Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

12/02/2018

Thư trăng trối của Hoàng Phủ Ngọc Tường sau 50 năm Mậu Thân 1968

Đầu tiên là thư của ông Tường trên báo chính thống - tờ Dân Việt.

Các bình luận và bổ sung thì cập nhật dần.




---




authorMinh Anh Thứ Bảy, ngày 10/02/2018 11:31 AM (GMT+7)

(Dân Việt) Sau tất cả những gì không mong muốn mang đến trong cuộc đời liên quan đến sự kiện Mậu Thân 1968 ở Huế, mới đây, nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường đã viết bức thư ngỏ về những điều đáng tiếc xảy ra trong quá khứ như "lời cuối cho câu chuyện buồn".


   

Mở đầu bức thư, nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường viết: "Tôi đọc cho con gái chép một bài viết nhỏ này xin gửi tới bà con bạn bè thương mến, những ai yêu mến, quen biết và quan tâm đến tôi. Còn những kẻ luôn đem tôi ra làm mồi nhậu cho dã tâm của họ như ông Liên Thành và bè đảng của ông ta, tôi không muốn mất thời giờ đối đáp với họ. Dĩ nhiên bài viết này không dành cho họ.

Lá thư của nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường đọc cho con gái viết.

Năm nay tôi 81 tuổi, và tôi biết, còn chẳng mấy hồi nữa phải về trời. Những gì tôi đã viết, đã nói, đã làm rồi trời đất sẽ chứng nhận. Dầu có nói thêm bao nhiêu cũng không đủ. Tốt nhất là im lặng bằng tâm về cõi Phật. Duy nhất có một điều nếu không nói ra tôi sẽ không yên tâm nhắm mắt. Ấy là câu chuyện Mậu thân 1968. Vậy xin thưa:

1. Mậu Thân 1968 tôi không về Huế. Tôi, TS Lê Văn Hảo và bà Tùng Chi (những người lên chiến khu trước) được giao nhiệm vụ ở lại trạm chỉ huy tiền phương- địa đạo Khe Trái (Thuộc huyện Hương Trà- tỉnh Thừa Thiên)- để đón các vị trong Liên Minh Các Lực Lượng Dân Tộc Dân Chủ Và Hòa Bình Thành Phố Huế như Hoà thượng Thích Đôn Hậu, cụ Nguyễn Đoá, ông Tôn Thất Dương Tiềm…lên chiến khu. Mồng 4 tết tôi được ông Lê Minh (Bí thư Trị- Thiên) báo chuẩn bị sẵn sàng về Huế. Nhưng sau đó ông Lê Minh báo là “tình hình phức tạp” không về được. Chuyện là thế. Tôi đã trả lời ở RFI, Hợp Lưu, Báo Tiền Phong chủ nhật… khá đầy đủ. Xin không nói thêm gì nữa.

2. Sai lầm của tôi là nhận lời ông Burchett và đoàn làm phim "Việt Nam một thiên lịch sử truyền hình” trả lời phỏng vấn với tư cách một nhân chứng Mậu Thân Huế 1968, trong khi tôi là kẻ ngoài cuộc.

Để chứng tỏ mình là người trong cuộc, tôi đã dùng ngôi thứ nhất- “tôi”, “chúng tôi” khi kể một vài chuyện ở Huế Mậu Thân 68. Đó là những chuyện anh em tham gia chiến dịch kể lại cho tôi, tôi đã vơ vào làm như là chuyện do tôi chứng kiến. Đặc biệt, khi kể chuyện máy bay Mỹ đã thảm sát bệnh viên nhỏ ở Đông Ba chết 200 người, tôi đã nói: “Tôi đã đi trên những đường hẻm mà ban đêm tưởng là bùn, tôi mở ra bấm đèn lên thì toàn là máu ...Nhất là những ngày cuối cùng khi chúng tôi rút ra ..”. Chi tiết đó không sai, mà sai ở chỗ người chứng kiến chi tiết đó không phải là tôi, mà là tôi nghe những người bạn kể lại. Ở đây tôi là kẻ mạo nhận, một việc rất đáng xấu hổ, từ bé đến giờ chưa bao giờ xảy ra đối với tôi...


Hoàng Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Trọng Tạo năm 1986

...Tôi đã nói rồi, nay xin nhắc lại: Điều quan trọng còn lại tôi xin ngỏ bầy ở đây, với tư cách là một đứa con của Huế, đã ra đi và trở về, ấy là nỗi thống thiết tận đáy lòng mỗi khi tôi nghĩ về những tang tóc thê thảm mà nhiều gia đình người Huế đã phải gánh chịu...

3. Từ hai sai lầm nói trên tôi đã tự rước hoạ cho mình, tự tôi đã đánh mất niềm tin yêu của nhiều người dân Huế đối với tôi, tạo điều kiện cho nhiều kẻ chống cộng cực đoan vu khống và qui kết tôi như một tội phạm chiến tranh.
Tôi xin thành thật nhìn nhận về hai sai lầm nói trên, xin ngàn lần xin lỗi.


Sài Gòn, ngày 1 tháng 2 năm 2018
Hoàng Phủ Ngọc Tường!

"...Trong những ngày bồn chồn thấp thỏm, hơn một tuần sau chiến sự diễn ra ở Huế, tôi (nhà văn Trần Nguyên Vấn) được anh Trần Hoàn bảo chuẩn bị máy ghi âm và băng ghi âm, tài liệu để đi về Huế. Tôi mừng quá, chỉ thương cho Hoàng Phủ Ngọc Tường và Trần Vàng Sao không được về Huế dịp này. Tường chia tay tôi bằng cái nắm tay rất chặt, anh không nói gì. Nhìn cái mặt buồn của Tường tôi cũng không dám nói gì, sợ nói ra câu gì Tường chịu không thấu lại bật khóc, dễ bị qui là tiểu tư sản.

Đoàn chúng tôi theo tướng Lê Chưởng qua dốc Ông Ầm, qua vùng giáp ranh và các làng La Chử, Cổ Bưu, Trúc Lâm, An Ninh Thượng, An Ninh Hạ… Trụ sở Bộ chỉ huy chiến dịch đóng ngay trong vườn cũ của bà ngoại tôi ở xóm Guốc xã Hương Long. Nhạc sĩ Trần Hoàn cùng tôi về Kim Long và tôi đưa anh vào thăm nhà bác sĩ Hồ Văn Cang, nơi tôi trọ học năm 1952 – 1954 cùng một vài gia đình khác. Anh Trần Hoàn còn cho phép tôi tranh thủ lên thăm nhà ở Trúc Lâm, gặp bà nội, ba mạ và em trai tôi là Trần Ngọc Trác cùng nhiều bà con.

Một buổi chiều, máy bay trinh sát bay quẩn quanh trên xóm Guốc và bắn rốc két trúng vào chiếc micro tôi đặt trên miệng hầm để ghi âm tiếng súng tiếng bom từ Cửa Chánh Tây vọng lại. Sau đó Mỹ cho máy bay ném bom trong vườn bà ngoại tôi. Anh Lê Chưởng và anh Trần Hoàn đang ở trong một hầm vội nhảy lên vào một hầm khác khi bom nổ rất gần. Ngôi nhà vườn bên cạnh bị bom bốc cháy. Có mấy người dân trúng bom Mỹ chết.

Không chiếm được đài phát thanh. Tôi không còn việc gì phải làm. Tối hôm đó tôi theo đoàn của anh Lê Chưởng và anh Trần Hoàn về lại hậu cứ. Gặp lại anh Hoàng Phủ Ngọc Tường đang ở địa đạo Khe Trái, tôi kể cho anh nghe chuyến về Huế ngắn ngủi của tôi và chia sẻ nỗi buồn của anh. Cũng như khi chia tay, Tường không nói gì, chỉ nắm tay tôi rất chặt. Có lẽ khi nghe tôi kể chuyện Huế, Tường sợ anh bật khóc. Sau này tôi đọc Giải khăn sô cho Huế của Nhã Ca mới biết khi đó Tường đang có một cô người yêu ở Huế. Giá lúc đó biết chuyện này, tôi có thể khẩn khoản anh Trần Hoàn xin cho Tường về Huế. Anh Trần Hoàn tính hay mủi lòng, biết chuyện “Tường có người yêu đang đợi ở Huế” chắc sẽ tìm cớ cho Tường được về Huế.

Đã không được về Huế lại bị vu cho là “đồ tể” sát hại dân lành Huế, án oan ấy kéo dài nửa thế kỉ. Thật đáng sợ.
Hà Nội 9.2.2018

(Trích trong: Tết Mậu Thân 1968 ở Huế, Tường và tôi của nhà văn Trần Phương Trà, tức Trần Nguyên Vấn)


http://danviet.vn/van-hoa/nha-tho-hoang-phu-ngoc-tuong-loi-cuoi-cho-cau-chuyen-buon-848351.html





---





BỔ SUNG

.






