Hà Nội có một chỗ thờ Ông Thọ. Gọi là Đền Ông Thọ. Một học trò là cán bộ phường hướng dẫn mọi người tới chiêm bái. Em ấy nói vui lúc vượt dốc chỗ các làng Giáp Nhất hay Giáp Nhì: "Hôm nay chúng ta cùng đi thăm Ông già Noel".
Quả thật, lúc về Đền Ông Thọ, dân làng cũng bảo Ông Thọ, về hình dung, tựa như Ông già Noel. "Ở chỗ chúng tôi, cứ tạm hiểu như Ông già Noel".
1. Một cụ áo đỏ ghé tai bảo với mình rằng: đời trước hồi quan Bùi học trò cụ Lê Quí Đôn tới, thì có một Ông Thọ tới gần 200 tuổi. Khi hỏi tuổi cụ, cụ bảo: "Mình mới sắp 100 thôi". Rồi cụ ra lấy xe đạp để ở ngoài cổng đền.
2. Trong đền vẫn còn tấm bia khắc bài kí của học giả lừng danh một thời Bùi Huy Bích. Cụ Bùi đúng là học trò cụ Lê Quí Đôn.
3. Từ lâu đã có bản dịch tấm bia ấy.
Ở dưới là bản dịch của cô Nguyễn Thị Thảo, hồi thập niên 1980, đăng trên Tạp chí Hán Nôm.
---
TẤM BIA MỚI PHÁT HIỆN
NGUYỄN THỊ THẢO
Gần đây, trong đợt đi khảo sát thực tế ở huyện Thanh Trì, chúng tôi đã phát hiện được một tấm bia rất quý do Bùi Huy Bích soạn. Bia hai mặt, khổ 1,32x0,82m, trán bia có hoa văn đẹp, ở giữa là mặt hổ phù và hai bên có rồng chầu lại. Các diềm xung quanh cũng khắc hoa lá, chữ khắc trong bia chân phương và đẹp đã bị đất cát lấp kín(1).
Tấm bia ghi phong tục tốt đẹp của vùng quê ngoại thành Hà Nội ở thế kỷ XVIII. Đó là tính cần cù, trọng văn học, thích làm điều thiện và đặc biệt là tôn quí người cao tuổi.
Ngày nay, vấn đề tôn kính chăm sóc người già được Nhà nước và nhân dân rất coi trọng. Chúng tôi xin chép nội dung tấm bia nói trên để bạn đọc cùng tham khảo.
1. Phiên âm:
Bùi Đông thôn Thọ Ông từ
Thanh Trì huyện, Thịnh Liệt xã, Bùi Đông thôn chủ lai... kiến thọ ông từ bi ký.
Thọ Ông từ giả, thôn tiên lão chi tế dã. Thôn tục cố cận hậu, cần giá sắc, trọng văn học, hằng cư quí xỉ, tôn tước, Thuần chất hiếu thiện. Cái mật nhĩ ư liễn cốc, thả tiên thế đa hiền, khanh đại phu, Cố kỳ tập thượng như thử. Tự dư chí trưởng dã, thôn chi kỳ xỉ nhật phú, thường dữ đàm, tiên lão niên cập bách dĩ thượng. Quốc sơ viết: Cao lệnh công thọ nhị bách thập tứ tuế, quan Đồng Mụ Vệ quan, Trung hưng sơ viết: Bùi tướng công thọ cửu thập tam tuế, lũy phong tuyên lực thuần tín, minh nghĩa, công thần, quan binh bộ thượng thư, trí sĩ khởi phục Thái bảo Tiên quận công, hiệu Tô Xuyên, tứ thụy Cung ý, dư chi ngũ Thế tổ dã, Hậu hữu Lê lão hiệu Phúc Mỹ Thọ nhị bách tứ tuế, tử tôn xưng Bạch Đầu ông. Kỳ thọ thất thập tuế dĩ thượng vị khả lũ số. Dư vị thôn tọa thứ dĩ xỉ, ngũ thập ngũ miễn sắc dịch, thất thập giả chi thọ, hương nhân giai tháo hạ. Hữu đại dịch tư ư lão nhi hậu hành, xỉ thượng hĩ. Kim chư lão hanh đa hạp vi chi từ dĩ tự kỳ tiên lão? Ký nãi dĩ thư, tự Nghệ An trấn để kỳ hương, hân nhiên tòng chi. Thôn chi đông, hữu mộc miên quách giả lâm khế tức kỳ thượng thiết bích vi đàn dĩ tế. Dư mệnh chi viết: Thọ Ông từ. Phù, quốc học phủ học tự tiên thánh, nhi xã thôn tự hương hiền. Quốc tự Thái xã thái tắc, nhi xã thôn tự tiên nông. Dữ bản thổ chi thần, quyết duy cựu hĩ. Kỳ tự tiên lão tắc ư thị hồ thủy. Thời Cảnh Hưng tứ thập nhất niên Mậu Tý thập nguyệt dã. Dư tại trấn, minh niên triệu hoàn, dĩ bất tài trạch chính địa ư gia hương sự, phất hạ cập dã.
