Trào lưu chạy đuổi theo hệ thống ISI và SCOPUS một cách mù quáng của học thuật Việt Nam hiện nay, đã có nhiều học giả lên tiếng rồi, nhưng lúc này thì nên gióng chuông lớn cảnh báo nó cũng là một loại virut độc hại không khác gì Cô Vy.
Hình như cũng là một trào lưu tiếp nhận từ học thuật của Trung Quốc (hiện nay, học thuật Trung Quốc cũng đang ra sức chạy đua với ISI và SCOPUS).
Có người đã nói ví von: trào lưu ngáo đá ISI cùng SCOPUS !
Có người đã nói ví von: trào lưu ngáo đá ISI cùng SCOPUS !
Mở một entry để cập nhật dần các tiếng nói của giới học thuật và giới bình dân.
Đầu tiên, hôm nay đưa tin về một phát hiện của bác Ngô Huy Cương.
Các thứ khác sẽ cập nhật dần ở dưới như mọi khi.
Tháng 4 năm 2020,
Giao Blog
---
Bài của bác Ngô Huy Cương (đưa lên Fb ngày 13/4/2020)
Mọi người mỉa mai nhau: “Đã đủ ngu để viết bài báo quốc tế chưa?”
Tôi giật mình tự hỏi tại sao lại có kiểu nói bạo miệng đến thế. Lân la trò chuyện tôi mới biết: hiện nay có một phong trào ngầm đăng các bài báo quốc tế chuẩn về hình thức nhưng cực tệ về nội dung, có nghĩa là tạp chí hay kỷ yếu mà họ đăng bài có tên trong hệ thống Scopus nhưng thực ra nội dung của nó thua xa một số tạp chí chuyên ngành của Việt Nam. Đó là những tạp chí “bán bài” hay “bán chỗ trong tạp chí”.
Chúng tôi vừa điều tra ra một tạp chí có tên trong hệ thống Scopus đăng tới khoảng 100 (một trăm) bài viết của các tay viết Việt Nam từ năm 2018 tới nay. Tạp chí “e3s Web of Conferences” có địa chỉ ở Pháp nhưng không gắn với bất kỳ trường đại học hay tổ chức nghiên cứu hay nhà xuất bản có uy tín nào, và đặc biệt là đã bị bán cho người Trung Quốc. Kể từ khi tạp chí này bị bán cho Trung Quốc vào năm 2018, mỗi năm đăng tới khoảng vài nghìn bài. Riêng năm 2019, tạp chí này cho ra đời khoảng gần 100 số tạp chí. Những người đăng bài trong tạp chí này chủ yếu là người Nga, người Tầu và người Việt. Tạp chí này chuyên đăng lại các kỷ yếu hội thảo do bất kỳ ai tổ chức với ba điều kiện: (1) đăng ký với tạp chí; (2) nộp tiền theo thỏa thuận giữa người tổ chức hội thảo và tạp chí; và (3) gửi kèm theo một bản cam kết của ban tổ chức hội thảo là đã tự bình duyệt (peer review) các bài viết. Tạp chí không đứng ra phản biện, xem xét hay bình duyệt bài viết. Mặc dù tạp chí tuyên bố là tạp chí chuyên về môi trường, năng lượng và khoa học trái đất nhưng đăng hổ lốn đủ các loại chuyên môn, kể cả các bài viết về khoa học xã hội và nhân văn không lẫn vào đâu được, thậm chí tên hội thảo một đằng nhưng đăng bài một nẻo khác.
Tôi xin lấy một ví dụ: Trong Volume 157 (2020) của tạp chí này, đăng các bài trong một hội thảo của Nga có chủ đề tạm dịch tiếng Việt là “Các xu hướng chủ yếu trong đổi mới vận tải” (nguyên văn tiếng Anh là “Key Trends in Transportation Innovation (KTTI-2019)”. Thế nhưng trong đó có ba bài viết của bốn tác giả Việt Nam về khoa học xã hội không liên quan như sau:
(1) Bài thứ nhất của Phạm Văn Đức (Học viện Khoa học Xã hội - Viện Hàn lâm khoa học xã hội) dài chưa đầy 05 trang kể cả danh mục tài liệu tham khảo, mang tên tạm dịch ra tiếng Việt là “Vấn đề sinh kế của nhân dân trong chính sách xây dựng xã hội hài hòa của Trung Quốc và chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam” (nguyên văn tiếng Anh là “The issue of people’s livelihood in China’s policy of building a harmonious society and Vietnam’s strategy of sustainable development”). Tôi rất phân vân không biết tác giả này có phải là GS.TS. Phạm Văn Đức – Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học xã hội lại còn “kiêm nhiệm” Giám đốc Học viện khoa học xã hội (tôi không hiểu), hay không?
(2) Bài thứ hai của Nguyễn Thị Lan Hương (Viện Hàn lâm khoa học xã hội) dài chưa đầy 09 trang kể cả danh mục tài liệu tham khảo, mang tên tạm dịch ra tiếng Việt là “Tư pháp môi trường và việc thi hành tư pháp môi trường ở Việt Nam hiện nay” (nguyên văn tiếng Anh là “Environmental justice and implementation of environmental justice in Vietnam today”). Tôi rất phân vân không biết tác giả này có phải là ứng viên GS hay PGS triết học hay không?
(3) Bài thứ ba của Nguyễn Đức Hạnh và Đinh Thị Mai (Đại học Kiểm sát Hà Nội, Học viện Khoa học xã hội) dài 12 trang kể cả danh mục tài liệu tham khảo, mang tên tạm dịch tiếng Việt là “Ảnh hưởng của mua bán động vật hoang dã và phát triển bền vững ở Việt Nam” (nguyên văn tiếng Anh là “Impacts of wildlife trade and sustainable development in Vietnam”). Tôi rất phân vân không biết hai tác giả này có phải là NCS của Học viện khoa học xã hội hay không?
Mỗi người tham dự hội thảo này phải nộp cho ban tổ chức 300 euro. Và hội thảo này có tới cả trăm bài viết.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục có biết tình hình như vậy không và có đối sách gì? Bộ trưởng nghĩ gì về tiêu chuẩn của nước ta đối với GS, PGS và NCS quá cao so với thế giới mà bản thân Bộ trưởng cũng không làm nổi dù đã là giáo sư, để dẫn đến tình trạng này? Bộ trưởng có cách gì để kiểm soát hết các tạp chí chuyên môn trong hệ thống ISI và Scopus? Bộ trưởng có biết đến các tạp chí chuyên môn luật học có truyền thống và uy tín trên thế giới mà không đếm xỉa gì đến các hệ thống trên không? Bộ trưởng đã có đánh giá công khai nào đối với các tạp chí chuyên môn ở trong nước? Và Bộ trưởng làm thế nào để bảo đảm công bằng cho những ứng viên GS, PGS và NCS?
Tôi xin gửi kèm theo đây một số đường dẫn để minh chứng.
Đường dẫn tới tạp chí
https://www.e3s-conferences.org/about-the-j…/aims-and-scope…
https://www.e3s-conferences.org/about-the-j…/aims-and-scope…
Đường dẫn tới bài của Phạm Văn Đức
https://www.e3s-conferences.org/…/e3sconf_ktti2020_03019.ht…
https://www.e3s-conferences.org/…/e3sconf_ktti2020_03019.ht…
Đường dẫn tới bài của Nguyễn Thị Lan Hương
https://www.e3s-conferences.org/…/e3sconf_ktti2020_04002.pdf
https://www.e3s-conferences.org/…/e3sconf_ktti2020_04002.pdf
Đường dẫn tới bài của Nguyễn Đức Hạnh và Đinh Thị Mai
https://www.e3s-conferences.org/…/e3sconf_ktti2020_03001.pd…
https://www.e3s-conferences.org/…/e3sconf_ktti2020_03001.pd…
Đường dẫn tới chương trình hội thảo
http://www.dvgups.ru/conference/…
http://www.dvgups.ru/conference/…
Đường dẫn tới trang thông tin chính thức của Viện Hàn lâm khoa học xã hội
https://vass.gov.vn/…/cocaut…/Pages/bai-viet-cho-canbo.aspx…
https://vass.gov.vn/…/cocaut…/Pages/bai-viet-cho-canbo.aspx…
Các bài bổ sung sau bài của Ngô Huy Cương
5. Ngày 2/5/2020
GS TS Phạm Văn Đức, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội kiêm Giám đốc Học viện Khoa học Xã hội, có một “bài báo khoa học” đăng trên trang E3S Web of Conferences, một ấn bản được liệt kê trong danh mục Scopus, nhan đề “The issue of people’s livelihood in China’s policy of building a harmonious society and Vietnam’s strategy of sustainable development” (Vấn đề dân sinh trong chủ trương xây dựng xã hội hài hòa của Trung Quốc và chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam).
Chất lượng bài viết năm trang (kể cả một trang Tài liệu tham khảo) như thế nào, là một câu chuyện dài. Còn lần này, chỉ xin hầu bạn đọc một chuyện rất nhỏ xung quanh một phần năm của bài báo đó: trang Tài liệu tham khảo. Cần lưu ý là bài này tham gia Hội thảo “Key Trends in Transportation Innovation (KTTI-2019)” được tổ chức tại Nga từ ngày 24 đến ngày 26 tháng 10 năm 2019; theo Ban Tổ chức Hội thảo thì bài báo cáo phải được ít nhất ba nhà khoa học đọc duyệt.
