Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

21/05/2017

"ăn theo Hồ Chí Minh" (phát hiện của Hoàng Tuấn Công)

Các chữ trong ngoặc kép là của nguyên bác Hoàng Tuấn Công.

Bác đưa ra một số ví dụ ở dưới đây. Phát hiện trong dịp 19/5/2017.

Đoạn kết:

"
Có một thực tế là nhiều người năng lực nghiên cứu rất yếu kém, nhưng cứ viết bài, ra sách, “ăn theo Hồ Chí Minh”, “đi lên từ Bác”. Thế rồi, “hết nạc vạc đến xương”. Nói như dân gian, đến chuyện “ị không ra” cũng đem phân tích, tán tụng, gán ghép cho tiền nhân, lãnh tụ đủ thứ không hề có thật. Lại nữa, báo chí, nhà xuất bản cứ thấy viết sách, viết bài ca ngợi, tán tụng lãnh tụ là in ngay, đôi khi không cần biết mức độ chính xác của tư liệu đến đâu. (Cách đây 4 năm, chúng tôi đã từng có loạt bài về những cuốn sách bình giảng về thơ chữ Hán Hồ Chí Minh có quá nhiều sai sót của Nhà phê bình Lê Xuân Đức – một trong những người “đi lên từ thơ Bác”). Trường hợp bài “Giả thuyết về ẩn ý tên Người – Hồ Chí Minh” của Tiến sĩ Nguyễn Viết Thịnh cho thêm một ví dụ. 
"

Dưới là toàn văn.

---





2. Hoàng Tuấn Công bình luận




21 thg 5, 2017

“HỒ” TRONG “HỒ CHÍ MINH” CÓ PHẢI LÀ “HỒ NƯỚC”?


Chữ "Hồ" trong Hồ Chí Minh
Ảnh: ST trên một trang mạng TQ
HOÀNG TUẤN CÔNG

Báo “Giáo dục Việt Nam” (19/5/2017) có bài “Giả thuyết về ẩn ýtên Người – Hồ Chí Minh” của Tiến sĩ Nguyễn Viết Thịnh.

Lời giới thiệu của toà soạn: “Nhân kỷ niệm 127 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tiến sĩ Nguyễn Viết Thịnh (Trường Đại học Tiền Giang) chia sẻ một bài viết về giả thuyết ẩn ý trong họ tên của Người - Hồ Chí Minh”.

Tiến sĩ Nguyễn Việt Thịnh  đặt vấn đề:

Vào năm 1940, ở tuổi “tri thiên mệnh”, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã quyết định đổi tên thành Hồ Chí Minh và giữ mãi họ tên này.
Điều khó hiểu nhất là tại sao Người lại chuyển từ họ Nguyễn sang họ Hồ, phải chăng Người có ẩn ý?



Sau khi đưa ra những “tìm hiểu, nghiên cứu tư tưởng”, và “tìm hiểu, nghiên cứu hoàn cảnh sống” khá công phu, Tiến sĩ Nguyễn Viết Thịnh đưa ra “giả thuyết”:

Minh tượng trưng cho Trí tuệ, Chí tượng trưng cho Ý chí, vậy Hồ có tượng trưng cho Tình người không?
Cũng có thể được nếu ta hình dung một mặt hồ phẳng lặng, bao dung, tượng trưng cho lòng nhân ái, cho Tình người.
Phải chăng Người muốn hàm ý nhấn mạnh một chân lý bình thường nhưng vô cùng cần thiết cho chúng ta hiện nay và mai sau, đó là giá trị của con người được đúc kết qua ba nhân tố “Tình người, Ý chí, Trí tu”.

Không biết, ông Nguyễn Viết Thịnh là Tiến sĩ (chuyên môn) gì, nhưng cách giải thích ý nghĩa của chữ “Hồ” trong Hồ Chí Minh: Hồ (nước) = Tình người, quả là ngộ nghĩnh.

