Hơn 5.000 tỉ là số tiền ông Vũ (em trai ông Phạm Nhật Vượng) bỏ túi, còn 3 triệu USD là tiền ông Son (nguyên Bộ trưởng Bộ 4T) đã nhận đút lót từ ông Vũ. Ông Tuấn (nguyên Bộ trưởng Bộ 4T) cũng nhận kha khá.
Tin từ các nơi.
---
1.
14/04/2019 09:22 GMT+7
TTO - Nếu tính giá trị MobiFone mua lại 95% cổ phần của AVG với giá 8.889,8 tỉ đồng, số tiền mà ông Vũ nhận được là gần 5.200 tỉ đồng.
Ông Phạm Nhật Vũ, sinh năm 1972, quê tại Hải Phòng. Trong suốt thập niên 1990 và đầu những năm 2000, ông Vũ làm ăn tại Liên Xô (cũ), sau đó trở về nước kinh doanh bất động sản.
Ông Vũ từng là chủ tịch An Viên Group. Tập đoàn này có khá nhiều công ty con, trong đó có AVG, Công ty cổ phần truyền thông và viễn thông An Viên, Công ty cổ phần An Minh, Công ty cổ phần truyền thông Tri Thức...
MobiFone mua AVG, ông Vũ nhận 5.200 tỉ đồng
Trên cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, ông Phạm Nhật Vũ là người đại diện pháp luật cho Công ty cổ phần doanh nghiệp xã hội An Viên, Công ty truyền hình Công an nhân dân, văn phòng đại diện Công ty cổ phần viễn thông và truyền thông An Viên có chung địa chỉ trụ sở chính tại 15A Hồ Xuân Hương, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Đây cũng là địa chỉ mà ông Vũ đăng ký hộ khẩu thường trú.
Năm 2004, ông Vũ tuyển dụng một nhóm nhân sự và bắt đầu nghiên cứu truyền hình trả tiền. 4 năm sau, AVG chính thức ra đời với vốn điều lệ 1.800 tỉ đồng. Ngày 11-11-2010, Truyền hình An Viên mới bắt đầu phát sóng thử nghiệm và 1 năm sau đó khai thác thương mại.
Với việc MobiFone mua lại AVG, ông Vũ là người nhận được nhiều tiền nhất từ thương vụ này. Theo thông tin đăng ký kinh doanh của AVG thời điểm đầu năm 2015 - khi được định giá để bán, vốn điều lệ của công ty này là 3.628 tỉ đồng (ông Vũ nắm tới 55,49% cổ phần). Nếu tính giá trị MobiFone mua lại 95% cổ phần của AVG với giá 8.889,8 tỉ đồng, số tiền mà ông Vũ nhận được là gần 5.200 tỉ đồng.
Đó là chưa kể số tiền mà ông Vũ có thể nhận được thông qua Công ty cổ phần viễn thông và truyền thông An Viên (trụ sở chính tại Nha Trang), cũng là một doanh nghiệp liên quan tới ông Vũ, chiếm tới 10,78% cổ phần của AVG.
Theo thông tin từ Cục Thuế tỉnh Bình Dương, số tiền thuế mà ông Vũ và năm cá nhân khác đã kê khai và đóng thuế thu nhập sau thương vụ bán cổ phần AVG chỉ hơn 8 tỉ đồng.
Mặc dù được kê khai vốn điều lệ và được MobiFone mua lại với giá "ngàn tỉ" nhưng hoạt động của AVG có khá nhiều điều bất thường. Theo hồ sơ đăng ký kinh doanh, AVG có trụ sở chính tại Bình Dương nhưng gần như không có bộ máy tại đây.
Theo thông tin đăng ký, trụ sở chính của AVG tại 324 đại lộ Bình Dương, phường Phú Hòa, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, nhưng khi phóng viên Tuổi Trẻ tìm đến thì đây lại là trụ sở của... Bưu điện tỉnh Bình Dương. Đại diện Bưu điện tỉnh Bình Dương cho biết AVG chỉ dùng địa điểm này để đăng ký, nhận thư từ liên lạc..., không hề có nhân viên của AVG làm việc tại đây.
Việc AVG đặt trụ sở chính tại Bình Dương có thể xuất phát từ việc công ty này hợp tác về nội dung, sử dụng kênh phát sóng của Đài phát thanh - truyền hình tỉnh Bình Dương (BTV). Ngoài trụ sở chính, AVG có hai chi nhánh tại TP.HCM và Hà Nội.
