khai ban đầu của bị án, nhiều lời khai nhân chứng (như anh Đinh Văn Còi - một cựu sĩ quan cảnh sát có tiếng ở Long An) lại bị đưa ra khỏi hồ sơ vụ án?
Điều tra viên có thể bị các áp lực phải hoàn tất vụ án, hoặc tự có "niềm tin nội tâm" để khép tội Hồ Duy Hải.
Tuy nhiên, Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao rất tiếc lại làm thay việc của cơ quan điều tra, truy tố.
Nói như NB Trần Khiết Bông, HĐTP TAND Tối cao đã quá chú trọng đến chuyện Hồ Duy Hải có tội hay không có tội mà quên đi nhiệm vụ quan trọng nhất của xét xử giám đốc thẩm là nêu và chấn chỉnh những cái sai trong quá trình tố tụng hình sự và sai trong áp dụng pháp luật hình sự trong xét xử.
Do đó, TAND Tối cao đã dùng biện pháp biểu quyết 17/17 (chưa từng thấy trong lịch sử) để bác kháng nghị của VKSND Tối cao, vốn nêu ra những sai sót, vi phạm nghiêm trọng trong điều tra, truy tố, xét xử, và đề nghị hủy án, điều tra lại!
Về kháng nghị của VKSND Tối cao, tại phiên tòa giám đốc thẩm 7/5 (ngày thứ 2), đại diện HĐTP đặt câu hỏi: Giả sử Hội đồng hủy bản án đó đi thì những nội dung này có khắc phục được không?
Đại diện VKSND Tối cao trả lời rất "khôn": Những vi phạm tố tụng trong vụ án là nghiêm trọng. Nếu hủy bản án, có điều tra lại được hay không là việc của cơ quan điều tra...
Nếu HĐTP TAND Tối cao hỏi tôi, tôi sẽ nói: CÓ THỂ ĐƯỢC!!!
Tất nhiên, phiên giám đốc thẩm chớ nên làm thay việc của cơ quan điều tra, mà nhiệm vụ quan trọng nhất là nêu và chấn chỉnh những cái sai trong quá trình tố tụng hình sự và sai trong áp dụng pháp luật hình sự trong xét xử.
Nói dễ hiểu hơn: Việc của tòa là xem xét sai trong tố tụng, áp dụng luật. Nếu thấy sai, nên cho HỦY ÁN điều tra lại. Có tội hay vô tội tính sau, vì án tại hồ sơ!!!
[Xem bài hay trong comment 1]
https://www.facebook.com/doankiengiang/posts/10216822259213361
17.
TS. Vũ Thị Phương Lan: Quyết định giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải chưa thực sự thể hiện công lý
Cập nhật lúc 15:05, Thứ hai, 01/06/2020 (GMT+7)
(BVPL)- "Hội đồng thẩm phán TAND tối cao đã quá chú trọng đến chuyện Hồ Duy Hải có tội hay không có tội mà quên đi nhiệm vụ quan trọng nhất của xét xử giám đốc thẩm là nêu và chấn chỉnh những cái sai trong quá trình tố tụng hình sự và sai trong áp dụng pháp luật hình sự trong xét xử".
Vụ án Hồ Duy Hải: Lệch hướng điều tra hung thủ, do không kết luận giám định thời gian nạn nhân tử vong?
Giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải: Một cơ hội bị … bỏ lỡ?
Vụ án Hồ Duy Hải: Nếu không có kháng nghị, người dân sẽ không biết được sai sót trong điều tra, tố tụng
Về tính hợp pháp của quyết định kháng nghị giám đốc thẩm trong vụ án Hồ Duy Hải
Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm của Viện trưởng VKSNDTC có phù hợp với quy định của pháp luật?
Vụ án Hồ Duy Hải: Những trăn trở và dư âm sau phiên xét xử giám đốc thẩm
“Tôi gửi kiến nghị tới Tổng Bí thư, Chủ tịch nước vì muốn có một nền tư pháp trong sạch”
Viện trưởng Lê Minh Trí: Kháng nghị vụ án Hồ Duy Hải là có căn cứ, đúng thẩm quyền và đúng pháp luật
"Cái nội dung này là các anh sai, kháng nghị đúng", nhưng biểu quyết gây bất ngờ (!?)
Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân: Cần giám sát tối cao để bảo đảm pháp luật về tố tụng được thi hành nghiêm cẩn
UBTV Quốc hội giao cơ quan chuyên môn nghiên cứu, đề xuất hướng xử lý vụ án Hồ Duy Hải
Vụ án Hồ Duy Hải: Rất nhiều "điểm mờ" cần được làm sáng tỏ
Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa: "Tôi sẽ tiếp tục kiến nghị về vụ án Hồ Duy Hải"
Giám đốc thẩm vụ tử tù Hồ Duy Hải: Cần điều tra lại để làm rõ những sai sót trong tố tụng
Giám đốc thẩm vụ tử tù Hồ Duy Hải: ĐTV “bao biện” việc mua dao, thớt mới về làm … vật đối chứng, nhận dạng
Giám đốc thẩm vụ án tử tù Hồ Duy Hải: Không cho phép oan, sai, bỏ lọt tội phạm
Giám đốc thẩm vụ án tử tù Hồ Duy Hải theo kháng nghị của VKSND tối cao
Chánh án TAND tối cao làm chủ tọa phiên tòa xét xử giám đốc thẩm vụ tử tù Hồ Duy Hải
Với sự hiểu biết pháp luật và lương tâm của mình, TS. Vũ Thị Phương Lan - Trưởng Bộ môn Tư pháp Quốc tế, trường Đại học Luật Hà Nội thấy có nhiều băn khoăn muốn chia sẻ về phiên xử giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải. Điều mà nhà khoa học này quan tâm nhiều hơn cả là một nền tư pháp Việt Nam thực sự bảo vệ công lý và cho thấy công lý hiện diện trong xã hội.
Theo TS Vũ Thị Phương Lan, cho dù thực sự Hồ Duy Hải là có tội đi chăng nữa thì cũng phải được xét xử công bằng và chỉ có xét xử công bằng của một nền tư pháp vì công lý đích thực mới có thể kết tội Hồ Duy Hải hay bất kỳ ai khác.
1. Tính hợp pháp của kháng nghị của Viện trưởng VKSND tối cao
Một vấn đề được Hội đồng xét xử (HĐXX) TAND tối cao nêu ra là kháng nghị của Viện trưởng VKSND tối cao không đúng quy định của pháp luật vì Chủ tịch nước đã có Quyết định 639/2012 bác đơn xin ân giảm án tử hình của Hồ Duy Hải. Hàm ý ở đây là khi Chủ tịch nước đã bác đơn ân giảm án tử hình thì Viện trưởng VKSND tối cao không được quyền kháng nghị.
Tôi cho rằng, không thể đem Quyết định của Chủ tịch nước để quy chiếu tính hợp pháp của quyết định kháng nghị của Viện trưởng VKSND tối cao bởi vì chức năng của hai cơ quan này là khác nhau và nội dung của hai văn bản đề cập tới những khía cạnh khác nhau, dù về cùng một vụ việc.
Chủ tịch nước là nguyên thủ Quốc gia chứ không phải cơ quan tố tụng. Hiến pháp, pháp luật trao cho Chủ tịch nước quyền ân giảm đối với tội phạm chứ không phải khẳng định một người có tội hay không. Khi Chủ tịch nước xem xét đơn xin ân giảm thì vấn đề có tội hay không có tội đã được Tòa án quyết định, có hiệu lực và Chủ tịch nước tôn trọng điều đó. Chủ tịch nước chỉ xem xét với những tình tiết nhân thân thì người phạm tội đó có đáng được ân giảm hay không. Quyết định không ân giảm của Chủ tịch nước không có nghĩa là lời khẳng định quyết định buộc tội tử hình của Tòa án là đúng.
Viện trưởng VKSND tối cao thực hiện quyền kháng nghị của mình theo quy định của Hiến pháp, Luật tổ chức VKSND và Bộ luật Tố tụng hình sự. Quyền kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án có thể được thực hiện bất kỳ lúc nào, đối với các bản án của Tòa án mà VKS cho là sai, có thể là sai về tố tụng hoặc áp dụng pháp luật nội dung.
Trong trường hợp vụ án Hồ Duy Hải, VKSND tối cao có thể cho rằng, thủ tục tố tụng đã bị vi phạm nghiêm trọng và/hoặc phán quyết của Tòa án cấp dưới không có cơ sở. Khi Viện trưởng VKSND tối cao đưa kháng nghị thì Tòa án phải xem lại bản án cấp dưới có thực sự sai không, mặc dù cuối cùng có thể vẫn cho rằng bản án đó đúng. Quyền kháng nghị của VKS được thực hiện như là một phép kiểm tra đối với việc xét xử của Tòa án. Đó là một điểm tuyệt vời trong hệ thống tư pháp hình sự Việt Nam.
Ở đây tôi muốn nói rằng, cơ sở pháp lý của kháng nghị của Viện trưởng VKSND tối cao là Hiến pháp và các luật liên quan. Viện trưởng VKSND tối cao hoàn toàn có quyền kháng nghị ngay cả khi Chủ tịch nước đã có quyết định bác đơn ân giảm án tử hình. Trường hợp VKSND tối cao kháng nghị đúng, người tử tù được tuyên không có tội thì cũng không có nghĩa là Chủ tịch nước đã ra quyết định sai. Đặt câu hỏi VKSND tối cao kháng nghị có đúng không khi Chủ tịch nước đã bác đơn xin ân giảm án tử hình là một câu hỏi không phù hợp.
2. Sự độc lập của Hội đồng xét xử
Nhiều ý kiến nêu, liệu HĐXX trong trường hợp này là Hội đồng thẩm phán TAND tối cao có độc lập không khi Chủ tọa Hội đồng đó - người đồng thời là Chánh án TAND tối cao, trước đây là Viện trưởng VKSND tối cao và đã từng ra quyết định không kháng nghị giám đốc thẩm trong cùng vụ án? Quan điểm của tôi cho rằng ý kiến này là có cơ sở.
Tòa án và VKSND thực hiện chức năng khác nhau nhưng lại giải quyết các vấn đề giống nhau khi thụ lý cùng một vụ việc. Cụ thể, trong vụ việc giám đốc thẩm này: Trước đây khi hồ sơ đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm gửi lên Viện trưởng VKSND tối cao thì vấn đề mà Viện trưởng VKSND tối cao phải xem xét là liệu bản án của Tòa án có bị sai không và nếu sai thì có đáng để kháng nghị không. Khi quyết định kháng nghị tức là Viện trưởng đã cho rằng có sai sót trong đó, còn nếu quyết định không kháng nghị có nghĩa là Viện trưởng đã cho rằng không có sai sót trong đó hoặc có sai nhưng không đáng để nêu vấn đề.
Bây giờ, khi xét xử giám đốc thẩm thì HĐXX cũng giải quyết chính vấn đề đó, trả lời đúng câu hỏi đó, tức là bản án cấp dưới (trong đó có cả quy trình tố tụng) có sai sót không, trong trường hợp có sai sót thì có đáng bị hủy hay không?
Cùng một người, nếu trước đây đã cho rằng, bản án không sai thì bây giờ sao có thể phủ định chính mình khi trả lời câu hỏi tương tự trong khi vụ án không có tình tiết mới. Điều này chẳng khác nào “chưa xét xử thì quan điểm của vị Chủ tọa HĐXX đã được ấn định”.
Đại diện VKSND tối cao tại phiên xét xử giám đốc thẩm. |
3. Về vấn đề “có sai sót về tố tụng nhưng không thay đổi bản chất vụ án”
Câu hỏi đầu tiên mà Hội đồng thẩm phán TAND tối cao nêu để biểu quyết trong vụ án Hồ Duy Hải là “Vụ án đã có những sai sót về tố tụng như đã nêu. Những sai sót đó có làm thay đổi bản chất vụ án hay không?”. 17/17 thành viên biểu quyết là “Không thay đổi bản chất vụ án”. Đặt ra câu hỏi này để biểu quyết, Hội đồng thẩm phán TAND tối cao đã mắc một số sai lầm.
Thứ nhất, với câu hỏi đó, thông điệp mà cơ quan xét xử cao nhất của Việt Nam truyền đi là dù quá trình xét xử có vi phạm tố tụng thì bản án vẫn được công nhận, nếu Hội đồng giám đốc thẩm tin rằng người đó có tội.
Không rõ từ khi nào Tòa án lại xem nhẹ pháp luật tố tụng đến vậy. Bất cứ ai học luật từ bậc học cử nhân đều hiểu rằng công lý được bảo đảm bằng pháp luật tố tụng. Đứng trước một vụ án hình sự, bao giờ phía nạn nhân và phía buộc tội cũng muốn bị cáo phải bị kết tội và chịu án nghiêm khắc. Đối với họ, như vậy mới là công lý. Còn đối với phía bị cáo và gia đình bị cáo thì phải tuyên vô tội hay có tội với hình phạt nhẹ hơn mới là công lý.
|
Như vậy, công lý không nằm ở có tội hay không có tội, hình phạt nặng hay nhẹ mà ở chỗ thủ tục điều tra, truy tố, xét xử có công bằng không, người bị buộc tội có được bảo đảm quyền tố tụng của mình không, chứng cứ có đủ cơ sở để buộc tội không… Đó là lý do tại sao vi phạm pháp luật tố tụng có thể dẫn tới hủy án. Sai sót về tố tụng trong vụ án Hồ Duy Hải phải được xem xét nghiêm túc từ chính nó, để cân nhắc có hủy án hay không. Không thể lấy cái gọi là “bản chất vụ án không thay đổi” để biện minh và sau đó là bỏ qua cho sai sót về tố tụng.
Thứ hai, đặt câu hỏi như vậy Hội đồng thẩm phán TAND tối cao đã đi lạc đề vì nó không phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của xét xử giám đốc thẩm. Nhiệm vụ của xét xử giám đốc thẩm không phải là xem xét người bị buộc tội thực sự có tội hay không, đó là nhiệm vụ của Tòa án sơ thẩm hoặc phúc thẩm. Nhiệm vụ của xét xử giám đốc thẩm là xem xét bản án cấp dưới có sai không và nếu sai thì có bị hủy không.
Cái sai ở đây có thể về thủ tục tố tụng trong quá trình từ điều tra đến xét xử hoặc sai về áp dụng pháp luật. Như vậy, câu hỏi mà Hội đồng thẩm phán TAND tối cao cần đặt ra phải là “Với những sai sót trong tố tụng của vụ án Hồ Duy Hải, kéo theo đó là sự không hợp lệ của một số chứng cứ như đã nêu thì liệu có đủ cơ sở để buộc tội Hồ Duy Hải như bản án sơ thẩm, phúc thẩm đã làm không?”.
Nói cách khác, TAND tối cao cần loại bỏ tất cả những chứng cứ thu thập có vi phạm thủ tục tố tụng và đặt câu hỏi: “Với tất cả các chứng cứ còn lại thì liệu có đủ cơ sở kết luận Hồ Duy Hải phạm tội không?”. Nếu đặt đúng câu hỏi như vậy thì câu trả lời “Không đủ cơ sở” là hết sức rõ ràng, bởi chỉ cần qua thông tin trên báo chí cũng có thể thấy các chứng cứ được thu thập một cách trái pháp luật đều là những chứng cứ chủ chốt để Tòa án dựa vào đó buộc tội Hồ Duy Hải.
Thứ ba, Hội đồng thẩm phán TAND tối cao đã quá chú trọng đến chuyện Hồ Duy Hải có tội hay không có tội mà quên đi nhiệm vụ quan trọng nhất của xét xử giám đốc thẩm là nêu và chấn chỉnh những cái sai trong quá trình tố tụng hình sự và sai trong áp dụng pháp luật hình sự trong xét xử.
Nói cách khác, nhiệm vụ của xét xử giám đốc thẩm là giải thích pháp luật để làm rõ cái đúng cái sai trong quá trình tố tụng và trong quá trình xét xử. Tư duy của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao, do đó, không chỉ bó hẹp trong vụ việc cụ thể mà phải ở tầm bao quát hơn để “chữa lỗi” của các cơ quan tố tụng nếu có.
