Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

17/05/2019

bà Yến chùa Ba Vàng tái xuất và kiến nghị lên Thường trực Ban Bí thư

Bà Yến không những xuất hiện "rực rỡ" trong lễ mừng Phật Đản của chùa Ba Vàng (vẫn là do sư Thích Trúc Thái Minh trụ trì), mà còn lập tức kiến nghị pháp luật tới báo Thanh Niên. Kiến nghị khẩn cấp.

Sao bà không kiến nghị khẩn cấp luôn cả báo Lao Động nhỉ (bài đầu tiên của Lao Động ở đây). Hay là đang còn chuẩn bị.

Lần trước, sự kiện sư Thích Chúc Minh ở Hòn Đỏ (Khánh Hòa), thấy phía ấy dọa kiện báo chí. Nhưng không thấy trên thực tế (đọc nhanh ở đây).


Lấy một ít tư liệu mà bà Yến vừa đưa lên Fb của bà.

Thêm một ít ảnh từ các nơi khác.

---

























---





BỔ SUNG


4.

Đại biểu Quốc hội: "Cô Yến" có dấu hiệu lừa đảo, cần xử lý hình sự

PV-Thứ năm, ngày 06/06/2019 09:53 GMT+7

VTV.vn - Theo đại biểu Thái Trường Giang, vụ sai phạm của bà Phạm Thị Yến về hành vi tuyên truyền thỉnh vong báo oán tại chùa Ba Vàng với mức phạt như hiện nay là quá nhẹ.

Sáng nay (6/6), Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện tiếp tục trả lời chất vấn việc quản lý hoạt động tín ngưỡng, phòng ngừa mê tín dị đoan.
Pháp luật Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân. Tuy nhiên trong thời gian vừa qua có một số đại biểu, cá nhân lợi dụng một số nghi thức tín ngưỡng để hành nghề mê tín dị đoan, vi phạm pháp luật. Những trường hợp này đều đã đươc xã hội lên án, pháp luật trừng trị.
Bộ trưởng VHTTDL cũng đã nêu lên một số giải pháp cho tình trạng này, đó là tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện một số văn bản quy định về các biện pháp phòng ngừa mê tín dị đoan, tăng cường nhân cao nhận thức, truyền bá văn hóa truyền thống trong hoạt động văn hóa tín ngưỡng, lên án và xử lý nghiêm những hành vi lợi dụng tín ngưỡng để thực hành mê tín dị đoan.
Đại biểu Quốc hội: Cô Yến có dấu hiệu lừa đảo, cần xử lý hình sự - Ảnh 1.
Bộ trưởng cũng nói rõ về vụ sai phạm của bà Phạm Thị Yến về hành vi tuyên truyền thỉnh vong báo oán tại chùa Ba Vàng sẽ bị xử lý nghiêm. Ngoài việc chính quyền TP Uông Bí (Quảng Ninh) xử mức phạt cao nhất 5 triệu đồng đúng theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định 158/2013 thì nếu đủ yếu tố sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hành nghề mê tín, dị đoan theo Điều 320 BLHS 2015.
Ngoài ra, Bộ trưởng cũng cho biết ngoài các giải pháp trên thì cần nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo việc làm cho người dân, xây dựng các công trình văn hóa thể thao, tổ chức các hoạt động sinh hoạt cộng đồng để nâng cao đời sống văn hóa và hưởng thụ tinh thần của người dân, tạo dựng nếp sống văn minh, lành mạnh.
Đại biểu Quốc hội: Cô Yến có dấu hiệu lừa đảo, cần xử lý hình sự - Ảnh 2.
Sau phần trả lời của ông Nguyễn Ngọc Thiện thì đại biểu tranh luận lại. Đối với câu hỏi của đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Lệ Thủy (Bến Tre): "Đề nghị Bộ trưởng cho biết mức độ xử lý vi phạm hành chính hiện nay với những hành vi này đã đủ sức răn đe chưa? Bộ trưởng có những giải pháp nào để chống tái diễn hành vi này ở chùa Ba Vàng, cũng như các cơ sở tâm linh khác?".
Phần trả lời của Bộ trường cũng chưa làm hài lòng đại biểu quốc hội. Theo bà Thủy: "Câu trả lời của Bộ trưởng đối với câu chất vấn của tôi vẫn chưa rõ. Tôi muốn tranh luận thêm. Thứ nhất, hoạt động tuyên truyền mê tín dị đoan ở chùa Ba Vàng gồm có thỉnh vong, thu tiền bất chính, xúc phạm vong linh các anh hùng liệt sĩ, tác động đến tư tưởng, nhận thức và văn hóa của đông đảo quần chúng nhân dân. Đặc biệt vừa tác dụng trực tiếp đến người tham dự cũng như tác động gián tiếp thông qua các bài phát tán trên YouTube. Bộ trưởng cũng thấy rằng là việc xử phạt rất nhẹ. Bộ trưởng khẳng định như thế. Bộ trưởng có nghĩ tới việc là mình nên xem xét lại đối với vai trò quản lý ngành, mình nên xem xét việc xử phạt đó đúng người, đúng tội chưa và có cần thiết phải yêu cầu các cơ quan pháp luật truy tố bà Yến trước pháp luật hay không? Thứ hai, phần chất vấn của tôi có phần nữa là đề nghị Bộ trưởng có biện pháp để chống tái diễn tình trạng trên ở chùa Ba Vàng. Bởi vì sau khi bị xử phạt, bà Yến lại tiếp tục tuyên truyền và đưa lên YouTube, thách thức các cơ quan pháp luật và cũng như để ngăn chặn một cách triệt để đối với các cơ sở tâm linh khác về hoạt động mê tín dị đoan này".
Đại biểu Quốc hội: Cô Yến có dấu hiệu lừa đảo, cần xử lý hình sự - Ảnh 3.
Ngoài ra, ông Thái Trường Giang cho rằng phần trả lời của Bộ trưởng chưa thỏa đáng. "Trả lời câu chất vấn của tôi hôm qua, tôi thấy rằng chưa thỏa đáng bởi với trách nhiệm quản lý văn hóa ở địa phương nhưng bị xẩy ra tình trạng như vậy lâu dài, thậm chí bà Yến còn lên cả kênh YouTube, quảng cáo giới thiệu rất nhiều nhưng không được ngăn chặn. Trách nhiệm của Bộ trưởng cũng nói chưa rõ về trách nhiệm quản lý ngành của mình".
"Đối với bà Phạm Thị Yến, theo tôi hành vi này không chỉ là vi phạm hành chính mà là vi phạm hình sự cần phải xử lý nghiêm. Bởi sau khi vi phạm, bị xử lý bà Yến lại ngang nhiên tiếp tục lên kênh YouTube tiếp tục hành nghề mê tín dị đoan".
Cũng theo đại biểu Thái Trường Giang, bà Phạm Thị Yến có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 BLHS 2015.

