Mở đầu là một tâm sự của một bạn nào đó, đăng trên trang VTC.
Tiếp theo là bàn luận của hai chuyên gia: Nguyễn Hùng Vĩ và Trịnh Hòa Bình (đang ở Hà Nội).
Sau là một bình luận của nhà văn Đỗ Hoàng Diệu (đang ở Mĩ). Thú vị là cô nói đến Đạo Mẫu trong đoạn cuối, như sau:
"
Tôi là người không thần thoại hóa chiếc bàn thờ. Bàn thờ cha tôi ở trong tim tôi, lúc nào cũng có trầm thơm ngát, nhang quyến luyến tỏa lan mao mạch.
Bàn thờ trong tim hay bàn thờ trong nhà là quyền của con người. Đừng cho rằng con gái không được lập bàn thờ cha mẹ là nguyên tắc. Hãy bắt đầu bằng điều đó. Nguyên tắc của ai? Khổng Tử chết rồi, Vua cũng băng hà rồi. Dân tộc chúng ta thờ Mẫu. Đạo của người Kinh là đạo Mẫu. Đạo của loài người là đạo nhân ái.
"
Dưới đó là phần bổ sung như mọi khi (mở đầu là ý kiến của bạn đọc VTC - rất nhiều ý kiến, tới ngày 28/5 thì có khoảng 200 bình luận rồi).
Tháng 5 năm 2020,
Giao Blog
---
MỞ ĐẦU
1.
Vợ không hiểu chuyện, nhất định đòi thờ bố mẹ đẻ ở nhà chúng tôi
TÂM SỰ Thứ Ba, 19/05/2020 07:10:00 +07:00
(VTC News) - Tôi giải thích rất nhiều về tâm linh, truyền thống, đưa ra các giải pháp dung hòa nhưng vợ vẫn cứng đầu không chịu, nhất định đưa bát hương bố mẹ đẻ cô ấy về thờ.
Vợ tôi là con một, bố mất từ nhiều năm trước, mẹ qua đời cũng gần 2 năm. Mới đây, vợ bảo với tôi khi mãn tang mẹ sẽ mang di ảnh và bát hương 2 cụ về nhà chúng tôi thờ cúng. Vì chuyện này mà gia đình rất căng thẳng, hết chiến tranh nóng lại sang chiến tranh lạnh.
Tôi nói với vợ, không ai thờ ông bà nhạc ở nhà con rể. Tôi là con trai, chỉ thờ tổ tiên họ nội nhà mình, và mẹ tôi khi sau này cụ quy tiên. Nếu đặt thêm bài vị, bát hương bố mẹ vợ thì rất trái lẽ, chẳng những bố mẹ tôi, tổ tiên nhà tôi không đồng ý, mà tôi chắc rằng hương hồn bố mẹ vợ cũng không ưng “ở nhờ” bên nhà con rể. Ngày rằm, mùng 1 toàn bên thông gia, các cụ là khách sẽ cảm thấy tủi thân lắm.
Vợ tôi cãi, bảo rằng hương hồn bố mẹ cô ấy ở cạnh con gái và con rể mình chứ chẳng ăn nhờ ở đậu nhà ai. “Đây nhà là của chúng ta, có phải của riêng anh đâu mà anh nói ở nhờ con rể? Nếu ở nhà ông bà nội thì em không dám, cũng không muốn đưa ông bà ngoại về đó. Vả lại nhà mình hiện nay cũng chỉ mới thờ thần linh táo quân gì đó chứ đã thờ ai đâu”.
Vợ tôi còn bảo, em tìm mọi cách, cố gắng sớm mua nhà ở riêng cũng là để mang bố mẹ về thờ, muốn bố mẹ sớm hôm ở bên con cái chứ không phải chạy qua chạy lại một chốn đôi nơi. Chính vì quyết định như vậy nên em mới đồng ý năm sau sẽ bán căn nhà bố mẹ để lại để trả hết nợ mua nhà mới, phần còn lại là lộc của ông bà cho cháu ngoại sau này.
Nghe vợ nói tôi mới biết hóa ra cô ấy tính toán từ trước. Vậy mà trước đó tôi chỉ nghĩ vợ muốn ra riêng cho thoải mái tự do. Nhưng cho dù nhà của vợ chồng tôi đi nữa thì việc thờ cúng phải theo truyền thống, nhà riêng thì cũng phải thờ theo đường nội. Tôi lại là con trai trưởng, chuyện hương khói nếu làm không đúng thì không chỉ bố mẹ mà cả các bác các chú trong họ cũng sẽ phản đối.
Tôi nói với vợ, chuyện này em không nên cố chấp. Thờ cúng là chuyện cái tâm của mình. Gần 2 tháng sau khi mẹ mất, em gần như ở hẳn bên nhà ngoại để chăm sóc đèn nhang, cúng cơm ngày 3 bữa. Sau đó, các ngày rằm, mùng 1, các ngày quan trọng em đều qua thắp hương, cứ như vậy đến lúc mãn tang cũng là tròn đạo hiếu rồi. Các cụ là Phật tử nên sau này có thể gửi lên chùa cho mát mẻ.
Có vẻ vợ tôi cũng đuối lý nên sinh ra cùn. Vợ bảo chẳng việc gì phải như vậy, và cô ấy nhất quyết đưa bố mẹ về nhà chúng tôi thờ. Vợ còn bảo tôi gia trưởng, bảo thủ, ích kỷ, không biết nghĩ cho cảm xúc của người khác, và từ hôm đó đến giờ làm mặt lạnh với chồng.
Thật ra, nhiều lúc tôi muốn nhượng bộ cho vợ vui, nhưng rồi vẫn phải giữ vững lập trường vì bố mẹ tôi không đồng ý. Hôm nọ tôi vừa ướm một chút bố tôi đã nghiêm mặt gạt phắt đi rồi. Bố nói dù đó là nhà riêng thì sau này tôi vẫn phải đảm nhiệm việc thờ cúng tổ tiên thay bố, việc đặt bát hương người ngoài gia tộc trên bàn thờ nhà mình là tối kỵ.
Ngay tối hôm đó, bác trưởng họ còn gọi điện nhắc đi nhắc lại là không được làm thế kẻo tổ tiên không vui sẽ không phù hộ, làm ăn lụn bại, gia đạo không yên, một nhà không được thờ hai họ.
Bố mẹ tôi rất thương con dâu nên cũng suy nghĩ rất nhiều. Hôm qua, bố tôi gợi ý một giải pháp, đó là hai vợ chồng cố gắng tiết kiệm, làm thêm để có tiền trả nợ mua nhà, ông bà cũng sẽ giúp một ít, để không phải bán căn nhà do bố mẹ vợ tôi để lại. Chúng tôi sẽ tiếp tục qua lại thắp hương cho các cụ ở đấy, như vậy cũng ấm áp. Tôi suy nghĩ, thấy đây là phương án tốt nhất, có thể dung hòa hai bên.
Thật không ngờ vợ tôi vẫn không đồng ý. Cô ấy kiên quyết bảo con cái ở đâu bố mẹ ở đấy, hồi bố mẹ còn sống cô ấy không làm được thì bây giờ dứt khoát phải làm. Hoặc là đưa bố mẹ về nhà chúng tôi, hoặc vợ chồng con cái dọn sang sống bên nhà ông bà ngoại. Nhưng ở nhà ngoại thì hai vợ chồng đi làm đều xa, con cái đi học cũng xa, muốn nhờ ông bà nội hay cô chú đưa đón đều không tiện.
Tôi không hiểu nổi tại sao vợ lại cứng đầu cứng cổ, cố chấp như vậy. Cả tôi lẫn gia đình bên nội đều rất nghĩ cho cô ấy và đều lùi nước nhưng cô ấy vẫn ương bướng không nhượng bộ một ly. Tôi phải làm sao để thuyết phục vợ bây giờ? Liệu có phương án nào ổn hơn mà chúng tôi chưa nghĩ tới không?
(*) Bài viết đã được biên tập lại theo văn phong báo chí
Độc giả có ý kiến phản hồi, xin nhập vào box bình luận phía dưới
Nếu bạn có những khúc mắc trong cuộc sống, xin đừng ngần ngại gửi cho chúng tôi để nhận được sự sẻ chia chân thành và lời khuyên nghiêm túc của độc giả. Ý kiến xin gửi đến tamsu@vtc.gov.vn, mục Đời sống.
https://vtc.vn/tam-su/vo-khong-hieu-chuyen-nhat-dinh-doi-tho-bo-me-de-o-nha-chung-toi-ar546664.html
2.
Chuyên gia: Con gái không được thờ bố mẹ đẻ là thực tế chưa dễ thay đổi
(VTC News) - "Thay đổi nhận thức của cả thế hệ là điều khó, thay đổi tín ngưỡng thờ cúng lâu đời lại càng khó khăn hơn", PGS.TS Trịnh Hòa Bình nói về vấn đề con gái thờ bố mẹ đẻ.
Chia sẻ của anh Hoàng Lâm trong bài "Vợ không hiểu chuyện, nhất định đòi thờ bố mẹ đẻ ở nhà chúng tôi" đăng mục Tâm sự của VTC News tạo nên cơn bão bình luận của độc giả, trong đó có nhiều người từng trải qua hoặc chứng kiến những cuộc xung đột tương tự. Điều này cho thấy vấn đề thờ cúng song thân của phụ nữ thực sự đang ảnh hưởng đến tâm tư, tình cảm gia đình của không ít gia đình.
Vì sao phụ nữ không được thờ bố mẹ đẻ?
Nói về nguồn gốc của quan niệm con gái không được thờ bố mẹ đẻ ở nhà chồng, thậm chí ở nhà của hai vợ chồng, nhà văn hoá dân gian Nguyễn Hùng Vỹ - nguyên giảng viên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), cho biết, phong tục chỉ con trai được phép thờ cúng tổ tiên xuất hiện ở Việt Nam trên dưới 2.000 năm trước và chủ yếu được thực hành bởi người Kinh.
"Kinh nghiệm này dựa trên sự hình thành của chế độ phụ hệ - người đàn ông làm chủ gia đình; sau đó dẫn đế việc khẳng định quyền lực thực tế, quyền lực về măt tín ngưỡng thuộc về đàn ông" - ông Vỹ nói.
Theo chuyên gia này, trong mỗi giai đoạn xã hội nhất định, những kinh nghiệm được hình thành đều có lý do, nhằm giúp các hoạt động trong cuộc sống được đơn giản thuận tiện, và việc thực hành tín ngưỡng thiên về họ nội cũng vậy. Chẳng hạn như việc viết gia phả. Trước đây, khi chưa có máy tính với bộ nhớ khổng lồ, nếu viết hết tên những người được sinh ra và các nhánh phá hệ phát sinh từ đó, không kể gái trai, nội ngoại... thì bộ gia phả sẽ quá lớn.
"Ví dụ một nhà có 9 người con, trong đó có 6 nữ, 2 nam. Gia phả có mục dành cho con gái cả, con gái thứ hai, thứ ba..., rồi những người con này lại gắn với chồng của họ, rồi chồng của họ gắn đến thế hệ sau... Với công nghệ lưu trữ, quản lý dữ liệu bây giờ, chúng ta có thể chia ra các hộp thông tin để tra cứu; nhưng với điều kiện trước đây thì gia phả dòng họ không thể ghi chép, theo dõi hết", chuyên gia phân tích.
Theo ông, cách ghi gia phả chính là mô hình cho sự thờ cúng theo phụ hệ, được truyền mãi cho đến bây giờ. Trong một gia đình, nếu chồng lập bàn thờ cho bên nội, vợ lập bàn thờ cho bên ngoại hoặc hai họ có bàn thờ chung, trên đó có đầy đủ bát hương của người này, người kia sẽ rất bất tiện và chiếm không gian sống của con người.
