Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam bắt đầu sự điều chuyển nhân sự từ mấy tháng trước, sau khi Tân Chủ tịch nhậm chức vào tháng 11 năm 2019 - xem lại ở đây (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam là đổi tên từ Viện Khoa học Xã hội Việt Nam vào cuối năm 2012, trên Giao Blog có thể xem lại ở đây).
Ví dụ, có thể thấy việc điều chuyển cán bộ từ Tạp chí Ngôn ngữ học về Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam vào đầu tháng 12 năm 2019, xem lại ở đây (mục 17 sẽ có đoạn: "Chiều ngày 04/12/2019, tại trụ sở 26 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (Viện Hàn lâm) đã tổ chức Lễ trao Quyết định điều động và bổ nhiệm TS. Vũ Thị Sao Chi giữ chức vụ Phó Tổng Biên tập Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam.").
Việc điều chuyển trong đại dịch Cô Vy, có lẽ là ngẫu nhiên trùng hợp về thời gian mà thôi.
Các thông tin cập nhật từ ngày 30/3/2020.
Lên dần theo các thông tin chính thức.
Tháng 4 năm 2020,
Giao Blog
----
CẬP NHẬT
6.
Điều chuyển Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học: Cần cân nhắc kỹ
Kinhtedothi - Sau đăng tải bài về “Hàng loạt nhà khoa học phản đối việc điều chuyển Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học: Bộc lộ nhiều bất ổn trong công tác nhân sự”, báo Kinh tế & Đô thị đã nhận được những phản hồi từ đội ngũ các nhà khoa học trong lĩnh vực xã hội và nhân văn. Dưới đây là những ý kiến về vấn được báo ghi lại.
Điều chuyển GS.TS Nguyễn Văn Hiệp trong giai đoạn này là một cách làm tổ chức dở. Tại sao nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ học cả trong và ngoài nước phải gửi thư đến Viện Hàn lâm Khoa học xã hội (HLKHXH) Việt Nam bày tỏ quan ngại về việc này?
Điều có thể nhận thấy ngay là sự điều chuyển này chắc chắn ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển của Viện Ngôn ngữ học, ảnh hưởng đến sự hợp tác của Viện với cộng đồng ngôn ngữ học ở trong nước và nước ngoài.
Viện Ngôn ngữ học là viện đầu ngành, nếu Viện có sự xáo trộn thì nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của ngành nói chung. GS.TS Nguyễn Văn Hiệp là người có tâm và có tầm. Điều chuyển Viện trưởng trong khi chưa kịp bồi dưỡng người thay thế là một cách làm tổ chức dở, Viện Ngôn ngữ học dễ xảy ra mất ổn định.
GS.TS Nguyễn Văn Lợi - nguyên Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học: Tùy tiện trong sử dụng cán bộ đầu ngành
Viện HLKHXH Việt Nam cần thấm nhuần yêu cầu của Đảng, Nhà nước về tầm quan trọng của công tác tổ chức cán bộ và lời dạy của tiền nhân; “Dụng nhân như dụng mộc”. Câu chuyện điều chuyển GS.TS Nguyễn Văn Hiệp phản ánh cách làm việc tùy tiện trong sử dụng cán bộ khoa học, nhất là cán bộ đầu ngành của Viện HLKHXH Việt Nam. Tùy tiện, thiếu thận trọng là nguyên nhân dẫn đến nhiều hậu quả không hay trong hoạt động khoa học của các viện chuyên ngành thuộc Viện HLKHXH Việt Nam.
Viện Ngôn ngữ học có lịch sử hơn 50 năm với rất nhiều thành quả đóng góp của nhiều thế hệ các nhà khoa học. Viện hiện đang đi đúng hướng: Nghiên cứu giải quyết những vấn đề còn yếu về lý thuyết và thực tiễn về tiếng Việt, ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Viện đang hướng đến hòa nhập quốc tế, tổ chức nhiều hội thảo quốc tế, hợp tác với các tổ chức và các nhà khoa học có uy tín quốc tế.
Cá nhân GS.TS Nguyễn Văn Hiệp là người có tâm và có tầm, như đánh giá của giới ngôn ngữ học trong nước cũng như quốc tế, hiện đang gánh nhiều trọng trách: Chủ nhiệm 1 đề tài cấp Nhà nước mang tính tổng kết và tổng hợp kết quả của 7 đề tài Nhà nước - với tổng kinh phí lên đến gần 30 tỷ đồng; Quản lý kinh phí 5 đề tài cấp Nhà nước; đang chuẩn bị Hội nghị Khoa học quốc tế vào tháng 9/2020... vì vậy không nên “thay ngựa giữa dòng”.
GS.TSKH Trần Ngọc Thêm - nguyên Chủ tịch Hội đồng chức danh Giáo sư ngành Ngôn ngữ học: Cần tạo môi trường lành mạnh cho nhà khoa học cống hiến
Cần tạo môi trường lành mạnh cho các nhà khoa học có điều kiện cống hiến tốt nhất trí tuệ cho sự phồn vinh, phát triển bền vững của đất nước. Để làm được điều đó cần thực hiện ba việc.
Thứ nhất, đơn giản là không cần làm gì cả, cứ để cho các nhà khoa học tiếp tục công việc của mình nếu nó đang tiến triển tốt – đây chính là “Vô vi nhi vô bất vi” (không làm nhưng không có gì là không làm) theo cách nói của Lão Tử.
Thứ hai, có thể sàng lọc những người hoạt động không hiệu quả, loại trừ những nhân tố cản trở sự phát triển chung (nếu có).
Thứ ba là làm những gì có thể để tạo điều kiện giúp cho công việc chung phát triển tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn nữa, khuyến khích và ủng hộ các nhà khoa học chân chính. Ba việc đó là ba mức độ, không nhất thiết phải làm đủ cả ba nhưng nhất thiết không thể bỏ qua việc thứ nhất vì đó là mức tối thiểu.
Kinhtedothi - Giới khoa học đang xôn xao, trên công luận cũng khá nóng câu chuyện hy hữu: Lần đầu tiên trong lịch sử khoa học nước nhà, 114 nhà khoa học trong nước và nhiều nhà khoa học quốc tế đồng loạt lên tiếng phản đối việc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội (HLKHXH) Việt Nam có ý định điều chuyển GS.TS Nguyễn Văn Hiệp - Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học sang một viện nghiên cứu khác!
Việc điều chuyển, đề bạt nhân sự vốn là công việc bình thường của các cơ quan, các đơn vị. Nhưng vì sao việc Viện HLKHXH Việt Nam định điều chuyển GS.TS Nguyễn Văn Hiệp - Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học sang Viện Từ điển học và Bách khoa thư (TĐH&BKT), đã khiến cho hàng trăm GS, PGS, TS đầu ngành Ngôn ngữ học trong và ngoài nước đồng loạt lên tiếng phản đối?
Trong thư ngỏ gửi đến lãnh đạo Viện HLKHXH Việt Nam, 114 người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy ngôn ngữ học ở Việt Nam đã bày tỏ sự cấp thiết về việc cân nhắc dừng điều chuyển GS.TS Nguyễn Văn Hiệp sang viện khác. Bởi theo họ, nếu để xảy ra việc điều chuyển thì hậu quả đối với việc phát triển ngành ngôn ngữ học sẽ rất lớn. Cùng với đó, sẽ gây ra những hệ quả rất tiêu cực đối với kế hoạch trao đổi nghiên cứu giữa các nhà ngôn ngữ học quốc tế với Việt Nam.
Đồng loạt ký tên trong bức thư ngỏ phản đối dự định sai lầm này của Viện HLKHXH Việt Nam có những vị GS, PGS, TS, giảng viên công tác lâu năm trong ngành Ngôn ngữ học, là những bậc trưởng lão đáng kính như: GS.TSKH Trần Ngọc Thêm - nguyên Ủy viên Hội đồng Giáo sư Nhà nước, kiêm Chủ tịch Hội đồng Giáo sư ngành Ngôn ngữ học; NGƯT Trần Chút - nguyên Phó Chủ tịch Hội Ngôn ngữ học Việt Nam; GS.TS Nguyễn Minh Thuyết - nguyên Đại biểu Quốc hội khóa XI, XII; GS.TS Nguyễn Văn Lợi - nguyên Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học (phụ trách khoa học); PGS.TS Nguyễn Hồng Cổn - nguyên Chủ nhiệm Khoa Ngôn ngữ học, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội); NGƯT Vũ Thế Khôi - nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng chuyên ngành tiếng Nga - Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, nguyên Trưởng khoa tiếng Nga Đại học Hà Nội; PGS.TS Đặng Ngọc Lệ - Trưởng khoa Xã hội và Nhân văn, Đại học Văn Lang; PGS.TS Hà Quang Năng - nguyên Trưởng phòng Từ điển chuyên ngành và Thuật ngữ, Viện TĐH&BKT; PGS.TS Phạm Hùng Việt - nguyên Phó Viện trưởng phụ trách Viện Ngôn ngữ học - nguyên Viện trưởng Viện TĐH&BKT; TS Hoàng Văn Quang - Phó Tổng Biên tập tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội; nhà nghiên cứu Bùi Tất Tươm - nguyên Phó Tổng Biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam; PGS.TS Hoàng Dũng - giảng viên Khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh…
Mặc dù Viện HLKHXH Việt Nam chưa chính thức điều động, nhưng căn cứ vào Thông báo của Viện Hán Nôm ngày 30/3 về việc Viện Hàn lâm có công văn xin ý kiến điều chuyển một PGS.TS (đang là Phó Tổng Biên tập tạp chí) của Viện này sang quản lý Viện Ngôn ngữ học) và tiếp sau này là văn bản “Thông tin nội bộ” (số 512 ngày 14/4/2020) của Viện HLKHXH Việt Nam thông báo về việc có bàn bạc việc điều chuyển GS.TS Nguyễn Văn Hiệp qua một viện khác, thì việc lên tiếng này của những nhà khoa học ngôn ngữ học là hoàn toàn có căn cứ.
