Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

27/07/2017

Giáo dục Việt Nam : quang cảnh bảo vệ luận văn học vị

Một ví dụ cụ thể, và tin thì vừa được chính thức đăng tải.

Chỉ trùng hợp ở ngày 27/7, nên lưu ý một chút. Đồng thời, tin xuất hiện ngay trên chính trang mà nghiên cứu sinh là Trưởng Ban Biên tập.

Chép nguyên xi từ trang Vusta.

Các tư liệu bổ sung thì đưa dần dần ở phía dưới.

---



"

Lãnh đạo Liên hiệp Hội Việt Nam chúc mừng đồng chí Đặng Vũ Cảnh Linh bảo vệ thành công luận án tiến sỹ


Đăng lúc: Thứ năm - 27/07/2017 18:00 - Người đăng bài viết: Cộng tác viên

Sáng ngày 27/7/2017, GS.TSKH Đặng Vũ Minh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đã đến dự buổi Lễ bảo vệ Luận án Tiến sỹ của đồng chí Đặng Vũ Cảnh Linh, Trưởng ban Truyền thông và Phổ biến kiến thức của cơ quan trung ương Liên hiệp Hội Việt Nam.

Lãnh đạo cơ quan và các đồng nghiệp tặng hoa chúc mừng đồng chí Đặng Vũ Cảnh Linh
Lãnh đạo cơ quan và các đồng nghiệp tặng hoa chúc mừng đồng chí Đặng Vũ Cảnh Linh
Phát biểu tại buổi lễ, GS Đặng Vũ Minh dành sự khen ngợi cho sự cố gắng của đồng chí Linh trong thời gian qua đã tích cực nghiên cứu, hoàn thành luận án và được Hội đồng nhất trí công nhận học vị tiến sỹ, đồng thời giáo sư cũng mong TS Đặng Vũ Cảnh Linh tiếp tục cố gắng hơn nữa, với những thành tựu đạt được, đóng góp hết sức mình cho cơ quan phát triển hơn nữa trong thời gian tới.
Tác giả bài viết: Bích Hồng
http://www.vusta.vn/vi/news/Lien-hiep-hoi-1733/Lanh-dao-Lien-hiep-Hoi-Viet-Nam-chuc-mung-dong-chi-Dang-Vu-Canh-Linh-bao-ve-thanh-cong-luan-an-tien-sy-60999.html
"



Trang tin điện tử Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
Copyright © 2014 - VUSTA. All rights reserved
Địa chỉ: 53 Nguyễn Du - Hà Nội - Việt Nam. - Email: banbientapvusta@gmail.com- Điện thoại: 04.3.9432206 
Giấy phép số : 161/GP-TTĐT, ngày 31/10/2012 
Trưởng Ban Biên tập : ĐẶNG VŨ CẢNH LINH Quyết định số : 823/QĐ-LHHVN, ngày 24/10/2013



---




BỔ SUNG


Một số vị khác, một số câu chuyện và hình ảnh khác


.

3. Tháng 6 năm 2020



GDVN- Lãnh đạo không cần phải là tiến sĩ, không nên đặt tiêu chuẩn đó ra để làm đẹp hồ sơ, bằng cấp.
02/06/2020 06:09 