“Ngộ nghĩnh” ở chỗ Tiến sĩ đã nhầm lẫn giữa hai chữ “HỒ” đồng âm, dị tự, dị nghĩa:

1. “HỒ” là tên họ người (trong Hồ Chí Minh 胡志明), tự hình là  (gồm chữ cổ  biểu thanh, bộ nhục () biểu ý nghĩa gốc là cái yếm cổ con bò, hoặc yếm thịt ở cổ các giống chim (như gà tây), và các con thú khác). Chữ “Hồ” (trong Hồ Chí Minh 胡志明) không có nghĩa nào chỉ về hồ, đầm[1]. (Có người khi chiết tự, thì phân tích bộ nhục (thành bộ nguyệt 月;cổ  nguyệt  = hồ 胡).

2. “HỒ” nghĩa là hồ nước, tự hình là  (chữ Hồ  có bộ thuỷ biểu thị nước, chữ “hồ”  biểu thanh, nghĩa gốc nghĩa là “hồ, đầm”). Đây chính là chữ “HỒ” mà Tiến sĩ Nguyễn Viết Thịnh đem ra “tán” (làm cơ sở) để giải thích nguyên nhân Nguyễn Ái Quốc đổi tên thành Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, Hồ Chí Minh (cũng như tất cả những người họ Hồ khác ở Việt Nam, Trung Quốc) không ai lấy chữ hồ  này để ghi tên họ[2].

Bút tích của Hồ Chí Minh (1968)
"Việt Trung hữu nghị, Vạn cổ trường thanh
Hồ Chí Minh, nhất cửu lục bát niên thư"

          Theo chúng tôi, dù Hồ Chí Minh có lấy chữ hồ  (nghĩa là hồ nước) để ghi tên họ mình đi chăng nữa, thì “giả thuyết” của Tiến sĩ Nguyễn Viết Thịnh cũng hết sức khiên cưỡng, “tán tụng” một cách vô căn cứ. Huống chi, Tiến sĩ Nguyễn Viết Thịnh lại lấy chữ “hồ”  (nghĩa gốc là cái yếm con bò) để “hình dung một mặt hồ phẳng lặng, bao dung, tượng trưng cho lòng nhân ái, cho Tình người”, thì quả là kì tài! Phải chăng, ý Tiến sĩ vì “hồ”  này không có nước nên nó tuyệt đối “phẳng lặng, bao dung”, hay ông muốn đổi họ "Hồ" 胡 = "Hồ" ?[3].

           Có một thực tế là nhiều người năng lực nghiên cứu rất yếu kém, nhưng cứ viết bài, ra sách, “ăn theo Hồ Chí Minh”, “đi lên từ Bác”. Thế rồi, “hết nạc vạc đến xương”. Nói như dân gian, đến chuyện “ị không ra” cũng đem phân tích, tán tụng, gán ghép cho tiền nhân, lãnh tụ đủ thứ không hề có thật. Lại nữa, báo chí, nhà xuất bản cứ thấy viết sách, viết bài ca ngợi, tán tụng lãnh tụ là in ngay, đôi khi không cần biết mức độ chính xác của tư liệu đến đâu. (Cách đây 4 năm, chúng tôi đã từng có loạt bài về những cuốn sách bình giảng về thơ chữ Hán Hồ Chí Minh có quá nhiều sai sót của Nhà phê bình Lê Xuân Đức – một trong những người “đi lên từ thơ Bác”). Trường hợp bài “Giả thuyết về ẩn ý tên Người – Hồ Chí Minh” của Tiến sĩ Nguyễn Viết Thịnh cho thêm một ví dụ. 

Viết đến đây bỗng nghĩ, lẽ ra tôi và bạn đọc không nên mất thời gian vào những bài như thế này. Nhưng thôi, đã trót xem bài do GS Trần Đình Sử chia sẻ trên FB, lại trót viết rồi thì đăng lên vậy.