Hàng trăm nhà ngôn ngữ học khẳng định rằng, nếu việc điều chuyển thực sự xảy ra thì sẽ mang nhiều hệ luỵ cho Viện Ngôn ngữ học và ngành Ngôn ngữ học Việt Nam. Trong thư ngỏ, họ khẳng định: “Là những người theo sát sự phát triển của ngành Ngôn ngữ học Việt Nam, chúng tôi rất vui mừng với bước phát triển gần đây của Viện Ngôn ngữ học. Viện vừa qua khỏi thời kỳ khó khăn, tổ chức bắt đầu đi vào ổn định; cán bộ, đảng viên đoàn kết; công tác nghiên cứu được đẩy mạnh; quan hệ hợp tác với các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong nước và nước ngoài phát triển. Vị thế của Viện Ngôn ngữ học trong cộng đồng khoa học được khẳng định… Những kết quả đó là nhờ tâm huyết, khả năng tổ chức và thuyết phục của lãnh đạo Viện Ngôn ngữ học hiện nay, trong đó có GS.TS Nguyễn Văn Hiệp”.
Riêng những cống hiến trong khoa học của cá nhân GS.TS Nguyễn Văn Hiệp, hàng trăm nhà khoa học đã đồng tình đánh giá: Trong thời gian làm Viện trưởng từ cuối 2012 đến nay, GS.TS Nguyễn Văn Hiệp đã công bố 11 bài nghiên cứu trong các hội thảo quốc tế và tạp chí nước ngoài (trong tổng số 17 bài công bố quốc tế), 15 bài trên tạp chí chuyên ngành hoặc kỷ yếu hội thảo trong nước (trong tổng số gần 50 bài báo công bố trong nước). Đồng thời chủ trì nghiệm thu đạt loại xuất sắc 5 đề tài cấp cơ sở và 1 đề tài cấp Bộ, công bố 1 chuyên khảo (viết chung với 2 học giả Pháp; trong tổng số 7 chuyên khảo, giáo trình viết riêng và viết chung), tham gia dịch, hiệu đính và xuất bản 2 chuyên khảo từ tiếng Anh ra tiếng Việt (trong tổng số 3 chuyên khảo đã dịch).
Là những người gắn bó lâu năm với ngành Ngôn ngữ học Việt Nam, 114 vị GS, PGS, TS này đã bày tỏ tha thiết sự ủng hộ với sự phát triển của ngành: “Chúng tôi trân trọng đề nghị Chủ tịch và lãnh đạo Viện HLKHXH Việt Nam hết sức cân nhắc hậu quả của việc xáo trộn tổ chức vào lúc này đối với sự phát triển của Viện Ngôn ngữ học nói riêng, ngành Ngôn ngữ học nói chung, xem xét lại dự kiến điều chuyển GS.TS Nguyễn Văn Hiệp - Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học sang một viện nghiên cứu khác”. Điều tâm huyết được bộc bạch này đã khẳng định nguyên nhân vì sao hàng trăm nhà khoa học lên tiếng phản đối Viện HLKHXH Việt Nam vì nếu điều chuyển GS.TS Nguyễn Văn Hiệp sẽ gây ra nhiều hệ lụy.
Đứt gãy hợp tác quốc tế
Việc điều chuyển GS.TS Nguyễn Văn Hiệp sang một viện nghiên cứu khác đã dấy lên làn sóng phản đối gay gắt không chỉ trong nước mà còn từ cộng đồng ngôn ngữ học quốc tế. Điều này thể hiện trong lá tâm thư tập hợp tiếng nói của cộng đồng ngôn ngữ học quốc tế bao gồm Australia, Đài Loan (Trung Quốc), Trung Quốc, Thái Lan đã được tập hợp ngay lập tức cùng gửi Chủ tịch Viện HLKHXH Việt Nam. Trong số những người viết thư đề nghị lãnh đạo Viện HLKHXH Việt Nam không điều chuyển GS.TS Nguyễn Văn Hiệp có GS James Martin của Australia, được xem là 1 trong 10 nhà ngôn ngữ học được trích dẫn nhiều nhất trên thế giới hiện nay.
Theo bức tâm thư này, nếu việc điều chuyển GS.TS Nguyễn Văn Hiệp thực sự xảy ra thì hậu quả mà nó gây ra đối với việc phát triển ngành Ngôn ngữ học Việt Nam sẽ rất lớn do sự liên tục và ổn định trong hợp tác quốc tế cũng như trao đổi nghiên cứu với các nhà ngôn ngữ học thế giới sẽ bị đứt gãy. Bức tâm thư nhấn mạnh: “Từ năm 2014, GS.TS Nguyễn Văn Hiệp đã làm việc tích cực, hiệu quả để khởi xướng và tổ chức các cuộc tập huấn, tọa đàm, hội thảo; mời tất cả chúng tôi từ các nước khác nhau đến Việt Nam trao đổi những kết quả nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực ngôn ngữ học với các học giả ở Việt Nam. Chúng tôi rất hài lòng khi chứng kiến những kết quả vô cùng tốt đẹp của sự hợp tác này…".
"GS.TS Nguyễn Văn Hiệp đã mời chúng tôi vào tháng 9/2020 trở lại Việt Nam một lần nữa để tham dự hội thảo ngôn ngữ học quốc tế do Viện Ngôn ngữ học tổ chức. Nếu GS.TS Nguyễn Văn Hiệp lúc đó không còn ở cương vị lãnh đạo Viện thì chúng tôi e rằng việc hợp tác của chúng tôi với Việt Nam sẽ bị gián đoạn. Theo chúng tôi được biết, tình trạng tương tự cũng sẽ xảy ra với các nhóm nghiên cứu đến từ Nga, Mỹ và các nước khác. Chúng tôi hy vọng việc thay thế GS.TS Nguyễn Văn Hiệp sẽ không diễn ra, để bảo đảm sự ổn định, tính liên tục trong các kế hoạch hợp tác, trao đổi nghiên cứu mà chúng tôi đã thỏa thuận và thu xếp với GS.TS Nguyễn Văn Hiệp không chỉ trong năm nay mà còn nhiều năm tới” - GS James Martin lên tiếng.
5.
Nghĩ về Tâm và Tầm của người quản lí viện nghiên cứu khoa học
Cập nhật: 16:54 | 15/04/2020
Mấy hôm nay, tôi có nhiều suy nghĩ, trăn trở trước câu hỏi của một số phóng viên các báo: Làm thế nào để ổn định và phát triển một viện nghiên cứu khoa học, như Viện Ngôn ngữ học? Trong những năm qua, các Viện nghiên cứu chuyên ngành thuộc Viện Hàn lâm KHXH làm được những gì?
|
Tôi cho rằng, sự ổn định, phát triển viện khoa học phụ thuộc rất nhiều vào TÂM và TẦM của người lãnh đạo. Tôi gắn bó với Viện Hàn lâm KHXH nói chung và viện Ngôn ngữ học nói riêng suốt ½ thế kỉ. Tôi trải qua những vui buồn, những giai đoạn phát triển hoàng kim cùng những thăng trầm của Viện; qua các thời kì, chịu sự quản lí và được làm việc với nhiều thủ trưởng các cấp từ phòng chuyên môn đến Viện và cả Viện Hàn lâm KHXH. Tôi đã trưởng thành trong môi trường làm việc ở đây, từ một sinh viên tập sự nghiên cứu khoa học, trải qua chức danh trợ lí nghiên cứu, nghiên cứu viên, nghiên cứu viên cao cấp; tôi cũng từng tham gia quản lí từ cấp phòng chuyên môn đến cấp Viện. Do vậy tôi có kinh nghiệm nhất định trong việc nhìn nhận, đánh giá công việc từ 2 phía: từ phía nhân viên được quản lí và từ phía người tham gia quản lí khoa học.
TÂM và TẦM của người quản lí cơ quan khoa học
Để giải quyết ổn thỏa các vấn đề, thúc đẩy Viện phát triển, đóng góp cho sự phát triển của ngành, của đất nước, người lãnh đạo Viện cần có bản lĩnh, có “Tâm và Tầm”.
Người lãnh đạo cơ quan khoa học “có TÂM” nếu lấy khoa học làm mục đích chứ không phải là phương tiện. Nếu lấy khoa học làm mục đích, được mọi người ủng hộ tin tưởng, viện trưởng có thể giải quyết ổn thỏa mọi mâu thuẫn, bế tắc, kể cả khó khăn, mâu thuẫn giữa việc nâng cao chất lượng khoa học và cải thiện đời sống cán bộ; trong việc định hướng nghiên cứu, phân chia đề tài, đào tạo, tổ chức nhân sự. Nếu người quản lí lấy khoa học làm phương tiện để mưu cầu các lợi ích về danh vị, lợi ích kinh tế… của bản thân hoặc phe nhóm, thì dẫn đến tình trạng mất đoàn kết trong cơ quan.
