Tiếp theo là những vận động từ tháng 9.
Giảm tiền phí hiện tại, nhưng lại kéo dài thời gian thu phí ra vài năm, rồi lại được phép tăng dần theo các năm. Có lẽ đó là bài chủ của các phe và nhóm lợi ích ? Ông BOT quay đi quay lại, vẫn là ông Nguyễn Y Vân ?
Sưu tập và bổ sung dần dần.
---
.
3. Dân chúng bình loạn
Sau khi đã thu "phí bảo trì đường bộ" vào từng đầu xe (mục đích để dỡ bỏ trạm thu phí) và đủ các loại phí vào giá xăng dầu (lên tới trên 50%). Giờ trạm BOT mọc lên dày đặc, còn hơn cả trước lúc thu các khoản phí kia. Bộ GTVT vẫn ca bài ca: "Không có tiền để mua lại các trạm BOT".
Trong khi chắc chắn có phương án khả thi là NHÂN DÂN, và các CHỦ PHƯƠNG TIỆN sẵn sàng đứng ra mua tất cả các trạm BOT.
Đó là một bài toán vô cùng ích nước, lợi dân vào lúc này. Chỉ vì không có lợi cho các nhóm lợi ích và bọn tham nhũng ở bộ GTVT mà chúng kiên quyết không chịu nhả cái bánh BOT béo bở ra. Thật là vô liêm sỉ.
Đó là một trong những sự thật cay đắng mà dân ta đang phải nghiến răng chịu đựng.
2.
Không có tiền mua lại dự án để dời trạm thu phí Cai Lậy
TTO - Bộ GTVT cho biết như vậy trong văn bản trả lời Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM về các vấn đề liên quan đến trạm thu phí BOT Cai Lậy (Tiền Giang).
Theo Bộ GTVT, khi nghiên cứu phương án mở rộng quốc lộ 1 qua thị xã Cai Lậy từ 4 làn xe lên 6 làn xe, các đơn vị liên quan thấy kinh phí đầu tư quá lớn khi phải giải phóng mặt bằng dân cư đông đúc hai bên đường.
Nếu mở rộng quốc lộ 1 qua khu đông dân cư thì tốc độ khai thác chỉ được 60km/h, còn tuyến tránh có tốc độ 80km/h.
Đặc biệt, nếu chỉ mở rộng quốc lộ 1 qua thị xã Cai Lậy thì tất cả xe cộ đi trên quốc lộ 1 sẽ phải mất phí, tổng chi phí người dân phải trả lớn hơn.
Vì vậy, chỉ còn phương án đầu tư tuyến tránh và phương án đầu tư tuyến tránh kết hợp cải tạo mặt đường quốc lộ 1, đặt trạm thu phí trên quốc lộ 1.
Trong đó, phương án đặt trạm thu phí trên quốc lộ 1 sẽ đảm bảo thời gian hoàn vốn và hiệu quả tài chính dự án; mặt quốc lộ 1 được cải tạo, tăng cường; giảm ùn tắc, tai nạn giao thông trên quốc lộ 1 qua thị xã Cai Lậy do lượng xe được phân bổ cho cả tuyến tránh và quốc lộ 1.
Vì vậy, tỉnh Tiền Giang đã thống nhất bằng văn bản về phương án đặt trạm thu phí trên quốc lộ 1 khi thực hiện dự án cải tạo, tăng cường mặt đường 26,4km quốc lộ 1 qua Tiền Giang (gồm đoạn qua thị xã Cai Lậy dài 11,1km, sửa chữa 14 cầu kết hợp xây dựng tuyến tránh thị xã Cai Lậy dài 12,1km) với tổng mức đầu tư 1.398 tỉ đồng. Nhà đầu tư trạm thu phí BOT Cai Lậy đã thực hiện theo phương án này.
Theo Bộ GTVT, sau những phản ứng của người dân, việc giảm giá dịch vụ nói chung và miễn giảm giá dịch vụ cho người dân lân cận trạm thu phí đang được triển khai.