                      Hoàng Tuấn Công/5/2017

          Chú thích:

Bạn đọc tham khảo và so sánh thêm một số nghĩa của hai chữ “hồ”:

1.  (tên họ người):  “ [hồ] [Pinyin: hú]  Hồ (thời cổ Trung Quốc gọi các dân tộc thiểu số ở miền bắc và miền tây là Hồ, đồng thời cũng có ý chỉ nước ngoài, ngoại tộc): 胡人 Người Hồ, dân tộc Hồ; 胡兵伺便 Quân Hồ thừa cơ quấy nhiễu (Lí Hoa: Điếu cổ chiến trường văn);  Ẩu, bừa bãi, càn bậy, tầm bậy:  Nói ẩu, nói tầm bậy;  (văn) Sao, cớ sao, vì sao, gì, cái gì: 胡不歸? Cớ sao chẳng về? (Đào Uyên Minh: Quy khứ lai từ); 胡爲乎來哉! Vì sao mà đến vậy! (Lí Bạch: Thục đạo nan); 胡可得而法? Làm sao có thể bắt chước theo được? (Lã thị Xuân thu); 國胡以饋之? Quốc gia lấy gì phát cấp lương hướng cho họ? (Giả Nghị: Luận tích trữ sớ). 【胡爲】hồ vị [húwèi] (văn) Vì sao, cớ sao, tại sao?: 胡爲至今而不朝也? Vì sao đến nay chưa được tặng phong để vào chầu? (Chiến quốc sách); 譆!汝非盜耶?胡爲而食我? Ôi chao! ông không phải là kẻ trộm ư? Vì sao mà cho ta thức ăn? (Lã thị Xuân thu);  (văn) Mảng thịt dưới cổ, yếm cổ; (văn) Đen: 或謔張飛胡或笑鄧艾吃 Đứa thì ngạo Trương Phi đen, đứa thì cười Đặng Ngãi láu ăn (Lí Thương Ẩn: Kiêu nhi);  (văn) Dài lâu: 永受胡福 Mãi mãi hưởng phúc lâu dài (Nghi lễ);  (văn) Một loại đồ tế thời cổ;  (văn) Một loại binh khí thời cổ (hình cong, có lưỡi đâm ngang);  [Hú] Nước Hồ (thời cổ, thuộc tỉnh An Huy ngày nay, bị Sở diệt năm 495 trước Công nguyên);  [Hú] (Họ) Hồ.

2.  (hồ nước)  [hồ] [Pinyin: hú]  Hồ: 湖畔 Bờ hồ; 洞庭湖 Hồ Động Đình; 湖水清清 Nước hồ trong xanh;  Hai tỉnh Hồ Nam và Hồ Bắc (gọi tắt) [trích Hán Việt từ điển-Trần Văn Chánh].



[3]-Trong bài này chúng tôi không bàn đến chuyện tại sao Nguyễn Ái Quốc lại lấy tên là Hồ Chí Minh.

http://tuancongthuphong.blogspot.com/2017/05/ho-trong-ho-chi-minh-co-phai-la-ho-nuoc.html





1. Nguyên bài trên báo Giáo dục Việt Nam




Giả thuyết về ẩn ý họ tên Người – Hồ Chí Minh


TIẾN SĨ NGUYỄN VIẾT THỊNH

(GDVN) - Nhân kỷ niệm 127 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tiến sĩ Nguyễn Viết Thịnh chia sẻ một bài viết về giả thuyết ẩn ý trong họ và tên của Người.


LTS: Nhân kỷ niệm 127 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tiến sĩ Nguyễn Viết Thịnh (Trường Đại học Tiền Giang) chia sẻ một bài viết về giả thuyết ẩn ý trong họ tên của Người - Hồ Chí Minh.
Tòa soạn trân trọng gửi đến cùng độc giả.

Vào năm 1940, ở tuổi “tri thiên mệnh”, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã quyết định đổi tên thành Hồ Chí Minh và giữ mãi họ tên này.

