Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

18/08/2017

BOT giao thông ở Đại Việt 2010s : nhìn xoáy vào bản chất

BOT đã nóng lên từ lâu, ở các tỉnh, các miền quê. Ví dụ ở ngay quê tôi thì có cái BOT sau (tháng 2 năm 2017). Gọi là "ông BOT bỗng dưng mọc ra, trấn lột dân quê".

Bây giờ, Huy Đức vừa đưa một đoạn ngắn nói về thực chất của BOT. Chỉ mới đưa lên mấy chục phút trước.

Đưa mẩu của Huy Đức về đây như một lời dẫn.

Các bổ sung sẽ đưa lên ở dưới đó, theo thứ tự ngược như mọi khi.



---



Lời dẫn



0.

Nguyên mẩu của Huy Đức vừa đưa lên Fb (18/8/2017):

"



Trước năm 2013, bà Đỗ Thị Huyền Tâm ở trong tình trạng thua lỗ, nợ nần tới mức bị Ngân hàng Nông nghiệp liệt vào danh sách kiểm soát đặc biệt. Thế nhưng, không hiểu sao "tập đoàn" của bà vẫn được giao hai dự án BOT: Nâng cấp sửa chữa đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ và Đầu tư cải tạo, nâng cấp QL1 Hà Nội - Bắc Giang.

Đoạn Pháp Vân - Cầu Giẽ, giai đoạn I chỉ "cải tạo, nâng cấp" vẫn 4 làn xe, được tính giá 1.974 tỷ đồng (hoàn thành 2015); giai đoạn hai, mở rộng thành 6 làn xe, 4.213 tỷ đồng (dự kiến hoàn thành cuối quý II, 2018). Đoạn Hà Nội - Bắc Giang "nâng cấp" với tổng mức đầu tư 4.213 tỷ đồng (hoàn thành 6-2016).

Từ chỗ nợ như chúa chổm, tay đã chạm tới hơi lạnh của còng, chỉ cần nhận được hai dự án BOT, các khoản nợ "nghìn tỷ" trở thành tiền lẻ. Hãy nhìn phòng khách trọc phú của vợ chồng bà Tâm hiện nay, để thấy bản chất của BOT. Tiền đấy là tiền dân, tiền của chúng ta, chứ không phải là tiền anh Thăng, anh Dũng.

"

https://www.facebook.com/Osinhuyduc/posts/1376333079068536


Hiện thì mẩu trên của Huy Đức có một chút chỉnh sửa (bản chép ngày 7/12/2020):
"
Trước năm 2013, bà Đỗ Thị Huyền Tâm ở trong tình trạng thua lỗ, nợ nần tới mức bị Ngân hàng liệt vào danh sách kiểm soát đặc biệt. Thế nhưng, không hiểu sao "tập đoàn" của bà vẫn được giao hai dự án BOT: Nâng cấp sửa chữa đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ và Dự án làm Đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Hạ Long - Mông Dương.
Đoạn Pháp Vân - Cầu Giẽ, giai đoạn I chỉ "cải tạo, nâng cấp" vẫn 4 làn xe, được tính giá 1.974 tỷ đồng (hoàn thành 2015); giai đoạn hai, mở rộng thành 6 làn xe, 4.213 tỷ đồng (dự kiến hoàn thành cuối quý II, 2018). Tháng 5-2015, bà Nguyễn Thị Cẩm Tú, Tổng giám đốc BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ lại xuất hiện ở Quảng Ninh nhận chứng nhận đầu tư Dự án Đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Hạ Long - Mông Dương theo hình thức hợp đồng BOT, có tổng mức đầu tư lên tới gần 14.000 tỷ đồng [Liên doanh BOT Biên Cương, cùng Phương Thành Trancosin]
Từ chỗ nợ như chúa chổm, tay đã chạm tới hơi lạnh của còng, chỉ cần nhận được hai dự án BOT, các khoản nợ "nghìn tỷ" trở thành tiền lẻ. Hãy nhìn phòng khách trọc phú của vợ chồng bà Tâm hiện nay, để thấy bản chất của BOT. Tiền đấy là tiền dân, tiền của chúng ta, chứ không phải là tiền anh Thăng, anh Dũng.
PS: Xin đính chính, Dự án Hà Nội - Bắc Giang không phải của bà Tâm, thành thật xin lỗi bà và các bạn.
"
https://www.facebook.com/Osinhuyduc/posts/1376333079068536


1.

Một mẩu vừa lên trên báo Thanh Niên (xem bản đầy đủ ở Bổ sung 1 phía dưới):

"
Một thành viên đoàn thanh tra kể, Bộ GTVT lý giải việc chỉ định nhà đầu tư BOT thay vì đấu thầu công khai là vì tính cấp bách của dự án, trong khi hầu hết các dự án chỉ có một nhà đầu tư quan tâm. Điều này có thật không? thì lại phải nghe tâm sự thật của một chủ tịch hội đồng thành viên tập đoàn tư nhân đa ngành uy tín, từng làm khá nhiều dự án BOT giao thông. Ông kể đã không còn hứng thú tham gia làm bất cứ dự án BOT nào nữa kể từ năm 2013, sau khi được “vỗ vai” phải nhường một dự án BOT đã hoàn thành những thủ tục cuối cùng, cho một doanh nghiệp “sắp chết”, vốn đứng tên người nhà một cựu lãnh đạo cấp cao.
"





2.

Ảnh cũ để tham khảo (tháng 2/2015):

Ảnh đã đăng chính thức trên báo Tiền Phong, ngày 19/2/2015
(bản lưu trên Giao Blog ở đây)


Ảnh này vốn đã đăng trên Tiền Phong, sau đó thì đã bị gỡ bỏ

https://giaovn.blogspot.com/2015/02/hoa-vang.html





3.

Bài cũ của chính Huy Đức để tham khảo (năm 2001):
















Thứ bảy, 28/4/2001 | 10:10 GMT+7






Một tấm gương mẫu mực.


Từ người gánh củi trở thành Tổng Bí thư


Một lần, trong cương vị Chủ tịch Quốc hội, ông Nông Đức Mạnh xuống xã Trà Bui, huyện Trà Mi (Quảng Nam - Đà Nẵng). Nhân dân đến gặp rất đông và hỏi xin... một cái ti vi. Trưa hôm ấy, ông không ngủ, đi đi lại lại trong phòng, trăn trở: "Mình là Chủ tịch Quốc hội, không thể quyết định cái cụ thể, nhưng không lẽ ước muốn đơn giản của bà con như thế mà không thực hiện được sao?".

"Nhân tố Nông Đức Mạnh" đã được ông Vũ Ngọc Linh, nguyên Uỷ viên TƯ Đảng, phát hiện năm 1976. Điều này đã khiến ông Linh, dù nhiều năm không xuống Hà Nội, vẫn không hề bất ngờ về việc ông Mạnh được bầu làm Tổng Bí thư.
Thỉnh thoảng, ông Nông Đức Mạnh lại trở về quê hương Bắc Cạn, nơi từng có một bà chủ quán, nay đã mất, nhưng ông không thể nào quên. Ở Bắc Cạn, ai ai cũng có thể tự kiếm củi lấy, nhưng bà chủ quán đó đã mua củi giúp ông, nhờ đó ông có thể học hành.
Có lẽ, nhờ một tuổi thơ bươn chải như vậy mà theo nhận xét của ông Vũ Mão, Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội: "Lòng nhân hậu toát ra từ gương mặt anh Mạnh". Chủ tịch Quốc hội trăn trở rất nhiều về những khó khăn của dân vùng sâu: "Giúp bà con nâng cao dân trí không phải chỉ bằng cách miễn thi cử cho họ 1-2 điểm, mà phải làm sao tạo điều kiện để họ tự vươn lên". Ông nhắc lại hồi đi học ở Leningrad, một lần khi bài kiểm tra chỉ đạt điểm 4 (thay vì điểm 5), ông thầy giáo người Nga đã nặng lời với ông và yêu cầu về học lại. Lần sau, ông Mạnh thi được 5 điểm, thầy giáo nói: "Đây mới thực sự là anh!".
Những người gần gũi với ông kể, ông luôn tìm cách giúp đỡ những người dân mà ông gặp, có khi kín đáo cho họ một ít tiền. Nhưng điều mà Chủ tịch Quốc hội tập trung tâm sức nhất để làm là giảm oan ức cho người dân. Tiến sĩ Phùng Huy Quách, Thư ký Kinh tế của Chủ tịch Nông Đức Mạnh cho biết: "Ông rất quan tâm đến các vấn đề kinh tế, trong ông luôn nung nấu một điều gì đó". Ông thường nhắc nhở những người giúp việc bằng một kinh nghiệm mà ông gọi là "sai lầm" của chính ông: "Khi làm Trưởng ty Lâm nghiệp Bắc Thái, tôi đã để cho một lâm trường phá một khu rừng nứa để trồng bồ đề. Cứ nghĩ theo lý thuyết, rừng đại trà công nghiệp sẽ cho năng suất cao hơn, nhưng kết quả không như vậy. Việc này làm tôi ân hận mãi".
Ông Vũ Ngọc Linh kể: "Chỉ sau hai khoá Đại hội Đảng, anh ấy trưởng thành từ một cán bộ cấp phòng lên Bí thư tỉnh uỷ, Uỷ viên dự khuyết TƯ. Nhưng thú thực, khi bàn giao chức Bí thư, tôi chưa nghĩ anh ấy sẽ đi xa như vậy. Chín năm trước, khi anh Mạnh làm Chủ tịch Quốc hội, cũng có nhiều người băn khoăn. TƯ đã phải bàn lại hai lần. Lúc ấy anh còn quá trẻ so với các đồng chí khác. Tôi đã cẩn thận theo dõi cách anh điều khiển Quốc hội khoá IX, thấy anh tiến lên rất nhanh. Sau Đại hội VIII, tôi tiếp tục theo dõi và bắt đầu nghĩ rằng, anh ấy rất có thể sẽ trở thành Tổng bí thư".
(Theo TBKT SG, 28/4)
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/loi-song/tu-nguoi-ganh-cui-tro-thanh-tong-bi-thu-1959643.html



Tháng 8 năm 2017, chính Huy Đức bình luận về bài báo đã viết năm 2001 (ở trên) của mình:

"
Truong Huy San Đây là một bài viết kinh điển của báo chí cung cấp thông tin về một nhà lãnh đạo tự dưng lên đỉnh cao; không có khen hay chê trong bài này.