Tứ thập thất niên Bính Ngọ tự thu tồ đông dư lũy dĩ bênh cáo. Chiêu Thống nguyên niên Đinh Mùi Xuân khâm mông ân chuẩn lý cư, bất thời nghệ kinh, thi phung cố vấn, ư thị thủy đắc dữ chư lão nghị, tiên thọ, ông niên cập bách dĩ thượng ٱ quốc lão tắc tự chính đàn, hương lão vi phối chúc, thư niên tính tước thụy. Bát thập thất thập bài tự tả, hữu tế dĩ nhị bát nguyệt thập nhật thứ nghi tiết soạn chúc cáo.
Cao lệnh công thế viễn thất kỳ thụy, truy hiệu Vũ Huy Thanh, chế hương đãi khắc văn thư vọng trụ vi đối thiếp. Thọ Ông từ chi tế ư thị thủy định kỳ thư. Chư lão thỉnh dư ngôn dĩ thọ chư thạch. Dư duy: phù thế giáo dân di mạc tiên ư hiếu đễ Gia tắc hữu phụ huynh, hương tắc hữu tưởng lão. Thọ ông từ chi sở vi kiến tôn kỳ đức lễ cao niên, do hiếu đễ nhi sùng kính nhượng, ư dĩ chi ngược ngã quốc gia cư hiền thiện tục chi ý, đãi tại thi dư? chí ư tay ngã mi thọ ức bách vi kỳ tắc phù thần chi thính chi, hữu kỳ đức giả, phúc tư tập chi hi, ư thị bồ thư tịnh liệt kim chư lão danh thị phụ khắc như tả, thứ hậu chi nhân do kiến kim đồng hội chi lạc dã.
Tứ Kỷ Sửu khoa đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân chính nghị đại phu binh bộ tả thị lang quốc sử tổng tài Kê liệt hầu Tồn Am Bùi Bích ngôn ư sở cứ chi thoái hiên.
Chiêu Thống vạn vạn niên chi nguyên Đinh Mùi tuế bát nguyệt cơ vọng...(2).
2. Dịch nghĩa:
Đền Ông Thọ thôn Bùi Đông.
Bài ký trên bia ghi về việc các cụ già thôn Bùi Đông xã Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì lập đền Ông Thọ.
Đền Ông Thọ là nơi tế lễ các vị tiên lão trong thôn. Phong tục ở thôn ta vốn thuần hậu: chăm việc cấy cày, trọng văn học, thói thường quí người cao tuổi, trọng người chức tước, chất phác thích làm điều thiện có lẽ là do được gần nơi xe kiệu, vả lại đời trước nhiều người là hiền khanh đại phu nên tập tục mới được như vậy chăng?
Từ khi ta lớn lên số người cao tuổi trong thôn này càng nhiều, từng cùng nhau bàn rằng các vị tiên lão thọ từ 100 tuổi trở lên thời mới dựng nước có Cao Lệnh công thọ 214 tuổi làm vệ quan ở Đồng Mụ.
Đầu đời Trung Hưng có Bùi tướng công thọ 93 tuổi nhiều lần được phong là Tuyên lực thần túy minh nghĩa công thần làm quan đến Binh bộ thượng thư rồi về hưu, lại được gọi làm thái bảo Tiên quận công hiệu là Tô Xuyên, được ban tên thụy là Cung ý... Đó là ông tổ năm đời của ta.