Cần hiểu chữ TẦM là tầm nhìn, nhãn quan khoa học của người lãnh đạo cơ quan trước các yêu cầu phát triển khoa học và thực tế xã hội. Tầm cũng được hiểu là trình độ, đẳng cấp của người quản lí cơ quan nghiên cứu khoa học. Đương nhiên, tầm nhìn và trình độ khoa học của người quản lí liên quan mật thiết và thống nhất trong một cá nhân nhà khoa học. Người đứng đầu cơ quan khoa học có tầm tạo uy tín, sự đồng thuận và ổn định trong một tập thể các nhà khoa học. Nếu không có tầm, người quản lí không xác định đúng định hướng khoa học, xây dựng hệ thống đề tài, thấy được các vấn đề và cách giải quyết từng vấn đề, cũng như dự báo các vấn đề khoa học và thực tế sẽ xảy ra… Đấy là chưa kể, trong cơ quan khoa học, người lãnh đạo không đủ tầm, họ dễ sa vào những việc phi chuyên môn, thậm chí, để tạo quyền uy, “chia để trị”, họ tự khuấy đảo nội bộ bằng các việc phi chuyên môn.
TẦM của người lãnh đạo khoa học thể hiện ở các tiêu chí sau đây:
1 - Giỏi chuyên môn sâu. Đặc điểm của ngôn ngữ học và các ngành khoa học xã hội nhân văn hiện nay là sự phân ngành theo các lĩnh vực chuyên môn sâu. Người lãnh đạo phải có hiểu biết sâu về lĩnh vực chuyên ngành khoa học mà anh ta say mê theo đuổi. Điều này tạo uy tín, tập hợp lực lượng các cán bộ khoa học trong Viện.
2- Có kiến thức rộng, bao quát các lĩnh vực của chuyên ngành chung. Trong một viện nghiên cứu bao gồm nhiều các Phòng , Ban, thuộc chuyên môn sâu khác nhau, đòi hỏi người đứng đầu có những hiểu biết đầy đủ về các lĩnh vực, dù không sâu về từng lĩnh vực. Muốn vậy, người lãnh đạo phải có hiểu biết cơ bản về những cơ sở lí luận, phương pháp luận và các phương pháp cơ bản của chuyên ngành chung.
3- Nhạy bén trước những cái mới về lí thuyết, phương pháp trong chuyên ngành sâu và chuyên ngành chung.
4- Nhạy bén trước những yêu cầu cấp bách trong thực tế, liên quan đến các lĩnh vực của chuyên ngành khoa học của Viện.
5- Có năng lực ngoại ngữ để đưa hoạt động của viện hòa nhập vào dòng chảy quốc tế trong lĩnh vực chuyên môn.
Trong quan niệm như vậy về yêu cầu Tâm và Tầm của người quản lí cơ quan nghiên cứu khoa học, liên hệ với trường hợp của GS.TS Nguyễn Văn Hiệp – Viện trưởng viện Ngôn ngữ học, chúng tôi cũng như nhiều nhà ngôn ngữ học khác cho rằng, anh Hiệp, tuy chưa thật hoàn hảo, nhưng đủ tâm và tầm để tiếp tục lãnh đạo viện Ngôn ngữ học. Tôi hiểu những khó khăn, kể cả những lời thóa mạ, kiện cáo kéo dài (của những kẻ chuyên làm điều sai trái) mà GS Hiệp đã gặp phải; cũng như thấy rõ những gì GS Hiệp đã làm được cho Viện, cho ngành. Việc điều chuyển GS Hiệp sang viện khác sẽ làm phương hại đến sự ổn định và phát triển của Viện, ngành Ngôn ngữ học nói chung và sự nghiệp, những cống hiến, tiếp tục đóng góp trong tương lai của cá nhân GS.TS Nguyễn Văn Hiệp cho nền khoa học nước nhà.
Đời sống thực tiễn và sự phát triển của viện Ngôn ngữ học
Trong mấy năm gần đây, dư luận xã hội quan tâm nhiều đến sự hoạt động khoa học của các viện chuyên ngành thuộc viện Hàn lâm KHXH, trong đó có viện Ngôn ngữ học. Một số tờ báo đặt câu hỏi “trực diện”: Trong những năm qua, các Viện nghiên cứu chuyên ngành thuộc Viện Hàn lâm KHXH làm được những gì? Có tương xứng với đội ngũ đông đảo các nhà khoa học có học hàm học vị cao, và có xứng với lượng kinh phí tương đối lớn (trong điều kiện ngân sách, kinh tế nước nhà còn khó khăn, hạn chế)? Dư luận xã hội đã từng cồn lên cho rằng các vấn đề được đặt ra (thông qua các đề tài khoa học và luận án đào tạo bậc Tiến sĩ của Học Viện KHXH) ít có giá trị khoa học, và nhất là còn xa rời thực tiễn. Trên mạng xã hội người ta chế diễu tính vô bổ của một số đề tài luận án của Học viện Khoa học xã hội. Trong số các đề tài đó có cả đề tài thuộc chuyên ngành Ngôn ngữ học, thuộc những năm trước đây.
Những công trình khoa học gắn với thực tiễn đời sống này của Ngôn ngữ học thực sự cần cho cuộc sống |
Quả là đối với một viện chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn, những vấn đề đặt ra và cần giải quyết trong đời sống thực tiễn luôn là lý do và điều kiện để viện nghiên cứu đó tồn tại và phát triển. Với viện Ngôn ngữ học hiện nay, một loạt vấn đề đang đặt ra cần giải quyết liên quan đến tiếng Việt và ngôn ngữ các dân tộc thiểu số (DTTS). Tiếng Việt có vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ ở nước ta hiện nay và trong tương lai. Bộ Luật Cơ bản - Hiến pháp được Quốc Hội thông qua năm 2013 khẳng định: Tiếng Việt là ngôn ngữ Quốc gia của Việt Nam. Nhiệm vụ của toàn xã hội, trước hết là của viện Ngôn ngữ học là phải nghiên cứu, tác động, hướng đến sự hoàn thiện và phát triển cả về chức năng và cấu trúc của tiếng Việt-ngôn ngữ Quốc gia. Chức năng xã hội của tiếng Việt được thể hiện ở sự sử dụng tiếng Việt trong các phạm vi khác nhau: từ lĩnh vực hành chính, tư pháp, đối ngoại… đến truyền thông đại chúng, giáo dục, văn hóa, khoa học - công nghệ. Sự hoàn thiện và phát triển chức năng xã hội song hành, kéo theo sự hoàn thiện về cấu trúc tiếng Việt. Việc hoàn thiện và phát triển cấu trúc tiếng Việt chính là công tác Bảo vệ sự trong sáng tiếng Việt trên tất cả các bình diện: chuẩn hóa chính âm, chữ viết, chính tả, từ điển, thuật ngữ, ngữ pháp, phong cách chức năng. Đây là những nhiệm vụ cấp bách của viện Ngôn ngữ học.
Nước ta là quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ. Hiến Pháp (2013) khẳng định vị thế Ngôn ngữ Quốc gia của tiếng Việt, đồng thời khẳng định, Nhà nước tôn trọng quyền được bảo tồn và phát triển ngôn ngữ chữ viết các DTTS. Một lĩnh vực khác viện Ngôn ngữ học cần quan tâm là nghiên cứu và giải quyết những vấn đề liên quan đến sự hoàn thiện và phát triển chức năng và cấu trúc ngôn ngữ DTTS ở nước ta.
Trong mấy năm gần đây, dưới sự lãnh đạo của GS.TS Nguyễn Văn Hiệp, trong nghiên cứu khoa học, viện Ngôn ngữ học đi theo hướng bám sát thực tế tiếng Việt, ngôn ngữ DTTS để xây dựng các hệ đề tài các cấp. Những vấn đề về ngữ âm, ngữ pháp, phương ngữ tiếng Việt được quan tâm nghiên cứu. Một số đề tài mang tính ứng dụng cũng được triển khai, như các đề tài cấp Bộ về ngôn ngữ cử chỉ cho người khiếm thính, xây dựng bộ test đánh giá sự phát triển ngôn ngữ trẻ em, ngôn ngữ bệnh học, ngôn ngữ trong công nghệ thông tin. Trong giáo dục, vấn đề dạy tiếng Việt là vấn đề quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông. Đây là lĩnh vực được Viện Ngôn ngữ học nói chung và cá nhân GS.TS Nguyễn Văn Hiệp quan tâm đặc biệt. GS Hiệp từng là tác giả hoặc đồng tác giả các sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7, 8, 10, 11. Hiện nay Việt Nam đã ban hành và đang triển khai thực hiện Chương trình tổng thế mới về môn Ngữ văn. Cá nhân GS Hiệp đã và đang đóng góp tích cực cho chương trình này trong việc kết nối, mời các chuyên gia hàng đầu về Ngôn ngữ học chức năng hệ thống đến trình bày và thảo luận với các nhà khoa học Việt Nam nhằm áp dụng lí thuyết này vào Chương trình mới về Ngữ văn. GS Hiệp là thành viên ngôn ngữ học tham gia thẩm định chương trình tổng thể môn Ngữ văn mới; chương trình đã được Bộ Giáo dục ban hành. Viện Ngôn ngữ học và cá nhân GS Hiệp tích cực tham gia và đưa ra hướng giải quyết trong các cuộc thảo luận, thậm chí “tranh cãi nóng”, gây xôn xao trên truyền thông đại chúng, mạng xã hội về tiếng Việt, chữ Quốc ngữ.
