Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

22/04/2020

Đọc lại Lê-nin và về Lê-nin, trong đại dịch Cô Vy

2020, hạ tuần tháng 4, nhiều nơi đang có những hoạt động kỉ niệm dành cho lãnh tụ Lê-nin. Bản thân mình, thì đầu năm 2020, có một bài in trong sách chung mới ra, mà trong đó, mình bàn đến khái niệm "dân tộc tự quyết" do Lê-nin đưa ra (đã điểm tin ở đây).

Bây giờ thì đọc một ít tư liêu liên quan, mà bài đầu tiên là của Phan Khôi viết năm 1930 (đăng trên tờ Trung Lập thời đó).

Các bài khác thì đưa dần trong mục bổ sung ở bên dưới như mọi khi.

Tháng 4 năm 2020,
Giao Blog

---


Phan Khôi, viết năm 1930

(theo bản đưa lên Fb ngày 22/4/2020 của nhà biên khảo Lại Nguyên Ân)
(ảnh chụp bản gốc sẽ đưa lên sau)

"
1930 Phan Khôi viết về Lenine

An Nam ta hay mắng những người biết ăn không biết làm là “đồ thúi thây”. Kỳ thiệt An Nam ta thuở nay có mấy ai mà thây bị thúi bao giờ. Duy thấy bây giờ cái thây ông Lê Ninh nước Nga bị thúi đó thôi. Viêc đời hay tréo nhau như vậy, ông Lê Ninh lại là người ăn ít mà làm nhiều !
Không biết hồi họ ướp xác ông thế nào mà ngày nay đến nỗi thúi ra. Cứ theo tin mới đây thì xác ấy không có thể để được nữa mà phải thiêu ra tro. Nếu vậy thì ra khoa học ngày nay trở lại dở hơn ngày xưa.
Ai có tri thức khá một chút, há không biết bên Ai Cập đời xưa có cái thuật ướp xác để lâu kêu là “momie” hay sao? Người Ai Cập dùng thuốc thơm ướp xác các ông đế vương cách mấy ngàn năm trước mà đến hiện giờ vẫn còn, không thúi tha chi hết.
Có lẽ vì Ai Cập xứ nóng nên dễ ướp hơn chăng?
Mà không phải vậy. Hễ xứ nóng thì thịt mau ươn hơn, còn xứ lạnh thì thịt lâu ươn hơn mới phải. Xứ Nga lạnh hơn Ai Cập, sao xác ông Lê Ninh lại thúi? Nếu nói rằng người ta ướp không đắc pháp, thì sao lại hô lên rằng khoa học ngày nay tấn bộ ? Cái đó kêu là “chưng sơ” hay “dóc tổ”?
Đến như xứ An Nam mình, thuộc về ôn đới, khí hậu điều hòa, có lẽ giữ xác được lâu mà không thúi chăng? Song ngặt vì An Nam ta lại không có cái xác nào đáng ướp hết; cái thây nào cũng đáng để cho thúi quách hết thảy.
Bởi vậy người mình sợ thúi khó chịu, nên một người chết, vừa liệm vừa chôn trong 24 giờ đồng hồ. E để lâu hơn nữa thì nó thúi.
Có người nói rằng tục An Nam ta hồi trước, không có liệm và chôn gấp, có tệ chi cũng ba ngày, kêu bằng “tam nhựt thừa hung”. Sử giặc ra chôn gấp trong 24 giờ, ấy là từ người Pháp. Trong các thành phố, luật nước Pháp buộc đại khái như vậy.
Phải, cái tục ấy là từ bên Pháp đem qua. Chính bên nước Pháp cũng chôn trong 24 giờ.
Ăng Lê, Huê Kỳ họ hay cười người Pháp về sự nầy lắm, họ cho là khờ. Vì họ nghiệm ra người ta nhiều khi chết mà không phải chết thiệt, chỉ là cái giả tượng đó thôi, thường thường hay sống lại sau 24 giờ, vậy mà người Pháp nhè chôn đi, tức là chôn người sống cho nên họ cười.
Bên Huê Kỳ bây giờ, một người chết, lạnh tay lạnh chưn, tắt hơi, họ cũng chưa cho là chết, họ còn mong muôn một sống lại. Cho nên nhiều khi cái thây sình lên, họ mới liệm và chôn. Họ nói hồi đó chôn cũng vừa, không hại chi.
Họ đã nghiệm ra rằng lắm kẻ liệm vô hòm rồi hay là chôn xuống đất rồi mà còn thình lình sống dậy nên họ không chôn vội. Họ phản đối riết cái luật người Pháp bắt chôn trong 24 giờ.
Vậy mà người Pháp cũng cứ chôn 24 giờ cho được, không chịu bỏ cái luật ấy.
(Bị kiểm duyệt bỏ)
THÔNG REO


