Thời kì đầu tiên của miền Bắc xã hội chủ nghĩa học tiếng Nhật, thì không phải học ở Nhật, mà là học tiếng Nhật ở Bắc Triều Tiên.
Nói lại lần nữa, thời 1960s-1970s,
miền Bắc xhcn cử học sinh sang
Bắc Triều Tiên xhcn để học tiếng Nhật (ngoài tiếng Nhật, còn học các thứ tiếng khác). Sau này, khoảng các năm 2000-2001, thì mới biết (qua truyền thông chính thống của Nhật Bản): nhiều giáo viên dạy tiếng Nhật ở Bắc Triều Tiên thời ấy, có khi là người Nhật bị bắt cóc về Bắc Triều Tiên. Học sinh Việt Nam xhcn có khi đã học những người thầy người cô bị bắt cóc về Bắc Triều Tiên như vậy (đã nói nhanh năm 2018,
ở đây).
1. Một ông bác họ ở gần nhà của mình cũng học tiếng Nhật ở Bắc Triều Tiên. Bây giờ, ông đã về hưu, nhà ở khu Bùi Thị Xuân, con trai lớn ngang ngang tuổi mình. Hồi mình mới học cấp 2 và cấp 3, đã luôn được xem báo Nhật Bản do ông bác họ mang về. Phần nhiều là tờ Mainichi. Thật ra, lúc đó là ngắm báo, chứ không phải đọc.
2. Một ông thầy tiếng Nhật của mình vốn là quan chức của Bộ Ngoại giao, dạy bọn mình hồi nửa cuối thập niên 1990, cũng học tiếng Nhật ở Bắc Triều Tiên. Hồi đấy, ông hay mang báo Mainichi cập nhật tới lớp cho bọn mình đọc. Tới lúc đó, thực sự là đọc báo, mà không phải ngắm báo.
Đó là một ông quan khá thú vị và thực sự giỏi, hầu như là độc đáo ở trong hệ thống.
3. Sau này, tầm năm 2008-2009, lúc du lãng mạn Thanh Nhàn - Kim Ngưu (Hà Nội), ngẫu nhiên gặp lại một giáo viên là Trưởng Khoa tiếng Nhật của Đại học Ngoại ngữ Thanh Xuân (bây giờ đổi thành Đại học Hà Nội). Đó là bác Nghiêm Việt Hương, chắc là ngang thời đại với ông bác họ gần nhà và ông thầy là quan chức Bộ Ngoại giao.
Loanh quanh một hồi, bác Nghiêm Việt Hương chỉ dẫn luôn đến nhà riêng. Tôi không học một giây phút nào tiếng Nhật với bác Nghiêm Việt Hương, cũng chưa từng đọc các giáo trình tiếng Nhật do nhóm bác biên soạn. Đến nhà, thì thấy cả gian ngoài là cửa hàng, mà có nhiều đồ xách tay Nhật Bản. Hàn huyên hồi lâu, có cả bác gái ở đó, mới vỡ lẽ hai điều: 1). Bác là phụ huynh của một người bạn lưu học ở Tokyo đại khái ngang ngang thời chúng tôi. Trong hoạt động của VYSA thời đó ở Nhật Bản, nhóm anh chị em Việt Nam đều sơ sơ biết nhau; 2). Bác cũng chính là một học sinh Việt Nam học tiếng Nhật trên đất Bắc Triều Tiên.
Nói nhanh nhanh ở trên, để nói rằng: lớp nhân lực gạo cội tiếng Nhật của Việt Nam hiện nay phần đông là học tiếng Nhật trên đất Bắc Triều Tiên. Lớp đàn chú đàn cô của chúng tôi.
Vào tháng 8 này, nhà giáo hưu trí Nghiêm Việt Hương có chuyến du hành sang Bắc Triều Tiên thăm lại nơi mình đã học tập gần 50 năm về trước. Bác gái tháp tùng bác trai.
