Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

12/07/2019

Văn miếu Vĩnh Phúc : sau mấy năm, thử nhìn lại

Mình đang quan tâm đến Văn miếu Mao Điền (Hải Dương) với văn hóa xứ Đông, ví dụ đã đề cập nhanh ở đâyở đây.

Bây giờ, Văn miếu Mao Điền đang hưng vượng, trở thành một điểm đến của nhiều du khách. Rõ ràng, nền tảng của Văn miếu Mao Điền đã có tới khoảng 500 năm lịch sử. Việc hưng vượng ngày nay là có gốc rễ đó.

Đồng thời, cũng có quan tâm đến Văn miếu Vĩnh Phúc. Ví dụ đã đi ở đây (mấy năm về trước rồi), hay ở đây (năm 2018).

Văn miếu Vĩnh Phúc hầu như không có lịch sử gì. Là đồ rất mới, được sinh ra trong mấy chục năm nay mà thôi (bao gồm cả thời gian mới là ý tưởng). Bây giờ, sau mấy năm rất rầm rộ, tựa như Văn miếu Vĩnh Phúc đang cỏ mọc um tùm, không người tới người lui.  

Cập nhật tình hình giữa năm 2019.

Lấy từ nhiều nguồn, bổ sung dần.


11/07/2019 10:25 GMT+7


Công trình biểu tượng kỷ niệm 65 năm thành lập tỉnh Vĩnh Phúc khánh thành chưa đầy 2 năm đã hoang lạnh, cây chết khô, cỏ dại um tùm.
Văn Miếu Vĩnh Phúc là công trình văn hóa tâm linh được đầu tư 270,9 tỷ đồng với kỳ vọng trở thành dự án biểu tượng của tỉnh. Chủ đầu tư là Sở VH-TT&DL Vĩnh Phúc.
Văn Miếu Vĩnh Phúc 'công trình muôn đời' 271 tỷ thành vườn hoang
Bên trong cổng uy nghi của Văn Miếu Vĩnh Phúc
Công trình nằm trên một ngọn đồi thoải dốc với diện tích hơn 4ha ở vị trí đất vàng của phường Liên Bảo, cửa ngõ vào TP Vĩnh Yên, trên trục đường mới Vĩnh Yên - Tam Đảo.
Theo hồ sơ, công trình được xây dựng công phu, kiên cố với vật liệu đá và gỗ, chạm trổ điêu khắc theo lối truyền thống. 
Văn Miếu Vĩnh Phúc 'công trình muôn đời' 271 tỷ thành vườn hoang
Nhà bia, hồ Thiên Quang trong quần thể Văn Miếu Vĩnh Phúc
Văn Miếu Vĩnh Phúc 'công trình muôn đời' 271 tỷ thành vườn hoang
Cống bật nắp, đường lát đá nội bộ bong tróc, cỏ dại mọc trên những khe đá
Ngày 1/1/2017, công trình được gắn biển chào mừng sự kiện 20 năm tái lập tỉnh Vĩnh Phúc, 65 năm thành lập tỉnh. Vĩnh Phúc kỳ vọng đây sẽ là công trình tiêu biểu có giá trị văn hóa, lịch sử muôn đời…
Tuy nhiên, sau 2 năm gắn biển, nhiều hạng mục công trình đã xuống cấp thê thảm, quần thể Văn Miếu Vĩnh Phúc tựa như một khu vườn hoang.
Cổng chính dẫn vào khu trung tâm “kín cổng cao tường” do bên trong, một chiếc lều bạt án ngữ. Phế thải, vật liệu xây dựng ngổn ngang, nắp cống bật nắp… khắp các lối đi. 
Văn Miếu Vĩnh Phúc 'công trình muôn đời' 271 tỷ thành vườn hoang
Cây còi cọc được trồng trong khuôn viên Nhà bia, trong khi cỏ dại mọc đầy
Văn Miếu Vĩnh Phúc 'công trình muôn đời' 271 tỷ thành vườn hoang
Cảnh quan trang trí trước nhà bia Tiến sỹ 
Văn Miếu Vĩnh Phúc 'công trình muôn đời' 271 tỷ thành vườn hoang
Phó giám đốc Sở VH-TT&DL Vĩnh Phúc phải thốt lên, "vườn hoa Văn Miếu không bằng cái vườn nhà"
Trong khuôn viên Nhà bia, cây cối trang trí cảnh quan còi cọc, nhếch nhác, thân to cỡ cổ tay, nhiều cây chết khô. Cỏ dại mọc cao lút ở bất kỳ khu vực nào trống đất, trên cả những kẽ đá xanh đã bị hở nhét vừa ngón tay.
Hồ Thiên Quang ở vị trí trung tâm đã hoàn thành xong hệ thống tay vịn, kè đá xung quanh. Trên thành hồ và đáy hồ, cỏ dại phủ kín.
Nhà bia uy nghi - nơi khắc tên những bậc túc nho đỗ đạt của tỉnh cũng bị cỏ vây kín. 
Văn Miếu Vĩnh Phúc 'công trình muôn đời' 271 tỷ thành vườn hoang
Hồ Thiên Quang - công trình được ví như "mắt rồng" phong thủy của Văn Miếu
Văn Miếu Vĩnh Phúc 'công trình muôn đời' 271 tỷ thành vườn hoang
Hồ được cho là đang bị thấm nước nên Sở VH-TT&DL sẽ không nghiệm thu
Văn Miếu Vĩnh Phúc 'công trình muôn đời' 271 tỷ thành vườn hoang
Cầu đá 
Văn Miếu Vĩnh Phúc 'công trình muôn đời' 271 tỷ thành vườn hoang
Nhà thầu cho biết chỉ "dâm tạm" cây 
Phó giám đốc Sở VH-TT&DL Vĩnh Phúc Dương Quang Ứng thừa nhận: “Vườn cây trang trí, cảnh quan của khu tâm linh mà không bằng cái vườn nhà. Chúng tôi đã yêu cầu nhà thầu nhổ bỏ 131 cây còi cọc, không đủ tiêu chuẩn”.
Ông cũng xác nhận nhiều công trình đã bị xuống cấp, nên dù sắp hết thời hạn bàn giao nhưng Sở không dám nghiệm thu. Điển hình là hồ Thiên Quang nằm ở vị trí trung tâm từ phía cổng vào, có yếu tố phong thủy của dự án đang bị thấm nước nhưng đơn vị thi công chưa sửa chữa.
“Chúng tôi đã thành lập đoàn kiểm tra, không đồng ý cây do nhà thầu mang tới trồng. Họ nói là dâm tạm, nhưng đây có phải là vườn ươm của nhà họ đâu mà được phép dâm tạm như họ nói. Chúng tôi yêu cầu nhổ bỏ” - ông Ứng thẳng thắn.