Tôi đang đảm nhận môn Phương pháp Nghiên cứu khoa học cho sinh viên năm thứ nhất khoa Ngữ Văn. Để thử trình độ sinh viên, tôi đưa “bài báo khoa học” của GS TS Phạm Văn Đức – chỉ giấu tên tác giả – cho một vài sinh viên đã học xong môn này nhận xét phần Tài liệu tham khảo.
Chỉ trong nửa ngày, đã có ngay phản hồi.
Tất cả đều kinh ngạc!
Bài khoa học của GS TS Phạm Văn Đức đi ngược lại tất cả những gì sách giáo khoa chỉ dạy. Mới nhìn thoáng qua, sinh viên đã có thể phát hiện ngay Tài liệu tham khảo này:
1. không theo trật tự ABC.
2. không trình bày theo các quy chuẩn quốc tế thường gặp.
3. không nhất quán: chẳng hạn, tên tạp chí ở các tài liệu số 8 và 11 không in nghiêng như tất cả các tài liệu còn lại.
4. không một tài liệu nào trong toàn bộ 16 tài liệu được dẫn trong bài viết.
Tôi thêm nửa ngày nữa, yêu cầu sinh viên kiểm tra kỹ hơn. Sau đây là kết quả bổ sung, tổng kết từ phản hồi của sinh viên của tôi. Trang Tài liệu tham khảo này còn:
5. ghi sai tên tác giả
Cuốn Chủ nghĩa tam dân (do Nguyễn Văn Diệm, Nguyễn Tu Tri dịch; Nguyễn Văn Hồng hiệu đính, Viện Thông tin Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1995) của Tôn Trung Sơn bị GS TS Phạm Văn Đức dịch sang tiếng Anh, đổi tên tác giả thành Tôn Dật Tiên (S. Y. Sun, viết tắt từ Sen [Tiên] Yat [Dật] Sun [Tôn]). Đành rằng Tôn Trung Sơn hay Tôn Dật Tiên thì cũng chỉ một người, nhưng không có lý do gì mà tên tác giả ghi rành rành là Tôn Trung Sơn mà lại bị thay bằng Tôn Dật Tiên.
Nhưng kỳ quái nhất là tác giả Nguyen Tuan Anh thì tên được ghi đầy đủ Anh, vứt chữ Tuan, còn họ chỉ còn là N., thành N. Anh.
Trong khi đó, Viet Thanh Nguyen (tức Nguyễn Thanh Việt, Giáo sư University of Southern California, tác giả cuốn The Sympathizer, đoạt giải Pulizer) thì ghi họ đầy đủ, chữ Thanh bị vứt, còn tên thì viết tắt là V., thành V. Nguyen.
Ghi tên họ tác giả như thế, còn quá đánh đố người đọc, làm họ nản lòng nếu muốn kiểm tra Tài liệu tham khảo!
6. cho thấy tác giả thiếu kiến thức cần thiết
Ở tài liệu 8, GS TS Phạm Văn Đức chỉ ghi “DOI:” rồi bỏ lửng. Kể ra, cũng khó lòng ghi chỉ số DOI (viết tắt từ digital object identifier, là một chỉ số xác định đường dẫn vĩnh cửu cho một tập tin World Wide Web) cho tài liệu này vì nó được công bố năm 1988, hai năm trước khi khai sinh tổ chức International DOI Foundation.
Nhưng cả khi Tài liệu tham khảo có chỉ số DOI thì có nhiều bằng chứng cho thấy GS TS Phạm Văn Đức thực sự không hiểu chỉ số DOI là gì. Ở ba tài liệu số 14, 15 và 16, chỉ số DOI được ghi như sau:
Cái mà GS TS Phạm Văn Đức tưởng là chỉ số DOI, thực ra chỉ là địa chỉ bài viết hữu quan đăng trên trang mạng JSTOR, thuộc ITHAKA, một tổ chức phi lợi nhuận nhằm gúp cộng đồng khoa học sử dụng kỹ thuật số.
7. không ghi tên bài tham khảo, trái lại chỉ ghi tên tác giả và ấn phẩm đăng bài tham khảo đó, khiến người đọc – đặc biệt là đối với sách – có thể nhầm lẫn, tưởng tác giả bài viết là tác giả của toàn bộ ấn phẩm.
Dẫn liệu cho mục (7) rất phong phú: chiếm đến 9/16 tài liệu!
Cụ thể xin liệt kê sau đây.
Ở tài liệu số 3, GS TS Phạm Văn Đức ghi Hồ Cẩm Đào (J.T.Hu) là tác giả cuốn The issues of property ownership and sustainable development in Vietnam and China in the first years of the 21st Century, của Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2008. Người ta ngạc nhiên: hóa ra lãnh tụ Trung Quốc là Hồ Cẩm Đào lại bàn cả đến chuyện sở hữu, chuyện phát triển ở Việt Nam. Thực ra, cuốn sách có tên như thế chưa hề được xuất bản. Có chăng, là cuốn Vấn đề sở hữu và phát triển bền vững ở Việt Nam và Trung Quốc trong những năm đầu thế kỷ XXI và tác giả tất nhiên không phải Hồ Cẩm Đào. Chủ biên cuốn sách là Lương Đình Hải; và Hồ Cẩm Đào chỉ là tác giả bài phát biểu trong lớp thảo luận chuyên đề cho các cán bộ các cấp về năng lực xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa, được người chủ biên đưa vào sách.
Tài liệu số 7 dẫn bài của hai tác giả J. Gregor và M.H. Chang nhưng chỉ ghi tên tạp chí Pacific Affairs. Tên bài báo của hai tác giả này Marxism, Sun Yat-sen, and the Concept of "Imperialism" không xuất hiện trong Tài liệu tham khảo.
Tài liệu số 8 cũng tương tự: chỉ dẫn tên tạp chí Journal of Third World Studies, mà không cho biết tên bài The Resurrection of Sun Yat-sen for China's Modernization.
Ở tài liệu số 10, P. Sarkar chỉ là tác giả của mục từ Three Principles of the People– mục từ này không được ghi nhận – chứ không phải của cuốn The Palgrave Encyclopedia of Global Security Studies, vốn do ba nhà khoa học Scott Romaniuk Manish Thapa và Péter Marton làm chủ biên.
Tài liệu số 11, chỉ ghi tên tạp chí The International Journal of Social Quality, mà không ghi nhan đề bài báo Sustainable Development as a Goal: Social, Environmental and Economic Dimensions.
Tài liệu số 12 ghi nhan đề cuốn sách Asian Smallholders in Comparative Perspective với tác giả là N. Anh. Thực ra, chủ biên là Eric C. Thompson, Jonathan Rigg và Jamie Gille, còn tên bài của N. Anh (đúng ra, phải viết Nguyen Tuan Anh) trong cuốn sách này là Vietnam: From Socialist Transformation to Reform bị gạt đi.
Tài liệu số 13 của Viet Thanh Nguyen, bị ghi là V. Nguyen, như là tác giả của cuốn Collective Action: A Bad Subjects Anthology. Thực ra, công trình này do Megan Shaw Prelinger và Joel Schalit chủ biên và Viet Thanh Nguyen (Nguyễn Thanh Việt) chỉ là tác giả của một bài trong đó, nhan đề Marxism After Ho Chi Minh.
Tài liệu số 14 ghi tên kỷ yếu Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America và bảy tác giả Laura Diaz Anadon, Gabriel Chan, Alicia G. Harley, Kira Matus, Suerie Moon, Sharmila L. Murthy và William C. Clark. Nhưng đó là các tác giả của bài Making Technological Innovation Work for Sustainable Development đăng trong kỷ yếu này.
Tài liệu số 16 ghi tác giả Sudhir Kumar Singh và tên kỷ yếu Proceedings of the Indian History Congress, còn bài Ho Chi Minh and Vietnam's Struggle for Freedom của tác giả này bị vứt bỏ.
***
Tôi đã giấu không cho sinh viên của tôi biết tác giả của “bài báo khoa học” đó là ai. Nhưng thời đại Internet này, chỉ vài cái nhấp chuột là biết ngay. Lúc đó, tôi sợ phải nghe những lời chất vấn: “Thưa thầy, học xong môn Phương pháp Nghiên cứu Khoa học, không bao giờ chúng em có thể viết một trang Tài liệu tham khảo mà phạm nhiều sai sót đến vậy. Làm thế nào mà tác giả của nó lại có thể leo lên những chức vụ ngất ngưởng như thế? Làm thế nào mà những nhà khoa học đáng kính ở đất nước ta lại phải chịu sự lãnh đạo, quản lý của một người như thế?”.
Các bạn sinh viên của tôi ơi! Làm sao tôi có thể trả lời các bạn?!
