Một trích đoạn của hồi kí Lã Văn Lô (1909-1993) đã được đề cập nhanh trên blog này từ mấy năm trước, xem lại ở đây.
Bây giờ, bản toàn văn được post lên mạng.
Bản toàn văn được đưa dần lên trên trang web của dòng họ Lã ở Việt Nam.
Lấy nguyên từ bên đó về. Đưa dần.
---
1. Trang 1
Tôi sinh năm Kỷ Dậu, tháng 9, ngày 17, giờ Ngọ, tại phố Đông Cai, Kỳ Lừa, Lạng Sơn. Cha tôi là Lã Lương Viên, làm đội lệ ở nhà Pò Cằng. Cha tôi nuôi thêm một đứa cháu tên là Dèn, tức là Lã Quỳnh Văn, hơn tôi 7 tuổi, con bác tôi, ra thị trấn học chữ Hán với một ông đồ. Tôi chỉ nhớ mang máng ở bên cạnh nhà tôi có một bà rất quí tôi, là vợ bác phó tổng Hiển Xuân. Bà ta làm nghề bán bánh tẻ, sáng nào bà ta cũng biếu tôi một chiếc. Tôi gọi bà bằng u, coi như mẹ thứ hai của tôi. Tôi còn nhớ hồi đó, cứ đến đầu mùa hè, người ta dựng đàn ở đầu phố Đông Cai làm chay để trừ ma ôn dịch hoặc những đêm rằm Trung Thu, trẻ em rước đèn đủ các màu sắc, các hình thù con giống vui chơi đến tận khuya.
Khi tôi lên 3 tuổi, bố tôi được thăng chức Châu đoàn Văn Uyên, dọn nhà về ở xóm Lục Luông, xã Lộc Yên, trước thuộc huyện Văn Uyên, nay thuộc huyện Cao Lộc.
2. Bố tôi
Bố tôi là Lã Lương Viên, người tầm thước nhưng biết võ, tính hào hiệp, được các bạn đồng sự và đàn em mến. Khách đến nhà luôn luôn được chiêu đãi cơm nước, không mấy khi cho về không. Có rượu thịt, đàn em tha hồ đánh chén thả cửa. Bố tôi thường kể lai lịch xuất thân như sau:
Ông nội tôi hiếm hoi lấy ba đời vợ mới sinh được ba con trai, bác tôi là Lã Lương Thiêm, bố tôi là Lã Lương Viên, chú tôi là Lã Lương Thịnh. Ông nội tôi mất năm 54 tuổi, các con đều chưa đến tuổi thanh niên. Nhà nghèo, đi trọ học, phải đi hái lá để bán lấy tiền mua thêm thức ăn. Bố tôi chỉ được học vài ba năm chữ Hán. Ông bác được học cao hơn, sau này làm nghề thầy phù thủy, tức thầy tào.
Một sự kiện bất ngờ xảy ra đã làm thay đổi cuộc sống của cha tôi. Một hôm, cha tôi cùng ông bác trình tường. Trong một cuộc cãi vã, ông bác nổi nóng, cầm chiếc chày đánh cha tôi. Cha tôi đỡ, trúng phải ngón tay cái của ông bác chảy máu. Ông bác dọa: “mày đánh anh, tao sẽ kiện mày trước cửa quan”. Ông bố tôi hoảng sợ chạy ra nhà Pò Cằng (Cao Lộc) làm lính lệ, tức là một thứ lính làm cần vụ cho các quan lại. Lúc bấy giờ, viên chánh đội lại không biết chữ, bố tôi cũng không giỏi lắm, nhưng có thể ghi được tên người. Chẳng mấy chốc, bố tôi được thăng phó đội, về sau thăng chức chánh đội. Ông bố tôi tự học lấy chữ quốc ngữ, chủ yếu qua đánh vần truyện Kiều. Ông thường nói với tôi: “Truyện Kiều hay lắm, học hết truyện Kiều sẽ biết nhiều chữ lắm”. Sau vài năm làm đội lệ, bố tôi được thăng chức châu đoàn Văn Uyên, lúc bấy giờ bao gồm cả Cao Lộc.
Ông bố tôi còn kể cho tôi nghe nhiều câu chuyện, tỏ ra có chí dũng cảm và mau trí khôn khi gặp khó khăn, nguy hiểm.
Dân hai làng săn đuổi đâm chết một con sơn dương. Đồng bào cho là tiết sơn dương rất bổ, cho nên tranh nhau lấy ống nứa để hứng tiết, để pha rượu uống. Thế là suýt nổ ra một cuộc xung đột đổ máu giữa dân hai làng. Hai bên dùng lao, gậy gộc, dáo, mác để chực đâm chém nhau. Ông bố tôi vừa khuyên răn, vừa xông vào múa gậy, gạt hai bên ra. Thế là tránh được một cuộc xung đột đổ máu.
Bố tôi và một ông bạn đang đi đêm thì gặp một con báo. Giống báo rất tinh nghịch, hay trêu người. Cứ đi được vài bước, nó lại nhảy soạt qua trước mặt, có khi gần sát vào người. Bố tôi bảo người bạn đường hãy dừng một lát đã, đợt trăng mọc lên sẽ tiếp tục đi. Hai người đứng tựa lưng vào nhau, mỗi người nắm chắc một gậy dài, sẵn sàng đối phó khi cần thiết. Khi trăng mọc lên, hai người cùng thét lên một tiếng, xông vào dùng gậy đập mạnh vào một đám cỏ đang rung rinh lay động. Thế là hai bạn đi đường an toàn. Đến một chiếc lều nương dựng trên một cây gạo, rồi trèo lên ngủ một giấc ngon. Sáng dậy thì thấy nhiều vết cào cấu chân báo dưới gốc cây gạo.
Kinh nghiệm cưỡi ngựa đi đường khi gặp hổ. Bố tôi cho biết phải chuẩn bị sẵn trong túi vài nhánh tỏi khô. Giống ngựa khi gặp hổ hoặc hít phải hơi hổ thường run lên không chạy được nữa. Lúc bấy giờ phải nhảy xuống ngựa, nhét tỏi vào lỗ mũi thì ngựa lại chạy được bình thường. Không có tỏi thì đái vào lỗ mũi ngựa cũng được.
http://www.donghola.info/documents/doc1/Page01.html
2. Trang 2
Ở đồn Bản Xâm (huyện Cao Lộc) có một tên quan hai làm Trưởng đồn khét tiếng tàn ác, hay đánh người. Một hôm, trong một buổi diễn tập lính dõng, tên quan hai biểu diễn một số tiết mục điền kinh, xà đơn, xà kép, nhảy cao, nhảy dài, có ý khoe khoang tài năng của mình. Nó bảo bố tôi: “Trong đám lính dõng này, có ai làm được như tao không ?”. Bố tôi chỉ định một thanh niên ra biểu diễn. Ngờ đâu, anh thanh niên này lại biểu diễn tài hơn quan đồn. Tên quan hai tự ái, không những không khen ngợi người thanh niên, mà còn đánh anh ta mấy cặc bò. Bố tôi can thiệp, nó cầm roi chực đánh bố tôi, bố tôi cũng cầm roi cự lại. Nó không dám đánh. Về sau, nó hỏi: “Này Châu đoàn, nếu tao đánh mày thật, mày có dám đánh tao không ?”. Bố tôi trả lời: “Tôi không dám đánh quan lớn, nhưng tôi đi kiện với quan trên đấy”. Từ đấy nó nể hơn.
Cha tôi thuộc loại sỹ phu yêu nước thời bấy giờ. Khoảng giữa năm 1920, 1921, nổ ra cuộc chiến tranh giữa hai tên quân phiệt Long Tế Quang, đô đốc Quảng Đông và Lục Vinh Đình, đô đốc Quảng Tây. Quân Quảng Tây bị thua chạy. Ngày 9 tháng 9 âm lịch, năm 1921, Đội Ấn, đảng viên Việt nam quang phục hội, lợi dụng một số bại binh Quảng Tây, đánh vào thị xã Lạng Sơn. Bố tôi cùng một số thân hào tông lý khác, cho là một phong trào yêu nước nên không đi trấn áp. Bố tôi bị thực dân Pháp bắt bỏ tù, mất năm 1922.
