Kazuo sinh năm 1954, tại tỉnh Nagasaki - một trong hai tỉnh của nước Nhật bị bom nguyên tử của Mĩ ném xuống hồi năm 1945.
Tên tiếng Nhật của ông là 石黒一雄 (ISHIGURO Kazuo). Nếu ở Nhật, ông được gọi bằng họ, là Ishiguro.
Do công việc của cha, cuối thập niên 1950, gia đình Kazuo đã chuyển đến Anh. Tới năm 1983 thì ông nhận quốc tịch Anh. Một người sinh ở khu vực không chịu ảnh hưởng Ki-tô giáo, lại thấm nhuần truyền thống châu Âu, trở thành đại biểu của văn học Anh, và bây giờ là Nobel văn chương.
Quả thật, cộng đồng người Nhật ở Anh rất đông. Trước đây, một lần đến London, mình đã tham dự tiệc cùng một hội đồng hương Nhật kiều ở London. Mà đó mới là anh chị em người Nhật đã tốt nghiệp đại học của mình ở Nhật, tức là anh chị em cùng trường, thế thôi, mà đã đông đảo lắm rồi. Nghe tin bọn đàn em cùng trường sang London công tác ngắn hạn, là các anh chị cô bác tới ngay !
Ảnh chụp năm 2015, của hãng MSN 毎日新聞 カズオ・イシグロさん=2015年6月、小出洋平撮影 |
Nét chữ của người mẹ (năm nay đã 91 tuổi), khi gửi tác phẩm của con trai về Nhật Bản để tặng cho họ hàng |
Chân dung trên trang chính thức của giải Nobel |
---
1. Trang chính thức của giải Nobel
The Nobel Prize in Literature 2017 was awarded to Kazuo Ishiguro "who, in novels of great emotional force, has uncovered the abyss beneath our illusory sense of connection with the world".
https://www.nobelprize.org/nobel_prizes/literature/laureates/2017/
2.
スウェーデン・アカデミーは5日、2017年のノーベル文学賞を長崎出身の英国の小説家、カズオ・イシグロさん(62)に授与すると発表した。賞金は900万スウェーデンクローナ(約1億2500万円)。授賞式は12月10日にストックホルムである。
イシグロさんの名が発表された瞬間、報道陣からは驚きの声が漏れ、拍手が続いた。授賞理由は「人と世界のつながりという幻想の下に口を開けた暗い深淵(しんえん)を、感情豊かにうったえる作品群で暴いてきた」とされた。アカデミーのサラ・ダニウス事務局長は「ジェーン・オースティンとフランツ・カフカをまぜるとカズオ・イシグロになる。そこにマルセル・プルーストを少しだけまぜるとイシグロの作品になる。彼は非常に誠実な作家で、彼自身の美学の宇宙を作り上げた」とたたえた。
イシグロさんは英BBCの取材に、ノーベル委員会からまだ連絡を受けていないとしながらも、「最高の栄誉。偉大なる作家たちの歩みに加わることを意味するからこそ、素晴らしい表彰だ」と話した。
82年の長編デビュー作「遠い山なみの光」で、王立文学協会賞を受賞。2作目の「浮世の画家」(86年)でも英国内の賞を受けた。この2作は戦後の混乱期の日本を舞台に、日本人を主人公に描いた。
イシグロさんの名前を世界に広めたのは、英国で最も権威あるブッカー賞を受けた「日の名残(なご)り」(89年)だ。荒涼とした英国の自然を背景に、英国貴族につかえる老執事の人生をつづり、英国を代表する作家となった。映画化もされ、アカデミー賞8部門にノミネートされた。
カフカ的不条理に放り込まれたピアニストが主人公の「充(み)たされざる者」(95年)、日中戦争下の上海を舞台にしたミステリー仕立ての「わたしたちが孤児だったころ」(00年)と新境地を開拓した。
05年の「わたしを離さないで」は、臓器を提供するためにクローン技術で生まれた若者たちの苦悩を描き、大きな反響を呼んだ。「人間の本質とは何かを描きたかった」という。ベストセラーになり、映画・ドラマ・舞台化された。
09年、初の短編集「夜想曲集 音楽と夕暮れをめぐる五つの物語」を発表。音楽家を目指したこともあるイシグロさんが、人生や愛の終わりとかなわぬ夢を描いた。
15年の「忘れられた巨人」は、伝説の英雄アーサー王が亡くなった後のイングランドで、竜が吐く霧のせいで記憶を失った老夫婦が旅をする。人種差別や戦争の記憶など、さまざまな記憶を想起させる作品。朝日新聞のインタビューに「これは夫婦の記憶の話であると同時に、社会の記憶の物語でもある」と語った。(下司佳代子=ストックホルム、編集委員・吉村千彰)
■主な作品
・遠い山なみの光(1982年) 英・王立文学協会賞
・浮世の画家(1986年)
・日の名残(なご)り(1989年) 英・ブッカー賞
・わたしたちが孤児だったころ(2000年)
・わたしを離さないで(2005年)
・忘れられた巨人(2015年)
http://www.asahi.com/articles/ASKB56RPCKB5UCLV019.html
ノーベル文学賞:カズオ・イシグロさん 長崎出身の日系人
スウェーデン・アカデミーは5日、2017年のノーベル文学賞を長崎県出身の日系イギリス人で作家のカズオ・イシグロさん(62)に授与すると発表した。授賞理由は「彼の小説は、偉大な感情の力をもって、我々の世界とのつながりの感覚が、不確かなものでしかないという、底知れない奈落を明らかにした」などとした。授賞式は12月10日にストックホルムで行われ、賞金900万スウェーデンクローナ(約1億2400万円)が贈られる。1954年、日本人を両親として長崎で生まれた。5歳の時、海洋学者の父がイギリス政府に招かれたのを機に家族で渡英。ケント大卒業後、ミュージシャンを目指した時期もあった。イースト・アングリア大大学院の創作学科に進み、批評家で作家のマルカム・ブラッドベリの指導を受け、小説を書き始めた。
82年、被爆後の荒廃した長崎で結婚した女性を主人公にした「遠い山なみの光」で長編デビュー、王立文学協会賞を受賞。この年、英国籍を取得した。86年には、長崎を連想させる架空の町を舞台にした第2作「浮世の画家」でウィットブレッド賞を受賞し、若くして才能を開花させた。
日本を題材とする作品には、幼いころ過ごした長崎の情景や小津安二郎、成瀬巳喜男ら50年代の日本映画から作り上げた独特の日本像が反映されているといわれる。
89年、執事が語り手となった「日の名残り」が英語圏最高の文学賞とされるブッカー賞を受賞。35歳の若さで英国を代表する作家となった。その後も「わたしたちが孤児だったころ」「わたしを離さないで」などを発表、映画・舞台化もされ話題を呼んだ。
登場人物が抱える「むなしさ」「違和感」といった感情を、現時点から過去を回想する形で描き出す作品が多い。初期2作品はいずれも戦後の日本を舞台にしていたが、その後はイギリスや東欧などに作品世界を広げている。最新長編作に「忘れられた巨人」(15年)がある。【高橋咲子】
毎回新しいものに挑戦
「日の名残り」など多くのイシグロ作品を翻訳した土屋政雄さんの話 日本人を題材にした初期の作品では日本人性、「日の名残り」ではイギリス人性という、自らの根っこを確認した。それらを経て、「充たされざる者」以降は、毎回新しいものに挑戦していった。SF、ファンタジーも手がけ、今度は何を書いてくれるか。現在の同国の混乱した政治状況を考えると、政治的要素を取り込む可能性もあるかもしれない。
傑出した現代作家
作家、中島京子さんの話 大好きな作家で、受賞は我がことのようにうれしい。非キリスト教文化圏で生まれた感受性を持ちながら、英国文学の伝統の最先端にいる特異な人物だ。小説でしかできないかたちで、記憶や時代、社会の姿を物語性高く描いており、傑出した現代作家だと思う。
世界の構築の仕方素晴らしい
臓器提供のために生まれたクローン人間を描いた「わたしを離さないで」を原作とするドラマ(TBS)の脚本を手掛けた森下佳子さんの話 主観的な文体で、外からの視点ではなく、物語の中の世界に即した視点で最後までぶれずに描き切り、世界の構築の仕方が素晴らしかった。受賞は納得で、世界に認められた人の作品に関わることができ、とてもうれしい
http://www.msn.com/ja-jp/news/world/%e3%83%8e%e3%83%bc%e3%83%99%e3%83%ab%e6%96%87%e5%ad%a6%e8%b3%9e%e3%82%ab%e3%82%ba%e3%82%aa%e3%83%bb%e3%82%a4%e3%82%b7%e3%82%b0%e3%83%ad%e3%81%95%e3%82%93-%e9%95%b7%e5%b4%8e%e5%87%ba%e8%ba%ab%e3%81%ae%e6%97%a5%e7%b3%bb%e4%ba%ba/ar-AAsVUIm?ocid=spartandhp
イシグロさんの母、親族に作品と手紙贈る
毎日新聞
ノーベル文学賞受賞が5日発表されたカズオ・イシグロさんの母、静子さん(91)は、イシグロさんの作品が出版されるたび、日本の親族に手紙を添えて贈っていた。手紙には英国での評判などが記され、5歳で日本から移住した後、作家として成功してゆく長男を誇りに思う母親の心情がにじんでいる。
1989年に英語圏で最高の文学賞とされるブッカー賞を受賞した、老執事が英国社会の変化を語る「日の名残り」については、「この本は すごい好評を受けていて 喜んでいます」とつづっている。また、臓器提供者となるべく育てられたクローンたちの物語で映画・舞台化もされ大きな話題になった「わたしを離さないで」(2005年刊行)に関しては、「各紙の書評も良くて 私はえびす顔でいます」と書いている。贈られた本には、作者の直筆署名と「ご多幸をお祈りします」などの英語の文言が入っている。
作品の寄贈を受けていた親族で兵庫県西宮市在住の道田満子さん(87)は、「静子さんも文才のある人で、穏やかな性格もカズオさんと似ており、2人はとても仲が良い。愛する息子の活動を日本の私たちにも知らせたかったのだと思う」と話した。【和田浩明
https://mainichi.jp/articles/20171006/k00/00e/040/238000c
「世界観、日本から影響」イシグロさん
毎日新聞
【ロンドン三沢耕平】ノーベル文学賞受賞が決まったカズオ・イシグロさんは5日午後、ロンドン北部の自宅の庭で報道陣の取材に対し、「私の一部はいつも日本人だった」と語り、日本人の両親の元に生まれたことが作品に反映されていると説明した。
イシグロさんは「英国で育ったが、物の見方や世界観、芸術的観点は日本の影響を受けている」と話した。また、「家では親は日本語を話していた」と子供時代を振り返り、「親の目から世界を見ていた」と語った。
受賞決定の知らせは、自宅の台所にいるときにエージェントから電話で連絡を受けたという。最初は「冗談かと思った」というが、その後、英BBCから、電話で連絡を受けたときに初めて「本当に受賞したのだ」と確信したという。また、受賞の意義について「世界が不安定な状況にある中、小さな形でも平和に貢献できればと思う」と述べた。
https://mainichi.jp/articles/20171006/k00/00m/040/203000c
3.
