Cụ thể là năm 1984, kỉ niệm 30 năm (7/5/1954 - 7/5/1984).
1. Ngay trong cuốn sách của Trần Dân Tiên in năm 1949, thì vốn có chi tiết Võ Nguyên Giáp được sự giúp đỡ của một người Mĩ nên đã hạ được địch cố thủ ở Thái Nguyên lúc mà đoàn quân cách mạng từ Việt Bắc về thủ đô Hà Nội chuẩn bị cho ngày 2/9/1945 (bản đầu tiên của Trần Dân Tiên ghi rõ như vậy), nhưng sau này, đã được biên tập, chỉ còn lại mỗi Võ Nguyên Giáp. Liên quan đến người Mĩ được gạch bỏ.
Người Mĩ lúc đó (lúc biên tập vào nửa đầu thập niên 1950) không được phép xuất hiện, dù là vào năm 1945, nếu không có người Mĩ thì chưa chắc đã có một ngày 2/9/1945 thành công tại Quảng trường Ba Đình khai sinh ra nước Việt Nam mới (sự cố của ngày 2/9/1945 ở Sài Gòn cho phép liên tưởng như vậy).
Xem cụ thể lại sự kiện năm 1945 gắn với Võ Nguyên Giáp ở đây (đã đưa lên Giao Blog từ 2013), hay ở đây.
2. Về Cách mạng Tháng Tám 1945, có rất nhiều sự chỉnh sửa một cách cố ý. Sẽ nói dần dần.
1. Ngay trong cuốn sách của Trần Dân Tiên in năm 1949, thì vốn có chi tiết Võ Nguyên Giáp được sự giúp đỡ của một người Mĩ nên đã hạ được địch cố thủ ở Thái Nguyên lúc mà đoàn quân cách mạng từ Việt Bắc về thủ đô Hà Nội chuẩn bị cho ngày 2/9/1945 (bản đầu tiên của Trần Dân Tiên ghi rõ như vậy), nhưng sau này, đã được biên tập, chỉ còn lại mỗi Võ Nguyên Giáp. Liên quan đến người Mĩ được gạch bỏ.
Người Mĩ lúc đó (lúc biên tập vào nửa đầu thập niên 1950) không được phép xuất hiện, dù là vào năm 1945, nếu không có người Mĩ thì chưa chắc đã có một ngày 2/9/1945 thành công tại Quảng trường Ba Đình khai sinh ra nước Việt Nam mới (sự cố của ngày 2/9/1945 ở Sài Gòn cho phép liên tưởng như vậy).
Xem cụ thể lại sự kiện năm 1945 gắn với Võ Nguyên Giáp ở đây (đã đưa lên Giao Blog từ 2013), hay ở đây.
2. Về Cách mạng Tháng Tám 1945, có rất nhiều sự chỉnh sửa một cách cố ý. Sẽ nói dần dần.
3. Còn sự kiện năm 1984, thì đang là một nhắc lại, bằng tư liệu sáng rõ, của nhà sưu tầm Tạ Thu Phong (hiện cai quản Trúc Bạch thư xã). Anh đưa lên Fb ngày hôm nay, 7/5/2020.
Tư liệu đầu tiên lấy về từ nhà bác sưu tầm Trúc Bạch thư xã. Có gì bổ sung thì sẽ dán ở bên dưới như mọi khi.
Ngày 7 tháng 5 năm 2020,
Giao Blog
---
"
Năm 1984, kỷ niệm 30 năm chiến thắng Điện Biên Phủ các tờ báo lớn đồng loạt đưa tin bài về các hoạt động kỷ niệm này. Trong rất nhiều nhân vật được nhắc đến trên mặt báo, người ta không thấy tên một người đã từng được mặc định gắn với chiến thắng lẫy lừng này.
Người đó là Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng tư lệnh Quân Đội Nhân dân VN.
"
https://www.facebook.com/TaThuPhong/posts/1622188087930424
---
BỔ SUNG
3. Xem lại tư liệu cũ đã đưa lên Giao Blog hồi tháng 10 năm 2013 (xem toàn bộ ở đây):
"
"
2. Năm 1954, thì tiếng thơ của Tố Hữu như sau:
1. Ngay năm 1954 thì như sau (bài thơ của C.B là bài sớm nhất về chiến thắng Điện Biên Phủ):
"
"
..
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.