Đỗ Thơm (lược ghi)
Tại hội thảo “Các giải pháp, chính sách nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ, gắn với nhu cầu nghiên cứu khoa học và nhóm nghiên cứu” diễn ra ngày 27/5, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ và Nghị định hoạt động khoa học công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học.
Liên quan đến vấn đề đào tạo tiến sĩ của Việt Nam, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Minh Cương - Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội đã chia sẻ một số quan điểm xung quanh vấn đề này.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Minh Cương. Ảnh: VTV
Đầu tiên Tiến sĩ Cương cho rằng, muốn đào tạo trình độ tiến sĩ chất lượng hơn thì trước hết cần chú ý tính kế thừa, phát triển. Đó là nguyên tắc đầu tiên.
Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập toàn diện, cách mạng công nghiệp 4.0. Vì thế, quy trình đào tạo tiến sĩ phải sát với các nước phát triển.
“Tôi thấy chúng ta đang có sự lúng túng khi chưa có hình mẫu nào để học theo. Cần có một hình mẫu chuẩn phù hợp về đào tạo tiến sĩ để hướng tới.
Ở mức độ chuẩn đào tạo tiến sĩ như Mỹ thì Việt Nam chưa thể làm được.
Vì thế, phù hợp nhất là căn cứ theo các nước có nền giáo dục tiên tiến, giáo dục đại học phát triển những năm gần đây và có nhiều đặc điểm kinh tế-xã hội gần với Việt Nam như Singapore, Thái Lan…để học tập”, Tiến sĩ Cương nêu quan điểm.
Việc đổi mới quy chế đào tạo tiến sĩ phải quốc tế hóa về mặt công nghệ, chuẩn về quy trình, đạt chuẩn có bài đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục các tạp chí ISI-Scopus...
Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam đang có những cái không giống ai.
Tiến sĩ Đỗ Minh Cương nêu dẫn chứng. Đầu tiên là việc thể hiện trách nhiệm người hướng dẫn, hội đồng không rõ.
Ở nước ngoài giáo sư hướng dẫn, hội đồng chuyên môn của trường rất khách quan, nghiêm túc, khoa học.
Họ chịu trách nhiệm bằng danh dự của mình. Một thầy hướng dẫn nghiên cứu sinh nếu nghiên cứu sinh này có bất cứ vấn đề gì về chất lượng thì thầy phải chịu trách nhiệm, chủ tịch hội đồng phải chịu trách nhiệm.
Ở Việt Nam, trách nhiệm cá nhân của người hướng dẫn, chủ tịch hội đồng không rõ.
Tiếp đó là một quy trình không giống ai trong bảo vệ luận án tiến sĩ. Quy trình bảo vệ luận án tiến sĩ, đầu tiên là bảo vệ cấp cơ sở rồi tiến hành phản biện kín.
Sau đó, phải đợi rất lâu (có thể 3 tháng hoặc kéo dài hơn), mới bảo vệ chính thức. Buổi bảo vệ chính thức thì mang tính trình diễn nhiều hơn là mang tính học thuật.
Tại buổi bảo vệ luận án tiến sĩ chính thức, rất ít câu hỏi phản biện rõ ràng.
Đặc biệt, nhiều người không có chuyên môn đến dự như người thân, bạn bè của nghiên cứu sinh…tạo ra không khí học thuật thiếu nghiêm túc.
“Đúng ra, người thân chỉ nên đến khi công bố đã là tiến sĩ thôi. Ở trong hoàn cảnh rộn ràng như thế, hội đồng làm sao khách quan được.
Đây là những cái chúng ta đang tự thêm vào nhưng lại không hay hơn quốc tế”, Tiến sĩ Cương đánh giá.
Tiến sĩ Cương cũng nhấn mạnh, việc đào tạo tiến sĩ hướng tới chuẩn mực quốc tế, công nghệ theo quốc tế, quy trình chuẩn nhưng đối tượng, nội dung phải có tính dân tộc.
