Đến tháng 3 năm nay, thầy Shirakawa - Giáo sư Nhân loại học Văn hóa & Văn hóa Dân gian - của Fukudai sẽ đủ 65 tuổi và về hưu.
Theo thông lệ của đại học ở Nhật Bản, thường sẽ có một buổi giảng cuối cùng của giáo viên chuẩn bị đến ngày về hưu. Buổi giảng cuối cùng của thầy Shirakawa đã diễn ra vào buổi sáng ngày hôm nay, Thứ Năm ngày 11/1/2018, tại phòng học tầng 8 thuộc nhà số 8 trong khuôn viên đại học.
Toàn cảnh buổi giảng và cảnh tặng hoa thầy Shirakawa:
Tiêu đề bài giảng là "Lévi-Strauss và Emmanuel Todd". Nhìn tiêu đề, mới nhớ ra rằng, thầy Shirakawa chính là một trong những người tiếp đón, và đã trực tiếp đưa cụ Levi-Strauss đi du lãng kết hợp với điều tra dân tộc học tại Nhật Bản. Hồi ấy, Levi-Strauss muốn hiểu rõ hơn về làng xã Nhật Bản cũng như cách làm sử (chép sử) của người Nhật. Kết quả của chuyến đi ấy, một phần đã được Levi-Strauss viết thành bài rất thú vị với tiêu đề "Dân tộc học/Nhân loại học Văn hóa và Sử học". Một bản dịch tiếng Nhật toàn văn của bài đó đăng trên tạp chí Tư tưởng. Tôi đã làm một bản dịch tiếng Việt, nhưng chưa cho đăng ở đâu, mà mới chỉ có một tóm tắt được đưa vào một bài đã in năm 2005.
Có biết bao nhiêu kỉ niệm với thầy Shirakawa. Mặc dù tôi không phải dân Fukudai chính hiệu, cũng không học trực tiếp với thầy, nhưng cả kho kiến thức đông tây kim cổ của ông mà chúng tôi được tiếp nhận là thông qua chỉ dẫn của ông qua rất nhiều lần cùng nhau đi điều tra ngắn hạn ở nhiều nơi trên nước Nhật.
Có điểm thú vị về mặt "nhân sự" với thầy Shirakawa là thế này. Bản thân thầy Shirakawa là thầy của một người thầy của tôi (có lên lớp, nghe giảng, trả bài thì). Nhưng hai người chỉ hơn kém nhau không nhiều tuổi, nên cứ vừa là thầy trò lại vừa là đàn anh đàn em với nhau. Khi đó, sau giờ học thì là anh em, rồi học trò về nhà chơi với con trai của thầy như anh em ! Tôi không thấy hai người gọi nhau là thầy trò bao giờ, họ chỉ gọi nhau bằng tên bình thường. Rồi, hai người lại về cùng khoa Văn hóa của Fukudai, cùng là Giáo sư của khoa này. Thực ra là ông thầy của tôi đi mời thầy Shirakawa về Fukudai. Hai người, về mặt học thuật, là cùng một người thầy hướng dẫn của cùng một trường đại học, tức là sư huynh sư đệ.
Con trai của thầy Shirakawa sau này vào thẳng Todai (không phải thi, do thành tích học tập xuất sắc), và hễ có đại hội nghiên cứu hàng năm của Hội Văn hóa Dân gian Nhật Bản hay của Hội Nhân loại học Văn hóa Nhật Bản thì em ấy đều tới, vừa là học hỏi, vừa là để gặp mọi người (bố, các chú, các anh). Thêm nữa, ông thầy tôi thì có một người anh ngày trước cũng là học trò thầy Shirakawa, cùng từng bế con trai thầy Shirakawa, nhưng sau này không theo nghề giáo viên mà hoạt động kinh doanh. Khi nào có đại hội thì người anh ấy cũng sẽ tới, cốt để gặp mọi người (dĩ nhiên có con trai thầy Shirakawa) ! Bởi chỉ để gặp mọi người, nên người anh ấy thường bắt đầu xuất hiện khi gần tới giờ kết thúc của ngày cuối cùng, trước giờ cùng nhau đi liên hoan. Nhiều khi lấy làm thú vị với quan hệ nhân sự như vậy.
