Lí do gãy chân của cụ Kình, theo phát ngôn của nhà đương cục vừa rồi, bỗng làm ta không thể không nhớ lại màn kịch vụng "gỗ vàng tâm" thời ông Nguyễn Đức Chung còn là Giám đốc Công an Hà Nội.
Mà thật ra, lí do gãy chân của Kình vào tháng 11 năm 2017, thì chính lại là điều kiện để thấu rõ hơn lòng dạ của gỗ vàng tâm của tháng 3 năm 2015.
Sự kiện gỗ vàng tâm (treo vàng tâm, nhưng thực sự chỉ là bán cây mỡ đầy sâu) của cây xanh Hà Nội, chính quyền Hà Nội, và công an Hà Nội, thì xem toàn bộ ở đây, hoặc ở đây.
Sự kiện gãy chân của cụ Kình tháng 4 năm 2017 thì xem lại ở đây và ở đây.
Nguyên chú của báo An Ninh Thủ Đô: Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, Giám đốc CATP Hà Nội giới thiệu với Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dục và Chủ tịch UBND quận Ba Đình Đỗ Viết Bình về hoa của cây vàng tâm
Nguyên chú của báo An Ninh Thủ Đô: Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, Giám đốc CATP Hà Nội giới thiệu với Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dục và Chủ tịch UBND quận Ba Đình Đỗ Viết Bình về hoa của cây vàng tâm
Dưới là tư liệu mới, của tháng 11 năm 2017.
Xuất bản 6 thg 11, 2017
---
TƯ LIỆU
6. BBC tiếng Việt đưa tin
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-41911981
5. Phía cụ Kình và người Đồng Tâm lên tiếng
6. BBC tiếng Việt đưa tin
Đồng Tâm: Dân họp, phản bác công an Hà Nội
Chiều 8/11, một số người dân xã Đồng Tâm, Hà Nội tổ chức cuộc họp trực tuyến phản bác lại lời bình luận của Phó giám đốc Công an TP Hà Nội Đại tá Đào Thanh Hải cho rằng ông Lê Đình Kình gãy chân "vì giằng co".
Ông Lê Đình Kình, 82 tuổi, ở thôn Hoành (Đồng Tâm, Mỹ Đức), được xem là người đứng đầu các gia đình khiếu nại đất đai ở Đồng Tâm.
Ông Lê Đình Kình bác bỏ tuyên bố nói ông Kình bị gãy chân vì "gia đình giằng co với công an Hà Nội" là không đúng.
Phó giám đốc Công an Hà Nội, Đại tá Đào Thanh Hải hôm 7/11 phát biểu trước Quốc Hội rằng:
"Khi cơ quan điều tra tiến hành bắt giữ ông Lê Đình Kình, gia đình nhà ông Lê Đình Kình đã xông vào chống lại lực lượng thi hành nhiệm vụ, giằng co và đã xảy ra cái việc ông Lê Đình Kình bị gãy chân.
"Không có vấn đề gì liên quan đến quá trình lực lượng thực thi nhiệm vụ đánh gây thương tích ông Kình. Ở đây hoàn toàn trong quá trình giằng co giữa lực lượng thực thi nhiệm vụ và gia đình ông Kình đã xông vào cản trở cơ quan điều tra, dẫn đến việc đáng tiếc như vậy," ông Hải phát biểu tại Quốc Hội.
Phản bác qua Facebook
Trong video phát sóng trực tiếp qua Facebook hôm 8/11, người dân Đồng Tâm tiến hành cuộc họp hàng tuần, ông Kình thuật lại vụ việc hôm 15/4.
Ông Kình cho biết hôm 15/4 các cán bộ yêu cầu cụ ra chỉ mốc giới ở khu đất tranh chấp với chính quyền, tuy nhiên cán bộ sau đó yêu cầu người dân ra về, chỉ còn lại vài người trong đó có hai ông Bùi Viết Hiểu, Bùi Văn Vệ và bà Hoàng Thị Thăng.
