Buổi sáng ấm áp Thứ Bảy ngày 28 tháng 12 năm 2019.
Khi viết những dòng này, chúng tôi đang ngồi trong hội trường tổ chức Hội thảo 100 năm chữ quốc ngữ ở Việt Nam tại Đà Nẵng (cụ thể là hội trường lớn tầng 1 khách sạn Hilton - 50 Bạch Đằng quận Hải Châu tp Đà Nẵng).
Đà Nẵng đang rất ấm. Quần áo rét mang vào từ Hà Nội trở thành không cần thiết nữa, phải cất đi.
Đúng 100 năm trước, vào ngày 28 tháng 12 năm 1919 (tức ngày mùng 4 tháng 11 năm Khải Định 3), hoàng đế Khải Định của nước Đại Nam thuộc Pháp đã ban Dụ số 123 bãi bỏ khoa cử Hán học. Bởi vậy, mới nói:: 28/12/1919 --- 28/12/2019. Thật sự đúng 100 năm !
1. Lúc 10h15 phút, Giáo sư Linh mục Roland Jacques (đến từ Đại học Saint Paul, Canada) nói bằng tiếng Việt rất rõ ràng rằng: "Chỉ có cách đóng góp như thế mới có thể giúp hiểu rõ hơn về lịch sử của tiếng Việt, một lịch sử tràn đầy màu sắc. Thực sự, đây là một ngôn ngữ làm cho tất cả chúng ta tự hào: quý vị, là con Rồng cháu Tiên; và chúng tôi, là những người có lòng mến yêu đích thực đối với đất nước, con người, ngôn ngữ, với tất cả những gì ngôn ngữ ấy biểu thị".
Cụ Roland là người gốc Bồ, năm nay đã bước vào tuổi 77, tiếng Việt giọng Bắc vẫn rất chuẩn ở thanh điệu.
Thú vị là cụ rất nhanh tay ngắt hai bông hồng tươi từ các lẵng hoa trong hội trường lên tặng cùng lúc cho hai ca sĩ được bác Thân Hà Nhất Thống (giám đốc Tao Đàn thư quán) mời đến góp vui cho hội thảo. Một linh mục cầm hai bông hoa hồng ở hai tay, tặng hai cho hai cô ca sĩ cùng một lúc !
Đại dương cầm được đưa đến từ đầu giờ. Một lúc sau các ca sĩ tới tập giọng chuẩn bị mươi phút, nhạc công cũng thử đàn. Những đoạn ngắt quãng trong hội thảo ở phiên buổi sáng được chèn bằng tiếng đại dương cầm. Mình hỏi, bác Thân đại khái bảo: đàn ấy ở bên phòng tui đưa sang thôi, thi thoảng tui vẫn chơi một vài đoạn.
2. Phiên thảo luận buổi sáng, dành cho tiểu ban 1 (có bài thuyết trình cho phép dài đặc cách của cụ Roland), khá sôi nổi, chắc là hấp dẫn với khán thính giả từ nhiều góc nhìn khác nhau.
Một câu hỏi thống kê ngay tại lúc đó, cho biết: có khoảng hơn 10 người là theo Kitô giáo (khi một người hỏi, thì hơn 10 người giơ tay ngay, trong đó có cụ Roland và ông anh Trần Quốc Anh). Như vậy là chỉ có rất ít người là người bên Kitô giáo tham dự hội thảo, cụ thể là khoảng 10 người trên tổng số hơn 200 người có mặt trong hội trường lúc đó.
3. Cụ Roland đưa một suy nghĩ thú vị: cuốn Từ điển Việt - Bồ - La đã ấn hành đầu thập niên 1650 ở châu Âu của Đắc Lộ, thực ra, là một thất bại ! Mình có luận bàn một chút về cách nói đó của cụ. Cũng có thắc mắc là cụ đã nhảy cách một quãng khá dài khi trình bày lịch sử hoàn thiện chữ quốc ngữ, nhảy một phát từ 1650s với nhóm Đắc Lộ tới ngay thập niên 1750 ! Mình khiếu nại: cụ nhảy cách quá, bỏ qua nhiều tác phẩm quan trọng, mà trong số đó không thể quên được Bento Thiện thời 1690 ! Hỏi thêm về Bento Thiện, thì cụ không trả lời (có thể do nhiều thứ người ta hỏi quá, nên cụ còn chưa kịp hồi đáp).
