Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

07/02/2018

Thực trạng học thuật cấp cao ở Việt Nam hiện nay (một ví dụ cụ thể, về đạo tạo tiến sĩ)

Tâm sự gan ruột của một học giả ở Việt Nam. Đó là bác Vương Xuân Tình - nguyên Viện trưởng Viện Dân tộc học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.

Chép nguyên về từ Fb của ông.

Các tâm sự khác sẽ được cập nhật dần ở bên dưới hoặc các entry khác.


Tháng 2 năm 2018,
Giao Blog

---



Tôi rất đắn đo trước khi viết Stt này song cuối cùng vẫn quyết định viết, bởi câu chuyện về luận án Tiến sĩ Nhân học của Vũ Phương Nga mà tôi tham gia hướng dẫn bị một phản biện độc lập (thường gọi là phản biện kín) đánh trượt đã râm ran khắp ngoài Bắc, trong Nam nhiều tháng qua, chí ít là với những người công tác hay học tập trong lĩnh vực dân tộc học/nhân học. Nhiều đồng nghiệp, bạn bè hỏi tôi tại sao. Vừa qua (ngày 5/2/2018), Vũ Phương Nga đã bảo vệ thành công luận án, vì thế, tôi muốn thông tin chính thức, trung thực để bạn bè, đồng nghiệp được rõ, và hy vọng có thể bớt đi những dị nghị. Trình bày “vụ việc” ắt hẳn phải dài dòng nên mong quý vị thông cảm.
1. Vũ Phương Nga vốn là học sinh trường chuyên Chu Văn An (Hà Nội), sinh viên xuất sắc của Bộ môn Dân tộc học (Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội). Sau khi tốt nghiệp đại học, Nga về làm việc tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và hiện là cán bộ biên tập của Tạp chí Bảo tàng và Nhân học. Nga có trình độ tiếng Anh tốt và tôi đánh giá thuộc nhóm tốt nhất trong các nghiên cứu sinh của khoa học xã hội hiện nay. Bằng chứng: ngoài đọc tốt tài liệu, em có thể làm việc trực tiếp với chuyên gia, dịch thuyết trình khoa học, dịch văn bản từ tiếng Việt sang tiếng Anh. Trong quá trình làm luận án với đề tài: “Tiếp biến văn hóa trong bối cảnh gia đình hỗn hợp dân tộc (qua nghiên cứu người Tày tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn)”, Nga tự tìm lý thuyết từ tài liệu tiếng Anh. Ai cũng biết, tìm kiếm lý thuyết cho luận án tiến sĩ là điều phần lớn các NCS của khoa học xã hội ở Việt Nam sợ hãi, và ngay cả nhiều thầy (trong đó có tôi) cũng lúng túng. Vậy mà đến gần cuối chặng đường làm luận án, Nga còn định đưa thêm lý thuyết thương thuyết về bản sắc để áp dụng nghiên cứu, song tôi khuyên tạm dừng, bởi sợ tốn nhiều công sức trong khi quỹ thời gian có hạn. Vả lại, điều đó sẽ động tới vấn đề đa bản sắc mà ở Việt Nam, nhiều học giả chưa thông. Một thế mạnh nữa của Nga là năng lực biểu đạt. Có lẽ vốn là học sinh giỏi, lại trong môi trường công tác phải thường xuyên biên tập bản thảo, nên em càng được củng cố về năng lực này. Hầu như tôi ít phải chữa văn cho Nga (chỉ có khoảng hơn chục câu). Về tư liệu luận án, do địa bàn nghiên cứu không quá xa Hà Nội nên em khá thuận lợi trong đảm bảo thời gian điền dã và thu thập tài liệu.
