Các năm 2011 và 2012, sau khi kết thúc một chương trình cấp nhà nước về văn hóa truyền thống Việt Nam, chúng tôi đã cho đăng tải các bài viết "nhìn lại truyền thống Hiếu Học của người Việt". Một kết quả khảo sát trên toàn quốc trong mấy năm 2008 - 2010, và một khảo luận trộn trải nghiệm trong mấy chục năm.
- trường hợp nghi án đạo văn kéo dài và có hệ thống vẫn được phong Giáo sư và đảm đương nhiều trọng trách của ông Nguyễn Đức Tồn (đang tiếp tục theo dõi ở đây).
- trường hợp nghi án đạo văn của đương kim Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phùng Xuân Nhạ (đang tiếp tục theo dõi ở đây).
- trường hợp giả dối và lừa đảo có hệ thống ở tỉnh Hà Giang trong kì thi năm 2018, đang mở rộng phát hiện sang các tỉnh khác. Sẽ bắt đầu được theo dõi từ entry này. Câu chuyện của Hà Giang là một kết quả từ câu chuyện của ông Giáo sư nguyên Viện trưởng Nguyễn Đức Tồn và bản thân bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ. Vừa là nhân quả, vừa là minh dẫn cho nhau.
Trách nhiệm không của riêng ai, là của mỗi chúng ta. Người Việt "hiếu học" như thế này từ trong truyền thống rồi. Không phải bây giờ. "Bây giờ" thì là môi trường rất tốt cho truyền thống hiếu học ấy phát huy. Và thật trớ trệu, lựa chọn "bây giờ" chính là thuộc về truyền thống hiếu học ấy !
---
Tóm tắt sự kiện Hà Giang 2018
(1). Ngay sau kì thi, một số phỏng vấn đối với học sinh trường chuyên Hà Giang:
(2). Ba thanh niên là giáo viên online ở Hà Nội đã phát giác sự kiện (những người phát hiện đầu tiên là ba thanh niên này, chứ các cơ quan giáo dục thì không hề nghi ngờ gì):
(3). Sau đó, các cơ quan chức năng mới xác minh, và sự thật là:
---
Tóm tắt sự kiện Hà Giang 2018
(1). Ngay sau kì thi, một số phỏng vấn đối với học sinh trường chuyên Hà Giang:
(2). Ba thanh niên là giáo viên online ở Hà Nội đã phát giác sự kiện (những người phát hiện đầu tiên là ba thanh niên này, chứ các cơ quan giáo dục thì không hề nghi ngờ gì):
Dưới là tư liệu.
Chia làm 2 phần: một phần là tin tức, một phần là bình luận. Cập nhật theo hai phần như vậy.
---
TƯ LIỆU
I. TIN TỨC
17:35 - 21/07/2018 64 THANH NIÊN ONLINE
Cả Sở GD-ĐT Hà Giang cũng như Bộ GD-ĐT đều đã biết hành vi bất thường của ông Vũ Trọng Lương từ ngày 7.7, trước khi dư luận đặt câu hỏi về điểm thi bất thường của tỉnh này 5 ngày sau đó.
Phát hiện sai phạm từ ngày 7.7
Theo báo cáo đề ngày 18.7 của Ban cán sự đảng UBND tỉnh Hà Giang thì từ ngày 7.7, Hội đồng thi Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang đã phát hiện có sự việc bất thường xảy ra với bài thi trong quá trình chấm thi trắc nghiệm.
Cụ thể, vào ngày 7.7, lãnh đạo Hội đồng thi đã phát hiện ông Vũ Trọng Lương, Phó trưởng Ban Thư ký của Hội đồng thi có hành vi di chuyển các hòm đừng bài thi trắc nghiệm đã quét xong và một số thiết bị phục vụ công tác chấm thi trắc nghiệm (gồm máy tính và 2 máy quét bài thi) về phòng khảo thí và quản lý chất lượng của Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang (nơi ông Lương là phó phòng) khi chưa được phép của Chủ tịch Hội đồng thi.
Do đó, sau khi phát hiện sự việc, Chủ tịch Hội đồng thi đã chỉ đạo tổ chức thu hồi ngay các hồ sơ, tài liệu, thiết bị nêu trên và tiếp tục niêm phong, lưu giữ theo chế độ bảo mật, đồng thời ban hành quyết định đình chỉ nhiệm vụ làm bài thi THPT quốc gia 2018 đối với ông Vũ Trọng Lương.
Một thông tin đáng chú ý trong báo cáo là toàn bộ vụ việc đã được báo cáo về Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia năm 2018, Trưởng ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh 2018 của Hà Giang cũng như Thanh tra Bộ GD-ĐT tại văn bản 547/BC-HĐT ngày 10.7 của Hội đồng thi số 05 tỉnh Hà Giang.
Tiếp đó, tới ngày 12.7, Hội đồng thi Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang đã mở 1 hòm đựng túi bài thi trắc nghiệm (đã quét xong, đang được lưu trữ tại trụ sở Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang) để kiểm tra và phát hiện 5 trên 6 túi đựng bài thi có nhãn niêm phong không phải nhãn niêm phong do tổ xử lý bài thi trắc nghiệm, ban chấm thi thực hiện khi bàn giao cho Ban Thư ký Hội đồng thi.
Dựa trên kết quả này, Hội đồng thi Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang đã quyết định đình chỉ nhiệm vụ đối với ông Nguyễn Thanh Hoài, Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng (Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang), Phó trưởng Ban Chấm thi, Trưởng ban Thư ký Hội đồng thi, do đã đưa chìa khoa nơi lưu giữ bài thi, hồ sơ thi trắc nghiệm đã chấm cho ông Vũ Trọng Lương trái với quy chế.
Cả sở lẫn Bộ đều “quên”
Từ báo cáo này, có thể thấy ngay, Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang cũng như Ban Chỉ đạo thi tỉnh Hà Giang đã biết về hành vi sai phạm của ông Vũ Trọng Lương từ ngày 7.7, 5 ngày trước khi điểm thi được công bố (11.7) và dư luận phát hiện ra những bất thường trong điểm thi của thí sinh tại Hà Giang (12.7).
Tuy nhiên, trả lời báo chí vào những ngày đầu tiên dấy lên nghi vấn về điểm thi của tỉnh Hà Giang, ông Vũ Văn Sử, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang vẫn khẳng định, mọi khâu coi thi, chấm thi đều được thực hiện nghiêm ngặt theo đúng quy định, đồng thời được giám sát 24/24 nhưng không đề cập tới hành vi sai phạm của ông Vũ Trọng Lương đã được phát hiện từ ngày 7.7.
Tiếp đó, trong cuộc làm việc với báo chí ngày 14.7, ông Trần Đức Quý, Phó chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia tỉnh Hà Giang, thừa nhận điểm thi tỉnh này bất thường, nhưng cũng không thông tin vụ việc của ông Vũ Trọng Lương và việc đình chỉ nhiệm vụ đối với ông Nguyễn Thanh Hoài vào ngày 12.7.
Đáng nói, theo báo cáo của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Hà Giang thì vụ việc sai phạm của ông Vũ Trọng Lương cũng đã được báo cáo về Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia tại Bộ GD-ĐT và Thanh tra Bộ GD-ĐT. Nghĩa là, Bộ GD-ĐT cũng đã biết về những hành vi vi phạm của ông Vũ Trọng Lương từ trước đó.
Tuy nhiên, trả lời Báo Thanh Niên vào ngày 13.7, Chánh Thanh tra Bộ GD-ĐT Nguyễn Huy Bằng khẳng định, Bộ GD-ĐT vẫn chờ kết quả báo cáo của Hà Giang rồi sau đó mới quyết định vào cuộc. Và tới tận ngày 14.7 thì Bộ GD-ĐT mới quyết định lập tổ công tác rà soát điểm thi bất thường ở Hà Giang.
Tiếp đó, tại cuộc họp báo công bố kết quả rà soát, chi tiết hành vi sai phạm của ông Lương đã được Hội đồng thi Sở GD-ĐT Hà Giang phát hiện từ 7.7 và đã báo cáo Bộ GD-ĐT cũng không được đề cập.
https://thanhnien.vn/giao-duc/ca-so-va-bo-giao-duc-da-biet-ve-sai-pham-o-ha-giang-truoc-khi-ra-soat-985551.html25.
Hà Giang bưng bít sai phạm trước khi Bộ Giáo dục vào cuộc vụ gian lận điểm thi?
21/07/2018 13:19 GMT+7
- Trước khi Bộ GD-ĐT có công văn chỉ đạo xử lý sai phạm về tiêu cực điểm thi của Hà Giang, thực tế là địa phương này đã phát hiện vụ việc từ trước đó nhiều ngày.
Phát hiện sai phạm của ông Vũ Trọng Lương từ ngày 7/7
Tại Báo cáo số 256 BC/BCSĐ của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh (Tỉnh ủy Hà Giang) ngày 18/7 về tình hình tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tại Hội đồng thi Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang: ngày 7/7, lãnh đạo Hội đồng thi phát hiện ông Vũ Trọng Lương, Phó trưởng Ban thư ký Hội đồng thi có hành vi di chuyển các hòm đựng bài thi trắc nghiệm đã quét xong và một số thiết bị phục vụ công tác chấm thi trắc nghiệm (gồm máy tính và 2 máy quét bài thi) về Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Sở GD-ĐT Hà Giang) khi chưa được sự cho phép của Chủ tịch Hội đồng thi.
Trước tình hình trên, Chủ tịch Hội đồng thi đã chỉ đạo tổ chức thu hồi ngay các hồ sơ, tài liệu, thiết bị nêu trên về khu vực chấm thi và tiếp tục niêm phong, lưu giữ theo chế độ bảo mật.
Hội đồng thi Hà Giang cũng đã quyết định đình chỉ nhiệm vụ làm kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 đối với ông Vũ Trọng Lương. Sau đó, công tác chấm thi đối với các bài thi tự luận được diễn ra tiếp tục theo kế hoạch.
Toàn bộ sự việc bất thường trên đã được báo cáo về Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia năm 2018; trưởng ban chỉ đạo thi cấp tỉnh; Thanh tra Bộ GD-ĐT tại văn bản số 547/BC-HĐT ngày 10/7/2018 của Hội đồng thi số 5 tỉnh Hà Giang.
Ngày 12/7, lãnh đạo Hội đồng thi Sở GD-ĐT Hà Giang đã quyết định mở 1 hòm đựng túi bài thi trắc nghiệm (đã quét xong, đang được lưu trữ tại trụ sở Sở GD-ĐT) để kiểm tra thực tế.
Kết quả cho thấy, 5/6 túi đựng bài thi trắc nghiệm trong hòm có nhãn niêm phong không phải nhãn niêm phong do Tổ xử lý bài thi trắc nghiệm (Ban chấm thi) thực hiện khi bàn giao cho Ban thư ký hội đồng thi.
Toàn bộ quá trình mở hòm đựng túi bài thi đã được ghi nhận bằng biên bản, có xác nhận của các thành viên chứng kiến và tham gia quá trình.
Căn cứ kết quả kiểm tra, rà soát, Hội đồng thi Sở GD-ĐT Hà Giang đã ban hành quyết định đình chỉ thực hiện nhiệm vụ liên quan tới kỳ thi đối với ông Nguyễn Thanh Hoài – Trưởng phòng Khảo thí, Phó trưởng ban chấm thi, Trưởng Ban thư ký Hội đồng thi.
Ông Nguyễn Thanh Hoài là người đã đưa chìa khóa nơi lưu giữ bài thi, hồ sơ thi trắc nghiệm đã chấm cho ông Vũ Trọng Lương.
Chưa hết, theo ông Nguyễn Huy Bằng, Chánh Thanh tra Bộ GD-ĐT, sáng 2/7, 2 cán bộ thanh tra được Bộ GD-ĐT điều động về Hà Giang đã bỏ nhiệm vụ để về Trường ĐH Tân Trào, mà theo báo cáo là để dự cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm của một cán bộ lãnh đạo.
"Tuy nhiên họ không báo cáo Thanh tra Bộ GD - ĐT về việc này và Sở GD-ĐT Hà Giang cũng không cho Thanh tra Bộ biết. Và dù vắng mặt 2 thanh tra do Bộ điều động nhưng Ban Chấm thi của Hội đồng thi tỉnh Hà Giang vẫn tiến hành quét bài thi trắc nghiệm", ông Bằng cho hay.
Như vậy, không phải đến thời điểm Bộ GD-ĐT vào cuộc, địa phương này mới phát hiện những sai phạm liên quan đến tiêu cực trong kỳ thi THPT quốc gia có nhiều thí sinh đạt điểm cao bất thường.
Bao nhiêu người giúp sức ông Lương?
Đại diện A83 (Bộ Công an) nhận định, việc một mình ông Lương làm thay đổi điểm số hơn 330 bài thi trong thời gian khoảng 2 giờ đồng hồ là một việc không thể, bởi để có kết quả chấm thi của hơn 5.000 bài thi trắc nghiệm, hội đồng chấm thẩm định đã làm việc liên tục từ ngày 13 – 17/7 mới hoàn thành.
Hội đồng chấm thẩm định đã kiểm tra, rà soát toàn bộ 5.331 bài thi tự luận (môn Văn); chấm lại toàn bộ các bài thi trắc nghiệm để phát hiện 114 thí sinh có tổng điểm đã công bố chênh hơn 1,0 điểm so với điểm chấm thẩm định.
Có những thí sinh có tổng điểm chênh lên hơn 20 điểm so với điểm chấm thẩm định. Cá biệt, có những thí sinh tổng điểm được làm tăng lên đến 26,8 điểm, thậm chí 29,95 điểm do với điểm chấm thẩm định.
Công an tỉnh Hà Giang đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 3 tháng ông Vũ Trọng Lương để phục vụ công tác điều tra.
Đến thời điểm hiện tại, ông Nguyễn Thanh Hoài, người được xác định đã đưa chìa khóa phòng niêm phong cho Vũ Trọng Lương, vẫn chưa được “gọi tên”.
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) thông tin ngày 17/7: qua dư luận báo chí phản ánh, đồng thời qua rà soát của Ban chỉ đạo kỳ thi THPT quốc gia thấy có dấu hiệu bất thường về kết quả điểm thi của một số thí sinh, Bộ GD-ĐT đã trao đổi với Bộ Công an, Tỉnh ủy Hà Giang đề nghị phối hợp chỉ đạo, điều tra làm rõ sự việc để xử lý sai phạm.
Kiên Trung – Thanh Hùng
24.
Tóm tắt tiểu sử đồng chí Triệu Tài Vinh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư BCH Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVI
Thứ Ba, 29/09/2015, 17:38 (GMT+7)
BHG - Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020, đồng chí Triệu Tài Vinh, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư BCH Đảng bộ tỉnh khóa XV đã được Đại hội tín nhiệm bầu tái cử Bí thư BCH Đảng bộ tỉnh khóa XVI. Báo Hà Giang điện tử trân trọng giới thiệu tiểu sử của đồng chí Triệu Tài Vinh.
- Sinh ngày 26 tháng 8 năm 1968. Dân tộc Dao
- Quê quán: Xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang.
- Nơi ở hiện nay: Tổ 3, phường Trần Phú, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang.
- Thành phần gia đình: Công chức.
- Nghề nghiệp trước khi tuyển dụng: Kỹ sư Nông nghiệp
- Tham gia công tác từ tháng 02/1995.
- Ngày nhập ngũ: 24/8/1984, ngày xuất ngũ: 10/11/1989.
- Kết nạp Đảng: Ngày 01/7/1998; chính thức ngày 01/7/1999.
- Trình độ được đào tạo:
+ Giáo dục phổ thông: 12/12
+ Chuyên môn nghiệp vụ: Kỹ sư Nông nghiệp.
+ Học hàm học vị: Tiến sĩ Nông nghiệp.
+ Lý Luận chính trị: Cử nhân
+ Ngoại ngữ: Tiếng anh C
- Khen thưởng: Huân chương Lao động hạng Ba, hạng Nhì; danh hiệu Chiến sỹ thi đua Toàn quốc; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
- Kỷ luật: Không
- Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng khóa X.
- Ủy viên chính thức Trung ương Đảng khóa XI.
* Đồng chí đã trải qua quá trình công tác và đảm nhiệm các chức vụ sau:
- Từ tháng 9/1990 đến tháng 01/1995: Sinh viên Trường Đại học Nông nghiệp Thái Nguyên.
- Từ tháng 02/1995 đến tháng 02/1996: Chuyên viên Phòng kỹ thuật Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hà Giang.
- Từ tháng 3/1996 đến tháng 6/1998: Chuyên viên Tổng hợp Văn phòng UBND huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang.
- Từ tháng 7/1998 đến tháng 01/1999: Chuyên viên Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang.
- Từ tháng 02/1999 đến tháng 4/1999: Phó chánh Văn phòng HĐND-UBND huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang.
- Từ tháng 5/1999 đến tháng 10/2000: Phó Chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang.
- Từ tháng 11/2000 đến tháng 12/2003: Huyện uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND huyện, Đại biểu HĐND huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang.
- Từ tháng 01/2004 đến tháng 5/2004: Phó Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang.
- Từ tháng 6/2004 đến tháng 3/2006: Phó Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì, đại biểu HĐND tỉnh Hà Giang.
- Từ tháng 4/2006 đến tháng 9/2006: Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tỉnh uỷ viên, Phó Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì, đại biểu HĐND tỉnh Hà Giang.
- Từ tháng 10/2006 đến tháng 02/2007: Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tỉnh uỷ viên, Phó Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì, đại biểu HĐND tỉnh Hà Giang.
- Từ tháng 3/2007 đến tháng 6/2008: Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tỉnh uỷ viên, Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện Hoàng Su Phì, đại biểu HĐND tỉnh Hà Giang.
- Từ tháng 7/2008 đến tháng 10/2009: Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện Hoàng Su Phì, đại biểu HĐND tỉnh Hà Giang.
- Từ tháng 11/2009 đến tháng 9/2010: Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, đại biểu HĐND tỉnh Hà Giang.
- Từ tháng 10/2010 đến tháng 01/2011: Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Đại biểu HĐND tỉnh Hà Giang.
- Từ tháng 02/2011 đến nay: Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Hà Giang.
23.
Hậu Giang, Cao Bằng vượt trội điểm 9 môn Ngữ văn thi THPT quốc gia
19/07/2018 17:07 GMT+7
- Hậu Giang và Cao Bằng là hai địa phương có điểm 9 môn Ngữ văn vượt trội trong kỳ thi THPT quốc gia 2018.
Thống kê từ 901.729 thí sinh dự thi môn Ngữ văn trong toàn quốc cho thấy, có 2.324 thí sinh đạt điểm 9 trở lên, chiếm 0,26%.
Trong 8.807 thí sinh dự thi thì Hậu Giang có 89 thí sinh đạt điểm từ 9 trở lên, chiếm 1,01% toàn tỉnh.
TP.HCM có 75.508 thí sinh dự thi; trong số đó có 5 điểm 9 môn của môn Ngữ văn.
Thử làm phép so sánh, thì ở mức diểm này, Hậu Giang nhiều gấp TP.HCM 17,8 lần; trong khi số thí sinh dự thi kém 8,57 lần.
Số lượng điểm 9 trở lên của Hậu Giang cũng nhiều hơn Hà Nội 17 thí sinh, dù số thí sinh dự thi ít hơn Hà Nội 68.878 em.
Còn nếu so với Nam Định số thí sinh đạt 9 trở lên của Hậu Giang gấp 1,16 lần trong khi số thí sinh dự thi kém 2,2 lần.
Nghệ An là địa phương có thí sinh đạt điểm 9 trở lên môn Ngữ văn nhiều nhất cả nước, với 188 bài; gấp 2,1 lần Hậu Giang trong khi số thí sinh dự thi gấp 3,4 lần.
Đặc biệt, tỉnh Cao Bằng cũng là địa phương có điểm 9 trở lên môn Ngữ văn xếp loại nhiều nhất. Chỉ 4.496 thí sinh dự thi nhưng Cao Bằng có 85 bài thi đạt điểm 9 trở lên môn này chiếm 1,89%. Số lượng điểm 9 trở lên môn Văn của địa phương này gấp 17 lần TP.HCM dù số học sinh dự thi kém 16,79 lần.
So với Hà Nội, số điểm 9 trở lên môn Ngữ văn của Cao Bằng nhiều hơn 13 thí sinh, trong khi Hà Nội có nhiều hơn 71.012 thí sinh dự thi.
Tương tự, nếu so sánh với Nam Định, số thí sinh đạt điểm 9 môn Ngữ văn của Cao Bằng hơn 1,54 lần, dù số học sinh dự thi kém 4,3 lần.
Nghệ An có 188 thí sinh đạt điểm 9 trở lên môn Ngữ văn nhiều gấp 2 lần Cao Bằng; còn số thí sinh dự thi của địa phương này gấp 6,77 lần Cao Bằng.
Lê Huyền - Vũ Dung
22.
Điểm thật của 3 thí sinh có điểm cao nhất ở Hà Giang
PV |
Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang cho biết: "Làm rõ đến đâu, chúng tôi sẽ xử lý đến đấy. Nếu bố mẹ chạy điểm cho con, khi có kết quả chính xác, sẽ xử lý và có kết luận cuối cùng".
Ngày 17/7, ngay khi Bộ Giáo dục và Đào tạo hoàn tất việc chấm thẩm định toàn bộ bài thi trắc nghiệm ở Hà Giang, điểm thi của thí sinh toàn tỉnh được cập nhật lại, thay cho kết quả công bố ngày 11/7, nhiều thí sinh bị giảm điểm rõ rệt.
Theo ghi nhận trên báo Thanh niên, điểm thi THPT quốc gia 2018 do Bộ GD-ĐT công bố hôm 11/7, cả nước có 24 thí sinh khối A1 đạt từ 28 điểm/3 môn trở lên, riêng Hà Giang có 16 em.
Sau khi cập nhật lại, 8 thí sinh không đạt nổi 10 điểm/3 môn thi.
Cá biệt, có những thí sinh tổng điểm cả 3 môn không bằng điểm 1 môn mà trước đó các em được cán bộ khảo thí ở tỉnh Hà Giang "phù phép" trước đó.
Ngoài ra, 3 em thuộc top 11 người có tổng điểm các môn cao nhất cả nước cũng giảm sâu, 3 thí sinh này đều là cựu học sinh trường THPT chuyên tỉnh Hà Giang.
Cụ thể, số báo danh 050002xx có điểm thi công bố ngày 11/7 là 9,8 Toán; 8,5 Ngữ văn và 9,8 tiếng Anh (28,1 điểm khối D), hôm nay trừ Ngữ văn, các môn thi khác đều giảm sâu. Môn Toán của em chỉ còn 5,6; tiếng Anh 6,4, tổng điểm khối D còn 20,5. Các môn thi khác là Lịch sử, Địa lý, Khoa học xã hội của thí sinh này đều bị dưới trung bình, chỉ đạt 2 đến 4 điểm.
Thí sinh có số báo danh 050004xx theo công bố của Bộ ngày 11/7 có tổng điểm khối A cao thứ ba cả nước, với là 28,6 (Toán 9,6; Vật lý 9,5; Hóa học 9,5). Với 9,75 điểm môn Sinh học, em này cũng thuộc tốp đầu cả nước ở khối B với 28,85 điểm. Tuy nhiên, theo kết quả chấm thẩm định, điểm số từng môn của nữ sinh đều giảm mạnh. Toán còn 6,2; Vật lý 4,75; Hóa học 6,75 và Sinh học 7,5. Tổng điểm khối A và B của em giảm 9-10 so với mức công bố trước đó.
Số báo danh 050000xx có điểm Toán từ 9,6 giảm xuống còn 7,4; Vật lý từ 9,75 giảm còn 7, đặc biệt tiếng Anh từ ngưỡng điểm cao 9,6 bị tụt xuống 3,2.
Lý giải trên báo VnExpress về việc học trò đạt điểm cao bất thường, bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Phó hiệu trưởng trường THPT chuyên Hà Giang, cho rằng "học tài thi phận". 2 trong 3 em này là học sinh giỏi có tiếng của trường. Một em còn tham gia đội tuyển Sinh học do chính bà giảng dạy.