Tôi dành sáu trang để chỉ mổ xẻ một trang Tài liệu tham khảo. Những gì đã phân tích tưởng đủ cho thấy trình độ hay “tài” của một nhà khoa học cấp cao như thế nào. Nhưng rất có thể đấy vẫn là người có đức? Sực nhớ câu nói của Giáo sư Đinh Gia Khánh với thầy Cao Xuân Hạo: “Người ta cứ nói cần đức hơn tài, chứ thật ra người bất tài vô dụng không thể nào có đức được!” (Cao Xuân Hạo, Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt, in lần thứ ba. NXB Trẻ, 2003, tr. 361). Đúng quá! Huống chi người “bất tài vô dụng” lại ở chức vụ cao, thì chỉ chết dân. “Vô dụng” mà ở cương vị lãnh đạo càng cao thì càng “vô đức”.
Nhưng đó là đề tài cho một bài khác, chứng minh tác giả “bài báo khoa học” – GS TS Phạm Văn Đức – đã cố tình gian dối như thế nào.
Lại một lần nữa, tôi phải kêu: Các bạn sinh viên của tôi ơi! Làm sao tôi có thể trả lời các bạn?!
4. Ngày 17/4/2020
"
Tôi chịu khó đọc hết 4 trang bài báo tiếng Anh đầy lỗi của GS.TS. Phạm Văn Đức, PCT Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam đăng trên Tạp chí “E3S Web of Conferences” (trong hệ thống Scopus, được tính điểm như là một tạp chí quốc tế) để xem nhận định của PGS.TS. Ngô Huy Cương là đúng hay sai. Kết quả, tôi xác nhận Cuong Huy Ngo đúng. Và thật sự lo ngại cho chủ nghĩa Marx ở Việt Nam dưới cái nhìn của những triết gia, nhà lý luận mà Đảng Cộng sản đang sử dụng như kim chỉ nam cho hành động của họ.
Tôi không chê trách ông Đức xào lại một bài viết của chính mình cách đó 10 năm, vì thông cảm cho cái vốn của ông chỉ có thế nhai đi nhai lại cho nhuần nhuyễn một tư tưởng. Vả lại, ở Việt Nam, sự nhai lại vốn kiến thức của chính mình không chỉ có ông Đức. Nhiều giáo sư in sách gối đầu, sách xuất bản sau nhai lại sách xuất bản trước đến 2/3 mà vẫn chưa bị gọi là "tự đạo văn".
Tôi không chê bài viết quá ngắn như PGS. Dũng Hoàng, mà chê quá dài. Bởi phán một vấn đề phi luận chứng khoa học như vậy thì không cần 4 trang dây cà ra dây muống mà chỉ cần viết vài dòng là đủ. Nói tóm điều ông Đức viết là thế này: sự thực hiện tư tưởng dân sinh của Tôn Trung Sơn và Hồ Chí Minh đã giúp cho Đảng Cộng sản Trung Quốc xây dựng nên "một chủ nghĩa xã hội hài hòa", và Đảng Cộng sản Việt Nam xây dựng nên một chủ nghĩa xã hội "phát triển nhanh, bền vững". Không có luận chứng khoa học thì chỉ cần phán nhanh thế, ai không tin thì thôi!
Riêng cá nhân tôi không tin tí nào.
Tôn Trung Sơn là lãnh tụ của Trung Hoa Quốc dân đảng. Nếu cho rằng Đài Loan đã làm tốt tư tưởng dân sinh của Tôn Trung Sơn thì nghe lọt tai chứ mang Trung Quốc đại lục ra làm thực tiễn minh chứng cho lý luận về chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn thì thật trái tai. Mặc dù Đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên bố xây dựng "chủ nghĩa xã hội đặc sắc" bằng cách mỗi thời vá víu một tư tưởng, hết Mao đến Đặng, hết Đặng đến Giang, hết Giang đến Tập, nhưng cái gốc vẫn là Mác - Lê - Mao. Đảng Cộng sản Trung Quốc chưa bao giờ xem Tôn Trung Sơn là lãnh tụ và chưa bao giờ hòa nhập với Trung Hoa Quốc dân đảng, nếu không nói là kẻ thù không đội trời chung.
Tôi đọc Hồ Chí Minh, thấy có chỗ nhắc đến Tôn Trung Sơn, kể cả sử dụng cụm từ "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc" sau tên nước như là mô phỏng từ chủ nghĩa Tam dân, nhưng trước sau ông Hồ vẫn tự xưng là học trò của Lê Nin. Và trong tất cả mọi văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, chưa bao giờ thấy một dòng lấy tư tưởng Tam dân của Tôn Trung Sơn làm kim chỉ nam để xây dựng chủ nghĩa xã hội "phát triển nhanh, bền vững". Chưa nói, cũng như Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xem Quốc dân đảng là "tổ chức phản động"!
Việc thực hiện vấn đề dân sinh, tôi cá chắc với ông Đức và với mấy ông lý luận trung ương, rằng không chỉ chủ nghĩa Tam dân của Tôn Dật Tiên hay chủ nghĩa Marx - Lenin, mà mọi chủ nghĩa xuất hiện từ thời cổ đại đến nay đều quan tâm. Không phải ngẫu nhiên mà cụ Hồ nói, nếu gặp nhau, Giê su, Khổng Tử, Các Mác, Tôn Dật Tiên... sẽ là bạn của nhau. Mách cho ông Đức biết, ngay cả lãnh tụ phát xít là Hitler cũng có tư tưởng dân sinh sáng ngời để thu phục người lao động Đức đấy. Nếu muốn so sánh thì so cả đời cũng không hết!
Tôi hỏi ông Phạn Văn Đức một câu dù biết chắc ông không trả lời được, rằng chủ nghĩa Marx quan tâm đến vấn đề dân sinh hời hợt quá hay sao mà ông chỉ nhắc có vài ba câu chiếu lệ rồi vứt thẳng vào sọt, toàn bài chỉ thấy ta ảnh hưởng và học tập chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn để gọi là thực hiện Chủ nghĩa Marx-Lenin một cách "rất sáng tạo"? "Chủ nghĩa Mác - Lê nin vô địch muôn năm" mà cần phải sáng tạo lại theo chủ nghĩa Tam dân của "bọn tư sản phản động" hay sao?
Vậy là, chỉ có thể hình dung, GS.TS. Phạm Văn Đức, PCT Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, đang muốn lái con thuyền cách mạng Việt Nam rời bỏ chủ nghĩa Marx để cập bờ chủ nghĩa Tam dân mà Quốc dân đảng đã chủ trương. Tôi chưa nghe nhà tuyên giáo chính thống nào tuyên truyền điều đó. Hay là ông Đức ngấm ngầm công bố cho quốc tế biết trước về khả năng "tự diễn biến" của Đảng Cộng sản Việt Nam?
"
https://www.facebook.com/Chumonglong/posts/3530960420251509
3. Ngày 14/4/2020
"
Mục đích chính của bài báo của Phạm Văn Đức (mà tôi đã đưa lên facebook ngày hôm qua trong một stt của tôi) có lẽ là ở câu cuối cùng trong phần nội dung của nó. Mục đích đó như sau: “So sánh với Trung Quốc, Việt Nam là một nước nhỏ hơn về từ ngữ liên quan tới lãnh thổ vật lý và dân số và tiến trình đổi mới bắt đầu sau Trung Quốc 8 năm. Do đó, kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc giải quyết vấn đề dân sinh sẽ có giá trị lớn đối với Việt Nam” (nguyên văn tiếng Anh là: “In comparison with China, Vietnam is a smaller country in term of physical territory and population and the process of renovation in Vietnam was initiated in 8 years later than China. Therefore, the experience of China in dealing with the issues of people's livelihood will be of great value for Vietnam” (tr. 4).
Tôi không biết tác giả Phạm Văn Đức có bài báo này là ai, có phải là GS. TS. Phạm Văn Đức đang là Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam kiêm Giám đốc Học viện Khoa học Xã hội hay không, nhưng tên bài báo này giống hệt tên một bài viết đầu tiên trong cuốn sách mang tên “Vấn đề dân sinh và xã hội hài hòa” của Viện Triết học thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) xuất bản tại Nxb. Khoa học xã hội năm 2010. Nếu hai tác giả này (đều có chuyên môn triết học) là một thì xem như “vấn đề được xào” lại sau 10 năm. Còn nếu hai tác giả này khác nhau thì Phạm Văn Đức có bài báo quốc tế có thể đã chép của tác giả có bài viết trong quyển sách. Rắc rối quá, trừ khi Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đứng ra giải thích (mơ thôi).
Bài báo cố đưa ra một số thông tin sơ lược thiếu tin cậy về Chủ nghĩa tam dân của Tôn Dật Tiên (Tôn Trung Sơn), rồi đem so sánh nó với tư tưởng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đi đến nhận định: hạt nhân của hai tư tưởng này là vấn đề dân sinh được phát triển theo hai nhánh khác nhau ở Trung Quốc và ở Việt Nam thông qua nhận thức của hai Đảng. Một bên thì gọi là xây dựng “xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa”. Còn bên ta thì gọi là “phát triển nhanh và bền vững”.