2. Sau khi bảo vệ ở cấp cơ sở, chỉnh sửa, bổ sung để nâng cao chất lượng, như mọi trường hợp, luận án của Vũ Phương Nga được gửi tới hai phản biện độc lập. Phản biện 1 (tôi tạm gọi thế cho dễ trình bày ở phần sau) nhận xét tốt, yêu cầu bổ sung, chỉnh sửa không nhiều. Phản biện 2, sau khi đánh giá mấy điểm “được” một cách chiếu lệ thì phủ nhận hai chương quan trọng nhất của luận án, và cũng phủ nhận luận án. Trước tình hình ấy, Học viện Khoa học xã hội phải mời thêm Phản biện 3. Có thể do được thông tin về ý kiến trái chiều phản biện độc lập của luận án nên Phản biện 3 gửi đến một bản nhận xét công phu, song chủ yếu là gợi ý, thảo luận và đề nghị bổ sung tài liệu, còn vẫn công nhận luận án có chất lượng. Trên tinh thần cầu thị, Nga đã chỉnh sửa nghiêm túc, kể cả mấy góp ý hợp lý của Phản biện 2.
3. Với trách nhiệm là người tham gia hướng dẫn, tôi đã đọc rất kỹ nhận xét của các phản biện độc lập, đặc biệt của Phản biện 2. Về bản nhận xét của Phản biện 2, tôi thấy đây là một bản nhận xét cẩu thả, thiếu chuẩn mực về trình bày; non kém, bập bõm về tri thức; bạt mạng về đánh giá; và tóm lại là thiếu đạo đức khoa học. Để đỡ mất thời gian, tôi chỉ dẫn dụ như sau:
- Cẩu thả, thiếu chuẩn mực về trình bày. Với gần 5 trang nhưng bản nhận xét chàn chạt lỗi kỹ thuật, bao gồm lỗi đánh máy, viết hoa không đúng cách, chỗ cần viết hoa lại viết thường, sử dụng các dấu “,” và “;” lung tung, câu cụt, câu lòng thòng, văn viết như văn nói. Xin nêu một câu ở trang 3 để thấy sự ngô nghê, lòng thòng, khó hiểu: “Một số vấn đề ở đây được trình bày chủ yếu là những vấn đề (issue), mà nhẽ ra nó phải thuộc nội dung chương 3; Chúng không hoàn toàn đúng là những điều cần phải chú ý, cần phải xem xét kỹ lưỡng và cần phải khắc phục giải quyết, trong thực tiễn (Problems)”. Nếu chỉ tính riêng trang thứ nhất của bản nhận xét đã có 7 lỗi, trong đó có 4 lỗi đánh máy. Thêm nữa, thỉnh thoảng Phản biện còn “chua” tiếng Anh nhưng có chỗ trật lấc, khiến người đọc nghi ngờ trình độ tiếng Anh của quý thầy chưa chắc nói thạo một câu.
- Non kém, bập bõm về tri thức. Điều này có thể thấy trong toàn bản nhận xét, và cũng chỉ xin dẫn một ví dụ qua việc quý thầy giảng giải cho nghiên cứu sinh thế nào là mục đích nghiên cứu của luận án với đầy sự ngẫu hứng ở trang 2: “…(mục đích của các nghiên cứu là để giúp khắc phục, giải quyết những vấn đề (Problems) đang cộm trong thực tiễn cuộc sống xã hội)”. Có quy định nào của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hay của cơ sở đào tạo cho luận án của NCS phải có mục đích như thế này không ?