Nguồn: Trung lập, Sài Gòn, s. 6216 (7.8.1930)
"







Kỷ niệm 150 năm Ngày sinh V.I.Lê-nin (22-4-1870 - 22-4-2020)


QĐND Online - LTS: Nếu tính từ năm 1920 khi Nguyễn Ái Quốc tìm thấy chủ nghĩa V.I.Lênin, truyền bá vào Việt Nam, đến nay đã tròn 100 năm. Trong khoảng thời gian ấy, lịch sử Việt Nam đã từng chứng kiến hai lần đất nước lâm vào khủng hoảng.






Lần thứ nhất là khủng hoảng về đường lối cứu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, lần thứ hai là khủng hoảng về kinh tế-xã hội từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX và kéo dài trong nhiều năm sau. Và cũng có một sự thật không thể không nhắc đến, đó là cả hai lần đất nước thoát khỏi khủng hoảng đều có dấu ấn cực kỳ quan trọng của chủ nghĩa V.I.Lênin.
Bài 1: Mở ra đường lối cứu nước duy nhất đúng cho dân tộc Việt Nam
Ngày 1-9-1858 thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Đà Nẵng mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Với truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm kiên cường bất khuất, nhân dân Việt Nam đã anh dũng đứng lên chống giặc giữ nước theo phương châm “kẻ trước ngã, người sau đứng dậy” nhưng rốt cuộc đều thất bại.
Một câu hỏi lớn đặt ra với những người yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX là, làm sao để đánh đuổi thực dân Pháp, giành lại độc lập cho dân tộc? Có người cho rằng phải tiến hành võ trang bạo động, vì “không lấy máu rửa máu thì không thể cải tạo được xã hội hiện tại”. Có người lại lập luận, nếu dùng võ trang bạo động thì sẽ thất bại, bởi thực dân Pháp có vũ khí tối tân hiện đại, nên trước mắt cần phải dựa vào Pháp để “canh tân” đất nước, sau đó mới giành lại độc lập. Người đại diện cho xu hướng bạo động là cụ Phan Bội Châu. Người đại diện cho xu hướng cải lương là cụ Phan Châu Trinh.
Do hạn chế về lập trường giai cấp, nên cụ Phan Bội Châu, cụ Phan Châu Trinh cũng như các sĩ phu cấp tiến lãnh đạo phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX không thể tìm được một phương hướng giải quyết chính xác cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, chính vì thế cuộc đấu tranh chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn đã bị kẻ thù nhanh chóng dập tắt.
Chủ nghĩa V.I.Lênin  - “cẩm nang thần kỳ” của cách mạng Việt Nam
V.I.Lênin đọc diễn văn tại Quảng trường Đỏ ở Mátxcơva trước các đơn vị tham gia khóa huấn luyện quân sự toàn dân, ngày 25-5-1919. Ảnh Tư liệu.
Trong lúc xã hội Việt Nam khủng hoảng về đường lối cứu nước thì Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh xuất hiện. Trước cảnh nước mất nhà tan, cũng như bao người Việt Nam yêu nước thời đó, Nguyễn Ái Quốc đã ra đi tìm đường cứu nước; quyết định sang Pháp, hướng về các nước phương Tây để trước hết là tìm hiểu cho rõ những gì đang ẩn giấu đằng sau khẩu hiệu: “Tự do, Bình đẳng, Bác ái”, xem vì sao các nước phương Tây lại trở nên phú cường, rồi sau đó sẽ trở về giúp đồng bào.
Ngày 5-6-1911, từ bến cảng Nhà Rồng, người thanh niên yêu nước Việt Nam Nguyễn Tất Thành với hai bàn tay trắng đã lên tàu Latusơ Tơrêvin rời Tổ quốc thân yêu, vượt trùng dương đi tìm chân lý cách mạng. Cuộc hành trình trong 6 năm từ Á sang Âu, Phi, Mỹ rồi lại trở về châu Âu năm 1917 giúp Nguyễn Ái Quốc nhận thức và khám phá nhiều điều mới mẻ. Khảo sát các cuộc cách mạng ở Pháp, Anh, Mỹ, Người cho rằng, đó là những cuộc cách mạng vĩ đại, nhưng chưa đến nơi. Nó đã phá tan gông xiềng phong kiến cùng những luật lệ hà khắc và những ràng buộc vô lý để giải phóng sức lao động của con người. Cách mạng tư sản đã xây dựng lên một chế độ mới tiến bộ hơn xã hội phong kiến. Nhưng cách mạng xong rồi dân chúng vẫn cực khổ, vẫn bị áp bức, bóc lột và vẫn mưu toan làm cách mạng. Người đi đến kết luận, chúng ta đã đổ xương máu để làm cách mạng, thì nên làm đến nơi, nghĩa là làm sao cho cách mạng rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc.
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 thắng lợi là sự kiện chính trị nổi bật của thế kỷ XX, mở ra thời đại mới trong lịch sử nhân loại, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới, thời đại thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng vô sản. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười đặt ra sự lựa chọn mới đối với những người cách mạng Việt Nam: Độc lập dân tộc cho một số ít hay cho đại đa số? Độc lập dân tộc đi lên chủ nghĩa tư bản hay độc lập dân tộc đi lên CNXH?