Thôi những sự gắn ghép đó và việc đưa những thông tin sơ khai đó là quyền của người nghiên cứu phụ thuộc vào khả năng và nhân cách của họ mà tôi không quan tâm. Nhưng toàn bộ bài báo trích nhiều câu nói, đoạn văn của Hồ Chủ Tịch nhưng không hề dẫn nguồn mặc dù danh mục tài liệu tham khảo có nêu ra khoảng 16 tài liệu của Việt Nam và của nước ngoài. Cũng như vậy, tác giả bài báo quốc tế này không dẫn nguồn khi trình bày tư tưởng của Tôn Dật Tiên và đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng như của đảng Tầu. Vì vậy những thông tin, kiến thức trong bài báo này hoàn toàn không đáng tin cậy. Mong mọi người tìm hiểu xem tác giả bài báo quốc tế này có xuyên tạc hay dịch sai tư tưởng của Bác không!
Tôi kiến nghị Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội và các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước kiểm tra xem tác giả Phạm Văn Đức này có đi nước ngoài để hội thảo và đăng bài bằng tiền ngân sách của nhà nước không. Nếu có thì thu hồi lại một cách nghiêm túc vì đó là những đồng tiền thuế của nhân dân.
Mong Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội và Bộ trưởng Bộ Giáo dục có đánh giá kỹ hơn về bài báo này và có biện pháp để khỏi vướng phải những câu chuyện tương tự.
Tôi xin phép vẫn đưa đường dẫn tới bài báo đó lên đây để mọi người tiện theo dõi.
Tôi không biết tác giả Phạm Văn Đức có bài báo này là ai, có phải là GS. TS. Phạm Văn Đức đang là Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam kiêm Giám đốc Học viện Khoa học Xã hội hay không, nhưng tên bài báo này giống hệt tên một bài viết đầu tiên trong cuốn sách mang tên “Vấn đề dân sinh và xã hội hài hòa” của Viện Triết học thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) xuất bản tại Nxb. Khoa học xã hội năm 2010. Nếu hai tác giả này (đều có chuyên môn triết học) là một thì xem như “vấn đề được xào” lại sau 10 năm. Còn nếu hai tác giả này khác nhau thì Phạm Văn Đức có bài báo quốc tế có thể đã chép của tác giả có bài viết trong quyển sách. Rắc rối quá, trừ khi Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đứng ra giải thích (mơ thôi).
Bài báo cố đưa ra một số thông tin sơ lược thiếu tin cậy về Chủ nghĩa tam dân của Tôn Dật Tiên (Tôn Trung Sơn), rồi đem so sánh nó với tư tưởng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đi đến nhận định: hạt nhân của hai tư tưởng này là vấn đề dân sinh được phát triển theo hai nhánh khác nhau ở Trung Quốc và ở Việt Nam thông qua nhận thức của hai Đảng. Một bên thì gọi là xây dựng “xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa”. Còn bên ta thì gọi là “phát triển nhanh và bền vững”.
Thôi những sự gắn ghép đó và việc đưa những thông tin sơ khai đó là quyền của người nghiên cứu phụ thuộc vào khả năng và nhân cách của họ mà tôi không quan tâm. Nhưng toàn bộ bài báo trích nhiều câu nói, đoạn văn của Hồ Chủ Tịch nhưng không hề dẫn nguồn mặc dù danh mục tài liệu tham khảo có nêu ra khoảng 16 tài liệu của Việt Nam và của nước ngoài. Cũng như vậy, tác giả bài báo quốc tế này không dẫn nguồn khi trình bày tư tưởng của Tôn Dật Tiên và đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng như của đảng Tầu. Vì vậy những thông tin, kiến thức trong bài báo này hoàn toàn không đáng tin cậy. Mong mọi người tìm hiểu xem tác giả bài báo quốc tế này có xuyên tạc hay dịch sai tư tưởng của Bác không!
Tôi kiến nghị Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội và các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước kiểm tra xem tác giả Phạm Văn Đức này có đi nước ngoài để hội thảo và đăng bài bằng tiền ngân sách của nhà nước không. Nếu có thì thu hồi lại một cách nghiêm túc vì đó là những đồng tiền thuế của nhân dân.
Mong Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội và Bộ trưởng Bộ Giáo dục có đánh giá kỹ hơn về bài báo này và có biện pháp để khỏi vướng phải những câu chuyện tương tự.
Tôi xin phép vẫn đưa đường dẫn tới bài báo đó lên đây để mọi người tiện theo dõi.
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1107996142903066&id=100010780718014
2. Ngày 13/4/2020
"
Người ta đề cao bài đăng trên ISI, Scopus, tưởng đó là thần dược để trị việc đăng bài kém chất lượng.
Có ai ngờ "Đạo cao một thước, Ma cao một trượng"; bọn ma quái trong giới học thuật thần thông biến hóa, khiến cho thuốc thần thành thuốc ma.
Học thuật Việt Nam không nhiễm yêu khí mới lạ.
"
"
"
1.
Xin mời bà con đọc "công trình" của GS TS Phạm Văn Đức vỏn vẹn bốn trang (không kể một trang Tài liệu tham khảo) mà đầy lỗi đánh máy, ngữ pháp, diễn đạt. Bài tuyệt nhiên không có một số liệu nào (dẫn của người khác cũng không, chứ mong gì số liệu của chính tác giả), để từ đó phân tích, kết luận. Toàn bài chỉ là những lời như thể diễn văn đọc trong những buổi mít tinh chính trị. Có ai tin một tạp chí liệt hạng Scopus lại đăng bài này!
GS TS Phạm Văn Đức là đương kim Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội, kiêm Giám đốc Học viện Khoa học Xã hội.
GS TS Phạm Văn Đức còn là đương kim Chủ tịch Hội đồng Giáo sư liên ngành Triết học - Chính trị học - Xã hội học vừa mới được bổ nhiệm năm ngoái.
Học giả nước ngoài đọc những "công trình" như thế này mà không cười nền khoa học nước nhà mới lạ.
Họ cười, còn chúng ta khóc!
Nói thêm: Có bạn tỏ ý phân vân, rằng có thể đây chỉ là tóm tắt bài viết thôi, chứ toàn văn không lẽ nội dung chỉ lèo tèo như thế. Xin trả lời: Sự thật trong trường hợp này vượt xa trí tưởng tượng. (1) Không ai viết Tóm tắt như thế; (2) Bài viết được tạp chí đăng Tóm tắt riêng, như dưới đây (https://www.e3s-conferences.org/…/e3sconf_ktti2020_03019.ht…). Chỉ mấy dòng mà cũng không tránh được lỗi đánh máy!
Abstract
The paper analyzes the basic ideas of Sun Yat-sen and Ho Chi Minh on the people’s livelihood. If Sun Yat-sen considered people’s livelihood to be socialism, Ho Chi Minh thought that the goal of socialism was to solve well the problems of people’s livelihood to bring prosperity, freedom and happiness to the people. At the same time, the author also analyzes and compares to point out the commonalities between the policy of building China’s harmonious society and Vietnam’s rapid and sustainable development strategy, among which the most oustanding is the goal to improve the quality of development and better solve the problems of the people’s livelihood.
https://www.facebook.com/dzung.hoang.501/posts/2950672744990498
0.
"
Issue |
E3S Web Conf.
Volume 157, 2020
Key Trends in Transportation Innovation (KTTI-2019) | |
---|---|---|
Article Number | 03019 | |
Number of page(s) | 5 | |
Section | Environmental Issues in Regional Planning | |
DOI | https://doi.org/10.1051/e3sconf/202015703019 | |
Published online | 20 March 2020 |
E3S Web of Conferences 157, 03019 (2020)
The issue of people’s livelihood in China’s policy of building a harmonious society and Vietnam’s strategy of sustainable development
1 Vietnam Academy of Social Sciences, 59, Langha St, Badinh Dist, Hanoi, Viet Nam
2 Graduate Academy of Social Sciences, 1 Lieu Giai street, Ba Dinh district, Hanoi, Vietnam
2 Graduate Academy of Social Sciences, 1 Lieu Giai street, Ba Dinh district, Hanoi, Vietnam
* Corresponding author: ducphilosophy@yahoo.com
The paper analyzes the basic ideas of Sun Yat-sen and Ho Chi Minh on the people’s livelihood. If Sun Yat-sen considered people’s livelihood to be socialism, Ho Chi Minh thought that the goal of socialism was to solve well the problems of people’s livelihood to bring prosperity, freedom and happiness to the people. At the same time, the author also analyzes and compares to point out the commonalities between the policy of building China’s harmonious society and Vietnam’s rapid and sustainable development strategy, among which the most oustanding is the goal to improve the quality of development and better solve the problems of the people’s livelihood.
© The Authors, published by EDP Sciences, 2020
This is an Open Access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License 4.0, which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original work is properly cited.
"
https://www.e3s-conferences.org/articles/e3sconf/abs/2020/17/e3sconf_ktti2020_03019/e3sconf_ktti2020_03019.html?fbclid=IwAR1cYzweH9cf19vpw3_0uAXj0Ky8YuDd3CP8hD-U3gSvKEhPXSLOT8OTDoM
---
BỔ SUNG
..
1.
Cập nhật lần cuối: 29 Tháng 8 2016
1.