Xuất bản 26 thg 1, 2013

ĐĂNG KÝ 60 N

HUNG THẦN MÁU LẠNH HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG ĐANG NÓI DỐI TRÁ VỀ VỤ THẢM SÁT ĐỒNG BÀO HUẾ - MẬU THÂN 1968


2. BBC Việt ngữ

'Nên khoan dung về thư Mậu Thân của Hoàng Phủ Ngọc Tường'






mậu thânBản quyền hình ảnhTHREE LIONS
Image captionGiao tranh trong cuộc chiến Việt Nam - hình tư liệu chỉ có tính minh họa

Nhà văn Nguyễn Quang Lập bình luận với BBC rằng mọi người "cần thông cảm, chia sẻ, khoan dung" vì ông Hoàng Phủ Ngọc Tường "đã xin lỗi" về sự kiện Mậu Thân.
Sự kiện ông Hoàng Phủ Ngọc Tường công bố "nhìn nhận về hai sai lầm liên quan Mậu Thân và ngàn lần xin lỗi" trên mạng xã hội đã gây ra nhiều tranh cãi.
Hôm 10/2, Facebook của nhà văn Nguyễn Quang Lập đăng tải bài "Lời cuối cho câu chuyện quá buồn" của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Trong "bài viết nhỏ" này, ông Ngọc Tường viết: "Năm nay tôi 81 tuổi, và tôi biết, còn chẳng mấy hồi nữa phải về trời. Những gì tôi đã viết, đã nói, đã làm rồi trời đất sẽ chứng nhận. Dầu có nói thêm bao nhiêu cũng không đủ. Tốt nhất là im lặng bằng tâm về cõi Phật. Duy nhất có một điều nếu không nói ra tôi sẽ không yên tâm nhắm mắt. Ấy là câu chuyện Mậu Thân 1968."






"Mậu Thân 1968 tôi không về Huế. Tôi, tiến sĩ Lê Văn Hảo và bà Tùng Chi (những người lên chiến khu trước) được giao nhiệm vụ ở lại trạm chỉ huy tiền phương, địa đạo Khe Trái (thuộc huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên)- để đón các vị trong Liên Minh Các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình Thành phố Huế như Hoà thượng Thích Đôn Hậu, cụ Nguyễn Đóa, ông Tôn Thất Dương Tiềm… lên chiến khu. Mồng 4 Tết, tôi được ông Lê Minh (Bí thư Trị Thiên) báo chuẩn bị sẵn sàng về Huế. Nhưng sau đó ông Lê Minh báo là "tình hình phức tạp" không về được. Chuyện là thế."
"Sai lầm của tôi là nhận lời ông Burchett và đoàn làm phim "Việt Nam một thiên lịch sử truyền hình" trả lời phỏng vấn với tư cách một nhân chứng Mậu thân Huế 1968, trong khi tôi là kẻ ngoài cuộc."
"...Cũng trong cuộc trả lời phỏng vấn này, khi nói về thảm sát Huế tôi đã hăng hái bảo vệ cách mạng, đổ tội cho Mỹ. Đó là năm 1981, khi còn hăng say cách mạng, tôi đã nghĩ đúng như vậy. Chỉ vài năm sau tôi đã nhận ra sai lầm của mình. Đó là sự nguỵ biện. Không thể lấy tội ác của Mỹ để che đậy những sai lầm đã xảy ra ở Mậu thân 1968."
"Từ hai sai lầm nói trên tôi đã tự rước họa cho mình, tự tôi đã đánh mất niềm tin yêu của nhiều người dân Huế đối với tôi, tạo điều kiện cho nhiều kẻ chống cộng cực đoan vu khống và quy kết tôi như một tội phạm chiến tranh. Tôi xin thành thật nhìn nhận về hai sai lầm nói trên, xin ngàn lần xin lỗi."











Huế: 26 ngày đêm trong Thành Nội dịpTết Mậu Thân

'Khó hòa hợp'

Hôm 11/2, trả lời Ben Ngô của BBC Tiếng Việt, nhà văn Nguyễn Quang Lập nói: "Tôi biết trước là khi đưa lên Facebook thư của ông Hoàng Phủ Ngọc Tường là sẽ gây dư luận."
"Tôi đồng quan điểm với ông Tường. Ông ấy đưa thư nhờ tôi đăng giúp và tôi đoán là ông ấy lúc cuối đời rồi, muốn công bố cái sai của ông ấy trong lần trả lời phỏng vấn hồi năm 1981 về Mậu Thân."
"Thời gian gần đây người ta nhảy bổ vào chửi bới quá nhiều cả bạn bè, con cái của ông ấy nên ông Tường thấy già rồi, nhưng cần nói nốt những gì cần nói về vụ này, nhận cái sai của mình chứ trước đây ông ấy không có nhu cầu phải thanh minh."
"Tôi thấy mọi người cần thông cảm, chia sẻ, khoan dung vì ông Tường đã xin lỗi về vụ này."
"Có những người không chửi cộng sản được thì quay qua chửi ông Tường."
"Cá nhân tôi thấy ông ấy bây giờ xin lỗi là đã quá thành thật."





mậu thânBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionTrong cuộc giao tranh dữ dội dịp Tết Mậu Thận 1968, các lực lượng Cộng sản đã chiếm giữ được Huế trong thời gian 26 ngày

"Lẽ ra ông ấy chẳng cần phải xin lỗi vì đó là quan điểm hồi 1981."
"Lúc đó người ta còn hăng hái lắm. Bản thân tôi lúc đó nếu có ai hỏi tôi về vụ này thì tôi cũng nói như ông Tường."
"Ai cũng có một thời u mê."
"Bây giờ nhìn lại thấy sai thì người ta xin lỗi mà có người còn bảo là không thành thật thì còn lúc nào nữa."
"Thời này nên chia sẻ, thông cảm với nhau là chủ yếu. Nếu không thì vĩnh viễn không bao giờ có chuyện hòa hợp."
"Qua chuyện công bố thư của ông Tường, tôi thấy tình hình này khó hòa hợp lắm."
"Gần như không ai chịu chia sẻ, cảm thông cả," ông Nguyễn Quang Lập nói.

Mạng xã hội nói gì?

Facebook Thiêm Võ bình luận: "Dù ông Tường có "thống thiết" cho nạn nhân không thì không có gì để tin! Nhưng nếu ông biết vậy thì ngay bây giờ cũng chưa muộn, hãy viết thư "thỉnh cầu" các đồng chí của ông đừng ăn mừng "chiến thắng Mậu Thân" nữa! Việc ấy mới xảy ra khắp nước và ngay tại thành Hồ nơi ông ở. Làm ngay đi. Tại sao ông không làm hay ông vẫn cho việc kỷ niệm là đúng đắn? Ăn mừng thảm sát dân lành ư? Ông không thấy đó là nỗi xót xa cho dân Huế ... của ông (sic!) ư?"
"Mặt khác, ngay lúc này, khi ông muốn chứng tỏ mình là người thành thật, thì hãy bỏ đi từ "nổi dậy"! Nó láo và khốn nạn lắm! Hơn ai hết, các ông biết không hề có sự nổi dậy nào của dân chúng toàn cõi Miền Nam thì đừng láo nữa, đừng lừa bịp con cháu nữa! Những kẻ nằm vùng không phải là dân chúng nổi dậy."
"Chắc ông nhớ các cuộc tản cư suốt chiều dài cuộc chiến, đại lộ kinh hoàng 1972, di tản năm 1975 từ Huế,Đà Nẵng, Tây Nguyên...và hơn nửa triệu người chết trên biển đó chứ? Cụ thể hơn, con cái, bạn bè thân thiết của các ông cũng đã và đang di tản đó! Họ không nổi dậy mà họ chạy trốn."
Nhà báo tự do Nguyễn Trung Bảo viết: "Về việc bây giờ ông Tường mới lên tiếng để tự minh oan cho mình, thật lòng tôi nghĩ nếu ông không thể trung thực được với lịch sử để thế hệ sau như chúng tôi được đọc - được học, thà rằng ông im lặng luôn như lâu nay, có khi tôi vẫn nghĩ về ông như một người cầm bút. Ông lên tiếng vì nỗi oan ức của ông, nỗi oan bị người ta nói không đúng (xuất phát từ chính việc làm của ông trong quá khứ), nhưng ông vẫn không nói một lời nào đối với nỗi oan của hàng ngàn mạng người bị dập vùi trong cái tết năm ấy. Ông chỉ dám nhắc tới một chút nhưng vẫn cố lôi "tội ác của Mỹ" vào để che chắn cho chính ông và đồng đội của ông."
"Ông có thể bị oan về việc có mặt ở Huế trong sự kiện năm đó, nhưng với sự kiện Mậu Thân ông không phải là kẻ vô can. Với những người bị chết đầy oan khuất ông vẫn nợ họ một câu trả lời nếu ông tự coi mình là người cầm bút. Khi nào ông chưa nói được hết những sự thật khủng khiếp của cái sự kiện mà ông đã góp phần tích cực cả gián tiếp và trực tiếp thì mãi mãi tên ông vẫn bị nhắc tới với sự hằn học mỗi khi người ta nói về Mậu Thân."

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-43021600?ocid=socialflow_facebook




1. Fb Nguyễn Quang Lập
Hoàng Phủ Ngọc Tường
Tôi đọc cho con gái chép một bài viết nhỏ này xin gửi tới bà con bạn bè thương mến, những ai yêu mến, quen biết và quan tâm đến tôi. Còn những kẻ luôn đem tôi ra làm mồi nhậu cho dã tâm của họ như ông Liên Thành và bè đảng của ông ta, tôi không muốn mất thời giờ đối đáp với họ. Dĩ nhiên bài viết này không dành cho họ.
Năm nay tôi 81 tuổi, và tôi biết, còn chẳng mấy hồi nữa phải về trời. Những gì tôi đã viết, đã nói, đã làm rồi trời đất sẽ chứng nhận. Dầu có nói thêm bao nhiêu cũng không đủ. Tốt nhất là im lặng bằng tâm về cõi Phật. Duy nhất có một điều nếu không nói ra tôi sẽ không yên tâm nhắm mắt. Ấy là câu chuyện Mậu thân 1968.