3. Mẹ tôi
Mẹ tôi là một nông dân rất cần cù lao động, góa chồng từ năm 38 tuổi, ở vậy nuôi con. Năm 1947, vì tôi tham gia cách mạng, thực dân Pháp đến phá nhà, tịch thu gia sản, bắt mẹ tôi và ba đứa con đi an trí ở nhà thờ Mỹ Sơn. Sau khi Lạng Sơn giải phóng (năm 1950) mới được thả về nhà. Mẹ tôi mất năm 1962.
4. Vợ tôi
Vợ tôi là Đinh Thị Mậu, sinh năm Nhâm Tý, tháng 2, giờ Sửu, ngày 6, ở xóm Bản Đẩy, xã Thạch Đạn, huyện Cao Lộc, Lạng Sơn.
Hai gia đình chúng tôi, bố tôi là Lã Lương Viên, và bố vợ tôi, Đinh Hiền Văn, vốn quen biết nhau từ lâu, là những gia đình khá giả ở trong vùng, có tính chất môn đăng hộ đối. Chúng tôi đã được cha mẹ cho đính hôn với nhau từ thuở nhỏ, tôi đúng 11 tuổi, vợ tôi 7 tuổi. Đến năm 1931, khi tôi thi đỗ, đi làm rồi mới cưới nhau.
Vợ tôi là người cần cù lao động, nuôi cho tôi 8 con trưởng thành, đều là quân nhân, cán bộ Nhà nước, nuôi nấng, chôn cất mẹ, trong khi tôi đi biền biệt, làm công tác cách mạng và kháng chiến, thoát ly gia đình từ năm 1947.
3. Trang 3
5. Sự học tập, phấn đấu của bản thân để trở thành đảng viên, cán bộ cách mạng
Học vỡ lòng: Tôi lên 7 tuổi, bắt đầu học chữ nho với một ông đồ, tên là Vũ Thanh Mai, người Nam Định, một ông thầy đạo mạo, râu dài, nổi tiếng hay chữ, đã dạy học ở địa phương lâu năm, đào tạo được nhiều lớp người biết chữ. Lớp học tổ chức ở một nhà sàn, có bàn thờ Khổng tử. Mỗi sáng, học trò thay phiên nhau thắp hương, cúng nước chè. Ngày khai trường, các phụ huynh tổ chức lễ tế Thành, tiếp sau đó là một bữa cơm liên hoan giữa thầy trò và các phụ huynh. Ngoài ra, còn có Xuân Thu nhị kỳ, cũng có tổ chức tế Thành và bữa cơm liên hoan.
Thầy đồ rất nghiêm khắc. Trên tường đã treo một ống roi mây, ai không thuộc bài, hay thái độ không nghiêm chỉnh, liện bị đòn.
Tôi học tương đối sáng dạ. Học trò phải học thuộc lòng. Trước khi tan buổi học, học sinh gấp sách dọc trước mặt thầy. Ai không thuộc bài, sẽ bị đòn. Một bạn đứng lên đọc ấp úng, tỏ không thuộc bài. Tôi nhắc, liền bị thầy đồ vụt cho một roi vào mặt. Tôi đau rát mặt quá. Tôi gào thét lên, chạy khỏi lớp học lên rừng. Người nhà đi dỗ mãi mới trở về học. Tuy vậy, tôi vẫn tôn trọng thầy. Mỗi khi hái được quả ổi nào chín, thơm ngon, tôi để vào đĩa, trân trọng dâng thầy, được thầy khen là trò ngoan.
Chương trình học ngày xưa quả là quá cao so với những trẻ em 7, 8 tuổi. Mấy cuốn sách Tam tự kinh, Tứ tự kinh, Ngũ tự kinh, tóm tắt nền Triết học, luân lý của đạo Khổng, học sinh cứ phải học thuộc lòng, không biết nghĩa lý là gì. May mà sách viết có vần nên dễ học, dễ nhớ. Hàng ngày phải gấp sách đọc thuộc lòng từng bài mà thầy chấm cho. Nhưng tới ngày rằm, mùng một, lại bắt học sinh phải đọc thuộc lòng tất cả những bài đã học trong 15 ngày qua.
Mấy câu mở đầu trong các sách vỡ lòng có những ý nghĩa rất thâm thúy, về sau lớn lên, đọc qua các sách kinh điển, tôi mới rõ nghĩa. Sách Tam tự kinh có câu mở đầu:
Nhân tri sơ, tính bản thiện. Tính tương cận, tập tương viễn. Cẩu bất giáo, tính nãi thiên.
Đại khái nói: người ta sinh ra tính vốn hiền lành, tính người ta gần nhau, chỉ vì sống ở môi trường khác nhau, tập quán khác nhau mà tính mới khác nhau. Nếu không được giáo dục, tính lại thay đổi đi.
Hoặc là có câu: Ấu bất học, lão hà vi, nghĩa là trẻ không chịu học, già biết làm gì.
Những câu mở đầu cuốn Tứ tự kinh đề cập đến việc hình thành vũ trụ, hình thành trái đất của chúng ta. Hôm nay chi sơ, vị phân thiên địa. Bàn cổ thủy xuất, thủy phán âm dương. Đại ý nói: Trái đất của chúng ta trong thời kỳ hỗn mang chưa phân biệt trời đất, chỉ có đời vua Bàn cổ ra đời, mới phân biệt được khí âm khí dương, nghĩa là hai nhân tố cơ bản để hình thành trời đất và muôn vật.
Cuốn Ngũ tự kinh thì hết sức đề cao việc học tập.
Vạn bang giai hạ phẩm, duy hữu độc thư cao. Mãn triều chu tử quí, tận thị độc thư nhân. Tích nhật nhất bần nho. Khu thừa tứ mã xa.
Đại ý nói: Cái quý đẹp nhất trên đời này, đọc sách là cao hơn cả. Các quan to trong triều đình mặc áo đỏ, áo tía, đều là những người hay chữ cả. Ngày xưa chỉ là một bần nho, nay làm nên quan sang đi xe bốn ngựa.
http://www.donghola.info/documents/doc1/Page03.html4. Trang 4
5. Sự học tập, phấn đấu của bản thân để trở thành đảng viên, cán bộ cách mạng (tiếp)
Tôi đã mê học vẽ từ thuở nhỏ. Nguyên nhân, tôi có một ông bác, một thày tào cao tay, hay chữ. Ông ta định thuê người ta vẽ cho một bộ tranh thập điện, nhưng thợ vẽ đòi giá tiền cao lắm. Ông quyết tâm tự vẽ lấy. Ông mượn người ta một bộ tranh thập điện làm mẫu và tự tay vẽ lấy. Trước tiên, ông dùng giấy bạch tuyết vẽ bằng mực nho, sau đó, ông bồi từng bức tranh cho cứng rắn rồi mới dùng màu tô thêm. Kết quả là ông hoàn thành bộ tranh thập điện, không khác gì tranh mầu. Tôi hàng ngày xem ông bác tôi vẽ tranh, cách tô màu, bồi tranh như thế nào, nên dần dần mê luôn học vẽ.
Tôi lớn lên, tiếp tục học trường Tổng sư, vừa học chữ Hán vừa học chữ Quốc ngữ. Trường tiểu học, rồi trường cao đẳng tiểu học tức trường Bưởi, sau thi đỗ được bổ làm thư ký Tòa sứ.
Năm 1930, tôi được bổ làm thư ký Tòa sứ ở Lào Cai. Nhưng đến cuối năm 1931, cơ quan điều động tôi đi làm thư ký tòa Đại lý ở Mường Khương, thay ông Trần Ngọc Phác chuyển về Lào Cai, để làm phiên dịch tiếng quan hỏa, và lúc bấy giờ, Tòa sứ thiếu người làm phiên dịch tiếng quan hỏa.
