Ở đây, ghi nhận việc đọc sách của bạn đọc phổ thông.
Bạn đọc phổ thông nên giả có nhầm lẫn thì cũng là bình thường.
Lấy về từ Fb BW.
---
---
2.
Hay là việc không chừng con cháu nhà Lê lẫn nhà Nguyễn lẫn nhà Trịnh hiện nay cũng nên cảm ơn ngài Mạc Đăng Dung đã vì nước mà tự trói mình và quỳ lạy trước thiên triều để nhận chức.
Vì mình đọc lại bộ Minh Thực Lục, thấy trong đó còn viết rất rõ ở đoạn năm Gia Tĩnh 16 tháng 2 ngày 3 âm lịch (tức là ngày 13 tháng 3 năm 1537 dương lịch), về việc ngài Trịnh Duy Liêu 鄭惟憭 Zheng Wei-liao đã được ngài Lê Ninh (tức con bài của ngài Nguyễn Kim) sai đi sứ qua bên Minh tố cáo nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê và yêu cầu triều Minh gởi quân đi chinh phạt nhà Mạc.
Đoạn yêu cầu triều Minh gởi quân đi chinh phạt nhà Mạc là đoạn "It is requested that an army be raised to punish their crimes, so as to swiftly save the country from its difficulties.", chắc là đoạn trong Hán ngữ là "乞興問罪之師亟救國難".
Bạn đọc phần tiếng Anh Minh Thực Lục này ở đây >> http://www.epress.nus.edu.sg/…/jia-ji…/year-16-month-2-day-3.
Bạn đọc phần Hán ngữ Minh Thực Lục này ở đây >> http://hanchi.ihp.sinica.edu.tw/mqlc/hanjishilu?@2^795352363^802^^^60211001001302020003@@474663994
Và dĩ nhiên đoạn này hoàn toàn biến mất trong bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư "Vua sai Trịnh Duy Liêu sang nhà Minh tâu rằng vì Mạc Đăng Dung tiếm loạn, chiếm giữ kinh thành, ngăn trở đường đi nên bỏ lâu việc tiến cống". Chỉ vậy.
Nên ví dụ nếu như ngài Mạc Đăng Dung mà không hạ kế trói mình quỳ lạy, chịu nhận chức phong An Nam Đô Thống Sứ của triều Minh, và nếu mà triều Minh làm theo đúng lời yêu cầu này của ngài Nguyễn Kim, tức là đem quân đi đánh Việt Nam, thì người Việt ta có khi đã gọi con cháu ngài Nguyễn Kim lẫn con cháu nhà Lê (lẫn con cháu ngài Trịnh Kiểm) là những hậu nhân của những ông bà đã cõng rắn cắn gà nhà và bán nước luôn rồi.
Nên đọc tới đoạn này, mình nghĩ có khi con cháu nhà Lê lẫn nhà Nguyễn lẫn nhà Trịnh cũng nên cảm ơn ông cha nhà Mạc đã vì nước mà tự trói mình và quỳ lạy trước thiên triều. Vì nếu nhà Mạc không làm vậy, đến nay có thể con cháu của 3 dòng họ trên mãi mãi mang tiếng nhục là có ông cha là những kẻ đã mời giặc vô nhà vậy. Có khi không chừng, ai đó lại nêu ra là điều này xem ra làm xấu mặt cho những anh hùng họ Lê đã dựng và giữ nước lẫy lừng trước đó, ví dụ như hai ngài Lê Lợi và Lê Thánh Tông chẳng hạn.
Có khi đọc sử cần đọc nhiều nguồn là vậy.
Còn đúng hay sai chúng ta cứ tiếp tục đọc thêm sử.
Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.
Thanks
Brian
1.
Brian Wu
Không biết bạn đã đọc bài phân tích tiếng Anh (32 trang) "Perspectives on the 1540 Mac Surrender to the Ming" của sử gia Kathlene Baldanza chưa ? Bài viết này được viết năm 2014 và theo mình là một bài phân tích tuyệt vời về sử kiện trói mình chịu tội của ngài Mạc Đăng Dung.