Nhà xã hội học, PGS.TS Trịnh Hoà Bình cũng cho rằng, quan niệm "một nhà không thờ hai họ", phụ nữ đi lấy chồng chỉ thờ cúng họ tộc nhà chồng là hệ quả tất yếu của chế độ gia trưởng phương Đông. Theo đó, về mặt nguyên tắc, phụ nữ không phải chủ gia đình, chỉ họ nội được thờ cúng. Người con gái khi đi làm dâu nhà khác nếu có nhu cầu thờ cúng tổ tiên thì chỉ có thể thờ tại tâm, còn về mặt không gian vật lý không có chỗ cho chị ta làm chuyện đó.
Khó thay đổi
Theo nhà xã hội học Trịnh Hòa Bình, việc thờ cúng được thực hiện theo họ nội và giao cho con trai, hương hoả không trao cho con gái đẩy người ta đến chỗ khao khát có con trai: "Bằng chứng là nhiều năm nay, mặc dù công tác dân số có những dự báo đáng khích lệ, việc kiểm soát mức sinh, can thiệp vào chất lượng dân cư có hiệu quả nhưng cách nhìn trọng nam khinh nữ vẫn không thay đổi.
Người ta có thể thay đổi quan niệm trọng nam khinh nữ theo nghĩa trao cho phụ nữ nhiều quyền lực hơn, gia đình có xu hướng dân chủ hơn nhưng chế độ nam trị từng được thiết lập vẫn duy trì lừng lững. Chính vì thế nên mới dẫn tới nạn phân biệt giới tính khi sinh trong giai đoạn vừa rồi, có 105-107 trẻ trai/100 trẻ gái".
Các tiến bộ y học cho phép người ta chẩn đoán xác định giới tính thai nhi, dẫn đến tác động tiêu cực là lựa chọn giới tính thai nhi. Ngành dân số phải đưa ra quy định nghiêm cấm chọn giới tính thai nhi, cấm nhà chuyên môn cung cấp thông tin giới tính khi khám thai cho các bà mẹ...
"Tuy vậy, thực tế điều này vẫn diễn ra. Ở Hưng Yên có những vùng tỉ lệ trẻ trai/trẻ gái lên tới 123-125/100 trẻ em gái; con số phổ quát là trên 110-112/100", PGS.TS Trịnh Hòa Bình lo ngại, nhắc đến nguy cơ không lấy được vợ của khoảng 4,7 triệu nam giới Việt Nam vào những năm 30-50 thế kỷ này.
Mặc dù vậy, quan niệm trọng nam khinh nữ mà một biểu hiện của nó là không cho phụ nữ thờ cúng bố mẹ đẻ ở nhà chồng vẫn không dễ thay đổi. "Chúng ta không thể bàn chuyện đúng sai trong việc thờ cúng này, đây không chỉ là tập quán, nó trở thành nguyên tắc hành xử của cộng đồng xã hội", ông Trịnh Hòa Bình nói và nhấn mạnh rằng khi quan điểm phụ quyền vẫn tồn tại thì thực trạng trên khó lòng xóa bỏ. "Thay đổi nhận thức của cả thế hệ là điều khó, thay đổi tín ngưỡng thờ cúng đã hình thành và tồn tại lâu đời lại càng khó khăn hơn".
Theo ông, hiện nay với những gia đình neo đơn, vẫn có chuyện người phụ nữ thờ cha mẹ đẻ ở chính ngôi nhà chị sinh sống với chồng và/hoặc nhà chồng. Tuy nhiên điều này chỉ xảy ra những gia đình hai thế hệ, chứ khó lòng xảy ra ở các gia đình nhiều thế hệ, gia đình mở rộng, nơi thấm đẫm giá trị Nho giáo cũng như tinh thần truyền thống của chế độ phụ hệ, gia trưởng. Khi người phụ nữ muốn thờ cúng bố mẹ đẻ trong nhà chồng, việc bị phản đối kịch liệt, căng thẳng không ngoài dự đoán.
"Những người con gái đi lấy chồng vì bất cứ lý do nào đấy muốn thờ cúng cha mẹ thì có thể gia đình chồng thông cảm, nhưng chuyện bày bàn thờ chung khó xảy ra, và cũng khó mà yêu cầu người ta thay đổi quan niệm, cách nhìn, nguyên tắc ấy", ông Bình nói.
Bạn nghĩ gì về điều này? Hãy chia sẻ ở box bình luận phía dưới.
Hạ Vũ
https://vtc.vn/lam-dep/chuyen-gia-con-gai-khong-duoc-tho-bo-me-de-la-thuc-te-chua-de-thay-doi-ar547717.html
3.
Con gái không được lập bàn thờ cha mẹ trong nhà chồng, thậm chí nhà của hai vợ chồng cũng không. Ông Nguyễn Hùng Vỹ, nhà văn hóa dân gian nói trên báo VTC: "Kinh nghiệm này dựa trên sự hình thành của chế độ phụ hệ - người đàn ông làm chủ gia đình; sau đó dẫn đế việc khẳng định quyền lực thực tế, quyền lực về măt tín ngưỡng thuộc về đàn ông". Ông Nguyễn Hòa Bình, nhà xã hội học thì khẳng đinh: "Những người con gái đi lấy chồng vì bất cứ lý do nào đấy muốn thờ cúng cha mẹ thì có thể gia đình chồng thông cảm, nhưng chuyện bày bàn thờ chung khó xảy ra, và cũng khó mà yêu cầu người ta thay đổi quan niệm, cách nhìn, nguyên tắc ấy".
Đàn ông, chỉ những người đàn ông phát biểu. Phóng viên không hỏi người vợ, người mẹ, người con gái xem họ nghĩ gì.
Vậy những người lúc sinh thời trót sinh toàn con gái, vong linh họ theo ai? Theo lệ, con trai của anh trai hoặc em trai sẽ cúng giỗ. Tức là cháu họ. Tôi không tin hồn vía của cha mẹ sẽ bỏ chúng ta mà theo đứa cháu họ nào đó. Phong tục, tín ngưỡng để làm gì, khi mà cúng giỗ chỉ làm cỗ thắp hương khấn vái theo bài, trong khi linh hồn được cúng đó đang quẩn quanh bên những đứa con gái, những đứa con không được phép cắm loại hoa cha mẹ mình thích, nấu món ăn cha mẹ mình ưa đặt lên chiếc bàn tự tay mình cọ chùi sạch sẽ, trong căn nhà mình sống, bồi hồi tưởng niệm đấng sinh thành?
Tôi càng khó tin hồn ma hai bên thông gia không chấp nhận về chung một nhà. Là một đứa con, một người mẹ, tôi tin bất cứ cha mẹ nào cũng mong con mình sống vui, cũng lấy hạnh phúc của con làm niềm vui của mình, dù đang sống hay chỉ còn là hồn ma bóng quế. Giáo điều, câu nệ và ấu trĩ thường đầu độc nhành yêu thương, trốc rễ cây gia đình.
Về bản chất, hiếm có cô con dâu nào yêu bố mẹ chồng hơn bố mẹ đẻ. Vậy hãy để họ thờ người họ yêu thương nhất nếu họ muốn, trước khi làm nghĩa vụ xuất giá tòng phu, cung phụng cái bàn thờ nhà chồng.
Khi tôi viết tiểu thuyết Lam Vỹ, một số người cho rằng thực tế xã hội không còn nhiều trọng nam khinh nữ, thực tế đạo Nho không còn tác động mạnh đến xã hội Việt Nam thế nữa. Tôi chỉ biết cười. Tôi muốn kể cho họ nhiều người đàn ông tôi quen cố sống cố chết ngoại tình, thậm chí chấp nhận giả tiền cho gái bán hoa để kiếm thằng cu đội khăn tang đi giật lùi trước linh cữu; tôi muốn kể cho họ bao nhiêu anh chàng yêu người yêu tha thiết mà ngậm ngùi quay lưng chỉ vì nhà cô không môn đăng hộ đối với nhà mình; bao nhiêu bọc thai bé gái đã bị rút bị cào bị nạo khỏi dạ con người mẹ ném vào thùng rác, vào nồi cám lợn nhà con dâu ông tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp… Nhưng tôi không kể, tôi nghĩ họ biết, họ thừa biết, chỉ là họ muốn bảo vệ quyền lực tưởng tượng, sức mạnh tưởng tượng cái bộ hạ của mình.
Tôi là người không thần thoại hóa chiếc bàn thờ. Bàn thờ cha tôi ở trong tim tôi, lúc nào cũng có trầm thơm ngát, nhang quyến luyến tỏa lan mao mạch.
Bàn thờ trong tim hay bàn thờ trong nhà là quyền của con người. Đừng cho rằng con gái không được lập bàn thờ cha mẹ là nguyên tắc. Hãy bắt đầu bằng điều đó. Nguyên tắc của ai? Khổng Tử chết rồi, Vua cũng băng hà rồi. Dân tộc chúng ta thờ Mẫu. Đạo của người Kinh là đạo Mẫu. Đạo của loài người là đạo nhân ái.
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=935426210249084&id=100013451416651
---
BỔ SUNG
1. Bạn đọc của VTC bình luận (chép ngày 28/5/2020)
"
Quá bình thường, thờ tự là nơi để tưởng nhớ đến người đã khuất. Nếu có điều kiện bạn làm bàn thờ riêng để tỏ lòng tôn kính. Nếu thật tình có vong linh ông bà thì tôi nghỉ Ko ai hẹp hòi chấp nhặt chuyện nội ngoại tộc. Thế kỷ nào rồi mà còn chấp nhặt chuyện đó nữa. Thân
5 giờ trước Trả lời 0Thích
Mình thì thấy bình thường mà, nhà mình ngay khi xây xong lập bàn thờ là thờ bố vợ luôn, đặt bên phải tủ thờ. nhà vợ m có 5 cô con gái. theo mình cốt là ở cái tâm thôi, lúc sống không có trách nhiệm với cha với mẹ, không hiếu thuận...thì chết đi có mâm cao cỗ đầy cũng chả nghĩa lý gì. chỉ vì một chuyện nhỏ này mà vợ chồng bất hoà thì có đáng ko? quan điểm của m là, ko phải cứ chắp tay vào là thành đạo, cứ đi chùa nhiều là có tâm...quê m có ô anh cả, khi còn sống chả nuôi bố ngày nào mà đẩy cho thằng e lo, nhưng lúc bố chết thì bắt phải mang ra nhà lão ý làm ma để được tiếng có hiếu. rồi ae cũng trở mặt.
trời chuyện nhỏ.. như con thỏ cố gắn mua thêm căn nhà to to kế bên làm nhà thờ tổ bên vợ.. cứ hàng ngày vợ qua đó đốt nhang là ổn.. sau này nhớ sinh con gái rồi cho nó ở cái nhà đó.. chỉ người sống làm khổ nhau.. vì hiểu biết kém cỏi .. chứ người chết họ đâu có thèm... nói gì ...
các bác nói đạo lý thì có vẻ hay đấy, nhưng rồi sao? Gia đình dòng tộc nhà người ta có phong tục gia phong truyền thống nhà người ta, các bác không đặt mình vào hoàn cảnh nhà anh ấy, chỉ biết xỉa xói cho sướng cái mồm các bác nhưng có biết đâu rằng như anh ấy nói cả bố mẹ dòng tộc anh ấy không đồng ý. Không lẽ phải cãi nhau lục đục với bố mẹ ruột, với anh chị em trong dòng họ thì mới làm các bác vừa lòng?
"Luật"thờ cúng ở Việt Nam không cứng nhắc như vậy. Nếu người vợ có anh,em trai ,thì thờ cha mẹ, tổ tiên ở nhà anh, hoặc em trai, bằng cách gửi lễ. Nếu người vợ là con một thì thờ bố mẹ, tổ tiên tại nhà hai vợ chồng ở bằng bát nhang riêng. Nếu nhà chồng hiểu và đồng ý thì chung một ban thờ, bat nhang nội ,ngoai riêng.(bát thổ địa thần linh ở giữa, bên phải bát nhang bên nội, bên trái bat nhang bên ngoại (vợ). Nếu nhà chồng không đồng ý thì làm 2 ban thờ riêng. Không cho vợ là con một thờ tự cha mẹ, to tiên mình là không phải đạo đầu.