Tháng 3-1919, Quốc tế Cộng sản (Quốc tế thứ ba) ra đời, có ảnh hưởng lớn đến phong trào cách mạng thế giới. Năm 1920, cuộc đấu tranh giữa hai con đường diễn ra quyết liệt trong nhiều đảng công nhân và ngay trong Đảng Xã hội Pháp: Tiếp tục theo Quốc tế thứ hai tức là tiếp tục con đường cải lương hay đi theo Quốc tế thứ ba, con đường cách mạng.
Những cuộc thảo luận sôi nổi trong Đảng Xã hội Pháp về lý luận cách mạng, về Quốc tế II và Quốc tế III vẫn chưa thể giúp Nguyễn Ái Quốc lựa chọn được học thuyết mà mình cần tiếp nhận. Cho đến cuối tháng tháng 7 năm 1920, lần đầu tiên, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin để trình bày tại Đại hội II Quốc tế Cộng sản, Người mới tìm thấy ở đó “cái cẩm nang” giải phóng dân tộc Việt Nam.
Ở văn kiện này, V.I.Lênin đã bóc trần thái độ lừa dối của chế độ dân chủ tư sản đối với những người bị bóc lột khi tuyên bố quyền bình đẳng nói chung, trong đó bao gồm cả quyền bình đẳng dân tộc. Do vậy, một trong những nhiệm vụ của đảng cộng sản là phải phân biệt rõ những dân tộc bị áp bức, phụ thuộc không được hưởng quyển bình đẳng, với những dân tộc đi áp bức, bóc lột được hưởng đầy đủ mọi quyền lợi. Để đập lại sự lừa dối kiểu dân chủ tư sản đang che giấu việc tuyệt đại đa số nhân dân trên trái đất bị một thiểu số nhỏ bé những nước tư sản tiên tiến nô dịch về mặt thuộc địa và tài chính. Trên thực tế, phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản các nước tiên tiến và quần chúng lao động các nước thuộc địa và phụ thuộc sau chiến tranh thế giới thứ nhất đang làm tan rã ảo tưởng dân tộc tiểu tư sản về khả năng chung sống hòa bình và bình đẳng giữa các dân tộc dưới chế độ tư bản chủ nghĩa.
Xuất phát từ những luận điểm trên, V.I.Lênin cho rằng: “Điều quan trọng nhất trong chính sách của Quốc tế Cộng sản về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa là phải làm cho vô sản và quần chúng lao động của tất cả các dân tộc và tất cả các nước gần gũi nhau để tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng chung nhằm lật đổ bọn địa chủ và giai cấp tư sản. Bởi vì chỉ có sự gần gũi ấy mới bảo đảm việc chiến thắng chủ nghĩa tư bản, nếu không có chiến thắng đó thì không thể thủ tiêu được ách áp bức dân tộc và tình trạng bất bình đẳng”. Đồng thời, V.I.Lênin cũng nêu lên những nhiệm vụ quan trọng của các đảng cộng sản là phải trực tiếp ủng hộ phong trào cách mạng của các dân tộc thuộc địa: Giai cấp công nhân ở nước tư bản đang thống trị dân tộc chậm tiến trước tiên có nhiệm vụ ủng hộ tích cực nhất phong trào giải phóng các dân tộc ấy; phải đặc biệt ủng hộ phong trào nông dân ở các nước chậm tiến chống bọn địa chủ, chống chế độ chiếm hữu nhiều ruộng đất, chống chế độ phong kiến, phải liên minh chặt chẽ nhất giữa tất cả các phong trào giải phóng dân tộc với nước Nga - xô viết.
Những luận điểm cách mạng của V.I.Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa đã giải đáp trúng những vấn đề mà qua 9 năm tìm kiếm (1911-1920) Nguyễn Ái Quốc mới bắt gặp. Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin cũng giúp cho Nguyễn Ái Quốc nhận biết một tổ chức chính trị cần tham gia là Quốc tế III do V.I.Lênin sáng lập và lãnh đạo thực sự giúp đỡ các dân tộc bị áp bức đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc giành độc lập tự do. Từ đó, Người nhận thức được là trong thời đại ngày nay, muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản, con đường do V.I.Lênin và Quốc tế Cộng sản vạch ra. Sau này nhớ lại thời điểm được đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.V.I.Lênin, Người đã viết: “Luận cương của V.I.Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”.
Sau khi tìm thấy “cẩm nang” cho cách mạng Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực truyền bá lý luận của V.I.Lênin, của chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, tích cực chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của một chính đảng vô sản ở Việt Nam. Sản phẩm của quá trình chuẩn bị đó chính là sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 với Cương lĩnh chính trị đúng đắn, thể hiện sự kết hợp chặt chẽ độc lập dân tộc với CNXH, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng, bế tắc về đường lối cứu nước, mở ra thời đại mới cho cách mạng Việt Nam.
(còn nữa)
Đại tá, PGS, TS  NGUYỄN VĂN SỰ (Chủ nhiệm Khoa Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị)