Về ngôn ngữ dân tộc thiểu số, Viện Ngôn ngữ học là cơ quan thực hiện 5 đề tài cấp Nhà nước, thuộc Chương trình (gồm 7 đề tài nhánh) cấp Nhà nước: “Những vấn đề cấp bách để bảo tồn và phát huy vai trò, bản sắc của ngôn ngữ DTTS ở Việt Nam, góp phần phát triển bền vững đất nước trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”. Cũng phải nói thêm rằng, bản thân tôi được Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị là thành viên phản biện trong Hội đồng thẩm định tất cả 7 đề tài của Chương trình, nên có hiểu biết chi tiết về từng đề tài và toàn bộ Chương trình. 5 đề tài Viện Ngôn ngữ học thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách như vấn đề xác định thành phân ngôn ngữ ở nước ta, sự hành chức ngôn ngữ DTTS trong các lĩnh vực, giáo dục ngôn ngữ ở vùng DTTS, chữ viết DTTS, chính sách đối với ngôn ngữ DTTS. GS Hiệp ngoài nhiệm vụ quản lí chung 5 đề tài do Viện thực hiện, còn là chủ nhiệm 1 đề tài mang tính tổng hợp kết quả nghiên cứu của 6 đề tài nhánh và về chữ viết DTTS.
GS.TS Nguyễn Văn Hiệp đã có nhiều đóng góp cho Viện và ngành Ngôn ngữ học |
Có thể nói, trong mấy năm qua, ở cương vị Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học, GS Nguyễn Văn Hiệp đã có những bước đi quan trọng trong việc xác định đường hướng phát triển của Viện. Trước hết, đó là hướng bám sát những vấn đề đặt ra trong thực tế đời sống hoạt động của tiếng Việt và ngôn ngữ DTTS. Phương hướng đó, thiết nghĩ cũng là yêu cầu xã hội đặt ra không chỉ đối với Viện Ngôn ngữ học, mà cũng là yêu cầu đối với các viện chuyên ngành khác của Viện Hàn lâm KHXH. Phương hướng đó đã được vạch ra, một số việc đang thực hiện dang dở. Chúng tôi rất mong các cơ quan quản lí, trước hết là lãnh đạo Viện Hàn lâm KHXH ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi để viện Ngôn ngữ học nói chung và GS Nguyễn Văn Hiệp nói riêng, tiếp tục mạnh bước tiến lên theo phương hướng đúng đắn và quan trọng đó. Có như thế mới thực sự tạo điều kiện cho trí thức chân chính làm việc, phát triển và cống hiến!
GS.TS Nguyễn Văn Lợi
(Nguyên Phó Viện trưởng phụ trách khoa học, viện Ngôn ngữ học)
https://tamnhin.net.vn/nghi-ve-tam-va-tam-cua-nguoi-quan-li-vien-nghien-cuu-khoa-hoc-88055.html?fbclid=IwAR3bN-h2xNA4bLGIQu3lGqGKbJS3qG5raaLDcNUvVDHGoruXQc2UueCdulU
4.
Ai là thủ phạm, thưa Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam?
Cập nhật: 06:29 | 16/04/2020
Hôm qua tôi viết bài “Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã lên tiếng về việc điều chuyển Viện trưởng viện Ngôn ngữ học?” để bàn về một văn bản của Viện Hàn lâm KHXH, là hoàn toàn dựa vào thông tin trên báo Tiền phong, chứ chưa thấy cái công văn của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam về việc điều chuyển GS.TS Nguyễn Văn Hiệp ra khỏi Viện Ngôn ngữ học. Viết xong, đọc đi đọc lại vài lượt, tự thấy là ổn.
Ngờ đâu hôm nay có một ông bạn tuy không cùng nghề Ngôn ngữ học, nhưng thừa máu nóng và rất thạo tin, mắng tôi viết sai. Để chứng minh, ông gửi ngay cho tôi ảnh chụp công văn. Nó có số 512/KHXH-TCCB ban hành ngày 14/4/2020 đây ạ:
Quả tôi bị mắng cũng đáng. Nay mục sở thị, mới biết hóa ra câu “Cuối cùng thì Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cũng chịu lên tiếng.” là tôi viết sai. Thực chất, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam vẫn chưa chịu lên tiếng trước công luận!
Đối tượng của công văn 512 này chỉ là cán bộ của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam: rõ rành rành Viện đóng dấu “Thông tin nội bộ”, chứ có phải trả lời cho công luận đâu! Trong con mắt của lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cho đến nay, công luận là một con số không to tướng, chắc cũng to như con dấu “Thông tin nội bộ” kia!
Hình ảnh báo Tiền phong đã đăng văn bản 512 “Thông tin nội bộ” của Viện Hàn lâm KHXH VN |
Nhưng khốn nỗi, nếu đúng là “Thông tin nội bộ” thì làm sao Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam có dịp giải quyết khủng hoảng bằng cách đe nẹt mọi người, vu cáo và bôi xấu GS.TS Nguyễn Văn Hiệp được? Cho nên, phải rò rỉ “Thông tin nội bộ” này cho báo chí! Chẳng vậy mà chữ ký của lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam chưa kịp ráo mực, thì chỉ vài giờ sau (hay chỉ vài phút sau nhỉ?), vào lúc 13g45 cùng ngày, nội dung “Thông tin nội bộ” này đã đàng hoàng xuất hiện trên mặt báo Tiền phong (sau đó tôi còn mục sở thị đọc thấy “Thông tin nội bộ” này của Viện Hàn Lâm KHXHVN tiếp tục được đăng trên mặt báo Việt Nam net). Đã là “Thông tin nội bộ” thì ai có quyền phát tán cho báo chí đăng? Ai được quyền phát ngôn cái “nội bộ” này ra “bố cáo” trước bàn dân thiên hạ?
Điều tréo ngoe là chính trong văn bản này, lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam quy kết GS.TS Nguyễn Văn Hiệp trước đó đã can tội lộ, lọt thông tin nội bộ về điều chuyển cán bộ!
Văn bản 512 của Viện Hàn lâm KHXH (ký ngày 14/4/2020) |
Có người bẻ: Tất cả chỉ là suy luận của anh thôi. Vâng, đúng là tôi suy luận. Nhưng nếu việc tiết lộ thông tin nội bộ trên không phải là chủ trương của lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, thì xin Viện hãy yêu cầu cơ quan an ninh điều tra thủ phạm đã làm chuyện “ảnh hưởng tới quyền lợi hợp pháp, uy tín, danh dự của Viện Hàn lâm” và cần phải xử lý cho nghiêm để giữ uy tín cho Viện Hàn lâm!
Ngày nào Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam chưa làm điều đó, ngày ấy tôi còn nhất quyết tin rằng chính quý vị là thủ phạm, chứ không ai khác, cố tình rò rỉ thông tin nhằm làm “ảnh hưởng tới quyền lợi hợp pháp, uy tín, danh dự” của GS.TS Nguyễn Văn Hiệp! Và như vậy cũng có nghĩa là làm “ảnh hưởng tới quyền lợi hợp pháp, uy tín, danh dự” của cái viện Ngôn ngữ học với biết bao nỗ lực của cán bộ và các thế hệ những nhà khoa học chân chính đã và đang cống hiến cho Viện Ngôn ngữ học (cũng là cho nền khoa học nước nhà) suốt hơn nửa thế kỷ qua!
Mặt khác, văn bản 512 này dài 2 trang giấy A4, mà chủ yếu Tổ chức cán bộ của Viện Hàn lâm lại đánh giá rất không tốt, không công bằng đối với GS.TS Nguyễn Văn Hiệp, không có một dòng nào đánh giá công lao, hay thành công trong lãnh đạo, trong khoa học của GS Hiệp, vậy thì việc lộ, lọt “Thông tin nội bộ” này ra cho báo chí đăng tải chắc chắn là bất lợi đối với tất cả các bên. Thiển nghĩ, Viện Hàn lâm cần phải thu hồi lại văn bản 512 này cho đúng đạo lý và pháp luật!
PGS.TS Hoàng Dũng
https://tamnhin.net.vn/ai-la-thu-pham-thua-vien-han-lam-khoa-hoc-xa-hoi-viet-nam-88074.html?fbclid=IwAR3T-ajXLfBb8FwUxa95ViDfsDcZLX0U1eAr6Z7Jt2Bj-OSDrT-69rf67D8
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã lên tiếng về việc điều chuyển Viện trưởng viện Ngôn ngữ học?
Cập nhật: 00:12 | 15/04/2020
Báo Tiền Phong 14/4 vừa đăng bài Điều chuyển công tác Viện trưởng Ngôn ngữ mới chỉ là kế hoạch, cho biết Viện Hàn lâm Khoa học xã hội gửi một văn bản đến các đơn vị trực thuộc thông báo về tình hình tại Viện Ngôn ngữ học. Cuối cùng thì Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cũng chịu lên tiếng.
Đọc xong, tôi không nói hết nỗi ngao ngán về nội dung văn bản của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Xin ghi vội mấy lời bàn sau đây:
Lời bàn về văn bản của Viện Hàn lâm KHXH đầy giọng đe nẹt:
Đe nẹt 1:
“Yêu cầu cán bộ, đảng viên trong đơn vị chấp hành nghiêm các quy định về phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí và các quy định của Đảng và Nhà nước, không sử dụng không gian mạng để đăng tải, lan truyền và chia sẻ những thông tin sai sự thật về công tác nhân sự tại Viện Ngôn ngữ học.”
