Thành quả biên soạn của nhóm đã được đưa lên mạng. Một cách công bố thật hay. Tra cứu nhanh có thể thực hiện được, ở đây.
Bác Lại Nguyên Ân cứ lặng lẽ làm việc như vậy.
Nhớ mãi kỉ niệm hồi đầu thập niên 1990, mình tìm đến chỗ anh Bùi Văn Trọng Cường ở nhà Văn hóa Thông tin (trên đường Lò Đúc) để mong được xem cuốn từ điển văn học do anh Cường biên soạn chung với bác Ân. Lúc ấy là sách vừa ra lò, trên thị trường còn chưa xuất hiện. Hai soạn giả đã cập nhật rất nhanh tình hình mới nhất, kể cả chuyện bếp núc, của một số mục từ mà mình cần tra cứu lúc đó (ví dụ: Liễu Hạnh, Nguyễn Tông Quai/Nguyễn Tông Khuê,...).
Nhớ mãi kỉ niệm hồi đầu thập niên 1990, mình tìm đến chỗ anh Bùi Văn Trọng Cường ở nhà Văn hóa Thông tin (trên đường Lò Đúc) để mong được xem cuốn từ điển văn học do anh Cường biên soạn chung với bác Ân. Lúc ấy là sách vừa ra lò, trên thị trường còn chưa xuất hiện. Hai soạn giả đã cập nhật rất nhanh tình hình mới nhất, kể cả chuyện bếp núc, của một số mục từ mà mình cần tra cứu lúc đó (ví dụ: Liễu Hạnh, Nguyễn Tông Quai/Nguyễn Tông Khuê,...).
Nội dung của Biên niên đã được đưa lên mạng cả, nên ở đưới chỉ lấy bài tựa của Lại Nguyên Ân từ bên đó về (bài tựa mang tên Vài lời bộc bạch).
Để biết đại khái tình hình, chúng ta có thể tra cứu trong biên niên này của nhóm Lại Nguyên Ân.
BIÊN NIÊN
50 NĂM HOẠT ĐỘNG VĂN HỌC
HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM
Tập I
(1957-1975)
LẠI NGUYÊN ÂN
biên soạn
NHÀ XUẤT BẢN HỘI NHÀ VĂN
HÀ NỘI, 2013
***
Chỉ đạo biên soạn:
HỮU THỈNH
Tổ chức biên soạn:
LẠI NGUYÊN ÂN
Tìm tài liệu và Biên soạn:
LẠI NGUYÊN ÂN,
TRẦN THIỆN KHANH, ĐOÀN ÁNH DƯƠNG
---------------------
Văn phòng Hội Nhà Văn Việt Nam tổ chức biên tập và in ấn
Biên tập:
PHẠM ĐỨC
Phụ trách in ấn, bản thảo, vi tính: NGUYỄN THANH HÒA, LÊ THỊ HẢI, PHẠM THỊ KHÁNH
In 1.500 cuốn, khổ 16x24cm,
tại Cty TNHH Thiết kế In Thương mại T&V,
Giấy phép xuất bản số 1853-2013/CXB/150-60/HNV ngày 09/12/2013.
In xong và nộp lưu chiểu tháng 12/2013
---
Quả thật, tôi đã lưỡng lự khá lâu trước khi bắt tay vào làm cuốn sách này.
… Khoảng cuối năm 2006, anh Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội nhà văn VN, đề nghị tôi soạn một cuốn biên niên về lịch sử Hội nhà văn VN và nói thêm rằng đề tài này là do một đồng nghiệp lâu năm của chính tôi là Vương Trí Nhàn đã gợi ý. Ít lâu sau, đề tài này được ghi làm nội dung đầu tư sáng tác của BCH Hội cho tôi (trong loạt đầu tư sáng tác cho hội viên mà Hội vẫn tiến hành hàng năm), tuy nội dung đầu tư sáng tác không mang tính ràng buộc cố định về đề tài. Chính vì thế, đến đầu năm 2008, tôi đã đem công trình khảo sát văn bản tiểu thuyết ‘Giông tố’ đến làm chứng từ thanh lý khoản đầu tư nói trên.
Nhưng anh Hữu Thỉnh vẫn tiếp tục đề nghị tôi thực hiện cuốn biên niên đã nói.
Cho đến giữa năm 2009, khi anh cho biết BCH Hội đã đồng ý cho tôi chọn vài nhà nghiên cứu trẻ làm trợ lý tìm kiếm tài liệu phục vụ việc biên soạn, tôi mới thức sự bắt tay vào việc.
***
Mặc dù đã có những tham khảo và cân nhắc từ trước, nhưng chỉ đến khi đặt bút, mọi vấn đề về nội dung sách mới thực sự phát sinh.
Cần soạn cuốn Biên niên 50 năm hoạt động của Hội nhà văn VN như thế nào?
