Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

20/09/2018

Nhắc lại chuyện tìm di cốt cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập, và xét thưởng nhà ngoại cảm

Di cốt của nhiều cụ cách mạng vô sản "gộc" như Hà Huy Tập, Phan Đăng Lưu, Phùng Chí Kiên,... được tìm thấy bởi các nhà ngoại cảm. Rồi các nhà văn Nam Cao, Dương Thị Xuân Quý,... cũng thế.

Việc nhắc lại là mới đây, bởi tờ báo của Hội người cao tuổi Việt Nam.

Có liên quan đến việc nhà ngoại cảm Trần Ngọc Ánh tìm ra di cốt của cụ Hà Huy Tập. Tôi đã vài ba lần trao đổi, tuy chỉ là nhanh chóng, vào quãng các năm 2009-2011, với một nhà vật lí trong dòng họ Hà, là ông Hà Vĩnh Tân - một  nhà khoa học của Viện Vật lí (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ), có tham gia tích cực vào quá trình đi tìm hài cốt. Ở thời điểm đó, qua các trao đổi, thì thấy: nhà vật lí của dòng họ Hà, con cháu cụ Hà Huy Tập, hoàn toàn tâm phục khẩu phục vào tài năng của nhà ngoại cảm.

Câu chuyện khá dài, mà khởi điểm là cuốn sách mỏng ra đời năm 1995 của cụ Đặng Văn Lung. Trong đó, cụ có ghi một số kết quả điều tra tại dòng họ Hà ở làng Tây Hồ thời ấy, mà tôi cũng có tham gia (trong sách, cụ ghi rõ tên người tham gia và những kết quả đi kèm).

Báo chí hồi trước cũng đề cập rôm rả. Giao Blog trước đây cũng lưu loạt bài báo đó, nhưng nay thì bản gốc trên các báo hình như đã bị gỡ bỏ hoặc trục trặc kĩ thuật gì đó. Xem tạm ở đây.

Bây giờ, báo của hội người cao tuổi nhắc đến công lao nhà ngoại cảm.

Chép nguyên từ đó về.

Có bổ sung gì mới cần thiết thì đưa xuống dưới.


Nguyên chú của ảnh: Buổi tiễn đưa hài cốt cụ Hà Huy Tập tại sân bay Tân Sơn Nhất về quê hương Hà Tĩnh (nguồn ở đây).



Học giả Hà Vĩnh Tân và thanh đồng Trần Ngọc Ánh


---

Thứ sáu, 31-08-2018 | 10:36 GMT+7

Việc xét bằng “Nghệ nhân ưu tú”: Vẫn còn nhiều Thanh đồng xứng đáng được phong tặng chưa được xét

Bộ VH-TT&DL vừa công bố danh sách xét duyệt lần 2 phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” cho các Thanh đồng năm 2018. Có nhiều ý kiến chưa đồng thuận về đợt phong xét này còn bỏ sót nhưng nghệ nhân tiêu biểu đủ điều kiện nhưng chưa được xét duyệt
Việc lập hồ sơ đề nghị Nhà nước xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực tập quán xã hội và tín ngưỡng đối với các Thanh đồng Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt được phổ biến cụ thể và tiến hành hết sức bài bản. Nghĩa là hồ sơ phải có sự đánh giá từ cơ sở, lên phường, xã, quận, huyện và Hội đồng của tỉnh, thành phố xét duyệt. Sau đó mới trình lên Bộ VH-TT&DL xét duyệt trước khi trình Hội đồng cấp Nhà nước. Trong mỗi bộ hồ sơ nhất thiết phải có đơn đề nghị Hội đồng các cấp xem xét, xét duyệt của mỗi Thanh đồng. Năm 2016 có 8 Thanh đồng được phong danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”.
Cuối năm 2017 đã tiến hành thực hiện và công khai công bố kết quả xét duyệt. Nhưng sau đó còn nhiều dị nghị, thắc mắc. Đã không ít lần, nhiều Thanh đồng lên tận Bộ VH-TT&DL khiếu nại do đó kết quả phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân  ưu tú năm 2017, tiếp tục xem xét trong năm 2018.
Tháng 7 vừa qua có thông tin Bộ VH-TT&DL sẽ xem xét lại và bổ xung thêm những trường hợp có đơn khiếu nại và những trường hợp còn bỏ sót so với tiêu chuẩn…? Ngày 27/8/2018 trên cổng thông tin điện tử của Bộ công bố xét lần 2 thêm được 10 trường hợp!  có nhiều ý kiến trái chiều về đợt phong xét này vẫn chưa thật khách quan. Theo người phát ngôn không chính thức khi trả lời khiếu nại thì việc xem xét  chỉ dành cho các trường hợp có đơn đề nghị lần 2.
 Có rất nhiều Thanh đồng   đề nghị lý giải rõ việc xem xét lần 2  có thông bso hay không? Làm sao  chỉ có 10 người vẫn biết “có đợt xem xét lần 2?”. Liệu quá trình xét duyệt lại lần 2 có đúng với quy định tại các điểm D khoản 1 Điểm b khoản 2 Điều 14 Nghị định số 62/2014/NĐ-CP của Chính phủ? Nếu có Thông báo đúng quy trình về đợt xem xét lần 2 này thì chắc chắn không phải chỉ có 10 Thanh đồng được  xét duyệt đạt danh hiệu “ Nghệ nhân ưu tú” mà còn nhiều Thanh đồng khác sẽ không bị tước bỏ quyền được khiếu nại để lọt vào vòng xét duyệt.