 23/04/2020 10:53
Kỷ niệm 150 năm Ngày sinh V.I.Lênin (22-4-1870 / 22-4-2020)

Bài 2: Soi sáng những chặng đường lịch sử vẻ vang (tiếp theo và hết)

QĐND Online - Chủ nghĩa V.I.Lênin không chỉ giúp cách mạng Việt Nam khơi thông khủng hoảng bế tắc về đường lối cứu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, mà luôn là cẩm nang thần kỳ, ngọn đuốc soi sáng sự nghiệp cách mạng qua các giai đoạn cách mạng, nhất là việc trung thành vận dụng Chính sách kinh tế mới của V.I.Lênin đã giúp nền kinh tế Việt Nam vững vàng vượt qua đại khủng hoảng kinh tế-xã hội vào cuối những năm 70 của thế kỷ XX.

 Chủ nghĩa V.I.Lênin - “cẩm nang thần kỳ” của cách mạng Việt Nam









Xác định đúng đường lối chiến lược giải phóng dân tộc trong bối cảnh lịch sử phức tạp thời đó đã là khó, làm thế nào để đưa tư tưởng của đường lối vào thực tiễn, biến mục tiêu lý tưởng thành hiện thực lại càng khó hơn. Thực tế lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước của Đảng và nhân dân Việt Nam từ 1930-1975 không phải lúc nào cũng bằng phẳng, trơn tru, chỉ có thuận lợi và thành công; trái lại đó là sự nghiệp đầy cam go thử thách, thậm chí có cả những thời điểm phong trào cách mạng bị địch khủng bố và tàn sát dã man, tình cảnh đất nước như “ngàn cân treo sợi tóc”, vận mệnh của Đảng và dân tộc rơi vào tình thế hiểm nghèo tưởng chừng như không thể vượt qua.
Chính ở những thời điểm đầy cam go thử thách ấy, ánh sáng của chủ nghĩa Mác - V.I.Lênin đã rọi chiếu, thức tỉnh, trở thành nguồn cổ vũ lớn lao để Đảng và nhân dân Việt Nam vững bước tiến lên, vượt qua mọi gian lao thử thách, giành những thắng lợi vĩ đại trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. Sẽ là không đầy đủ nếu đề cập đến thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, giải phóng dân tộc, bảo vệ và thống nhất Tổ quốc mà lại không nhắc đến những chỉ dẫn khoa học của V.I.Lênin được Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam. Đó là tư tưởng về bạo lực cách mạng trong khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng; về liên minh công nông; về nghệ thuật tạo và chớp thời cơ; về lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù; về những nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới và chăm lo củng cố chính quyền cách mạng… Đó là những tư tưởng giữ vai trò nền tảng để Đảng Cộng sản Việt Nam hoạch định chủ trương, chiến lược và sách lược đưa cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Bài 2: Soi sáng những chặng đường lịch sử vẻ vang (tiếp theo và hết)
V.I.Lênin. Ảnh tư liệu.
Sau khi hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH. Cũng giống như tình cảnh nước Nga (Liên Xô cũ) sau Cách mạng Tháng Mười, trong khi Việt Nam đang rất cần một môi trường hòa bình để xây dựng và phát triển đất nước, hàn gắn những vết thương nghiêm trọng do hai cuộc chiến tranh tàn khốc và kéo dài gây ra thì chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch lại ra sức chống phá hòng thủ tiêu thành quả cách mạng mà Đảng và nhân dân Việt Nam đã phải tốn bao công sức và xương máu mới giành được. Bắt đầu từ việc Mỹ và các nước phương Tây thực hiện bao vây, cấm vận về kinh tế, cô lập về chính trị đối với Việt Nam, đến cuộc chiến tranh ở biên giới Tây Nam rồi biên giới phía Bắc bùng nổ… Trên thực tế, từ năm 1975-1991, chưa một ngày nào Việt Nam được sống trong hòa bình thực sự để xây dựng và phát triển đất nước. Những khó khăn do khách quan mang lại, cùng với những sai lầm chủ quan trong hoạt động lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của Nhà nước đã làm cho tình hình kinh tế-xã hội của đất nước lâm vào khủng hoảng, bắt đầu từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX và kéo dài trong nhiều năm sau.