Chuyện đơn giản thôi mà. Có 2 dạng thờ cúng. Một là dạng thờ họ. Khi đó nơi thờ tự thường lớn, có bài vị, ảnh, bát hương nhiều người trong dòng họ. Còn dạng thứ 2 là thờ cúng tổ tiên trong mỗi gia đình. Như nhà bạn. Việc rất đơn giản là ban thờ gia đình không có trang trí hình ảnh tổ tiên nào cả, dù là bên nội hay bên ngoại. Cứ đến ngày giỗ của tổ tiên nào, dù là bố đẻ, bố vợ, mẹ đẻ, mẹ vợ, cụ nội, cụ ngoại thì nhà bạn đều làm lễ, đơn giản thì hương hoa, cẩn thận hơn thì có mâm cơm cúng các cụ. Nếu giỗ chạp các cụ bên nội thì bạn là người thắp hương, nếu giỗ các cụ bên ngoại thì vợ bạn là người thắp hương. Thế là vẹn toàn. Còn di ảnh, hay ảnh các cụ tổ tiên, đưa về cất tủ để con, cháu có thể chiêm ngưỡng khi cần. Như vậy, bên nội hay bên ngoại đến chơi cũng có ai trách được 2 bạn hương khói thế nào đâu.
Vợ tôi là con một, bố vợ hy sinh khi vợ tôi còn nhỏ,mẹ vợ đi tái giá tôi bảo cô ấy đem di ảnh bố về nhà tôi thờ cúng cho cô ấy đỡ tủi thân có sao đâu
Lôi cả ông bà ngoại, cụ ngoại, kị ngoại, tổ tiên nhà ngoại về mà thờ. Ung hộ anh, không nên thờ ông bà ngoại ở nhà mình được .
Người đàn ông hành xử như vậy thật là ích kỷ, là con người không có nhân tâm và tín ngưỡng một cách mù quáng. Tôi có một anh bạn cũng trong trường hợp như trên, gia đình anh đã lập bàn thờ cho cả nội ngoại vì lý do bên ngoại không có con trai. Vậy mà gia đình anh ấy mọi người ai cũng khỏe mạnh, hạnh phúc và thành đạt, con cháu hiếu thảo ! Việc thờ cũng cả bên nội và bên ngoại chung một nhà là thể hiện tính nhân văn của dân tộc ta. Lúc còn sống, hai ông bà thông gia còn ngồi cùng mâm, cùng vun đắp, xây dựng cho con cái được hạnh phúc, vậy khi mất đi họ không được ở gần nhau hay sao? Bây giờ là thời đại văn minh rồi, không nên giữ cái hủ tục đó. Tôi đã tham khảo rất nhiều gia đình thờ cúng cả bên nội và ngoại.
Quan điểm của anh chồng và bố mẹ họ hàng anh này quá cổ hủ. Đành rằng theo phong tục thì con trai sẽ thờ cúng bố mẹ nhưng nhà không có con trai thì chả lẽ không ai cúng các cụ à?
Hơn nữa cứ cho là bây giờ vẫn giữ bàn thờ tại nhà bố mẹ vợ nhưng rõ ràng đó chỉ là căn nhà hoang (vì đâu phải ngày nào vợ chồng anh cũng sang được) và có lẽ chắc các cụ cũng không thích bầu không khí lạnh lẽo đó. Hơn nữa giả sử sau này vợ chồng anh do đièu kiện nào đó chuyển đi nơi khác ở thì còn ai qua thắp hương nữa?
Quan điểm của chị vợ hoàn toàn đúng - con ở đâu (bàn thờ) bố mẹ ở đấy. Hơn nữa cũng không cần làm riêng bàn thờ nội ngoại (vì đâu phải nhà ai cũng đủ rộng để làm). Mẹ tôi là con gái một và nhà tôi vẫn thờ chung cả hai họ (ông bà ngoại cùng các cụ bên mẹ và cụ, ông bà nội và các cụ bên bố tôi) chung 1 bàn thờ từ trước đến giờ chẳng sao cả.
Quan điểm cổ hủ như thế chẳng trách sao nhiều người cứ cổ tòi đứa con trai để có đứa chống gậy và thờ cúng.
Hơn nữa cứ cho là bây giờ vẫn giữ bàn thờ tại nhà bố mẹ vợ nhưng rõ ràng đó chỉ là căn nhà hoang (vì đâu phải ngày nào vợ chồng anh cũng sang được) và có lẽ chắc các cụ cũng không thích bầu không khí lạnh lẽo đó. Hơn nữa giả sử sau này vợ chồng anh do đièu kiện nào đó chuyển đi nơi khác ở thì còn ai qua thắp hương nữa?
Quan điểm của chị vợ hoàn toàn đúng - con ở đâu (bàn thờ) bố mẹ ở đấy. Hơn nữa cũng không cần làm riêng bàn thờ nội ngoại (vì đâu phải nhà ai cũng đủ rộng để làm). Mẹ tôi là con gái một và nhà tôi vẫn thờ chung cả hai họ (ông bà ngoại cùng các cụ bên mẹ và cụ, ông bà nội và các cụ bên bố tôi) chung 1 bàn thờ từ trước đến giờ chẳng sao cả.
Quan điểm cổ hủ như thế chẳng trách sao nhiều người cứ cổ tòi đứa con trai để có đứa chống gậy và thờ cúng.
Trong nhà hai bạn làm một phòng thờ riêng là tốt nhất. Còn việc thờ Cha Mẹ dù bên Nội hay Ngoại đểu là lẽ phải, là điều đương nhiên. Vợ từ đâu mà ra, bạn ko cần phải lăng tăng quá mức như vậy. Với lại vợ bạn ko vui thì GĐ bạn chắc vui... Chúc hai bạn đồng thuận trong mọi việc của GĐ bạn. Thân ái!
Giai đoạn gđ đông con k còn nữa, khác xưa rồi... nhất là vợ là con một thì cần phải thay đổi nếp cũ xưa đi.
Cha mẹ mình hay bên vợ, bên chồng nên bình đẳng trong việc chăm sóc hương hỏa chứ sao lại nghĩ cũ xưa thế!!@
Nếu nghĩ vậy thì nhiều gđ chỉ có con gái cha mẹ của các cô gái ai thờ phụng!
Thờ phụng cha mẹ, ông bà ,tổ tiên là nghĩa hiếu của đạo làm người là tâm hướng về cội nguồn tổ triển k đc ai ngăn cản... lẽ ra phải ủng hộ vì đó là việc nên làm, phải là.
Cha mẹ mình hay bên vợ, bên chồng nên bình đẳng trong việc chăm sóc hương hỏa chứ sao lại nghĩ cũ xưa thế!!@
Nếu nghĩ vậy thì nhiều gđ chỉ có con gái cha mẹ của các cô gái ai thờ phụng!
Thờ phụng cha mẹ, ông bà ,tổ tiên là nghĩa hiếu của đạo làm người là tâm hướng về cội nguồn tổ triển k đc ai ngăn cản... lẽ ra phải ủng hộ vì đó là việc nên làm, phải là.
Nếu chồng đã nói thế , thì đừng bao giờ bán nhà của/bố mẹ cháu . Cháu hãy giữ ngôi nhà/đầy/ắp kỷ niệm ấy mà thờ cúng bố mẹ cháu cho tròn chữ hiếu . Mình thờ cúng bố mẹ cháu đàng hoàng , chăng phải lụy ai , mệt ... !?
Anh thật cổ hủ ,vợ anh con một thì phải thờ là đúng . Tôi đi nhiều nơi thấy những gia đình có vài con gái khi lấy chồng thì nhà chồng lập cho một ban thờ riêng bên cạnh ban thờ nhà chồng (nhà chồng thông cảm) . quan trọng là gia đình Anh chứ không nên nghe kiểu đẽo cày bên đường .Làm gì có chuyện tổ tiên trách giận khi làm việc hiếu nghĩa . Hãy lấy ý kiến của những người có địa vị và đức độ vì họ là những ngừoi từng trải , có bề dày kinh nghiệm cuộc sống .Chuyện này rất quan trọng vì làm sai rất khó sửa.
Cô vợ có quan điểm hoàn toàn đúng.Vấn đề tâm linh của cha mẹ đối với con cái vô cùng quan trọng.Làm con phải giữ đạo hiếu,phải thờ cúng ng sinh thành ra mình không phân biệt là con trai hay con gái.Thờ cúng cha mẹ ở nhà của mình là hợp lý ,hợp tình (nếu ở đất hương hỏa nhà chồng thì còn phải lăn tăn).Thử hỏi Anh chồng :nếu sau này bố mẹ A mất thì A có đồng ý mang bài vị ng sinh thành ra A đi gửi ở chùa không.
Xã hội bây giờ tân tiến hơn nhiều so với mấy chục năm trước, bất bình đẳng giới, trọng nam khinh nữ có giảm, họ ngoại họ nội được đối xử đỡ chênh lệch hơn. Tuy nhiên chuyện ngăn cản vợ thờ cúng bố mẹ trong nhà như bạn gì chia sẻ trong bài, tôi thấy vẫn nhiều. Tôi không nghĩ là những người đó không tốt hay hoàn toàn ích kỷ. Một số người tôi biết vẫn rất tốt trong chuyện khác, rất biết nghĩ cho mọi người và biết nhượng bộ nhưng trong chuyện này lại khắt khe và kiên quyết bảo thủ. Tôi nghĩ điều này cũng dễ hiểu đối với các vấn đề liên quan đến tập tục, tâm linh.
Dù có thể hiểu và thông cảm, tôi nghĩ cần nâng cao sự hiểu biết, văn minh của mọi người để chuyện này không còn tiếp diễn. Việc ngăn cản người phụ nữ làm tròn đạo hiếu sẽ khiến họ cảm thấy không được chia sẻ, thấy cô đơn và thậm chí có thể ngấm ngầm oán trách, hận chồng và nhà chồng, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình. Người phụ nữ sẽ thấy day dứt khi không thể báo hiếu bố mẹ chu đáo về mặt tâm linh. Với một số chị mà tôi biết, đây thực sự là nỗi đau âm ỉ kéo dài, kiểu như cái dằm trong tim.
Chính vì con gái không được thờ bố mẹ đẻ, và về tâm linh, chúng ta cần có người hương khói sau khi qua đời nên nhiều nhà, nhất là ở nông thôn, cố gắng đẻ bằng được con trai. Sức khỏe người mẹ lẫn kinh tế gia đình kiệt quệ vì phải sinh và nuôi đến 4-5 đứa trẻ. Bọn trẻ không được chăm sóc, học hành chu đáo nên không thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn của đói nghèo.
Bây giờ nhờ công nghệ hiện đại, người ta có thể biết giới tính thai nhi để chọn lựa, thậm chí có gia đình còn sang hẳn nước ngoài để chọn lọc ngay từ giai đoạn tạo ra đứa trẻ. Những năm gần đây chênh lệch giới tính trẻ em khi sinh rất cao, tôi cho rằng có nguyên nhân gián tiếp từ quan điểm con gái chỉ thờ họ tộc nhà chồng, ma không về nhà con gái này.
Dù có thể hiểu và thông cảm, tôi nghĩ cần nâng cao sự hiểu biết, văn minh của mọi người để chuyện này không còn tiếp diễn. Việc ngăn cản người phụ nữ làm tròn đạo hiếu sẽ khiến họ cảm thấy không được chia sẻ, thấy cô đơn và thậm chí có thể ngấm ngầm oán trách, hận chồng và nhà chồng, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình. Người phụ nữ sẽ thấy day dứt khi không thể báo hiếu bố mẹ chu đáo về mặt tâm linh. Với một số chị mà tôi biết, đây thực sự là nỗi đau âm ỉ kéo dài, kiểu như cái dằm trong tim.
Chính vì con gái không được thờ bố mẹ đẻ, và về tâm linh, chúng ta cần có người hương khói sau khi qua đời nên nhiều nhà, nhất là ở nông thôn, cố gắng đẻ bằng được con trai. Sức khỏe người mẹ lẫn kinh tế gia đình kiệt quệ vì phải sinh và nuôi đến 4-5 đứa trẻ. Bọn trẻ không được chăm sóc, học hành chu đáo nên không thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn của đói nghèo.