Vậy xin thưa:
1. Mậu Thân 1968 tôi không về Huế. Tôi, ts Lê Văn Hảo và bà Tùng Chi (những người lên chiến khu trước) được giao nhiệm vụ ở lại trạm chỉ huy tiền phương- địa đạo Khe Trái ( Thuộc huyện Hương Trà- tỉnh Thừa Thiên)- để đón các vị trong Liên Minh Các Lực Lượng Dân Tộc Dân Chủ Và Hòa Bình Thành Phố Huế như Hoà thượng Thích Đôn Hậu, cụ Nguyễn Đoá, ông Tôn Thất Dương Tiềm…lên chiến khu. Mồng 4 tết tôi được ông Lê Minh (Bí thư Trị- Thiên) báo chuẩn bị sẵn sàng về Huế. Nhưng sau đó ông Lê Minh báo là “tình hình phức tạp” không về được. Chuyện là thế. Tôi đã trả lời ở RFI, Hợp Lưu, Báo Tiền Phong chủ nhật… khá đầy đủ. Xin không nói thêm gì nữa.

2. Sai lầm của tôi là nhận lời ông Burchett và đoàn làm phim "Việt Nam một thiên lịch sử truyền hình” trả lời phỏng vấn với tư cách một nhân chứng Mậu thân Huế 1968, trong khi tôi là kẻ ngoài cuộc. 
Tôi xác nhận đây là link clip tung lên mạng là bản gốc cuộc phỏng vấn:

Để chứng tỏ mình là người trong cuộc, tôi đã dùng ngôi thứ nhất- “tôi”, “chúng tôi” khi kể một vài chuyện ở Huế mậu thân 68. Đó là những chuyện anh em tham gia chiến dịch kể lại cho tôi, tôi đã vơ vào làm như là chuyện do tôi chứng kiến. Đặc biệt, khi kể chuyện máy bay Mỹ đã thảm sát bệnh viên nhỏ ở Đông Ba chết 200 người, tôi đã nói: “Tôi đã đi trên những đường hẻm mà ban đêm tưởng là bùn, tôi mở ra bấm đèn lên thì toàn là máu ...Nhất là những ngày cuối cùng khi chúng tôi rút ra ..”. Chi tiết đó không sai, sai ở chỗ người chứng kiến chi tiết đó không phải là tôi, mà là tôi nghe những người bạn kể lại. Ở đây tôi là kẻ mạo nhận, một việc rất đáng xấu hổ, từ bé đến giờ chưa bao giờ xảy ra đối với tôi.

Cũng trong cuộc trả lời phỏng vấn này, khi nói về thảm sát Huế tôi đã hăng hái bảo vệ cách mạng, đổ tội cho Mỹ. Đó là năm 1981, khi còn hăng say cách mạng, tôi đã nghĩ đúng như vậy. Chỉ vài năm sau tôi đã nhận ra sai lầm của mình. Đó là sự nguỵ biện. Không thể lấy tội ác của Mỹ để che đậy những sai lầm đã xảy ra ở Mậu thân 1968.

Tôi đã nói rồi, nay xin nhắc lại: 
Điều quan trọng còn lại tôi xin ngỏ bầy ở đây, với tư cách là một đứa con của Huế, đã ra đi và trở về, ấy là nỗi thống thiết tận đáy lòng mỗi khi tôi nghĩ về những tang tóc thê thảm mà nhiều gia đình người Huế đã phải gánh chịu, do hành động giết oan của quân nổi dậy trên mặt trận Huế năm Mậu Thân. Đó là một sai lầm không thể nào biện bác được, nhìn từ lương tâm dân tộc, và nhìn trên quan điểm chiến tranh cách mạng.

3. Từ hai sai lầm nói trên tôi đã tự rước hoạ cho mình, tự tôi đã đánh mất niềm tin yêu của nhiều người dân Huế đối với tôi, tạo điều kiện cho nhiều kẻ chống cộng cực đoan vu khống và qui kết tôi như một tội phạm chiến tranh.

Tôi xin thành thật nhìn nhận về hai sai lầm nói trên, xin ngàn lần xin lỗi.

Sài Gòn, ngày 1 tháng 2 năm 2018
Hoàng Phủ Ngọc Tường.







…………………………………………………….
A. Đôi lời của Nguyễn Quang Lập
Tôi vốn là em kết nghĩa của chị Lâm Mỹ Dạ năm 1975, mặc nhiên là em kết nghĩa của anh Hoàng Phủ Ngọc Tường. Từ 1989-1992 tôi làm phó cho anh Tường, anh em gắn bó với nhau cho tới khi Tạp chí Cửa Việt bị ông Trần Hoàn cho tạm đình bản, anh Tường về Huế, tôi ra Hà Nội. Từ bấy đến nay tôi luôn coi anh Tường như người anh, người thầy, gắn bó không rời với anh và gia đình anh.
Nói vậy để biết tôi và anh Tường rất hiểu nhau. Mọi tâm sự lớn nhỏ riêng chung chúng tôi đều nói với nhau, trừ chuyện mậu thân Huế 1968. Chuyện này có lý do riêng của nó.

Năm 1968 tôi chỉ là chú học trò lớp 5 ở Quảng Bình, chẳng biết gì Mậu thân Huế 68 và cũng không mấy quan tâm. Tới năm 1988, tôi được Thành uỷ Huế mời tham gia viết về Mậu Thân Huế 68, được phân công ghi lời kể của ông Nguyễn Trung Chính, lúc đó là Trưởng ban tổ chức Tỉnh uỷ Bình Trị Thiên ( Giờ ông Chính còn sống và còn rất tỉnh táo). Tôi còn gặp gỡ thêm nhiều người khác để nghe kể bổ sung câu chuyện của ông Nguyễn Trung Chính, trong đó có ông Lê Minh nguyên là bí thư chiến trường Trị- Thiên. Nhờ vậy tôi nắm khá tốt toàn cảnh Mậu thân Huế 1968.

Lúc đó có nhiều xì xào về câu chuyện “thảm sát Mậu Thân Huế” và anh Tường dính líu tới vụ này. Nên tôi không hỏi anh Tường, vì biết nếu hỏi thế nào anh cũng nói không. Tôi chủ tâm đi hỏi người khác cho ra lẽ. Ông Nguyễn Trung Chính và tất cả những ai ở Huế Mậu thân 68 mà tôi gặp gỡ hoặc tình cờ hoặc chủ ý đều cho tôi hay Mậu thân Huế 68 anh Tường không về Huế hoặc là không hề thấy anh Tường ở Huế. Có vài người cho hay họ nghe người này người kia nói “thấy bóng ông Tường”, “nghe tiếng anh Tường”…. hoặc “thấy giống ông Tường”, không một ai, không một bài viết nào xác thực anh Tường ở Huế trong tết mậu thân 1968.

Còn như trong sách “Huế Thảm sát Mậu Thân” ông Liên Thành kể tù binh của ổng khai Hoàng Phủ Ngọc Tường ngồi ghế chủ tịch toà án nhân dân ở trường Gia Hội cùng với 2 thành ủy viên là Phan Nam, Hoàng Lanh… quả là câu chuyện tiếu lâm. Ông Tường ngồi ghế chủ tịch toà án nhân dân mà dân Huế không ai biết, chỉ có ông Liên Thành và tù binh của ổng biết(!)

Nhân đây nói luôn, chính bà Tùng Chi- Nguyễn Đình Chi- đã kể lại, Liên Minh của bà , ts Lê Văn Hảo, Hoàng Phủ Ngọc Tường… mới thành lập chưa làm được gì nhiều ở Mậu Thân 68. Duy có một việc làm rất đáng kể, ấy là khi Chính quyền Cách mạng muốn lập toà án để xử “những tên nợ máu của nhân dân”, Liên Minh đã can gián Chính quyền nên đình chỉ những toà án như thế. Và chính quyền đã nghe theo.

Về câu hỏi: “Hoàng Phủ Ngọc Tường có mặt ở Huế mậu thân 68 hay không?”, tôi có trong tay hai cuốn sách ra đời sau Mậu Thân Huế, những năm 1969-1971, viết về Mậu thân Huế, đều với thể loại bút kí, đó là “Giải khăn sô cho Huế” và “Ngôi sao trên đỉnh Phú Văn Lâu” đưa ra những thông tin trái chiều rất thú vị. “Giải khăn sô cho Huế” của Nhã Ca, một cuốn sách cực chống cộng, đã dành gần hai trang kể chuyện anh Tường ( dưới cái tên Phủ) để cho hay anh Tường không về Huế trong tết mậu thân 68. Trong khi đó cuốn ”Ngôi sao trên đỉnh Phú Văn Lâu” của Hoàng Phủ Ngọc Tường, một cuốn sách cực cách mạng, được tác giả viết với ngôi thứ nhất, mọi việc diễn ra dưới mắt tác giả. Tuy nhiên giới văn nghệ Huế đều biết Hoàng Phủ Ngọc Tường viết theo tài liệu của Nguyễn Đắc Xuân cung cấp. Cả anh Tường và anh Xuân đều công khai chuyện này. Tôi tin điều này vì cũng chẳng có gì phải nói dối, ngoại trừ hai người muốn che giấu việc anh Tường về Huế. Nhưng nếu anh Tường về Huế thật thì muốn giấu cũng chẳng được. Huế thì nhỏ, anh Tường thì quá nổi tiếng, giấu làm sao được.