返信
20
3時間前"













---









BỔ SUNG





.

10.


authorHữu Danh Chủ Nhật, ngày 20/08/2017 20:08 PM (GMT+7)
Sự kiện: BOT Cai Lậy

(Dân Việt) Căn cứ pháp lý quan trọng để Bộ GTVT xây dựng tuyến tránh Cai Lậy là Quyết định 06/2011/QĐ-TTg ngày 24.1.2011 của Thủ tướng Chính phủ. Theo quyết định này thì đường tránh sẽ có 4 làn xe với chiều dài 12km nhưng con đường hiện nay chỉ có 2 làn xe cơ giới...

   
 soc: tuyen tranh cai lay trai quyet dinh cua thu tuong! hinh anh 1
Thủ tướng quyết định tuyến tránh Cai Lậy có 4 làn đường nhưng hiện nay chỉ có 2 làn đường

Những ngày qua, dư luận dậy sóng trước việc Bộ GTVT cho phép nhà đầu tư lập trạm thu phí trên quốc lộ 1 để thu phí tuyến tránh thị xã Cai Lậy, Tiền Giang. Tuyến tránh chỉ dài 12km, nhưng mức phí quá cao khiến giới tài xế phản đối bằng cách trả tiền lẻ khiến trạm phí liên tục “vỡ trận”, buộc phải xả trạm ngừng thu phí từ 14.8 đến nay.

Báo chí đã phân tích nhiều khuất tất xung quanh dự án siêu tai tiếng này. Theo hồ sơ mà chúng tôi có được, hồ sơ cấp giấy Chứng nhận đầu tư dự án này đã bị Bộ KHĐT yêu cầu Bộ GTVT bổ sung, làm rõ. Cụ thể, ngày 22.5.2014, Bộ KHĐT có văn bản 3157/BKHĐT-GSTĐĐT gửi Bộ GTVT về việc giải trình, bổ sung nhiều vần đề như: Hồ sơ dự án còn thiếu và các nội dung liên quan đến vốn chủ sở hữu, nguồn vốn đầu tư dự án (vấn đề này Bộ GTVT không trả lời mà có văn bản đề nghị nhà đầu tư làm việc “trực tiếp” với Bộ KHĐT - PV); Về phương án tài chính; Về sự phù hợp với quy hoạch, Về chi phí xây dựng trạm thu phí: Chi phí dự phòng Dự án; Các nội dung liên quan đến hồ sơ thiết kế cơ sở; Các ý kiến liên quan đến nội dung hợp đồng ký tắt... Nếu Bộ GTVT giải trình được thì mới cấp GCNĐT.

Đến ngày 12.6.2014, thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể (nay là Bí thư tỉnh ủy Sóc Trăng) đã ký văn bản 6559/BGTVT-ĐTCT gửi Bộ KHĐT để làm rõ các vấn đề. Theo văn bản này, về sự phù hợp với quy hoạch thì đường này thực hiện theo Quyết định số 06/2011/QĐ-TTg ngày 24.1.2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Văn bản của ông Thể nêu: “Theo quyết định số 06/2011/QĐ-TTg thì tuyến tránh Cai Lậy có quy mô 4 làn xe. Tuy nhiên theo tính toán lưu lượng xe kết hợp với việc đang nghiên cứu đầu tư tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận thì việc đầu tư tuyến tránh với quy mô trước mắt 2 làn xe là phù hợp, đáp ứng nhu cầu, khi đủ điều kiện sẽ đầu tư theo quy hoạch”.

Ngoài văn bản này của ông Thể, hồ sơ dự án cho thấy Bộ GTVT đều căn cứ vào Quyết định 06/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng - tức quy hoạch 4 làn xe, và cho đến nay chúng tôi không tìm thấy tài liệu nào thay đổi Quyết định 06 này.

Cũng cần nói rõ, trong các văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ do Thứ trưởng Nguyễn Văn Thể ký, thời gian thu phí của Dự án khoảng 20 năm. Thế nhưng, Báo cáo kết quả thẩm định của Ban Quản lý Đầu tư các dự án đối tác công - tư (Bộ GTVT) do ông Nguyễn Viết Huy - Phó Trưởng ban ký ngày 13.2.2014 gửi Thứ trưởng Nguyễn Văn Thể, thời gian thu phí được rút lại còn 7 năm 5 tháng. Và bất ngờ hơn, khi tuyến đường này đưa vào thu phí thì thời gian rút còn 6 năm 5 tháng đồng thời đẩy mức thu lên cao bất thường, từ 35.000 - 180.000 đồng/lượt xe.

Theo hồ sơ mà chúng tôi có được, thì kịch bản thu phí mức thu sẽ tăng 15% sau 3 năm. Và nếu Bộ GTVT làm đúng quyết định 06 của Thủ tướng Chính phủ (4 làn xe so với 2 làn hiện nay), mức phí khi đó sẽ phải tăng từ 70.000 - 360.000 đồng/lượt(?!). Và nếu cộng thêm 15% phí tăng sau 3 năm, con số sẽ là bao nhiêu?
Tag: tuyến tránh Cai Lậy, trạm thu phí trên quốc lộ 1

http://danviet.vn/tin-tuc/soc-tuyen-tranh-cai-lay-trai-quyet-dinh-cua-thu-tuong-797920.html





9.

Là doanh nghiệp không mấy tên tuổi, song Công ty Minh Phát dễ dàng nắm quyền chi phối trạm thu phí BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ.

Tiêu dùng & Dư luận - Lộ diện “ông lớn” đứng sau dự án BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ

Công ty Minh Phát sở hữu 65% vốn dự án BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ.

