Khí trời đang nóng dần lên của tháng 4, lại làm nhớ, về những mùa móng tay ở miền Tây nước Nhật. Nhớ về những lần đi "săn" móng tay.
Sau này, mình có cả kỉ niệm đi xem săn móng tay ở vùng Quảng Ngãi. Ở các làng ven biển tỉnh Quảng Ngãi, móng tay được gọi là don. Một đặc sản đã đi vào ca dao xứ Quảng:"Cô gái lòng son, không bằng tô don Vạn Tượng"
Sau này, mình có cả kỉ niệm đi xem săn móng tay ở vùng Quảng Ngãi. Ở các làng ven biển tỉnh Quảng Ngãi, móng tay được gọi là don. Một đặc sản đã đi vào ca dao xứ Quảng:"Cô gái lòng son, không bằng tô don Vạn Tượng"
Móng tay là một đặc sản của miền Tây, trong đó có tỉnh Fukuoka. Trong tiếng Nhật, móng tay là Mate-gai (マテ貝).
Mẹo bắt con móng tay rất dễ: đợi khi nước biển rút, bãi biển lộ ra (higata干潟), thì bắt đầu công việc, chỉ cần cho một nhúm muối nhỏ vào hang/lỗ mà móng tay trú ẩn trên bãi biển. Thế là, móng tay sẽ tưởng (nhầm tưởng) là nước biển lên rồi, mà bật từ hang ra. Ta chỉ cần nhặt móng tay vừa bật ra từ hang mà cho vào rổ đựng, là xong.
Ở dưới đi một ít tư liệu.
---
https://www.youtube.com/watch?v=F2oQDa1U1I4
町内に残る自然海岸
苅田町の臨海部は、昭和19年に筑豊炭の積出港として出発し、昭和26年に重要港湾に指定されてから本格的な港湾整備と臨海工業地帯の造成が進められてきました。
近年では、航路の掘下げ、大型バースの建設、工業用地(新松山地区)の整備が進められています。海岸の埋立開発が進む苅田町で唯一残っている自然の海岸がココ、白石海岸です。すぐ近くに蓑島(行橋市)も見える、絶好の親水スポットです。
近年では、航路の掘下げ、大型バースの建設、工業用地(新松山地区)の整備が進められています。海岸の埋立開発が進む苅田町で唯一残っている自然の海岸がココ、白石海岸です。すぐ近くに蓑島(行橋市)も見える、絶好の親水スポットです。
潮干狩り(マテ貝)
干潮時には潮が引いて沖のほうまで干潟が姿を現し、ここでマテ貝掘りが楽しめます。
砂浜をクワで少し掘り起こすと、マテ貝が潜っている穴が出現。塩を一つまみ入れれば、潮が満ちたと勘違いしたマテ貝がニュッと顔を出すので、すかさずパッとつかんで!子どもも簡単にとることができ、家族連れに大人気です。
2~5月頃がおすすめです。
砂浜をクワで少し掘り起こすと、マテ貝が潜っている穴が出現。塩を一つまみ入れれば、潮が満ちたと勘違いしたマテ貝がニュッと顔を出すので、すかさずパッとつかんで!子どもも簡単にとることができ、家族連れに大人気です。
2~5月頃がおすすめです。
所在地 | 苅田町大字与原 |
問い合わせ
協働のまちづくり課
電話 093-434-1809(ダイヤルイン)
Cập nhật lúc: 14:33, 18/02/2017 [GMT+7]
.
Làng don đỏ lửa xuyên đêm
(Báo Quảng Ngãi)- Ở xã Nghĩa Hòa (Tư Nghĩa) có những quán don khá nổi tiếng. Những ngày sau Tết, người dân trong và ngoài tỉnh đi du xuân đã về đây thưởng thức món ăn đặc sản này của Quảng Ngãi. Làng don cứ thế mà đỏ lửa thâu đêm...
TIN LIÊN QUAN |
---|
Chiều xuống, tiết trời se lạnh. Quán don bà Vân nằm bên vệ đường thôn Thu Xà khá đông khách. Hương vị don, cộng chút hành lá, hành tây bay theo làn hơi mỏng hấp dẫn bao thực khách. Cô Đặng Thị Thảo, phụ việc ở quán don kể: “Những ngày cuối năm, đêm giao thừa, ngày Tết, khách đông lắm. Nhiều lúc phục vụ không kịp, khách phải tự phục vụ, nhưng ai nấy đều vui vẻ cả. Mỗi ngày quán bán khoảng 1.000 tô don, 1.000 quả trứng”.