                                                       8 Thanh đồng  được  phong tặng danh hiệu "nghệ nhân dân gian" năm 2016

Trường hợp của Thanh đồng Trần Thị Liễu (tên thường gọi là Trần Ngọc Ánh) ở Quận Đống Đa, Hà Nội là một trong số  các Thanh đồng đang bị “ bỏ sót” trong các trường hợp nêu trên.Thanh đồg Trần Thị Liễu là nhà ngoại cảm xuất sắc, đồng thời là nghệ nhân dân gian tiêu biểu trong tổ chức Thanh đồng đã thừa nhận
Thanh đồng Trần Thị Liễu đã được nhiều Bằng khen, Giấy khen, Kỉ niệm chương, Bằng ghi công, Vinh danh của Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, Hội Di sản văn hóa Thăng Long, Trung ương Hội khoa học phát triển nguồn Nhân lực Nhân tài Việt Nam, Ban Tôn giáo Chính phủ, Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng con người, Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam… Cũng như của UBND các tỉnh, thành, ngành Văn hóa TP Hà Nội, các tỉnh Nam Định, Hà Tĩnh…. Rồi các Đại sứ quán tặng cho thành tích của chị.
 Thanh đồng Trần Thị Liễu cũng đã từng tham luận tại các Hội thảo Quốc tế (cũng như trong nước) tổ chức tại Hàn Quốc, Thái Lan, Myanma, cũng như tại các địa phương: Hà Nội, Huế, Nam Định…
Là người có khả năng đặc biệt, thực hiện thành công một số đề tài khoa học tiêu biểu như: Đề tài Tìm kiếm hài cốt cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập, Đề tài tìm mộ danh tướng Thời Trần, cũng như các anh hùng liệt sĩ Việt Nam, được Đảng, Nhà nước và các tổ chức khoa học công nhận.
Đã có nhiều sách viết về chị như các tác phẩm:
- Đồng Quan của Chí Kiên (NXB Thế giới) 2016, tái bản 2017
- Tiếng Vọng Ngàn năm của Vũ Hùng (NXB Hội nhà văn) 2017
- Trầm của Nhà văn Phạm Phát (NXB Hội nhà văn) 2017
- Một phần trong “Kiếp người” tập 3, của Trung tướng - Nhà văn Hữu Ước cùng nhiều các báo viết, báo hình, tạp chí như Báo Đời Sống và Pháp luật, Báo Tuổi Trẻ, Báo Người cao tuổi, Tạp chí Văn Hiến, Đài Truyền hình Trung ương và Hà Nội, Bảo tàng Phụ Nữ, Bảo tàng dân tộc học….
Trong thực hành nghi lễ Thờ Mẫu của người Việt, xin nêu tóm tắt nhận xét của GS - TSKH  - Nhà giáo nhân dân Phan Thị Phi Phi, nguyên Chủ tịch Hội đồng Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng  con người: “Tôi chưa từng thấy ai Hầu đồng sang trọng như cô Ánh…” còn GS - VS Đào Vọng Đức lại tin tưởng: “Với phẩm chất của nhà ngoại cảm, chắc chắn khả năng đặc biệt của cô Ánh sẽ còn cao hơn nữa…” Riêng ông Trương Tấn Sang (người thay mặt Đảng, Nhà nước chủ trì tổ chức lễ tang cố Tổng bí thư Hà Huy Tập) còn dặn dò cô Ánh và một số cán bộ của Trung tâm NCTNCN trước lúc lên máy bay đưa tiễn di hài cốt cố Tổng Bí thư về quê hương (14h ngày 1/12/2009): “Các cháu đã làm tốt lắm. Đảng và Nhà nước sẽ ghi nhận… Nhưng cần phải tiếp tục làm tốt hơn nữa, nhiều hơn nữa, ông Trương Tấn Sang đã kí nháy với 2 chữ “đồng ý” vào tờ trình số 578/VPCTN - TĐKT ngày 25/4/2012 của Văn phòng Chủ tịch nước kính đề nghị Chủ tịch nước xem xét, quyết định khen thưởng đối với thành tích của cô Ánh…