Mạn phép đưa các ghi chép cập nhật của bác lên dần dần trên
Giao Blog. Bản ở đây lên dần theo bản Fb NVH.
Trân trọng giới thiệu. Từ đây trở xuống cả văn cả ảnh đều thuộc bản quyền của bác Nghiêm Việt Hương.
Tháng 8 năm 2019,
Giao Blog
---
BẮC TRIỀU TIÊN 2019 qua ghi chép Nghiêm Việt Hương
1.
Nhóm chúng tôi 4 người gồm Đoàn Sĩ An, Nguyễn Đăng Chức( Đại học công nghiệp Kim Sách), Bùi Danh Minh( Đại học xây dựng Bình Nhưỡng và tôi Nghiêm Việt Hương( Đại học ngoại ngữ Bình Nh3ưỡng) đã học từ 1967 đến 1972, sau 47 năm mới có dịp thăm lại Bình Nhưỡng, Triều Tiên- Nơi mọi người vẫn gọi là" miền đất bí ẩn".
Xuất phát ở nhà từ 3 giờ sáng ngày 23/8 và 16 giờ 30 cùng ngày mới đến sân bay Bình Nhưỡng trên chuyến bay CA 742 của hãng hàng không Trung Quốc. Cảm giác đầu tiên là căng thẳng vì các cháu HDV khi ở nhà đã dặn dò hơi quá về Triều Tiên. Nhưng khi tiếp xúc với người những cán bộ làm thủ tục nhập cảnh và hải quan thì thấy không như vậy. Cũng kiểm tra Mobi và soi hành lý nhưng không phải là nét mặt cau có, khó chịu. Họ không cười nhưng có gì dễ mến( có thể tôi đã chào phủ đầu bằng 안녕하십니까).
Đường từ sân bay về Trung tâm thành phố rộng rãi, sạch sẽ. Hai bên đường nhiều cây xanh, thỉnh thoảng bắt gặp người dân đi bộ và đi xe đạp.
Chúng tôi ở KS Yangkakdo(양각도호텔) cao hơn 40 tầng là 1 trong 2 KS người nước ngoài được ở, nằm giữa bãi nổi của dòng sông Đại Đồng chia đôi thành phố Bình Nhưỡng ra hai phần Đông và Tây. Sông Đại Đồng cũng là nơi trước đây sáng nào chúng tôi cũng chạy bộ qua đồi Moranbong( 모란봉) để xuống sông lấy nước lạnh lau mình(랭수마찰).
(Đọc tiếp CẢM NHẬN TRIỀU TIÊN 2- KÍ TÚC XÁ LHS VIỆT NAM)
|
Chúng tôi đã đi máy bay Trung quốc đến Triều Tiên |
|
Đặt chân đến Bình Nhưỡng |
|
Nhà dân đường từ sân bay về Trung tâm Bình Nhưỡng |
|
Xe buýt ngoại thành |
|
Nhà cửa khu ngoại thành |
|
Nhà khu ngoại ô |
|
Khách sạn Yangkakdo cao 42 tầng nằm giữa bãi nổi của sông Đại Đồng |
|
Phía tây Bình Nhưỡng nhìn từ tầng 42 ks Yangkakdo |
|
Bình minh trên sông Đại Đồng |
|
Tháp Chủ thể và phong cảnh phía Đông Bình Nhưỡng |
|
Khách sạn Yangkakdo |
|
Chúng tôi đi chuyển bằng xe buýt Kinglong, Trung Quốc |
|
Tượng đài Thiên Lý Mã |
|
Xe con ở Triều Tiên rất hiếm. Nhiều xe tải và xe u oát. Nên không bao giờ tắc đường |
|
Bắt đầu vào thành phố |
|
Khải Hoàn Môn |
2.