Cập nhật lần cuối: 29 Tháng 8 2016
Lời Ban Biên tập
Nghiên cứu khoa học là một hoạt động cực kỳ tốn kém, tuy lợi ích của nó đối với việc thúc đẩy phát triển kinh tế và đời sống là điều không ai phủ nhận. Nghiên cứu khoa học chỉ đạt được những lợi ích đó và xứng đáng với số tiền ngân sách công hoặc số tiền các tổ chức tài trợ dành cho nó, nếu nó thực sự có giá trị học thuật. Vì vậy, đánh giá phẩm chất của một công trình nghiên cứu khoa học là công việc có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không chỉ để làm cơ sở cho những quyết định về đầu tư nghiên cứu, về tuyển dụng hay đề bạt, mà còn để khích lệ một môi trờng trường nghiên cứu lành mạnh trong đó những giá trị thực được ghi nhận một cách thích đáng. Công việc này càng quan trọng khi số lượng tập san và ấn phẩm giờ đây đang tăng chóng mặt. Hiện có khoảng 60 triệu bài báo khoa học được lưu trữ trong kho dữ liệu của Thompson Reuteur. Các trường bị ám ảnh với thành tích nghiên cứu. Giảng viên bị thúc đẩy “nghiên cứu hay là chết”. Nếu công việc đánh giá nghiên cứu khoa học không được cải thiện, chúng ta sẽ thấy ngày càng nhiều những bài báo được tạo ra chỉ nhằm đếm thành tích mà không đóng góp gì vào sự phát triển học thuật và tác động tới xã hội, những bài báo được công bố mà ngay cả người trong ngành cũng không buồn đọc.
Bởi lẽ đó, chúng tôi xin giới thiệu Tuyên ngôn San Francisco về Đánh giá Nghiên cứu Khoa học, một văn bản đã được một nhóm các tổng biên tập 2 tập san khoa học và các nhà xuất bản khởi xướng, với 155 cá nhân và 82 tổ chức ký tên đầu tiên, đến nay (7/8/2016) đã có 12.410 nhà khoa học và 823 tổ chức ký tên bày tỏ sự ủng hộ và tán thành của họ. Bản Tuyên ngôn này là một thái độ của giới nghiên cứu nhằm bảo vệ mục đích và chân giá trị của nghiên cứu khoa học như một sự theo đuổi tri thức, nhằm cổ vũ cho những cách đánh giá kết quả nghiên cứu tinh tế hơn, xác đáng hơn, và hướng về giá trị đóng góp của nó thay cho những cách đánh giá thiếu tính tin cậy và không khích lệ một môi trường nghiên cứu lành mạnh. Chúng tôi hy vọng những quan điểm được nêu ra trong bản tuyên ngôn này có thể giúp ích cho các nhà quản lý khoa học ở Việt Nam trong việc nắm bắt những bớc bước phát triển mới nhất trong công việc đánh giá khoa học trên thế giới, để từ đó nâng cao chất lượng công việc của mình.
Đưa khoa học vào việc đánh giá hoạt động nghiên cứu
Hiện đang có một nhu cầu ngày càng mạnh mẽ đòi hỏi các tổ chức tài trợ nghiên cứu, các trường, viện, các cơ quan, đơn vị hoạt động khoa học và nhiều bên khác nhau cải thiện cách thức đánh giá của họ đối với kết quả của hoạt động nghiên cứu. Để giải quyết vấn đề này, một nhóm các nhà xuất bản và các tổng biên tập tập san khoa học đã có một cuộc họp trong kỳ họp thờng thường niên của Hội Sinh học Tế bào tại San Francisco, Hoa Kỳ, ngày 16/12/2012 và đưa ra một số khuyến nghị được trình bày dưới tên gọi Tuyên ngôn San Francisco về Đánh giá Nghiên cứu Khoa học. Chúng tôi xin mời tất cả những ai có quan tâm đến vấn đề này, trong mọi lĩnh vực chuyên ngành, bày tỏ sự ủng hộ của họ đối với những quan điểm nêu trong tuyên ngôn, bằng cách bổ sung tên mình vào danh sách những người ký tên dưới bản Tuyên bố này. Kết quả của hoạt động nghiên cứu khoa học thể hiện dưới nhiều hình thức, như bài báo khoa học trình bày kiến thức mới; dữ liệu, chất phản ứng, và phần mềm; tài sản trí tuệ các loại; cũng như các nhà khoa học trẻ được đào tạo một cách nghiêm ngặt. Các tổ chức tài trợ nghiên cứu, các trường, viện, cơ quan nghiên cứu đang tuyển dụng các nhà khoa học, và bản thân các nhà khoa học, tất cả đều có chung một mong muốn, và nhu cầu, là đánh giá đúng chất lượng cũng như tác động của các thành quả nghiên cứu ấy. Bởi vậy, mọi thành quả nghiên cứu phải được đo lường một cách xác đáng và được đánh giá một cách sáng suốt khôn ngoan. Chỉ số tác động của tập san thường được dùng như một thước đo chủ yếu để so sánh thành quả nghiên cứu giữa các cá nhân và các trường viện. Chỉ số này, được Thomson Reuters thực hiện việc đo đếm, thoạt tiên được tạo ra như một công cụ để giúp các chuyên viên thư viện xác định xem tập san nào nên mua, chứ không phải nhằm đo lường chất lượng khoa học của một bài báo. Cần nhớ điều này để hiểu một điều rất quan trọng là chỉ số tác động của tập san khoa học có một số điểm yếu đã được nhiều tài liệu nêu ra khi nó được dùng làm công cụ để đánh giá chất lượng nghiên cứu khoa học.
Những điểm giới hạn đó là:
A) Số lượng trích dẫn được phân bố cực kỳ thiên lệch giữa các tập san [1–3];
B) Chỉ số tác động của tập san về bản chất tùy thuộc vào từng chuyên ngành cụ thể: nó là sự kết hợp của nhiều kiểu bài rất đa dạng, chẳng hạn những bài báo khoa học nguyên thủy và những bài tổng thuật [1, 4];
C) Chỉ số tác động của tập san có thể được điều khiển (hay nói cho đúng là phù phép) bởi chính sách biên tập [5]; và
D) Dữ liệu được dùng để tính toán chỉ số tác động không hề minh bạch mà cũng không mở ra cho công chúng có thể tiếp cận [4, 6, 7].
Bởi vậy, dưới đây, chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị nhằm cải thiện cách thức đánh giá chất lượng của các công trình nghiên cứu. Trong tương lai, các công trình nghiên cứu ngoài bài báo khoa học sẽ ngày càng quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả của hoạt động nghiên cứu khoa học, nhưng bài báo khoa học có bình duyệt cũng sẽ vẫn tiếp tục là một hình thức trọng yếu để đưa ra thông tin về kết quả nghiên cứu và cung cấp thông tin cho việc đánh giá kết quả nghiên cứu. Khuyến nghị của chúng tôi do đó tập trung chủ yếu vào những thực tế liên quan tới việc đánh giá các bài báo khoa học được công bố trên những tập san có bình duyệt, nhưng nó cũng có thể và cần được mở rộng bằng cách công nhận những sản phẩm khác nữa, ví dụ như bộ dữ liệu, là những kết quả nghiên cứu quan trọng. Những khuyến nghị này nhằm vào các tổ chức tài trợ nghiên cứu, các trường, viện, tổ chức hoạt động khoa học, các tập san khoa học, các tổ chức đo lường khoa học, và cá nhân các nhà nghiên cứu.
Một số chủ đề được đề cập đến thông qua các khuyến nghị này là:
- Nhu cầu loại trừ việc sử dụng những thước đo dựa trên tập san, ví dụ như chỉ số tác động của tập san, trong việc xét duyệt tài trợ, xem xét việc bổ nhiệm hay thăng tiến;
- Nhu cầu đánh giá nghiên cứu khoa học dựa trên phẩm chất và giá trị của chính nó thay vì dựa trên tập san mà công trình đó đã được công bố; và
- Nhu cầu tận dụng những cơ hội mà việc xuất bản trực tuyến mang lại (chẳng hạn không cần phải hạn chế số chữ, hình, tài liệu tham khảo trong bài), và có thể khám phá những thước đo mới để đo lường tầm quan trọng và tác động.
Chúng tôi công nhận rằng nhiều tổ chức tài trợ nghiên cứu, các trường viện, các nhà xuất bản, và các nhà nghiên cứu, đã và đang khuyến khích cải thiện việc đánh giá kết quả nghiên cứu. Những bước đi ấy đã khởi đầu việc tăng cường động lực cho những cách tiếp cận tinh tế hơn và có ý nghĩa hơn đối với việc đánh giá thành quả nghiên cứu 4 khoa học, giờ đây đã có thể được xây dựng dựa trên những nỗ lực này và được mọi tổ chức liên quan áp dụng.
Những người ký tên trên Tuyên ngôn San Francisco về Đánh giá Khoa học bày tỏ sự ủng hộ của họ với việc áp dụng những kinh nghiệm sau đây cho việc đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học.
Khuyến nghị tổng quát
1. Không dùng những thước đo đánh giá tập san (ví dụ chỉ số tác động của các tập san khoa học), như một thước đo thay thế cho việc đánh giá đối với chất lượng của một bài báo khoa học, để từ đó đánh giá sự đóng góp của một nhà khoa học, hoặc để xem xét việc tuyển dụng, thăng tiến, hay tài trợ.