Dù cuốn sách “Ngôi sao trên đỉnh Phú Văn Lâu” đã được bạch hoá tác giả của nó sáng tác theo tài liệu của người khác, cũng không vì thế mà khẳng định Hoàng Phủ Ngọc Tường không có mặt ở Huế- Mậu Thân 68. Tôi tiếp tục phỏng vấn nhiều người. Hồi đó phỏng vấn không có ghi âm nên bây giờ dù có kể bao nhiêu cũng không mấy ai tin, nên tôi không kể lại làm gì. Tôi chỉ nhớ nhất lời ông Lê Minh, ông nói Liên Minh do ông Lê Văn Hảo làm chủ tịch chỉ là ngọn cờ cách mạng dựng lên để đối thoại với Mỹ và Chính quyền Sài Gòn thôi, “Liên Minh mới thành lập, chưa được tham gia chỉ huy chiến dịch Mậu Thân, ngoài lá cờ Liên Minh được treo ở Phú Văn Lâu”. Ông Lê Minh nói một câu tôi không thể quên:”Tường không về Huế, mà có về Huế cũng không có quyền hành chi đâu. Chức Tổng thư ký của Tường, nghe thì oai thực chất là thư kí cho ông Hảo bà Chi mà thôi. Với cả Tường không có khả năng làm điều ác”. Tôi nghe rất nhiều người nói câu này, bản thân tôi cũng tin vậy, ai ở gần anh Tường cũng tin vậy.

Tôi tin anh Tường không dính líu gì đến Mậu thân Huế 1968, dính líu tới cuộc thảm sát lại càng không. Cuốn sách “Huế xuân 68” dày 344 trang nhắc tên hàng trăm người tham gia mậu thân Huế 68, tuyệt không một dòng nào nói đến cái tên Hoàng Phủ Ngọc Tường ( ngoại trừ khi kể chuyện ở chiến khu). Những nhân vật chủ chốt tham gia chiến dịch mậu thân Huế đều có mặt trong cuốn sách, và không một ai cho hay họ đã thấy hoặc nghe nói anh Tường từ chiến khu về Huế. Đủ cho tôi thấy niềm tin của tôi là có cơ sở.

Cho tới một ngày tôi được xem clip phát tán trên mạng về bản gốc cuộc phỏng vấn của đoàn làm phim "Việt Nam một thiên lịch sử truyền hình”. Thú thật tôi sốc rất nặng. Anh Tường nói những gì tôi có thể hiểu, anh muốn gửi thông điệp của anh tới ai tôi cũng hiểu, nhưng cái “liếm môi huyền thoại” và ánh mắt láo liên của anh trước cuộc phỏng vấn thì tôi không thể hiểu nổi. Biết anh đã hết sức bối rối khi đứng giữa sự thật và “ý đảng”, tổ chức mà anh đang nguyện phấn đấu, dù thế nào hành vi ấy cũng thật đáng ngờ. Từ đó tôi lẳng lặng tìm kiếm sự thật, để nếu anh Tường đúng là kẻ sát nhân như đồn đại thì tôi sẽ ỉa vào mặt anh và bỏ ra Hà Nội không thèm làm phó cho anh, cũng chẳng chị em kết nghĩa với chị Dạ gì nữa. Ba mạ tôi làm điều ác tôi cũng không tha thứ, đừng nói anh Tường.

Mặc dù vậy, càng tìm hiểu tôi càng thấy anh Tường vô tội. Lý do thật đơn giản là anh Tường không có mặt ở Huế mậu thân 1968. Anh cũng chẳng có một cái quyền chỉ huy từ xa nào dù nhỏ. Nghĩa là anh Tường vô can mọi sự xaỷ ra ở Huế trong suốt thời gian xảy ra chiến dịch mậu thân 1968. Tội lớn nhất của anh Tường là ở cái clip kia. Nói cách khác, không có cái clip kia thì anh Tường không có tội gì hết.
Tuy nhiên để chứng minh anh Tường vô tội không phải dễ. Tất cả những ai làm nhân chứng đều bị coi là không đáng tin. Người sát cánh bên anh Tường từ 1967-1971 là Nguyễn Đắc Xuân thì bị coi cùng một giuộc “đồ tể”. Tô Nhuận Vĩ, Trần Vàng Sao, Trần Nguyên Vấn, Nguyễn Khoa Điềm đều là bạn văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Họ nói gì nói thế nào cũng bị nghi ngờ bao che cho Hoàng Phủ Ngọc Tường. Còn như những lãnh đạo thời đó như Lê Minh, Lê Văn Hảo, Nguyễn Trung Chính, Nguyễn Vạn, Hoàng Lanh… thì có nói bao nhiêu người ta cũng bảo cộng sản dối trá. Và vì anh Tường không về Huế nên chẳng biết tìm ai phía bên kia để làm nhân chứng về cái sự không về Huế ấy. Không lẽ lại hỏi: Ai biết Hoàng Phủ Ngọc Tường không về Huế dơ tay lên?

Vào khi tôi cực kì bế tắc trong cuộc giải toả tội trạng cho Hoàng Phủ Ngọc Tường thì chiều ngày 23 tết, tức ngày 08/02/2018 anh Tường cho con gái gọi tôi sang nhà đem cho bài viết này. Anh nói: “Nhờ Lập đăng bài này trước giao thừa.” anh chỉ nói vậy thôi, không nói gì thêm. Tôi hiểu anh muốn kết thúc câu chuyện quá buồn này trong năm nay, để từ năm sau trở đi nhà anh, con cháu anh, bạn bè anh… và những người yêu mến anh sẽ không còn phải nghe sự chửi rủa nửa thế kỉ qua.

Mong là như vậy nhưng khó lắm. Sẻ chia cảm thông có rất nhiều nhưng ác ý cay nghiệt, đục khoét nhấm nháp nỗi đau của người khác cũng nhiều không kém. Luôn luôn là vậy. Đời mà. 

Với tôi, câu chuyện Mậu thân Huế 68 vẫn còn và còn mãi cho tới khi nào Nhà nước chính thức công bố sự thật nửa thế kỉ qua hoặc một uỷ ban điều tra quốc tế được thành lập để làm rõ trắng đen, còn câu chuyện Hoàng Phủ Ngọc Tường có dính mậu thân Huế 68 hay không đã chấm dứt kể từ khi anh Tường cho công bố bài viết này.

Sài Gòn ngày 9/2/2018
Nguyễn Quang Lập
……………………………..


B. Tư liệu Tham Khảo
Chung quanh việc Mậu Thân Huế và Hoàng Phủ Ngọc Tường có rất nhiều bài nhưng hầu hết chỉ là những bài viết thiên về cảm tính, ức đoán hoặc qui chụp… lặp đi lặp lại của phía cho rằng Hoàng Phủ Ngọc Tường có gây tội ác ở Huế. Thậm chí có nhiều bài vu khống trắng trợn, mạt sát Hoàng Phủ Ngọc Tường rất nặng nề. Loại bài vở này có rất nhiều ở google, bất cứ ai cũng tìm kiếm được. Ở đây tôi chỉ xin dẫn ra một số bài để chứng tỏ Hoàng Phủ Ngọc Tường không có mặt ở Huế mậu thân 68 và vì sao lại như vậy, để mọi người một biết một kênh thông tin mà tôi truy tầm được. Hãy xem đây như một chiều thông tin cho mọi người thẩm định để đưa ra đánh giá của mình.

1. Giải khăn sô cho Huế- Nhã Ca- Chương 10
Đoạn trích dưới đây thuộc chương 10 của cuốn sách. Nhân vật Phủ được tác giả công khai cho biết đó là Hoàng Phủ Ngọc Tường.
“Có người nói Ðắc với Ðoan với Ngọc cùng trốn một lượt. Lần này Ðắc trở về, chắc Ngọc và Phan cũng trở về rồi. Tôi thầm lo ngại, ngày trước Phủ có một cô nhân tình cũng ở trong thành nội này, sau khi Phủ đi ít lâu, cô tình nhân đã vội thay lòng đổi dạ theo một người khác. Ngoài việc bị khổ sở vì trốn tránh, Phủ còn mất luôn người yêu nữa. Lần này nếu trở về, chắc Phủ sẽ đau khổ ghê lắm. Liệu chuyện gì sẽ xảy ra? Tôi hỏi gặng mãi em gái tôi có nhìn thấy Phủ không. Có ai nhìn thấy Phủ không? Nó quả quyết là nó không thấy, cả bạn bè của nó đi họp cũng nói không thấy. Tôi hơi yên tâm và mừng thầm cho kẻ phản bội. Nếu Phủ trở về, thêm một mối thù hận nữa, cô bé thay lòng kia chắc cũng không tránh được hậu quả thương tâm. Nhưng em gái tôi cười gượng:
"Anh tưởng về tới Phủ mới biết răng! Em tin là Phủ không chấp nhận mô. Nhưng Phủ và Ngọc không có mặt ở nội thành."

2. Thuỵ Khuê nói chuyện với Hoàng Phủ Ngọc Tường về biến cố Mậu thân ở Huế- RFI-12-1997
Đây là bài Hoàng Phủ Ngọc Tường trả lời pv khá đầy đủ xung quanh Mậu thân Huế và vai trò của anh, anh ở đâu làm gì khi chiến dịch xảy ra.

3. Trường hợp Hoàng Phủ Ngọc Tường- Đặng Tiến- Thông Luận 1/1995
Trên Thông Luận tháng 11-1994, mục Tạp ghi, trang 31, bạn Nguyễn Gia Kiểng đã có đoạn viết quá đáng về nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, tôi xin được bổ túc, một mặt để bạch hóa trường hợp Hoàng Phủ Ngọc Tường, mặt khác đả thông quan hệ giữa nhừng người, không nhiều, trong và ngoài nước, hiện đang đấu tranh cho dân chủ, trong gian nan và đơn lẻ.