4. Sang buổi chiều nhà thơ Võ Xuân Tòng đến từ Tp. Hồ Chí Minh lên đọc rõ ràng một bài viết dài, trong đó có đoạn thú vị:
"...Tôi là người theo đạo ông bà, khi nghiên cứu Kinh Phật và Kinh Thánh có niềm tin, không bao lâu nữa người ta sẽ chứng minh được Đức Jesus và Đức Phật là một. Khi đó, Chữ viết Việt Nam không chỉ là sự kiện riêng của người Việt, còn được nhắc đến như một điểm đỏ trên con đường đi đến văn minh của nhân loại".
Cụ Roland là người gốc Bồ, năm nay đã bước vào tuổi 77, tiếng Việt giọng Bắc vẫn rất chuẩn ở thanh điệu.
Thú vị là cụ rất nhanh tay ngắt hai bông hồng tươi từ các lẵng hoa trong hội trường lên tặng cùng lúc cho hai ca sĩ được bác Thân Hà Nhất Thống (giám đốc Tao Đàn thư quán) mời đến góp vui cho hội thảo. Một linh mục cầm hai bông hoa hồng ở hai tay, tặng hai cho hai cô ca sĩ cùng một lúc !
Đại dương cầm được đưa đến từ đầu giờ. Một lúc sau các ca sĩ tới tập giọng chuẩn bị mươi phút, nhạc công cũng thử đàn. Những đoạn ngắt quãng trong hội thảo ở phiên buổi sáng được chèn bằng tiếng đại dương cầm. Mình hỏi, bác Thân đại khái bảo: đàn ấy ở bên phòng tui đưa sang thôi, thi thoảng tui vẫn chơi một vài đoạn.
2. Phiên thảo luận buổi sáng, dành cho tiểu ban 1 (có bài thuyết trình cho phép dài đặc cách của cụ Roland), khá sôi nổi, chắc là hấp dẫn với khán thính giả từ nhiều góc nhìn khác nhau.
Một câu hỏi thống kê ngay tại lúc đó, cho biết: có khoảng hơn 10 người là theo Kitô giáo (khi một người hỏi, thì hơn 10 người giơ tay ngay, trong đó có cụ Roland và ông anh Trần Quốc Anh). Như vậy là chỉ có rất ít người là người bên Kitô giáo tham dự hội thảo, cụ thể là khoảng 10 người trên tổng số hơn 200 người có mặt trong hội trường lúc đó.
3. Cụ Roland đưa một suy nghĩ thú vị: cuốn Từ điển Việt - Bồ - La đã ấn hành đầu thập niên 1650 ở châu Âu của Đắc Lộ, thực ra, là một thất bại ! Mình có luận bàn một chút về cách nói đó của cụ. Cũng có thắc mắc là cụ đã nhảy cách một quãng khá dài khi trình bày lịch sử hoàn thiện chữ quốc ngữ, nhảy một phát từ 1650s với nhóm Đắc Lộ tới ngay thập niên 1750 ! Mình khiếu nại: cụ nhảy cách quá, bỏ qua nhiều tác phẩm quan trọng, mà trong số đó không thể quên được Bento Thiện thời 1690 ! Hỏi thêm về Bento Thiện, thì cụ không trả lời (có thể do nhiều thứ người ta hỏi quá, nên cụ còn chưa kịp hồi đáp).
4. Sang buổi chiều nhà thơ Võ Xuân Tòng đến từ Tp. Hồ Chí Minh lên đọc rõ ràng một bài viết dài, trong đó có đoạn thú vị:
"...Tôi là người theo đạo ông bà, khi nghiên cứu Kinh Phật và Kinh Thánh có niềm tin, không bao lâu nữa người ta sẽ chứng minh được Đức Jesus và Đức Phật là một. Khi đó, Chữ viết Việt Nam không chỉ là sự kiện riêng của người Việt, còn được nhắc đến như một điểm đỏ trên con đường đi đến văn minh của nhân loại".