Theo lời ông Kình, một cán bộ để nổ súng bắn chỉ thiên và ngay sau đó ông bị một cán bộ "đá văng" làm gãy xương đùi.
"Hai cảnh sát cơ động, mỗi người khiêng tay và chân tôi, quăng lên xe như một con thú," ông Kình giữ nguyên cáo buộc từng tuyên bố suốt nhiều tháng qua.
"Lúc đó chỉ có con tôi là Lê Đình Công đã bị bắt trước cả tôi, còn lại thì ở nhà. Không có chuyện gia đình giằng co làm gẫy chân tôi.
"Vì vậy lời nói của ông Đào Thanh Hải là không đúng. Công an Hà Nội vừa đá bóng, vừa thổi kèn và vu khống cho vợ con tôi," ông Kình nói
Hai ông Hiểu và Vệ và bà Thăng cũng xuất hiện trong video phát trực tuyến trên Facebook xác nhận lại lời tường thuật của cụ Kình.
Ông Hiểu nói: "Hôm đó tôi đi cuối hàng, đang đi thì nghe phát súng, tôi ngẩng lên thì thấy Trần Thanh Tùng, phó giám đốc công an huyện đá cụ Kình ngã, cặp đựng tài liệu của cụ văng lên. Họ cũng bắt tôi nhưng khi đẩy đến gần xe thì tôi giằng ra và bỏ chạy được.
Trong bài phát biểu trước Quốc Hội, Phó giám đốc Công an Hà Nội nói thanh tra đã "kiểm tra rất kỹ toàn bộ quy trình công tác...của lực lượng công an TP Hà Nội".
Trong clip, ông Lê Đình Công, con trai cụ Kình phản bác thông tin này.
"Kể từ khi bố tôi bị đánh, chuyển từ bệnh viện về, không có một cán bộ công an nào đến điều tra, thanh tra về việc bố tôi bị đánh gãy chân như thế nào!" ông Công nói.
"Chúng tôi mong muốn đại biểu Quốc hội, Dương Trung Quốc và các đại biểu khác tiếp tục chất vấn ông Đào Thanh Hải về tuyên bố của người dân trong cuộc họp ngày hôm nay," ông Công đề nghị.
Tại Quốc hội hôm 7/11, sau phát biểu của đại biểu Đào Thanh Hải, ông Dương Trung Quốc, đại biểu Quốc hội, nói:
"Tốt nhất là các đồng chí phải công khai nói sự việc ấy để người dân bình luận xem ông già 82 tuổi có thể tự gãy chân không? Ở đây ngay cả quy định về người cao tuổi chúng ta cũng không tuân thủ."
5. Phía cụ Kình và người Đồng Tâm lên tiếng
5.040 lượt xem
Chấn Hưng Nước Việt
Xuất bản 8 thg 11, 2017
Nhân dân Đồng Tâm : Đề nghị xem xét lại phẩm chất của đại biểu quốc hội Đào Thanh Hải.. Video Reupload from Facebook
https://www.youtube.com/watch?v=8zeyVFaxrog4.
H.Thành Thứ Ba, ngày 07/11/2017 11:27 AM (GMT+7)
(Dân Việt) Ngày 7.11, trao đổi với Dân Việt, ông Lê Đình Công - con trai cụ Lê Đình Kình - cho biết, thông tin lãnh đạo Công an Hà Nội đưa ra là không chính xác. Không có chuyện cụ Kình bị gãy chân trong quá trình giằng co với lực lượng cơ quan chức năng.
Vụ Đồng Tâm: Phó GĐ Công an Hà Nội nói về lý do cụ Kình bị gãy chân
ĐB Dương Trung Quốc: Vụ Đồng Tâm hết ngôn ngữ sao mà phải gọi dân đầu thú?