Có biết bao nhiêu kỉ niệm với thầy Shirakawa. Mặc dù tôi không phải dân Fukudai chính hiệu, cũng không học trực tiếp với thầy, nhưng cả kho kiến thức đông tây kim cổ của ông mà chúng tôi được tiếp nhận là thông qua chỉ dẫn của ông qua rất nhiều lần cùng nhau đi điều tra ngắn hạn ở nhiều nơi trên nước Nhật.
Có điểm thú vị về mặt "nhân sự" với thầy Shirakawa là thế này. Bản thân thầy Shirakawa là thầy của một người thầy của tôi (có lên lớp, nghe giảng, trả bài thì). Nhưng hai người chỉ hơn kém nhau không nhiều tuổi, nên cứ vừa là thầy trò lại vừa là đàn anh đàn em với nhau. Khi đó, sau giờ học thì là anh em, rồi học trò về nhà chơi với con trai của thầy như anh em ! Tôi không thấy hai người gọi nhau là thầy trò bao giờ, họ chỉ gọi nhau bằng tên bình thường. Rồi, hai người lại về cùng khoa Văn hóa của Fukudai, cùng là Giáo sư của khoa này. Thực ra là ông thầy của tôi đi mời thầy Shirakawa về Fukudai. Hai người, về mặt học thuật, là cùng một người thầy hướng dẫn của cùng một trường đại học, tức là sư huynh sư đệ.
Con trai của thầy Shirakawa sau này vào thẳng Todai (không phải thi, do thành tích học tập xuất sắc), và hễ có đại hội nghiên cứu hàng năm của Hội Văn hóa Dân gian Nhật Bản hay của Hội Nhân loại học Văn hóa Nhật Bản thì em ấy đều tới, vừa là học hỏi, vừa là để gặp mọi người (bố, các chú, các anh). Thêm nữa, ông thầy tôi thì có một người anh ngày trước cũng là học trò thầy Shirakawa, cùng từng bế con trai thầy Shirakawa, nhưng sau này không theo nghề giáo viên mà hoạt động kinh doanh. Khi nào có đại hội thì người anh ấy cũng sẽ tới, cốt để gặp mọi người (dĩ nhiên có con trai thầy Shirakawa) ! Bởi chỉ để gặp mọi người, nên người anh ấy thường bắt đầu xuất hiện khi gần tới giờ kết thúc của ngày cuối cùng, trước giờ cùng nhau đi liên hoan. Nhiều khi lấy làm thú vị với quan hệ nhân sự như vậy.
Tháng 1 năm 2018,
Giao Blog
---
"
2018年1月11日木曜日
白川琢磨先生の最終講義が行われました
明けましておめでとうございます。2018年最初の記事をお届けします。
白川琢磨先生の最終講義が行われました
白川先生の福岡大学へのご着任は平成14年で、15年以上文化学科のみならず大学院の社会・文化論専攻、人文学部、福岡大学のために尽力されました。今年3月で65歳の定年を迎えられ、キャンパスを去られます。
白川先生は、文化資源をめぐる地域共生戦略や宗教民俗形成における中世地方寺院の位置づけ、金毘羅信仰の歴史的動態といったテーマに精力的に、また幅広く研究をなさってきました。膨大な研究業績をお持ちです。また、福岡県の英彦山調査指導委員会副委員長や国立歴史民俗博博物館の運営会議委員、大分県の文化財保護審議会委員などを歴任され、数多くの社会的貢献もなさっています。白川先生の謦咳に接し、福岡市博物館の学芸員をはじめ各方面で活躍する卒業生も数多くおられます。
今回の最終講義では、通常の授業の最終回も兼ねて「レヴィ=ストロースとエマニュエル・トッド」をテーマに講じられました。学科の学生にとっても駆けつけた卒業生にとっても、白川先生の講義を受ける最後の機会となり、皆、集中して聴講し、先生が講義されるお姿を心に焼きつけていたようです。
講義終了後は、在学生と卒業生から感謝の言葉とともに花束が贈られ、教室からは大きな拍手が起こりました。
http://culturefukudai.blogspot.com/2018/01/blog-post.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.