2 tài sản ngoài ngành của AVG có dấu hiệu bất thường
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ (TTCP), tổng giá trị tài sản của AVG được thẩm định trước khi bán là hơn 3.260 tỉ đồng, trong đó 2 khoản đầu tư ngoài ngành là 2.473 tỉ. Tuy nhiên, theo TTCP, việc định giá 2 tài sản này có "dấu hiệu bất thường" và đã được nâng lên 12 và 17 lần so với giá gốc.
Không chỉ vậy, TTCP còn kết luận việc 4 kênh tần số cấp cho AVG là tài sản nhà nước có giá trị rất lớn nhưng được Bộ TT-TT cấp cho MobiFone là không có căn cứ. "Bộ TT-TT đã thiếu trách nhiệm, có biểu hiện cố ý làm trái quy định của pháp luật trong việc quyết định phê duyệt dự án" - kết luận thanh tra nêu.
Quý 1-2015, AVG có 2 khoản đầu tư ra ngoài lĩnh vực truyền hình. Hai khoản này được AVG chào bán cho MobiFone với tổng số tiền 2.473 tỉ đồng. Cụ thể, AVG đã phát hành 147,8 triệu cổ phần (mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần) để tăng vốn điều lệ 1.478 tỉ đồng gắn với việc đầu tư chuyển nhượng cổ phần tại Công ty giống tằm Mai Lĩnh và Công ty cổ phần An Viên B.P.
Trong đó các cổ đông Hoàng Thanh Hằng và Phạm Thu Trang mua tổng số 67,3 triệu cổ phần với số tiền 673 tỉ đồng. Mức giá này cao gấp 17 lần mệnh giá cổ phần. Nhưng số tiền này lại được thanh toán bù trừ với số tiền mà hai bà đã chuyển nhượng cho AVG 3,96 triệu cổ phần tại Công ty giống tằm Mai Lĩnh trong năm 2014.
Ông Phạm Nhật Vũ cũng mua 80,48 triệu cổ phần với số tiền 808,8 tỉ đồng. Mức giá này cao gấp 12 lần mệnh giá cổ phần. Số tiền này cũng được thanh toán bằng cách bù trừ với số tiền mà ông Vũ chuyển nhượng cho AVG 15 triệu cổ phần tại Công ty cổ phần An Viên B.P trong quý 1-2015 với giá 120.000 đồng/cổ phần.
Như vậy AVG đã tăng vốn điều lệ 1.478 tỉ đồng bằng việc phát hành cổ phần và bán cho 3 cổ đông nêu trên. Và hình thức thanh toán bằng cách bù trừ với việc nhận chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông. Do vậy việc AVG tăng vốn điều lệ nhưng đã không tạo ra dòng tiền phục vụ cho hoạt động kinh doanh truyền hình mà chủ yếu sử dụng vốn vay và vốn chiếm dụng.
Hơn nữa việc AVG quyết định mua số cổ phần nêu trên với lý do "ước tính giá trị tương lai" của khu đất tại Hà Đông mà Công ty giống tằm Mai Lĩnh đang thuê của Nhà nước sẽ được chuyển thành dự án bất động sản.
Theo kết luận của cơ quan chức năng, thực tế đến nay dự án bất động sản chưa triển khai, việc tính lợi ích tương lai ghi nhận qua việc mua cổ phần nêu trên khi chưa có hoạt động kinh doanh bất động sản, đất thuê nhà nước cho mục đích sản xuất nông nghiệp, tiềm ẩn rủi ro về tài chính cho AVG khi AVG thuộc MobiFone.
Tương tự, việc AVG đầu tư 1.800 tỉ đồng nhận chuyển nhượng 15 triệu cổ phần của ông Phạm Nhật Vũ tại Công ty cổ phần An Viên B.P cũng với lý do "tính đến lợi ích tương lai". AVG quyết định mua số cổ phần này vì tương lai của dự án khai thác mỏ quặng bôxit Thọ Sơn và mỏ Thống Nhất, tỉnh Bình Phước sẽ được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác trong năm 2016.
Thực tế đến nay Công ty cổ phần An Viên B.P chưa hoạt động khai thác bôxit (chưa được cấp phép khai thác, chưa được thuê đất, chưa được cấp quyền khai thác khoáng sản...). Theo kết luận thanh tra, việc tính lợi ích tương lai ghi nhận qua việc mua cổ phần của công ty này khi chưa có hoạt động khai thác khoáng sản tiềm ẩn rủi ro về tài chính cho AVG khi thuộc MobiFone.