Điều khó hiểu nhất là tại sao Người lại chuyển từ họ Nguyễn sang họ Hồ, phải chăng Người có ẩn ý? 
Để tìm hiểu, nghiên cứu tư tưởng của một học giả, một triết gia, một vĩ nhân nhằm tìm ra những chân lý trong tư tưởng của họ thì không chỉ nghiên cứu những gì họ để lại qua học thuyết, tài liệu, những lời truyền khẩu mà còn phải tìm hiểu, nghiên cứu hoàn cảnh sống trong thời đại của họ … 
Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh: Tư liệu)
Trước hết chúng ta thử tìm hiểu những nét chính trong đời sống và tư tưởng của Người. 
Sinh thời, Bác Hồ am hiểu nhiều hệ tư tưởng khác nhau để từ đó chọn lọc và hấp thu những tinh hoa tư tưởng cho mình. 
Người đã từng nói “…Khổng Tử, Giê su, Các Mác, Tôn Dật Tiên, … đều muốn mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu cầu phúc lợi cho xã hội. 
Nếu họ còn sống trên đời này và họp lại một chỗ, tôi tin rằng nhất định họ chung sống với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy …”[1].
Trong vấn đề tư tưởng, Trò có thể xưng hô với Thầy như vậy dù họ sống cách xa nhau hàng thế kỷ. 
Cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ đã chứng minh cho những gì Người nói.
Tuổi thơ, Người đã được tắm mình trong nền minh triết phương Đông qua những lần được nghe Cụ Nguyễn Sinh Sắc và những người bạn đàm đạo. 
Tuy nhiên lúc tuổi thơ, ý chí và tình cảm của Người cũng được tôi luyện khi phải vượt qua nỗi đau tột cùng với cảnh Mẹ bệnh mất khi Cha đang làm việc ở xa, rồi người em cũng mất vì khát sữa, vì thiếu bàn tay Mẹ … 
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một học trò xuất sắc và gần gũi của Người đã từng bộc lộ “… Bác Hồ thường xem Khổng Tử là Người Thầy vĩ đại về đạo đức, Bác thích sống hòa nhập với thiên nhiên theo tinh thần của Lão Tử …”[1]. 
Ngôi nhà sàn của Bác với thảm thực vật và cảnh sắc thiên nhiên hữu tình trong khuôn viên Phủ Chủ tịch là một minh chứng. 
Nhà sàn Bác Hồ. (Ảnh: wikipedia.org)
Tóm lại, có thể nói rằng trước khi tìm hiểu, hấp thu những tinh hoa của minh triết Phương Tây, Bác Hồ đã thấm nhuần những tinh hoa của minh triết Phương Đông.



Khi xem xét đặc tính của con người, triết học Phương Đông chỉ ra ba nhân tố khái quát là “Nhân Trí Dũng” hoặc “Bi Trí Dũng”. 
Nhân hay Bi tượng trưng cho nhân tố Tình người

Trí tượng trưng cho nhân tố Trí tuệ

Dũng tượng trưng cho nhân tố Ý chí
Tâm lý học cận đại cũng xem tâm tính của con người gồm ba nhân tố là “Tình cảm, Lý trí và Ý chí”. Ở đây Tình cảm có thể hiểu là Tình người, Lý trí có thể hiểu là Trí tuệ. 
Tình người, Ý chí và Trí tuệ là ba nhân tố bao trùm đời sống tinh thần, nhân cách của mỗi con người. Chi tiết hóa các nhân tố này, ta thấy:
Mối quan hệ tình cảm giữa người với người, người với thiên nhiên, với sự vật hiện tượng như sự giao tiếp, hợp tác với nhau, sự hiếu thuận, lòng nhân ái, yêu đời, sự hy sinh, nguyện vọng, tình đoàn kết, tương trợ, v.v… thuộc về nhân tố Tình người.
Sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, vượt lên chính mình như nghị lực, niềm tin, liêm khiết, uy tín, nhẫn nhục, vượt khó, dũng cảm, lập trường, không cố chấp, tu dưỡng, tự giác, dám nghĩ dám làm, trách nhiệm, chấp nhận thử thách, nhìn nhận sai lầm, v.v… thuộc về nhân tố Ý chí.
Sự động não để tư duy, xem xét đánh giá, nhìn xa trông rộng như tuệ giác, sự hiểu biết, kiến thức, năng lực, ý tưởng, năng động, sáng tạo, khả năng tự học, nghiên cứu, vận dụng sự hiểu biết để giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra, v.v… thuộc về nhân tố Trí tuệ.
Bác Hồ đã từng nói muốn có đạo đức Cách mạng phải có 05 điều sau: “Nhân, Trí, Tín, Dũng, Liêm”[2]. Có thể hiểu Tín, Dũng, Liêm thuộc nhân tố Ý chí.