Đối với các tổ chức tài trợ
2. Trình bày rõ ràng về những tiêu chí được dùng để đánh giá năng suất khoa học của các ứng viên. Nhấn mạnh một cách rõ ràng, nhất là với các nhà nghiên cứu mới bắt đầu sự nghiệp, rằng nội dung khoa học của một bài báo khoa học quan trọng hơn rất nhiều so với các thước đo ấn phẩm và tên tuổi của tập san mà bài báo đó được công bố.
3. Vì mục đích đánh giá nghiên cứu, cần cân nhắc giá trị và tác động của tất cả các hình thức thể hiện kết quả nghiên cứu (bao gồm cả dữ liệu, hay phần mềm) chứ không chỉ là các bài báo khoa học, và cần cân nhắc nhiều thước đo tác động khác nhau chẳng hạn ảnh hưởng tác động đối với việc phát triển chính sách và với thực tế.
Đối với các trường
4. Trình bày rõ ràng về những tiêu chí tuyển dụng, xét biên chế, thăng tiến; nhấn mạnh một cách rõ ràng, nhất là với các nhà nghiên cứu mới bắt đầu sự nghiệp, rằng nội dung khoa học của một bài báo khoa học quan trọng hơn rất nhiều so với các thước đo ấn phẩm và tên tuổi của tập san mà bài báo đó được công bố.
5. Vì mục đích đánh giá nghiên cứu, cần cân nhắc giá trị và tác động của tất cả các hình thức thể hiện kết quả nghiên cứu (bao gồm cả dữ liệu, hay phần mềm) chứ không chỉ là các bài báo khoa học, và cần cân nhắc nhiều thước đo tác động khác nhau chẳng hạn ảnh hưởng tác động đối với việc phát triển chính sách và với thực tế.
Đối với các nhà xuất bản
6. Giảm nhẹ đáng kể việc nhấn mạnh vào chỉ số tác động của tập san khoa học như một cách quảng cáo, một cách lý tưởng là bỏ hẳn chỉ số tác động hoặc trình bày nó trong bối cảnh của nhiều thước đo khác nhau về tập san (ví dụ như chỉ số tác động 5 năm, EigenFactor [8], SCImago [9], h-index, thời điểm công bố và biên tập, v.v…) là những yếu tố giúp mang lại một quan điểm đầy đủ hơn về chất lượng hoạt động của một tập san.
7. Tạo ra nhiều thước đo khác nhau ở cấp độ bài báo khoa học nhằm khuyến khích thay đổi cách đánh giá, dựa vào nội dung khoa học của bài báo khoa học thay vì dựa vào uy tín của tập san.
8. Khuyến khích việc công bố tên tuổi đồng tác giả một cách có trách nhiệm và cung cấp thông tin về đóng góp cụ thể của từng tác giả.
9. Dù tập san là tiếp cận mở hay phải đăng ký để đọc, hủy bỏ tất cả các giới hạn về danh sách tư liệu tham khảo trong mỗi bài báo khoa học và làm cho nó có thể tiếp cận được dễ dàng theo quy định của Creative Commons Public Domain Dedication [10].
10. Hủy bỏ hay giảm bớt những giới hạn về số lượng tài liệu tham khảo trong các bài báo, và khi thích hợp, bắt buộc trích dẫn từ nguồn nguyên thủy thay vì trích qua nguồn thứ cấp, nhằm ghi nhận uy tín cho cá nhân hay nhóm nghiên cứu đã công bố kết quả ấy trước hết. Với các tổ chức đưa ra những thước đo cho đánh giá khoa học
11. Mở ra công khai và minh bạch bằng cách cung cấp dữ liệu cũng như các phương pháp đã được sử dụng để tính toán cho mọi thước đo.
12. Cung cấp dữ liệu với giấy phép không hạn chế việc sử dụng lại, và cho phép tiếp cận với bản điện tử của dữ liệu khi có thể được.
13. Tỏ thái độ rõ ràng rằng điều khiển các thước đo một cách không phù hợp là điều không thể khoan thứ; trình bày một cách hiển ngôn rằng thế nào là điều khiển thước đo theo lối không phù hợp và thước đo nào sẽ được dùng để chống lại việc đó.
14. Hãy tính đến sự khác biệt giữa các loại bài khác nhau (ví dụ bài tổng thuật so với bài nghiên cứu), và sự khác nhau trong các lĩnh vực chuyên ngành khi sử dụng các thước đo; khi tổng hợp, hoặc so sánh.
Đối với các nhà nghiên cứu
15. Khi có liên quan tới những ủy ban hay hội đồng có quyền quyết định về tài trợ, tuyển dụng, xét biên chế hay thăng tiến, hãy thực hiện việc đánh giá dựa trên nội dung khoa học thay vì dựa trên các thước đo đối với ấn phẩm.
16. Khi thích hợp, hãy trích dẫn nguồn nguyên thủy thay cho trích từ nguồn thứ cấp để tỏ lòng tôn trọng với những người đã tạo ra kiến thức ấy và công bố nó trước hết.
17. Dùng nhiều thước đo và dấu hiệu khác nhau kể cả những phát ngôn cá nhân bày tỏ sự ủng hộ như là một bằng chứng cho tác động của một bài báo khoa học hay một công trình nghiên cứu [11].
18. Hãy tỏ thái độ thách thức với lối đánh giá nghiên cứu khoa học dựa trên chỉ số tác động tập san một cách không phù hợp, và thúc đẩy, truyền đạt cách đánh giá dựa trên giá trị và ảnh hươởng của các kết quả nghiên cứu.
(Nguồn: www.am.ascb.org/dora/, Phạm Thị Ly (dịch), Niên giám thông tin KHXH số 10/2015. tr. 81)
Tài liệu tham khảo
1. Adler, R., Ewing, J., and Taylor, P. (2008) Citation statistics,. A report from the International Mathematical Union,. www.mathunion.org/publications/report/citationstatistics0
2. Seglen, P.O. (1997), Why the impact factor of journals should not be used for evaluating research,. BMJ 314, 498–502.
3. Editorial (2005),. Not so deep impact,. Nature 435, 1003–1004.
4. Vanclay, J.K. (2012), Impact Factor: Outdated artefact or stepping- stone to journal certification,. Scientometric 92, 211–238.
5. The PLoS Medicine Editors (2006),. The impact factor game,. PLoS Med 3(6): e291 doi:10.1371/journal.pmed.0030291.
6. Rossner, M., Van Epps, H., Hill, E. (2007),. Show me the data,. J. Cell Biol. 179, 1091–-1092.
7. Rossner M., Van Epps H., and Hill E. (2008)., Irreproducible results: A response to Thomson Scientific,. J. Cell Biol. 180, 254–-255.
10. http://opencitations.wordpress.com/2013/01/03/open-letter-to- publishers
Bình luận của ban biên tập web www.cheer.edu
Trong khi Bản Tuyên ngôn đã bày tỏ rõ ràng một thái độ không ủng hộ những cách đánh giá máy móc đối với chất lượng khoa học của các bài báo khoa học hay công trình nghiên cứu, nó cũng đồng thời tạo ra một câu hỏi chưa được trả lời: Vậy thì phải dùng những thước đo nào thay thế hoặc bổ sung cho những thước đo đang được sử dụng và đã cho thấy sự hạn chế như là chỉ số tác động của tập san? Để trả lời câu hỏi ấy, cần có sự đóng góp của nhiều người, nhiều thế hệ làm khoa học. Tuy mục tiêu chung của đánh giá chất lượng khoa học dựa trên mức độ đóng góp của nó cho sự phát triển tri thức và cho sự tiến bộ là điều dễ đồng thuận, nhưng những thước đo mức đóng góp ấy lại là điều dễ gây tranh cãi. BBT Bản tin hoan nghênh những ý kiến đóng góp của người đọc cho việc trả lời câu hỏi nêu trên. Mời bạn đọc tham gia thảo luận tại mục Bình luận của bài này trên trang web www.cheer.edu
Khi công bố 2013, 82 tổ chức khoa học và 155 nhà khoa học đầu tiên đã ký Tuyên ngôn này. Tính đến 7/8/2016 đã có 823 tổ chức 12.410 nhà khoa học ký tên hưởng ứng tuyên ngôn này. Danh sách cập nhật có thể được truy cập tại: http://www.ascb.org/dora/
----
CẬP NHẬT
3. Ngày 5/9/2021
Muốn trả lời câu hỏi này, ta cần biết điểm trích dẫn trong bảng xếp hạng World University Rankings 2022 của Times Higher Education (THE) được tính như thế nào.
Theo giải thích về phương pháp xếp hạng của THE (trang 10 tài liệu này https://www.timeshighereducation.com/.../the_2022_world...), điểm trích dẫn được tính như sau:
“Citations (research influence)
Our research influence indicator looks at universities’ role in spreading new knowledge and ideas. We examine research influence by capturing the average number of times a university’s published work is cited by scholars globally. We look at the academic journals indexed by Elsevier’s Scopus database and all indexed publications between 2016 and 2020. Citations to these publications made in the six years from 2016 to 2021 are also collected. The data is normalised by Elsevier to reflect variations in citation volume between different subject areas. This means that institutions with high levels of research activity in subjects with traditionally high citation counts do not gain an unfair advantage. We have blended equal measures of a country-adjusted and non-country-adjusted raw measure of citations scores.”