Bạn Kiểng lấy lý do trả lời Đinh Quang Anh Thái, một cộng tác viên Thông Luận. Ngay khi đăng câu hỏi, là có ác ý với Hoàng Phủ Ngọc Tường : « Nghĩ thế nào về trường hợp Hoàng Phủ Ngọc Tường, anh ta có trách nhiệm lớn trong vụ thảm sát tại Huế, nhưng giờ đây lại xuất hiện như một khuôn mặt trí thức tiến bộ ». Nguyễn Gia Kiểng trả lời lấp lửng : « Hoàng Phủ Ngọc Tường chỉ cho mượn tên chứ có lẽ không có trách nhiệm trực tiếp nào… ». Sự thật là : khi xảy ra vụ Mậu Thân 1968, Hoàng Phủ Ngọc Tường không có mặt tại Huế, điều này đã được chính đương sự khẳng định, và nhiều người trong cuộc xác nhận từ lâu. Trong một bài ký viết năm 1978, Nguyễn Đắc Xuân đã kể lại lúc được lệnh từ chiến khu về Huế : « Chuyện giận nhau xảy ra giữa tôi và Tường – người bạn thân nhất của tôi – lý do đơn giản : tôi có trong danh sách xuất quân đợt 1, trong lúc đó Tường được cử làm tổng thư ký Mặt Trận Liên Minh, ở lại chiến khu chuẩn bị đón các vị nhân sĩ ở Huế sắp ra (trong đó có Lê văn Hảo, bạn cũ của chúng tôi). Lúc cầm cái lệnh xuất quân trong tay, tôi không còn đủ kiên trì để ngôi vỗ vỗ chà chà (…) in cho xong tập thơ Nổi Lửa. Tường trách tôi nôn nóng ra đi, để việc in dở dang cho người ở lại. Thế là chúng tôi giận nhau. » (Huế, những ngày nổi dậy, nxb Tác Phẩm Mới, Hà Nội, 1979, tr.82). Chính Lê văn Hảo cũng xác nhận điều đó trong một bài ký khác (Huế, Xuân 68, nxb Thành Ủy Huế, 1988, tr. 241) và trong một tuyên bố gần đây tại Paris, trên báo Quê Mẹ. Thời điểm Mậu Thân 1968, Lê văn Hảo làm Chủ Tịch Mặt Trận Liên Minh, bà Nguyễn Đình Chi làm phó chủ tịch đã ghi lại : « Những ngày cuối tháng hai đầu tháng ba năm 68 thật bận rộn. Các cơ quan văn hóa văn nghệ ở căn cứ thăm chúng tôi luôn… Anh Lê văn Hảo và anh Thuyết (tức là nhà văn HP) đến thăm… » (Huế, Xuân 68, sđ d, tr. 254-255). Bà Nguyễn Đình Chi lên đến chiến khu Khe Trái ngày 18 tháng 2. Hòa Thượng Thích Đôn Hậu đến ngày 19 tháng 2-1968, nghĩa là đúng thời điểm xảy’ ra vụ thảm sát Mậu Thân, vậy họ cùng với Hoàng Phủ Ngọc Tường không có mặt tại Huế.

Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng không « cho mượn tên » như Nguyễn Gia Kiểng nói. Lúc đó, anh tranh đấu thật sự cho một lý tưởng, mà anh và nhiều người khác cho là đúng, và sẵn sàng hy sinh mạng sống cho lý tưởng đó, chứ không phải chỉ « cho mượn tên ».

Sau đó, Nguyễn Gia Kiểng còn bồi thêm cho Tương một nhát dao trí mạng : « Điều kinh khủng gấp nhiều lần là, hơn mười năm sau đó, Hoàng Phủ Ngọc Tường còn tuyên bố, trong một phim truyền hình được chiếu tại Mỹ và tại Pháp, rằng những nạn nhân đó chỉ là những tên phản bội, và (lời Hoàng Phủ Ngọc Tường) « cách mạng giết chúng cũng như giết loài rắn độc mà thôi ». Tôi đồng ý với bạn Kiểng rằng một câu nói như vậy là vô đạo, không thể chấp nhận được. Và tôi tìm hiểu. Tôi hỏi Tường : ông nói câu ấy thời điểm nào, hoàn cảnh nào ? Thì đương sự không nhớ, chỉ nhớ là có trả lời một phóng viên Mỹ, trong một bài phỏng vấn dài, mà câu trên chỉ là trích đoạn, rời khỏi văn mạch. Trên bộ phim, ngày nay còn có thể kiểm chứng, thì đại ý là : « Dân chúng tích lũy thù hận quá lâu, đã vùng dậy trả thù và giết họ như loài rắn độc ». Bạn Kiểng trích vội, thành ra « Cách mạng giết họ… » lại càng xa nguyên ý. Hình tượng « rắn độc » hết sức thô bạo, nằm trong ngôn từ cộng sản, mà Hoàng Phủ Ngọc Tường từ vị trí tiêu thụ, trở thành nạn nhân và tòng phạm. Hãy nghe ông Tố Hữu nói về Nhân Văn Giai Phẩm, những người từng ăn một mâm, nằm một chiếu, đã từng « chia củ sắn lùi, bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng » (Việt Bắc), ông bảo « đánh rắn phải đánh đập đầu, đánh tận hang, diệt tận trứng » (4-6-1958). Trong đám « rắn » này có Phùng Quán, cháu gọi ông bằng cậu ruột. Rồi ông Hoài Thanh, bàn thêm tán rộng : « Vấn đề là phải tẩy trừ những nọc đọc bọn họ phun ra. Những luận điệu (..) chạy rông như chuột dịch… Trong khi Bạch Tố Trinh khao khát được làm người thì thứ rượu tai ác kia bắt nàng trở lại nguyên hình kiếp rắn » (Tuyển Tập II, nxb Văn Học, Hà Nội, 1982, tr.324-325). Tôi chọn trích dẫn Tố Hữu, Hoài Thanh ở cấp lãnh đạo cao nhất, chứ ở lớp văn nghệ cung đình điếu đóm thì không thiếu gì văn thơ rắn rết và chuột dịch như thế.

Dĩ nhiên, dưới bất cứ hình thái nào, một câu nói như trên vẫn không chấp nhận được vì nội dung vô đạo của nó. Nhưng chúng ta còn nhớ sau ngày nước Pháp giải phóng, một người hiền hòa và độ lượng như Albert Camus mà đã tuyên bố : « Một nước thất bại việc thanh lọc thì thất bại việc canh tân » (Un pays qui manque son épuration manque sa rénovation), báo Combat ngày 5-1-1945. Lời lẽ văn hoa, nhưng nội dung cũng đại khái vậy thôi.

Bạn Nguyễn Gia Kiểng còn trách Hoàng Phủ Ngọc Tường « chưa hề công khai hối tiêc câu nói đó. Có thể sau này sẽ xin lỗi ». Thật ra, những câu nói vô ý thức, người nói dễ quên, và đương sự cũng đã quên béng nói đi rồi. Hơn nữa, đất nước sau bao nhiêu chìm nổi, con người đã làm việc nọ, nói việc kia, biết đâu là sai là đúng. Bây giờ thì ai có quyền hỏi tội, và ai có quyền tha thứ ? Phạm Công Thế, một danh sĩ khởi loạn thời Lê, trước khi ngửa cổ chịu chém, còn trả lời triều đình : « Lâu nay danh phận không rõ, lấy gì phân thuận nghịch ? ». Hoàng Phủ Ngọc Tường có nông nổi nói sai, thì từ đó đến nay đã đem cuộc đời mình ra để đấu tranh cho tự do dân chủ, làm báo Sông Hương tại Huế, 1989, bị dẹp, chạy ra Quảng Trị làm Cửa Việt, cũng bị dẹp. Trả lời Tào Tháo kể lể công ơn, Quan Vân Trường đáp rằng chém Nhan Lương, giết Văn Xú, là đủ lễ, bây giờ lấy hai tờ Sông Hương và Cửa Việt ra chuộc lời nói vô ý thức thốt ra trong bóng chạng vạng giữa sói và cầy, vô tình lọt lên màn ảnh Phương Tây, chưa đủ lễ sao ?
Cuối cùng bạn Kiểng kết luận rằng : « Sẽ không ai có thể thuyết phục được tôi rằng một người như Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trí thức ». Ai trí thức ai không trí thức, trên cõi đời này, ai công đâu mà đi thuyết phục ai những chuyện trần ai như vậy ?
Đấu tranh cho dân chủ, chúng ta làm việc đội đá vá trời. Sức yếu thế cô, chúng ta phải tranh đấu với một chế độ đã nhiều vũ lực lại lắm mưu cơ. Đã thế, khi đánh vào thành đồng vách sắt kia, chúng ta chỉ đánh bằng một tay, mà là tay trái, còn tay phải thì thủ sau lưng, đề phòng đánh nhau, hoặc khều nhau chơi. Ví dụ, sau vụ Hoàng Phủ Ngọc Tường, thì Thông Luận khều sang Phan Đình Diệu. Trong bài « Đảng Cộng sản và phương pháp cây kiểng » (tháng 12-1994), ông (bà) Mai Chi nào đó đã vi vu : « Một trí thức đảng viên rất có tiếng vì kiên trì xin đảng bố thí dân chủ cho mọi người (..) đã trả lời trước một số anh em có mặt hôm ấy rằng anh ta lúc nào cũng làm hai báo cáo : một báo cáo chân thật theo tình thực tế, một báo cáo theo ý thích các cụ (..) Anh ấy là Phan Đình Diệu ». Theo chỗ tôi biết, anh Diệu không phải là đảng viên, lại càng không phải là người hai lưỡi. Dân chủ, và những quyền làm người khác, chưa bao giờ là của bố thí trong lịch sử nhân loại, và cộng sản chưa bao giờ bố thí cái gì cho ai trong lịch sử đảng dài non thế kỷ. Phan Đình Diệu đấu tranh cho dân chủ, tiếng nói vang vang trên nhiều diễn đàn trong và ngoài nước, không làm chuyện « kiên trì xin bố thí ». Nếu lấy hình ảnh ăn mày, ta chỉ có thể xếp Phan Đình Diệu vào hàng ngũ những « anh em khất thực trong dòng khổ tu Cách Mạng », ces frères de l’ordre mendiant de la Révolution, như những nhân vật của André Malraux trong La Condition Humaine.
Báo Thông Luận trong tinh thần hòa giải và hòa hợp, trong cuộc đấu tranh cho dân chủ nên tránh khơi dậy hận thù và gây hiềm khích, chia rẽ giữa những người dù không đi cùng đường, cùng nhìn về một hướng.
Đặng Tiến
Noel 1994

4. Cái hoạ của người nổi tiếng- Thanh Tùng thực hiện-Đăng lần đầu ở Báo Tiền Phong chủ nhật số 18 (từ 28/4-4/5/2008)
Phỏng vấn này nói rất rõ về cuốn “Ngôi sao trên đỉnh Phú Văn Lâu” vì sao lúc đầu lấy tên Hoàng Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Đắc Xuân, về sao chỉ có tên Hoàng Phủ Ngọc Tường.