Ngày xưa, ở những vùng biên giới, dân tộc phức tạp. Chính quyền thực dân cử một viên quan ba làm chức Đại lý, thay mặt chánh sư coi một huyện, vừa làm nhiệm vụ bảo vệ biên cương, vừa làm công việc quản lý hành chính. Ở Lào Cai, có 6 huyện thì 4 huyện do viên Đại lý cai trị, tức là Mường Khương, Phong Thổ, Bát Xát, Bắc Hà, 2 huyện do quan Việt Nam cai trị, tức là Bảo Thắng, Thùy Vĩ.
Tôi đổi đi Mường Khương, phải cố gắng học cho bằng được tiếng quan hỏa để làm được nhiệm vụ phiên dịch, vì tiếng quan hỏa là tiếng phổ thông cho tất cả các dân tộc ở địa phương.
Công việc ở đây tương đối đơn giản. Tôi có thì giờ học tập, học vẽ hơn. Tôi đi làm nhưng vẫn ham học vẽ. Tôi theo học một lớp hàm thụ trong ba năm ở trường Ecole ABC de Dessin ở Paris. Nhà trường cung cấp bài học, ra đầu bài, ta vẽ gửi sang Paris, thầy giáo chấm và gửi trả với những sửa chữa, những lời khuyên bảo. Tôi học xong 12 bài trong ba năm. Nhà trường lại gửi hàng tháng một tạp chí nghệ thuật và văn chương (Bevue artiotique et littéraire de l’ABC, đi sâu vào lý luận nghệ thuật và hội họa).
Nhờ có tạp chí này, trình độ lý luận về nghệ thuật, hội họa được nâng cao thêm, làm cho tôi càng thích thú đi vào con đường hội họa. Các giáo sư thường dặn tôi: nếu anh muốn trở thành một họa sỹ, anh phải thấm nhuần những kiến thức cơ bản về chủ nghĩa nhân đạo Hyla (Humanité Greco Latine) – ý nói phải có một nền tảng triết học vững chắc. Tôi thấy chúng ta cũng có một chủ nghĩa nhân đạo truyền thống, tức là chủ nghĩa nhân đạo Hán Việt, tức là triết học Khổng giáo. Từ đó tôi bắt đầu tìm hiểu sâu vào chủ nghĩa nhân đạo Hán Việt qua cuốn Nho giáo của Trần Trọng Kim, qua các sách kinh điển Tứ thư ngũ kinh. Do đó mà tư tưởng chính trị cũng như học thuật có phần nâng cao thêm.
http://www.donghola.info/documents/doc1/Page04.html
5. Trang 5
5. Sự học tập, phấn đấu của bản thân để trở thành đảng viên, cán bộ cách mạng (tiếp)
Tôi thấy những quan điểm của Nho giáo về cơ bản là đúng, nhưng chỉ là đúng trên lý tưởng mà thôi, còn về hiện thực, khó có thể thực hiện được. Ví dụ: Khổng giáo cho con người là yếu tố quan trọng vào bậc nhất, ngang với trời đất (Tam tài giả thiên địa nhân) để cải tạo xã hội. Rõ ràng có con người tài, giỏi thì việc khó khăn đến mấy cũng xong.
Nho giáo lý tưởng hóa bậc đế vương, cho là đã là vua thì phải là người có tài đức hơn mọi người. Nhưng họa hoằn mới có một vài ông vua lý tưởng ấy, phần lớn toàn là những tên vua thoái hóa, dâm ô, trụy lạc, độc đoán, tàn nhẫn.
Con người muốn trở thành một người tề gia, trị quốc, bình thiên hạ thì phải tu thân, tự rèn luyện, bồi dưỡng đức tài. Tu thân có bốn bước: cách vật, chí tri, thành ý, chính tâm. Cách vật là biết và làm cái đúng, bỏ cái sai; chí tri là biết đến nơi đến chốn; thành ý là có quan điểm đúng; chính tâm là có lòng ngay thẳng, không thiên vị. Tất nhiên, trong thực tế, ít có người làm được như vậy.
Con người có khả năng vô tận. Nếu có công học tập, tu dưỡng thì người kém có thể trở nên người tài năng được, ngu có thể trở thành hiền được.
Con người ngay thẳng cũng như một bình pha lê đựng nước lọc, có bụi bặm thì thấy ngay. Con người không ngay thẳng, vì lòng riêng tư chi phối, cũng như một bình nước đục, làm sao thấy được bụi bậm, tức là không thể thấy được cái sai cái đúng được.
Không sợ nghèo mà sợ lòng dân không yên, không sợ ít mà sợ sự phân phối không công bằng, thực là một câu nói rất chí lý.
Về phương pháp học tập tu dưỡng, Khổng giáo cũng cho chúng ta nhiều kinh nghiệm quý báu, bằng công thức năm bước: bác học, thẩm vấn, thông tư, minh biện, đốc hành, nghĩa là phải học cho rộng, điều tra hỏi cho kỹ, suy nghĩ cho chín, trình bày cho minh bạch, rồi chấp hành cho đúng.
Về quan hệ giữa vua tôi, cha con, nhà cầm quyền và dân, tức là giữa người lãnh đạo và người bị lãnh đạo, Khổng giáo cũng đưa ra những khẩu hiệu đứng trên lý tưởng như:
“Quân kính thần trung, phụ từ tử hiếu”, nghĩa là vua phải tôn trọng các quan, đãi ngộ đúng tài năng của từng người, thì các quan mới trung thành với vua; Cha phải hiền và gương mẫu thì con mới có hiếu với cha.
“Nhà cầm quyền phải có đức, ví như sao Bắc đẩu, các ngôi sao khác phải hướng theo”. Có nghĩa là nhà cầm quyền phải ngay thẳng thì mới được dân ủng hộ.
Hoặc là “thượng bất chính, hạ tắc loạn”. Cấp trên không ngay thẳng, thì kẻ dưới làm loạn.
Còn đạo nhân của Khổng giáo, yêu rộng rãi con người, yêu thiên nhiên, đã ảnh hưởng đến tư tưởng học thuật của tôi. Trong mỗi bức tranh chân dung, tôi cố gắng làm nổi bật vẻ đẹp của con người Việt Nam, hiền hậu nhưng rất anh hùng. Tất nhiên, ý muốn của tôi là như vậy, nhưng vì tài nghệ bị hạn chế, tôi không phải là họa sỹ chuyên nghiệp, nên mục đích khó đạt được.
Trên đây, tôi nêu lên một số yếu tố tích cực của Nho giáo trên lý tưởng mà tôi cho là có thể đóng góp phần nào vào việc xây dựng tư duy mới, con người mới trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhưng điều đó còn tùy thuộc vào nỗ lực chủ quan của mỗi người, vào việc quản lý và tổ chức xã hội ngày một công bằng hợp lý hơn.
http://www.donghola.info/documents/doc1/Page05.html
6. Trang 6
Cuối năm 1937, tôi xin và được đổi về Lạng Sơn làm thư ký lục sư tại Tòa án tỉnh kiêm phiên dịch tiếng dân tộc và tiếng quan hỏa. Lúc bấy giờ tôi tròn 29 tuổi.
Tôi có cảm tình đặc biệt với anh Nguyễn Hữu Viên, tham tá Tòa sứ, cùng nhau trò chuyện rất ý hợp tâm đầu, và cũng tỏ ra có một chí hướng là yêu nước, nhưng chỉ hạn chế trong việc đào tạo một lớp người trẻ, có tinh thần yêu nước, có một đời sống lành mạnh, biết làm những việc có ích. Anh Viên làm Đoàn trưởng đoàn hướng đạo sinh, và mời tôi cùng tham gia phong trào.
Hướng đạo là một thứ luân lý thực hành với ba khẩu hiệu: Phụng sự Tổ quốc, Giúp ích mọi người, Tuân theo luật hướng đạo. Mỗi hướng đạo sinh mỗi ngày nên làm một việc thiện, dù là một việc rất nhỏ. Chủ nhật thì đưa thanh niên đi cắm trại, tự nấu ăn lấy.