Tính dân tộc là phục vụ thế nào cho đất nước trong nghiên cứu bảo vệ luận án tiến sĩ đôi khi không rõ.
Hiện nay có xu hướng là chúng ta rất coi trọng các bài báo quốc tế và thưởng điểm rất cao. Phần lớn các bài đó đăng tạp chí nước ngoài và đa số người Việt Nam lại không đọc.
Các trường cũng thưởng rất cao cho bài báo được đăng. Chất lượng về nội dung, trình bày của bài báo đạt đẳng cấp quốc tế. Nhưng công bố đó có đem vào áp dụng ở Việt Nam được không, bao nhiêu người Việt Nam đọc được?
Có những bài báo đăng ở Thổ Nhĩ Kỳ, Braxin… thì các nhà khoa học Việt Nam cũng không đọc được.
Chúng ta mới chỉ cần bài báo đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục ISI-Scopus thôi chứ nội dung là gì, giá trị ra sao thì lại không đánh giá được.
Các nhà khoa học bỏ công, bỏ sức ra nghiên cứu thì phải áp dụng, phục vụ cho sự phát triển khoa học của Việt Nam.
“Tôi nhận thấy thời gian gần đây chúng ta đề cao tiêu chuẩn quốc tế nhưng tiêu chuẩn phục vụ cho lợi ích quốc gia, góp phần phục vụ cho đời sống nhân dân lại ít. Dường như chúng ta xem tiêu chuẩn quốc tế là đẳng cấp cao nhất.
Đào tạo tiến sĩ xong đi làm quản lý hành chính thì quá lãng phí
Tuy nhiên, trong thực tế, không mấy người đọc các bài báo đó.
Vì vậy, người đào tạo tiến sĩ có năng lực làm việc theo chuẩn mực quốc tế nhưng cần phải đặt lợi ích dân tộc lên hàng đầu
Một điểm nữa theo Tiến sĩ Đỗ Minh Cương là cần xem xét lại vấn đề đào tạo tiến sĩ hiện nay mục đích để làm gì.
Mối quan hệ giữa chất lượng và số lượng đã phù hợp chưa.
Có thời kỳ, chúng ta mặc nhiên đóng đinh quan niệm rằng, lãnh đạo sở, ngành là phải có bằng tiến sĩ.
"Nhiều sở như Sở Xây dựng, Giao thông vận tải, Kế hoạch Đầu tư cần gì phải có bằng tiến sĩ.
Mục đích đào tạo tiến sĩ là để có được những cán bộ nghiên cứu khoa học, giảng dạy trong các trường đại học, làm tư vấn, làm chuyên gia.
Lãnh đạo không cần phải là tiến sĩ và không nên đặt tiêu chuẩn đó ra chỉ để làm đẹp hồ sơ, bằng cấp. Phải làm rõ mục tiêu đào tạo tiến sĩ để làm gì, sử dụng như thế nào.
Rõ ràng, những người được đào tạo tiến sĩ phải làm việc trong lĩnh vực khoa học, giáo dục, đào tạo, tư vấn.
Không nên ưu tiên cho cán bộ có chức vụ trong bộ máy công quyền đi học tiến sĩ.
Nếu các vị đó tự bỏ tiền ra đi học tiến sĩ thì không sao nhưng nếu dùng ngân sách đào tạo để đi học là không hiệu quả", Tiến sĩ Cương nhận định.
Tiến sĩ Cương chia sẻ thêm, nếu làm thống kê chi tiết thì cán bộ, công chức trong bộ máy công quyền của chúng ta có bằng tiến sĩ là cao hơn rất nhiều Nhật Bản và các nước trong khu vực nhưng mức độ phát triển kinh tế- xã hội thì lại có khoảng cách rất xa.
"Lãnh đạo nhiều tỉnh thành, Bộ ngành không những tiến sĩ mà còn được phong phó giáo sư, giáo sư. Nó thành ra một phong trào nhưng lại không cần thiết và rất lãng phí", ông nói.
https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/dao-tao-tien-si-o-viet-nam-dang-co-nhieu-diem-khong-giong-ai-post209831.gd?fbclid=IwAR09qYDeWtXTvQisML-Tdeka_r3cEGLLlICud1OBGezkMrQbGm5heKbW_co