https://vtv.vn/trong-nuoc/dai-bieu-quoc-hoi-co-yen-co-dau-hieu-lua-dao-can-xu-ly-hinh-su-20190606085723171.htm?fbclid=IwAR3n291Rpu-GRJI-v7jDt9mMRv4ot0fIZEQUMXzdTATh6bCd-rV7DlHRPwM








Ngày 5.6, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện sẽ đăng đàn trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội. Trao đổi với phóng viên, nhiều đại biểu Quốc hội cho biết cử tri rất quan tâm đến việc xử lý hành vi lợi dụng tâm linh để trục lợi. Thời gian qua, vụ “Thỉnh vong báo oán” tại Chùa Ba Vàng (Quảng Ninh) do Báo Lao Động điều tra đã nhận được sự quan tâm lớn của dư luận. Việc bà Phạm Thị Yến lợi dụng địa điểm chùa Ba Vàng để truyền bá “vong báo oán”, gọi vong để thu tiền bất chính, chỉ bị phạt 5 triệu đồng về hành vi vi phạm nếp sống văn hóa khiến nhiều ĐBQH cho rằng chưa đủ sức răn đe và đề nghị cần phải xử lý nghiêm.
Truyền vong báo oán là mê tín dị đoan
Liên quan đến nhóm vấn đề Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch sẽ trả lời chất vấn, đại biểu Hồ Thị Minh (Đoàn Quảng Trị) cho biết rất quan tâm đến nội dung về công tác quản lý hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng và phòng ngừa mê tín dị đoan. Lý do được vị đại biểu này đưa ra là, thời gian qua những vụ việc cúng sao giải hạn, thỉnh vong báo oán tại chùa Ba Vàng đã nhận được sự quan tâm lớn của dư luận. Những thông tin mà dư luận báo chí phản ánh cũng cho thấy việc lợi dụng hoạt động tâm linh để kinh doanh, trục lợi đang có diễn biến phức tạp, đòi hỏi nhà quản lý phải quan tâm, vào cuộc, có những giải pháp chấn chỉnh.
“Pháp luật của chúng ta quy định rất rõ mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tuy nhiên gần đây vấn đề lợi dụng tâm linh, tôn giáo để làm những việc như cúng sao giải hạn, thỉnh vong báo oán đã gây bức xúc trong dư luận. Qua những sự việc này, Bộ VHTTDL và các cơ quan liên quan cần phải thấy được trách nhiệm trong việc quản lý hoạt động này.
Ngày xưa, đi chùa vốn không nặng về vấn đề vật chất, thế nhưng bây giờ ở các nhà chùa có những việc khiến cho người đi lễ cảm thấy có việc lợi dụng tôn giáo để kinh doanh. Như vụ việc tổ chức thỉnh vong báo oán tại chùa Ba Vàng cho thấy có sự lợi dụng tôn giáo, niềm tin tín ngưỡng để trục lợi. Con người ta sống kiếp trần thì biết kiếp trần thôi, thế nhưng lại đi phán kiếp trước thế này, kiếp sau thế kia để yêu cầu nộp tiền thỉnh vong. Đây là biểu hiện tuyên truyền mê tín dị đoan. Nếu Bộ VHTTDL, cơ quan chức năng không quản lý tốt, không xử lý quyết liệt thì đây sẽ là vấn đề đáng lo ngại” - đại biểu Hồ Thị Minh nhấn mạnh.
 