– Hoạt động của Hội là hoạt động của Ban chấp hành Hội, của các nhân sự có chức danh đại diện Hội, và chỉ gồm các công việc chung? Còn lại, hoạt động của số đông hội viên tức là các nhà văn – đối với họ, hoạt động văn học đáng nói nhất chính là sáng tác ra các tác phẩm, công bố chúng, phản xạ những hồi âm của công chúng, v.v… – những việc ấy nên xem là nằm trong hay ngoài “hoạt động văn học”, “hoạt động của Hội nhà văn”?
– Tôi được sự hứa hẹn giúp đỡ sẵn sàng của các cơ sở lưu giữ tư liệu trong ngoài Hội, nhưng khi tiếp cận mới biết: tại Văn phòng Hội nhà văn VN hiện chỉ lưu giữ những ghi chép họp hành của Ban chấp hành trong vòng 4 năm trở lại đây mà thôi! Tại Ban công tác hội viên còn lưu giữ khá nhiều, và đã tách thành một phần riêng biệt những hồ sơ của các hội viên quá cố; nhưng trên thực tế, nguồn tư liệu này thuận lợi cho những nghiên cứu tiểu sử và sự nghiệp của từng nhà văn hơn là cho việc nghiên cứu về tiến trình chung của cả phong trào văn học. Những cuốn sách truyền thống của các báo, tạp chí, các nhà xuất bản… cũng giúp ích ở mặt này mặt khác, tuy nhiên, những thống kê trong đó chưa hẳn đã là hoàn toàn chính xác, đáng tin cậy.
Rốt cuộc thì tôi phải chọn lấy một cách viết, tức là một lối hành động khả dĩ và khả thể.
Tôi nghĩ, giả như tôi được trợ giúp của những ghi chép chi tiết đầy đủ các kỳ họp của các Ban chấp hành Hội nhà văn VN tất cả các khóa đã qua, thì những ghi chép ấy cũng chỉ đáng quan tâm ở một mức hạn chế, ngay về mặt văn học sử; hoạt động của một đoàn thể văn học chỉ là một phần, – vị tất đã là phần chính – của đời sống văn học.
Trong khi đó, cái mà tôi có thể “vào sổ”, cũng là cái hẳn sẽ được nhiều người quan tâm hơn, ấy là cái nhịp sống văn học diễn ra hàng ngày, đan dệt bởi những tác phẩm được công bố trên các mặt báo, tạp chí, trong các xuất bản phẩm được phát hành. Lịch sử văn học được tạo bởi cái dòng liên tục những tác phẩm được sáng tác ra, được công bố để công chúng tiếp nhận, được công chúng định giá, được các tác giả đến sau tiếp nhận và tiếp nối … Ta có thể không biết rõ các tác phẩm được viết ra khi nào – đây là những bí mật dành riêng cho những nghiên cứu về tiểu sử từng tác gia, – nhưng nơi và lúc nó được công bố thì ta lại có thể tiếp cận để ghi lại chính xác.
Vậy là tôi quyết định lấy trọng tâm cuốn biên niên là việc công bố các tác phẩm văn học. Như thế, cần chú trọng 2 dạng công bố: đăng báo và in sách. Các loại tác phẩm văn học (đơn vị “tác phẩm” có thể là câu ca dao, bài thơ, cái truyện ngắn, bài điểm sách, bài tiểu luận, nghiên cứu,…) được công bố trên báo (báo hàng ngày, báo hàng tuần,…), trên tạp chí (loại nửa tháng một kỳ, loại ra hàng tháng, loại hai tháng một kỳ,…), hoặc in thành sách, đều là đối tượng ghi nhận, “vào sổ”, của tôi. Tuy vậy, việc bao quát hết thảy mọi tờ báo, mọi xuất bản phẩm là một tham vọng quá sức. Tôi chỉ chọn một số tờ báo chuyên ngành văn học để ghi nhận các loại tác phẩm được công bố trên đó, đồng thời qua đó ghi nhận các hoạt động văn học, hoạt động tác động đến đời sống văn học, … tất nhiên trong số này cần lưu ý trước hết đến các hoạt động của Hội nhà văn Việt Nam.