Chỉ định thầu dự án nghìn tỷ
Dự án đầu tư nâng cấp tuyến đường Pháp Vân – Cầu Giẽ có chiều dài 29 km, được thực hiện dưới hình thức xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT) và chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn 1 gồm cải tạo, nâng cấp đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Giai đoạn 2 mở rộng hoàn chỉnh, nâng quy mô từ 4 lên 6 làn xe cơ giới dự kiến hoàn thành vào năm 2018.
Tổng mức đầu tư của dự án là 6.731,78 tỷ đồng, 100% là vốn tư nhân. Nhà đầu tư được lập trạm thu phí để tự hoàn vốn cho dự án với mức phí ban đầu từ 45.000 đồng đến 175.000 đồng. Lộ trình tăng phí 18%/ 3 năm. Thời gian thu phí dự kiến kéo dài trong 17 năm, 2 tháng, 18 ngày.
Chủ đầu tư được chỉ định là liên danh Công ty CP Đầu tư phát triển xây dựng Minh Phát (Minh Phát), Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco1) và Công ty CP Đầu tư và Xây dựng giao thông Phương Thành (Phương Thành). Ba nhà đầu tư này sau đó thành lập doanh nghiệp dự án là Công ty CP BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ (MPC).
Trong đó, Minh Phát góp 535,05 tỷ đồng (65% vốn điều lệ); Cienco 1 góp 148,17 tỷ đồng (18%) và Phương Thành góp 139,93 tỷ đồng (17%). Tổng cộng, vốn góp chủ sở hữu của các đơn vị trên là 823,15 tỷ đồng, tương đương 12,2% tổng mức đầu tư của dự án. Có nghĩa rằng tới 9/10 nguồn vốn phục vụ dự án mở rộng đường Pháp Vân – Cầu Giẽ phụ thuộc ngân hàng.
Trong số ba doanh nghiệp hợp tác thực hiện dự án, Phương Thành và Cienco1 là những cái tên uy tín trong lĩnh vực cầu đường. Cienco1 có truyền thống hơn nửa thế kỷ, là doanh nghiệp hàng đầu về xây dựng cơ sở hạ tầng của Bộ GTVT.
Phương Thành Tranconsin cũng là một “ông lớn” trong ngành với một loạt dự án lớn đã tham gia như QL37 Bắc Giang- Thái Nguyên; QL 38 Hải Dương – Cầu Tràng; Gói thầu số 2 Dự án QL1 đoạn Mỹ Thuận- Cần Thơ; Đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai...
Ở chiều ngược lại, Minh Phát lại là cái tên không mấy tiếng tăm trong ngành giao thông. Điều này không khỏi khiến dư luận băn khoăn tại sao một doanh nghiệp “vô danh” lại có thể thâu tóm tới 65% “miếng bánh” BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ, trong khi hai đơn vị sở hữu tiềm lực tài chính lẫn hàng chục năm kinh nghiệm trong ngành lại phải ngồi ở chiếu dưới.
Đại gia đất Kinh Bắc
Theo tìm hiểu của Người Đưa Tin, Công ty CP Đầu tư phát triển xây dựng Minh Phát được thành lập năm 2008, có trụ sở tại phường Suối Hoa, TP. Bắc Ninh.
Đầu năm 2014, Minh Phát thực hiện tăng vốn điều lệ từ 369 tỷ đồng lên 568 tỷ đồng, trong đó ông Đỗ Ngọc Minh trú tại Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội góp 312,4 tỷ đồng, tương đương 55%; ông Đỗ Minh Đức và bà Nguyễn Thị Cẩm Tú (cùng trú tại 19 Thái Phiên, Hai Bà Trưng, Hà Nội) góp lần lượt 39% và 6% vốn (bà Nguyễn Thị Cẩm Tú cũng đồng thời là tổng giám đốc của MPC, nơi Minh Phát góp 65% vốn).
Tuy nhiên ngay sau đó, cơ cấu cổ đông đã được thay đổi, khi ông Nguyễn Văn Quân trú tại Mỹ Đình, Hà Nội bất ngờ nắm giữ 23% vốn cổ phần của Minh Phát, tỷ lệ sở hữu của ông Đỗ Minh Đức giảm về 0%.
Nhóm các thể nhân này cũng sở hữu một doanh nghiệp khác có quy mô vốn khá lớn trong ngành cầu đường – là Công ty CP Đầu tư và Xây dựng giao thông Công Thành.
Công ty Công Thành được thành lập vào tháng 6/2014. Đến giữa năm 2015, doanh nghiệp này có vốn điều lệ 1.556 tỷ đồng, với các cổ đông sáng lập là ông Đỗ Minh Đức góp 52% vốn, bà Nguyễn Thị Cẩm Tú – 33% và ông Nguyễn Văn Quân góp 15%.
Bởi vậy, có thể thấy Minh Phát hay Công Thành chỉ khác nhau ở tên gọi cùng tư cách pháp nhân, còn thực tế thuộc sở hữu của một nhóm người.
Tương tự trường hợp của Minh Phát, dù chỉ mới hoạt động và không có tên tuổi trong ngành xây dựng, song Công ty Công Thành tháng 5/2015 đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án Dự án Đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Hạ Long - Mông Dương theo hình thức hợp đồng BOT, có tổng mức đầu tư gần 14.000 tỷ đồng.
Liên danh đầu tư với Công Thành là một cái tên quen thuộc – Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Phương Thành.
Quay trở lại dự án BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ, với tỷ lệ sở hữu chỉ 18%, Cienco1 gần như không có “tiếng nói” trong liên danh MPC.
Giữa năm 2016, Cienco1 đăng đàn tố MPC gian lận và cản trở minh bạch hóa hoạt động thu phí. Ban lãnh đạo MPC khi đó gồm các đại diện từ Minh Phát và Phương Thành đã nhanh chóng phủ nhận cáo buộc và cho rằng Cienco1 không có quyền can thiệp trực tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp dự án.
Không những không đòi được quyền lợi, mà Cienco1 sau đó còn bị “đá” khỏi dự án béo bở này. Hội đồng quản trị Cienco1 tháng 1/2017 đã phải quyết định rút khỏi dự án thông qua chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp cho Công ty Phương Thành.
Nghi Điền

http://www.nguoiduatin.vn/lo-dien-ong-lon-dung-sau-du-an-bot-phap-van-cau-gie-a336260.html






8. Tin tham khảo từ Fb Phan Trí Đỉnh

"
Phan Trí Đỉnhさんのプロフィール写真、画像に含まれている可能性があるもの:1人
Một số anh em bạn bè biết tôi năm 2012 có nhận đơn thư của chị Nông Thị Bích Liên, con gái ruột ông Nông Đức Mạnh, nguyên Tổng Bí Thư đảng Cộng sản Việt Nam, tố cáo những việc làm vi phạm pháp luật của Đại biểu Quốc Hội Đỗ Thị Huyền Tâm (Vợ mới cưới của ngài Nguyên Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh).
Nay xôn xao vụ BOT các bạn sực nhớ chuyện cũ và hỏi tôi còn giữ cái thư ấy không, cho các bạn xem với.
Thưa: khi ấy tôi đang có một số việc làm giúp việc anh Trần Nhung TBT báo Cựu chiến binh, tôi ngồi cùng anh Nhung tiếp chị Liên, và lá thư ấy đây ạ.
Anh Nhung khiếp, không dám nhận. Tôi nhận luôn và nói với chị rằng Báo chí không phải là nơi xử kiện và hướng dẫn chị đến Toà án để khởi kiện.

Ngan Kim và các bạn xem nhé. ( Hơi dài - thông cảm nhé )
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
----------------------
Hà Nội ngày 18 tháng 4 năm 2012

ĐƠN TỐ CÁO (lần 2)
Đảng viên, đại biểu Quốc hội Đỗ Thị Huyền Tâm vi phạm đạo đức Đảng viên, 
vi phạm pháp luật nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Kính gửi: Báo …………………………
Tôi tên là Nông Thị Bích Liên con gái ruột của ông Nông Đức Mạnh – nguyên Tổng Bí thư Ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam. Địa chỉ số 70 Kim Mã Thượng phường Cống Vị, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Ngày 09/02/2012, tôi đã viết đơn lần 1 tố cáo với tổ chức và Ông /Bà có trách nhiệm về những vi phạm của cá nhân bà Đỗ Thị Huyền Tâm – đại biểu quốc hội, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập doàn Minh Tâm về những dấu hiệu vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức đảng viên.
Đã hơn hai tháng, cá nhân tôi chưa nhận được trả lời của cơ quan/tổ chức nào về những tố cáo, phản ảnh của tôi. Nay, tôi tiếp tục viết đơn tố cáo lần 2 phản ánh với tổ chức Đảng và ông/bà có trách nhiệm về những vi phạm của bà Đỗ Thị Huyền Tâm – đại biểu Quốc hội, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Minh Tâm. Cụ thể như sau:
1. Bà Tâm là Đảng viên, là Đại biểu Quốc hội nhưng đã cấu kết với chồng là ông Phạm Tuấn Linh lừa dối gia đình tôi, lợi dụng tình cảm của bố tôi để vụ lợi:
- Lợi dụng uy tín của bố tôi để tìm mọi cách đáo hạn các khoản nợ, giãn nợ khoảng 900 tỷ đồng của Công ty Minh Tâm mà bà Tâm là Chủ tịch HĐQT.
- Âm mưu chiếm đoạt và phá vỡ mọi thành quả, nền tảng đạo đức cá nhân và gia đình tôi và xã hội, phá vỡ hình ảnh của Đảng Cộng sản Việt Nam sau 82 năm xây dựng, gìn giữ và phát triển.