- Bạt mạng về đánh giá luận án. Khi nói về hạn chế của luận án, Phản biện luôn dùng cụm từ mang tính đe nẹt: “Không được phép” viết thế này, “Không được phép” viết thế kia, trong khi chẳng có quy định nào “không được phép” như vậy; có chăng, chỉ là kinh nghiệm nghiên cứu, và có thể nhắc NCS viết thế nào thì tốt hơn. Nghiên cứu của luận án dùng phương pháp định tính, song Phản biện bắt bẻ “… mẫu điều tra chưa ổn, không thể đáp ứng, và không thích hợp cho việc hoàn thành luận án này”; rồi đao to búa lớn: “Luận án này cần phải có mẫu điều tra xã hội học thích đáng, với cỡ mẫu đạt độ tin cậy khoa học thích đáng”. Phản biện còn cho rằng, “Kết luận, tiểu kết của cả 4 chương viết chưa được, thậm chí không có giá trị”, song không hề giải thích tại sao. Tóm lại, từ một vài điểm cứ tạm cho là hạn chế của luận án, Phản biện 2 dẫn sang quy chụp, phủ nhận luận án khi cho rằng “… bản thảo luận án có hàm lượng khoa học thấp”, thậm chí còn phê “Văn phong, cũng còn hạn chế, thậm chí sai chuẩn” (!).
4. Cảm tưởng của tôi sau khi đọc bản nhận xét của Phản biện 2 là vô cùng xấu hổ bởi trong giới dân tộc học/nhân học (?) lại có quý thầy như thế này, mà chí ít phải ở tầm tiến sĩ, thậm chí phó giáo sư hay giáo sư. Trong ngành dân tộc học/nhân học không thiếu người đạo đức, tài ba để phản biện, sao luận án của Vũ Phương Nga lại rơi vào quý thầy ấy ? Tôi không là người sùng thuyết âm mưu, nhưng vẫn phải tự hỏi: “Động cơ nào khiến Phản biện 2 có bản nhận xét này ?”. Dốt nát thì đương nhiên rồi, nhưng quý thầy không thể đến mức không nhận ra đâu là luận án tốt, đâu là luận án kém, bởi tôi tin quý thầy đã được tham gia nhiều hội đồng thẩm định. Tôi không dám nói luận án của Vũ Phương Nga hơn ai, song cũng khó kém hơn mấy chục luận án tiến sĩ của Khoa Dân tộc học và nhân học đã hoàn thành trong vài năm qua. Nếu tôi hàm hồ, xin quý vị cứ tìm đọc, đánh giá và so sánh bằng lương tâm nghề nghiệp.
Vậy thì tại sao ? Để thị uy các nghiên cứu sinh ? Tôi đặt dấu chấm hỏi ở đây vì thời gian qua có nhiều tiếng xì xào (khó kiểm chứng) về sự úp úp mở mở của một vài phản biện kín để NCS phải “đến”. Hay bị cuốn vào vòng chơi của ai đó: vừa ôm vai bá cổ NCS, vừa lén gẩy tí thuốc sâu vào bát canh cho húp bởi những động cơ thiếu trong sáng ?
5. Để gói lại, tôi viết Stt này trong bối cảnh tự thấy cuộc đời đã đủ đầy, thậm chí là đẹp nữa. Nghĩa là tôi không có động cơ gì mà chỉ vì chướng tai gai mắt khi nhìn cảnh các NCS, thậm chí cả thầy hướng dẫn cứ phải cúi đầu chịu trận trước phản biện độc lập nhận xét tùy tiện, với triết lý “Một điều nhịn, chín điều lành”. Ngay hôm mồng 5/2/2018, khi tôi phát biểu về Phản biện 2 ở Hội đồng chấm luận án của Vũ Phương Nga, có thành viên Hội đồng còn góp ý là “Không đúng chỗ”. Tôi định phản bác ý kiến kiểu bài xoa đó, nhưng có đồng nghiệp ra hiệu “không nên”, chỉ bởi thiện chí đừng làm cho cuộc bảo vệ luận án của học trò “mất vui”. Ô hay, tôi đã nói ý kiến sau cùng chỉ dành cho cơ sở đào tạo, chứ có phải cho Hội đồng đâu ? Mà ông Chủ tịch Hội đồng đã giới thiệu bà Trưởng Khoa Dân tộc học và nhân học thay mặt cơ sở đào tạo dự buổi bảo vệ luận án kia mà ? Dẫu không phải vậy, chẳng lẽ bà Trưởng khoa không đủ tư cách để nghe tôi trình bày và chuyển tải các ý kiến đó đến lãnh đạo Học viện ? Chẳng lẽ tôi còn phải đơn từ, xin xỏ gặp lãnh đạo Học viện để phản ánh ?