Về sau có ông tổ họ Lê hiệu là Phúc Mỹ thọ 204 tuổi, con cháu thường gọi là Bạch đầu ông. Những cụ thọ từ 70 tuổi trở lên không thể kể hết. Tôi cho rằng trong thôn xóm nên xếp theo tuổi tác; Những người thọ từ 55 tuổi trở lên thì miễn sưu dịch, những người thọ từ 70 trở lên thì người trong thôn đều đến chúc mừng. Hễ có công việc gì lớn thì đến hỏi các người già rồi sau mới làm. Thế là chuộng người cao tuổi vậy. Ngày nay may mắn các cụ rất đông sao không dựng một ngôi đền để thờ các bậc tiên lão? Thế rồi ta từ trấn Nghệ An gửi thư về, dân làng vui mừng đồng ý, ở phía đông thôn có một ngôi đất cây gạo gần kề khe nước, dựng lên một ngôi đền lợp ngói để tế lễ, ta bèn đặt tên là đền Ông Thọ.
Ôi, quốc học phủ học thờ tiên thánh còn xã thôn thờ hương hiền. Nhà nước thờ thái xã thái tắc, còn xã thôn thờ thần Tiên Nông và thần bản thổ, đó là chuyện cũ. Còn việc thờ tự các vị tiên lão thì mới bắt đầu từ bây giờ chăng? Bấy giờ là ngày tháng 10 năm Mậu Tý Cảnh Hưng thứ 41 (1780) ta vẫn ở trấn, năm sau ta được vời về kinh, vì bất tài nhưng phải làm việc chính sự, cho nên công việc ở quê hương không có thời giờ ngó tới.
Năm Bính Ngọ Cảnh Hưng 47 (1786) từ mùa thu đến mùa đông ta nhiều lần cáo bệnh.
Năm Đinh Mùi Chiêu Thống thứ nhất (1787) ta kính cẩn đội ơn được ở làng, thỉnh thỏa ng mới đến kinh cho vua hỏi. Nhờ thế mới được cùng các vị phu lão bàn về việc thờ tự các vị tiên lão. Các vị thọ 100 tuổi trở lên là Quốc lão thì thờ ở đền chính; các hương lão thì phối thờ, có ghi tên, tuổi, tước, thụy. Các cụ 80, 70 tuổi thì bày bài vị ở hai bên tả hữu. Lấy ngày 10 tháng 2 và tháng 8 sửa nghi lễ, soạn lời chúc văn để tế cáo. Cao Lệnh Công vì đã lâu đời quên mất tên thụy, nên truy lại tên hiệu là Vũ Huy Thạch. Làm đài hương khắc văn vào cột, viết câu đối vào cột, việc tế lễ ở đền Ông Thọ là bắt đầu ổn định từ đó. Mùa thu năm ấy các vị bô lão xin ta bài văn nói về việc thọ, để khắc bia. Ta nghĩ: đạo đức luân thường không gì bằng hiếu đễ. Nhà thì có cha anh, làng xóm thì có bậc già cả. Đền Ông Thọ được dựng lên là để tỏ sự tôn quí người có đức, kính trọng người già. Chính là do hiếu đễ mà đề cao đức kính đức nhường. Ý nghĩa nuôi dưỡng hiền tài, sửa phong tục đẹp cho nước nhà là ở đó chăng? Còn như vui cùng tuổi thọ trăm năm, vạn năm thì xin quỉ thần hãy soi xét: Người nào có đức, thì phúc sẽ tụ hội đến. Thế rồi, viết và khắc tên người già ngày nay ở dưới để người sau thấy được cùng vui.
Tồn am Bùi Bích đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất Thân khoa Kỷ Sửu. Làm quan đến Chính nghị đại phu, Binh bộ tả thị lang, quốc sử tổng tài Kế liệt hầu kính cẩn làm bài văn ở dưới hiên nhà. Ngày 15 tháng 8 năm Chiêu Thống thứ nhất (Đinh Mùi). (1787).