Cuối năm 2010, ngay khi Mẹ tôi lâm bệnh nặng, bà Tâm tìm cách tiếp cận bố tôi, dùng các thủ đoạn lấy lòng những người xung quanh Bố tôi và đặc biệt là lái xe riêng của Bố tôi là ông Vũ Văn Sáng (công tác tại Phòng xe, Văn phòng TW Đảng), thông qua lái xe để nắm các thông tin về gia đình tôi. Từ đó, bà Tâm tạo được vỏ bọc cảm thông chia sẻ với Bố tôi, giả tạo tình cảm để lừa gạt và lợi dụng uy tín của Bố tôi .
Tại thời điểm đầu năm 2011, bà Tâm đã có chồng nhưng đã đặt vấn đề tìm hiểu Bố tôi để tiến đến hôn nhân. Chồng bà Tâm là ông Phạm Tuấn Linh – Đại tá, Phó Phòng Kế hoạch, Cục Quân nhu – Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng. Tuy nhiên, cho đến ngày 30/6/2011 bà Tâm mới ly dị chồng .
Cũng tại thời điểm này, công ty của bà Tâm đang phải gánh khoản nợ hơn 900 tỷ đồng tại các ngân hàng và nhiều khoản nợ cá nhân khác. Bà Tâm đã sử dụng mối quan hệ với Bố tôi để ạo ra sự nể nang của một số ngân hàng khi đến hạn phải xiết nợ.
Ngày 30/6/2011, Tòa xử ly hôn giữa bà Tâm và ông Linh nhưng ngay sau đó ông Linh vẫn nói với một số người là "Gia đình vẫn hạnh phúc, không có chuyện ly hôn." Việc này lẽ ra ông Linh phải báo cáo tổ chức, không những thế lại còn thiếu trung thực trả lời với những người xung quanh.
Bà Tâm cũng đã che dấu việc đã ly hôn với các cơ quan quản lý của Quốc hội.
Và các cơ quan chức năng, vi phạm đạo đức đảng viên về minh bạch thông tin cá nhân: che dấu dư luận và cộng đồng dân cư tại nơi cư trú thôn Nhân Mỹ, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm nhằm mục đích tạo hình ảnh đẹp đẽ để hiệp thương và ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa 13.
Thực tế, bà Tâm và ông Linh cư trú tại thôn Nhân Mỹ, xã Mỹ Đình khoảng 10 năm nay. Tại xã Mỹ Đình, tổ dân phố thôn Nhân Mỹ đã tiến hành việc lấy ý kiến nhận xét để hiệp thương bầu cử đại biểu Quốc hội và ý kiến nhận làm thủ tục Đảng viên chính thức cho bà Tâm trong năm 2011. Tuy nhiên, bà Tâm lại thực hiện ly hôn tại nơi đăng ký hộ khẩu (số 147 Mai Hắc Đế, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, tp Hà Nội) chứ không phải tại nơi cư trú để tránh sự quản lý của Chính quyền và tổ chức Đảng nơi thường trú.
Việc tiến hành thủ tục ly hôn của bà Tâm và ông Linh có nhiều điểm mờ ám ( thụ lý xong chỉ có 8 ngày…) việc này đề nghị cần phải được làm rõ:
Ngày 21/6/2011, bà Tâm gửi đơn ra Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng, tp Hà Nội xin ly hôn. Ngay ngày hôm sau 22/6/2011 Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng có thông báo thụ lý việc ly hôn với ông Linh và cũng trong ngày đó, bà Tâm và ông Linh đã ký vào biên bản thuận tình ly hôn.
Ngày 30/6/2011, Tòa án đã xử ly hôn cho hai người. Đối chiếu với các quy định về pháp luật về giải quyết ly hôn tại Tòa án, tôi nhận thấy có nhiều sai phạm về tố tụng cần được làm rõ, cụ thể là:
a) Theo Luật Cư trú việc ly hôn của ông Linh và bà Tâm lẽ ra phải được thực hiện tại Tòa án Nhân Dân huyện Từ Liêm chứ không phải thực hiên tại quận Hai Bà Trưng.
b) Trong hồ sơ ly hôn không lưu bản chính Đăng ký kết hôn của bà Tâm và ông Linh mà chỉ có bản sao công chứng được thực hiện ngay trong ngày 21/6/2011. Vì lý do gì các đương sự lại không nộp bản chính đăng ký kết hôn? Vậy có phải sau khi đạt được mục đích lợi dụng uy tín cá nhân của Bố tôi để đảo nợ và tẩu tán tài sản thì ông Linh và bà Tâm quay lại với nhau?
c) Tại thời điểm ly hôn, ngôi nhà số 147 Mai Hắc Đế và số 2, Nhân Mỹ, Mỹ Đình là tài sản chung của ông Linh và bà Tâm nhưng đã thế chấp tại ngân hàng để vay nợ cho Công ty bà Tâm. Vậy trong bản tự khai của ông Linh khi ly hôn có nêu rằng không liên quan đến tài chính và nợ của công ty Minh Tâm thì có đúng không?
II . Qua các tài liệu cho thấy tổng nợ vay của công ty Minh Tâm tại các ngân hàng khoảng 800 tỷ đồng, chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn.
Ông Đỗ Ngọc Minh anh trai ruột của bà Tâm vay gần 400 tỷ đồng và bà Tâm vay hơn 400 tỷ đồng tại các ngân hàng: NH Nông nghiệp và PTNT chi nhánh Cầu Giấy, NH Nông nghiệp và PTNT chi nhánh Hà Tây, NH TMCP Công Thương chi nhánh Hưng Yên, NH TM Quốc Tế (VIP) chi nhánh Hà Đông, Ngân hàng TMCP xăng dầu Petrolimex chi nhánh Hà Nội, Vietcombank chi nhánh Long An. Việc thực hiện các khoản vay của Công ty Minh Tâm có dấu hiệu vi phạm pháp luật:
- Tại sao cùng một thời điểm, công ty đã dùng cùng một tài sản để thế chấp vay nợ tại nhiều ngân hàng?
- Hàng tồn kho, nguyên vật liệu thế chấp vay nợ không thực sự có trong kho.
- Đánh giá giá trị tài sản thế chấp vượt quá giá trị thực để được vay số tiền lớn hơn giá trị thực tế của tài sản thế chấp.
- Hiện nay, trước sức ép phải trả các khoản nợ gốc và lãi lớn của ngân hàng và đặc biệt là nhiều khoản vay bằng sổ đỏ của nhiều cá nhân khác, bà Tâm đang bằng mọi thử đoạn để tiếp tục được bao che dưới vỏ bọc là vợ của nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh để không ai dám trực tiếp đến tận nhà đòi nợ được .

Ngày 08/9/2011, chưa đến ngày giỗ đầu mẹ tôi, bà Tâm đã xúi giục bố tôi làm đăng ký kết hôn tại xã Cường Lợi, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. Đăng ký kết hôn này sai pháp luật nên đã bị hủy (văn bản số 119/UBND – VP Huyện Na Rì). Bà Tâm đã dùng giấy kết hôn sai luật này tới các ngân hàng để gây sức ép, yêu cầu cho bà Tâm gia hạn vay nợ.
Để theo đuổi mục đích của mình, ngay trong ngày UBND Huyện Na Rì có văn bản thông báo về việc hủy kết hôn trái pháp luật, bà Tâm lại tiếp tục bằng mọi cách đăng ký kết hôn tại phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội là nơi đăng ký hộ khẩu của bà Tâm. Song thực tế bà Tâm đã không sống tại đây khoảng 10 năm nay. Việc đăng ký kết hôn do phường Quan Thánh, quận Ba Đình – nơi đăng ký hộ khẩu và là nơi đăng ký thường trú của Bố tôi. Như vậy, bà Tâm bằng mọi thủ đoạn phải có được Giấy chứng nhận Đăng ký kết hôn để ép các ngân hàng và các cá nhân giãn nợ khi các khoản nợ đã đến hạn thanh toán. Vậy, phải gây sức ép tới các Ngân hàng và cá nhân để gia hạn nợ, đảo nợ, trốn tránh pháp luật.
Chúng tôi được biết, ngày 15/3/2012, công ty Minh Tâm đã tiến hành thủ tục tại Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Bắc Ninh nhằm thay đổi cổ đông sáng lập công ty và thực hiện việc thông báo theo thủ tục bắt buộc về thay đổi này từ ngày 09/4/2012 đến ngày 09/5/2012. Phải chăng đây là dấu hiệu để bà Tâm đang tìm cách trốn tránh trách nhiệm liên quan đến những hành vi vi phạm pháp luật của chính bà Tâm đã thực hiện thời gian vừa qua tại công ty Minh Tâm?
Cho đến thời điểm này gia đình tôi gồm họ tộc và con cháu không hề biết mặt bà Tâm và bà Tâm cũng không có lời nói hay hành động nào đối với bất kỳ một người nào trong họ tộc chúng tôi về việc sẽ bước vào gia đình tôi thay thế tư cách của mẹ tôi?
Tôi và toàn thể gia tộc quá đau xót khi đặt câu hỏi về:
- Động cơ, mục đích và những uẩn khúc của việc ly hôn và cả việc đăng ký kết hôn vội vàng khi chưa đến giỗ đầu mẹ tôi.
- Động cơ, mục đích của việc cố tình có được đăng ký kết hôn lần thứ hai ngay trong ngày hủy đăng ký kết hôn trái pháp luật lần thứ nhất . Phải chăng, nếu không có vỏ bọc của vợ nguyên Tổng Bí thư thì bà Tâm sẽ bị khởi tố, xét xử do các hành vi vi phạm pháp luật của bà?