Chỉ ra cái sai của cơ quan tố tụng và bản án cấp dưới không có nghĩa là phơi ra điểm yếu của hệ thống tư pháp. Chưa cần nói tới việc Hồ Duy Hải có bị oan hay không, nếu Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hủy bản án đã kết án tử hình đối với Hồ Duy Hải do vi phạm tố tụng thì tác động sẽ như thế nào?
Bên cạnh chuyện chỉ ra cái đúng, cái sai thì điều đó sẽ chứng tỏ rằng, công lý của nền tư pháp Việt Nam đã được thực thi cho dù cơ quan tố tụng cấp dưới đã có những sai sót. Xã hội sẽ thấy đó là một phần trong cơ chế xét xử công bằng của hệ thống Tòa án. Tuyệt vời hơn, nó sẽ truyền đi thông điệp rằng các cơ quan tố tụng cấp dưới từ cơ quan điều tra, công tố tới xét xử phải tự hoàn thiện mình trong quá tình tiến hành tố tụng bởi đối với TAND Tối cao, vi phạm tố tụng là vi phạm nghiêm trọng và sẽ đem lại hậu quả pháp lý. Đó mới là việc Hội đồng thẩm phán TAND tối cao cần phải làm cho xã hội. Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hãy quan tâm nhiều hơn đến việc chấn chỉnh và chữa các lỗi do sai sót trong quá trình tố tụng thay vì chỉ băn khoăn với câu hỏi liệu bị cáo có thực sự phạm tội hay không?
Thật đáng tiếc phải nói rằng, quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao trong vụ án Hồ Duy Hải là một bản án thực sự chưa thể hiện công lý.
CÓ VỤ ÁN 3 LẦN BỊ HỦY "VÌ CÓ VI PHẠM TỐ TỤNG", NHƯNG VÌ SAO VỤ ÁN HỒ DUY HẢI LẠI "0" HỦY ?
Vụ “Dùng nhục hình” ở Cao Lãnh, Đồng Tháp, anh N.T.T bị tình nghi tham gia trộm cắp tài sản, nên ngày 16/11/2012, CQĐT Cao Lãnh bắt anh T. đem về trụ sở, trưa ngày hôm sau anh T. tử vong. Trên cơ thể nạn nhân đầy vết thương do bị vật cứng tác động với một lực rất mạnh gây ra và nặng nhất là vùng ức và thượng vị. Sau cái chết đau đớn của nạn nhân, 2 Điều tra viên là Huỳnh Ngọc Tòng và Phạm Xuân Bình bị xử lý hình sự.
Nhân chứng khai thấy có 4 người tham gia đánh anh T., nhưng vì chỉ chứng minh được 2 vị ấy có làm việc với nạn nhân, nên cơ quan tố tụng chỉ xử lý được 2 vị này, Huỳnh Ngọc Tòng bị phạt 18 tháng tù, Phạm Xuân Bình bị bị phạt 11 tháng 11 ngày tù. Vụ án đã 3 lần bị Tòa án cấp cao tại TP Hồ Chí Minh hủy án vì có vi phạm tố tụng và chứng cứ mà cấp sơ thẩm sử dụng buộc tội chỉ có lời khai bị cáo Bình, còn diễn biến ai đánh, đánh như thế nào chưa được làm rõ, đến nay vụ việc vẫn chưa giải quyết xong. Vụ án trên thì Tòa án hủy án để điều tra, xét xử lại đến 3 lần, nhưng tại sao vụ án Hồ Duy Hải với hàng loạt vi phạm tố tụng nghiêm trọng thì Hội đồng thẩm phán TAND tối cao một mực kết luận là "xét xử đúng người, đúng tội, đúng mức án"?
(Thạc sĩ luật Nguyễn Văn Tài)
|
VKS KHẲNG ĐỊNH “CÓ NHIỀU VI PHẠM TỐ TỤNG NGHIÊM TRỌNG”, NHƯNG 4 LẦN TÒA BIỂU QUYẾT NGƯỢC LẠI
Theo hồ sơ vụ án, tối ngày 13/1/2008, tại Bưu điện Cầu Voi, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An xảy ra vụ giết người, nạn nhân là hai nhân viên bưu điện Nguyễn Thị Ánh Hồng và Nguyễn Thị Thu Vân chết do bị cắt cổ. Qua hai cấp xét xử sơ thẩm tại TAND tỉnh Long An năm 2008 và phúc thẩm tại Tòa Phúc thẩm TAND tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2009, Hồ Duy Hải bị kết án tử hình về tội giết người, 5 năm tù về tội cướp tài sản, tổng hợp hình phạt là Tử hình.
VKSND tối cao nhận thấy đây là vụ án giết người và cướp tài sản đặc biệt nghiêm trọng; bị cáo bị áp dụng mức án cao nhất Tử hình nhưng chứng cứ buộc tội chủ yếu là lời khai của bị cáo, không có chứng cứ vật chất trực tiếp, trong khi lời khai của bị cáo không nhất quán, mâu thuẫn với nhau (có lúc nhận tội, lúc khác lại kêu oan) và mâu thuẫn với các tài liệu, chứng cứ khác; nhiều tình tiết quan trọng chưa làm rõ và có nhiều vi phạm tố tụng nghiêm trọng trong quá trình điều tra.
Hàng loạt vi phạm tố tụng nghiêm trọng phải kể đến:
Một là, chưa làm rõ mâu thuẫn về thời gian bị cáo xuất hiện tại nơi xảy ra vụ án vì nhân chứng Đinh Vũ Thường đến Bưu điện gọi điện về Cà Mau lúc 19h39'22" có nhìn thấy một thanh niên ngồi trong Bưu điện, nhưng vào lúc 19h13', Hải đang có mặt tại hiệu cầm đồ, việc tiêu thụ thời gian sau đó thể hiện Hải không thể có mặt tại Bưu điện Cầu Voi trước 19h39'22". Nội dung này rất quan trọng cần làm rõ nên tại phiên giám đốc thẩm, đại diện VKSND tối cao cho rằng phải hủy án để thực nghiệm điều tra lại.
Hai là, quá trình khám nghiệm hiện trường có thu giữ 5 dấu vân tay, trong đó có 2 dấu thu tại trên cửa kính và Lavabo, kết quả giám định không phải của bị cáo nhưng chưa làm rõ của ai; các tài liệu thu giữ dấu vân tay và truy nguyên dấu vân tay cũng không có trong hồ sơ vụ án.
Ba là, chưa làm rõ thời điểm chết của 2 nạn nhân để xác định Hồ Duy Hải có phải hung thủ không, cần hủy án để trưng cầu giám định thời điểm chết thông qua tài liệu khám nghiệm tử thi (mô tả mẫu thức ăn trong dạ dày và dấu vết hoen tử thi).
Bốn là, chưa làm rõ cơ chế gây ra một số vết thương trên cơ thể nạn nhân, về khả năng con dao với đặc điểm bị cáo mô tả có thể gây ra các vết thương đó không.
Năm là, chưa làm rõ động cơ gây án của đối tượng vì kết luận của bản án sơ thẩm, phúc thẩm về động cơ gây án chưa phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án. Chủ tọa phiên tòa đã thừa nhận nhưng trong phần nhận định của quyết định giám đốc thẩm không nêu những vi phạm này.
Sáu là, có nhiều vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, đặc biệt là bỏ ngoài hồ sơ nhiều tài liệu quan trọng như lời khai ban đầu bị cáo không nhận tội, lời khai nhân chứng, tài liệu thu giữ dấu vân tay và kết quả truy nguyên cá biệt dấu vân tay, cần hủy án để bổ sung các tài liệu này vào hồ sơ.
Tuy nhiên, tại phiên tòa xét xử vụ án Hồ Duy Hải theo thủ tục giám đốc thẩm, trưa ngày 8/5, Chủ tọa phiên tòa đã tiến hành lấy biểu quyết 4 vấn đề cụ thể.
1. Vụ án đã có những sai sót về tố tụng như đã nêu. Những sai sót đó có làm thay đổi bản chất vụ án hay không? Kết quả 17/17 thành viên biểu quyết “Không thay đổi bản chất vụ án”.
2. Bản án phúc thẩm và bản án sơ thẩm kết án Hồ Duy Hải có đúng người, đúng tội, đúng mức án hay không? Kết quả 17/17 thành viên biểu quyết “Đúng người, đúng tội, đúng mức án”.
3. Quyết định số 639/QĐ-CTN ngày 17/5/2012 của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm án tử hình của Hồ Duy Hải đang có hiệu lực, Quyết định kháng nghị số 15/QĐ-VKSNDTC-V7 của VKSNDTC có đúng pháp luật hay không? Kết quả 17/17 thành viên biểu quyết “Không đúng pháp luật”.
4. Chấp nhận kháng nghị, hủy hai bản án phúc thẩm và sơ thẩm, trả hồ sơ điều tra bổ sung hay không chấp nhận kháng nghị ? Kết quả 17/17 thành viên biểu quyết “Không chấp nhận kháng nghị”.
Với nhận định như trên, Hội đồng thẩm phán TAND tối cao quyết định: “Không chấp nhận Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 15/QĐ-VKSTC-V7 ngày 22/11/2019 của Viện trưởng VKSND tối cao.
BVPL
|
TS. Vũ Thị Phương Lan - Trưởng Bộ môn Tư pháp Quốc tế, trường Đại học Luật Hà Nội
16.
THỨ HAI, 1 THÁNG 6, 2020
ĐÔNG LA
Tôi từng làm “luật sư” cãi thắng nhiều vụ cực kỳ khó mà luật sư thật giỏi nhất cũng không cãi được vì liên quan đến các lĩnh vực tri thức cao nhất. Như vụ ông PGS Triết học Lê Trọng Ân ở Khoa Triết, Trường ĐH KHXH & NV TPHCM (nơi ông Võ Văn Thưởng, Trưởng Ban Tuyên giáo, học), đã phê bình sách giáo khoa triết và bị kỷ luật. Tôi đã hỏi và biết ngay ông ấy đúng, nhưng ông ấy không cãi nổi Ban Biên tập có địa vị và bằng cấp cao hơn ông. Tôi đã viết bài cãi giúp ông, phê phán cái sai của Ban Biên tập, làm rung rinh cả Bộ Giáo dục, rồi từ đó tôi đã cố vấn cho ông Ân cãi thắng luôn, người ta buộc phải bỏ kỷ luật ông.
Vụ thứ hai cũng vô cùng khó khăn, một người tôi chưa quen là cô Vũ Thị Hoà, giúp tìm hài cốt liệt sĩ bị thất lạc bằng khả năng đặc biệt, bị Thu Uyên kết án trên sóng truyền hình quốc gia VTV1 là “lừa đảo, trục lợi trên xương máu liệt sĩ”. Tôi đã tìm hiểu thì biết ngay Thu Uyên vu khống nên đã viết bài. Ông Nhà báo Đại tá Đào Văn Sử, chính là người đưa chuyện ông Thệ ra ngoài ánh sáng, đã đến nhà tôi, nối máy cho tôi nói chuyện với cô Hoà, và từ đó tôi bắt đầu dấn thân vào một cuộc chiến bảo vệ dân oan. Cô Vũ Thị Hoà bị một số tỉnh đội, các bộ phận chức năng của QK7 và Bộ Quốc phòng đánh công văn cho cô là lừa đảo, từ cơ sở đó, Thu Uyên mới nói trên VTV; Công an Yên Bái cũng đã có giấy “mời” cô. Tôi đã gặp cô, gặp nhiều nhân chứng, biết rất rõ nên đã viết nhiều chuyện về khả năng siêu phàm của cô, và cho đến tận giây phút này, với tư cách là một người từng nghiên cứu KHTN, một nhà lý luận phê bình, tôi vẫn chưa hết ngạc nhiên vì khả năng thần thông của con người là có thật, thế giới tâm linh là có thật! Tôi đã giúp cô Hoà viết đơn kiện tất cả những kẻ vu khống, gởi tất cả những nơi cần gởi, tuy không bắt được bọn chúng đi tù nhưng đã giúp cô được bình an. Gần đây tôi không viết, không liên hệ với cô nữa (mà tôi cũng đã nói trực tiếp với cô) vì tôi đã hoàn thành sứ mệnh và cuộc đời cô từ lâu cũng đã mở sang những trang khác mà tôi không biết.
***
Giờ đây lại có chuyện anh chàng Hồ Duy Hải bị kết án tử vì đã phạm tội ác dã man, cắt cổ, giết chết hai cô gái trẻ tại Bưu cục Cầu Voi, Huyện Thủ Thừa, Tỉnh Long An bởi ba phiên toà mà phiên Giám đốc thẩm được xử bởi Hội đồng Toàn thể Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao, tức toàn bộ quan toà có vị trí cao nhất của nền tư pháp VN.
Phần đông dư luận cho rằng Hải đã bị oan, thực tế đã có những vụ án oan chấn động dư luận lại càng củng cố niềm tin của họ. Nhưng thực sự Hải có bị oan không? Nếu Hải không oan thì người ta nghĩ thế nào về hai cô gái trẻ xấu số khi bênh vực cho kẻ sát nhân? Chính vì vậy những người hiểu biết cần phải phân tích khách quan vụ án để dư luận hiểu chính xác hơn.
Phiên giám đốc thẩm đã kết luận "Có sai sót trong hoạt động điều tra nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án". Từ một số Đại biểu Quốc hội, các luật sư, đến các nhà báo bênh vực Hải đều cho rằng kết luận như thế tạo “Một tiền lệ đáng lo ngại”. Nhưng từ phía quan toà, những người có chuyên môn xét xử, lại thấy chính từ những sự sai sót đó lại hé lộ những tình tiết chủ yếu chứng minh Hồ Duy Hải là thủ phạm. Bởi do không biết và không tìm thấy, các công an điều tra mới sai lầm là không lưu giữ các hung khí như cái thớt, cái ghế và con dao, để những người dọn dẹp thiêu huỷ. Chính do lời khai của Hải người ta mới biết chúng là hung khí. Dù là sai sót nhưng nó lại chứng minh sự xác định hung khí, rồi hung thủ của công an điều tra là khách quan, do Hải khai họ mới biết. Luật pháp không cho phép quan toà kết tội chỉ dựa vào lời khai của bị cáo mà không có chứng cớ, nhưng lời khai của Hải ở đây lại có ảnh chụp hiện trường (ảnh chứng) (tôi dùng “ảnh chứng” chính xác hơn hồ sơ dùng “bản ảnh”) và những người dọn dẹp (nhân chứng) xác nhận. Đặc biệt con dao giắt ở vách được che khuất bởi cái bảng mà công an kỳ công tìm mãi không thấy, chỉ có hung thủ mới biết nó ở đâu, và chính Hải đã chỉ ra vị trí đó. Công an đã đi hỏi những người dọn dẹp và có đến 4 người đã xác nhận Hải nói đúng về con dao. Đây chính là một lời khai mở nút vụ án, chứng minh công an không thể “mớm cung” vì người ta không thể “mớm” điều người ta không biết, mà ngược lại, chính Hải đã “mớm” điều tra, kiểu “lạy ông tôi ở bụi này”, một lời khai với Hải đúng là chết người!
Chưa hết Hải còn khai cho sim điện thoại, bán đồ lấy tiền chuộc điện thoại, cắt tóc để thay đổi hình dạng, khai đốt quần áo vì ám ảnh rồi chối khai lại là đốt vì thói quen mà một thẩm phán cho là “kỳ quặc” vô lý, rồi chuyện khai đi bán vàng, v.v… Tất cả những lời khai trên đều được công an điều tra xác định khớp với thực tế.
Những lời khai trên của Hải lại được chính Hải xác nhận là không bị mớm cung, ép cung, các bản cung đều có các luật sư, có đại diện VKS tham gia, Hải đều xác định và mô tả tỉ mỉ hành vi giết người của mình.