Cụ Lê Đình Kình lên tiếng về kết luận thanh tra đất tại Đồng Tâm
Cụ Lê Đình Kình: Dân Đồng Tâm mong kết luận thanh tra từng phút
Diễn biến mới nhất vụ Đồng Tâm: 14 cựu cán bộ sắp hầu tòa
Liên quan đến việc đại biểu Đào Thanh Hải - Phó Giám đốc Công an TP.Hà Nội - đã nói về lý do cụ Lê Đình Kình bị gãy chân trong vụ ở Đồng Tâm (Mỹ Đức, Hà Nội), trưa 7.11, trao đổi với Dân Việt, ông Lê Đình Công - con trai cụ Kình - cho biết, thông tin lãnh đạo Công an Hà Nội đưa ra là không chính xác. Không có chuyện cụ Kình bị gãy chân trong quá trình giằng co với lực lượng cơ quan chức năng.
"Chúng tôi phản bác hoàn toàn ý kiến này. Rất nhiều người dân có mặt tại hiện trường hôm đó đã chứng kiến sự việc ông T.T.T đá gãy chân ông (cụ Lê Đình Kình - PV). Trong đơn người dân đã đứng ra làm chứng cho việc này..." - ông Công cho hay.
Nguyên Phó trưởng thôn Hoành (Đồng Tâm, Mỹ Đức) thông tin, hiện tại sức khỏe của cụ Lê Đình Kình ổn định hơn nhưng đã tàn phế, phải ngồi xe lăn và không thể đi lại bằng chân được.
Trước đó, sáng cùng ngày, tại phiên thảo luận của Quốc hội, đại biểu Đào Thanh Hải - Phó Giám đốc Công an TP.Hà Nội - đã nói về lý do cụ Lê Đình Kình bị gãy chân trong vụ việc ở Đồng Tâm (Mỹ Đức, Hà Nội).
Đại biểu Đào Thanh Hải - Phó Giám đốc Công an TP.Hà Nội.
Đại biểu Hải cho biết: “Sự việc xảy ra khi cơ quan điều tra tiến hành bắt ông Kình, gia đình ông Kình đã xông vào chống lại lực lượng thi hành nhiệm vụ, giằng co và xảy ra việc ông Kình bị gãy chân. Sau khi ông Kình bị gãy chân, ông có tố giác một cán bộ đã đánh ông bị gãy chân. Thực tế trong quá trình điều tra, kiểm tra lại thấy người cán bộ công an đó tuy có mặt tại hiện trường nhưng không hề tham gia vào việc bắt giữ. Căn cứ vào kết luận thanh tra thì không có việc lực lượng thi hành nhiệm đánh gây thương tích cho ông Kình".
"Đây hoàn toàn là trong quá trình giằng co giữa lực lượng thực thi nhiệm vụ và người nhà ông Kình xông vào cản trở việc thực thi nhiệm vụ của cơ quan điều tra nên xảy ra việc đáng tiếc như vậy” - Phó Giám đốc Công an TP.Hà Nội thông tin.
3. Vào tháng 6 năm 2017, sau khi ra viện, cụ Kình đã nói rõ tên người đá gẫy chân mình trước đó, ở đây (mục 6).
2.
'Cụ Kình Đồng Tâm bị gãy chân là do giằng co với công an'
TTO - Đại tá Đào Thanh Hải, phó giám đốc Công an Hà Nội, sáng nay 7-11 đã "thay mặt Công an Hà Nội" tranh luận với đại biểu Dương Trung Quốc về vụ việc Đồng Tâm.
Video tạm dừng
Đại tá Đào Thanh Hải, phó giám đốc Công an Hà Nội, phát biểu tại Quốc hội ngày 7-11 - Nguồn clip: VTV
Dưới đây là tranh luận của ông Đào Thanh Hải về vụ việc Đồng Tâm:
"Trong phần phát biểu thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, đại biểu Dương Trung Quốc có đặt vấn đề tại sao lực lượng công an đánh ông Lê Đình Kình gây thương tích vẫn chưa xử lý?