 
Cũng theo nữ đại biểu, hiện nay vấn đề xử lý hoạt động lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để trục lợi chưa nghiêm, chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe, dẫn tới việc các đối tượng “nhờn luật”.
“Khi chúng ta đưa ra các chế tài mạnh thì tin chắc rằng những đối tượng như bà Phạm Thị Yến sẽ không dám lợi dụng tôn giáo để hoạt động như vậy nữa. Nếu vụ việc thỉnh vong báo oán ở Chùa Ba Vàng chỉ dừng ở việc xử lý hành chính, phạt 5 triệu đồng với bà Yến, thì chưa đủ sức răn đe”, đại biểu nói. Cũng theo đại biểu Hồ Thị Minh, Bộ VHTTDL cần tham mưu để sửa đổi lại những quy định, có chế tài đủ mạnh để ngăn chặn các đối tượng lợi dụng tôn giáo để trục lợi, tuyên truyền mê tín dị đoan, thậm chí cần xử lý hình sự.
Lợi dụng tâm linh để trục lợi là dạng vi phạm mới
Còn đại biểu Phạm Tất Thắng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, trong nhóm nội dung Bộ trưởng VHTTDL đăng đàn chất vấn vào ngày 5.6, vấn đề về công tác quản lý hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, phòng ngừa mê tín dị đoan nhận được sự quan tâm của dư luận, cử tri cả nước. Lý do là thời gian qua hoạt động này diễn biến phức tạp, xảy ra nhiều vụ việc gây bức xúc trong dư luận như vụ việc dâng sao giải hạn, thỉnh vong báo oán…
Ông Thắng nêu thực tế, góc độ chế tài xử lý hoạt động lợi dụng tôn giáo, tâm linh để trục lợi hiện còn chưa thỏa đáng, chưa nghiêm. Nêu quan điểm về việc cơ quan chức năng xử lý việc lợi dụng tâm linh để tổ chức thỉnh vong của bà Phạm Thị Yến ở chùa Ba Vàng, ông Thắng cho rằng việc chỉ xử lý hành chính, cụ thể là phạt 5 triệu đồng - là chưa đủ sức răn đe.
“Với sự việc lợi dụng hoạt động tôn giáo, tâm linh để trục lợi, đây là dạng vi phạm pháp luật mới. Các cơ quan chức năng trong quá trình xử lý có những lúng túng nhất định. Việc quy định cụ thể để khép hành vi đó vào xử lý hình sự hay xử lý hành chính, trong khi chưa có quy định cụ thể, sẽ gây lúng túng cho cơ quan chức năng. Nhưng qua vụ việc chùa Ba Vàng, đây là cảnh báo, đã đến lúc cơ quan chức năng, chính quyền địa phương phải quan tâm đến việc quản lý, ngăn chặn hành vi biến tướng, lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để trục lợi” - đại biểu Phạm Tất Thắng nhấn mạnh.
Đại biểu Thắng cũng cho rằng, tôn giáo là lĩnh vực khá nhạy cảm, nên cơ quan quản lý một mặt vẫn phải đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của người dân, một mặt phải ngăn ngừa được những hành vi biến tướng, làm ảnh hưởng quyền lợi của người dân.
“Luật Tín ngưỡng tôn giáo mới ban hành, trong quá trình cụ thể hóa luật bằng văn bản hướng dẫn, tôi kiến nghị Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch với góc độ là cơ quan quản lý nhà nước phải cụ thể hóa để đáp ứng hai yêu cầu trên. Ranh giới tự do tín ngưỡng tôn giáo và mê tín dị đoan rất mong manh, bên cạnh việc hướng dẫn cụ thể cũng phải tuyên truyền rộng rãi để người dân hiểu rõ, có nhận thức đúng đắn về hoạt động được phép trong tự do tín ngưỡng tôn giáo” - ông Thắng nhấn mạnh.
TS Trần Hữu Sơn - Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam: “Cần xử mức hình phạt cao nhất”
“Tôi cho rằng, mức phạt hành chính như hiện nay chưa đủ để răn đe những người lợi dụng tâm linh nhằm trục lợi, xử phạt xong mà vẫn tiếp tục truyền bá theo chiều hướng biến tướng thành mê tín dị đoan là chuyện khá nực cười. Theo tôi, cần phải truy cứu trách nhiệm theo khung hình phạt của Bộ luật Hình sự, tội như thế nào thì áp dụng xử phạt ở mức nặng nhất. Nếu không xử nghiêm có thể sẽ bùng nổ những việc khác, rất khó kiểm soát. Nếu thiếu kiên quyết, thiếu sự đồng bộ trong công tác quản lý về di tích tôn giáo, tín ngưỡng sẽ khó định hướng cho Phật tử, du khách về các giá trị, ý nghĩa đích thực của tôn giáo, tín ngưỡng và nghi lễ truyền thống, cũng như thực hiện nếp sống văn minh trong hoạt động văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, góp phần giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc”.
Nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng: “Cần nâng cao dân trí mới mong đẩy lùi nạn mê tín”
“Giải pháp bây giờ chính là nâng cao trình độ của người dân. Không ít người làm chuyện không đúng nhưng chưa bị xử lý nghiêm. Mê tín là con song sinh của tôn giáo, nghĩa là mỗi tôn giáo đều có chánh tín bên cạnh mê tín, chỉ nên xiển dương chánh tín. Bên cạnh việc nâng cao dân trí, các nhà báo cần bỏ nhiều công sức điều tra mạnh hơn nữa, vạch trần những trò bịp bợm và dư luận cũng cần lên tiếng mạnh mẽ...”.
NHÓM PHÓNG VIÊN
https://laodong.vn/xa-hoi/vu-truyen-ba-vong-bao-oan-tai-chua-ba-vang-dai-bieu-quoc-hoi-de-nghi-xu-ly-nghiem-737347.ldo?fbclid=IwAR0XaG6sIcALmyMP1m1DKRWRZzEzIxywpTRRypMSQ6qwA4iHnZoWl47f0Q8