Bây giờ nhờ công nghệ hiện đại, người ta có thể biết giới tính thai nhi để chọn lựa, thậm chí có gia đình còn sang hẳn nước ngoài để chọn lọc ngay từ giai đoạn tạo ra đứa trẻ. Những năm gần đây chênh lệch giới tính trẻ em khi sinh rất cao, tôi cho rằng có nguyên nhân gián tiếp từ quan điểm con gái chỉ thờ họ tộc nhà chồng, ma không về nhà con gái này.
Bạn quá ích kỷ vầ ấu trĩ. Nhà của hai vợ chồng mà không cho thờ bố mẹ vợ là sao? Thử hỏi sau này bố mẹ chồng mất vợ cũng không đồng ý cho đưa về nhà bạn nghĩ sao? Bố bạn vào ông bác trưởng họ nào đó đầu óc thật hẹp hòi thiển cận. Tại sao lại có thể can thiệp một cách vô lý vào cuộc sống riêng tư của con như vậy nhỉ ???!!!
Các trường hợp như anh chị bây giờ thì rất nhiều. Về việc thờ cúng nội ngoại chung bàn thờ tổ tiên là không được phép, nhưng ta lập diêng 1 bàn thờ bố mẹ vợ nữa thì được vì hoàn cảnh phải làm vậy các cụ cũng vui vẻ chứ có mỗi mụn con gái mà không thờ bố mẹ thì cũng không phải phép vì vậy mong anh tìm hiểu và hài hòa việc nhé
tôi năm nay 58 tuổi cũng hơi phong kiến,là con út chịu trách nhiệm thờ cúng tổ tiên,nhưng tôi thấy trường hợp này nên dung hòa cả 2, chúng ta lập riêng bàn thờ cho ông bà nhạc chứ có để chung 1 bàn thờ đâu mà ngại ( quan điểm của tôi là ba mẹ vợ hay chồng đều là ba mẹ chúng ta phải có trách nhiệm đối với cả 2 ), còn phong kiến quá thì chia làm 2 +1 tấm vách ngăn trong suốt thì quá okê rồi
Bạn tôi có bố là liệt sỹ, mẹ ở vậy nuôi con gái độc, lúc lấy chồng thì anh lại là trưởng nam, ở tỉnh khác lúc đầu bà ngoại qua lai trông cháu, sau chàng rể thấy thương mẹ vợ ở một mình đã xin phép gia đình họ hàng hai bên đón cả mẹ vợ và bát hương bố vợ về thờ trong nhà, họ hàng đồng thuận cho rằng đó là đạo lý, là lẽ phải, các cụ ai cũng nhất trí đồng thuận và từ hồi đó đến giờ lâu lắm rồi gia đình bạn tôi vẫn rất hạnh phúc, chồng bạn tôi thăng quan tiến chức, con cái ngoan ngoãn học giỏi, có sao đâu. Theo tôi quan niệm con người từ tâm mà ra thôi, hơn nữa đến giờ là thời đại 4.0 rồi chắc quan niệm xưa cũng nên thay đổi
thờ cả 2 bố mẹ vợ và bố mẹ chồng. Không làm sao cả. Nhà tôi cũng thế. Cụ nội, cụ ngoại đưa về một mối hết. Chả sao. Bạn ở thời đại nào rồi mà còn lạc hậu vậy. Tôi ủng hộ vợ bạn. Lấy chồng đã không chăm sóc được bố mẹ đẻ chu đáo, đến lúc mất mà bạn cũng không cho thờ bố mẹ bạn ở nhà của 2 bạn hay sao? Bạn là người chồng ích kỷ đó. (xin lỗi, vì nói thật)
Tôi thật xin lỗi nếu tôi đóng góp ý kiến có điều gì đó làm bạn không hài lòng ! Tôi không hiểu bạn năm nay bao nhiêu tuổi nhưng theo tôi thấy bạn vẫn còn rất trẻ vậy nhưng suy nghĩ của bạn thì quá lạc hậu. tôi thấy bạn là người đàn ông không ra gì, bạn là người không biết tôn trọng mọi người, vì sao tôi nói bạn vậy vì đến bố mẹ vợ con bạn còn thiếu tôn trọng thì bạn còn biết tôn trọng ai nữa đúng không ? bạn không thấy vô dụng à một việc như vậy không biết tự mình làm còn phải chia sẻ cho mọi người thấy sự vô dụng của mình thật đáng buồn cho người vợ của bạn .
Mình nghĩ dù là trai hay gái cũng đều có quyền thờ cúng cha mẹ. Bây giờ là thời đại nào rồi còn phân biệt bố mẹ vợ với bố mẹ mình. Rất nhiều gia đình ở xa, họ đều thờ bố mẹ hai bên chung mà gia đình họ con cái vẫn ngoan ngoãn, học giỏi, kinh tế gia đình phát triển tốt. Điều quan trọng nhất thuận vợ thuận chồng, gia đình hòa khí luôn luôn mạnh khỏe và luôn luôn vui vẻ là được. Mình thấy bạn còn trẻ nên thay đổi tư duy thì gia đình mới Hạnh phúc được
Thời buổi lên cung trăng ở rồi mà còn phân biệt nội ngoại . Thiết nghĩ như cái cô nào đó mà thờ cha mẹ mình . Chính của 2 vợ chồng mình làm nên thì đúng cách . Không đúng cách như căn nhà đó cha mẹ chồng cho các bạn để sau ông bà nội mất các ban thừa kế thì đem ngoại về thờ cúng thấy kì đàng này nhà do 2 vợ chồng bạn tạo . Con cái thờ cha mẹ là đúng lý . Chồng cô đó có quan điểm hẹp hòi . Nếu không có ông bà ngoại thì làm sao có vợ bạn hãy tôn trọng vợ bạn và khuyến khích vợ bạn làm tròn đạo làm con ..
bạn nói như vậy ko sai nhưng nên nghĩ lại gia đình vợ chỉ có mình cô ấy thì cô ấy phải lo , với lại bây giờ ko còn trọng nam khinh nữ nữa ko nhất thiết phải là chỉ lo 1 mình bên nội còn bên ngoại để giống như bạn nói Ông , Bà sẽ buồn hơn vì ko có con trai nên mới lạnh lẽo như vậy , theo tôi cô ấy có quyền để ở nhà riêng mà ngay cả khi bố mẹ bạn trăm tuổi cô ấy vẫn có quyền để bài vị chung nhà với cha mẹ chồng cô ấy nữa
sao mọi người không nghĩ rộng ra nhỉ, người xưa nói dương sao âm vậy. ví như đời thường nhà chúng ta có việc lớn có mời nội ngoại đến dự, vậy khi cúng giỗ có mời ông bà nội ngoại không hay nói tôi chỉ mời bên nội thôi. Còn về đạo lý thì không có bố mẹ vợ làm sao có vợ mình, nên thờ bố mẹ đôi bên là phải đạo, nếu không ta mắc tội bất hiếu đó.
Chào mọi người. mình tình cờ đọc được bài này, Đúng cs mỗi người có một suy nghĩ khác nhau.qua đây với nhà mình cũng vậy?nhà vợ có 2 chị e Gái, Vợ mình chị Cả,ngày nhà mình về nhà mới của 2 vợ ck, Nhà mình làm bàn thờ gia tiên thờ cúng, việc xong, vợ chồng mình lại lập thêm một ban thờ bên cạnh nhỏ hơn ban thờ gia tiên thờ cúng Bố Vợ. Nếu sau này bố mẹ đẻ mình Quy Tiên thì mình sẽ làm thêm 1 cái cạnh ban thờ tổ tiên, vậy là ban thờ bố mẹ 2 bên còn ban thờ gia tiên ở giữa, vậy là tròn nghĩa đạo lý con cái thờ phụng bố mẹ.ko động chạm gì ai.đấy là ý kiến riêng của mình.xin cảm ơn
Đọc bài này mà mình cảm thấy người đàn ông trong này là người gia trưởng quá, nhưng vô lý . Tại sao đàn ông dc thờ cha mẹ còn phụ nữ không dc thờ ah? Nếu tôi mà ở trong trường hợp của người phụ nữ tôi sẽ cương quyết bằng mọi cách để thờ cha mẹ mình. Nhà cô gái ấy chỉ có 1 mình cô mà giờ ko thờ cha mẹ mình thì ai thờ nữa bây giờ, nhờ người dưng ah? ko co chuyện đó, tôi cũng quyết định là thờ cha mẹ mình ngay tại nơi mình ở. Chỉ có ở nhà chồng thì mình ko thờ dc còn nhà của vợ chồng mình thì mình cũng phải thờ cha mẹ ruột
Nếu nói thờ cúng .là duy tâm rồi. Đã duy tâm mà không biết cách thì sẽ thành tội đồ .tôi cũng vậy .Ai cũng thế. Nếu toàn con gái .tôi sẽ về cháu trưởng .để cháu trưởng cúng .chứ không bao giờ tôi để Con rể cúng tôi .nếu có tốt thì ngày đơm cúng về chỗ trưởng làm mâm thắp nhang... Tiền bán đất sẽ cho cháu trưởng một phần gọi là đóng góp thờ cúng ...nếu cứ dành về cúng .sau này cháu ngoại nó cũng ko để trên bàn thờ nhà các cháu được.
Mình cũng là phận gái ,sinh sống ở miền nam xa quê lâu rồi, Bố mình mất 7 năm rồi , dưới mình có 2 em trai nhưng chưa lập gia đình . Mãn tang Bố mình nói với chồng xin thờ Bố mình, khi nào em trai cưới vợ sẽ chuyển Bố qua nhà em trai, Chồng mình đồng ý liền, Mặc dù Chồng mình là con trưởng. Mình lập bàn thờ Bố cạnh bàn thờ tổ tiên . Mình nghĩ con cái thờ phụng cha mẹ thì sao phân biệt là gái hay trai.
Con cái hiếu nghĩa với bố mẹ là lẽ đương nhiên và là tinh cảm tốt đẹp, thiêng liêng. Tại sao điều đó chỉ con trai được phép làm? Vợ chồng tôn trọng, chia sẻ tâm tư nguyện vọng của nhau, nếu đó là chính đáng.
Ông chồng này thật sự là quá ích kỷ. Sống mà chỉ biết cho dòng họ nhà mình thì dẹp đi , Cha mẹ nào cũng vậy . Ăn thua cái tâm của mình đối xử .Hơn nữa nhà là của vợ chồng ,có phải của bên chồng đâu mà không được phép .Con cái có hiếu với cha mẹ mình có gì sai ? mà anh chồng khó xử nhỉ ?
Bạn Đức Ngọc nói chuyện có tâm chút đi. cô vk muốn đặt Ban thờ bố mẹ cô ấy tại ngôi nhà chung của vk-ck chứ đâu phải lập ở nhà của bố mẹ ck cô ấy đâu mà bạn nói thế? Cô ấy là con độc nhất nên muốn đưa Ban thờ bố mẹ về gần con cháu thì đâu có gì sai?. Còn anh ck kia; anh đâu phải con duy nhất mà chỉ là trai trưởng thôi. Sao anh ta ko giữ ngôi nhà của bố mẹ anh ta sau này làm nơi thờ tự để anh em và họ hàng qua lại hương khói, giỗ chạp? Trường hợp chỉ có ngôi nhà chung duy nhất của 2 vk-ck thì lập Ban riêng để thờ cúng các cụ hai bên cũng có ảnh hưởng gì đâu.
Ông này đầu óc có vấn đề rồi . Đã là con cái thì có quyền thờ cúng bố mẹ dù là gái hay trai Sống Sao chết vậy hơn nữa ông bà lại chỉ có một mình vợ ông là con gái. Ông lại là người được thừa hưởng tất cả từ bên ngoại vậy mà sao ông cổ hủ va nhỏ nhen đến thế. Đúng là đầu óc ông có vấn đề!