Lời cuối cùng của Stt này: Qua trường hợp nêu trên, thực tình tôi không muốn nhằm vào ai mà chỉ mong gửi thông điệp: 1. Quý thầy nào được mời phản biện độc lập luận án tiến sĩ đừng nên tự cho mình cái quyền quá lớn, mà phải có lương tâm, trách nhiệm khoa học; 2. Các cơ sở đào tạo không nên hoan nghênh (Welcome) những quý thầy như Phản biện 2; và 3. Người có trách nhiệm của các cơ sở đào tạo nên thận trọng với đội ngũ giúp việc, tư vấn về giới thiệu phản biện độc lập, bởi có thể bị cuốn vào trận đồ bát quái.

https://www.facebook.com/tinh.vuongxuan/posts/1548180971965784








Trên Facebook, có một số bạn cứ hay gọi mình là “Giáo sư”. Đôi lần mình đã cải chính, mình chỉ là Phó Giáo sư thôi, và cũng không thích được gọi như thế. Sở dĩ vậy, bởi nhiều năm qua mình bị một chuyện nó ám ảnh, tiện thể kể lại để mong các bạn cảm thông.
Ấy là một hôm mình đi dự đám cưới con bạn. Như mọi lần, các bạn cùng lớp thường í ới hẹn nhau đến cùng giờ để vào mâm cho vui. Mâm “đóng 6”, chả đủ người thì ghép. Cái mâm hôm ấy vô tình thế nào lại có nhiều giáo sư, phó giáo sư quá. Đang ồn ào chúc tụng thì P, bạn cùng lớp, một kỹ sư rất giỏi đi qua. Mình gọi giật P để cùng ngồi mâm vì vẫn còn chỗ, song P tiến thẳng đến mâm khác.
Giữa buổi tiệc, mình cầm ly rượu đến bàn P “chào hỏi”. Nghe loáng thoáng có ai đó trong mâm “chúc giáo sư khỏe”. Cụng ly với P, mình hỏi sao lúc nãy không ngồi mâm kia cho vui. P nheo mắt, ghé tai mình nói nhỏ nhưng gằn từng tiếng: “Ông đút buồi vào ngồi với chúng mày ! Ngồi với chúng mày để ông cũng như chúng mày à ?”.
Mấy năm rồi mà cái từ “ông đút” vẫn cứ âm âm bên tai, bỡn cợt, giễu nhại. Nó ám ảnh mình đến nỗi hễ ai gọi mình là “Phó Giáo sư” hay “Giáo sư” là mặt mày méo xệch. Mình đã lặng lẽ rút hết cái chức danh khoa học “PGS.TS” ở bất kể chỗ nào có thể rút. Nhớ năm 2014, làm việc với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia về bộ sách “Các dân tộc ở Việt Nam”, khi cán bộ biên tập đưa cho mình xem thiết kế bìa của Tập 1, có ghi “PGS.TS. Vương Xuân Tình (Chủ biên)”, mình đề nghị bỏ cái “PGS.TS”, bởi “không cần thiết”, và “không thích”. Cán bộ biên tập cười tủm tỉm: “Em chỉ thông cảm với anh cho bỏ ‘PGS.TS’ ngoài bìa thôi, chứ trong ruột sách vẫn phải ghi vì đây là quy định của Nhà xuất bản” (!).
Thế nên, tốt nhất là các bạn đừng gọi mình giáo sư giáo siếc gì nữa nhé ! Hoặc nếu khó đổi nếp thì nên gọi chệch là “Ráo sư” hay “Dáo sư” thôi.
Thân yêu,
Vương Xuân Tình