3.

"
Chuyện gì xảy ra nếu ông Nguyễn Hữu Linh (Đà Nẵng), nghi phạm trong vụ án ấu dâm tai tiếng tại TPHCM, cũng khiếu nại các tờ báo đăng tải ảnh của ông khi chưa xin phép?
Tất nhiên, không cần phải quá thông minh như ông Minh, bà Yến hay đội ngũ luật sư đứng sau tư vấn cho chùa BV cũng có thể thấy chuyện đó chẳng khác gì gái đĩ già mồm. Và ông Linh, nếu giả thiết đó xảy ra, chắc chắn sẽ THUA ĐAU, sẽ tội chồng tội.
Thật vậy, theo quy định tại Điều 31 Bộ luật Dân sự thì Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý...
Tuy nhiên luật cũng nói rõ: TRỪ TRƯỜNG HỢP VÌ LỢI ÍCH CỦA NHÀ NƯỚC, LỢI ÍCH CÔNG CỘNG HOẶC PHÁP LUẬT CÓ QUY ĐỊNH KHÁC.
Vì thế, chiểu theo quy định này thì việc đăng tải hình ảnh ông Linh có lợi ích cho cộng đồng. Nó sẽ khiến mọi người biết mà tránh, tăng tính răn đe, giảm thiểu nguy cơ xảy ra các vụ án tương tự...
Bây giờ, quay lại vụ các phật tử chùa BV - vốn phần đa là những người hiền lành chân chất - nghe lời kẻ xấu xúi giục đâm đơn khiếu nại báo LĐ về việc sử dụng hình ảnh trái phép. Rồi sau đó hỉ hả đăng tùm lum đơn từ lên fb như vừa lập chiến công.
Đây là việc mà ai cũng biết là chỉ nhằm mục đích vỗ về hàng vạn phật tử của ngôi chùa này để tiếp tục thu lợi, "dắt mũi" họ và đánh tráo khái niệm báo LĐ đưa thông tin sai về vụ Thỉnh OGTC nhưng thu tiền của chùa BV.
Vậy, hãy cùng làm rõ một số câu hỏi dưới đây:
1. Việc Thỉnh QGTC rồi thu tiền tại chùa BV có sai không?
Rõ ràng là sai. Bởi nếu không sai thì tại sao chùa BV lại bị cấm tiếp tục thỉnh OGTC? Còn ông Minh bị cách hết chức trong Giáo hội rồi còn chịu kỷ luật sám hối đại tăng trong 49 ngày?
Nếu ông Minh thấy oan thì xin mời ông khiếu nại quyết định của các cấp có thẩm quyền. Xin mời ông!!!
2. Việc thỉnh OGCT của chùa BV có bịp bợm không?
Đại đa số chúng ta cả đời chưa bao giờ thấy ma quỷ vong hồn. Kể cả đi qua những chỗ thâm u nhất như nghĩa trang còn chẳng thấy.
Vậy mà chùa Ba Vàng, nơi thờ Phật, đáng lẽ phải là chốn thanh tịnh linh thiêng, lại lắm ma nhiều quỷ đến thế?
Mỗi ngày hàng ngàn vong ma hồn quỷ kéo đến để nhập vong rồi làm đủ trò quấy phá dọa dẫm rồi phán những chuyện tào lao không thể kiểm chứng rồi qua đó vòi vĩnh tiền nong này nọ?
Thế thì thần phật ở đâu? Hay là Phật chùa BV không thiêng? Hay là đây chỉ là trò lừa bịp kẻ yếu bóng vía? Hỏi tức là trả lời.
3. Phóng sự của báo LĐ có đả kích đạo Phật, đả kích tôn giáo không?
Rõ ràng không! PS của báo LĐ không có một chữ nào đề cập đến đạo Phật chứ đừng nói là nói xấu hay đả kích. Thậm chí trong toàn bộ clip phóng sự cũng không có một hình ảnh sư sãi nào lọt vào ống kính (mời xem lại clip). PS chỉ đơn thuần phản ánh việc Chùa BV thỉnh OGTC sau đó thu tiền là hành vi đáng lên án.
Việc một số fanpage thân chùa BV đang cố đánh bùn sang ao, vu khống báo LĐ đả kích tôn giáo là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng và nhất định sẽ bị nghiêm trị. Luật An ninh mạng đã có hiệu lực từ ngày 1/1/2019, những hành vi vu khống, bôi nhọ đó đã đủ dấu hiệu cấu thành tội hình sự.