THỨ TƯ, 3 THÁNG 6, 2020

Đào tạo tiến sĩ ở VN có nhiều điểm không giống ai

Bài này TS Cương viết rất đúng. Tôi đã tham gia rất nhiều buổi chấm luận án thạc sĩ, tiến sĩ ở trong nước và nước ngoài. Bản thân đã làm và bảo vệ luận án thạc sĩ và tiến sĩ tại Pháp. Bản thân đã hướng dẫn nhiều nghiên cứu sinh VN bảo vệ thành công luận án thạc sĩ và tiến sĩ... Hiện đang là giảng viên của một trường đại học ở Hà Nội..., Nhưng nói thật là tôi rất buồn cho công tác đào tạo cao học ở VN. Về phía nghiên cứu sinh VN, hầu như 100% không biết yêu cầu đặt ra cho một luận án thạc sĩ và tiến sĩ là gì (tôi đã viết về vấn đề này cách đây hơn 7 năm trong bài đăng trên Blog này "Thế nào là một đề tài tiến sĩ"), cũng không biết phương pháp nghiên cứu khoa học là gì và có thể vận dụng như thế nào... Về phía Bộ Giáo dục và Đào tạo, không biết mục tiêu đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ là gì, hoặc có đặt ra thì cũng không phù hợp và không giống với quốc tế là để đào tạo các nhà khoa học và nhà giáo hàng đầu, có trách nhiệm nghiên cứu phát minh cái mới hoặc giảng dạy những vấn đề khoa học và công nghệ then chốt và mới nhất trong các trường đại học... TS Cương viết rất đúng, vì chúng ta không coi trọng chất lượng nên mới biến các buổi bảo vệ luận văn, luận án thành các ngày vui của nghiên cứu sinh và gia đình, bạn bè, thành những buổi trình diễn không có nội dung khoa học và không nghiêm túc; người hỏi hỏi cho vui và theo nhiệm vụ, người trả lời cũng trả lời cho vui và theo nhiệm vụ. Chán nhưng không làm gì được vì ở đâu trên đất Việt này đều cũng như thế.

Đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam đang có nhiều điểm không giống ai

02/06/2020 Đỗ Thơm GDVN- Lãnh đạo không cần phải là tiến sĩ, không nên đặt tiêu chuẩn đó ra để làm đẹp hồ sơ, bằng cấp. Tại hội thảo “Các giải pháp, chính sách nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ, gắn với nhu cầu nghiên cứu khoa học và nhóm nghiên cứu” diễn ra ngày 27/5, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ và Nghị định hoạt động khoa học công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Minh Cương. Ảnh: VTV
Liên quan đến vấn đề đào tạo tiến sĩ của Việt Nam, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Minh Cương - Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội đã chia sẻ một số quan điểm xung quanh vấn đề này. Đầu tiên Tiến sĩ Cương cho rằng, muốn đào tạo trình độ tiến sĩ chất lượng hơn thì trước hết cần chú ý tính kế thừa, phát triển. Đó là nguyên tắc đầu tiên.

Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập toàn diện, cách mạng công nghiệp 4.0. Vì thế, quy trình đào tạo tiến sĩ phải sát với các nước phát triển.

“Tôi thấy chúng ta đang có sự lúng túng khi chưa có hình mẫu nào để học theo. Cần có một hình mẫu chuẩn phù hợp về đào tạo tiến sĩ để hướng tới.

Ở mức độ chuẩn đào tạo tiến sĩ như Mỹ thì Việt Nam chưa thể làm được.

Vì thế, phù hợp nhất là căn cứ theo các nước có nền giáo dục tiên tiến, giáo dục đại học phát triển những năm gần đây và có nhiều đặc điểm kinh tế-xã hội gần với Việt Nam như Singapore, Thái Lan…để học tập”, Tiến sĩ Cương nêu quan điểm.

Việc đổi mới quy chế đào tạo tiến sĩ phải quốc tế hóa về mặt công nghệ, chuẩn về quy trình, đạt chuẩn có bài đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục các tạp chí ISI-Scopus...

Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam đang có những cái không giống ai.

Tiến sĩ Đỗ Minh Cương nêu dẫn chứng. Đầu tiên là việc thể hiện trách nhiệm người hướng dẫn, hội đồng không rõ.

Ở nước ngoài giáo sư hướng dẫn, hội đồng chuyên môn của trường rất khách quan, nghiêm túc, khoa học.

Họ chịu trách nhiệm bằng danh dự của mình. Một thầy hướng dẫn nghiên cứu sinh nếu nghiên cứu sinh này có bất cứ vấn đề gì về chất lượng thì thầy phải chịu trách nhiệm, chủ tịch hội đồng phải chịu trách nhiệm.

Ở Việt Nam, trách nhiệm cá nhân của người hướng dẫn, chủ tịch hội đồng không rõ.

Tiếp đó là một quy trình không giống ai trong bảo vệ luận án tiến sĩ. Quy trình bảo vệ luận án tiến sĩ, đầu tiên là bảo vệ cấp cơ sở rồi tiến hành phản biện kín.

Sau đó, phải đợi rất lâu (có thể 3 tháng hoặc kéo dài hơn), mới bảo vệ chính thức. Buổi bảo vệ chính thức thì mang tính trình diễn nhiều hơn là mang tính học thuật.