Trước thực trạng đó, Đảng đã phải nhìn thẳng vào sự thật, và như V.I.Lênin nói “dù đó là sự thật cay đắng và đáng buồn đến mấy đi chăng nữa”, để đánh giá đúng sai, được mất, nghiêm khắc kiểm điểm, thay đổi tư duy, bổ sung chủ trương, chính sách, tự tìm lấy con đường đưa đất nước đi lên. Và rồi, Chính sách kinh tế mới của V.I.Lênin (NEP) lại đóng vai trò nền tảng cho việc hoạch định chủ trương, chính sách để Việt Nam thoát khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội. Khi vạch ra NEP, V.I.Lênin đã khẳng định: “Chúng ta buộc phải thừa nhận là toàn bộ quan điểm của chúng ta về CNXH đã thay đổi về căn bản”. Những quan điểm của V.I.Lênin trong NEP về phát triển kinh tế nhiều thành phần, phát triển quan hệ hàng hóa tiền tệ, sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước... đã được Đảng Cộng sản Việt Nam quán triệt và vận dụng. Bắt đầu từ Hội nghị Trung ương 6, khóa IV (8-1979) với chủ trương “làm cho sản xuất bung ra” đến nay tư duy kinh tế của Đảng đã có sự thay đổi căn bản. Từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp, chỉ muốn thừa nhận có hai thành phần kinh tế là quốc doanh và tập thể, chuyển sang phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN (từ Đại hội IX năm 2001 đến nay gọi là kinh tế thị trường định hướng XHCN, đó là mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam). Mô hình đó mang đậm dấu ấn của NEP do V.I.Lênin khởi xướng từ những năm 20 của thế kỷ XX. Đi theo mô hình đó, kinh tế Việt Nam đã giải phóng được mọi năng lực sản xuất, huy động được các động lực phát triển, mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực và trên thế giới, trở thành nền kinh tế năng động, có tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm... Đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội, chuyển sang thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Kỷ niệm 150 năm Ngày sinh của V.I.Lênin và cũng là 100 năm kể từ khi Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và dân tộc Việt Nam lựa chọn và đi theo chủ nghĩa V.I.Lênin, lịch sử thế giới và Việt Nam đã có nhiều thay đổi nhưng có một sự thật không được phép lãng quên, đó là chính chủ nghĩa V.I.Lênin, chủ nghĩa Mác - V.I.Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã đưa dân tộc Việt Nam thoát khỏi cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và cuộc khủng hoảng về kinh tế-xã hội từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX, đưa dân tộc Việt Nam từ một xứ thuộc địa nửa phong kiến trở thành một quốc gia độc lập, tự do, phát triển theo con đường XHCN; nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội; đất nước ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển, đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, có quan hệ quốc tế rộng rãi, có vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Đồng thời, những thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong 90 năm qua còn góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, cổ vũ giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới đứng lên đấu tranh vì các mục tiêu tiến bộ của thời đại. Đúng như Hồ Chí Minh đã khẳng định: “…, Có câu chuyện đời xưa về cái “cẩm nang” đầy phép lạ thần tình. Khi người ta gặp những khó khăn lớn, người ta mở cẩm nang ra, thì thấy ngay các giải pháp. Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái “cẩm nang” thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi với thắng lợi cuối cùng, đi tới CNXH và chủ nghĩa cộng sản”.
Đại tá, PGS, TS NGUYỄN VĂN SỰ (Chủ nhiệm Khoa Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị)
https://www.qdnd.vn/chinh-tri/cac-van-de/bai-2-soi-sang-nhung-chang-duong-lich-su-ve-vang-tiep-theo-va-het-615955