Bạn nên đọc luôn tại đây
Ví dụ từ bài viết này mà mình mới hiểu thêm chút về những điều sau đây:
1. Giải pháp "đầu hàng" của ngài Mạc Đăng Dung là một giải pháp ngài Lê Lợi, vị vua mở cõi nhà Lê, cũng đã dùng sau khi đánh thắng quân Minh giành lại độc lập. Đây tức là đoạn "This approach to dealing with problems along the Vietnamese border, namely offering the option of surrendering in order to initiate diplomatic relations, had been used successfully in the past. In fact, the founder of the Le dynasty, Le Loi 黎利, had "surrendered" to the Ming in 1427 after he had decisively defeated their troops on the battlefield, taking the necessary first step to normalize relations.".
2. Lý do "trong nước không còn con cháu nhà Lê" để nắm vương quyền của nhà Mạc tâu lên cho nhà Minh, cũng giống y hệt như lý do "không còn con cháu nhà Trần" của nhà Lê tâu lên cho nhà Minh giành lấy quyền hành sau khi nhân vật Trần Cảo đã uống thuốc độc chết.
3. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, chính nhà Minh cũng lấy cớ không tin Lê Ninh là nhân vật dòng dõi vua Lê để mà không ủng hộ việc đưa ngài này về lại ngôi vua nhà Lê. Đây là đoạn trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của nước ta "Còn như Lê Ninh tuy tự xưng là con cháu họ Lê, nhưng cứ theo các ty tra xét, thì ngọn ngành tung tích khó biết rõ ràng. Trịnh Duy Liêu trước có lén lút tới các đồng trại ở châu Thạch Lâm nước ta, sát vùng thổ quan Quảng Tây, nhưng mặt mũi Lê Ninh ra sao cũng không được biết, cho nên khi thì gọi là [5a] Lê Ninh, khi thì gọi là Lê Hiến, lúc thì gọi là Quang Hoà, có lúc lại bảo là họ Trịnh trá xưng. Còn Trịnh Viên thì khai rằng ở động Tất Mã Giang8 có Lê Ninh thực, nhưng lại lịch tông phái không biết được rõ; những điều trình bày về tuổi tác, nét mặt, lại khác với lời khai cũ của Trịnh Duy Liêu, đều khó dựa vào đó mà nghe được. Hãy cho Ninh ở lại Tất Mã Giang, những vùng đã lấy được đều thuộc quyền y quản thúc, có thể bàn trao chức tước, cho thực thuộc về Vân Nam. Nếu không phải là con cháu nhà Lê thì thôi không bàn nữa. Còn Trịnh Duy Liêu thì cho sở thuộc Quảng Đông tuỳ nghi sắp xếp, cấp cho ruộng đất, nhà ở, đừng để y phải bơ vơ. Xử phân như vậy, ngõ hầu mới được chu tất. Vua Minh bèn phong cho Mạc Đăng Dung làm An Nam Đô thống sứ ty đô thống sứ, ban ấn bạc và cho thế tập".
4. Bạn có biết là vụ trói mình chịu tội này do quan lại 2 bên Minh Mạc bàn luận cùng nhau không ? Mà trước khi có lễ trói mình chịu tội này, nhà Mạc còn yêu cầu bên Minh cho họ có một bữa diễn tập "dress rehearsal" ở trên lầu của tòa thành Trấn Môn. Đây tức là đoạn "November 30, 1540, was selected as the date for a formal surrender of Mac Dang Dung to Mao Bowen 毛伯溫 (1482–1544), the Ming-appointed commander-in-chief for the expedition against Dai Viet. Both the Mac and the Ming border officials knew that the surrender ceremony had to be just so: the Mac delegation requested, and were granted, a dress rehearsal in the upstairs room of the border gate before the formal surrender.".