Cụ thể mức điểm thật và mức điểm bị làm sai lệch ở Hà Giang:
Người nhờ nâng điểm có thể bị phạt tù đến 20 năm nếu đưa hối lộ từ 1 tỷ đồng trở lên
Luật sư Vũ Tiến Vinh (Công ty luật Bảo An) thông tin trên báo Zing.vn, hành vi sửa điểm có thể bị xem xét về tội Giả mạo trong công tác, quy định tại Điều 359 Bộ luật Hình sự 2015. Người phạm tội này có thể bị phạt tù lên đến 20 năm, thấp nhất 12 tháng.
Trường hợp người thân học sinh nhờ cán bộ nâng điểm và kèm theo đó là việc trực tiếp hoặc qua trung gian đã hoặc sẽ đưa tiền, lợi ích khác cho ông Lương thì có dấu hiệu của tội Đưa hối lộ, quy định tại Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015.
Hình phạt cao nhất đối với tội này lên đến 20 năm nếu của hối lộ (tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác) trị giá 1 tỷ đồng trở lên. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu - 50 triệu đồng.
Tuy nhiên, nếu chỉ nhờ mang tính chất tình cảm, không có việc đưa hối lộ thì có thể không bị xem xét về tội này. Việc có đưa hối lộ hay không do cơ quan điều tra tiến hành toàn diện, khách quan chứ không chỉ căn cứ vào lời khai từ phía phụ huynh học sinh.
21.
20/07/2018 11:07
Thêm nhiều địa phương bị nghi vấn điểm thi giống Hà Giang
TPO - Sau Hà Giang, Sơn La, Lạng Sơn, nhiều tỉnh thành khác cũng bị cho rằng có vấn về điểm thi THPT quốc gia 2018 khi phân tích phổ điểm. Đặc biệt là Kon Tum và Điện Biên.
Ông Lê Trường Tùng (ảnh lớn), kết quả phân tích dữ liệu khối A (ảnh nhỏ) |
Trao đổi với Tiền Phong, TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị ĐH FPT, cho biết ông đã phân tích toàn bộ dữ liệu điểm thi THPT quốc gia 2018 của 63 tỉnh thành với hơn 5 triệu bài thi.
Cũng theo TS Lê Trường Tùng đề xuất Bộ GD&ĐT nên nghiêm túc xem xét nghi vấn của các tỉnh Hòa Bình, Lai Châu, Kon Tum và Điện Biên.
Cũng theo TS Lê Trường Tùng đề xuất Bộ GD&ĐT nên nghiêm túc xem xét nghi vấn của các tỉnh Hòa Bình, Lai Châu, Kon Tum và Điện Biên.
TS Tùng phân tích tỷ lệ bài thi điểm cao cho 3 khối chính chỉ gồm các môn thi trắc nghiệm là khối A, A1 và B với 3 mức điểm cao là 24, 25,5 và 27 ứng với điểm trung bình mỗi môn là 8, 8,5 và 9.
Theo phân tích, ở khối A, tỉnh Hà Giang vượt lên hẳn so với mức toàn quốc (đường màu đỏ) ở cả 3 ngưỡng điểm. Cùng ở khối A, còn có những tỉnh đáng nghi vấn là Kon Tum, Điện Biên và Hòa Bình.
Kết quả phân tích dữ liệu khối B. (Nguồn: Lê Trường Tùng)
Còn ở khối B, tỉnh Kon Tum và Điện Biên vượt hẳn lên so với cả nước và các tỉnh thành khác. Đứng đầu các địa phương có tỷ lệ thí sinh 25,5 điểm trở lên là Hà Giang, Lai Châu, Kon Tum và Điện Biên. Đứng đầu các địa phương có thí sinh khối B điểm 27 trở lên là Điện Biên, Hà Giang, Kon Tum, Sơn La vượt xa các địa phương được coi là đất học.Ở khối A1, Hà Giang vẫn là địa phương dẫn đầu cả nước về tỷ lệ thí sinh có điểm thi cao.
Nhóm 4 địa phương có tỷ lệ thí sinh khối A1 từ 25,5 điểm trở lên cao nhất toàn quốc theo thứ tự là Hà Giang, Lai Châu, Hòa Bình, Sơn La.
Ở ngưỡng điểm 27 điểm, các địa phương có tỷ lệ thí sinh đạt điểm này cao nhất là Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình.
Ông Tùng nhận định, chỉ phân tích một cách giản đơn như trên đã có thể thấy Hà Giang nổi trội trong cả 3 khối A, A1, B, và sự thật là đã được Bộ GD&ĐT kiểm tra, kết luận đúng là có sai phạm.
Cũng theo ông Tùng, Sơn La xuất hiện trong khối B, khối A1, và đang được Bộ kiểm tra. Tỉnh Hòa Bình xuất hiện trong khối A, A1. Lai Châu xuất hiện trong khối A1 và khối B. Kon Tum, Điện Biên thấp thoáng trong khối A và thực sự nổi bật trong khối B.
Không thể xem xét hết cả nước?
TS Lê Trường Tùng cho rằng, cần xem xét nghi vấn Điện Biên và Kon Tum vì mức độ phổ điểm của khối B xem xét dữ liệu không kém gì Hà Giang cả. Còn một số tỉnh như Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình điểm thi cũng có dấu hiệu như vậy nhưng tương đối mờ nhạt hơn.
“Điểm khối A bất thường thì nổi bật nhất là Hà Giang đã xử lý rồi. Đối với khối B hai điểm nổi trội khả năng bất bình thường là Điện Biên, Kon Tum. Những nơi khác dữ liệu “nói” như vậy nhưng cũng có thể có vấn đề, nhưng mức độ nhẹ hơn”- TS Tùng nhấn mạnh.
TS Tùng cũng nêu quan điểm, chắc không cần phải kiểm tra tất cả điểm thi trên cả nước vì trên nguyên tắc bao giờ cũng là kiểm tra điểm, mà không có gì có thể kiểm tra được 100% cả.
“Kiểm tra điểm sau đó xử lý nghiêm minh, nếu phát hiện sai phạm.Việc quan trọng số một là làm thế nào để những chuyện tiêu cực như thế này sẽ không xảy ra nữa, chứ còn chuyện xem xét điểm hiện tại như thế nào và chuyện điểm thi những năm trước hay không thì chắc không phải là việc ưu tiên”- ông Tùng nói.
Cũng theo ông Tùng, nếu còn phát hiện ra nghi vấn thì làm, những sai phạm lớn như ở Hà Giang thì Bộ cần vào cuộc còn nếu ở mức độ nhỏ thì nên để các địa phương tự giải quyết: “Sức của Bộ không thể làm hết được. Bộ nên khuyến khích các địa phương tự kiểm tra, tự phát hiện còn các địa phương báo không có mà Bộ về thấy có thì sẽ xử lý”.
20.
Gặp thầy giáo tố gian lận điểm thi ở Hà Giang
Một trong 3 thầy giáo ở Hà Nội đã chia sẻ hành trình phanh phui câu chuyện gian lận thi cử ở Hà Giang ra ánh sáng với nhiều chi tiết bất ngờ.
Ít ai biết rằng những thông tin tố giác đầu tiên là do 3 thầy giáo: Vũ Khắc Ngọc, Đỗ Ngọc Hà, Nguyễn Thanh Tùng, đang công tác tại một trung tâm giáo dục online ở Hà Nội. Phóng viên đã có cuộc phỏng vấn thầy giáo Khắc Ngọc về quá trình tiếp nhận, xử lý và công khai những tiêu cực trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 ở tỉnh Hà Giang.
Giận run người vì quá bất công
Vì sao các anh lại nắm được những thông tin phản ánh tiêu cực ở Hà Giang?
Thầy Vũ Khắc Ngọc: Với giáo viên dạy online thường có mấy chục nghìn học sinh, như mình có đến 40.000 em. Khi mình viết trên Facebook hỏi về những học sinh đạt điểm cao nhất của kỳ thi năm nay, nhiều học sinh ở Hà Giang bày tỏ thái độ mỉa mai đối với các bạn ở tỉnh này nên thấy lạ.
Xem Facebook của học sinh điểm cao ở Hà Giang thấy bất thường lắm. Bạn thủ khoa ở Phú Thọ khi chia sẻ kết quả thì gia đình, thầy cô, bạn bè vào chúc mừng rất hồ hởi, phấn khởi, thể hiện sự công nhận kết quả đấy. Trong khi đó, những bạn đạt điểm cao nhất ở Hà Giang thì im lặng hết, nếu ai vào chúc mừng thì nhận được những biểu tượng phẫn nộ.
Sau đó, học sinh trường THPT chuyên Hà Giang gửi tin nhắn cho mình với thầy Hà, thầy Tùng chia sẻ về chuyện điểm thi đó là bất thường, phi lý, bất công. Bằng trực giác của người thầy, mình cảm nhận chia sẻ đó là đúng nhưng vấn đề là nó có xác thực hay không vì thi trắc nghiệm sẽ có yếu tố may mắn mà, với lại phải có bằng chứng nữa.
Điều gì khiến các anh quyết định đưa vụ việc ra ánh sáng?
Kỳ thi năm nay đặc biệt khi đề thi rất khó, khó đến mức một số giáo sư, tiến sĩ phải than không thể làm hết nổi. Nhiều học sinh học rất giỏi nói rằng bị sốc, tuyệt vọng vì điểm thi không như ý. Có bạn đóng cửa tự kỷ, khóc suốt 2 ngày liền. Thậm chí có bạn phải uống rượu, thuốc an thần mới ngủ được.
Khi nhìn vào những điểm thi bất thường ở Hà Giang, mình thấy phẫn uất, giận run người vì quá bất công, tàn nhẫn. Nếu không có một nhóm nào đó “thổi lửa”, đứng mũi chịu sào để công khai thì sự việc sẽ rơi vào quên lãng hoặc thông tin bị nhiễu loạn.
Với tư cách là những người thầy và trách nhiệm công dân, nhóm mình quyết tâm làm.
Các anh có bị đe dọa không?
Có một số người ẩn danh gửi tin nhắn đe dọa chúng tôi và đe doạ cả những em phản ánh thông tin. Lúc đầu nhóm có chút lấn cấn nhưng nghĩ rằng khi tố giác tiêu cực cần sự dũng cảm và mưu trí.
Lập kế hoạch đưa tiêu cực ra ánh sáng
Các anh đã xử lý “mớ” thông tin hỗn độn đó như nào?
Thầy Vũ Khắc Ngọc: Đầu tiên, thầy Đỗ Ngọc Hà chia sẻ một vài tin nhắn của học sinh ẩn danh lên mạng xã hội. Nhưng lúc đầu nhận được những phản hồi tiêu cực nên cả nhóm suy nghĩ cần phải điều chỉnh lại ngay, tính toán đường đi nước bước. Tránh việc có thể học sinh, phụ huynh sẽ e ngại, không chia sẻ tiếp với nhóm.
Nhóm bàn bạc về chủ trương và phương thức chia sẻ thông tin theo lộ trình như nào để đảm bảo thông tin không bị chìm xuống. Quan điểm chung là không khẳng định có tiêu cực mà chỉ ra những bất thường về mặt thống kê, phân tích dữ liệu thôi. Nếu không rất dễ rơi vào trạng thái vu khống, bôi nhọ.
Thông tin từng môn, từng khối với những điểm số biết nói được chia sẻ lần lượt. Dữ liệu nào phải đưa ra trước, thông tin nào phải để dành để giữ “lửa” cho sự kiện, cho đến khi báo chí vào cuộc. Khi báo chí lên tiếng, nhóm mình lại dẫn lại những phân tích của bài báo kèm theo đường link bài viết cụ thể để rộng đường dư luận.
Giờ các anh còn thông tin nào “để dành” không?
Thầy Vũ Khắc Ngọc: Những thông tin liên quan phục vụ cho điều tra nhóm đã công khai đầy đủ rồi. Còn lại đều mang tính chất riêng tư giữa thầy với trò, phụ huynh nên sẽ chia sẻ sau.
Ngoài Hà Giang, các anh có nhận được phản ánh tiêu cực của học sinh, phụ huynh ở địa phương nào khác không?
Học sinh, phụ huynh ở những địa phương khác cũng phản ánh cùng lúc với Hà Giang. Nhưng trong lúc cấp bách như thế, chúng tôi chỉ có thể lựa chọn 1 con đường thôi và đã lựa chọn Hà Giang vì tập hợp được những con số bất thường rõ nét, thuyết phục nhất.
“Những địa phương khác cũng phản ánh”, cụ thể là tỉnh, thành nào vậy?
Có rất nhiều tin nhắn phản ánh gửi đến. Cả nhóm đọc hết, không để lọt và dành cả một ngày sàng lọc, xử lý thông tin.
Tin nhắn chỉ là sự gợi ý về mặt trực giác, còn có thuyết phục không nằm ở sự kiểm chứng, xác thực. Đến thời điểm này mình thấy Hà Giang và Sơn La có những dữ liệu chỉ ra sự bất thường rõ ràng nhất. Còn những địa phương khác mình không dám bình luận. Bạn biết rồi đấy, trên mạng xã hội thông tin thật giả lẫn lộn.
Sau vụ việc của Hà Giang được phanh phui thì những địa phương khác tự dư luận sẽ lên tiếng. Mình nghĩ là Bộ GD-ĐT và các cơ quan chức năng sẽ có trách nhiệm làm rõ thông tin đó để giải tỏa nghi vấn cho dư luận.
Cám ơn anh về cuộc phỏng vấn!
https://www.tienphong.vn/giao-duc/gap-thay-giao-to-gian-lan-diem-thi-o-ha-giang-1303396.tpo19.
(VTC News) - Ông Đỗ Đình Viên, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2 (thuộc Bộ tư lệnh Cảnh sát cơ động - K20) khẳng định điểm thi của các thí sinh không bất thường, tất cả là do nỗ lực của các chiến sĩ, lẽ ra điểm phải cao hơn nữa.
Sau Hà Giang, hàng loạt địa phương dính nghi vấn điểm thi THPT Quốc gia bất thường
Điểm thi ở Sơn La và Lạng Sơn cao bất thường như thế nào?
Sau bê bối sửa điểm thi THPT quốc gia 2018 tại Hà Giang, dư luận tiếp tục đặt nghi vấn về 35 thí sinh tự do tại Lạng Sơn có số điểm thi cao bất thường.
Theo báo cáo nhanh từ Sở GD-ĐT Lạng Sơn, hình ảnh được truyền trên mạng là danh sách của 35 thí sinh được cho là có mức điểm cao bất thường. Đây là điểm của nhóm chiến sĩ công an nghĩa vụ nằm trong số 104 thí sinh tự do của lực lượng công an, quân đội thi tại điểm thi THPT Chu Văn An.
Chi huy don vi cua 35 chien si co diem thi THPT cao bat thuong: 'Le ra diem phai cao hon the' hinh anh 1
Trả lời PV VTC News, ông Đỗ Đình Viên, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2 (thuộc Bộ tư lệnh Cảnh sát cơ động - K20) xác nhận 35 thí sinh bị nghi ngờ về điểm số đều là chiến sĩ nghĩa vụ của đơn vị mình và cho biết, rất buồn và bức xúc trước những nghi ngờ dành cho cấp dưới của mình.
Theo lãnh đạo Tiểu đoàn 2 cho biết, nghe điểm thi xong còn tiếc cho các thí sinh vì lẽ ra điểm còn phải cao hơn và sẽ xem xét việc kiện báo nào nói 35 chiến sĩ thuộc đơn vị có học lực trung bình.
Ông Viên còn cho rằng, kết quả như vậy không có gì là cao mà thậm chí hơi tiếc cho thí sinh vì đáng lẽ điểm phải cao hơn nữa vì họ đã được ôn rất kỹ, ôn quá nhiều.
"Các chiến sỹ cũng rất bức xúc trước nghi vấn kết quả thi bất thường. Nhiều chiến sỹ học ngày học đêm, học giờ hành chính, tối về lại học, học online nữa. Tôi tin tưởng tuyệt đối vào công tác tổ chức kỳ thi và quá trình coi thi.
Để chuẩn bị cho kỳ thi, đơn vị đã mời giáo viên giỏi về dạy cho các chiến sĩ, quá trình ôn thi kéo dài suốt 1 năm. Trước khi thi thật đơn vị tổ chức thi thử 5 lần" - ông Viên nói.
Trước đó, mạng xã hội lan truyền bảng điểm có đủ họ tên, ngày tháng năm sinh và số điểm 3 môn (Toán, Ngữ văn, Lịch sử) được cho là của 35 chiến sĩ cảnh sát cơ động tại Lạng Sơn.
Điều đáng chú ý, số lượng điểm trên 8 và 9 môn Văn và Sử cao bất thường. Ở môn Ngữ Văn, 5 trong số 35 người đạt điểm 9. Ngoài ra, tổng điểm 3 môn và điểm ưu tiên của 35 thí sinh đều trên 24.
Sau khi có thông tin nghi ngờ về điểm thi, sáng 19/7, đoàn công tác của Bộ GD-ĐT có mặt tại Sở GD-ĐT tỉnh Lạng Sơn để kiểm tra, rà soát quy trình tổ chức thi của địa phương này. Cục An ninh Chính trị Nội bộ (A83 Bộ Công an) cũng cử một tổ công tác cùng các thành viên của Bộ GD-ĐT tới Lạng Sơn để kiểm tra, xác minh.
>>> Đọc thêm: Làm việc hơn 14 tiếng, đại diện Bộ GD-ĐT chưa kết luận chuyện điểm thi bất thường ở Lạng Sơn
https://vtc.vn/chi-huy-don-vi-cua-35-chien-si-co-diem-thi-thpt-cao-bat-thuong-le-ra-diem-phai-cao-hon-the-d414466.html
18.
Khởi tố, bắt tạm giam ông Vũ Trọng Lương, người sửa điểm thi ở Hà Giang
20/07/2018 10:34 GMT+7
- Sáng nay, Công an tỉnh Hà Giang tống đạt quyết định khởi tố ông Vũ Trọng Lương, Phó phòng khảo thí (Sở GD-ĐT Hà Giang) tội danh "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ".
Đại tá Lê Văn Canh - Trưởng phòng tham mưu Công an tỉnh Hà Giang cho biết, qua kết quả xác minh điều tra, thấy có dấu hiệu vi phạm, ngày 19/7, cơ quan An ninh điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án.
Cơ quan An ninh điều tra cũng tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 3 tháng đối với Vũ Trọng Lương (SN 24/10/1978), về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ để điều tra làm rõ.
Ông Vũ Trọng Lương (nguyên quán huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, trú tại phường Nguyễn Trãi, TP Hà Giang, tỉnh Hà Giang), công tác tại Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang từ năm 2010.
Ông Vũ Trọng Lương |
Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Giang đang điều tra mở rộng vụ án, làm rõ trách nhiệm của các đối tượng có liên quan, xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Trước đó, chiều 19/7, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Giang đã ra quyết định khởi tố vụ gian lận điểm thi tại Hà Giang.
Theo Công an tỉnh, ngày 11/7, kết quả điểm thi THPT Quốc gia năm 2018 được công bố chính thức.
Qua thông tin phản ánh nghi ngờ về điểm thi có bất thường tại Hà Giang, ngày 13/7, Ban Chỉ đạo thi đã thành lập tổ công tác để kiểm tra, rà soát, chấm thẩm định lại. Kết quả cho thấy có 114 thí sinh với hơn 330 bài thi, có tổng điểm công bố chênh lệch hơn 1,0 điểm so với điểm chấm thẩm định.
Xét thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật, ngày 19/7, cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Giang đã ra quyết định khởi tố hình sự về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” quy định tại điều 356 bộ luật Hình sự.
Tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 ở Hà Giang, ông Lương là thư ký Hội đồng thi.
Ông được xác định là đối tượng chính trong việc thao tác, can thiệp làm thay đổi điểm số của 114 thí sinh với hơn 330 bài thi.
Ông Lương được giao nhiệm vụ phụ trách máy tính để quét bài thi trắc nghiệm.
Sau khi có kết quả đáp án của Bộ GD-ĐT, ông Lương đã lên mạng tải toàn bộ đáp án về chuyển sang phần mềm excel, lưu ở trong máy và sau đó đã sử dụng cách thức này để sửa điểm thi.
Máy tính này được mang đến phòng quét xử lý bài thi trắc nghiệm. Ông Lương đã quét được file ảnh và chuyển sang file excel, lấy kết quả đáp án đã được mình xử lý trước đây copy vào file ảnh bài thi, đánh lừa máy quét chấm điểm tự động.
330 bài thi trắc nghiệm đã được thay đổi điểm trong 2 tiếng. Tốc độ trung bình là 6 giây/bài.
Kiên Trung
17. Mấy lời ghi lại của bác Bàn Tuấn Năng (người Dao, là cháu ruột cụ Bàn Tài Đoàn):
"
Nhắc đến Hà Giang, ngày nay hầu hết mọi người đều nghĩ đến Cao nguyên đá – nơi đồng bào các dân tộc như Mông, Dao, Lô Lô… đã từng nhọc nhằn tra từng hạt ngô vào từng hốc đó tai mèo, mà các nhà Nhân học gọi là “nương thổ canh hốc đá”.
Ngày nay, cao nguyên đá Đồng Văn và con đường Hạnh Phúc luôn được coi là điểm đến độc đáo của các du khách gần xa, của những đôi trai gái yêu nhau, muốn một lần được đến và chụp ảnh lưu niệm với con đường mang tên Hạnh Phúc.
Vì duyên nợ, tôi cũng có được 5 năm gắn bó với Hà Giang với cái nghề dạy chữ. Trong thời gian ấy, vì là người đồng tộc, nên tôi cũng có đôi lần được gặp ông chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Giang: - Triệu Đức Thanh. Là một anh giáo quèn, nhưng luôn ấp ủ tham vọng đi sâu vào nghiên cứu văn hóa tộc người nên có lẽ, tôi là một trong những ông giáo không chấp nhận an phận. Do đó, sau này khi chuyển công tác và trở thành một người làm công tác nghiên cứu trong lĩnh vực Nhân học – Dân tộc học, tôi vẫn có đôi lần gặp lại ông Thanh. Lần gần đây nhất là tại Hội thảo Khoa học Bảo tồn và Phát huy Di sản Văn hóa người Dao ở Việt Nam – tổ chức tại Tuyên Quang, trong dịp ngày hội Văn hóa Dân tộc Dao lần thứ nhất – ngày hội do anh bạn cùng học Nghiên cứu sinh với tôi là Tiến sĩ Nguyễn Vũ Phan, người cũng nghiên cứu khá sâu về nghi lễ cấp sắc của người Dao, khởi xướng.
Ở góc nhìn của người đồng tộc, ông Thanh luôn để lại trong tâm trí tôi sự kính trọng của một người đã từng trải qua quản lý, nay về già thì dành chút sức lực và tâm huyết còn lại cho dân tộc – tổ tiên mình. Chỉ vậy thôi cũng đã rất đáng kính trọng rồi. (Bởi nhiều cụ về hưu, do năng lực có hạn nên chỉ biết đánh cờ, uống trà, đánh tổ tôm, cãi nhau và tranh ti vi với cháu.... để tiêu khiển mà thôi).
