Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

12/05/2017

Quyền lực mềm và quyền lực cứng thời Đồ Nam Trump (bài Joseph S. Nye)

Ông Nye được xem là cha đẻ của thuật ngữ "quyền lực mềm".

Nguyên tên và nội dung bài ở dưới, với bản dịch Nguyễn Huy Hoàng - Lê Hồng Hiệp.



---


Bản dịch tiếng Việt

Thực tế và hiểu lầm về nước Mỹ dưới thời của Trump



Nguồn: Joseph S. Nye, “What I Tell My Non-American Friends,” Project Syndicate, 12/04/2017.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Tôi thường ra nước ngoài, và các bạn bè nước ngoài của tôi luôn hỏi, với những mức độ hoang mang khác nhau: Đất nước anh đang xảy ra chuyện gì thế? Đây là câu trả lời của tôi.
Thứ nhất, hãy đừng diễn giải sai cuộc bầu cử 2016. Trái với một số bình luận, hệ thống chính trị Mỹ vẫn chưa bị một làn sóng dân túy cuốn trôi. Đúng, nước Mỹ chúng tôi có một lịch sử lâu đời của việc nổi dậy chống giới tinh hoa. Donald Trump đã tận dụng một truyền thống gắn liền với các nhà lãnh đạo như Andrew Jackson và William Jennings Bryan trong thế kỷ 19 và Huey Long và George Wallace trong thế kỷ 20.
Nhưng Trump đã thua gần ba triệu phiếu phổ thông. Ông thắng cuộc bầu cử bằng cách tận dụng thái độ oán giận dân túy ở ba tiểu bang vùng Rust Belt – Michigan, Pennsylvania, và Wisconsin – những bang trước đây thường bầu cho Đảng Dân chủ. Nếu một trăm ngàn phiếu được bầu khác đi ở những tiểu bang này, Trump đã thua phiếu đại cử tri đoàn và chức tổng thống.
Tuy nhiên, chiến thắng của Trump chỉ ra một vấn đề thực sự là bất bình đẳng xã hội và khu vực đang gia tăng ở nước Mỹ. Cuốn sách bán chạy Hillbilly Elegy của J. D. Vance gần đây đã mô tả một cách thuyết phục sự khác biệt lớn giữa California và vùng Appalachia.
Nghiên cứu của các nhà kinh tế Anne Case và Angus Deaton tại Đại học Princeton cho thấy các xu hướng nhân khẩu học của người da trắng có thu nhập thấp và không có bằng đại học đang tồi tệ hơn so với người Mỹ gốc Phi, những người thường nằm ở đáy phổ bất bình đẳng trong lịch sử. Năm 1999, tỷ lệ tử vong của người da trắng không có bằng đại học thấp hơn khoảng 30% so với tỷ lệ tử vong của người Mỹ gốc Phi; đến năm 2015, nó đã cao hơn 30%.
Hơn nữa, việc làm trong ngành chế tạo, từng là nguồn công việc thu nhập cao chính của tầng lớp lao động da trắng, đã giảm mạnh trong thế hệ qua, xuống còn 12% lực lượng lao động. Những cử tri đã bầu cho Đảng Dân chủ trước đây đã bị thu hút bởi lời hứa tạo ra những thay đổi lớn và giành lại việc làm ngành chế tạo của Trump. Trớ trêu là những nỗ lực của ông nhằm bãi bỏ đạo luật chăm sóc sức khỏe của Obama lại làm cuộc sống của họ thêm khó khăn.
Điều thứ hai mà tôi vẫn nói với các bạn bè người nước ngoài là đừng đánh giá thấp các kỹ năng giao tiếp của Trump. Nhiều người cảm thấy bị xúc phạm trước cơn bão tweet và thái độ thiếu tôn trọng sự thực của ông. Nhưng ông là một người kỳ cựu trong lĩnh vực truyền hình thực tế, nơi ông học được rằng chìa khóa của thành công là giành độc quyền sự chú ý của người xem, và cách để làm điều đó là các phát ngôn cực đoan, không cần quan tâm sự thật.
Twitter giúp Trump thiết lập nghị trình làm việc và làm sao nhãng những người chỉ trích ông. Những điều xúc phạm các nhà bình luận trên truyền thông và giới học giả không quan trọng đối với những người ủng hộ ông. Nhưng khi ông chuyển từ chiến dịch tranh cử luôn coi mình là trọng tâm sang việc cố gắng quản trị, Twitter lại trở thành một thanh gươm hai lưỡi làm thối chí các đồng minh cần thiết của ông.
Thứ ba, tôi bảo các bạn mình là đừng trông mong hành vi bình thường ở Trump. Thông thường, vị tổng thống nào thua phiếu phổ thông thì sẽ di chuyển vào trung tâm chính trị để thu hút thêm sự ủng hộ. Đây là điều mà George W. Bush đã làm thành công năm 2001. Ngược lại, Trump tuyên bố mình đã thắng phiếu bầu phổ thông và, làm như ông thắng thật, chỉ quan tâm lôi kéo các cử tri cơ sở (luôn luôn ủng hộ) mình.