Ko nên phân biệt kéo ông bà tủi thân bởi vì nhà ngoại chỉ được một người con nếu bây giờ cô ấy ko thờ cúng cha mẹ cô ấy thì còn có ai thờ cho nữa mà theo cá nhân tôi thì ngoại cũng giống nội nếu ko có ngoại thì lấy đâu ra nội cả hai đều có công sinh thành nuôi dưỡng nên bạn hãy nghĩ thoáng ra cho gđ Hp hơn bạn nhé
Trần sao âm vậy!
Dù nội hay ngoại đều có thể lập riêng bạn thờ để thờ cúng!
Chả lẽ là cha mẹ sinh con gái ko có con trai thì con gái ko đc thơ cúng cha mẹ mình à!
Mà việc thờ cúng là con cháu tưởng nhớ người đã khuất!
Sao lại nghĩ nặng mẹ thế nhỉ?
Nghĩ thoáng ra đi bạn nam ơi!
Dù nội hay ngoại đều có thể lập riêng bạn thờ để thờ cúng!
Chả lẽ là cha mẹ sinh con gái ko có con trai thì con gái ko đc thơ cúng cha mẹ mình à!
Mà việc thờ cúng là con cháu tưởng nhớ người đã khuất!
Sao lại nghĩ nặng mẹ thế nhỉ?
Nghĩ thoáng ra đi bạn nam ơi!
Ông lạc hậu bỏ xừ, bố mẹ nào mà chả là bố mẹ của mình, ông bà nào chả là ông bà của con mình. Vấn đề là ông phải tìm hiểu cách bài đặt thờ cúng sao cho hài hòa, hợp lý trong nhà. Cô ấy chỉ có mình cô ấy thôi, cô ấy không thể bỏ bố mẹ của mình được. Ông phải thấy rằng đó là hạnh phúc khi đón được bố mẹ cả hai bên về thờ cúng.
Hãy nhẹ nhàng hơn việc này đi anh bạn.
Hãy nhẹ nhàng hơn việc này đi anh bạn.
Bạn quá cổ hủ, xin thưa với bạn rằng bạn có muốn con bạn và vợ bạn là người có hiếu không? Chưa nói đến việc thờ cúng, nói thật nhé, việc thờ thì chẳng tốn thứ gì, còn cúng ư? Có nhiều làm nhiều, có ít thì làm ít, nếu không nữa thì bát nước, chén chè là đủ rồi, người chết chẳng ăn mà chỉ có người sống thôi, giỗ chỉ nhằm mục đích nói với con cháu rằng: Con có ông, bà ngoại và ngày này là ngày mất của ông - bà, thế thôi. còn nếu sau này ông bà nội mất thì làm hai bàn thờ riêng lẻ, một bên nội, một bên ngoại. Tôi là đàn ông, nếu cha - mẹ vợ chỉ có một mình vợ tôi thì tôi sẵn sàng làm vậy.
theo tôi trường hợp này cũng thờ được tại nhà con gái và con rể nhưng lập bàn thờ riêng, không lập bàn thờ chung. Nhà ngoại tôi cũng vậy ông ngoại và sau này là cậu vẫn lập bàn thờ cho cố ngoại tôi vì không có con trai nhưng bàn thờ riêng trong nhà không chung bàn thờ trong nhà thờ.
Mẹ tôi năm nay 92 tuổi có 2 chị em, trong chiến tranh loạn lạc không biết em trai mất ở đâu không về. Sau này bố mẹ tôi cúng giỗ cả bên nội cả bên ngoại. Vợ tôi có 7 chị em gái 1 em trai, nhưng em trai bị bệnh. Ngày nay vợ chồng tôi làm giỗ cả bên ngoại có sao đâu, xóm làng anh em, chỉ khen thội. Cô ấy con một, nếu tôi là bạn sẽ thờ cúng cả bố mẹ vợ.
Còn một giải pháp nhất cử lưỡng tiện. Các cụ có câu, sống quê cha, chết làm ma quê chồng. Trong trường hợp của anh, anh có thể xin đưa ảnh và ban thờ bố mẹ vợ về quê gốc bố vợ, nhà thờ chi hoặc của gia đinh. Như vậy về đạo lý là vẹn toàn. Bố mẹ vợ bạn được về quê cha đất Tổ, nhờ anh em họ mạc thắp hương Rằm mùng 1. Ngày Giỗ có thể về quê làm mâm cơm cúng, mời họ hàng sang dự, vừa tròn bổn phận làm con, vừa gắn kết họ hàng. Nếu quá bận thì làm mâm cơm tại nhà mình, thắp hương rồi khấn mời các cụ hai bên Nội Ngoại về dự cùng, coi như "họp gia đình". Như vậy vẫn thờ bố mẹ mà không ảnh hưởng đến phong tục thờ cúng. Người cõi âm chắc cũng có "qui tắc" riêng như vậy, phong tục ngàn đời mà.
Rất buồn nhưng phải nói rằng giữa thế kỷ 21 mà chuyện như vợ chồng nhà bạn này vẫn xảy ra không ít. Ngay trong họ nhà tôi luôn. Con dâu chú họ tôi cũng là con một, ba mẹ đã mất, chị ấy cũng chờ cải táng sạch sẽ rồi mới dám đặt vấn đề đưa bát hương 2 ông bà về thờ. Ông anh họ tôi đồng ý, thế là hai anh chị ấy bị bố mẹ và các chú bác bác mắng sấp mặt, nhất là anh tôi bị chửi ngu. Hai anh chị cũng cứng đầu, vẫn quyết làm nên ông chú tôi họp các cụ lại để gây sức ép. Hôm đó tôi có mặt, có phát biểu vài câu bênh anh chị, thế là ăn mắng theo luôn. Cuối cùng anh chị vẫn làm theo ý mình nhưng từ đó chị bị bố mẹ chồng ghét. Trước thì quý lắm.
Có một giải pháp: Chuyển phần nhà đất hương hỏa của cha mẹ vợ bạn để lại cho một người cháu trai gần nhất trong họ, anh ta có nghĩa vụ thờ cúng như con trai.
Cả chồng và nhà chồng tôi đều rất kiên quyết không cho thờ bố mẹ đẻ trong nhà. Rất may tính tôi cương quyết, cũng kiếm ra tiền nên tôi mua căn hộ ở riêng để lập bàn thờ cha mẹ mình, bảo chồng anh chấp nhận thì ra ở cùng, không thì tùy. Chồng tôi giận, vẫn ở bên bố mẹ hơn năm trời, Chúng tôi như ly thân. Sau đó dần dần anh mới xuống nước rồi sang bên này với vợ con.
Bố chồng tôi cách đây 40 năm cũng thờ cúng bố mẹ vợ, vậy mà bây giờ anh này và nhà chồng anh này vẫn gia trưởng và bảo thủ. Người phải thay đổi suy nghỉ là anh chồng và phân tích cho bố mẹ anh hiểu đạo hiếu, nghỉ đúng và nghỉ thoáng thì gia đình được êm ấm và hạnh phúc, còn tích đức cho con cháu. Tuy nhiên nên thờ cúng ở 2 bàn khác nhau là được.
Nói thật nhé, tôi cũng không đồng ý để con dâu thờ bố mẹ nó ở nhà mình. Thực ra trong trường hợp tương tự có thể gửi người đã khuất vào nhà thờ họ, sẽ thường xuyên được hương khói, người trong họ tộc qua lại luôn.
Trời đàn ông có gì hơn phụ nữ mà nhiều quyền thế. Tôi là nhà sinh học nên tôi biết..... Theo sinh học của quý là thứ họ có được.... Giá trị.... ghê gớm quá..... Nhờ đức độ này của những kẻ này mà có thể sau này lắm kẻ chết không được chôn vì.... nhà rể không cho... như một bình luận của ai đó thôi. Phụ nữ có con cần gì chồng nữa... Chị vợ của những kẻ này nên cho đàn ông biết cách học làm người đi....
Cũng đã có những trường hợp như vậy. Theo lệ cổ có việc thờ tự, những gia đình không có con trai, trước khi cả ông , bà mất để lại nhà, đất - đất ở và đất vườn - (hoặc nhà và một phần đất vườn) cho cháu trai ruột (theo lệ cổ: dưới ăn lên. trên ăn xuống); người cháu trai đó coi như con trai phải thờ cúng ông, bà. Tuy nhiên cũng có trường hợp con gái thờ cúng bố, mẹ, ông, bà nhưng vẫn thờ cúng tại nhà bố mẹ. Trường hợp ở xa không thể về nhà thường xuyên ngày rằm, mùng một thì có thể thờ ở nhà mình nhưng phải lập ban thờ riêng, không được thờ chung cùng ban thờ bên nội. Ngày giỗ các cụ bên nội không được mời bên ngoại và ngược lại. Ngày tết thì cúng cả 2 bên nội, ngoại. Tôi thấy như thế cũng không sao.
Đây cũng là nỗi đau khổ của tôi. Nhà chồng không đồng ý cho thờ bố mẹ đẻ trong nhà, tôi không đành lòng gửi bố mẹ vào chùa như người tứ cố vô thân nên vẫn để các cụ ở nhà tại quê, ngày rằm mùng một phải nhờ bà cô họ thắp hương vì xa quá những 350km.
Không nên mắng mỏ anh chồng nặng nề quá. Tôi thấy anh ấy có nghĩ cho vợ, cũng muốn nhượng bộ nhưng vướng phải sự ngăn cản của nhà mình. Thực ra bố mẹ anh ấy cũng thương con dâu nên mới muốn cho tiền để các con trả nợ, không bán nhà cũ của thông gia. Nếu họ xấu thì họ muốn bán cho có lợi nhà mình chứ. Chẳng qua họ tư tưởng lạc hậu, nhất la dính đến chuyện tâm linh họ ko muốn làm trái với điều mình tin. Nhà này tuy là nhà riêng hai vợ chồng mua nhưng anh chồng là con trai trưởng, sau này kiểu gì cũng phải thờ tổ tiên nhà anh ấy, một nhà thờ hai họ người ta kiêng lắm.
Mình thì chưa gặp phải vấn đề như bạn ,nhưng gđ mình bố mẹ mình vẫn thờ cả ông bà nội và ngoại. Mình có em trai, nên có hỏi bố sau này lấy vợ mà vợ là con một thì thờ cúng thế nào? Ông nói : Thờ cúng tổ tiên ,ông bà là tưởng nhớ công ơn dưỡng dục, biết mình có gốc rễ, sống ở cái tâm, bạn cứ nghĩ xem nếu vc bạn chỉ sinh con gái thì sau này ....nhân quả tuần hoàn cả thôi.
Tôi hy vọng rằng bạn sau này chỉ sinh toàn gái. Khi đó có lẽ sẽ có 3 phương án xảy ra với bạn: hoặc là bạn ly dị vợ để cưới người khác, hoặc là bạn có thêm vợ bé để kiếm con trai thờ cúng, hoặc là bát hương của bạn sau khi băng hà phải dành cho chó tha rồi. Với phương án thứ nhất tôi nghĩ hơi khó, bởi vì thói ích kỷ, gia trưởng của bạn muốn tìm được người phục vụ cho bạn là khó khăn rồi. Với phương án thứ hai thì pháp luật ta không cho phép. Do đó, bát hương của bạn sau này để chó tha là khả năng cao nhất. Hãy suy nghĩ lại đi khi còn kịp.
Tôi không nghĩ là vợ bạn sai, cô ấy là con một nên việc thờ cúng cha mẹ theo phong tục Việt Nam là đương nhiên. Tuy vậy theo tôi thì không nên để bát hương hai họ cùng một bàn mà nên tách biệt ra hai vị trí khác nhau. Ngày giỗ của cả hai bên cũng nên sắp lễ ở cả hai ban cho công bằng và thoải mái. Nam nữ bình đẳng nên bạn cũng không nên gia trưởng quá mà nên phân tich cho các cụ bên nội nhà bạn hiểu. Bởi nếu bạn cố chấp quá, sau này cô ấy cũng không đồng ý chuyển bát hương gia tiên nhà bạn về nhà mà phải để ở nhà ông bà nội thì bạn nghĩ sao? Vì nhà của bạn đâu phải là nhà ông bà nội bạn đâu
Tư tưởng phong kiến vẫn đang ngự trị trong rất nhiều người. Thờ cúng Bố, Mẹ là trách nhiệm nghĩa vụ và tình cảm của con cháu. Thờ cúng Bố, Mẹ giúp con cháu nhớ đến cội nguồn. Vậy con gái sao lại không được phép thờ cúng Bố, Mẹ mình ở nhà mình? Luây
tj pháp công nhận Nam, Nữ bình đẳng, Hiến pháp, luật Hôn nhân và gia đình, Luật bình đẳng giới .. có trang nào, dòng nào nói là con trai có quyền hơn con gái. Dẹp ngay tư duy phong kiến đi để gia đình hạnh phúc hơn.
tj pháp công nhận Nam, Nữ bình đẳng, Hiến pháp, luật Hôn nhân và gia đình, Luật bình đẳng giới .. có trang nào, dòng nào nói là con trai có quyền hơn con gái. Dẹp ngay tư duy phong kiến đi để gia đình hạnh phúc hơn.