http://tuoitre.vn/nha-van-goc-nhat-doat-nobel-van-hoc-2017-20171005180201174.htm
http://vietnamnet.vn/vn/the-gioi/nobel-van-hoc-2017-402879.html
Đại diện nhà xuất bản của Ishiguro tại Faber & Faber, Stephen Page, cho biết tin Ishiguro đoạt giải là "thông tin vô cùng bất ngờ". "Anh ấy là một nhà văn độc nhất vô nhị. Anh ấy giàu cảm xúc, sự tò mò trí tuệ, luôn có số lượng lớn độc giả. Công việc nhiều thách thức và kéo dài, nhưng sức mạnh cảm xúc quá lớn của anh ấy đã tạo nên âm vang tới công chúng. Anh ấy là một nhà văn của bạn đọc khắp nơi trên thế giới".
http://vannghequandoi.com.vn/Van-hoc-nuoc-ngoai/nha-an-goc-nhat-doat-giai-nobel-van-hoc-2017-11104.html
https://vandoanviet.blogspot.com/2017/10/kazuo-ishiguro-nhan-giai-nobel-van-hoc.html
Truyện ngắn: “Một ngôi làng sau trời tối” – Kazuo Ishiguro
.
Nhà văn gốc Nhật đoạt Nobel Văn học 2017
TTO - 18h ngày 5-10, Ủy ban Nobel xướng tên nhà văn Anh gốc Nhật Kazuo Ishiguro là người đoạt Nobel Văn học 2017.
Ủy ban Nobel nhận xét các tác phẩm của nhà văn Kazuo Ishiguro 'bằng cảm xúc dào dạt, đánh thức cái sâu thẳm bên dưới những lý trí ảo ảnh kết nối với thế giới'.
Tại Việt Nam, đã có các tác phẩm của ông Ishiguro là Người khổng lồ ngủ quên, Dạ khúc: năm câu chuyện về âm nhạc và đêm buông, Mãi đừng xa tôi.
Việc Ishiguro được xướng tên là điều rất bất ngờ bởi trong các thông tin trước ngày trao giải, ông không hề được nhắc tới.
Tác phẩm nổi tiếng nhất của Ishiguro là The Remains of the Day. Với tác phẩm này, ông đã được giải Man Booker. Truyện được Harold Pinter - biên kịch từng đoạt Nobel Văn học - viết kịch bản và do James Ivory đạo diễn với sự tham gia của hai diễn viên anh gạo cội Anthony Hopkins và Emma Thompson. Phim đã nhận được 8 đề cử Oscar.
Salman Rushdie - tác giả Những vần thơ Quỷ Satan, Những đứa con lúc nửa đêm - bạn thân của Ishiguro đã nhân dịp này, mỉa mai Bob Dylan.
Khi được tin, Rushdie đã chúc mừng bạn thân: "Chúc mừng bạn già Ish, người mà tôi yêu thích và ngưỡng mộ ngay lần đầu khi đọc A Pale View of Hills. Và anh ấy biết chơi guitar, biết viết nhạc. Phải nói là áp đảo Bob Dylan".
Thư ký thường trực Viện hàn lâm Thụy Điển, Sara Danius nhận xét văn phong của Ishiguro 'pha trộn giữa Jane Austen và Franz Kafka rồi phải thêm một chút Marcel Proust rồi khuấy nhẹ lên. Ishiguro là nhà văn đạo đức. Ông không phải ngó nghiêng và phát triển một thế giới thẩm mỹ của riêng mình".
Bà Danius kết luận: "Hi vọng lựa chọn năm nay làm thế giới hạnh phúc. Nhưng tôi là ai mà có quyền phán xét. Chúng tôi chỉ chọn ra người mà chúng tôi nghĩ rằng đó là một thiên tài văn chương".
Kazuo Ishiguro sinh năm 1954 tại Nagasaki, Nhật và chuyển đến Anh năm 1959. Ông tốt nghiệp Đại học Kent năm 1978. Năm 2008, tạp chí Times xếp Ishiguro đứng thứ 32 trong 50 nhà văn Anh vĩ đại nhất sau 1945.
Nhà văn Anh gốc Nhật giành Nobel Văn học 2017
05/10/2017 18:09 GMT+7
Viện Hàn Lâm Thụy Điển vừa công bố, giải thưởng Nobel Văn học 2017 thuộc về nhà văn Anh gốc Nhật Kazuo Ishiguro.
Nhà văn Kazuo Ishiguro. (Ảnh: Guardian) |
Theo Independent, hơn nửa số thành viên của Viện Hàn Lâm bỏ phiếu chọn ra người thắng cuộc từ 350 đề xuất của các chuyên gia văn học cũng như những người từng đoạt giải Nobel trên khắp thế giới.
Ông Ishiguro sinh năm 1954 tại Nagasaki, Nhật Bản. Ông theo gia đình sang Anh sinh sống từ năm 1960. Ông tốt nghiệp trường Đại học Kent năm 1978 và nhận bằng Thạc sĩ khóa sáng tác văn chương của trường Đại học East Anglia năm 1980.
Sự nghiệp sáng tác của ông khởi đầu từ năm 1982, với tác phẩm đầu tay A Pale View of Hills, đoạt giải thưởng Winifred Holtby của Viện Văn học Hoàng gia Anh.Năm 1989, ông giành giải Man Booker cho tiểu thuyết The Remains of the Day.
Năm 2008, ông được tạp chí Time xếp vào danh sách một trong 50 nhà văn vĩ đại nhất nước Anh kể từ năm 1945. Tạp chí này cũng từng gọi cuốn Never Let Me Go của ông là một trong 100 cuốn tiểu thuyết vĩ đại nhất của mọi thời đại.
Năm 2016, Viện Hàn lâm Thụy Điển đã trao giải thưởng Nobel Văn học cho ca sĩ, nhạc sĩ Bob Dylanvì đã "tạo ra những biểu đạt thi ca mới bên trong truyền thống âm nhạc vĩ đại của Mỹ".
Bà Sara Danils, Thư ký thường trực của Viện Hàn lâm Thụy Điển, khi đó nói: "Nếu nhìn lại quá khứ, các bạn sẽ thấy Homer và Sappho. Họ đã viết những văn bản đậm chất thơ, được dành cho trình diễn. Nó tương tự cách của Bob Dylan".
"Ngày nay chúng ta vẫn đọc, vẫn yêu thích Homer và Sappho. Chúng ta cũng có thể và nên đọc Bob Dylan".
Dẫn chứng bằng ca khúc Blonde on Blonde, bà Sara cho rằng đó là một ví dụ tuyệt vời về tài năng của Bob Dylan trong gieo vần, tạo những điệp khúc và lối suy nghĩ xuất chúng của huyền thoại âm nhạc.
Dựa trên dữ liệu của công ty đánh cược Unibet, nhà văn người Nhật Haruki Murakami, tiểu thuyết gia người Mỹ Toni Morrison nhiều khả năng thắng cuộc. Nhà thơ người Hàn Quốc Ko Un và tiểu thuyết gia người Canada Margaret Atwood cũng là những nhân vật triển vọng cho giải Nobel Văn học năm nay.
Ngọc Linh
Nhà văn gốc Nhật đoạt giải Nobel Văn học 2017
Thứ năm - 05/10/2017 20:34
- Viện Hàn lâm Thụy Điển công bố nhà văn người Anh - Kazuo Ishiguro là người chiến thắng của Nobel Văn học 2017 với giải thưởng trị giá 9 triệu krona của Thụy Điển (hơn 1,1 triệu USD).