Dù đã bổ nhiệm một số nhân vật trung dung vào các vị trí ở Bộ Quốc phòng, Ngoại giao, và An ninh Nội địa, lựa chọn của Trump cho Cơ quan Bảo vệ Môi sinh và Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh lại đến từ những thành phần cực đoan nhất của Đảng Cộng hòa. Nhân viên Nhà Trắng của Trump bị chia thành hai phe thực dụng và giáo điều, và ông thu nạp cả hai.
Thứ tư, đừng ai đánh giá thấp các thể chế của Mỹ. Thỉnh thoảng các bạn tôi lại nói chuyện như thể trời sập và hỏi Trump có phải là một kẻ ái kỷ nguy hiểm như Mussolini hay không. Tôi bảo họ đừng sợ. Bất chấp mọi vấn đề, Mỹ không phải là nước Ý năm 1922. Giới tinh hoa chính trị của nước Mỹ thường bị phân cực hóa, nhưng các nhà lập quốc cũng thế.
Khi thiết kế Hiến pháp Mỹ, mục đích của các nhà lập quốc không phải là đảm bảo sự hài hòa của chính phủ, mà là hạn chế quyền lực chính trị bằng một hệ thống kiểm soát và cân bằng khiến quyền lực đó khó có thể được thực thi. Có một câu chuyện đùa là các nhà lập quốc đã tạo ra một hệ thống chính trị khiến cho Vua George của Anh không thể cai trị nước Mỹ – không ai có thể cai trị. Sự thiếu hiệu quả (của chính phủ) được tạo ra để phục vụ sự tự do.
Đây mới là giai đoạn đầu nhiệm kỳ tổng thống của Trump, và chúng ta không thể chắc chắn chuyện gì sẽ xảy ra sau này, ví dụ như một vụ tấn công khủng bố lớn. Tuy nhiên, cho đến nay, các tòa án, Quốc hội, và các tiểu bang đã thực hiện sự kiểm soát và đối trọng đối với chính quyền, đúng như Madison dự định. Và các công chức thường trực trong các cơ quan hành pháp cũng góp phần kiểm soát nó.
Cuối cùng, các bạn tôi hỏi tất cả những chuyện này có ý nghĩa gì đối với chính sách đối ngoại của Mỹ và trật tự quốc tế tự do mà Mỹ đã dẫn đầu từ năm 1945. Nói thật là tôi không biết, nhưng tôi không ngại sự trỗi dậy của Trung Quốc bằng sự trỗi dậy của Trump.
Mặc dù các nhà lãnh đạo Mỹ, bao gồm cả Obama, vẫn than phiền về các nước ngồi không hưởng lợi, nhưng Mỹ từ lâu đã dẫn đầu trong việc cung cấp các hàng hóa công chủ chốt toàn cầu: an ninh, một hệ thống dự trữ tiền tệ quốc tế ổn định, các thị trường tương đối mở, và quản lý các nguồn tài nguyên của trái đất. Bất chấp các vấn đề của trật tự quốc tế do Mỹ dẫn dắt, thế giới đã thịnh vượng lên và tỷ lệ đói nghèo đã được giảm thiểu. Nhưng không ai có thể chắc chắn điều đó sẽ tiếp tục. Mỹ sẽ cần hợp tác với Trung Quốc, châu Âu, Nhật Bản và các nước khác, để quản lý các vấn đề xuyên quốc gia.
Trong chiến dịch tranh cử năm 2016, Trump là ứng cử viên đầu tiên của một đảng lớn nghi ngờ hệ thống liên minh của Mỹ trong 70 năm. Kể từ khi nhậm chức vào tháng 1, phát biểu của Trump và những người mà ông bổ nhiệm cho thấy hệ thống này sẽ còn tiếp tục tồn tại. Suy cho cùng, quyền lực cứng và quyền lực mềm của Mỹ chủ yếu xuất phát từ thực tế là Mỹ có đến 60 đồng minh (trong khi Trung Quốc thì chỉ có một vài).
Nhưng sự ổn định của các thể chế đa phương giúp quản lý nền kinh tế thế giới và các nguồn tài nguyên toàn cầu thì thiếu chắc chắn hơn thế. Giám đốc ngân sách của Trump đã nói về một ngân sách tập truing vào “quyền lực cứng”, với việc cắt giảm ngân quỹ dành cho Bộ Ngoại giao và hệ thống Liên Hợp Quốc. Các quan chức khác ủng hộ việc thay thế các thoả thuận thương mại đa phương bằng các thoả thuận song phương “hợp lý và cân bằng.” Và Trump đang bác bỏ những nỗ lực của Obama trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Tôi vẫn nói với các bạn mình là ước gì tôi có thể trấn an họ về những vấn đề này. Nhưng tôi không thể.
Joseph S. Nye, cựu Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng và chủ tịch Hội đồng Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ, là Giáo sư tại Đại học Harvard. Ông là tác giả cuốn Is the American Century Over?
- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2017/05/11/thuc-te-hieu-lam-my-duoi-thoi-trump/#sthash.sLOiRUj1.IfnYL3Nb.dpuf

http://nghiencuuquocte.org/2017/05/11/thuc-te-hieu-lam-my-duoi-thoi-trump/



. Nguyên bản tiếng Anh






JOSEPH S. NYE

Joseph S. Nye, Jr., a former US assistant secretary of defense and chairman of the US National Intelligence Council, is University Professor at Harvard University. He is the author of Is the American Century Over?