Ông Thanh có mấy người con thì tôi không rõ, nhưng tôi được gặp anh Vinh vài lần, vì quê vợ của anh ở Bắc Sơn, Lạng Sơn. Mảnh đất mà tôi luôn có nhiều gắn bó mật thiết về văn hóa – lễ hội, trong đó tiêu biểu nhất là Lễ hội Ná Nhèm. Về cảm nhận chung, tôi thấy anh Vinh – nay là Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang, là một người thông minh và nghĩa cử. Cũng đáng mặt để tôi nể trọng. (Phải nói diều này vì tôi cũng là một kẻ ngang tàng, ít nể trọng ai nếu người ấy chưa làm mình tâm phục, khẩu phục). Người Dao ở Việt Nam có hơn 70 vạn người, có 6 Tiến sĩ. Anh Vinh là 1 trong 6 tiến sĩ ấy. Là tiến sĩ Nông Lâm, nên kể từ khi anh Vinh tham gia công tác quản lý với vai trò chủ chốt, nắm chắc được yếu tố địa chất, hoàn cảnh địa lý, nên việc Hà Giang phát huy lợi thế về địa hình đồi núi, đặc biệt là địa hình núi đá tai mèo (gần như rất khó phát triển nông nghiệp) để gắn với một số loại cây, hoa… để phát triển du lịch… luôn có bóng dáng và vai trò của Tiến sĩ Vinh. Vì vậy, nếu cách đây 20 năm, việc đi Hà Giang, Đồng Văn, Mèo Vạc… luôn là nỗi sợ hãi của rất nhiều người, thì hiện tại, việc đi Đồng Văn, Mèo Vạc lại luôn là niềm vui của rất nhiều người khi được cùng bè bạn đi du lịch. Xe giường nằm tại các bến của Hà Nội, vào cuối tuần nếu không đặt trước sẽ gần như không còn chỗ…. (Tất nhiên, để có thành công này, Hà Giang cũng phải nhờ đến máu liều của bác Kỳ, khi vay tiền Trung ương phát triển hạ tầng). Nói như vậy, để người đọc hình dung ra một ông Tiến sĩ người Dao làm quan đầu tỉnh, nhưng chắc chắn không phải là Tiến sĩ giấy như nhiều người vẫn nhạo. Và cái sự lình sình của Hà Giang hiện nay về vụ điểm chác, thi cử… trong đó có việc con anh Vinh được nâng 2 môn đến 5 điểm như một số tờ báo, nhà mạng đã đưa tin, hẳn là có thật. Nhưng một người sắc sảo như anh Vinh, tôi tin anh cũng chả đến nỗi khờ khạo và rảnh đến mức phải đi “nhờ vả” hoặc “chạy điểm” cho con mình.
Vậy, lỗi thuộc về đâu? Không lẽ các cháu dám “ra lệnh” cho các thầy cô rằng tôi là con ông A, ông B… đề nghị các thầy cô giúp đỡ? Chắc chắn cũng không?
Còn nhớ, năm xưa dạy ở Hà Giang, tôi đã từng cho con trai út của ông, cậu An – em út của anh Vinh – nay là Phó chủ tịch huyện Hoàng Su Phì, thi lại môn Văn do tôi dạy. Nhà trường hoảng, gọi tôi lên có ý… (Vì không dám nói thẳng, bởi tôi rất ngang và ghét thói giả dối. Nói thêm: - Khi học trò không hiểu bài, tôi sẵn sàng nói nặng, thậm chí yêu cầu cả lớp ở lại học thêm – dĩ nhiên là trong những năm 1993 – 1995, thầy trò đều đói như nhau, nên chả có chuyện là thầy dạy thêm để đòi tiền bồi dưỡng….). Khi thấy nhà trường có ý, tôi nói luôn “Tôi vẫn làm như thế. Vì càng là con lãnh đạo, càng phải học cho đàng hoàng”. Cậu An vẫn phải gắng học để thi đỗ, chứ dứt khoát tôi không có khái niệm “ưu tiên” con lãnh đạo. Sau này về Hà Nội công tác, thầy trò gặp nhau lại càng quý nhau, có lẽ cùng vì chuyện… ngày đấy.
Sơ qua vài nét rông dài, để mọi người hiểu góc nhìn nghiêm khắc của tôi đối với học vấn và học thuật.
Trở lại với vấn đề chính là câu chuyện thi cử tại Hà Giang năm nay – 2018.
Rất nhiều bài thi đã bị nâng điểm một cách vô tội vạ. từ 1 lên 9. Kinh khủng.
Còn nhớ năm xưa, để chở cái chữ lên đến Đồng Văn – xe đi từ Hà Nội mất một ngày rưỡi mới đén Hà Giang. Mất tiếp khoảng 12 – 15 tiếng nữa mới lên đến Đồng Văn, Mèo Vạc. Ngày ấy, việc con cháu đồng bào các dân tộc thiểu số như Mông, Dao, Lô Lô, Tày, Nùng… được đi học ở trường Nội trú (cấp 3) là rất ít. Có cháu phải đi cả ngày đường, thậm chí 2 ngày đường mới đến được trường học. Cái chữ ở vùng cao Hà Giang không chỉ có mồ hôi, mà có khi còn phải đổ cả máu vì các bất trắc trên những cung đường hiểm trở… Ngay trong kỳ thi năm học 2017 – 2018, rất nhiều điểm thi của Hà Giang phải có xe cứu hộ vì ngập nước. Cái chữ trên đất Hà Giang đã nhọc nhằn lại thêm nhiều trắc trở….
Vậy mà, khổ cực là vậy, gian nan là vậy… Nhưng những nhọc nhằn chính đáng của các cháu phút chốc bị tan thành mây khói, do có bạn học dốt hơn mỉnh rất nhiều, nhưng điểm lại trội hơn mình rất nhiều….Và vì thế, cánh cửa tương lai của những con người học thật sẽ bị khép hẹp lại thêm một chút. Đau thật.
Vậy vì đâu mà ra cơ sự này? Nhiều tờ báo nói đến việc con của một số quan chức ở Hà Giang được nâng điểm, trong đó có con của anh Tài Vinh – Bí thư Tỉnh ủy. Tôi tin, một người sắc sảo như anh, đại cục như anh, chắc cũng không có thời gian làm việc này? Lỗi hẳn là do sự quan tâm có tính chất “tự nguyện” với cấp trên của một vài kẻ quen ôm chân lãnh đạo để xin tăng thêm phụ cấp trách nhiệm. Hẳn là vậy. Và đám người ấy sẽ tư duy theo kiểu: “con lãnh đạo to ta còn phải giúp, thì con ta, cháu ta… ta giúp là điều đương nhiên”. Vậy là tất cả cùng té nước theo mưa, thành ra “mưa luôn”. Đến khi mưa to quá, Bộ phát hiện thì kiểu gì cũng có vài chú “té”.
Vậy nên, làm lãnh đạo đã khó, làm con lãnh đạo cũng không dễ. Bởi các cung đường của sự mua chuộc, cám dỗ… Thậm chí còn là sự trả thù… Bởi tôi biết câu chuyện một vị quan chức nọ, giàu có, kết nghĩa anh em… rồi sau đó phụ nhau… Nhà kia điên lắm, nhờ xã hội đen kết thân với 2 cậu con trai. Vậy là từ người bình thường thành 2 “ông nghiện”. “Tiền bạc là vật ngoài thân, con cái mới là tài sản của cha mẹ”… Con như vậy là hết tất cả….
Viết vội vài dòng lộn xộn, cũng chả có có ý thanh minh cho ai. Chỉ là mong Hà Giang - mảnh đất chật căng tình người ấy, đầy thơ mộng ấy… sớm tỉnh táo và đàng hoàng bước qua cơn bão của dư luận… Để các mầm ươm chính đáng của cao nguyên đá sẽ sớm đơm hoa kết trái trên mảnh đất địa đầu tổ quốc này.
https://www.facebook.com/hanang0605/posts/2124920121054496
16.
19/07/2018 16:44
Sự kiện: Tuyển sinh ĐH 2018
TPO - Không chỉ Hà Giang, Lạng Sơn và Sơn La “dậy sóng”, kết quả thi cao bất ngờ ở Hòa Bình và nghi án điểm cao ở Tuyên Quang lại dấy lên nghi vấn có tiêu cực trong thi cử ở hai tỉnh này.
https://www.tienphong.vn/giao-duc/nghi-van-diem-thi-lan-den-hoa-binh-tuyen-quang-1303126.tpo15.
NÓNG: Người đầu tiên phát hiện sự bất thường trong điểm thi THPT Quốc gia 2018 lên tiếng
Trung Hiếu |
Sự việc điểm thi THPT Quốc gia 2018 bị can thiệp dễ dàng, dẫn tới những kết quả sai lệch đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Nhiều người có lẽ không biết rằng, trước khi báo chí vào cuộc phản ánh, một nhóm giáo viên tại Hà Nội đã phát hiện sự bất thường trong những điểm số của kỳ thi năm nay, và chia sẻ băn khoăn của mình. Từ đó, sự bất minh mới dần lộ sáng. PV Báo ANTĐ đã có buổi trao đổi độc quyền với một giáo viên trong nhóm, cùng các đồng nghiệp của anh.
Mặc dù Bộ Giáo dục và Đào tạo là đầu mối đầu tiên công bố kết quả điểm thi THPT Quốc gia 2018, song cơ quan này đã không phát hiện ra sự bất thường về điểm thi tại một số địa phương, trong đó, đặc biệt là ở tỉnh Hà Giang.
Thay vào đó, một nhóm giáo viên chuyên luyện thi tại Hà Nội đã nhìn thấy sự bất thường, dựa trên những thống kê bảng điểm và các thông tin có cơ sở từ những em học sinh tại địa phương.
Từ đó, nhóm giáo viên này nêu ra vấn đề trên mạng xã hội Facebook, và thu hút sự quan tâm của báo chí.
Sau đó, nhiều tờ báo vào cuộc, và Bộ Giáo dục - Đào tạo đã tổ chức thanh tra kết quả, từ đó tìm ra "lỗ hổng" gian lận thi cử tại tỉnh Hà Giang, trong khi ở một số tỉnh khác, việc kiểm tra vẫn đang tiếp tục diễn ra.
Ngày 19-7-2018, PV Báo ANTĐ đã có cuộc trò chuyện độc quyền với một trong những giáo viên ở nhóm đầu tiên phát hiện ra sự bất thường trong những điểm số của kỳ thi THPT Quốc gia năm nay, là thầy Vũ Khắc Ngọc, để ghi nhận đầy đủ câu chuyện đã diễn ra.
Cùng với đó, các đồng nghiệp của thầy Ngọc là thầy Trần Đức, và thầy A. (đề nghị ẩn danh) cũng tham gia buổi phỏng vấn đề bày tỏ quan điểm về sự việc.
Mời độc giả cùng theo dõi chi tiết cuộc trò chuyện này:
Người đầu tiên phát hiện sự bất thường trong điểm thi THPT Quốc gia 2018 lên tiếng
Xem bài gốc Tại Đây
http://soha.vn/nong-nguoi-dau-tien-phat-hien-su-bat-thuong-trong-diem-thi-thpt-quoc-gia-2018-len-tieng-20180719191639221.htm
ANTD.VN - Sự việc điểm thi THPT Quốc gia 2018 bị can thiệp dễ dàng, dẫn tới những kết quả sai lệch đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Nhiều người có lẽ không biết rằng, trước khi báo chí vào cuộc phản ánh, một nhóm giáo viên tại Hà Nội đã phát hiện sự bất thường trong những điểm số của kỳ thi năm nay, và chia sẻ băn khoăn của mình. Từ đó, sự bất minh mới dần lộ sáng. PV Báo ANTĐ đã có buổi trao đổi độc quyền với một giáo viên trong nhóm, cùng các đồng nghiệp của anh.
Các thầy giáo thẳng thắn và dũng cảm nói về sự việc gian lận điểm thi trong kỳ thi THPT Quốc gia vừa qua
Mặc dù Bộ Giáo dục và Đào tạo là đầu mối đầu tiên công bố kết quả điểm thi THPT Quốc gia 2018, song cơ quan này đã không phát hiện ra sự bất thường về điểm thi tại một số địa phương, trong đó, đặc biệt là ở tỉnh Hà Giang.
Thay vào đó, một nhóm giáo viên chuyên luyện thi tại Hà Nội đã nhìn thấy sự bất thường, dựa trên những thống kê bảng điểm và các thông tin có cơ sở từ những em học sinh tại địa phương. Từ đó, nhóm giáo viên này nêu ra vấn đề trên mạng xã hội Facebook, và thu hút sự quan tâm của báo chí. Sau đó, nhiều tờ báo vào cuộc, và Bộ Giáo dục - Đào tạo đã tổ chức thanh tra kết quả, từ đó tìm ra "lỗ hổng" gian lận thi cử tại tỉnh Hà Giang, trong khi ở một số tỉnh khác, việc kiểm tra vẫn đang tiếp tục diễn ra.
Ngày 19-7-2018, PV Báo ANTĐ đã có cuộc trò chuyện độc quyền với một trong những giáo viên ở nhóm đầu tiên phát hiện ra sự bất thường trong những điểm số của kỳ thi THPT Quốc gia năm nay, là thầy Vũ Khắc Ngọc, để ghi nhận đầy đủ câu chuyện đã diễn ra. Cùng với đó, các đồng nghiệp của thầy Ngọc là thầy Trần Đức, và thầy A. (đề nghị ẩn danh) cũng tham gia buổi phỏng vấn đề bày tỏ quan điểm về sự việc.
Mời độc giả cùng theo dõi chi tiết cuộc trò chuyện này:
https://anninhthudo.vn/chinh-tri-xa-hoi/nong-nguoi-dau-tien-phat-hien-su-bat-thuong-trong-diem-thi-thpt-quoc-gia-2018-len-tieng/775491.antd
Thông tin về việc kiểm tra dấu hiệu bất thường điểm thi tại Lạng Sơn
19/07/2018, 19:04 (GMT+7)
Chậm nhất ngày 20/7/2018, Sở GD-ĐT tỉnh Lạng Sơn sẽ phải hoàn thành quá trình rà soát để báo cáo Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia 2018
Trụ sở Sở GD-ĐT tỉnh Lạng Sơn nơi tổ công tác của Bộ GD-ĐT đang làm việc |
Trao đổi với PV Báo NNVN, Văn phòng Bộ GD-ĐT cho biết, sáng ngày 19/7/2018, Tổ công tác của Bộ do TS Sái Công Hồng - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng làm trưởng đoàn đã làm việc với Sở GD-ĐT tỉnh Lạng Sơn để kiểm tra xác minh dấu hiệu bất thường về kết quả thi tại tỉnh này.
Điểm cao bất thường
Sau chấn động gian lận nâng điểm thi THPT Quốc gia 2018 ở Hà Giang, hai ngày gần đây, bảng danh sách gồm 35 thí sinh được cho là có điểm cao bất thường lan truyền trên mạng xã hội khiến dư luận tiếp tục “dậy song”.
Theo bảng điểm vừa được đăng tải này, có đủ danh sách tên, tuổi, ngày tháng năm sinh và số điểm 3 môn (Toán, Văn, Lịch Sử) với số lượng điểm trên 8 và 9 tại hai môn Ngữ Văn và Lịch sử cao đột biến.
Đối với môn Ngữ Văn, trong số 35 thí sinh nêu trên, có 5 thí sinh đạt điểm 9. Trong khi đó, theo phổ điểm môn Ngữ Văn được bộ GD-ĐT công bố, cả nước có 1.706 thí sinh đạt điểm 9.
Tổng 3 môn thi Ngữ Văn, Toán, Lịch sử và điểm ưu tiên của 35 thí sinh trong bảng nêu trên không có thí sinh nào dưới 24 điểm.
Cao nhất là thí sinh N.V.D với tổng điểm 27,9 điểm – môn Toán (7,4); môn Ngữ Văn (9); môn Lịch sử (8.75); điểm ưu tiên là 2,75. Đứng thứ 2 là thí sinh N.V.L với tổng điểm 26,8 – môn Toán (7,8); môn Ngữ Văn (8,75); môn Lịch sử (7,5); điểm ưu tiên là 2,75…
Là thí sinh tự do thuộc tiểu đoàn cảnh sát cơ động
Cũng trong ngày 19/7/2018, trao đổi thông tin với báo chí, ông Hồ Tiến Thiệu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng Ban chỉ đạo thi THPT Quốc gia 2018 tại tỉnh Lạng Sơn cho hay, sau khi nắm bắt được thông tin về những nghi vấn danh sách điểm cao bất thường trên mạng xã hội, sáng qua 18/7, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở GD-ĐT tỉnh và các đơn vị liên quan vào cuộc rà soát lại toàn bộ quá trình thi cử, chấm thi để xác minh có vấn đề bất thường hay không.
Trước mắt, Sở GD-ĐT tỉnh Lạng Sơn sẽ kiểm tra 35 trường hợp này bằng các biện pháp cần thiết. Cụ thể, các bài trắc nghiệm phải qua thao tác quét rồi gửi về Bộ GD-ĐT nên phải đối chiếu các bài thi gốc với các bài đã quét đó xem có gì khác biệt nhau. Đồng thời, Sở GD-ĐT tỉnh Lạng Sơn xem lại toàn bộ quá trình chấm thi xem có chênh lệch gì khác thường về điểm số hay không.
Thông tin từ Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng Ban chỉ đạo thi THPT Quốc gia 2018 tại tỉnh Lạng Sơn cho biết: “Báo cáo nhanh từ Sở GD-ĐT tỉnh cho thấy, danh sách điểm của 35 em thí sinh có vẻ như cao bất thường xuất hiện trên mạng là điểm của một nhóm thí sinh tự do. Các thí sinh tự do này đều thuộc Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động (CSCĐ) số 2, thuộc Trung đoàn CSCĐ Đông Bắc, Bộ Tư lệnh CSCĐ”.
Kỳ thi THPT quốc gia 2018 của tỉnh Lạng Sơn có khoảng 100 thí sinh là chiến sĩ Cảnh sát cơ động tham gia thi. Các thí sinh này được bố trí phòng thi riêng tại điểm thi Trường THPT Chu Văn An, tỉnh Lạng Sơn.
Ông Hồ Tiến Thiệu cho rằng, Ban chỉ đạo thi cũng rất mong muốn quá trình rà soát sớm hoàn tất trong 1 - 2 ngày tới để thông tin chính thức với công chúng, tránh gây tâm lý hoang mang trong dư luận, nhất là các phụ huynh và thí sinh tham gia thi.
“Nếu có sai phạm, tỉnh sẽ kiên quyết xử lý nghiêm túc, đúng pháp luật và không bao che”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn khẳng định.
Trao đổi thông tin với PV Báo NNVN, một thành viên trong tổ công tác xác minh bất thường điểm thi THPT Quốc gia Bộ GD-ĐT tại Lạng Sơn cho biết đoàn đã làm việc tại trụ sở Sở Giáo dục tỉnh trên đường Hoàng Văn Thụ, TP Lạng Sơn và kéo dài xuyên trưa. Chậm nhất ngày 20/7/2018, Sở GD-ĐT tỉnh Lạng Sơn sẽ phải hoàn thành quá trình rà soát để báo cáo Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia 2018 của tỉnh./.
KHẢI MÔNG
https://nongnghiep.vn/thong-tin-ve-viec-kiem-tra-dau-hieu-bat-thuong-diem-thi-tai-lang-son-post223024.html
Thứ Năm, 19/07/2018 - 16:34
Bạc Liêu lên tiếng về nghi vấn điểm thi THPT quốc gia 2018 “cao bất thường”
Dân trí Dư luận đang đặt nghi vấn cho rằng tỉnh Bạc Liêu có kết quả bất ngờ khi điểm trung bình các môn thi THPT quốc gia năm 2018 nằm trong top 10 của cả nước. Tại cuộc họp báo do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bạc Liêu tổ chức chiều ngày 19/7, PV Dân trí đã đặt vấn đề nghi vấn trên và đề nghị tỉnh làm rõ.
Trả lời báo chí, ông Nguyễn Tấn Khương - Chánh văn phòng, người phát ngôn UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết, đến giờ này qua công tác chấm thi và điểm thi của tỉnh Bạc Liêu chưa phát hiện vấn đề gì nghi vấn bất thường.
“Tuy nhiên, qua thông tin dư luận đặt nghi vấn nói trên, chúng tôi sẽ có chỉ đạo Sở Giáo dục kiểm tra, làm rõ”, ông Khương thông tin.
Ông Tạ Trung Dũng - Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bạc Liêu cũng đề nghị UBND tỉnh và cơ quan chức năng liên quan có kiểm tra để thông tin rõ ràng cho báo chí.
Chánh văn phòng UBND tỉnh Bạc Liêu Nguyễn Tấn Khương cho biết sẽ có chỉ đạo Sở Giáo dục kiểm tra, làm rõ.
Được biết, tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2018 của tỉnh Bạc Liêu là 98,31% (năm 2017 là 97,78%); có 10 trường THPT đạt tỷ lệ tốt nghiệp 100% (năm 2017 là 13 trường); có 3 điểm 10 (năm 2017 là 16 điểm 10).
Mức điểm trung bình các môn thi của tỉnh Bạc Liêu trong năm 2018 đứng thứ 7 trên 63 tỉnh, thành; trong khi đó, năm 2017 tỉnh này cũng nằm trong top 10 của cả nước.
Huỳnh Hải
12.
19/07/2018 11:33
(NLĐO)- Ông Triệu Tài Vinh sáng 19-7 khẳng định với Báo Người Lao Động rằng con gái và cháu ruột của ông đều học rất tốt và ông không biết gì về việc con mình được nâng điểm trong kỳ thi THPT quốc gia.
Sáng 19-7, trao đổi với Báo Người Lao Động, ông Triệu Tài Vinh, Bí thư Tỉnh uỷ Hà Giang, cho biết ông không biết gì về việc con mình được nâng điểm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia vừa qua.
Ông Triệu Tài Vinh, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang - Ảnh: Thành Long
Ông Vinh cũng cho hay ngoài con gái thì trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm nay, ông cũng có 2 người cháu ruột khác cùng dự thi trong đợt này.
Theo ông Vinh, con gái ông học ở trường chuyên của tỉnh Hà Giang. Con gái ông học tốt, có nhiều bằng khen và cũng đã đạt giải thưởng quốc gia. "Ở trường, lớp mọi người đều biết năng lực của cháu cả. Mấy hôm nay cháu suy nghĩ nhiều và cháu cũng không muốn làm trung tâm của dư luận. Cháu khi học nằm trong top 10 của trường, báo chí có thể vào trường chuyên Hà Giang để nắm thông tin rõ hơn"- ông Vinh phân trần.
Trả lời câu hỏi về việc ông Vũ Trọng Lương, Phó trưởng Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Sở GD-ĐT Hà Giang (người đã trực tiếp nâng điểm hơn 330 bài thi của 114 thí sinh), đến ngày hôm qua 18-7 vẫn đi làm bình thường, ông Triệu Tài Vinh nói: "Hiện tại, tôi cũng không nắm được diễn biến vụ việc, việc này là việc của cơ quan chuyên môn nên tôi không nắm được".
Được biết, con gái ông Vinh là em Triệu Thị M. (học chuyên Anh tại Trường THPT chuyên Hà Giang), và hai em Triệu Thị L. (chuyên Anh, cùng trường) và Triệu Thị P. (chuyên Hóa, cùng trường) là cháu ruột của ông Vinh. Hai gia đình các em này đều sống khu vực quanh nhà ông Vinh đang ở.
Trước đó, liên quan đến bê bối gian lận điểm thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2018 tại tỉnh Hà Giang, xuất hiện nhiều thông tin về việc con ruột và các cháu của Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh đều nằm trong diện được sửa điểm.
https://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/bi-thu-ha-giang-trieu-tai-vinh-len-tieng-viec-con-gai-cung-2-chau-ruot-duoc-nang-diem-20180719112328023.htm
11.
Thứ Năm, 19/07/2018 - 10:30
Bí thư Hà Giang Triệu Tài Vinh nói gì về việc con gái được nâng điểm?
Dân trí Trả lời PV Dân trí, ông Triệu Tài Vinh - Bí thư Tỉnh uỷ Hà Giang - khẳng định ông không biết gì về việc con mình được nâng điểm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. “Nó nằm trong danh sách bị nâng 2 điểm thì tôi không biết thế nào. Có thể họ lợi dụng việc đó để đưa con lãnh đạo vào tròng thì sao”- ông Vinh nói.
>> Thí sinh con em lãnh đạo Hà Giang bị sụt gần chục điểm sau rà soát
>> Phó chủ tịch Hà Giang lên tiếng về "thí sinh được nâng điểm là con cháu lãnh đạo"
>> Chua chát Hà Giang!