Sau tôi được anh em bầu làm Tráng Trưởng trong đoàn Ngô Thời Sỹ, bao gồm một số học sinh trường phổ thông cấp hai đã qua tuổi hướng đạo sinh và một số công chức nhỏ. Đoàn Tráng sinh Ngô Thời Sỹ tham gia phong trào Truyền bá quốc ngữ do tôi làm Chi hội trưởng. Học sinh phần lớn là dân nghèo thành thị, nhiệt liệt hoan nghênh đoàn chúng tôi.
Nhờ tham gia phong trào hướng đạo, tôi được đi du lịch nhiều nơi, mất ít tiền, như cuộc đi ra Huế, thăm đế đô và các lăng tẩm, cuộc đi cắm trại ở Sầm Sơn, cuộc đi xe đạp từ Lạng Sơn đến Đồ Sơn, v.v. Nhưng thú nhất là được sống trong tình trang thân hữu, anh em hướng đạo quí mến thương yêu nhau, tin cẩn nhau như anh em một nhà.
Phong trào hướng đạo là một phong trào yêu nước. Mặt trận Việt Minh bí mật đã thu hút rất nhiều thanh niên hướng đạo. Ở Lạng Sơn, nhiều thanh niên hướng đạo, trong đó có nhiều người con nhà tư sản giàu có sẵn sàng hy sinh tất cả để đi tham gia Cứu quốc quân, nhiều người lên đến cấp Trung đoàn trưởng, nhiều người đã hy sinh vì Tổ quốc. Khảng khái nhất là đồng chí Hoàng Đạo Thúy, năm nay gần 90 tuổi, Tổng ủy viên hướng đạo toàn quốc. Tên Đuy-cu-roa, Trưởng đoàn Thanh niên dưới thời Pê-tanh, thấy anh Hoàng Đạo Thúy có uy tín lớn đối với thanh niên Việt Nam, định mời anh về làm Phó đoàn trưởng đoàn Thanh niên Đuy-cu-roa, lương tháng 1500 đồng Đông Dương, nhưng anh Thúy chối phăng, mặc dầu lúc ấy lương giáo viên của anh mới trên dưới 100 đồng.
6. Việc xuất chính tục việc thi ra làm quan
Lúc bấy giờ, tôi chưa giác ngộ cách mạng, theo đà anh em đua đòi để thi vượt cấp, để hưởng bổng lộc cao hơn. Thư ký Tòa sứ bậc 4 thì có thể đi thi Tri châu. Nhưng thi vào ngạch quan lại thì rất khó khăn. Thứ nhất, phải có thế, biết được hội đồng chấm thi là ai thì chạy trước. Thứ hai, phải có tiền. Tôi đi thi hai lần đều hỏng.
Tôi đi thi Tri châu lần thứ ba vào cuối năm 1944. Dịp may có một ông bạn là Nguyễn Văn Liên, thư ký Tòa sứ ở Hà Đông đến yêu cầu tôi cùng đi thi, vì hắn có quan thầy là Chánh sứ Vinay được cử làm chánh chủ khảo. Chương trình thi gồm có 4 bài viết, một bài về kiến thức phổ thông (lịch sử và địa dư), một bài về luật hay hành chính, một bài về tiếng dân tộc và một bài chữ Hán. Anh Liên có hai nhược điểm là không biết tiếng dân tộc, không biết chữ Hán. Hắn bảo tôi cùng đi thi để truyền bản thảo cho hắn về hai bài này, vì theo vần chữ cái, hai người sẽ ngồi gần nhau. Tôi đồng ý cùng đi thi, thi ngay ở câu lạc bộ Hà Đông để tránh máy bay Mỹ.
Về thi viết tôi trúng hai bài tủ:
- Les races du Haut Tonkin, moeurs et coutumes (Các chủng tộc ở Thượng du Bắc bộ - phong tục tập quán)
- L’organisation du partisans an Tonkin (Tổ chức lĩnh dõng ở Bắc Kỳ)
Tôi làm nhẹ nhàng hai bài này, còn một bài bằng tiếng dân tộc và bằng chữ Hán tôi cũng làm xong và mật đưa bản thảo cho anh Liên. Thế là cả hai chúng tôi đều được vào vấn đáp.
Kết quả, trong khoảng 40 thí sinh, trúng cử 5 người. Anh Liên mà tôi hỗ trợ cho đỗ thứ năm, với 235 điểm rưỡi. Tôi lại bị xếp vào thứ sáu, với 235 điểm một phần ba. Thế là không được xếp vào số người trúng cử.
Chánh chủ khảo tuyên bố : Đáng tiếc cho ông Lô chỉ kém người trên có 1/3 điểm. Chúng tôi sẽ xét xem có thể lấy thêm một người có được không. Về sau quả là họ lấy thêm một người. Tôi được trúng cử lấy thêm (suplémentasu).
http://www.donghola.info/documents/doc1/Page06.html
7. Trang 7
Viên Tri châu trước đây là Bùi Mạnh Phu, nghiện hút, keo bẩn rất tàn ác, bắt dân đi trồng đay cho Nhật, đánh cả 10 lý trưởng, tịch thu hết cả súng kíp của dân bỏ vào kho, vì sợ dân dùng súng đi làm cách mạng. Tên này đổi đi Hoàng Bồ đã bị nhân dân nổi lên giết chết. Lúc bấy giờ, phong trào cách mạng hầu như không có cơ sở gì ở Hữu Lũng.
Tôi bỏ lệnh trồng đay cho Nhật, lấy cớ rằng dân đói, thổ phỉ quấy nhiễu.
Tôi mở kho phát súng cho dân để giữ nhà, giữ nương rẫy. Việc này có ảnh hưởng rất lớn, người dân miền núi được khẩu súng còn gì sướng bằng, vì có phương tiện để chống phỉ, chống thú rừng phá hoại mùa màng.
8. Trang 8
Từ đó Hữu Lũng có phong trào Việt Minh hoạt động bí mật dưới mũi quân Nhật, mà Nhật không biết. Tôi đóng hai vai, vừa là phụ trách phong trào Việt Minh ở một huyện, vừa là viên quản Trưởng huyện Hữu Lũng đối với quân đội Nhật. Các Tổng lý, nhân dân đều hoàn toàn theo tôi. Không có việc gì đáng tiếc xảy ra giữa quân đội Nhật và phong trào cách mạng. Tôi duy trì được phong trào và giữ vững được trật tự an ninh cho tới Tổng khởi nghĩa 19/8/1945.
Bọn Nhật bắt tôi đưa đường đi Phổng, đi được một lúc chúng thấy rừng rậm bị phục kích, nên bắn mấy phát súng cối, rồi rút lui, bắt tôi giam ở Trụ sở của chúng, đóng ở Phố Mẹt để lấy cung. Tôi khai đổ cho bọn phỉ đến cướp phá đồn tôi và giết tên cai Nhật. Chúng giữ tôi một đêm (rằm tháng 7 âm lịch năm 1945) ở trụ sở chúng, bên cạnh thi thể tên cai Nhật. Sau nhờ có người bạn biết viên đại úy Nhật ở Kép báo cho nó biết việc này. Viên đại úy này thỉnh thoảng đi qua Mẹt biết tôi là quận Trưởng Hữu Lũng, liền trả tự do cho tôi.
9. Trang 9
Một tên thiếu tướng, Trưởng đoàn Vận tải đến gặp tôi, đề nghị sửa chữa gấp rút đường cho chúng ngay trong đêm. Tôi huy động tự vệ và một số nhân dân lên xe tải bọn Tàu Tưởng cùng đi để sửa chữa giải tỏa những khúc đường bị phá hủy hay bị chướng ngại vật cản trở. Tôi ngồi trên cabin bên cạnh tên thiếu tướng đi xe đầu. Đến cầu sông Hóa, hai bánh xe trước chiếc xe đi đầu bị sa xuống hố suýt đổ. Anh em tự vệ phải ỳ ạch mãi mới kích lên được. Đoàn xe quay lại nghỉ ở đồn Mẹt để sáng mai đi sớm, khi con đường được đội tự vệ khai thông.