  Văn bản có bút phê của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang


Trường hợp thứ hai là Đồng thầy Phạm Thị Đoan Trang, Thủ nhang Phủ Quang Điện, ở Hải Phòng. Cũng là người có trên 30 năm tuổi đồng, người có rất nhiều đóng góp trong việc xây dựng, trùng tu, bảo tồn Đền Phủ. Năm 1995 chị đã phát tâm công đức xây lại cung Công Đồng, Đền Cây Đa Bóng (Phủ Dầy Nam Định). Năm 2001  góp phần xây dựng đền Quan Đệ Nhị ở Phố Cát, Thanh Hóa. Năm 2004 góp phần trùng tu đền Xích Đằng ở Hưng Yên. Năm 2005 xây Cung Mẫu Cửu tại đền Rồng Thanh Hóa…
Đồng thầy còn truyền dậy nhiều con nhang, đệ tử. Còn tham gia đóng góp xây dựng phong trào ở Trung tâm nghiên cứu, bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam. Chị cũng tham gia rất nhiều các cuộc Hội thảo khoa học quốc tế và trong nước…
Trao bằng “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực bảo tồn giá trị văn hóa phi vật thể là việc làm cần thiết và đáng được quan tâm, phát triển. Nhưng, nếu làm không đúng, không công bằng, thiếu khách quan, trung thực, thì sẽ bị phản tác dụng, thậm chí là nguy hại.
Những Thanh đồng như Trần Thị Liễu, Phạm Thị Đoan Trang xứng đáng được trao bằng “Nghệ nhân ưu tú” nhưng lại bỏ sót trong việc xét duyệt vừa qua thật đáng tiếc. Nên chăng Bộ VH-TT&DL cần chỉ đạo xem xét bổ sung hai trường hợp này trong danh sách phong tặng “Nghệ nhân ưu tú” trong đợt công bố năm 2018, như đã từng bổ sung phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cho nhạc sĩ Thuận Yến và nhạc sĩ Đinh Ngọc Liên (theo khiếu nại của gia đình nhạc sĩ).  

Hoài Lê

http://ngaymoionline.com.vn/ban-doc/viec-xet-bang-nghe-nhan-uu-tu-van-con-nhieu-thanh-dong-xung-dang-duoc-phong-tang-chua-duoc-xet.html5462.html

Trung ương Hội người cao tuổi Việt Nam
Báo điện tử Ngaymoionline.vn
Quyền tổng biên tập:  Lê Quang
12 Lê Hồng Phong - Ba Đình - Hà Nội
(024) 37334432 - (024) 37334423 / Fax 024 37341806
ngaymoidientu@gmail.com
Giấy phép số 602/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 30/12/2016
.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.