28 tháng 8 lúc 10:26
CẢM NHẬN TRIỀU TIÊN(2)- KÝ TÚC XÁ LHS VIỆT NAM-
Theo đề nghị của chúng tôi trên đường từ sân bay về, các cháu HDV đồng ý cho đoàn dừng xe tại một nơi gần Ký túc xá( nói các cháu HDV vì đoàn chúng tôi có 15 người thì có tới 4 hướng dẫn viên gồm 3 Triều Tiên và 1 Việt Nam, vị chi 1 HDV quản lý 4 khách. Bình thường chỉ có 2 nhưng có lẽ đây là đoàn đặc biệt nên họ tăng cường). Đường xá và cảnh quan đã thay đổi khá nhiều so với trước. Thay vào khu đất trống và những ngôi nhà thấp tầng trước đây là cả một khu phố cao tầng, tráng lệ mang tên Bình Minh( 려명). Theo các cháu HDV đây là khu cao tầng dành cho các nhà nghiên cứu khoa học các giáo sư, bác sỹ...họ được nhà nước cấp phát không phải mất tiền cũng như được bao cấp chế độ tem phiếu như lương thực, thực phẩm, chất đốt ...giống như VN những năm 80 của thế kỷ trước.
Nhà Ký túc xá( màu xanh trong ảnh) là ngôi nhà cũ 5 tầng được xây dựng từ những năm 60 theo thiết kế của Liên Xô cũ vẫn được giữ nguyên, chỉ sửa chữa và sơn lại màu xanh. Có lẽ đây là dấu tích của Bác KIM NHẬT THÀNH đã 2 lần đến thăm LHS Việt Nam nên họ không phá. Phía đối diện là KTX 3 tầng nơi chúng tôi ở 1 năm học dự bị đã bị phá hết. Thay vào đó là một tòa nhà khang trang cao vài chục tầng bên cạnh tòa nhà cũ của Đại học tổng hợp KIM NHẬT THÀNH nơi chúng tôi hay ngồi đọc sách và chụp ảnh.
Hàng cây bạch dương đã từng che mát cho chúng tôi đi học trong những ngày hè oi bức đã không còn, thay vào đó là một loại cây khác( hỏi các cháu HDV nói là tiếng Triều gọi là 수산)
Bữa cơm tối tại khu phố Bình Minh thật ngon miệng sau gần một ngày mệt nhọc. Chúng tôi 4 người đã hát vang bài Ca ngợi nguyên soái KIM NHẬT THÀNH bằng tiếng Triều Tiên. Người dân Triều Tiên ở xung quanh nhìn chúng tôi bằng con mắt ngạc nhiên và nể phục.
( đọc tiếp phần 3- KHU TRUNG TÂM BÌNH NHƯỠNG- QUẢNG TRƯỜNG KIM NHẬT THÀNH)
|
Khu phố Ban Mai nơi ở dành riêng cho các nhà nghiên cứu khoa học. |
|
Ký túc xá LHS Việt Nam nơi chúng tôi đã sống đầy ắp những kỷ niệm. |
|
Ký túc xá LHS Viêt Nam( màu xanh) |
|
Tòa nhà mới của ĐHTH Kim Nhật Thành |
|
ĐHTH Kim Nhật Thành -Tòa nhà cũ |
|
Nhà cao tầng tại khu phố 려명( Ban Mai) |
|
Cây cầu có tên 려명 |
|
Trên đường phố Ban Mai(려명) |
|
Cô HDV Triều Tiên chụp ảnh cùng khách du lịch |
|
Các bạn Triều Tiên và mọi người trong đoàn chúc mừng sinh nhật của một thành viên |
|
sinh nhật |
|
Ký túc xá LHS Việt Nam |
https://www.facebook.com/huong.nghiemviet/posts/1163898057128245
3.
4.
5.
CẢM NHẬN TRIỀU TIÊN(5)- TÀU ĐIỆN NGẦM Ở BÌNH NHƯỠNG
Những năm 1967-1968 nhìn từ cửa sổ ký túc xá tôi thấy những đống đất đá cao như núi không hiểu người Triều Tiên đang làm gì? Sau này mới biết họ đang xây dựng đường tàu điện ngầm.