Hơn tháng qua, quán don bà Vân luôn đỏ lửa nấu don thâu đêm. |
Qua rằm tháng Giêng, khách đến quán vãn dần, nhưng hằng ngày quán bà Vân vẫn bán hàng trăm tô don. Em Đinh Thị Mến - vị khách đang thưởng thức món don cùng bạn trai, chia sẻ: “Món don rẻ tiền mà ngon. Em xa quê đã lâu, nên trước khi trở lại Đà Lạt sinh sống, vẫn muốn thưởng thức lại hương vị quê nhà”.
Don là món ăn dân dã, là món đặc sản của Quảng Ngãi. Người Quảng Ngãi đi xa thì nhớ, còn du khách có dịp đến thăm thì luôn sắp xếp thời gian để thưởng thức món ăn này. |
Don trở thành món ăn dân dã, nhưng từ lâu đã khá nổi tiếng ở các vùng quê dọc sông Trà Khúc, mà đặc biệt là Thu Xà. Bởi con don, con hến không chỉ được kết tinh từ dòng nước sông Trà mà còn qua bàn tay chế biến đầy khéo léo của những con người nơi đây.
Thường ngày ở Thu Xà, khách thập phương đến thăm chùa Ông đều ghé các quán don ở đây. Làng don cứ thế mà đỏ lửa thâu đêm. Con don, hến được cào, nhũi dưới sông Trà Khúc, về phân loại rồi nấu don. Nhiều quán don ở Thu Xà giải quyết việc làm cho từ 2-3 lao động trong dịp Tết. Riêng quán don bà Vân có đến 5 lao động để phục vụ cho khách. Cô Huỳnh Thị Dân, ở thôn Nghĩa Tân, cho hay: Tôi phụ việc từ 28 Tết đến nay. Tiền công phụ thuộc vào lượng khách. Ngày Tết khách đông, mỗi ngày tôi nướng cả nghìn chiếc bánh tráng, được trả công 300 nghìn đồng/ngày. Còn mấy ngày qua, khách thưa dần, nhưng cũng được trả 200 nghìn đồng. Như vậy, cũng hơn công làm đồng.
Bà Trần Thị Hội, ở thôn Hòa Tân thì đảm nhiệm việc đãi don, nấu don. Bà Hội kể đã gắn bó với nghề này trên chục năm rồi, công việc phải thức khuya, dậy sớm và tận tâm trong công việc, trước để trả ơn chủ sau nữa là giúp cho bà con gần xa, khách thập phương thưởng thức đúng hương vị con don ở quê mình”.
Bài, ảnh: TRƯỜNG ANThường ngày ở Thu Xà, khách thập phương đến thăm chùa Ông đều ghé các quán don ở đây. Làng don cứ thế mà đỏ lửa thâu đêm. Con don, hến được cào, nhũi dưới sông Trà Khúc, về phân loại rồi nấu don. Nhiều quán don ở Thu Xà giải quyết việc làm cho từ 2-3 lao động trong dịp Tết. Riêng quán don bà Vân có đến 5 lao động để phục vụ cho khách. Cô Huỳnh Thị Dân, ở thôn Nghĩa Tân, cho hay: Tôi phụ việc từ 28 Tết đến nay. Tiền công phụ thuộc vào lượng khách. Ngày Tết khách đông, mỗi ngày tôi nướng cả nghìn chiếc bánh tráng, được trả công 300 nghìn đồng/ngày. Còn mấy ngày qua, khách thưa dần, nhưng cũng được trả 200 nghìn đồng. Như vậy, cũng hơn công làm đồng.
Bà Trần Thị Hội, ở thôn Hòa Tân thì đảm nhiệm việc đãi don, nấu don. Bà Hội kể đã gắn bó với nghề này trên chục năm rồi, công việc phải thức khuya, dậy sớm và tận tâm trong công việc, trước để trả ơn chủ sau nữa là giúp cho bà con gần xa, khách thập phương thưởng thức đúng hương vị con don ở quê mình”.
http://baoquangngai.vn/channel/2047/201702/lang-don-do-lua-xuyen-dem-2783627/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.