Các quý anh chị nên nhớ, Báo LĐ là cơ quan lớn và uy tín, là tờ báo lâu đời nhất của nền báo chí Cách mạng Việt Nam. Do đó, việc "cứ nói cho sướng mồm" của các anh chị sẽ càng là bằng chứng chống lại các quý anh chị trước pháp luật.
4. Phóng sự của báo LĐ có ích cho Nhà nước, có ích cho cộng đồng không?
Cái này chỉ cần nhìn phản ứng của dư luận cả nước trong thời gian qua là có thể thấy câu trả lời, không cần phải bàn thêm nữa.
Tất cả những người có lương tri, tất cả các trí thức (hàng chục triệu người) đều tỏ rõ sự ủng hộ. Vụ việc làm nóng cả nghị trường, ngay cả Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đề cập trong họp báo. Chỉ có nhóm nhỏ là các tín hữu của chùa BV là phản ứng gay gắt. Điều này có thể hiểu được bởi khi quyền lợi bị đụng chạm, thì đến chó cùn còn quay lại cắn dậu mồng tơi chứ đừng nói tới con người.
Từ những lý do trên có thể thấy, việc các quý đạo hữu nghe lời xúi giục để đâm đơn khiếu nại báo LĐ sử dụng hình ảnh khi chưa xin phép rõ ràng là môt hành động thiếu hiểu biết, tự biến mình thành trò cười cho thiên hạ.
Còn bà Phạm Thị Yến, để chứng minh đầu óc của mình hoàn toàn minh mẫn như một người bình thường, bà có dám đi giám định tâm thần rồi chưng kết quả cho bàn dân thiên hạ biết không?
Các quý anh chị đạo hữu nên lưu ý: Những người có quyền lợi tại chùa Ba Vàng định biến nơi này thành của riêng, thành pháo đài chống lại sự tiến bộ và văn minh thì đó là việc của họ, còn các vị - những người có gia đình và có cuộc sống riêng - hãy tĩnh tâm suy xét cho thật thấu đáo.
Các quý anh chị dễ dàng truyền tay nhau rồi bật khóc tu tu với hình ảnh một số vị tăng sư của chùa BV đi chân trần trên nền đất với gót chân nứt nẻ, nhưng các anh chị đã bao giờ về nhìn vào gót chân của đấng sinh thành ra các anh các chị chưa?
Phần lớn thế hệ đi trước của chúng ta đều là nhà nông. Họ chân lấm tay bùn, cả đời quanh quẩn nơi đồng sâu nước đọng, có ai chân tay không nứt nẻ? Có bao nhiêu người trong số họ được chăn ấm đệm êm? Có bao nhiêu người đến chết vẫn khổ? Không nổi một bữa ăn ngon?
Vậy tại sao các anh chị không khóc cho họ? Tại sao lại khóc cho mấy vị tăng sư của chùa BV đi khất thực mà ai cũng biết là chỉ để diễn, tiền hô hậu ủng, người đi đến đâu thì máy quay, máy ảnh lia theo đến đó?
Nên nhớ, chính hành vi tiếp tay của các quý anh chị mới đang là chống lại tôn giáo, chống lại chủ trương bài trừ mê tín dị đoan của Đảng và Nhà nước. Đến lúc anh chị gặp rắc rối với cơ quan luật pháp, các thầy bà của quý anh chị liệu có cứu được không?
Hãy quay đầu là bờ, lưới trời lồng lộng tuy thưa mà khó lọt.
---
Theo: Hội Bài trừ mê tín dị đoan
"
https://www.facebook.com/nhomquangninh/photos/a.520840441387330/1343191812485518/?type=3&theater