Theo đánh giá từ Ban tổ chức, văn chương của tác giả 62 tuổi Kazuo Ishiguro có tính toàn mỹ, là sự kết hợp của những tên tuổi lớn Jane Austen, Franz Kafka và Marcel Proust. Sara Danius - Thư ký Viện Hàn lâm Thụy Điển cho rằng: "Bằng những cảm xúc dạt dào, văn chương của Kazuo Ishiguro đánh thức những góc tối tăm, thầm kín trong tâm hồn chúng ta trong mối liên hệ với thế giới".
Nhà văn Kazuo Ishiguro
Sara Danius cũng nói rằng The Remains of the Day của Kazuo Ishiguro là một "kiệt tác văn chương thực sự" và bà cũng hi vọng rằng sau những ồn ào về trường hợp ca sĩ - nhạc sĩ Bob Dylan đoạt Nobel năm ngoái, Kazuo Ishiguro là một lựa chọn cẩn thận, kĩ càng, không gây thất vọng.
Đại diện nhà xuất bản của Ishiguro tại Faber & Faber, Stephen Page, cho biết tin Ishiguro đoạt giải là "thông tin vô cùng bất ngờ". "Anh ấy là một nhà văn độc nhất vô nhị. Anh ấy giàu cảm xúc, sự tò mò trí tuệ, luôn có số lượng lớn độc giả. Công việc nhiều thách thức và kéo dài, nhưng sức mạnh cảm xúc quá lớn của anh ấy đã tạo nên âm vang tới công chúng. Anh ấy là một nhà văn của bạn đọc khắp nơi trên thế giới".
Kazuo Ishiguro sinh ngày 8/11/1954 tại Nhật Bản. Ông và gia đình chuyển đến Anh năm 1960. Kazuo tốt nghiệp Đại học Kent năm 1978 và nhận bằng Thạc sĩ sáng tác văn chương của trường Đại học East Anglia năm 1980.
Sự nghiệp sáng tác của ông khởi đầu từ năm 1982, với tác phẩm đầu tay A Pale View of Hills (tạm dịch: Khung cảnh nhợt nhạt của những ngọn đồi), đoạt giải thưởng Winifred Holtby của Viện Văn học Hoàng gia Anh. Năm 1989, ông giành giải Man Booker cho tiểu thuyết The Remains of the Day (tạm dịch: Những điều còn lại). Năm 2008, ông được tạp chí Times xếp vào danh sách một trong 50 nhà văn vĩ đại nhất nước Anh kể từ năm 1945. Tạp chí này cũng từng gọi cuốn Never Let Me Go (Mãi đừng xa tôi) của ông là một trong 100 cuốn tiểu thuyết vĩ đại nhất của mọi thời đại.
Tiểu thuyết Never Let Me Go và The Remains of the Day của ông từng được chuyển thể thành phim. Ngoài ra, ông còn là biên kịch các phim A Profile of Arthur J. Mason, The Gourmet… Những tác phẩm của Kazuo Ishiguro từng được xuất bản ở Việt Nam: Người khổng lồ ngủ quên, Mãi đừng xa tôi, Dạ khúc: Năm câu chuyện về âm nhạc và đêm buông...
Kazuo Ishiguro tiếp nối các tên tuổi đã đoạt giải thưởng văn học lớn nhất hành tinh: Bob Dylan (Mĩ, 2016); Svetlana Alexievich (Belarus 2015); Patrick Modiano (Pháp 2014); Alice Munro (Canada 2013); Mạc Ngôn (Trung Quốc 2012), Tomas Tranströmer (Thụy Điển 2011)…
Lễ trao các giải Nobel 2017 sẽ được tổ chức tại thủ đô Stockholm của Thụy Điển vào ngày 10/12 để tưởng nhớ ngày mất của Alfred Nobel.
Lễ trao các giải Nobel 2017 sẽ được tổ chức tại thủ đô Stockholm của Thụy Điển vào ngày 10/12 để tưởng nhớ ngày mất của Alfred Nobel.
BÌNH NGUYÊN theo The Guardian, Independent
Tác giả Nobel 2017 tiên tri về sự phi nhân của xã hội văn minh
21:23 05/10/2017
Giới văn chương trong nước không lạ với tác giả Kazuo Ishiguro, bởi ông là người viết nên những tác phẩm dự báo về sự suy thoái nhân tính con người.
Khi Viện Hàn lâm Thụy Điển xướng tên người đạt giải Nobel năm nay là Kazuo Ishiguro, có thể chưa nhiều người biết tới ông, bởi trong danh sách cá cược cho giải Nobel, ông không phải cái tên thực sự nổi bật. Còn trong giới văn chương, nhà văn Anh gốc Nhật Bản này không phải là cái tên xa lạ.
Nhà văn Kazuo Ishiguro vừa được vinh danh tại giải Nobel 2017. |
Tác phẩm xuất bản tại Việt Nam từ 10 năm trước
Ở Việt Nam, tác phẩm của Kazuo Ishiguro đã xuất bản ở Việt Nam từ 10 năm trước. Tới nay, ông có ba cuốn sách đã in tiếng Việt, gồm: Mãi đừng xa tôi (Trần Tiễn Cao Đăng dịch), Dạ khúc: Năm câu chuyện âm nhạc và đêm buông (An Lý dịch, phát hành năm 2015) và Người khổng lồ ngủ quên(Lan Young dịch, phát hành tháng 4/2017).
Bởi vậy, với những người mua bản quyền, dịch và phát hành tác phẩm của Kazuo Ishiguro tại Việt Nam, thì thông tin ông được giải là một niềm vui. Ông Xuân Minh - trưởng bộ phận khai thác bản quyền Nhã Nam, đơn vị xuất bản cả ba cuốn sách của Kazuo Ishiguro - chia sẻ: “Tôi hơi bất ngờ, nhưng rất vui khi thấy ông được giải. Ông là một tác giả rất lớn rồi, nhưng trong danh sách các nhà cái cá cược cho Nobel, Kazuo Ishiguro chưa bao giờ là cái tên nằm ở top”.
Đại diện đơn vị phát hành sách Kazuo Ishiguro tại Việt Nam cho biết tác phẩm của ông thuộc thể loại văn chương kén người đọc, nên lượng phát hành không lý tưởng. “Hy vọng say giải thưởng, lượng người biết tới Ishiguro sẽ nhiều hơn nữa” – ông Xuân Minh nói.
Theo nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, giải Nobel cho Kazuo Ishiguro là hoàn toàn xứng đáng. Trong các dự đoán, Ishiguro không nổi bật, nhưng ông thực sự là một tên tuổi lớn, được đánh giá cao trong nền văn chương Anh ngữ mấy chục năm qua.
Hai tác phẩm của Kazuo Ishiguno đã phát hành ở Việt Nam. |
Ông Ngô Thanh Tuấn - một người chơi sách và có bộ sưu tập hàng nghìn cuốn sách, hiện vật của tác giả được giải Nobel - bình luận việc Kazuo Ishiguro được giải khiến ông có chút ngạc nhiên, nhưng cũng không phải là một cú sốc như khi Bob Dylan được xướng tên vào năm ngoái.
Cảm giác ngạc nhiên này đến từ việc Ishiguro được dịch sang Việt Nam từ lâu nhưng ông không thực sự nổi bật trong dòng văn học nước ngoài ở Việt Nam. “Fan của Murakami chắc chắn sẽ buồn, vì Ishiguro cũng là một tác giả gốc Nhật đang sống tại châu Âu đã được giải. Nhưng dù sao vẫn chúc mừng Ishiguro” – ông Ngô Thanh Tuấn nói.
Nhà văn Uông Triều bày tỏ sự đồng tình với quyết định của Viện Hàn lâm Thụy Điển. Anh hài hước: “Năm ngoái, sau khi ‘gặm nhầm’ khúc xương Bob Dylan, có vẻ ủy ban Nobel đã rút kinh nghiệm sâu sắc. Kazuo Ishiguro, một nhà văn cứng cựa”.
Uông Triều cũng bày tỏ sự ngưỡng mộ dành cho đơn vị làm sách đã đưa sách hay về Việt Nam trước khi nó được tôn vinh: “Vấn đề không phải ai đã ăn giải Nobel, mà là đủ tinh nhạy nhận ra ai sẽ ăn giải để săn sách trước”.
Mãi đừng xa tôi - tiểu thuyết mang tính tiên tri về sự phi nhân của xã hội văn minh. |
Tác phẩm dự cảm chính xác về sự phi nhân trong xã hội văn minh
Nhà phê bình Trần Ngọc Hiếu đã đọc tác phẩm của Kazuo Ishiguro từ khá lâu. Anh ấn tượng nhất với tiểu thuyết Mãi đừng xa tôi. Cuốn sách viết về những con người được nuôi trong một môi trường riêng để trở thành nguyên liệu, nơi mà những bộ phận trong cơ thể họ sẽ được ghép vào cơ thể của những người khác.
Tác phẩm cho thấy những tiến bộ của khoa học công nghệ luôn đi cùng mặt trái của nó. Xã hội nếu đi tận cùng duy lý sẽ bộc lộ sự phi nhân của con người, con người thành một thứ công cụ.
Qua câu chuyện, tác giả cho người đọc khái niệm thế nào là sự phi nhân trong một xã hội văn minh. Sự phi nhân ấy không phải tội ác, không phải chiến tranh, mà nó song hành với sự tiến bộ.