Đe nẹt 2:
“Thường xuyên kiểm tra, theo dõi, nắm bắt dư luận, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi sử dụng mạng xã hội để đăng tải những thông tin sai sự thật gây hoang mang trong dư luận, làm ảnh hưởng tới an ninh trật tự, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan, ảnh hưởng tới quyền lợi hợp pháp, uy tín, danh dự của tổ chức và cá nhân.”
Thời này là thời nào, mà Viện Hàn lâm lại còn giữ cái cách dọa dẫm ấy? Tôi không phải là cán bộ, đảng viên của Viện Hàn lâm, Đe nẹt 1 không nhắm đến tôi nhưng Đe nẹt 2 thì có.
Viện Hàn lâm không phải là một ốc đảo tách biệt, cấm người ngoài nhìn vào và do đó tha hồ hoạt động... tù mù. Viện Hàn lâm hoạt động là nhờ tiền thuế của dân, trong đó có tôi, cho nên tôi tự cho mình cái quyền bàn về những gì Viện Hàn lâm làm. Chẳng phải Nhà nước luôn luôn giương cao khẩu hiệu “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đấy ư?
Còn tôi “đăng tải những thông tin sai sự thật”, “gây khó khăn cho hoạt động” của Viện Hàn lâm, “ảnh hưởng tới quyền lợi hợp pháp, uy tín, danh dự” của Viện Hàn lâm, thì cứ kiện tôi ra tòa. Tôi rất vui lòng hầu tòa!
GS.TS Nguyễn Văn Hiệp luôn bám sát những vấn đề của Ngôn ngữ học gắn với đời sống và sự phát triển xã hội |
Lời bàn về quy kết trách nhiệm rò rỉ thông tin
Viện Hàn lâm cho rằng “Mọi việc đang trong giai đoạn thảo luận nội bộ thì đáng tiếc là thông tin đã bị lộ, lọt ra bên ngoài, trong đó có trách nhiệm của cá nhân của ông Nguyễn Văn Hiệp.”
Như thế, GS TS Nguyễn Văn Hiệp là người bị Viện Hàn lâm chính thức quy kết tội rò rỉ thông tin.
Tôi không tránh được bật lên một tiếng cười.
Ngày 30/3, Viện Nghiên cứu Hán Nôm công bố trên trang mạng chính thức của Viện một thông báo thừa nhận là Viện Nghiên cứu Hán Nôm có nhận được công văn của Viện Hàn lâm vào ngày 27/3 về dự kiến điều động một cán bộ của Viện Nghiên cứu Hán Nôm sang làm công tác quản lý tại Viện Ngôn ngữ học. Giấy trắng mực đen, để lộ thông tin không mật đó chính là Viện Hán Nôm.
Công dân mạng lập tức cho biết cán bộ đó chính là một PGS TS chuyên ngành Văn học!
Nhưng ngay sau đó, Thông báo trên của Viện Nghiên cứu Hán Nôm, không biết do áp lực của ai, lặng lẽ bị gỡ bỏ. Có lẽ người ta thấy hố: tự dưng cung cấp cho thiên hạ một bằng chứng không thể nào chối cãi, chứng tỏ cung cách làm ăn kỳ kỳ gì đó của lãnh đạo Viện Hàn lâm!
Nhưng không phải đến ngày 30/3, do Viện Hán nôm đăng thì thông tin mới bị lộ. Để ra công văn, chắc chắn Viện Hàn lâm đã có sự đồng ý của vị cán bộ Viện Hàn lâm định điều động/ đề bạt về làm quản lý ở viện Ngôn ngữ học, và trước khi quyết định người này chắc chắn đã dò la ý kiến của nhiều người. Thế là thông tin bung ra, bây giờ đố biết từ nguồn nào! Bà con đồn ầm lên, sôi nổi và phẫn nộ, không phải chỉ vì GS.TS Nguyễn Văn Hiệp, mà vì viễn cảnh một Viện Ngôn ngữ học tan nát do nguy cơ bị lãnh đạo bởi một người không có chuyên môn.
Ngày 28/3 tôi được GS.TS Nguyễn Văn Lợi, vốn là cán bộ lãnh đạo Viện Từ điển học và Bách khoa thư (trước đó là Phó Viện trưởng viện Ngôn ngữ học), nay đã về hưu, điện cho biết thông tin trên. Ngay sau đó tôi viết một bài về chuyện này, dẫn câu của ông: “Một Giáo sư đáng kính đã về hưu nói cho tôi tin sửng sốt này, và kết thúc cuộc trao đổi bằng một lời than: “Điều chuyển cán bộ là chuyện bình thường, nhưng đối với trường hợp này, nó ngang với một sự phá hoại có chủ đích!”. Xin đừng biện minh rằng đó chỉ mới là dự kiến. Có dự kiến, cũng trên cơ sở nhất định. Có cơ sở nào vững chắc để điều một người chuyên về Văn học sang phụ trách một viện chuyên về Ngôn ngữ học không, thưa lãnh đạo Viện Hàn lâm?
Sau bài của tôi, hàng loạt công dân mạng tham gia bàn luận, trong đó rất đáng kể là bài “Vì sao không nên điều chuyển Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học?” của PGS.TS Nguyễn Hồng Cổn trên FB của anh (kỳ 1 và kỳ 2 ngày 31/3, kỳ 3 ngày 1/4). Ngay kỳ 1, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết đã nêu ý kiến trong một comment: “Nếu anh Nguyễn Hồng Cổn khởi thảo một kiến nghị của anh em ngôn ngữ học gửi lãnh đạo Viện Hàn lâm KHXHVN thì tôi sẵn sàng ký tên hưởng ứng. Thực hiện lệnh phong tỏa toàn xã hội để phòng chống dịch Covid-19, anh chỉ cần gửi cho một số người qua email, rồi anh em sẽ chuyển tiếp, ký. Ta hẹn nhau một cái hạn, xong sẽ gửi Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH. Thú thật, tôi thấy thương anh Bùi Nhật Quang bị vướng vào vụ này, nhưng không thể không nói. Tôi nghĩ mãi mà không hiểu điều chuyển GS Nguyễn Văn Hiệp vì lý do gì.”
Đề nghị của GS.TS Nguyễn Minh Thuyết chính là khởi đầu cho Thư ngỏ với 114 chữ ký của những người thuộc giới nghiên cứu, giảng dạy Ngôn ngữ học trên cả nước.
Những gì tôi kể ở trên, rất dễ kiểm tra. Câu hỏi đặt ra là Viện Hàn lâm quyết tâm quy kết tội làm lộ thông tin cho GS TS Nguyễn Văn Hiệp là có ý đồ gì?
Lời bàn về thông tin kỷ luật GS.TS Nguyễn Văn Hiệp
Kết thúc bài báo chuyển tải thông điệp của Viện Hàn lâm là mấy dòng sau đây:
“Được biết trong 8 năm làm Viện trưởng, ông Hiệp mắc một số sai phạm nên năm 2019, Chi bộ Viện Ngôn ngữ học đã họp và ra quyết định kỷ luật ông Hiệp bằng hình thức khiển trách. Năm 2019, ông Hiệp xếp loại đảng viên và công chức không hoàn thành nhiệm vụ.”
Tại sao GS.TS Nguyễn Văn Hiệp bị khiển trách và bị xếp loại đảng viên và công chức không hoàn thành nhiệm vụ, mặc dù giới chuyên môn đều biết năm 2019 Viện Ngôn ngữ học có rất nhiều thành tích chuyên môn, đó là chuyện rất đáng cho báo chí mở một cuộc điều tra, nhất là trong mối liên hệ với cuộc đấu tranh chống đạo văn mà báo giới đã tốn bao nhiêu giấy mực về 2 lãnh đạo trong nội bộ Viện Ngôn ngữ học. Cần nhắc lại là, GS.TS Nguyễn Đức Tồn – “kẻ đạo văn khổng lồ của mọi thời đại” – rốt cuộc được Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cho hạ cánh hơn cả an toàn: ông về hưu vì đến tuổi (chứ không phải vì bị kỷ luật), vẫn giữ được học hàm học vị giáo sư tiến sĩ và vẫn giữ chức chủ nhiệm một đề tài cấp nhà nước hơn 4 tỷ đồng tiền thuế của dân. Còn truyền nhân đạo văn của ông, TS Vũ Thị Sao Chi oai hùng hơn, “rũ bùn đứng dậy sáng lòa”: từ Phó Tổng biên tập tạp chí của Viện Ngôn ngữ, nhảy tót lên chức Phó Tổng biên tập tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam của cả Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, được lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tán dương đến tận trời xanh, rằng trong thời gian sắp tới “sẽ có nhiều đóng góp tích cực cùng Ban lãnh đạo Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam gặt hái được nhiều thành công hơn trong nhiệm kì công tác của mình, nhất là trong vấn đề phát triển Tạp chí điện tử, nhằm từng bước đưa Tạp chí lên một tầm cao mới, xứng đáng trở thành một trong những cơ quan ngôn luận quan trọng của Viện Hàn lâm nói riêng và cả nước nói chung về các ngành khoa học xã hội và nhân văn”.