Hệ thống tàu điện ngầm ở Bình Nhưỡng được xây dựng từ 1966, được cho là sâu nhất thế giới có nơi sâu tới 200m, bình quân sâu 100m, dài 22,6 km có tất cả 17 ga. Các ga đều được đặt tên như Phú Hưng, Khai Sơn, Chiến Thắng, Thống Nhất vv...
Trang trí trong ga tương đối hoành tráng bởi các bức tranh ca ngợi Triều Tiên, ca ngợi lãnh tụ. Đường tàu điện ngầm này chạy qua trung tâm thành phố, qua các khu di tích lịch sử. Điển hình là ga Khai Sơn(개선) đối diện với Khải hoàn môn. Khải hoàn môn được xây dựng vào năm 1982, nhân dịp kỷ niệm 70 ngày sinh của Chủ tịch Kim Nhật Thành, nằm trên đường vào Trung tâm thành phố với chiều cao 60m (cao hơn Khải hoàn môn Pari), rộng 10m, được lắp ráp bởi 25.500 viên đá hoa cương tượng trưng cho những ngày hoạt động cách mạng của Chủ tịch.
Chúng tôi được trải nghiệm đi thử 6 ga. Cảm giác toa tàu tối, cũ kỹ, lạc hậu (có thể họ tiết kiệm điện) không thể nào so với toa tầu của Nhật Bản và các nước khác.
Đặc biệt khi đi tìm tolet trong ga không thấy. Hỏi ra mới biết nó ở phía bên ngoài cách ga khoảng 100m( hú vía).
( xem tiếp Phần 6: CẢM NHẬN TRIỀU TIÊN-KHAI THÀNH-CỐ ĐÔ CỦA TRIỀU TIÊN)
|
Bản đồ tàu điện ngầm Bình Nhưỡng |
|
Bức họa trang trí ở ga Khai Sơn (개선) |
|
Trong toa tàu tối mù |
|
Khải hoàn môn. Cao 60m, rộng 10m |
|
Xa xa là tháp truyền hình |
|
Ga Khai sơn(개선역) |
6.
7.
8.
Thời gian ngắn ngủi chỉ có 4 ngày 3 đêm lưu tại Bình Nhưỡng, nhưng đối với chúng tôi những người đã từng học tập và sinh sống tại Triều Tiên là thời gian vô cùng quí giá. Có thể đây là Tour đầu tiên nên bạn chỉ sắp xếp cho chúng tôi đi thăm những chỗ liên quan nhiều đến chính trị. Có thể có những người cho là khô khan vì đi du lịch như quân đội phải xếp hàng, đi đứng đúng giờ vân vân và vân vân...Cũng có bạn cho là "phí tiền" vì so với tour như Hàn Quốc đắt gấp mấy lần. Nhưng đối với chúng tôi mục đích nhỏ nhoi đã đạt được. Đó là được đặt chân lại lên đất nước Triều Tiên, được hít thở không khí của Bình Nhưỡng 50 năm trước, và được bước trên con đường mình đã đi qua. Có những comment của các bạn đã làm cho tôi rất xúc động. Các bạn đã cùng tâm trạng, cùng cảm xúc với chúng tôi.
47 năm trở lại, thấy Bình Nhưỡng thay đổi nhiều. Tất nhiên trên khuôn mặt xạm đen của người dân đâu đó vẫn phảng phất nỗi lo âu, phiền muôị. Triều Tiên vẫn bị cấm vận, cuộc sống người dân vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng với tinh thần " Ngựa Vạn dặm 만리마"( trước đây là Ngựa nghìn dặm천리마) tôi tin rằng nhân dân Triều Tiên sẽ vượt qua lệnh cấm vận, xây dựng đất nước đẹp hơn, lộng lẫy hơn.
Xin cám ơn các anh chị, các bạn đã theo dõi những bài viết CẢM NHẬN TRIỀU TIÊN của tôi.
https://www.facebook.com/huong.nghiemviet/posts/1165586646959386
(Đang viết)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.