Ông Triệu Tài Vinh - Bí thư Tỉnh uỷ Hà Giang (Ảnh: NTNN).
- Phóng viên: Dư luận đang rất quan tâm đến thông tin con ruột của ông được nâng điểm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua. Ông nhìn nhận về sự việc này như thế nào?
- Ông Triệu Tài Vinh: Con gái tôi học ở trường chuyên của tỉnh. Cháu học như thế nào thì trường biết, lớp biết và mọi người biết cả. Hôm kia tôi về nhà, cháu nó nói: “Bố ạ, 2 đứa em con thi điểm thấp còn không ăn mấy ngày, bây giờ con thi như thế này con cũng thấy buồn”.
Cháu nó học như thế nào thì báo chí có cách để nắm thông tin cơ mà. Báo chí có thể vào trường chuyên Hà Giang để nắm thông tin. Nếu cháu nó học kém, hoặc tôi phải chạy vạy vào trường chuyên thì tôi chịu trách nhiệm. Báo chí phải khách quan.
Con gái tôi nằm trong danh sách bị nâng 2 điểm thì tôi không biết thế nào. Có thể họ lợi dụng việc đó để đưa con lãnh đạo vào tròng thì sao?
- Con gái ông học chuyên về môn gì? Thành tích học tập của cháu suốt 3 năm qua như thế nào?
- Cháu học chuyên Anh. 3 năm cấp 3 cháu học thế nào tôi không nắm được đâu, nhưng chỉ biết là nằm trong top đầu của lớp. Báo chí phải khách quan trong việc này.
Tôi đang nắm xem ai, lãnh đạo nào nhắn tin xin điểm. Riêng cá nhân tôi quyết liệt vấn đề này. Tôi rất quyết tâm và mong báo chí nắm thông tin một cách khách quan để các cháu vào học năm học mới ở giảng đường đại học với một tâm thế tốt nhất.
- Ngoài trường hợp con gái ông thì dư luận cũng đang quan tâm tới nhiều trường hợp khác được cho là con cháu của lãnh đạo tỉnh Hà Giang được nâng điểm trong kỳ thi này. Quan điểm chỉ đạo xử lý vụ việc của Hà Giang trong sự việc này như thế nào, thưa ông?
- Quan điểm của tôi, thứ nhất là danh sách có những ai tôi không biết. Thứ hai, có con cái lãnh đạo hay không thì còn phải xem xét có việc lãnh đạo đi chạy điểm hay không? Thế thôi.
Mà việc này cơ quan công an đang điều tra, đang làm. Báo chí nên phản ánh khách quan, không được dự báo, định hướng. Báo chí phản ánh thực tế đã qua là tốt nhưng cũng cần phản ánh đúng xem các cháu học như thế nào, chứ cứ nhìn hình ảnh các cháu xấu cả là không được. Các cháu không có lỗi gì cả.
Con tôi năm nay thi tốt nghiệp như thế này không phải lỗi của cháu, không phải lỗi của tôi. Nếu báo chí định hướng không tốt thì bao giờ lãnh đạo cũng xấu. Chức năng báo chí cần phải tìm hiểu xem con nhà tôi nói riêng và con lãnh đạo nói chung chất lượng học có đúng như thế không mới là quan trọng.
- Được biết tỉnh Hà Giang đã đề nghị cơ quan công an điều tra, xử lý hình sự với những cá nhân có trách nhiệm trong việc nâng điểm, gây bức xúc dư luận cả nước?
- Tôi với Chủ tịch tỉnh Hà Giang thống nhất rất cao về quan điểm. Hà Giang đang tập trung cao về vấn đề này rồi. Chủ tịch tỉnh phát ngôn thế nào thì tôi thống nhất như thế thôi.
- Xin cảm ơn ông!
Thế Kha (thực hiện)
10.
"
Mình gặp anh này từ hồi còn là phó chủ tịch hay phó bí thư gì đó của Hoàng Su Phì.
Khi ấy, còn trẻ, chức vụ bé tí, nhưng đã nổi rần rần cả nước vì là người dân tộc Dao, sinh ra ở tít tận dãy Tây Côn Lĩnh, mà có học vị tiến sĩ khi còn rất trẻ và đặc biệt là ủy viên dự khuyết trung ương, nghe nói trẻ nhất VN thời điểm đó.
Nói là người dân tộc, sinh ra ở tít tận núi cao, thì là rõ rồi, không có gì bàn cãi, hồ sơ lý lịch đầy đủ. Nhưng mà, thực ra là con của ông Triệu Đức Thanh, nguyên Phó bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang. Con vị lãnh đạo như thế, thì lớn lên còn đâu "gốc" toọc nữa. Được nuôi dưỡng trong môi trường oách rồi.
Lần gặp đầu tiên, trò chuyện phỏng vấn, thú thực mình không thấy anh Vinh có gì thú vị, đặc trưng, không thể viết nổi chữ nào. Nói chung là không ấn tượng lắm.
Chỉ ấn tượng anh này ở khoản xông xáo, gần dân và chịu khó đi địa bàn.
Hồi mình chinh phục đỉnh Tây Côn Lĩnh, khi mà chưa có ai lên được, sau 5 năm với 4 lần cố gắng không thành, nghe tin ấy, thì Triệu Tài Vinh cũng đã tổ chức phượt lên đỉnh núi ấy. Cả một nhóm cán bộ huyện đi theo. Nghe nói vác theo can rượu 20 lít, ngồi uống trên đỉnh núi, để tự hào về nóc nhà đông Bắc.
Trước đây, từng vào bản Mã Hoàng Phìn, nằm giữa khu bảo tồn Phong Quang, nơi rừng nghiến khổng lồ, với những gốc nghiến chu vi 20m, đang bị xẻ thịt, nhưng thất bại vì không thể đi nổi, đường quá dốc, quá khó, toàn đá hộc. Năm 2013, mình lại vào bản này, khi đường được dân cải tạo khá hơn, thì gặp Triệu Tài Vinh đi vào. Điều ấn tượng, là anh ta cưỡi chiếc xe Tàu leo núi phăm phăm, còn các cán bộ, công an, an ninh đi theo bảo vệ thì ngã sấp ngửa, ì ạch, vừa đi vừa đẩy xe. Lãnh đạo vừa đi, vừa phải chờ cấp dưới. Khó có lãnh đạo cao nhất của tỉnh nào mà khỏe mạnh, xông xáo như vậy.
Chỉ có hai ấn tượng đó thôi. Còn lại, đi địa bàn, dân với cán bộ cũng chẳng đánh giá cao vị bí thư này.
Có đợt, tự dưng nhận cuộc điện thoại của một vị cán bộ tỉnh Hà Giang, gợi ý mình viết bài chân dung về Bí thư. Có lẽ ko phải do chỉ đạo của anh Vinh, mà do cấp dưới phụ trách mảng truyền thông. Nhưng mình từ chối, không viết. Đó chính là lần Hà Giang xảy ra xì căng đan ô nhục, dùng tiền cán bộ, nhân dân ủng hộ Trường Sa để chi cho cán bộ tỉnh đi thăm Trường Sa, và cho vào quỹ người nghèo Hà Giang.
Sau này, thì ầm ĩ cả nước, với câu chuyện hàng loạt người thân của Triệu Tài Vinh ngồi vào những vị trí quan trọng trong tỉnh.
Mình không quan tâm chuyện này lắm, vì ở đâu chả thế. Tỉnh miền núi nào chả vậy. Lãnh đạo tỉnh khác gì các ông vua con, cát cứ một vùng. Đừng mơ con em dân tộc mà được bổ sung vào chỗ ngon. Cán bộ dưới xuôi lên cống hiến, cũng đừng mơ mà được cống hiến. Dự án mấy trăm phó chủ tịch xã bổ sung lên miền núi có đi đến đâu đâu. Toàn ngồi chơi xơi nước, hết đợt thì họ muốn trục xuất luôn. Giỏi với xuất sắc chả có ý nghĩa gì khi công tác ở những tỉnh miền núi này cả.
Nhưng, có một sự thật, là không phải anh em người thân nào của anh Vinh cũng giỏi. Ví như, một chị mà mình từng làm việc ở Hoàng su Phì, khi hỏi han, phỏng vấn cũng lơ nga lơ ngơ, chả biết gì mấy. Nghe nói trước làm cán bộ xã lìu tìu. Ấy thế mà, một ngày trở lại huyện, hỏi chị ấy đâu, thì mới biết đùng một nhát đã là sếp lớn của một Sở. Trong khi đó, ở cái Sở đó mình chơi với cả một tiến sĩ rất giỏi, công tác bao năm, vẫn dậm chân tại chỗ lìu tìu.
Vụ con Bí thư Triệu Tài Vinh được nâng điểm bậy bạ, có chỉ đạo của anh hay do bọn cấp dưới ngầm hỗ trợ sếp, thì không thể khẳng định được. Cũng có thể anh ta vô can. Nhưng, qua đây, một lần nữa, thấy đáng tiếc về một vị lãnh đạo có tuổi trẻ khá lẫy lừng
"
https://www.facebook.com/duongvtc/posts/1787625014664325
"
Hàng sáng, ông con chạy xuống lễ tân, mang tờ Tuổi trẻ lên cho bố đọc, trước khi đi làm.
Mấy năm rồi ko cầm tờ báo giấy, thấy lạ lẫm ghê. Đây cũng là cách ủng hộ đồng nghiệp, đặc biệt là cô em cực kỳ xinh đẹp đáng yêu Nguyễn Anh Chicủa báo Tuổi trẻ, khi báo tuoitre.vn bị đình bản 3 tháng.
Đây cũng là tờ báo mình có một thời cộng tác. Những năm 2003-2007, khi tiền rất có giá trị, thì nhuận bút của tuổi trẻ cực khủng. Mỗi phóng sự báo hàng ngày chỉ 2 triệu đồng, nhưng tờ cuối tuần nhuận bút tới 3-4 triệu, thậm chí có bài hay được nhân đôi, tức là tới 6-7 triệu. Có bài nhuận bút cục tiền to như cục gạch, vì trả toàn tiền lẻ 10-20-50k.
Phóng sự của mình cũng từng đoạt giải Nhì trong cuộc thi phóng sự ở tờ báo này.
https://www.facebook.com/duongvtc/posts/1789099394516887
9.
Con em lãnh đạo tỉnh nằm trong số thí sinh được nâng điểm tại Hà Giang?
PV |
“Tôi nghĩ không có chuyện lãnh đạo nói phải đưa con họ vào trường đại học nào cả", Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang trả lời trước những nghi vấn của dư luận trong buổi họp báo.
Trong buổi họp báo chiều 17/7, một số người đặt câu hỏi về việc một số thí sinh được nâng điểm là con quan chức, trong đó có con của lãnh đạo tỉnh, ông Trần Đức Quý - Phó chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo thi THPT quốc gia tỉnh Hà Giang cho biết, việc con của lãnh đạo tỉnh dự thi THPT quốc gia là điều đương nhiên.
Kỳ thi có rất nhiều đối tượng dự thi, trong đó có cả con lãnh đạo.
Tuy nhiên, không có lãnh đạo nào nói phải làm việc để đưa con họ vào trường nào cả. Vì vậy, sai ở đâu, sai ở điểm nào, ai sai, ông Quý sẽ trả lời sau. Cơ quan điều tra đang làm việc.
Như vậy, điểm số của M. có thay đổi, Toán từ 9,4 giảm xuống 6 và Tiếng Anh từ 10 còn 8 điểm, thông tin trên báo Zing.vn
Bên cạnh đó, theo ghi nhận của báo Vietnamnet, ông H. phụ huynh của một thí sinh vừa tham dự kỳ thi cho biết, con của một lãnh đạo phòng GD-ĐT huyện Vị Xuyên bị hạ 13 điểm.
Ngoài ra, các thí sinh khác có điểm công bố lần 2 thấp hơn điểm công bố lần 1, là con em của các lãnh đạo đương nhiệm, như con của hiệu trưởng một trường THPT tại TP.Hà Giang; con của Phó Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư, con của một doanh nghiệp lớn tại huyện Vị Xuyên...
Từ những phản ánh trên, phóng viên VietNamNet đã đi xác minh những thông tin về sự bất thường này.
Tại Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang, kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 có 4 thí sinh là con em của 4 lãnh đạo đương nhiệm. Cả 4 thí sinh đều nhận điểm số chấm thẩm định thấp hơn lần 1. Có thí sinh bị thấp đi tổng cộng hơn 10 điểm.
Ví dụ, con của một Phó Giám đốc Sở GD-ĐT, điểm thi công bố lần 1 là hơn 28 điểm. Điểm thi lần 2 là 16 điểm, bị thấp hơn 12 điểm. Tuy nhiên, với điểm số này, thí sinh trên vẫn đủ nguyện vọng để vào học một trường ĐH ngành tài chính, ngân hàng.
Có trường hợp điểm thi công bố lần 1 tổng số là 26,9; sau khi chấm thẩm định thì còn 21,5.
Bên cạnh đó, vẫn có thí sinh là con của một số lãnh đạo khác điểm thi lần 1 và lần 2 giữ nguyên, không bị hạ.
Còn theo tìm hiểu của báo Nông nghiệp VN, có 1 thí sinh có số báo danh 050002xx được cho là con của của một đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Giang.
Tra cứu theo số báo danh này trên hệ thống tra cứu điểm được Bộ GD-ĐT công bố, thì trước ngày 17/7 điểm của thí sinh này là:
Toán 9,4; Ngữ văn 7,5; Ngoại ngữ 10; Lịch sử 3,0; Địa lý 6,25; Giáo dục công dân 8,75. Đến ngày 18/7, tra cứu theo số báo danh này, điểm đã được thay đổi. Cụ thể: Toán 6; Ngữ văn 7,5; Ngoại ngữ 8; Lịch sử 3,0; Địa lý 6,25; Giáo dục công dân 8,75.
Để thẩm định rõ hơn về trường hợp thí sinh này, pv báo NNVN đã tìm đến trường THPT chuyên Hà Giang nơi em học tập. Sau đó, pv liên lạc với lãnh đạo tỉnh Hà Giang phụ trách giáo dục nhưng bị từ chối làm việc, cũng như cung cấp thêm thông tin.
Tìm đến tổ trưởng tổ dân phố, ông này cho biết, học sinh T.N.M đúng là con của 1 đồng chí lãnh đạo tỉnh.
Tuy nhiên khi được hỏi, thí sinh này có tham gia kỳ thi THPT năm nay hay không, ông B. trả lời là "không nắm chắc lắm vấn đề này".
Cũng theo thông tin trên báo Nông nghiệp VN, một trong những thí sinh bị đánh "tụt điểm" là em TKTT, nhà gần gia đình ông Vũ Trọng Lương.
Phụ huynh của em này cho biết, em đang rất suy sụp tinh thần, người mệt mỏi không muốn ăn uống gì. Hàng xóm của em T cho biết, T là học sinh ngoan ngoãn, học giỏi được mọi người yêu mến.
Tổng hợp
8.
Thứ Tư, 18/07/2018 - 15:17
Vụ gian lận điểm thi ở Hà Giang: "Hé lộ" thêm những tình tiết mới
Dân trí Theo nguồn tin riêng của Dân trí, vụ gian lận thi cử ở Hà Giang không đơn thuần chỉ do một cá nhân đảm nhận mà có thể còn liên đới đến những người khác. Vụ việc này chắc chắn sẽ được Bộ Công an làm rõ trong thời gian tới bởi Thủ tướng đã có chỉ đạo xử lý nghiêm sai phạm ở Hà Giang.
>> Người sửa điểm thi ở Hà Giang có bị xử lý hình sự?
>> Phó chủ tịch Hà Giang lên tiếng về "thí sinh được nâng điểm là con cháu lãnh đạo"
>> Chua chát Hà Giang!
Trong cuộc trả lời báo chí chiều ngày 17/7 tại Hà Giang, ông Nguyễn Cao Khương, Phó trưởng Phòng 4 của A83 (Bộ Công an) - thành viên Tổ công tác của Bộ GD&ĐT thẳng thắn cho hay, quy trình bảo mật liên quan đến giám sát của Công an cũng như của thanh tra Bộ và thanh tra Sở (ở khâu chấm thi- PV) chưa chặt chẽ, để cho trường hợp ông Vũ Trọng Lương (Phó Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng, Sở GD&ĐT Hà Giang) xử lý tất cả những thí sinh có liên quan và trong toàn bộ cả quá trình đó mà các thành viên không biết.
Tuy nhiên việc chưa chặt chẽ này là do cố tình hay thể hiện sự yếu kém thì cần được cơ quan điều tra làm rõ.
Nguồn tin của Dân trí cho hay, ngay từ ngày đầu tiến hành chấm thi trắc nghiệm ở Hà Giang đã xuất hiện những bất thường. Cụ thể, buổi chấm thi trắc nghiệm đầu tiên, hai cán bộ thanh tra chấm thi trắc nghiệm do Bộ GD-ĐT ủy quyền (hai cán bộ này thuộc trường ĐH Tân Trào) đều xin phép nghỉ và không có mặt. Mặc dù thiếu cán bộ thanh tra nhưng Hà Giang vẫn tiến hành bóc niêm phong bài thi và tiến hành quét bài bình thường.
“Rõ ràng quy trình thanh tra, giám sát ở đây là có vấn đề”, nguồn tin này khẳng định.
Cũng theo nguồn tin này, trong quá trình kiểm tra ở Hà Giang cũng phát hiện những dấu hiệu đáng ngờ đối bài thi môn tự luận (môn Ngữ Văn).
Cụ thể, trong quá trình kiểm tra phòng thi chấm tự luận đã phát hiện ra rất nhiều những tờ giấy nhỏ, ghi đánh dấu kí hiệu làm bài của thí sinh trong ngăn bàn chấm thi của giáo viên. Toàn bộ giấy tờ này đã bị thu giữ để làm minh chứng cho việc chấm lại môn Văn sau này (nếu có) xem xét việc có can thiệp hay không can thiệp vào bài làm môn thi tự luận của thí sinh.
Một thông tin “gây sốc” cũng được nguồn tin này tiết lộ, trong quá trình kiểm tra phát hiện một danh sách có 13 trường hợp "đáng ngờ" được soạn thảo trực tiếp từ máy tính của một lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Giang.
Trước đó, chiều 17/7, Bộ GD&ĐT phối hợp cùng UBND tỉnh Hà Giang họp báo công bố về điểm thi bất thường trong kì thi THPT quốc gia 2018. Theo đó, có 114 thí sinh với 330 bài thi được nâng điểm ít nhất từ 1,0 đến cao nhất là 8,75 điểm.
Cụ thể, với các bài thi tự luận môn Ngữ văn, đã đối chiếu điểm thi ở trên bài thi của tất cả các thí sinh với biên bản thống nhất điểm. Đối chiếu kết quả thi trên biên bản thống nhất điểm với kết quả đã công bố, kết quả cho thấy hoàn toàn chính xác, trùng khớp.
Tuy nhiên, với bài thi trắc nghiệm, qua xác minh cho thấy có dấu hiệu nâng cao kết quả của thí sinh một cách bất thường.
Cụ thể, có 102 bài thi Toán đã chênh lệch từ 1,0 điểm đến 8 điểm (điểm chấm thẩm định là 1,0 điểm; đã công bố là 9,0 điểm).
Có 85 bài thi Vật lý đã chênh lệch lên từ 1,0 điểm đến 7,75 điểm (điểm chấm thẩm định là 1,0; điểm đã công bố là 8, 75 điểm).
Có 56 bài thi Hóa đã chênh lệch từ 1,0 điểm đến 8,75 điểm (điểm chấm thẩm định là 0,75 điểm; điểm đã công bố là 9,5 điểm).
Có 8 bài thi môn Sinh đã chênh lệch lên từ 1,0 điểm đến 4,25 điểm (điểm chấm thẩm định là 4,25 điểm; điểm đã công bố là 9,0 điểm).
Có 9 bài thi Lịch sử đã chênh lệch lên từ 1,0 điểm đến 7,25 điểm (điểm chấm thẩm định là 2,5 điểm; điểm đã công bố là 9,75 điểm).
Có 3 bài thi Địa lý đã chênh lệch từ 1, 25 điểm đến 3,0 điểm (điểm chấm thẩm định là 6,0; điểm đã công bố là 9,0 điểm).
Có 52 bài thi Tiếng Anh đã chênh lệch từ 1,4 điểm đến 7,8 điểm (điểm chấm thẩm định là 1,2 điểm; điểm đã công bố là 9,0 điểm).
Qua chấm thẩm định có một số bài thi có điểm tăng hơn đã công bố từ 0,2 đến 1 điểm. Cá biệt, có 3 bài thi môn GDCD có điểm chấm thẩm định tăng hơn 5,75 điểm so với đã công bố.
Như vậy, có tổng cộng tất cả 114 thí sinh, với 330 bài thi có tổng điểm đã công bố chênh lệch hơn 1 điểm so với điểm thẩm định. Không ít thí sinh có tổng điểm chênh lệch lên hơn 20 điểm so với điểm thẩm định. Cá biệt, có những thí sinh có tổng điểm được làm tăng lên đến 26,8 điểm, thậm chí 29,95 điểm so với điểm chấm thẩm định.
Qua xác minh ban đầu cho thấy Ông Vũ Trọng Lương, Phó Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang là người trực tiếp can thiệp vào kết quả thi của thí sinh. Cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra, làm rõ, củng cố hồ sơ để xử lí các cá nhân liên quan theo quy định của pháp luật.
Nguyễn Hùng
7.
Thứ tư, 18/7/2018, 20:51 (GMT+7)
Bộ Giáo dục xác minh nghi vấn gian lận điểm thi ở Sơn La, Lạng Sơn
Chiều 18/7, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ quyết định thành lập tổ công tác xác minh dấu hiệu bất thường trong điểm thi THPT quốc gia của hai tỉnh.
Trong hai quyết định ký chiều nay, ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo, Trưởng ban chỉ đạo thi THPT quốc gia, nêu rõ hai tổ công tác có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng chỉ đạo việc xác minh dấu hiệu bất thường về kết quả thi tại Hội đồng thi Sở Giáo dục Lạng Sơn và Sơn La trong kỳ thi THPT quốc gia.
Tổ công tác gồm cán bộ đến từ Cục Quản lý chất lượng, Thanh tra Bộ Giáo dục và A83 Bộ Công an. Ngày mai, hai tổ này sẽ hai địa phương bắt đầu công việc.
Tỉnh miền núi Sơn La có điểm trung bình tất cả môn thi THPT quốc gia là 4,21, thấp nhất cả nước. Điểm trung bình môn Toán, Địa lý, Giáo dục Công dân xếp cuối cùng trong 63 tỉnh thành; Ngoại ngữ, Vật lý đứng thứ 62; Ngữ văn, Hóa học, Lịch sử thứ 61 và Sinh học thứ 51.
Tuy nhiên, tỷ lệ thí sinh Sơn La đạt điểm từ 9 trở lên với môn Toán và Vật lý vượt xa một số địa phương có truyền thống học tốt. Riêng môn Toán, Sơn La có 30 em đạt điểm từ 9 trở lên môn Toán, chiếm gần 0,3%. Trong khi tỷ lệ này ở TP HCM, Hà Nội và Nam Định lần lượt là 0,04; 0,1 và 0,06.
Ở môn Vật lý, Sơn La có 13 em đạt điểm từ 9 trở lên, chiếm 0,97% trên tổng số gần 1.340 thí sinh dự thi. Trong khi đó, với số bài thi gấp hơn 37 lần (49.680), TP HCM chỉ có 39 điểm từ 9 trở lên, chiếm khoảng 0,08%, kém Sơn La 12 lần.
Cả nước: 50
Tỉnh Lạng Sơn bị xác minh khi 35 thí sinh tự do thi cùng một điểm trường ở thành phố có điểm các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý cao bất thường. Đề thi Lịch sử và Ngữ văn được đánh giá là khó, điểm thi của phần lớn thí sinh thấp, nhưng tổng điểm của nhóm này đều trong ngưỡng 24-27.