5. Ký ức Mậu thân 68 và lời cầu nguyện cho những linh hồn đã khuất – Phỏng vấn nhà văn Trần Nguyên Vấn – Báo Dân Việt online 03/02/2018
Trích: “Như ông vừa nói thì lúc đó có cả nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường, vậy thực tế ông Hoàng Phủ Ngọc Tường có trở về Huế trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968?
-Anh Hoàng Phủ Ngọc Tường là bạn thân của tôi từ khi học Trường Trung học Khải Định ở Huế, niên khóa 1953-1954, anh Tường học đệ tư B3 tôi học đệ tứ B6. Khi chúng tôi thi bằng Diplom thì Hoàng Phủ Ngọc Tường và Trương Quang Minh là người đỗ nhất nhì.
Tháng 6 năm 1967, tôi vào chiến trường, anh Hoàng Phủ Ngọc Tường thay mặt ban Tuyên giáo đi đón tôi và chúng tôi cùng ở, làm việc với nhau. Sau đó tôi lên khu ủy làm việc mấy tháng rồi quay trở lại ở cùng các anh Hoàng Phủ Ngọc Tưởng, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Ngô Kha, Lê Khánh Thông. Lúc đó, chúng tôi làm tờ báo “Cờ giải phóng” và anh Hoàng Phủ Ngọc Tường là Tổng thư ký Liên minh dân tộc dân chủ hòa bình thành phố Huế. Nhiệm vụ anh Tường được giao rất vất vả, luôn túc trực máy ghi âm, ghi chép để làm những lời kêu gọi, hưởng ứng các chủ trương của trong Nam ngoài Bắc và viết các tuyên bố sự việc xảy ra ở Huế, cho nên anh Tường rất bận rộn và anh không về Huế trong dịp Mậu Thân.
Sau này, tôi có đọc được những bài viết nói anh Tường lập toà án Huế để xử và gây ra những vụ thảm sát ở Huế. Bản thân tôi năm 2002, sang Mỹ 3 tháng, tôi cũng gặp một số bạn bè và nhiều người hỏi tôi về anh Hoàng Phủ Ngọc Tường thì tôi cũng đã từng trả lời là anh Tường không về Huế và không có mặt ở Huế trong sự kiện Mậu Thân.
Sơ xuất xảy ra từ khi anh Tường nhận tài liệu của anh Nguyễn Đắc Xuân để viết “Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu”, anh đã tả những cảnh đẫm máu như là người trong cuộc. Sau này nhiều người cứ vin vào câu nói anh viết rằng: “anh đi trong thành nội, đi ở dưới bùn nhưng mà đấy thực chất là máu...” chính sự thiếu cẩn trọng khi viết đã để xảy ra điều đáng tiếc, chứ bản thân anh Tường là một người tham gia phong trào đấu tranh năm 1966, sau đó lên rừng hoạt động và trở thành cây bút chiến đấu dũng cảm, kiên trì. Anh viết văn và bút ký của anh rất hay, là người gắn bó với phong trào, sống hết lòng với công việc của mình.
Thời gian ở trong rừng điều kiện khó khăn lắm, nhưng mỗi lần phải suy nghĩ để viết thì rất vất vả, thèm thuôc lá mà không có thuốc hút anh còn phải lấy rau tàu bay, hơ lửa để cuốn thành điếu thuốc. Những lời độc địa được thêu dệt thêm, hoặc chỉ dựa vào một vài thông tin để bịa đặt là điều khó chấp nhận.
Thực tế, anh Tường vất vả để lo lời tuyên bố, lời kêu gọi nên đã không về Huế. Bản thân anh Tường khi viết hồi ký cho tướng Lê Minh, chỉ huy chiến dịch mà trong cuốn Huế - Xuân 68 có trích: “Rốt cuộc là đã có những người bị xử lý oan trong chiến tranh. Dù lý do thế nào thì trách nhiệm vẫn thuộc về lãnh đạo, trong đó có trách nhiệm của tôi. Nhiệm vụ này bây giờ của cách mạng là phải minh oan cho gia đình con cái của những người đã chết, trong hoàn cảnh như vậy, trong khi luật pháp cách mạng chưa hề có ý định xử họ vào tội chết; có một người phải minh oan cho một người, có một trăm người cũng phải minh oan cho một trăm người. Đó là lẽ phải và tình thương, quần chúng sẽ thông cảm và không bao giờ lẫn lộn đen trắng”.