Xin thưa các vị ĐBQH. Ngay sau khi xảy ra vụ án thì Bộ Công an đã rất nghiêm túc, thành lập đoàn thanh tra do thứ trưởng Bộ Công an làm trưởng đoàn. Quá trình thanh tra đã kiểm tra rất kỹ toàn bộ quy trình công tác, việc chấp hành pháp luật, việc thực thi pháp luật của lực lượng công an TP Hà Nội.
Sự việc xảy ra là khi cơ quan điều tra tiến hành bắt giữ ông Lê Đình Kình, gia đình nhà ông Lê Đình Kình đã xông vào chống lại lực lượng thi hành nhiệm vụ, giằng co và đã xảy ra cái việc ông Lê Đình Kình bị gãy chân.
Báo cáo với các ĐBQH và cử tri cả nước là khi ông Kình gãy chân thì ông có tố giác một cán bộ có đánh ông gãy chân. Thế nhưng trong quá trình thanh tra, điều tra, kiểm tra lại thì đồng chí cán bộ đó có mặt ở hiện trường nhưng không hề tham gia việc bắt giữ mà đứng cách đó một đoạn.
Căn cứ vào kết luận thanh tra, không có vấn đề gì liên quan đến quá trình lực lượng thực thi nhiệm vụ đánh gây thương tích ông Kình. Ở đây hoàn toàn trong quá trình giằng co giữa lực lượng thực thi nhiệm vụ và gia đình ông Kình đã xông vào cản trở cơ quan điều tra, dẫn đến việc đáng tiếc như vậy".
Đại biểu Dương Trung Quốc gần như ngay lập tức giơ bảng để sử dụng quyền tranh luận.
Video tạm dừng
Đại biểu Dương Trung Quốc phát biểu tại Quốc hội sáng 7-11 - Nguồn clip: VTV
Về lý giải của phó giám đốc Công an Hà Nội về vụ việc Đồng Tâm, ông Dương Trung Quốc chỉ nói ngắn gọn: "Sự việc xảy ra hơn nửa năm rồi giờ Quốc hội mới được thông tin, phải chăng đây là cách làm của Công an Hà Nội? Điều này cũng khiến mọi người nhớ lại chuyện xảy ra trên cầu Thăng Long 'nhỡ tay, vung tay vào mặt'.
Những điều đó không nên biện bạch, tốt nhất các đồng chí nên công khai sự việc đó để nhân dân bình luận, để mọi người tự xét xem ông già 82 tuổi có thể tự gãy chân không. Ở đây ngay cả quy định về người cao tuổi chúng ta cũng không tuân thủ".
1.
Đại tá Đào Thanh Hải: Công an HN không đánh gãy chân ông Lê Đình Kình
07/11/2017 10:40 GMT+7
- PGĐ Công an TP Hà Nội khẳng định không có chuyện công an đánh gãy chân ông Lê Đình Kình, sự việc đáng tiếc xảy ra do quá trình giằng co.
Tại phiên thảo luận về công tác phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, chống tham nhũng sáng nay, Đại tá Đào Thanh Hải, PGĐ Công an TP Hà Nội giơ biển tranh luận lại ý kiến của ĐB Dương Trung Quốc trước đó về vụ án xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức.
Đại tá Đào Thanh Hải |
Trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội sáng 2/11 vừa qua, ĐB Dương Trung Quốc cho rằng câu chuyện tại Đồng Tâm không nên đơn thuần nhìn đây là vụ án hình sự mà phải xem xét dưới góc độ khủng hoảng niềm tin.
ĐB cho biết, ông tán thành việc thượng tôn pháp luật, phải xử lý đến cùng.
“Chúng ta đã khởi tố những người dân ở Đồng Tâm vi phạm. Nhưng cho đến nay những cán bộ công an đánh dân, bắt dân bất hợp pháp hoàn toàn vẫn đứng ngoài pháp luật, điều đó gây bức xúc cho người dân”, lời ông Quốc.
PGĐ Công an Hà Nội cho biết, ngay sau khi xảy ra vụ án, Bộ Công an đã rất nghiêm túc, thành lập đoàn thanh tra do Thứ trưởng Bộ công an làm trưởng đoàn.