Tạm dịch:
“Trích dẫn (ảnh hưởng của nghiên cứu)
Chỉ số ảnh hưởng của nghiên cứu xem xét vai trò của các trường đại học trong việc truyền bá tri thức và những ý tưởng mới. Chúng tôi đánh giá ảnh hưởng của nghiên cứu bằng cách ghi nhận số lần trung bình các công trình đã xuất bản của một trường đại học được các học giả trên toàn cầu trích dẫn. Chúng tôi xem xét các tạp chí học thuật được đánh chỉ mục bởi cơ sở dữ liệu Scopus của Elsevier và tất cả những công trình đã được đánh chỉ mục từ năm 2016 đến 2020. Các trích dẫn tới những công trình này được ghi nhận trong vòng 6 năm từ 2016 đến 2021 cũng được thu thập. Dữ liệu được Elsevier chuẩn hóa để phản ánh sự khác biệt về xu hướng trích dẫn giữa các lĩnh vực khác nhau. Điều này có nghĩa là các trường đại học hoạt động mạnh trong những lĩnh vực nghiên cứu có truyền thống nhận được số lượt trích dẫn cao sẽ không giành được lợi thế không công bằng. Chúng tôi đã kết hợp với tỷ trọng bằng nhau của thước đo thô của điểm số trích dẫn được hiệu chỉnh theo quốc gia và hiệu chỉnh không theo quốc gia.”
Toàn bộ phần giải thích liên quan đến điểm số trích dẫn của THE chỉ có vậy nên chúng ta không biết chính xác dữ liệu trích dẫn đã được THE hiệu chỉnh như thế nào.
Tuy nhiên, có thể suy đoán rằng điểm số trích dẫn bao gồm hai phần: phần hiệu chỉnh không theo quốc gia và phần hiệu chỉnh theo quốc gia, mỗi phần chiếm tối đa 50 điểm.
Đối với phần điểm số hiệu chỉnh không theo quốc gia, nhiều khả năng cả Duy Tân và Tôn Đức Thắng nằm trong nhóm trường có số lượt trích dẫn cao nên đều đạt điểm tối đa giống như Harvard, Oxford, Caltech, Cambridge.
Với phần điểm số hiệu chỉnh theo quốc gia, mặc dù số lượt trích dẫn tuyệt đối của hai trường trong nước thấp hơn các trường đại học hàng đầu của Anh và Mỹ, nhưng khi hiệu chỉnh theo quốc gia, do Duy Tân và Tôn Đức Thắng có lượt trích dẫn cao nhất trong số các trường ở Việt Nam nên được chấm lần lượt 50 và 49.3 điểm. Trong khi đó, tại Mỹ, Harvard và Caltech được chấm tương ứng 49.2 và 47.8 điểm; còn tại Anh, Oxford và Cambridge được cho lần lượt 48 và 46.2 điểm.
Ta cũng nhận thấy rằng trong số 11 trường, bao gồm Duy Tân, đạt điểm số tuyệt đối 100 về trích dẫn, không có bất kỳ trường nào nằm trong nhóm 200 trường tốt nhất. Tuyệt đại đa số các trường này chỉ xếp hạng từ 301 đến 500, và đều không phải ở các quốc gia có nền giáo dục và nghiên cứu uy tín nhất như Ghana, Việt Nam, Palestine, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Xê-út, Sri Lanka: https://www.timeshighereducation.com/.../world-ranking...
***
Phần giải thích trên đây - hi vọng có thể làm sáng tỏ phần nào điểm số trích dẫn của các trường trong World University Rankings 2022 - không làm thay đổi sự thật rằng các chỉ số về nghiên cứu và trích dẫn được trình bày trong bảng xếp hạng này không thể hiện đúng năng lực thực sự của Duy Tân và Tôn Đức Thắng.
Thật vậy, đã có những phân tích chỉ ra rằng
1. Hai trường này mua rất nhiều bài báo khoa học từ các đầu nậu để tạo thành tích ảo:
- Xem bài viết Giặc ngoại xâm khoa học trong nhóm LCKH: https://www.facebook.com/324416925471813, hoặc
- Bài “Thành tích ảo trong nghiên cứu khoa học: Các trường đại học Việt Nam có thể đang bị 'ăn thịt'” trên báo Thanh Niên: https://thanhnien.vn/.../thanh-tich-ao-trong-nghien-cuu...
2. Phần nghiên cứu thực chất của Duy Tân và Tôn Đức Thắng, hay còn gọi là nội lực, tương đối thấp. Một ước tính trên báo Thanh Niên cho thấy nội lực của Tôn Đức Thắng chỉ đạt gần 11%: https://thanhnien.vn/.../thu-thuat-khai-man-nhiem-so-de....
Khi ước tính nội lực của Tôn Đức Thắng theo những cách khác, con số rộng rãi nhất mà tôi từng được biết đến chưa bao giờ vượt quá 26%.
3. Chạy theo thành tích ảo trong nghiên cứu khoa học có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng và lâu dài mà nhiều nhà khoa học đã nêu ra trên báo chí lẫn các diễn đàn: https://www.facebook.com/555686099011560
4. Trong số những hậu quả tai hại của việc mua bán bài báo vô tội vạ, hệ lụy rõ ràng đầu tiên là một loạt bài báo của hai trường này vừa bị nhiều tạp chí rút bỏ, không phải vì chất lượng chuyên môn, mà do gian lận học thuật: https://www.facebook.com/503129214267249
***
Đây không phải lần đầu tiên, và chắc chắn cũng không phải lần cuối cùng nổ ra những tranh cãi, lùm xùm xung quanh thành tích nghiên cứu của Duy Tân và Tôn Đức Thắng. Tuy nhiên, bất chấp rất nhiều nghi vấn và câu hỏi mà cộng đồng khoa học và dư luận xã hội đặt ra, lãnh đạo hai trường này chưa bao giờ thực hiện trách nhiệm giải trình.
Sự thiếu minh bạch và thoái thác giải trình của lãnh đạo Duy Tân và Tôn Đức Thắng hoàn toàn đi ngược lại chủ trương tự chủ đại học, bởi lẽ tự chủ đại học phải luôn gắn liền với trách nhiệm giải trình – có như thế đại học mới giành được niềm tin của công chúng (public trust) để thực hiện sứ mệnh của nó, cũng như để đại học không biến thành chiếc hộp đen cho vài cá nhân thao túng, muốn làm gì thì làm.
Việc giải trình của lãnh đạo Duy Tân và Tôn Đức Thắng không chỉ là cách tốt nhất để hai trường này tự bảo vệ uy tín trước cộng đồng khoa học và xã hội, mà đó trước hết là trách nhiệm đối với chính sinh viên, giảng viên, nhà nghiên cứu và nhân viên của trường.
Cuối cùng, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như các cơ quan hữu trách trong câu chuyện này ở đâu?
https://www.facebook.com/groups/324412235472282?multi_permalinks=556294432284060&hoisted_section_header_type=recently_seen
2.
Ngày 4/9/2021
Ngo Viet Trung đã chia sẻ một liên kết.
Báo chí hôm qua đưa tin rầm rộ về việc hai đại học Tôn Đức Thắng và Duy Tân lọt vào top 500 của bảng xếp hạng các đại học thế giới của Times. Trong bảng xếp hạng về trích dẫn thì ĐH Duy Tân thậm chí còn xếp thứ 2 và Tôn Đức Thắng xếp thứ 18 trên cả ĐH Harvard là nơi tập trung nhiều nhà khoa học hàng đầu thế giới.
Rất tiếc là báo chí không bình luận tiếp là hai đại học này đã bỏ rất nhiều tiền thuê các tác giả trong nước (không là cán bộ của trường) và nước ngoài (chiếm tuyệt đại đa số) viết bài ghi địa chỉ ở hai trường đó. Phần lớn các bài báo này đều có chung đặc điểm đăng trong các tạp chí dạng săn mồi, có tai tiếng về chất lượng và có vấn đề về ngụy tạo trích dẫn, tác giả ở các nước có nền khoa học kém phát triển (xem một số minh chứng bên dưới).
Các tạp chí săn mồi là ví dụ điển hình về một số vấn đề trong khoa học hiện nay:
- Việc đánh giá thành tích khoa học qua chỉ số trích dẫn không phản ánh đúng chất lượng công bố vì những cái này có thể ngụy tạo trong kỷ nguyên kỹ thuật số.
- Có thể dùng tiền để mua thành tích ảo (không phản ánh trình độ thật) để đánh lừa xã hội.
Liên minh các viện hàn lâm InterAcademy Partnership IAP, mạng lưới của hơn 140 viện hàn lâm khoa học, kỹ thuật và y học hàng đầu thế giới (có thể coi là Liên Hợp Quốc trong khoa học) đánh giá các tạp chí săn mồi là mối đe dọa toàn cầu đối với khoa học. Năm 2020 IAP đã lập ra đề án Combatting Predatory Academic Journals and Conferences (Chống lại các tạp chí và hội nghị săn mồi); xem
Theo một nghiên cứu về những tiêu cực của xu thế công bố mở (open access) năm 2015 thì thế giới đang chứng kiến một sự gia tăng đáng báo động về số lượng các tạp chí săn mồi trong giai đoạn 2010 - 2014 từ 1.800 lên 8.000 tạp chí và sự tăng trưởng theo cấp số nhân từ 53.000 lên 420.000 về số bài báo mà họ xuất bản:
Hậu quả tất nhiên của việc bùng nổ bất thường về số lượng công bố khoa học sẽ là việc chất lượng công bố nói chung sẽ đi xuống.