2.
02/09/2019 23:52 GMT+7
TTO - Cả hai cựu bộ trưởng Bộ Thông tin - truyền thông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn đều khai nhận tiền từ ông Phạm Nhật Vũ để chỉ đạo sớm bán cổ phần AVG cho Mobifone. Trong đó, riêng ông Son nhận đến 3 triệu USD.
Ngày 2-9, theo nguồn tin của Tuổi Trẻ Online, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã hoàn tất và tống đạt kết luận điều tra đại án Mobifone mua 95% cổ phần AVG.
Cơ quan điều tra đã đề nghị truy tố ông Nguyễn Bắc Son - cựu bộ trưởng Bộ Thông tin - truyền thông và ông Trương Minh Tuấn - cựu bộ trưởng Bộ Thông tin - truyền thông vì những sai phạm liên quan đến thương vụ mua bán AVG.
Trước đó, ông Nguyễn Bắc Son và ông Trương Minh Tuấn cùng bị khởi tố về tội "vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng" và tội nhận hối lộ.
Ngoài ra Cơ quan điều tra cũng đề nghị truy tố ông Phạm Nhật Vũ, cựu chủ tịch AVG cùng hàng loạt lãnh đạo, cựu lãnh đạo của Mobifone và giám đốc nhiều công ty khác.
Nhận 3 triệu USD tại nhà riêng
Theo kết luận điều tra, ông Son khai trong quá trình thực hiện dự án, ông Phạm Nhật Vũ, cựu chủ tịch Hội đồng quản trị AVG đã nhiều lần liên lạc, gọi điện thoại, nhắn tin để hối thúc mong muốn bán được sớm cổ phần.
Ông Son biết nhiệm kỳ bộ trưởng đến tháng 4-2016 là hết nên muốn có dấu ấn tạo ra cho Mobifone phải mua được mảng truyền hình của AVG trong năm 2015. Mặt khác, ông Son nghĩ nếu việc mua bán thành công thì cổ đông AVG sẽ cảm ơn ông bằng vật chất.
Sau khi hoàn thành dự án Mobifone thanh toán 95% giá trị hợp đồng cho AVG, ông Phạm Nhật Vũ đến nhà riêng ông Son tại số 36C1 Lý Nam Đế, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đưa cho ông Son 3 triệu USD.
Ông Son nhận thức việc ông Vũ đưa tiền vì cựu bộ trưởng đã chỉ đạo thực hiện xong dự án mua cổ phần của AVG. Sau khi nhận tiền, ông Son đưa cho con gái là Nguyễn Thị Thu H., khoảng 10 lần, mỗi lần 300.000 - 400.000 USD nhưng không có tài liệu gì chứng minh.
Ngoài ra ông Son còn thừa nhận vào dịp lễ, tết đã nhận tiền của ông Cao Duy Hải, cựu tổng giám đốc Mobifone số tiền 200 triệu đồng dịp 30-4-2015 và 200.000 USD của ông Lê Nam Trà, cựu chủ tịch Hội đồng thành viên Mobifone dịp tết âm lịch 2016.
Quá trình điều tra ông Son nhận thức số tiền nhận từ ông Vũ là hưởng lợi bất chính nên đã nhiều lần viết đơn xin khắc phục hậu quả. Ông Son xin nộp số tiền hơn 500 triệu đồng trong tài khoản cá nhân để khắc phục hậu quả.
Cựu bộ trưởng Trương Minh Tuấn thừa nhận quá trình thực hiện dự án đã được ông Phạm Nhật Vũ nhiều lần gọi điện thúc giục tạo điều kiện thực hiện nhanh. Sau khi hoàn thành dự án, ông Vũ đã đến phòng làm việc riêng của ông Tuấn đưa số tiền 200.000 USD.
Ông Tuấn nhận thức được việc ông Vũ đưa tiền cho mình vì ông có tham gia dự án, ký quyết định 236. Số tiền này ông Tuấn đã sử dụng vào việc cá nhân. Ông Tuấn xin nộp 2,12 tỉ đồng để khắc phục hậu quả.