Lần này, tên chỉ huy đoàn xe tải không cho tôi ngồi cạnh hắn ở cabin nữa, mà xếp tôi ngồi với tù binh Nhật. Đang đi, bỗng có một xe chạy vụt qua, bụi bay mù, có tiếng kêu: “Ới anh Lô ơi, bọn Tàu nó bắt tôi rồi.” Đó là đồng chí Yên, chủ nhiệm Việt Minh huyện, bị quân Tàu bắt, trói vào càng xe mang đi.
Chúng hỏi ông có phải là người Trung Quốc không, làm sao nói thông thạo tiếng quan hỏa thế. Tôi trả lời, tôi là người Việt Nam, là một quan huyện, bị các quan bắt về đây, vì dân chúng căm thù Pháp, tự động phá đường, để chống quân đội Pháp. Chúng tỏ ra có cảm tình và nể, khi biết tôi là quan huyện. Chúng lấy nước rửa mặt cho, có đứa tỏ ra nhiệt tình nói: ở đây không có cơm ăn cho tù nhân đâu. Tôi có thể ra phố giúp ngài mua phở được. Thế là còn một ít tiền trong túi, tôi dốc hết cho nó đi mua phở.
Một lúc hắn đến, mang cho một đĩa phở xào ngon đáo để, nhưng rồi lại phải vào nằm phòng giam. Tôi không còn cách nào khác là viết một bức thư bằng chữ Hán cho tên chỉ huy thành Lạng Sơn, kể lại trường hợp tôi bị bắt, tôi không cố tình chống quân đội Trung Hoa. Một lúc thì thấy một tên cai mang cho tôi một xoong cơm, 1 xoong cải băng luộc và 1 xoong canh. Tôi cám ơn vì đã ăn phở xào rồi.
Lúc bấy giờ, có anh Hà Văn Thư, chủ nhiệm Việt Minh tỉnh, anh Chấn Hoạt, người Hoa Kiều, làm phiên dịch, và một thanh niên, anh Đinh Như Thành đến can thiệp về việc tôi bị quân Trung hoa bắt, cũng có mặt ở đấy. Ký xong, tôi được trả tự do, anh em Lạng Sơn muốn mời tôi ở lại ăn cơm nước rồi sẽ về Hữu Lũng. Nhưng tên thiếu tướng chỉ huy đoàn xe tải chịu trách nhiệm đưa tôi về.
http://www.donghola.info/documents/doc1/Page09.html
10. Trang 10
Chúng tôi chuẩn bị tiến vào Bắc Lệ để uy hiếp tư tưởng bọn Tàu Tưởng và bọn phỉ. Trước hết, chúng tôi sắc cho địa phương chuẩn bị đón tiếp ông huyện trưởng đi kinh lý một cách hết sức long trọng, treo cờ quạt, huy động hàng nghìn dân quân, phần lớn trang bị bằng súng kíp để chào mừng. Đồng thời, chúng tôi viết thư báo cho viên chỉ huy quân đội Tưởng đóng ở ga Bắc Lệ, biết là chúng tôi đến để cùng ông ta hội đàm về một số vấn đề an ninh trật tự, để chuẩn bị cho quân đội Trung Hoa triệt thoái một cách an toàn.
http://www.donghola.info/documents/doc1/Page10.html
11. Trang 11
12. Trang 12
http://www.donghola.info/documents/doc1/Page12.html
7. Làm Tri châu và tham gia phong trào cách mạng
Đầu năm 1945, tôi được bổ Tri châu Hữu Lũng, lúc bấy giờ thuộc Bắc Giang. Hữu Lũng là một huyện miền núi, có nhiều thành phần dân tộc : Tày, Nùng, Kinh, Mán, Hoa, Cao Lan, Sán Chỉ, … Lại là đất có nhiều đồn điền của người Pháp, Hoa. Thành phần phu đồn điền rất phức tạp, có nhiều thành phần tuyển từ Trung Quốc sang, lý lịch không được bảo đảm lắm. Đây là những ổ buôn thuốc phiện lậu, ăn cướp. Ở dẫy núi Bao đài có những toán cướp ẩn núp. Ban ngày làm ăn như người dân thường, ban đêm đi ăn cướp. Mỗi một đồn điền là một vương quốc độc lập, không thuộc quyền kiểm soát của các quan lại.
Viên Tri châu trước đây là Bùi Mạnh Phu, nghiện hút, keo bẩn rất tàn ác, bắt dân đi trồng đay cho Nhật, đánh cả 10 lý trưởng, tịch thu hết cả súng kíp của dân bỏ vào kho, vì sợ dân dùng súng đi làm cách mạng. Tên này đổi đi Hoàng Bồ đã bị nhân dân nổi lên giết chết. Lúc bấy giờ, phong trào cách mạng hầu như không có cơ sở gì ở Hữu Lũng.
Chính ở Hữu Lũng, tôi rút được nhiều bài học kinh nghiệm trong công tác vận động quần chúng làm cách mạng. Tôi làm được mấy việc, được quần chúng hết sức hoan nghênh.
Trước hết, tôi đối xử bình đẳng, lịch sự với mọi người, ăn cùng một mâm, không phân biệt kẻ trên người dưới, khác với các ông quan trước.
Tôi bỏ lệnh trồng đay cho Nhật, lấy cớ rằng dân đói, thổ phỉ quấy nhiễu.
Tôi mở kho phát súng cho dân để giữ nhà, giữ nương rẫy. Việc này có ảnh hưởng rất lớn, người dân miền núi được khẩu súng còn gì sướng bằng, vì có phương tiện để chống phỉ, chống thú rừng phá hoại mùa màng.
Sau đảo chính 9/3/1945, phong trào Cách mạng nổi lên. Các phủ huyện đều rút về Bắc Giang. Không ai dám giữ địa phương. Viên Tỉnh trưởng sẵn súng, lính do các phủ huyện rút về, cấp cho tôi vài chục khẩu, thành lập đội tự vệ để bảo vệ địa phương.
Tôi lại lấy được một kho thóc Nhật ở Phố Vị để nuôi tự vệ. Từ sau đảo chính, trật tự rối ren. Các ổ ăn cướp ở các đồn điền, ở dẫy núi Bao đài, cộng với bọn phỉ ở Trung Quốc sang, lấy danh nghĩa là Hoa quân nhập Việt, nổi lên cướp phá tứ tung. Nhờ có đội tự vệ, tôi giữ được an ninh ở địa phương, trước khi quan hệ với phong trào Việt Minh ở Tràng Xá. Do đó, tôi càng có tín nhiệm với nhân dân, bảo gì dân cũng làm theo, hướng toàn dân đi theo con đường cách mạng.
Một khi đã được lòng dân, dân trở thành trăm tai nghìn mắt. Có nhiều lần phỉ dự định cướp một làng nào, liền có tin báo trước để có kế hoạch đề phòng. Âm mưu của chúng luôn luôn bị thất bại, an ninh được giữ vững.
Trong công tác vận động quần chúng, có hai kinh nghiệm lớn :
- Tôn trọng quần chúng, có thái độ bình đẳng, lịch sự đối với quần chúng.
- Đem lại lợi ích cho quần chúng.
8. Trang 8
7.1. Tham gia Việt Minh bí mật
Sau đảo chính Nhật Pháp mùng 9/3/1945, nhiều phủ huyện bị Việt Minh chiếm. Riêng ở Hữu Lũng chưa có phong trào. Một bộ phận Võ trang tuyên truyền từ Tràng Xá tới, hẹn tôi đến nói chuyện ở đèo Mỏ Phiếu, xã Đông Sơn, nay là Yên Vượng. Vì vốn có lòng yêu nước, yêu cách mạng, tôi sẵn sàng đến gặp ngay. Các đồng chí lãnh đạo đón tiếp tôi rất tử tế, chiêu đãi tôi một bữa cơm ngoài trời. Họ mời tôi tham gia Việt Minh, vừa đưa đội võ trang đến chiếm lĩnh nhà tôi, đóng ở một đồn Khố xanh, trên đường số 1. Tôi đồng ý, đưa đội Võ trang tuyên truyền đến, bắn một băng súng máy vào lôcốt, coi như đồn bị hạ, bị xóa sổ. Tôi trở thành Việt Minh phụ trách huyện Hữu Lũng, gây phong trào, nhưng về mặt công khai, vẫn quan hệ với Nhật, theo chính sách hai mang để dễ hoạt động.