"Mức độ nguy hại của các tạp chí săn mồi cho các hoạt động khoa học càng tăng khi số lượng các tạp chí đó càng lớn bởi vì chúng làm suy yếu tính liêm chính, chất lượng và uy tín khoa học, đặc biệt nếu những tạp chí đó lọt vào các cơ sở dữ liệu uy tín." Đây là lời mở đầu của một bài báo phân tích về nhà xuất bản MDPI như là một ví dụ về mối quan hệ giữa chỉ số trích dẫn và các tạp chí săn mồi:
Qua sự phân tích của bài báo có thể thấy nhà xuất bản MDPI (do một ông Tàu sáng lập ra) là một nhà xuất bản săn mồi và có chiêu trò tăng chỉ số trích dẫn. Sau đây là một vài thống kê về công bố của hai đại học Duy Tân và Tôn Đức Thắng trong các tạp chí của nhà xuất bản MDPI.
Tạp chí "Mathematics" là tạp chí chuyên về Toán học duy nhất của MDPI, ra đời năm 2013. Ban biên tập có 809 người, đã đăng 6241 bài báo, trong đó:
- ĐH Duy Tân: 15 bài (13 bài chỉ gồm các tác giả nước ngoài)
- ĐH Tôn Đức Thắng: 61 bài (55 bài chỉ gồm các tác giả nước ngoài)
Như vậy, các bài báo của các tác giả nước ngoài trong tạp chí này chiếm tỷ lệ khoảng 90%. Đại đa số tác giả của các bài báo ở các nước Algeria, Ấn Độ, Chile, Egypt, Irak, Iran, Jordan, Malaysia, Pakistan, Saudi Arabia, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Tunisia, Trung Quốc, Yemen. Để đăng bài trong tạp chí này, mỗi bài báo phải trả 1600 France Thuỵ Sĩ = 1750 USD cho nhà xuất bản MDPI.
Tổng số công bố trong các tạp chí MDPI từ 2010 đến nay:
- ĐH Duy Tân: 585 bài
- ĐH Tôn Đức Thắng: 857 bài
Có thể ước lượng tổng số bài báo trong các tạp chí MDPI của các tác giả nước ngoài lấy địa chỉ ở hai trường đại học này chắc phải trên 1000 bài. Mà đây mới chỉ là một địa chỉ trong rất nhiều nhà xuất bản săn mồi.
Tờ Mathematics của MDPI thậm chí còn không nằm trong danh mục tạp chí được bình duyệt của Hội Toán học Mỹ. Theo thống kê của Hội Toán học Mỹ thì tổng số công bố toán học được bình duyệt của hai đại học này từ 2010 đến nay như sau:
- ĐH Duy Tân (biên chế thường xuyên có khoảng 5 tiến sĩ toán): 424 bài
- ĐH Tôn Đức Thắng (biên chế thường xuyên có khoảng 20 TS Toán): 1325 bài
Đại đa số các tạp chí toán đăng bài có địa chỉ ở hai đại học này không thuộc danh mục SCI-E là danh mục các tạp chí khoa học được xét chọn theo một số tiêu chuẩn về chất lượng xuất bản. Xét cụ thể tên các tác giả có thể thấy hầu hết họ không phải là cán bộ của hai đại học này. Trong cùng thời gian đó, Khoa Toán Tin của ĐHKHTN-TPHCM có biên chế thường xuyên khoảng 50 tiến sĩ cũng chỉ công bố được 218 bài, hầu hết thuộc danh mục SCI-E. Đặc biệt, có vài cán bộ của khoa cũng bán bài báo cho hai đại học Duy Tân và Tôn Đức Thắng. Có người còn công bố cho họ nhiều hơn là cho khoa mình.
Việc các đại học bỏ tiền mua công bố quốc tế thuộc quyền tự chủ của họ. Tuy nhiên dư luận phải thấy đó là thành tích ảo, thậm chí là thành tích rởm (phần lớn công bố trong các tạp chí có chất lượng kém bởi các nhà khoa học đáng ngờ). Sự việc này phải bị lên án về khía cạnh liêm chính khoa học vì nó sẽ huỷ hoại nền khoa học và giáo dục Việt Nam:
- Gây ra tình trạng thật giả lẫn lộn, lâu dài sẽ làm mất niềm tin và uy tín của xã hội vào khoa học Việt Nam,
- Coi việc không trung thực trong giáo dục và khoa học là bình thường,
- Thu hút sinh viên đến học ở những cơ sở mà trình độ khoa học của đội ngũ giảng viên được thổi phồng một cách gián tiếp.
Các cơ quan quản lý khoa học ở VN như Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quỹ Nafosted cần quan tâm hơn đến việc này và phải có những biện pháp ngăn chặn việc dùng tiền ngân sách tài trợ trực tiếp hay gián tiếp cho các công bố trên các tạp chí thuộc các nhà xuất bản đáng ngờ về mặt khoa học.
Tái bút: Các thầy cô ở hai đại học DT và TĐT không liên quan đến chuyện mua công bố quốc tế. Tôi biết một số người chỉ công bố ở các tạp chí quốc tế có uy tín cao.
Link xếp hạng theo chỉ số trích dẫn:
https://www.facebook.com/groups/LiemChinhKhoaHoc/posts/555873015659535
1. Ngày 2/9/2021
Alméry Jacqueline đã chia sẻ một liên kết.
Nhiều nhà xuất bản sẵn sàng trả 6 USD cho mỗi trích dẫn đến các tạp chí của họ nhằm bơm thổi chỉ số trích dẫn và impact factor.
Trong số các tạp chí được bơm thổi, không chỉ có tạp chí dỏm mà gồm cả tạp chí Q1 ISI như International Journal of Bioprinting của nhà xuất bản săn mồi Whioce http://ijb.whioce.com/.../int-j.../about/submissions...
Trò làm tiền của các nhà xuất bản này là bỏ tiền mua trích dẫn để bơm impact factor, từ đó dụ các tác giả nộp bài rồi thu phí tầm 2500 USD/bài, tương đương giá tiền của gần 420 trích dẫn.
https://www.facebook.com/groups/LiemChinhKhoaHoc/posts/554486372464866/
..
5. Ngày 2/5/2020
Trả lờiXóaChân dung nhà khoa học qua một trang Tài liệu tham khảo
DŨNG HOÀNG·THỨ BẢY, 2 THÁNG 5, 2020·14 PHÚT
GS TS Phạm Văn Đức, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội kiêm Giám đốc Học viện Khoa học Xã hội, có một “bài báo khoa học” đăng trên trang E3S Web of Conferences, một ấn bản được liệt kê trong danh mục Scopus, nhan đề “The issue of people’s livelihood in China’s policy of building a harmonious society and Vietnam’s strategy of sustainable development” (Vấn đề dân sinh trong chủ trương xây dựng xã hội hài hòa của Trung Quốc và chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam).
Chất lượng bài viết năm trang (kể cả một trang Tài liệu tham khảo) như thế nào, là một câu chuyện dài. Còn lần này, chỉ xin hầu bạn đọc một chuyện rất nhỏ xung quanh một phần năm của bài báo đó: trang Tài liệu tham khảo. Cần lưu ý là bài này tham gia Hội thảo “Key Trends in Transportation Innovation (KTTI-2019)” được tổ chức tại Nga từ ngày 24 đến ngày 26 tháng 10 năm 2019; theo Ban Tổ chức Hội thảo thì bài báo cáo phải được ít nhất ba nhà khoa học đọc duyệt.
1. Ngày 2/9/2021
Trả lờiXóaAlméry Jacqueline đã chia sẻ một liên kết.
54 phút ·
Nhiều nhà xuất bản sẵn sàng trả 6 USD cho mỗi trích dẫn đến các tạp chí của họ nhằm bơm thổi chỉ số trích dẫn và impact factor.
Trong số các tạp chí được bơm thổi, không chỉ có tạp chí dỏm mà gồm cả tạp chí Q1 ISI như International Journal of Bioprinting của nhà xuất bản săn mồi Whioce http://ijb.whioce.com/.../int-j.../about/submissions...
Trò làm tiền của các nhà xuất bản này là bỏ tiền mua trích dẫn để bơm impact factor, từ đó dụ các tác giả nộp bài rồi thu phí tầm 2500 USD/bài, tương đương giá tiền của gần 420 trích dẫn.
3. Ngày 5/9/2021
Trả lờiXóaDuong Tu
1 giờ
Tại sao điểm trích dẫn của Duy Tân (100.0) và Tôn Đức Thắng (99.3) lại cao hơn cả Harvard (99.2), Oxford (98.0), Caltech (97.8 ) lẫn Cambridge (96.2)?
Muốn trả lời câu hỏi này, ta cần biết điểm trích dẫn trong bảng xếp hạng World University Rankings 2022 của Times Higher Education (THE) được tính như thế nào.