Như vậy chỉ trong một tuần, Bộ Giáo dục đã phải thành lập ba tổ công tác xác minh dấu hiệu bất thường trong điểm thi THPT quốc gia của ba tỉnh miền núi phía Bắc. Tỉnh Hà Giang, theo công bố của Hội đồng chấm thẩm định, có 114 thí sinh với hơn 330 bài thi được nâng điểm. Tổng điểm được nâng từ 1 đến 29,95 so với điểm chấm thẩm định.
Căn cứ quy chế thi THPT quốc gia, Hội đồng quyết định kết quả chấm thẩm định được sử dụng thay thế cho toàn bộ kết quả chấm thi trắc nghiệm do Hội đồng thi Sở Giáo dục công bố ngày 11/7. Điểm thi này dùng để xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh đại học, cao đẳng, trung cấp năm 2018.
Tối 17/7, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Công an phối hợp Bộ Giáo dục điều tra, xử lý nghiêm các sai phạm về điểm thi THPT quốc gia.
https://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/bo-giao-duc-xac-minh-nghi-van-gian-lan-diem-thi-o-son-la-lang-son-3779912.html6.
Ông Vũ Trọng Lương là ai?
18/07/2018 13:05 GMT+7
- Ông Vũ Trọng Lương, người trực tiếp can thiệp làm thay đổi điểm thi của 114 thí sinh là một cán bộ có chuyên môn tốt tại Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang.
Phó phòng 41 tuổi
Phó phòng Khảo thí và Kiếm định chất lượng (Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang) là một cán bộ có chuyên môn tốt, nhiều năm công tác tại Sở này.
Ông Vũ Trọng Lương (SN 1978, nguyên quán huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) trước khi về công tác tại Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang là giáo viên trường THPT chuyên tỉnh Hà Giang. Ông Lương là giáo viên dạy môn Vật lý.
Ông Vũ Trọng Lương |
Được đánh giá là người có năng lực, phụ trách đội tuyển thi HSG Quốc gia môn Vật lý của trường Chuyên Hà Giang nhiều năm. Sau đó, ông Lương về Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang, biên chế tại Phòng THPT.
Năm 2010, Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng được thành lập, ông Vũ Trọng Lương được chuyển sang phòng này, giữ chức vụ Phó phòng Khảo thí từ năm 2010 đến nay.
Tại kỳ thi THPT QG năm 2018 tại Hà Giang, ông Lương là Thư ký Hội đồng thi THPT QG năm 2018 của Hội đồng thi tỉnh Hà Giang
Ông Vũ Trọng Lương được xác định là đối tượng chính trong việc thao tác, can thiệp làm thay đổi điểm số của 114 thí sinh với hơn 330 bài thi.
Ông Lương được giao nhiệm vụ phụ trách máy tính để quét bài thi trắc nghiệm. Nhiều năm qua, Sở GD-ĐT vẫn phân công cho ông Lương phụ trách trực tiếp và là người sử dụng máy này để thao tác xử lý các công việc hàng ngày.
Tại kỳ thi tiêu cực 2018 của Hà Giang, A83 (Bộ Công an) khẳng định: Có vấn đề liên quan đến quy trình sử dụng máy tính để quét bài thi trắc nghiệm. |
Sau khi có kết quả đáp án của Bộ GD-ĐT, ông Lương đã lên mạng tải toàn bộ những đáp án đó về chuyển sang phần mềm Ecxel, lưu ở trong máy và sau đó đã sử dụng cách thức này để làm sai lệch kết quả thi của nhiều thí sinh.
Đồng thời, máy tính này được mang đến phòng quét xử lý bài thi trắc nghiệm. Trong quá trình này, ông Lương đã tiến hành thao tác quét được file ảnh và chuyển sang file excel, lấy kết quả đáp án đã được mình xử lý trước đây copy sa- past vào file ảnh bài thi của thí sinh, đánh lừa máy quét chấm điểm tự động.
330 bài thi trắc nghiệm đã được thay đổi điểm thi, trong thời gian 2 tiếng. Tốc độ trung bình được tính ra là 6 giây cho một bài thi được làm sai lệch.
Ngoài ra, kiểm tra điện thoại của ông Lương có rất nhiều tin nhắn đến liên quan và căn cứ vào đó nhập các số báo danh vào máy tính.
“Quy trình kiểm tra, giám sát của công an và của thanh tra sở hay Bộ đều chưa chặt chẽ, để cho ông Lương thực hiện xử lý điểm số toàn bộ các thí sinh khi các thành viên vẫn đang ở đấy.
Trường THPT Chuyên Hà Giang, nơi ông Lương công tác trước khi về Sở GD-ĐT Hà Giang. |
Những thành viên khi tham gia tổ chức về cơ bản cũng không nắm được quy trình và các thao tác liên quan nên để cho ông Lương qua mặt về việc này mà không hề hay biết” – đại diện A83, Bộ Công an nói.
Máy tính của ông Lương thời điểm tổ công tác xác minh sự việc vẫn còn dữ liệu điểm thi của năm 2017. Ông Lương sau đó đã tự nguyện chuyển giao máy tính với tất cả cơ sở dữ liệu của năm 2017 và năm 2018 để tổ công tác mang về Bộ GD-ĐT.
Đình chỉ chức danh thư ký tại Hội đồng thi tỉnh Hà Giang
Sáng ngày 18/7, ông Vũ Trọng Hiền, Chánh văn phòng Sở GDĐT Hà Giang cho biết sáng nay ông Lương vẫn đi làm bình thường.
Khu vực chấm thi tại trường THPT chuyên Hà Giang. |
“Anh Vũ Trọng Lương vẫn đang công tác tại Sở bình thường. Hiện nay các cơ quan điều tra, cụ thể là bên công an vẫn chưa có kết luận gì về vụ việc nên anh Lương đến Sở. Chưa có án thì làm sao có thể tạm giam, tạm giữ được?” – CVP Sở GD-ĐT Hà Giang nói.
Ông Hiền cũng cho biết, hiện tại, ông Lương đã bị đình chỉ chức danh thư ký tại Hội đồng thi Hà Giang.
Theo tìm hiểu của VietNamNet, thời điểm đầu tháng 7, khi phát hiện có những dấu hiệu bất thường vi phạm quy chế thi của Hội đồng thi THPT Quốc gia năm 2018 tại Hà Giang (như việc ông Lương mở khóa niêm phong, di chuyển 4 thùng đựng bài thi ra khỏi phòng chấm thi tại trường THPT chuyên Hà Giang về Sở để thực hiện các thao tác can thiệp làm thay đổi điểm thi – PV), Sở GD-ĐT Hà Giang đã đình chỉ công tác chấm thi của ông Lương, lập biên bản và có nhiều cuộc họp xử lý nội bộ.
"Phù phép" điểm thi ở Hà Giang |
Ngay sau khi Bộ GD-ĐT công bố sai phạm về kỳ thi THPT QG tại Hà Giang chiều 17/7, trong đó trực tiếp nêu tên người trực tiếp tác động, can thiệp làm thay đổi kết quả của 330 bài thi trắc nghiệm là ông Vũ Trọng Lương – Phó trưởng phòng Khảo thí (Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang), phóng viên VietNamNet đã tìm đến nhà của ông Lương để xác minh sự việc.
Tuy nhiên, căn nhà này khóa cửa, không có ai ở nhà.
Kiên Trung - Thanh Hùng
Thí sinh Hà Giang có điểm cao thành trượt tốt nghiệp sau rà soát bất thường
Hàng trăm bài thi ở Hà Giang thuộc nhóm có điểm thi cao của cả nước đều bị giảm điểm sau khi Bộ GD-ĐT tiến hành chấm thẩm định. Đặc biệt có thí sinh trượt cả tốt nghiệp vì bị điểm liệt sau chấm thẩm định.
"Phù phép" điểm thi ở Hà Giang: Còn những cơ hội nào bị tước đoạt?
114 thí sinh, chủ nhân của 330 bài thi được sửa nâng điểm ở Hà Giang, nếu không bị phát hiện ra, thì có thể sẽ chễm chệ ngồi trong giảng đường của những trường đại học danh tiếng ở Việt Nam.
Gian lận thi cử ở Hà Giang: Sau phanh phui quyết liệt là gì?
Muốn giáo dục đi đúng hướng thì phải triệt tiêu những nhu cầu xã hội giả tạo và hình thức.
Nghi vấn "con ông cháu cha" hưởng điểm thi "khống": Lãnh đạo Hà Giang nói gì?
Trước những phản ánh về việc nhóm điểm thi cao rơi vào các thí sinh có liên quan hay con cháu của các lãnh đạo các đơn vị trực thuộc tỉnh và nghi vấn chuyện chạy điểm, đại diện tỉnh Hà Giang đã có những phản hồi.
5.
Ban Chỉ đạo thi THPT Lạng Sơn đang tiến hành xác minh danh sách 35 thí sinh tham dự kỳ thi THPT Quốc gia 2018 với điểm thi bất thường đang lan truyền trên mạng xã hội.
Trong khi sự việc 330 bài thi tại tỉnh Hà Giang bị can thiệp để nâng điểm đang gây bức xúc trong dư luận xã hội thì tại Lạng Sơn một danh sách 35 thí sinh có điểm cao bất thường cũng đang được Ban Chỉ đạo thi tỉnh ráo riết rà soát.
Theo đó, một bảng điểm trong đó có danh sách khá rõ tên, tuổi, ngày tháng năm sinh và số điểm 3 môn (Toán, Văn, Lịch Sử) của 35 thí sinh được cho là đã dự kỳ thi THPT tại Lạng Sơn năm 2018 với điểm cao bất thường khi số lượng điểm trên 8 và 9 tại hai môn Ngữ Văn và Lịch sử cao đột biến. Điều này đã khiến dư luận hết sức bất ngờ và tỏ ra nghi vấn chất lượng.
Đối với môn Ngữ Văn, trong số 35 thí sinh nêu trên, có 5 thí sinh đạt điểm 9. Trong khi đó, theo phổ điểm môn Ngữ Văn được bộ Giáo dục & Đào tạo công bố thì chỉ có 1.706 thí sinh trên cả nước đạt điểm 9. Có 23 thí sinh đạt từ 8 đến 8,75 điểm.
Tổng 3 môn thi Ngữ Văn, Toán, Lịch sử và điểm ưu tiên của 35 thí sinh trong bảng nêu trên không có thí sinh nào dưới 24 điểm. Cao nhất là N.V.D với tổng điểm 27,9 điểm – môn Toán (7,4); môn Ngữ Văn (9); môn Lịch sử (8.75); điểm ưu tiên là 2,75. Đứng thứ 2 là N.V.L với tổng điểm 26,8 – môn Toán (7,8); môn Ngữ Văn (8,75); môn Lịch sử (7,5); điểm ưu tiên là 2,75…
Nhiều nguồn tin cho biết, trong danh sách này có nhiều người đã thi lại nhiều lần, hầu hết các thí sinh trong bảng điểm nêu trên sinh các năm từ 1994 đến 1997. Trong khi các thí sinh thi THPT quốc gia năm 2018 chủ yếu là các thí sinh sinh năm 2000.
Trao đổi với PV, ông Hồ Tiến Thiệu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo thi tỉnh Lạng Sơn cho biết, sẽ ngay lập tức chỉ đạo sở GD&ĐT kiểm tra và xác minh thông tin này: “Tôi sẽ giao ngay sở GD&ĐT kiểm tra xác minh, làm rõ 35 trường hợp này. Sau khi xác minh thông tin, nếu đúng hay sai chúng tôi sẽ thông tin lại với các cơ quan báo chí ngay. Tránh các thông tin xấu liên quan đến kỳ thi, bởi bài học tại Hà Giang là bài học đắt giá”, ông Hồ Tiến Thiệu nói.
Ông Thiệu cũng cho biết, ngay trong chiều 18/7, ông đã có buổi làm việc với Giám đốc sở GD&ĐT để trao đổi về thông tin này.
Để làm rõ thêm thông tin, PV đã đến trực tiếp trụ sở sở GD&ĐT Lạng Sơn. Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Quốc Tuấn, Giám đốc sở GD&ĐT cho hay: "Chúng tôi đã báo cáo UBND tỉnh, và UBND tỉnh đã đề nghị Sở rà soát lại các quy trình coi thi và chấm thi, rà soát lại kết quả như trong bảng điểm có 35 trường hợp. Đặc biệt có sự bất thường, chúng tôi đang rà soát lại điểm như thế nào. Sau khi có kết quả chính thức sẽ thông tin lại cơ quan báo chí. Uỷ ban tỉnh yêu cầu ngày kia (20/7) là phải có kết quả báo cáo tỉnh".
Ông Tuấn cũng khẳng định rằng Quy trình chấm thi tại địa phương có giám sát chặt chẽ của cơ quan công an, Thanh tra Bộ. Trong quá trình làm việc, mở ra đóng vào đều phải mở niêm phong, phải có chứng kiến của những cơ quan này. Bộ phận scan bài thi, phải có sự giám sát rất chặt chẽ.
Báo Người Đưa Tin sẽ tiếp tục thông tin!
https://www.nguoiduatin.vn/nong-lang-son-xac-minh-35-truong-hop-diem-thi-bat-thuong-a378357.html
4.
Còn bao nhiêu "Hà Giang" nữa?
18/07/2018 03:00
Không chỉ ở Hà Giang, nhiều địa phương trên cả nước cũng có điểm thi rất bất thường. Cần tiếp tục rà soát những nơi có dấu hiệu nghi ngờ, nghiêm trị những đối tượng có liên quan
Dư luận không ngừng băn khoăn việc nữ sinh Ngô Lương Bảo Ngọc - lớp 12 chuyên sử Trường THPT chuyên Sơn La, tỉnh Sơn La - đạt 9,8 điểm môn thi tiếng Anh ở kỳ thi THPT quốc gia 2018 nhưng điểm thi thử trước đó chỉ là 1,2 điểm. Thí sinh khác là Trần Ngọc Diệp, lớp 12 chuyên văn Trường THPT chuyên Sơn La, tỉnh Sơn La - đạt điểm 10 môn tiếng Anh và sử, toán 9,6; ngữ văn 9, địa 8,25 trong khi kết thi thử của thí sinh này: toán 6,4; ngữ văn 6,5, tiếng Anh 5,8; sử 5,5; địa 4,25, giáo dục công dân 5,5...
Phải rà soát tất cả những nơi có điểm cao
TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp - Bộ GD-ĐT, cho rằng không chỉ Hà Giang, Bộ GD-ĐT cần phải rà soát tất cả địa phương có điểm thi cao bất thường. "Sau Hà Giang, việc quan trọng bây giờ là phải coi lại nghiêm túc phổ điểm của năm 2018 và đặc biệt là những địa phương có điểm cao bị nghi ngờ vì nếu kiểm tra lại hết thì không xuể" - ông Vinh nói.
Chuyên gia này gợi ý việc phát động tố giác tội phạm trong thí sinh và giáo viên để có một kết quả công bằng, chính xác nhất. Không chỉ với kết quả thi năm 2018, ông Vinh cũng đề xuất hậu kiểm học lực của thí sinh đã trúng tuyển ngành công an, y dược với số điểm từ 27 trở lên trong mùa tuyển sinh 2017.
Đồ họa: TẤN NGUYÊN - ANH THANH
PGS-TS Nguyễn Thiện Tống, nguyên giảng viên Trường ĐH Bách khoa TP HCM, nhận định nhờ sự kiện gian lận ở Hà Giang liên quan đến quá nhiều bài thi nên mới bị thanh tra và lộ ra những kẽ hở. Và câu hỏi đặt ra là liệu các địa phương khác có gian lận mà không bị phát hiện. Nếu ở Hà Giang gian lận được thì ở các địa phương khác cũng có thể xảy ra, vì lý do là việc gian lận thi cử này do người can thiệp chứ không phải máy móc.
Ngành giáo dục và cả nước "tỉnh ngủ"
PGS Nguyễn Thiện Tống nhận xét không có quốc gia nào tổ chức thi trắc nghiệm như ở nước ta, chính vì cách thi không giống ai này nên tạo ra những kẽ hở cho gian lận thi cử. Ông Tống phân tích nếu thi trắc nghiệm thì phải thi online theo quy trình thống nhất, cùng thi và cùng chấm online trên máy tính, yếu tố con người không thể can thiệp được. Trong khi ở nước ta, thi trắc nghiệm nhưng vẫn làm bài trên giấy, sau đó scan đáp án đưa vào và chấm thi thì rõ ràng đã có kẽ hở cho con người can thiệp.
Nguyên nhân sâu xa, theo ông Tống, đó là sai lầm khi Bộ GD-ĐT cố duy trì hình thức tổ chức kỳ thi "2 trong 1". Không thể nào một kỳ thi đáp ứng được cả 2 mục đích mà có sự công bằng tuyệt đối với tất cả thí sinh.
TS Quách Tuấn Ngọc, nguyên Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin - Bộ GD-ĐT, đánh giá việc sửa điểm của ông Vũ Trọng Lương đã khiến "cả nước tỉnh ngủ" vì sẽ thấy các lỗ hổng ở các khâu và ở các nơi trong kỳ thi THPT quốc gia. TS Ngọc cho rằng phiếu trả lời trắc nghiệm hoàn toàn không có phách nên bất kỳ ai cũng có thể biết phiếu trả lời này là của ai và tìm ra phiếu của thí sinh cần tìm. Phiếu trả lời trắc nghiệm và quy trình chấm hiện nay thích hợp hơn cho trường ĐH tổ chức thi vì "không dính đến con cháu nào cả".
Còn thi tại địa phương thì quy trình đó là chưa hoặc không phù hợp, nhất là khâu chấm, kiểm dò. Theo TS Ngọc, việc thi THPT quốc gia dù có cán bộ coi thi từ các trường ĐH nhưng vẫn còn nhiều khâu do cán bộ địa phương chủ động làm nên nhiều cơ hội tiêu cực. "Người cùng địa phương, làm tại địa phương kiểu gì cũng có những mối quan hệ riêng tư. Độ tin cậy kết quả kỳ thi có phần suy giảm nếu không muốn nói là không thể tin được" - ông Ngọc nhận định.
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Tùng vừa ký văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Chính phủ gửi Bộ GD-ĐT về kết quả thi bất thường tại tỉnh Hà Giang.
Văn bản nêu: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có ý kiến ghi nhận, biểu dương Bộ GD-ĐT, Bộ Công an đã kịp thời, khẩn trương rà soát, xác minh kết quả thi bất thường kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tại tỉnh Hà Giang. Thủ tướng giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ GD-ĐT chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm các sai phạm theo quy định của pháp luật. Bộ GD-ĐT tiếp tục rà soát, hoàn thiện quy trình kỹ thuật bảo đảm giám sát chặt chẽ, khách quan, minh bạch đối với tất cả các khâu của kỳ thi THPT quốc gia.
T.Dũng
----
GÓC NHÌN
Của tin chẳng đọng chút nào!
Gần đây, những vụ việc liên tục xảy ra trong ngành giáo dục gây sốc, từ việc bảo mẫu bạo hành trẻ em ở trường mầm non đến cô giáo bắt học trò uống nước từ giẻ lau bảng… Giờ đây lại vụ sửa điểm cho học sinh. Niềm tin về giáo dục đang lao dốc trầm trọng.
Các sĩ tử ngày đêm dùi mài kinh sử chạy đua vào cánh cổng ĐH. Thế nhưng, cánh cổng phía trước có tường cao hào sâu còn cổng sau thì hoàn toàn khác. Trò ảo thuật đã biến hóa thấp thành cao, rớt thành đậu một cách ngoạn mục. Người ta chấp nhận vấy bẩn, làm tất cả để đạt mục đích.
Lạ đời là những nơi mà học sinh có điều kiện học, có ý thức học cao như thành phố lớn thì lại có kết quả thấp hơn các vùng rừng núi hay những nơi xa xôi hẻo lánh. Kết quả chấm thi đã làm cho rất nhiều thí sinh thất vọng vì điểm chênh lệch đến khó tin.
Ngỡ tưởng chấm bài thi trắc nghiệm là "an toàn tuyệt đối ", thế nhưng vì đồng tiền hay vì căn bệnh thành tích thâm căn cố đế mà xảy ra sự việc sửa điểm chấn động ở Hà Giang? Dù là lý do gì chăng nữa đều có chung một căn nguyên: Sự gian dối trắng trợn. Một sự phản giáo dục không chấp nhận được. Chỉ riêng Hà Giang hay còn có nơi khác mà chưa phát hiện ra?
Niềm tin về nền giáo dục, niềm tin về sự công bằng trong thi cử sụp đổ. Mất điều gì đều có thể tìm lại được nhưng mất niềm tin rất khó tìm. Đặc biệt, mất niềm tin trong giáo dục thì hiểm họa sẽ khôn lường.
Chắc chắn đây sẽ là "xì-căng-đan thế kỷ" của ngành giáo dục!
Hoàng Thu Hiền (giáo viên Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong - TP HCM)
YẾN ANH - HUY LÂN - ĐẶNG TRINH
3.
Thứ Tư, 18/07/2018 - 09:07
Những phát hiện "bất thường" về phổ điểm thi THPT quốc gia ở Sơn La
Dân trí Từ phân tích dữ liệu điểm thi THPT Quốc gia 2018 của tỉnh Sơn La so với cả nước, GS Nguyễn Văn Tuấn, Viện Garvan (Australia) đưa ra kết quả những bất thường tại đây.
>> Chấm thẩm định ở Hà Giang: Nhiều thí sinh đồng loạt "bay" khỏi top điểm cao nhất cả nước
>> Vụ nâng điểm thi ở Hà Giang: Cần mở rộng làm rõ để tạo sự công bằng cho thí sinh
>> Thủ tướng: Xử lý nghiêm sai phạm kết quả thi cao bất thường tại Hà Giang
Ngay sau thông tin nâng điểm thi gây choáng váng ở Hà Giang chính thức được công bố chiều ngày 17/7, đã rất nhiều ý kiến quan tâm đến điểm thi ở Sơn La.
Khi Bộ GD-ĐT công bố điểm thi, theo bảng thống kê trong top 15 thí sinh có điểm cao nhất kỳ thi THPT quốc gia năm nay, có 2 thí sinh đến từ Sơn La. Đặc biệt là điểm công bố của 2 thí sinh này đều cách xa so với điểm thi thử trước đó diễn ra tại trường.
Cụ thể thí sinh N.D có đến hai điểm 10 cho môn Lịch sử và Tiếng Anh, các môn khác Toán 9,6; Ngữ văn 9,0; Địa lý 8,25, GDCD 7,5. Điểm thi thử hồi tháng 3 của em này là Toán 6,4; Ngữ văn 6,5; Tiếng Anh 5,8; Lịch sử 5,5; Địa lý 4,25; GDCD 5,5.
Còn thí sinh B.N có điểm thi 6 môn lần lượt như sau: Toán 9,8; Ngữ văn 8,75; Lịch sử 7,5; Địa lý 8,25; Giáo dục Công dân 8; Tiếng Anh 9,8. Trong khi điểm thi thử, thí sinh này có điểm Toán: 5; Ngữ văn: 4; Tiếng Anh: 1,2; Lịch Sử: 6,25; Địa lý: 6,25; Giáo dục Công dân: 5,25. Đáng chú ý, điểm thi thử Tiếng Anh của nữ sinh chỉ đạt 1,2 nhưng điểm thi thật lên tới 9,8.
Trước đó, GS Nguyễn Văn Tuấn, Viện Garvan (Australia) đã phân tích dữ liệu điểm thi của Hà Giang và chỉ ra những bất thường trên cơ sở khoa học.
Còn về Sơn La, trao đổi với Dân trí, GS Nguyễn Văn Tuấn thông tin, kết quả phân tích điểm thi của Sơn La cho thấy quả thật có bất thường, tuy mức độ không nghiêm trọng như ở Hà Giang. Điểm thi chênh lệch tập trung ở các môn Lý, Toán.