---

BỔ SUNG


1. Một bản dịch từ tiếng Nga của cụ La Khắc Hòa

"
SUỐT 25 NĂM Ý KIẾN CỦA VLADIMIR PUTIN VỀ V.I. LÊNIN KHÔNG HỀ THAY ĐỔI (Bài này lão dịch từ năm ngoái, nhân Cách mạng tháng Mười, khi người ta tìm thấy ý kiến của Vladimir Putin phát biểu về Lênin tại Hội đồng Khoa học và Giáo dục trong một cuộc phỏng vấn được thực hiện từ lâu với lời tuyên bố làm dậy sóng dư luận, rằng các nhà lãnh đạo Cách mạng tháng Mười đã “đặt bên dưới nước Nga một quả bom hẹn giờ”. Hơn 25 năm qua, Putin không hề thay đổi đánh giá của ông về Lênin. Bản dịch chưa công bố, nay nhân ngày sinh đồng chí Vladimir Ilich Lênin kính mến, lão post lên “phây” để ae thích khảo cứu lịch sử cùng tham khảo.Nói thêm, nghe Putin nói, ngẫm ra, Việt Nam đã sáng suốt khi xóa bỏ 2 khu tự trị Việt Bắc và Thai-Mèo, sau gọi là Tây Bắc)
Kênh V tìm thấy trong kho lưu trữ một cuộc phỏng vấn Putin được ghi lại vào năm 1991. Tức là một phần tư thế kỷ trước, khi ấy vị Tổng thống tương lai của nước Nga đã chia sẻ suy nghĩ của mình về các nhà lãnh đạo cuộc chính biến năm 1917. Vào ngày 21 tháng 1 năm 2016, tại Hội đồng Khoa học và Giáo dục, ông Putin nói: “Điều quan trọng là ý tưởng đã dẫn đến kết quả phải đến, nó không giống như mong muốn của Vladimir Ilyich. Cuối cùng, ý tưởng ấy đã dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô. Về sau cũng có nhiều ý tưởng như thế: xây dựng một liên bang các nước tự trị v,v… - người ta đã đặt một quả bom nguyên tử dưới tòa nhà được gọi là nước Nga, và sau đó nó đã phát nổ".
Phát biểu trên đã gây ra phản ứng dữ dội từ phía những người cộng sản và trở thành lý do để người ta tung ra nhiều tuyên bố đao to búa lớn. Mặt khác, có dư luận cho đó là tín hiệu từ phía trên rằng đã đến lúc có thể chôn cất Lênin được rồi. Ngày hôm sau, người ta yêu cầu Dmitri Peskov, phát ngôn viên của Tổng thống, phải giải thích rõ xem Tổng thống muốn nói gì. Peskov trả lời, rằng đó chỉ là ý kiến cá nhân của Tổng thống. Rồi 3 ngày sau, chính Putin lại nói rõ hơn về lời phát biểu của mình: “Lênin chủ trương nhà nước Liên Xô sẽ được thành lập trên cơ sở hoàn toàn bình đẳng cùng với quyền rời khỏi Liên Xô. Và đây chính là quả bom hẹn giờ đặt dưới tòa nhà quốc gia của chúng ta”.
Khi còn là Phó thị trưởng St. Petersburg, Vladimir Putin lần đầu tiên kể với các phóng viên về việc ý kiến trên đã nẩy ra trong óc ông như thế nào.