Tại buổi bảo vệ luận án tiến sĩ chính thức, rất ít câu hỏi phản biện rõ ràng.
Đặc biệt, nhiều người không có chuyên môn đến dự như người thân, bạn bè của nghiên cứu sinh… tạo ra không khí học thuật thiếu nghiêm túc.

“Đúng ra, người thân chỉ nên đến khi công bố đã là tiến sĩ thôi. Ở trong hoàn cảnh rộn ràng như thế, hội đồng làm sao khách quan được.

Đây là những cái chúng ta đang tự thêm vào nhưng lại không hay hơn quốc tế”, Tiến sĩ Cương đánh giá.

Tiến sĩ Cương cũng nhấn mạnh, việc đào tạo tiến sĩ hướng tới chuẩn mực quốc tế, công nghệ theo quốc tế, quy trình chuẩn nhưng đối tượng, nội dung phải có tính dân tộc.

Tính dân tộc là phục vụ thế nào cho đất nước trong nghiên cứu bảo vệ luận án tiến sĩ đôi khi không rõ.

Hiện nay có xu hướng là chúng ta rất coi trọng các bài báo quốc tế và thưởng điểm rất cao. Phần lớn các bài đó đăng tạp chí nước ngoài và đa số người Việt Nam lại không đọc.

Các trường cũng thưởng rất cao cho bài báo được đăng. Chất lượng về nội dung, trình bày của bài báo đạt đẳng cấp quốc tế. Nhưng công bố đó có đem vào áp dụng ở Việt Nam được không, bao nhiêu người Việt Nam đọc được?

Có những bài báo đăng ở Thổ Nhĩ Kỳ, Braxin… thì các nhà khoa học Việt Nam cũng không đọc được.

Chúng ta mới chỉ cần bài báo đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục ISI-Scopus thôi chứ nội dung là gì, giá trị ra sao thì lại không đánh giá được.

Các nhà khoa học bỏ công, bỏ sức ra nghiên cứu thì phải áp dụng, phục vụ cho sự phát triển khoa học của Việt Nam.

“Tôi nhận thấy thời gian gần đây chúng ta đề cao tiêu chuẩn quốc tế nhưng tiêu chuẩn phục vụ cho lợi ích quốc gia, góp phần phục vụ cho đời sống nhân dân lại ít. Dường như chúng ta xem tiêu chuẩn quốc tế là đẳng cấp cao nhất.


Tuy nhiên, trong thực tế, không mấy người đọc các bài báo đó.

Vì vậy, người đào tạo tiến sĩ có năng lực làm việc theo chuẩn mực quốc tế nhưng cần phải đặt lợi ích dân tộc lên hàng đầu

Một điểm nữa theo Tiến sĩ Đỗ Minh Cương là cần xem xét lại vấn đề đào tạo tiến sĩ hiện nay mục đích để làm gì.

Mối quan hệ giữa chất lượng và số lượng đã phù hợp chưa.

Có thời kỳ, chúng ta mặc nhiên đóng đinh quan niệm rằng, lãnh đạo sở, ngành là phải có bằng tiến sĩ.

"Nhiều sở như Sở Xây dựng, Giao thông vận tải, Kế hoạch Đầu tư cần gì phải có bằng tiến sĩ.

Mục đích đào tạo tiến sĩ là để có được những cán bộ nghiên cứu khoa học, giảng dạy trong các trường đại học, làm tư vấn, làm chuyên gia.

Lãnh đạo không cần phải là tiến sĩ và không nên đặt tiêu chuẩn đó ra chỉ để làm đẹp hồ sơ, bằng cấp. Phải làm rõ mục tiêu đào tạo tiến sĩ để làm gì, sử dụng như thế nào.

Rõ ràng, những người được đào tạo tiến sĩ phải làm việc trong lĩnh vực khoa học, giáo dục, đào tạo, tư vấn.

Không nên ưu tiên cho cán bộ có chức vụ trong bộ máy công quyền đi học tiến sĩ.