Phân bố điểm thi môn Toán, Lí, Hóa, và Sinh cho cả nước (màu xanh) và Sơn La (màu hồng). Trong đó mức điểm cao đều "nhô cao" gấp nhiều lần so với kỳ vọng
Phân tích phổ điểm của 8 môn học có thể thấy: Tính trung bình, điểm thi môn toán, lí, hóa và sinh học của Sơn La đều thấp hơn so với cả nước. Chẳng hạn như môn toán, điểm trung bình [độ lệch chuẩn] của Sơn La là 3.43 (1.33), so với cả nước là 4.88 (1.44). Điểm đáng chú ý là độ lệch chuẩn của Sơn La (1.33) thấp hơn so với cả nước (1.44).
Đối với môn Toán, kết quả thi ở Sơn La có vẻ có số thí sinh điểm 9.0 đến 9.8 cao bất thường. Nếu theo phân bố quốc gia, chúng ta kì vọng Sơn La có 6 thí sinh, nhưng trong thực tế thì có đến 30 thí sinh, tức cao hơn 5 lần so với kì vọng.
Phân tích cụ thể hơn bằng bảng số liệu, đối với môn Toán, có thể thấy quả thật Sơn La có vẻ có số thí sinh điểm 9.0 đến 9.8 cao bất thường. Nếu theo phân bố quốc gia, chúng ta kì vọng Sơn La có 6 thí sinh, nhưng trong thực tế thì có đến 30 thí sinh, tức cao hơn 5 lần so với kì vọng.
Đối với môn Lý, thấy có sự bất thường ở ngưỡng điểm cao (trên 9). Tính trung bình, điểm môn Lí của Sơn La là 4.03, thấp hơn so với trung bình quốc gia là 4.96. Ở đây, độ lệch chuẩn không khác nhau đáng kể, chứng tỏ phân bố có cùng dạng. Nhưng phân tích kì vọng cho thấy một lần nữa, số học sinh có điểm 9.0 trở lên là 13 em, trong khi đó theo kì vọng quốc gia thì chỉ có 1 thí sinh. Nói cách khác, số thí sinh có điểm Vật lí cao ở Sơn La chênh lệch gấp 12 lần so với phân bố quốc gia.
Đối với môn Lý, có sự bất thường ở ngưỡng điểm cao, chênh lệch gấp 12 lần so với phân bố quốc gia.
GS Nguyễn Văn Tuấn chia sẻ, thống kê học không trả lời được câu hỏi tại sao Hà Giang hay nơi nào có có điểm cao. Hoặc chỉ trả lời được nhưng cần thêm các dữ liệu như điểm và học lực của các em trong kỳ thi này và các lần thi thi trước đó.
Kết quả phân tích theo thống kê học chỉ mới là bề ngoài, mới thấy cái tín hiệu. Vấn đề quan trọng hơn là tại sao có tín hiệu đó, cần phải có chuyên gia - chứ không phải cơ quan công an - phân tích và xác minh. Nhưng những kết quả phân tích thống kê rất có ích trong việc giúp nhận dạng nơi có vấn đề và tác nhân liên quan đến vấn đề.
Hoài Nam - Lê Phương
http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/nhung-phat-hien-bat-thuong-ve-pho-diem-thi-thpt-quoc-gia-o-son-la-20180718090146843.htm
2.
16 thí sinh ở Hà Giang đạt từ 28 điểm khối A1 giờ cập nhật lại còn bao nhiêu?
PV |
Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang cho biết: "Làm rõ đến đâu, chúng tôi sẽ xử lý đến đấy. Nếu bố mẹ chạy điểm cho con, khi có kết quả chính xác, sẽ xử lý và có kết luận cuối cùng".
Ngày 17/7, ngay khi Bộ Giáo dục và Đào tạo hoàn tất việc chấm thẩm định toàn bộ bài thi trắc nghiệm ở Hà Giang, điểm thi của thí sinh toàn tỉnh được cập nhật lại, thay cho kết quả công bố ngày 11/7, nhiều thí sinh bị giảm điểm rõ rệt.
Theo ghi nhận trên báo Thanh niên, điểm thi THPT quốc gia 2018 do Bộ GD-ĐT công bố hôm 11/7, cả nước có 24 thí sinh khối A1 đạt từ 28 điểm/3 môn trở lên, riêng Hà Giang có 16 em.
Sau khi cập nhật lại, 8 thí sinh không đạt nổi 10 điểm/3 môn thi.
Cá biệt, có những thí sinh tổng điểm cả 3 môn không bằng điểm 1 môn mà trước đó các em được cán bộ khảo thí ở tỉnh Hà Giang "phù phép" trước đó.
Ngoài ra, 3 em thuộc top 11 người có tổng điểm các môn cao nhất cả nước cũng giảm sâu, 3 thí sinh này đều là cựu học sinh trường THPT chuyên tỉnh Hà Giang.
Cụ thể, số báo danh 050002xx có điểm thi công bố ngày 11/7 là 9,8 Toán; 8,5 Ngữ văn và 9,8 tiếng Anh (28,1 điểm khối D), hôm nay trừ Ngữ văn, các môn thi khác đều giảm sâu. Môn Toán của em chỉ còn 5,6; tiếng Anh 6,4, tổng điểm khối D còn 20,5. Các môn thi khác là Lịch sử, Địa lý, Khoa học xã hội của thí sinh này đều bị dưới trung bình, chỉ đạt 2 đến 4 điểm.
Thí sinh có số báo danh 050004xx theo công bố của Bộ ngày 11/7 có tổng điểm khối A cao thứ ba cả nước, với là 28,6 (Toán 9,6; Vật lý 9,5; Hóa học 9,5). Với 9,75 điểm môn Sinh học, em này cũng thuộc tốp đầu cả nước ở khối B với 28,85 điểm. Tuy nhiên, theo kết quả chấm thẩm định, điểm số từng môn của nữ sinh đều giảm mạnh. Toán còn 6,2; Vật lý 4,75; Hóa học 6,75 và Sinh học 7,5. Tổng điểm khối A và B của em giảm 9-10 so với mức công bố trước đó.
Số báo danh 050000xx có điểm Toán từ 9,6 giảm xuống còn 7,4; Vật lý từ 9,75 giảm còn 7, đặc biệt tiếng Anh từ ngưỡng điểm cao 9,6 bị tụt xuống 3,2.
Lý giải trên báo VnExpress về việc học trò đạt điểm cao bất thường, bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Phó hiệu trưởng trường THPT chuyên Hà Giang, cho rằng "học tài thi phận". 2 trong 3 em này là học sinh giỏi có tiếng của trường. Một em còn tham gia đội tuyển Sinh học do chính bà giảng dạy.
Người nhờ nâng điểm có thể bị phạt tù đến 20 năm nếu đưa hối lộ từ 1 tỷ đồng trở lên
Luật sư Vũ Tiến Vinh (Công ty luật Bảo An) thông tin trên báo Zing.vn, hành vi sửa điểm có thể bị xem xét về tội Giả mạo trong công tác, quy định tại Điều 359 Bộ luật Hình sự 2015. Người phạm tội này có thể bị phạt tù lên đến 20 năm, thấp nhất 12 tháng.
Trường hợp người thân học sinh nhờ cán bộ nâng điểm và kèm theo đó là việc trực tiếp hoặc qua trung gian đã hoặc sẽ đưa tiền, lợi ích khác cho ông Lương thì có dấu hiệu của tội Đưa hối lộ, quy định tại Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015.
Hình phạt cao nhất đối với tội này lên đến 20 năm nếu của hối lộ (tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác) trị giá 1 tỷ đồng trở lên. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu - 50 triệu đồng.
Tuy nhiên, nếu chỉ nhờ mang tính chất tình cảm, không có việc đưa hối lộ thì có thể không bị xem xét về tội này. Việc có đưa hối lộ hay không do cơ quan điều tra tiến hành toàn diện, khách quan chứ không chỉ căn cứ vào lời khai từ phía phụ huynh học sinh.
Tổng hợp
1.
Công bố sai phạm thi THPT quốc gia 2018 ở Hà Giang
17/07/2018 13:35 GMT+7
- Có tất cả 114 thí sinh, với hơn 330 bài thi có tổng điểm đã công bố chênh lên hơn 1 điểm so với điểm chấm thẩm định. Không ít thí sinh có tổng điểm chênh lên hơn 20 điểm. Cá biệt có những thí sinh có tổng điểm được làm tăng lên đến 26,8 điểm, thậm chí 29,95 điểm so với điểm chấm thẩm định. Những sai phạm này do một cá nhân của Sở GD-ĐT thực hiện là ông Vũ Trọng Lương, Phó Trưởng phòng Khảo thí.
Công bố sai phạm thi THPT quốc gia 2018 ở Hà Giang |
13h30 ngày 17/7, Bộ GD-ĐT phối hợp với UBND tỉnh Hà Giang tổ chức họp báo tại Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh công bố kết quả rà soát sự việc điểm thi bất thường của các thí sinh ở địa phương này.
Chủ trì cuộc họp có ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng (Bộ GD-ĐT) cùng ông Trần Đức Qúy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đại diện Sở Thông tin - Truyền thông, Công an, Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh Hà Giang.
Đông đảo phóng viên thường trú tại Hà Giang và phóng viên ở Hà Nội lên Hà Giang "túc trực" thông tin từ ngày Thứ Bảy (14/7) cũng đã có mặt.
Hơn 330 bài thi có tổng điểm đã công bố chênh lên hơn 1,0 điểm
Mở đầu buổi họp báo, ông Mai Văn Trinh đã thông báo kết quả rà soát.
Theo đó, tại Hội đồng thi Sở GD-ĐT Hà Giang, tổ công tác đã tiến hành chỉ đạo, giám sát việc rà soát toàn bộ các khâu của kỳ thi.
Các bài thi môn thi tự luận (môn Ngữ văn được đối chiếu điểm thi với biên bản thống nhất điểm; đối chiếu kết quả thi trên biên bản thống nhất điểm với kết quả đã công bố. Kết quả cho thấy hoàn toàn chính xác, trùng khớp.
Gian lận xảy ra ở các bài thi trắc nghiệm. Qua xác minh cho thấy có dấu hiệu nâng kết quả điểm thi của thí sinh.
Bằng các biện pháp kỹ thuật và nghiệp vụ, tổ công tác đã xác nhận dữ liệu ảnh quét các Phiếu trả lời trắc nghiệm gốc của thí sinh được hoàn thiện trước ngày 3/7 hiện vẫn còn nguyên vẹn, không bị sửa chữa, thay thế. Tuy nhiên, kết quả thi của một số thí sinh có dấu hiệu cao bất thường.
Từ thực tế nói trên, ngày 14/7, Ban Chỉ đạo thi THPT tỉnh Hà Giang đã đề nghị Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia tiến hành chấm thẩm định toàn bộ các bài thi trắc nghiệm của tất cả các thí sinh ở đây.
Ngày 15/7, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT thành lập hội đồng chấm thẩm định bài thi trắc nghiệm.
Hơn 330 bài thi của thí sinh Hà Giang bị sửa điểm |
Kết quả chấm thẩm định cho thấy:
- Có 102 bài thi Toán đã chênh lên từ 1,0 điểm đến 8,0 điểm (điểm chấm thẩm định là 1,0; điểm đã công bố là 9,0 điểm);
- Có 85 bài thi Vật lý đã chênh lên từ 1,0 điểm đến 7,75 điểm (điểm chấm thẩm định là 1,0; điểm đã công bố là 8,75 điểm);
- Có 56 bài thi Hóa đã chênh lên từ 1,0 điểm đến 8,75 điểm (điểm chấm thẩm định là 0,75; điểm đã công bố là 9,5 điểm);
- Có 08 bài thi Sinh đã chênh lên từ 1,0 điểm đến 4,25 điểm (điểm chấm thẩm định là 4,75; điểm đã công bố là 9,0 điểm);
- Có 09 bài thi Lịch sử đã chênh lên từ 1,0 điểm đến 7,25 điểm (điểm chấm thẩm định là 2,5; điểm đã công bố là 9,75 điểm);
- Có 03 bài thi Địa lí đã chênh lên từ 1,25 điểm đến 3,0 điểm (điểm chấm thẩm định là 6,0; điểm đã công bố là 9,0 điểm);
- Có 52 bài thi tiếng Anh đã chênh lên từ 1,4 điểm đến 7,8 điểm (điểm chấm thẩm định là 1,2; điểm đã công bố là 9,0 điểm);
Có tất cả 114 thí sinh, với hơn 330 bài thi có tổng điểm đã công bố chênh lên hơn 1,0 điểm so với điểm chấm thẩm định. Không ít thí sinh có tổng điểm chênh lên hơn 20 điểm so với điểm chấm thẩm định. Cá biệt có những thí sinh có tổng điểm được làm tăng lên đến 26,8 điểm, thậm chí 29,95 điểm so với điểm chấm thẩm định.
Qua chấm thẩm định cũng cho thấy một số bài thi có điểm tăng hơn so với điểm đã công bố từ 0,2 đến 1,0 điểm. Cá biệt có 3 bài thi môn GDCD có điểm chấm thẩm định tăng hơn 5,75 điểm so với điểm đã công bố.
Hội đồng chấm thẩm định quyết định: kết quả chấm thẩm định được sử dụng để thay thế cho toàn bộ kết quả chấm bài thi trắc nghiệm do Hội đồng thi Sở GD-ĐT Hà Giang công bố ngày 11/7. Kết quả chấm thẩm định này được sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh ĐH, CĐ trung cấp năm 2018.
Ông Trinh khẳng định:
"Hành vi nâng điểm thi cho thí sinh trong khi chấm thi đã vi phạm rất nghiêm trọng quy chế thi. Bộ GD-ĐT kiên quyết chỉ đạo xử lý nghiêm các cá nhân, tập thể vi phạm, theo quy định của pháp luật để đảm bảo kỷ cương, nghiêm túc của Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 và cả cho những năm tiếp theo".
Một lãnh đạo phòng khảo thí: Sửa 6 giây cho một trường hợp
Sau phần thông tin của ông Trinh, các báo đã đặt nhiều câu hỏi liên quan đến gian lận "ngoài sức tưởng tượng" này.
Đại diện của A83 - Cục An ninh Chính trị nội bộ (Bộ Công an) thông báo: Hàng năm, máy tính để quét xác nhận được Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang phân công cho ông Vũ Trọng Lương (phó Trưởng Phòng Khảo thí) phụ trách trực tiếp. Ông Lương cũng được phép sử dụng máy tính này để thao tác vị trí công việc hàng ngày và có kết nối mạng.
Chính vì vậy vào ngày 27/6, sau khi Bộ GD-ĐT công bố đáp án thi, ông Lương đã lên mạng tải toàn bộ đáp án ấy về và chuyển vào phần mềm Ecxel lưu trong máy. Ngoài ra, qua khai thác từ ông Lương, A83 được biết có rất nhiều tin nhắn gửi đến số điện thoại cá nhân. Căn cứ vào đó, ông Lương đã nhập số báo danh vào trong máy tính, đồng thời đem máy tính đến phòng quét xử lý trắc nghiệm.
Trong quá trình quét xử lý trắc nghiệm như thế,ông Lương đã tiến hành các thao tác. Sau khi quét được file ảnh để chuyển sang file Excel, ông Lương đã copy đáp án sang dán vào file text.
"Chúng tôi đã yêu cầu anh ấy thực hiện và quay lại toàn bộ chỉ mất 6 giây/ 1 trường hợp" - đại diện A83 cho hay.
"Như vậy, chúng tôi thấy quy trình bảo mật liên quan đến giám sát của công an cũng như của thanh tra Bộ, thanh tra Sở là chưa chặt chẽ, để cho anh Lương có thể thực hiện cả một quá trình mà các thành viên trong ban giám sát vẫn đang ngồi đây. Những thành viên khi tham gia giám sát cũng không nắm được quy trình và tháo tác nên để cho anh Lương qua mặt về việc này. Đấy là khe hở mà chúng tôi nghĩ cần phải củng cố để đảm bảo cho các kỳ thi sau" - dại diện A83 bổ sung thêm.
Sẽ làm tiếp xem có hay không sự tiếp tay
Cả một khoảng thời gian từ 12h đến 14h38, ông Lương đã chuyển được hòm chấm thi trắc nghiệm chứa bài thi trắc nghiệm về đặt tại phòng khảo thí Sở. Trong khoảng thời gian hơn 2 giờ đồng hồ này, ông Lương khai đã mở khóa niêm phong, rút bài ở các túi, sau đó tẩy xóa và sửa theo đáp án chuẩn.
"Đây là quy trình chúng tôi đã quan sát lại qua camera do Sở GD-ĐT lắp. Trong toàn bộ quá trình ấy cũng chưa phát hiện thêm cá nhân nào phối hợp với anh Lương trong suốt 2 giờ đồng hồ".
"Tuy nhiên, trên thực tế ngày hôm qua, chúng tôi phải làm việc từ 8 giờ tối đến 1 giờ sáng với nguồn lực gần 10 con người thì mới có thể rút bài ra kiểm tra và xác định, đối sánh xem có sự sửa đổi không. Chúng tôi thấy nếu chỉ thực hiện một mình thì có lẽ rất khó đối với anh Lương. Đây là một vấn đề đặt ra, chúng tôi sẽ phải tiếp tục làm tiếp để xem có hay không sự tiếp tay của một số đối tượng có liên quan".
Ông Trần Đức Quý - Trưởng ban chỉ đạo kỳ thi THPT quốc gia của Hà Giang nhận trách nhiệm về Ban để xảy ra sự việc trên. Ông Quý cho biết, việc sai phạm này trước tiên là động cơ không trong sáng. |
"Bài học xương máu cho Hà Giang"
"Là Trưởng ban chỉ đạo, tôi xin nhận trách nhiệm về ban vì đã để xảy ra sự việc trên. Tôi cho rằng động cơ của sự việc này là động cơ không trong sáng. Trong một kỳ thi có nhiều đối tượng thi. Con em của lãnh đạo thi, người thân của lãnh đạo thi nhưng tôi nghĩ không có chuyện lãnh đạo nói phải đưa con tôi vào trường đại học nào cả. Nếu sai ở đâu, vào ai thì chúng tôi sẽ trả lời sau vì cơ quan điều tra vẫn đang thẩm định" - ông Trần Đức Qúy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trả lời các chất vấn của phóng viên.
Ông nói rằng đã làm được việc “Trả lại điểm thực chất cho các em, tạo sự công bằng cho các thí sinh, tạo niềm tin cho người dân Hà Giang cũng như người dân cả nước”.
Theo ông, có những điều không lường trước được. Đây cũng là bài học xương máu để giáo dục Hà Giang có những giải pháp để khắc phục điểm này.
Ông Vũ Văn Sử, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Giang |
"Về cán bộ vi phạm và trách nhiệm của Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Giang, trách nhiệm đến đâu sẽ xử lý đến đó. Chúng tôi không thoái thác trách nhiệm" - ông Qúy khẳng định.
Ông Vũ Văn Sử, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Giang nói "trách nhiệm và xử lý đến đâu, chúng tôi xin hoàn toàn chấp nhận. Trong khoảng thời gian rất ngắn chúng tôi làm thâu đêm suốt sáng, và bây giờ có kết quả trước dư luận. Chúng tôi không dung túng cho những tiêu cực. Chúng tôi làm hết sức để đem lại cho xã hội niềm tin".
Không vì một điểm đen mà ảnh hưởng đến đại cuộc
"Không thể để vì một điểm đen mà ảnh hưởng đến đại cuộc, hàng triệu thí sinh hàng triệu gia đình đã ủng hộ, đồng thuận với kỳ thi" - ông Mai Văn Trinh phát biểu tại cuộc họp báo.
Trả lời các câu hỏi về kỳ thi, ông Trinh nói:
Dưới sự tổ chức, chủ trì của Sở GD-ĐT, các trường ĐH, CĐ phối hợp, cứ sau mỗi năm đều có sự điều chỉnh kỹ thuật để tốt hơn. Năm 2018, giải pháp ky thuật rất cơ bản được đặt ra là: Phải giữ niêm phong bằng tem niêm phong chuyên dụng, dễ rách, dùng 1 lần. Trên đó, ngoài chữ ký của cán bộ coi thi phải có thêm chữ ký của trưởng điểm thi và phó trưởng điểm thi của các trường ĐH (những người này đã phải đăng ký chữ ký). Như vậy, trong mọi quá trình giao nhận túi đựng phải bảo đảm vẫn còn niêm phong.
Ông Mai Văn Trinh |
"Cho đến giờ phút này, kể cả tại Hà Giang, chúng tôi chưa bắt gặp trường hợp nào túi đựng bài thi gốc mang về có dấu hiệu bóc niêm phong".
Ông Trinh nói đa số các điểm thi trên cả nước đều khẳng định kỳ thi nghiêm túc. Do đó, "trong một diện thi lớn như vậy có điểm bất thường như Hà Giang là những điểm xấu xí, chúng ta kiên quyết xử lý đến cùng, nghiêm túc".
Trả lời về "bài học" từ sự cố này ở phần cuối của buổi họp báo kéo dài hơn 40 phút, ông Trinh nói vắn tắt 3 bài học.
"Qua sự việc của Hà Giang, chúng tôi cũng thấm thía và rút ra bài học rằng: Quy trình đã tốt rồi, nhưng con người trong quy trình ấy có vai trò quyết định đến mọi công việc. Do đó, việc lựa chọn con người tham gia các khâu là hết sức quan trọng. Thứ hai, cần tăng cường cơ chế quản lý trong thực hiện quy trình. Thứ ba là tiếp tục tăng cường sử dụng các thiết bị phương tiện kỹ thuật để hỗ trợ con người trong các quá trình. Những điều này chúng tôi sẽ cân nhắc hợp lý để đưa vào kỳ thi trong những năm tới".
Thanh Hùng - Kiên Trung - Đình Hiếu
Đồ họa: Vũ Dung, Nguyễn Thảo
Liệu còn những "Hà Giang chưa bị lộ"?
Dư luận đặt câu hỏi: Liệu còn có những Hà Giang khác trong kỳ thi này? Và 1, 2 cá nhân đơn lẻ có thể làm được việc này hay không?
Những kết quả bất thường trong bài thi THPT quốc gia 2018 của Hà Giang
Ở khối D7 (Toán, Hoá, Anh), cả nước có 5 thí sinh có mức tổng điểm từ 28 trở lên, thì Hà Giang đã chiếm tới 4.
Kiểm tra bất thường điểm thi Hà Giang: “Chúng tôi đang làm việc rất nỗ lực”
Liên quan đến quá trình kiểm tra bất thường về điểm thi THPT quốc gia năm 2018 tại Hà Giang, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) cho biết hiện vẫn đang trong quá trình xử lý, xem xét hoàn thiện các khâu.
Phó Chủ tịch Hà Giang: “Trở về điểm thực, không bao che sai phạm”
Ông Trần Đức Quý, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết trước nghi vấn điểm thi THPT quốc gia bất thường, Hà Giang xác định sai đến đâu xử lý nghiêm đến đấy, kể cả liên quan đến hình sự.
Hà Giang cửa đóng then cài, nấu ăn tại chỗ để rà soát nghi vấn bất thường thi THPT quốc gia
Đoàn công tác của Bộ GD-ĐT tiếp tục phối hợp với UBND tỉnh Hà Giang, Sở GD-ĐT Hà Giang để làm rõ thông tin về điểm thi cao bất thường tại địa phương này.
Nghi vấn điểm thi bất thường ở Hà Giang: "Ho một tiếng cũng đã có biên bản"
Một số ý kiến đang hướng sự nghi ngại về công tác chấm thi của tỉnh Hà Giang vì phổ điểm thi khác với quy luật thường lệ khi số bài thi điểm trên 9 nhiều hơn hẳn số có điểm từ 8 - dưới 9.
.
II. BÌNH LUẬN
.
7.
"
7.
"
Mình vẫn nhớ...