Là người phụ nữ đã có chồng và 2 con, là đại biểu Quốc hội được tái cử nhiệm kỳ 2 là đảng viên mới được công nhận chính thức, lẽ ra bà Tâm cần phải có cách ứng xử có văn hóa trong việc tiến hành hôn nhân với bố tôi. Nhưng qua hành vi của mình thì bộc lộ rõ bà Tâm chỉ cần tờ đăng ký kết hôn với bố tôi chứ không phải muốn đem lại hạnh phúc đích thực cho Bố tôi nên đã có những hành vi sai trái, vi phạm đạo đức, trái luân thường đạo lý người Việt Nam mà một người phụ nữ bình thường cũng không thể làm như vậy được .
Với hàng loạt hành vi sai trái của bà Tâm như vậy, dù chỉ là một công dân cũng phải được xem xét, làm rõ huống chi là một đại biểu Quốc hội -thành viên của Cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước, đại diện cho nhân dân.
Với tinh thần thẳng thắn, nghiêm túc của Nghị quyết TW 4 Khóa XI của Đảng, với những lý do nêu trên, tôi viết đơn này rất mong tổ chức Đảng, Ông/Bà và các cơ quan chức năng làm rõ, kiểm tra, xem xét kịp thời, ngăn chặn và xử lý những sai phạm của bà Tâm để tránh những hậu quả và sự tổn hại đến uy tín, danh dự của Đảng, Quốc hội và Chính quyền nhân dân.
Tôi đề nghị :
1- Bộ Chính trị, Ban Bí thư TW Đảng có ý kiến kết luận chính thức về những việc đã làm của bà Tâm như đơn tố cáo đã nêu. Việc đúng hay sai cần trả lời rõ và có ý kiến chính thức về những việc đã làm của bà Tâm như tố cáo đã nêu. Việc đúng hay sai cần trả lời rõ và có ý kiến chính thức cho Bố tôi và bà Tâm. Mặc dù bà Tâm không thuộc diện đảng viên do Trung ương quản lý nhưng vi phạm của người mang danh vợ của nguyên Lãnh đạo cao cấp của Đảng thực hiện các hành vi làm tổn hại đến uy tín của Đảng cần được làm rõ. Để xảy ra sự việc nêu trên là điều hết sức đau xót, tổn hại tới uy tín của Đảng và cá nhân lãnh đạo Đảng trước dư luận xã hội và quần chúng nhân dân.

2- Tôi đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư TW Đảng và các cơ quan chức năng gặp trực tiếp bà Tâm để thẳng thắn làm rõ:
Bà Tâm với tư cách là Đảng viên, là Đại biểu Quốc hội có biết trách nhiệm của mình trước Đảng, trước nhân dân và những điều Đảng viên không được làm, phải biết hy sinh cho tổ chức, vì hình ảnh và uy tín của tổ chức Đảng, phải tuân thủ pháp luật chứ không thể đứng trên pháp luật, vi phạm pháp luật như thực tế đã tiến hành.
Các hành vi trái đạo đức, luân thường đạo lý, nguyên tắc của Đảng, pháp luật nhà nước của phải được làm rõ, cụ thể rách nhiệm của bà Tâm, những cá nhân liên quan và thông báo công khai với gia đình tôi và các tổ chức, cơ quan quản lý có liên quan về những nội dung đơn đã nêu.
3- Bà Tâm phải kiểm điểm làm rõ theo tinh thần Nghị quyết TW 4, Khóa XI của Đảng về những việc làm nêu trên đã gây nhiều hậu quả xấu, trước chi bộ và đoàn Đại biểu Quốc hội Bắc Ninh với Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về tư cách Đảng viên, Đại biểu Quốc hội trước tổ chức Đảng, trước nhân dân… Liệu có còn xứng đáng hay không?
4- Đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét có ý kiến trả lời công khai về tư cách đại biểu quốc hội của bà Tâm có còn xứng đáng đại diện cho dân không?
5 - Tôi đề nghị làm rõ trách nhiệm của các cá nhân trong công tác bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng, cụ thể là:
Việc bưng bít thông tin xung quanh Bố tôi đối với gia đình tôi của những cá nhân cán bộ bảo vệ và phục vụ cho Bố tôi. Tại sao không thông tin cho gia đình tôi và tổ chức Đảng được kịp thời, để sự việc xảy ra mà gia đình tôi không hề được biết? Những cá nhân này chịu trách nhiệm như thế nào trước Đảng, trước tổ chức và với chính đạo đức của người Đảng viên?
Công tác bảo vệ chính trị nội bộ làm chưa hết trách nhiệm và cần làm rõ trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm tập thể. Để xảy ra sự việc nêu trên là điều hết sức đau xót, tổn hại tới uy tín của Đảng và cá nhân lãnh đạo Đảng trước dư luận xã hội và quần chúng nhân
Người viết đơn: Nông Thị Bích Liên
Điện thoại liên lạc: 098. 352. 3837

"
https://www.facebook.com/tatthanh.phan/posts/1432970376823599







7.






6.

BOT: Cổ tích và thủ đoạn





BOT: Cổ tích và thủ đoạn

(PL)- Trên thế giới, xây dựng hạ tầng đường bộ vốn là lĩnh vực khó thu hút đầu tư tư nhân, do yêu cầu vốn lớn, thời gian thu hồi vốn kéo dài, rủi ro cao.

Nhưng đường sá lại có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
Chính vì thế, chính phủ nhiều nước buộc phải chi tiêu ngân sách để đầu tư vào hạ tầng đường bộ. Đường sá vì thế trở thành một thứ dịch vụ công. Vậy nên việc Chính phủ Việt Nam có thể huy động được khoảng 200.000 tỉ đồng từ nguồn vốn tư nhân để xây dựng hơn 1.500 km đường chỉ trong vài năm là một điều kỳ diệu.
Đó là câu chuyện cổ tích đối với chính phủ nhiều quốc gia khác trên thế giới. Nhưng trong nền kinh tế, đứng đằng sau những điều kỳ diệu luôn là rất nhiều các thủ đoạn.
Thủ đoạn đầu tiên là chỉ định thầu.
Thủ đoạn thứ hai là gian dối số tiền đầu tư. Thủ đoạn tiếp theo đó là gian dối về lưu lượng xe.
Thủ đoạn thứ tư là duy tu cải tạo đường cũ rồi đè ra thu phí như đường mới.
Thủ đoạn thứ năm là xây đường ở chỗ vắng nhưng đặt trạm thu phí ở chỗ đông người.
Và còn vô vàn những thủ đoạn khác nữa để có thể rút tiền từ túi người đi đường để bỏ vào túi riêng của chủ đầu tư và có thể của cả quan chức cho phép dự án đó.
Nhưng điều đáng nói ở đây không phải là câu chuyện cổ tích BOT hay những thủ đoạn đã và chưa được lật tẩy. Quan trọng hơn cả là cái cơ chế đã dung dưỡng cho những vấn đề đó - một cơ chế không minh bạch.
Trong một dự án BOT đường bộ luôn có ba bên tham gia, cơ quan quản lý nhà nước, nhà đầu tư và người đi đường. Thế nhưng hợp đồng BOT chỉ do cơ quan quản lý nhà nước và nhà đầu tư ký với nhau. Người dân - là người phải trả tiền không hề biết chuyện gì đang diễn ra.
Hầu như các hợp đồng BOT đều có một điều khoản bảo mật. Theo đó, các bên không được tiết lộ những thông tin về pháp lý, tài chính, thương mại, kỹ thuật và các thông tin khác liên quan tới nội dung của hợp đồng và dự án.
Vấn đề này từng được công luận nói đến. Nhiều chuyên gia và luật sư cũng từng đưa vấn đề này ra tranh luận. Sự thật là hợp đồng hợp tác công tư trên thế giới cách đây vài chục năm thì những điều khoản bảo mật như vậy vẫn tồn tại. Nhưng hiện nay hầu hết quốc gia đều đã cấm những điều khoản như vậy trong hợp đồng.
Lập luận của các nước rất đơn giản: Quyền lực nhà nước là do dân ủy quyền cho. Vậy nên khi nhà nước nhân danh người dân ký kết hợp đồng với bên khác thì phải công khai cho dân biết.
Một dự án đường bộ không liên quan đến quốc phòng, an ninh nên không thể được xếp vào diện bí mật nhà nước để mà giữ bí mật với nhân dân. Hơn nữa, cần phải thống nhất rằng: Minh bạch là giải pháp duy nhất để loại bỏ được các thủ đoạn BOT.
NGUYỄN MINH ĐỨCBan Pháp chế Phòng Thương mại
và Công nghiệp Việt Nam
http://plo.vn/thoi-su/theo-dong-su-kien/bot-co-tich-va-thu-doan-722064.html






5.


Thứ Bảy, 19/08/2017 - 04:28

BOT, cái “vỗ vai”, ai “đứng tên người nhà một cựu lãnh đạo cấp cao”?

(Dân trí) - Nếu như lời tâm sự trên báo Thanh niên là có thật thì cần làm rõ “người nhà” đó là ai? Và ai là “cựu lãnh đạo cao cấp” dù không còn quyền chức vẫn “phủ bóng” để “thâu tóm” dự án này? Lò đã nóng, xin đừng để bất cứ “khúc củi” nào dù tươi và to đến mấy không cháy!


 >> Thanh tra Chính phủ chỉ rõ mức phí bất thường tại dự án BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ


 >> “Cơ chế mềm”, “chặt nhỏ”, “ân huệ tùy tiện” và BOT của ai?