Thông tin về kỷ luật GS.TS Nguyễn Văn Hiệp đưa được ra phải chăng hàm ý có liên quan đến việc điều chuyển? Nếu không, tại sao lại đưa vào một văn bản về chuyện điều chuyển GS.TS Nguyễn Văn Hiệp? Không lẽ người soạn văn bản lơ đễnh đến mức lạc đề như thế? Nhưng nếu có thì hoàn toàn mâu thuẫn với đoạn mở đầu sau đây:“Viện Hàn lâm cho hay, tháng 3/2020, trên cơ sở đánh giá thực tế 8 năm giữ chức vụ Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học của ông Nguyễn Văn Hiệp; lãnh đạo Viện Hàn lâm đã bước đầu trao đổi, đề xuất phương án điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Hiệp đến giữ chức vụ Viện trưởng tại một viện nghiên cứu quan trọng của Viện Hàn lâm có chức năng nhiệm vụ tương đồng, phù hợp với năng lực chuyên môn của ông Hiệp là GS.TS Ngôn ngữ học; để tạo điều kiện cho ông Hiệp tiếp tục giữ chức danh lãnh đạo và có khả năng đóng góp được về mặt chuyên môn.”
Có ai điều động, bổ nhiệm một người bị kỷ luật giữ chức vụ Viện trưởng tại một viện nghiên cứu quan trọng hay không? Mà có quy định nào bị kỷ luật ở mức khiển trách thì phải điều chuyển hay không?
Các công trình khoa học/ dịch thuật của GS Nguyễn Văn Hiệp |
Uy tín của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam vốn cao hay thấp? E rằng cái văn bản lần này của Viện làm ảnh hưởng đến uy tín của Viện Hàn lâm hơn nữa.
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam sợ rằng thông tin sai lạc sẽ làm hại cho uy tín của Viện! Theo tôi, điều đó không đúng: không ai có thể làm hại uy tín của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam nếu lãnh đạo Viện này đường đường chính chính. Và chính thông tin đúng sự thật sẽ là đảm bảo cho uy tín của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam trước cả trăm triệu người dân đang đóng thuế, trong đó có tôi.
PGS-TS Hoàng Dũng
https://tamnhin.net.vn/vien-han-lam-khoa-hoc-xa-hoi-viet-nam-da-len-tieng-ve-viec-dieu-chuyen-vien-truong-vien-ngon-ngu-hoc-88000.html?fbclid=IwAR3YmbB6cumcdpFzXzrst7LdLQ7F4BKJheAG6MyJ2xyJkKOm0cRUiMFghkE
3.
14/04/2020 13:43
Điều chuyển công tác Viện trưởng Ngôn ngữ mới chỉ là kế hoạch
TPO - Việc điều chuyển công tác đối với GS. Nguyễn Văn Hiệp mới chỉ đang trong giai đoạn thảo luận nội bộ thì đáng tiếc thông tin đã bị lộ, lọt ra bên ngoài.
Đó là thông tin được đưa ra tại văn bản của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội gửi các đơn vị trực thuộc thông báo về tình hình tại viện Ngôn ngữ học.
Theo văn bản này, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội, hiện nay trên các trang mạng xã hội đã và đang đăng tải nhiều bài viết về công tác tổ chức, nhân sự tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, cụ thể về công tác nhân sự đối với ông Nguyễn Văn Hiệp, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học.
Viện Hàn lâm đã có những thông tin chính thức liên quan đến sự việc này.
Viện Hàn lâm cho hay tháng 3/2020, trên cơ sở đánh giá thực tế 8 năm giữ chức vụ Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học của ông Nguyễn Văn Hiệp; lãnh đạo Viện Hàn lâm đã bước đầu trao đổi, đề xuất phương án điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Hiệp đến giữ chức vụ Viện trưởng tại một viện nghiên cứu quan trọng của Viện Hàn lâm có chức năng nhiệm vụ tương đồng, phù hợp với năng lực chuyên môn của ông Hiệp là GS.TS. Ngôn ngữ học; để tạo điều kiện cho ông Hiệp tiếp tục giữ chức danh lãnh đạo và có khả năng đóng góp được về mặt chuyên môn.
Mọi việc đang trong giai đoạn thảo luận nội bộ thì đáng tiếc là thông tin đã bị lộ, lọt ra bên ngoài, trong đó có trách nhiệm của cá nhân của ông Nguyễn Văn Hiệp.
Trước tình hình nêu trên Viện Hàn lâm đề nghị thủ trưởng các đơn vị thuộc, trực thuộc thực hiện phối hợp cấp ủy của đơn vị phổ biến, cung cấp cho toàn thể cán bộ, đảng viên trong đơn vị những thông tin trung thực, khách quan về chủ trương, phương án nhân sự của Đảng ủy và Lãnh đạo Viện Hàn lâm đối với Viện Ngôn ngữ học và cá nhân ông Nguyễn Văn Hiệp.
Yêu cầu cán bộ, đảng viên trong đơn vị chấp hành nghiêm các quy định về phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí và các quy định của Đảng và Nhà nước, không sử dụng không gian mạng để đăng tải, lan truyền và chia sẻ những thông tin sai sự thật về công tác nhân sự tại Viện Ngôn ngữ học.
Thường xuyên kiểm tra, theo dõi, nắm bắt dư luận, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi sử dụng mạng xã hội để đăng tải những thông tin sai sự thật gây hoang mang trong dư luận, làm ảnh hưởng tới an ninh trật tự, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan, ảnh hưởng tới quyền lợi hợp pháp, uy tín, danh dự của tổ chức và cá nhân.
Được biết trong 8 năm làm Viện trưởng, ông Hiệp mắc một số sai phạm nên năm 2019, Chi bộ Viện Ngôn ngữ học đã họp và ra quyết định kỷ luật ông Hiệp bằng hình thức khiển trách. Năm 2019, ông Hiệp xếp loại đảng viên và công chức không hoàn thành nhiệm vụ.
Nghiêm Huê
https://www.tienphong.vn/giao-duc/dieu-chuyen-cong-tac-vien-truong-ngon-ngu-moi-chi-la-ke-hoach-1641655.tpo
14/04/2020 17:31 GMT+7
- Việc điều chuyển công tác đối với GS.TS Nguyễn Văn Hiệp (Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học) mới chỉ đang trong giai đoạn thảo luận nội bộ thì đáng tiếc thông tin đã bị lộ, lọt ra bên ngoài.
Đó là thông tin vừa được Viện Hàn lâm Khoa học xã hội thông báo tới các đơn vị trực thuộc về tình hình tại Viện Ngôn ngữ học.
Theo Viện Hàn lâm Khoa học xã hội, hiện nay trên các trang mạng xã hội đã và đang đăng tải nhiều bài viết về công tác tổ chức, nhân sự tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, cụ thể về công tác nhân sự đối với ông Nguyễn Văn Hiệp, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học.
Viện Hàn lâm cho hay, trong gần 8 năm làm Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học, ông Hiệp mắc một số sai phạm. Ủy ban Kiểm tra TƯ Đảng đã kiểm tra và có kết luận chính thức. Năm 2019, Chi bộ viện này đã họp và ra quyết định khiển trách; xếp loại đảng viên và công chức không hoàn thành nhiệm vụ...
Tháng 3/2020, trên cơ sở đánh giá thực tế 8 năm giữ chức vụ Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học của ông Hiệp, lãnh đạo Viện Hàn lâm đã bước đầu trao đổi, đề xuất phương án điều động, bổ nhiệm ông Hiệp đến giữ chức vụ viện trưởng tại một viện nghiên cứu có chức năng nhiệm vụ tương đồng, phù hợp với năng lực chuyên môn của ông Hiệp là giáo sư, tiến sĩ ngôn ngữ học.
Mọi việc đang trong giai đoạn thảo luận nội bộ thì đáng tiếc là thông tin đã bị lộ, lọt ra bên ngoài, trong đó có trách nhiệm của cá nhân của ông Nguyễn Văn Hiệp.
GS.TS Nguyễn Văn Hiệp. |
Trước tình hình này, Viện Hàn lâm đề nghị thủ trưởng các đơn vị trực thuộc phối hợp cấp ủy của đơn vị phổ biến, cung cấp cho toàn thể cán bộ, đảng viên trong đơn vị những thông tin trung thực, khách quan về chủ trương, phương án nhân sự của Đảng ủy và lãnh đạo Viện Hàn lâm đối với Viện Ngôn ngữ học và cá nhân ông Hiệp.
Viện Hàn lâm cũng yêu cầu cán bộ, đảng viên trong đơn vị chấp hành nghiêm các quy định về phát ngôn, không sử dụng không gian mạng để đăng tải, lan truyền và chia sẻ những thông tin sai sự thật về công tác nhân sự tại Viện Ngôn ngữ học.
Thường xuyên kiểm tra, theo dõi, nắm bắt dư luận, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi sử dụng mạng xã hội để đăng tải những thông tin sai sự thật gây hoang mang trong dư luận, làm ảnh hưởng tới an ninh trật tự, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan, ảnh hưởng tới quyền lợi hợp pháp, uy tín, danh dự của tổ chức và cá nhân.
Hiện, Viện Hàn lâm đang cho rà soát để chấn chỉnh việc này cũng như để rút kinh nghiệm cho các công việc khác.
Trước đó, một số nhà khoa học ngôn ngữ trong nước và quốc tế đã có một bức thư chung gửi tới lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam bày tỏ sự không đồng tình trước thông tin được cho là Viện này sẽ điều chuyển công tác đối với ông Hiệp.