Từ đó Hữu Lũng có phong trào Việt Minh hoạt động bí mật dưới mũi quân Nhật, mà Nhật không biết. Tôi đóng hai vai, vừa là phụ trách phong trào Việt Minh ở một huyện, vừa là viên quản Trưởng huyện Hữu Lũng đối với quân đội Nhật. Các Tổng lý, nhân dân đều hoàn toàn theo tôi. Không có việc gì đáng tiếc xảy ra giữa quân đội Nhật và phong trào cách mạng. Tôi duy trì được phong trào và giữ vững được trật tự an ninh cho tới Tổng khởi nghĩa 19/8/1945.
7.2. Bị Nhật bắt
Biết tin cuộc Tổng khởi nghĩa đã thành công, tôi viết thư cho các đồng chí ở chiến khu ra chiếm đóng đồn Hữu Lũng. Lúc bấy giờ, toàn huyện đã tổ chức một cuộc mít tinh để đón phong trào. Lúc bấy giờ, Nhật đã đầu hàng Đồng minh và đã biết ta đã thành lập chính quyền cách mạng. Một bộ phận quân đội Nhật vấn đóng ở phố Mẹt.
Một tên cai Nhật, hông đeo xà cột, cầm một tờ giấy trắng bằng chữ Hán đến đồn Mẹt, nơi đang diễn ra cuộc mít tinh tụ tập đông người, có cả đàn bà, trẻ em, xin mua thức ăn. Bộ đội ta, mới ở trong rừng ra, không biết, cứ thấy Nhật là xả súng bắn. Tên Nhật vỡ bụng, chết ở cổng đồn. Lúc bấy giờ sợ xẩy ra cuộc đánh nhau giữa quân đội Nhật đóng ở phố Mẹt và quân đội ta đóng ở đồn Mẹt, cách nhau không xa. Mọi người nhốn nháo, cuộc mít tinh giải tán, bộ phận Cứu quốc quân thì rút qua con đường Phố Vị. Lúc bấy giờ, tôi lại phải đóng vai trò hai mang một lần nữa. Tôi báo cho Nhật biết là một toán phỉ đã đến cướp phá đồn tôi, bắn chết tên cai Nhật và rút lui về đường Phổng. Thực tế, đội Cứu quốc quân đã rút về đường phố Vị một cách an toàn.
Bọn Nhật bắt tôi đưa đường đi Phổng, đi được một lúc chúng thấy rừng rậm bị phục kích, nên bắn mấy phát súng cối, rồi rút lui, bắt tôi giam ở Trụ sở của chúng, đóng ở Phố Mẹt để lấy cung. Tôi khai đổ cho bọn phỉ đến cướp phá đồn tôi và giết tên cai Nhật. Chúng giữ tôi một đêm (rằm tháng 7 âm lịch năm 1945) ở trụ sở chúng, bên cạnh thi thể tên cai Nhật. Sau nhờ có người bạn biết viên đại úy Nhật ở Kép báo cho nó biết việc này. Viên đại úy này thỉnh thoảng đi qua Mẹt biết tôi là quận Trưởng Hữu Lũng, liền trả tự do cho tôi.
7.3. Suýt bị Việt Minh bắt
Lúc bấy giờ có một anh cai Lục Lô, tên là Cai Khang, tự xưng là cán bộ ở Bắc Giang đến họat động ở Hữu Lũng. Tôi thu nạp, cho làm tự vệ phó, đội tự vệ của huyện. Cai Khang thấy mình không có tín nhiệm, nhân dân đều phục tùng tôi cả. Hắn về Bắc Giang báo cáo với cấp trên là cho quân đội đến bắt tôi giải về Bắc Giang, thì hắn mới dễ dàng hoạt động. Có người biết tin này báo cho tôi biết. Tôi không còn cách nào khác là tổ chức một cuộc mít tinh lớn, bảo tôi làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân Cách mạng lâm thời huyện Hữu Lũng. Khi Cai Khang đem quân đến bắt tôi, thì tôi đã chính thức được làm Chủ tịch huyện rồi, nên Cai Khang không làm gì nổi.
http://www.donghola.info/documents/doc1/Page08.html
9. Trang 9
7.4. Bị Tàu trắng bắt
Sau hiệp định mùng 6 tháng 3 (1946), quân đội Trung hoa triệt thoái khỏi Việt Nam, nhường chỗ cho quân đội tiếp phòng Pháp vào thay thế. Tôi là Chủ tịch huyện, một mặt nhận được chỉ thị của cấp trên sửa đường cho quân đội Trung hoa triệt thoái, mặt khác nhận được chỉ thị phá đường để chống quân đội Pháp tiến từ Nam Ninh vào Việt Nam. Lúc bấy giờ còn khoảng 600 xe của Tàu Tưởng chưa rút hết.
Một tên thiếu tướng, Trưởng đoàn Vận tải đến gặp tôi, đề nghị sửa chữa gấp rút đường cho chúng ngay trong đêm. Tôi huy động tự vệ và một số nhân dân lên xe tải bọn Tàu Tưởng cùng đi để sửa chữa giải tỏa những khúc đường bị phá hủy hay bị chướng ngại vật cản trở. Tôi ngồi trên cabin bên cạnh tên thiếu tướng đi xe đầu. Đến cầu sông Hóa, hai bánh xe trước chiếc xe đi đầu bị sa xuống hố suýt đổ. Anh em tự vệ phải ỳ ạch mãi mới kích lên được. Đoàn xe quay lại nghỉ ở đồn Mẹt để sáng mai đi sớm, khi con đường được đội tự vệ khai thông.
Sáng hôm sau, đoàn xe tải phần lớn chở tù binh Nhật lên đường đi Lạng Sơn, không gặp cản trờ gì, con đường đã được khai thông. Tên thiếu tướng Trưởng đoàn vận tải hầm hầm nổi giận mắng tôi : “Các anh tệ quá, các anh đánh cả Nhật, Pháp, Tàu nữa”. Tôi vốn thông thạo tiếng quan hỏa, trả lời: “Chúng tôi nhận được chỉ thị cấp trên sửa đường, cho quân đội Trung hoa triệt thoái, nhưng vì dân chúng tôi hết sức căm thù đế quốc Pháp từ Nam Ninh tràn vào”.
Lần này, tên chỉ huy đoàn xe tải không cho tôi ngồi cạnh hắn ở cabin nữa, mà xếp tôi ngồi với tù binh Nhật. Đang đi, bỗng có một xe chạy vụt qua, bụi bay mù, có tiếng kêu: “Ới anh Lô ơi, bọn Tàu nó bắt tôi rồi.” Đó là đồng chí Yên, chủ nhiệm Việt Minh huyện, bị quân Tàu bắt, trói vào càng xe mang đi.
Anh Yên nói với tôi: “Mình phải tim phương pháp để thoát thân, thà chết còn hơn chúng dùng nhục hình để hành hạ”. Đến dốc Sài Hồ, xe ngừng để lấy nước. Anh Yên thụi vào mặt tên lính gác một quả đấm rồi nhảy xuống xe lăn xuống dốc, đi đến làng Bắc Khoan, rồi theo đường xe lửa về Mẹt. Tên lính gác bắn mấy phát súng, may không trúng. Đây là trường hợp đồng chí Yên dùng cách phiêu lưu mạo hiểm được thoát thân.
Còn tôi bị đưa vào thành Lạng Sơn, bị giam vào phòng cấm. Lúc bấy giờ, ở trong thành toàn Tàu là Tàu. Ngoài lính Tàu ra, cả người lao công đều là Tàu cả, không có ai mà nhắn tin ra ngoài được, mặc dầu ở đất quê hương của mình. Tôi tìm cách làm thân thiện với lính Tàu.