BOT đang nóng bỏng những ngày qua. Thật ra, nó đã được cảnh báo từ rất lâu rồi. Cách đây gần một năm (9/2016), trong bài “Cơ chế mềm”, “chặt nhỏ”, “ân huệ tùy tiện” và BOT của ai?” người viết bài này đã tập hợp ý kiến các chuyên gia và sau đó, có dẫn một câu nói của ông Đinh La Thăng, khi ấy còn làm Bộ trưởng Bộ GTVT:
“Không thể có chuyện vừa không muốn mất tiền, hoặc mất rất ít tiền, lại vừa muốn đi trên những con đường chất lượng cao. Tôi chưa thấy ở đâu đáp ứng được điều đó”.
Và bình luận: “Xin thưa luôn, người dân chúng tôi không bao giờ muốn điều đó và cũng hiểu rất rõ giữa trách nhiệm và hưởng thụ, không “ăn không” của ai. Song ngược lại, cũng không cho phép ai được phè phỡn trên mồ hôi nước mắt của mình.
Người dân chúng tôi chỉ muốn được trả đúng với giá tiền mà mình phải trả, những con đường làm đúng với giá trị thực của nó, không bị ăn gian, khai vống … và không tồn tại những “cơ chế mềm”, “chặt nhỏ”, “ân huệ tùy tiện” hay khuyến khích “ngầm””…
Công bằng, BOT là một chủ trương đúng. Nó góp phần phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao sức cạnh tranh cũng như đời sống nhân dân. Tất nhiên, nếu nó được thực hiện một cách nghiêm túc, công khai, minh bạch.
Song tiếc thay, điều đó lại không xảy ra và hiện tại, không ít dự án BOT trở thành gánh nặng cho ngân sách đồng thời cũng là “cỗ máy nghiền tiền dân”.
Nhiều dự án BOT gần đây đã được thanh kiểm tra, đem lại khối tiền khổng lồ và giảm hàng thế kỉ thời gian thu phí.
Song, có một BOT mà dù dư luận đã “xì xèo” từ lâu, gần đây mới được nhắc tới một cách trực diện, mạnh mẽ. Đó là BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ.
Có lẽ ai đã từng đi trên đoạn đường này đều biết, Cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ trước thuộc về nhà nước quản lý. Thế nhưng không hiểu sao, bỗng một ngày, nó “biến hóa” thành của một số người dù họ chỉ tráng qua lớp nhựa rồi thu mức đường cao tốc mới hoàn toàn như lời Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc: Thực tế chưa mở rộng, mới chỉ cải tạo mặt đường, đã thu phí.
Ông Phúc còn chia sẻ, từ Hà Nội về Thái Bình quê ông có hơn 100km mà 4 chặng đường BOT, 4 trạm thu phí. Có đoạn gần hết hạn thu phí đường chính thì lại mở thêm đường tránh để thu phí tiếp.
Mới hôm qua (18/8), theo phản ánh từ Dân trí, bài “Thanh tra Chính phủ chỉ rõ mức phí bất thường tại dự án BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ” cho biết, dự án này đã có hàng loạt các sai phạm “bất hợp lý và bất thường”, cần làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân.
Những điều “bất hợp lý và bất thường” này, xin mời các bạn đọc trên Dân trí, mục “bài liên quan”.
Có một điều mà người viết bài này băn khoăn, đó là vì sao những cái gọi là “bất thường” ấy, ai cũng nhìn thấy được, trong khi các chuyên gia trong vai trò thẩm định và ký duyệt lại không thấy?
Có thể câu này được lý giải bởi một đoạn trong bài “Ăn chặn” tiền dân! Được đăng trên báo Thanh niên ngày 18/8: “… tâm sự thật của một chủ tịch hội đồng thành viên tập đoàn tư nhân đa ngành uy tín, từng làm khá nhiều dự án BOT giao thông. Ông kể đã không còn hứng thú tham gia làm bất cứ dự án BOT nào nữa kể từ năm 2013, sau khi được “vỗ vai” phải nhường một dự án BOT đã hoàn thành những thủ tục cuối cùng, cho một doanh nghiệp “sắp chết”, vốn đứng tên người nhà một cựu lãnh đạo cấp cao”.
Chao ôi! Nếu như làm ăn kiểu “vỗ vai” để cứu một doanh nghiệp “sắp chết” thì làm sao chương trình BOT không sụp đổ?
Và nếu như lời tâm sự trên báo Thanh niên là có thật thì cần làm rõ “người nhà” đó là ai? Và ai là “cựu lãnh đạo cao cấp” dù không còn quyền chức vẫn “phủ bóng” để “thâu tóm” dự án này?
Mong rằng UB Kiểm tra Trung ương và Thanh tra Chính phủ “làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân”, công khai cho người dân được biết.
Lò đã nóng, xin đừng để bất cứ “khúc củi” nào dù tươi và to đến mấy không cháy!
Bùi Hoàng Tám
http://dantri.com.vn/blog/bot-cai-vo-vai-ai-dung-ten-nguoi-nha-mot-cuu-lanh-dao-cap-cao-20170819042956002.htm




4.

Thanh tra: Hàng loạt trạm BOT bất hợp lý, ép người dân

 18-08-2017 - 12:18

Thanh tra Chính phủ cho rằng Bộ Giao thông phải chịu trách nhiệm khi các trạm BOT đặt sai vị trí, giá phí quá cao.

Thanh tra Chính phủ vừa có kết luận về việc đầu tư, quản lý các dự án theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT), hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) thuộc lĩnh vực giao thông, môi trường tại Bộ Giao thông Vận tải với 7 dự án gồm: dự án BOT hầm đường bộ đèo Phước Tượng - Phú Gia; dự án đầu tư nâng cấp tuyến đường Pháp Vân - Cầu Giẽ (Hà Nội); dự án đầu tư xây dựng đường Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo nâng cấp QL6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình...
Trong số này có 5 dự án BOT, một dự án BT, một dự án kết hợp cả BOT và BT.
thanh-tra-hang-loat-tram-bot-bat-hop-ly-ep-nguoi-dan
Một trạm thu phí trên tuyến Pháp Vân -Cầu Giẽ -Ninh Bình. Ảnh minh họa: Đoàn Loan
Kết luận của Thanh tra Chính phủ xác định trong quá trình xây dựng, Bộ Giao thông thực hiện không đầy đủ quy trình xây dựng và công bố danh mục dự án kêu gọi đầu tư theo quy định hiện hành. Trong hơn 70 dự án BOT và BT Bộ không lựa chọn được nhà đầu tư nào theo hình thức đấu thầu, 100% đều là chỉ định thầu với lý do chỉ có một nhà đầu tư tham gia hoặc do tính cấp bách của dự án. Tuy nhiên, Bộ này không có quy trình, thủ tục đánh giá hay xác định thế nào là cấp bách.
Một số nhà đầu tư được lựa chọn có năng lực hạn chế, không đáp ứng yêu cầu của dự án. Thanh tra Chính phủ phát hiện kết quả kiểm tra tổng mức đầu tư có nhiều sai lệch nên vốn đầu tư xác định cho hợp đồng dự án không chính xác. Qua 7 dự án nêu trên, các nhà đầu tư phê duyệt sai tăng về đơn giá định mức, chế độ tiền lương, phụ cấp hoặc các yếu tố phát sinh không đúng thực tế với số tiền trên 316 tỷ đồng.
Đặt trạm thu phí bất hợp lý, thu giá phí cao
Cũng theo kết luận Thanh tra, hầu hết dự án BT và BOT đều thực hiện tại các khu vực giao thông trọng yếu, có mật độ tham gia giao thông lớn, đặt các trạm thu phí có khoảng cách gần nhau bất hợp lý, giá phí cao, tăng nhanh. Việc này khiến người tham gia giao thông không còn sự lựa chọn nào khác, điển hình là tại Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên và Hòa Bình.
Thực trạng trên dẫn đến việc người dân  né trạm thu phí, đi vào đường ngang ngõ tắt gây hư hại hệ thống giao thông địa phương, gây nguy cơ mất an toàn giao thông. Hơn nữa, việc xác định phương án, doanh thu tài chính thiếu chính xác đã gây ra gánh nặng cho người dân và doanh nghiệp tham gia giao thông vì thời gian thu phí quá dài.
Bộ Giao thông Vận tải khi phê duyệt các dự án đã ghép việc cải tạo với đầu tư xây dựng đường mới thành một dự án rồi đặt hai trạm thu phí tại hai nơi không hợp lý. Cụ thể, tại tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới (Bắc Kạn) có chiều dài 28 km nhưng quyết định đầu tư BOT Thái Nguyên - Chợ Mới đã phê duyệt lên tới 40,7 km, trong đó bao gồm cả việc nâng cấp cải tạo từ Km 93 đến Km 100 thuộc quốc lộ 3 cũ.
"Theo quy định, việc cải tạo đường cũ này phải thực hiện bằng nguồn Quỹ bảo trì đường bộ, như vậy Bộ Giao thông phê duyệt ghép vào là không đúng quy định", kết luận nêu.
Với dự án nâng cấp đường Pháp Vân - Cầu Giẽ giai đoạn 1: Thanh tra Chính phủ cho hay, giai đoạn này dự án chỉ sửa chữa, cải tạo các yếu tố hình học và rải thảm mặt đường cũ nhưng giá phí thu tương đương với giá thu đường cao tốc xây dựng mới Cầu Giẽ - Ninh Bình (1.500 đồng/km). Điều này là "bất hợp lý và bất thường", cần làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân.
Việc phê duyệt và triển khai thực hiện dự án đã không lường hết những bất cập về hệ thống thu phí, dẫn đến bất hợp lý khi kết nối với tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, bất tiện cho người tham gia giao thông và ùn tắc nghiêm trọng tại các thời điểm mật độ giao thông cao.
"Đến nay buộc phải khắc phục thay thế bằng phương án thu phí tự động và bỏ trạm thu phí Đại Xuyên", kết luận chỉ rõ.
Theo Thanh tra Chính phủ, Bộ Giao thông phải chịu trách nhiệm về việc quyết định đầu tư dự án, phương án thu phí bất hợp lý, phê duyệt tổng mức đầu tư sai lệch, lựa chọn nhà đầu tư, ký kết hợp đồng thiếu chặt chẽ.
Bộ Tài chính chịu trách nhiệm liên quan đến việc thu phí chưa hợp lý, thỏa thuận việc đặt trạm thu phí chưa đảm bảo nguyên tắc.
Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng yêu cầu hai bộ này phải kiểm điểm và xử lý trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân có liên quan.
Theo thanh tra Chính phủ, đến tháng 9/2015, Bộ Giao thông Vận tải đã triển khai 78 dự án đầu tư theo hình thức BT và BOT trong lĩnh vực giao thông với chiều dài khoảng 2.200 km, tổng mức đầu tư khoảng gần 219.000 tỷ đồng (trong đó trên 202.000 tỷ đồng là các dự án BOT). 
http://doanhnghiepvathuonghieu.com.vn/thoi-su/su-kien/thanh-tra-hang-loat-tram-bot-bat-hop-ly-ep-nguoi-dan-5042.html




3.