Nếu vk bạn là con gái duy nhất thì việc đưa di ảnh của các cụ về thờ cúng tại nhà riêng của bạn sẽ không ảnh hưởng đến khía cạnh tâm linh. Người quá cố sợ nhất là sự vô tâm , sự lãng quên của con cháu .... Cho dù bạn thờ cúng thì vong linh các cụ cũng khó vào nhà bạn. Trừ khi được sự đồng ý của tổ tiên và lần linh , chúa đất của ngôi nhà bạn ở ... Vậy bạn hãy rộng lượng mà thấu hiểu tâm tư của vk bạn . Hãy sống cho tròn chữ hiếu nhé
Ba trung: Trung hiếu trung tình trung nghĩa. Bài khấn cao tằng tổ tỷ, cao tằng tổ khảo thúc bá đệ huynh cô gì tỷ muội chú bác họ nội họ ngoại ở xa ở gần thần thông ba bước nghe con thỉnh mời về nhà con hưởng lễ.....Chỗ bạn có khấn như ở trên mình viết không vậy bạn? Mình có lời khuyên chân tình nên đồng ý cho vợ bạn thờ bố mẹ cô ấy cũng như bố mẹ bạn và gia tiên hai họ vì tâm linh và đạo hiếu bạn ạ...
Tội nghiệp cho cô vợ lấy trúng thằng chồng ích kỷ, gia trưởng. Không được thờ ba mẹ cô vợ hayc bỏ người chông vô lương tâm này đi để làm trọn đạo hiếu. Còn hàng ngàn người đàn ông xếp hàng bên ngoài mong muốn được thờ cha mẹ cùng cô. Chúc cô vợ hãy thật tỉnh táo và giữ vững lập trường của mình.
tư tưởng cổ lổ sỉ,của anh chồng,gia đình tôi thì tôi đồng ý cho vợ mang bố mẹ mình và cả ông bà nội ngồi chung 1 bàn.Lấy con gái người ta nuôi lớn về lo gia đình mình mà 1 chỗ ngồi tâm linh cũng ko nhường vợ.Tôi có con gái nhất định ko gả cho những ông rể quí như vậy.Chuyện như thế nào đều do suy nghĩ bộ lọc,hệ qui chiếu của mình.Đã yêu thì tôn trong.Ví như tiêu chuẩn đạo đức này ở nơi này ko chịu nhưng ở nơi khác là bình thường tất cả đều do suy nghĩ.Anh nghĩ khác đi mọi việc sẽ khác
Nhà tôi cũng thờ hai bên nội ngoại như nhau. Giờ là thế kỷ 21 mà bạn suy nghĩ như người sống cách nay 200 năm. Nội ngoại bây giờ ngang nhau. Ngoại có khi còn hay hơn Nội chứ chẳng có bên nào phù hộ hay hơn đâu. Đừng cổ hủ như thế, lại còn nghe lời bố nữa chứ. Hãy nghe lời vợ. Vợ bạn là người có hiếu đó!
Cô ấy là con một , cha mẹ đã qua đời , con ở đâu thì thờ cha mẹ ở đó . Ủng hộ vợ bạn . Mà nhà này của cả hai vợ chồng, nếu cổ hủ thì hãy lập 2 bàn thờ riêng , một bên nội , một bên ngoại , không thờ chung là đc .
Bạn nên hiểu cho tình mẫu tử của vợ bạn . Đừng làm tổn thương cô ý nữa .
Bạn nên hiểu cho tình mẫu tử của vợ bạn . Đừng làm tổn thương cô ý nữa .
Cốt nhất là lúc còn sống làm sao quan tâm chăm sóc động viên giúp đỡ nhau để gia đình hạnh phúc đầm ấm. Nhiều người lúc cha mẹ còn sống thì đối xử tệ bạc chả ra gì, khi mất rồi thì bày ra trò nọ việc kia làm như ta đạo nghĩa lắm, chỉ tổ gây mất đoàn kết gia đình lục đục
Tôi cũng con trưởng bố mẹ vợ tôi có 6 anh chị em 2trai 4gái vợ chồng tôi sống ở nước ngoài ở nhà em trai trường thờ cúng ông bà ở bên này vợ chồng tôi vẫn cùng bàn thờ nội ngoại hàng chục năm nay rồi mà ko nghe ai xử sự như họ nhà ông thờ cha cúng mẹ là của đạo làm con thôi nếu bạn ko thành tâm thì cứ giải tán đi vì làm người ai cũng chỉ có một cha một mẹ ko thể quên được còn vợ ,chồng mất lại có người khác thay thế hơn nữa vợ bạn là con một bạn ko nên ép vợ phải bỏ cha mẹ đó là tội tày Đinh bất Hiếu với học
Vợ bạn ở đâu ra vậy ? Đất nẻ chui lên à ? Còn nếu bạn nói về tâm linh Xin hỏi cha mẹ vợ bạn phù hộ cho gia đình bạn hay phá gia đình bạn ? Nếu cả hai đều là con một Tôi thấy họ có 2 bàn thờ (bên nội và bên ngoại ) Bạn suy nghĩ lại đi ,đừng làm kẻ ít kỹ kẻo hạnh phúc gia đình sứt mẻ .
Đọc chưa hết bài nhưng đã muốn nổi khùng với anh con rể này. Hủ tục, lạc hậu, ấu trỉ. Nhà tôi, ba mẹ tôi vẫn thời cả ông bà ngoại và bên nội, chẳng có vấn đề gì lăn tăn ở đây cả. Thật sự tôi không hiểu nổi suy nghĩ của chàng rể này và gia đình anh ta. Vài lời nói với chị vợ: chị đã suy nghĩ đúng và làm đúng. Chị không cần nhượng bộ gì trong trường hợp này cả. Gia đình chồng chị quá ư là cổ hủ, với tư tưởng của họ sợ có nói cũng không thay đổi gì. Ba mẹ của mình thì mình thờ chẳng hơi đâu đi hỏi ý kiến gì người ta, ba mẹ tôi có hiếu và nghĩa với ông bà ngoại tôi nên tôi sau này cũng sẽ làm vậy với ba mẹ mình, chị cứ làm tròn hiếu nghĩa sau này con chị sẽ noi gương chị và được hưởng trọn vẹn âm đức của tổ tiên 2 bên. Chúc chị sức khỏe và không cần nhân nhượng với nhà chồng chị việc này đâu.
A thử đặt địa vị vào nếu a chỉ có con gái mà sau này con rể a nó cũng giống anh là đua a và vợ a lên chùa thì a nghĩ sao? A thương con anh và mọi người đi xa nếu sang nhà vợ ở vậy a k biết thương vợ mình vừa đi làm vua loa cho chồng con lại phải đi lại đôi nơi nữa sao?a nên đua bố mẹ vợ về thờ nhưng nên có bàn thờ riêng và sau này khi anh thờ bố mẹ thì a cũng nên mua bàn thờ khác.”nội một bàn thờ và ngoại một bàn” đấy mới là người con có Hiếu với đôi bên và là người chồng thương vợ!
Vợ bạn nói đúng đấy. Việc thờ cúng cha mẹ, hiếu nghĩa với tổ tiên là trách nhiệm của con cái được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chẳng có quy định nào là con trai mới thờ cúng bố mẹ, com gái không. Con trai hay con gái bố mẹ đều nuôi dưỡng như nhau.Ai cũng có quyền thờ cúng cha mẹ, không kể trai hay gái. Bạn đừng cổ hủ nữa. Con cái ở đâu, cha mẹ ở đó. Trên ban thờ có cả bát hương của bố mẹ 2 bên. Các cụ linh thiêng đều phù hộ cho cả con trai và con gái, phù hộ cho người con hiếu nghĩa. Hãy làm như thế bạn ạ.
Nếu chỉ có mình con gái. Khi Bố mẹ đủ số quy tiên thì vợ chồng qua lại hương khói, giỗ, tết. cho đến khi vợ chồng con gái già thì có ý kiến với ông trưởng Họ rước về cúng và thanh lý đất hương hỏa giao cho ông trưởng Họ 50% còn lail công đức một chút phần còn lại vợ chồng con cái hưởng và kết hợp giáo dục co, cháu nhớ công ơn ông bà ngoại, những ngày giỗ đến nhà ông trưởng cùng lo giỗ là đã đúng đạo lý truyền thống của người Việt.
Bây giờ là thời nào rồi mà bạn còn sân si chuyện nội ngoại nữa. Qua cách bạn kể thì thì tôi thấy vợ bạn là người biết điều, biết nghĩ trước nghĩ sau. Nếu không vì gia đình bạn thì vợ bạn đã không bán nhà cha mẹ đẻ cô ấy để mua nhà riêng cho hai vợ chồng. Truyền thống, tập tục cũng chỉ là do con người tạo ra mà thôi. Là phận con cháu thờ cúng cha mẹ là điều đương nhiên. Nhà bạn bạn thờ chả ai chê trách được gì hết. Nhất là nhà vợ bạn lại hoàn cảnh như vậy chỉ có vợ bạn là duy nhất. Chính bản thân bạn còn không vượt qua được cái tập tục cổ hủ ấy thì làm sao bạn có thể hoàn thiện được gia đình mình. Mong bạn suy nghĩ thông thoáng hơn trong cuộc sống. Nhất là việc bạn ở riêng thì lại càng không vấn đề gì.
độc tài mà rất nguy hiểm ,chắc chăn ông nầy lấy vợ thôi,và chẳng yêu thương gì cha mẹ vợ.lại còn cả một gia đình cổ hủ,lạc hậu.tại sao nhà hai vợ chồng mua được mà lại phải phụ thuộc họ hàng chứ?dù là con trưởng,ra riêng rồi,thì nhà ông bà nội sẽ là nhà thờ gia tộc họ hàng sau nầy .mình ủng hộ bà vợ 100%.
Tôi là đàn ông mà cũng không thể chấp nhận lối suy nghĩ gia trưởng của bạn trai này, tất cả chỉ là ngụy biện, việc thờ cha mẹ cũng chỉ là cách để thể hiện lòng biết ơn của con cái với cha mẹ, một việc đáng để khuyến khích. Tại sao người ta còn thờ rất nhiều nhân vật thần thánh trong nhà, toàn là những người tận đẩu tận đâu, chẳng họ hàng thân thích, bà con.
anh có cha mẹ để thờ, vợ anh không có à! vợ anh đúng đó, nhà riêng không phải nhà tổ thì tại sao không thờ bố mẹ vợ được, nếu có liêm sỉ thì đừng nhận tiền bán nhà bên vợ mà mua nhà mới;; sanh đứa con gái lấy chồng là vứt luôn đạo hiếu hả chỉ biết nhà chồng thôi sao, ích kỷ vừa thôi
Ủng hộ vợ bạn. Bạn nên nghĩ kĩ hai từ bình đẳng lại và bớt sân si cái riêng mình đi. Con gái cũng cha mẹ và con trai cũng vậy, nếu giả sử bạn chỉ có con gái mà không có trai và con gái bạn sau này có chồng chồng nó xử vậy bạn siêu thoát thấy có buồn ko. Nếu ba mẹ cô chú bên bạn nói gì thì bạn cũng là người quyết định sống trong gia đình riêng của mình ah.