.






CAMBRIDGE – I frequently travel overseas, and invariably my foreign friends ask, with varying degrees of bewilderment: What in the world is going on in your country? Here is what I say.
First, do not misinterpret the 2016 election. Contrary to some commentary, the American political system has not been swept away by a wave of populism. True, we have a long history of rebelling against elites. Donald Trump tapped into a tradition associated with leaders like Andrew Jackson and William Jennings Bryan in the nineteenth century and Huey Long and George Wallace in the twentieth century.


DONATE NOW
And yet Trump lost the popular vote by nearly three million. He won the election by appealing to populist resentment in three Rust Belt states – Michigan, Pennsylvania, and Wisconsin – that had previously voted Democratic. If a hundred thousand votes had been cast differently in those states, Trump would have lost the Electoral College and the presidency.
That said, Trump’s victory points to a real problem of growing social and regional inequality in the United States. J.D. Vance’s recent best-selling book Hillbilly Elegycompellingly describes the vast difference between California and Appalachia.
Research by the Princeton economists Anne Case and Angus Deaton shows that the demographic trends among lower-income whites without a college degree are worse than those for African-Americans, who historically anchored the lower extremes of inequality. In 1999, mortality rates among whites with no college were around 30% lower than those of African-Americans; by 2015, they were 30% higher.
Moreover, manufacturing employment, once a prime source of high-paying jobs for working-class whites, has fallen sharply over the last generation, to just 12% of the workforce. These previously Democratic voters were attracted by Trump’s promises to shake things up and bring back manufacturing jobs. Ironically, Trump’s efforts to repeal President Barack Obama’s health-care legislation would make their lives worse.
The second thing I tell my foreign friends is not to underestimate Trump’s communications skills. Many are offended by his tweet storms and outrageous disregard for facts. But Trump is a veteran of reality television, where he learned that the key to success is to monopolize viewers’ attention, and that the way to do that is with extreme statements, not careful regard for the truth.
Twitter helps him to set the agenda and distract his critics. What offends commentators in the media and academia does not bother his supporters. But as he turns from his permanent self-centered campaigning to trying to govern, Twitter becomes a two-edged sword that deters needed allies.
Third, I tell my friends not to expect normal behavior. Normally, a president who loses the popular vote moves to the political center to attract additional support. This is what George W. Bush did successfully in 2001. Trump, by contrasts, proclaims that he won the popular vote and, acting as though he really did, appeals to his base voters.
While Trump has made solid centrist appointments to the Departments of Defense, State, and Homeland Security, his picks for the Environmental Protection Agency and the Department of Health and Human Services are from the extremes of the Republican Party. His White House staff is divided between pragmatists and ideologues, and he caters to both.
Fourth, no one should underestimate US institutions. Sometimes my friends talk as though the sky is falling and ask if Trump is as dangerous a narcissist as Mussolini. I tell them not to panic. The US, for all its problems, is not Italy in 1922. Our national political elites are often polarized; but so were America’s founders.
In designing the US Constitution, the founders’ goal was not to ensure harmonious government, but to constrain political power with a system of checks and balances that made it difficult to exercise. The joke goes that the founders created a political system that made it impossible for King George to rule over us – or for anyone to ever do so. Inefficiency was placed in the service of liberty.
It is still early in the Trump presidency, and we cannot be sure what might happen after, say, a major terrorist attack. So far, however, the courts, the Congress, and the states have checked and balanced the administration, as Madison intended. And the permanent civil servants in the executive departments add ballast.
Finally, my friends ask what all of this means for American foreign policy and the liberal international order led by the US since 1945. Frankly, I don’t know, but I worry less about the rise of China than the rise of Trump.

While American leaders, including Obama, have complained about free riders, the US has long taken the lead in providing key global public goods: security, a stable international reserve currency, relatively open markets, and stewardship of the Earth’s commons. Despite the US-led international order’s problems, the world has prospered and poverty has been reduced under it. But one cannot be sure it will continue. The US will need to cooperate with China, Europe, Japan, and others to manage transnational problems.

During the 2016 campaign, Trump was the first major party candidate in 70 years to call the American alliance system into question. Since taking office in January, statements by Trump and his appointees suggest that it is likely to persist. American hard and soft power, after all, stems largely from the fact that the US has 60 allies (while China has only a few).

But the stability of the multilateral institutions that help manage the world economy and global commons is more uncertain. Trump’s budget director speaks of a hard-power budget, with funds cut from the State Department and the United Nations system. Other officials advocate replacing multilateral trade deals with “fair and balanced” bilateral arrangements. And Trump is repudiating Obama’s efforts to address climate change. I tell my friends I wish I could reassure them on these issues. But I cannot.
https://www.project-syndicate.org/commentary/american-institutions-resilence-trump-by-joseph-s--nye-2017-04

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.