Lãnh đạo Mobifone cũng nhận cả triệu USD
Bị can Lê Nam Trà , cựu chủ tịch HĐTV Mobifone khai quá trình thực hiện dự án, ông Phạm Nhật Vũ đã nhiều lần gọi điện giục sớm hoàn thành dự án. Sau khi hoàn thành dự án, trước và sau tết âm lịch 2016, ông Trà nhận từ ông Phạm Nhật Vũ số tiền 2,5 triệu USD. Số tiền này ông Trà đã sử dụng cá nhân.
Với cương vị là chủ tịch HĐTV Mobifone, ông Trà nhận thức được việc nhận tiền từ ông Vũ là sai, vi phạm pháp luật nên đã đề nghị xin được khắc phục toàn bộ số tiền 2,5 triệu USD hưởng lợi bất chính.
Ngoài ra, ông Trà còn khai dịp Tết âm lịch 2016 đã biếu ông Nguyễn Bắc Son số tiền 700.000 USD, trong đó có 500.000 USD nhận từ ông Vũ. Tuy nhiên, ông Trà xác định đây là việc dân sự cá nhân giữa ông với ông Son nên không yêu cầu đề nghị xem xét trong vụ án.
Bị can Cao Duy Hải, cựu thành viên Hội đồng thành viên kiêm tổng giám đốc Mobifone khai sau khi hoàn thành dự án, Mobifone thanh toán 95% giá trị hợp đồng cho AVG, vào tháng 4-2016, ông Phạm Nhật Vũ đến phòng làm việc của ông Hải tại cơ quan tòa nhà Mobifone và đưa 500.000 USD.
Ông Hải nhận thức được việc nhận tiền của ông Vũ là sai, hưởng lợi bất chính và đã có đơn xin nộp lại toàn bộ số tiền trên để nhận được sự khoan hồng của pháp luật.
Nguy cơ thiệt hại vốn nhà nước 7.000 tỉ đồng
Theo kết luận điều tra, các lãnh đạo thuộc hội đồng thành viên MobiFone thời điểm mua AVG (tháng 12-2015) có nhiều vi phạm nghiêm trọng.
Ngoài việc lựa chọn đơn vị tư vấn thẩm định giá có nhiều sai phạm, MobiFone còn vi phạm trong đề xuất đầu tư, đánh giá thực trạng tài chính, kinh doanh của AVG...
Theo đó, chẳng những không đánh giá đầy đủ về thực trạng tài chính "rất xấu" của AVG, thay vào đó lại nhận định khả quan hiệu quả kinh doanh của AVG khi báo cáo với Bộ Thông tin - truyền thông để phê duyệt dự án.
Thậm chí, MobiFone còn không loại trừ 2 khoản đầu tư ngoài ngành của AVG, một động thái được cho thiếu trách nhiệm và cố ý làm trái quy định.
Những sai phạm trên đã gây nguy cơ thiệt hại vốn nhà nước tại MobiFone hơn 7.000 tỉ đồng. Khiến hiệu quả kinh doanh từ năm 2016 và các năm tiếp theo sụt giảm, trong đó số lỗ lũy kế đến 2017 hơn 1.900 tỉ đồng, đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến việc cổ phần hóa MobiFone.
Theo hồ sơ vụ án, quá trình thực hiện dự án đầu tư, Mobifone, Bộ Thông tin - truyền thông, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có liên quan đã để xảy ra nhiều khuyết điểm, vi phạm: dự án đầu tư chưa được Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư nhưng Bộ Thông tin - truyền thông đã ban hành quyết định phê duyệt dự án đầu tư dịch vụ truyền hình của Mobifone, vi phạm Luật đầu tư;
Phê duyệt dự án đầu tư khi chưa phê duyệt chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm Bộ Thông tin - truyền thông với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đại diện chủ sở hữu và quản lý nhà nước đã thiếu trách nhiệm trong việc thẩm định dự án; quyết định phê duyệt dự án đầu tư không đảm bảo căn cứ pháp lý, vi phạm các quy định của pháp luật...
.
---
BỔ SUNG
4.
24/04/2020 06:21
Nhận hối lộ 3 triệu USD là chưa từng có tiền lệ
https://www.tienphong.vn/phap-luat/nhan-hoi-lo-3-trieu-usd-la-chua-tung-co-tien-le-1647439.tpo
3.
2.
"
"
https://www.facebook.com/vpluatsuvidan/posts/1294212430761165
1.
"
"
---
BỔ SUNG
4.
