Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

08/09/2017

Gặp nhau trên phố Tăng Bạt Hổ, bàn về Đông Du và nhân vật Lý Tuệ

Người ở quê cụ Lý Tuệ từ Hải Phòng lên. Đó là làng Cấm, tên chữ là Gia Viên (tức vườn dừa), nay thuộc quận Ngô Quyền thành phố cảng.

Không hẹn mà gặp, là cuộc gặp đầu tiên để họp bàn về Đông Du trong gắn bó với cụ Lý Tuệ, của chúng tôi, lại chính là trên phố Tăng Bạt Hổ.

Cụ Tăng Bạt Hổ chính là người đầu tiên đặt vấn đề xuất du sang Nhật, rồi lại trực tiếp dẫn cụ Phan Bội Châu sang Nhật từ cảng Hải Phòng. Con tàu đưa cụ Phan sang Nhật năm 1905, và bao nhiêu chí sĩ khác nữa, bao nhiêu trao đổi trong ngoài từ 1905 đến khoảng 1910, là qua cụ Lý Tuệ cả.

Sự ngẫu nhiên nhóm họp trên phố Tăng Bạt Hổ làm một vài người có phần xúc động. Nhiều khi, xúc động đến với những chi tiết tưởng rất nhỏ.

1. Về cụ Lý Tuệ ở Hải Phòng, trước đây, Giao Blog đã đưa một ít tư liêu. Ví dụ có thể đọc lại ở đây.

2. Điểm thú vị là ở tại ngôi đền Tiên Nga (do gia đình cụ Lý Tuệ xây dựng) thì bây giờ cùng thờ cả Mẫu Liễu và các chí sĩ Đông Du (Phan Bội Châu, Tăng Bạt Hổ, Lý Tuệ,...).

Mối quan hệ giữa Mẫu Liễu và các phong trào dân tộc đầu thế kỉ 20, thì tôi đã quan tâm lâu nay, gần đây có bài viết chính thức ở đây.

3. Ở dưới là đi thêm một ít tư liệu nữa. Lấy từ các nơi, mà đầu tiên là của bác Minh Trí - một đàn anh ngày trước ở khu Thanh Xuân.

Anh Minh Trí là dân kiến trúc, nhưng mê thơ hơn cả dân văn bọn tôi hồi ấy. Bài của anh ở dưới bổ sung một chi tiết hay: đền Tiên Nga còn chính là nơi mà cụ Phan Bội Châu đã về ở tạm hồi năm 1925 (bị Pháp bắt ở Quảng Châu năm đó, về Việt Nam qua cửa Hải Phòng).

Anh Minh Trí là người đeo đồng hồ



---


TƯ LIỆU BỔ SUNG

.

2.

Những dấu tích của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu trên đất Cảng Hải Phòng