Nhân cách Hồ Chí Minh - Ánh sáng con đường cứu nước


(GDVN) - Chủ tịch Hồ Chí Minh là giá trị vĩ đại của dân tộc, nơi kết tinh cao nhất tất cả mọi giá trị phẩm giá, trí tuệ của cả dân tộc ta trong suốt hàng nghìn năm...
Qua những điều cơ bản trên, có thể đề xuất một giả thuyết về ẩn ý trong họ và tên Người - Hồ Chí Minh. 
Minh tượng trưng cho Trí tuệ, Chí tượng trưng cho Ý chí, vậy Hồ có tượng trưng cho Tình người không? 
Cũng có thể được nếu ta hình dung một mặt hồ phẳng lặng, bao dung, tượng trưng cho lòng nhân ái, cho Tình người. 
Phải chăng Người muốn hàm ý nhấn mạnh một chân lý bình thường nhưng vô cùng cần thiết cho chúng ta hiện nay và mai sau, đó là giá trị của con người được đúc kết qua ba nhân tố “Tình người, Ý chí, Trí tuệ”. 
Hai mục đích lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh là giải phóng dân tộc và giải phóng con người.
Người “ra đi” khi cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đang vào giai đoạn cuối, nghĩa là mục đích giải phóng cho Dân tộc Việt Nam sắp thành hiện thực. 
Với mục đích thứ hai, phải chăng Người muốn hàm ý để lại con đường hé mở về giáo dục cho thế hệ sau bằng ẩn ý từ chính họ tên mình: HỒ CHÍ MINH? 
Chân lý cũng như viên ngọc quý, thường không lộ liễu khoe mình trước thiên hạ mà ẩn nấp trong sỏi đá, đất cát, con người phải bỏ công tìm kiếm, mài dũa thì mới thật sự đem lại giá trị … 
Khoảng 20 năm trước, Đảng phát động phong trào học tập và làm theo Tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ 10 năm nay, Đảng tiếp tục phát động phong trào học tập và làm theo tầm gương Đạo đức Hồ Chí Minh. 
Hiểu rộng ra thì Tư tưởng chính là Trí tuệ; Đạo đức hay phẩm chất chính là Tình người và Ý chí. Công dân tài đức chính là người có trí tuệ sáng suốt, tình người đậm đà, ý chí mạnh mẽ. 
Bác Hồ là tấm gương rất sáng về Tài và Đức. Một nhà văn nước ngoài từng gọi Bác là bậc “đại trí, đại nhân, đại dũng”.
Bác Hồ đã hết lòng vì nước vì dân, suốt cuộc đời không nhận một tấm huy chương nào.
Về phần mộ của mình sau khi chết, trong Di chúc để lại, Người viết với đại ý rằng: “… đem tro (hài cốt của Người sau khi thiêu) chia làm ba phần để rãi trên ba ngọn đồi ở miền Nam, miền Trung và miền Bắc… ai đến thăm thì có thể trồng một cây trên đồi để tạo bóng mát …”. 
Năm 1969, dưới sự chỉ đạo của Người, các nhà xuất bản đã phát hiện 6000 gương người tốt việc tốt, in thành 6 tập sách và phát hành nhằm mục đích giúp mọi người giáo dục lẫn nhau, xây dựng con người mới, cuộc sống mới”[1]. 
Nhắc lại một vài tình tiết trên để nhấn mạnh rằng Bác rất bình dị và bản thân Bác muốn mọi người hãy xem Bác là người bình thường, không nên “Thần thánh hóa” để tôn thờ Bác một cách máy móc và hãy học hỏi những tính tốt, việc tốt của những người xung quanh trong cuộc sống đời thường vốn nhiều sắc thái, đa dạng… 
Mục tiêu giáo dục trong dự thảo chương trình giáo dục tổng thể đang được bàn thảo.
Tình người – Ý chí – Trí tuệ được phân tích như trên cũng có thể được xem xét là mục tiêu giáo dục toàn diện về phẩm chất và năng lực cho học sinh…
Tài liệu tham khảo:

1. Võ Nguyên Giáp, Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường Cách mạng Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2003.


2. Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, Nhà xuất bản Sự thật, 1984.


































































































































































































































































Tiến sĩ Nguyễn Viết Thịnh

http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Gia-thuyet-ve-an-y-ho-ten-Nguoi--Ho-Chi-Minh-post176726.gd


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.