Với cách làm này, cuốn biên niên chúng tôi thực hiện, vào tay người sử dụng, có thể trở thành một cuốn lịch văn học mở ngỏ: tùy chỗ bạn là nhà văn đã can dự quá trình văn học mà cuốn biên niên này đề cập hay bạn chỉ là người nghiên cứu, người quan sát từ phía ngoài, bạn vẫn có thể điền thêm, ghi thêm những dữ kiện mà người ghi biên niên còn chưa ghi được, ví dụ một vài tác phẩm hay bài báo được đăng trên những tờ báo không nằm trong “tầm ngắm” của người ghi biên niên này, hoặc thậm chí thời điểm ra đời những tác phẩm sẽ được công bố muộn hơn hàng vài ba chục năm, v.v…
Hẳn sẽ có bạn hỏi: vậy phải chăng những người ghi biên niên này muốn vượt ra ngoài phạm vi hoạt động của Hội nhà văn Việt Nam để làm biên niên văn học Việt Nam? Xin thưa: biên niên văn học Việt Nam là điều chúng tôi mong thực hiện nhưng chưa thể làm được, bởi những hoạt động văn học gắn với Hội nhà văn Việt Nam, – vốn là đối tượng miêu thuật trong sách này, – mới chỉ là một phần của văn học Việt Nam, dù ở lát cắt thời gian nào.
Nói “lý thuyết” chung về việc biên soạn tựu trung là như vậy.
Toàn bộ sự phức tạp hầu như nằm ở những xử lý cụ thể.
Bởi vậy, tôi chỉ dám coi những xử lý của mình trong bản biên soạn đầu tiên này, giới hạn trong đoạn thời gian 1957-1975, như một sự thử nghiệm.
Hầu hết các chương biên niên trong đoạn thời gian 1957-1975 này do tôi biên soạn; hai bạn cộng tác với tôi mỗi người soạn 2 chương: Trần Thiện Khanh soạn các chương 1966, 1967, Đoàn Ánh Dương soạn các chương 1973, 1974, bản thảo do hai bạn biên soạn theo các nội dung do tôi đề xuất, các bản thảo do hai bạn soạn ra, tôi đều xem lại, có đối chiếu kiểm tra trên các tài liệu gốc, đề xuất để người soạn bổ sung sửa chữa một số lần, và sau cùng, tự tay tôi đã chỉnh sửa, biên tập lại.
Nhân dịp Hội nhà văn VN cho công bố bản biên soạn đầu tiên này, tôi rất mong các hội viên Hội nhà văn, các nhà nghiên cứu, phê bình văn học, và tất cả những ai có quan tâm, xin hãy đóng góp ý kiến cho những người biên soạn sách biên niên này về nội dung và cách thức biên soạn. Xin gửi ý kiến bằng thư điện tử (e-mail) tới địa chỉ: biennien.hnv@gmail.com
Xin trân trọng cảm ơn.
Hà Nội, 20 tháng 6 năm 2010
LẠI NGUYÊN ÂN
http://lainguyenan.free.fr/BienNien/index.html
1/ Cơ sở để ghi nhận trong biên niên là những dữ kiện liên quan đến hoạt động của Hội nhà văn Việt Nam, những dữ kiện của đời sống văn học mà trước hết là việc công bố các tác phẩm trên một số cơ quan báo chí văn học chủ yếu trên lãnh thổ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2/ Ngôn ngữ dùng cho biên niên noi theo văn phong những người chép sử, mang tính vắn tắt và trung lập về thái độ, về xúc cảm.
3/ Tác phẩm thơ và văn xuôi nghệ thuật (hư cấu hoặc không hư cấu) ở dạng đăng báo được ghi đúng như tên tác phẩm tại lần công bố cụ thể trên ấn phẩm cụ thể; riêng các bài phê bình, tiểu luận, đọc sách, điểm sách, sẽ không hoàn toàn ghi đúng tên bài, nhưng sẽ được lưu ý ghi một vài dấu hiệu nội dung thiết yếu (ví dụ nói về sách gì, của tác giả nào, nhà xuất bản nào, v.v…).
4/ Các sự kiện của đời sống văn hóa, văn nghệ được ghi trong biên niên chủ yếu rút từ tin tức trên báo chí; vì vậy sẽ có niên đại xác định (có ngày tháng cụ thể) hoặc không thật xác định (chỉ biết xảy ra trong tháng ấy) tùy thuộc mức thông tin của tài liệu gốc.
5/ Dù bám sát một số ấn phẩm báo chí và ghi nhận hầu hết những tác phẩm đăng trên đó, người ghi biên niên cũng sẽ không ghi chép về các loại tác phẩm không thuộc chất liệu ngôn từ (như bản nhạc, tranh biếm họa, tranh minh họa, ảnh nghệ thuật) cùng hiện diện trên ấn phẩm báo chí đó.
6/ Khi đề cập sách văn học xuất bản trong từng năm, biên niên chỉ ghi nhận sách xuất bản lần đầu, sách tái bản có bổ sung sửa chữa; ở khu vực này, biên niên sử dụng cách mô tả ấn phẩm của ngành thư viện, tức là ghi văn tắt một số dấu hiệu chính: tên sách, thể tài sách, tác giả, nơi xuất bản (trong đó với Việt Nam: H. = Hà Nội, Tp.HCM. = Thành phố Hồ Chí Minh, K.đ. = không rõ nơi xuất bản,…), năm xuất bản.