Nếu các vị đó tự bỏ tiền ra đi học tiến sĩ thì không sao nhưng nếu dùng ngân sách đào tạo để đi học là không hiệu quả", Tiến sĩ Cương nhận định.

Tiến sĩ Cương chia sẻ thêm, nếu làm thống kê chi tiết thì cán bộ, công chức trong bộ máy công quyền của chúng ta có bằng tiến sĩ là cao hơn rất nhiều Nhật Bản và các nước trong khu vực nhưng mức độ phát triển kinh tế- xã hội thì lại có khoảng cách rất xa.

"Lãnh đạo nhiều tỉnh thành, Bộ ngành không những tiến sĩ mà còn được phong phó giáo sư, giáo sư. Nó thành ra một phong trào nhưng lại không cần thiết và rất lãng phí", ông nói.

https://toithichdoc.blogspot.com/2020/06/ao-tao-tien-si-o-vn-co-nhieu-iem-khong.html



2.




26/09/2017 00:10 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

GNO - Sáng 25-9, tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hội đồng khoa học của trường đã tổ chức buổi bảo vệ luận án tiến sĩ cho nghiên cứu sinh Trần Văn Trọng (ĐĐ.Thích Nguyên Toàn) - Phó trưởng ban kiêm Chánh thư ký BTS GHPGVN tỉnh Hà Giang - giảng sư Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội.


Theo đó, Đại đức bảo vệ luận án thuộc chuyên ngành Lý luận văn học, mã số 62.22.01.20, với đề tài: Thơ lục bát từ truyền thống đến hiện đại.  



1_3.jpg

ĐĐ.Nguyên Toàn đang trình bày luận án


HT.Thích Thanh Đạt - Phó ban Thường trực Ban Giáo dục Tăng Ni T.Ư, Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại Hà Nội; TT.Thích Hạnh Tùng, Trưởng BTS GHPGVN quận Cầu Giấy, bổn sư của Đại đức nghiên cứu sinh cùng chư tôn đức Tăng Ni trong sơn môn, đại diện Phật tử đã tham dự buổi bảo vệ.
Về phía đại biểu có ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư kiêm Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang; ông Trần Văn Hòa, Bí thư Huyện ủy Bắc Quang, tỉnh Hà Giang; ông Nguyễn Trung Hiếu, Chủ tịch huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang cùng đại diện lãnh đạo tỉnh Hà Giang và huyện Bắc Quang - Hà Giang.
  
Hội đồng khoa học gồm PGS.TS Đoàn Đức Phương (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) - Chủ tịch Hội đồng; cùng các phản biện: PGS.TS Nguyễn Thị Bích Thu; GS.TS Trần Đăng Suyền, PGS.TS Phùng Gia Thế; PGS.TS Lý Hoài Thu là người hướng dẫn khoa học cho nghiên cứu sinh.
Qua thời gian hơn 3 giờ làm việc, Hội đồng khoa học đưa ra những kết quả đánh giá khá cao về đề tài mà nghiên cứu sinh Trần Văn Trọng (Đại đức Thích Nguyên Toàn) đã nghiên cứu và trình bày. Đa số các ý kiến nhận xét đều nhận định luận án Thơ lục bát từ truyền thống đến hiện đại là một đề tài hay vừa có ý nghĩa khoa học vừa mang tính thực tiễn, phù hợp với chuyên ngành Lý luận văn học.
Các nhà khoa học đều cho rằng “Thơ lục bát là một thể thơ có vị trí đặc biệt trong lịch sử văn học dân tộc. Vì vậy việc nghiên cứu thể thơ này một cách toàn diện và hệ thống trong tiến trình từ truyền thống đến hiện đại là một nhiệm vụ bắt buộc mà giới nghiên cứu khoa học phải quan tâm đến".
Do đó, Hội đồng nhận định, luận án đã góp phần vào việc giải quyết một vấn đề cấp thiết của của khoa nghiên cứu văn học, có đóng góp mới cho ngành lý luận văn học lẫn văn học sử.
Nhận xét của Viện văn học, TS Hoàng Cẩm Giang TS Đỗ Thu Hiền, PGS.TS Phạm Thành Hưng… đều nhấn mạnh, tác giả luận án đã giải quyết trọn vẹn mục tiêu khoa học mà mình đề xuất.