Dù Hải có nhiều lần khai ngược lại, theo tâm lý chung là chuyện tất nhiên, nên những lời khai logic, khớp với thực tế của Hải vẫn là “những lời khai chết người”, chúng vẫn là những chứng cớ phản ánh bản chất vụ án, chứng minh Hải chính là hung thủ. Vì vậy, khi đã có những tình tiết chủ chốt như vậy, cơ quan điều tra cũng như các thẩm phán đã cho nhiều tình tiết khác là phụ, cho những thiếu sót như không lưu giữ những hung khí gây án, v.v… cũng không thay đổi bản chất vụ án. Và với một hồ sơ có kết quả điều tra như vậy thì quan toà nào cũng sẽ kết án như nhau, cũng sẽ kết án y như ba phiên toà đã kết án Hồ Duy Hải.
***
Có điều nếu vụ án Hồ Duy Hải chỉ có vậy thì hết chuyện, nhưng xung quanh vụ án còn quá nhiều chuyện mập mờ mà các cơ quan chức năng chưa làm rõ, khiến dư luận thắc mắc, và chính chúng đã được bọn xấu lợi dụng, suy diễn, chống phá, tạo ra một tâm trạng hỗn loạn chưa từng có về niềm tin đối với nền pháp luật Việt Nam.
Như nhân vật Nguyễn Văn Nghị, một bài báo đăng trên cand.com.vn từng cho là nghi can số 1, rồi được cho là có chứng cớ ngoại phạm, đã được ghi vào hồ sơ, nay cần đối chứng thì lại biến mất và còn biến thành Nguyễn Hữu Nghị; Chuyện cán bộ điều tra mời luật sư Võ Thành Quyết là “sếp” cũ của mình bào chữa cho “đẹp” vụ án; những cái chết của những người liên quan đến vụ án như nhân viên điều tra, nhà báo, công tố viên, nhân chứng, v.v…
Đặc biệt, tiếng kêu oan của mẹ, của em gái, của dì Hải đã thấu tận “Trời”. Uỷ ban Thường vụ QH khóa 13 đã thành lập đoàn giám sát do Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu, trưởng đoàn, và phó đoàn là bà Lê Thị Nga, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp. Bà Nga là người đã trực tiếp nghiên cứu hồ sơ, gặp thân nhân và gặp trực tiếp Hồ Duy Hải. Bà đã viết bản “Báo cáo kết quả nghiên cứu” về việc điều tra và xét xử, có những ý: “không đầy đủ”; “không khách quan”; “có sự vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng”; “có những sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng Bộ luật Hình sự".
Tôi đã đọc kỹ bản báo cáo của bà Nga thấy nó như bản bào chữa của luật sư hơn là một sự giám sát toàn diện việc điều tra và xét xử. Việc của bà Nga là đánh giá toàn diện việc điều tra và xét xử chứ không phải chỉ là việc bênh Hồ Duy Hải. Những điều sai sót bà chỉ ra thì những người xét xử cũng đã chỉ ra, phân tích, và họ cho là chúng không phản ánh bản chất vụ án. Có chỗ bà cho kết án Hồ Duy Hải cướp của là “sai lầm nghiêm trọng” bởi luật hình sự viết “cướp của” là “Người nào dùng vũ lực… nhằm chiếm đoạt tài sải”. Tôi thấy bà đã quá máy móc, Hải dùng vũ lực giết người, xong rồi mới thấy tài sản thì cướp luôn, vậy bản chất cũng là cướp của, sao lại cho là “sai lầm nghiêm trọng?”.
Còn những chứng cớ mà những người xét xử cho là phản ánh bản chất vụ án thì bà Nga không nghiên cứu. Bà đã không tự đặt những câu hỏi, tại sao Hải khai đùng thớt, ghế để đánh hai nạn nhân thì hiện trường có thớt, có ghế? Đặc biệt, bà cũng không hỏi tại sao Hải lại khai đúng vị trí để con dao hung khí như đã phân tích? Rồi một loạt lời khai của Hải logic, phù hợp với thực địa, ly kỳ như tiến trình của một bộ phim được dàn dựng rất công phu nữa. Lẽ ra bà Nga phải thấy, nếu Hải đúng như hồ sơ viết, không bị cực hình ép cung, mớm cung, tự nguyện khai, thì quan toà kết án Hải là thủ phạm như đã kết án không còn gì để bàn nữa, quốc hội không cần phải giám sát nữa.
Có điều, bà Nga cũng phải quan tâm đến những chuyện không rõ ràng, những nhân vật, những cái chết của những người liên quan đến vụ án. Đặc biệt, có một điều rất quan trọng là trong bản báo cáo, Bà Nga viết: “Bà Nguyễn Thị Loan (mẹ ruột của Hải) và bà Nguyễn Thị Rưởi (dì ruột của Hải) có phản ánh trong nhiều lần thăm gặp, Hải đã đề nghị gia đình ra Hà Nội kêu oan cho Hải. Bà Loan và bà Rưởi đều cho rằng Hải có nhiều bản cung nhận tội vì đã bị đánh (“đánh nhiều đến nỗi không đi được, phải có người dắt hai bên ở thời điểm trước khi xử phúc thẩm”). Các luật sư cũng cho bà Nga biết Hải bị mớm cung, ép cung. Tại sao là người giám sát bà không làm rõ việc tối quan trọng này?
Chỉ có việc điều tra Hải có thực sự bị đánh, có thực sự bị ép cung, mớm cung không; rồi cụ thể Hải bị mớm cung như thế nào; giải thích thoả đáng tại sao những thực địa lại khớp với lời khai của Hải; mới có thể phủ nhận được những chứng cớ chủ chốt mà các thẩm phán ở cả 3 phiên toà đã kết án Hải. Bà Lê Thị Nga hoàn toàn có đủ quyền để đề nghị các cơ quan điều tra cao nhất thực hiện việc điều tra này. Chính Hồ Duy Hải sẽ lại là nhân chứng chủ chốt, và để Hải khai đúng sự thật, cần có phương án bảo vệ và cách ly Hải khỏi những sự đe doạ. Nếu có những chứng cớ chứng tỏ đúng là Hải bị oan thì sẽ có nhiều chuyện “thú vị” được sáng tỏ.
Còn thực tế tôi thấy, những người có ý bênh Hải, từ những ông nghị to mồm, các luật sư, đến các “hội thẩm toàn dân” đều lạc đường. Cần phải bác bỏ có lý những chứng cớ chủ chốt mà các thẩm phán dùng để kết án Hải. Tại sao Hải lại khai mình giết người, lời khai lại khớp với thực tế, hãy bác bỏ đi, chứ không phải là chuyện trưng ra những cái ngoài lề chỉ làm rối thêm. Việc cần không làm lại đi công kích các thẩm phán, chửi bới họ, gây mất trật tự, là phạm pháp và chỉ góp sức đẩy Hồ Duy Hải đến cái chết mà thôi!
1-6-2020
ĐÔNG LA
15.
Trên Fanpage Trương Châu Hữu Danh, Trương Châu Hữu Danh Và Đồng Bọn, bài cũng bị mất nhưng xen kẻ, bài còn bài mất.
Tổng bài bị mất sơ sơ hơn 1.000 bài (tôi chỉ kiểm từ 2020 đến nay)
FB ghi rằng do “các giới hạn pháp lý địa phương” nên hạn chế quyền truy cập.
Cần làm gì để chống lại sự việc này, đồng thời hiển thị lại được các bài viết?
14.
(bài lấy từ blog luật sư Trần Hồng Phong, nhưng đang bị lỗi, cứ dán vào là làm hỏng cả entry; nên đang tạm xóa đi, để dán lại theo cách khác sau)
(bài lấy từ blog luật sư Trần Hồng Phong, nhưng đang bị lỗi, cứ dán vào là làm hỏng cả entry; nên đang tạm xóa đi, để dán lại theo cách khác sau)
13.
(BVPL) - Vụ án Hồ Duy Hải đang được các cơ quan của Quốc hội và cấp có thẩm quyền xem xét đánh giá lại toàn bộ vụ án, nhằm không chỉ bảo đảm xử lý đúng trình tự tố tụng hình sự, đúng người, đúng tội cho riêng vụ án, mà hy vọng sẽ là vụ án điển hình cho nhiều trường hợp về sau trong hoạt động tư pháp.
UBTV Quốc hội giao cơ quan chuyên môn nghiên cứu, đề xuất hướng xử lý vụ án Hồ Duy Hải
Viện trưởng Lê Minh Trí: Kháng nghị vụ án Hồ Duy Hải là có căn cứ, đúng thẩm quyền và đúng pháp luật
Vụ án Hồ Duy Hải: Rất nhiều "điểm mờ" cần được làm sáng tỏ
Vụ án Hồ Duy Hải: Lệch hướng điều tra hung thủ, do không kết luận giám định thời gian nạn nhân tử vong?
Giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải: Một cơ hội bị … bỏ lỡ?
Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa: "Tôi sẽ tiếp tục kiến nghị về vụ án Hồ Duy Hải"
Vụ án Hồ Duy Hải: Nếu không có kháng nghị, người dân sẽ không biết được sai sót trong điều tra, tố tụng
Về tính hợp pháp của quyết định kháng nghị giám đốc thẩm trong vụ án Hồ Duy Hải
Vụ án Hồ Duy Hải: Những trăn trở và dư âm sau phiên xét xử giám đốc thẩm
Giám đốc thẩm vụ tử tù Hồ Duy Hải: ĐTV “bao biện” việc mua dao, thớt mới về làm … vật đối chứng, nhận dạng
Giám đốc thẩm vụ án tử tù Hồ Duy Hải: Không cho phép oan, sai, bỏ lọt tội phạm
Báo Bảo vệ pháp luật xin giới thiệu bài viết của Luật sư Trần Đình Dũng (Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh) phân tích ở góc độ "hướng điều tra" của vụ án Hồ Duy Hải.
Thời điểm nạn nhân bị sát hại tử vong trong án giết người
Trong các vụ án giết người, nạn nhân tử vong (phần lớn án truy xét vì không bắt được quả tang) như vụ án Hồ Duy Hải, Cơ quan Điều tra (CQĐT) truy xét trở lại những người có liên hệ qua điện thoại, email, trực tiếp… sát với thời điểm nạn nhân tử vong để lần tìm tung tích hung thủ. Cho nên xác định chính xác thời điểm hung thủ ra tay sát hại nạn nhân là vô cùng quan trọng trong điều tra vụ án.
Một góc hiện trường vụ án (ảnh do tác giả cung cấp) |
Hồ sơ vụ án mô tả Hồ Duy Hải giết hại 2 nạn nhân được mô tả trong bản án phúc thẩm như sau:
Khoảng 19h ngày 13/1/2008, Hải đi xe mô tô của bà Rưỡi (dì ruột) đến bưu điện Cầu Voi, vào bên trong ngồi nói chuyện với chị Hồng. Khoảng 20h30' Hải đưa tiền và kêu Vân đi mua trái cây. Khi chị Vân đi, Hải nảy sinh ý định quan hệ sinh lý với Hồng, nhưng bị chị Hồng phản ứng. Hải tức giận đánh vào mặt, bóp cổ, lấy thớt đập vào mặt và đầu làm chị Hồng bị ngất. Sau đó Hải lấy dao cắt vào cổ chị Hồng.
Căn cứ vào thời điểm mốc 20h30', Điều tra viên triệu tập các nghi can và loại dần để tìm hung thủ. Khi thời điểm này bị sai, có thể hung thủ thật sự có tình tiết ngoại phạm (chẳng hạn lúc 20h30’ đang ở quán café). Ngược lại, người thật sự không phải hung thủ có thể không chứng minh được tình tiết ngoại phạm trong thời điểm này và vô hình chung người này bị đưa vào diện “nghi can đặc biệt” để điều tra viên tập trung hướng điều tra vào họ.
Vì tính chất quan trọng của thời điểm nạn nhân bị sát hại chết nên ngay khi khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, CQĐT phải yêu cầu bác sĩ pháp y đưa ra thời điểm nạn nhân chết để sàng lọc đối tượng. Trong vụ Hồ Duy Hải cả hai nạn nhân chết do vết cắt cổ sâu tới tủy xương nên nạn nhân tử vong ngay khi hung thủ ra tay.
Trong hồ sơ các vụ án giết người phải có hai thời điểm nạn nhân tử vong. Thời điểm thứ nhất là thời điểm do bác sĩ pháp y đưa ra bằng phương pháp khoa học từ các dấu tích tại thi thể, chẳng hạn “nạn nhân tử vong cách thời điểm khám nghiệm từ 15h đến 17h”. Thời điểm thứ hai do điều tra viên suy luận từ các lời khai, chứng cứ khác nhưng phải căn cứ từ thời điểm tử vong do pháp y đưa ra, chẳng hạn trong vụ án này là 20h30’ ngày 13/1/2008. Nếu hai thời điểm này chênh nhau thì phải làm rõ trở lại, kể cả khám nghiệm lại.
Thế nhưng, trong vụ án này thời điểm tử vong của hai cô gái không được phía pháp y đưa ra mà điều tra viên dựa vào các lời khai. Đây chính là sai lầm có thể dẫn đến chệch hướng truy tìm hung thủ.
Hai kết luận Giám định pháp y số 21/PY.08 và 22/PY.08 cùng ngày 17/1/2008 đều bỏ trống thời gian tử vong của hai nạn nhân. Đây rõ ràng là thiếu sót quá nghiêm trọng. Khi phía pháp y không đưa ra thời điểm nạn nhân tử vong, việc truy xét nghi can khó có thể chặt chẽ để tránh “lọt sàng” nghi can vì lúc đó điều tra viên không có cột mốc để suy luận ra thời điểm gây án.
Cơ quan CSĐT đang tiến hành khám xét nhà bị can Hồ Duy Hải (ảnh do tác giả cung cấp) |
Thời điểm nạn nhân tử vong khó có thể là 20h30’ như kết luận điều tra
Các bản khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi mô tả khá chi tiết các đặc điểm như sau:
+ Biên bản khám nghiệm tử thi Nguyễn Thị Thu Vân lúc 11h40’ ngày 14/1/2008 không ghi nhận bất kỳ vết hoen ố nào ngoài da nạn nhân. Biên bản còn ghi “Bụng: da không trầy xước; Lưng: không thấy dấu vết gì” - Bút lục số 55 hồ sơ vụ án.
+ Biên bản khám nghiệm tử thi Nguyễn Thị Ánh Hồng lúc 12h10’ ngày 14/1/2008 không ghi nhận bất kỳ vết hoen ố nào ngoài da nạn nhân. Biên bản còn ghi “Lưng: không thấy dấu vết gì” - Bút lục số 57 hồ sơ vụ án. Ngoài ra Bản giám định pháp y số 21/PY.08 ngày 17/1/2008 đối với thi thể Nguyễn Thị Ánh Hồng cũng có kết luận “Bụng: da không trầy xước” - Bút lục số 60 hồ sơ vụ án.
+ Kết luận tại Bản giám định pháp y số 21/PY.08 ngày 17/1/2008 đối với thi thể Nguyễn Thị Ánh Hồng có kết luận “Dạ dày có chứa thức ăn đã nhuyễn, lượng ít” - Bút lục số 60 hồ sơ vụ án.
+ Biên bản khám nghiệm hiện trường (bắt đầu lúc 8h10’ và kết thúc lúc 13h10’) ngày 14/1/2008 ghi “Trên sàn nhà nơi hai nạn nhân nằm có vũng máu đọng chưa khô hoàn toàn.” – Bút lục số 46 hồ sơ vụ án.
Các bút lục trong hồ sơ vụ án thể hiện nhiều mâu thuẫn (ảnh do tác giả cung cấp). |
Sở dĩ nêu ra chi tiết các bút lục hồ sơ như trên để chúng ta thấy hiện rõ ba chi tiết, gồm: vũng máu chưa khô, cơ thể không có vết hoen ố và thức ăn đã nhuyễn trong dạ dày. Những chi tiết này đối chiếu với các công bố khoa học tại giáo trình pháp y cho thấy nạn nhân tử vong trong khoảng thời gian nào?
Thứ nhất, đối với dấu tích “Vết hoen tử thi”: Khi chết, trước 2h tử thi chưa xuất hiện hoen, từ 2 đến 10h hoen không cố định (bán cố định) và trên 10h sau chết hoen cố định. Nhưng các bản mô tả cho thấy trên thi thể cả hai nạn nhân không có vết hoen cố định nào. Điều này cho thấy khó mà suy ra các nạn nhân chết cách thời điểm khám nghiệm lên đến 15h đồng hồ (khám nghiệm lúc 11h40’ ngày 14/1 và điều tra kết luận chết lúc 20h30’ ngày 13/1).