24/04/2020 06:21
Phúc thẩm đại án AVG, ông Nguyễn Bắc Son
Nhận hối lộ 3 triệu USD là chưa từng có tiền lệ
TP - Trong phiên phúc thẩm “đại án” AVG ngày 23/4, bị cáo Nguyễn Bắc Son – cựu Bộ trưởng TT&TT nói hành vi “nhận hối lộ” 3 triệu USD là đặc biệt lớn, chưa từng có tiền lệ. Ông Son viện dẫn đã khắc phục hậu quả, thành khẩn, đã phải nhận các hình thức kỷ luật do đó xin hội đồng xét xử (HĐXX) xem xét cho bị cáo giảm nhẹ án tù ở mức thấp nhất có thể.
Bị cáo Nguyễn Bắc Son tại phiên phúc thẩm ngày 23/4 |
“Án chung thân là quá nặng”
Ngày 23/4, TAND Cấp cao ở Hà Nội mở phiên phúc thẩm vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng”, “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” xảy ra tại Tổng Cty Viễn thông MobiFone. Phiên tòa được mở theo đơn kháng cáo của ông Nguyễn Bắc Son - nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cùng 8 bị cáo khác.
Sau khi hoàn tất thủ tục, ông Nguyễn Bắc Son là người đầu tiên trong 9 bị cáo trả lời xét hỏi của HĐXX. Trước đó một ngày, cựu Bộ trưởng Bộ TT&TT gửi đơn xin hoãn phiên tòa do gặp vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, chủ tọa bác đề nghị này và cho biết sẽ có lực lượng y tế hỗ trợ ông Son trong 4 ngày tòa làm việc.
Tại phiên toà, ông Son cho biết bản án sơ thẩm tuyên bị cáo mức án tù chung thân về 2 tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng vốn sử dụng đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng” và “Nhận hối lộ” là quá nặng. Đối với tội “Nhận hối lộ”, ông Son cho biết bản thân rất ân hận khi để xảy ra sai phạm này. Nhưng quá trình giải quyết vụ án, bị cáo đã nhận ra trách nhiệm của mình và đã kiểm điểm, thành khẩn nhận khuyết điểm.
Trả lời câu hỏi của HĐXX ai là người phải chịu trách nhiệm cao nhất trong vụ án, ông Son giãi bày quá trình bị tạm giam, bị cáo nhiều đêm suy nghĩ không ngủ được. Bị cáo thấy mình là người đứng đầu, nên rất ân hận. Giải thích lý do xin giảm án, ông Son trình bày, bị cáo đã nộp lại toàn bộ số tiền nhận hối lộ, đóng góp một phần nhỏ trong việc khắc phục hậu quả cho MobiFone.
Tiếp lời, ông Son nói trước HĐXX rằng, lúc đầu không biết dự án thuộc nhóm A phải do Thủ tướng phê duyệt, cho đến khi được cấp dưới báo. Ông thừa nhận ký quyết định phê duyệt dự án khi chưa được Thủ tướng chấp thuận. Bị cáo thành khẩn nhận trách nhiệm của người đứng đầu.
“Xin HĐXX cho bị cáo được áp dụng đầy đủ, triệt để các tình tiết giảm nhẹ. Bị cáo mong tòa cho bị cáo được hưởng thêm các chính sách khoan hồng của Đảng, Nhà nước”, ông Nguyễn Bắc Son nói trước toà.
Các bị cáo đồng loạt xin giảm án
Chủ tọa Nguyễn Văn Sơn tiếp tục truy vấn, dẫn chứng từng có một vụ án mà một bị cáo nhận hối lộ 10 tỷ đã phải lĩnh án tử hình. Trong thương vụ AVG, ông Son nhận hối lộ 3 triệu USD (khoảng 64 tỷ đồng). Ông Son thừa nhận đây là hành vi rất xấu. Số tiền nhận hối lộ đặc biệt lớn, chưa từng có trong tiền lệ. Bị cáo được Nhà nước tin tưởng giao cho nhiều nhiệm vụ quan trọng nhưng để xảy ra sai phạm nghiêm trọng là nhận tiền của Phạm Nhật Vũ.
Vậy vì sao quá trình điều tra bị cáo không khai rõ số tiền mà đến phiên sơ thẩm mới thừa nhận việc nhận hối lộ? Trả lời HĐXX, ông Son cho biết sau khi bị bắt, bị cáo đã tác động gia đình nhưng chưa được. Sau đó, bị cáo nghĩ Đảng và Nhà nước có chính sách khoan hồng cho người có thái độ thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải nên bị cáo tiếp tục viết thư cho gia đình đề nghị khắc phục hậu quả.