18/08/2017 09:50

(NLĐO) - Tỉnh Tiền Giang cho biết đầu tiên chỉ đề nghị làm tuyến tránh Cai Lậy bằng tiền ngân sách nhưng sau đó, Bộ GTVT cho làm đường bằng hợp đồng BOT.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động sáng 18-8, một lãnh đạo tỉnh Tiền Giang cho biết xuất phát từ việc kẹt xe các ngày cao điểm ở ngã tư huyện Cai Lậy nên UBND tỉnh có đề nghị Chính phủ và Bộ GTVT xem xét làm đường tránh qua huyện này.
"Tỉnh mong muốn có con đường tránh để giảm tải Quốc lộ 1 bằng tiền ngân sách nhưng không rõ vì sao sau đó Bộ GTVT kêu gọi đầu tư theo hình thức BOT" - vị lãnh đạo này nói.
Vụ BOT Cai Lậy: Tỉnh Tiền Giang phản ứng Bộ GTVT - Ảnh 1.
Trạm thu phí Cai Lậy vẫn còn chưa thu phí vào sáng 18-8
Ngoài ra, vị lãnh đạo này cũng khẳng định dự án này là của Bộ GTVT, tỉnh chỉ tham gia giai đoạn giải tỏa mặt bằng, các khâu còn lại từ vị trí đặt trạm thu phí, giá thu phí, chủ đầu tư là ai thì không biết. "Đặc biệt, việc Bộ GTVT cho rằng tỉnh Tiền Giang đề nghị đưa thêm hạng mục "Tăng cường mặt đường Quốc lộ 1" vào dự án là hoàn toàn không có. Cả dự án này, Bộ GTVT và chủ đầu tư thực hiện chứ tỉnh không có đề nghị nào cả" - đại diện tỉnh Tiền Giang nhấn mạnh.
Theo tìm hiểu của phóng viên, vào năm 2009 - thời điểm ông Hồ Nghĩa Dũng làm Bộ trưởng Bộ GTVT - ông Dũng có ký quyết định cho phép lập dự án đầu tư xây dựng tuyến tránh Quốc lộ 1, đoạn qua thị trấn Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
Sau đó, ngày 11-11-2013, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng có chủ trương đồng ý đầu tư tuyến tránh qua huyện Cai Lậy theo hình thức hợp đồng BOT.
Đến ngày 19-12-2013, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể ký quyết định phê duyệt dự án sửa lại dự án "đầu tư xây dựng tuyến tránh qua Quốc lộ 1" và thêm cụm từ "Tăng cường mặt đường đoạn Km1987+500 – KM 2014+000".
Bài và ảnh: LÊ PHONG - THÚY AN


http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/vu-bot-cai-lay-tinh-tien-giang-phan-ung-bo-gtvt-20170818090711254.htm





2.

Thứ Sáu, 18/08/2017 - 09:36

Dân trí Thanh tra Chính phủ khẳng định, dự án nâng cấp tuyến đường Pháp Vân - Cầu Giẽ giai đoạn 1 chỉ sửa chữa, cải tạo các yếu tố hình học và rải thảm mặt đường cũ nhưng giá phí thu tương đương với giá thu đường cao tốc xây dựng mới Cầu Giẽ - Ninh Bình (1.500 đồng/km) là bất hợp lý và bất thường, cần làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân.

Nguồn tin của PV Dân trí cho biết, Thanh tra Chính phủ vừa có kết luận về việc đầu tư, quản lý các dự án BOT, BT của Bộ Giao thông vận tải. Trong đó, tại dự án BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ phát hiện nhiều bất thường.
Theo Điều 9, Điều 10 Nghị định 108/2009 của Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải phải thực hiện xây dựng và công bố danh mục dự án BOT, BT vào tháng 1 hàng năm. Tuy nhiên, đối với dự án đầu tư nâng cấp tuyến đường Pháp Vân-Cầu Giẽ, Bộ Giao thông vận tải thực hiện chưa đúng theo quy định, việc công bố chỉ thực hiện sau khi phê duyệt danh mục dự án để thực hiện quy trình lựa chọn nhà đầu tư là chưa đầy đủ và thiếu chặt chẽ.
Trạm BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ.
Trạm BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ.
Chưa phù hợp với quy hoạch Thủ đô được Thủ tướng phê duyệt
Kết luận thanh tra chỉ rõ, Bộ Giao thông vận tải đã lập và phê duyệt dự án chia thành 2 giai đoạn thực hiện: Giai đoạn 1 cải tạo nâng cấp mặt đường cũ 4 làn xe; Giai đoạn 2 xây dựng hoàn chỉnh đường cao tốc 6 làn xe. Lý do phân kỳ đầu tư là tính cấp bách do đường xuống cấp và nhu cầu giao thông.
Tuy nhiên, dự án không có quy trình đánh giá, xác định căn cứ cụ thể là dự án cấp bách và cũng chưa được cấp thẩm quyền xác định vào danh mục dự án cấp bách.
Mặt khác, UBND TP Hà Nội chưa có văn bản thống nhất thoả thuận cụ thể về việc phân kỳ đầu tư thành 2 giai đoạn vì lo ngại sẽ không đảm bảo kết nối đồng bộ các hạng mục hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật hiện có và quy mô đầu tư chưa phù hợp với quy hoạch Thủ đô đã đã được Thủ tướng phê duyệt.
“Việc phê duyệt và triển khai thực hiện dự án đã không lường hết những bất cập về hệ thống thu phí, dẫn đến bất hợp lý khi kết nối với tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ- Ninh Bình, gây bất tiện cho người tham gia giao thông và ùn tắc cục bộ nghiêm trọng tại các thời điểm mật độ giao thông cao. Nay buộc phải khắc phục thay thế bằng phương án thu phí tự động và bỏ trạm thu phí Đại Xuyên”- kết luận nêu rõ.
Về phương án thu phí, Thanh tra Chính phủ khẳng định Bộ Giao thông vận tải duyệt phương án thu phí theo phân kỳ đầu tư 2 giai đoạn không hợp lý. Việc thu phí ngay sau khi hoàn thành đầu tư giai đoạn 1 thảm lại mặt đường hiện hữu với vốn đầu tư chỉ là 1/3 tổng vốn dự án, nhưng giá thu phí tương đương Dự án đường cao tốc xây dựng mới Cầu Giẽ- Ninh Bình là bất hợp lý và không tuân thủ nguyên tắc phải đảm bảo lợi ích nhà đầu tư, người tham gia giao thông và Nhà nước quy định Nghị định số 108/2009.
Chỉ thảm lại mặt đường nhưng thu phí bằng đường cao tốc mới
Việc thực hiện trình tự phê duyệt tổng mức đầu tư, thiết kế cơ sở còn thiếu chặt chẽ, không lường hết các yếu tố ảnh hưởng dẫn đến phải điều chỉnh, thay đổi quá lớn trong thời ngắn. Cụ thể, sau khi đã phát hành hồ sơ yêu cầu lần thứ 3 để lựa chọn nhà đầu tư, Bộ Giao thông vận tải đã phê duyệt điều chỉnh giảm tổng mức đầu tư từ gần 8.500 tỷ đồng xuống còn 6.700 tỷ đồng.
Ngay sau khi triển khai thực hiện dự án, Bộ này đã phê duyệt thay đổi cơ bản thiết kế cơ sở giai đoạn 1, bỏ lớp cấp phối base bù vênh và thay hoàn toàn bằng bê tông nhựa tăng cường mặt đường dẫn đến tăng chi phí 25 tỷ đồng.
Áp dụng đơn giá đất đắp chưa đúng khu vực theo thông báo giá dẫn đến phê duyệt tổng mức đầu tư tăng sai trên 21 tỷ đồng. Tổng mức đầu tư phê duyệt một số yếu tố chi phí, mặc dù theo chế độ hướng dẫn nhưng chưa phù hợp với thực tế và không sát thực nên khi thực hiện không phát sinh hoặc chênh lệch quá lớn.
Thanh tra Chính phủ cho rằng, việc Bộ Giao thông vận tải xác định tính cấp bách của dự án còn thiếu cơ sở để trình Thủ tướng Chính phủ phương án chỉ định nhà đầu tư và việc không thực hiện đầy đủ quy trình xây dựng và công bố danh mục đầu tư dự án BOT theo hướng dẫn tại Nghị định 108/2009 của Chính phủ, dẫn đến thông tin về dự án được công bố chưa thực rộng rãi, minh bạch, kịp thời để các nhà đầu tư có thể tiếp cận thuận tiện, bình đẳng.
Việc lựa chọn nhà đầu tư phức tạp, nhiều công đoạn, mất nhiều thời gian: 3 lần lựa chọn từ chỉ định thầu, đấu thầu rồi lại chỉ định thầu mới lựa chọn được nhà đầu tư.
Về giá thu phí, kết luận thanh tra khẳng định trước khi thực hiện dự án Bộ Tài chính đã có văn bản, nêu rõ “việc đặt trạm thu phí trên đường BOT để thu phí hoàn vốn cho nhà đầu tư chỉ được thu phí khi dự án hoàn thành xây dựng đưa vào sử dụng”.
Tuy nhiên, hợp đồng dự án ký kết giữa Bộ Giao thông vận tải và nhà đầu tư đã thống nhất việc thu phí hoàn vốn cho nhà đầu tư thực hiện ngay sau khi hoàn thành đầu tư giai đoạn 1. Sau đó Bộ Tài chính đã chấp thuận và ban hành thông tư thu phí theo đề nghị của Bộ Giao thông vận tải và nhà đầu tư.
“Như vậy, dự án mới đầu tư giai đoạn 1 (sửa chữa, cải tạo các yếu tố hình học và rải thảm mặt đường cũ), vốn đầu tư chỉ là 30% của dự án nhưng giá thu tương đương với giá thu đường cao tốc xây dựng mới Cầu Giẽ-Ninh Bình (1.500 đồng/km) là bất hợp lý và bất thường, cần làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân”- kết luận khẳng định.
Dự án đầu tư nâng cấp tuyến đường Pháp Vân-Cầu Giẽ có chủ đầu tư là liên danh Công ty CP Đầu tư phát triển Minh Phương, Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1, Công ty CP Đầu tư và xây dựng giao thông Phương Thành. Thời gian thực hiện dự án đến cuối năm 2017, giai đoạn 1 đến Quý IV/2015. Thời gian thu phí là 17 năm 2 tháng 18 ngày.
Thế Kha
http://dantri.com.vn/xa-hoi/thanh-tra-chinh-phu-chi-ro-muc-phi-bat-thuong-tai-du-an-bot-phap-van-cau-gie-20170818092919427.htm