Về kiến nghị di dời trạm thu phí BOT Cai Lậy, Bộ GTVT cho rằng nếu di dời trạm thì Nhà nước phải mua lại dự án của nhà đầu tư, nhưng hiện nay ngân sách nhà nước hạn hẹp, không có tiền làm việc này.
1.
Giảm 25% phí đường cao tốc Pháp Vân
21/09/2017 08:51 GMT+7
- Tổng cục Đường bộ VN vừa thống nhất với chủ đầu tư dự án BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ đề xuất Bộ GTVT giảm 25% mức phí tuyến đường này.
Nguồn tin của VietNamNet cho hay, Tổng cục Đường bộ đã làm việc với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án đầu tư nâng cấp tuyến đường Pháp Vân – Cầu Giẽ để đàm phán và hai bên đã thống nhất điều chỉnh giảm mức giá dịch vụ sử dụng đường bộ tuyến Pháp Vân – Cầu Giẽ; trình Bộ GTVT phương án giảm giá vé sử dụng đường bộ trên tuyến.
Dự kiến trong ngày mai, Tổng cục Đường bộ và chủ đầu tư dự án sẽ làm việc với Bộ GTVT để đề xuất Bộ thống nhất phương án giảm phí.
Trạm thu phí BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ
|
Theo đề xuất, thời điểm giảm phí bắt đầu từ ngày 15/10/2017. Tất cả các loại phương tiện đi trên tuyến được giảm 25% giá vé so với mức giá hiện tại.
Công ty Cổ phần BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ chủ động chuẩn bị các thủ tục về thu giá để công tác giảm giá vé đúng thời điểm nêu trên.
Bên cạnh đó, Tổng cục Đường bộ cũng đề nghị Bộ GTVT giao các cơ quan chuyên môn của Bộ GTVT điều chỉnh phương án tài chính, điều chỉnh hợp đồng dự án đầu tư nâng cấp tuyến đường Pháp Vân – Cầu Giẽ cho phù hợp.
Theo phương án trình Bộ GTVT, đến năm 2021 sẽ bắt đầu tăng giá vé trở lại với mức tăng 18% và sau đó 3 năm tăng một lần, mỗi lần tăng 18%.
Đại diện chủ đầu tư dự án BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ cho biết, mức giảm được tính toán dựa trên lưu lượng xe tăng.
Theo đại diện chủ đầu tư, nếu không giảm phí thì thời gian thu phí có thể giảm xuống còn 11 đến 12 năm, tuy nhiên với lưu lượng xe tăng lên, mức phí giảm xuống thì thời gian thu phí dự kiến sẽ vẫn duy tri khoảng 17 năm.
Vì sao BOT Pháp Vân mới sửa đã thu phí như cao tốc?
Việc đầu tư tuyến BOT Pháp Vân được chia thành 2 giai đoạn và thu phí cao như cao tốc ngay giai đoạn 1 đã được nghiên cứu kỹ.
Ấm ức gánh phí 'chát' trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ
Đường chỉ được nâng cấp nhưng thu với mức phí quá cao, dân kêu trời về phí của cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ.
Khó giám sát thu phí cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ
Tổng cục Đường bộ VN (Bộ GTVT) đã chỉ ra hàng loạt các lỗi về dữ liệu để phục vụ công tác hậu kiểm trong việc minh bạch hóa hoạt động thu phí tại cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ.
'Sóng ngầm' cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ: Ai giám sát phí?
Yêu cầu minh bạch hóa của một trong 3 thành viên góp vốn liên tục bị bác bỏ.
Giảm phí cao tốc: DN 'nóng ruột', Bộ từ từ?
Đã hơn 1 tháng kể từ khi Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đề nghị điều chỉnh giảm phí cao tốc TP.HCM- Trung Lương, Hiệp hội Vận tải hàng hoá TP.HCM cho biết vấn đề này chưa được thực hiện
Vũ Điệp
đúng quá rồi còn gì , thu phí giảm thi phải tăng thời gian thu mới bù được chi phí bỏ ra XD
Trả lờiXóa