Thứ hai, đối với dấu tích “Thức ăn nhuyễn trong dạ dày”: Cơm nhuyễn hoàn toàn biểu thị nó ở dạ dày đã hơn 3h. Nhưng đối với thức ăn khó tiêu hóa khác thì để thành nhuyễn phải ở trong dạ dày nhiều giờ hơn. Chúng ta lưu ý khi cơ thể ngừng hoạt động thì tất cả các cơ chế tiêu hóa ở dạ dày ngừng theo. Nếu nạn nhân chết lúc 20h30' thì phải ăn bữa tối trước 17h30'. Nhưng lúc 17h nhân chứng L.T.T.H vẫn còn ở lại Bưu điện Cầu Voi với hai nạn nhân và chưa chuẩn bị bữa ăn tối, nên khó có thể cho rằng nạn nhân đã ăn tối trước 17h30’.
Ngoài ra chi tiết “Vũng máu chưa khô” cũng có thể cho thấy nạn nhân chết cách lúc khám nghiệm hiện trường (8h10’ ngày 14/1/2008) chưa lâu. Nếu nạn nhân chết lúc 20h30’ thì tới thời điểm khám nghiệm hiện trường vũng máu đã có thời gian lên tới gần 12h đồng hồ. Khi đó không thể có vũng máu chưa khô tồn tại.
Hồ Duy Hải tại phiên tòa phúc thẩm. |
Việc bác sĩ pháp y không đưa ra khoảng thời gian nạn nhân tử vong là một thiếu sót quan trọng tới mức dẫn đến việc điều tra viên không có căn cứ xác định thời gian hung thủ sát hại nạn nhân. Điều này dẫn đến nhiều khả năng có nghi can “lọt qua” do có tình tiết ngoại phạm, ảnh hưởng tới việc truy xét tội phạm. Đây là thiếu sót nghiêm trọng có hậu quả pháp lý lệch hướng điều tra, không bảo đảm xử lý đúng người phạm tội.
VKS KHẲNG ĐỊNH “CÓ NHIỀU VI PHẠM TỐ TỤNG NGHIÊM TRỌNG”, NHƯNG TÒA KẾT LUẬN “KHÔNG CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU TRA LẠI VÀ HIỆN NAY CŨNG KHÔNG THỂ ĐIỀU TRA LÀM RÕ ĐƯỢC VỀ VẤN ĐỀ NÀY”
Theo hồ sơ vụ án, tối ngày 13/1/2008, tại Bưu điện Cầu Voi, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An xảy ra vụ giết người, nạn nhân là hai nhân viên bưu điện Nguyễn Thị Ánh Hồng và Nguyễn Thị Thu Vân chết do bị cắt cổ. Qua hai cấp xét xử sơ thẩm tại TAND tỉnh Long An năm 2008 và phúc thẩm tại Tòa Phúc thẩm TAND tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2009, Hồ Duy Hải bị kết án tử hình về tội giết người, 5 năm tù về tội cướp tài sản, tổng hợp hình phạt là Tử hình.
VKSND tối cao nhận thấy đây là vụ án giết người và cướp tài sản đặc biệt nghiêm trọng; bị cáo bị áp dụng mức án cao nhất Tử hình nhưng chứng cứ buộc tội chủ yếu là lời khai của bị cáo, không có chứng cứ vật chất trực tiếp, trong khi lời khai của bị cáo không nhất quán, mâu thuẫn với nhau (có lúc nhận tội, lúc khác lại kêu oan) và mâu thuẫn với các tài liệu, chứng cứ khác; nhiều tình tiết quan trọng chưa làm rõ và có nhiều vi phạm tố tụng nghiêm trọng trong quá trình điều tra.
Hàng loạt vi phạm tố tụng nghiêm trọng phải kể đến:
Một là, chưa làm rõ mâu thuẫn về thời gian bị cáo xuất hiện tại nơi xảy ra vụ án vì nhân chứng Đinh Vũ Thường đến Bưu điện gọi điện về Cà Mau lúc 19h39'22" có nhìn thấy một thanh niên ngồi trong Bưu điện, nhưng vào lúc 19h13', Hải đang có mặt tại hiệu cầm đồ, việc tiêu thụ thời gian sau đó thể hiện Hải không thể có mặt tại Bưu điện Cầu Voi trước 19h39'22". Nội dung này rất quan trọng cần làm rõ nên tại phiên giám đốc thẩm, đại diện VKSND tối cao cho rằng phải hủy án để thực nghiệm điều tra lại.
Hai là, quá trình khám nghiệm hiện trường có thu giữ 5 dấu vân tay, trong đó có 2 dấu thu tại trên cửa kính và Lavabo, kết quả giám định không phải của bị cáo nhưng chưa làm rõ của ai; các tài liệu thu giữ dấu vân tay và truy nguyên dấu vân tay cũng không có trong hồ sơ vụ án.
Ba là, chưa làm rõ thời điểm chết của 2 nạn nhân để xác định Hồ Duy Hải có phải hung thủ không, cần hủy án để trưng cầu giám định thời điểm chết thông qua tài liệu khám nghiệm tử thi (mô tả mẫu thức ăn trong dạ dày và dấu vết hoen tử thi).
Bốn là, chưa làm rõ cơ chế gây ra một số vết thương trên cơ thể nạn nhân, về khả năng con dao với đặc điểm bị cáo mô tả có thể gây ra các vết thương đó không.
Năm là, chưa làm rõ động cơ gây án của đối tượng vì kết luận của bản án sơ thẩm, phúc thẩm về động cơ gây án chưa phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án. Chủ tọa phiên tòa đã thừa nhận nhưng trong phần nhận định của quyết định giám đốc thẩm không nêu những vi phạm này.
Sáu là, có nhiều vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, đặc biệt là bỏ ngoài hồ sơ nhiều tài liệu quan trọng như lời khai ban đầu bị cáo không nhận tội, lời khai nhân chứng, tài liệu thu giữ dấu vân tay và kết quả truy nguyên cá biệt dấu vân tay, cần hủy án để bổ sung các tài liệu này vào hồ sơ.
Tuy nhiên, tại phiên tòa xét xử vụ án Hồ Duy Hải theo thủ tục giám đốc thẩm và sau đó là Quyết định số 05/2020/HS-GĐT ngày 8/5/2020 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao đã nhận định:
“Theo lời khai của Hải tại các bản cung ngày 7/7/2008 (Bl 100-101) và ngày 11/7/2008 (Bl 116-117), sau khi dùng ghế đập đầu chị Vân trên phòng khách, Hải đem ghế để ở khu vực chân cầu thang, cạnh xác chị Hồng. Lời khai của Hải phù hợp với Bản ảnh hiện trường và Biên bản khám nghiệm hiện trường thể hiện chiếc ghế nằm dưới nền nhà và nạn nhân Vân gác chân lên ghế (Bl 44-47). Những tài liệu này đều phản ánh đầy đủ trong hồ sơ vụ án, do vậy không cần thiết hủy án để điều tra lại làm rõ nội dung này.
Lời khai của Hải thể hiện, sau khi giết chị Hồng, chị Vân, Hải đi lên phòng giao dịch lấy tiền, sim card, điện thoại sau đó Hải đi dép vào rồi mới đến khu vực cầu thang chỗ chị Hồng, chị Vân chết để lấy các đồ trang sức của chị Hồng, chị Vân.
Biên bản khám nghiệm hiện trường (Bl 44-47) và Bản ảnh hiện trường thể hiện: nền nhà có các hạt cơm, chiếc ghế xếp được nằm ngay sát vũng máu; Hải mô tả về đôi dép Hải đi đến chỗ xác nạn nhân để lấy tài sản là đôi dép xốp màu trắng, đế dép có rãnh đường gấp khúc chống ma sát (Bl 117-118). Như vậy, căn cứ lời khai của Hải, Biên bản khám nghiệm hiện trường, Bản ảnh hiện trường thể hiện có dấu vết dép trên ghế nên có cơ sở để nhận định, các dấu vết để lại trên mặt ghế là do Hải gây ra trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội. Mặc dù, Cơ quan điều tra không kết luận về những vết máu quệt, vết đế dép, hạt cơm khô có trên chiếc ghế là do đâu mà có nhưng xét thấy vấn đề này không có ý nghĩa quyết định trong việc khẳng định Hồ Duy Hải có phạm tội hay không, nên không cần thiết phải điều tra lại để làm rõ hơn về tình tiết này.
- Kháng nghị giám đốc thẩm cho rằng, khi cắt cổ chị Hồng, chị Vân máu bắn rất nhiều lên người bị cáo; sau khi gây án, bị cáo trèo cổng sau để đi ra cổng trước nhưng theo Biên bản khám nghiệm hiện trường thì trên cánh cổng sau không có bất kỳ dấu vết máu nào để lại.
Nhận thấy, theo lời khai của Hải, sau khi cắt cổ chị Hồng và chị Vân, máu bắn rất nhiều lên người Hải nhưng sau đó Hải đã vào nhà vệ sinh rửa dao, rửa tay và gột quần áo (Bl 99, Bl 117). Lời khai của Hải phù hợp với kết quả khám nghiệm hiện trường không có dấu vết máu để lại trên cổng sau nên không phải là tình tiết mâu thuẫn như kháng nghị giám đốc thẩm đã nêu. Do đó, không cần thiết phải điều tra lại và hiện nay cũng không thể điều tra làm rõ được về vấn đề này”.
Với nhận định như trên, Hội đồng thẩm phán TAND tối cao quyết định: “Không chấp nhận Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 15/QĐ-VKSTC-V7 ngày 22/11/2019 của Viện trưởng VKSND tối cao.
BVPL
|
Luật sư Trần Đình Dũng (Đoàn LS TP Hồ Chí Minh)
12.
Chuyên gia pháp lý cho rằng, nếu có việc 4 bút lục bị rút ra khỏi hồ sơ nhằm chứng minh Hồ Duy Hải là hung thủ của vụ án như nghi vấn của luật sư Trần Hồng Phong thì việc này là rất nghiêm trọng, bởi nó làm thay đổi bản chất vụ án.
Ngày 27/5 vừa qua, luật sư Trần Hồng Phong, người tham gia hỗ trợ gia đình tử tù Hồ Duy Hải kêu oan, tiếp tục có đơn kiến nghị gửi đến Giám đốc Công an tỉnh Long An để đề nghị giải thích.
Ông Phong cũng gửi thư đến Bộ trưởng Bộ Công an, Viện trưởng Viện KSND Tối cao và Ủy ban Tư pháp của Quốc hội để cung cấp thêm thông tin về vụ án Hồ Duy Hải mà ông mới thu thập được.
Theo đó, ông Phong cho rằng sau phiên xét xử giám đốc thẩm, ông tiếp tục thu thập nhiều tài liệu khác chứng minh còn có nhiều mâu thuẫn chưa được giải quyết trong các bản án của tòa.
Đặc biệt, ông Phong nghi ngờ "một số bút lục rút ra khỏi hồ sơ vụ án cho thấy các bút lục này bị rút ra nhằm chứng minh Hồ Duy Hải là hung thủ của vụ án".
Cụ thể, bút lục số 139, 140, 141, 142 là lời khai của nhân chứng Đinh Văn Còi (ông Còi khi đó đang là công an tỉnh Long An) và ông Lê Thanh Trí.
Tuy nhiên, do bút lục về lời khai của ông Còi và ông Trí đều không có trong hồ sơ xét xử của vụ án nên những vấn đề này chưa từng được nêu ra.
Ông Phong đặt câu hỏi với Giám đốc Công an tỉnh Long An rằng việc rút các bút lục này ra khỏi hồ sơ vụ án có phải là hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án hay không?
Bình luận về việc này, luật sư Trần Tuấn Anh (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) cho biết, trong vụ án Hồ Duy Hải, thời gian gần đây có rất nhiều điểm chưa được làm rõ, còn nhiều tranh cãi, vì vậy vụ án đã gây xôn xao dư luận.
Tuy nhiên, theo luật sư Tuấn Anh, là những người ngoài cuộc, không nắm rõ hồ sơ vụ án vì vậy chúng ta không nên vội vàng đưa ra những quan điểm, nhận định mang tính chủ quan về việc liệu 4 bút lục có bị rút khỏi hồ sơ vụ án hay không? Tại sao lại bị rút khỏi hồ sơ vụ án? Cá nhân, tổ chức nào rút 4 bút lục này ra khỏi hồ sơ vụ án? Viện kiểm sát, tòa án có được tiếp cận với những chứng cứ này hay không?...
"Cần có sự điều tra, xác minh làm rõ của các cơ quan chức năng có thẩm quyền thì mới có hướng xử lý, giải quyết", ông Tuấn Anh nói.
Dưới khía cạnh pháp luật, luật sư Trần Tuấn Anh phân tích, theo Điều 15 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định rõ, cơ quan tiến hành tố tụng (bao gồm cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án) trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ.
Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 cũng quy định việc tranh tụng trong xét xử phải được bảo đảm, mọi tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án khi được chuyển đến tòa phải đầy đủ và hợp pháp để từ đó tòa án căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ mới đưa được ra một bản án đúng người, đúng tội.
Vì vậy, nếu có việc rút 4 bút lục ra khỏi hồ sơ vụ án nhằm bất kỳ mục đích gì có thể gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và khiến hoạt động tố tụng, thi hành án bị cản trở, uy tín của các cơ quan tư pháp bị giảm sút.
"Hành vi này là một hành vi xâm phạm nghiêm trọng tố tụng và hoạt động tư pháp và sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật", ông Anh nhận định.
Động cơ, mục đích của cá nhân thực hiện hành vi này có thể vì vụ lợi, vì các động cơ khác tuy nhiên đây không phải dấu hiệu bắt buộc mà chỉ cần có hành vi xảy ra, cá nhân đó sẽ phải bị xử lý trách nhiệm hình sự về tội làm sai lệch hồ sơ vụ án được quy định tại Điều 375 Bộ luật Hình sự 2015.
Theo đó, điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm, thư ký tòa án mà thêm bớt, sửa đổi, đánh tráo, tiêu hủy hoặc làm hư hỏng tài liệu, vật chứng của vụ án nhằm làm sai lệch nội dung vụ án thì có thể bị phạt tù từ 1 năm 5 năm.
Nếu hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án mà dẫn đến việc giải quyết vụ án bị sai lệch, khung hình phạt là từ 5 năm đến 10 năm tù. Nếu dẫn đến án oan sai, khung hình phạt có thể lên đến 15 năm tù giam.
"Trong trường hợp có căn cứ vững chắc khẳng định hành vi này đã được thực hiện một cách cố ý, Cục Điều tra hình sự Viện KSND Tối cao cần phải ngay lập tức vào cuộc điều tra, xác minh, cần thiết thì khởi tố vụ án để thực hiện các biện pháp điều tra theo quy định của Bộ luật Hình sự và Tố tụng hình sự để xử lý nghiêm hành vi trên, nhằm đảm bảo tính đúng đắn tuyệt đối trong các hoạt động tư pháp - một hoạt động rất dễ xâm phạm trực tiếp đến sinh mạng pháp lý của mỗi công dân.
Tránh tình trạng các cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương coi việc "có sai sót về mặt thủ tục tố tụng nhưng không ảnh hưởng đến bản chất vụ án" như "nguyên tắc cứu cánh" cho mình mỗi khi làm ẩu, làm bừa, bởi đã là "sai sót" sẽ không bao giờ phản ánh đúng "bản chất" vụ án được", vị luật sư nhấn mạnh.
Đình Việt
11.
Sau nhiều đắn đo, lần lữa, cuối cùng cũng có một tờ báo chịu đăng cái nhìn của tôi về vụ án Hồ Duy Hải, dưới góc độ một ca xử lý khủng hoảng truyền thông. Bài viết chỉ bị cắt ví dụ dẫn đề, phần còn lại biên tập vài ba chữ, nghĩa là tuy bị "kiểm duyệt" bỏ đi 1/3 nhưng...không làm thay đổi bản chất của bài báo (!).