Khi ấy có người hỏi Putin, viên quan chức trẻ tuổi, rằng mới hôm qua còn thấy trong văn phòng anh đặt bức tượng bán thân của nhà lãnh đạo cuộc Cách mạng, vậy mà hôm nay bức tượng đã bị cất đi rồi?. Putin trả lời rằng những người trợ lí đã làm việc đó và ông hoàn toàn không biết. Rồi ông kể về thái độ của mình với những sự kiện năm 1917. Ông nói: “Tôi cho là chúng ta cần đối xử với lịch sử như những gì nó vốn có. Không thể làm khác được! Nếu bạn quan tâm đến thái độ của tôi với con người ấy và với học thuyết của ông ấy, thì tôi sẽ nói điều này: có một giai đoạn trong cuộc đời mình, tôi rất hứng thú với học thuyết Mác - Lênin và đã đọc rất nhiều. Tôi thấy việc đọc này thú vị và có logic. Nhưng càng lớn lên, càng trưởng thành, tôi càng nhận rõ một sự thật hiển nhiên, rằng toàn bộ học thuyết ấy chỉ là là câu chuyện cổ tích đẹp đẽ và có hại.. Có hại, bởi vì việc thực hiện hoặc sự cố gắng đưa nó vào thực tế ở nước ta về sau đã gây ra những tổn thất vô cùng to lớn”. Vị Tổng thống tương lai của chúng ta giải thích, nói như thế là ông muốn ám chỉ sự sụp đổ của nhà nước: “Tôi muốn nói vài lời về bi kịch mà chúng ta đang trải qua ngày hôm nay. Đó chính là bi kịch về sự sụp đổ của nhà nước chúng ta. Bạn chỉ có thể gọi đó là một thảm kịch, không có cách gọi nào khác. Tôi nghĩ rằng đúng là các nhà hoạt động của ngày 17 Tháng Mười đã đặt một quả bom hẹn giờ dưới tòa nhà này, dưới tòa nhà một quốc gia thống nhất được gọi là nước Nga. Rốt cuộc, họ đã làm gì? Họ đã đập vỡ Tổ quốc của chúng ta thành những tiểu vương quốc riêng rẽ mà trước đó chưa hề xuất hiện trên bản đồ toàn cầu. Họ đã trao chính phủ và quốc hội cho những tiểu vương quốc như thế. Điều duy nhất họ đã làm và cái cách mà họ giữ đất nước trong một đường biên giới chung ấy là dựng hàng rào dây thép gai. Ngay sau khi hàng rào dây thép gai này bị dỡ bỏ, thì đất nước cũng tan rã. Và, tôi nghĩ, ở một mức độ lớn, đó là lỗi của những con người này, dù họ muốn hay không muốn. Tôi nghĩ họ đã không muốn. Nhưng về mặt khách quan, họ đã đóng một vai trò tiêu cực như vậy."
Đáng chú ý là Putin luôn kiên định một cách tuyệt vời với quan điểm của ông, một sự kiên định không thấy có ở nhiều chính trị gia hiện nay, những người luôn thay đổi quan điểm của họ tùy thuộc vào những gì cử tri thích hay không thích. Sau này, Putin thường nhắc lại điều đó. Với những cách thức khác nhau, ông nhiều lần lưu ý rằng giới lãnh đạo của nhà nước trẻ Xô Viết đã tạo cho chúng ta một "ví dụ hy hữu ở quy mô lớn về sự phản bội quốc gia". Ýnày có liên quan tới thực tế là nước Nga Xô viết về cơ bản đã gây ra một chuyện vô nghĩa: trong Thế chiến thứ nhất, nó đã thua Đức, một nước thua trận.