5. Tiểu ban buổi chiều bên mình không có máy tính chuẩn bị sẵn cho diễn giả. Dù máy chiếu thì đã chuẩn bị tốt. Mọi người lơ ngơ một lúc. Mình đành đưa máy tính nhỏ của mình ra làm "máy công", các anh Nguyễn Cung Thông (về từ Úc), Hoàng Văn Khẩn (về từ Thụy Sĩ), Trần Quốc Anh (về từ Mĩ), cụ Nguyễn Đăng Hưng (đang ở Việt Nam) thì đưa USB tới đưa PPT vào. May là không trục trặc gì.
Mấy năm trước, bên Viện Hán Nôm tổ chức hội thảo quốc gia ở Hà Nội, thư kí tiểu ban là Trần Trọng Dương bị sập máy tính, là vì: hội thảo cũng không chuẩn bị máy tính sẵn, thư kí phải đưa máy của riêng mình ra công quả, mọi người đưa USB vào, thế là virut lây luôn và phát tác nhanh, máy sập ngay trước mắt !
Để phòng virut thì ở Việt Nam, bây giờ tốt nhất vẫn là BKAV. Hàng nội này xem ra là chất lượng tốt.
6. Chiều muộn sau hội thảo, mình tiếp tục cưỡi xe máy tới thăm và hỏi chuyện các anh lớn bên thánh thất và thánh tịnh. Nhân duyên với một anh, mà tới gần 20 năm mới được gặp lại ! Hai anh em cầm tay nhau bùi ngùi mãi không thôi.
Các anh lớn chỉ lên các câu đối và hoành phi trong thánh thất và thánh tịnh mà phân tích: đề cao chữ quốc ngữ, nên đều ghi rất rõ bằng quốc ngữ !
Các anh lớn chỉ lên các câu đối và hoành phi trong thánh thất và thánh tịnh mà phân tích: đề cao chữ quốc ngữ, nên đều ghi rất rõ bằng quốc ngữ !
Ngày xưa đi điều tra điền dã về Cao Đài ở Đà Nẵng, mình mới còn ở tuổi hai mươi.
Lúc trở về, do tiện mà phi qua cầu Cầu Rồng sang bên khu Mỹ Khê dong duổi lâu lâu. Khu vực Mỹ Khê bây giờ thay đổi chóng mặt, không còn nhận ra nữa, dù cũng chỉ vài năm.
Ngày xưa đi từ Đà Nẵng vào Hội An, khi chạy xe máy, thì mình hay chạy theo đường Lê Văn Hiến rồi xuống đường Trần Đại Nghĩa mà đi miết ! Còn bây giờ, sát biển có đường quá đẹp và thẳng tắp - đường mang tên Võ Nguyên Giáp.
Một ít ảnh về hội thảo (chỉ lấy bên lưới trời Fb, còn ảnh mình chụp thì còn đang xử lí):
Viết lai rai từ ngày 28 đến 31/12/2019
Giao Blog
Một ít ảnh về hội thảo (chỉ lấy bên lưới trời Fb, còn ảnh mình chụp thì còn đang xử lí):
Quang cảnh chung |
Cụ Roland đang nói bằng tiếng Việt |
Hai cụ Hưng và Roland
|
1. Một tâm sự của anh Trần Đức Anh Sơn (viết ngày 1/4/2020)
Trả lờiXóa"
Anh Son Tran Duc
23 giờ ·
VIẾT THẬT TRONG NGÀY CÁ THÁNG TƯ
Hôm nay là ngày 01/4/2020, ngày Cá tháng Tư (Poisson d'Avril), tròn 1 năm tôi chính thức làm việc cho Công ty cổ phần kinh doanh ấn phẩm văn hóa Tao Đàn Thư Quán (gọi tắt là Tao Đàn Thư Quán), cũng là ngày công ty này chính thức mở cửa hoạt động.
Lẽ ra, sáng nay tôi sẽ đặt một cỗ bánh kem có dòng chữ “Mừng Tao Đàn Thư Quán tròn 1 tuổi”, mang tới văn phòng công ty, rồi mời các anh / chị / bạn: Thân Hà Nhất Thống, Nguyễn Đức Thiện, Nguyễn Thị Linh Phương, Trần Hồng Lê, Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Cát Tiên... cùng cắt bánh, uống trà và mừng công ty thôi nôi.