Người biên tập và đưa bài lên báo là Vũ Mạnh Hà (Đại Việt), Phó TBT Báo Bảo vệ Pháp Luật. Cách đây chỉ hơn 1 năm, Hà vẫn còn đeo quân hàm Thượng tá, đồng cấp, đồng chức với tôi trong cùng một cơ quan - Báo Công an Nhân dân. Tôi biết, để bài viết này có thể xuất hiện trên tờ báo của mình, Hà đã phải mất không ít thời gian để nhờ đọc, thẩm định, kiểm duyệt. Đó là thái độ nghiêm túc, cầu thị, quyết liệt và tích cực. Thiếu một chút can đảm thì người ta sẽ không chịu làm, hoặc không làm được. Tôi cảm ơn Vũ Mạnh Hà và ông em Hương Trà Đồng vì sự tử tế đó, với nghề.
Hai anh em trong cùng một cơ quan báo cũ, cùng trong ngành công an, cố gắng một chút để có thể nói lên tiếng nói trung thực, không ngại sự va chạm khó tránh. Không nhiều, nhưng tôi tin điều đó có ý nghĩa nhất định và không thể vô ích.
Trong đời, tôi đã viết hàng ngàn bài báo. Vậy mà bây giờ, đọc được bài của chính mình, tôi vẫn cảm thấy vui như thể lần đầu tiên thấy tên mình xuất hiện trên mặt báo.
Nếu nghiêm túc, nghề và niềm vui của chúng tôi sẽ chẳng bao giờ cũ.
Cập nhật lúc 11:26, Thứ năm, 28/05/2020 (GMT+7)
(BVPL) - Bây giờ nhiều người mong có tinh thần dũng cảm "tự phê bình" của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao, chờ quyết đáp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và cấp có thẩm quyền. Không chỉ chờ vì kết quả phiên tòa, chờ chung cuộc cho một số phận bị cáo, mà chờ tác động lớn hơn, đó là niềm tin của xã hội vào hệ thống tư pháp.
UBTV Quốc hội giao cơ quan chuyên môn nghiên cứu, đề xuất hướng xử lý vụ án Hồ Duy Hải
Viện trưởng Lê Minh Trí: Kháng nghị vụ án Hồ Duy Hải là có căn cứ, đúng thẩm quyền và đúng pháp luật
Vụ án Hồ Duy Hải: Rất nhiều "điểm mờ" cần được làm sáng tỏ
Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa: "Tôi sẽ tiếp tục kiến nghị về vụ án Hồ Duy Hải"
Vụ án Hồ Duy Hải: Nếu không có kháng nghị, người dân sẽ không biết được sai sót trong điều tra, tố tụng
Về tính hợp pháp của quyết định kháng nghị giám đốc thẩm trong vụ án Hồ Duy Hải
Vụ án Hồ Duy Hải: Những trăn trở và dư âm sau phiên xét xử giám đốc thẩm
Giám đốc thẩm vụ tử tù Hồ Duy Hải: ĐTV “bao biện” việc mua dao, thớt mới về làm … vật đối chứng, nhận dạng
Giám đốc thẩm vụ án tử tù Hồ Duy Hải: Không cho phép oan, sai, bỏ lọt tội phạm
Giám đốc thẩm vụ án tử tù Hồ Duy Hải theo kháng nghị của VKSND tối cao
“Tôi gửi kiến nghị tới Tổng Bí thư, Chủ tịch nước vì muốn có một nền tư pháp trong sạch”
Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân: Cần giám sát tối cao để bảo đảm pháp luật về tố tụng được thi hành nghiêm cẩn
Toàn cảnh phiên Giám đốc thẩm. |
Kết thúc phiên tòa xét xử vụ án Hồ Duy Hải theo thủ tục giám đốc thẩm không như kỳ vọng, sự ổn định mong ước đã bị “bung phá”. Thay vào đó là một cuộc khủng hoảng truyền thông dai dẳng, gây nên một cuộc "siêu tranh cãi", thu hút sự quan tâm xã hội.
Trên lý thuyết, khủng hoảng truyền thông không nhất thiết phải sinh ra từ khủng hoảng thực tế. Nó có thể là hệ lụy nảy sinh từ việc quản trị, giải quyết khủng hoảng thực tế tồi, sai.
Khủng hoảng thực tế ở đây là vụ án Hồ Duy Hải kéo dài đã bước sang năm thứ 12, qua mọi cấp xử, hai lần Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm vẫn chưa thể kết thúc, chưa thể thi hành án.
Nguyên nhân khủng hoảng có nhiều, nhưng trong đó phải kể đến là do hàng loạt sai sót nghiêm trọng trong quá trình tố tụng dài bằng một phần đời người. Nó cũng đã khiến dư luận xã hội rơi vào không chỉ một đợt tranh cãi gay gắt. Phiên Giám đốc thẩm chính là một cơ hội để chấm dút chuỗi khủng hoảng đó, cả về thực tế lẫn mặt truyền thông.
Nhiều người quan tâm đến vụ án cho rằng, với kháng nghị giám đốc thẩm của Viện trưởng VKSND tối cao đã tạo ra một cơ hội tốt, một tiền đề cần thiết để đi đến phiên xử, giúp chấm dứt chuỗi khủng hoảng, qua đó sẽ góp phần ổn định xã hội.
Đại diện VKSND tối cao đưa quan điểm kháng nghị vụ án vì còn nhiều sai sót trong điều tra, tố tụng. |
Mục đích đó hoàn toàn có thể đạt được, chắc chắn sẽ được dư luận ủng hộ tán đồng, nếu kết quả phiên tòa tuyên hủy án, điều tra lại từ đầu.
Trường hợp thứ nhất, đừng viện “niềm tin nội tâm” xa xỉ, nếu quả thực, Hồ Duy Hải không phải là thủ phạm, anh ta bị oan, việc tuyên hủy án điều tra lại là đương nhiên, là đúng đắn. Nó sẽ giúp cứu được một mạng người vô tội, chấm dứt chuỗi oan sai tàn khốc bằng một phiên tòa mới, một bản án mới thuyết phục. Nó cũng sẽ giúp sau đó vạch rõ những sai trái của quá trình tố tụng, xử lý đầy đủ những ai đã gây ra oan, sai, điều tra và trừng trị thủ phạm đích thực. Nó thể hiện sự nghiêm minh của luật pháp, đầy đủ và trong sáng của công lý.
Đó là những tiền đề quan trọng để “góp phần ổn định xã hội”. Tạo ra được điều đó, Hội đồng thẩm phán chắc chắn sẽ được xem là công minh, sáng suốt. Ông chủ tọa, Chánh án TAND tối cao sẽ được nhắc tên như một biểu tượng đẹp về con người của công lý. Cũng không có gì gọi là tự mâu thuẫn, chỉ vì trước đó, khi còn giữ vị trí Viện trưởng VKSND tối cao ông đã từ chối kháng nghị. Nhận thức vấn đề, nhận thức bản chất luật pháp đối với vụ việc hoàn toàn có thể thay đổi theo thời gian, thay đổi khi được bổ sung tình tiết, chứng cứ, diễn biến mới, chính xác và khoa học.
Ở cương vị nào, quyết định theo đúng bản chất, đúng sự thật cũng là tối quan trọng. Làm được điều đó, cá nhân ông Chánh án TAND tối cao và cả Hội đồng thẩm phán sẽ tạo ra niềm tin thật sự về quyết tâm đổi mới, cải cách tư pháp ở mức độ cao nhất. Công lý là khi luật pháp nếu sai phải biết, phải dám nhận sai và sửa sai. Ngành tư pháp sẽ được nhìn nhận, đánh giá cao về sự cầu thị, tinh thần khách quan vì công lý, chấm dứt hoàn toàn những đồn đoán, bình luận sai trái, vô căn cứ trong đời sống xã hội, kể cả của “các thế lực thù địch”.
Cả chủ tọa phiên tòa và Hội đồng thẩm phán, làm được điều đó sẽ được xem là công minh, khách quan, công lý bất vị thân. Vả lại, án Giám đốc thẩm không tuyên bị cáo vô tội hay có tội, kèm mức án. Nó chỉ xem xét tính hợp pháp, hợp lý, chính xác và mức độ đúng sai trong bản án được tuyên từ phiên sơ thẩm, phúc thẩm. Điều này không gây khó khăn hay áp lực gì cho Hội đồng xét xử và cá nhân ông Chánh án TAND tối cao giữ quyền Chủ tọa phiên tòa.
Hội đồng thẩm phán TAND tối cao biểu quyết tại phiên Giám đốc thẩm.
|
Trường hợp thứ 2, nếu quả thật “bản chất vụ án không thay đổi”, Hồ Duy Hải là thủ phạm đích thực, bản án cao nhất cho bị cáo là đúng người đúng tội, tuyên hủy án điều tra lại từ đầu vẫn là điều cần thiết. Vì quá trình tố tụng dẫn đến án đã tuyên có nhiều sai sót, vi phạm tố tụng, nhất là vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội.
Nếu là thủ phạm đích thực, Hồ Duy Hải cũng chẳng chạy đi đâu được. Quy trình tố tụng quay lại từ đầu sẽ thiết lập phiên tòa mới, lập luận và chứng cứ thuyết phục, dẫn đến tuyên tử hình đối với bị cáo cũng hoàn toàn không muộn. Công lý vẫn được thực thi đầy đủ, nhưng đó sẽ là công lý trong sạch và thanh thản. Chắc chắn, sau lời tuyên án, khủng hoảng truyền thông sẽ không có cơ hội, không có lý do để nổ ra.
Thành viên Hội đồng thẩm phán TAND tối cao đưa quan điểm. |
Nhìn phiên Giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải vừa qua dưới góc độ một “case study”, tôi cho rằng đó là một cơ hội bị bỏ lỡ. Chính nó là nguyên nhân cơ bản xảy ra khủng hoảng truyền thông. Bây giờ nhiều người mong có tinh thần dũng cảm "tự phê bình" của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao, chờ quyết đáp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và cấp có thẩm quyền.
Không chỉ chờ vì kết quả phiên tòa, chờ chung cuộc cho một số phận bị cáo, mà chờ tác động lớn hơn đối với xã hội. Kỳ vọng có thể là quyết định tái thẩm. Nó không khác gì kỳ vọng sẽ tuyên hủy án, điều tra lại từ đầu đã đặt ra trước phiên giám đốc thẩm.
Băn khoăn còn lại, nếu có phiên tái thẩm vụ án Hồ Duy Hải, những thẩm phán nào sẽ có thể tham gia Hội đồng xét xử, hay vẫn là 17 thẩm phán đã tham gia phiên giám đốc thẩm? Cho dù là ai, tôi cho rằng việc xử bản án, thay đổi quan điểm và quyết định cũng không phải là thách thức quá lớn, đến mức không làm được. Bởi lẽ, tôi tin rằng, ngay cả các quan tòa cũng mong một cơ hội để tỏ ra cầu thị, tự đổi mới bản thân để góp phần đổi mới ngành xét xử theo chiều hướng tích cực, đúng đắn, chính xác, tiệm cận công lý hơn. Điều đó giúp tăng uy tín của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao, đồng thời cũng tăng niềm tin của xã hội vào hệ thống tư pháp. Phải chăng, đó là việc nên làm?
Nhà báo Nguyễn Hồng Lam - Phó trưởng Cơ quan đại diện Báo CAND tại TP HCM
10.
10:02 | Thứ ba, 26/05/2020
0
Cùng với đó, xung đột thẩm quyền giữa hai cơ quan tư pháp tối cao cũng đã cho thấy những hệ lụy đáng lo ngại sẽ phát sinh cho mục tiêu bảo vệ pháp luật và bảo vệ công lý. Người Đô Thị giới thiệu ý kiến của các chuyên gia luật phân tích, làm rõ hơn những bất cập tố tụng và áp dụng pháp luật, thông qua một vụ án chưa từng có tiền lệ.
“Vụ án Hồ Duy Hải không chỉ liên quan đến sinh mạng của một con người mà còn trở thành vụ án có tính lịch sử, bộc lộ sự bế tắc và khủng hoảng của hệ thống tư pháp hiện tại”, LS - TS. Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách Pháp luật và Phát triển, chia sẻ với Người Đô Thị.
LS -TS. Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách Pháp luật và Phát triển. |
Nguyên tắc suy đoán vô tội - một nguyên tắc hiến định (Hiến pháp 2013)- được thể hiện trong Luật Tố tụng hình sự 2015, nhưng khi Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân (TAND) Tối cao giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải, thì lại không thấy đặt trọng tâm vào việc tuân thủ nguyên tắc này. Xin ông cho biết ý kiến?
Trước hết, “suy đoán vô tội” cần phải được hiểu là quyền hiến định của công dân, theo đó bị cáo có quyền được coi là không có tội khi không có đủ chứng cứ tin cậy buộc tội bị cáo. Để đảm bảo quyền được “suy đoán vô tội’ của bị cáo, tòa án có nghĩa vụ tuyên bố bị cáo vô tội, trả lại tự do cho bị cáo nếu không có đủ chứng cứ tin cậy buộc tội bị cáo. Như vậy, “suy đoán vô tội” phải được coi là quyền của bị cáo, đồng thời là nghĩa vụ của tòa án, là nguyên tắc xét xử mà tòa án phải tuân thủ.
Cho đến nay các tòa án ở nước ta hầu như chưa tuân thủ nguyên tắc “suy đoán vô tội” khi xét xử các vụ án hình sự. Thực tế này thể hiện rõ qua số liệu về các vụ án mà bị cáo được tuyên án vô tội - là rất ít, trong khi đó số liệu về các bản án dựa trên những vi phạm nghiêm trọng liên quan tới điều tra/thu thập chứng cứ phạm tội - thì không phải là ít.
Về vụ án Hồ Duy Hải, Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) Tối cao đã thực thi quyền kháng nghị giám đốc thẩm là phù hợp với quy định pháp luật. Những căn cứ kháng nghị do VKSND Tối cao nêu ra cho thấy chứng cứ/vật chứng mà các tòa sơ thẩm và phúc thẩm Long An sử dụng để kết án Hồ Duy Hải - là rất không đáng tin cậy, có nhiều mâu thuẫn. Do vậy, VKSND Tối cao đã kiến nghị Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao xem xét, hủy các bản án sơ thẩm, phúc thẩm và tiến hành điều tra lại.
Việc điều tra lại vụ án này nhằm đảm bảo sự công minh của pháp luật, kết án đúng người đúng tội và không kết án oan đối với người vô tội. Nếu kết quả điều tra lại vụ án Hồ Duy Hải cho thấy không có được chứng cứ/vật chứng tin cậy về hành vi giết người của Hồ Duy Hải, hoặc vẫn còn những sự việc/chứng cứ về sự vô can, vô tội của Hải, thì cho dù chưa thể tìm ra được kẻ thủ ác là ai, tòa phải tuyên án vô tội đối với Hồ Duy Hải. Đây chính là nguyên tắc “suy đoán vô tội” trong xét xử.
Trước những vi phạm tố tụng nghiêm trọng trong quá trình điều tra, xét xử vụ án Hồ Duy Hải tại cấp sơ thẩm, phúc thẩm mà VKSND Tối cao nêu ra, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đã khiến dư luận nghĩ rằng không khách quan với những lập luận rất không thuyết phục, không có căn cứ theo hướng “suy đoán có tội” đối với Hồ Duy Hải.
Vì lẽ đó, Quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đã tạo phản ứng bất bình trong nhân dân, trong giới chuyên gia pháp luật và các đại biểu Quốc hội. Quyết định này đang là một thách thức rất lớn đối với nền công lý tư pháp tại Việt Nam. Nếu Quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao có sai phạm mà không được khắc phục, thì sự sụp đổ của nền công lý tư pháp của Việt Nam - không phải là điều không thể.
Quan điểm đúng/sai của Viện trưởng VKSND Tối cao đã thay đổi qua từng nhiệm kỳ đối với cùng vụ án này. Trong khi, sự thật chỉ có một. Thưa ông, đây có phải là bất cập hay không? Nếu có thì đó là bất cập thuộc về con người hay thể chế tư pháp?