Nguồn : https://ren.tv/…/74993-mnenie-putina-o-lenine-ne-menialos-n…

"
https://www.facebook.com/khachoa.la/posts/2552272904874154



"
Мнение Путина о Ленине не менялось на протяжении четверти века

31 января 2016, 23:00
Найдено интервью 25-летней давности, в котором Владимир Путин заявил, что лидеры Октябрьской революции "заложили под Россию мину замедленного действия".
Мнение Путина о Ленине не менялось на протяжении четверти века
Найдено интервью 25-летней давности, в котором Владимир Путин заявил, что лидеры Октябрьской революции "заложили под Россию мину замедленного действия".
Мнение президента России Владимира Путина о Ленине, высказанное им на Совете по науке и образованию, как выяснилось, не менялось на протяжении как минимум 25 последних лет.
Пятый канал отыскал в архивах интервью с Путиным, записанное в далеком 1991 году. И уже тогда, четверть века назад, будущий российский президент поделился своими мыслями о лидерах государственного переворота 1917 года.
Напомним, на Совете по науке и образованию 21 января 2016 года Путин сказал следующее: "Важно, чтобы мысль привела к нужному результату, а не как у Владимира Ильича. В конечном итоге эта мысль привела к развалу Советского Союза. Там много было мыслей таких: автономизация и так далее – заложили атомную бомбу под здание, которое называется Россией, она и рванула потом".
Эти слова вызвали бурную реакцию у коммунистов и стали поводом для громких заявлений. С другой стороны, пошли разговоры о том, что это, дескать, сигнал сверху о том, что Ленина пора уже захоронить. На следующий день пресс-секретаря президента Дмитрия Пескова попросили пояснить, что Путин имел в виду. Песков сказал просто: это – личное мнение президента.
Спустя еще три дня Путин подробнее объяснил свою мысль: "Ленин выступил за то, чтобы государство, Советский Союз, образовался на основе полного равноправия, с правом выхода из Советского Союза. И вот это и есть мина замедленного действия под здание нашей государственности".
О том, как формировалось это мнение, Владимир Путин впервые рассказал на камеру, когда еще был заместителем мэра Петербурга. Тогда молодого чиновника спросили: почему еще вчера в его кабинете стоял бюст вождя революции, а теперь его убрали.
Путин ответил: почему убрали – он не знает, это сделали помощники, но рассказал, как сам относится к событиям 1917 года.
"Я исхожу из того, что нужно относиться к истории как к тому, что было. И этого не вычеркнуть. Если же вас интересует мое отношение к этому человеку и к тому учению, которое он представлял, то я бы сказал так: был период в моей жизни, когда я с интересом относился к учению марксизма-ленинизма, много читал. Находил это чтиво интересным и часто – логичным. Но по мере взросления, возмужания, для меня становилось все более и более очевидной истиной, что все это – не более, чем красивая и вредная сказка. Вредная, потому что осуществление или попытка проведения ее в жизнь в нашей стране, нанесла последней огромный ущерб", – сказал Путин.
Будущий президент объяснил: говоря так, он имеет в виду развал государства.
"Мне бы хотелось два слова сказать о той трагедии, которую мы переживаем сегодня. А именно – трагедии распада нашего государства. Иначе как трагедией это не назовешь. Я думаю, что как раз деятели Октября 17-го года заложили мину замедленного действия под это здание, под здание унитарного государства, которое называлось Россией. Ведь что они сделали? Они разбили наше Отечество на отдельные княжества, которые раньше на карте земного шара и не фигурировали вообще. Наделили эти княжества правительствами и парламентами. А теперь мы имеем то, что имеем. Единственное, что они сделали и чем держали страну в составе общих границ – это колючая проволока. Как только эта колючая проволока была убрана, так распалась и страна. И, я думаю, что в значительной степени это вина этих людей – хотели они этого или не хотели. Я думаю, что не хотели. Но объективно они сыграли вот такую негативную роль".
Примечательно, что эту мысль с завидным постоянством, которое не свойственно для многих нынешних политиков, меняющих взгляды в зависимости от того, что нравится или не нравится электорату, Путин повторял и позже. На различных мероприятиях он не раз отмечал, что руководство юного советского государства совершило "уникальный масштабный пример национального предательства". Эти слова уже относились к тому, что советская Россия по сути совершила нонсенс: проиграла Первую мировую войну проигравшей ее Германии.
Мнение Путина о Ленине не менялось на протяжении четверти века
Найдено интервью 25-летней давности, в котором Владимир Путин заявил, что лидеры Октябрьской революции "заложили под Россию мину замедленного действия".

"

..

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.