5. Nếu thời Tây Sơn, các nhân vật như Phúc Khang An và Thang Hùng Nghiệp được cho là những quan lại Trung Quốc nối kéo ngoại giao 2 nước Trung Việt, thì trong sử kiện Mạc Minh này, nhân vật Tri phủ Thái Bình tỉnh Quảng Tây có tên Giang Nhất Quế 江一桂 còn được biết là Bạch Thạch Tiên Sinh 白石先生 là nhân vật chính, chứ không phải vị tướng Mao Bá Ôn mà ta biết. Chính nhân vật Giang Nhất Quế này mới là người qua lại với nhà Mạc và khuyên nhà Mạc theo kế hàng phục nhà Minh. Và con trai của ngài Giang Nhất Quế, đã viết lại một quyển sách để đời là quyển An Nam Lai Uy Đồ Sách 安南來威圖冊 có viết về những sử kiện liên quan đến việc trói mình chịu tội này của ngài Mạc Đăng Dung. Và quyển sách này là quyển mà ngày nay ta còn có những tấm hình quan lại nhà Mạc "trói mình chịu tội" ra sao mà mình tải lên trong bài viết này. Thế nhưng, theo sử gia Kathlene Baldanza, thì quyển An Nam Lai Uy Đồ Sách này chưa bao giờ miêu tả sử kiện "trói mình chịu tội" này như một sử kiện nhục nhã như đã được viết trong sử nhà Minh. Mà ngược lại, quyển sách này miêu tả về sự "hoành tráng" (grandeur) của sử kiện, tức là miêu tả về nhà Mạc đã chuẩn bị ra sao, cho tới các bước nghi lễ được thực hành như thế nào, lẫn cả việc về những thùng đồ dâng lên cho nhà Minh. Đây tức là đoạn "The illustrated work Annan laiwei tuce (Graphic Account of the Overawing of Annam), first published in 1571, provides a unique graphic record of the surrender ceremony of 1540. Judging by the account there, it seems that the ceremony resembled a polite meeting of host and guest, not the humiliating affair remembered in Ming official histories. Rather than the Ming official focus on the pomp and grandeur of Mac Dang Dung’s surrender, the perspective of the Graphic Account follows a relatively minor player, Jiang Yigui 江一桂 (a.k.a. Mr. White Stone 白石先生), the magistrate of Taiping 太平 subprefecture in Guangxi. The Graphic Account casts Jiang, and not Mao Bowen, Weng Wanda, or Mac Dang Dung, as the protagonist and hero of this diplomatic affair, lauding him as “the fearsome panther” that single-handedly averted war with the Mac. Despite the attention he receives in this work, Jiang’s name is scarcely mentioned in official Chinese histories.".
Mà không biết quyển An Nam Lai Uy Đồ Sách 安南來威圖冊 đã được dịch ra chưa bạn ? Vì mình thấy có vài mạng đem tấm hình trong này ra và bàn tán đủ thứ. Có khi cần đọc hết quyển sách để biết nội dung nó là gì, đúng không bạn ?
6. Bạn có biết, trong các bài thơ "Vịnh Bèo" đối đáp giữa ngài Mao Bá Ôn và ngài Giáp Hải, thì ngoài sự mà các sử gia Việt Nam thường bàn về cái oai, cái dũng của người Việt, người ta lại không bàn về tại sao ngài Mao Bá Ôn đặt các bài thơ Vịnh Bèo 浮萍唱詠 không ? Theo sử gia Kathlene Baldanza, thì chữ Hán Bình 萍 mà ta thường dịch là Bèo, còn là tên ông nội ngài Mạc Đăng Dung là Mạc Bình không ? Tức là trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư còn có đoạn "Thuý sinh ra Tung, dời sang ở xã Lan Khê, huyện Thanh Hà rồi sinh ra Bình, Bình lại dời sang xã Cổ Trai, huyện Nghi Dương rồi trú tại đó. Bình sinh ra Hịch, Hịch lấy con gái trưởng của Đặng Xuân người cùng xã, sinh được ba con trai, con trưởng là Đăng Dung, con thứ là Đốc Tín, con út là Quyết. Tên Bình trong đây là chữ Hán 萍 này >> "邃生嵩移居清河蘭溪社生萍萍又涉于宜陽古斎社". Đây là đoạn "This is both a play on words (Mac Dang Dung’s grandfather’s name was Bang 萍, "Duckweed"), and it is also possibly a reference to his purported background as a member of the boat-dwelling Tanka (Dan) minority. Although it is unlikely that Mac Dang Dung was from a Tanka family, he was from the coastal town of Co Trai 古齋 and grew up fishing and swimming.".