Viện trưởng VKSND Tối cao năm 2011 bác bỏ việc ra kháng nghị giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải, và năm 2019, cũng lại Viện trưởng VKSND Tối cao ban hành Kháng nghị giám đốc thẩm vụ án. Nhìn từ góc độ thể chế tư pháp, (VKSND Tối cao) dường như không có sự nhất quán trong việc thực thi quyền kháng nghị.
Vậy, vấn đề ở đây là gì? Vấn đề này phát sinh từ thiết chế tư pháp (VKSND Tối cao) và con người đứng đầu (Viện trưởng) VKSND Tối cao. Nếu quy trình/quy chế công vụ của VKSND Tối cao minh bạch, chặt chẽ, rạch ròi về trách nhiệm cá nhân của Viện trưởng VKSND Tối cao, thì chắc ông Nguyễn Hòa Bình với tư cách Viện trưởng Viện KSND Tối cao đã không thể ký quyết định bác bỏ việc ban hành kháng nghị giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải, vì đó có thể bị coi là hành vi vi phạm pháp luật.
Phiên tòa giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải. Ảnh: CTV
Một số đại biểu Quốc hội đã kiến nghị Chủ tịch Quốc hội xem xét đưa hoạt động giám sát của Quốc hội đối với hoạt động của tòa án, thông qua vụ án Hồ Duy Hải. Theo ông, những tình huống pháp lý (có thể) tiếp theo là gì? Vai trò của Quốc hội, là cơ quan quyền lực cao nhất sẽ được thể hiện cụ thể tới đâu trong tiến trình tố tụng, (xét xử độc lập) vốn đã được hiến định cho các cơ quan tư pháp?
Những đại biểu Quốc hội có kiến nghị đến Chủ tịch Nước, Chủ tịch Quốc hội về Quyết định giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao - là những đại biểu thực sự của nhân dân. Những vị đại biểu này thực hiện một cách kiên định nghĩa vụ bảo vệ quyền con người của người dân. Tôi rất ngưỡng mộ những vị đại biểu này.
Hệ thống thể chế tư pháp của ta hiện nay không có Tòa án Hiến pháp, điều mà các nhà lập pháp Việt Nam đã bỏ lỡ cơ hội khi soạn thảo và ban hành Hiến pháp năm 2013. Trong bối cảnh này, không thể có thiết chế cao hơn TAND Tối cao (như Tòa án Hiến pháp) để xét lại Quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao.
Trong khi đó, Quốc hội với vai trò là cơ quan lập pháp, là một nhánh quyền lực độc lập với quyền lực tư pháp, có thể có thẩm quyền can thiệp vào hoạt động tư pháp được không? Nếu không, thì thiết chế nào sẽ xử lý quyết định gây tranh cãi của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao? Đây chính là sự bế tắc về thể chế tư pháp ở nước ta.
Có ý kiến cho rằng Quốc hội cần thực hiện quyền giám sát đối với vụ án Hồ Duy Hải. Câu hỏi đặt ra là kết quả giám sát của Quốc hội sẽ là gì: kiến nghị TAND Tối cao xem xét lại Quyết định Giám đốc thẩm vụ án, hay yêu cầu TAND Tối cao thực hiện yêu cầu này? Nếu là kiến nghị, thì đảm bảo được sự không can thiệp của cơ quan lập pháp vào hoạt động của cơ quan xét xử. Nhưng, chỉ dừng lại ở kiến nghị, thì quyền hạn sẽ ở TAND Tối cao có thể chấp nhận hoặc không xem xét lại Quyết định giám đốc thẩm vụ án của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao.
Còn nếu như, Quốc hội yêu cầu TAND Tối cao phải xem xét lại quyết định của mình, thì như vậy Quốc hội đã can thiệp vào hoạt động xét xử, điều này là không phù hợp về mối quan hệ phân công quyền lực lập pháp và tư pháp mà Hiến pháp 2013 quy định.
Nếu quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao có sai phạm mà không được khắc phục thì sự sụp đổ của nền công lý tư pháp của Việt Nam - không phải là điều không thể.
Theo tôi, trong hệ thống chính trị pháp lý của Việt Nam hiện nay, để khắc phục những nội dung tại Quyết định giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao, có thể tính đến những giải pháp sau:
- Trước hết, theo nguyên tắc Đảng và Nhà nước lãnh đạo, Tổng Bí thư - Chủ tịch Nước cần thực hiện giám sát vụ việc này và chỉ đạo theo hướng xem xét lại Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao.
- Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự, ngoài cấp giám đốc thẩm, thì còn một cấp xét xử nữa là tái thẩm. TAND Tối cao có thể mở phiên xét xử tái thẩm đối với vụ án này. Cho đến nay, đã và đang bộc lộ nhiều sự việc/tình tiết/yếu tố mới được phát hiện mà tòa án chưa biết đến, làm thay đổi cơ bản nội dung vụ án. Ví dụ như, nghi can có tên là Nguyễn Văn Nghị hay Nguyễn Hữu Nghị là ai? “Hiện tượng” Nguyễn Văn Nghị có phải là tình tiết mới không? Có Nghị mà không có Nghị. Rốt cuộc tòa án chưa biết Nguyễn Văn Nghị là ai, quê ở đâu.
- Trong trường hợp chưa đủ căn cứ để áp dụng được thủ tục đặc biệt là tái thẩm vụ án, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thể ban hành Nghị quyết về việc thành lập một ủy ban đặc biệt để xem xét lại quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao. Nghị quyết của Quốc hội là luật. Ủy ban đặc biệt về vụ án Hồ Duy Hải được thành lập trên cơ sở luật nhằm bảo vệ quyền được xét xử công bằng, được áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội, quyền được sống v.v.. của người dân.
Bảo Uyên thực hiện
9.
Đối tượng Nguyễn Mi Sol liên quan trong vụ án Hồ Duy Hải bỗng dưng làm "nóng" dư luận những ngày qua. Tương tự Nguyễn Văn Nghị (gần đây, theo Công an tỉnh Long An là "Nguyễn Hữu Nghị" - PV), Mi Sol rất thân thiết với nạn nhân bị sát hại trong vụ án là N.T.A.H - nhân viên Bưu điện Cầu Voi.
Trong những ngày qua, PV Dân Việt tiếp tục lần tìm về tận quê quán của Nguyễn Mi Sol và biết được rằng, hơn chục năm qua, nhân vật này vẫn chỉ làm thuê, làm mướn quanh năm. Thế nhưng, trước khi người yêu của Sol là chị H bị sát hại, thì Sol cực kỳ... "ga-lăng" với chị H.
Làm thuê, vẫn sắm vàng cho người yêu
Sau khi vụ sát hại 2 nhân viên Bưu điện Cầu Voi (xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) xảy ra vào buổi tối 13/1/2008, Nguyễn Mi Sol cũng nằm trong các đối tượng bị cơ quan điều tra triệu tập lấy lời khai.
Khai với cơ quan điều tra, Nguyễn Mi Sol cho biết: Tháng 3/2007, Sol lên TP.HCM làm thuê, ở tại đường Nguyễn Văn Luông, phường 11, quận 6, TP.HCM.
"Tôi thường xuyên về Bưu điện Cầu Voi sống chung như vợ chồng với H... Một tuần, tôi về một ngày... Gần nhất, vào thời điểm H bị sát hại là vào thứ Tư (9/1/2008); sáng thứ Năm (10/1/2008), tôi về TP.HCM làm thuê tiếp..." - Sol khai với điều tra viên.
Nguyễn Mi Sol cũng khai với cơ quan điều tra rằng đã tặng cho người yêu là chị H một số tài sản gồm: "Một chiếc nhẫn kiểu có cẩn hột đá màu trắng phía trên, khoảng 2 phân, vàng 18k", "một chiếc nhẫn kiểu không hột, trọng lượng 2,5 phân, vàng 18k", "một chiếc nhẫn cưới có in tên SOL-HỒNG, có gắn 2 hột đá trắng, trọng lượng khoảng 5 phân, vàng 18k", "chiếc nhẫn kiểu gồm 7 vòng hoặc 5 vòng, trọng lượng 4 phân" và "một chiếc lắc tay kiểu..., trọng lượng khoảng 4 phân".
Về quê, vẫn làm thuê quanh năm
Nhằm làm rõ các "điểm mờ" xung quanh vụ án Hồ Duy Hải đang gây xôn xao dư luận, PV Dân Việt đã về tận quê quán của Nguyễn Mi Sol, mong gặp được Sol để có chút thông tin.
Nơi Sol đăng ký hộ khẩu thường trú là ấp Vĩnh Tiến, xã Hựu Thạnh, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Khi chúng tôi đến thì hàng xóm đều biết chuyện Sol từng liên quan trong vụ án Hồ Duy Hải. Theo chỉ dẫn của người dân địa phương, chúng tôi tìm đến căn nhà mái tôn, phía trước có đúc cột, tường xi măng, quét vôi màu xanh lá... Căn nhà này là của cha mẹ Nguyễn Mi Sol.
Không có ai ở nhà, nhưng theo những người hàng xóm thì Sol về quê ở chung với cha mẹ già đã hơn 10 năm qua. Nghe nói Sol có vợ, nhưng hiện tại không thấy vợ ở chung nhà, mà chỉ thấy Sol và con trai (khoảng 4 tuổi), sống chung với bố mẹ.
"Nghề của anh ấy là làm thuê, làm mướn... Ai mướn gì là anh ấy làm, như chở rơm thuê, múc bùn, đào đất, phun thuốc sâu... làm hết. Hàng ngày, anh ấy đi làm thuê, ít khi ở nhà. Con thì gửi cho ông bà nội chăm sóc, nuôi giữ", anh Hà - người hàng xóm gần nhà Sol cho biết.
Thật may mắn, trên đường trở ra, PV Dân Việt đã gặp được bà Ảnh - mẹ của Nguyễn Mi Sol và con trai Sol. Bà Ảnh nhìn PV với ánh mắt dò xét. Bà thừa nhận là mẹ của anh Sol.
PV Dân Việt hỏi, xin được gặp anh Sol thì bà Ảnh trả lời: "Nó đi mần rồi. Đi làm 2 - 3 bữa mới về...". Khi biết mục đích gặp anh Sol để tìm hiểu xung quanh vụ án xảy ra trước đây, bà Ảnh nói: "Bây giờ tôi nói chú, tôi thì tôi không biết gì hết trơn. Muốn gì để đợi nó về, tôi sẽ nói với nó; chớ tôi không biết".
PV hỏi xin số điện thoại của anh Sol, bà Ảnh nói: "Nó có điện thoại, nhưng tôi không biết, cái vụ số điện thoại của con cái, tôi không biết". Bà Ảnh cho biết thêm: "Từ ngày có vợ, nó ở đây với tôi. Ai kêu gì, mướn gì, nó làm nấy. Cái gì cũng làm, múc bùn, phun thuốc trừ sâu, chở rơm..., làm hết".
PV Dân Việt đã tiếp xúc với trung tá Hồ Tấn Vân - Trưởng Công an xã Hựu Thạnh. Ông Vân cho biết: "Sol có hộ khẩu thường trú ở đây. Ba của Sol là ông Nguyễn Văn Lang. Vợ, con Sol thì không thấy đăng ký hộ khẩu ở đây".
Ông Vân cũng biết rằng Sol làm thuê, làm mướn khắp các tỉnh: Sóc Trăng, Cà Mau, Cần Thơ... "Sol đi làm xa, có khi đi 9-10 bữa mới về nhà một lần", ông Vân cho biết. Tuy nhiên, để xác định chính xác Sol tạm trú ở đâu, số điện thoại như thế nào thì ông Vân nói "chúng tôi không thể nắm được, vì bây giờ chỉ cần có chứng minh thư thôi, đi hay ở bất kỳ đâu, đâu có còn đăng ký tạm trú, tạm vắng...".
Một điều rất lạ, sau khi đã về tận nhà, quê quán, dù chưa gặp được trực tiếp Nguyễn Mi Sol, nhưng đập vào mắt PV Dân Việt là nhà cửa, đời sống, việc làm của Nguyễn Mi Sol là không khá giả. Hơn 12 năm qua, kể từ khi vụ án xảy ra thì Sol vẫn không có việc làm ổn định; trái lại, Sol phải tất tả ngược xuôi, đêm ngày làm thuê, làm mướn - như trước đây Sol khai với cơ quan điều tra là về TP.HCM làm thuê. Làm thuê quanh năm, nhưng khi yêu N.T.A.H, Sol vẫn cực kỳ "ga-lăng", tặng nhẫn, lắc vàng cho người yêu, mà không phải người con trai "làm thuê" nào cũng làm được.
Cơ quan của Quốc hội đang xem xét vụ Hồ Duy Hải
Chiều 18/5, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã chủ trì họp báo quốc tế về dự kiến chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa IV.
Tại cuộc họp, Tổng thư ký Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, một số đại biểu Quốc hội có ý kiến gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội để nêu ý kiến, kiến nghị về vụ án. Ông cho biết là ngày 8/5, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đã có kết luận phiên giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải, quyết định giữ nguyên mức án đã được tòa sơ thẩm, phúc thẩm tuyên tử hình đối với Hồ Duy Hải.
"Ở nhiệm kỳ trước, Quốc hội đã thành lập đoàn giám sát liên quan đến vấn đề này do Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu làm trưởng đoàn, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga làm phó trưởng đoàn. Sau đó, Ủy ban Tư pháp đã có kiến nghị về vụ án Hồ Duy Hải" - ông Phúc cho hay.
Ông nói: "Quá trình cũng cho thấy gia đình Hồ Duy Hải liên tục khiếu nại, kêu oan. Dư luận trong nước và quốc tế cũng rất quan tâm. Hiện nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang giao các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, xử lý theo đúng quy định pháp luật".
8.
Rất nhiều bạn chưa có bản full báo cáo của bà Lê Thị Nga - Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp của Quốc hội vụ án Hồ Duy Hải. Báo cáo này nêu những vi phạm pháp luật nghiêm trọng của bản án sơ và phúc thẩm cũng như quá trình điều tra.
Báo cáo cũng tính toán, quãng thời gian mà các cơ quan tố tụng cho rằng Hải đi từ tiệm cầm đồ đến bưu điện mất 15' thì chỉ chừa cho Hải đúng 1'21" để vừa cầm đồ (mất 5 phút), vừa đổi xe (mất 3 - 4 phút), gặp Đang (5 phút), và có cả bút lục Hải đi quán bà 2A trả tiền rồi mới về đổi xe...
Trong hàng loạt điểm vô lý mà báo cáo đã nêu, chúng tôi đã "thực nghiệm như chạy đua", cũng mất tối thiểu 23 - 24 phút.
Nếu theo tính toán của bà Nga (hoàn toàn theo bút lục), Hải cần ít nhất 30 phút mới hoàn thành quãng đường cũng như các giao dịch từ tiệm cầm đồ đến bưu điện Cầu Voi.
Cho nên, "người thanh niên" mà cáo trạng nhắc tới (anh Bình, anh Thường nhìn thấy) không phải là Hồ Duy Hải.
Vấn đề hiện nay là, anh Còi - người có bút lục khai nhận hoàn toàn khác biệt với anh Thường khi anh Còi còn là sĩ quan công an, lại đang ngồi tù vì tội đánh bạc.
Có ý kiến cho rằng, cần trích xuất anh Còi ra một trại giam của Bộ, rồi hủy án điều tra lại.
7.
Trong các vụ án mà chứng cớ buộc tội còn mâu thuẫn, lỏng lẻo, người văn minh, lý trí sẽ suy đoán theo hướng gỡ tội, kẻ tàn độc, nghiệt ác sẽ nghĩ theo hướng buộc tội.
Trong vụ án Bưu điện Cầu Voi, để củng cố (hay câu views, like, share) cho suy đoán buộc tội tàn độc của mình, kẻ nghiệt ác lập lờ tung ra những thông tin vốn sẵn trong kết luận điều tra, cáo trạng, bản án có đầy trên báo chí, tô vẽ cho ly kỳ, hấp dẫn, như là bản thân đã xác minh, kiểm chứng trọn vẹn... để lừa dối đám đông không có thời gian, điều kiện để tìm, kiểm chứng thông tin.