Nhà riêng của cha mẹ chồng thì không được thờ cha mẹ vợ là đúng,chứ hà riêng dù là từ phía chồng cho thì... Phong thục hay hũ tục?Tôi cũng là nam giới đây,chỉ xin góp ý đôi lời :-Nếu con rể được cha mẹ vợ thương và xem như con ruột cho của cho nhà để vợ chồng ra riêng thì ắc anh con rề ấy thích lắm nhưng trong mọi trường hợp thì anh con rể luôn không bao giờ xem cha mẹ vợ như cha mẹ ruột.Bạn đời của anh không cha không mẹ à ? Rồi mai sau anh có con gái gả có chồng và thằng rể cứ cái nếp "phong tục'' ấy mà làm thì anh nghĩ sao ?-Hũ tục và ích kỷ pha lẫn sự phản phúc chứ phong tục gì cái kiểu ấy? Hủ tục thì phải xóa bỏ nó đi.
Tôi thấy mọi người nói chuyện dựa theo cảm tính nhiều hơn là hiểu biết. Có lẻ đa số là người trẻ nên suy luận cũng rất logic và thực tế. Nhưng k phải chuyện gì chúng ta cũng nghĩ rằng " sống răng thát rứa". Dĩ nhiên tôi rát cảm kích cô vợ trẻ này rất chu đáo và hiếu thảo, các bạn trẻ cũng vậy luôn luôn bảo vệ sự công bằng nhưng vấn đề thờ cúng nó cũng có quy luật riêng của nó ( mọi người có thể tìm hiểu trong các chuyên mục thờ cúng). Bạn trai rất có lý với những suy luận của mình. Thật ra có nhiều cách đễ tỏ lòng hiếu thảo và cha mẹ cũng k ngậm cười vì chuyện thờ cúng mình mà ảnh hưởng đến cuộc sống của con cái. Nếu nhất định phải đưa về nhà mình mà trong tâm chồng mình k vui thì liệu ông bà có nhẹ nhỏm k? Chi bằng giữ lại căng nhà đễ có nơi thờ cúng và đi về. Lúc đó cả vợ chồng con cái đều thành tâm thờ phụng có lẽ sẽ toàn mĩ hơn. Tôi tin anh chồng trẻ này sẽ là 1 chàng rể thảo. Chúc 2 bạn hạnh phúc.
Nhà cô ấy con một thì nên đưa ông bà ngoại về mà hương khói nhưng đắp bàn thờ thấp hơn bên nội và xin chân hương về chứ trai không có thì con gái và con rể phải huong khói mới đúng đạo. Chứ ko cho cô ấy thắp thì càng ko phải.
Người up bài lên đây cần phải vào đọc cho hết comment để biết đc Ko chỉ có anh ta ích kỷ mà cả nhà anh ta đều ích kỷ, bố mẹ Ko thờ thì ông thờ ai nữa? Người vợ làm rất đúng. Nếu thấy khó đặt bàn thờ quá có thể lên chùa hỏi sư trụ trì chùa, các thầy đều có cách làm sao cho hợp lý. Còn Ko như nhà mình ( mình là nữ nhé) vẫn thờ cả 2 họ.
Vợ bạn đang làm đúng đấy ! Cô ấy đang thờ bố mẹ cô ấy ở trong nhà riêng của vợ chồng bạn , trong đó có số tiền từ bán nhà của bố mẹ vợ ở quê mà bạn cứ khăng khăng đó là nhà của bên nội. Đúng là bạn đang ngộ nhận đấy . Nhà nội là nhà mà bố mẹ bạn đang ở đó , cố giữ lại mà thờ tổ tiên va bô mẹ bạn sau này ! Đừng vơ vào nhiều thế !
Quả thật, tôi cố gắng để đọc cho hết bài này chứ trong ý nghĩ của tôi quá phẫn nộ trước thái độ của người chồng này.Bài viết cho dù có câu lai có thật hay không thì trong cuộc sống cũng đã có rất nhiều trường hợp như vậy mà tôi đc biết ( cụ thể ngay người nhà bà con của tôi). Suy nghĩ của tôi: không có tổ tiên bên nội nào mà "buồn" hoặc" không cho phép" bên ngoại cùng nơi thờ của mình , đây là một tư tưởng nho giáo hủ tục mà đời xưa để lại do truyền miệng mà thôi , nó xuất phát từ quan điểm " trọng năm,khinh nữ" ....sưa rồi các cụ ơi, bây giờ thế kỷ nào rồi còn có truyện đó nữa , nực cười ở đây là nó còn ở trong đầu của người chồng sinh ra ở thế kỷ xx... Vậy cô vợ cứ thờ cha mẹ mình ngay nơi mình ở, không có lý do gì mà phải nghe ai cả ( đó là cách báo hiếu với cha mình ) chồng em phải thương em hơn và quý trọng vì đã lấy được một người có đạo hiếu mới phải. Bên nội ngoại đều công bằng như nhau vì ai cũng là con người ,khi mãn hạn thì đều được thờ tự ngang hàng . Đây là Đạo hiếu- Đạo nghĩa- Đạo làm người.
Tôi hy vọng bạn và vợ bạn đọc được tất cả các binh luận trên , để cho vợ bạn biết quan điểm của cô ấy là đúng còn bạn là một người chồng người con rể tồi wa ích kỉ xấu xa và wa bảo thủ và cả gd bạn cũng vậy . Lương tâm con người bạn còn ko khi nghĩ ra cách đưa bác huong bố mẹ vợ vào chùa . Nếu bạn sau ko có con trai thì con rễ đối xử với bạn như vậy bạn nghĩ ntn . Buồn thay cho vợ bạn khi chọn bạn làm chồng .
Khi anh lấy vợ là con một, anh cũng hiểu ưu cũng như hạn chế. Anh biết rằng nhà vợ không ai thờ cúng ngoài cô ấy. Cô ấy không lo thì ai lo, a lo cúng bái tổ tiên anh rồi. Ba mẹ vợ cúng bái ở nhà riêng, ai sẽ hằng ngày chăm nom. Khi anh lấy vợ, anh nghĩ đến chuyện này chứ nhỉ. Giờ lên đây kêu ca gì.
Trời ah! Vợ bạn đã lấy nhầm chồng rồi. Bạn có cha mẹ sinh ra. Vợ bạn từ đất nẽ chui ra chắc. Không thờ cúng người sinh thành, làm chuyện bất nghĩa mới tán gia bại sản. Tôi thấy gia đình bạn cũng sắp rồi đó. Ai cũng là mạng người được cha mẹ sinh ra... Tôi thấy vợ bạn muốn cả nhà dọn về bên ngoại đã là nhượng bộ rồi. Đừng tưởng vợ bạn đuối lý.... Cả dòng họ nhà ông dám cưới con gái là con một chắc đã biết làm sao cho phải đạo làm người chút đi còn đem lên đây cho bị chửi mắng, ném đá
Đọc bài viết của bạn này, bản thân tôi là nam giới cũng đang thờ cúng bố mẹ vợ nên tôi góp mấy lời sau.
Nói như vợ bạn đã nói " con ở đâu, bố mẹ theo đó " về tâm linh, thờ cúng là việc thành tâm còn thực sự vong linh các cụ có về được không thì chẳng ai dám chắc chắn. Bản thân tôi, vợ là con gái trưởng, ông bà có con trai đàng hoàng nhưng sống ở thành phố khác. Tôi là rể trưởng vẫn lập bàn thờ ông bà thờ cúng mấy chục năm nay đấy thôi. Chỉ thêm một động tác là những lúc thắp hương thì xin phép gia tiên bên nội, thành hoàng bản cảnh được phép mời ông bà về để con cháu thờ cúng, vậy thôi có gì to tát đâu. Tôi nghĩ bạn này đang nặng nề về tâm linh gì đó mà không hiểu ( thật sự thì cũng chẳng ai hiểu hết được). Ông nội tôi là một thầy Nho, cụ ngoại tôi cũng không có người nối dõi, khi cụ tôi mất, ông nội tôi đã rước về thờ cúng mà gia đình tôi cả thế kỷ nay còn phát triển hơn thì có. Vậy nên, theo như tôi thì bạn nên rước ông bà về thờ phụng. Làm một bàn thờ và bát hương riêng, việc này không có gì khó khăn và kiêng kỵ cả. Chúc bạn và gia đình sức khỏe và hạnh phúc
Nói như vợ bạn đã nói " con ở đâu, bố mẹ theo đó " về tâm linh, thờ cúng là việc thành tâm còn thực sự vong linh các cụ có về được không thì chẳng ai dám chắc chắn. Bản thân tôi, vợ là con gái trưởng, ông bà có con trai đàng hoàng nhưng sống ở thành phố khác. Tôi là rể trưởng vẫn lập bàn thờ ông bà thờ cúng mấy chục năm nay đấy thôi. Chỉ thêm một động tác là những lúc thắp hương thì xin phép gia tiên bên nội, thành hoàng bản cảnh được phép mời ông bà về để con cháu thờ cúng, vậy thôi có gì to tát đâu. Tôi nghĩ bạn này đang nặng nề về tâm linh gì đó mà không hiểu ( thật sự thì cũng chẳng ai hiểu hết được). Ông nội tôi là một thầy Nho, cụ ngoại tôi cũng không có người nối dõi, khi cụ tôi mất, ông nội tôi đã rước về thờ cúng mà gia đình tôi cả thế kỷ nay còn phát triển hơn thì có. Vậy nên, theo như tôi thì bạn nên rước ông bà về thờ phụng. Làm một bàn thờ và bát hương riêng, việc này không có gì khó khăn và kiêng kỵ cả. Chúc bạn và gia đình sức khỏe và hạnh phúc
Quá thất vọng với ông chồng này, nhà nào không may mới chấp nhận bạn làm rể. Thời đại nam nữ bình đẳng, bạn định cho bạn có cái quyền gì mà ngăn cấm cô ấy khi căn nhà là của chung. Nhà cô ấy có một mình là con mà không thờ cúng cha mẹ thì sao. Bạn còn khốn nạn ở chỗ tham gia với vợ khi mãn tang là quên luôn những người đã sinh thành. Bạn nghĩ sao khi vợ bạn cũng nói với bạn tương tự. Đừng có nghĩ bạn là con trai nhé, xin lỗi thời buổi này chuyện đó không quan trọng đâu, tôn trọng nhau là việc cần phải làm. Đừng giở trò xấu xa bỉ ổi ấy nữa. không có gì ngạc nhiên khi cô ấy ly hôn với bạn.
Nếu không thờ chung thì để vợ cháu lập bàn thờ nhỏ để thờ riêng có sao đâu. Cháu phải hiểu rằng vợ cháu là người con hiếu thảo, đạo thờ cha mẹ là chung cho con cái không phân biệt. Do hoàn cảnh vợ cháu mới phải thế, đừng ích kỷ hẹp hòi, sau này con cháu chúng lớn chúng cười cho
Thằng này ích kỷ và kém hiểu biết, vợ là con duy nhất gia sản hưởng hết không thờ thì thờ ở đâu. Hẹp hòi ích kỷ không hiểu biết, chú không hiểu mày làm ngành nghề gì nhưng chú nói thế này: Nhà ngoại con gái duy nhất không có người thờ tự thì may nên xung phong mà thời nhưng cố gắng làm gian thờ và chia làm hai ban thờ, ban thờ nhà nội và ban thờ nhà ngoại riêng, như vậy lộc vẫn về đầy nhà mày vì có hiếu với tổ tiên hai họ.
Nếu là nhà riêng của vợ chồng bạn thì thờ bố, mẹ vợ là hợp lý vì: vợ bạn là con duy nhất; có con mà không tờ thì sinh con làm gì; gái hay trai cũng là con phải làm , không vứt cho ai được; không có chồng chứ không thể không có bố mẹ; nếu là nhà riêng của bố mẹ tổ tiên nhà chồng thì không nên thờ bố mẹ vợ chung ở một bàn thờ; mà phaỉ làm nhà thờ riêng; hoặc làm nhà thờ bố mẹ vợ ra riêng ở bên cạnh, không chung nhà, chung bàn thờ với bên chồng nếu bạn là con trai duy nhất
Như vậy được cả vợ, cả con của bạn và sau này con của bạ nó mới thờ bạn; kẻo bản thân bạn cũng bị chính con bạn đưa bạn vào nhà chùa, bạn nghĩ sao?