6. Nhà báo Minh Tự phỏng vấn một số nhân vật tham gia Mậu Thân Huế 1968.
Nhà báo Minh Tự đã giúp tôi (NQL) phỏng vấn các nhân chứng về việc ông Hoàng Phủ Ngọc Tường có về Huế trong Tết Mậu Thân hay không. Bản Phỏng vấn có ghi âm rất dài, dưới đây là những tóm lược chính từ băng ghi âm:
1/ Ông Nguyễn Đắc Xuân, nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa - lịch sử, hiện đang sống tại Huế. Ngày 28-1-2018, ông Xuân đã trả lời:
Tôi xin khẳng định một lần nữa: ông Hoàng Phủ Ngọc Tường không có mặt ở thành phố Huế trong những ngày Tết Mậu Thân 1968. Điều này tôi đã nói nhiều lần, đã viết trong nhiều bài báo, đã in trong sách hồi ký “Từ Phú Xuân đến Huế” (Nxb Trẻ, 2012), đã đăng trên Facebook của tôi.
Vì sao ông Tường lại không về Huế trong những ngày mà hầu như các lực lượng trên chiến khu đều có mặt ở thành phố Huế để tham gia cuộc tổng tấn công và nổi dậy? Để trả lời câu hỏi này, tôi phải kể lại câu chuyện sau đây, cho rõ ngọn ngành.
Tôi và Hoàng Phủ Ngọc Tường vốn xuất thân trong phong trào đấu tranh đô thị. Sau bị chính quyền Sài Gòn truy nã, chúng tôi đã thoát ly lên rừng theo Mặt trận Giải phóng, vào tháng 7-1966. Cả hai chúng tôi được Thành ủy Huế bố trí làm báo Cờ Giải Phóng. Đến cuối năm 1967, chúng tôi được gọi vào gặp Thường vụ Thành ủy báo cáo về phong trào đấu tranh đô thị ở Huế. Thành ủy đánh giá phong trào này rất tiến bộ và cho biết Trung ương có chủ trương thành lập thêm một Mặt trận thứ hai gồm các vị nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ, các nhà tu hành, doanh nhân liên minh với Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam để đấu tranh giải phóng đất nước. Đó là Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Thành phố Huế.
Hoàng Phủ Ngọc Tường là người văn hay chữ tốt, đã chấp bút hoàn thành bản thảo Cương lĩnh cho Liên minh. Ông Tường cũng viết thư mời TS Lê Văn Hảo - giáo sư Đại học Văn khoa và Đại học Sư phạm Huế - tham gia Liên minh này. Ngoài ra, Thành ủy Huế còn mời hòa thượng Thích Đôn Hậu, bà Nguyễn Đình Chi... Sau đó, Liên minh này của Huế được thành lập, giáo sư Lê Văn Hảo làm Chủ tịch Liên minh, hòa thượng Thích Đôn Hậu và bà Nguyễn Đình Chi làm phó chủ tịch, Hoàng Phủ Ngọc Tường làm Tổng thư ký. 
Liên minh thành lập, nhưng mới chỉ có ông Lê Văn Hảo từ Huế ra chiến khu vào khoảng cuối tháng 1-1968, các vị còn lại phải sau khi đã chiếm được thành phố mới ra được chiến khu. Thành ủy Huế đã đào một địa đạo xuyên núi ở Khe Trái phía tây huyện Hương Trà để làm nơi ở và làm việc của Liên minh. Địa đạo Khe Trái là cơ quan bí mật của Thành ủy Huế, ai không có trách nhiệm làm việc với Liên minh thì không được vô. Vì vậy, nhiều người có hoạt động trên chiến khu nhưng vẫn không biết chỗ này. Bây giờ địa đạo Khe Trái vẫn còn đó, đã thành di tích lịch sử. 
Trong những ngày diễn ra trận chiến Tết Mậu Thân ở TP Huế, ông Tường là Tổng thư ký của Liên Minh nên phải ở tại địa đạo Khe Trái để đón những vị còn lại của lãnh đạo Liên minh từ thành phố Huế đang chuẩn bị lên. Các vị lãnh đạo Liên minh lớn tuổi, lại mới lên rừng nên mọi việc của Liên minh đều trong tay anh Tường. Ngoài hòa thượng Thích Đôn Hậu và bà Nguyễn Đình Chi, còn có cụ Nguyễn Đóa, ông Tôn Thất Dương Tiềm, ông Nguyễn Thúc Tuân.
Sau Tết Mậu Thân 1968, vùng chiến khu Thừa Thiên Huế bị bom đạn dữ dội. Khoảng đầu tháng 3-1968, đoàn Liên Minh phải lên tá túc ở chiến khu Trị Thiên giáp biên giới Lào. Đến tháng 7-1968 thì được đưa ra Hà Nội. Nhưng tôi và Hoàng Phủ Ngọc Tường vẫn ở lại Khe Trái, sau đó cùng làm báo Cứu lấy quê hương. 
Ông Tường ở đó, không ra đến cửa rừng nữa là về Huế, mà sao người ta cứ nghĩ là ông có về Huế, cũng là vì một chuyện khác có liên quan đến tôi. Đầu năm 1969, chúng tôi dự Đại hội văn nghệ Trị Thiên. Sau đai hội tình hình ở Thành ủy Huế đang gặp khó khăn, không về được, chúng tôi gồm Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Hữu Vấn, Lê Công Cơ, Trần Thân Mỹ bày ra viết chuyện Mậu Thân. Chúng tôi đều về Huế tham gia chiến dịch Mậu Thân nên có chuyện để viết, còn ông Tường không về Huế nên phải khai thác tư liệu do tôi ghi chép về những thanh niên Huế giữ cột cờ Thành Nội Huế những ngày Tết Mậu Thân. Cái bút ký mà tôi phác thảo ban đầu đặt tên là “Ngọn cờ trên đỉnh Phu Văn Lâu”. Ông Tường viết lại và đặt tên là “Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu”. Tường viết câu chuyện này theo thể loại bút ký văn học, tức là có hư cấu. Viết xong gởi ngay cho Nhà xuất bản Giải phóng in luôn; không đưa cho tôi xem, nên tôi không biết anh viết cái gì trong đó. Người ta đọc bút ký đó và thấy rõ ràng là ông Tường có về Huế, đi trên những con đường đầy máu. Những chi tiết đó là do ông Tường tưởng tượng ra để viết bút ký văn học, chứ có phải là bài viết về sử đâu mà nói là người thật việc thật. Cũng phải nói thêm là vị trí của ông Tường khi đó quan trọng lắm, Tổng thư ký Liên minh, nên các phát ngôn của ông là theo quan điểm của Liên minh.
Từ khi lên rừng đến năm 1973 ra Quảng Trị làm Trưởng ty Văn hóa, ông Tường chưa bao giờ về lại Huế. 
Trong những ngày lực lượng Giải phóng chiếm thành phố, người ta có nghe lời kêu gọi của Liên minh, do ông Lê Văn Hảo và Hoàng Phủ Ngọc Tường đọc. Vì vậy, người ta càng tin rằng ông Tường có mặt ở Huế. Nhưng mà lời kêu gọi đó là băng ghi âm lời của mấy ổng ở trên rừng mang về phát lại. 
2/ Ông Nguyễn Trung Chính - nguyên phó bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế, vào thời điểm Tết Mậu Thân, sau khi thành lập chính quyền nhân dân cách mạng, ông Chính làm Bí thư quận 1 - Tp Huế, tức khu vực Thành Nội. Hiện ông Chính đang còn sống, nhà riêng 56 Hùng Vương - Huế. Ngày 29-1-2018, ông Chính cho biết:
Vào thời điểm diễn ra chiến dịch Mậu Thân, tôi ở tuyến trước, anh Hoàng Phủ Ngọc tường ở tuyến sau, nên tôi không rõ lắm. Nhưng lúc đó tôi biết anh Tường là Tổng thư ký Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình. Khi chiếm được thành phố, thành lập chính quyền nhân dân cách mạng, tôi làm Bí thư quận 1, tức khu vực Thành Nội, anh Nguyễn Hữu Vấn làm chủ tịch Ủy ban nhân dân cách mạng quận 1. Anh Hoàng Phủ Ngọc Phan - em trai anh Tường - có tham gia trong ủy ban này. Tại đây, còn có anh Nguyễn Đắc Xuân, phụ trách đội công tác thanh niên. Còn có nhiều người về Huế nữa, nhưng tôi không thấy anh Tường. 
3/ Ông Nguyễn Đính, tức nhà thơ Trần Vàng Sao, từng là sinh viên Huế, tham gia phong trào tranh đấu bị chính quyền Sài Gòn truy nã nên thoát ly lên chiến khu năm 1965, hoạt động ở đơn vị công tác thanh niên thuộc Thành ủy Huế. Hiện ông Đính đang sống tại phường Vĩ Dạ - TP Huế. Câu trả lời này ghi vào ngày 14-8-2016.
Tường chưa bao giờ về Huế cả. Tường ở với tui trên rừng. Tết Mậu Thân, Tường không về Huế, tui bảo đảm như rứa, tui làm chứng. Còn sau đó đi mô tui không rõ. Hoàng Phủ Ngọc Phan thì có về Huế. Sau khi rút khỏi Huế lên lại rừng, Phan có gặp tui, nói Nhân ơi, tau đã về Huế, đã nhìn thấy cầu Trường Tiền. Nhân là bí danh của tui, còn Tường thì có bí danh là Thuyết. 
4/ Ông Nguyễn Thúc Tuân, nguyên thầy giáo Trường nữ trung học Đồng Khánh - Huế, nguyên thành viên Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình năm 1968, hiện đang sống tại Thành Nội - Huế. Trong tết Mậu Thân, ông Tuân là cơ sở của cách mạng, sống tại Huế. Sau tết thì ông lên chiến khu Khe Trái cùng với các ông Nguyễn Đóa, Tôn Thất Dương Tiềm, để tham gia Liên minh. 
Vào tháng 12-2015, trong lần trả lời nhà báo Phạm Xuân Dũng (Đài PT-TH Quảng Trị), ông Tuân khẳng định tết Mậu Thân ông Tường không về Huế. Ông Tuân nói ông là đầu mối hậu cần của Thành ủy Huế để đón lực lượng trên rừng về Huế, nên những người trên rừng về là ai, ông đều biết. Ông không thấy ông Tường trong số những người trên rừng về Huế. Và ngay sau tết, ông Tuân lên chiến khu Khe Trái thì đã thấy ông Tường ở đó cùng với ông Lê Văn Hảo, để đón ông cùng các vị khác từ Huế ra tham gia Liên minh. 

7. Bi kịch Hoàng Phủ Ngọc Tường- Ngô Minh- Talawas 2008
Bài viết cho biết trong những ngày tết Mậu thân Huế 68 người ta thu âm lời hiệu triêụ của Hoàng Phủ Ngọc Tường, cho lên xe phát thanh khắp Thành phố. Vì thế nhiều người nhầm là Hoàng Phủ Ngọc Tường về Huế.

8. Sự thật về 3 nhân vật bị kẻ thù gọi là “đồ tể khát máu": Sự vu khống tráo trở... - Phan Bùi Bảo Thi- Báo An Ninh Thủ Đô ngày 12/1/2003
Bài này viết kĩ về lai lịch ông Liên Thành và cái gọi là kì án Hoàng Kim Loan, kẻ đã “ thấy” Hoàng Phủ Ngọc Tường ngồi ghế chủ tịch toà án nhân dân ở Trường Gia Hội.