Theo đó, các nhà khoa học này liệt kê những đóng góp cá nhân của GS. Hiệp đối với ngành Ngôn ngữ học Việt Nam và đề nghị lãnh đạo Viện Hàn lâm cân nhắc hậu quả của việc xáo trộn tổ chức, xem xét lại dự kiến điều chuyển.
Thanh Hùng
Hơn 100 nhà khoa học viết thư ngỏ phản đối điều chuyển 1 viện trưởng
Các nhà khoa học ngôn ngữ trong nước và quốc tế không đồng tình trước thông tin được cho là Viện Hàn ...
https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/khoa-hoc/vien-han-lam-khoa-hoc-xa-hoi-vn-noi-ve-chuyen-dieu-chuyen-cong-tac-vien-truong-ngon-ngu-hoc-633441.html
2.
13/04/2020 08:49 GMT+7
Các nhà khoa học ngôn ngữ trong nước và quốc tế không đồng tình trước thông tin được cho là Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam sẽ điều chuyển công tác GS.TS Nguyễn Văn Hiệp, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ.
114 giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ đã nhất loạt ký tên phản đối trong bức thư chung gửi tới lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
Bức thư nêu ra thời kỳ khó khăn của Viện Ngôn ngữ học cùng những bước phát triển về mặt nghiên cứu và hợp tác quốc tế cho đến hiện tại.
Những kết quả này, theo nhóm các nhà khoa học “là nhờ vào tâm huyết và khả năng tổ chức thuyết phục của lãnh đạo Viện, trong đó có GS.TS Nguyễn Văn Hiệp”.
Đồng thời, các nhà khoa học cũng liệt kê những đóng góp cá nhân của GS. Hiệp đối với ngành Ngôn ngữ học Việt Nam và đề nghị lãnh đạo Viện Hàn lâm hãy cân nhắc hậu quả của việc xáo trộn tổ chức, xem xét lại dự kiến điều chuyển GS Hiệp qua công tác ở một viện khác.
GS.TS Nguyễn Văn Hiệp
Bức thư khẩn do các nhà nghiên cứu đến từ Úc, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan gửi tới lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội cũng nhấn mạnh lo ngại về “sự liên tục và ổn định trong hợp tác quốc tế với các nhà ngôn ngữ học hàng đầu thế giới có thể sẽ bị đứt gãy”.
GS James Martin (ĐH Sydney, Úc), một GS hàng đầu của trường phái ngôn ngữ học chức năng hệ thống hiện nay nhìn nhận GS Hiệp đã "làm xuất sắc vai trò của mình trong những năm qua, góp phần làm tăng năng lực nghiên cứu cho các nhà nghiên cứu ngôn ngữ Việt Nam qua các khoá tập huấn và hội thảo có tương tác với các đồng nghiệp quốc tế. Viện Ngôn ngữ học phải được dẫn dắt bởi một nhà ngôn ngữ học chuyên nghiệp, chuyên sâu về lĩnh vực này".
Ở trong nước, GS.TSKH Trần Ngọc Thêm, chuyên gia về Ngôn ngữ học và Văn hóa học đánh giá, sự việc này đã cho thấy những biến động liên quan đến Viện ngôn ngữ học không phải chỉ là chuyện của riêng Viện mà rộng hơn thế.
Theo GS Thêm, thời điểm GS Hiệp làm Viện trưởng của Viện Ngôn ngữ từ năm 2012 là năm rất khó khăn của khi nhiều cán bộ có trình độ cao đã đến tuổi nghỉ hưu, trong khi cán bộ trẻ lại chưa hội đủ kinh nghiệm lẫn chuyên môn để thay thế.
Trong 7 năm, Viện Ngôn ngữ học cũng đã làm được rất nhiều việc quan trọng mà lớn nhất là "nâng cao vị thế của ngôn ngữ học nước nhà trên trường quốc tế. Điều đó thể hiện thông qua những công bố quốc tế và tổ chức hàng loạt hội thảo khoa học quốc tế với sự tham gia của những nhà ngôn ngữ học danh tiếng trên thế giới như GS. James Martin".
GS Thêm cho rằng, những kết quả như vậy không phải viện nào cũng làm được và không phải viện trưởng nào cũng có thể làm được.
“Cho nên, dự định điều chuyển nhân sự của lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam dường như không phù hợp với tâm tư nguyện vọng của cộng đồng ngôn ngữ học”, GS Thêm nhận định.
Còn theo PGS.TS Bùi Mạnh Hùng, Khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, việc điều chuyển này nếu diễn ra sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của Viện Ngôn ngữ học.
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết phân tích hiệu quả đối ngoại phụ thuộc rất nhiều vào các mối quan hệ cá nhân. Mặt khác, người thay thế nếu thuộc chuyên môn khác sẽ rất khó, bởi “đã là viện nghiên cứu, người đứng đầu phải đúng chuyên môn”.
Thúy Nga
Vinh Hải Thứ Năm, ngày 09/04/2020 17:08 PM (GMT+7)
(Dân Việt)
Trong những ngày qua, nhiều Giáo sư, Tiến sỹ ngành Ngôn ngữ học đang rất quan tâm đến một sự việc được coi là “chấn động” trong ngành: Đó là dự định điều chuyển GS.TS Nguyễn Văn Hiệp – Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học sang một đơn vị khác.
Đổi ghế giữa dòng
Sự việc được cho là bắt đầu từ một thông báo được đăng trên website của Viện Nghiên cứu Hán Nôm vào trưa ngày 30/3/2020.
Theo đó, thứ sáu ngày 27/3/2020 Viện Nghiên cứu Hán Nôm nhận được công văn của Viện KHXH về việc dự kiến điều động, bổ nhiệm nhân sự lãnh đạo, quản lý đối với một cán bộ của Viện Nghiên cứu Hán nôm được dự kiến điều động sang làm công tác quản lý tại Viện Ngôn ngữ học.
Trong thông báo trên website của mình, Viện Nghiên cứu Hán Nôm chưa có ý kiến chính thức về vấn đề điều động kể trên.
“Viện Nghiên cứu Hán Nôm không chịu trách nhiệm về những thông tin không chính thống trên mạng xã hội liên quan đến vấn đề này” – Thông báo của Viện Nghiên cứu Hán Nôm viết.
Sau đó, các nhà nghiên cứu hàng đầu trong ngành Ngôn ngữ học đã tìm hiểu và được biết Viện KHXH dự kiến “đổi ghế” nhiều lãnh đạo cấp Viện trực thuộc, trong đó có việc điều chuyển GS.TS Nguyễn Văn Hiệp – Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học.
Sự việc này ngay lập tức được các Giáo sư, Tiến sỹ đầu ngành Ngôn ngữ học nhận định là “sự kiện chấn động” của ngành Ngôn ngữ học.
PGS.TS Nguyễn Hồng Cổn (Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học KHXHNV) đánh giá: “Việc này hiện chưa có quyết định chính thức nhưng nếu xảy ra sẽ mang nhiều hệ lụy cho Viện Ngôn ngữ học nói riêng và ngành Ngôn ngữ học nói chung. Cá nhân tôi cho rằng, vì uy tín của Viện Ngôn ngữ học và ngành Ngôn ngữ học, không nên điều chuyển GS Nguyễn Văn Hiệp khỏi Viện Ngôn ngữ học”.
Trước hết, theo PGS.TS Nguyễn Hồng Cổn là nếu điều chuyển GS Nguyễn Văn Hiệp có thể dẫn đến hệ lụy trong việc tổ chức và duy trì hoạt động nghiên cứu khoa học của Viện Ngôn ngữ học một cách có chất lượng và đi đúng hướng.
Được biết, hiện GS Nguyễn Văn Hiệp đang là Chủ nhiệm 1 đề tài cấp Nhà nước mang tính tổng kết và tổng hợp kết quả của 7 đề tài Nhà nước; quản lý kinh phí 5 đề tài cấp Nhà nước do Viện Ngôn ngữ học chủ trì. Việc “thay ngựa giữa dòng” có thể khiến cả dây chuyền phía sau bị cuốn trôi.
Hệ lụy tiếp theo là việc điều chuyển sẽ tạo cú sốc với các đồng nghiệp, đối tác quốc tế đã và đang hợp tác với Viện Ngôn ngữ học.
“Việc điều chuyển này nếu diễn ra sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của Viện Ngôn ngữ học, đầu tàu của ngành Ngôn ngữ học Việt Nam là chính, chứ không ảnh hưởng mấy đến cá nhân anh Hiệp. Trong một vài năm tới, tôi chưa thấy ai tốt hơn GS Nguyễn Văn Hiệp để thay. Không khéo Viện Ngôn ngữ học thành một cái ao làng” – PGS.TS Bùi Mạnh Hùng (Khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm TPHCM) chia sẻ.
Hơn trăm GS, PGS, TS phản đối
Ngay sau khi biết thông tin Viện KHXH dự định điều chuyển GS Nguyễn Văn Hiệp khỏi Viện Ngôn ngữ học, hơn 100 GS, PGS trong ngành Ngôn ngữ học, Khoa học xã hội đã gửi thư ngỏ đến lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cân nhắc dừng điều chuyển GS.TS Nguyễn Văn Hiệp.
Từ cuối 2012 đến nay (từ khi làm Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học), GS.TS Nguyễn Văn Hiệp đã công bố 11 bài nghiên cứu trong các hội thảo quốc tế và tạp chí nước ngoài (trong tổng số 17 bài công bố quốc tế).
