Tháng 3 rồi. Nhanh quá, đã giữa tháng 3.
Nhìn ra trời mưa bụi bay bay ngoài cửa sổ, ở Hà Thành, vào những ngày này, là bỗng nhớ những buổi sáng thức dậy liền ra xem những cây Mộc Liên ở trước nhà.
Nhìn ra trời mưa bụi bay bay ngoài cửa sổ, ở Hà Thành, vào những ngày này, là bỗng nhớ những buổi sáng thức dậy liền ra xem những cây Mộc Liên ở trước nhà.
Những cây Mộc Liên ấy ở ngay trước cổng kí túc. Đó là giống Mộc Liên trắng (đã nói nhanh ở đây, hồi tháng 11 năm 2013).
(bận nên chỉ viết vội vã được thôi)
1. Hồi còn ở khu Odai (Tokyo), mình tưởng chỉ có Mộc Liên trắng mà thôi. Nghĩ đến Mộc Liên là liên tưởng luôn đến màu trắng. Tuyết trắng, hoa trắng, mùa đông rồi mùa xuân, Mộc Liên trổ lên rực rỡ trước sân nhà. Khi Mộc Liên rộ độ trắng nhất, thì là khi mùa xuân đến, trời ấm lên nhiều.
2. Đến khi xuống bên dòng Yodogawa ở miền Tây, mới biết là có Mộc Liên tím. Lần đầu tiên năm ấy, biết đến màu tím của Mộc Liên, thì đã reo lên thích thú. Ở phía trước nhà cũng là những cây Mộc Liên. Nhưng là Mộc Liên tím ! Những mùa đông lại qua, rồi những mùa xuân lại đến. Cả khung trời rực lên một màu tím !
3. Bây giờ, bạn ở miền Tây cho xem ảnh Mộc Liên tím vào tháng 3 này.
Nhìn ra ngoài cửa sổ ở Hà Nội lúc này, nhớ những mùa Mộc Liên lần lượt tới của ngày xưa, lại da diết nhớ dòng sông Sumida và dòng sông Yodogawa.
Trung tuần tháng 3 năm 2019
Giao Blog
Tôi nghĩ hoa này gọi là Mộc Lan chớ đâu phải Mộc Liên (Japanese magnolia).
Trả lờiXóaĐúng là có sự lẫn lộn giữa Mộc Lan và Mộc Liên.
XóaTiếng Nhật hiện đại dùng cách gọi Mộc Liên. Có "bạch mộc liên" (mộc liên trắng) và "tử mộc liên" (mộc liên tía, mộc liên tím).
Còn tiếng Trung Quốc có thể là dùng Mộc Lan.