7. Và cuối cùng, cho những ai viết là ngài Mạc Đăng Dung vì quá xấu hổ hay lo sợ do nước Việt bị hạ thấp từ một vương quốc độc lập thành ra một đô sứ ty, ví dụ như trong bộ Minh Sử bên Trung Quốc, thì sử gia Kathlene Baldanza chỉ ra luôn là lệnh đổi này chỉ chính thức được đưa tới Đại Việt sau khi ngài Mạc Đăng Dung đã mất. Việc ngài Mạc Đăng Dung có đau buồn hay không thì chắc là ta cần tìm sử liệu, chứ sử gia Kathlene Baldanza đã kết luận luôn là khi ngài Mạc Đăng Dung còn sống và sau sử kiện "trói mình chịu tội" này trở về, ngài đã thấy kết quả của sự thành công trong việc này - ấy là từ một nước bị hai gòng kìm áp chế, tức là tập đoàn Nguyễn Kim và quân Minh, thì việc này đã đổi lại là áp lực nhà Minh xâm chiếm nước Việt đã bị vô hiệu hóa. Đây tức là đoạn "According to the account in the History of the Ming, Mac Dang Dung received this notice revoking Dai Viet’s status as a kingdom in fear and trembling. In actuality, he had died of illness, at the age of fifty-nine, before the addendum of the emperor arrived. He did live to see the
welcome result of his surrender: the Mac went from being beset by enemy states on two fronts to gaining the patronage of the Ming.".
Và một bài viết chỉ 32 trang như vậy mà có tới 7 điều hay này, mình công nhận là hay. Chắc là hay hơn nhiều những quyển cả trăm trang tiếng Việt mà chỉ xào qua nấu lại những sử kiện mà chúng ta đã đọc nhão cả ra từ sách sử Việt.
Có khi bạn nên biết tiếng Anh là vậy nếu bạn mê sử Việt.
Và về sử gia Kathlene Baldanza >> http://history.psu.edu/directory/ktb3.
Mời bạn tham khảo.
Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.
Thanks
Brian
https://www.facebook.com/brian.wu.121772/posts/1996240943960191
Kathlene Baldanza
Education:
- PhD, University of Pennsylvania, 2010
- MA, University of Pennsylvania, 2004
- BA, Bryn Mawr College, 2001
Biography:
I am a historian of China and Vietnam. You can find a podcast about my first book, Ming China and Vietnam: Negotiating Borders in Early Modern Asia (Cambridge, 2016), here. While researching that project, I frequently came across references to the pestilential miasma found in the Sino-Vietnamese borderlands. In my current research project, I explore the role of climate and disease in limiting both Chinese southern expansion as well as Vietnamese expansion to its northwest in the late imperial (15th-19th century) period. Other ongoing projects concern the history of the book in Vietnam, nineteenth century shipwreck narratives, and connections between Korea and Vietnam in the early modern period.
Recent Publications:
Miasma, Medicine, and Empire between China and Vietnam (under contract with University of Washington Press).
“Books without Borders: Phạm Thận Duật (1825-1885) and the Culture of Knowledge in Mid-Nineteenth-Century Vietnam,” Journal of Asian Studies (August 2018).
Ming China and Vietnam: Negotiating Borders in Early Modern Asia (Cambridge University Press, 2016).
"Perspectives on the Mac Surrender of 1540," Asia Major, November 2014.
Awards and Service:
Academy of Korean Studies Conference Grant (2018)
Penn State Humanities in the Digital Age Grant (2018)
Chiang Ching-kuo Foundation Scholar grant (2017-2018)
Penn State Center for Humanities and Information Faculty Fellow (2017)
Henry Luce Foundation/ACLS Program in China Studies Postdoctoral Fellowship (2016)
Penn State Institute of Arts and Humanities Resident Scholar Grant (2014)
ACLS Comparative Perspectives on Chinese Culture and Society Conference Grant (2013)
Recent Courses:
HIST177 – The Rise of Modern Southeast Asia
HIST 187 – Global Taiwan
HIST302W - Gender and Family Life in China
HIST 187 – Global Taiwan
HIST302W - Gender and Family Life in China
Research Interests:
- East Asia:
- http://history.psu.edu/directory/ktb3
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.