15 bài trên tạp chí chuyên ngành hoặc kỷ yếu hội thảo trong nước (trong tổng số gần 50 bài báo công bố trong nước), chủ trì nghiệm thu đạt loại xuất sắc 5 đề tài cấp cơ sở và 1 đề tài cấp Bộ, công bố 1 chuyên khảo (viết chung với 2 học giả Pháp).
Đồng thời, tham gia dịch và hiệu đính, xuất bản 2 chuyên khảo từ tiếng Anh ra tiếng Việt (trong tổng số 3 chuyên khảo đã dịch).
Bức thư ngỏ đề nghị lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam hết sức cân nhắc hậu quả của việc xáo trộn tổ chức lúc này đối với sự phát triển của Viện Ngôn ngữ học nói riêng, ngành Ngôn ngữ học nói chung.
“Từ đó, xem xét lại dự kiến điều chuyển GS.TS Nguyễn Văn Hiệp – Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học sang một viện nghiên cứu khác” – bức thư ngỏ nêu.
Dân Việt sẽ tiếp tục thông tin.
Sự việc được cho là bắt đầu từ một thông báo được đăng trên website của Viện Nghiên cứu Hán Nôm vào trưa ngày 30/3/2020.
Theo đó, thứ sáu ngày 27/3/2020 Viện Nghiên cứu Hán Nôm nhận được công văn của Viện KHXH về việc dự kiến điều động, bổ nhiệm nhân sự lãnh đạo, quản lý đối với một cán bộ của Viện Nghiên cứu Hán nôm được dự kiến điều động sang làm công tác quản lý tại Viện Ngôn ngữ học.
Thông báo của Viện Nghiên cứu Hán Nôm cho thấy dự kiến có sự dịch chuyển vị trí lãnh đạo ở cả Viện Ngôn ngữ học. Thông báo này sau đó đã không xuất hiện trên website của Viện Nghiên cứu Hán Nôm nữa.
Công văn đề nghị lãnh đạo và cấp ủy Viện Nghiên cứu Hán Nôm cho ý kiến nhận xét, đánh giá về nhân sự được dự kiến điều động.Trong thông báo trên website của mình, Viện Nghiên cứu Hán Nôm chưa có ý kiến chính thức về vấn đề điều động kể trên.
“Viện Nghiên cứu Hán Nôm không chịu trách nhiệm về những thông tin không chính thống trên mạng xã hội liên quan đến vấn đề này” – Thông báo của Viện Nghiên cứu Hán Nôm viết.
Sau đó, các nhà nghiên cứu hàng đầu trong ngành Ngôn ngữ học đã tìm hiểu và được biết Viện KHXH dự kiến “đổi ghế” nhiều lãnh đạo cấp Viện trực thuộc, trong đó có việc điều chuyển GS.TS Nguyễn Văn Hiệp – Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học.
Sự việc này ngay lập tức được các Giáo sư, Tiến sỹ đầu ngành Ngôn ngữ học nhận định là “sự kiện chấn động” của ngành Ngôn ngữ học.
PGS.TS Nguyễn Hồng Cổn (Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học KHXHNV) đánh giá: “Việc này hiện chưa có quyết định chính thức nhưng nếu xảy ra sẽ mang nhiều hệ lụy cho Viện Ngôn ngữ học nói riêng và ngành Ngôn ngữ học nói chung. Cá nhân tôi cho rằng, vì uy tín của Viện Ngôn ngữ học và ngành Ngôn ngữ học, không nên điều chuyển GS Nguyễn Văn Hiệp khỏi Viện Ngôn ngữ học”.
Dự định điều chuyển GS Nguyễn Văn Hiệp của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã khiến nhiều GS, TS ngành Ngôn ngữ học cho là sự việc "chấn động" trong ngành
Được biết, hiện GS Nguyễn Văn Hiệp đang là Chủ nhiệm 1 đề tài cấp Nhà nước mang tính tổng kết và tổng hợp kết quả của 7 đề tài Nhà nước; quản lý kinh phí 5 đề tài cấp Nhà nước do Viện Ngôn ngữ học chủ trì. Việc “thay ngựa giữa dòng” có thể khiến cả dây chuyền phía sau bị cuốn trôi.
Hệ lụy tiếp theo là việc điều chuyển sẽ tạo cú sốc với các đồng nghiệp, đối tác quốc tế đã và đang hợp tác với Viện Ngôn ngữ học.
GS.TS Nguyễn Văn Hiệp (đứng) tại một Hội thảo khoa học quốc tế về ngôn ngữ học
Trong khi đó, PGS.TS Bùi Mạnh Hùng (Đại học Sư phạm TPHCM) cũng cho rằng nếu việc điều chuyển GS Nguyễn Văn Hiệp xảy ra, sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của ngành Ngôn ngữ học.“Việc điều chuyển này nếu diễn ra sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của Viện Ngôn ngữ học, đầu tàu của ngành Ngôn ngữ học Việt Nam là chính, chứ không ảnh hưởng mấy đến cá nhân anh Hiệp. Trong một vài năm tới, tôi chưa thấy ai tốt hơn GS Nguyễn Văn Hiệp để thay. Không khéo Viện Ngôn ngữ học thành một cái ao làng” – PGS.TS Bùi Mạnh Hùng (Khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm TPHCM) chia sẻ.
Hơn trăm GS, PGS, TS phản đối
Ngay sau khi biết thông tin Viện KHXH dự định điều chuyển GS Nguyễn Văn Hiệp khỏi Viện Ngôn ngữ học, hơn 100 GS, PGS trong ngành Ngôn ngữ học, Khoa học xã hội đã gửi thư ngỏ đến lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cân nhắc dừng điều chuyển GS.TS Nguyễn Văn Hiệp.
Từ cuối 2012 đến nay (từ khi làm Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học), GS.TS Nguyễn Văn Hiệp đã công bố 11 bài nghiên cứu trong các hội thảo quốc tế và tạp chí nước ngoài (trong tổng số 17 bài công bố quốc tế).
15 bài trên tạp chí chuyên ngành hoặc kỷ yếu hội thảo trong nước (trong tổng số gần 50 bài báo công bố trong nước), chủ trì nghiệm thu đạt loại xuất sắc 5 đề tài cấp cơ sở và 1 đề tài cấp Bộ, công bố 1 chuyên khảo (viết chung với 2 học giả Pháp).
Đồng thời, tham gia dịch và hiệu đính, xuất bản 2 chuyên khảo từ tiếng Anh ra tiếng Việt (trong tổng số 3 chuyên khảo đã dịch).
Bức thư ngỏ đề nghị lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam hết sức cân nhắc hậu quả của việc xáo trộn tổ chức lúc này đối với sự phát triển của Viện Ngôn ngữ học nói riêng, ngành Ngôn ngữ học nói chung.
“Từ đó, xem xét lại dự kiến điều chuyển GS.TS Nguyễn Văn Hiệp – Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học sang một viện nghiên cứu khác” – bức thư ngỏ nêu.
Dân Việt sẽ tiếp tục thông tin.
30/03/2020
Thực hiện Qui định về công tác cán bộ, căn cứ ý kiến của Ban Thường vụ Đảng ủy Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (Viện Hàn lâm) về việc tiếp tục kiện toàn các đồng chí Lãnh đạo các cơ quan trực thuộc Viện Hàn lâm, sáng ngày 30/3/2020, tại Hội trường 3D, trụ sở số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, Viện Hàn lâm đã tổ chức Hội nghị Công bố và trao các Quyết định về công tác cán bộ.
Nguyễn Thu Trang
..
2.
Trả lờiXóaHơn 100 nhà khoa học viết thư ngỏ phản đối điều chuyển 1 viện trưởng
3.
Trả lờiXóa14/04/2020 13:43
Điều chuyển công tác Viện trưởng Ngôn ngữ mới chỉ là kế hoạch
TPO - Việc điều chuyển công tác đối với GS. Nguyễn Văn Hiệp mới chỉ đang trong giai đoạn thảo luận nội bộ thì đáng tiếc thông tin đã bị lộ, lọt ra bên ngoài.
Được biết trong 8 năm làm Viện trưởng, ông Hiệp mắc một số sai phạm nên năm 2019, Chi bộ Viện Ngôn ngữ học đã họp và ra quyết định kỷ luật ông Hiệp bằng hình thức khiển trách. Năm 2019, ông Hiệp xếp loại đảng viên và công chức không hoàn thành nhiệm vụ.
Viện Hàn lâm cho hay, trong gần 8 năm làm Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học, ông Hiệp mắc một số sai phạm. Ủy ban Kiểm tra TƯ Đảng đã kiểm tra và có kết luận chính thức. Năm 2019, Chi bộ viện này đã họp và ra quyết định khiển trách; xếp loại đảng viên và công chức không hoàn thành nhiệm vụ...
Trả lờiXóaTháng 3/2020, trên cơ sở đánh giá thực tế 8 năm giữ chức vụ Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học của ông Hiệp, lãnh đạo Viện Hàn lâm đã bước đầu trao đổi, đề xuất phương án điều động, bổ nhiệm ông Hiệp đến giữ chức vụ viện trưởng tại một viện nghiên cứu có chức năng nhiệm vụ tương đồng, phù hợp với năng lực chuyên môn của ông Hiệp là giáo sư, tiến sĩ ngôn ngữ học.
Mọi việc đang trong giai đoạn thảo luận nội bộ thì đáng tiếc là thông tin đã bị lộ, lọt ra bên ngoài, trong đó có trách nhiệm của cá nhân của ông Nguyễn Văn Hiệp.