Tiếp đó, ông Nguyễn Bắc Son trích dẫn nhiều nội dung trong Bộ luật Hình sự quy định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với người thành khẩn khai báo, khắc phục toàn bộ thiệt hại gây ra. Kết thúc phần xét hỏi, ông Son tiếp tục mong HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo ở mức thấp nhất có thể.
Cũng trong phiên toà, HĐXX xét hỏi nhiều bị cáo khác như: Lê Nam Trà, Cao Duy Hải, Phạm Thị Phương Anh, Hồ Tuấn, Hoàng Duy Quang, Hồ Tuấn. Tất cả các bị cáo này đều nhận tội và xin HĐXX xem xét, giảm mức án. Trong đó, đa số các bị cáo này đều trình bày lý do, quá trình công tác có nhiều thành tích và hiện tại tuổi cao sức yếu, thường xuyên vào viện điều trị, mong được có cơ hội sớm được trở về với cộng đồng, gia đình.
Ông Son thừa nhận đây là hành vi rất xấu. Số tiền nhận hối lộ đặc biệt lớn, chưa từng có trong tiền lệ. Bị cáo được Nhà nước tin tưởng giao cho nhiều nhiệm vụ quan trọng nhưng để xảy ra sai phạm nghiêm trọng là nhận tiền của Phạm Nhật Vũ.
3.
Ông Trương Minh Tuấn ký MobiFone mua AVG vì được hứa cho làm bộ trưởng
(VTC News) - Ông Trương Minh Tuấn khai làm theo chỉ đạo của ông Nguyễn Bắc Son trong thương vụ MobiFone mua AVG vì được hứa sẽ tạo điều kiện để làm Bộ trưởng Bộ TTTT.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao truy tố 14 bị can liên quan đến thương vụ MobiFone mua 95% cổ phần của AVG, Trương Minh Tuấn khai, ông thực hiện chỉ đạo của Nguyễn Bắc Son ký một số văn bản liên quan là vì được ông Son, khi đó là Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) hứa tạo điều kiện để ông được làm bộ trưởng (thời điểm xảy ra sai phạm, ông Tuấn là Thứ trưởng Bộ TT&TT)
Biết rõ dự án đầu tư dịch vụ truyền hình của Mobifone chưa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư nhưng bị can Nguyễn Bắc Son vẫn chỉ đạo Trương Minh Tuấn ký Quyết định số 236 và chỉ đạo Lê Nam Trà, Cao Duy Hải ký kết hợp đồng mua bán cổ phần của AVG với giá 8.898,3 tỷ đồng, phải hoàn thành trong tháng 12/2015.
Kết quả, Phạm Nhật Vũ bán cho MobiFone 95% cổ phần AVG với giá cao hơn giá trị thật của AVG rất nhiều lần, mang lại lợi ích cho Vũ và các cổ đông AVG hơn 6.475,3 tỷ đồng, gây mất vốn nhà nước tại MobiFone.
Quá trình chỉ đạo và thực hiện dự án, các bị can Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Lê Nam Trà, Cao Duy Hải biết rõ vi phạm. Nhưng với quyền hạn của mình và vì mục đích khác nhau, họ quyết liệt đẩy nhanh việc mua bán AVG, và nhận một số tiền lớn từ Phạm Nhật Vũ.
Các bị can Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Lê Nam Trà, Cao Duy Hải, Phạm Nhật Vũ khai nhận, trong quá trình thực hiện dự án và sau khi MobiFone thanh toán tiền, Phạm Nhật Vũ đã đưa cho Nguyễn Bắc Son 3 triệu đô la Mỹ (tương đương gần 66,5 tỷ đồng), Lê Nam Trà 2,5 triệu đô la Mỹ (tương đương gần 55,6 tỷ đồng), Cao Duy Hải 500.000 đô la Mỹ (tương đương 11,1 tỷ đồng), Trương Minh Tuấn 200.000 đô là Mỹ (hơn 4,4 tỷ đồng).
Các bị cáo nhận thức được Phạm Nhật Vũ đưa tiền là do họ đã chỉ đạo, quyết định việc MobiFone mua cổ phần của AVG, số tiền nhận được là từ việc mua bán AVG.
2.