Chúng hỏi ông có phải là người Trung Quốc không, làm sao nói thông thạo tiếng quan hỏa thế. Tôi trả lời, tôi là người Việt Nam, là một quan huyện, bị các quan bắt về đây, vì dân chúng căm thù Pháp, tự động phá đường, để chống quân đội Pháp. Chúng tỏ ra có cảm tình và nể, khi biết tôi là quan huyện. Chúng lấy nước rửa mặt cho, có đứa tỏ ra nhiệt tình nói: ở đây không có cơm ăn cho tù nhân đâu. Tôi có thể ra phố giúp ngài mua phở được. Thế là còn một ít tiền trong túi, tôi dốc hết cho nó đi mua phở.
Một lúc hắn đến, mang cho một đĩa phở xào ngon đáo để, nhưng rồi lại phải vào nằm phòng giam. Tôi không còn cách nào khác là viết một bức thư bằng chữ Hán cho tên chỉ huy thành Lạng Sơn, kể lại trường hợp tôi bị bắt, tôi không cố tình chống quân đội Trung Hoa. Một lúc thì thấy một tên cai mang cho tôi một xoong cơm, 1 xoong cải băng luộc và 1 xoong canh. Tôi cám ơn vì đã ăn phở xào rồi.
Tôi phải ở phòng giam một đêm không chợp được mắt, giữa đám muỗi, rệp. Lần đầu tiên, tôi nếm mùi trại giam của đế quốc. Sáng hôm sau, khoảng mười giờ, tôi nghe mở khóa lạch cạch phòng giam, hai tên lính đeo bay on nói tôi lên gác gặp tên Liêu dinh trưởng hồng cao, béo tôi, miệng đầy răng vàng, tươi cười nói với tôi: “Ông là Lã chủ tịch, ông phải ký cam đoan không phá đường cản trở, cho quân đội Trung hoa rút về nước”. Tôi đồng ý ký.
Lúc bấy giờ, có anh Hà Văn Thư, chủ nhiệm Việt Minh tỉnh, anh Chấn Hoạt, người Hoa Kiều, làm phiên dịch, và một thanh niên, anh Đinh Như Thành đến can thiệp về việc tôi bị quân Trung hoa bắt, cũng có mặt ở đấy. Ký xong, tôi được trả tự do, anh em Lạng Sơn muốn mời tôi ở lại ăn cơm nước rồi sẽ về Hữu Lũng. Nhưng tên thiếu tướng chỉ huy đoàn xe tải chịu trách nhiệm đưa tôi về.
Thấy tôi trở về, anh em ở Mẹt tổ chức một bữa cơm liên hoan, mừng tôi được bình yên vô sự. Đang sắp sửa ngồi vào bàn tiệc, đồng chí Yên thoát nạn cũng trở về, chân đi khập khiễng vì phải nhảy xuống dốc Sài Hồ. Thế là hai đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Chủ nhiệm Việt Minh huyện đều thoát nạn trở về, cùng bà con Mẹt dự bữa tiệc liên hoan mừng thắng lợi.
10. Trang 10
8. Đối phó với âm mưu Hoa Kiều hóa của bọn đặc vụ Tàu Tưởng Nam đương Hoa Kiều nông dân hiệp hội
Bọn này theo chân quân Tàu Tưởng vào giải giáp quân đội Nhật, âm mưu vận động một số đồng bào Nùng nhẹ dạ, lấy quốc tịch Hoa Kiều. Chúng tuyên truyền rằng người Nùng là người Trung Quốc, thờ Phật bà Quan Âm như người Trung Quốc, lấy quốc tịch Trung Quốc, thực dân Pháp sẽ không dám khủng bố, vì Trung Quốc thuộc nước thắng trận, xếp vào đệ tứ cường quốc.
Một hôm, vào khoảng tháng 3 năm 1946, tôi ra Phố Vị công tác thì gặp mấy tên đặc vụ Tàu Tưởng, mông đeo sạc cột, đang đi từng gia đình, ghi tên các hộ người Nùng, để lấy thẻ Hoa Kiều. Tôi quát chúng một trận làm chúng mất thể diện, phải xin lỗi trước nhân dân và mở đợt tuyên truyền chống cuộc vận động Hoa Kiều hóa, dọc đường xe lửa từ Kép đến Đồng Mỏ. Do đó, đồng bào thấy rõ âm mưu thâm độc của bọn đặc vụ, không ai xin lấy quốc tịch Trung Quốc.
Bọn đặc vụ tiếp tục dựa vào các đơn vị quân Trung Quốc đóng ở Các Gia, Bắc Lệ, Phố Vị, Sông Hóa, để tổ chức việc Hoa Kiều hóa, nhưng chỉ có bọn phỉ, đứng đầu là những tên Vòng Cắm Mình, Vòng Tài, Vòng Nhì, Hoàng Văn Sinh mới đi theo chúng.
8.1. Giải tán bọn phỉ Vòng Cắm Mình
Bọn này đóng ở Bắc Lệ, dự định lập một chính quyền người Hoa thành một hương gọi là Hữu Lũng chính phủ hương công sở, hàng ngày đòi dân nộp thịt, nộp gạo.
Ở Bắc Lệ, chúng tôi có một đại đội tự vệ, có cả súng máy, đóng ở đồn Bắc Lệ. Bọn đặc vụ âm mưu với đơn vị quân đội Trung Quốc đóng ở Bắc Lệ định tước khí giới đơn vị này. Biết tin này, chúng tôi hạ lệnh cho anh em tự vệ rời khỏi đồn Bắc Lệ, ra đóng ở một làng cách Bắc Lệ vài cây số. Đơn vị quân đội Tưởng đóng ở ga Bắc Lệ, bù lu bù loa cho rằng đội tự vệ rút ra khỏi đồn Bắc Lệ để chuẩn bị đánh úp chúng, bắt trói anh Ký Linh, tự vệ trưởng.
Chúng tôi chuẩn bị tiến vào Bắc Lệ để uy hiếp tư tưởng bọn Tàu Tưởng và bọn phỉ. Trước hết, chúng tôi sắc cho địa phương chuẩn bị đón tiếp ông huyện trưởng đi kinh lý một cách hết sức long trọng, treo cờ quạt, huy động hàng nghìn dân quân, phần lớn trang bị bằng súng kíp để chào mừng. Đồng thời, chúng tôi viết thư báo cho viên chỉ huy quân đội Tưởng đóng ở ga Bắc Lệ, biết là chúng tôi đến để cùng ông ta hội đàm về một số vấn đề an ninh trật tự, để chuẩn bị cho quân đội Trung Hoa triệt thoái một cách an toàn.
Khi đoàn chúng tôi tiến vào Bắc Lệ, quả nhiên bọn Tàu Tưởng sợ chúng tôi đánh úp, vội vàng cho quân đi bố trí ở các điểm cao. Sau tên chỉ huy biết chúng tôi đến để hội đàm một cách thân thiện và mời hắn đến dự bữa cơm thân thiện do dân phố thiết đãi, hắn mới yên tâm và ra lệnh cho quân rút ở các cao điểm về.
Tôi bảo hắn cho gặp bọn phỉ Vòng Cắm Mình. Tôi quát cho bọn phỉ một trận trước mặt Viên chỉ huy Tàu Tưởng, dọa sẽ đánh chúng, nếu chúng làm những việc phi pháp. Vòng Cắm Mình phải xin lỗi. Viên chỉ huy Tàu Tưởng không biết tiếng dân tộc, nhưng cũng hiểu áng chừng tôi muốn nói với bọn phỉ những gì. Hắn nói với tôi: “Họ là người Hoa Kiều. Ông tha cho họ. Tôi sẽ nói cho họ biết ông đừng đánh chúng nó”.
Thế là sau bữa cơm liên hoan, chúng tôi ra về. Từ hôm đó, dân được thể, không tiếp tế cho bọn phỉ nữa. Bọn chúng tuồn theo bọn Tàu Tưởng về Trung Quốc.