Theo nhà phê bình Trần Ngọc Hiếu, tác phẩm Never let me go (Mãi đừng xa tôi) được viết trước khi nhân loại nhân bản thành công cừu Dolly. Bởi vậy, tác phẩm đã đưa ra những dự cảm chính xác về tương lai nhân loại. “Tác phẩm đưa ra cái hậu nhân loại, những dự cảm tương lai nhân loại. Ở đó, nó nhìn thấy những nguy cơ như cấy ghép bộ phận con người là một sự nhân bản vô tính, đe dọa tính đa dạng của con người” - Trần Ngọc Hiếu nói.
Đưa ra những dự báo về quá trình cơ giới hóa nhân tính con người trong xã hội hiện đại, Mãi đừng xa tôi từ rất nhiều năm trước đã trình bày ra một hiện thực diễn ra trong vài năm gần đây. Nạn buôn người, buôn nội tạng gần là những vấn nạn trong khoảng hai năm nay, nhưng đã được Kazuo Ishiguro cảnh báo từ trước.
Hình ảnh trong phim chuyển thể từ tiểu thuyết Mãi đừng xa tôi. |
Nếu Mãi đừng xa tôi dựng lên một thế giới tưởng tiến bộ nhưng lại thoái hóa, thì tập truyện ngắn Dạ khúc: Năm câu chuyện về âm nhạc và đêm buông lại là khúc trữ tình, đi vào những lát cắt ngập ngừng, mơ hồ trong thế giới tình cảm con người.
Tác phẩm Người khổng lồ ngủ quên là một suy ngẫm u sầu nhưng thấm thía về sự lãng quên, tình yêu, cuộc sống, cùng cả chiến tranh và sự hận thù.
Thu Hiền
https://news.zing.vn/nha-van-anh-goc-nhat-kazuo-ishiguro-thang-giai-nobel-van-hoc-2017-post785016.htmlKazuo Ishiguro nhận giải Nobel Văn học 2017
Alexandra Alter và Dan Bilefsky, The New York Times ngày 5/10/2017
Bản dịch của Văn Việt
Kazuo Ishiguro in 2015. Andrew Testa for The New York Times
Tiểu thuyết gia viết bằng tiếng Anh Kazuo Ishiguro, nổi tiếng vì lối văn thanh đạm nhưng âm vang cảm xúc và lật đổ một cách sáng tạo các thể loại văn chương.
Ông Ishiguro, 62 tuổi, lừng danh với các tiểu thuyết “Những gì còn lại của ngày”, [“The Remains of the Day”] viết về người quản gia của một nhà quý tộc Anh trong những năm trước Thế chiến 2, và “Đừng bao giờ để em/anh đi” [“Never Let Me Go”] một chuyện tình buồn man mác nhưng mang chất giả tưởng tồi tệ (dystopian) có bối cảnh là một trường học nội trú của Anh. Ông bị ám ảnh trở lại những đề tài như thế trong các tiểu thuyết thường viết theo ngôi thứ nhất, trong đó có sự sai lạc của ký ức, tính khả tử, và bản chất có nhiều lỗ hổng của thời gian.
“Trộn lẫn Jane Austen và Franz Kafka, ta sẽ có Kazuo Ishiguro trong một bản tóm tắt, nhưng phải thêm một chút Marcel Proust vào đó,” Sara Danius, thư ký thường trực của Viện Hàn lâm Thụy Điển nói. “Rồi quấy lên, nhưng không nhiều quá, thế là có các văn phẩm của ông này”.
Cô Danius mô tả Ishiguro như “một nhà văn hết sức nguyên vẹn”. “Ông không nhìn sang bên cạnh”. “Ông đã phát triển một vũ trụ thẩm mỹ hoàn toàn của riêng mình”.
Sinh năm 1954 ở Nagasaki (Nhật) nhưng học hành ở Anh, Kazuo Ishiguro nổi tiếng vì lối văn trữ tình, cảm nhận sắc bén về nơi chốn và sự phân tích thấu đáo hệ thống giai tầng của Anh.
Ishigiro là con một nhà hải dương học, sinh ở Nhật nhưng di cư sang Anh (hạt Surrey) từ lúc lên 5, và theo học trường tiểu học Woking [Woking Grammar School], ngôi trường mà ông nói với báo The Guardian “có thể là cơ may cuối cùng để có một hương vị của xã hội Anh đã quá vãng, đã phai nhạt rất nhanh”.
Trả lời phỏng vấn tờ The Times hai năm trước, Ishiguro nói rằng ông đã khám phá ra văn học khi còn là cậu bé đọc các câu chuyện của Sherlock Holmes trong thư viện địa phương. “Tôi lên 9 hay 10 gì đó, và không chỉ bị ám ảnh khi đọc Holmes và Watson, tôi còn bắt đầu cư xử giống họ… Mọi người lúc ấy coi việc này chẳng ra gì vì tôi là người Nhật”.
Sau khi học tiếng Anh và triết học ở University of Kent, Canterbury, ông để ra một năm viết truyện, và cuối cùng giành được bằng Master về ngành Viết văn với sự giảng dạy của các nhà văn như Malcolm Bardbury và Angela Carter. Ông cũng viết lời cho ca sĩ nhạc jazz người Mỹ Stacey Kent.
Ishiguro nổi bật khá sớm trong giới văn chương. Năm 1983, ông lọt vào danh sách các nhà văn trẻ hay nhất của Anh [Granta’s best of young British writers], cùng với những tên tuổi như Martin Amis, Ian McEwan và Salman Rushdie.
Hiểu biết sâu về những quy ước và màu mè xã hội của xứ sở nuôi dưỡng mình đã được chuyển tải trong cuốn tiểu thuyết thứ ba “Những gì còn lại của ngày”, đoạt giải Booker uy danh, sau đó trở thành bất tử nhờ bộ phim cùng tên với ngôi sao điện ảnh Anthony Hopkins. Ishiguro nói ông viết cuốn sách trên trong bốn tuần lễ, ở tuổi 32.
Mô tả quá trình viết sách, gọi nó là “the Crash” (Miếng vải thô), ông viết trong tờ The Guardian: “Suốt trong the Crash, tôi viết thoải mái, không quan tâm tới văn phong hay nếu như những gì viết buổi chiều lại ngược với cái đã viết buổi sáng. Ưu tiên là chỉ đơn giản để cho các ý tưởng đâm chồi và mọc lên. Những câu dễ sợ, đối thoại gớm guốc, các cảnh không dẫn tới đâu – tôi để cho chúng cứ như thế và rẽ sóng mà đi”.
Cuốn tiểu thuyết đầu tiên, “Cảnh đồi xanh xám” [A Pale View of Hills], năm 1982, viết về một phụ nữ Nhật trung tuổi sống ở Anh, và sau đó là “Một họa sĩ của thế giới trôi nổi” [An Artist of the Floating World] kể chuyện một họa sĩ già người Nhật sau Thế chiến 2. Khi viết “The Remains of the Day,” Ishiguro có lo lắng là mình tự lặp lại khi lại viết một nhân vật ở ngôi thứ nhất qua lời người kể chuyện không đáng tin cậy, nhưng các nhà phê bình thấy cuốn sách là một sự khởi đầu hoàn toàn mới.
Ishiguro đã chơi với các thể loại như truyện trinh thám, truyện viễn tây, khoa học giả tưởng và phóng tưởng. Các nhà phê bình thấy “Kẻ không được an ủi” [The Unconsoled] là một tiểu thuyết siêu thực, giống như giấc mơ, khi nó ra đời năm 1995. “Khi chúng tôi/chúng ta là trẻ mồ côi” [When We Were Orphans] được coi là tiểu thuyết trinh thám. Tiểu thuyết “Never Let Me Go” năm 2005 được coi như một bước nhảy vọt khác về văn phong, vào loại khoa học giả tưởng vị lai, mặc dù bối cảnh của nó là thập niên 1990.
Tiểu thuyết mới nhất của ông, “Người khổng lồ bị chôn” [The Buried Giant], lại lần nữa thách thức mọi trông đợi. Một câu chuyện phóng tưởng có bối cảnh nước Anh thời Vua Arthur, tập trung nói về hai ông bà già Axl and Beatrice bỏ làng đi tìm đứa con trai mất tích và gặp một hiệp sĩ già. Dù là chuyện phóng tưởng, có các loại khổng lồ ăn thịt người và một con rồng, nhưng đó cũng là chuyện ngụ ngôn khai thác nhiều đề tài mà Ishiguro đã bận tâm suốt đời, trong đó có bản chất mong manh của ký ức cá nhân và tập thể.
Chọn Ishiguro, Viện Hàn lâm Thụy Điển, vốn đã bị phê phán vì sử dụng giải Nobel Văn học để tuyên ngôn chính trị, dường như tập chú vào giá trị thuần túy văn chương.
Truyện ngắn: “Một ngôi làng sau trời tối” – Kazuo Ishiguro
Kazuo Ishiguro sinh năm 1954 ở Nhật Bản, và cùng gia đình chuyển đến Anh năm ông năm tuổi. Ông tốt nghiệp cử nhân ngành văn học Anh và triết học năm 1978, và có bằng thạc sĩ sáng tác văn chương tại Đại học East Anglia năm 1980. Là tác giả của các cuốn tiểu thuyết The Remains of the Day, Never Let Me Go, và The Buried Giant, ông được trao giải sách Whitbread năm 1986, giải Man Booker năm 1989, và gần đây nhất là giải Nobel văn chương năm 2017.