Năm 2011 ra trường, trobg lúc chờ đợi thi tuyển vào các trường, mình có dạy thêm tiếng Anh cho con của một ông làm ở Bộ, ông này là em của một Thiếu tướng quân đội. Ông ấy chuyên nhập lậu ô tô về bán nên giàu ngất trời. Có đợt trả tiền lương cho mình, hắn dẫn mình vào một nhà hàng sang trọng ăn uống. Ở đó có một người bạn của hắn đến vay nửa tỉ để đút cho con cái ghế vào Trung cấp cảnh sát...
Năm 2012, chấm thi ĐH Học viện An ninh.
Năm 2018, sự kiện Hà Giang, (có lẽ sẽ dc ghi trobg sách về giáo dục tới đây chăng?) càng củng cố nghi vấn của mình.
Nếu mún biết thêm chi tiết, có thể đến phỏng vấn mình tại Singapore. Haha
Cái ông miệng cười nói ra mùi này có nói đoạn các bạn abc kia học hành chăm chỉ, ngày tập luyện, đêm ôn thi đến má hóp đít tóp. Điều này có đúng với rất rất ít trường hợp, (trước kia có lẽ đúng nhìu hơn), con cả một tập thể thì ... Xem lại hehe
Giáo viên của 35 chiến sỹ có điểm thi cao bất thường: ‘Sẽ kiện ai nói các chiến sỹ có học lực trung bình’
"
5. Bác Quách Tuấn Ngọc bình luận tiếp
"
13 năm thi ĐH 3 chung. Năm nào Cục CNTT cũng thống kê kết quả. Trong đó lần đầu tiên khái niệm phổ điểm được tôi đưa ra năm đầu 2002. Rồi bản đồ Việt Nam theo điểm trung bình. Rồi danh sách tốp 200 trường. Rồi danh sách thí sinh đạt 27 điểm trở lên, trong đó có những thí sinh đạt điểm cao ở cả 2 khối thi.
Kỷ niệm 1. Phóng viên các báo như Quý Hiên báo Tiền phong, Vũ Thơ báo Thanh Niên hóng danh sách này rồi lên đường đến tận nơi ở tìm hiểu các thí sinh này để tôn vinh.
Kỷ niệm 2. Nhiều Sở GD&ĐT cử người hóng danh sách để về kịp tổ chức tổng kết và tôn vinh các thí sinh. Không khí trang trọng và phấn khởi như ở Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Hải dương, Nam Định, Vĩnh Phúc.
Kỷ niệm 3. Các Sở có điểm thi thấp như An Giang cũng hóng thông tin để về chấn chỉnh rút kinh nghiệm trong dạy và học.
Kỷ niệm 4. Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân đi công tác các tỉnh. Bao giờ cũng bảo: Ngọc cho anh thông tin thống kê đi. Các tỉnh ngạc nhiên sao Bộ trưởng nắm rõ tình hình tỉnh ta thế.
Còn bây giờ. Những thống kê kiểu như danh sách tốp này tốp nọ và các thí sinh đạt điểm cao đa phần đem lại cảm giác ngược lại. Ban đầu là sự nghi ngờ. Rồi đến sự khinh bỉ khi câu chuyện gian lận vỡ lở. Và rồi đi đến sự mất lòng tin.
Hệ quả: Tỉnh Hải Dương bị tụt ra khỏi tốp 10 vì có những gương mặt mới nổi khác.
Chốt lại là sự tiếc nuối một thời 3 chung. Tuy có vất vả đi lại nhưng mà là kết quả rất đẹp.
Vấn đề phía trước là việc nghiêm túc và thành tâm rút kinh nghiệm, cải cách để lấy lại niềm tin vừa bị đánh mất từ 3 năm nay. Khởi điểm là 2015 và thấm thoắt đã được 4 mùa thi theo kiểu này.
https://www.facebook.com/quachtuan.ngoc/posts/1912369888785809
4.
Vụ Hà Giang: Xin đừng làm hại quan chức và các GS, TS!
Bùi Hải |
Rất nhiều thứ lỗi khó hiểu trong vụ sửa điểm vô tiền khoáng hậu này, có thể đã "vô tình" làm hại một số lãnh đạo.
Đầu tiên, lỗi lớn nhất là tại... cư dân mạng.
Kỳ thi vừa được người có trách nhiệm đánh giá là "tổ chức nghiêm túc, khách quan, an toàn và nhẹ nhàng, được nhân dân các địa phương ủng hộ. Tôi thấy cơ bản là thành công".
Trước đó, một người có trách nhiệm khác của ngành giáo dục, cũng đã kết luận: "Đặc biệt, kết quả của kỳ thi vẫn đảm bảo độ tin cậy để các trường yên tâm sử dụng tuyển sinh".
Thế mà, chỉ vì sự "tinh quái" của cư dân mạng, đã vô tình làm "việt vị" hoàn toàn những quan chức trước đó rất hài lòng với kỳ thi. Cư dân mạng cũng đã biến "kỳ thi thành công" thành "kỳ thi không thành nhân" chưa từng có trong lịch sử thi cử ở đất nước sợ thi như sợ cọp này.
Lỗi thứ hai thuộc về mấy học sinh ở Hà Giang. Các em là người đầu tiên phát hiện và than vãn về việc bạn học của mình có điểm số khủng trong một kỳ thi mà ngay cả GS toán học cũng không thể giải hết đề trong 90 phút.
Sự than vãn đó hóa ra đã vô tình "làm hại" uy ín của nhiều tiến sĩ, của lực lượng hùng hậu các chuyên gia về khảo thí và chất lượng của ngành giáo dục.
Vì có người đặt câu hỏi rằng: Tại sao, nhiều TS với bằng cấp long lanh như vậy, mà không phát hiện ra những bất thường của vụ Hà Giang, lại để mấy học sinh non nớt tung nghi vấn đó lên mạng xã hội?
"Mùi khăn khẳn" của điểm thi Hà Giang, cũng không được "giác quan thính nhạy" của hệ thống học hàm, học vị ngửi ra, mà phải nhờ đến công lao của mấy thầy giáo luyện thi mãi dưới Hà Nội.
Ông Triệu Tài Vinh, Bí thư Hà Giang đã "rất buồn" khi bài thi của con gái ông bị tự ý sửa. Ông bảo "không hề biết, không hề chỉ đạo sửa điểm". Nếu những lời này là thật, thì những kẻ "tự ý nâng đỡ không trong sáng" con gái ông, thật đáng trách. Họ đã "vô tình" làm hại ông.
Còn nhớ, năm 2017, sau khi dư luận ồn ã chuyện cả họ làm quan, ông Nguyễn Hữu Tuấn, quyền Chánh thanh tra Bộ Nội vụ đã nêu ra trường hợp của bà Phạm Thị Hà, PGĐ Sở NN&PTNT (vợ ông Triệu Tài Vinh) được bổ nhiệm khi chưa đủ điều kiện.
Trước đó, ông Vinh khẳng định, từ năm 2009, ngành Nông nghiệp đã đề xuất vợ ông làm PGĐ Sở, nhưng cả hai vợ chồng ông đều xin không làm. Thế mà cuối cùng, năm 2013 "họ lại vẫn cứ trình" nên bà Hà mới được bổ nhiệm.
Chính sự "cố tình trình" này (theo ông Vinh nói là đi ngược lại nguyện vọng của bà Hà) đã khiến ông Vinh mang tiếng.
Sự cố điểm thi năm nay ở Hà Giang chưa có những kết luận cuối cùng, nhưng đã có thể thấy não trạng của ông Vũ Trọng Lương có vấn đề, cố tình làm cái việc mà người ta không muốn và thấy rất buồn.
Cái lỗi thứ 3, có lẽ thuộc về việc vận dụng "tư duy 4.0 trong giáo dục". Công nghệ đã phát huy hiệu quả khi phục vụ các kỳ thi, không ai phủ nhận điều đó.
Nhưng việc ông Vũ Trọng Lương được thoải mái rút bài thi đã niêm phong và dùng công nghệ để sửa điểm mỗi bài chỉ trong 6 giây, lại khiến chúng ta giật mình.
TS Lương Hoài Nam, một "kẻ trăn trở" nhiều về giáo dục nước nhà than rằng: Ông đã gửi biết bao tâm thư, đề án về giáo dục cho lãnh đạo ngành, nhưng không hề nhận được hồi âm nào. Thứ ông nhận được chỉ là sự im lặng tuyệt đối.
Nhà báo Hoàng Hải Vân thì đặt ra một câu hỏi khác: Sự việc ở Hà Giang to thế nhưng gần như không thấy một GĐ Sở Giáo dục nào lên tiếng.
Sự im lặng ấy, khác hẳn với tốc độ 6 giây của ông Lương và hoàn toàn không giống với tư duy thời 4.0: tương tác, đa chiều, nhanh nhạy. Nó giống tư duy 0.4 hơn.
Nhưng bạn đọc, đừng chỉ nhìn vào mặt tối, sự kiện Hà Giang còn phát đi những vấn đề rất mở: Những cú sửa điểm 6 giây cho thấy, khả năng vận hành công nghệ của một số cán bộ giáo dục là không tồi. Nếu khả năng ấy được vận hành theo chiều tích cực, hẳn nhiên, nó sẽ xoa dịu được những cái đầu nóng và độ nóng của vài chiếc ghế.
Biết đâu, một ngày nào đó, khi gửi tiếp tâm thư lần thứ 6, TS Lương Hoài Nam sẽ nhận được phản hồi của ai đó sau 6 ngày, hoặc chí ít là 6 tháng, chứ không phải 6 năm…
3.
Tôi tin và... tôi không tin!
Tôi tin là ông Triệu Tài Vinh không nhờ ông Lương kia nâng nâng điểm cho con mình. Vì dù sao, ông là Bí thư Tỉnh ủy, ông còn có sĩ diện , có liêm sỉ của mình. Không ai ngu dại gì đi nhờ cấp dưới làm một việc bậy bạ như vậy. Hơn nữa, ông vẫn tin là con gái ông học giỏi, cho nên " chẳng phải xin xỏ, nhờ vả bố con thằng nào".
Nhưng tôi không tin việc ông Lương nâng điểm cho con ông Vinh là " vô tư", là " trong sáng", là " bất vụ lợi". Ông Lương không bị điên mà dám làm việc tày đình như vậy? " Chưa thấy quan tài, chưa rỏ lệ"... Tốt nhất là cứ khởi tố, đưa ông ấy nhập kho ( mà nên đưa về Bộ điều tra, chứ để Hà Giang, khéo lại hỏng)... Có thế thì mới biết ông ấy nâng điểm là vì lý do gì?
Tôi không tin là học sinh bây giờ học giỏi đến mức thi đỗ đến hơn 97%... Và thưa Bộ trưởng Nhạ, nếu đỗ cao như vậy, thì nên bỏ quách kỳ thi trung học, tập trung cho kỳ thi đại học một cách " tử tế". Còn kỳ thi 2 trong 1 như thế này, kiểu gì thì cũng có gian lận. Loại trừ việc Bộ ôm hết bài về mà chấm... Hoặc " chấm chéo"...
Tôi tin là chuyện gian lận thi cử ( như ở Hà Giang), có trên toàn quốc. Chỉ có là tỉnh nhiều, tỉnh ít mà thôi. Vân đề bây giờ Bộ trưởng Nhạ có dám làm một cuộc đại phẫu hay không?
Tôi tin là với cách tuyển dụng người của ta như hiện nay - nghĩa là trọng chủ nghĩa bằng cấp - thì việc gian lận thi cử, việc chạy bằng, chạy điểm, chạy trường... sẽ không bao giờ hết và sẽ không bao giờ kiếm được người có Tài.
Vô vàn những sai lầm trong các quyết sách của ngành giáo dục nhiều năm qua đã phá nền giáo dục. ( Nhưng không có ai phải chịu trách nhiệm cả)
Chủ nghĩa bằng cấp cộng với thói sĩ diện hão của người Việt, thói háo danh của người Việt - Cũng là nguyên nhân để ngành giáo dục nước Việt xuống dốc thê thảm như thế này !
Tôi tin chắc như vậy!
https://www.facebook.com/kim.trieu.90813/posts/509262479510050
2.
Thi cử trước đây diễn ra khá nghiêm túc, nhưng từ cuối những năm 70 và nhất là từ những năm 80 thì càng ngày càng “nhảm”. Sau khi ông Nguyễn Thiện Nhân chống những tiêu cực trong thi cử thất bại vào năm 2006 – 2007 thì nó tệ hại một cách toàn diện. Đến lúc này, bọn người xấu đã khẳng định không ai có thể làm gì được nên họ tha hồ “tác yêu tác quái”. Chỉ có mỗi giới lãnh đạo là vẫn năm nào cũng trơ trẽn nói "kỳ thi đã diễn ra nghiêm túc, đúng quy chế".
Từ cách đây dăm năm, tôi đã có loạt bài nói về việc này.
https://www.facebook.com/duong.dinhgiao/posts/2058651457487862
CHUYỆN THI CỬ
1. Trước 1955, vùng tự do (do ta kiểm soát) ở Việt Bắc có 3 trường cấp 3 (tương đương PTTH này nay) là Hùng Vương (Phú Thọ), Lương Ngọc Quyến (Thái Nguyên) và Tân Trào (Tuyên Quang), khu 4 có 2 trường Lam Sơn (Thanh Hóa) và Huỳnh Thúc Kháng (Nghệ An). Gọi là trường nhưng mỗi nơi chắc cũng chỉ khoảng chục lớp. Cả Hà Nội khi ấy là vùng tạm chiếm cũng chỉ có 3 trường: Trưng Vương (dành cho nữ sinh), Chu Văn An và Nguyễn Trãi. Sau khi tiếp quản Hà Nội, mới có thêm trường Phổ thông cấp 3 dành cho học sinh từ vùng tự do về Hà Nội vì ở hai nơi thực hiện hai hệ thống giáo dục khác nhau. Còn các tỉnh, nhiều nơi chưa có trường cấp 3, ai muốn học, phải về Hà Nội trọ học. Mãi tới đầu những năm 60, mỗi tỉnh mới có 1, 2 trường cấp 3. Các trường được mở ra hầu khắp các huyện từ năm 1965, khi chiến tranh mở rộng ra miền Bắc. Thêm trường trước hết để phân tán, tránh tập trung đông nguời. Có lẽ tổng số trường ở miền Bắc khi ấy chưa bằng số trường của một tỉnh hiện nay.
Vì ít trường, giáo viên và học sinh đều được chọn lọc tương đối kỹ càng nên mọi mặt trong đó có thi cử đều được thực hiện tương đối nghiêm túc. Điều kiện vật chất rất thiếu thốn nhưng tinh thần, thái độ làm việc vẫn còn ảnh hưởng từ thời “thực dân đế quốc” nên dù chắc chắn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, sai sót, thậm chí cả gian lận nhưng tất cả đều chưa trở thành phổ biến. Năm ấy, không hiểu trường tôi được ở đâu cho một cái máy phát điện (khi ấy gọi là cái máy nổ). Thế là tháng chuẩn bị cho kỳ thi, nhà trường đi xin “xăng” ở mấy đơn vị bộ đội dạy lái xe, tổ chức chạy máy nổ để học sinh tới trường ôn tập (mọi năm học sinh cũng tập trung nhưng đều phải dùng đèn dầu). Cái máy chỉ thắp sáng được khoảng chục bóng đèn loại 40W nhưng đã là niềm tự hào của cả thầy lẫn trò. Cái máy nổ khi ấy được coi là “của hiếm”, chỉ có một nguời biết sử dụng, đó là một anh giáo viên dạy Lý. Tới kỳ thi, chắc cũng để “khoe” với giáo viên các trường bạn, nhà trường quyết định không cử anh đi coi thi, giữ ở lại trường, tối đến, chạy máy nổ phục vụ Hội đồng coi thi. Đến buổi thi môn Vật lý, mọi người đều thấy thầy dạy môn ấy suốt buổi ngồi dưới một gốc cây giữa sân trường, chăm chú đọc cuốn sách. Có nguời hỏi, sao không vào nhà ngồi mà đọc. Anh ấy cười, trả lời rằng: ngồi đây để mọi người thấy mình hoàn toàn không có chuyện gì “dính dáng” đến thi cử. Chẳng ai bắt, nhưng lòng tự trọng khiến anh đã có sáng kiến để mọi người “chứng giám” cho sự trong sáng của mình. Những ngày thi cử nhiều khi nóng nực đến kinh nguời. Đã có một số lớp học được lợp ngói, nhưng vì nhà thấp nên vào những ngày nắng nóng, lớp học chẳng khác gì cái lò bánh mì. Học sinh tất nhiên phải chịu cái nóng nung nguời để ngồi làm bài, nhưng giám thị cũng ai ở vị trí đó, rất nghiêm chỉnh, mắt luôn theo dõi học sinh, chỉ có một tay phe phẩy cái quạt nan, một tay cầm khăn lau mồ hôi. Lưng áo ai cũng ướt đẫm nhưng không thấy ai dám bỏ ra ngoài.
Đi coi thi, chấm thi khi ấy được coi là một nhiệm vụ. Hàng tháng hưởng lương, trừ những ngày hè được nghỉ, còn không đi dạy thì đi coi, chấm thi. Không ai nghĩ đến có tiền thù lao. Khoản duy nhất được thêm là tiền nước uống ở Hội đồng chấm thi. Số tiền ít lắm nên chẳng ai lĩnh. Tới hôm họp tổng kết, Tổ trưởng thường mua bánh rán, mỗi nguời được vài ba cái, coi như liên hoan chia tay.
2. Trước 1975, trong kỳ thi Tốt nghiệp phổ thông, Bộ Giáo dục có quy định điều động khoảng 50% giám thị và giám khảo tới tham gia việc coi, chấm thi ở tỉnh ngoài. Như vậy, mỗi phòng thi có hai giám thị của hai trường khác nhau (không được có giáo viên trường sở tại) và mỗi bài thi bao giờ cũng được chấm bởi hai giám khảo của hai tỉnh khác nhau. Cách làm này có rất nhiều điều lợi. Trước hết tính nghiêm túc, tinh thần trách nhiệm được đề cao. Giáo viên được chọn đi làm nhiệm vụ ở tỉnh ngoài là nguời được tin cậy về nhiều mặt, vì thế họ luôn đúng mực và thực hiện tròn bổn phận, vừa do tự trọng, vừa là để giữ “tiếng” cho tỉnh mình. Chủ tịch Hội đồng chấm thi ở mỗi tỉnh cũng chỉ là một Hiệu trưởng nhưng do Bộ lựa chọn, cử tới nên ông ta không chịu sức ép của chính quyền địa phương. Những nguời giúp việc đều do ông ta đưa tới, vì thế, thái độ làm việc chung thường là “thẳng như nòng súng, rắn như hòn đạn” (nói theo cách của nhà văn Nguyễn Công Hoan). Còn nhớ năm 1973, với tư cách giáo viên tỉnh ngoài được cử về Hà Nội làm nhiệm vụ: Qua kiểm tra hồ sơ, Hội đồng coi thi phát hiện ở trường V. có 4 học sinh mặc dù học bạ ghi phải ở lại lớp 8 (hoặc lớp 9) nhưng vẫn học lớp 9 rồi lên lớp 10, Hội đồng quyết định xóa tên khỏi danh sách vì như thế là không đủ điều kiện dự thi. Hiệu trưởng trường này là vợ một ông Tướng (cực hiếm khi ấy) vốn có “truyền thống” coi Giám đốc Sở chẳng ra gì làm đủ cách để “chữa cháy”. Nhưng Chủ tịch Hội đồng coi thi là một nguời không thuộc quyền quản lý của Hà Nội, nên ông ta cứ đúng theo quy chế mà làm. Cũng có thể sự việc này chỉ có tác dụng nhắc nhở mỗi khi làm chuyện khuất tất cần phải cẩn trọng kẻo “cái sẩy nảy cái ung” nhưng dù sao nó cũng là một biểu hiện của sự nghiêm túc. Một chuyện nữa: khi lên điểm, Chủ tịch Hội đồng chấm (một Hiệu trưởng ở Nghệ An) đã “cảnh giác” chỉ sử dụng các giáo viên tỉnh ngoài, giám khảo của Hà Nội không được “lai vãng”. Qua ngày đầu kiểm tra, bỗng phát hiện có một bài thi bị điểm “1” mà trong bảng điểm ghi thành “10”, Chủ tịch bèn hạ lệnh, khi lên điểm tất cả các bài thi có điểm “0” và “1” đều phải báo để ông tới ký, xác nhận sau khi tận mắt thấy bài thi. Chuyện này không có trong Quy chế, nhưng ý thức trách nhiệm khiến nguời chủ trì công việc có những biện pháp kịp thời để đảm bảo không thể gian lận. Mọi việc xong xuôi, ông Chủ tịch gửi kết quả lên Bộ, không cần quan tâm tỷ lệ đỗ cao hay thấp. Thế là hết trách nhiệm, có thể yên tâm “lên đường về nước”, không chịu bất kỳ sức ép nào. Cho nên, những năm 70 về trước, thi Tốt nghiệp, trường nào đỗ được 80% đã là giỏi lắm.
Ai được cử đi coi, chấm thi ở tỉnh ngoài chứng tỏ được tin cậy. Nhưng nó chỉ có giá trị tinh thần, còn về vật chất thì thật cơ cực. Phương tiện đi lại khó khăn khiến giáo viên khá vất vả. Nhớ năm được cử đi Hà Bắc: đi tàu hỏa từ Hà Nội lên Bắc Giang, cuốc bộ tới Ty Giáo dục ở nơi sơ tán, đến lúc ấy mới biết được phân công về coi thi ở trường Hàn Thuyên (thuộc thị xã Bắc Ninh) và chấm thi luôn ở đấy. Thế là lại lóc cóc ra ga, đợi tàu về Bắc Ninh, rồi bằng xe “căng hải” tới trường Hàn Thuyên cách nhà ga hơn 2 cây số. Ba ngày coi thi ăn ở ngay tại trường. Chỗ ở chỉ là lớp học, ngủ trên hai cái bàn học sinh ghép lại (chăn, chiếu, màn phải mang theo). Các bữa ăn ba hôm coi thi được trường sở tại lo nên còn tươm tất (cũng là do hiếu khách thôi, chưa mang tính chất mua chuộc như bây giờ). Nhưng suốt chục ngày chấm thi thì … đói. Có hôm mấy “giám khảo trường thi” nguời tỉnh ngoài buổi tối phải mượn xe đạp, đèo nhau ra thị xã tìm cái ăn. Quanh quẩn mãi không tìm được gì, cuối cùng đành mua mấy quả dưa bở vào ngồi nhờ quán nước trước cửa Nhà thờ chấm muối. Khổ thật, vất vả thật, nhưng nhiều nguời vẫn thích. Vì đó là những dịp hiếm có để được “biết đó biết đây”. Du lịch khi ấy chưa phổ biến, đi chấm thi trở thành dịp để mở mang tầm mắt, để thoát khỏi sự quẩn quanh trong một phố huyện nghèo với những ánh đèn dầu le lói.
Hà Nội thì hiếu khách hơn. Giáo viên về coi chấm thi được ăn ở tại Nhà khách của Ủy ban trên phố Lê Thái Tổ (gần báo Hà Nội mới bây giờ). Hôm kết thúc, được Ủy ban chiêu đãi tại khách sạn Phú Gia. Buồn cười, khi mọi người đã đông đủ, thức ăn đã bày cả trên bàn vẫn chưa được đụng đũa, cứ nguời nọ nhìn nguời kia. Hỏi ra mới biết phải chờ ông Trần Duy Hưng, Chủ tịch Thành phố tới làm chủ tiệc. Nhưng mà Hà Nội không biết có phải còn nghèo quá không mà chỉ mời giáo viên các tỉnh, còn giáo viên Hà Nội có đi chấm thi nhưng không được mời.