Trong vụ án Bưu điện Cầu Voi, kẻ nghiệt ác xoáy vào 2 nội dung buộc tội bị án:
1. BỊ ÁN HỒ DUY HẢI NHẬN TỘI, KHÔNG KÊU OAN, XIN GIẢM ÁN.
2. BỊ ÁN HỒ DUY HẢI KHAI RÕ ĐƯỜNG ĐI CỦA TÀI SẢN CƯỚP ĐƯỢC, BÁN Ở ĐÂU, LÚC NÀO,...
Xin thưa, DỐI TRÁ hết!
■Việc bị án kêu oan hay không, báo chí đã nói rõ: Bị án khai không giết người và kêu oan từ phiên tòa sơ thẩm tới phúc thẩm.
■Việc bị án có cướp tài sản hay không, cướp cái gì?, xin không kết luận, nhưng cũng xin đưa ra các thông tin như sau:
1. Tang vật thu tại hiện trường chỉ thấy có đôi dép, vàng vòng của nạn nhân...
2. Tang vật thu ở nhà Hồ Duy Hải là trang sức của em gái bị án (đã trả lại cho bà Loan, mẹ bị án).
■Việc bị án cướp tài sản của hai nạn nhân rồi bán ở đâu, ai xác nhận?, xin không kết luận, nhưng cũng xin thông tin như sau:
1. Chưa có bất cứ thông tin nào về việc chủ tiệm vàng xác nhận mua và tiêu thụ tài sản do Hồ Duy Hải cướp được.
2. Chưa có bất cứ thông tin nào về việc chủ tiệm vàng xác nhận có khách hàng là Hồ Duy Hải (kể cả ảnh và nhận dạng).
3. Tiệm vàng chợ An Đông sầm uất bậc nhất Sài Gòn. Sau gần 70 ngày thì có nhớ được khách không? Thêm nữa, tiệm vàng cũng gần khu vực nhà bà nội và cha ruột Hồ Duy Hải - nơi Hải đăng ký hộ khẩu - tức Hải biết rõ khu vực này.
Như vậy có nghĩa, những kẻ nghiệt ác có thể không đủ hồ sơ, không có các bản khai đầy đủ của bị án, thông tin diễn tiến phiên tòa, các bút lục,... hoặc có thì chỉ có các tài liệu buộc tội (ít có khả năng này).
Cũng có nghĩa, những kẻ nghiệt ác ngoài nghi vấn truyền thông bất lương, cũng có thể có động cơ câu view, like, share bất chấp luật pháp, đạo đức, tình người.
Hiện trường bếp ăn bưu điện Cầu Voi, nơi 2 thi thể nạn nhân nằm, có một cái dĩa, một tô, 2 chén và một ly (kiểu cafe đá hoặc uống sữa) đã ăn uống xong.
Tôi chú ý, có 3 đôi đũa, nhưng 2 đôi đã sử dụng nằm trên bàn, và một chiếc nằm rơi ở tấm thớt. Như vậy, có khả năng là 3 đôi đũa đã dùng.
Tô này, là tô ăn mỳ, và đã ăn xong, còn nước mì.
Vật dụng lò xô (bếp dầu) văng thanh mấy mảnh, và khoanh đai lò xô nằm dựa vào thau đựng chén cho thấy có khả năng đập bàn làm văng ra.
Hồ sơ thể hiện, khi chị Thu Hiếu về thì bếp đã dọn rửa và chưa nấu nướng (lúc đó 17h). Vậy hiện trường này ăn uống như thế nào? Vì sao có 3 đôi đã ăn và vì sao chỉ có một ly nước ở đây? Ly nước cho khách là ly thấp vẫn nằm ở bàn salon, còn ly này có muỗng nằm trong phải là ly có pha chế (nước cam, cafe, sữa)... Có một vỏ bịch sữa tươi nằm gần tấm thớt, có phải ly này uống sữa không?
Vậy 2 người ăn 2 chén, tô mì còn lại ai ăn - vì có 3 đôi đũa đã dùng? Ly này ai uống? Hiện trường cho thấy đã ăn xong và dọn sơ.
Thức ăn khi khám nghiệm đã nhuyễn, cho thấy giờ chết phải khá xa sau khi ăn. Vậy các nạn nhân đã ăn khi nào, chết khi nào? Có khả năng hung thủ cùng ăn với một / hoặc cả 2 nạn nhân không?
Vậy? Trong thời gian “Hải đưa tiền Vân đi mua trái cây”, có kịp để nấu ăn hoặc ăn uống không?
Nếu là Hải, thì có đủ thân để ăn uống với 2 nạn nhân không?
Các nút thắt, đang mở dần
Hiện trường vụ án Cầu Voi có những miếng mút xốp này. Anh chị nào rành bao bì đóng gói, xin xem giúp và có ý kiến
Nếu không phải của Hồ Duy Hải, thì là của ai?
Của ai?
Trên mạng, nhiều bạn tin lời 17 phán quan, nói rằng Hồ Duy Hải cướp nữ trang đi bán và chủ tiệm vàng xác nhận. Tuy nhiên, chủ tiệm đã trình báo với công an Long An rất rõ ràng bằng văn bản.
Và theo văn bản này, cửa hàng không biết Hồ Duy Hải là ai.
Do đó, bản án đưa ra địa chỉ này rồi nói Hải bán vàng ở đây chỉ là theo lời khai của Hải.
Trong thực tế, không có vàng tang vật. Hay nói chính xác, tang vật bị thu giữ chính là 4 chiếc nhẫn "mượn" của em gái Hải để làm án. Sau khi tuyên tử hình Hải thì tang vật này được trả cho chính gia đình Hải.
Không có chuyện thu hồi tang vật. Cho nên nhiều bạn cho tôi cái địa chỉ tiệm vàng rồi kêu tới đó xác minh, xin các bạn đừng tới đó. Họ lo làm ăn không biết gì đâu.
Còn bạn nào khẩu nghiệp, có dám tới bưu điện Cầu Voi ban đêm rồi thề với hai cô gái coi có bị vặn cổ không!
Trong vụ án Hồ Duy Hải kêu oan, hồ sơ đến giờ thể hiện, lúc 20h30, Hải đưa tiền cho Vân đi mua trái cây. Khi Vân đi qua bên kia đường mua trái cây ở nhà anh Nguyễn Thanh Long thì Hải giở trò hiếp dâm Hồng.
Hiếp không được, Hải giết luôn.
Tuy nhiên, anh Long trình bày, lúc Vân đi mua trái cây là anh đang bước qua cây xăng đi làm (cách 50m). Công an tỉnh Long An kiểm tra camera thì thấy anh bước vào khung hình camera là 21h1'40".
Tức là, Vân mua trái cây xong nếu có về đến bưu điện cũng phải 21h5'.
Trong nổ lực tìm kiếm sự thật, chúng tôi đã đến Củ Chi lấy bút lục 262 vào hôm qua. Và hôm nay, chúng tôi đi tìm gặp anh Long.
Thật buồn, anh đã mất năm ngoái, khi mới 47 tuổi!
Anh và vợ, là 2 người cuối cùng nhìn thấy nạn nhân Vân.
Nếu 17 phán quan tôn trọng lời khai của anh Long, có lẽ vụ án đã khác!
Anh Mi Sol khai, từ tháng 3/2007 anh đã về 240/xx Nguyễn Văn Luông, Q6 làm thợ bạc nên chúng tôi đã về đây tìm hiểu. Theo đó, tiệm cũ của Mi Sol làm đã chuyển đi, nhưng những người ở địa chỉ này cũng kể, sau vụ án thì anh nghỉ và về quê ở Vĩnh Long. Do đó chúng tôi cũng đã về nhà anh - mục đích tìm cho ra Nguyễn Văn Nghị (theo án Giám đốc thẩm nêu). Nhưng chúng tôi không gặp anh vì anh đã đi làm ăn xa 2 năm nay.
Trở lại câu chuyện anh Sol khai, có vài điểm hơi lạ, là ở chỗ 240 Nguyễn Văn Luông người ta vẫn nhớ anh, nhưng người ta mang máng nhớ, nhân viên thường nghỉ vào cuối tuần (anh Sol khai anh về giữa tuần - và cuối tuần thì xảy ra thảm án).
Có điều lạ là, ngày 21/6/2008 mới lấy lời khai về nữ trang, anh vẫn nhớ chi tiết Vân đeo nhẫn gì, dây gì, trọng lượng vàng, màu hột, trọng lượng hột,... Lạ, vì gần nửa năm vẫn nhớ - là do anh nhớ hay do được mớm - để phù hợp với tài sản "bị cướp"?.
Vụ án này, tài sản bị cướp nhưng cái nhẫn có tên anh Mi Sol vẫn còn!
Tôi vẫn mong tìm được anh Mi Sol, để hỏi thêm về Văn Nghị, và về những điều còn chưa rõ.
Cứ quyết tâm thôi!
6.
Sau bản ảnh hiện trường nạn nhân và cái thớt đẫm máu xuất hiện cùng thời điểm với phiên Tòa GĐT, những bản ảnh hiện trường ngày càng xuất hiện nhiều hơn... Điều này cho thấy ban đầu ĐTV vụ án đã thu thập rất đầy đủ hiện trường và vật chứng...
NHỮNG BỨC ẢNH RÙNG RỢN NỬA ĐÊM
Cứ đến nửa đêm thì lại có bạn đọc giấu mặt gửi đến cho chúng tôi những hình ảnh hoặc chi tiết có thể là chưa từng được công bố trong vụ án Bưu cục Cầu Voi.
Với hai hình ảnh dưới đây chúng tôi muốn đặt ra hai câu hỏi:
Dấu vân tay trên bồn rửa mặt là của ai nếu không phải là của hung thủ?
Đã giết người cướp của tại sao lại bỏ qua cái két sắt có sẵn chùm chìa khoá?
Xin cám ơn người giấu mặt đã cung cấp những hình ảnh quá rùng rợn về hiện trường. Càng nhìn thi thể các nạn nhân, Báo Sạch càng mong mỏi công lý thật sự sẽ đến dù vụ án đã xảy ra hơn 12 năm.
TRỜI CAO HAY NGƯỜI TỐT ĐỘNG LÒNG?
Cách vài ngày, chúng tôi trên đường lần mò lại tìm được gì đó, hoặc nhận được tài liệu từ đâu đó, có khi rất tình cờ, như thể là cơ duyên...
Ngồi rà lại hình ảnh được ghi/thể hiện là hiện trường vụ án, các văn bản được ghi/thể hiện giống các bút lục, mà chưa thấy cơ quan hữu trách nào công bố công khai, mới thắc mắc:
Con gấu bông mà Hồ Duy Hải khai là thấy - và là 1 trong những cơ sở kết tội bị án - có hình thù rất to lớn, để ngay ghế phòng khách Bưu điện Cầu Voi, cạnh lối ra vào. Bất cứ ai đứng ngoài cửa cũng thấy chứ đừng nói từng vào trong giao dịch?
Bịch trái cây Vân mua còn để trên bàn. Lặng yên, gọn gẽ, ngay ngắn, như chưa hề có cuộc chạy trốn, la hét hãi hùng trước kẻ thủ ác...?
Khóa cửa ngoài Bưu điện Cầu Voi còn nguyên, Hồ Duy Hải lấy xe ra bằng cách nào?
Máu, tóc... ở rất rất nhiều nơi, tại sao lại để thật lâu mà không giám định khiến mẫu thu được hư hỏng?
Chụp ảnh hiện trường vụ án là một trong những việc làm bắt buộc của điều tra viên. Tất cả các bản ảnh đều có cái thước đề rõ "Công an tỉnh Long An". Điều này cho thấy ban đầu các điều tra viên đã thực thi nhiệm vụ hết sức bình thường. Vậy ai là kẻ đã rút các bản ảnh hiện trường ra khỏi hồ sơ vụ án và cho tiêu hủy các vật chứng của vụ giết người như: thớt, dao, ghế sắt... ?.
Thêm hi vọng về một cái kết có hậu, không phải cho cá nhân ai cụ thể, mà là cho cả nền tư pháp luôn hướng tới văn minh, tiến bộ, đề cao thân phận, sinh mạng con người.
5.
Nguyễn Văn Nghị (1978) là cái tên bí ẩn, ầm ào trên báo chí từ 2008 tới nay, có trong quyết định giám đốc thẩm vụ án Bưu điện Cầu Voi,... rồi bỗng trở thành không có thực.
Như một sự sắp bày khó hiểu, nhân vật mới xuất hiện là Nguyễn Hữu Nghị (1983) lại là người mà NB Hữu Danh biết từ hàng chục năm trước (học cùng em gái Hữu Danh). Hữu Nghị hiện đang bán bảo hiểm tại đội đăng ký quản lý phương tiện của CSGT Long An, Hữu Danh gặp Hữu Nghị nhiều lần. Còn Nguyễn Mi Sol (1984) lại tình cờ là... cựu hàng xóm với tôi.
Tư liệu mà người "ẩn danh" nào đó tung ra có vẻ có giá trị để kiểm tra, xem xét (!!?).
Mi Sol từng trú trong một con hẻm nhỏ khu khá nhiều người gốc Hoa Sài Gòn. Hồi đầu 2008, khi vụ thảm án xảy ra, người dân ở đây có biết chuyện "bồ Sol bị giết", và tới giờ họ vẫn theo dõi diễn tiến vụ án. Sau vụ án không lâu, Sol nghỉ việc về quê Vĩnh Long. Như đã biết, Sol lấy vợ, có con, và đã ly hôn.
Khi Nguyễn Văn Nghị "biến mất", dư luận dồn hoài nghi vào Nguyễn Mi Sol. Mi Sol là người yêu của H, cứ cuối tuần là xuống Thủ Thừa và ở lại Bưu điện Cầu Voi với người yêu.
Tháng 1/2008, Sol không xuống vào 13/1 (Chủ Nhật) mà xuống vào 9/1 (Thứ Tư), ngủ lại và ra về vào hôm sau 10/1/2008 (Thứ Năm). Mil Sol "thuộc lòng" hiện trường bưu điện, những vật dụng, con dao,... và cả trang sức trên người các nạn nhân. Thời điểm án mạng xảy ra, Mi Sol không ghé vào cuối tuần như thường lệ, mà sớm hơn 2, 3 ngày.
Khi báo chí tìm tới, mẹ Mi Sol cho biết anh này họ Thạch, nhưng công an xã bảo Sol họ Nguyễn, người Kinh. Nhưng tại nơi tạm trú của Sol tại TP.HCM, người quen biết lại nói Sol là người dân tộc (thiểu số).
Một vụ án thật kỳ lạ. Tên họ những người liên quan thay đổi chóng mặt, những vật chứng quan trọng nhất của vụ án cũng bị đốt hoặc thay thế, và giờ hoàn toàn biến mất.
Mi Sol họ Nguyễn hay họ Thạch?
Sẽ sớm tìm ra Nguyễn Mi Sol thôi. Khi ấy, kỳ án sẽ rõ thêm chút nữa...
4.
Có điều, đến nay chỉ xác định không phải dấu tay của Hồ Duy Hải cũng như 140 người khác (được lấy ra để so sánh).
Vậy, thử thêm người 142 xem sao?
Tôi đã theo vụ án này 12 năm nay, từng lên bờ xuống ruộng vì ăn "văn bản mật", nay mới thấy những nút thắt mà luật sư Phong Hồng Trần chỉ ra đã có lời giải!
Công an Long An ngày 15/1/2008 trích xuất camera (bút lục 262) ghi nhận anh Long bước vào khung hình là 21h1' - tức là lúc đó Vân đang mua trái cây!
Nghĩa là, ít nhất 21h4' Vân mới quay lại bưu điện.
Nghĩa là, thời gian gây án không phải trong khung giờ 20h30+!
Án truy xét, bắt buộc phải xác định giờ chết của nạn nhân. Tuy nhiên, cho đến nay, trãi qua gần 13 năm, chưa có một cơ quan nào xác định giờ chết của nạn nhân (tất cả các bút lục đều bỏ trống giờ chết) và vẫn khăng khăng quan điểm 20h30 Vân đi mua trái cây thì Hải ở nhà giết Hồng. Trong khi camera ghi nhận, 21h1 phút Vân mới mua trái cây.