II. BIA MẶT SAU
1. Phiên âm:
Đồng hội chủ lão danh thị
Lê Bùi Bản (76), Hoàng Nguyễn Khuê (73) (nhiêu phu), Bùi Vũ Đình (70), Đặng Tuấn Ngạn, Bùi Khắc Siêu, Lê Đăng Tiến, Nguyễn Ích Tài, Trần Quốc Bình, Lê Đăng Thư, Đặng Xuân, Đặng Trọng Dung, Lê Nghĩa Trung, Bùi Đăng Đại, Nguyễn Danh Trí, Lê Danh Trọng, Bùi Trí Bình, Lê Thế Tài, Đặng Hữu Phú (76), Đặng Hồ Dung (72), Lê Đăng Nghiêm, Bùi Đình Dật (sinh đồ), Đăng Nghĩa Tài, Nguyễn Hữu Năng, Nguyễn Mẫn Thuật, Hoàng Hương Trường, Bùi Đăng Thọ, Nguyễn Đình Trọng, Trịnh Đăng Doanh, Lê Hữu Trung, Nguyễn Thanh Nghiêm, Nguyễn Như Trung, Nguyễn Châm, Lê Bá Vương, Bùi Đăng Thuận, Bùi Đăng Xuyên (huyện thừa 75), Lê đăng Trung (vệ úy 71), Lê Đăng Cử, Nguyễn Mậu Nghệ, Lê Xuân Danh, Bùi Văn Hoa, Lê Trí Vũ, Bùi Đức Huy, Nguyễn Nhân Nhưỡng, Đặng Vũ Quýnh, Trương Đình Bá, Lê Thanh Danh, Lê Tuấn Đức, Lê Năng Triệu, Bùi Đăng Xướng, Đặng Lâm, Lê Hoàng Kim, Bùi Hữu Văn, Bùi Trịnh Quế, Lê Đăng Tuấn, Lê Nghĩa Hữu, Nguyễn Dao, Nguyễn Huy Tiến, Bùi Lệnh Thiệu, Bùi Hữu Tù, Lê Đăng Chân, Bùi Trọng Thuật, Đăng Hữu Ý, Lê Vũ Lương, Bùi Hữu Đức, Lê Vũ Vọng, Bùi Duy Năng, Đặng Vũ Trọng, Bùi Đình Dương.
Đinh Mùi thu trọng khắc.
2. Dịch nghĩa:
Họ tên các bậc lão thành trong hội.
Lê Bùi Bản (76 tuổi), Hoàng Nguyễn Khuê (nhiêu phu 73 tuổi), Bùi Vũ Đình (70 tuổi), Đặng Tuấn Ngạn, Bùi Khắc Siêu, Lê Đặng Tiến, Nguyễn Ích Tài, Trần Quốc Bình, Lê Đăng Thứ, Đặng Xuân, Đặng Trọng Dung, Lê Nghĩa Trung, Bùi Đăng Đại, Nguyễn Danh Trí, Lê Danh Trọng, Bùi Trí Bình, Lê Thế Tài, Đặng Hữu Phú (thủ hợp 76 tuổi), Đặng Hồ Dung (70 tuổi), Lê Đăng Nghiêm, Bùi Đình Dật (sinh đồ), Đặng Nghĩa Tài, Nguyễn Hữu Năng, Nguyễn Mậu Thuật, Hoàng Hương Trường, Bùi Đăng Thọ, Nguyễn Đình Trọng, Trịnh Đăng Danh, Lê Hữu Trung, Nguyễn Thành Nghiêm, Nguyễn Như Trung, Nguyễn Châm, Lê Bá Vượng, Bùi Đăng Thuận, Bùi Đăng Châu (huyện thừa 75 tuổi), Lê Đăng Trung (vệ úy 71 tuổi), Lê Đăng Cử, Nguyễn Mậu Nghệ, Lê Xuân Danh, Bùi Văn Hoa, Bùi Trí Vũ, Bùi Đức Huy, Nguyễn Nhân Nhượng, Đặng Vũ Quýnh, Trương Đình Bá, Lê Thanh Danh, Lê Tuấn Đức, Lê Năng Triệu, Trương Đăng Xương, Đặng Lâm, Lê Hoàng Kim, Bùi Hữu Văn, Bùi Đăng Quế (Đồng tri phủ 70 tuổi), Lê Đăng Tuấn, Lê Nghĩa Hữu, Nguyễn Giao, Nguyễn Huy Tiến, Bùi Lệnh Thiện, Bùi Hữu Tù, Lê Đăng Châm, Bùi Trọng Thuật, Đặng Hữu Ý, Lê Vũ Lương, Bùi Hữu Đức, Lê Vũ Vọng, Bùi Duy Năng, Đặng Vũ Trọng, Bùi Đình Dương.
Khắc bia vào giữa mùa thu năm Đinh Mùi (1787).
CHÚ THÍCH
(1) Tấm bia to, nặng, phải dùng sức của nhiều người mới bẩy lên được, lại bị đất cát lấp kín. Nhưng chúng tôi vẫn dập được đầy đủ nội dung cả hai mặt bia. Đó là nhờ sự đỡ giúp nhiệt tình của các đồng chí lãnh đạo xã Thịnh Liệt huyện Thanh Trì, đặc biệt là đồng chí Tường và đồng chí Tự. Nhân đây chúng tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí đó.
(2) Sát góc trái có một số chữ bị mờ./.
http://hannom.org.vn/web/tchn/data/8702v.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.