“Quá trình thanh tra đã kiểm tra rất kỹ toàn bộ quy trình công tác, việc chấp hành pháp luật, thực thi pháp luật của Công an TP Hà Nội”, ông Hải nói.
Theo ông Hải, sự việc xảy ra khi công an bắt giữ ông Lê Đình Kình. Lúc này gia đình ông Kình xông vào chống lại lực lượng thi hành nhiệm vụ, giằng co và xảy ra việc ông Lê Đình Kình bị gãy chân.
“Sau đó ông Lê Đình Kình có tố giác 1 cán bộ đánh ông gãy chân, nhưng trong thực tế quá trình thanh tra, điều tra, kiểm tra lại thì đồng chí cán bộ đó có mặt tại hiện trường nhưng không tham gia vào việc bắt giữ mà đứng cách đó một đoạn”, PGĐ Công an TP Hà Nội khẳng định.
Ông Hải cũng nhấn mạnh, căn cứ vào kết luận thanh tra: “Không có vấn đề gì liên quan quá trình lực lượng thực thi nhiệm vụ đánh gây thương tích cho ông Kình, mà do quá trình giằng co giữa lực lượng thực thi nhiệm vụ và gia đình ông Kình dẫn đến việc đáng tiếc như vậy”.
“Công an Hà Nội thực thi nhiệm vụ hoàn toàn đúng quy định của pháp luật”, ông Hải khẳng định lần nữa.
Nghe vậy, ĐB Dương Trung Quốc liền giơ biển xin tranh luận, ông đặt câu hỏi tại sao cho đến bây giờ thông tin ấy mới đến được QH trong khi sự việc đã diễn ra nửa năm.
“Phải chăng đó là cách làm của CATP Hà Nội. Tôi thấy điều đó phải công khai minh bạch.
Ở đây ngay cả quy định về người cao tuổi chúng ta cũng không tuân thủ. Tốt nhất là các đồng chí phải công khai nói sự việc ấy để người dân bình luận xem ông già 82 tuổi có thể tự gãy chân không”, ĐB Quốc nói.
Thanh tra TP Hà Nội nói về ý kiến người dân Đồng Tâm
Theo Phó Chánh thanh tra TP Hà Nội Nguyễn An Huy, thanh tra TP đã trả lời kịp thời, đầy đủ ý kiến của một số công dân xã Đồng Tâm.
Khai trừ Đảng Bí thư xã Đồng Tâm
Bí thư xã Đồng Tâm bị khai trừ Đảng do liên quan đến vụ dân thôn Hoành phản ứng việc thu hồi đất ở sân bay Miếu Môn hồi tháng 4.
Ông Nguyễn Đức Chung nói vụ Đồng Tâm: Phải lấy pháp luật làm trọng
Phải thượng tôn pháp luật, lấy pháp luật làm trọng. Mọi người có quyền được kiến nghị, nhưng phát biểu phải có giới hạn - Chủ tịch HN nói.
Vụ Đồng Tâm: Tháng 7 xét xử một số cán bộ, lãnh đạo
Trong tháng 7 tới Hà Nội sẽ xét xử một số cán bộ, lãnh đạo xã Đồng Tâm và phòng ban chuyên môn của huyện Mỹ Đức.
Khởi tố vụ Đồng Tâm: Tôi tin pháp luật sẽ đại lượng, công bằng
ĐBQH tin rằng pháp luật sẽ có những đại lượng phù hợp, công bằng đối với người có nhiều tình tiết giảm nhẹ, với những người ăn năn hối cải.
Thúy Hạnh - Hồng Nhì
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/quoc-hoi/dai-ta-dao-thanh-hai-cong-an-hn-khong-danh-gay-chan-ong-le-dinh-kinh-409415.html
* Tư liệu bổ sung 1:
Trả lờiXóaNgày 30/3/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án gây rối trật tự công cộng xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội theo quy định tại Điều 245 – Bộ luật Hình sự năm 1999. Ngày 15/4/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Hà Nội đã áp dụng biện pháp ngăn chặn, bắt giữ 4 công dân về hành vi gây rối trật tự công cộng để điều tra, làm rõ”.