Một ngôi làng sau trời tối
Từng có một thời gian tôi có thể chu du khắp nước Anh trong nhiều tuần liên tục mà vẫn khỏe như vâm—thời gian mà du hành nếu có gì thì chỉ mang lại cho tôi lợi lộc. Nhưng giờ đã già hơn tôi dễ dàng đánh mất phương hướng hơn. Vậy là đến ngôi làng này lúc trời vừa tối tôi đã không nhận ra được đâu là đông tây đâu là nam bắc. Tôi gần như không tin được mình đang ở chính ngôi làng mà không lâu trước tôi đã sống và có một tầm ảnh hưởng lớn đến vậy.
Chẳng có gì nhận ra được, tôi cứ mãi bước quanh những con phố xiên xẹo, đèn chiếu âm u, hai bên bị bó hẹp bởi những ngôi nhà đá nhỏ đặc trưng của vùng này. Các con phố thường trở nên hẹp đến mức tôi không thể tiến lên mà không cọ túi hay cùi chỏ vào mặt tường thô ráp bên này hay bên kia. Tôi vẫn bền lòng, mò mẫm trong bóng tối với hy vọng đến được quảng trường làng—nơi ít ra tôi có thể định vị mình—hoặc không thì gặp được một người dân làng. Sau một lúc mà cả hai đều chưa làm được, một cơn mệt mỏi ập lên tôi, và tôi quyết định tốt nhất là chọn ngẫu nhiên một ngôi nhà, gõ cửa, và hy vọng ai đó còn nhớ tôi sẽ ra mở.
Tôi dừng lại trước một cánh cửa trông đặc biệt ọp ẹp, thấp đến độ tôi thấy mình sẽ phải cúi gập người xuống mới đi qua được. Một tia sáng mờ rò qua mép cửa, và tôi nghe có tiếng người cười nói. Tôi gõ to để đảm bảo những người trong nhà nghe thấy. Nhưng đúng lúc đấy có người đằng sau tôi nói, “Chào chú.”
Tôi quay lại và thấy một cô gái trẻ độ hai mươi, mặc quần jeans rách và áo tròng cổ xé, đứng trong bóng tối cách tôi một quãng không xa.
“Lúc nãy chú đi qua cháu,” cô nói, “mặc dù cháu có gọi.”
“Thế sao? Ồ, tôi xin lỗi. Tôi không có ý thô lỗ.”
“Chú là Fletcher, đúng không ạ?”
“Vâng,” tôi nói, có phần phổng mũi.
“Wendy nghĩ đấy là chú lúc chú đi qua nhà cháu. Bọn cháu hào hứng lắm. Chú là một trong nhóm ấy, đúng không ạ? Với David Maggis cả những người khác.”
“Đúng thế,” tôi nói, “nhưng Maggis thì không thể là quan trọng nhất. Tôi ngạc nhiên là cô lại nhắc riêng anh ta ra như thế. Còn những nhân vật khác, quan trọng hơn nhiều.” Tôi bắn một tràng và thích thú thấy cô gái gật đầu nhận ra mỗi cái tên. “Mà chuyện chắc là phải trước thời cô chứ,” tôi nói. “Tôi bất ngờ là cô lại biết những chuyện này đấy.”
“Đúng là trước thời bọn cháu, nhưng bọn cháu là chuyên gia về nhóm của chú cả đấy. Bọn cháu biết nhiều hơn hầu hết những người lớn tuổi hơn ở đây ngày đấy. Wendy nhận ra chú ngay mà chỉ là qua ảnh.”
“Tôi không biết bọn trẻ các cô lại quan tâm đến chúng tôi như thế. Tôi xin lỗi đã đi qua cô lúc trước. Nhưng cô thấy đấy, tôi già rồi, đi lại có chút mất phương hướng.”
Tôi có thể nghe được cuộc trò chuyện sôi nổi sau cánh cửa. Tôi gõ cửa lần nữa, lần này hơi mất kiên nhẫn, dù cũng không quá nóng lòng chấm dứt cuộc gặp với cô gái kia.
Cô gái nhìn tôi một lúc, rồi nói, “Các chú thời ấy ai cũng thế cả. David Maggis đến đây mấy năm trước. Năm ’93, hay ’94 gì đấy. Chú ấy cũng như thế. Có chút mơ hồ. Thể nào rồi một thời gian nó cũng đến thôi, đi lại suốt như thế.”
“Hóa ra Maggis từng ở đây. Thú vị nhỉ. Cô biết đấy, anh ta không phải là nhân vật thực sự quan trọng. Đừng có để mình bị cuốn theo cái ý nghĩ đấy. Tiện đây, chắc cô có thể cho tôi biết được ai sống trong ngôi nhà này.” Tôi đập cửa lần nữa.
“Nhà Peterson,” cô gái nói. “Họ ở đây lâu rồi. Chắc họ còn nhớ chú đấy.”
“Peterson,” tôi nhắc lại, nhưng cái tên này chẳng có ý nghĩa gì với tôi.
“Sao chú không đến nhà bọn cháu? Wendy phấn khích lắm. Mọi người còn lại cũng thế. Cơ hội thực thụ cho bọn cháu đấy ạ, được nói chuyện thực sự với một người ngày ấy.”
“Tôi rất muốn thế. Nhưng trước hết tôi nên ổn định cái đã. Nhà Peterson, nhỉ.”
Tôi đập cửa lần nữa, lần này khá dữ. Cuối cùng nó mở, ném hơi ấm và ánh sáng ra phố. Một người đàn ông lớn tuổi đứng ở cửa. Ông nhìn tôi dò xét, rồi hỏi, “Không phải Fletcher đấy chứ?”
“Vâng, tôi vừa mới đến làng. Tôi đã đi nhiều ngày nay rồi.”
Ông ngẫm nghĩ chuyện này một lúc, rồi nói, “Ồ, cậu nên vào đây đi.”
Tôi bước vào một căn phòng chật chội, bừa bộn, đầy củi và đồ nội thất bỏ đi. Một khúc gỗ cháy trong lò sưởi là nguồn sáng duy nhất, nhờ đó tôi nhìn ra được một số người cong mình ngồi quanh phòng. Ông già dẫn tôi đến chỗ chiếc ghế cạnh lò sưởi với một vẻ miễn cưỡng, tỏ ý đấy là cái ông vừa ngồi. Ngồi rồi tôi mới nhận ra mình không dễ quay đầu để nhìn xung quanh hay những người khác trong phòng. Nhưng hơi ấm của lửa thì rất dễ chịu, trong một lúc tôi cứ nhìn chằm chằm vào những ngọn lửa, một cơn mê mẩn trôi nổi trong tôi. Những giọng nói đến từ đằng sau, hỏi tôi có khỏe, có phải tôi đến từ xa, tôi có đói, và tôi trả lời hết sức có thể, dù nhận thức được câu trả lời của tôi gần như không hề thỏa đáng. Cuối cùng, những câu hỏi cũng thôi, và tôi nhận ra sự hiện diện của mình đang tạo ra một bầu không khí bối rối nặng nề, nhưng tôi dễ chịu vì hơi ấm và cơ hội được nghỉ ngơi đến mức gần như tôi chẳng hề quan tâm.
Thế nhưng, khi sự im lặng đằng sau tôi vẫn không bị phá vỡ sau vài phút, tôi quyết định trò chuyện với các vị chủ nhà một cách lịch sự hơn, và tôi quay ghế. Đến lúc ấy, khi làm vậy, trong tôi mới đột nhiên ngập tràn một cảm giác thân quen mãnh liệt. Tôi chọn ngôi nhà này một cách tương đối ngẫu nhiên, nhưng bây giờ tôi có thể thấy nó chính là ngôi nhà mà tôi đã sống những năm tôi ở ngôi làng này. Ánh mắt tôi lập tức đưa đến chỗ góc xa—chỗ mà lúc này bóng tối đang bao trùm—đến cái nơi từng là góc của tôi, nơi tấm nệm của tôi từng nằm và nơi tôi đã dành nhiều giờ yên bình lướt qua những cuốn sách hoặc trò chuyện với bất cứ ai tình cờ dạt vào. Đó là những ngày mà ngôi nhà còn được bao bọc bởi những cánh đồng trống và vọng vào từ bên ngoài những giọng nói của bạn bè tôi, lười biếng giữa những lá cỏ dài, bàn luận về thơ ca hay triết học. Những mảnh vụn quá khứ quý giá ấy trở về với tôi mạnh mẽ đến mức đấy là tất cả những gì tôi có thể làm để không lập tức đi thẳng đến cái góc cũ của mình.
Có người đang nói với tôi, có lẽ đang hỏi một câu hỏi khác, nhưng tôi gần như không nghe. Đứng dậy, tôi nhìn xuyên qua bóng tối vào góc của mình, và có thể nhận ra một cái giường hẹp, phủ một bức màn cũ, chiếm ít nhiều đúng cái không gian mà tấm nệm của tôi từng nằm. Cái giường trông vô cùng mời mọc, và tôi nhận ra mình đang ngắt lời người đàn ông già đang nói.