"
Việc ông Bắc Son (Nguyên uỷ viên BCH trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TT&TT) nhận hối lộ 3 triệu đô la Mỹ trong thương vụ AVG, đã gây sốc công luận trong mấy ngày vừa qua.
Qua vụ việc này, tôi càng quý mến và tin tưởng TBT, CTN Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo cuộc đấu tranh diệt trừ tham nhũng và tinh thần đấu tranh chống tội phạm của Bộ Công an.
Kết quả bước đầu của vụ án AVG là rất tốt, góp phần đưa lại niềm tin yêu của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân.
Tuy nhiên, cần mở rộng điều tra, nhổ sạch gốc rễ của “đám cỏ dại” này. Trong đó có vai trò của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đặc biệt là Trung Tướng Hữu Ước, từ một người bị tù tội, được khoan hồng miễn truy cứu trách nhiệm hình sự sau 3 năm giam giữ ( sau đó, Ước lên báo chí phản kích chửi bới lại ngành công an) vậy mà Ước được phong anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, leo lên đến trung tướng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục chính trị BCA, Tổng Biên tập Báo CAND, ANTG, ANTV; nhà báo, nhà văn , nhà thơ, nhà viết kịch, nhà đạo diễn, nhà vẽ,...và rất nhiều nhà biệt thự.
Tôi xin đưa một số chứng cứ thể hiện mối quan hệ giữa Hữu Ước và AVG để anh chị em thấy rõ điều đó. Cần làm sáng tỏ để xử lý Hữu Ước, đừng để phần tử cơ hội này nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
https://www.facebook.com/vpluatsuvidan/posts/1294212430761165
1.
"
Sáng mở mắt ra, đập vào mắt là dòng tin anh Bắc Son nhận hối lộ 3 triệu đô. Anh Trương Minh Tuấn chắc cũng tương đương, dàn sao Mobilfone nhận kém kém một chút. Bảo sao cái đất nước này nghèo đi, tan hoang vì những loại quan chức như này. Nhà nước thiệt hại 7000 tỉ đồng. Tiền đó của nhân dân chứ của ai. Nhận hối lộ đến 3 triệu đô thì khung lên đến tử hình. Già rồi, đủ các loại bệnh chứ sung sướng gì. Đớp ko đớp được, rồi tiểu đường, gút gủng các kiểu. Tiền để cho con cháu 5 đời sau tiêu cũng ko hết. Mà đó mới chỉ là 1 thương vụ lúc sắp về hưu. Vậy thì lúc tại nhiệm, còn bao nhiêu vụ trót lọt nữa?
Bé ăn kiểu bé, to đớp kiểu to. Đến cái chung cư 5C - dự án bé tí - xây bằng mồ hôi nước mắt, cóp nhặt từ những đồng nhuận bút còm cõi của PV mà cũng tranh nhau gặm nham nhở, nghĩ thấy nhục thay cho những loại người vô liêm sỉ.
Phải nói thêm chút về anh Trương Minh Tuấn. Giao ban báo chí nào anh ấy cũng chửi báo chí sống ký sinh vào doanh nghiệp, đề cao đạo đức cao chót vót, khiến nhiều TBT uất tràn máu mắt.
Còn anh Bắc Son ký tên trên thẻ nhà báo của mình và trên hàng ngàn tấm thẻ nhà báo khác. Đi đâu giờ mà chìa cái thẻ ấy ra cảm thấy thật bỉ ổi.
Nhân cách của nhiều kẻ bình thường vẫn mũ cao áo dài, mở mồm ra là dạy dỗ đạo đức, xem ra ko bằng anh giai đạo chích nghiện lòi dưới đây.
4.
Trả lờiXóa24/04/2020 06:21
Phúc thẩm đại án AVG, ông Nguyễn Bắc Son
Nhận hối lộ 3 triệu USD là chưa từng có tiền lệ
TP - Trong phiên phúc thẩm “đại án” AVG ngày 23/4, bị cáo Nguyễn Bắc Son – cựu Bộ trưởng TT&TT nói hành vi “nhận hối lộ” 3 triệu USD là đặc biệt lớn, chưa từng có tiền lệ. Ông Son viện dẫn đã khắc phục hậu quả, thành khẩn, đã phải nhận các hình thức kỷ luật do đó xin hội đồng xét xử (HĐXX) xem xét cho bị cáo giảm nhẹ án tù ở mức thấp nhất có thể.