https://www.facebook.com/tinh.vuongxuan/posts/1549737755143439











Vương Xuân Tình
Posted on February 10, 2018

VỀ MỘT NHẬN XÉT PHẢN BIỆN ĐỘC LẬP PHỦ NHẬN LUẬN ÁN CỦA VŨ PHƯƠNG NGA – NGHIÊN CỨU SINH KHOA DÂN TỘC HỌC VÀ NHÂN HỌC, HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Tôi rất đắn đo trước khi viết Stt này song cuối cùng vẫn quyết định viết, bởi câu chuyện về luận án Tiến sĩ Nhân học của Vũ Phương Nga mà tôi tham gia hướng dẫn bị một phản biện độc lập (thường gọi là phản biện kín) đánh trượt đã râm ran khắp ngoài Bắc, trong Nam nhiều tháng qua, chí ít là với những người công tác hay học tập trong lĩnh vực dân tộc học/nhân học. Nhiều đồng nghiệp, bạn bè hỏi tôi tại sao. Vừa qua (ngày 5/2/2018), Vũ Phương Nga đã bảo vệ thành công luận án, vì thế, tôi muốn thông tin chính thức, trung thực để bạn bè, đồng nghiệp được rõ, và hy vọng có thể bớt đi những dị nghị. Trình bày “vụ việc” ắt hẳn phải dài dòng nên mong quý vị thông cảm.
1. Vũ Phương Nga vốn là học sinh trường chuyên Chu Văn An (Hà Nội), sinh viên xuất sắc của Bộ môn Dân tộc học (Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội). Sau khi tốt nghiệp đại học, Nga về làm việc tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và hiện là cán bộ biên tập của Tạp chí Bảo tàng và Nhân học. Nga có trình độ tiếng Anh tốt và tôi đánh giá thuộc nhóm tốt nhất trong các nghiên cứu sinh của khoa học xã hội hiện nay. Bằng chứng: ngoài đọc tốt tài liệu, em có thể làm việc trực tiếp với chuyên gia, dịch thuyết trình khoa học, dịch văn bản từ tiếng Việt sang tiếng Anh. Trong quá trình làm luận án với đề tài: “Tiếp biến văn hóa trong bối cảnh gia đình hỗn hợp dân tộc (qua nghiên cứu người Tày tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn)”, Nga tự tìm lý thuyết từ tài liệu tiếng Anh. Ai cũng biết, tìm kiếm lý thuyết cho luận án tiến sĩ là điều phần lớn các NCS của khoa học xã hội ở Việt Nam sợ hãi, và ngay cả nhiều thầy (trong đó có tôi) cũng lúng túng. Vậy mà đến gần cuối chặng đường làm luận án, Nga còn định đưa thêm lý thuyết thương thuyết về bản sắc để áp dụng nghiên cứu, song tôi khuyên tạm dừng, bởi sợ tốn nhiều công sức trong khi quỹ thời gian có hạn. Vả lại, điều đó sẽ động tới vấn đề đa bản sắc mà ở Việt Nam, nhiều học giả chưa thông. Một thế mạnh nữa của Nga là năng lực biểu đạt. Có lẽ vốn là học sinh giỏi, lại trong môi trường công tác phải thường xuyên biên tập bản thảo, nên em càng được củng cố về năng lực này. Hầu như tôi ít phải chữa văn cho Nga (chỉ có khoảng hơn chục câu). Về tư liệu luận án, do địa bàn nghiên cứu không quá xa Hà Nội nên em khá thuận lợi trong đảm bảo thời gian điền dã và thu thập tài liệu.
2. Sau khi bảo vệ ở cấp cơ sở, chỉnh sửa, bổ sung để nâng cao chất lượng, như mọi trường hợp, luận án của Vũ Phương Nga được gửi tới hai phản biện độc lập. Phản biện 1 (tôi tạm gọi thế cho dễ trình bày ở phần sau) nhận xét tốt, yêu cầu bổ sung, chỉnh sửa không nhiều. Phản biện 2, sau khi đánh giá mấy điểm “được” một cách chiếu lệ thì phủ nhận hai chương quan trọng nhất của luận án, và cũng phủ nhận luận án. Trước tình hình ấy, Học viện Khoa học xã hội phải mời thêm Phản biện 3. Có thể do được thông tin về ý kiến trái chiều phản biện độc lập của luận án nên Phản biện 3 gửi đến một bản nhận xét công phu, song chủ yếu là gợi ý, thảo luận và đề nghị bổ sung tài liệu, còn vẫn công nhận luận án có chất lượng. Trên tinh thần cầu thị, Nga đã chỉnh sửa nghiêm túc, kể cả mấy góp ý hợp lý của Phản biện 2.