“Này,” tôi nói, “tôi biết thế này có hơi lỗ mãng. Nhưng các vị thấy đấy, hôm nay tôi đã đi cả chặng đường dài. Tôi thực sự cần nằm và chợp mắt, mấy phút thôi cũng được. Sau đó, tôi rất vui được nói mọi chuyện quý vị muốn.”
Tôi có thể thấy mọi người trong căn phòng nhúc nhích một cách khó khăn. Rồi một giọng nói mới cất lên, khá sưng sỉa, “Anh ngủ đi. Chợp mắt chút. Đừng bận tâm chúng tôi.”
Nhưng lúc đấy tôi đã lần đường qua đám ngổn ngang đến cái góc của mình. Cái giường có cảm giác ẩm, và lò xo rin rít dưới sức nặng của tôi, nhưng tôi vừa cuộn người nằm lưng quay ra ngoài thì những giờ đi lại đã bắt đầu bắt kịp tôi. Trong lúc đang mơ màng, tôi nghe tiếng người đàn ông già nói, “Fletcher đấy, được rồi. Chúa ơi, cậu ta già rồi.”
Giọng một người đàn bà nói, “Cứ để anh ta đi ngủ như thế à? Chắc mấy tiếng nữa anh ta mới dậy rồi chúng ta lại phải thức cùng anh ta.”
“Để cậu ấy ngủ tầm một tiếng,” người khác nói. “Một tiếng nữa mà cậu ấy vẫn ngủ thì chúng ta sẽ đánh thức cậu ấy dậy.”
Đến lúc này, cơn kiệt sức hoàn toàn đã chiếm trọn tôi.
***
Đó không phải là một giấc ngủ liên tục hay thoải mái. Tôi trôi nổi giữa mơ và tỉnh, luôn ý thức được những giọng nói sau lưng mình trong phòng. Có lúc, tôi nhận thức được một người đàn bà nói, “Tôi không biết mình từng bị anh ta hớp hồn thế nào nữa. Giờ trông như một gã ăn mày.”
Trong trạng thái gần như ngủ, tôi tự tranh cãi với mình xem những lời ấy là cho tôi hay có lẽ cho David Maggis, nhưng chẳng bao lâu giấc ngủ lại chôn vùi tôi lần nữa.
Lần tiếp theo tôi tỉnh, căn phòng có vẻ vừa lạnh vừa tối hơn. Những giọng nói vẫn tiếp tục đằng sau tôi bằng âm điệu trầm xuống, nhưng tôi không hiểu được họ nói gì. Giờ tôi lấy làm xấu hổ vì cái cách mình đi ngủ, và tôi nằm bất động úp mặt vào tường thêm một lúc nữa. Nhưng chắc hẳn có gì đó ở tôi đã tố cáo rằng tôi đã tỉnh, vì giọng một người đàn bà, tách khỏi cuộc trò chuyện chung, nói, “Ồ, nhìn kìa, nhìn kìa.” Vài tiếng thì thầm trao nhau, và tôi nghe tiếng người bước về góc tôi. Tôi cảm thấy một bàn tay nhẹ nhàng đặt lên vai, và nhìn lên thấy một người đàn bà quỳ gối trên tôi. Tôi chưa quay người ra đủ để thấy căn phòng, nhưng cảm giác nó đang được chiếu sáng bởi những mẩu than tàn, và gương mặt người đàn bà chỉ thấy được trong bóng tối.
“Này, Fletcher,” cô nói. “Đến lúc chúng ta trò chuyện rồi. Mọi người chờ anh quay lại đã lâu. Tôi nghĩ về anh nhiều lắm.”
Tôi gượng nhìn cô rõ hơn. Cô độ ngoài bốn mươi, và ngay cả trong ánh sáng mờ tôi vẫn nhận ra một nét buồn trầm trong đôi mắt. Nhưng gương mặt cô không gợi lên trong tôi ngay cả những ký ức mờ nhạt nhất.
“Tôi xin lỗi,” tôi nói. “Tôi không nhớ gì về chị. Nhưng xin tha thứ cho tôi nếu chúng ta từng gặp nhau một thời gian trước. Dạo này tôi rất mất phương hướng.”
“Fletcher,” cô nói, “ngày mình biết nhau tôi còn trẻ và đẹp. Tôi thần tượng anh, và mọi thứ anh nói đều nghe như một câu trả lời. Giờ anh đã ở đây, trở lại đây. Tôi muốn nói với anh đã nhiều năm là anh đã hủy hoại đời tôi.”
“Chị đang không công bằng đấy. Vâng, tôi đã sai lầm nhiều chuyện. Nhưng chưa bao giờ tôi nói mình có câu trả lời nào. Tất cả những gì tôi nói ngày ấy là đóng góp vào cuộc tranh luận là trách nhiệm của chúng tôi, tất cả chúng tôi. Những vấn đề ấy chúng tôi hiểu biết hơn nhiều so với những người dân thường ở đây. Nếu những người như chúng tôi trì hoãn, bảo rằng chúng tôi chưa hiểu biết đủ, thì còn ai ở đó mà hành động nữa? Nhưng chưa bao giờ tôi dám nói mình có câu trả lời. Không, chị đang không công bằng đấy.”
“Fletcher,” cô nói, giọng cô dịu dàng kỳ lạ, “anh từng làm tình với tôi, gần như mỗi lần tôi lang thang vào phòng anh đây. Trong cái góc này, mình từng làm tất cả những chuyện dơ bẩn đẹp đẽ. Thật kỳ cục khi nghĩ tôi từng bị anh hấp dẫn về mặt thể xác như thế. Còn ở đây anh chỉ là một nhúm giẻ bốc mùi. Nhưng nhìn tôi mà xem—tôi vẫn còn hấp dẫn. Mặt tôi đã có chút nhăn, nhưng ra đường làng tôi vẫn mặc những bộ váy tôi đã may đặc biệt để tôn dáng mình. Rất nhiều đàn ông còn muốn có tôi. Nhưng anh, giờ chẳng còn người đàn bà nào muốn nhìn anh nữa. Một nhúm giẻ và xác thịt hôi hám.”
“Tôi không nhớ chị,” tôi nói. “Tôi cũng không có thời gian đâu cho chuyện tình ái dạo này. Tôi còn những chuyện khác để lo. Những chuyện nghiêm trọng hơn. Tốt thôi, ngày ấy tôi đã sai lầm nhiều chuyện. Nhưng tôi đã làm hết sức để cố gắng và khắc phục. Chị thấy đấy, đến giờ tôi vẫn còn đi. Tôi chưa bao giờ dừng. Tôi đi và đi cố gắng sửa chữa cái thiệt hại mà có lẽ tôi từng gây ra. Đấy là hơn những gì có thể nói về những người khác thời ấy. Tôi cá Maggis chẳng hạn, chưa cất công cố gắng sửa sang mọi chuyện bằng một nửa.”
Người đàn bà ấy vuốt tóc tôi.
“Nhìn anh này. Tôi thường làm thế này, luồn tay qua tóc anh. Nhìn cái đống bẩn thỉu này xem. Tôi chắc anh đã nhiễm đủ loại ký sinh rồi.” Nhưng cô vẫn chầm chậm luồn những ngón tay qua những nút tóc dơ. Tôi không cảm thấy có chút gì khêu gợi từ chuyện này, như chắc cô muốn tôi thấy. Đúng hơn, cái vuốt ve của cô có cảm giác như của người mẹ. Quả thế, trong một tích tắc cảm giác cứ như cuối cùng tôi đã đến được một cái kén bảo vệ nào đó, và một lần nữa tôi bắt đầu cảm thấy buồn ngủ. Nhưng đột nhiên cô dừng và vỗ mạnh vào trán tôi.
“Sao anh không tham gia cùng chúng tôi đi? Anh có giấc ngủ của anh rồi. Anh có nhiều chuyện cần giải thích đấy.” Nói xong cô đứng dậy và đi.
Lần đầu tiên tôi quay người sang đủ để dò xét căn phòng. Tôi thấy người đàn bà kia đi qua đám ngổn ngang trên sàn, rồi ngồi xuống một cái ghế bập bênh cạnh lò sưởi. Tôi có thể thấy ba người khác uốn mình quanh đống lửa tàn. Một người tôi nhận ra là ông già mở cửa. Hai người còn lại—ngồi trên cái gì trông như một khúc thân cây—có vẻ là hai người đàn bà trạc tuổi người vừa nói chuyện với tôi.
Ông già để ý thấy tôi đã quay ra, và ra dấu cho những người khác là tôi đang nhìn. Bốn người họ bắt đầu ngồi cứng đờ, không nói không rằng. Từ cái cách họ làm chuyện này, rõ ràng họ đang bàn luận về tôi trong lúc tôi còn đang ngủ. Thật ra, trong lúc nhìn họ ít nhiều tôi cũng đoán được cả cái khuôn hình của cuộc trò chuyện. Tôi có thể thấy, ví dụ, họ đã dành chút thời gian bày tỏ lo ngại cho cô gái trẻ tôi gặp bên ngoài, và tác động tôi có thể có đối với bạn bè của cô ta.
“Chúng nó đều dễ bị ảnh hưởng,” chắc hẳn ông già đã nói. “Tôi còn nghe thấy con bé mời cậu ta đến thăm chúng nó.”