Cũng phải nói thêm, nguời ta làm việc nghiêm túc bên cạnh lòng tự trọng, ý thức trách nhiệm còn do kỷ luật nghiêm khắc. Năm đi Sơn La, Chủ tịch Hội đồng coi thi là anh K. Hiệu trưởng trường H. ở Hà Tây. Trường ở Sơn La có 2 lớp 10, 4 phòng thi, việc thi cử cũng nhẹ nhàng. Hôm trước thi xong, sáng hôm sau, Chủ tịch chuẩn bị đem bài thi nộp lên Hội đồng chấm. Mang gói bài thi đã niêm phong cẩn thận (chỉ khoảng bằng hai, ba “ram” giấy A4) ra xe đạp để ở ngoài hiên, anh phát hiện quên cái dây “chằng”. Vào nhà lấy, tiện mang theo cả tư trang, chắc chỉ trong khoảng vài ba phút, quay ra thì gói bài thi đã không cánh mà bay. Bao nhiêu nguời tìm nháo nhác cả tiếng đồng hồ mới phát hiện “nó” được vứt ở một bụi cây trong rừng. Gói bài thi đã bị xé rách, có những chỗ ướt sương đêm nhưng không đến nỗi phải tổ chức thi lại. Sau công an tìm được thủ phạm là một học sinh có hành động “trả thù” do bị lập biên bản hủy kết quả vì phạm quy chế thi. Không biết học sinh đó bị xử trí thế nào, nhưng ông Hiệu trưởng năm ấy về bị cách chức.
3. Chuyện thi cử bắt đầu “nhảm” từ sau 1975, nhất là cuối những năm 70. Kinh tế khủng hoảng, thầy chẳng thiết dạy, trò chẳng thiết học nên kết quả chấm thi rất thấp. Khó khăn về kinh tế khiến chủ trương cử giáo viên đi coi, chấm thi ở tỉnh ngoài bị bãi bỏ. Thế là chỉ còn nội bộ trong tỉnh với nhau, Ủy ban yêu cầu Sở làm sao để không kém năm ngoái, không thua tỉnh bạn, vì hàng năm con số thi đỗ Tốt nghiệp vẫn vang lên đầy tự hào trong các báo cáo của Hội đồng nhân dân. Sở ép Chủ tịch Hội đồng chấm thi, … “Dùi tới đục, đục tới chạm”, giáo viên luôn được kêu gọi phải vận dụng đáp án một cách “uyển chuyển”. Tập bài nào điểm thấp chưa vừa ý thì lãnh đạo đưa xuống cho giám khảo chấm lại. Đang cần thời gian để kiếm gạo nuôi con nên giám khảo chẳng cần bảo chấm lại, họ “phóng tay” trước để nhanh chóng về sớm lo việc nhà. Thấy chuyện chấm thi tùy tiện, làm ăn nghiêm chỉnh chẳng có ý nghĩa gì nên coi thi cũng nặng hình thức, ra vẻ nghiêm nhưng chẳng ai làm thật, vì nghiêm chỉnh thì mệt lắm. Thế là chẳng cần mất thời gian, công sức, tỷ lệ đỗ Tốt nghiệp ngày càng cao. Mà còn cao hơn nhiều so với trước.
Đời sống khó khăn, muốn giáo viên đi coi, chấm thi nên sinh ra tiền bồi dưỡng. So với nhiều ngành khác, đống tiền bồi dưỡng chẳng bằng “cái mắt muỗi”, nhưng trong cái nghề “cao quý nhất trong các nghề cao quý”, so với đồng lương, khoản tiền này không phải là nhỏ. Nhưng đó là với những nguời không có khả năng luyện thi. Đây là “thời vụ” chuẩn bị thi vào lớp 10 nên những giáo viên tham gia luyện thi (thường là những giáo viên có năng lực) rất đắt khách, chẳng mấy ai “mặn mà” với những khoản tiền ấy. Họ tìm nhiều cách để “trốn”. Những ai không “trốn” được thì tìm mọi cách chấm cho nhanh xong mức “khoán” để về “đi cày”. Từ đó sinh ra các “vua lia”. Đây không phải nói tới một vở kịch, một nhân vật trong kịch của W. Sêc-xpia (William Shakespeare), nhà viết kịch nguời Anh thế kỷ 16. Nó là cái tên thông dụng đặt cho nhiều giám khảo trong các kỳ chấm thi hàng năm vào dịp hè. Mỗi buổi sáng, chiều, các “vua” chỉ mất khoảng tiếng đồng hồ là hoàn thành số bài phải chấm. Mỗi ngày, dù hai ba ca luyện thi, học sinh vẫn không cần nghỉ. Vì “dễ nguời dễ ta” nên tất cả những bài được lãnh đạo yêu cầu nâng điểm, các “vua” đều “chuẩn tấu” dễ dàng. Tôi đã thấy có bài đang 4 điểm, được yêu cầu nâng lên thành 8 điểm, “vua” vẫn sẵn sàng “ô-kê”, ký ngay tại chỗ mà không cần hỏi lại. (Phải điểm 8 để đạt tiêu chuẩn đỗ loại giỏi, đủ điểm vào thẳng đại học). Vài ba giáo viên “ngang bướng” không chấp nhận theo yêu cầu thì năm sau sẽ được “ngồi chơi xơi nước”, thế là sinh ra chuyện phải lựa chọn khảng khái trung thực hay mất khoản tiền cỡ nửa tháng lương. Còn lãnh đạo Hội đồng thi nghe có vẻ “oai” lắm nhưng cũng còn dưới quyền Giám đốc Sở, với Ủy ban lại càng xa vời trong khi con đường tiến thân với biết bao quanh co khúc khuỷu luôn trước mặt. Thế là, dù kết quả thi rất đáng ngờ nhưng không ai thấy thế là bất thường. Nó là hết sức tất yếu nếu ai muốn tồn tại, không bị hất văng ra khỏi guồng máy.
Coi thi cũng dễ dãi. Hiệu trưởng trường nào khi làm Chủ tịch Hội đồng coi thi cũng nhận từ Hiệu trưởng trường sở tại một tờ “sớ” ghi họ tên, số phòng thi cùng số báo danh những học sinh cần quan tâm và tất cả đều ngầm hiểu những sự thuận lợi về ăn ở, vui chơi trong mấy ngày làm nhiệm vụ phải xa gia đình được đổi bằng những quan tâm này. Chủ tịch bèn giao nhiệm vụ cho những nguời tâm phúc đi coi thi cùng, phân công họ vào các phòng thi cần thiết. Tất nhiên các giám thị này đều ra sức hoàn thành vượt mức nhiệm vụ mà cấp trên giao cho. Chưa kể, mỗi giám thị cũng mang theo những “lá sớ” riêng, không có khó khăn nào có thể cản được bước họ. Thế là sợ bị phản ứng, giám thị không thể giữ nghiêm với các thí sinh khác, thí sinh trong phòng thi vô tình trở thành “nguời được hưởng lợi” tha hồ xem, chép bài của những nguời làm được. Chỉ thí sinh nào thuộc diện đặc biệt mới có nguời đưa bài giải tới tận tay, những bảo vệ, nguời phục vụ của Hội đồng thi chính là các “giao liên” vô cùng “linh hoạt”. Với cái phù hiệu đeo trên ngực, họ có thể tới nhiều nơi trong trường thi mà không sợ ai ngăn cản.
Từ khoảng giữa những năm 90, “quy trình” thi được hoàn chỉnh bởi có thêm sự chuẩn bị trước kỳ thi của các Hiệu trưởng, họ có những cuộc “vận động hành lang” để Hiệu trưởng là nguời “cánh hẩu” về làm nhiệm vụ coi thi ở trường mình. Với mọi trường, tỷ lệ đỗ cao đã quan trọng, với các trường dân lập, tỷ lệ đỗ cao còn là sự sống còn, thấy kỳ thi vừa diễn ra đỗ tỷ lệ cao, mùa tuyển sinh ngay sau đó sẽ rất thuận lợi. Vì thế, các Hiệu trưởng dân lập thường đi tiên phong trong các cuộc vận động này.
Từ khoảng giữa những năm 90, “quy trình” thi được hoàn chỉnh bởi có thêm sự chuẩn bị trước kỳ thi của các Hiệu trưởng, họ có những cuộc “vận động hành lang” để Hiệu trưởng là nguời “cánh hẩu” về làm nhiệm vụ coi thi ở trường mình. Với mọi trường, tỷ lệ đỗ cao đã quan trọng, với các trường dân lập, tỷ lệ đỗ cao còn là sự sống còn, thấy kỳ thi vừa diễn ra đỗ tỷ lệ cao, mùa tuyển sinh ngay sau đó sẽ rất thuận lợi. Vì thế, các Hiệu trưởng dân lập thường đi tiên phong trong các cuộc vận động này.
Hồi nhỏ, tôi thấy nguời bán hạt sen khô (chưa bóc vỏ) có một cái bảng gỗ trên đó khoét đủ 100 cái lỗ. Khi bán, nguời ta không cần đếm, cứ bốc hạt sen cho lên cái mặt gỗ ấy rồi lắc lắc mấy cái, hạt nào sẽ vào lỗ ấy. Nguời bán không cần đếm, nguời mua cũng chỉ nhìn thoáng là thấy rõ 10 x 10. Rất nhanh chóng và chính xác. Cái “quy trình” thi cử giờ cũng như thế, chẳng có ai quy định, càng chẳng có “giấy trắng mực đen”, nhưng cuộc sống tự vận hành rồi đi tới hoàn chỉnh và luôn luôn được bổ sung để không bao giờ trở thành lạc hậu.
Ngày mới áp dụng thi trắc nghiệm, ai cũng nghĩ điểm thi sẽ rất thấp (vì khó gian dối). Nhưng nguời ta đã có cách đối phó rất hữu hiệu. Tôi chắc sau ngần ấy năm, Bộ Giáo dục chẳng lạ gì những mẹo vặt ấy. Nhưng không hiểu sao, Bộ không hề có phản ứng gì, cứ mặc cho mọi sự diễn ra. Thế là cách thi trắc nghiệm mà nhiều nguời tưởng là tiến bộ, khó gian lận dễ dàng bị vô hiệu hóa.
Từ coi thi đến chấm thi đều dễ dãi, kết quả luôn tiệm cận 100% nên đã không ít nguời đòi nên hủy cái cuộc thi toàn giả dối này. Những đòi hỏi ấy không hoàn toàn vô lý.
4. Quy chế thi trên giấy trắng mực đen thì nghiêm lắm, con kiến cũng không thể chui lọt. Mỗi lời nói khi điều hành thi cử cũng vào loại “có gang có thép” cả, không thể ai lơ mơ. Nhưng tất cả đều “nói vậy mà không phải vậy”, nguời ta đều ngầm hiểu với nhau những luật riêng trong cuộc chơi.
Thi cử thời nào chắc cũng không hoàn toàn tránh khỏi sự gian dối, ai đọc “Lều chõng” của Ngô Tất Tố thì biết. Nguời Pháp từ xưa, trong coi chấm thi đã đưa ra những quy định để bất cứ trường hợp nào, có thể truy cứu đến trách nhiệm của từng nguời. Hai bài trong phòng thi có những biểu hiện sai giống nhau, nghi vấn có quay cóp, nguời ta có thể biết môn thi ấy, hai thí sinh ấy ngồi ở vị trí nào, và những ai là giám thị trong phòng? Khi phúc khảo gặp trường hợp điểm số sai bất thường, cũng có thể dễ dàng biết những ai là nguời đã chấm bài thi ấy để xem xét trách nhiệm. Nhưng tất cả những quy định của Quy chế thi hiện nay đều mang tính chất đối ngoại, để cho những nguời “ngoài cuộc” hiểu rằng việc coi, chấm thi rất nghiêm túc, không thể có những kẽ hở. Còn những nguời trong cuộc đều tặc lưỡi bỏ qua. Không phải bài thi nào phúc khảo có kết quả điểm cao hơn cũng do giám khảo chấm sai, vậy thì hỏi tới giám khảo làm gì cho lộ chuyện? Có những bài thi dùng mực khác màu, viết kiểu chữ in hoa cả dòng đầu tiên để đánh dấu bài, thí sinh ấy lẽ ra phải bị cảnh cáo nhưng không ai muốn “bới bèo ra bọ” vì “dễ nguời dễ ta”, vì “dứt dây động rừng”, … và rất nhiều cái “vì” khác. Phần lớn mọi gian lận đều thực hiện ở khâu coi thi vì tới khâu chấm thi khá khó khăn. Nhưng đúng là “cái gì không thể mua bằng tiền nguời ta có thể mua bằng nhiều tiền hơn”, ngay khi bài thi đã chấm xong, điểm đã lên bảng, nguời ta vẫn có thể sửa chữa từ “trượt” thành “đỗ”. Cho nên không phải ngẫu nhiên, kỳ thi vừa qua, Bộ Giáo dục đòi quản chặt kết quả thi. Thế là những công việc của Hội đồng thi (coi và chấm) đều như những cái hộp đen chỉ có nguời trong cuộc tỏ tường.
Trước tình trạng ấy, không ít nguời bất bình, nhưng phần lớn đều mang tâm trạng “cả gan cầm đuốc đốt trời” nên đành im lặng. Có những nguời muốn đưa những ẩn khuất ra ánh sáng, trừng trị những kẻ làm bậy nhưng phần lớn đều thất bại. Sự kiện “nguời đương thời” Đỗ Việt Khoa là một điển hình. Còn nhiều chuyện xin kể vào dịp khác.
Coi thi, chấm thi thiếu nghiêm túc có nhiều cái hại, nhưng cái hại lớn nhất là gián tiếp thừa nhận sự gian dối, để cho một bộ phận không nhỏ học sinh lười biếng trong học tập, hàng ngày chỉ gian lận để lên lớp, đến khi thi cử thì gian lận để trúng tuyển. Mọi học sinh đều biết nên ngay từ trên ghế nhà trường, gian dối đã là “bài học chính khóa” hàng ngày, trở thành kỹ năng với họ, thành tấm gương trước mắt họ, làm sao khi bước vào đời, họ có thể trở thành những nguời trung thực?
Giá như đừng vội cải cách với đổi mới, Bộ Giáo dục hãy chấn chỉnh sao cho có kỳ thi nghiêm túc thật sự. Việc làm này tất nhiên không phải dễ dàng nhưng không phải không thể làm được, nó có tác dụng hơn rất nhiều so với những đổi mới, cải cách, vừa nâng cao chất lượng, vừa chấn chỉnh tình trạng vô cùng lộn xộn, gian dối trong giáo dục hiện nay. Còn nếu cứ cải cách, đổi mới nhưng thi cử gian dối như vậy, phỏng cải cách, đổi mới có ích gì không, và liệu có thực hiện nổi không?
https://onggiaolang.com/chuyen-thi-cu/
1.
1.
Suy nghĩ lẩn thẩn về kỳ thi quốc gia lúc trời mưa bão (theo cả nghĩa đen và bóng đấy)..
1. Thời thi tự luận, tiêu cực sửa bài thi là rất khó. Đơn giản vì có rọc phách. Nếu dồn túi 2 lần thì thánh cũng không tài nào biết bài nào của ai mà sửa bài thi.
---
2. Cái tờ Phiếu trả lời trắc nghiệm hoàn toàn không có phách. Nên bất kỳ ai cũng có thể biết Phiếu trả lời này là của ai và tìm ra Phiếu của 1 thí sinh ABC nào đấy. Đây là một lỗ hổng mà tôi đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần khi còn công tác.
Cái phiếu đó và quy trình chấm hiện nay rất thích hợp cho việc 1 trường ĐH tổ chức thi vì họ không dính đến con cháu nào cả. Nếu có cũng hãn hữu xẩy ra.
Còn thi tại địa phương thì có thể nói quy trình đó là chưa hoặc không phù hợp, nhất là khâu chấm, kiểm dò.
---
3. Năm 2007, hội nghi giao ban giám đốc sở và tổng kết năm học tại tp HCM, tôi lên bục có phát biểu một ý: Đừng bao giờ tin tuyệt đối vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp được tổ chức tại địa phương để làm kết quả xét vào ĐH. Xem biểu đồ điểm 10 thi tốt nghiệp THPT thời đó, nhưng đi thi ĐH nó đổ rạp xuống. (Kết quả vẽ ra của cùng 1 thí sinh đi thi cả hai kỳ thi tốt nghiệp và thi ĐH).
Năm 2002, lần đầu tiên 3 chung và lần đầu tiên công bố phổ điểm. Bản đồ VN thì mấy năm sau mới công bố vì quá nhạy cảm lúc đó.
13 năm thi 3 chung, Cục CNTT thường xuyên xếp hạng, vẽ bản đồ VN và về nguyên lý, nhóm xếp hạng theo mầu là rất ít thay đổi. Về nguyên tắc, tốp 10 chủ yếu là các tỉnh đồng bắc bắc bộ. Đứng vị trí Nhất thường xuyên là Hà Nội gốc (thời chưa có Hà tây), Nam Định, Hải Dương, Vĩnh Phúc. Và tp HCM sau mấy năm 3 chung mới vào đc tốp 10.
Từ ngày thi 2 in 1, thứ hạng sắp xếp của các tỉnh bị xáo trộn. Nhiều tỉnh ngày xưa tôi sơn đỏ, nay nhẩy lên sánh vai với top 10, tức là mầu xanh trên bản đồ.
Quý vị tham khảo bảng xếp hạng theo điểm trung bình 2018 do báo VietnamNet làm. Nhìn kỹ top20 thì thấy rõ hơn.
Đúng là tôi không tin nổi vào mắt nên quyết định không vẽ bản đồ 2018. Vẽ ra chỉ gây ra chuyện khó coi và khó giải thích.
-
Tuy từ 2015 bắt đầu tổ chức kỳ thi 2 trong 1, nhưng có tiến bộ là có thêm cán bộ coi thi từ các trường ĐH. Tuy nhiên còn nhiều chỗ là do cán bộ địa phương chủ động làm hết nên cơ hội tiêu cực càng có điều kiện.
Kết luận phần này: Người cùng địa phương, làm tại địa phương kiểu gì cũng có những mối quan hệ riêng tư. Độ tin cậy kết quả kỳ thi đương nhiên có phần suy giảm nếu không muốn nói là không thể tin được.
---
4. Ngu ý đề xuất: Sau khi thi xong, (rọc phách nếu có thì càng tốt) và quét ảnh xong thì truyền file về Bộ ngay lập tức và nếu mà Bộ cũng chấm độc lập trên file ảnh này (Đĩa CD1) thì quá hay. Những trường hợp lỗi khi kiểm dò thì xử lý sau.
Đề xuất mạnh hơn: Tổ chức chấm theo Cụm (theo vùng miền) do trường đại học chủ trì. Nghĩa là sau khi thi xong thì niêm phong ngay túi bài thi, chuyển về chấm theo Cụm.
5. Mời quý vị tham khảo ôn lại bản đồ VN vẽ theo điểm thi trung bình năm 2002 bắt đầu thi 3 chúng. Năm 2003 và năm 2012 làm đại diện. Khoe tý: Trên thế giới chưa nước nào có bản đồ như thế này!
---
6. Các bạn ở báo nào đó cho chạy máy xếp hạng top 200 các trường THPT xem nó ra sao nhỉ. Tôi già rồi. Không có cảm hứng làm nữa. Có thể thú vị đấy.
---
7. Năm nay anh Vũ Trọng Lương, phó phòng khảo thí của Sở GD&ĐT Hà Giang làm trắng trợn quá mức. Chắc quen mui và chủ quan khinh người. Nếu mà cả 1 đường dây có tổ chức thì nhiều người ngất mất. Nhưng nhờ có anh mà cả nước tỉnh cả ngủ ra vì sẽ thấy các lỗ hổng ở các khâu và ở các nơi. (Tếu tý: Hay là ta nên có thư cảm ơn).
Theo tôi hiểu qua các báo thì anh ta sửa trực tiếp vào file kết quả. Xong, anh ta bình tĩnh quay sang sửa Phiếu trả lời trắc nghiệm.
Cái năm Cục CNTT đi cứu trợ sở ABC cũng thế. Tay chuyên viên tin học nó làm 1 lệnh chờ sau khi ráp phách kết quả xong, nó mới cho chạy macro sửa kết quả trước khi in ra giấy. Nhưng năm đó phạm vi ảnh hưởng hạn hẹp. Không chấn động như năm nay.
---
8. Câu hỏi cuối cùng của tôi là kỳ thi kiểu này đánh giá năng lực là đánh giá năng lực nào ??? Năng lực đoán đáp số? Năng lực phản biện? Năng lực sáng tạo như có cách giải hay (Làm gì còn chỗ mà trổ bông). Đến các GS TS toán học hàng đầu, các nhà luyện thi lão luyện cũng còn lắc đầu quầy quậy. Thực sự tôi không hiểu NĂNG LỰC gì.
9. Lời đề xuất cuối cùng: Các trường ĐH nên chủ động đánh giá lại năng lực thật của thí sinh trước khi cho họ vào ngồi học. Thí dụ đơn giản: Năng lực giải lại bài toán đã thi, xem giải lại có được không. Hay là cho giải một phương trình bậc 2 (Híc). Hay là ngồi vấn đáp một chút thôi. Chắc tin này lọt ra thì các thí sinh thi điểm 9 và 10 xách cặp sang trường khác (Như anh Lê Thống Nhất khuyên vậy). Hay.
https://www.facebook.com/quachtuan.ngoc/posts/1906291229393675
17. Mấy lời ghi lại của bác Bàn Tuấn Năng (người Dao, là cháu ruột cụ Bàn Tài Đoàn):
Trả lờiXóa"
Hà Năng
22分前 ·
NHỌC NHẰN CON CHỮ Ở HÀ GIANG
Nhắc đến Hà Giang, ngày nay hầu hết mọi người đều nghĩ đến Cao nguyên đá – nơi đồng bào các dân tộc như Mông, Dao, Lô Lô… đã từng nhọc nhằn tra từng hạt ngô vào từng hốc đó tai mèo, mà các nhà Nhân học gọi là “nương thổ canh hốc đá”.
Ngày nay, cao nguyên đá Đồng Văn và con đường Hạnh Phúc luôn được coi là điểm đến độc đáo của các du khách gần xa, của những đôi trai gái yêu nhau, muốn một lần được đến và chụp ảnh lưu niệm với con đường mang tên Hạnh Phúc.
Vì duyên nợ, tôi cũng có được 5 năm gắn bó với Hà Giang với cái nghề dạy chữ. Trong thời gian ấy, vì là người đồng tộc, nên tôi cũng có đôi lần được gặp ông chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Giang: - Triệu Đức Thanh. Là một anh giáo quèn, nhưng luôn ấp ủ tham vọng đi sâu vào nghiên cứu văn hóa tộc người nên có lẽ, tôi là một trong những ông giáo không chấp nhận an phận. Do đó, sau này khi chuyển công tác và trở thành một người làm công tác nghiên cứu trong lĩnh vực Nhân học – Dân tộc học, tôi vẫn có đôi lần gặp lại ông Thanh. Lần gần đây nhất là tại Hội thảo Khoa học Bảo tồn và Phát huy Di sản Văn hóa người Dao ở Việt Nam – tổ chức tại Tuyên Quang, trong dịp ngày hội Văn hóa Dân tộc Dao lần thứ nhất – ngày hội do anh bạn cùng học Nghiên cứu sinh với tôi là Tiến sĩ Nguyễn Vũ Phan, người cũng nghiên cứu khá sâu về nghi lễ cấp sắc của người Dao, khởi xướng.
Ở góc nhìn của người đồng tộc, ông Thanh luôn để lại trong tâm trí tôi sự kính trọng của một người đã từng trải qua quản lý, nay về già thì dành chút sức lực và tâm huyết còn lại cho dân tộc – tổ tiên mình. Chỉ vậy thôi cũng đã rất đáng kính trọng rồi. (Bởi nhiều cụ về hưu, do năng lực có hạn nên chỉ biết đánh cờ, uống trà, đánh tổ tôm, cãi nhau và tranh ti vi với cháu.... để tiêu khiển mà thôi).
21.
Trả lờiXóa20/07/2018 11:07
Thêm nhiều địa phương bị nghi vấn điểm thi giống Hà Giang
TPO - Sau Hà Giang, Sơn La, Lạng Sơn, nhiều tỉnh thành khác cũng bị cho rằng có vấn về điểm thi THPT quốc gia 2018 khi phân tích phổ điểm. Đặc biệt là Kon Tum và Điện Biên.