1.

‘Ăn chặn’ tiền dân!

Cai Lậy là từ khóa “hot” nhất trong những ngày này, sau khi vượt qua “cuộc chiến” tiền lẻ của các lái xe. Nhưng thái độ của Bộ GTVT về vấn đề cốt lõi, bản chất ở đây mới là điều đáng nói.

Bộ GTVT đã không thừa nhận (hay không dám thừa nhận) sai lầm tai hại tại Trạm thu phí Cai Lậy, chính là ở vị trí đặt trạm vô lý, chứ không phải là mức phí. Câu chuyện tương tự cũng từng được nhắc đến với hàng loạt trạm thu phí: Bắc Thăng Long - Nội Bài (Hà Nội), Cầu Bến Thủy (Nghệ An), QL3 Thái Nguyên, Tuyên Quang... Chuyện đường một đằng, trạm thu phí một nẻo chính xác phải gọi là hành vi “ăn cắp” tiền của người tham gia giao thông.
Ai đã cho phép những hành vi “ăn chặn” trắng trợn ấy, dưới danh nghĩa các hợp đồng BOT? Có lẽ Bộ GTVT hơn ai hết biết rõ điều đó.
Các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT), hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) nói chung hay trong lĩnh vực giao thông nói riêng chính xác là đầu tư công, cho nên đáng lẽ mọi trình tự từ lập dự án, lựa chọn nhà thầu, quyết toán công trình... đều phải theo nguyên tắc đầu tư công. Nhưng theo kết luận thanh tra vừa công bố, 100% các dự án BOT giao thông khu vực phía bắc (thực hiện trong giai đoạn 2011 - 2015), được thực hiện không thông qua đấu thầu công khai (chỉ định thầu). Con số này trên toàn quốc cũng cực kỳ khiêm tốn: Chỉ một dự án đấu thầu.
Có thể chưa đầy đủ, nhưng điều này lý giải, một chủ trương đúng (BOT) lại mắc quá nhiều sai phạm, gây ra quá nhiều bức xúc khi thực hiện. Chính sự thiếu minh bạch, thiếu cạnh tranh trong các dự án BOT đã tạo cơ hội cho nhóm lợi ích và ở đó chỉ nhà đầu tư, nhóm lợi ích được lợi.
Một thành viên đoàn thanh tra kể, Bộ GTVT lý giải việc chỉ định nhà đầu tư BOT thay vì đấu thầu công khai là vì tính cấp bách của dự án, trong khi hầu hết các dự án chỉ có một nhà đầu tư quan tâm. Điều này có thật không? thì lại phải nghe tâm sự thật của một chủ tịch hội đồng thành viên tập đoàn tư nhân đa ngành uy tín, từng làm khá nhiều dự án BOT giao thông. Ông kể đã không còn hứng thú tham gia làm bất cứ dự án BOT nào nữa kể từ năm 2013, sau khi được “vỗ vai” phải nhường một dự án BOT đã hoàn thành những thủ tục cuối cùng, cho một doanh nghiệp “sắp chết”, vốn đứng tên người nhà một cựu lãnh đạo cấp cao.
Với cách “chia dự án” như vậy, đương nhiên sẽ chỉ chọn được những nhà đầu tư yếu kém, không đủ tiềm lực tài chính, các nhà đầu tư đàng hoàng không “được chia”, không chắc được đối xử công bằng, chả dại gì bỏ ra một khoản tiền lớn để làm hồ sơ tham gia.
Để giải quyết dứt điểm các bức xúc về BOT thì vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, cụ thể là Bộ GTVT, là vấn đề lớn nhất cần phải làm rõ. Tất cả các sai phạm như phương án thu phí bất hợp lý, phê duyệt tổng mức đầu tư sai lệch, lựa chọn nhà đầu tư, ký kết hợp đồng thiếu chặt chẽ... chung quy lại đều là hệ quả của việc vi phạm pháp luật về đầu tư công như đã nói ở trên.
An Nguyên
http://thanhnien.vn/thoi-su/chao-buoi-sang/an-chan-tien-dan-866955.html

1 nhận xét:

  1. Hiện thì mẩu trên của Huy Đức có một chút chỉnh sửa (bản chép ngày 7/12/2020):
    "
    Truong Huy San
    18 tháng 8, 2017 ·
    BOT CỨU "ĐỆ NHẤT PHU NHÂN" BẰNG TIỀN AI
    Trước năm 2013, bà Đỗ Thị Huyền Tâm ở trong tình trạng thua lỗ, nợ nần tới mức bị Ngân hàng liệt vào danh sách kiểm soát đặc biệt. Thế nhưng, không hiểu sao "tập đoàn" của bà vẫn được giao hai dự án BOT: Nâng cấp sửa chữa đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ và Dự án làm Đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Hạ Long - Mông Dương.
    Đoạn Pháp Vân - Cầu Giẽ, giai đoạn I chỉ "cải tạo, nâng cấp" vẫn 4 làn xe, được tính giá 1.974 tỷ đồng (hoàn thành 2015); giai đoạn hai, mở rộng thành 6 làn xe, 4.213 tỷ đồng (dự kiến hoàn thành cuối quý II, 2018). Tháng 5-2015, bà Nguyễn Thị Cẩm Tú, Tổng giám đốc BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ lại xuất hiện ở Quảng Ninh nhận chứng nhận đầu tư Dự án Đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Hạ Long - Mông Dương theo hình thức hợp đồng BOT, có tổng mức đầu tư lên tới gần 14.000 tỷ đồng [Liên doanh BOT Biên Cương, cùng Phương Thành Trancosin]
    Từ chỗ nợ như chúa chổm, tay đã chạm tới hơi lạnh của còng, chỉ cần nhận được hai dự án BOT, các khoản nợ "nghìn tỷ" trở thành tiền lẻ. Hãy nhìn phòng khách trọc phú của vợ chồng bà Tâm hiện nay, để thấy bản chất của BOT. Tiền đấy là tiền dân, tiền của chúng ta, chứ không phải là tiền anh Thăng, anh Dũng.
    PS: Xin đính chính, Dự án Hà Nội - Bắc Giang không phải của bà Tâm, thành thật xin lỗi bà và các bạn.
    "
    https://www.facebook.com/Osinhuyduc/posts/1376333079068536

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.