Chắc chắn, một trong những người đàn bà trên khúc gỗ đã trả lời, “Mà giờ anh ta cũng không gây hại được gì nhiều. Thời chúng ta, chúng ta bị lôi vào là vì cái nhóm của anh ta—họ trẻ và hấp dẫn. Nhưng thời nay thỉnh thoảng lại có một tay lẻ đi qua, trông đều lọm khọm và tàn tạ như thế—nếu có thì chỉ là giải thiêng cho những cái chuyện về ngày xưa ấy. Dù sao, người như anh ta dạo này cũng đã thay đổi lập trường nhiều. Bản thân họ chẳng biết mình tin vào cái gì đâu.”
Ông già chắc hẳn đã lắc đầu, “Tôi thấy cách con bé nhìn cậu ta rồi. Đồng ý, trông cậu ta như một mớ giẻ đáng thương nằm kia. Nhưng một khi cái tôi của cậu ta được cho ăn, một khi cậu ta được bọn trẻ nịnh nọt, xem cái cách chúng nó thèm được nghe những ý tưởng của cậu ta kia, thì chẳng có gì ngăn được cậu ta cả. Rồi sẽ lại như trước. Cậu ta sẽ có chúng nó để làm việc cho những lý tưởng của mình. Bọn con gái trẻ như thế, giờ chẳng có mấy để chúng nó tin vào. Ngay một tên lang thang hôi hám thế này cũng có thể cho chúng nó một mục đích.”
Cuộc trò chuyện của họ, suốt thời gian tôi ngủ, chắc hẳn đã diễn ra rất giống như thế. Nhưng bây giờ, trong lúc tôi quan sát từ góc của mình, họ tiếp tục ngồi trong im lặng tội lỗi, nhìn chằm chằm vào những ngọn lửa cuối. Một lúc sau tôi đứng dậy. Ngớ ngẩn là cả bốn người đều tránh nhìn vào tôi. Tôi đợi một lúc xem có ai nói gì không. Cuối cùng, tôi nói, “Thôi được, lúc trước tôi có ngủ, nhưng tôi cũng đoán được các vị đang nói gì. Các vị sẽ muốn biết là tôi sắp sửa làm chính cái chuyện mà các vị e sợ đấy. Chính lúc này đây tôi sẽ đến ngôi nhà của bọn trẻ. Tôi sẽ bảo chúng làm cái cần làm bằng toàn bộ sức lực của chúng, toàn bộ ước mơ của chúng, cái thôi thúc làm được điều gì có giá trị tốt đẹp mãi mãi cho thế giới này. Nhìn các vị xem, một đám người đáng thương hại. Khúm núm trong ngôi nhà, làm chuyện gì cũng sợ, sợ cả tôi, cả Maggis, cả bất cứ ai đến từ những ngày ấy. Sợ làm mọi chuyện trong thế giới ngoài kia, chỉ vì chúng tôi từng một lần lầm lỗi. Ồ, những bạn trẻ kia chưa chìm sâu đến thế đâu, bất chấp cái sự thờ ơ mà các vị đã rao giảng cho chúng biết bao nhiêu năm qua. Tôi sẽ nói chuyện với chúng. Tôi sẽ lật ngược chỉ trong nửa giờ toàn bộ những cái nỗ lực hèn mọn của các vị.”
“Các chị thấy chưa,” ông già nói với những người còn lại. “Tôi biết là nó sẽ thế này mà. Chúng ta nên ngăn cậu ta lại, nhưng chúng ta làm được gì?”
Tôi vùng qua căn phòng, nhặt túi, rồi bước ra ngoài trời đêm.
***
Cô gái vẫn đứng bên ngoài lúc tôi đi ra. Trông cô như đang chờ đợi tôi và với một cái gật đầu cô bắt đầu dẫn đường.
Đêm mưa phùn và tăm tối. Chúng tôi vặn người và rẽ theo những con đường hẹp chạy giữa các ngôi nhà. Một số căn chúng tôi đi qua trông có vẻ tàn tạ và xiêu vẹo đến nỗi tôi cảm thấy mình có thể phá sập chỉ đơn giản bằng cách chạy vào nó với toàn bộ sức nặng của mình.
Cô gái giữ khoảng cách vài nhịp phía trước, thỉnh thoảng liếc lại nhìn tôi qua vai. Một lần cô nói, “Wendy sẽ rất vui đấy. Nó chắc đấy là chú lúc chú đi qua lúc trước mà. Đến giờ chắc nó cũng đoán được là nó đoán đúng rồi, bởi vì cháu đi lâu thế này rồi cơ mà, nó sẽ mang cả đám đến nữa. Mọi người đều đang chờ.”
“Các cô cũng tiếp đón David Maggis kiểu này à?”
“Ồ, vâng ạ. Lúc chú ấy đến bọn cháu phấn khích lắm.”
“Tôi chắc anh ta lấy làm vừa lòng lắm. Anh ta luôn có cảm giác mình quan trọng hơi quá.”
“Wendy nó nói Maggis là một trong những người thú vị, nhưng chú mới là, chà, quan trọng. Nó nghĩ chú thực sự quan trọng đấy.”
Tôi nghĩ một lúc về điều này.
“Cô biết đấy,” tôi nói, “tôi đã thay đổi suy nghĩ về rất nhiều chuyện. Nếu mong đợi tôi nói tất cả những thứ tôi từng nói trong những năm ấy thì Wendy sẽ phải thất vọng thôi.”
Cô gái có vẻ như không nghe thấy, nhưng vẫn tiếp tục dẫn tôi đi qua các cụm nhà.
Một lúc sau, tôi bắt đầu nhận ra tiếng bước chân sau chúng tôi độ chục bước. Ban đầu, tôi cho đây chỉ là một người dân làng ra ngoài đi dạo và kìm mình không quay lại. Nhưng rồi cô gái dừng lại dưới một ngọn đèn đường và nhìn đằng sau chúng tôi. Thế là tôi cũng buộc phải dừng và quay lại. Một người đàn ông trung niên mặc áo khoác tối đang bước về phía chúng tôi. Đến gần, anh ta chìa tay ra và bắt tay tôi, dẫu không mỉm cười.
“Vậy là,” anh ta nói, “cậu đây rồi.”
Rồi tôi nhận ra là mình biết người này. Chúng tôi chưa gặp nhau kể từ hồi mười tuổi. Cậu ta tên là Roger Button, học cùng lớp ở ngôi trường mà tôi theo học hai năm ở Canada trước khi gia đình tôi chuyển về Anh. Roger Button với tôi không đặc biệt thân thiết, nhưng vì cậu ta nhút nhát, lại cùng quê ở Anh, nên có theo đuôi tôi một thời gian. Kể từ đấy tôi không gặp hay nghe nói gì về cậu ta. Giờ, trong lúc dò xét vẻ ngoài của cậu ta dưới ngọn đèn đường, tôi thấy những năm qua đã không đối xử tốt với cậu ta. Cậu ta đã hói, mặt gồ ghề và nhăn, và cả dáng vẻ của cậu ta còn có một nét oằn xuống mệt mỏi. Còn ngoài ra, không thể nhầm được bạn cùng lớp của tôi.
“Roger,” tôi nói, “tôi đang trên đường đến thăm bạn bè của cô gái trẻ này đây. Họ đã đến đón tôi. Nếu không thì tôi đã đến làm phiền cậu ngay. Mà thật ra, tôi đã tính làm chuyện đó tiếp theo, thậm chí trước khi đi ngủ đêm nay. Tôi vừa mới nghĩ, Chuyện ở nhà các bạn trẻ đây có muộn thế nào, tôi cũng phải đến gõ cửa nhà Roger sau đó.”
“Đừng lo,” Roger Button nói trong lúc chúng tôi bắt đầu bước tiếp. “Tôi biết là cậu bận thế nào. Nhưng chúng ta nên nói chuyện. Nhai lại ngày xưa. Lần cuối cậu gặp tôi—ở trường ấy—tôi đã cho mình thuộc hạng khá yếu đuối. Nhưng cậu biết không, mọi thứ đều thay đổi năm tôi mười bốn, mười lăm. Tôi thực sự đã cứng rắn lên đấy. Trở thành mẫu người lãnh đạo. Nhưng mà cậu đã đi khỏi Canada lâu rồi. Tôi luôn tự hỏi là chuyện sẽ thế nào nếu chúng ta tình cờ gặp nhau ở tuổi mười lăm. Mọi thứ giữa chúng ta sẽ khá là khác đấy, tôi đảm bảo với cậu.”
Trong lúc cậu ta nói, ký ức bắt đầu ùa về. Ngày ấy, Roger Button thần tượng tôi, và ngược lại tôi bắt nạt cậu ta không ngừng. Tuy nhiên, giữa chúng tôi có một sự hiểu biết kỳ lạ rằng tôi bắt nạt cậu ta chỉ là tốt cho cậu ta thôi; rằng khi thụi bụng cậu ta trên sân chơi mà không báo trước, hoặc khi vặn ngược tay cậu ta ra sau lưng lúc đi ngang qua nhau trong hành lang cho đến khi cậu ta khóc là tôi đang giúp cậu ta cứng rắn lên. Bởi vậy, tác động chính của những cú đánh như vậy lên mối quan hệ của chúng tôi chỉ là khiến cậu ta tiếp tục sợ tôi. Tất cả quay lại với tôi trong lúc tôi nghe người đàn ông dáng vẻ mệt mỏi này đi bên cạnh.