2. Cánh nhà báo đọc luôn vị bà Yến, là như sau:

"

Theo nhà báo Ngô Sơn, Lao Động
Nửa đêm bất ngờ đọc được đơn kiến nghị khẩn cấp của bà Yến khiếu nại báo Lao Động. Tôi thật, ko phải bênh báo nhà (tui chỉ bênh sự thật) nhưng đọc xong bụm miệng ko kịp, cười phọt cả bia.
Thật nếu như văn bản khiếu nại báo Thanh Niên kín kẽ chặt đến mức nhiều người lo kiện sẽ thắng và thấy bàn tay phù thủy rất kinh đằng sau, thì tới đơn "đục" Lao Động đã khiến tui bật reo lên " bà Yến xịn đây rồi".
Này nhá: 

1/ Bà Yến "xịn" lấy việc báo đăng hình ảnh văn bản chính quyền nêu địa chỉ không như địa chỉ biên bản phạt mà bà ấy nhận (có 2 quyết định 2 địa chỉ khác nhau nhưng cùng 1 nhân vật) rồi cho rằng báo bịa đặt, dùng tài liệu giả, dựng ra 1 bà Yến khác để vu khống bôi nhọ bà Yến "xịn".

- À hi, bà Yến hoàn toàn biết rõ báo và quyết định nói bà mà. 100% nhá. Nhắm mắt, đến trẻ con cũng biết chỉ có 1 bà Yến phật tử chùa Ba Vàng có hành vi " Lợi dụng hoạt động thỉnh vong, gọi hồn làm ảnh hưởng nếp sống văn hoa" ( trích nguyên văn quyết định xử phạt hành chính số 01 của phường Quang Trung do bà Yến cung cấp nhé).
2/ Trong đơn kiến nghị khẩn cấp, bà Yến "xịn" cắt cúp chỉ nói mình chỉ bị xử phạt về hành vi " làm ảnh hưởng đến nếp sống văn hóa", chứ không phải "hành nghề mê tín dị đoan" như báo nói.
- À hi, bà Yến "xịn" sao nỡ trắng trợn cắt cúp cái vế quan trọng nhất khiến lương dân dễ tưởng bà chỉ cãi nhau hay bỏ rác không đúng chỗ "làm ảnh hưởng đến nếp sống văn hóa". 

- Kính thưa, quyết định xử phạt do chính bà cung cấp, câu nguyên vẹn nó thế này " Lợi dụng hoạt động thỉnh vong, gọi hồn làm ảnh hưởng nếp sống văn hóa". Cái vế đầu "lợi dung hoạt động thỉnh vong gọi hồn..." mới là chốt của vấn đề. 

- Nữa, toàn bộ bài báo chả có câu nào nói bà "hành nghề mê tín dị đoạn" kakakâk. Thậm chí báo còn chưa chuẩn khi chỉ đưa " "vi phạm nếp sống văn hóa" mà thiếu vế quan trọng nhất " Lợi dụng hoạt động thỉnh vong, gọi hồn".
3/ Cũng trong đơn, bà nói chưa ủy quyền cho con trai nộp phạt 5 triệu đồng. Việc báo lấy ai đó "để cho là con trai tôi nộp phạt là che đậy cho hành vi trái luật..." (trích nguyên văn đơn khiếu nại bà).
- Huuuu, con mình sao nỡ không nhận vậy? Báo gan cỡ nào mà bịa ra ông nào đó nộp phạt rồi đổ là con trai bà Yến huuuu . Các cụ xem biên bản hình dưới (chữ viết nhá) chứng giám cho huuuu. Tóm lược là ngày 27.3, chính quyền có tới nhà bà Yến trao quyết định nhưng bà vắng nhà nhiều tháng (lời con trai), chỉ có con trai là Phạm Hồng Nhu tiếp đoàn và nộp phạt.
4/ Với các chứng lý như vậy, theo "mẫu" đơn trước, bà Yến "xịn" nâng quan điểm cực kinh rằng " là hành vi vi phạm đặc biệt nghiêm trọng khoản x, y z luật Báo chí, cố tình sử dụng tài liệu giả, đưa tin sai sự thật đánh lừa dư luận, gây chia rẽ quần chúng và mất đoàn kết trong nhân dân". 

- Huuuu kinh quá, đọc xong quả suy luận từ chứng lý trên, lên đồng luôn huuuu




"
https://www.facebook.com/nhabaodieutra/posts/580503995691859?__xts__[0]=68.ARDnmnqeUbgvAcieB-ZbtJmKZiweOACZGvTaQImEajQO3NryM-pCXT3IDbH_EBE97OSC05Cu73WJ_ZeAH3ayuyGmBsGH6hLs4cec1pxi4LqspmZHj02spEv3MoE95gYhwxG_sI8ogBJgQwZF_Rxi8C8sra1ECjatNf9JILnmq9B7xKJHRAAqiekLu_Qf5raOWlrMdj6L-JrzkIJKgJkO853wqsid1p7MotFIj69cTggWHhd0W33Y-a1BKyOQ42ndoEB7TBLoWN4v0YFDhAfiTHyqTiA51D1wxDYMxBkDBxV28LBOtaYv8wTeQpjtNgGFASkylNXpdHYEbKnMazm7jA9Wz-fhrtiNPJIiakzhQwbOHlt5eG-5wrk&__tn__=H-R




1. Bà Yến kiến nghị luôn với Lao Động rồi

"
ĐƠN KIẾN NGHỊ KHẨN CẤP CỦA CÔNG DÂN PHẠM THỊ YẾN ĐẾN BÁO LAO ĐỘNG!
PHẬT TỬ CHÚNG TA TRÁNH HIỂU NHẦM VIỆC "NÓI LÊN SỰ THẬT" LÀ "SÂN SI". 
THEO QUAN ĐIỂM NHÂN QUẢ: NẾU AI CHO RẰNG VIỆC NÓI LÊN SỰ THẬT LÀ SÂN SI, THÌ KẺ ĐÓ TẠO ÁC NGHIỆP , VÌ HỌ DÁM NÓI TRÌ GIỚI( NÓI THẬT) LÀ SÂN SI