3. Với trách nhiệm là người tham gia hướng dẫn, tôi đã đọc rất kỹ nhận xét của các phản biện độc lập, đặc biệt của Phản biện 2. Về bản nhận xét của Phản biện 2, tôi thấy đây là một bản nhận xét cẩu thả, thiếu chuẩn mực về trình bày; non kém, bập bõm về tri thức; bạt mạng về đánh giá; và tóm lại là thiếu đạo đức khoa học. Để đỡ mất thời gian, tôi chỉ dẫn dụ như sau:
– Cẩu thả, thiếu chuẩn mực về trình bày. Với gần 5 trang nhưng bản nhận xét chàn chạt lỗi kỹ thuật, bao gồm lỗi đánh máy, viết hoa không đúng cách, chỗ cần viết hoa lại viết thường, sử dụng các dấu “,” và “;” lung tung, câu cụt, câu lòng thòng, văn viết như văn nói. Xin nêu một câu ở trang 3 để thấy sự ngô nghê, lòng thòng, khó hiểu: “Một số vấn đề ở đây được trình bày chủ yếu là những vấn đề (issue), mà nhẽ ra nó phải thuộc nội dung chương 3; Chúng không hoàn toàn đúng là những điều cần phải chú ý, cần phải xem xét kỹ lưỡng và cần phải khắc phục giải quyết, trong thực tiễn (Problems)”. Nếu chỉ tính riêng trang thứ nhất của bản nhận xét đã có 7 lỗi, trong đó có 4 lỗi đánh máy. Thêm nữa, thỉnh thoảng Phản biện còn “chua” tiếng Anh nhưng có chỗ trật lấc, khiến người đọc nghi ngờ trình độ tiếng Anh của quý thầy chưa chắc nói thạo một câu.
– Non kém, bập bõm về tri thức. Điều này có thể thấy trong toàn bản nhận xét, và cũng chỉ xin dẫn một ví dụ qua việc quý thầy giảng giải cho nghiên cứu sinh thế nào là mục đích nghiên cứu của luận án với đầy sự ngẫu hứng ở trang 2: “…(mục đích của các nghiên cứu là để giúp khắc phục, giải quyết những vấn đề (Problems) đang cộm trong thực tiễn cuộc sống xã hội)”. Có quy định nào của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hay của cơ sở đào tạo cho luận án của NCS phải có mục đích như thế này không ?
– Bạt mạng về đánh giá luận án. Khi nói về hạn chế của luận án, Phản biện luôn dùng cụm từ mang tính đe nẹt: “Không được phép” viết thế này, “Không được phép” viết thế kia, trong khi chẳng có quy định nào “không được phép” như vậy; có chăng, chỉ là kinh nghiệm nghiên cứu, và có thể nhắc NCS viết thế nào thì tốt hơn. Nghiên cứu của luận án dùng phương pháp định tính, song Phản biện bắt bẻ “… mẫu điều tra chưa ổn, không thể đáp ứng, và không thích hợp cho việc hoàn thành luận án này”; rồi đao to búa lớn: “Luận án này cần phải có mẫu điều tra xã hội học thích đáng, với cỡ mẫu đạt độ tin cậy khoa học thích đáng”. Phản biện còn cho rằng, “Kết luận, tiểu kết của cả 4 chương viết chưa được, thậm chí không có giá trị”, song không hề giải thích tại sao. Tóm lại, từ một vài điểm cứ tạm cho là hạn chế của luận án, Phản biện 2 dẫn sang quy chụp, phủ nhận luận án khi cho rằng “… bản thảo luận án có hàm lượng khoa học thấp”, thậm chí còn phê “Văn phong, cũng còn hạn chế, thậm chí sai chuẩn” (!).