9. Tết Mậu Thân 1968 ở Huế, Tường và tôi
Trần Nguyên Vấn
Đây là bai viết mới nhất anh Trần Nguyên Vấn vừa viết chưa ráo mực, chưa in ở báo nào.
Nếu khoá 1953 -1954 Hoàng Phủ Ngọc Tường học lớp Đệ tứ B1, tôi là Trần Nguyên Vấn học lớp Đệ Tứ B6 trường Trung học Khải Định ( Quốc học Huế). Kỳ thi tốt nghiệp Trung học đệ nhất cấp ngày 28 tháng 5 năm 1954, Hoàng Phủ Ngọc Tường và Trương Quang Minh thi đậu cao nhất. Ở trường Khải Định hồi đó, chúng tôi thường chơi với nhau. 
Sau hiệp nghị Genève tháng 7 năm 1954, tôi xin gia đình đi ra Bắc tiếp tục đi học. Hoàng Phủ Ngọc Tường tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Sài Gòn khoá I, ban Việt Hán (1960), Cử nhân Triết Đại học Văn Khoa Huế ( 1964). Từ năm 1960 đến 1966, anh dạy ở trường Quốc học Huế. Năm 1966, anh lên chiến khu Trị- Thiên.
Tháng 6 năm 1967, từ Hà Nội vào chiến trường Trị Thiên Huế. Thật bất ngờ và vui sướng khi tôi được Hoàng Phủ Ngọc Tường và nhà báo Ngô Kha sinh viên ngành Sử ở trường Đại học Tổng hợp Hà Nội mà tôi từng quen biết – ra đón ở Trạm giao liên để đưa về Ban Tuyên huấn Thành uỷ Huế. Tôi đã làm báo Cờ Giải Phóng của Uỷ ban Mặt trận dân tộc giải phóng thành phố Huế cùng với các anh Thanh Hải, Ngô Kha, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, Lê Khánh Thông, Nguyễn Đính ( Trần Vàng Sao)…
Có lần Tường và tôi đi gùi gạo. Một buổi trưa, có cụ già người PaKô mời chúng tôi uống rượu đoác và trò chuyện thân tình. Hôm sau, không thấy tôi đi cùng Tường, cụ già hỏi Tường: “Thằng con mất tóc của tao đâu rồi?” - Chả là tôi hói trán nên cụ gọi như thế. Tường trả lời: “Thằng con mất tóc của cụ hôm nay phải ở nhà làm việc”. Có những lúc đi đường, chúng tôi ngồi bên bờ suối nhìn những đám rẫy vừa phát đang chờ đốt dọn để gieo hạt. Bất ngờ cả hai chúng tôi cùng nói: “Giống như những tấm thảm bay!” Chỉ có vậy thôi mà nhớ mãi.
Sau mấy tháng làm báo Cờ Giải phóng, nhà thơ Thanh Hải và tôi được đưa lên Ban Tuyên huấn Khu uỷ Trị Thiên Huế do Thiếu tướng Lê Chưởng làm Trưởng ban, nhạc sĩ Trần Hoàn và ông Lê Dự làm Phó Trưởng ban. Tháng giêng năm 1968, nhiều anh chị em ở Ban tuyên huấn Khu uỷ Trị Thiên Huế được điều về tăng cường cho Quảng Trị và thành phố Huế.
Chúng tôi lo làm báo Cờ Giải phóng và chuẩn bị các tài liệu để đưa về Huế trong dịp Tết Mậu Thân. Lúc này tin chiến dịch đã rộn rang khắp nơi. Chúng tôi nôn nao chờ được lệnh về Huế. Đi chiến dịch mừng lắm, nhưng mừng hơn là được về Huế. Ai cũng nhớ Huế đến nao lòng. Nhất là những người mới rời Huế lên rừng như Hoàng Phủ Ngọc Tường thì nhớ lắm.
Gần Tết, chiến dịch Mậu Thân 68 bắt đầu. Các anh Thanh Hải, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Ngô Kha, Hồ Như Ý, Lê Khánh Thông, Lê Minh Trường, Nghiêm Sĩ Thái…. cùng các anh chị ở Đoàn Văn Công Quân Giải phóng như Thế Linh, Thuận Yến, Phạm Ngọc Cảnh ( Vũ Ngàn Chi), Thu Luỡng, Kim Vàng… có tên trong danh sách về Huế đợt đầu, chuẩn bị theo các cánh quân tiến về Huế.
Tôi không được về đợt đầu. Khi đó Liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ và hoà bình thành phố Huế vừa thành lập. Vốn là người của Tiếng nói Việt Nam, tôi được giao một máy ghi âm Phi – líp để ghi tiếng nói của một số vị lãnh đạo chiến dịch, tiếng nói của một số nhân sĩ, tri thức, cán bộ Liên Minh, chuẩn bị các bài viết để tiếp thu đài Phát Thanh Huế khi bộ đội ta chiếm được. 
Nhà thơ Trần Vàng Sao ( Nguyễn Đính) bị thương vì pháo một năm trước ở chân không đi đâu xa được đành phải ngồi chép tin đọc chậm qua máy thu thanh. Hoàng Phủ Ngọc Tường theo dõi các sự kiện xảy ra ở Huế để lên tiếng kịp thời bằng những bản tuyên bố đanh thép. Anh có nhiệm vụ quan trọng là ở lại để đón các thành viên trong Liên Minh từ Huế lên Khu uỷ.
Tôi biết mình chắc chắn được tham gia chiến dịch, tức là được về Huế. Nhưng Hoàng Phủ Ngọc Tường và Trần Vàng Sao thì chắc chắn không được tham gia chiến dịch, chấm dứt giấc mộng “về Huế với em”. Tường không nói ra nhưng chắc trong lòng bức bối khó chịu lắm. Anh không tin việc đón người Liên Minh của anh không quá quan trọng tới mức không có người thay thế, buộc anh phải ở lại. Anh nghi cách mạng chưa tin tưởng anh, càng thêm buồn bực. Có lẽ vì trong lòng bức bối khó chịu nên Tường và Nguyễn Đắc Xuân cãi nhau to trong khi gấp rút in tài liệu rô- nê- ô cho chiến dịch. Tôi không biết vì chuyện gì mà họ cãi nhau nhưng lý do chính là Tường ghen tị với Xuân vì Xuân được về Huế. Ngày đó chúng tôi còn trẻ lắm.
2h33 phút ngày 31.1.1968, những loạt đạn ĐKB làm hiệu lệnh đã nổ mở đầu việc đánh vào thành phố Huế. 
Cả đêm, những người ở lại rừng thức trọn theo dõi qua làn sóng điện các Đài phát thanh. Tin chiến sự dồn dập ở Huế làm cho chúng tôi đứng ngồi không yên. Chúng tôi hình dung bạn bè của mình đang về trong Đại Nội, Tây Lộc, Khu Gia Hội, Từ Đàm, Trường Quốc học, Trường Đồng Khánh, Nhà lao Thừa Phủ… Dù ai cũng nôn nao, không tập trung, bụng dạ chỉ nghĩ về Huế, chúng tôi vẫn lo tròn công việc của cơ quan. 
Tôi vào khu địa đạo Khe Trái, nơi có nhiều vị nhân sĩ, trí thức để trò chuyện, phỏng vấn, ghi âm. Nhạc sĩ Trần Hoàn lo đôn đốc các công việc cấp thiết của Tuyên huấn. Đang khi công việc bộn bề, anh Trần Hoàn bỗng dẫm vào nồi chè vừa nấu chín, bị bỏng phải nằm võng mấy ngày. Những anh em không được về Huế dịp này cũng chung một tâm trạng: Bao giờ mới đến lượt mình được về Huế đây? Buồn quá! Người ta đi từng đoàn mà mình lại ngồi nhà. Có lúc tôi bức xúc qúa đọc hai câu thơ:
Kẻ ngoại lai được vào thành Huế
Dân đô thành ở lại chép tin!
Trong những ngày bồn chồn thấp thỏm như thế, hơn một tuần sau chiến sự diễn ra ở Huế, tôi được anh Trần Hoàn bảo chuẩn bị máy ghi âm và băng ghi âm, tài liệu để đi về Huế. Tôi mừng quá, chỉ thương cho Hoàng Phủ Ngọc Tường và Trần Vàng Sao không được về Huế dịp này. Tường chia tay tôi bằng cái nắm tay rất chặt, anh không nói gì. Nhìn cái mặt buồn của Tường tôi cũng không dám nói gì, sợ nói ra câu gì Tường chịu không thấu lại bật khóc, dễ bị qui là tiểu tư sản.
Đoàn chúng tôi theo tướng Lê Chưởng qua dốc Ông Ầm, qua vùng giáp ranh và các làng La Chử, Cổ Bưu, Trúc Lâm, An Ninh Thượng, An Ninh Hạ… Trụ sở Bộ chỉ huy chiến dịch đóng ngay trong vườn cũ của bà ngoại tôi ở xóm Guốc xã Hương Long. Nhạc sĩ Trần Hoàn cùng tôi về Kim Long và tôi đưa anh vào thăm nhà bác sĩ Hồ Văn Cang, nơi tôi trọ học năm 1952 – 1954 cùng một vài gia đình khác. Anh Trần Hoàn còn cho phép tôi tranh thủ lên thăm nhà ở Trúc Lâm, gặp bà nội, ba mạ và em trai tôi là Trần Ngọc Trác cùng nhiều bà con.
Một buổi chiều, máy bay trinh sát bay quẩn quanh trên xóm Guốc và bắn rốc két trúng vào chiếc micro tôi đặt trên miệng hầm để ghi âm tiếng súng tiếng bom từ Cửa Chánh Tây vọng lại. Sau đó Mỹ cho máy bay ném bom trong vườn bà ngoại tôi. Anh Lê Chưởng và anh Trần Hoàn đang ở trong một hầm vội nhảy lên vào một hầm khác khi bom nổ rất gần. Ngôi nhà vườn bên cạnh bị bom bốc cháy. Có mấy người dân trúng bom Mỹ chết.
Không chiếm được đài phát thanh. Tôi không còn việc gì phải làm. Tối hôm đó tôi theo đoàn của anh Lê Chưởng và anh Trần Hoàn về lại hậu cứ. Gặp lại anh Hoàng Phủ Ngọc Tường đang ở địa đạo Khe Trái, tôi kể cho anh nghe chuyến về Huế ngắn ngủi của tôi và chia sẻ nỗi buồn của anh. Cũng như khi chia tay, Tường không nói gì, chỉ nắm tay tôi rất chặt. Có lẽ khi nghe tôi kể chuyện Huế, Tường sợ anh bật khóc. Sau này tôi đọc Giải khăn sô cho Huế của Nhã Ca mới biết khi đó Tường đang có một cô người yêu ở Huế. Giá lúc đó biết chuyện này, tôi có thể khẩn khoản anh Trần Hoàn xin cho Tường về Huế. Anh Trần Hoàn tính hay mủi lòng, biết chuyện “Tường có người yêu đang đợi ở Huế” chắc sẽ tìm cớ cho Tường được về Huế.
Đã không được về Huế lại bị vu cho là “đồ tể” sát hại dân lành Huế , án oan ấy kéo dài nửa thế kỉ. Thật đáng sợ.
Hà Nội 9.2.2018

https://www.facebook.com/notes/nguy%E1%BB%85n-quang-l%E1%BA%ADp/l%E1%BB%9Di-cu%E1%BB%91i-cho-c%C3%A2u-chuy%E1%BB%87n-qu%C3%A1-bu%E1%BB%93n/306426446548435/?pnref=story
.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.