(Trích Đơn Kiến Nghị Khẩn Cấp Của Công Dân Phạm Thị Yến)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
Hạ Long, ngày .... tháng ..... năm 2019
ĐƠN KIẾN NGHỊ KHẨN CẤP
Kính gửi: - Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Chủ tịch Quốc hội;
- Thủ tướng Chỉnh phủ;
- Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Trưởng Ban Dân vận Trung ương;
- Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận TQ Việt Nam;
- Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Chánh Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Cục trưởng Cục Báo chí;
- Tổng Biên tập Báo Lao Động.
Đồng kính gửi: - Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
- Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam.
Tôi là Phạm Thị Yến, CMND 101145516 do Công an tỉnh Quảng Ninh cấp ngày 19/04/2016, trú tại địa chỉ tổ 2B, khu 1A, phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, làm đơn này kiến nghị một việc như sau:
Ngày 16/05/2019, Báo Lao Động điện tử đăng bài “5 triệu đồng tiền phạt bà Phạm Thị Yến đã được nộp tại kho bạc” (https://laodong.vn/…/5-trieu-dong-tien-phat-ba-pham-thi-yen…).
Bài báo này viết về tôi – Phạm Thị Yến, trú tại tổ 2B, khu 1A, phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh nhưng lại đưa ra bức ảnh về quyết định xử phạt một bà Phạm Thị Yến khác ở Khu 3, phường Giếng Đáy, thành phố Hạ Long, Quảng Ninh về hành vi “lợi dụng hoạt động thỉnh vong, gọi hồn để hành nghề mê tín dị đoan”. 
Đây là hành vi vi phạm đặc biệt nghiêm trọng Khoản 8 Điều 9 Luật Báo chí khi tòa Báo Lao Động cố tình sử dụng tài liệu giả, đưa tin sai sự thật, đánh lừa dư luận, gây chia rẽ quần chúng và mất đoàn kết trong nhân dân.
Thực tế, tôi chưa hề bị xử phạt hành chính do “hành nghề mê tín, dị đoan”, cho đến nay, gia đình tôi chỉ nhận được duy nhất một Quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính số 01/QĐ-XPVPHC ngày 26/03/2019 của Chủ tịch UBND phường Quang Trung về hành vi “làm ảnh hưởng đến nếp sống văn hóa” và tôi cũng đã có Đơn khiếu nại đối với quyết định đó vì xử phạt trái pháp luật, sai trình tự, thủ tục luật định.
Việc Báo Lao Động bịa ra một quyết định xử phạt bà Yến nào đó có hành vi “hành nghề mê tín, dị đoan” để đưa tin, đăng báo ngày 16/05/2019 nhằm quy kết cho tôi là không đúng sự thật xúc phạm danh dự, nhân phẩm của tôi.
Hành vi đưa tin thiếu kiểm chứng, sai sự thật nêu trên của Báo Lao Động đã vi phạm điều cấm quy định tại Khoản 8 Điều 9 Luật Báo chí 2016 là: Thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
Cho đến nay một lần nữa tôi xin khẳng định tôi không uỷ quyền cho con trai tôi hay bất cứ người nào khác nộp 05 triệu đồng xử phạt hành chính tại Kho bạc thành phố Uông Bí. 
Vì vậy, việc Báo Lao Động lấy “ai đó” đã nộp tiền vào Kho bạc thành phố Uông Bí để cho là con trai tôi nộp phạt là che đậy cho hành vi trái pháp luật trong bài “Vụ oan gia trái chủ” chùa Ba Vàng: Công an chưa triệu tập bà Yến” https://laodong.vn/…/vu-oan-gia-trai-chu-chua-ba-vang-cong-… đăng ngày 28/03/2019 là thiếu cầu thị sau khi nhận được văn bản phản ảnh, kiến nghị của công dân về việc đưa thông tin không đúng sự thật trong loạt bài về cá nhân tôi và Chùa Ba Vàng dịp cuối tháng 03/2019.
Để đảm bảo tính minh bạch, công khai trong hoạt động báo chí, sự tôn nghiêm của pháp luật, vì một nền báo chí cách mạng tiến bộ, tôi kính đề nghị các quý vị có thẩm quyền chỉ đạo, yêu cầu Báo Lao Động:
1) Đăng công khai phản hồi này của tôi đối với thông tin vi phạm pháp luật nói trên theo quy định tại Điều 43 Luật Báo chí 2016.
2) Công khai cải chính, xin lỗi, gỡ bỏ ngay nội dung đưa tin không đúng sự thật, vi phạm pháp luật nói trên theo quy định tại Điều 42 Luật Báo chí 2016.
3) Bồi thường thiệt hại cho tôi theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.
4) Tác giả bài báo phải công khai cải chính, xin lỗi theo quy định tại Điều 25 Luật Báo chí 2016.
5) Kiểm điểm và xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật những người có liên quan trong Toà báo đến việc cố tình đưa tin sai sự thật, làm lũng đoạn thông tin trong nhân dân thời gian qua. 
Xin trân trọng cảm ơn!
Gửi kèm văn bản này:
- Bài viết “5 triệu đồng tiền phạt bà Phạm Thị Yến đã nộp kho bạc” ngày 16/05/2019;
- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 01/QĐ-XPVPHC ngày 26/03/2019.
Mọi thông tin giải quyết xin gửi về:
Phạm Thị Yến, tổ 2B, khu 1A phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