“Tất nhiên,” Roger Button tiếp tục, có lẽ đoán được dòng suy nghĩ của tôi, “rất có thể là nếu cậu không đối xử với tôi như thế thì chắc tôi đã không bao giờ trở thành cái người tôi đã trở thành ở tuổi mười lăm. Dù sao đi nữa, tôi vẫn thường tự hỏi chuyện sẽ thế nào nếu chúng ta gặp nhau chỉ vài năm sau. Lúc đó thực sự tôi đã là một kẻ đáng đếm xỉa rồi.”
Một lần nữa chúng tôi bước đi trên những đoạn đường xoắn hẹp giữa những ngôi nhà. Cô gái vẫn đang dẫn đường, nhưng giờ bước nhanh hơn nhiều. Thường chúng tôi chỉ bắt được bóng cô bé rẽ vào một góc đằng trước, và tôi nhận ra chúng tôi phải để ý nếu không muốn lạc mất con bé.
“Hôm nay, tất nhiên,” Roger Button nói, “tôi đã cho phép mình buông thả một chút. Nhưng mà tôi phải nói, bạn cũ ạ, trông cậu tệ đi nhiều đấy. So với cậu, tôi là vận động viên. Nói thật lòng nhé, giờ cậu chỉ là một gã lang thang già bẩn thỉu, thật đấy, không phải sao? Nhưng mà, cậu biết đấy, cậu đi đã lâu rồi tôi vẫn còn thần tượng cậu. Fletcher có làm thế không? Fletcher sẽ nghĩ gì nếu thấy mình làm thế? Ồ, phải đấy. Đến tận năm mười lăm tuổi tầm đấy tôi mới nhìn lại và nhìn thấu qua cậu. Rồi tôi giận lắm, tất nhiên. Thậm chí đến giờ thỉnh thoảng tôi vẫn còn nghĩ về nó. Tôi nghĩ lại và nghĩ, Ồ, cậu ta chỉ là một tên tầm thường xấu tính. Hồi đấy cậu ta nặng hơn và cơ bắp hơn mình, tự tin hơn chút, và cậu ta đã tận dụng nó. Phải, rất rất rõ, lúc nhìn lại, cậu là một thằng nhóc xấu tính thế nào. Tất nhiên, tôi không có ý nói là bây giờ cậu vẫn thế. Chúng ta đều thay đổi cả. Đến mức đó tôi sẵn sàng chấp nhận.”
“Cậu sống đây lâu chưa?” tôi hỏi, muốn đổi chủ đề.
“Ồ, bẩy năm tầm đấy. Tất nhiên, ở đây người ta nói về cậu nhiều. Thỉnh thoảng tôi lại kể họ nghe mối quan hệ hồi nhỏ giữa chúng ta. ‘Nhưng cậu ấy không nhớ tôi đâu,’ lúc nào tôi cũng bảo thế. ‘Sao lại nhớ một thằng bé gầy gò nhỏ con mà cậu ta thường bắt nạt và lúc nào cũng cung cúc theo chân?’ À, bọn trẻ ở đây, dạo này chúng nó nói về cậu ngày càng nhiều. Nhất định những đứa chưa gặp cậu bao giờ sẽ thần tượng cậu nhất đấy. Tôi cho là cậu về đây để tận dụng những cái đó. Nhưng mà tôi không trách gì cậu đâu. Cậu có quyền cố gắng và cứu vớt một chút lòng tự trọng.”
Đột nhiên chúng tôi nhận ra mình đang đứng trước một cánh đồng trống, và cả hai đều dừng lại. Liếc lại, tôi thấy chúng tôi đã ra khỏi làng; những ngôi nhà cuối cách chúng tôi một quãng. Đúng như tôi sợ, chúng tôi đã để lạc mất cô gái trẻ; thật ra, tôi nhận ra chúng tôi đã không theo chân cô một lúc.
Đúng lúc ấy, mặt trăng xuất hiện, và tôi thấy chúng tôi đang đứng bên rìa một cánh đồng cỏ rộng mênh mông—trải dài, tôi nghĩ, hơn cả những gì tôi thấy được dưới ánh trăng. Roger Button quay sang tôi. Mặt cậu ta dưới ánh trăng trông có vẻ dịu dàng, gần như trìu mến.
“Dù sao,” cậu ta nói, “cũng đã đến lúc để tha thứ rồi. Cậu đừng lo lắng nhiều quá. Cậu thấy đấy, có những chuyện nhất định trong quá khứ rồi sẽ quay trở về với cậu vào lúc cuối. Mà rồi chúng ta cũng đâu thể chịu trách nhiệm cho những gì mình đã làm hồi còn rất trẻ.”
“Chắc chắn là cậu nói đúng,” tôi nói. Rồi tôi quay lại và nhìn xung quanh trong bóng tối. “Nhưng tôi không chắc phải đến đâu nữa. Cậu thấy đấy, còn những bạn trẻ đang chờ đợi tôi ở nhà của họ. Lúc này chắc họ đã nhóm một ngọn lửa ấm cho tôi và pha chút trà nóng. Vài cái bánh nhà làm, có khi cả một nồi hầm ngon. Lúc tôi bước vào, được cô gái trẻ chúng ta đang đi theo dẫn vào, tất cả sẽ vỗ tay hoan nghênh. Sẽ có những gương mặt mỉm cười, dễ mến quanh tôi. Đấy là cái đang chờ đợi tôi đâu đó. Trừ việc tôi không chắc nên đến đâu nữa.”
Roger Button nhún vai. “Đừng lo, cậu sẽ đến đấy dễ thôi. Trừ việc, cậu biết đấy, cô gái ấy có hơi lầm lẫn nếu có ý bảo cậu có thể đi bộ đến nhà Wendy. Xa lắm đấy. Cậu thực sự cần phải bắt xe buýt đấy. Kể cả thế, hành trình vẫn còn dài. Độ hai giờ, tôi nghĩ thế. Nhưng mà đừng lo, tôi sẽ chỉ đường cho cậu đến chỗ cậu có thể bắt xe buýt.”
Nói xong, cậu ta bắt đầu bước trở lại phía các ngôi nhà. Trong lúc đi theo, tôi có thể cảm thấy trời đã rất muộn và bạn đồng hành của tôi đang nóng lòng mong có một giấc ngủ. Chúng tôi mất vài phút đi quanh các ngôi nhà một lần nữa, rồi cậu ta đưa tôi đến quảng trường làng. Thật ra, nó nhỏ và tồi tàn đến mức gần như không xứng gọi là quảng trường; nó chỉ hơn một khoảnh đất xanh dưới một ngọn đèn đường đơn độc. Vừa nhìn ra được sau ánh sáng ngọn đèn đường chiếu xuống là một vài cửa hàng, đều đóng cửa để nghỉ đêm. Chỉ có sự im lặng tuyệt đối và chẳng có gì xáo động. Một làn sương nhẹ lơ lửng trên mặt đất.
Roger Button dừng lại trước khi chúng tôi đến chỗ khoảnh đất xanh và chỉ.
“Kia,” cậu ta nói. “Cậu cứ đứng kia rồi buýt sẽ đến. Tôi nói rồi đấy, không phải là hành trình ngắn ngủi đâu. Độ hai giờ đồng hồ. Nhưng mà đừng lo, tôi chắc bọn trẻ sẽ đợi. Thời nay chúng chẳng còn mấy thứ nữa để mà tin, cậu thấy đấy.”
“Muộn lắm rồi,” tôi nói. “Cậu chắc sẽ có buýt chứ?”
“Ồ, có chứ. Tất nhiên, có thể cậu sẽ phải đợi. Nhưng cuối cùng rồi sẽ có buýt.” Rồi cậu ta chạm lên vai tôi trấn an. “Tôi biết là đứng ngoài này có thể sẽ cảm thấy chút cô đơn. Nhưng buýt đến rồi cậu sẽ lên tinh thần ngay, tin tôi đi. Ồ, phải. Buýt luôn là một niềm vui. Nó sẽ được chiếu sáng rạng rỡ, và sẽ đầy những con người tươi vui, cười đùa và chỉ trỏ bên ngoài cửa sổ. Khi đã lên xe, cậu sẽ thấy ấm áp và thoải mái, những hành khách khác sẽ trò chuyện với cậu, có khi còn mời cậu cái gì ăn hoặc uống. Thậm chí còn có cả hát hò—cái đó tùy vào tài xế. Có người khuyến khích chuyện đó, có người không. Ôi, Fletcher, gặp được cậu thật tốt.”
Chúng tôi bắt tay, rồi cậu ta quay đi. Tôi nhìn cậu ta biến mất vào bóng tối giữa hai ngôi nhà.
Tôi đến chỗ khoảnh đất xanh và đặt túi xuống chân cột đèn. Tôi lắng nghe tìm tiếng chiếc xe ở xa nhưng bóng đêm vẫn im lặng tuyệt đối. Nhưng tôi đã được an ủi bởi những lời Roger Button mô tả về xe buýt. Hơn nữa, tôi nghĩ đến sự chào đón đang chờ đợi mình ở cuối hành trình—đến gương mặt đáng mến của các bạn trẻ—và cảm thấy những tia lạc quan ở đâu đó sâu trong tôi.
Kazuo Ishiguro, “A Village After Dark,” The New Yorker (May 21, 2001 Issue).
Copyright © 2001 by Kazuo Ishiguro | Bản dịch © 2017 Nguyễn Huy Hoàng.
https://hoanghannom.com/2017/10/06/a-village-after-dark/
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.