Nguồn : TTXVN.
Nhận xét 1 : cơ quan ĐT CA TP Hà Nội khởi tố vụ án Gây rối trật tự công cộng và khi đã áp dụng biện pháp ngăn chặn (bắt) cũng tức là đã được sự phê chuẩn của viện KSND cùng cấp. Hợp pháp.
* Tư liệu bổ sung 2 :
Bắt người trong trường hợp khẩn cấp , Điều 81 BLTTHS năm 2003 :
Trích : ...* Trường hợp khẩn cấp thứ nhất: Khi có căn cứ cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng, hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng...."
và trích : "...Muốn xác định được trường hợp khẩn cấp này phải đảm bảo được hai điều kiện sau đây:
- Thứ nhất: Phải có căn cứ để khẳng định một người (hoặc nhiều người) đang chuẩn bị thực hiện tội phạm.. Hành vi chuẩn bị phạm tội nói trên mặc dù chưa trực tiếp xâm hại lợi ích của Nhà nước và công dân nhưng nó đã đặt các lợi ích ấy vào tình trạng bị đe dọa rất nghiệm trọng. Vì vậy, yêu cầu của cuộc đấu tranh đặt ra hết sức cấp bách, cần ngăn chặn ngay, không để tội phạm xảy ra.
- Thứ hai: Tội phạm đang được chuẩn bị thực hiện là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
- Nhận xét 2 : Nguyễn Đình Kình và 3 đồng phạm bị bắt trong trường hợp khẩn cấp. Có nghĩa là khi bắt không cần phải đọc lệnh,.. Các thủ tục bắt người theo luật định sẽ được tiến hành sau đó.
* Tư liệu bổ sung 3 :
Điều 88 BLTTHS 2003 , khoản 2, mục b, Bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố xét xử.
- Nhận xét 3 : người già yếu (82 tuổi chẳng hạn), ...vẫn bị chế tài theo căn cứ pháp luật nêu ở trên.
* Tư liệu bổ sung 4 :
Ngày 30/3 2017 CA TP Hà Nội khởi tố bị can
Ngày 15-4, Công an TP Hà Nội đã áp dụng biện pháp ngăn chặn, bắt giữ 4 công dân về hành vi gây rối trật tự công cộng để điều tra, làm rõ, trong đó có ông Lê Đình Kình.
Ngày 16-4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội đã có công văn đề nghị huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn đối với ông Lê Đình Kình vì ông đã khai báo về hành vi phạm tội, nhân thân chưa có tiền án tiền sự, không cần thiết áp dụng biện pháp tạm giữ. Trên cơ sở đó, VKSND TP Hà Nội yêu cầu Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội và Trại tạm giam Công an TP thực hiện quyết định về việc huỷ bỏ quyết định tạm giữ đối với ông Kình theo đúng quy định.
- Nhận xét 4 : hủy bỏ quyết định tạm giữ tức là thay đổi biện pháp ngăn chặn (nôm na là không cần bắt giam nữa). Điều này dĩ nhiên không có nghĩa là hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án, càng không có nghĩa là Lê Đình Kình và đồng phạm không có tội.
* Tư liệu bổ sung 5 :
Về chứng cứ trong tố tụng hình sự , tại đây : https://luatduonggia.vn/chung-cu-trong-to-tung-hinh-su.
- Nhận xét 5 : chứng cứ của người (được cho là) bị hại cung cấp, không có nghĩa là căn cứ pháp lý .
4.
XóaNgười nhà cụ Kình thông tin lại "lý do cụ bị gãy chân"
authorH.Thành Thứ Ba, ngày 07/11/2017 11:27 AM (GMT+7)
5. Phía cụ Kình và người Đồng Tâm lên tiếng
Xóa