Như vậy được cả vợ, cả con của bạn và sau này con của bạ nó mới thờ bạn; kẻo bản thân bạn cũng bị chính con bạn đưa bạn vào nhà chùa, bạn nghĩ sao?
Tôi không biet bạn đang sống ở đâu vùng miền nào mà còn nặng suy nghĩ ích kỉ và gia trưởng như vậy .Những nhận xét của vợ bạn về bạn không hề sai .Bạn nói thờ cúng đấng sinh thành ra người bạn đời của mình ở nhà bạn là điều tối kị thì bạn nên tìm hiểu để mở mang thêm hiểu biết của mình đi ,giờ đây rất nhiều gia đình già lẫn trẻ thờ phụng cả bên nội và bên ngoai ở nhà mình có gì kị đâu họ sẽ chết hết chắc ? Hãy lột bỏ cái vai con trai trưởng và trở về đúng vai trò của một nguoi đàn ông đích thực cho vợ con được nhờ !
chính bạn là người gia trưởng phong kiến cổ hủ nếu về mặt tâm linh bạn chả hiểu gì bên ngoại vẫn có thể thờ được bên ngoại nếu cúng ta khấn thổ công trước sau là đến bên nội và sau cùng mới khấn bên ngoại nhá bạn còn nếu ko thì bạn lập 1 bàn thờ riêng cho bên ngoại nói như vợ bạn là đúng nếu giả sử đời bạn ko có con trai mà là con gái thì đời bạn sau này ai thờ cúng bạn chả con gái con rể thờ thì ai mà bố mẹ vợ bạn chỉ có 1 mình vợ bạn chả nhẽ nhờ hàng xóm thờ à bạn cho lên bạn lên suy nghĩ cho kỹ đừng bảo hủ và gia trương phong kiến mà gia đình ko vui chính ra người đề nghị mang bố mẹ vợ về thờ phải là bạn thì bạn mới là con người biết suy nghĩ và có đạo chúc bạn sớm nhận ra cái sai của mình
Tôi thấy tiếc cho người phụ nữ đã chọn bạn làm chồng. Bạn và gia đình bạn quá ích kỷ. Vấn đề tâm linh đâu chỉ có gia đình bạn. Văn hóa Việt Nam con đâu cha mẹ đó. Vô nam dụng nữ. Tứ thân phụ mẫu là như nhau. Bạn phải có trách nhiệm thờ phụng ông bà già vợ. Bạn không lập bàn thờ chung thì lập bàn thờ riêng. Bạn không làm được việc đơn giản là thờ phụng cha mẹ vợ thì vợ bạn cũng sẽ không thờ cha mẹ chồng. Bây giờ thời buổi nào rồi mà bạn vẫn u chi mê đến vậy. Trách nhiệm thờ phụng cha mẹ bạn thoái thác thì bạn là gì. Vấn đề cha mẹ của bạn quá đơn giản. Bạn giải thích cho cha mẹ bạn hiểu. Bạn thoái thác không cho vợ thờ cha mẹ mình bạn không đáng mặt làm trai.
Thật sự mà nói, trường hợp của vkck bạn thì 2 bạn phải tính từ đầu lúc quyết định đến với nhau chứ k phải đến bây giờ để tranh cãi. Mà ba mẹ bạn lúc họ mất thì thờ họ ở nhà họ chứ sao lại thờ ở nhà riêng của vkck bạn? Và vk bạn thì phải có trách nhiệm với ba mẹ cô ấy, nên vkck bạn vẫn có thể đêm ông bà về thờ ở nhà bạn. Thờ ở nhà riêng của vkck bạn chứ đâu có thờ ở nhà ba mẹ bạn hay ở nhà thờ dòng họ của bạn đâu mà k đc hả bạn? Bạn nên sn thoáng lên.
Đơn giản đi cho đời thanh thản, vợ con là trên hết. Ở với vợ con chứ với giòng tộc đâu, giàu nghèo sướng khổ có số. Tứ thân phụ mẫu, thờ ai cũng đều được, đừng có cổ hủ quá. Vợ chồng không có tiếng nói chung, rồi chẳng may bỏ nhau, con cái đi về đâu, lúc này tổ tiên nào chứng...
Nếu tôi là cô ấy ,tôi ly dị bạn ngay . . Khi bạn lấy cô ấy là con 1 . Bạn có nghĩ đến ngày này không .
Người ta về làm dâu nhà bạn . Đạo hiếu có làm rọn thì nhà bạn mới thương cô ấy chứ .
Còn bạn là rể .bạn đã làm đc gì cho nhà mẹ vợ ..
Họ hàng nhà bạn có nuôi bạn không .,khi bạn có vấn đề nằm đó ai là người cận kề bên bạn ?
Vậy mà bây giờ. Ba mẹ vợ bạn mất bạn kg cho cô ấy thờ cúng tại nhà .. rồi còn về bên nhà ngoại thì không tiện .. toàn là lý do ngụy biện . Bạn chưa bao giờ nghĩ cho vợ bạn .
Còn bày đặt nói cô ta kg hiểu chuyện . Bạn mới là Không Hiểu Chuyện đó ..
Bạn có bao giờ đặt mìn vào vị trí là vợ bạn chưa .nếu bạn là cô ấy bạn sẽ như thế nào . Bạn đang đẩy cô ấy vào đường cùng , đẩy hôn nhân vào ngõ cụt .
Cả Dòng Họ bạn cũng toàn là người ích kỷ
Người ta về làm dâu nhà bạn . Đạo hiếu có làm rọn thì nhà bạn mới thương cô ấy chứ .
Còn bạn là rể .bạn đã làm đc gì cho nhà mẹ vợ ..
Họ hàng nhà bạn có nuôi bạn không .,khi bạn có vấn đề nằm đó ai là người cận kề bên bạn ?
Vậy mà bây giờ. Ba mẹ vợ bạn mất bạn kg cho cô ấy thờ cúng tại nhà .. rồi còn về bên nhà ngoại thì không tiện .. toàn là lý do ngụy biện . Bạn chưa bao giờ nghĩ cho vợ bạn .
Còn bày đặt nói cô ta kg hiểu chuyện . Bạn mới là Không Hiểu Chuyện đó ..
Bạn có bao giờ đặt mìn vào vị trí là vợ bạn chưa .nếu bạn là cô ấy bạn sẽ như thế nào . Bạn đang đẩy cô ấy vào đường cùng , đẩy hôn nhân vào ngõ cụt .
Cả Dòng Họ bạn cũng toàn là người ích kỷ
Thời buổi này rồi mà bác còn gia trưởng vậy.
Nếu vợ bác là con duy nhất trong nhà thì mang bát hương bố mẹ vợ về hương khói thì đâu có gì là sai. Ko lẻ bỏ bát hương lạnh lẻo, bác làm ăn chắc được à.
Cha mẹ vợ hay cha mẹ ruột mình cũng đều đối xử như nhau, vậy mới phải đạo làm người nhé bác.
Nếu vợ bác là con duy nhất trong nhà thì mang bát hương bố mẹ vợ về hương khói thì đâu có gì là sai. Ko lẻ bỏ bát hương lạnh lẻo, bác làm ăn chắc được à.
Cha mẹ vợ hay cha mẹ ruột mình cũng đều đối xử như nhau, vậy mới phải đạo làm người nhé bác.
Vợ bạn không nên cưới bạn vì bạn là một người gia trưởng và sống máy móc. Nếu bạn là con trai duy nhất và sau này vợ chồng bạn chỉ sinh được con gái hoặc chẳng may không có con, thì việc nhang khói của dòng họ nhà bạn và ngay với chính bạn sẽ do ai đảm trách?
Mặc dù hướng giải quyết giữ lại căn nhà bố mẹ vợ nghe cũng hợp tình hợp lý, nhưng tốt hơn là vợ chồng bạn nên ở ra ở riêng và dành một khoảng không gian để vợ thờ cúng bố mẹ.
Tôi cũng là cháu đích tôn nên tương lai cũng sẽ phải có trách nhiệm với việc thờ cúng tổ tiên bên nội. Tôi nghĩ việc thờ cúng tổ tiên là để chúng ta ghi nhớ cuội nguồn của mình, chứ không phải để tổ tiên phù hộ.
Mặc dù hướng giải quyết giữ lại căn nhà bố mẹ vợ nghe cũng hợp tình hợp lý, nhưng tốt hơn là vợ chồng bạn nên ở ra ở riêng và dành một khoảng không gian để vợ thờ cúng bố mẹ.
Tôi cũng là cháu đích tôn nên tương lai cũng sẽ phải có trách nhiệm với việc thờ cúng tổ tiên bên nội. Tôi nghĩ việc thờ cúng tổ tiên là để chúng ta ghi nhớ cuội nguồn của mình, chứ không phải để tổ tiên phù hộ.
Tôi không biết tác giả bao nhiêu tuổi nhưng cách nghĩ như ông cụ quê. Thật lòng mà nói, người bảo thủ chính là dòng tộc nhà anh đấy ! Cô ấy là người con hiếu thảo . Vì là con một nên buộc lòng có ấy làm thế. Tại sao anh ( và buộc vợ) thờ cha mẹ mình mà cô ấy thì không? Con trai, nhất là trưởng, thì oai lắm à?
Cụ Đồ Chiểu từng nói : Trai mà chi, gái mà chi/ Con nào có nghĩa có nghì thì hơn.
Sao không lập ban thờ riêng hoặc chuyển quyền thờ tổ tiên cho em trai ( nếu có) ?
Cụ Đồ Chiểu từng nói : Trai mà chi, gái mà chi/ Con nào có nghĩa có nghì thì hơn.
Sao không lập ban thờ riêng hoặc chuyển quyền thờ tổ tiên cho em trai ( nếu có) ?
Đạo thờ cúng cha mẹ tổ tiên là sự hiếu nghiã của con cháu với đấng sinh thành, không phân biệt con trai hay con gái; ai cũng có bổn phận hương khói tổ tiên, khi vợ chồng đã có nhà riêng thì người vợ có trách nhiệm chăm sóc hương linh cha mẹ tại nơi ở của mình cùng với chăm sóc hương linh bố mẹ chồng; nơi thờ tự các cụ được đặt ngang hàng nhau nơi trang trọng nhất trong nhà. quan niêm chỉ có thờ cúng cha mẹ chồng là quan niệm thời phong kiến, vì con dâu ở trong nhà bố mẹ chồng nên không được đặt bàn thờ cha mẹ của mình. Bạn lên thay đổi quan niệm để vợ bạn làm tròn bổn phận đạo làm con.
Bạn cổ hủ quá, tập tục xưa cái gì hay thì giữ cái gì không hay thì nên bỏ. Tứ thân phụ mẫu như nhau, làm con đều phải thờ phụng chứ. Tôi đây, tuy vợ không có ý kiến gì nhưng ý định của tôi là sau này khi cả bố mẹ đẻ và bố mẹ vợ đều qui tiên tôi sẽ xây phòng thờ lớn nhưng có 2 ban thờ riêng, bố mẹ đẻ một ban và bố mẹ vợ một ban. Vong linh các cụ tọa trên các ban thờ riêng nhưng cùng phòng thờ để bầu bạn và phù hộ độ trì cho con cháu chả tốt à?
Bao giờ mới hết quan điểm cổ hủ này?
Bán anh em xa mua láng giềng gần, có người rất thân và quý hàng xóm còn hơn cả anh em ruột thịt thế nhưng không ai mang người hàng xóm về nhà mình mà thờ cả cái gì cũng có quy luật và tín ngưỡng riêng của nó nếu hai vợ chồng bạn mua nhà ở riêng thì có thể được chứ nhà thờ của tổ tiên để lại thì không thể được
"
https://vtc.vn/tam-su/vo-khong-hieu-chuyen-nhat-dinh-doi-tho-bo-me-de-o-nha-chung-toi-ar546664.html
..