Thái Bình

https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/van-mieu-vinh-phuc-nhu-vuon-hoang-du-duoc-rot-271-ty-549204.html
.



---

BỔ SUNG


1.
 

Văn miếu là một trong những công trình văn hóa trọng điểm của tỉnh bởi vậy văn bản khác trên bia tổng cần phải được chỉnh sửa một cách chính xác, khoa học trước khi thi công. sáng ngày 10/09 Sở VHTTDL đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về nội dung bài văn bia khắc trên bia tổng ở Văn miếu tỉnh.

Toàn cảnh hội nghị
Đến dự hội nghị có các đồng chí TS Nguyễn Hữu Mùi - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm – Chủ trì biên soạn nội dung văn bia; cùng các đại biểu Trung ương và các nhà khoa học, đồng chí Trần Thanh Oai - Trưởng ban Văn hoá HĐND tỉnh, đồng chí Trần Ngọc Oanh, tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở VHTTDL chủ trì hội nghị cùng trưởng các phòng, ban của Sở.
Trước đây, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc đã 2 lần lấy ý kiến các nhà khoa học về nội dung bài văn bia tổng tại Văn miếu, trên cơ sở nội dung góp ý của các nhà khoa học, Sở đã tiến hành chỉnh sửa, hoàn thiện nội dung, hình thức trình bày. Tuy nhiên, để xây dụng bia tổng Văn miếu đảm bảo tính khoa học, chặt chẽ, chính xác, phù hợp với truyền thống. Tại hội nghị này, Sở VHTTDL tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục lấy ý kiến lần cuối về nội dung bài văn bia tổng trước khi tiến hành dựng bia trên thực địa.

Đồng chí Trần Ngọc Oanh TUV, Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh phát biểu tại hội nghị
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Trần Ngọc Oanh cho rằng: nội dung bài văn khắc trên bia tổng là nội dung rất quan trọng. Bài văn khắc bia tổng này là công trình để lại giá trị trường tồn cho con cháu mai sau. Nội dung bài khắc bia này giúp cho tầng lớp nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, du khách trong và ngoài nước hiểu rõ về quá trình hình thành và tồn tại của Văn miếu tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay; Những giá trị văn hóa khoa bảng đáng tự hào của nhân dân Vĩnh Phúc; Góp phần giáo dục thế hệ trẻ tinh thần uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo.
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Mùi Phó viện trưởng viện nghiên cứu hán nôm phát biểu tại hội nghị
Tại hội nghị, các nhà khoa học, đại biểu đã đưa ra nhiều ý kiến về bài văn khắc trên bia đá tổng ở Văn miếu Vĩnh Phúc,  tập trung trao đổi, góp ý làm rõ một số vấn đề như:  tính chính xác, tính khoa học của bài văn bia tổng tại Văn Miếu; về cách thức trình bày, bố cục, ngôn từ của bài văn tổng.
Hội nghị diễn ra sổi nổi và nhận được rất nhiều ý kiến của các nhà khoa học, đại biểu. Sở VHTT DL sẽ tiếp thu và tổng hợp các ý kiến của các nhà khoa học nghiên cứu chỉnh sửa lần cuối bài văn bia tổng trước khi tiến hành dựng bia ngoài thực địa.
PHÙNG CÚC

http://dulichvinhphuc.gov.vn/tin-tuc-su-kien/846-hoi-nghi-lay-y-kien-ve-noi-dung-van-bia-khac-tren-bia-tong-van-mieu-tinh-vinh-phuc.html

1 nhận xét:

  1. Hehe,... đây là di sản của anh Trịnh Đình Dũng. Lôi ra lúc này, không chỉ có ý kiến về sự lãng phí kinh tế, sự ngu dốt của tư duy lãnh đạo địa phương...

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.