NGƯỜI KIẾN NGHỊ
Phạm Thị Yến

"






2 nhận xét:

  1. 2. Cánh nhà báo đọc luôn vị bà Yến, là như sau:

    "

    Nhà báo điều tra
    10 giờ ·
    [GÓC NHÌN NHÀ BÁO] BÀ YẾN "XỊN" ĐÂY RỒI
    Theo nhà báo Ngô Sơn, Lao Động
    Nửa đêm bất ngờ đọc được đơn kiến nghị khẩn cấp của bà Yến khiếu nại báo Lao Động. Tôi thật, ko phải bênh báo nhà (tui chỉ bênh sự thật) nhưng đọc xong bụm miệng ko kịp, cười phọt cả bia.
    Thật nếu như văn bản khiếu nại báo Thanh Niên kín kẽ chặt đến mức nhiều người lo kiện sẽ thắng và thấy bàn tay phù thủy rất kinh đằng sau, thì tới đơn "đục" Lao Động đã khiến tui bật reo lên " bà Yến xịn đây rồi".
    Này nhá:
    1/ Bà Yến "xịn" lấy việc báo đăng hình ảnh văn bản chính quyền nêu địa chỉ không như địa chỉ biên bản phạt mà bà ấy nhận (có 2 quyết định 2 địa chỉ khác nhau nhưng cùng 1 nhân vật) rồi cho rằng báo bịa đặt, dùng tài liệu giả, dựng ra 1 bà Yến khác để vu khống bôi nhọ bà Yến "xịn".

    - À hi, bà Yến hoàn toàn biết rõ báo và quyết định nói bà mà. 100% nhá. Nhắm mắt, đến trẻ con cũng biết chỉ có 1 bà Yến phật tử chùa Ba Vàng có hành vi " Lợi dụng hoạt động thỉnh vong, gọi hồn làm ảnh hưởng nếp sống văn hoa" ( trích nguyên văn quyết định xử phạt hành chính số 01 của phường Quang Trung do bà Yến cung cấp nhé).
    2/ Trong đơn kiến nghị khẩn cấp, bà Yến "xịn" cắt cúp chỉ nói mình chỉ bị xử phạt về hành vi " làm ảnh hưởng đến nếp sống văn hóa", chứ không phải "hành nghề mê tín dị đoan" như báo nói.
    - À hi, bà Yến "xịn" sao nỡ trắng trợn cắt cúp cái vế quan trọng nhất khiến lương dân dễ tưởng bà chỉ cãi nhau hay bỏ rác không đúng chỗ "làm ảnh hưởng đến nếp sống văn hóa".
    - Kính thưa, quyết định xử phạt do chính bà cung cấp, câu nguyên vẹn nó thế này " Lợi dụng hoạt động thỉnh vong, gọi hồn làm ảnh hưởng nếp sống văn hóa". Cái vế đầu "lợi dung hoạt động thỉnh vong gọi hồn..." mới là chốt của vấn đề.
    - Nữa, toàn bộ bài báo chả có câu nào nói bà "hành nghề mê tín dị đoạn" kakakâk. Thậm chí báo còn chưa chuẩn khi chỉ đưa " "vi phạm nếp sống văn hóa" mà thiếu vế quan trọng nhất " Lợi dụng hoạt động thỉnh vong, gọi hồn".

    3/ Cũng trong đơn, bà nói chưa ủy quyền cho con trai nộp phạt 5 triệu đồng. Việc báo lấy ai đó "để cho là con trai tôi nộp phạt là che đậy cho hành vi trái luật..." (trích nguyên văn đơn khiếu nại bà).
    - Huuuu, con mình sao nỡ không nhận vậy? Báo gan cỡ nào mà bịa ra ông nào đó nộp phạt rồi đổ là con trai bà Yến huuuu . Các cụ xem biên bản hình dưới (chữ viết nhá) chứng giám cho huuuu. Tóm lược là ngày 27.3, chính quyền có tới nhà bà Yến trao quyết định nhưng bà vắng nhà nhiều tháng (lời con trai), chỉ có con trai là Phạm Hồng Nhu tiếp đoàn và nộp phạt.
    4/ Với các chứng lý như vậy, theo "mẫu" đơn trước, bà Yến "xịn" nâng quan điểm cực kinh rằng " là hành vi vi phạm đặc biệt nghiêm trọng khoản x, y z luật Báo chí, cố tình sử dụng tài liệu giả, đưa tin sai sự thật đánh lừa dư luận, gây chia rẽ quần chúng và mất đoàn kết trong nhân dân".
    - Huuuu kinh quá, đọc xong quả suy luận từ chứng lý trên, lên đồng luôn huuuu

    Trả lờiXóa
  2. 4.

    Đại biểu Quốc hội: "Cô Yến" có dấu hiệu lừa đảo, cần xử lý hình sự

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.