Nếu bút lục 262 này được sử dụng, sẽ xô đổ mọi lập luận của 17 phán quan để tử hình Hồ Duy Hải.
Bất ngờ là, bút lục này đang nằm ở... Củ Chi! Hiện giờ hồ sơ của Viện KSNDTC vẫn thiếu bút lục 262.
Tôi sẽ đi lấy bút lục này về, vì nó đủ để mở ra một vụ án mới: Vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp.
Chính vì 17 phán quan hời hợt khi hồ sơ có các bút lục bị "nhảy cóc", mà bản án giám đốc thẩm vừa qua đã không thể làm rõ bản chất vụ án.
Tôi nghĩ, khởi tố một vụ án mới, làm cho rõ các điểm mờ, là cách để 17 phán quan có thể rửa mặt mà ngước lên nhìn đời.
3.
Công an Long An chưa tổ chức họp báo công bố thông tin vụ án bưu điện Cầu Voi vào chiều mai. Do chưa có thông tin chính thức về ngày họp, mà chỉ là chuẩn bị hồ sơ để cung cấp cho báo chí, nên chưa phát hành thư mời họp.
2.
Trong suốt hơn 10 năm theo đuổi vụ kiện Bưu cục Cầu Voi để bảo vệ cho bị án Hồ Duy Hải tưởng đã đọc hết mọi hồ sơ vụ án, nhưng luật sư Trần Hồng Phong chưa bao giờ nghe đến cái tên Đinh Văn Còi và Lê Thanh Trí. Không có bất kỳ trang hồ sơ nào nhắc đến hai nhân vật này.
Hai cái tên này đột ngột xuất hiện một cách bí hiểm trong vai nhân chứng với lời khai về đêm xảy ra thảm án. Theo đó, cả hai đều đã nhìn thấy một thanh niên ngồi với hai nạn nhân trong bưu cục trong khoảng thời gian từ 19:40 - 20:00.
Hơn 12 năm trước, Đinh Văn Còi là thiếu tá phòng Cảnh sát Cơ động - Bảo vệ và Hỗ trợ Tư pháp (PC 22) thuộc Công an tỉnh Long An. Đêm 13/1/2008, Còi và Trí trước khi đến bưu cục Cầu Voi mua card điện thoại đã ăn cháo vịt tại Cầu Ván, một địa điểm cách bưu cục khoảng 2,6km. Theo biên bản lời khai của Còi, cả hai rời khỏi quán cháo vịt vào lúc 19:30. Cả hai đến bưu cục vào khoảng 19:40 bằng xe máy.
Tại bưu cục, cả Trí và Còi đều khai nhìn thấy một thanh niên ngồi bên cạnh nạn nhân Hồng trên ghế salon sau quầy giao dịch. Nạn nhân Vân là người bán card điện thoại cho Còi và Trí.
Mô tả với cơ quan điều tra, Trí cho biết “có nhìn thấy một thanh niên tuổi 30-33, tóc gọn, mặt tròn, mặt áo thun màu vàng sậm ngắn tay”.
Nhân chứng Còi cũng cho biết nhìn thấy “một thanh niên khoảng 28-30 tuổi... người hơi mập, nước da trắng, mặt tròn, tóc hơi dợn, mặc áo thun cổ màu vàng nhạt ngắn tay”.
Vậy là từ lời khai của hai nhân chứng này có thể thấy những điểm tương đồng là thanh niên mặt tròn, tóc ngắn, mặc áo thun ngắn tay có màu vàng. Thanh niên này xuất hiện ở bưu cục Cầu Voi trong khoảng thời gian được cho là hung thủ Hồ Duy Hải có mặt để gây án.
Cả hai lời khai này đều được thực hiện vào ngày 15/1/2008, chỉ hai ngày sau khi thảm án xảy ra. Khi đó chưa xác định “đối tượng” là Hồ Duy Hải.
Thế nhưng đến khi vào Cáo trạng (số 97/QĐ.KSĐT) ngày 1/10/2008 thì Hồ Duy Hải bị buộc tội giết hai nạn nhân bởi lời khai của nhân chứng duy nhất là Đinh Vũ Thường. Bản cáo trạng viết: “Nhân chứng Đinh Vũ Thường phát hiện thấy Hồ Duy Hải ngồi trong ghế tại Bưu điện lúc 19:39”. Thậm chí trong cáo trạng này còn viết sai trầm trọng: “phù hợp lời khai của Đinh Vũ Thường người gọi điện thoại cuộc cuối cùng cho bị can”. Thường và Hải chưa bao giờ biết nhau trước đó.
Trong một bản viết tay của Đinh Vũ Thường cho luật sư Trần Hồng Phong, người này viết: “tôi không khẳng định nhận dạng được người thanh niên, mà tôi thấy tối hôm 13/1/2008 tại bưu cục Cầu Voi”. Đinh Vũ Thường cũng xác nhận không hề được mời tham dự toà trong tư cách nhân chứng. Bản viết tay này được viết vào ngày 7/1/2011.
Theo các hồ sơ của vụ án, Hồ Duy Hải mặc áo thun sọc xanh. Cũng theo các hồ sơ của vụ án, không hề có bất kỳ lời khai nào của hai nhân chứng Đinh Văn Còi và Lê Thanh Trí được đưa vào. Dù những lời khai này đã được đánh số bút lục, tức đã trở thành hồ sơ điều tra.
Lời khai của Đinh Vũ Thường bị “mông má” lại để buộc tội Hồ Duy Hải được sử dụng là lời khai nhân chứng duy nhất tại mọi phiên toà dù không được mời có mặt. Lời khai của hai nhân chứng khác không trùng với nhân dạng của Hồ Duy Hải, được lấy lập tức sau ngày án mạng xảy ra, lại bị âm thầm rút ra khỏi hồ sơ.
Tại sao phải triệt buộc tội chết cho một con người? Hồ Duy Hải đã khai báo bất nhất thế nào trong những lần làm việc với các điều tra viên? Bạn hãy đợi đọc bài tiếp theo trên Báo Sạch.
TRUNG BẢO
Ảnh: 1/ Chữ ký của nhân chứng Đinh Văn Còi trong tờ khai với cơ quan điều tra
2/Chứng nhận viết tay của nhân chứng Đinh Vũ Thường cho luật sư Trần Hồng Phong
2/Chứng nhận viết tay của nhân chứng Đinh Vũ Thường cho luật sư Trần Hồng Phong
1.
Như thực tế diễn biến của vụ án đã được bảo chí và mạng xã hội vạch ra cho thấy nhiều lời khai thể hiện trong các bút lục cụ thể của một số nhân chứng có lợi cho HDH đã bị bỏ ra ngoài Hồ sơ vụ án. Thẩm phán của cả 3 phiên sơ, phúc và giám đốc thẩm đều bỏ qua sai sót này. Cụ thể các chứng cứ mới như sau:
1. Lời khai của thiếu tá Đinh Văn Còi về việc nhận dạng người thanh niên mặc áo thun cổ vàng ngắn tay, da trắng, tầm 30-33 tuổi, người hơi mập. Thời gian anh Còi nạp tiền điện thoại sau 19h30.
2. Lời khai của anh Trí bạn anh Còi mô tả người thanh niên mặc áo thun vàng sậm ngắn tay, tầm 28-30 tuổi, mặt tròn. Anh Trí cùng đi với anh Còi nên cũng có mặt sau 19h30 và rời khỏi bưu điện trước 19h39'.
3. Lời khai của anh Thu dân phòng nhìn thấy đèn tăng 2 vẫn sáng vào lúc 22 h.
4. Lời khai của chồng có Phượng, người bán hoa quả cho biết cô Vân mua hoa quả lúc 21 h, giờ này bưu điện mới hết giờ làm việc.
5. Chúng cứ trang phục trên người hai nạn nhân qua ảnh chụp hiện trường cho thấy họ không mặc đồng phục khi bị giết. Nghĩa là thời điểm họ chết phải sau 21h.
6. Biên bản khám nghiệm thì hài nạn nhân cho thấy vết thương bị cắt bằng dao là do hung thủ thuận tay trái, HDH thuận tay phải.
7. Công an Long An cố tính lừa dối, đánh tráo Nguyễn Văn Nghị bằng Nguyễn Hữu Nghị với gia đình HDH và báo chí.
Tóm lại ông Nguyễn Hòa Bình và 16 vì thẩm phán trong Hội đồng Giám đốc thẩm thừa biết nếu điều tra lại HDH sẽ vô tội và ông NHB không thoát trách nhiệm. Vậy nên 17 ông thẩm phán đã đồng loạt biểu quyết đồng lòng giết oan HDH, sẵn sàng đối đầu với dư luận, với lẽ phải và công lý.
BỔ SUNG
Trả lờiXóa15.
Trương Châu Hữu Danh
3 giờ ·
FB Trương Châu Hữu Danh biến mất hơn 500 bài, mất sạch sành sanh từ ngày 26/3 đến ngày 9/5 (43 ngày) - nhưng những bài tôi tag tên người khác thì vẫn còn ở các FB được tag.
Trên Fanpage Trương Châu Hữu Danh, Trương Châu Hữu Danh Và Đồng Bọn, bài cũng bị mất nhưng xen kẻ, bài còn bài mất.
Tổng bài bị mất sơ sơ hơn 1.000 bài (tôi chỉ kiểm từ 2020 đến nay)
FB ghi rằng do “các giới hạn pháp lý địa phương” nên hạn chế quyền truy cập.
Cần làm gì để chống lại sự việc này, đồng thời hiển thị lại được các bài viết?
BỔ SUNG
Trả lờiXóa17.
TS. Vũ Thị Phương Lan: Quyết định giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải chưa thực sự thể hiện công lý
Cập nhật lúc 15:05, Thứ hai, 01/06/2020 (GMT+7)
(BVPL)- "Hội đồng thẩm phán TAND tối cao đã quá chú trọng đến chuyện Hồ Duy Hải có tội hay không có tội mà quên đi nhiệm vụ quan trọng nhất của xét xử giám đốc thẩm là nêu và chấn chỉnh những cái sai trong quá trình tố tụng hình sự và sai trong áp dụng pháp luật hình sự trong xét xử".
19. Ngày 15/6/2020, tại Quốc hội
Trả lờiXóaChánh án Nguyễn Hòa Bình nói gì về vụ Hồ Duy Hải trước Quốc hội?
15/06/2020 11:08 GMT+7
TTO - Trước sự quan tâm của nhiều đại biểu Quốc hội liên quan vụ án Hồ Duy Hải, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình đã cung cấp một số thông tin, chứng cứ liên quan đến vụ việc này tại phiên thảo luận sáng 15-6.
21. Ngày 28/6/2020
Trả lờiXóa"
Báo Sạch
4 giờ ·
CON TRAI ÔNG LÊ MINH TRÍ QUA ĐỜI VÌ TAI NẠN GIAO THÔNG
Anh Lê Ngọc Bình Minh, 29 tuổi, con trai ông Lê Minh Trí Viện trưởng VKS ND Tối cao, đã mất hôm qua vì tai nạn giao thông tại Củ Chi, TP. HCM.
Ông Lê Minh Trí là người yêu cầu kháng nghị bản án phúc thẩm và sơ thẩm của vụ án Hồ Duy Hải, dẫn tới phiên toà Giám đốc thẩm ngày 8/5/2020 mà ở đó Hội đồng thẩm phán Toà án Nhân dân Tối cao đã kết luận "sai sót tố tụng không làm thay đổi bản chất vụ án".
Mới đây nhất, trong buổi tiếp xúc với cử tri TP. HCM ngày 22/6, ông Lê Minh Trí hứa sẽ xem xét ý kiến đề nghị khởi tố hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án.
Báo Sạch xin gửi lời chia buồn tới ông và gia đình.
"
https://www.facebook.com/baochisach/posts/296903841674793
22. Ngày 4/7/2020, nhà thơ Trần Đăng Khoa viết trên Fb
Trả lờiXóa"
Trần Đăng Khoa
7 giờ ·
CHUYỆN NỰC CƯỜI VÀ CHUYỆN Ở NHÀ HỒ DUY HẢI
TRẦN ĐĂNG KHOA
CHUYỆN NỰC CƯỜI
Đấy là chuyện của tôi. Chả là cách đây ít ngày, tôi có một bài báo về Hồ Duy Hải. Bài này tôi không viết gì, ngoài mấy câu giao đãi khép mở. Tôi đưa nguyên văn bản hỏi cung đầu tiên chiều 20-1-2008. Bản này những người kết tội Hải đã giấu đi, không đưa vào hồ sơ vụ án. Nhưng tôi rất quan tâm đến bản khai này. Vì nó là bản khai sạch. Khi đó Hải chưa bị bắt, mà chỉ là người nghi có liên can. Bản khai ngày 21 là bản khai khi Hải đã bị bắt và Hải đã nhận tội. Nhưng tôi lại nghi ngờ bản khai này, vì khi đó Hải đã thành ông Chấn, ông Nén, ông Long rồi. Ông Chấn có 40 lần nhận tội, ông Nén 50 lần nhận tôi. Hải chỉ có 25 lần nhận tội, xem ra vẫn còn ít lắm so với tiền nhân. Tôi chú ý bản khai đầu tiên chỉ một tình tiết thôi: Hải không có mặt ở bưu điện Cầu Voi hôm xảy ra vụ án. Hải là tay cá cược bóng đá. 9h, Hải điện cho Hồng hỏi báo bóng đá. Hồng bảo đã hết thì Hải không đến đó nữa. Vậy Hải ở đâu? Hải liệt kê rất cụ thể, chi tiết. Hải làm nhiều việc, có mặt ở nhiều nơi, nhưng Hải không đến bưu điện Cầu Voi. Điều này trùng khớp với biên bản khám nghiệm hiện trường: Có rất nhiều dấu vân tay hung thủ, nhưng không có dấu vân tay nào trùng với 10 dấu vân tay của Hải. Tôi không cảm tính, không nói vu vơ. Tôi căn cứ vào bằng chứng. Tôi trọng chứng chứ không trọng cung. Và những văn bản này đều của công an. Tôi chưa bao giờ mất niềm tin vào quân đội và công an, kể cả công an Long An trong những ngày đầu. Họ phá án rất giỏi. Ngay sau ba ngày họ đã tìm ra nghi can rồi. Báo Công an, Tuổi trẻ, Thanh niên, Pháp luật và nhiều tờ báo khác thời ấy đều đưa tin lấy từ công an Long An. Bây giờ, chúng ta bàn về vụ án này cũng vẫn căn cứ vào văn bản điều tra ban đầu của họ. Phải nói rằng, công an ta rất tài. Họ chỉ có lỗi khi đồng tiền bẩn hay thế lực hắc ám nào đó làm cho họ méo mó và xấu xí đi.
23.
Trả lờiXóaVụ Hồ Duy Hải: Nhân chứng khẳng định thấy nạn nhân khoảng 21h tối
06/07/2020 18:51
Khi các cơ quan tố tụng Long An khẳng định nạn nhân bị sát khoảng 20h30, thì nhân chứng khẳng định thấy nạn nhân mua trái cây khoảng 21h.
24.
Trả lờiXóaNgày 08/7/2020, trang Báo Sạch đưa tư liệu cũ (ngày 14/1/20208)
"
Báo Sạch
1 giờ ·
CHẤN ĐỘNG: VIỆN TRƯỞNG VKSND TỈNH LONG AN XÁC ĐỊNH VỤ ÁN XẢY RA SAU 22H!
Vụ án bưu điện Cầu Voi, ngay trong ngày 14/1/2008, Viện trưởng Viện KSND tỉnh Long An Nguyễn Thị Thủy Khiêm đã có báo cáo nhanh gửi Viện KSND Tối cao (Báo cáo số 16/VKS.P1A).
Hiện trường vụ án được xác định xảy ra khoảng 21h. Giờ chết của cả hai nạn nhân được xác định là sau ăn. Cụ thể: "Cả hai tử thi đều chết sau ăn khoảng 24h, thời gian chết khoảng 10h".