Cụ thể, luận án là công trình nghiên cứu hệ thống khá toàn diện về thơ lục bát trong tiến trình lịch sử qua các phương diện cấu trúc; đặc trưng giá trị kết tinh.

img_9461_2.jpg

Các thành viên của hội đồng đều thông qua luận án của ĐĐ.Thích Nguyên Toàn

"Tác giả luận án đã vận dụng một cách nhuần nhuyễn điêu luyện lý thuyết loại hình học và tiếp cận thi pháp học để làm nổi bật các yếu tố thể loạicủa thơ lục bát trên cả hai bình diện đồng đại và lịch đại. Luận án cũng đã góp phần quan trọng khẳng định vị thế và đóng góp to lớn của thơ lục bát cho đời sống tinh thần Việt Nam cho diện mạo và căn tính dân tộc Việt trong bối cảnh đương đại. Luận án cho thấy sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa văn phong nghiên cứu phân tích và thẩm bình tác phẩm, nhiều phần viết hấp dẫn và lý thú", Hội đồng kết luận.
Từ đó, nhất trí đánh giá - đây là một luận án có chất lượng, đáp ứng được các yêu cầu của một luận án tiến sĩ, khẳng định nghiên cứu sinh xứng đáng được bảo vệ luận án ở cấp Đại học Quốc gia để nhận học vị tiến sĩ văn học. Hội đồng chấm thi đã công bố kết quả xuất sắc với 7/7 phiếu cho nghiên cứu sinh Trần Văn Trọng (ĐĐ.Thích Nguyên Toàn).


Cẩm Vân

http://giacngo.vn/phatgiaotuoitre/donghanh/2017/09/26/7FD2C2/








1.


Một số hình ảnh về các chặng đường học tập của Phạm Ngọc Hiền
phamngochien.com - Thứ 4 ngày 21/08/2013 - 15 giờ:01 phút
  Tôi đã trải qua một quá trình học tập rất dài. Tổng cộng thời gian học tập là 20 năm (không học mẫu giáo và lớp 1). Tôi từng học nhiều trường, nhiều cấp và đạt đến học vị cuối cùng. Niềm vui cũng lắm, gian nan cũng nhiều. Sau đây, xin giới thiệu vài hình ảnh phản ánh các bước đường học tập của tôi.



Ngôi trường tôi học suốt thời cấp I và cấp II (lúc ấy gọi là PTCS Hòa Đồng II)

Thời trung học, tôi thường thay mặt HS toàn trường phát biểu trong các ngày lễ
Thời học trường THPT Lê Hồng Phong (lớp 12C5, khóa 1987 - 1990)
Thời học ở ĐHSP Quy Nhơn (2 lớp Văn K13)
Bảo vệ luận văn thạc sĩ tại trường ĐHSP Huế năm 2001
Nhận bằng thạc sĩ do Đại học Huế cấp năm 2002
Thời gian nghiên cứu sinh tại Viện Văn học - Hà Nội
Ngày tôi bảo vệ thành công luận án TS tại Viện Văn học, Hà Nội
Các bằng cấp:
Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở năm 1987
Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông năm 1990
Bằng tốt nghiệp ĐHSP Quy Nhơn năm 1994
Bằng thạc sĩ do Đại học Huế cấp năm 2002
Bằng Tiến sĩ do Bộ Giáo dục và đào tạo cấp năm 2007

http://phamngochien.com/view/mot-so-hinh-anh-ve-cac-chang-duong-hoc-tap-cua-pham-ngoc-hien/1006

























1 nhận xét:


  1. 3. Tháng 6 năm 2020


    Đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam đang có nhiều điểm không giống ai

    GDVN- Lãnh đạo không cần phải là tiến sĩ, không nên đặt tiêu chuẩn đó ra để làm đẹp hồ sơ, bằng cấp.
    02/06/2020 06:09

    Đỗ Thơm (lược ghi)
    Tại hội thảo “Các giải pháp, chính sách nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ, gắn với nhu cầu nghiên cứu khoa học và nhóm nghiên cứu” diễn ra ngày 27/5, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ và Nghị định hoạt động khoa học công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học.

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.