8.2. Bọn phỉ Vòng Tài ở Phố Vị bị giải tán
Ở Phố Vị cũng có bọn phỉ Vòng Tài, dựa vào thế quân Tàu Tưởng sách nhiễu nhân dân gạo thịt. Chúng tôi cũng dùng chính sách bao vây kinh tế, không cho chúng ra khỏi Phố Vị. Chẳng mấy chốc, bọn phỉ nợ gạo ăn của bọn Tàu Tưởng, bị buộc đi nơi khác.
Trước khi rút khỏi Việt Nam, bọn Tàu Tưởng báo cho chúng tôi biết là cơ quan chính quyền và quân sự địa phương phải rút khỏi đường sắt và đường số 1, để chúng được triệt thoái một cách an toàn. Thực tế là để bọn phỉ cướp phá. Bọn này lấy danh nghĩa Việt Nam Quốc dân đảng hay Việt Nam CMQDH. Chúng tôi không những không rút quân mà còn đề phòng kỹ hơn nữa.
8.3. Giải tán bọn phỉ Hoàng Văn Sình ở Sông Hóa
Cũng bằng áp lực quân sự và bao vây kinh tế. Thành tích đáng kể nhất của quân và dân Hữu Lũng là phá được âm mưu Hoa Kiều hóa của bọn đặc vụ Nam đương Hoa Kiều nông dân hiệp hội, không để bọn Tàu Tưởng lợi dụng những sơ hở của ta để cho bọn phỉ người gốc Hoa đi cướp phá nhân dân, trong khi chúng triệt thoái khỏi Việt Nam.
Đó là nhờ ở sự đoàn kết, nhất trí của quân và dân Hữu Lũng tuyệt đối tin tưởng ở chính quyền cách mạng, do Hồ Chủ tịch lãnh đạo.
http://www.donghola.info/documents/doc1/Page10.html
11. Trang 11
9. Chuyện rắc rối xẩy ra do việc phá kho thóc ở Phổng
Sau đảo chính Nhật Pháp 9/3/1945, một tên thông ngôn Nhật lợi dụng thời cơ để làm giàu. Hắn đến liên lạc với châu đoàn Con … về phá kho thóc để chia cho dân, nhưng trước khi phá kho thóc để chia cho dân, hắn bàn với châu đoàn Con, mỗi người lấy vài chục bao làm của riêng đã. Cụ Cai Ký Nằng phản đối việc này, trói người nhà Châu đoàn vào gốc tre. Tôi được mời giải quyết. Tôi phân xử như sau:
Châu đoàn Con phải trả lại số gạo cho kho. Đổ lỗi cho tên phiên dịch Nhật. Khóa kho thóc lại giao cho tự vệ quản lý, sau sẽ phân chia cho nhân dân.
Tôi ra về. (..) Châu đoàn Con liên hệ với Việt Minh ở Tràng Xá cho chuyển cả kho thóc về Tràng Xá. Cai Ký Nằng yếu thế phải dựa vào quân Tàu Tưởng, lúc bấy giờ vào Việt Nam để giải giáp quân đội Nhật. Thế là bọn Châu đoàn Con dựa vào thế lực Việt Minh, Cai Ký Nằng làm phỉ Hoa Kiều dựa vào thế Tàu Tưởng. Mâu thuẫn ngày càng sâu sắc dẫn đến chỗ đổ máu. Sau cùng phe Cai Ký Nằng bị Việt Minh tiêu diệt.
Rõ ràng đoàn kết được thì mọi việc xong xuôi. Mất đoàn kết là sơ hở lớn để cho địch lợi dụng, gây nên những hậu quả không thể lường được.
10. Được bổ nhiệm Chánh án Tòa Án nhân dân tỉnh Lạng Sơn, từ tháng 9 năm 1946
Có thành tích trong hoạt động cách mạng ở Hữu Lũng, lại biết ít nhiều chuyên môn về nghiệp vụ Tư pháp (nguyên là thư ký Tòa sứ), tôi được đề bạt làm Chánh án Toà Án nhân dân tỉnh Lạng Sơn.
Công việc án xử tương đối rỗi, tôi lao vào công tác văn hóa, chủ yếu cùng với một số ban Thanh niên, tổ chức các buổi diễn kịch. Tôi tự tay viết một số kịch bản như:
- “Lã Bố hý điêu thuyền tân thời”. Đại khái: hai bố con đều là những phường dâm ô hiếu sắc, nhưng được Vương Tư Đồ giác ngộ cách mạng, dùng mỹ nhân kế. Kết quả là Bố tham gia Giải phóng quân, Đông Tác làm công tác mặt trận.
- “Khao khon Khảo chang”, người anh hùng chống phỉ trên núi Phìa Thu.
- Tự mình đóng vai chính trong kịch Bắc Sơn.
Ở Lạng Sơn lúc bấy giờ chưa có cơ quan thông tin văn hóa. Tôi cùng anh Hà Văn Thư, chủ nhiệm văn hóa thị xã cùng một số ban các cơ quan chung quanh tỉnh, tìm cách khuấy động phong trào văn hóa lên đôi chút, theo yêu cầu của cách mạng.
http://www.donghola.info/documents/doc1/Page11.html
12. Trang 12
11. Ở lại vùng địch tạm chiếm
Sau khi Pháp gây hấn chiếm đóng thị xã Lạng Sơn và các vùng lân cận, tôi và gia đình bị nghẽn ở vùng tạm chiếm, nhưng vẫn luôn luôn bắt mối với cán bộ ở vùng tự do sang.
Sau bị lộ, tôi ra vùng tự do. Bọn thực dân tức tối đến vây bắt gia đình tôi. Vợ tôi chạy thoát mang theo 4 con. Chúng đưa mẹ và 3 con tôi đi an trí ở nhà thờ Mỹ Sơn, tịch thu hết gia tài điền sản.
Tháng 10/1947, được bổ nhiệm Giám đốc Tư pháp khu 14, gồm 6 huyện: Phú Thọ, các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, nghĩa là khu 14 chỉ có 6 huyện tự do Phú Thọ, còn đều là vùng địch tạm chiếm.
Ở đây tôi gặp anh Nguyễn Thành Vĩnh làm Phó Giám đốc, một luật gia, đồng thời là một nhà thơ. Tôi học làm thơ từ đó. Ở đây công tác tư pháp không đáng kể, chúng tôi làm công tác mặt trận (lúc bấy giờ là mặt trận Liên Việt) là chủ yếu, như vận động chi viện người và của cho Tây Bắc. Việc này thu được ít nhiều kết quả trong việc ủng hộ nhân dân Tây Bắc kháng chiến.
Nhưng khu 14 chỉ tồn tại trong ba tháng thì giải tán, sáp nhập Liên khu 10 gồm Phú Thọ, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai. Tôi được giao làm Giám đốc Trường Quân chính miền núi Liên khu 10, giáo dục văn hóa, chính trị, quân sự cho thanh niên các dân tộc trong khu, trong đó có nhiều con em các dòng họ quý tộc ở Sơn La, Lai Châu sơ tán ra vùng tự do.
Năm 1950, tôi chuyển sang Bộ Nội vụ làm công tác nghiên cứu xây dựng chính quyền miền núi. Chủ yếu đi theo các chiến dịch lớn như Biên Giới năm 1950, Hoà Bình năm 1952, Tây Bắc năm 1954, Điện Biên Phủ năm 1954, làm công tác huấn luyện cán bộ cơ sở, chia xã, xây dựng chính quyền xã, đồng thời góp phần xây dựng chương trình dân tộc của Đảng. Việc này thu được khá nhiều kết quả. Sau chiến dịch Hòa Bình, tôi được tặng huy hiệu chiến sỹ thi đua.
12. Đoạn kết
Tháng 10 năm 1954, được về Hà Nội tiếp quản thủ đô. Được dự thảo diễn văn cho đồng chí Trường Chinh. Công tác ở Ủy ban dân tộc Trung ương, đến năm 19.., được chuyển sang làm công tác nghiên cứu dân tộc học, thành lập Viện dân tộc học thuộc Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam, giữ chức Viện phó, quyền Viện trưởng. Đến năm 1972, nghỉ hưu.
http://www.donghola.info/documents/doc1/Page12.html
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.