7/ Tên riêng tác giả nước ngoài, trên báo chí Việt Nam đương thời, thường dùng lối phiên âm (ví dụ: Công-xtăng-tanh Si-mô-nốp); trong biên niên sẽ tra cứu để chuyển về lối viết các tên riêng ấy trong các văn tự La-tinh (ví dụ chuyển thành: Konstantin Simonov), tạo thuận lợi cho những ai cần đối chiếu; nếu không tra cứu được thì biên niên buộc phải lặp lại cách viết ấy (cách viết phiên âm trong bản công bố).
NGƯỜI BIÊN SOẠN
http://lainguyenan.free.fr/BienNien/index.html
|
MỤC LỤC
- Phàm lệ
Tập I
- 1957
SÁCH VĂN HỌC 1957
-Tác phẩm trong nước
-Tác phẩm dịch của nước ngoài
-Văn thơ kịch
-Lý luận, phê bình, nghiên cứu
- 1958
SÁCH VĂN HỌC 1958
-Tác phẩm trong nước
-Tác phẩm dịch của nước ngoài
-Văn thơ kịch
-Lý luận, phê bình, nghiên cứu
- 1959
SÁCH VĂN HỌC 1959
-Tác phẩm trong nước
-Tác phẩm dịch của nước ngoài
-Văn thơ kịch
-Lý luận, phê bình, nghiên cứu
- 1960
SÁCH VĂN HỌC 1960
-Tác phẩm trong nước
-Tác phẩm dịch của nước ngoài
-Văn thơ kịch
-Lý luận, phê bình, nghiên cứu
- 1961
SÁCH VĂN HỌC 1961
-Tác phẩm trong nước
-Tác phẩm dịch của nước ngoài
-Văn thơ kịch
-Lý luận, phê bình, nghiên cứu
- 1962
SÁCH VĂN HỌC 1962
-Tác phẩm trong nước
-Tác phẩm dịch của nước ngoài
-Văn thơ kịch
-Lý luận, phê bình, nghiên cứu
- 1963
SÁCH VĂN HỌC 1963
-Tác phẩm trong nước
-Tác phẩm dịch của nước ngoài
-Văn thơ kịch
-Lý luận, phê bình, nghiên cứu
- 1964
SÁCH VĂN HỌC 1964
-Tác phẩm trong nước
-Tác phẩm dịch của nước ngoài
-Văn thơ kịch
-Lý luận, phê bình, nghiên cứu
- 1965
SÁCH VĂN HỌC 1965
-Tác phẩm trong nước
-Tác phẩm dịch của nước ngoài
-Văn thơ kịch
-Lý luận, phê bình, nghiên cứu
- 1966
SÁCH VĂN HỌC 1966
-Tác phẩm trong nước
-Tác phẩm dịch của nước ngoài
-Văn thơ kịch
-Lý luận, phê bình, nghiên cứu
- 1967
SÁCH VĂN HỌC 1967
-Tác phẩm trong nước
-Tác phẩm dịch của nước ngoài
-Văn thơ kịch
-Lý luận, phê bình, nghiên cứu
- 1968
SÁCH VĂN HỌC 1968
-Tác phẩm trong nước
-Tác phẩm dịch của nước ngoài
-Văn thơ kịch
-Lý luận, phê bình, nghiên cứu
- 1969
SÁCH VĂN HỌC 1969
-Tác phẩm trong nước
-Tác phẩm dịch của nước ngoài
-Văn thơ kịch
-Lý luận, phê bình, nghiên cứu
- 1970
SÁCH VĂN HỌC 1970
-Tác phẩm trong nước
-Tác phẩm dịch của nước ngoài
-Văn thơ kịch
-Lý luận, phê bình, nghiên cứu
- 1971
SÁCH VĂN HỌC 1971
-Tác phẩm trong nước
-Tác phẩm dịch của nước ngoài
-Văn thơ kịch
-Lý luận, phê bình, nghiên cứu
- 1972
SÁCH VĂN HỌC 1972
-Tác phẩm trong nước
-Tác phẩm dịch của nước ngoài
-Văn thơ kịch
-Lý luận, phê bình, nghiên cứu
- 1973
SÁCH VĂN HỌC 1973
-Tác phẩm trong nước
-Tác phẩm dịch của nước ngoài
-Văn thơ kịch
-Lý luận, phê bình, nghiên cứu
- 1974
SÁCH VĂN HỌC 1974
-Tác phẩm trong nước
-Tác phẩm dịch của nước ngoài
-Văn thơ kịch
-Lý luận, phê bình, nghiên cứu
- 1975
SÁCH VĂN HỌC 1975
-Tác phẩm trong nước
-Tác phẩm dịch của nước ngoài
-Văn thơ kịch
-Lý luận, phê bình, nghiên cứu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.