Phan Bội Châu sinh ngày 26/12/1867, tại Nam Ðàn, Nghệ An. Năm 2017 chúng ta đã tổ chức kỷ niệm 150 năm ngày sinh nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu. Thuở nhỏ, Phan Bội Châu theo học chữ nho, ông đậu giải Nguyên kỳ thi hương năm Canh Tý (1900). Ông là người đã gây dựng phong trào cách mạng theo xu hướng dân chủ tư sản ở đầu thế kỉ XX.
alt
Ðầu năm 1904, Phan Bội Châu và hơn 20 đồng chí lập ra tổ chức yêu nước gọi là Duy Tân hội. Ðầu năm 1905, Phan Bội Châu sang Nhật tổ chức phong trào Ðông Du. Tháng 3/1909 tổ chức Ðông Du bị giải tán, ông bị trục xuất khỏi Nhật, phải sang Trung Quốc. Ông đứng ra thành lập “Việt Nam quang phục hội”. Ngày 24/12/1913, ông bị bắt giam, đến năm 1917 mới được ra tù. Ông đã cải tổ “Việt Nam quang phục hội”, thành lập “Việt Nam quốc dân Ðảng”;
Phan Bội Châu bị bắt lại vào năm 1925; Chính quyền thực dân đưa ông từ nước ngoài về Cảng Hải Phòng. Người thân tín bố trí ông lưu trú ở Đền Tiên Nga trên phố Lê Lợi, TP Hải Phòng một thời gian. Đây là những ngày Phan Bội Châu sống ở đất Cảng Hải Phòng. Sau đó chính quyền thực dân bắt ông phải về sống ở Huế. Từ năm 1926, Phan Bội Châu sống trong cảnh “cá chậu chim lồng”. Thời gian này công việc duy nhất của ông là sáng tác. Nhiều tác phẩm được ra đời vào những năm cuối đời của Phan Bội Châu.
Ngày 28/4/2017, tôi đã có cuộc trao đổi với Nhà thơ Haijin Đinh Nhật Hạnh- Chủ tịch CLB Haiku Việt trực thuộc Hội Hữu nghị Việt Nam- Nhật Bản. Nhà thơ Đinh Nhật Hạnh sinh năm 1928 tại Nghệ An; Vào năm 1938, Đinh Nhật Hạnh 10 tuổi, ông đã tới Huế. Đứng bên Bến Ngự, mọi người đã chỉ cho ông thấy chiếc cổng và ngôi nhà mà cụ Phan Bội Châu lúc bấy giờ đang ở. Đầu năm 2017, Nhật Hoàng sang thăm Việt Nam đã tới thắp hương trước khu lưu niệm nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu. Phan Bội Châu mất ngày 20/10/1940.
Về sự nghiệp thơ văn: Trước khi ra nước ngoài, Phan Bội Châu có viết một số tác phẩm, trong số đó có những tác phẩm tiêu biểu : Hịch Bình Tây thu Bắc, Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư, Song Tuất lục. Thời gian hoạt động ở nước ngoài Phan Bội Châu sáng tác nhiều tác phẩm và gửi về nước, tiêu biểu như: Hải ngoại huyết thư, Việt Nam vong quốc sử, Tân Việt Nam, Khuyến quốc dân tu trợ du học văn. Thời kỳ ông bị giam lỏng ở Huế, số lượng tác phẩm ra đời trong giai đoạn này rất lớn. Tác phẩm “Phan Bội Châu niên biểu” được xem là có giá trị nhất. Bên cạnh đó phải kể đến Nam Nữ quốc dân tu tri, Thuốc chữa dân nghèo, Cao đẳng quốc dân, Lời hỏi thanh niên, Luân lý vấn đáp và hơn 800 bài thơ Nôm các loại, mấy chục bài phú, văn tế, tạp văn.
Những dấu ấn của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu ở đất Cảng Hải Phòng hiện có: 1 là: Bến Cảng nơi chính quyền thực dân đưa cụ Phan Bội Châu từ nước ngoài về Hải Phòng; 2 là: Dấu tích cụ Phan Bội Châu trong Đền Tiên Nga trên phố Lê Lợi, TP Hải Phòng nơi cụ ở những ngày trước khi chính quyền thực dân đưa cụ về Huế; 3 là: Hải Phòng có một phường (và đây là phường duy nhất trên toàn quốc) mang tên cụ Phan Bội Châu; 4 là: Ngôi trường PTCS số 92 phố Phan Bội Châu, TP Hải Phòng được mang tên nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu; 5 là: Đề xuất nghiên cứu dựng tượng nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu trong khuôn viên kiến trúc trường THCS Phan Bội Châu trên phố Phan Bội Châu, phường Phan Bội Châu, quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng để ghi nhớ công ơn và là di tích văn hóa để các thế hệ sau chiêm bái, học tập, trân trọng.
Minh Trí
http://haikuviet.com/van-hoa-nghe-thuat/258-2017-03-30-01-00-31.html




1.



Ngày 9/7/2017 tại Đền Tiên Nga số 53, phố Lê Lợi, phường Máy Tơ, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng; Đại diện lãnh đạo Hội khoa học phát triển nguồn nhân lực nhân tài Hải Phòng; CLB Keieijuku Việt Nam; UBND phường Máy Tơ và BQL di tích Đền Tiên Nga đã làm lễ dâng kỷ vật lên ban thờ cụ Phan Bội Châu và các chí sĩ yêu nước trong phong trào Duy Tân- Đông Du (1905- 1925).
Trong phong trào Duy Tân- Đông Du do nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu lãnh đạo; Những lần xuất dương sang Nhật, cụ Phan Bội Châu và các chí sĩ, thanh niên Việt Nam đã được thuyền trưởng tàu viễn dương Nguyễn Hữu Tuệ người làng Gia Viên- Hải Phòng nuôi giấu ở Đền Tiên Nga để đi xuống tàu biển sang Nhật Bản học tập thời Minh Trị Nhật Hoàng. Vì vậy ở Đền Tiên Nga hiện nay nhân dân lập ban phối thờ các vị tiên hiền trong phong trào Duy Tân- Đông Du để tri ân công lao vì dân, vì nước của các vị chí sĩ.
Nối tiếp truyền thống xưa, nay Hội khoa học phát triển nguồn nhân lực nhân tài Hải Phòng kết hợp cùng Viện phát triển nguồn nhân lực Việt Nam- Nhật Bản VJCC tổ chức các lớp đào tạo Giám đốc Chiến lược Keieijuku dưới sự chỉ đạo của UBND thành phố Hải Phòng và sự hỗ trợ của tổ chức Jica; Đưa các doanh nhân đất Cảng sang Nhật học tập nhằm tiếp thu sự quản trị doanh nghiệp tiên tiến của Nhật Bản mang về ứng dụng điều hành doanh nghiệp mình đang quản lý; Nhằm phát triển doanh nghiệp góp phần vào sự phát triển chung của thành phố.
Mong rằng Đền Tiên Nga sẽ là địa chỉ tâm linh dành cho doanh nghiệp, doanh nhân và nhân dân có quan hệ kinh doanh, hợp tác, du học với các đối tác Nhật Bản tại thành phố Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng.

http://nhanlucnhantaihp.org.vn/van-nghe/1165-dang-ky-vat-len-ban-tho-cu-phan-boi-chau-va-cac-chi-si-yeu-nuoc-trong-phong-trao-duy-tan-dong-du.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.