4. Cảm tưởng của tôi sau khi đọc bản nhận xét của Phản biện 2 là vô cùng xấu hổ bởi trong giới dân tộc học/nhân học (?) lại có quý thầy như thế này, mà chí ít phải ở tầm tiến sĩ, thậm chí phó giáo sư hay giáo sư. Trong ngành dân tộc học/nhân học không thiếu người đạo đức, tài ba để phản biện, sao luận án của Vũ Phương Nga lại rơi vào quý thầy ấy ? Tôi không là người sùng thuyết âm mưu, nhưng vẫn phải tự hỏi: “Động cơ nào khiến Phản biện 2 có bản nhận xét này ?”. Dốt nát thì đương nhiên rồi, nhưng quý thầy không thể đến mức không nhận ra đâu là luận án tốt, đâu là luận án kém, bởi tôi tin quý thầy đã được tham gia nhiều hội đồng thẩm định. Tôi không dám nói luận án của Vũ Phương Nga hơn ai, song cũng khó kém hơn mấy chục luận án tiến sĩ của Khoa Dân tộc học và nhân học đã hoàn thành trong vài năm qua. Nếu tôi hàm hồ, xin quý vị cứ tìm đọc, đánh giá và so sánh bằng lương tâm nghề nghiệp.
Vậy thì tại sao ? Để thị uy các nghiên cứu sinh ? Tôi đặt dấu chấm hỏi ở đây vì thời gian qua có nhiều tiếng xì xào (khó kiểm chứng) về sự úp úp mở mở của một vài phản biện kín để NCS phải “đến”. Hay bị cuốn vào vòng chơi của ai đó: vừa ôm vai bá cổ NCS, vừa lén gẩy tí thuốc sâu vào bát canh cho húp bởi những động cơ thiếu trong sáng ?
5. Để gói lại, tôi viết Stt này trong bối cảnh tự thấy cuộc đời đã đủ đầy, thậm chí là đẹp nữa. Nghĩa là tôi không có động cơ gì mà chỉ vì chướng tai gai mắt khi nhìn cảnh các NCS, thậm chí cả thầy hướng dẫn cứ phải cúi đầu chịu trận trước phản biện độc lập nhận xét tùy tiện, với triết lý “Một điều nhịn, chín điều lành”. Ngay hôm mồng 5/2/2018, khi tôi phát biểu về Phản biện 2 ở Hội đồng chấm luận án của Vũ Phương Nga, có thành viên Hội đồng còn góp ý là “Không đúng chỗ”. Tôi định phản bác ý kiến kiểu bài xoa đó, nhưng có đồng nghiệp ra hiệu “không nên”, chỉ bởi thiện chí đừng làm cho cuộc bảo vệ luận án của học trò “mất vui”. Ô hay, tôi đã nói ý kiến sau cùng chỉ dành cho cơ sở đào tạo, chứ có phải cho Hội đồng đâu ? Mà ông Chủ tịch Hội đồng đã giới thiệu bà Trưởng Khoa Dân tộc học và nhân học thay mặt cơ sở đào tạo dự buổi bảo vệ luận án kia mà ? Dẫu không phải vậy, chẳng lẽ bà Trưởng khoa không đủ tư cách để nghe tôi trình bày và chuyển tải các ý kiến đó đến lãnh đạo Học viện ? Chẳng lẽ tôi còn phải đơn từ, xin xỏ gặp lãnh đạo Học viện để phản ánh ?
Lời cuối cùng của Stt này: Qua trường hợp nêu trên, thực tình tôi không muốn nhằm vào ai mà chỉ mong gửi thông điệp: 1. Quý thầy nào được mời phản biện độc lập luận án tiến sĩ đừng nên tự cho mình cái quyền quá lớn, mà phải có lương tâm, trách nhiệm khoa học; 2. Các cơ sở đào tạo không nên hoan nghênh (Welcome) những quý thầy như Phản biện 2; và 3. Người có trách nhiệm của các cơ sở đào tạo nên thận trọng với đội ngũ giúp việc, tư vấn về giới thiệu phản biện độc lập, bởi có thể bị cuốn vào trận đồ bát quái.


Fb, 7/2/2018
https://tinhvuongxuan.wordpress.com/2018/02/10/ve-mot-nhan-xet-phan-bien-doc-lap-phu-nhan-luan-an-cua-vu-phuong-nga-nghien-cuu-sinh-khoa-dan-toc-hoc-va-nhan-hoc-hoc-vien-khoa-hoc-xa-hoi/





---














Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.